Bài giảng môn học Đánh giá đất đai

pdf 56 trang vanle 2150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Đánh giá đất đai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_hoc_danh_gia_dat_dai.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn học Đánh giá đất đai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - HCM - oOo - BÀI GIẢNG ĐĐÁÁNNHH GGIIÁÁ ĐĐẤẤTT ĐĐAAII (Dùng cho sinh viên ngành Quản Lý Đất Đai – lưu hành nội bộ) ThS. Huỳnh Thanh Hiền Bộ môn: Kinh tế Đất và BĐS Khoa: Quản lý Đất đai &BĐS @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Năm 2015
  2. MỤC LỤC Trang MỤC LỤC i MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 2 I.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 2 I.1.1. Mục đích 2 I.1.2. Yêu cầu 2 I.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 2 I.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 5 I.4. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 9 I.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT 10 I.5.1. Công tác đánh giá đất đai ở một số nước trên thế giới 10 I.5.2. Công tác điều tra đánh giá đất ở Việt Nam 15 I.5.3. Một số nhận xét chung 16 CHƯƠNG II. ĐẤT ĐAI - BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI 17 II.1. ĐẤT 17 II.1.1. Khái niệm 17 II.1.2. Bản đồ đất 17 II.2. ĐẤT ĐAI VÀ BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI 31 II.2.1. Khái niệm đất đai 31 II.2.2. Đơn vị bản đồ đất đai 32 II.2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 38 II.2.3.1. Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 38 II.2.3.2. Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 38 II.2.3.3. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 40 II.2.3.4. Một số ví dụ về phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ ở Việt Nam 44 CHƯƠNG III. SỬ DỤNG ĐẤT – LOẠI HÌNH VÀ YÊU CẦU 54 III.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT 54 III.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 58 III.2.1. Tầm quan trọng của đánh giá hiện trạng sử dụng đất 58 III.2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 58 III.2.2.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất 59 Trangi
  3. III.2.2.2. Nội dung thể hiện và phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ 59 III.2.2.3. Phân loại hiện trạng sử dụng đất 68 III.2.3. Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất 75 III.2.3.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất cho đánh giá 75 III.2.3.2. Mô tả thuộc tính các loại hình SDĐ 76 III.2.4. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất 77 CHƯƠNG IV. THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI – PHÂN HẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ 80 IV.1. XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN 80 IV.2. PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI 81 IV.2.1. Cấu trúc của phân hạng khả năng thích hợp đất đai 81 IV.2.2. Các phương pháp phân hạng khả năng thích hợp đất đai 84 IV.2.3. Nội dung công tác phân hạng khả năng thích hợp đất đai 85 IV.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.85 IV.3.1. Phân tích hiệu quả kinh tế -xã hội 85 IV.3.2. Phân tích, đánh giá tác động môi trường 86 IV.4. PHẠM VI VÀ THỂ LOẠI PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH HỢP 87 IV.4.1. Phạm vi phân loại 87 IV.4.2. Thể loại phân hạng khả năng thích hợp đất đai 87 IV.5. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI 88 Trangii
  4. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm MỞ ĐẦU Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không có khả năng tái tạo, hạn chế về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Trong quá trình phát triển xã hội con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, thay thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó làm giảm dần tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Với sức ép của việc gia tăng dân số, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất đai ngày càng bị tàn phá mạnh mẽ. Nhiều trường hợp khai thác sử dụng đất một cách tuỳ tiện dẫn đến sản xuất không thành công. Vì vậy quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã được định hướng cho các đề tài nghiên cứu và ứng dụng quan trọng và cấp bách hiện nay trong sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Nhằm khai thác các nguồn lợi từ đất trên cơ sở kết hợp tiềm lực kinh tế - xã hội, để đảm bảo nhu cầu về thức ăn và vật dụng xã hội. Đánh giá đất đai là một nội dung nghiên cứu không thể thiếu được trong chương trình phát triển một nền nông – lâm nghiệp bền vững và có hiệu quả. Vì đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản nhất của người nông dân, nên họ cần có những hiểu biết khoa học về tiềm năng sản xuất của đất và những khó khăn hạn chế trong sử dụng đất của mình, đồng thời nắm được những phương thức sử dụng đất thích hợp nhất. Qua đó có thể thấy được sự cần thiết phải tiến hành điều tra đánh giá đất đai nhằm tạo tiền đề và cơ sở cho việc sử dụng và quản lý đất đai một cách có hiệu quả và tiết kiệm nhất. Tuy vậy, công tác đánh giá đất ở nước ta còn khá mới mẽ, mới được triển khai từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Đặc biệt bài giảng về “Đánh giá đất đai” ở các trường đại học mới được trình bày trong những năm gần đây. Thực chất công tác đánh giá đất đai chính là quá trình: - Thu thập thông tin chính xác về các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng cần đánh giá. - Đánh giá tính thích hợp của đất đai đối với các kiểu sử dụng đất khác nhau đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của người sử dụng đất cũng như cộng đồng (thôn, xã). Trong khuôn khổ bài giảng “ Đánh giá đất đai” trên quan điểm sinh thái và bền vững, chúng tôi chỉ xin giới thiệu sâu về đánh giá nguồn tài nguyên đất đai và các loại hình sử dụng đất thích hợp, phục vụ phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp. @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 1
  5. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI I.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU MÔN HỌC I.1.1. Mục đích - Nâng cao hiểu biết và nhận thức về quan điểm đánh giá đất đai theo FAO (Tổ chức Lương - Nông của Liên Hợp Quốc = Food and Agriculture Organization). - Giới thiệu nội dung và quy trình đánh giá đất đai theo FAO. - Hiểu, vận dụng được các phương pháp và kỹ thuật mới trong các bước đánh giá đất đai. - Hiểu, vận dụng được các kết quả đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp. I.1.2. Yêu cầu - Quán triệt phương pháp, nguyên tắc và quy trình đánh giá đất đai. - Nắm vững các khái niệm cơ bản có liên quan đến công tác đánh giá đất đai. - Nắm vững phương pháp và cấu trúc phân hạng khả năng thích hợp, phân tích tài chính và tác động môi trường trong đánh giá đất đai. - Biết sử dụng kết quả đánh giá đất đai cho việc đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và bền vững. I.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI  Khái niệm về đánh giá đất đai Đánh giá đất là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau. Nhằm cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử dụng đất một cách hợp lý. Thực chất công tác đánh giá đất đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất. Một số định nghĩa về đánh giá đất đai như sau: Định nghĩa theo Stewart (1968) như sau: “Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi, quy hoạch sản xuất”. Định nghĩa theo FAO đề xuất năm 1976 như sau: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu giữa những tính chất vốn có của những vạt/khoanh đất cần đánh @giá 2015, với những tính ThS. chất đất đai Huỳnh mà loại yêu cầu Thanh sử dụng đất cần Hiền phải có”. - NLU  Quan điểm đánh giá đất đai theo FAO - Đánh giá các đặc điểm, thuộc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội của các đơn vị đất đai và loại sử dụng đất. - Đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả và tính bền vững cho các loại sử dụng đất. Trang 2
  6. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Công tác đánh giá đất đai tập trung nghiên cứu 4 nội dung như sau: A. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường kinh tế xã hội có liên quan đến chất lượng đất đai (LQ) 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở nghiên cứu các nội dung như sau: - Vị trí địa lý. - Địa chất, địa hình, dáng đất, địa mạo. - Khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, bốc hơi, sương giá, bão, lụt, ). - Thuỷ văn (xâm nhập mặn, ngập úng, khả năng tươi tiêu, ). - Sinh vật tự nhiên (các thảm thực vật tự nhiên). - Thổ nhưỡng (tài nguyên đất): Phân loại, tính chất, bản đồ. - Tài nguyên nước (nước ngầm, nước mặt). - Tài nguyên rừng (diện tích, trữ lượng, phân loại, ). - Tài nguyên khoáng sản. - Tài nguyên nhân văn. 2. Môi trường kinh tế - xã hội - Dân số, lao động và mức sống. - Dân tộc, tôn giáo. - Sản phẩm nông nghiệp và khả năng tiêu thụ. - Các dịch vụ có liên quan đến sử dụng đất. - Hiện trạng kinh tế và cơ sở hạ tầng. B. Nghiên cứu đặc tính đất đai và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai - Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. - Xây dựng hệ thống các bản đồ đơn tính (thổ nhưỡng, khí hậu, độ dốc, ). - Chồng xếp các bản đồ đơn tính xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. - Thống kê diện tích và mô tả các đơn vị đất đai. C. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lựa chọn các loại hình sử dụng đất cho đánh giá và xác định yêu cầu sử dụng đất @ 2015,- Đánh giá hiệnThS. trạng sử Huỳnhdụng đất. Thanh Hiền - NLU - Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất. - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất cho đánh giá đất đai. - Xác định yêu cầu sử dụng đất (LR) cho các loại hình được lựa chọn. D. Phân cấp đánh giá khả năng thích hợp của các đơn vị đất đai cho các loại hình sử dụng đất được chọn Trang 3
  7. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Phân cấp đánh giá. - Xây dựng bản đồ thích hợp đất đai. I.2.6. Trình tự các bước tiến hành đánh giá đất đai theo FAO Sơ đồ 1: Tiến trình đánh giá đất đai cho phát triển theo FAO (năm 1992) Sơ đồ 2: Các bước tiến hành đánh gía đất đai phục vụ QHSDĐ theo FAO, 1992 3 1 2 Xác định 5 6 7 8 9 loại hình Xác Thu Đánh Xác định Xác định Quy Áp sử dụng định thập giá hiện trạng loại sử hoạch dụng mục tài đất khả kinh tế - xã dụng đất sử kết quả tiêu liệu 4 năng hội và môi thích hợp dụng đánh Xác định thích trường nhất đất giá đất đơn vị hợp đai đất đai Tiến trình đánh giá đất đai được chia thành ba giai đoạn chính: (i) Giai đoạn chuẩn bị; (ii) Giai đoạn điều tra thực tế và (iii) Giai đoạn xử lý các số liệu và báo cáo @kết 2015, quả. ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU (i) Giai đoạn chuẩn bị - Thảo luận ban đầu về phạm vi vùng nghiên cứu, nội dung, phương pháp nghiên cứu; lập kế hoạch; phân loại và xác định các nguồn tài liệu có liên quan. Trang 4
