Bài giảng môn Phân tích hoạt động kinh tế

pdf 90 trang Đức Chiến 05/01/2024 1050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Phân tích hoạt động kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_phan_tich_hoat_dong_kinh_te.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Phân tích hoạt động kinh tế

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ (Dùng cho đào tạo tín chỉ) Người biên so ạn: Th.S Nguyễn Thị Phương Hảo Lưu hành nội bộ - Năm 2015 0
  2. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Đối tượng, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh tế 1.1.1 Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh tế Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị và là cơ sở cho việc ra quyết định “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.1 “Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” .2 Phân tích hoạt động kinh doanh ngày càng được hoàn thiện về hệ thống lý luận và vận dụng trong thực tế, nó hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu quản lý kinh tế. Phân tích hoạt động kinh doanh hướng vào phục vụ nội bộ quản trị doanh nghiệp, rất linh hoạt và đa dạng trong các phương pháp phân tích.Số liệu của phân tích đôi khi là những bí mật riêng của doanh nghiệp nên không có trách nhiệm pháp lý cung cấp rộng rãi như các báo cáo kế toán 1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế “Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế chính là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp”3[3]. 1.PGS. TS. Phạm Thí Gái.2004, Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê, Hà Nội.Trang 5 2.TS.Ngô Hà Tấn.2001, Phân tích hoạt động kinh doanh ( phần 1). NXB Giáo dục. Trang 10 3.TS.Ngô Hà Tấn.2001,Phân tích hoạt động kinh doanh (phần 1).NXB Giáo dục. Trang 16 1
  3. a. Kết quả của quá trình kinh doanh Kết quả của quá trình kinh doanh theo nghĩa rộng không chỉ là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp mà còn là kết quả thể hiện qua từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ tiêu kinh tế gắn liền với trị số của chỉ tiêu. Chỉ tiêu kinh tế có nội dung tương đối ổn định còn trị số của chỉ tiêu kinh tế thì thay đổi theo thời gian và không gian. Trị số của chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các thước đo khác nhau. Chỉ tiêu kinh tế bao gồm chỉ tiêu phản ánh số lượng và chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu số lượng là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoặc điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: các chỉ tiêu về doanh thu, về vốn kinh doanh, về giá trị sản xuất Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: năng suất lao động, giá thành, tỷ suất lợi nhuận Tuy nhiên, cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối và tùy thuộc vào mục tiêu của phân tích b. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến chỉ tiêu phân tích. Nhân tố là những yếu tố bên trongcủa mỗi hiện tượng, mỗi quá trình kinh tế và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh có rất nhiều, tùy theo mục đích phân tích có thể phân loại nhân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau - Theo nội dung kinh tế của nhân tố, nhân tố bao gồm: + Những nhân tố thuộc về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như: số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất, những nhân tố này thường ảnh hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng, sản xuất đến tiêu thụ như: số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất - Theo tính tất yếu của nhân tố, có thể phân thành 2 loại + Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh như một tất yếu trong quá trình 2
  4. kinh doanh, ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp. Thông thường, nhân tố khách quan chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và đó là nhân tố bên ngoài. + Nhân tố chủ quan: là nhân tố phát sinh tùy thuộc vào sự nổ lực của bản thân doanh nghiệp, đó thường là nhân tố bên trong - Theo xu hướng tác động của nhân tố,bao gồm: + Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu quả kinh doanh. + Nhân tố tiêu cực là nhân tố tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết quả kinh doanh. - Theo tính chất của nhân tố, nhân tố bao gồm: + Nhân tố số lượng: là nhân tố phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh như: số lượng lao động, vật tư, lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ + Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động Theo phạm vi phát sinh của nhân tố, bao gồm: + Nhân tố bên trong: là những nhân tố phát sinh bên trong đơn vị. + Nhân tố bên ngoài: phát sinh bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này thường là những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế, chính trị, xã hội) và môi trường vi mô (khách hàng, thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, ) Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích và định lượng chúng là công việc hết sức cần thiết vì nếu chỉ dừng lại trị số của chỉ tiêu phân tích thì nhà quản lý sẽ không thể phát hiện ra các tiềm năng cũng như các tồn tại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường; Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch 3
  5. Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn Xây dựng kế hoạch dự án trên kết quả phân tích Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị. Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và các loại đồ thị hình tượng, thuyết phục. 1.2. Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế 1.2.1 Nguyên tắc phân tích hoạt động kinh tế - Phải lấy số kế hoạch (hoặc số thực hiện kỳ trước) làm căn cứ tiêu chuẩn, phải dựa vào các chỉ tiêu bình quân nội ngành (nếu có) hoặc là các tài liệu, số liệu hạch toán thống nhất theo chế độ Nhà nước đã ban hành. - Khi phân tích phải bắt đầu từ việc bao quát đánh giá chung sau đó mới đi sâu cụ thể vào phân tích từng mặt, từng nhân tố theo từng thời gian và địa điểm cụ thể. - Khi phân tích phải phân loại các nhân tố một cách có khoa học để tìm ra nhân tố ảnh hưởng chủ yếu, thứ yếu, nhân tố mang tính tích cực hoặc tiêu cực. - Khi phân tích phải xem xét mối quan hệ ràng buộc giữa chúng với nhau, nhất là mối quan hệ ba mặt: tổ chức – kinh tế - kỹ thuật. 1.2.2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế chủ yếu 1.2.2.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vận dụng phương pháp này cần phải nắm các vấn đề sau: a) Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: - Số gốc của năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu qua hai hay nhiều kỳ - Số gốc là số kế hoạch (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình 4
  6. hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức. - Số gốc là số trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp so với trung bình tiến triển của ngành và khả năng đáp ứng nhu cầu. Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc trung bình ngành gọi chung là trị số kỳ gốc. Các chỉ tiêu của kỳ được chọn so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích b) Ðiều kiện so sánh được: Ðể phương pháp này có ý nghĩa thì các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian * Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau: - Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế. - Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán. - Phải cùng một đơn vị đo lường. * Về không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. c) Kỹ thuật so sánh: * So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích Mức biến động tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích - Trị số kỳ gốc * So sánh bằng số tương đối: Số tương đối: - Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa trị số kỳ phân tích so với trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế để thể hiện mức độ hoàn thành - Là tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng - Có nhiều loại số tương đối, tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp - So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: (áp 5
  7. dụng khi so sánh các yếu tố đầu vào): là kết quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu có liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối = Kỳ thực hiện – (Kỳ gốc x hệ số điều chỉnh) Hay ∆C = C1 – C0x H Mức biến động tương đối: t C1 x100(%) xH C 0 Trong đó: C0 : Chi phí sản xuất kỳ gốc C1 : Chi phí sản xuất kỳ thực hiện H: Hệ số điều chỉnh(Hệ số điều chỉnh thường là tỷ lệ hoàn thành doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng sản lượng ) Nếu: t 100% và ∆C 0: doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào t >100% và ∆C > 0: doanh nghiệp lãng phí các yếu tố đầu vào * So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ảnh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. 1.2.2.2. Phương pháp loại trừ (phương pháp phân tích theo nhân tố ảnh hưởng) Phương pháp loại trừ được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Phương pháp này thể hiện qua phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch a) Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với đối tượng phân tích Các bước tiến hành: * Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phân tích: Xác định phương trình kinh tế biểu thị mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. 6
  8. Gọi : Q là chỉ tiêu cần phân tích; a, b, c trình tự là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích Giả sử có phương trình kinh tế: Q = a . b . c Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1 . b1. c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc, Q0 = a0 . b0 . c0 * Bước 2: Xác định đối tượng phân tích: Xác định chênh lệch giữa giá trị chỉ tiêu kỳ phân tích với giá trị chỉ tiêu kỳ gốc, chênh lệch có được đó chính là đốitượng phân tích. Đối tượng phân tích: Q =Q1 – Q0 = a1 . b1 . c1 – a0 . b0 . c0 * Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Trình tự thay thế các nhân tố ảnh hưởng theo nguyên tắc sau: - Nhân tố số lượng thay đổi trước, nhân tố chất lượng thay đổi sau - Trong trường hợp có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì nhân tố số lượng thay đổi trước tiên, đến nhân tố kết cấu và cuối cùng là nhân tố chất lượng - Truờng hợp có ảnh hưởng của nhiều nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu thay thế trứơc, nhân tố thứ yếu thay thế sau. Nhân tố chủ yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh hơn đến chỉ tiêu phân tích Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bướctrước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế - Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b0 . c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: Q(a) = a1 . b0 . c0 – a0 . b0 . c0 - Thay thế bước 2 (cho nhân tốb): a1 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: Q(b) = a1 . b1 . c0 – a1. b0 . c0 - Thay thế bước 3 (Cho nhân tố c):a1 . b1 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: Q(c) = a1 . b1 . c1 – a1 . b1 . c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Q = Q(a) + Q(b)+ Q(c) * Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố: Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp đểkhắc phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện được tốt hơn. 7
  9. * Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan ảnhhưởng không tốt đến chất luợng kinh doanh và đồng thời xây dựngphương hướng cho kỳ sau. Ví dụ: Một doanh nghiệp thương mại kinh doanh một loại sản phẩm có số liệu về sản lượng, đơn giá bán và doanh thu qua 2 năm như sau: CHỈ TIÊU Năm N Năm N+1 Sản lượng tiêu thụ 100 200 Đơn giá bán(1.000 đồng/sản phẩm) 80 70 Doanh thu (1.000 đồng) 8.000 14.000 Yêu cầu: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng qua 2 năm Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x Đơn giá bán S = Q x P Doanh thu năm N: S0 = Q0 x P0 = 100 x 80 = 8.000 (đồng) Doanh thu năm N+1 : S1 = Q1 x P1 = 200 x 70 = 14.000 (đồng) Đối tượng phân tích: S = S1 - S0= 14.000 – 8.000 = + 6.000 (đồng) Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Khi sản lượng tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử giá bán không thay đổi ở kỳ phân tích thì doanh thu: S(Q) = Q1P0 = 200 x 80 = 16.000 (đồng) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng ∆S(Q) = S(Q) – S0 = Q1P0 - Q0P0 = 16.000 – 8.000 = + 8.000 (đồng) Khi giá bán thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, sản lượng không thay đổi ở kỳ phân tích thì doanh thu: S(P) = Q1P1 = 200 x 70 = 14.000 (đồng) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán ∆S(P) = S(P) – S(Q) = Q1P1 - Q1P0 = 14.000 – 16.000 = - 2.000 (đồng) Tổng hợp mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố ∆S = ∆S(Q) + ∆S(P) = 8.000 + (-2.000) = +6.000 (đồng) 8
