Bài giảng Luật kinh tế - Chương VIII: Pháp luật về hợp đồng

ppt 153 trang Đức Chiến 04/01/2024 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Chương VIII: Pháp luật về hợp đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_kinh_te_chuong_viii_phap_luat_ve_hop_dong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật kinh tế - Chương VIII: Pháp luật về hợp đồng

  1. CHƯƠNG VIII. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG X Nội dung nghiên cứu: I. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI IV. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA V. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
  2. I. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm hợp đồng 2. Phân loại hợp đồng 3. Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng
  3. 1. Khái niệm hợp đồng ü Trong nền KTTT, mỗi cá nhân hay tổ chức tham gia vào nhiều QHXH phong phú, đa dạng, trong đó có các GDDS. ü Căn cứ chủ yếu làm phát sinh các quyền và NVDS là hợp đồng. ü Khái niệm hợp đồng được hiểu một cách chung nhất là HĐDS. ü Hợp đồng là hình thức thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đạt được thông qua sự thỏa thuận.
  4. 1. Khái niệm hợp đồng (tt) t Khái niệm hợp đồng và HĐDS: Ø Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa các bên về một vấn đề nhất định làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ. Ø “HĐDS là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và NVDS” (Đ388 BLDS2005).
  5. 1. Khái niệm hợp đồng (tt) t Dấu hiệu của HĐDS: Ø Là sự thỏa thuận giữa các bên Ø Nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt HĐDS Ø Các quyền và NVDS
  6. 2. Phân loại hợp đồng 2.1. Theo nội dung của hợp đồng 2.2. Theo tính chất đặc thù của hợp đồng 2.3. Theo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng 2.4. Theo hình thức hợp đồng 2.5. Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng 2.6. Theo tính thông dụng của hợp đồng
  7. 2.1. Theo nội dung của hợp đồng Ø Hợp đồng không có tính chất kinh doanh (HĐDS theo nghĩa hẹp): nhằm thỏa mãn mục đích sinh hoạt, tiêu dùng. Ø Hợp đồng KD,TM: Giữa các chủ thể có ĐKKD thực hiện các hoạt động KD,TM. Ø HĐLĐ: Giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ.
  8. 2.2. Theo tính chất đặc thù của hợp đồng Ø Hợp đồng chính: Hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Ø Hợp đồng phụ: Hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; nếu hợp đồng chính không có hiệu lực thì hợp đồng phụ cũng không có hiệu lực. Ø Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: các chủ thể hợp đồng thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ ba. Ø Hợp đồng có điều kiện: Hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định do các bên thỏa thuận.
  9. 2.3. Theo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng Ø Hợp đồng song vụ: các bên chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ tương xứng nhau, quyền của bên này tương xứng với nghĩa vụ của bên kia, và ngược lại. Ø Hợp đồng đơn vụ: Chỉ có một bên có nghĩa vụ.
  10. 2.4. Theo hình thức hợp đồng Ø Hợp đồng bằng văn bản, kể cả bằng thông điệp dữ liệu. Ø Hợp đồng bằng lời nói. Ø Hợp đồng bằng hành vi cụ thể. Ø Hợp đồng có công chứng, chứng thực hay phải đăng ký.
  11. 2.5. Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng Ø Hợp đồng thương mại: Hợp đồng giữa các thương nhân. Ø Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Ø Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản của quyền tác giả: Ø Hợp đồng chuyển giao công nghệ: Ø Hợp đồng giao thầu: Ø Các hợp đồng cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh đặc thù khác.
  12. 2.6. Theo tính thông dụng của hợp đồng Ø Hợp đồng mua bán tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán” (Đ248). Ø Hợp đồng trao đổi tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu cho nhau” (K1 Đ463). Ø Hợp đồng tặng cho tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho và không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận” (Đ465). Ø Hợp đồng vay tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” (Đ471).
  13. 2.6Theo tính thông dụng của hợp đồng(tt) Ø Hợp đồng thuê tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê, còn bên thuê phải trả tiền thuê” (Đ480). Ø Hợp đồng mượn tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn mà bên mượn không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được” (Đ512). Ø Hợp đồng dịch vụ: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ” (Đ518).