  8. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Thu thập và kế thừa các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đất và sử dụng đất như: khí hậu, địa chất, địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng và các số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất. (ii) Giai đoạn điều tra thực tế - Điều tra thực địa về hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng đất nhằm mục đích lựa chọn loại hình sử dụng đất có triển vọng, phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện sinh thái và bối cảnh kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu. - Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu các yếu tố môi trường tự nhiên liên quan đến sản xuất nông - lâm nghiệp để phân lập và xác định các đặc tính đất đai có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sử dụng đất. Tiến hành khoanh định các bản đồ đơn tính phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. (iii) Giai đoạn xử lý các số liệu và báo cáo kết quả - Căn cứ các kết quả khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, trên cơ sở chồng xếp các lớp bản đồ đơn tính đã được khoanh vẽ ngoài thực địa. Thống kê và đánh giá các đặc tính (chất lượng) của các đơn vị đất đai. - Căn cứ trên yêu cầu sinh thái của cây trồng và đặc điểm của môi trường tự nhiên để xác định các yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất được đánh giá. - Kết hợp giữa chất lượng đất đai với yêu cầu sử dụng đất đai của các loại hình sử dụng đất để xác định các mức thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất được xem xét. - Dựa trên kết quả đánh giá thích hợp đất đai để đề xuất, bố trí sử dụng đất 1 cách hợp lý và có hiệu quả nhất . I.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều phương pháp đánh giá đất đai khác nhau. Trong bài này (trong khuôn khổ bài giảng) trình bày chủ yếu phương pháp đánh giá đất đai của FAO đề nghị, trên cơ sở tài liệu của FAO năm 1976 ( A Framework For Land Evaluation) và các hướng dẫn tiếp theo năm 1983, 1985, 1992. Năm 1975 tại hội nghị ở Rome, từ kết quả dự thảo đầu tiên của FAO năm 1972 (được Brinkman và Smith soạn lại và in ấn năm 1973), những ý kiến đóng góp cho dự thảo đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO biên soạn lại, đã hình thành phương pháp đầu tiên của FAO về đánh giá đất đai, công bố năm 1976 với tên gọi là “Đề cương đánh giá đất đai” (sau đó được bổ sung chỉnh sửa năm 1983). Đã chuẩn hóa về thuật ngữ và phương pháp luận trong đánh giá đất thành một phương pháp đánh giá đất đai thống nhất trên thế giới. Ngay khi mới công bố, đề cương đã được áp dụng trong nhiều quốc gia, là tài @liệu 2015, được trích dẫn ThS. nhiều nhất Huỳnh trong đánh giá đấtThanh đai và hầu hết Hiền các tác giả đều- NLU đồng ý về tầm quan trọng của nó cho sự phát triển của ngành đánh giá đất đai. Trong những năm gần đây phương pháp luận đánh giá đất đai của FAO cũng đã được áp dụng vào điều kiện cụ thể ở nước ta, cho thấy tính khả thi cao và có giá trị trong việc làm căn cứ khoa học cho công tác quy hoạch sử dụng đất. Trang 5
  9. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Trong quá trình đánh giá đất đai sử dụng một trong hai phương pháp sau:  Phương pháp 2 bước: Phương pháp này được tiến triển theo các tuần tự rõ rệt, gồm có 2 bước: Bước 1 đánh giá đất tự nhiên (đánh giá đất về mặt định tính, bán định lượng) và bước thứ 2 là phân tích kinh tế xã hội.  Phương pháp song song: Các bước tiến triển song song, kết hợp đánh giá đất tự nhiên đồng thời với việc phân tích tác động của môi trường kinh tế xã hội. Trong thực tế sự khác nhau của 2 phương pháp không thực sự rõ nét. Phương pháp 2 bước thường dùng cho các dự án điều tra thăm dò (những dự án lớn và tổng quát), rồi tiếp đến phương pháp song song ở điều tra chi tiết và bán chi tiết. Cụ thể các bước tiến hành đánh giá đất đai theo phương pháp hai bước và phương pháp song song được thể hiện qua sơ đồ 3. Sơ đồ 3: Các phương pháp tiến hành trong đánh giá đất đai (FAO , 1976) THAM KHẢO BAN ĐẦU Phương pháp 2 bước Phương pháp song song Điều tra Điều tra cơ bản cơ bản Bước Phân hạng thứ Phân hạng thích hơp 1 đất đai định Phân tích thích hợp đất kinh tế, xã đai định lượng và hội tính/bán định định tính lượng Phân tích kinh tế xã hội @ Bước2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU thứ 2 Phân hạng thích hợp đất Quyết định đai định lượng quy hoạch Trang 6
  10. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Sơ đồ 4: Trình tự hoạt động đánh giá đất đai theo FAO, 1976 KHỞI ĐẦU (a) Mục tiêu (b) Số liệu (c) Lập kế hoạch đánh giá LOẠI SỬ DỤNG ĐẤT KHẢO SÁT TÀI NGUYÊN Loại sử dụng đất chủ yếu hay ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI loại sử dụng đất cụ thể SO SÁNH SỬ DỤNG ĐẤT VỚI ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI Yêu cầu, giới (a) Đối chiếu Tính chất và hạn của việc sử (b) Tác động môi trường chất lượng đất dụng đất (c) Phân tích kinh tế – xã hội đai (d) Kiểm tra thực địa Cải tạo đất đai Phân loại khả năng thích nghi đất đai TRÌNH BÀY KẾT QUẢ @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 7
  11. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Sơ đồ 5: Quy trình đánh giá đất cho quy hoạch sử dụng đất @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 8
  12. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm I.4. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI Đánh giá đất đai mang tính địa phương, tức là ở các vùng có điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khác nhau thì yếu tố dùng cho đánh giá đất đai cũng khác nhau. Vì vậy không thể áp dụng các chỉ tiêu đánh giá đất đai từ vùng này cho vùng khác mà không có cùng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Ví dụ: Ở vùng trung du các yếu tố dùng cho đánh giá đất đai là loại hình thổ nhưỡng, địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, nhưng ở vùng đồng bằng các yếu tố dùng để đánh giá đất đai lại là đất, chế độ nước tưới, xâm nhập mặn, mức độ ngập và thời gian ngập, Trong đánh giá đất đai phải phân biệt được sự khác nhau giữa 03 nội dung Đánh giá đất đai, Phân hạng đất và Định giá đất. Trong đó mỗi nội dung được hiểu như sau: - Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp đất đai nhằm xác định một vùng đất thích hợp với những loại hình sử dụng đất nào làm cơ sở cho việc bố trí sử dụng đất. - Phân hạng đất nhằm xác định mức độ phì nhiêu của một vùng đất làm cơ sở cho việc đánh thuế nông nghiệp. - Định giá đất nhằm xác định giá trị của một vùng đất bằng tiền làm cơ sở cho việc trao đổi, chuyển nhượng, bồi thường, Như vậy, trong đánh giá đất đai cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: 1. Khả năng thích hợp đất đai được đánh giá và phân loại cho từng loại hình sử dụng đất cụ thể. 2. Mức độ thích hợp được xác định từ tiêu chuẩn kinh tế. 3. Phải kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai. 4. Việc đánh giá cần được xem xét một cách tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng. @ 2015,5. Khả năng ThS.thích hợp bao Huỳnh hàm cả việc sử Thanhdụng đất trên cơ Hiềnsở bền vững. - NLU 6. Cần phải so sánh chất lượng (đặc tính) đất đai với 2 hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Trang 9
  13. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm I.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT I.5.1. Công tác đánh giá đất đai ở một số nước trên thế giới Tuỳ theo mục đích và điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia sẽ đề ra nội dung và phương pháp đánh giá đất đai của mình. Có rất nhiều phương pháp đánh giá đất đai khác nhau, nhưng xét về mặt tổng quát có 2 hướng chính: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế xã hội và đánh giá kinh tế đất đai có xem xét tới điều kiện tự nhiên. Hiện nay có 3 phương pháp đánh giá đất chính: . Đánh giá đất dựa vào sự mô tả và xét đoán trực tiếp - định tính. . Đánh giá đất theo cách cho điểm các chỉ tiêu từ (0 đến 100 điểm). . Đánh giá đất trên cơ sở tính thích hợp của các loại sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - định lượng. Sau đây là một số phương pháp đánh giá đất đai ở một số nước và các cơ quan, tổ chức trên thế giới cũng như ở Việt Nam: o Công tác đánh giá đất ở Mỹ Tại Mỹ hiện nay đang ứng dụng rộng rãi hai phương pháp: phương pháp tổng hợp và phương pháp yếu tố, chủ yếu dựa trên khả năng khai thác và hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất. - Phương pháp tổng hợp: Phân chia lãnh thổ tự nhiên và đánh giá đất thông qua năng suất cây trồng nhiều năm (10 năm). - Phương pháp yếu tố: Thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất đất và phương hướng cải tạo. Các yếu tố đánh giá là: Độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chất lẫn vào, hàm lượng các độc tố, muối, địa hình, mức độ xói mòn và khí hậu. Việc đánh giá đất này không chỉ dựa trên năng suất cây trồng trên các loại đất mà còn thống kê các chi phí và thu nhập. Trong trường hợp này lợi nhuận tối đa được chọn làm mốc so sánh cho các loại hình khác nhau trên cùng một loại đất. Bằng việc quy nhóm đất sản xuất phục vụ sản xuất đất nông-lâm nghiệp, toàn bộ nước Mỹ được chia làm 8 lớp. Bốn lớp đầu có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó lớp I ít hoặc không có hạn chế và hạn chế tăng dần ở các lớp II, III, IV. Ba lớp V, VI, VII không có khả năng sản xuất nông nghiệp mà chỉ có khả năng sản xuất lâm nghiệp hoặc chăn thả gia súc. Lớp thứ VIII là các vùng đất hoàn toàn không có khả năng sản xuất nông-lâm nghiệp như đầm lầy, khe vực, cát trắng Trong hệ thống đánh giá đất đai này, khả năng sản xuất của đất đai giảm dần và những hạn chế tăng dần từ lớp I đến lớp VIII. Mức độ chi tiết hơn, các lớp được chia @nhỏ 2015, thành những ThS.lớp phụ. Những Huỳnh lớp phụ trong Thanh một lớp khác nhau Hiền về tính chất- NLUcác hạn chế. Chi tiết hơn nữa các lớp phụ lại chia nhỏ hơn thành các đơn vị khả năng đất đai. Ngoài ra ở Mỹ còn có hệ thống đánh giá đất đai dành riêng cho công tác thủy lợi. Do dành riêng cho một mục đích sử dụng nên phương pháp này đã xem xét đến mặt kinh tế và đánh giá theo định lượng. Trang 10