  10. Nhận xét: bộ phận bán hàng đã hoạt động khá hiệu quả trong năm N, đưa ra những phương án khá linh hoạt nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ ở mức giá thấp này. Do đó, phần giảm của doanh thu do chính sách giảm giá được bù bởi phần tăng của doanh thu do việc gia tăng sản lượng tiêu thụ mang lại. b) Phương pháp số chênh lệch Thực chất của phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này cũng thực hiện đầy đủ các bước như vậy, tuy chỉ khác điểm sau: khi xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thay vì ta tiến hành thay thế số liệu mà sẽ dùng số chênh lệch của từng nhân tố để tính ảnh hưởng của từng nhân tố. Ví dụ: Lấy số liệu ví dụ trên Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng S(Q) = (Q1 – Q0) x P0 = ( 200 – 100) x 80 = + 8.000 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán S(P) = Q1x (P1 – P0) = 200 x (70 – 80) = - 2.000 (đồng) Tổng hợp mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố ∆S = ∆S(Q) + ∆S(P) = + 8.000 + (-2.000) = +6.000 (đồng) Như vậy, phương pháp số chênh lệch chỉ có thể thực hiện được khi các nhân tố có quan hệ bằng tích số và thương số đến chỉ tiêu phân tích mà thôi. 1.2.2.3 Phương pháp cân đối Liên hệ cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng, hay nói cách khác mối liên hệ cân đối có cơ sở là cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và qúa trình sản xuất kinh doanh. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng.Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: Tài sản và nguồn vốn; giữa nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán, cân đối hàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh; nhu cầu vốn và sử dụng vốn v.v 1.3. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế 1.3.1 Trình tự tổ chức phân tích hoạt động kinh tế Xuất phát Thu thập Xây Xử lý dữ Báo cáo từ yêu cẩu dữ liệu dựng chỉ liệu quản lý tiêu 9
  11. 1.3.2 Hình thức tổ chức phân tích hoạt động kinh tế Để quản lý toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp, cần kết hợp nhiều hình thức phân tích. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau người ta chia hình thức phân tích thành nhiều hình thức khác nhau. Theo thời điểm phân tích, phân tích hoạt động kinh tế bao gồm: - Phân tích trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh. - Phân tích đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh. - Phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Theo nội dung phân tích, phân tích hoạt động kinh tế bao gồm: Phân tích chuyên đề và phân tích toàn diện. Theo phạm vi phân tích, phân tích hoạt động kinh tế được chia ra thành: Phân tích điển hình và phân tích tổng thể. 1.3.3 Trách nhiệm tổ chức phân tích hoạt động kinh tế Trên thực tế tại các doanh nghiệp thường không có bộ phận chức năng chuyên thực hiện các công việc về phân tích hoạt động kinh tế. Trong điều kiện đó cần phải có sự kết hợp chức năng của các bộ phận để phân rõ chức năng của từng phòng, ban, thực hiện từng công việc hoặc từng khâu phân tích. Cụ thể, lực lượng phân tích có thể được tổ chức và chịu trách nhiệm như sau: - Bộ phận thông tin kinh tế, nghiệp vụ hàng ngày gồm cán bộ thống kê, hoặc cán bộ kinh doanh kiêm nhiệm có nhiệm vụ thông tin nhanh, kịp thời, các chỉ tiêu tiến độ và chất lượng công việc hằng ngày tại đơn vị. - Các bộ phận chức năng đảm nhiệm thực hiện các khâu phân tích cần có sự phù hợp với lĩnh vực công tác của mình kể cả phân tích trước, phân tích đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích sau khi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Hội đồng phân tích của doanh nghiệp có nhiệm vụ giúp Giám đốc toàn bộ công tác tổ chức phân tích kinh tế từ việc xây dựng nội qui, qui trình phân tích đến hướng dẫn thực hiện các qui trình và tổ chức hội nghị phân tích 10
  12. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Nêu đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế? Câu 2: Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế? Nêu vai trò, ý nghĩa của từng phương pháp trong việc nghiên cứu đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh Câu 3: Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý đến những vấn đề gì? Câu 4: Trình tự thay thế các nhân tố trong phương pháp loại trừ? Trình tự đó dựa trên những căn cứ nào? Câu 5: Nhân tố ảnh hưởng trong phân tích hoạt động kinh tế là gì? Các cách phân loại nhân tố ảnh hưởng 11
  13. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 2.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình sản xuất 2.1.1 Ý nghĩa Hoạt động sản xuất là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất. Qua hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất cung cấp cho xã hội sẽ thể hiện công sức của doanh nghiệp đóng góp vào kết quả sản xuất xã hội. Mặt khác, hoạt động sản xuất chi phối nhiều mặt hoạt động khác của doanh nghiệp như: chuẩn bị lao động, tư liệu lao động, cung ứng các đối tượng lao động Đồng thời, kết quả hoạt động sản xuất cũng có quan hệ mật thiết với hoạt động tiêu thụ và tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phải bắt đầu từ phân tích kết quả sản xuất để đánh giá kết quả đạt được về sản xuất của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Kết quả sản xuất của doanh nghiệp phải được phân tích về các nội dung sau: Phân tích kết quả sản xuất về mặt khối lượng Phân tích kết quả sản xuất về mặt chất lượng Qua các nội dung phân tích trên sẽ đánh giá được kết quả sản xuất đã đạt được với những mặt tích cực, tiêu cực của nó. Những kết quả phân tích này sẽ là cơ sở cho định hướng về kế hoạch sản xuất cũng như các biện pháp thực hiện quá trình sản xuất được đúng đắn. 2.1.2 Nhiệm vụ - Thu thập các thông tin, số liệu về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất từ các bộ phận thống kê, kế toán, các phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch từng chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất; từ đó phân tích tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình hoàn thành kế hoạch từng chỉ tiêu - Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị đến lãnh đạo và bộ phận quản lý. 2.2 Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêukhối lượng sản xuất 2.2.1 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp * Chỉ tiêu phân tích: Giá trị sản xuất công nghiệp (GSX) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm 12
  14. hay công việc mà doanh nghiệp tiến hành sản xuất trong kỳ, không phân biệt sản phẩm hay công việc đó đã hoàn thành chưa. Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm các yếu tố sau: - Giá trị thành phẩm, bán thành phẩm được sản xuất chế biến bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp (GT) - Giá trị những công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài (GC) - Giá trị của phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi(GF) - Giá trị của hoạt động cho thuê thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp (GM) - Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang trong công nghiệp (GL) Công thức xác định chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp: GSX = GT + GC + GF + GM + GL n Hay GSX = . Qi Pi i 1 Trong đó: :là số lượng sản phẩm i sản xuất trong kỳ (kể cả hoàn thành và chưa hoàn thành). Qi : là giá đơn vị sản phẩm i Pi * Phương pháp phân tích - Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch (tăng trưởng) khối lượng sản xuất: So sánh giá trị sản xuất công nghiệp kỳ phân tích với kỳ gốc, cố định giá đơn vị sản phẩm ở kỳ gốc để đánh giá chung tình hình thực hiện sản xuất về mặt khối lượng x Q Pki + Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch khối lượng sản xuất: T 1i x100 x Qki Pki + Mức biến động khối lượng sản xuất: = Σ Q x P - Σ Q x P GSX 1i ki ki ki Trong đó: T: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá trị sản xuất Q1i : sản lượng sản xuất thực tế của mặt hàng i 13
  15. Qki: sản lượng sản xuất kế hoạch của mặt hàng i Pki: đơn giá cố định (hoặc kế hoạch) để tính giá trị sản xuất Nếu: T 100% thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch khối lượng sản xuất. T < 100% thì doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch khối lượng sản xuất Ví dụ: Có tài liệu về tình hình sản xuất của một doanh nghiệp Sản Số lượng sản phẩm (cái) Đơn giá sản phẩm (1.000đ) phẩm Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 100 150 20 22 B 200 150 30 28 C 100 120 50 45 Từ số liệu trên, lập bảng phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch khối lượng sản xuất như sau: Sản Giá trị sản xuất sản phẩm (1.000đ) Chêch lệch % hoàn thành phẩm Kế hoạch Thực hiện GTSX (1.000đ) kế hoạch A 2.000 3.000 +1.000 150% B 6.000 4.500 -1.500 75% C 5.000 6.000 +1.000 120% Tổng 13.000 13.500 +500 103,84% Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm là 103,84%. Vượt kế hoạch 3,84% , tương ứng với mức vượt là 500.000 đ. Tuy nhiên, xét theo mặt hàng thì chỉ có sản phẩm A và C vượt kế hoạch, còn sản phẩm B chưa hoàn thành kế hoạch, mới chỉ đạt 75% - Phân tích các yếu tố cấu thành để tìm nguyên nhân gây nên sự biến động về giá trị sản xuất:So sánh các yếu tố cấu thành nên chỉ giá trị sản xuất để thấy mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp 14
  16. 2.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu Những mặt hàng được coi là mặt hàng chủ yếu là những mặt hàng chiến lược, ổn định của doanh nghiệp. Ngoài ra, một số doanh nghiệp chuyên sản xuấttheo đơn đặt hàng hoặc theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao như các doanh nghiệp quốc phòng. Đối với những mặt hàng này, việc không hoàn thành kế hoạch sản xuất một mặt hàng nào đó sẽ những ảnh hưởng đến hợp đồng với khách hàng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các đơn vị hữu quan. Phương pháp phân tích: Để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu có thể dùng thước đo bằng hiện vật, giá trị. - Khi dùng thước đo bằng hiện vật: so sánh sản lượng thực tế với kế hoạch của từng loại mặt hàng chủ yếu. Nếu tất cả các loại mặt hàng đều hoàn thành kế hoạch sản xuất thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất các mặt hàng chủ yếu. Nếu có một loại sản phẩm nào đó mà không hoàn thành kế hoạch thì kết luận là doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất các mặt hàng chủ yếu. -Khi dùng thước đo bằng giá trị: Để so sánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất các mặt hàng chủ yếu giữa thời kỳ hay so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng đặc điểm sản xuất cần phải dùng thước đo giá trị để phân tích.Phân tích tình hình sản xuất mặt hàng chủ yếu được phân chia thành hai trường hợp Trường hợp 1: Đối với những mặt hàng có giá trị sử dụng khác nhau (không phân chia thành thứ hạng) Nguyên tắc:không được lấy số vượt kế hoạch của mặt hàng này bù cho số không đạt kế hoạch của mặt hàng kia. k x Q Pki Công thức tính như sau: Tm 1i x100 x Qki Pki Trong đó: Tm : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu k : Sản lượng sản xuất thực tế trong giới hạn kế hoạch của mặt hàng i Q1i : Sản lượng kế hoạch của mặt hàng i Qki Pki : Đơn giá kế hoạch của mặt hàng i 15
  17. Do phần giá trị vượt kế hoạch của các mặt hàng chủ yếu không tính vào tử số của chỉ tiêu nên giá trị của chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn hoặc bằng 100% Nếu Tm = 100%: doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất về mặt hàng chủ yếu Nếu Tm< 100%: doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất về mặt hàng chủ yếu Ví dụ: Có tài liệu về tình hình sản xuất tại doanh nghiệp A như sau: Sản lượng sản xuất (SP) Giá bán đơn vị (1.000đ) Tên mặt hàng Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 1. Mặt hàng chủ yếu A 200 210 140 145 B 150 140 80 80 C 100 100 75 70 2. Mặt hàng không chủ yếu 60 60 90 90 (D) Yêu cầu: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp Áp dụng công thức ta có: (200x140) (140x80) (100x75) x100 98,3% T m (200x140) (150x80) (100x75) Nhận xét: Căn cứ vào kết quả tính toán trên có thể thấy rằng: Trong kỳ đơn vị chỉ thực hiện được 98,3% kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu, hụt 1,7% so với kế hoạch. Điều này chứng tỏ đơn vị đã không hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu. Cụ thể: Đối với sản phẩm A doanh nghiệp đã sản xuất vượt 10 sản phẩm so với kế hoạch, trong khi đó sản phẩm B lại hụt 10 sản phẩm so với kế hoạch. Vì A và B là hai loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau, do đó không thể lấy phần vượt kế hoạch của sản phẩm A để bù cho phần không đạt của sản phẩm B. 16