  14. 2.6Theo tính thông dụng của hợp đồng(tt) Ø Hợp đồng vận chuyển: Ø Hợp đồng vận chuyển hành khách: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định còn hành khách phải thanh toán cước phí” (Đ527). Ø Hợp đồng vận chuyển tài sản: “Là sự thỏa thuận, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến địa điểm đã định và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê có nghĩa vụ trả cước phí” (Đ535).
  15. 2.6Theo tính thông dụng của hợp đồng(tt) Ø Hợp đồng gia công: “Theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công” (Đ547). Ø Hợp đồng gửi giữ tài sản: “Theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó khi hết hạn, còn bên gửi phải trả tiền công, trừ tr.hợp gửi giữ không phải trả tiền công” (Đ559). Ø Hợp đồng bảo hiểm: “Theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Đ567). Ø Hợp đồng ủy quyền: “Theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” (Đ581).
  16. 2.6Theo tính thông dụng của hợp đồng(tt) Hứa thưởng và thi có giải: Ø Hứa thưởng: ü “Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. ü Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không trái pháp luật, đạo đức” (Đ590). Ø Thi có giải: ü “Người tổ chức cuộc thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi khác không trái pháp luật, đạo đức thì phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng của mỗi giải. ü Việc thay đổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong một thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi. ü Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức cuộc thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố” (Đ593).
  17. 3. Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng 3.1. Khái quát qúa trình phát triển của pháp luật hợp đồng ở VN 3.2. Hệ thống VBPL hiện hành về hợp đồng
  18. 3.1. Khái quát qúa trình phát triển của pháp luật hợp đồng ở VN ◙ Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KHHTT ◙ Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KTTT
  19. ◙ Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KHHTT Ø Năm 1956, NN ban hành Điều lệ tạm thời số 735/TTg về chế độ hợp đồng kinh doanh, điều chỉnh các quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể cam kết thực hiện kế hoạch của NN. Ø Nghị định 004/TTg/1960 ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các XNQD và CQNN. Điều lệ này quy định một kiểu hợp đồng mới – hợp đồng được ký kết trên cơ sở và nhằm thực hiện kế hoạch NN đồng thời thực hiện các n.tắc của chế độ hạch toán kinh tế. Như vậy, các CQNN, các XNQD xác lập và thực hiện hợp đồng không phải vì lợi ích riêng mà nhằm để thực hiện kế hoạch của NN. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng kinh tế trong cơ chế KTKHHTT. Ø HĐCP đã ban hành Nghị định số 54/CP/1975, ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Đây là bản điều lệ chính thức đầu tiên về chế độ hợp đồng và có hiệu lực thi hành đến năm 1989. Để thực hiện hai nghị định trên, NN ta đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn như: Quyết định số 113- TTg/1965 và Chỉ thị số 17-TTg/1967 của TTg
  20. ◙ Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KHHTT (tt) Đặc điểm của PL về hợp đồng trong cơ chế KHHTT Ø Một là, pháp luật hợp đồng chỉ là công cụ pháp lý của việc thực hiện kế hoạch NN. Do kế hoạch NN được coi là pháp lệnh cho nên việc ký kết và thực hiện hợp đồng là kỷ luật của NN đối với các đơn vị kinh tế. Ø Hai là, hợp đồng kinh tế là hình thức pháp lý của các quan hệ mang tính chất tổ chức – kế hoạch, còn yếu tố tài sản chỉ là thứ yếu. Nội dung chủ yếu của hợp đồng đã được xác định trong chỉ tiêu kế hoạch NN, ý chí của các bên thể hiện qua việc thỏa thuận chỉ là việc cụ thể hóa ý chí của NN. Ø Ba là, chủ thể của hợp đồng chỉ là các đơn vị, tổ chức được giao chỉ tiêu, kế hoạch.
  21. ◙ Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KTTT Ø Đại hội VI (1986) chuyển đổi cơ chế KHHTT sang cơ chế thị trường. Ø Cơ chế kinh tế mới đòi hỏi phải có sự thay đổi về chính sách và pháp luật, trong đó có pháp luật về hợp đồng. Ø Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của HĐNN (1989) và sau đó là một loạt các VB như NĐ/17/HĐBT, QĐ/18/HĐBT/1990 và nhiều văn bản hướng dẫn khác đã được ban hành. Ø BLDS1995 được QH ban hành trong đó có nhiều quy định về HĐDS. Ø LTM1997 cũng có những quy định mới về hợp đồng cho một số hành vi thương mại. Nhưng thực tế, các QHHĐ trong KDTM vẫn lấy Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 làm căn cứ áp dụng chủ yếu. Ø Nội dung cụ thể của chế độ pháp lý về hợp đồng quy định trong các VBPL nêu trên có nhiều điểm không thống nhất.