  14. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm o Công tác đánh giá đất ở Canada Canada đánh giá đất theo các yếu tố tự nhiên của đất và theo năng suất cây trồng (ngũ cốc) nhiều năm. Trong đó lấy cây lúa mỳ làm tiêu chuẩn để đánh giá. Nếu trong đơn vị sản xuất có nhiều loại cây trồng thì được dùng hệ số chuyển đổi ra cây lúa mỳ. Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá đất được chú ý là: thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ muối độc, mức độ xói mòn đất và chất lẫn vào. Trên cơ sở đó đất ở Canada được chia làm 7 nhóm: - Nhóm 1: Thích hợp với nhiều loại cây hơn cả, ít và không có hạn chế. - Nhóm 2: Khả năng thích hợp với một số cây trồng. Có hạn chế chính là xói mòn, khí hậu không thuận lợi, nghèo dinh dưỡng. - Nhóm 3: Chỉ thích hợp với một số ít cây trồng, có nhiều hạn chế về: độ dốc lớn, xói mòn mạnh, thành phần cơ giới nặng, nghèo dinh dưỡng. - Nhóm 4: Thích hợp với rất ít cây trồng. Hạn chế chính là khí hậu khắc nghiệt, bị xói mòn mạnh không có khả năng giữ nước. - Nhóm 5: Ít trồng được cây hàng năm, chỉ trồng được cây lâu năm nhưng yêu cầu đầu tư cao. - Nhóm 6: Đất chỉ dùng được vào chăn thả gia súc. - Nhóm 7: Hoàn toàn không có khả năng sản xuất nông nghiệp. o Công tác đánh giá đất ở Anh Ở Anh tồn tại 2 phương pháp đánh giá đất: Đánh giá đất dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Phương pháp này không chú ý đến sự tham gia của con người mà chỉ chủ yếu dựa vào độ phì tự nhiên và được chia làm 3 nhóm: - Nhóm yếu tố con người không thể thay thế được như khí hậu, vị trí, địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới. - Nhóm các yếu tố mà con người có thể cải tạo được nhưng cần phải đầu tư cao như tưới tiêu, thau chua rửa mặn, - Nhóm các yếu tố mà con người có thể cải tạo được bằng các biện pháp canh tác thông thường như điều hoà dinh dưỡng trong đất, cải thiện độ chua, Đánh giá đất căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế. Kết quả đánh giá dựa trên số liệu thống kê năng suất cây trồng thực tế qua nhiều năm. Việc đánh giá này gặp nhiều khó khăn và không khách quan vì năng suất cây trồng phụ thuộc vào loại cây trồng được chọn và khả năng của người sử dụng. Trên cơ sở phương pháp đánh giá đất đai thứ nhất, đất đai ở Anh được chia làm 5 nhóm: @ -2015, Nhóm 1: gồm ThS. các loại đấtHuỳnh thuận lợi nhiều Thanh mặt để sản xuấtHiền nông nghiệp, - NLU trồng được nhiều loại cây và cho năng suất cao. - Nhóm 2: đất có một số yếu tố hạn chế nhưng ảnh hưởng không lớn, có khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng trừ các loại cây ăn quả. - Nhóm 3: đất có chất lượng trung bình, thích hợp cho đồng cỏ và một số ít cây lương thực, tầng đất mỏng, địa hình mấp mô, khí hậu lạnh. Trang 11
  15. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Nhóm 4: nghèo dinh dưỡng canh tác khó khăn, chỉ thích hợp với các cây trồng không cần đầu tư cao. - Nhóm 5: đất đồng cỏ chăn nuôi, không trồng được cây lương thực. o Đánh giá đất ở Ấn Độ Ở Ấn Độ đánh giá đất dựa trên phương trình được Mêta và Raychaudhuri xây dựng năm 1961: Y (sức sản xuất) = FA x FB x FC x FX Trong đó: - A: Độ dày tầng đất và đặc tính của nó - B: Thành phần cơ giới của lớp đất mặt - C: Độ dốc bề mặt - X: Các yếu tố biến động như tưới tiêu, kiềm, mức độ dinh dững, độ xói mòn. - Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng đánh giá mà chọn các yếu tố thích hợp. Mỗi yếu tố chia thành nhiều cấp và tính theo phần trăm (%). Bằng phương pháp này, đất đai ở Ấn Độ được chia thành 6 nhóm: - Nhóm 1: thượng hảo hạng, 80 – 100% đất có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng suất cao. - Nhóm 2: 60 – 79% đất có thể trồng bất kỳ cây trồng nào nhưng cho năng suất thấp hơn. - Nhóm 3: nhóm trung bình, 40 –59% đất có thể trồng được một số cây. - Nhóm 4: nhóm nghèo, 20 – 39% đất chỉ trồng được một số cây có chọn lọc. - Nhóm 5: rất nghèo, 10 – 19% làm bãi chăn thả. - Nhóm 6: có dưới 10% đất dùng vào nông nghiệp. o Đánh giá đất ở Balan Balan tiến hành đánh giá đất trên cơ sở đánh giá các yếu tố tự nhiên như thành phần cơ giới, độ dày tầng canh tác, cấu trúc đất, độ chua, mức độ gley, chế độ nước trong đất, địa hình, năng suất cây trồng, Trên cơ sở đó đất Ba Lan được chia làm 8 nhóm: - Nhóm 1: đất có phẩm chất cao, có đầy đủ các tính chất tối ưu, có đủ mọi điều kiện để phát triển tất cả các loại cây trồng nông nghiệp. - Nhóm 2: gồm các loại đất có phẩm chất cao nhưng có một số tính chất kém hơn nhóm 1, trong đó có một số hạn chế đối với cây trồng. @ -2015, Nhóm 3: gồm ThS. các loại đấtHuỳnh có phẩm chất Thanh khá phát triển Hiền trên sét và -hoàng NLU thổ, thành phần cơ giới trung bình, mực nước ngầm có ảnh hưởng đến phẩm chất đất. Các đất ở nhóm này thường được trồng lúa mì cho năng suất cao nên còn gọi là đất lúa mì. - Nhóm 4: đất có phẩm chất trung bình, phần lớn đất có thành phần cơ giới nhẹ, thuận lợi cho việc trồng khoai tây nên còn gọi là đất khoai tây. Trang 12
  16. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Nhóm 5: đất xấu phẩm chất thấp, thuộc đất Renzin, thịt nặng, gley mạnh. - Nhóm 6: đất rất xấu, gồm các loại đất nhóm 5 nhưng tính chất hóa học kém. - Nhóm 7: đất không dùng vào nông nghiệp được, chỉ cho lâm nghiệp. - Nhóm 8: đất đồi núi dùng cho lâm nghiệp. o Đánh giá đất ở Bulgaria Đánh giá đất ở Bulgaria thường chú ý đến các chỉ tiêu có tính chất tự nhiên, nó ảnh hưởng đến độ phì của đất và ảnh hưởng tới sự phát triển, sinh trưởng của các loại cây nông nghiệp. Mỗi loại đất có một thang điểm riêng cho từng yếu tố. Các loại cây trồng chính đều được nghiên cứu và xây dựng thành các thang điểm về đất như cây lúa mì. Phương pháp này không chú ý đến hiệu quả kinh tế, tổng lợi nhuận và vấn đề xã hội, môi trường. Bằng phương pháp cho điểm, đất Bungaria được chia làm 10 hạng: Bảng 1: Phân hạng đất ở Bulgaria NHÓM ĐẤT LOẠI HẠNG ĐẤT THANG ĐIỂM 1. Đất rất tốt 1 90 – 100 2. Đất tốt 2 80 – 90 3 70 – 80 4 60 - 70 3. Đất trung bình 5 50 – 60 6 40 – 50 4. Đất xấu 7 30 – 40 8 20 – 30 5. Đất không sử dụng được 9 10 –20 10 0 -10 o Đánh giá đất ở Liên Xô cũ Đây là trường phái đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển của V.V. Đôcuchaev. Trường phái này cho rằng, đánh giá đất đai trước hết phải đề cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Phải có sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu. Trong đánh giá đất thường áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố trên cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất. Đối chiếu giữa tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu @cầu 2015, của hệ thống ThS.cây trồng được Huỳnh lựa chọn để phân Thanh hạng đánh giá Hiền đất. - NLU Công tác điều tra đánh giá đất ở Liên Xô cũ phát triển rất sớm từ thế kỷ XVIII nhưng mãi đến năm 1967 Liên Xô mới xuất bản cuốn “Phân hạng đất toàn Liên Bang”. Trong cuốn này đánh giá đất được hiểu như sau: “ Đánh giá đất là sự phân hạng đất chuyên môn hoá theo sức sản xuất của đất được cấu thành bởi những đặc tính khách quan và những tính chất tự nhiên rất cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng và có tương quan với năng suất trung bình nhiều năm”. Trang 13
  17. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Theo quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai được tiến hành trên toàn Liên Bang và do Bộ Nông Nghiệp chủ trì (Bộ Nông nghiệp Liên Xô, 1980). Nội dung cơ bản là: - Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai. - Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp. - Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công bằng trong thu mua và giao nộp sản phẩm. - Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch. - Đánh giá đất được thực hiện theo hai hướng: đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu suất của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là: . Năng suất-giá thành sản phẩm. . Mức hoàn vốn. . Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy). - Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây họ đậu, đơn vị đánh giá là các chủng đất. - Nội dung tiến hành gồm 7 công đoạn: . Chuẩn bị. . Tổng hợp tài liệu. . Phân vùng đánh giá đất. . Xác định đơn vị đánh giá đất đai. . Xác định các thông số cơ bản cho từng nhóm chủng đất. . Xây dựng thang đánh giá đất đai. . Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho từng cơ sở sản xuất. Ngoài ra có quy định đánh giá cụ thể cho: đất có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả o Đánh giá đất của Tổ Chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của đánh giá đất đai làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất, tổ chức FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước xây dựng bản “Đề cương đánh giá đất” năm 1976 (A Framework for Land Evaluation, FAO-ROME, 1976). Tài liệu được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Đây chính là tài liệu mang tính cơ sở ban đầu cho các hướng dẫn @tiếp 2015, theo đã được ThS. hướng dẫn ởHuỳnh hầu hết các nước Thanh như: Hiền - NLU - Guidelines: Land Evaluation for Rainfed Agriculture, FAO, Rome 1983. - Guidelines: Land Evaluation for Forestry, FAO, Rome 1984. - Guidelines: Land Evaluation for Irrigated Agriculture, FAO, Rome 1985. - Guidelines: Land Evaluation for Development, FAO, Rome 1992. Trang 14
  18. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Guidelines for Land – Use Planning, FAO, Rome 1993. I.5.2. Công tác điều tra đánh giá đất ở Việt Nam Ở Việt Nam khái niệm đánh giá đất, phân hạng đất đã có từ rất lâu qua việc phân chia “Tứ hạng điền, lục hạng thổ”. Công tác đánh giá được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện. Từ những bước sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần trưởng thành và hoàn thiện cơ sở lý luận cả về khoa học và thực tiễn. Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện Nông Hoá Thổ Nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tỉnh ) đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Phân loại khả năng thích hợp đất đai (Land Suitability Classification) của FAO đã được áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toản và nnk, 1985). Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk, 1986) được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 dựa trên Phân loại khả năng đất đai (Land capability classification) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình. Từ năm 1978, công tác đánh giá đất đai đã được biên chế thành một tổ thuộc Hội đồng Chuyên ngành Công nghệ về đất của Hội đồng Khoa học đất Quốc tế (Trần Công Tấu, Đỗ Ánh, Đỗ Đình Thuận, 1991). Năm 1993 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất đai trên 09 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1:250.000. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng, khẳng định việc vận dụng nội dung và phương pháp của FAO là phù hợp trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay. Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO, tỷ lệ 1/50.000 và 1/100.000 như: Hà Tây (Phạm Dương Ưng và ctg, 1994), Bình Định (Trần An Phong, Nguyễn Chiến Thắng, 1994); Gia Lai-Kontum (Nguyễn Ngọc Tuyển, 1994); tỉnh Bình Phước (Phạm Quang Khánh và ctg, 1999); Bà Rịa-Vũng Tàu (Phạm Quang Khánh, Phan Xuân Sơn, 2000); Bạc Liêu (Nguyễn Văn Nhân và ctg, 2000); Cà Mau (Phạm Quang Khánh và ctg, 2001). Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã quy định việc đánh giá đất là bước bắt buộc trong công tác đánh giá đất của Viện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98 về quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp. Quy trình được xây dựng trên cơ sở nội dung và phương pháp của FAO theo điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam. Trong chương trình quy hoạch tổng thể Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn @V ă2015,n Nhân, năm ThS. 1996) đã áp Huỳnh dụng phương phápThanh phân hạng Hiền đánh giá đất - củaNLU FAO nhằm xác định khả năng thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất phổ biến. Phương pháp này không những đánh giá toàn diện điều kiện tự nhiên mà còn xét đất đai ở khía cạnh kinh tế xã hội. Trang 15