  18. Nếu phần vượt kế hoạch của sản phẩm A được tiêu thụ hết, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì đây là biểu hiện tốt. Ngược lại, nếu sản phẩm A sản xuất không tiêu thụ hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn kho hàng hóa, gây ứ đọng vốn. Mặt hàng B thiếu hụt có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp trong tương lai Trường hợp 2: Đối với những mặt hàng có giá trị sử dụng giống nhau (được phân chia thành thứ hạng phẩm cấp Nguyên tắc: được bù trừ giữa các hạng phẩm cấp trên cơ sở quy đổi về sản lượng tiêu chuẩn (thường là loại I). Việc quy đổi sản lượng về sản phẩm tiêu chuẩn dựa trên cơ sở các thông số kỹ thuật, kinh tế hoặc hệ số giá bán của từng thứ hạng phẩm cấp so với giá bán của sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Ví dụ: Giả sử có tài liệu về tình hình sản xuất tại doanh nghiệp X như sau: Tên mặt Thứ hạng Sản lượng sản xuất (cái) Giá bán đơn vị (1.000đ) hàng phẩm cấp Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Loại I 6.000 7.000 300 320 Loại II 2.000 2.000 270 290 A Loại III 2.000 1.000 150 165 Loại I 4.000 3.000 80 95 B Loại II 1.000 2.000 70 80 Yêu cầu: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu tại doanh nghiệp Để phân tích tình hình sản xuất về mặt hàng chủ yếu ta cần phải xác định số lượng sản phẩm qui đổi về sản phẩm loại I. Các sản phẩm thứ hạng được qui đổi về sản phẩm loại I theo giá kế hoạch Xác định số lượng sản phẩm tương đương Sản phẩm A: 270 150 Kế hoạch: 6.000 (2.000 ) (2.000 ) 8.800 300 300 17
  19. 270 150 Thực hiện: 7.000 (2.000 ) (1.000 ) 9.300 300 300 Sản phẩm B: 70 Kế hoạch:4.000 (1.000 ) 4.875 80 70 Thực hiện: 3.000 (2.000 ) 4.750 80 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu : 8.800 300 4.750 80 Tm x100 99,66% 8.800 300 4.875 80 So với nhiệm vụ đặt ra doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu. Thực tế doanh nghiệp chỉ thực hiện được 99.66% so với kế hoạch, hụt 0,37%. Nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm của mặt hàng B đã giảm (số lượng sản phẩm loại II tăng 1.000 sản phẩm, số lượng sản phẩm loại I giảm 1.000 sản phẩm) đã làm cho sản lượng tương đương của sản phẩm B giảm so với kế hoạch. Trong khi đó sản phẩm A đã sản xuất vượt so kế hoạch. Vì A và B là những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nên không thể lấy phẩn vượt của sản phẩm này để bù cho phần không đạt của sản phẩm kia 2.3 Phân tích tình hình về chất lượng sản phẩm sản xuất 2.3.1 Đối với doanh nghiệp mà sản phẩm được chia thành thứ hạng phẩm cấp Doanh nghiệp thuộc loại này thường gồm: doanh nghiệp chế biến chè, vải may mặc, đồ sành sứ, thủy tinh sản phẩm có thể phân chia thành nhiều thứ hạng khác nhau tùy theo chất lượng và đều được tiêu thụ trên thị trường. Sản phẩm chất lượng loại 1 có giá bán sẽ cao hơn loại 2, giá bán của sản phẩm loại 2 sẽ cao hơn sản phẩm loại 3.Đối với những sản phẩm có thể phân loại thứ hạng này, quá trình phân tích chất lượng sản phẩm có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu sau: * Chỉ tiêu hệ số phẩm cấp bình quân: - Chỉ tiêu phân tích: x Q Pki i H p x Qi Pk1 18
  20. Trong đó: Hp : Hệ số phẩm cấp bình quân Qi: Khối lượng sản phẩm theo cấp bậc chất lượng. Pki: Đơn giá kế hoạch của hạng phẩm cấp i. Pkl: Đơn giá kế hoạch của hạng có cấp bậc chất lượng cao nhất. Nếu Hp = 1 thì toàn bộ sản phẩm đều là loại 1 (hoặc loại sản phẩm không phân cấp theo cấp bậc chất lượng). Nếu Hp 0 chứng tỏ chất lượng sản phẩm tăng. Hp < 0 chứng tỏ chất lượng sản phẩm kỳ thực tế giảm thấp. Hp = 0 chứng tỏ chất lượng sản phẩm không thay đổi Từ hệ số phẩm cấp bình quân có thể xác định sự ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất như sau: G x x( ) Qi1 P1k H p1 H pk Trong đó: G: mức tăng, giảm của giá trị sản xuất sản phẩm Qi1: số lượng sản phẩm thực tế của phẩm cấp hạng i P1k : đơn giá kế hoạch của phẩm cấp hạng I Ví dụ: Một doanh nghiêp trong năm N có tài liệu về sản xuất sản phẩm A như sau: Phẩm Số lượng sản xuất trong kỳ Đơn giá cố định cấp Kế hoạch Thực hiện (đồng) Loại I 700 800 20.000 Loại II 200 100 18.000 Loại III 100 100 16.000 19
  21. Yêu cầu:Căn cứ tài liệu trên, phân tích tình hình chất lượng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp Trước hết, ta xác định hệ số phẩm cấp bình quân (700x 20.000) (200 x 18.000) (100 x 16.000) H pk 0, 96 (700x 20.000) (200 x 20.000) (100 x 20.000) (800x 20.000) (100 x 18.000) (100 x 16.000) H p1 0, 9 7 (800x 20.000) (100 x 20.000) (100 x 20.000) So sánh hệ số phẩm cấp bình quân thực tế với kế hoạch ∆Hp = Hp1- Hpk = 0,97 – 0,96 = +0,01 Hệ số phẩm cấp bình quân thực tế tăng so với kế hoạch là 0,01. Ta kết luận: Chất lượng sản xuất sản phẩm A đã được thực hiện vượt kế hoạch Giá trị sản xuất sản phẩm tăng do ảnh hưởng của hệ số phẩm cấp bình quân tăng được tính là: (800+100+100) x 20.000 x 0,01 = 200.000đ * Chỉ tiêu giá đơn vị bình quân: Trong trường hợp sản phẩm được chia thành các thứ hạng phẩm cấp thì sản phẩm thứ hạng càng cao sẽ có giá bán càng cao. Do đó, ta có thể sử dụng giá đơn vị bình quân tính cho từng loại sản phẩm với các thứ hạng phẩm cấp khác nhau để phân tích chất lượng sản phẩm sản xuất - Chỉ tiêu phân tích: x Q Pki P i Qi Trong đó: P : Giá đơn vị bình quân Qi : Số lượng sản phẩm phẩm cấp hạng i Pki : Đơn giá kế hoạch hoặc giá cố định của phẩm cấp hạng i Phương pháp phân tích: so sánh đơn giá bình quân kỳ thực tế với kỳ kế hoạch P P1 Pk Nếu P 0: chất lượng sản phẩm sản xuất không đổi Nếu P 0 : chất lượng sản phẩm sản xuất giảm 20
  22. Nếu P > 0 : chất lượng sản phẩm sản xuất tăng Về ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm sản xuất đến giá trị sản xuất qua biến động tăng giảm của chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: G x( ) Qi1 P1 Pk Trong đó: P1, PK : Giá đơn vị bình quân thực tế, kế hoạch Qi1: Số lượng sản phẩm thực tế của phẩm cấp hạng i Với ví dụ trên, ta phân tích thông qua giá đơn vị bình quân như sau: Tính giá đơn vị bình quân sản phẩm A 700 20.000 200 18.000 100 16.000 Pk 19.200 700 200 100 800 20.000 100 18.000 100 16.000 P1 19.400 800 100 100 So sánh giá đơn vị bình quân thực tế với kế hoạch P P1 Pk 19.400 19.200 200 Kết luận: chất lượng sản xuất sản phẩm A thực tế tăng hơn so với kế hoạch Giá trị sản xuất sản phẩm A tăng do ảnh hưởng của giá đơn vị bình quân tăng được tính là: 200 x (800+100+100) = 200.000đ * Chỉ tiêu tỷ trọng sản phẩm của từng thứ hạng Chỉ tiêu này được tính theo công thức: Qi Ti Qi Trong đó:Ti : Tỷ trọng của sản phẩm thứ hạng i Qi : Số lượng sản phẩm thứ hạng i Chỉ tiêu này được dùng để phân tích trong trường hợp sản phẩm chỉ được phân chia thành hai thứ hạng: hạng I và hạng II, hoặc loại tốt và loại thường. Với những sản phẩm chỉ có hai thứ hạng như vậy, ta dùng chỉ tiêu này thì việc tính toán sẽ có phần đơn giản hơn Phương pháp phân tích: so sánh tỷ trọng sản phẩm từng thứ hạng thực tế với kế hoạch (hoặc kỳ trước). Nếu tỷ trọng sản phẩm hạng I tăng hơn (tức tỷ trọng sản 21
  23. phẩm hạng II giảm xuống) ta kết luận là chất lượng sản phẩm sản xuất thực tế tăng so với kế hoạch (hoặc kỳ trước) và ngược lại Sự tăng, giảm về chất lượng sản xuất sản phẩm thể hiện qua phân tích trên là do tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể nêu một số nguyên nhân sau: + Tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị sản xuất + Quy cách, chất lượng của nguyên vật liệu dùng vào sản xuất + Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất + Trình độ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất + Tình hình áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất 2.3.2 Đối với doanh nghiệp mà sản phẩm không chia thành thứ hạng phẩm cấp Các doanh nghiệp thuộc nhóm này thường bao gồm như: doanh nghiệp sản xuất các linh kiện điện tử, sản xuất máy công cụ, dược phẩm Sản phẩm được sản xuất ra nếu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quy định thì không được phép tiêu thụ. Hay nói đúng hơn là chỉ phân tích cho những sản phẩm sản xuất ra chỉ có thành phẩm hay phế phẩm. Ðối với những sản phẩm này, khi phân tích người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng. 2.3.2.1. Chỉ tiêu phân tích * Chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng cá biệt (ti): là tỷ lệ sai hỏng tính riêng cho từng loại sản phẩm. Do vậy, chỉ tiêu này có thể được tính bằng thước đo hiện vật hoặc thước đo giá trị Trường hợp tính bằng thước đo hiện vật, ta có chỉ tiêu: Tỷ lệ sai hỏng Số lượng sản phẩm hỏng = x 100(%) (hiện vật) Số lượng sản phẩm tốt + Số lượng sản phẩm hỏng Chỉ tiêu trên nói lên cứ sản xuất 100 sản phẩm thì có bao nhiêu sản phẩm bị sai hỏng. Khi tỷ lệ sai hỏng càng lớn thì phản ảnh tình hình quản lý sản xuất càng kém, và ngược lại Trường hợp tính bằng giá trị, ta có chỉ tiêu: Công thức tính: Tỷ lệ sai hỏng Chi phí về sản phẩm hỏng = x 100 (%) ( giá trị) Tổng giá thành sản xuất sản phẩm 22
  24. Trong đó, chi phí về sản phẩm hỏng bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được Công thức này cho thấy: chất lượng sản phẩm càng tốt thì tỷ lệ phế phẩm càng giảm và ngược lại. * Chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng bình quân (T): là chỉ tiêu tính tổng hợp toàn bộ chi phí về sản phẩm hỏng so với tổng giá thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm Tỷ lệ sai hỏng Tổng chi phí sai hỏng của tất cả các sản phẩm = x 100 (%) bình quân Tổng giá thành của tất cả các sản phẩm x T Z i ti x100(%) Z i Trong đó: T : Tỷ lệ sai hỏng bình quân Zi :Tổng giá thành sản xuất sản phẩm i ti : Tỷ lệ sai hỏng cá biệt của sản phẩm i Trong công thức trên, nếu ta đặt kilà tỉ trọng về tổng giá thành sản xuất của sản phẩm i trong tổng giá thành sản xuất tất cả sản phẩm Zi ki = x100(%) Σ Zi Ta có thể viết lại công thức trên như sau: T = Σki x ti 2.3.2.2. Phương pháp phân tích - Đối với tỷ lệ sai hỏng cá biệt: Phương pháp so sánh t1i > toi : chất lượng sản xuất sản phẩm i càng kém - Đối với tỷ lệ sai hỏng bình quân: Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn.Ảnh hưởng đến chỉ tiêu này gồm 2 nhân tố: + Nhân tố kết cấu sản phẩm (tính bằng tổng giá thành sản xuất) + Nhân tố tỉ lệ sai hỏng cá biệt từng loại sản phẩm. Đối tượng phân tích: T = T1 – T0 = Σ k1ix t1i - Σ k0ix t0i + Ảnh hưởng nhân tố kết cấu: T(k)= Σ k1ix t0i - Σ k0ix t0i + Ảnh hưởng nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt: T(t)= Σ k1ix t1i - Σk1ix t0i Tổng hợp: T = T(k) + T(t) Ví dụ: Có số liệu về giá thành sản xuất và chi phí sai hỏng của một doanh nghiệp 23
  25. Sản phẩm Tổng giá thành sản xuất (1.000đ) Chi phí sai hỏng (1.000đ) Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này A 25.000 75.000 500 1.725 B 50.000 75.000 2.600 3.750 Tổng 75.000 150.000 3.100 5.475 Yêu cầu: phân tích tình hình saihỏng sản phẩm trong sản xuất của doanh nghiệp Kết cấu về giá thành Sản Tỷ lệ sai hỏng (%) (ti) sản phẩm i (%) (ki) phẩm Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này A 33,3 50 2 2,3 B 66,7 50 5,2 5 Tổng 100 100 4,13 3,65 Qua số liệu ta thấy: tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm A tăng so với kỳ trước, tỷ lệ sai hỏng sản phẩm B giảm so với kỳ trước và tỷ lệ sai hỏng bình quân giảm so với kỳ trước. Nếu dừng lại ở các số liệu này ta không thể đánh giá được tình hình sai hỏng sản phẩm kỳ này tốt hơn hay kém hơn so với kỳ trước. Ta phải tiến hành phân tích như sau: Đối tượng phân tích: 3,65% - 4,13% = - 0,48% Xác định ảnh hưởng của các nhân tố: + Nhân tố kết cấu sản phẩm: T( k ) (50% x 2 50% x 5,2) 4,13% 3,6% 4,13% 0,53% + Nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt: T() t 3,65% 3,6% 0,05% Tổng hợp: T() k T () t 0,53% 0,05% 0,48% Qua phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng trên ta thấy 24