  19. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm I.5.3. Một số nhận xét chung Hầu như khắp các nước trên thế giới đều tiến hành đánh giá phân hạng đất đai. Quá trình điều tra đánh giá tài nguyên đất đai đều dựa trên nền tảng căn bản là sức sản xuất của đất thể hiện bằng các chỉ tiêu tự nhiên như: - Về mặt thổ nhưỡng gồm: Thành phần cơ giới, độ chua, tính chất hoá học, độ phì nhiêu, độ dày tầng đất, chất lẫn vào (kết von, sỏi sạn, ), hiện tượng gley, - Về điều kiện tự nhiên khác như địa hình, khí hậu, chế độ nước, Các đánh giá đất đều dựa trên mức độ thích hợp hay yếu tố hạn chế của từng loại đất để phân hạng. Trong đánh giá đất đai có sự khác nhau trong việc đánh giá vai trò của các chỉ tiêu kinh tế như năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế, đầu tư và thu nhập. Các nước Xã hội Chủ nghĩa cũ (kinh tế bao cấp) coi trọng các chỉ tiêu tự nhiên trong công tác đánh giá đất đai của mình và coi nhẹ hoặc có khi không quan tâm đến năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế và nếu có chỉ là yếu tố thứ yếu. Ngược lại các nước Tư bản Chủ nghĩa (kinh tế thị trường), ngoài việc đề cao sức sản xuất của đất còn rất coi trọng các yếu tố như năng suất cây trồng nhiều năm, mức độ đầu tư, tổng thu nhập, lãi thuần và hiệu quả đồng vốn. Trong nền kinh tế thị trường giá trị đất đai được phản ánh rõ nét qua giá trị sử dụng và cuối cùng là hiệu quả kinh tế. Sẽ là sai lầm rất lớn nếu đánh giá đất đai chỉ dựa vào các yếu tố điều kiện tự nhiên mà coi nhẹ các chỉ tiêu kinh tế. Một tồn tại chung là việc đánh giá đất đai ở nhiều nước là đánh giá đất đai chỉ đánh giá cho một loại cây trồng hay một nhóm cây. Việc này làm hạn chế việc đề xuất các biện pháp hợp lý của các nhà quy hoạch và các nhà quản lý. @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 16
  20. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm CHƯƠNG II ĐẤT ĐAI - BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI II.1. ĐẤT II.1.1. Khái niệm Đất (hay còn gọi là soil hoặc thổ nhưỡng) là phần tơi xốp của lớp vỏ trái đất mà trên đó có các hoạt động của sinh vật. Độ dày thường được quy định từ 120 – 150 cm kể từ lớp đất mặt. Ở những nơi có tầng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ hay tầng cứng rắn mà rễ cây không thể xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10 – 20 cm. Để nghiên cứu các tính chất lý, hoá, sinh học đất; nghiên cứu phát sinh, phân hạng và lập bản đồ đất thuộc lĩnh vực nghiên cứu của môn thổ nhưỡng học. Thí dụ về một số loại đất như: Đất phù sa (tương ứng với tên gọi theo FAO/UNESCO là Fluvisols), đất đỏ (Ferrasols), đất xám (Acrisols), II.1.2. Bản đồ đất II.1.2.1. Khái niệm Bản đồ đất là một bản đồ chuyên ngành (chuyên đề), thể hiện sự phân bố không gian của các đơn vị đất (Soil Mapping Units): Về vị trí, phân bố không gian, quy mô diện tích của từng đơn vị đất. Kèm theo bản đồ đất là một báo cáo chú dẫn được thuyết minh đầy đủ về các thuộc tính của từng đơn vị đất. II.1.2.2. Nội dung bản đồ đất a) Đơn vị bản đồ đất (Soil Mapping Unit) Tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và mức độ chi tiết của bản đồ đất được thành lập mà các đơn vị đất có khi tương ứng với nhóm đất (Soil Group), có khi là đơn vị đất (Soil Unit) hay là đơn vị phụ, Một đơn vị bản đồ đất phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau: • Tên đơn vị bản đồ đất (tên loại đất) thường được thể hiện bằng ký hiệu theo quy định của bản phân loại đất (theo hệ thống phân loại quốc gia hoặc theo phân loại quốc tế). Một số ít trường hợp các đơn vị bản đồ đất được thể hiện bằng số ả rập 1,2,3, • Ranh giới giữa các đơn vị đất được thể hiện bằng đường contour nét mực màu đen (được gọi là các contour đất). • Trên bản đồ đất mỗi một đơn vị đất còn được thể hiện bằng một màu sắc riêng, nhằm giúp phân biệt với các đơn vị đất khác trên bản đồ. @ 2015,b) Các yếu tốThS. khác có ảnh Huỳnh hưởng đến chất Thanh lượng của các Hiền đơn vị đất (có- NLUthể có) • Địa hình: Ở Việt Nam đặc trưng về địa hình được chia làm 2 dạng như sau: Địa hình ở khu vực miền núi được chia theo cấp độ dốc, thường có 6 cấp. - Độ dốc cấp I: <30 - Độ dốc cấp II: 30 - 80 - Độ dốc cấp III: 80 - 150 Trang 17
  21. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Độ dốc cấp IV: 150 - 200 - Độ dốc cấp V: 200 - 250 - Độ dốc cấp VI: >250 Địa hình đồng bằng chia theo địa hình tương đối, dựa vào mức độ ngập nước - Địa hình rất cao - Địa hình cao - Địa hình trung bình - Địa hình thấp - Địa hình rất thấp • Mẫu chất, đá mẹ - Mẫu chất: phù sa mới, phù sa cổ, cát, trầm tích sông, - Đá: Bazan, granite, phiến sét, vôi, cát, biến chất, • Độ dày tầng đất (độ sâu tầng đất từ mặt đất đến tầng cứng rắn), thường được chia làm 5 cấp. - Tầng đất rất dày: > 100cm - Tầng đất dày: 70 - 100cm - Tầng đất trung bình: 50 - 70cm - Tầng đất mỏng: 30 - 50cm - Tầng đất rất mỏng: < 30cm • Thành phần cơ giới (còn được gọi là sa cấu đất) - Cát - Cát pha - Thịt trung bình - Thịt nặng - Sét • Kết von, đá lẫn (thường được chia làm 4 cấp độ) - Nhiều (tập trung) - Trung bình - Ít, rải rác - Không có @ 2015,c) Các yếu tốThS. thuộc quy đHuỳnhịnh chung về bảThanhn đồ Hiền - NLU - Tên bản đồ. - Sơ đồ vị trí, hướng bắc. - khung bản đồ, tỉ lệ bản đồ. - Chú dẫn bản đồ, đơn vị thực hiện. - đường bo, tứ cận, Trang 18
  22. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Sơ đồ 6: Quy trình nghiên cứu thành lập bản đồ đất NGUYÊN CỨU CÁC BẢN ĐỒ ĐẤT ĐÃ ĐƯỢC XÂY DỰNG TRƯỚC ĐÂY ĐỐI CHIẾU ẢNH TRẦM TÍCH KHÍ HẬU HIỆN TRẠNG VI ĐỊA HÌNH VIỄN THÁM ĐỊA MẠO THUỶ VĂN SỬ DỤNG ĐẤT DỰ THẢO CÁC VÙNG CẦN BỔ SUNG CHỈNH LÝ CHỌN CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THÍCH HỢP (TUYẾN HAY MẠNG) KHẢO SÁT THỰC ĐỊA – NỘI NGHIỆP BẢN ĐỒ ĐẤT BỔ SUNG CHỈNH LÝ SƠ BỘ XÉT CÁC QUY LUẬT HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BỐ ĐẤT KIỂM TRA GÓP Ý CỦA ĐỊA PHƯƠNG KHẢO SÁT BỔ SUNG (NẾU CẦN) TỐT BẢN ĐỒ ĐẤT ĐÃ BỔ SUNG, CHỈNH LÝ Trang 19
  23. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Hình 1: Bản đồ đất Việt Nam xây dựng năm 1995 @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 20
  24. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Bảng 2: Thống kê và phân loại đất Việt Nam TÊN ĐẤT VIỆT NAM TÊN ĐẤT THEO FAO/UNESCO STT KH Tên đất KH Tên đất I C ĐẤT CÁT BIỂN AR ARENOSOLS 1 Cc Đất cồn cát trắng vàng ARl Luvic Arenosols 2 Cđ Đất cồn cát đỏ ARr Rhodic Arenosols 3 C Đất cát điển hình ARh Haplic Arenosols 4 Cb Đất cát mới biến đổi ARb Cambic Arenosols 5 Co Đất cát potzon ARa Albic Arenosols 6 Cg Đất cát glây ARg Gleyic Arenosols 7 Cf Đất cát feralit ARo Ferralit Arenosols II M Đất mặn SC SOLONCHAKS 8 Mm Đất mặn sú vẹt đước SCg Gleyic Solonchaks 9 Mn Đất mặn nhiều SCh Haplic Solonchaks 10 M Đất mặn trung bình và ít SCm Mollic Solonchaks III S Đất phèn FLt/GLt THIONIC FLUVISOLS 11 Sp Đất phèn tiềm tàng GLtp Proto-thionic Gleysols - Phèn tiềm tàng nông EpiProto-thionic Gleysols - Phèn tiềm tàng sâu EndoProto-thionic Gleysols 12 Sj Đất phèn hoạt động FLto Orthi-thionic Fluvisols - Phèn hoạt động nông EpiOrthi-thionic Gleysols - Phèn hoạt động sâu EndoOrthi-thionic Gleysols IV P Đất phù sa FL FLUVISOLS 13 P Đất PS trung tính ít chua FLe Eutric Fluvisols 14 Pc Đất phù sa chua FLd Dystric Fluvisols 15 Pg Đất phù sa glây FLg Gleyic Fluvisols 16 Pu Đất phù sa giàu mùn FLu Umbric Fluvisols 17 Pb Đất phù sa có tầng đốm gỉ FLb Cambic Fluvisols V GL Đất glây GL GLEYSOLS 18 GL Đất glây trung tính ít chua GLe Eutric Gleysols 19 GLc Đất glây chua GLd Dystric Gleysols 20 GLu Đất lầy GLu Umbric Gleysols VI T Đất than bùn HS HISTOSOLS 21 T Đất than bùn HSf Fibric Histosols 22 Ts Đất than bùn phèn tiềm tàng HSt Thionic Histosols VII MK Đất mặn kiềm SN SOLONETZ 23 MK Đất mặn kiềm SNh Haplic Solonetz 24 MKg Đất mặn kiềm glây SNg Gleyic Solonetz @ 2015,VIII CM ThS.Đất mớiHuỳnh biến đổi ThanhCM CAMBISOLS Hiền - NLU 25 CM Đất mới BĐ trung tính ít chua CMe Eutric Cambisols 26 CMc Đất mới BĐ chua CMd Dystric Cambisols IX RK Đất đá bọt AN ANDOSOLS 27 RK Đất đá bọt ANh Haplic Andosols 28 RKh Đất đá bọt mùn ANm Mollic Andoslos X R Đất đen LV LUVISOLS Trang 21
  25. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 29 Rf Đất đen có tầng kết von dày LVf Ferric Luvisols 30 Rg Đất đen glây LVg Gleyic Luvisols 31 Rv Đất đen cácbonat LVk Calcic Luvisols 32 Ru Đất đen thẫm trên bazan LVx Chromic Luvisols 33 Rq Đất đen tầng mỏng LVq Lithic Luvisols XI N Đất nức nẻ VR VERTISOLS 34 Ne Đất nức nẻ trung tính ít chua VRe Eutric Vertisols 35 Nd Đất nức nẻ chua VRd Dystric Vertisols XII XK Đất nâu vùng bán khô hạn LX LIXISOLS 36 XK Đất nâu vùng bán khô hạn LXh Haplic Lixisols 37 XKđ Đất đỏ vùng bán khô hạn LXx Chromic Lixisols 38 XKh Đất nâu vàng vùng khác LVh Haplic Luvisols XIII V Đất tích vôi CL CALCISOLS 39 V Đất vàng tích vôi CLh Haplic Calcisols 40 Vu Đất nâu thẫm tích vôi CLl Luvic Calcisols XIV L Đất có tầng sét loang lổ PT PLINTHISOLS 41 Lc Đất có tầng loang lổ chua PTd Dystric Plinthisols 42 La Đất có TSLL bị rửa trôi mạnh PTa Albic Plinthisols 43 Lu Đất có tầng loang lổ giàu mùn PTu Humic Plinthisols XV O Đất podzolic PD POZODLUVISOLS 44 Oc Đất podzolic chua PDd Dystric Podzoluvisols 45 Og Đất podzolic glây PDg Gleyic Podzoluvisols XVI X Đất xám AC ACRISOLS 46 X Đất xám bạc màu ACh Haplic Acrisols 47 Xl Đất xám có tầng loang lổ ACp Plinthic Acrisols 48 Xg Đất xám glây ACg Gleyic Acrisols 49 Xf Đất xám feralit ACf ferralic Acrisols 50 Xh Đất xám mùn trên núi ACu Humic Acrisols XVII B Đất nâu tím NT NITISOLS 51 B Đất nâu tím NTh Haplic Nitisols 52 Bd Đất nâu tím NTr Rhodic Nitisols XVIII F Đất đỏ FR FERRALSOLS 53 Fd Đất nâu đỏ FRr Rhodic Ferralsols 54 Fx Đất nâu vàng FRx Xanthic Ferralsols 55 Fl Đất đỏ vàng có TSLL FRp Plinthic Ferralsols 56 Fh Đất mùn vàng đỏ trên núi FRu Humic Ferralsols XIX A Đất mùn alit núi cao AL ALISOLS 57 A Đất mùn alit núi cao ALh Haplic Alisols 58 Ag Đất mùn alit núi cao glây ALg Gleyic Alisols @ 2015,59 At ThS.Đất mùn thô Huỳnhthan bùn núi cao ThanhALu Histric HiềnAlisols - NLU XX E Đất tầng mỏng (trơ sỏi đá) LP LEPTOSOLS 60 E Đất xói mòn trơ sỏi đá LPq Lithic Leptosols XXI N Đất nhân tác AT ANTHROSOLS 61 N Đất nhân tác AT Anthrosols Nguồn: Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000 Trang 22