  26. + Nhân tố kết cấu sản phẩm làm tỉ lệ sai hỏng bình quân giảm (-0,53%). Điều này là do doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản xuất A, là sản phẩm có tỷ lệ sai hỏng thấp ở kỳ trước (2%) và giảm tỷ trọng sản phẩm B có tỷ lệ sai hỏng cao ở kỳ trước (5,2%). Đây là nhân tố khách quan có thể doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường + Nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt làm tỉ lệ sai hỏng bình quân tăng (+0,05%). Đây là nhân tố chủ quan, phản ánh tình hình chất lượng sản xuất sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp. Dựa vào sự ảnh hưởng của nhân tố này ta kết luận: chất lượng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp kỳ này kém hơn so với kỳ trước, cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 Câu 1: Trình bày nội dung và phương pháp phân tích của chỉ tiêu giá trị sản xuất? Câu 2: Trình bày nộidung của các chỉ tiêu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu? Phương pháp phân tích của các chỉ tiêu này? Câu 3: Trình bày nội dung của các chỉ tiêu phân tích chất lượng sản phẩm sản xuất đối với doanh nghiệp mà sản phẩm được chia thành thứ hạng phẩm cấp? Phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm qua các chỉ tiêu này? Câu 4: Trình bày nội dung chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng. Phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm qua các chỉ tiêu này? 25
  27. CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 3.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích các yếu tố sản xuất Ở chương 2 đã phân tích kết quả sản xuất về mặt khối lượng, chất lượng. Những nội dung phân tích này chủ yếu hướng vào việc đánh giá kết quả đạt được của quá trình sản xuất. Trong khi đó, quá trình sản xuất là sự kết hợp 3 yếu tố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, có mối liên hệ trực tiếp đến kết quả sản xuất. Để đảm bảo nội dung phân tích tình hình sản xuất được đẩy đủ, ta không thể chỉ dừng lại ở phân tích kết quả sản xuất mà còn phân tích tình hình sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Cụ thể: Phân tích tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định Phân tích tình hình cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu Qua các nội dung phân tích trên sẽ thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với kết quả sản xuất, thấy được những nguyên nhân tích cực, những nguyên nhântiêu cực trong quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất. Từ kết quả phân tích, doanh nghiệp có thể tìm được các giải pháp thích hợp để khai thác khả năng tiềm tàng trong năng lực sản xuất, làm tăng lợi ích cho hoạt động kinh doanh 3.2 Phân tích tình hình lao động Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, có tính chất quyết định đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình lao động giúp doanh nghiệp thấy được sự biến động về số lượng lao động, tình hình bố trí lao động, năng suất lao động, tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động, trên cơ sở đó có biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý lao động trong doanh nghiệp 3.2.1 Phân tích cấu thành và sự biến động của lực lượng lao động 3.2.1.1 Phân tích cấu thành lực lượng lao động Lao động trong doang nghiệp sản xuất có thể dựa vào những tiêu thức khác nhau để phân chia thành các loại khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích phân tích mà người ta chọn cách phân loại thích hợp. - Dựa vào tính ổn định của lao động người ta chia thành lao động thường xuyên và lao động theo thời vụ; 26
  28. - Dựa vào tính chất nghề nghiệp của lao động người ta chia thành: công nhân, nhân viên kĩ thuật, nhân viên quản lý quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính, nhân viên khác; - Dựa vào tính chất của quá trình lao động người ta chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp * Phương pháp phân tích: So sánh giữa thực tế với kế hoạch (hoặc năm trước) về cấu thành của lực lượng lao động, kết hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để rút ra những nhận xét thỏa đáng. Ví dụ: Có tài liệu về cơ cấu lao động tại doanh nghiệp X như sau: Năm N Năm N+1 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Lao động trực tiếp 80 80 123 82 Lao động gián tiếp 20 20 27 18 Tổng số lao động 100 100 150 100 Qua số liệu trên ta có thể thấy so với năm N, năm N+1 số lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng. Cụ thể: lao động trực tiếp tăng 43 lao động, lao động gián tiếp tăng 7 lao động; tỷ trọng của lao động trực tiếp tăng 2%, tỷ trọng lao động gián tiếp giảm 2%. Việc tăng số lượng lao động này có thể là do doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất. Việc thay đổi cấu thành lực lượng lao động như trên tại doanh nghiệp nếu vẫn đảm bảo quản lý, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất thì đây là sự thay đổi hợp lý cơ cấu lao động của doanh nghiệp, kết quả sản xuất sẽ đạt được cao hơn. 3.2.1.2 Phân tích tình hình tăng ,giảm công nhân sản xuất Thực tế, số lượng lao động của đơn vị thường có sự biến động do nhiều nguyên nhân như: tuyển dụng mới, điều chuyển, thôi việc, nghỉ hưu, Mỗi loại lao động có đặc điểm, tính chất khác nhau và có tác dụng khác nhau đối với kết quả sản xuất, cho nên phương pháp phân tích cũng như nhận xét đánh giá đối với từng loại lao động là khác nhau. Có như vậy, những nhận xét đánh giá mới bảo đảm đúng 27
  29. đắn, làm cơ sở cho sự điều chỉnh ngày càng hợp lí hơn về số lượng cũng như cơ cấu lao động của doanh nghiệp - Đối với lao động trực tiếp: Đây là lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của doanh nghiệp và là lực lượng trực tiếp làm ra sản phẩm. Chính vì vậy, sự tăng (giảm) của lực lượng lao động trực tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích: So sánh + Số tăng, giảm tuyệt đối: là kết quả so sánh giữa số lao động trực tiếp sản xuất thực tế với kế hoạch (hoặc kỳ trước). + Sự tăng, giảm tương đối điều chỉnh: là kết quả so sánh giữa số lao động trực tiếp thực tế với kế hoạch (hoặc kỳ trước) đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về giá trị sản xuất đ x Gsx1 CN CN 1 CN k Gsxk Trong đó: CNđ: Số tăng, giảm tương đối của số lao động trực tiếp. Gsx1, Gsxk: Giá trị sản xuất thực tế, kế hoạch. CN1: Số lao động trực tiếp thực tế CNk/0: Số lao động trực tiếp kế hoạch (hoặc kỳ trước) Nếu: CNđ> 0: Sự biến động của số lao động trực tiếp là chưa hợp lý. CNđ 0: Sự biến động của số lao động trực tiếp được xem là hợp lý. Ví dụ:Căn cứ vào tài liệu sau đây phân tích tình hình biến động về lực lượng lao động trực tiếp tại doanh nghiệp sản xuất M: Chỉ tiêu Kỳ kế hoạch Kỳ thực tế Số lao động trực tiếp (người) 100 120 Giá trị sản xuất (triệu đồng) 1.000 1.300 - Số tăng, giảm tuyệt đối: CN = CN1 - CNk = 120 - 100 = + 20 (người) - Số tăng, giảm tương đối điều chỉnh: 28
  30. đ 1.300 x G sx1 120 100 x 10 (người) CN CN 1 CN k 1.000 G sxk Như vậy, số lao động trực tiếp thực tế tăng lên 20 người so với kế hoạch. Nhưng xét về sự biến động điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá trị sản xuất thì số lao động trực tiếp thực tế đã giảm 10 người. Điều này chứng tỏ năng suất lao động của đơn vị đã tăng lên, tình hình quản lý, sử dụng lao động trực tiếp của doanh nghiệp có nhiều biểu hiện tốt. - Đối với lao động gián tiếp: Đây là bộ phận không trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm. Sự biến động của lực lượng này không ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị sản xuất. Do đó, phương pháp phân tích đối với lực lượng lao động này là so sánh số lao động gián tiếp thực tế với kế hoạch để thấy được sự biến động của nó và kết hợp với tình hình thực tế của đơn vị để có những nhận xét hợp lý. Nếu: + Số lao động gián tiếp tăng, thường dẫn đến bộ máy quản lý cồng kềnh. + Số lao động gián tiếp giảm mà vẫn đảm bảo quản lý và phục vụ tốt cho sản xuất thì đó là biểu hiện tốt (giả định quy mô doanh nghiệp không mở rộng). 3.2.2 Phân tích tình hình năng suất lao động * Khái niệm năng suất lao động - Năng suất lao động (NSLĐ) là năng lực sản xuất của người lao động có thể sáng tạo ra một số lượng sản phẩm có ích trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm. - Hình thức biểu hiện của NSLĐ: + Hiện vật: là số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian. + Giá trị: là giá trị sản xuất được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. + Đơn vị thời gian: đó chính là thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. NSLĐ là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao NSLĐ là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng và hạ giá thành sản phẩm. * Cách tính toán các chỉ tiêu năng suất lao động + Năng suất lao động giờ: 29
  31. Giá trị sản xuất trong kỳ Năng suất lao động giờ = Tổng số giờ công nhân sản xuất trong kỳ Chỉ tiêu NSLĐ giờ nói lên giá trị sản xuất (hoặc doanh thu) thực hiện được trong một giờ công. NSLĐ giờ chỉ thuần túy phản ánh mặt kỹ thuật công nghệ của quá trình sản xuất và tình hình phối hợp điều hành quá trình sản xuất. Khi các mặt này thực hiện tốt, NSLĐ giờ sẽ tăng, và ngược lại + Năng suất lao động ngày Giá trị sản xuất trong kỳ Năng suất lao động ngày = Tổng số ngày công nhân sản xuất trong kỳ Chỉ tiêu NSLĐ ngày nói lên giá trị sản xuất thực hiện được trong một ngày công. Nó không chỉ phản ánh các mặt như đối với NSLĐ giờ, mà còn phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động trong ngày. Giữa chỉ tiêu NSLĐ ngày và chỉ tiêu NSLĐ giờ có mối liên hệ biểu hiện qua công thức sau: Năng suất lao Số giờ làm việc Năng suất = x động ngày bình quân ngày lao động giờ Qua công thức trên, nếu tốc độ tăng NSLĐ ngày cao hơn tốc độ tăng NSLĐ giờ, chứng tỏ số giờ làm việc bình quân trong ngày đã tăng lên, và ngược lại. Qua đây cho phép ta có thể đánh giá tình hình sử dụng giờ công trong kỳ phân tích + Năng suất lao động năm: Giá trị sản xuất trong năm Năng suất lao động năm = Tổng số công nhân sản xuất bình quân trong năm Chỉ tiêu NSLĐ năm cho thấy giá trị sản xuất thực hiện được của một công nhân sản xuất trong thời gian một năm. Giữa chỉ tiêu NSLĐ năm và chỉ tiêu NSLĐ ngày có mối liên hệ biểu hiện qua công thức sau: Năng suất lao động Số ngày làm việc bình quân 1 Năng suất lao động = x năm công nhân sản xuất trong năm ngày Qua công thức trên, nếu tốc độ tăng NSLĐ năm cao hơn tốc độ tăng NSLĐ ngày, thì chứng tỏ số ngày làm việc bình quân 1 công nhân sản xuất trong năm đã tăng lên, và ngược lại. Qua đây cho phép ta có thể đánh giá tình hình sử dụng số ngày công lao động của công nhân sản xuất trong năm * Phương pháp phân tích năng suất lao động + So sánh từng chỉ tiêu NSLĐ giữa thực tế so với kế hoạch (hoặc kỳ trước) để thấy được sự biến động của từng loại NSLĐ 30
  32. + So sánh tốc độ tăng (giảm) giữa các chỉ tiêu NSLĐ để rút ra các kết luận về tình hình sử dụng giờ công, ngày công lao động của công nhân sản xuất. Ví dụ: Số liệu thu thập về các chỉ tiêu NSLÐ của một doanh nghiệp như sau: Ðơn vị So sánh Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện tính +/- % 1.Tổng giá trị sản xuất 1000 đ 50.015.232 48.788.837 -1.227.000 -2,45 2.Số lao động bình quân người 480 468 -12 -2,5 3.Tổng ngày làm việc ngày 144.000 145.080 +1.080 +0,75 4.Tổng số giờ làm việc giờ 1.152.000 1.131.624 -20.376 -1,77 5. Số ngày làm việc bình Ngày 300 310 +10 +0,33 quân 1 lao động trong kỳ 6. Số giờ làm việc bq 1 ngày giờ 8 7,8 -0,2 -2,5 7. NSLÐ bình quân giờ 1000đ 43,416 43,114 -0,31 -0,71 8. NSLÐ bình quânngày 1000đ 347,32 336,28 -11,04 -3,18 9. NSLÐ bình quân 1 lao động 1000đ 104.198 104.250 +52 +0,05 Qua bảng số liệu trên, ta thực hiện các nội dung phân tích sau: * Đánh giá tình hình tăng (giảm) các loại năng suất lao động Từ số liệu ở bảng ta thấy, kết quả so sánh mỗi loại NSLĐ thực hiện so với kế hoạch là không giống nhau. Cụ thể là: + NSLĐ bình quân giờ so với kế hoạch giảm 0,31 nghìn đồng tương ứng với mức giảm 0,71%. + NSLĐ bình quân ngày: so với kế hoạch giảm 3,18% tương ứng với mức giảm là 11,04 nghìn đồng. Ở đây ta thấy, tốc độ giảm NSLĐ ngày (-3,8%) nhiều hơn tốc độ giảm NSLĐ giờ (-0,71%). Điều này chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày thực hiện kém hơn so với kế hoạch (7,8 giờ < 8 giờ) 31