  26. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Hình 2: Bản đồ đất Cao nguyên Lộc Ninh - Phước Long – Bình Phước Nguồn: Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đinh Đại Gái, năm 2002 @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 23
  27. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Hình 3: Bản đồ đất Cao nguyên Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Nguồn: Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đinh Đại Gái, năm 2002 Trang 24
  28. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Hình 4: Bản đồ đất tỉnh Đồng Nai xây dựng năm 1996 @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 25
  29. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Bảng 3: Thống kê và phân loại tỉnh Đồng Nai Nguồn: Bản đồ đất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1:50.000, năm 1996 @ (GS.Vũ2015, Cao Thái, ThS. TS.Phạm Quang Huỳnh Khánh, KS.Nguyễn Thanh Văn Khiêm, HiềnKS.Nguyễn Xuân - NLU Nhiệm) Trang 26
  30. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Hình 5: Bản đồ đất huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La Nguồn: Case study on land evaluation in mountainous area, TS.Đào Châu Thu, Trường Đại Học Nông Nghiệp I @ 2015, ThS. HuỳnhTrang 27 Thanh Hiền - NLU
  31. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Hình 6: Bản đồ đất xã Phan Tiến - huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận @ 2015, ThS. HuỳnhTrang 28 Thanh Hiền - NLU
  32. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Bảng 4: Phân loại và thống kê đất xã Phan Tiến KÝ HIỆU TÊN ĐẤT THEO VIỆT NAM TÊN ĐẤT THEO FAO DIỆN TÍCH TỶ LỆ % KẾT VON ĐỘ DỐC TẦNG DÀY FL Nhóm đất phù sa FLUVISOSL 1.085,19 14,35 - - - I FLd.um b/1 Đất phù sa chua, giàu mùn Umbri - Dystric Fluvisols 1.026,06 13,57 Không 0 - 3 >100 I FLd.ar b/1 Đất phù sa chua, cơ giới nhẹ Areni - Dystric Fluvisols 59,13 0,78 Không 0 - 3 > 100 FR Nhóm đất đỏ FERRASOLS 484,17 6,40 IV FRr.ar b/3 Đất đỏ thẫm cơ giới nhẹ Areni - Rhodic Ferrasols 484,17 6,40 Không > 15 50 - 70 AC Nhóm đất xám ACRISOLS 5.891,64 77,92 IV ACh.dy b/2 Đất xám điển hình, chua Dystri - Haplic Acrisols 295,41 3,91 Không > 15 70 - 100 IV ACfa.li c/4 Đất xám kết von, trên đá Lithi - Ferralic Acrisols 1.066,14 14,10 Có > 15 30 -50 II ACfa.li c/3 Đất xám kết von, trên đá Lithi - Ferralic Acrisols 280,09 3,70 Có 3 - 8 50 - 70 I ACfa.li1 c/1 Đất xám kết von, đá tầng nông EpiLithi - Ferralic Acrisols 279,95 3,70 Có 0 - 3 >100 I ACx.li b/1 Đất xám vàng, trên đá Lithi - Chromic Acrisols 551,05 7,29 Không 0 - 3 > 100 IV ACfa.li c/3 Đất xám kết von, trên đá Lithi - Ferralic Acrisols 3.419,00 45,22 Có > 15 50 - 70 SÔNG SUỐI 100,00 1,32 - - - TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 7.561,00 100,00 - - - Nguồn: Trung tâm Nghiên Cứu và ứng dụng Kỹ thuật Địa chính Trường ĐHNL, Tp.HCM, năm 2002 @ 2015, ThS. HuỳnhTrang 29 Thanh Hiền - NLU
  33. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm ♦ Ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại 4 hệ thống phân loại đất khác nhau. Mỗi một vùng, một địa phương có các nguồn tài liệu về bản đồ đất với các hệ thống phân loại khác nhau, gây trở ngại lớn trong việc kiểm kê nguồn tài nguyên đất và khó khăn cho người sử dụng bản đồ đất. Hầu hết các nguồn tài liệu về đất (bản đồ và báo cáo thuyết minh) hiện nay đã được chuyển đổi theo hệ thống phân loại đất Việt Nam theo FAO/UNESCO. Các hệ thống phân loại đất ở Việt Nam bao gồm: - Hệ thống phân loại đất phát sinh (theo trường phái phát sinh của Liên Xô cũ) - Hệ thống phân loại đất của Mỹ (USDA) - Hệ thống phân loại đất của FAO/UNESCO - Hệ thống phân loại đất Việt Nam. - Phân loại đất ảnh hưởng theo trường phái phát sinh ở nước ta được thể hiện rõ nét khi xây dựng sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc và miền Nam tỷ lệ 1/1.000.000 vào khoảng năm 1958, 1959. Hệ thống phân loại đất của Liên Xô trước đây dựa vào quy luật và tiến trình phát sinh thổ nhưỡng trên các vùng lãnh thổ khác nhau. Cơ sở phân loại được đặt trong mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố: mẫu chất, khí hậu, địa hình, thời gian, sinh vật và các tác động của con người. - Hệ thống phân loại của Hoa Kỳ (USDA Soil Taxonomy), được Tổng cục Địa chính nhiều năm nghiên cứu và đưa vào chương trình giảng dạy. Đây là hệ thống phân loại “mở” có thể bổ sung thêm các đơn vị đất đai hiện có, được đặt tên theo dạng ghép từ với thuật ngữ Latin, được cấu trúc theo các “bậc” phân loại (category) với các chỉ tiêu hoá lý định lượng thông qua xây dựng các tầng chẩn đoán (diagnostic horizons). - Tổ chức FAO và UNESCO đã mất nhiều năm tổng hợp từ nhiều hệ thống phân loại đất trên thế giới. Việc cập nhật thông tin được thực hiện thường xuyên, giúp cho bản đồ 1/5.000.000 và phân loại đất của FAO/UNESCO được xem là tài liệu thống nhất và phổ cập rộng rãi trong các nghiên cứu về đất của nhiều quốc gia trên thế giới. Nắm bắt được tiến bộ của khoa học đất thế giới, từ năm 1976, phương pháp đánh giá đất đai của FAO và các hướng dẫn tiếp theo (1983, 1985, 1987, 1992) được Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp áp dụng rộng rãi trong các dự án quy hoạch phát triển ở các huyện và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 1993, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện canh tác đánh giá đất đai trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000, khẳng định một phương pháp luận được ứng dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam và thế giới. @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 30
  34. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm II.2. ĐẤT ĐAI VÀ BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI II.2.1. Khái niệm đất đai (Land) Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất các nhà đánh giá đất nhìn nhận đất đai là một nhân tố sinh thái (theo FAO 1976), bao gồm các thuộc tính sinh học và tự nhiên tác động đến sử dụng đất. Đây là lý luận có tính chất cơ sở thông qua 4 kỳ hội thảo quốc tế từ năm 1972 – 1980. Học thuyết sinh thái học cảnh quan ra đời và họ coi đất đai như là những vật mang của các hệ sinh thái. Đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Các điều kiện tự nhiên tạo nên chất lượng đất đai bao gồm các yếu tố sau: - Đặc trưng về thổ nhưỡng: Bao gồm loại hình thổ nhưỡng, tính chất lý hoá học đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, kết von, - Đặc trưng về khí hậu: nhiệt độ, bức xạ mặt trời, ánh sáng, mưa gió, sương muối, - Đặc trưng về nước: Ngập nước, chất lượng nước, khả năng tưới tiêu, - Đặc trưng khác: Bao gồm địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn, - Sinh vật, và đặc biệt là hoạt động của con người. Theo Christian và Stewart 1968, Brinkman và Smith 1973: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: khí hậu, đất (soil), điều kiện địa chất, điều kiện thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà các thuộc tính này có ảnh hưởng đến việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai “. Qua đó chúng ta có thể hiểu một cách nôm na “Đất đai được xem như là một đơn vị đất được đặt trong một điều kiện tự nhiên cụ thể”. Như vậy có thể thấy rằng, cùng một loại đất nhưng xuất hiện trong 2 vùng, 2 khu vực có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ cho chúng ta 2 đơn vị đất đai riêng biệt. Ví dụ: Cùng là đất đỏ bazan nhưng phân bố ở khu vực phía Bắc thì sẽ có chất lượng đất đai khác hẳn vùng đất đỏ bazan được phân bố ở khu vực phía Nam (Long khánh, Đồng Nai). • Trong đánh giá đất, đất đai được thể hiện thành những khoanh đất với những đặc điểm riêng biệt gọi là đơn vị bản đồ đất đai - LMU (Land Mapping Unit) • Trên mỗi LMU có loại hình sử dụng đất với những yêu cầu sử dụng đất nhất định mà LMU đó phải thoả mãn. Ví dụ: + Để sử dụng đất trồng lúa nước, LMU phải thoả mãn yêu cầu: Loại đất phù sa, @đ ịa2015, hình bằng phẳng, ThS. độ mầu mỡHuỳnh khá, có hệ thống Thanh nước tới tiêu Hiềnchủ động, - NLU + Để sử dụng đất trồng cà phê, LMU phải thoả mãn yêu cầu: Loại đất đồi đỏ nâu trên đá Bazan, tầng đất dày, độ ẩm khá, đủ nước trời và nước tới, bức xạ lớn, đất có độ phì khá Trang 31
  35. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm II.2.2. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Units) Theo FAO năm 1976 đơn vị bản đồ đất đai được định nghĩa như sau: “Đơn vị bản đồ đất đai là một vùng hay một vạt đất trong đó có sự đồng nhất của các yếu tố tự nhiên và có sự phân biệt của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với các vùng lân cận.” Như vậy theo định nghĩa thì đất đai có các thuộc tính sau: - Khí hậu - Dáng đất, địa mạo, địa hình - Địa chất - Đất (thổ nhưỡng) - Thuỷ văn - Thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng - Cỏ dại trên đồng ruộng - Động vật tự nhiên - Những biến đổi của đất do những hoạt động của con người.  Tính chất đất đai (Land Characteristic – LC) Là các thuộc tính của đất đai mà chúng ta có thể đo đếm và ước lượng được. Các tính chất đất đai có thể có như là: Độ đốc, tầng dày đất, độ thoát nước, thành phần cơ giới đất, độ chua (pH), phần trăm các chất dinh dưỡng (N,P,K), Tính chất đất đai được dùng để phân biệt các LMU với nhau và để mô tả các đặc tính đất đai. Vì vậy 1 tính chất đất đai có thể ảnh hưởng cùng lúc đến một vài đặc tính đất đai và từ đó sẽ ảnh hưởng đến tính thích hợp khác nhau. Ví dụ như: Thành phần cơ giới đất, độ dốc,  Đặc tính đất đai (Land Quanlity – LQ) Đặc tính đất đai (một số tài liệu khác sử dụng thuật ngữ chất lượng đất đai) là tính chất phức tạp của đất đai thể hiện những mức độ thích hợp khác nhau cho 1 loại hình sử dụng đất cụ thể. Đặc tính (chất lượng) đất đai của các LMU chính là câu trả lời trực tiếp cho các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất (LUT). Thông thường nó phản ánh nội tại của rất nhiều tính chất đất đai, các ví vụ về đặc tính đất đai có thể có là: Mức độ xói mòn, chế độ nhiệt, chế độ ẩm, khả năng thoát nước, chế độ cung cấp dinh dưỡng, mức độ sâu của lớp đất, địa hình ảnh hưởng đến xói mòn hoặc cơ giới hoá, mức độ ngập, độ phì nhiêu của đồng cỏ, giao thông thuận lợi, Như vậy đặc tính đất đai chính là các thuộc tính của đất đai tác động đặc biệt đến tính thích hợp của đất đó đối với các loại sử dụng đất riêng biệt. Hình 7: Một vài đặc tính đất đai dùng để xác định đơn vị đất đai, theo FAO 1992 @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 32