  33. + NSLĐ năm so với kế hoạch tăng 0,05% trong khi NSLĐ ngày giảm so với kế hoạch (-3,18%). Điều này chứng tỏ số ngày làm việc bình quân của công nhân sản xuất thực hiện tăng so với kế hoạch ( 310 ngày > 300 ngày) * Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất Trong quá trình phân tích chúng ta cần thiết lập mối quan hệ hưởng của các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất. Mối quan hệ được thiết lập như sau: Giá trị Số lượng công Số ngày làm việc Số giờ làm NSLĐ sản = nhân sản xuất x BQ 1 công nhân x việc bình x bình quân xuất BQ năm SX năm quân 1 ngày giờ Gọi Gsx: Giá trị sản xuất công nghiệp CN: Số công nhân sản xuất bình quân trong năm n: Số ngày làm việc bình quân trong năm của một công nhân sản xuất g: Số giờ làm việc bình quân trong ngày của một công nhân sản xuất Ng: Năng suất lao động bình quân giờ của một công nhân sản xuất Công thức trên được viết lại: CN n g Gsx N g Phương pháp phân tích: Phương pháp số chênh lệch Ví dụ: Sử dụng số liệu của ví dụ trên, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về lao động đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất Ta có chỉ tiêu giá trị sản xuất được xác định: CN n g Gsx N g Giá trị sản xuất kế hoạch: = 468 x 310 x 7,8 x 43.11= 448.788.837.000 (đồng) Gsxk CN k nk g k N gk Giá trị sản xuất thực hiện: 480 x 300 x 8 x 43.416 = 50.015.232.000 (đồng) Gsx1 CN 1 n1 g1 N g1 Đối tượng phân tích : 48.788.837.000 - 50.015.232.000 = -1.226.395.000 (đồng) Gsx Gsx1 Gsxk Xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng phương pháp số chênh lệch: - Ảnh hưởng nhân tố số công nhân sản xuất bình quân: 32
  34. (CN) ( ) g Gsx CN1 CNk nk k Ngk = (468 – 480) x 300 x 8 x 43.416 = - 1.250.380.800(đồng) - Ảnh hưởng nhân tố số ngày làm việc bình quân 1 công nhân (n) ( ) Gsx CN1 n1 nk gk Ngk = 468 x ( 310 – 300) x 8 x 43.416 = + 1.625.495.040(đồng) - Ảnh hưởng nhân tố số giờ làm việc bình quân 1 ngày: (g) ( ) Gsx CN1 n1 g1 g k N gk = 468 x 310 x (7,8 – 8) x 43.416 = - 1.259.758.656 (đồng) - Ảnh hưởng nhân tố năng suất lao động giờ: ( ) g (N ) Gsx N g CN 1 n1 1 g1 N gk = 468 x 310 x 7,8 x (43,414 – 43,416) = - 341.750.448 (đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng + Các nhân tố ảnh hưởng tăng: Nhân tố số ngày làm việc bình quân : + 1.625.495.040(đồng) + Các nhân tố ảnh hưởng giảm: Nhân tố số công nhân sản xuất: - 1.250.380.800(đồng) Nhân tố số giờ làm việc bình quân 1 ngày: - 1.259.758.656 (đồng) Nhân tố năng suất lao động giờ: - 341.750.448 (đồng) Cộng - 1.226.394.864(đồng) (gần bằng – 1.226.395.000(đồng) Như vậy, giá trị sản xuất thực hiện so với kế hoạch giảm1.226.395.000đ là do: + Số lượng công nhân sản xuất giảm đã làm giá trị sản xuất giảm 1.250.380.800đồng. Đây có thể do khách quan về nguồn lao động không đáp ứng được yêu cầu sản xuất hoặc do doanh nghiệp chủ động điều chỉnh giảm công nhân cho phù hợp với yêu cầu sản xuất + Số giờ làm việc bình quân 1 ngày giảm đã làm giá trị sản xuất giảm 33
  35. 1.259.758.656 đồng. Điều này biểu hiện công tác quản lý giờ làm việc trong ngày của doanh nghiệp có những thiếu sót nhất định, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục + NSLĐ giờ giảm đã làm giá trị sản xuất giảm 341.750.448 đồng. Đây là nhân tố biểu hiện tổng hợp nhiều nguyên nhân thuộc về kỹ thuật và tổ chức quá trình sản xuất như: trình độ kỹ thuật trang thiết bị, quy cách về chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, trình độ lành nghề của công nhân sản xuất, trình độ tổ chức quản lý dây chuyền sản xuất Doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và có hướng khắc phục Tổng cộng các nhân tố trên đã làm cho giá trị sản xuất giảm: 2.851.889.904 đồng. Bù lại, nhân tố số ngày làm việc bình quân tăng đã làm giá trị sản xuất tăng 1.625.495.040đồng. Nhìn chung đây là mặt tích cực của doanh nghiệp trong việc quản lý ngày công của công nhân sản xuất . Tuy nhiên để làm rõ hơn về nhân tố này cần đi sâu phân tích tiếp về số ngày làm việc công nhân sản xuất - Phương hướng nâng cao năng suất lao động Trong quá trình phân tích phải tìm ra được những nguyên nhân và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động. Có thể có các biện pháp sau: - Phân bổ hợp lý lao động vào các bộ phận và kết hợp chặt chẽ trong quá trình sản xuất - Nâng cao trình độ và tay nghề cho người lao động - Tổ chức tốt các hoạt động phục vụ nơi làm việc - Xây dựng các định mức tiên tiến trong lao động - Tạo các điều kiện thuận lợi và trang thiết bị tiên tiến cho người lao động 3.2.3 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng quản lý và sử dụng thời gian làm việc của công nhân sản xuất 3.2.3.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng thời gian làm việc của công nhân sản xuất Thời gian lao động sử dụng trong các doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất về mặt quy mô. Song với trình độ ngày càng hiện đại hóa quá trình sản xuất, thời gian lao động có xu hướng giảm nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người lao động. Đơn vị tính thời gian lao động thường được xác định bằng ngày công, giờ công. Khi phân tích ta thường so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch hoặc thời gian 34
  36. theo quy định của chế độ để thấy được tình hình tăng, giảm về mặt thời gian lao động đã ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp Số ngày làm việc bình quân của một lao động theo tuần, tháng, quý, năm, cách xác định như sau: Số ngày làm việc bình Tổng số ngày làm việc của công nhân = quân của một công nhân Số công nhân sản xuất bình quân 3.2.3.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng giờ công của công nhân sản xuất Số giờ làm việc bình quân một ngày của người lao động Số giờ làm việc bình quân Tổng số giờ làm việc của công nhân = một ngày của một công nhân Số ngày làm việc bình quân của công nhân Ta có thể so sánh tình hình sử dụng thời gian lao động liên hệ với các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất hay quỹ tiền lương của lao động để thấy được hiệu quả sử dụng thời gian lao động 3.3 Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) TSCĐ là yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Số lượng và giá trị của TSCĐ phản ánh năng lực hiện có và trình độ tiến bộ về khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Trang bị TSCĐ sẽ tạo ra khả năng để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm. Bởi vậy việc phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ để đánh giá tình hình TSCĐ, từ đó có hướng đầu tư TSCĐ một cách hợp lý và đề ra biện pháp sử dụng triệt để thời gian, công suất của TSCĐ là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nội dung phân tích này thể hiện ở hai mặt là: phân tích tình hình trang bị và tình hình sử dụng TSCĐ 3.3.1 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định 3.3.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản cố định Cơ cấu TSCĐ là mối quan hệ tỷ trọng từng loại TSCĐ chiếm trong tổng số TSCĐ của doanh nghiệp xét về mặt giá trị. Phân tích cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp là đi xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại TSCĐ, trên cơ sở đó có hướng đầu tư TSCĐ theo một cơ cấu hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng chúng. 3.3.1.2 Phân tích sự biến động của tài sản cố định Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp có thể bị biến động do nhiều nguyên nhân như do mua sắm, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn 35
  37. giao, do nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác, do được biếu tặng hoặc do bán thanh lý TSCĐ, do vốn góp liên doanh Để phân tích sự biến động của TSCĐ người ta thường so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ cả về nguyên giá của từng loại TSCĐ; đồng thời dựa vào nhu cầu thực tế về từng loại TSCĐ ở doanh nghiệp để có kết luận 3.3.1.3Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định TSCĐ có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu; chỉ có hao mòn dần và chuyển dần giá trị hao mòn vào giá trị sản xuất. Tuy nhiên mức độ mới, cũ (thể hiện qua hao mòn) của TSCĐ ta gọi là tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sử dụng TSCĐ Do vậy, việc phân tích tình trạng kĩ thuật của TSCĐ nhằm đánh giá mức độ mới, cũ của TSCĐ, từ đó có biện pháp đúng đắn trong việc tái đầu tư TSCĐ là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất Để xác định và phân tích tình trạng kĩ thuật của TSCĐ người ta sử dụng chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Hệ số hao mòn TSCĐ càng gần đến 1, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp càng cũ, đặt ra cho doanh nghiệp phải chú trọng càng nhiều đến việc đổi mới, trạng bị lại TSCĐ của mình - Hệ số hao mòn TSCĐ càng nhỏ hơn 1, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đang còn mới hoặc đã được đổi mới nhiều Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp so sánh 3.3.2 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 3.3.2.1 Phân tích tình hình sử dụng toàn bộ tài sản cố định Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tính toán theo công thức: Hiệu suất sử dụng Giá trị sản xuất = TSCĐ (Hs) Nguyên giá bình quân TSCĐ Hoặc: Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần = TSCĐ (Hs) Nguyên giá bình quân TSCĐ 36
  38. Hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết: Bình quân một đồng TSCĐ tham gia vào quá trình kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất (hoặc doanh thu).Hs càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại. Hs có thể tính riêng cho từng loại TSCĐ cũng có thể tính chung cho toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp. Phương pháp phân tích: So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ giữa kỳ thực tế với kỳ gốc, đồng thời phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến Hs 3.3.2.2 Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất Quá trình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất thể hiện qua 3 mặt: sử dụngvề số lượng, thời gian làm việc và năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Do vậy, để làm rõ tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất cần tiến hành phân tích theo 3 mặt này a) Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị sản xuất Tùy theo mức độ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, số lượng máy móc thiết bị sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các loại. - Máy móc thiết bị hiện có: là tất cả những máy móc thiết bị sản xuất được tính vào bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp trong kỳ phân tích, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp, phụ thuộc vào hiện trạng và vị trí của nó. - Máy móc thiết bị đã lắp đặt: là những thiết bị đã lắp đặt trong dây chuyền sản xuất, đã chạy thử và có khả năng sử dụng vào sản xuất kinh doanh - Máy móc thiết bị làm việc thực tế: là những thiết bị đã lắp đặt và đã sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Để phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị sản xuất của doanh nghiệp, cần tính và phân tích những chỉ tiêu sau đây: * Hệ số lắp đặt thiết bị hiện có (Hl): Số lượng thiết bị đã lắp đặt bình quân H = 1 Số lượng thiết bị hiện có bình quân Hệ số này phản ánh tính kịp thời của việc lắp đặt số lượng thiết bị hiện có và có thể huy động vào sản xuất kinh doanh. Qua hệ số này, cũng phát hiện một cách tương đối số lượng thiết bị đã được đưa vào doanh nghiệp nhưng chưa được lắp đặt. * Hệ số sử dụng thiết bị đã lắp vào sản xuất (Hsl) Số lượng thiết bị làm việc thực tế bình quân H = sl Số lượng thiết bị đã lắp bình quân 37
  39. Hệ số này phản ánh mức độ huy động máy móc thiết bị đã lắp vào sản xuất. Qua hệ số này, cũng phát hiện một cách tương đối số lượng thiết bị dự trữ hoặc lắp rồi nhưng chưa được sử dụng. * Hệ số sử dụng máy móc thiết bị hiện có (Hs) Số lượng thiết bị làm việc thực tế bình quân H = sc Số lượng thiết bị hiện có Hệ số này phản ánh một cách khái quát tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp. Quan hệ giữa ba chỉ tiêu trên, biểu hiện bằng một phương trình kinh tế: Hs = Hl x Hsl Từ phương trình kinh tế trên cho thấy, muốn nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị hiện có, phải nâng cao hệ số lắp thiết bị hiện có và hệ số sử dụng thiết bị đã lắp đặt. Trên cơ sở đó, cần xác định rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lắp đặt, mức độ huy động máy móc thiết bị vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b) Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị Để phân tích tình hình sử dụng thời làm việc của máy móc thiết bị, cần tính và so sánh những chỉ tiêu sau: Hệ số sử dụng Thời gian làm việc thực tế của thiết bị = thời gian chế độ Thời gian làm việc theo chế độ của thiết bị Hoặc: Hệ số sử dụng thời Thời gian làm việc có ích của thiết bị = gian thực tế Thời gian làm việc thực tế của thiết bị c) Phân tích tình hình năng suất máy móc thiết bị sản xuất Năng suất của máy móc thiết bị là khối lượng (hoặc giá trị) sản phẩm do máy móc thiết bị sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (giờ máy, ca máy). Công thức tính như sau: Năng suất thiết bị Khối lượng (hoặc giá trị) sp so thiết bị sản xuất ra = sản xuất Thời gian làm việc thực tế có ích của thiết bị Phương pháp phân tích: So sánh năng suất bình quân một giờ máy giữa thực tế so với kế hoạch (hoặc kỳ trước) sẽ thấy được tình hình sử dụng năng lực của máy móc thiết bị ở doanh nghiệp. 38