  36. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Chú thích: 1 Chế độ bức xạ (radiation regime) 2 Chế độ nhiệt (temperature regime) 3 Độ ẩm không khí (moisture availability) 4 Các chất dinh dưỡng trong đất (nutrient availability) 5 Các điều kiện vùng rễ (rooting conditions) 6 Nguy cơ lũ lụt (flood hazard) 7 Nguy cơ xói mòn (erosion hazard) 8 Khả năng xâm nhập mặn (excess salts) 9 Quy mô của các đơn vị quản lý (size of management units) Bảng 5: Một ví dụ về mô tả các đặc tính của một đơn vị đất đai được cho là thích hợp cho bố trí nông nghiệp nhờ mưa, theo FAO 1992. Đặc tính đất đai Tính chất đất đai Giá trị (land quality) (land characteristic) (Value) 1. Chế độ bức xạ Số giờ chiếu sáng 6,5 hours (radiation regime) (mean daily sunshine) 2. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình năm 220C (temperature regime) (mean temperature) Nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất 14,50C (mean temperature in coldest month) 3. Độ ẩm không khí Tổng lượng mưa 750 mm (moisture availability) (total rainfall) Sự thoát hơi nước 0,21 relative evapo-transpiration deficit 4. Tính thoáng khí Khả năng thoát nước của đất Thoát nước tốt @(oxygen 2015, availability) ThS. (soil Huỳnhdrainage class) Thanh Hiền(well drained) - NLU Trang 33
  37. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Bảng 6: Các tính chất đất đai được dùng để đánh giá các đặc tính đất đai I. Các tính chất về khí hậu Các tính chất liệt kê đưới đây là giá trị trung bình hàng năm, giá trị trung bình suốt thời vụ, giá trị cho các tháng chín, độ tin cậy hạn chế đối với bất kỳ tính chất nào, thường xuyên hay theo thời điểm − Vùng khí hậu nông nghiệp/độ dài của mùa ẩm, mùa khô; phạm vi ảnh hưởng của thời kỳ khô − Bức xạ/ số giờ chiếu sáng/ độ dài của ngày/ nhiệt độ/ phạm vi sương giá − Lượng mưa: Số lượng, thời gian, cường độ/ chỉ số xói mòn do mưa − Tốc độ gió/ phạm vi bão/ẩm độ tương đối − Sự bốc hơi nước; hoạt tính hay tiềm năng/thừa hay thiếu ẩm − Chế độ nhiệt của đất/chế độ ẩm của đất. II. Các tính chất về địa mạo − Góc dốc/ kiểu dốc/chiều dài dốc − Mật độ thoát nước/khoảng cách rãnh chảy xói − Địa hình tương đối/ tiểu địa hình/đá lẫn − Độ cao/hướng/vị trí trong cảnh quang. III. Các tính chất về nước − Độ sâu của mặt bằng nước − Thời kỳ úng nước/thời kỳ ngập nước/thường xuyên ngập lụt. IV. Các tính chất của thực vật − Hiện trạng thực vật − Thú hoang ăn mồi/hiện trạng sâu bệnh. V. Các tính chất của đất (thổ nhưỡng) Được liệt kê theo tầng đất mặt (từ 0 đến 20 cm). Giá trị trung bình cho các tầng dưới, giá trị trung bình cho toàn phẩu diện, hoặc độ sâu tối thiểu mà ở đó các tính chất đột biến. − Loại đất theo hệ thống phân loại quốc gia hoặc quốc tế (FAO-UNESCO, USDA) − Loại đất thoát nước/tầng chẩn đoán/có tầng than bùn − Màu sắt/loang lỗ/thành phần cơ giới đất/đá hoặc sỏi/hỗn hợp − Độ sâu hiện quả/cấu trúc đất − Cacbonat tự do/tầng gipsit/axit sunfuric/tầng mặt chai cứng/xi măng hoá/đất trũng lòng chảo o Lý tính đất và xói mòn đất − Đá ong hoá/độ bền kết cấu đất − Tính thấm/tỷ lệ rò rỉ/chỉ số xói mòn đất − Tiềm năng oxy hoá khử/chỉ số xói mòn do nước/xói mòn do gió − Các khoáng vật bị phong hoá/khoáng sét. o Hoá học đất − pH/Cation trao đổi/tổng bazơ trao đổi/độ no bazơ − Nitơ/lân dễ tiêu/kali trao đổi/các chất dinh dưỡng khác: Ca, Mg, S, vi lượng/chất @ 2015,hữu cơ/tỷ số ThS.cacbon:nitơ Huỳnh Thanh Hiền - NLU − Tổng số muối tan − Phần trăm natri trao đổi/tỷ lệ hấp thụ natri/% các chất độc/axit sunfuric. VI. Vị trí − Khả năng đánh giá (Khoảng cách từ đường đất, đường thuỷ, đường sắt, sông theo km hoặc theo thị trường - chợ). Trang 34
  38. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Từ các kết quả nghiên cứu đánh giá đất đai và thực tiễn sử dụng đất ở Việt Nam, có thể khái quát mối quan hệ giữa một số đặc tính đất đai với các loại hình sử dụng đất thông qua bảng sau: Bảng 7: Mối quan hệ giữa một số tính chất đất đai với các loại hình sử dụng đất LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT (*) S Nông nghiệp Rừng (LN) T CÁC CHỈ TIÊU Chuyên Chuyên Cao Cà Hồ Cây ngập T Tràm Khác lúa màu su phê tiêu AQ mặn I LOẠI ĐẤT (THỔ NHƯỠNG) Ký Tên đất hiệu I.1 C ĐẤT CÁT BIỂN Cc Đất cồn cát trắng vàng - - - - - - - - Cđ Đất cồn cát đỏ - - - - - - - - C Đất cát điển hình * * - - - * - - Cb Đất cát mới biến đổi * * - - - * - - Co Đất cát potzon Cg Đất cát glây * - - - - - - - Cf Đất cát feralit I.2 M Đất mặn Mm Đất mặn sú vẹt đước - - - - - - - - Mn Đất mặn nhiều - - - - - - * - - M Đất mặn trung bình và ít * - - - * - - - I.3 S Đất phèn Sp Đất phèn tiềm tàng - Phèn tiềm tàng nông * - - - - - - - - Phèn tiềm tàng sâu - - - - - - - Sj Đất phèn hoạt động - Phèn hoạt động nông * * - - - - - - - Phèn hoạt động sâu * - - - - - - I.4 P Đất phù sa P Đất PS trung tính ít chua - - * - - - Pc Đất phù sa chua - - - - - - Pg Đất phù sa glây - - - - * - - - Pu Đất phù sa mùn * - - - * - - - @ 2015,Pb Đất phù ThS.sa có tầng đốm Huỳnh gỉ Thanh* - - -Hiền * - - NLU- - I.5 GL Đất gley GL Đất glây trung tính ít chua - - - - - - * - GLc Đất glây chua - - - - - - * - GLu Đất lầy * - - - - - - * - I.6 T Đất than bùn T Đất than bùn - * - - - - - - Trang 35
  39. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Ts Đất than bùn phèn tiềm tàng - * - - - - - - I.7 MK Đất mặn kiềm MK Đất mặn kiềm * - - - - - - - * MKg Đất mặn kiềm glây * - - - - - - - * I.8 CM Đất mới biến đổi CM Đất mới BĐ trung tính ít chua - - - - - - CMc Đất mới BĐ chua - - - - - - I.9 RK Đất đá bọt RK Đất đá bọt - - * - - - RKh Đất đá bọt mùn - - * - - - I.10 R Đất đen Rf Đất đen có tầng kết von dày - - * - - - Rg Đất đen glây - - - - - - - - Rv Đất đen cácbonat - * - - - - - - - Ru Đất đen thẫm trên bazan * - * - - - Rq Đất đen tầng mỏng * * - - - - - - - I.11 N Đất nức nẻ Ne Đất nức nẻ trung tính ít chua Nd Đất nức nẻ chua I.12 XK Đất nâu vùng bán khô hạn XK Đất nâu vùng bán khô hạn - * - - - * - - * XKđ Đất đỏ vùng bán khô hạn - * - - - * - - * XKh Đất nâu vàng vùng khác - * - - - * - - * I.13 V Đất tích vôi V Đất vàng tích vôi - - - - * - - * Vu Đất nâu thẫm tích vôi - - - - * - - * I.14 L Đất có tầng sét loang lổ Lc Đất có tầng loang lổ chua * - - - * - - - La Đất có TSLL bị rửa trôi mạnh * - - - * - - - Lu Đất có tầng loang lổ giàu mùn * - - - * - - - I.15 O Đất podzolic Oc Đất podzolic chua * - - - * - - - Og Đất podzolic glây * - - - * - - - I.16 X Đất xám @ 2015,X Đất xám ThS. bạc màu Huỳnh Thanh * *Hiền - - NLU- Xl Đất xám có tầng loang lổ - * * - - Xg Đất xám glây - - - - - - - Xf Đất xám feralit - * * - - Xh Đất xám mùn trên núi - - - - - * - - I.17 B Đất nâu tim B Đất nâu tim - - - * Trang 36
  40. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Bd Đất nâu tim - - - * I.18 F Đất đỏ Fd Đất nâu đỏ - - - * Fx Đất nâu vàng - - - * Fl Đất đỏ vàng có TSLL - - - - - - - - Fh Đất mùn vàng đỏ trên núi - - - - - - - - I.19 A Đất mùn alit núi cao A Đất mùn alit núi cao - - - - - - - - Ag Đất mùn alit núi cao glây - - - - - - - - At Đất mùn thô than bùn núi cao - - - - - - - - I.20 E Đất tầng mỏng (trơ sỏi đá) E Đất xói mòn trơ sỏi đá - - - - - - - - I.21 N Đất nhân tác N Đất nhân tác - - - - - - - - - II ĐỘ DỐC 250 - - - - - - - - III TẦNG DÀY ĐẤT > 100 cm 70 – 100 cm - - 50 – 70 cm - * * * - - 30 – 50 cm - - * * - - < 30 cm * * - - - - - - * IV THÀNH PHẦN CƠ GIỚI Cát * * - - - - - - Cát pha, thịt nhẹ * * * * - - Thịt trung bình Thịt nặng * Sét * V ĐÁ LỘ ĐẦU @ 2015,Không ThS. có đá Huỳnh Thanh Hiền - NLU Ít - - - - Trung bình - * - * * * - - * Cụm tập trung - - - - - - - - * Chú thích: ( ) rất phổ biến; ( ) phổ biến; (*) ít phổ biến; (-) không có hoặc rất ít; ( ) chưa nghiên cứu. Trang 37
  41. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm II.2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LUM – Land Unit Mapping) II.2.3.1. Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Bản đồ đơn vị đất đai là một loại bản đồ chuyên đề được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới chất lượng đất đai. Các khoanh/vạt đất được thể hiện trên bản đồ đơn vị đất đai sau khi chồng xếp được gọi là “ đơn vị bản đồ đất đai – LMU “ ( Land Mapping Unit). Trước đây bản đồ đơn vị đất đai chủ yếu được xây dựng bằng phương pháp thủ công (chồng ghép trên bàn kính và khoanh bằng tay. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý – GIS cho phép người sử dụng có thể overlay (chồng xếp) các bản đồ đơn tính một cách dễ dàng, nhanh chóng với độ chính xác cao. Các loại bản đồ đơn tính phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất thường dùng trong GIS là: - Bản đồ đất ( bản đồ thổ nhưỡng) - Bản đồ địa hình hoặc độ dốc - Bản đồ khí hậu; tài nguyên nước; chế độ nước - Bản đồ thảm thực vật; hiện trạng sử dụng đất; Số lượng và nội dung bản đồ đơn tính phụ thuộc vào việc xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được xác định dựa vào các căn cứ sau: 1. Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của dự án đánh giá đất đai. 3. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất được chọn. 4. Quy mô diện tích và tỉ lệ bản đồ cần xây dựng. 5. Nguồn tài liệu sẳn có và khả năng bổ sung. II.2.3.2. Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Các chỉ tiêu phân cấp được lựa chọn chính là các đặc tính và tính chất đất đai đặc trưng cho yêu cầu sử dụng đất của các LUTs và mỗi chỉ tiêu phân cấp được thể hiện là những bản đồ đơn tính. Việc lựa chọn số chỉ tiêu (đặc tính đất) và số phân cấp chỉ tiêu (tính chất đất) rất quan trọng vì sẽ quyết định độ chính xác của các LMUs cho các LUTs. Nếu số chỉ tiêu ít quá hoặc không đại diện cho yêu cầu sử dụng đất của các LUTs thì kết quả đánh giá sai, nếu nhiều quá thì số LMU quá lớn không đáp ứng tính thích hợp của LUT. Theo kinh nghiệm Lựa chọn >5 và <10 chỉ tiêu cho mỗi bản đồ ĐVĐ và mỗi chỉ tiêu sẽ phân từ 2 đến 5 cấp độ tính chất. Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, việc phân cấp các chỉ tiêu lựa chọn phải tuân thủ các yêu cầu sau: @ 2015,- Các đơn ThS.vị đất đai cần Huỳnh đảm bảo tính đồngThanh nhất tối đa Hiềnhoặc các chỉ - tiêu NLU phân cấp phải được xác định rõ ràng. - Các đơn vị bản đồ đất đai (LMU) phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại hình sử dụng đất lựa chọn. - Các LMU càng đơn giản càng tốt và phải thể hiện được trên bản đồ. - Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đất đai phải mang tính ổn định. Trang 38