  40. 3.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất Để sử dụng tốt các yếu tố lao động và TSCĐ, đòi hỏi nguyên vật liệu phải được cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và bảo đảm qui cách, chất lượng. Đồng thời nguyên vật liệu phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm thì mới góp phần giảm giá thành, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, cùng với việc phân tích tình hình sử dụng lao động và TSCĐ, ta còn phải phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu 3.4.1. Phân tích tình hình cung cấp tổng khối lượng nguyên vật liệu cho sản xuất Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Bởi nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa thì sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn. Ngược lại, nếu cung cấp không đủ số lượng sẽ làm quá trình sản xuất bị gián đoạn. Vì vậy, cần phải phân tích tình hình cung cấp nguyên liệu, vật liệu về mặt số lượng thông qua chỉ tiêu: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp tổng khối lượng nguyên vật liệu (Tv) được tính theo công thức sau: ∑Qi1x Pik Tv = x 100 ∑Qik x Pik Trong đó:Qil, Qik: Số lượng vật tư i cung cấp thực tế, kế hoạch Pik: Đơn giá kế hoạch từng loại vật tư. Nếu Tv ≥100% chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch cung ứng về tổng khối lượng nguyên liệu, vật liệu và ngược lại Ví dụ: Có tài liệu về tình hình mua nguyên liệu, vật liệu tại doanh nghiệp X như sau: Tên Đơn giá kế Số lượng cung cấp Tăng (+), giảm (-) ĐVT vật tư hoạch (1.000đ) Kế hoạch Thực tế Số lượng Tỷ lệ (%) A Tấn 500 100 100 - - B Kg 2 8.000 10.000 +2.000 +20 C Lít 5 4.000 3.950 - 50 - 1,51 Yêu cầu: Phân tích tình hình cung cấp tổng khối lượng nguyên vật liệu cho sản xuất 39
  41. Căn cứ vào tài liệu ở bảng trên ta có: ∑Qi1x Pik Tv = x 100 ∑Qik x Pik (100x500) (10.000x2) (3.950x5) x100 104,3% T v (100x50) (8.000x2) (4.000x5) Qua số liệu tính toán trên ta có thể thấy rằng:Xét về tổng số, trong kỳ doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về cung cấp tổng khối lượng nguyên liệu, vật liệu. Tuy nhiên, nếu xét cho từng loại nguyên liệu, vật liệu thì vật liệu A mua hoàn thành kế hoạch, vật liệu B mua vượt 25% so với kế hoạch (tăng 2 tấn), còn vật liệu C lại mua hụt 50 lít so với kế hoạch. Tình hình này sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện sản xuất và sử dụng vốn của doanh nghiệp. 3.4.2. Phân tích tình hình cung cấp các loại nguyên vật liệu chủ yếu Trong thực tế sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng vật tư thay thế để sản xuất sản phẩm. Song có loại vật tư không thể thay thế được gọi là những loại vật tư chủ yếu. Để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn, trước hết doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vật tư chủ yếu.Phân tích tình hình cung cấp về các loại vật tư chủ yếu nhằm mục đích thấy rõ ảnh hưởng của việc cung cấp vật tư đối với việc đảm bảo tính liên tục của sản xuất ở doanh nghiệp qua công thức sau: (Q k P )  il ik 100 Tvc (Qik Pik ) Trong đó:Tvc: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về các loại vật tư chủ yếu k Qil : Số lượng vật tư thực tế cung cấp trong giới hạn kế hoạch. Qik: Số lượng vật tư kế hoạch cung cấp từng loại. Pik: Đơn giá kế hoạch từng loại vật tư. - Nếu Tvc= 100% chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu chủ yếu - Nếu Tvc<100% chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu chủ yếu 40
  42. Ví dụ: Với số liệu ở ví dụ trên, giả sử A,B,C là các loại nguyên liệu, vật liệu chủ yếu. Xác định tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung ứng về các loại nguyên liệu, vật liệu chủ yếu (100x500) (8.000x2) (3.950x5) x100 99,7% Tvc (100x50) (8.000x2) (4.000x5) Qua số liệu tính toán trên, có thể rút ra nhận xét: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch thu mua các loại NVL chủ yếu, chỉ đạt 99,7%, hụt kế hoạch 0,3%.Căn cứ vào tài liệu chi tiết ta thấy vật liệu A thu mua đảm bảo kế hoạch, vật liệu B thu mua vượt kế hoạch (vượt 2.000 kg) nhưng vật liệu C thu mua hụt kế hoạch 50 lít. Vì A, B, C là các loại loại nguyên liệu, vật liệu chủ yếu nên không thể sử dụng thay thế được, không thể bù trừ cho nhau. Chính từ việc thu mua không hoàn thành kế hoạch của loại vật liệu C dẫn đến doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch thu mua nguyên liệu, vật liệu chủ yếu. Việc không hoàn thành kế hoạch này có thể sẽ dẫn đến tình trạng ngừng sản xuất ở doanh nghiệp do thiếu nguyên liệu, vật liệu. Doanh nghiệp cần phải xem xét tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc thu mua vật liệu C không hoàn thành kế hoạch để có biện pháp khắc phục kịp thời./ CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 Câu 1: Trình bày nội dung phân tích tình hình tăng, giảm công nhân sản xuất? Ý nghĩa của nội dung phân tích này? Câu 2: Nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động? Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này? Câu 3: Để phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ, người ta thường sử dụng những chỉ tiêu nào? Nêu nội dung và ý nghĩa các chỉ tiêu đó Câu 4: Trình bày nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất 41
  43. CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí, hay tiết kiệm lao động xã hội. Nói cách khác, giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động và tiền vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn nói trên là tiền đề để hạ giá thành sản phẩm và ngược lại. Đối với những doanh nghiệp sản xuất, việc hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bản để tăng doanh lợi, nó cũng là tiền đề để hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nó không những là vấn đề quan tâm của riêng từng doanh nghiệp mà còn là vấn đề đáng quan tâm của từng ngành và của toàn xã hội.Với những ý nghĩa trên, nội dung chương này đề cập đến những vấn đề sau: Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm Phân tích tình hình thực hiện các khoản mục giá thành 4.2. Phân tích giá thành của toàn bộ sản phẩm Toàn bộ sản phẩm của đơn vị được chia thành hai loại: sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được - Sản phẩm so sánh được: là những sản phẩm doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất ở những kỳ trước, có quá trình sản xuất tương đối ổn định. Những sản phẩm này có đầy đủ tài liệu về hạch toán giá thành làm căn cứ phân tích trong kỳ này - Sản phẩm không so sánh được: là sản phẩm mới đưa vào sản xuất kỳ này hoặc đưa vào sản xuất kỳ trước nhưng quá trình sản xuất chưa ổn định. Do vậy, tài liệu về giá thành kỳ trước chưa hoàn chỉnh để làm căn cứ cho phân tích kỳ này Phương pháp phân tích: So sánh về cả số tuyệt đối và số tương đối tổng giá thành kỳ phân tích với kỳ gốc tính theo sản lượng sản xuất kỳ phân tích. Cụ thể: * Đối với phân tích hình hoàn thành kế hoạch giá thành - Phần trăm hoàn thành kế hoạch giá thành: (t) 42
  44. n Qi1 Zi1 t i 1 100(%) n Qi1 Zik i 1 - Mức tăng(giảm) giá thành so với kế hoạch: (∆Z) n n Z Qi1 Zi1 Qi1 Zik i 1 i 1 Với:Qi1 là số lượng sản phẩm i thực tế sản xuất trong kỳ Zik, Zi1lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ kế hoạch, kỳ thực tế Nếu: t> 100% và ( Z > 0): chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm Ngược lại t ≤ 100% và ( Z ≤ 0) thì khẳng định doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành của toàn bộ sản phẩm so với kế hoạch * Đối với phân tích tình hình tăng (giảm) giá thành so với kỳ trước - Tỷ lệ giữa giá thành thực tế kỳ này với kỳ trước (t) n Qi1 Z i1 t i 1 100(%) n Qi1 Z i0 i 1 - Mức tăng(giảm) giá thành so với kỳ trước:(∆Z) n n Z Qi1 Zi1 Qi1 Zi0 i 1 i 1 Với: Qi1 là số lượng sản phẩm i thực tế sản xuất kỳ này Zi0, Zi1lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm i thực tế kỳ trước, kỳ này Nếu t ≤ 100% ( Z ≤ 0) chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành của toàn bộ sản phẩm so với kỳ trước và ngược lại Ví dụ: Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch gía thành toàn bộ sản phẩm của một doanh nghiệp (ĐVT: 1.000đ) 43
  45. Tổng giá thành Chênh lệch Số lượng sản Giá thành đơn tính theo sản thực hiện so phẩm SX vị lượng thực tế với kế hoạch Tên sản phẩm Kế Thực Kế Thực Kế Thực hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện Mức ± % (Qk) (Q1) (Zk) (Z1) (Q1Zk) (Q1Z1) SP so sánh đựơc A 100 90 8 8,2 720 738 +18 +2,5 B 450 500 5 4,8 2.500 2.400 -100 -4 Cộng 3.220 3.138 -82 -2,25 SP không so sánh được 50 70 10 12 700 840 +140 +20 C Tổng cộng 3.920 3.978 +58 +1,48 Như vậy, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm với mức tăng 58.000đ và tỷ lệ tăng 1,48%. Qua phân tích, giá thành toàn bộ sản phẩm tăng là do giá thành sản phẩm không so sánh được tăng 140.000đ tương ứng với tỷ lệ là 20%, trong khi giá thành của sản phẩm so sánh được giảm 82.000đ với tỷ lệ giảm 2,55%. Để đánh giá tình hình tăng của giá thành sản phẩm không so sánh được cần xem lại việc xây dựng giá thành kế hoạch đã hợp lý chưa, hay do sản phẩm mới đưa vào sản xuất nên các vấn đề về tổ chức sản xuất chưa hợp lý 4.3. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp sản xuất là phải phấn đấu hạ giá thành, mức hạ càng nhiều khả năng tăng lợi nhuận càng cao. Với ý nghĩa đó, phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạ thấp giá thành, qua đó xây dựng phương hướng phấn đấu hạ thấp giá thành trong kỳ đến. Nội dung phân tích này được tiến hành trên hai chỉ tiêu: Mức hạ giá thành (M) và tỷ lệ hạ giá thành (T). 4.3.1 Chỉ tiêu phân tích * Mức hạ thấp giá thành sản phẩm: là số tuyệt đối nói lên giá thành năm nay 44
  46. tăng, giảm bao nhiêu so với giá thành năm trước. Chỉ tiêu này thể hiện mức phấn đấu trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Cụ thể: - Mức hạ thấp giá thành kế hoạch: (Mk) n n n ( ) M k Qik Zik Qik Zi0 i 1Qik Zik Z i0 i 1 i 1 - Mức hạ thấp giá thành thực tế: (M1) n n n ( ) M 1  Q i1 Z i1  Q i1 Z i0  i 1 Q i1 Z i1 Z i 0 i 1 i 1 Với:Qik,Qi1lần lượt là số lượng sản phẩm i sản xuất kế hoạch kỳ này, thực tế kỳ này Zi0, Zik , Zi1lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm i thực tế kỳ trước, kế hoạch kỳ này và thực tế kỳ này * Tỷ lệ hạ thấp giá thành: là số tương đối nói lên giá thành năm nay tăng, giảm bao nhiêu phần trăm so với giá thành năm trước. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ hạ thấp giá thành của đơn vị M k - Tỷ lệ hạ thấp giá thành kế hoạch: (Tk) x100 T k n i 1Qik Z i0 M 1 - Tỷ lệ hạ thấp giá thành thực tế: (T1) x100 T 1 n i 1Qi1 Z i0 4.3.2 Phương pháp phân tích Đối tượng phân tích: Mức hạ thấp giá thành: ∆ M = M1 – Mk Tỷ lệ hạ thấp giá thành: ∆ T = T1 – Tk Doanh nghiệp được đánh giá hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ hạ thấp giá thành khi hoàn thành đồng thời cả hai chỉ tiêu: mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành. Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với chỉ tiêu này, áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Có ba nhân tố ảnh hưởng là:Số lượng sản phẩm sản xuất, kết cấu sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm *Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng (F(Q1, Kk, Zk)): 45
  47. - Khi nhân tố này thay đổi từ kỳ kế hoạch sang kỳ thực tế, giả sử các nhân tố còn lại không đổi thì mức hạ thấp giá thành thay đổi với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng còn tỷ lệ hạ thấp giá thành không đổi n i 1Qi1 Zi0 Nghĩa là: M(Q) = t x Mk(với t được tính : t n x100) i 1Qik Zi0 Và T(Q) = Tk Để chứng minh tính chất trên, cần phải giả định tất cả các loại sản phẩm đều thực hiện theo cùng một tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng chung của toàn doanh nghiệp. Như vậy, khi nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi sang kỳ thực tế nhưng các nhân tố khác không đổi thì : - Mức hạ thấp giá thành là: n n M (Q) t ( ) t ( ) t  Q ik Z ik Z i0  i 1 Q ik Z ik Z i0 M k i 1 - Và tỷ lệ hạ thấp giá thành: n n t ( ) ( ) i 1Q Z ik Z i0 i 1Q Z ik Z i0 T(Q) ik x100 ik 100 n n T k i 1Qik t Z i0 i 1Qik Z i0 - Với tính chất đó, ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đối với : + Mức hạ giá thành: ∆M(Q)= M(Q) – Mk = Mkx t – Mk = (t- 1) x Mk + Và tỷ lệ hạ thấp giá thành : ∆T(Q) = T(Q) – Tk = 0 hay nhân tố sản lượng không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ thấp giá thành * Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm. (F(Q1, K1,,Zk )) - Khi nhân tố kết cấu sản phẩm chuyển sang kỳ thực tế, giả sử các nhân tố khác không đổi thì : n + Mức hạ thấp giá thành :M(K) = ( ) i 1Qi1 Z iik Z i0 x( ) Q Z ik Z io + Tỷ lệ hạ thấp giá thành :T (K ) i1 x100 x Q i1 Z i0 - Như vậy ảnh hưởng của nhân tố kết cấu đối với: 46
  48. n + Mức hạ thấp giá thành: M(K) = M(K) – M(Q) = ( ) t i 1Qi1 Z iik Z i0 M k M (K) + Và tỷ lệ hạ thấp giá thành: T = T(K) – T(Q)= n x100 i 1Qi1 Z i0 * Ảnh hưởng của nhân tố mức hạ giá thành đơn vị (F(Q1, K1, Z1)): - Khi nhân tố giá thành thay đổi sang kỳ thực tế, giả sử các nhân tố khác không đổi thì: n + Mức hạ thấp giá thành: M (Z) ( ) i 1Qi1 Z i1 Z i0 n ( ) i 1Qi1 Z i1 Z i0 + Tỷ lệ hạ thấp giá thành :T (Z) n x100 i 1Qi1 Z i0 - Như vậy ảnh hưởng của nhân tố giá thành đối với: n n + Mức hạ thấp giá thành: M(Z) = M(Z) – M(K) = ( ) ( ) i 1Qi1 Zi1 Zi0 i 1Qi1 Zik Zi0 M (Z) + Và tỷ lệ hạ thấp giá thành: T(Z) = T(Z) – T(K)= n x100 i 1Qi1 Z i0 Sau cùng, tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với mức hạ và tỷ lệ hạ Ví dụ: Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành của doanh nghiệp sau: Mức hạ giá thành Sản lượng(Q) Giá thành đơn vị(1.000đ) Tên sản đơn vị(1.000đ) phẩm Kế hoạch Thực tế Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế Thực kỳ này kỳ này kỳ này kỳ này kỳ này hoạch tế A 100 90 8,3 8 8,2 -0,3 -0,1 B 450 500 5,1 5 4,8 -0,1 -0,3 Căn cứ vào tài liệu trên, tính toán mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành như sau: ĐVT: 1.000đ Tổng Z tính Tên Tổng Z tính theo sản Mức hạ giá Tỷ lệ hạ giá theo sản lượng sản lượng thực tế thành thành(%) kế hoạch phẩm QkZ0 QkZk Q1Z0 Q1Zk Q1Z1 KH TT KH TT A 830 800 747 720 738 -30 -9 -3,61 -1,20 B 2.295 2.250 2.550 2.500 2.400 -45 -150 -1,96 -5,88 Cộng 3.125 3.050 3.297 3.320 3.138 -75 -159 -2,4 -4,82 47
  49. Đối tượng phân tích : + Mức hạ thấp giá thành: ∆M = M1 – Mk = -159 – ( - 75) = - 84(1.000 đồng) + Tỷ lệ hạ thấp giá thành: ∆T = T1 – Tk = -4,82% - (-2,4%) = - 2,42% Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ hạ thấp giá thành với mức hạ thấp giá thành hạ thêm 84.000 đồng và tỷ lệ hạ thấp hạ thêm 2,42%. Có các nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ và tỷ lệ hạ thấp giá thành như sau: * Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm: Dựa vào tính chất trên, tính phần trăm hoàn thành kế hoạch sản lượng n  i 1 Q Z i0 3.297 t i1 x100 100 105,5% n 3.125  i 1 Q ik Z i0 - Mức hạ thấp giá thành khi nhân tố sản lượng thay đổi: M(Q)= Mk x t = -75 x 105,5% = - 79,125 (1.000 đồng) - Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng với mức hạ thấp giá thành: ∆M(Q) = M(Q) – Mk = -79,125 – ( - 75) = - 4,125(1.000 đồng) Nhân tố sản lượng không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ thấp giá thành. * Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm: - Khi nhân tố kết cấu sản phẩm thay đổi : + Mức hạ thấp giá thành:M(K)=Σ Qi1(Zik-Zi0 ) =3.320 – 3.297 = - 77(1.000 đồng) x( ) Q Z ik Z io 77 + Tỷ lệ hạ thấp giá thành:T (K ) i1 x100 = x100 2,335% x 3.297 Q i1 Z i0 - Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu đối với mức hạ thấp giá thành : + Mức hạ thấp giá thành: M(K)=M(K)–M(Q) =-77–(-79,125)=+2,125(1.000 đồng) + Tỷ lệ hạ thấp gía thành: ∆T(K)= T(K) – T(Q)= -2,335% -( -2,4%) = + 0,065% * Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị : - Khi giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi: + Mức hạ thấp giá thành:M(Z) =ΣQi1(Zi1-Zi0 ) = 3.138 – 3.297 = -159(1.000 đồng) 48
  50. x( ) Q Z i1 Z io 159 + Tỷ lệ hạ thấp giá thành:T (Z ) i1 x100 x100 4,82% x 3.297 Qi1 Z i0 - Như vậy ảnh hưởng của nhân tố giá thành đối với: + Mức hạ thấp giá thành: M(Z) = M(Z) – M(K) = -159 – (- 77) = - 82 (1.000 đồng) + Và tỷ lệ hạ thấp giá thành: T(Z) = T(Z) –T(K)= -4,82% - (-2,335%) = - 2,485% Sau cùng tổng hợp ảnh hưỏng của các nhân tố đối với mức hạ và tỷ lệ hạ: Nhân tố Mức hạ giá thành(1.000đ) Tỷ lệ hạ thấp giá thành 1. Số lượng sản phẩm -4,125 0 2. Kết cấu sản phẩm +2,125 +0,065% 3. Giá thành đơn vị -82 -2,485% Tổng cộng -84 -2,42% Doanh nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ hạ thấp giá thành với mức hạ giá thành hạ thêm 84.000 đồng và tỷ lệ hạ thấp hạ thêm 2,42%. Đây là dấu hiệu tốt đánh giá thành tích của doanh nghiệp. Có các nhân tố dẫn đến tình hình này Doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản lượng với tỷ lệ vượt 5,5% làm mức hạ giá thành hạ thêm 4.125 đồng. Đây là nổ lực trong khâu sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần hạ thấp giá thành. Nhân tố này không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ thấp giá thành. Nếu doanh nghiệp gia tăng sản lượng so với kế hoạch thì mức hạ thấp sẽ nhiều hơn nữa. Kết cấu sản phẩm thay đổi làm mức hạ giá thành không đạt so với kế hoạch 2.125 đồng và tỷ lệ hạ cũng không đạt so với kế hoạch 0,065%. Lý do là trong năm doanh nghiệp đã tăng tỷ trọng sản phẩm B trong khi sản phẩm này có mức hạ cá biệt (-100 đồng) và tỷ lệ hạ cá biệt (-1,96%) thấp hơn so với mức hạ (-300 đồng) và tỷ lệ hạ cá biệt (-3,61%) của sản phẩm A của kỳ kế hoạch. Để có kết luận đầy đủ hơn cần tìm hiểu thông tin về nhu cầu đối với từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi làm mức hạ giá thành hạ thêm 82.000 đồng và tỷ lệ hạ hạ thêm 2,485% đây là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình hạ thấp giá thành của đơn vị trong kỳ qua, thể hiện thành tích của doanh nghiệp trong 49
  51. quản lý sản xuất. Tuy nhiên, việc hạ thấp giá thành chưa toàn diện: mặt hàng A chưa hoàn thành nhiệm vụ hạ thấp giá thành. Do vậy, cần tiếp tục đi sâu phân tích giá thành sản phẩm A để có đánh gía đầy đủ hơn tình hình này 4.4. Phân tích tình hình thực hiện các khoản mục giá thành 4.4.1 Phân tích khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Trong tổng giá thành của toàn bộ các sản phẩm cũng như cũng từng loại sản phẩm, khoản chi nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Do vậy, tiết kiệm khoản chi này sẽ là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành của sản phẩm Chỉ tiêu phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho một loại sản phẩm thường được xây dựng như sau: CV= ∑Q1Mi Pi – F Với CV: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Q1 : Sản lượng thực tế của sản phẩm cần phân tích Mi : Mức tiêu hao vật liệu i để sản xuất một sản phẩm Pi : Đơn giá vật liệu i F: Phế liệu thu hồi Khi phân tích khoản mục chi phí nguyên liệu, người ta không xét đến sự biến động của nhân tố sản lượng vàphải điều chỉnh theo sản lượng ở kỳ phân tích vì: - Phân tích chi phí nguyên vật liệu trong giá thành của 1 loại sản phẩm thực tế. - Mục đích của việc phân tích là phải đưa ra những biện pháp cụ thể để giảm được chi phí nguyên liệu, vật liệu trong giá thành sản phẩm (Nếu sản lượng biến động sẽ làm cho chi phí nguyên liệu, vật liệu biến động tỷ lệ thuận là hợp lý). Phương pháp phân tích: - Áp dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung mức biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc - Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giả sử phân tích biến động của chỉ tiêu trên giữa thực tế kì này với kế hoạch kì này Đối tượng phân tích: ∆CV = CV1- CVK 50
  52. Biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là do: - Ảnh hưởng của nhân tố lượng nguyên vật liệu tiêu hao: ∆Cv(M) = ∑Q1 (Mi1 – Mik) Pik - Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá nguyên vật liệu: ∆Cv(P) = ∑ Q1 Mi1(Pi1 – Pik) Q1 - Ảnh hưởng của nhân tố phế liệu thu hồi: ∆Cv(F) = -(F1 - Fkx ) Qk Tổng hợp lại: ∆Cv= ∆Cv(M) + ∆Cv(P) + ∆Cv(F) Ví dụ: Để minh hoạ, hãy xem xét một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm sử dụng hai loại vật liệu A và B Mức tiêu hao vật liệu bình Đơn giá vật liệu (1.000 đ) Loại quân cho 1 sản phẩm (kg/sp) vật liệu Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 5 5,1 2 1,8 B 4 3,8 3 3,2 - Sản lượng sản xuất dự kiến: 900 sản phẩm; thực tế: 1.000 sản phẩm. - Giá trị phế liệu thu hồi: dự kiến: 500.000đồng; thực tế: 600.000đồng. Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế hoạch: 1.000 CVk =(1.000 x 5 x 2) + (1.000 x 4 x 3) - 500 21.444 (1.000 đ) 900 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực hiện: CV1 = (1.000 x 5,1 x 1,8) + (1.000 x 3,8 x 3,2) - 600 = 20.740 (1.000 đ) Đối tượng phân tích: ∆CV = CV1- CVk= 20.740 - 21.444 = - 704 (1.000 đ) - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: + Ảnh hưởng do mức tiêu hao NVL: ∆Cv(M) = [1.000 x (5,1 - 5)x 2] + [1.000 x (3,8 - 4) x 3] = - 400 (1.000 đ) + Ảnh hưởng do giá mua NVL: ∆Cv(P) = [1.000 x 5,1 x (1,8 - 2)] + [1.000 x 3,8 x (3,2 - 3)] = - 260 (1.000 đ) 51
  53. + Ảnh hưởng do nhân tố phế liệu thu hồi: đ ∆Cv(F) = -( F1 - F k) = -( 600 - 556) = -44 (1.000 đ) + Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: ∆Cv = Cv(M) + Cv(P) + Cv(F) - 704 = (-400) + (-260) + (-44) Nhận xét: Chi phí NVL thực tế dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ thực tế đã giảm 704.000 đồng so với kế hoạch. Trong đó do ảnh hưởng của các nhân tố: Do định mức NVL bình quân thực tế tiêu hao ít hơn so với kế hoạch đã làm cho chi phí NVL giảm được 400.000 đồng, trong đó chỉ do định mức tiêu hao NVL B giảm còn định mức tiêu hao của NVL A lại tăng so với kế hoạch. Nếu mức tiêu hao NVL A vẫn giữ nguyên như kế hoạch thì chi phí NVL sẽ còn giảm nhiều hơn nữa. Cần phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân sử dụng vượt quá định mức của NVL A để có biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Do đơn giá mua NVL thay đổi đã làm cho chi phí NVL giảm thêm được 260.000 đồng. Xét cho từng loại NVL thì chỉ có giá của NVL A giảm, còn giá của vật liệu B lại tăng so với kế hoạch. Doanh nghiệp cần phải xem xét nguyên nhân dẫn đến sự biến động giá cả là do sự tác động của thị trường, do chính sách của Nhà nước hay do đơn vị không tổ chức tốt khâu thu mua nguyên vật liệu làm chi phí NVL tăng. Do giá trị phế liệu thu hồi thực tế đã tăng so với định mức cũng đã góp phần làm cho chi phí nguyên liệu, vật liệu trong giá thành sản phẩm giảm đi 44.000 đồng. 4.4.2 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 4.4.2.1 Phân tích quỹ lương công nhân sản xuất Quỹ lương của công nhân sản xuất có thể xác định theo công thức sau: QL = CN x TL Trong đó: QL: Quỹ lương của công nhân sản xuất. CN: Số công nhân bình quân. TL: Tiền lương bình quân của 1 công nhân sản xuất. Có thể quỹ lương được xác định theo công thức sau: G QL = sx x TL W 52
  54. Trong đó: Gsx: Giá trị sản xuất W: Năng suất lao động bình quân 1 công nhân Phương pháp phân tích: - So sánh quỹ lương thực tế với quỹ lương kế hoạch - So sánh tốc độ tăng quỹ lương với tốc độ tăng giá trị sản xuất. Qui luật chung là tốc độ tăng quỹ lương phải chậm hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất thì giá thành mới có thể hạ được. - Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động quỹ lương 4.4.2.2 Phân tích tiền lương bình quân của công nhân sản xuất Chỉ có trên cơ sở đảm bào tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân mới giải quyết tốt yêu cầu vừa đảm bảo tích lũy để tái sản xuất mở rộng, vừa nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Do đó, nguyên tắc chung khi phân tích là: tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân thì mới đánh giá là tích cực 4.4.3 Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng bộ phận, từ đội sản xuất. Bao gồm:Chi phí nhân viên phân xưởng (6271), Chi phí vật liệu (6272), Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất (6273), Chi phí khấu hao tài sản cố định (6274), Chi phí dịch vụ mua ngoài (6277), Chi phí khác bằng tiền (6278) Do chi phí sản xuất chung gồm nhiều loại, có tính chất khác nhau, nên việc phân tích cần tổ chức chi tiết số liệu để tăng cường kiểm soát chi phí * Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung theo yếu tố Dựa vào tính chất tham gia vào quá trình sản xuất, chi phí sản xuất chung chia thành: - Chi phí sản xuất chung trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm - Chi phí sản xuất chung gián tiếp: là những chi phí mang tính chất phục vụ chung, liên quan đến sản xuất nhiều sản phẩm, đã qua phân bổ chi phí nhằm tính giá thành 53