  42. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Các LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm quan sát trực tiếp đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh máy bay hoặc ảnh viễn thám. Bảng 8: Các đặc tính và tính chất đất đai được sử dụng phân cấp bản đồ đơn vị đất đai huyện Yên Châu - tỉn Sơn La KÝ hiÖu DiÖn tÝch YÕu tè ChØ tiªu ph©n cÊp (ha) 1. Lo¹i ®Êt 1. §Êt vµng nh¹t trªn ®¸ quÆc zÝt G1 2605,49 2. §Êt phï sa suèi G2 2352,00 3. §Êt vµng nh¹t trªn ®¸ d¨m cuéi kÕt G3 1804,11 4. §Êt ®á vµng trªn ®¸ biÕn chÊt Philip G4 1578,85 5. §Êt ®á n©u trªn ®¸ v«i G5 932,31 6. §Êt vµng n©u trªn phï sa cæ G6 1043,08 7. §Êt ®á vµng trªn ®¸ biÕn chÊt G¬nai G7 1823,79 8. §Êt mïn ®á vµng trªn ®¸ sÐt v«i G8 1607,03 9. §Êt mïn ®á vµng trªn ®¸ Macma Axit G9 368,94 2. §é dèc 1. Dèc trªn 250 SL1 11716,07 2. Dèc tõ 15 - 250 SL2 1666,11 3. Dèc d­íi 150 SL3 728,42 3. §é dÇy 1. Trªn 100 cm D1 518,36 tÇng ®Êt 2. Tõ 100-50 cm D2 3262,79 3. D­íi 50 cm D3 10329,45 4. Thµnh phÇn 1. Thµnh phÇn c¬ giíi nhÑ T1 423,16 c¬ giíi 2. Th µ nh ph Ç n c ¬ giíi trung b×nh T2 986,69 3. Thµnh phÇn c¬ giíi nÆng T3 12700,75 5. ChÕ ®é 1. N­íc t­íi thuËn lîi I1 1057,10 t­íi 2. N­íc t­íi h¹n chÕ I2 2949,34 3. N­íc trêi/ N­íc m­a I3 10104,16 @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 39
  43. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm II.2.3.3. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai a) Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Nguyên tắc cơ bản xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là chồng xếp các lớp thông tin bản đồ đơn tính thể hiện các đặc tính và tính chất đất đai quyết định đến khả năng sử dụng đất. Các bước tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được thực hiện như sau:  Thu thập các tư liệu (tài liệu bản đồ; các báo cáo thuyết minh; các tài liệu, số liệu khác) có liên quan đến vùng nghiên cứu. Một số tư liệu quan trọng cần thu thập như: - Bản đồ địa hình hoặc bản đồ độ dốc. - Bản đồ thổ nhưỡng ( loại hình thổ nhưỡng, tầng dày, thành phần cơ giới, đá lộ đầu, kết von, ). - Bản đồ thuỷ văn (Nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn, khả năng tưới tiêu, chế độ ngập lụt, ). - Bản đồ khí hậu (Lượng mưa, chế độ nhiệt, thời gian mưa, chế độ mưa, ). - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc bản đồ thảm thực vật. - Các báo cáo thuyết minh và chú dẫn kèm theo các loại bản đồ cần thu thập.  Lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp (các đặc tính và tính chất đất đai) thích hợp với các LUT cần đánh giá. Trên cơ sở các chỉ tiêu phân cấp tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng các tư liệu hiện có (thu thập được), cần thiết phải tiến hành điều tra, khảo sát bổ sung cho những tài liệu có chất lượng chưa đạt yêu cầu hoặc điều tra, xây dựng mới trong trường hợp chưa có (ví dụ như bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ phân bố nguồn nước, bản đồ vị trí, ).  Xây dựng các bản đồ đơn/chuyên đề cùng tỉ lệ bản đồ cần thành lập theo các chỉ tiêu phân cấp được lựa chọn, phù hợp mục đích, yêu cầu và phạm vi đánh giá đất. - Phạm vi toàn lãnh thổ: theo vùng sinh thái nông nghiệp với các yếu tố chính như loại đất, khí hậu, chế độ nước, thực vật. - Phạm vi vùng, tỉnh: theo ranh giới hành chính và mục đích sử dụng với các yếu tố : Đặc tính đất, khả năng tưới tiêu, khả năng luân canh - Phạm vi huyện, xã, trang trại: theo mục đích sử dụng và điều kiện sử dụng đất với các yêu tố như tính chất/độ phì đất, điều kiện tưới tiêu, mức độ thâm canh, khả năng thâm canh.  Lựa chọn bản đồ nền với tỷ lệ thích hợp cho việc đánh giá đất của vùng/ khu vực nghiên cứu. Thực hiện chồng ghép các bản đồ đơn tính để có được bản đồ đơn vị @ 2015,đất đai với cácThS. LMU. Huỳnh Thanh Hiền - NLU - Chồng ghép kiểu thủ công: kỹ thuật đơn giản song lâu, thiếu chính xác. - Chồng ghép bằng công nghệ GIS: Nhanh, chính xác song phải có kỹ thuật và phương tiện tin học hiện đại.  Thống kê, mô tả các đơn vị bản đồ đất đai- LMU. - Thống kê số lượng và diện tích các LMU. Trang 40
  44. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Thống kê số khoanh của mỗi LMU và mức độ phân bố của chúng. - Đặc tính và tính chất đất của các LMU. Sơ đồ 7: Khái niệm chồng xếp bản đồ (GIS cung cấp khả năng chồng xếp) b) Các phương pháp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ  Phương pháp truyền thống Phương pháp truyền thống xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được thực hiện trên cơ sở chồng xếp các bản đồ đơn tính (sau khi đối soát ngoài thực địa) trên bàn scan (bàn kính). Sau khi scan vẽ xong ta tiến hành chỉnh lý sơ bộ các contour cho phù hợp. Các contour đất đai sau khi được hoàn chỉnh sẽ được scan vẽ lên trên bản đồ nền chính xác, biên tập và tô màu cho bản đồ.  Phương pháp ứng dụng GIS Trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ứng dụng kỹ thuật GIS, ở mỗi một cơ quan, đơn vị, trường học có những đề xuất khác nhau về quy trình cũng như phần mềm được ứng dụng. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện của từng đơn vị mà họ sẽ đề xuất quy trình và phần mềm ứng dụng phù hợp nhất đối với điều kiện thực tế của đơn vị mình. Có thể kể đến 2 phần mềm được ứng dụng phổ biến nhất trong xây dựng bản đồ đơn vị @đất 2015, đai ở Việt Nam ThS. trong những Huỳnh năm gần đây Thanh là phần mềm MapInfoHiền và -phần NLU mềm Arcview. Sau đây là mô hình các bước tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở ứng dụng phối hợp bộ phần mềm Mapping Offices, Microstation, Geovec, MapInfo và Arcview được đề xuất. Trang 41
  45. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Sơ đồ 7: Quy trình ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS gồm 5 bước như sau: Bước 1: Quét các bản đồ giấy dưới dạng các file bản đồ ảnh. Bản đồ giấy Máy quét File BĐ ảnh Bước 2: Chọn bản đồ nền, nắn chính xác theo bản đồ nền và số hoá các bản đồ bằng phần mềm Geovec trong môi trường MicroStation. Nắn bản đồ với sai số (<0,1) và ghi bản Số hoá bằng công cụ Convert Line đồ ảnh dưới dạng (*.rle) Sữa lỗi vào tạo vùng bằng Famis Bước 3: Xuất các file bản đồ đã được số hoá sang môi trường MapInfo và tiến hành biên tập các bản đồ đơn tính bằng các công cụ trên MapInfo. @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Sử dụng công cụ kết xuất dữ Sữa lỗi và nhập thuộc tính Biên tập các bản đồ đơn liệu của MapInfo, Universal cho các đối tượng bản đồ tính (BĐ thổ nhưỡng, Translator lấy dữ liệu từ đơn tính trong MapInfo BĐ chế độ nước, BĐ độ MicroStation dốc, ) Trang 42
  46. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Bước 4: Xuất các file bản đồ đơn tính từ môi trường MapInfo sang môi trường Arcview và tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm Arcview. Sử dụng công cụ GeoProcessing chồng Sơ đồ chồng xếp (overlay) các bản đồ xếp các bản đồ đơn tính trên Arciew. đơn tính trên Arcview. Bước 5: Xuất file bản đồ đơn vị đất đai sang môi trường MapInfo; tiến hành biên tập BĐĐVĐĐ và in các sản phẩm bản đồ bằng phần mềm Mapinfo. Biên tập bản đồ đơn vị đất đai (khung, Công cụ Create Thematic Map cung @ đường2015, bo, tứ ThS. cận, hướng Huỳnh bắc, tên cấp Thanh chức năng biên Hiền tập bản đồ- chuyênNLU BĐ, ) đề trên Mapinfo. Trang 43
  47. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm II.2.3.4. Một số ví dụ về phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ ở Việt Nam a) Một số chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đất đai thường gặp Có 7 chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thường gặp ở Việt Nam (bảng 9). Cụ thể như sau: ♦ Loại hình thổ nhưỡng hay còn gọi là loại đất (ký hiệu là G) Là yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của một khoanh/vạt đất. Loại hình thổ nhưỡng đã hàm chứa các chỉ tiêu về lý hoá tính cơ bản của đất. Bên cạnh đó chúng ta sẽ có được những khái niệm cơ bản ban đầu về khả năng sử dụng và mức độ dinh dưỡng của loại đất đó như thế nào. Đất Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phân bố từ các khu vực đồng bằng ven biển đến các vùng trung du, niềm núi, Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam ở bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 có 31 loại thuộc 14 nhóm đất chính và ở bản đồ tỷ lệ lớn phân ra chi tiết 86 loại đất. Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cấp toàn quốc, các loại đất được gộp vào 13 nhóm đất chính (ký hiệu từ G1 – G13). ♦ Độ dốc (ký hiệu là SL) Độ dốc là yếu tố đặc trưng cho vùng đồi núi. Độ dốc liên quan trực tiếp đến yếu tố xói mòn, rửa trôi và hoạt động trong sản xuất. Vì vậy, giới hạn về độ dốc liên quan tới điều kiện sản xuất, bảo vệ đất và môi trường. Đây được xem là chỉ tiêu được điều tra và xác định mang tính định lượng. Tiêu chuẩn về độ dốc đối với các loại cây trồng khác nhau đã được thử nghiệm và quy định khá cụ thể. Trong thực tế quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn đã quy định xác định độ dốc thực tế theo 6 cấp. Trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai toàn quốc đã gộp vào 3 cấp. Cụ thể như sau: - Ở tỷ lệ lớn độ dốc được phân thành 6 cấp độ như sau: Cấp 1: 0 -30 Cấp 4: 15 - 200 Cấp 2: 3 - 80 Cấp 5: 20 - 250 Cấp 3: 8 - 150 Cấp 6: >250 - Ở tỷ lệ 1/1.000.000 xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cấp toàn quốc thành 3 cấp độ như sau: Cấp 1: 0 -150 Cấp 2: 15 - 250 Cấp 3: >250 ♦ Độ dày tầng đất (ký hiệu là D) @ 2015,Độ dày tầng ThS. đất là một yếuHuỳnh tố quan trọng Thanh trong đánh giá, Hiền phân hạng, -đặc NLU biệc là đối với cây trồng dài ngày, những cây trồng có hệ rễ ăn sâu, hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng, giúp cho cây đứng vững và đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển lâu bền. Độ dày tầng đất cũng được điều tra, xác định mang tính định lượng. Tiêu chuẩn về độ dày tầng đất trong đánh giá, phân hạng đất đai đã được trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu nhiều và thường là thống nhất. Trang 44