  55. Phương pháp phân tích: so sánh chi phí sản xuất chung giữa thực tế với kế hoạch hoặc thực tế kỳ trước theo từng yếu tố chi phí, qua đó phát hiện những biến động bất thường để có đánh giá và biện pháp kịp thời * Phân tích chi phí sản xuất chung dựa theo cách ứng xử chi phí Chi phí sản xuất chung dựa theo cách ứng xử chi phí chia thành hai trường hợp: - Định phí sản xuất chung: áp dụng phương pháp so sánh - Biến phí sản xuất chung: mỗi yếu tố biến phí sản xuất chung chịu tác động bởi lượng các yếu tố đầu vào sử dụng và giá các yếu tố đó. Chỉ tiêu tổng quát được minh họa như sau: Biến phí sản Lượng các yếu tố Đơn giá yếu = x xuất chung đầu vào sử dụng tố đầu vào Với chỉ tiêu trên, áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 Câu 1: Trình bày nội dung phân tích giá thành của toàn bộ sản phẩm? Khi đánh giá chỉ tiêu tỷ lệ tăng (giảm) giá thành tại sao phải cố định nhân tố sản lượng sản xuất? Câu 2:Thế nào là nhân tố kết cấu? Phương pháp xác định ảnh hưởng của nhân tố này trong phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm? Câu 3: Trình bày nội dung và phương pháp phân tích khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 54
  56. CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN 5.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận Ðối các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn; là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp mới được hoàn thành.Thông qua kết quả tiêu thụ, sản phẩm của doanh nghiệp mới được xã hội và thị trường thừa nhận, khi đó doanh nghiệp mới thu hồi vốn và toàn bộ chi phí có liên quan đã bỏ ra và thực hiện được giá trị thặng dư là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn hình thành các quỹ và là nguồn bổ sung vốn và quyết định mọi sự thành công hay thất bại của kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phân tích và chỉ rõ những khó khăn và thuận lợi để có những giải pháp khắc phục những tồn tại và góp phần hoàn thiện công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ, khai thác tốt các nguồn tiềm năng trong doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, nội dung chương này đặt trọng tâm vào các vấn đề: - Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 5.2. Phân tích chung tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm; hoặc xem xét về mục tiêu tiêu thụ mà các nhà quản lý đã định ra cho từng bộ phận để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Chỉ tiêu phân tích thường là khối lượng bán ra của các mặt hàng, thể hiện qua thước đo giá trị hoặc thước đo hiện vật 5.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt hiện vật Công thức tính toánkhối lượng tiêu thụ từng kỳ như sau: Số lượng sản Số lượng sản Số lượng sản Số lượng sản phẩm tiêu thụ = phẩm tồn kho + phẩm SXtrong - phẩm dự trữ trong kỳ đầu kỳ kỳ cuối kỳ Khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ được tính bằng hiện vật có ưu điểm là thể hiện cụ thể khối lượng từng sản phẩm, giúp doanh nghiệp đánh giá một cách liên tục nhiều kỳ cho từng mặt hàng và có quyết định quản trị phù hợp. Nhưng hình 55
  57. thức này có nhược điểm đối với những doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thì không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn doanh nghiệp Phương pháp phân tích: là so sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch hoặc kỳ trước đồng thời kết hợp phương pháp cân đối liên hệ để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. 5.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt giá trị Khối lượng sản phẩm tiêu thụ hay khối lượng dịch vụ cung cấp hoàn thành biểu hiện dưới hình thức giá trị, còn gọi là doanh thu tiêu thụ. Để đánh giá kết quả công tác bán hàng, người ta so sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kỳ gốc (kế hoạch, năm trước) với doanh thu kỳ gốc tính theo giá bán kỳ gốc (kế hoạch, năm trước) * Phân tích chung tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ n Qi1 Pik - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (t): i 1 t n 100(%) Qik Pik i 1 n n - Mức tăng (giảm) so với kế hoạch: S Qi1 Pik Qik Pik i 1 i 1 Trong đó:Qi1, Qiklần lượt là số lượng sản phẩm i tiêu thụ thực tế, kế hoạch Pik là đơn giá bán kế hoạch của sản phẩm i Nếu t ≥ 100% và ∆S ≥ 0 thì đánh giá là doanh nghiệp đã hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch về khối lượng tiêu thụ sản phẩm và ngược lại * Phân tích tình hình tăng trưởng tiêu thụ n Qi1 Pi0 - Phần trăm tăng trưởng tiêu thụ (t): i 1 t n 100(%) Qi0 Pi0 i 1 n n - Mức tăng (giảm) doanh thu tiêu thụ: S Qi1 Pi0 Qi0 Pi0 i 1 i 1 Trong đó:Qi1,Qi0: lần lượt là số lượng sản phẩm i tiêu thụ kỳ này, kỳ trước Pi0: là đơn giá bán sản phẩm i kỳ trước 56
  58. 5.2.3 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu Mặt hàng chủ yếu là mặt hàng truyền thống của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng giá trị hàng tiêu thụ khá lớn trong doanh nghiệp Ý nghĩa: nhằm đảm bảo tình hình thực hiện cho từng hợp đồng, giữ được uy tín của doanh nghiệp. Nội dung phân tích tình còn chỉ ra những sản phẩm đang gặp khó khăn trong tiêu thụ để có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ * Phương pháp phân tích: - Khi kết quả tiêu thụ thể hiện bằng thước đo hiện vật: So sánh số thực tế với số kế hoạch của từng mặt hàng chủ yếu. Nếu một mặt hàng không hoàn thành kế hoạch thì kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu - Khi kết quả tiêu thụ thể hiện bằng thước đo giá trị: ngoài việc so sánh trên, ta còn có thể tính chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu. Nguyên tắc tính là không lấy phần giá trị vượt kế hoạch của mặt hàng này bù cho phần hụt so với kế hoạch của mặt hàng kia. Chỉ tiêu phân tích: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu k x Q Pik i1 x100 T m x Qik Pik Trong đó: Tm : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu k : Sản lượng tiêu thụ thực tế trong giới hạn kế hoạch của mặt hàng i Q1i : Sản lượng tiêu thụ kế hoạch của mặt hàng i Qki Pki : Đơn giá kế hoạch của mặt hàng i Nếu Tm<100%: doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu Nếu Tm= 100%: doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiệu thụ mặt hàng chủ yếu Ví dụ: tình hình tiêu thụ theo 3 mặt hàng chủ yếu của một doanh nghiệp Số lượng sản phẩm tiêu thụ Đơn giá bán kế hoạch Sản phẩm Kế hoạch Thực tế (1.000đ) A 1.200 1.350 10 B 2.700 2.500 15 C 4.300 4.500 30 57
  59. Với số liệu trên, ta có thể phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ nói chung và tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu Doanh thu tiêu thụ (1.000đ) Mức chênh lệch so với Tỷ lệ hoàn thành Sản phẩm Kế hoạch Thực tế kế hoạch (1.000đ) kế hoạch (%) A 12.000 13.500 1.500 112,50% B 40.500 37.500 -3.000 92,59% C 129000 135000 6.000 104,65% Cộng 181.500 186.000 4.500 102,48% Phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ ∑Q P 186.000 t = i1 ik x100 = x 100 = 102,4% ∑QikPik 181.500 Mức vượt kế hoạch: 186.000 – 181.500 = + 4.500 (1.000 đồng) Phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu 12.000+ 37.500+ 129.000 Tm = x 100 = 98,34% 12.000+ 40.500+ 129.000 Như vậy, xét về tổng thể doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ với mức vượt kế hoạch là 4.500.000đ, tương ứng với tỷ lệ vượt là 2,47%. Tuy nhiên, khi xem xét các mặt hàng chủ yếu thì chỉ có mặt hàng A và C là vượt kế hoạch, mặt hàng B không đạt kế hoạch (92,59%). Do vậy, đơn vị không hoàn thành kế hoạch kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu, chỉ đạt 98,34% so với kế hoạch. Cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đạt kế hoạch của mặt hàng B để có biện pháp kịp thời 5.3 Phân tích điểm hoà vốn 5.3.1 Phương pháp xác định điểm hoà vốn Gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ là mục tiêu của các doanh nghiệp để không chỉ dành vị trí nhất định trên thị trường mà còn tối đa hóa lợi nhuận. Mặt khác, các phân tích tình hình tiêu thụ trên đây sau khi kết thúc quá trình tiêu thụ. Tuy nhiên, trong kinh doanh các nhà quản trị doanh nghiệp thường lập kế hoạch tiêu thụ, nếu doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đến mức đó thì doanh thu tiêu thụ có đủ bù đắp chi phí sản xuất và tiêu thụ hay không. Từ đó cũng có thể xác định được miền sản lượng (hay doanh thu) tiêu thụ cho lợi nhuận mong muốn làm cơ sở cho việc lập các phương án kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp 58
  60. Điểm hòa vốn là điểm về khối lượng tiêu thụ mà tại đó doanh thu đủ bù đắp hết biến phí và định phí.Phân tích tình hình tiêu thụ theo điểm hòa vốn liên quan tới việc phải phân loại chi phí của doanh nghiệp trong kỳ thành hai loại: chi phí cố định (còn gọi là định phí) và chi phí biến đổi (còn gọi là biến phí) - Tổng định phí là chi phí không thay đổi hay thay đổi không đáng kể theo số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong ngắn hạn (thường là 1 năm) hoặc gắn với quy mô sản xuất. Ví dụ: chi phí khấu hao, một bộ phận chi phí điện nước, một bộ phận chi phí quản lý - Biến phí là chi phí thay đổi khi số lượng sản xuất và tiêu thụ thay đổi. Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, một phần chi phí điện nước, hoa hồng bán hàng, một phần chi phí quản lý doanh nghiệp . * Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm Gọi LN là lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm TFC là tổng định phí TVC là tổng biến phí VC là biến phí đơn vị sản phẩm Ta có: LN = DT – TFC – TVC hay LN = P x Q – VC x Q - TFC Tại điểm hoà vốn LN = 0 → P x Qhv – VC x Qhv – TFC = 0 TFC → Qhv P VC Trường hợp cần xác định sản lượng hòa vốn theo thước đo giá trị (còn gọi là TFC TFC doanh thu hòa vốn) thì tính theo công thức: Shv P VC VC 1 P P * Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm: Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, hàng hóa tachỉ xác định doanh thu hòa vốn, không thể xác định được sản lượng hòa vốn vì các loại sản phẩm, hàng hóa khác nhau có đơn vị đo hiện vật khác nhau. TFC Doanh thu hòa vốn được xác định theo công thức: Shv VC  1 K P 59
  61. Trong đó:K là tỉ trọng doanh thu từng mặt hàng trong tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp. Doanh thu hoà vốn của hoạt động i = Doanh thu hoà vốn x kết cấu doanh thu hoạt động i Ví dụ: Công ty tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B với số liệu như sau: Chỉ tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B Đơn giá bán (1.000 đồng/sản phẩm) 50 80 Biến phí đơn vị (1.000 đồng/sản phẩm) 35 48 Tổng định phí kinh doanh hai sản phẩm: 184 triệu đồng Kết cấu doanh thu của hai sản phẩm: A: 80% và B: 20% Yêu cầu: hãy xác định doanh thu hoà vốn của từng sản phẩm Tỷ lệ SDĐP của sản phẩm A: (50- 35)/50 = 0,3 Tỷ lệ SDĐP của sản phẩm B: (80 – 48)/80 = 0,4 Tỷ lệ SDĐP bình quân = (0,3 x 80%) + (0,4 x 20%) = 0,32 Doanh thu hoà vốn của công ty = 184.000/0,32 = 575.000 (1.000đồng) Doanh thu hoà vốn của sản phẩm A: 575.000 x 0,8 = 460.000 (1.000 đồng) Doanh thu hoà vốn của sản phẩm B: 575.000 x 0,2 = 115.000 (1.000 đồng) 5.3.2 Phân tích điểm hoà vốn để quyết định phương án sản xuất kinh doanh Qua phân tích tiêu thụ theo điểm hòa vốn ta có những kết luận sau: + Trường hợp số lượng sản phẩm (doanh thu) tiêu thụ lớn hơn sản lượng (doanh thu) hòa vốn: hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp mang lại lợi nhuận và ngược lại + Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, phân tích theo điểm hòa vốn sẽ chỉ ra những thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng có lợi cho doanh nghiệp + Phân tích tiêu thụ theo điểm hòa vốn còn cho thấy những thời điểm thích hợp trong kỳ kinh doanh cần điều chỉnh giá bán, biến phí đơn vị để tăng sản lượng tiêu thụ vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận 60