  48. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở tỷ lệ lớn, độ dày tầng đất thường được phân thành 5 cấp và ở phạm vi toàn quốc được phân thành 3 cấp. Cụ thể như sau: - Ở tỷ lệ lớn độ dày tầng đất được phân thành 5 cấp độ như sau: Cấp 1: > 100 cm Cấp 4: 30 – 50 cm Cấp 2: 70 – 100 cm Cấp 5: 100 cm Cấp 3: < 50 cm Cấp 2: 50 – 100 cm ♦ Thuỷ văn nước mặt Thường khi nói đến chỉ tiêu thuỷ văn nước mặt người ta xem xét đến 2 yếu tố: Ngập lụt (ký hiệu là F) và xâm nhập mặn (ký hiệu là SA). (i) Ngập lụt Lãnh thổ Việt Nam có chế độ khí hậu phân ra 2 mùa: mưa và khô rõ rệt. Tình trạng ngập lụt xảy ra thường xuyên trong mùa mưa và ở mọi miền đất nước. Xác định các vùng ngập lụt với mức độ khác nhau để giúp ta có giải pháp bố trí cây trồng và mùa vụ thích hợp. Kết quả tổng hợp trên phạm vi toàn quốc đã xác định được 4 cấp độ ngập: Cấp 1: Không bị ngập hoặc ngập nông dưới 30 cm Cấp 2: Ngập sâu 30 – 60 cm Cấp 3: Ngập trên 60 cm Cấp 4: Ngập triều hàng ngày (ii) Xâm nhập mặn Bờ biển Việt Nam có chiều dài 3.260 km, kéo dài từ Bắc đến Nam qua Vịnh Thái Lan đến Hà Tiên. Tình trạng xâm nhập mặn là phổ biến đối với các vùng đất thấp ven biển, đặc biệt vào mùa khô. Với tiêu chuẩn xác định độ mặn là 4g/lít, kết quả tổng hợp trên toàn quốc đã xác định được 4 cấp độ như sau: Cấp 1: Không bị xâm nhập mặn Cấp 2: Bị xâm nhập mặn dưới 3 tháng Cấp 3: Bị xâm nhập mặn trên 3 tháng Cấp 4: Bị xâm nhập mặn thường xuyên ♦ Tưới tiêu (ký hiệu là I) @ 2015,Điều kiện tướiThS. là yếu tố quanHuỳnh trọng trong Thanhnông nghiệp, quyết Hiền định việc - bố NLU trí loại cây trồng, khả năng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Đây là yếu tố quyết định đối với loại hình trồng lúa 2-3 vụ/năm hoặc 2 vụ lúa - 1 vụ màu và đồng thời có hiệu quả cao đối với cây trồng cần tưới như cà phê, hồ tiêu, dâu tằm, cây ăn quả, đặc biệt là vườn ươm. Yếu tố tưới tiêu trên phạm vi toàn quốc được chia làm 2 cấp: Cấp 1: Được tưới Cấp 2: Không được tưới Trang 45
  49. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm ♦ Lượng mưa (ký hiệu là R) Lượng mưa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật, cây trồng, đặc biệt là các vùng không được tưới. Yếu tố lượng mưa được tính bằng trị số lượng mưa trung bình hàng năm (mm/năm). Lượng mưa phản ánh tương đối mức độ cung cấp ẩm cho đất và cây. Tuy nhiên, mức độ ẩm còn tuỳ thuộc vào địa hình, tính chất đất và yêu cầu sử dụng nước của từng loại cây trồng. Theo kết quả tổng hợp lượng mưa cả nước, yếu tố lượng mưa được phân theo 3 mức độ sau: Cấp 1: Những vùng có lượng mưa trên 2.500 mm/năm Cấp 2: Những vùng có lượng mưa 1.500 - 2.500 mm/năm Cấp 3: Những vùng có lượng mưa dưới 1.500 mm/năm ♦ Nhiệt độ/tổng tích ôn (ký hiệu là T) Cây trồng và giống cây trồng có sự thích ứng khác nhau với nhiệt độ. Chế độ nhiệt ở Việt Nam thay đổi theo mùa, nhất là ở miền Bắc. Vì vậy, cần phải xác định chế độ nhiệt của từng vùng, từng khu vực nghiên cứu để bố trí cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Tổng tích ôn là chỉ tiêu đặc trưng cho chế độ nhiệt và trên phạm vi toàn quốc được phân ra 3 mức độ: Cấp 1: Tổng tích ôn trên 8.0000C/năm Cấp 2: Tổng tích ôn 7.000 - 8.0000C/năm Cấp 3: Tổng tích ôn dưới 7.0000C/năm @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 46
  50. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Bảng 9: Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai toàn quốc tỷ lệ 1/500.000 và 1/1.000.000 KÝ CHỈ TIÊU PHÂN CẤP HIỆU 1. THỔ NHƯỠNG 1.1 Nhóm đất cát (cồn cát, bãi cát, cát giồng) G1 1.2 Nhóm đất phù sa G2 1.3 Nhóm đất mặn - Mặn mùa khô G3 - Mặn thường xuyên G4 1.4 Nhóm đất phèn - Phèn nặng G5 - Phèn nhẹ và trung bình G6 1.5 Nhóm đất xám G7 1.6 Nhóm đất thung lũng dốc tụ G8 1.7 Nhóm đất đen và đất than bùn G9 1.8 Nhóm đất đỏ/đá macma bazo và trung tính G10 1.9 Nhóm đất đỏ và trên đá khác G11 1.10 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi đá và đất G12 mùn trên núi cao. 1.11 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá G13 2. TẦNG DÀY ĐẤT 2.1 >100 cm D1 2.2 50 – 100 cm D2 2.3 250 SL3 4. LƯỢNG MƯA 4.1 > 2.500 mm R1 (Trong năm) 4.2 1.500 – 2.500 mm R2 4.3 60 cm F3 5.4 Ngập triều hàng ngày F4 5.5 Xâm nhập mặn (SA) trên 4g/l - Không bị xâm nhập mặn SA1 - Xâm nhập mặn 8.0000 C T1 7.2 7.000 – 8.0000 C T2 7.3 < 7.0000 C T3 (Nguồn: Trần An Phong, 1995) Trang 47
  51. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm a) Một số chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở các địa phương Trên cơ sở 7 chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai toàn quốc, khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở cấp nhỏ hơn có thể là ở phạm vi vùng sinh thái, phạm vi một tỉnh, huyện, hay nhỏ hơn, thì tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng sinh thái mà chúng ta nghiên cứu để xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho phù hợp. Mỗi một địa phương, một vùng sinh thái sẽ có 1 vài chỉ tiêu khác biệt so với các vùng khác. Như vậy, có thể nói hệ thống các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mức độ phân của chúng mang tính địa phương, không thể áp dụng từ vùng này vào vùng khác. Ngoài 7 chỉ tiêu phân cấp như trên, ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác thường được sử dụng trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở Việt Nam như sau: ♦ Thành phần cơ giới Việc phân cấp thành phần cơ giới theo tam giác tổ hợp của 3 cấp: cát (từ 0,05 – 2,0mm); limon (từ 0,002 – 0,05mm); sét ( 50%) - Đối với bản đồ tỷ lệ trung bình và nhỏ, có thể gộp lại còn 3 cấp: cát + cát pha; thịt nhẹ + thịt trung bình; thịt nặng + sét. Ghi chú: Tỷ lệ % ở đây là tỷ lệ phần trăm của hàm lượng sét vật lý ( 80%) - D Cấp 3: Nhiều (15 – 40%) - M ♦ Đá lẫn, đá lộ đầu Cấp 1: Không có - N Cấp 4: Nhiều (15 – 40%) - M Cấp 2: Ít ( 80%) - D ♦ Nước ngầm @ 2015,Cấp 1: KhôngThS. quan sátHuỳnh - N ThanhCấp 3: Sâu TBHiền (50 – 100m) - NLU – M Cấp 2: Nông ( 100m) - D Sau đây là hệ thống các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở một số địa phương. Trang 48
  52. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm i. Vùng Đông Nam Bộ Bảng 10: Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng Đông Nam Bộ (Tỷ lệ 1/250.000) KÝ CHỈ TIÊU PHÂN CẤP HIỆU 1. THỔ NHƯỠNG 1. Cồn cát (Cc) So1 2. Đất cát biển (C, Cf, Cg) So2 3. Đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn So3 4. Đất phèn (Sp, Sj) So4 5. Đất mặn (M) So5 6. Đất phù sa (Pb, Pf, Pg) So6 7. Đất đen (Ru, Rk) So7 8. Các đất trên phù sa cổ (Fp, X, Xg) So8 9. Đất đỏ bazan (Fk,Fu) So9 10. Đất đỏ vàng khác (Fa, Fs) So10 2. ĐỘ DỐC 1. 0 - 80 SL1 2. 80 – 150 SL2 3. >150 SL3 3. TẦNG DÀY ĐẤT 1. >100 cm D1 2. 50 – 100 cm D2 3. 1.800 mm R1 (Trong năm) 2. 1.500 – 1.800 mm R2 @ 2015, ThS. Huỳnh3. < 1.500 mm Thanh Hiền - NLUR3 (Nguồn: Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân Nhiệm và ctg, 1995) Trang 49
  53. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm ii. Vùng Tây Nguyên Bảng 11: Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng Tây Nguyên Tỷ lệ 1/250.000 (Nguyễn Văn Nhân, 1994) CHỈ TIÊU PHÂN CẤP 1. THỔ NHƯỠNG 1. Đất bồi tụ (Pb, P, Pg, Pf, Py, D, J, Rk): 1a-Không ngập nước mùa lũ. 1b-Ngập nước mùa lũ. 2. Đất đen (R, Ru, Rp). 3. Đất xám bạc màu (Xa, Ba, X, B, Xk). 4. Đất đỏ vàng trên macma bazơ và trung tính (Ft, Fk, Fu, Fn). 5. Đất đỏ vàng khác (Fs, Fa, Fd, Fg, Fp). 6. Đất mùn vàng đỏ trên núi và đất mùn trên núi cao (H.A). 7. Đất xói mòn trơ sỏi đá. 2. ĐỊA MẠO 1. Đồng bằng, thung lũng giữa núi. 2. Cao nguyên, đồi và núi thấp. 3. Núi cao. 3. ĐỘ DỐC 1. Dốc dưới 150 2. Dốc 150 - 200 3. Dốc trên 200 4. ĐỘ DÀY TẦNG ĐẤT 1. Trên 100 cm. 2. Dày 50 – 100 cm. 3. Dưới 50 cm. 5. KHẢ NĂNG TƯỚI TIÊU 1. Có tưới. 2. Không tưới. 6. LƯỢNG MƯA 1. Cao (trên 2.500 mm). TRUNG BÌNH NĂM 2. Trung bình (1.500 – 2.500 mm). 3. Thấp (duới 1.500 mm). 7. TỔNG NHIỆT ĐỘ 1. Cao (trên 8.5000C). 2. Trung bình (7.500– 8.5000C). @ 2015, ThS. Huỳnh3. Thấp (duới 7. 500Thanh0C). Hiền - NLU Trang 50
  54. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm iii. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Bảng 12: Chỉ tiêu phân cấp đơn vị đất đai vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Tỷ lệ 1/250.000 (Nguyễn Văn Nhân, 1996) KÝ CHỈ TIÊU PHÂN CẤP HIỆU 1 Nhóm đất Cát giồng, sa cấu thịt nhẹ pha cát. 2 Nhóm đất Phù sa, sa cấu thịt nặng, sét. 3 Nhóm đất mùa khô, sa cấu thịt nặng/sét. 4 Nhóm đất Mặn thường xuyên, sa cấu thịt nặng/sét. 5 Nhóm đất Phèn (tiềm tàng/hoạt động) nặng, tầng phèn hoặc sinh phèn xuất hiện 0 - 50 cm, sa cấu thịt Tính chất nặng/sét. thổ nhưỡng 6 Nhóm đất Phèn (tiềm tàng/hoạt động) trung bình và (G) nhẹ, tầng phèn hoặc sinh phèn xuất hiện sâu >50 cm, sa cấu thịt nặng. 7 Nhóm đất Xám trên phù sa có sa cấu trung bình. 8 Nhóm đất Than bùn-Phèn, tầng sinh phèn xuất hiện sâu > 50cm, tầng mặt hữu cơ. 9 Nhóm đất Đỏ vàng, đá lộ đầu. 1 Không bị xâm nhập mặn. Tình trang 2 Xâm nhập mặn 3 tháng (II/III-VI)/năm. mặn (S) 4 Xâm nhập mặn thường xuyên. 1 Không bị ngập, ngập nông ( 60 cm. ngập 4 Ngập > 100 cm. (F) 5 Ngập triểu hàng ngày. 1 Có tưới. Khả năng 2 Nhờ nước trời. tưới (I) Lượng mưa 1 1.500 – 2.500 mm. Trung bình 2 <1.500 mm. Năm (R) 1 7 tháng/năm (V-XI). Thời gian 2 6 tháng/năm (V/VI-X/XI). @ 2015,Canh tác ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU 3 5 tháng/năm (VI/VII-X/XI). nhờ mưa 4 4 tháng/năm (VII/VIII/IX-X/XI). (D) Trang 51
  55. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm iv. Tỉnh Đồng Nai Bảng 13: Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Đồng Nai Tỷ lệ 1/50.000 CHỈ TIÊU PHÂN CẤP KÝ HIỆU CHỈ TIÊU CẤP 1 I Loại hình thổ nhưỡng 1 Đất cát. 1 2 Đất phù sa. 2 3 Đất phù sa giàu mùn. 3 4 Đất phèn. 4 5 Đất đen. 5 6 Đất đen glây. 6 7 Đất nâu. 7 8 Đất xám. 8 9 Đất xám cơ giới nhẹ. 9 10 Đất xám có kết von. 10 11 Đất xám vàng có đá. 11 12 Đất xám glây. 12 13 Đất đỏ. 13 14 Đất đỏ có kết von. 14 15 Đất tầng mỏng. 15 CHỈ TIÊU CẤP 2 II Khả năng tưới 1 Tưới bằng nước mặt 1 2 Có khả năng tưới bằng nước ngầm 2 3 Không có nguồn nước tưới 3 CHỈ TIÊU CẤP 3 III Tầng đất hữu hiệu 1 Rất dày >100 cm 1 2 Dày 50 – 100 cm 2 3 Mỏng 150 4 V Xâm nhập mặn 1 Không có xâm nhập mặn. 1 2 Xâm nhập mặn từng thời kỳ trong năm. 2 @ 2015, 3ThS. Xâm nhập Huỳnh mặn thường xuyên. Thanh Hiền 3- NLU VI Lượng mưa 1 Cao > 2.000 mm. 1 2 Trung bình 1.600 – 2.000 mm. 2 3 Thấp > 1.600 mm. 3 (Nguồn: Vũ Cao Thái, phạm Quang Khánh, và ctg, 1997) Trang 52
  56. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm v. Tỉnh Cà Mau Bảng 14: Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Cà Mau ( tỷ lệ 1/50.000, Phạm Quang Khánh, năm 2001) CHỈ TIÊU PHÂN CẤP 1. THỔ NHƯỠNG 1. Đất mặn trung bình và ít. 2. Đất phèn sâu, mặn trung bình và ít. 3. Đất phèn nông, mặn trung bình và ít. 4. Đất mặn nặng. 5. Đất phèn sâu, mặn nặng và mặn mangrove. 6. Đất phèn nông, mặn nặng và mặn mangrove. 7. Đất than bùn, phèn. 8. Đất cát. 9. Đất bãi bồi. 10. Đất núi. 2. ĐỘ SÂU XUẤT HIỆN 1. Không. TẦNG J 2. 50 cm. 3. ĐỘ SÂU XUẤT HIỆN 1. Không. TẦNG P 2. 50 cm. 4. ĐIỀU KIỆN NGUỒN NƯỚC 1. Trữ nước ngọt nội đồng 2. Điều tiết mặn ngọt 3. Vùng nước mặn 4. Không có nguồn nước 5. ĐỘ SÂU NGẬP 1. 4,5. @ 2015,(trên kênh vào thángThS. 6-7) Huỳnh2. pH 0,4%) 2. Mặn < 6 tháng. 3. Mặn 6 – 9 tháng. 4. Mặn cả năm. Trang 53