  22. ◙ Pháp luật hợp đồng trong cơ chế KTTT (tt) Ø Khi cơ chế kinh tế thay đổi một cách mạnh mẽ, Pháp lệnh HĐKT1989 đã không còn phù hợp nữa. Ø Việc hoàn thiện, đổi mới các quy định của pháp luật về hợp đồng là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết cho giao lưu kinh tế và cho hội nhập. Ø Thực tiễn pháp luật về hợp đồng không thống nhất, các quy định còn nằm rãi rác, chồng chéo, mâu thuẫn, loại trừ nhau, tạo ra nhiều lỗ hổng pháp lý khiến cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn. Ø BLDS2005 được ban hành, trong đó chế định hợp đồng là nền tảng thống nhất và đồng bộ để điều chỉnh các QHHĐ. Ø Ngoài ra, NN còn ban hành các VBPL riêng để điều chỉnh các QHHĐ trong các lĩnh vực cụ thể.
  23. 3.2. Hệ thống VBPL hiện hành về hợp đồng ◙ BLDS2005 ◙ LTM2005 ◙ Các VBPL chuyên ngành ◙ Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
  24. ◙ BLDS2005 Ø Là VBPL điều chỉnh tất cả các loại hợp đồng nói chung và hợp đồng trong KDTM nói riêng. Ø Nó có tính n.tắc về các chủ thể, GDDS, NVDS, HĐDS (nghĩa chung) được áp dụng cho các quan hệ HĐDS (nghĩa hẹp), QHHĐ KDTM, quan hệ HĐLĐ. Ø Trên cơ sở chế độ pháp lý của HĐDS (nghĩa chung), có các văn bản cho riêng từng loại hợp đồng như LTM, BLLĐ, LDN2005 Pháp lệnh HĐKT1989 hết hiệu lực khi BLDS2005 có hiệu lực.
  25. ◙ LTM2005 Ø Việc xác lập và thực hiện các QHHĐ trong các hoạt động KDTM giữa các thương nhân trước hết phải căn cứ vào LTM2005. Ø Trong quan hệ giữa BLDS2005 và LTM2005 thì LTM2005 là luật riêng còn BLDS2005 là luật chung. Ø Những nội dung liên quan đến thương mại không được quy định trong LTM2005 và các luật khác thì áp dụng BLDS2005 (K3 Đ4 LTM2005). Ø Đối với các quy định khác nhau giữa LTM2005 và BLDS2005 thì áp dụng quy định của LTM2005.
  26. ◙ Các VBPL chuyên ngành Ø Trong những lĩnh vực KDTM, có những lĩnh vực mang tính chuyên ngành, đặc thù, và tương ứng với nó là các VBPL chuyên ngành để quy định những nội dung cụ thể của QHHĐ trong từng lĩnh vực đó, như: LDK; LKDBH; LĐL; BLHH; LXD; LĐThầu; LKDBĐS; LCK Ø LTM2005 quy định, hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó (K2 Đ4 LTM2005).
  27. ◙ Áp dụng ĐƯQT, PL nước ngoài và TQTMQT Ø Đối với các QHHĐ KDTM có các yếu tố nước ngoài, bên cạnh áp dụng PL trong nước, còn áp dụng ĐƯQT, PL nước ngoài và tập TQTMQT. Ø “Tr.hợp ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên có quy định áp dụng PL nước ngoài, TQTMQT hoặc có quy định khác với LTM2005 thì áp dụng ĐƯQT đó. Ø Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài, TQTMQT nếu chúng không trái với các n.tắc cơ bản của PLVN” (Đ5 LTM2005).
  28. II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ ü Các GDDS thông qua hình thức chủ yếu là HĐDS. ü Chế độ pháp lý của HĐDS quy định trong BLDS2005 thể hiện trực tiếp trong các phần GDDS, NVDS và HĐDS. ü Chế độ pháp lý về HĐDS được nghiên cứu theo các phần: Giao kết hợp đồng, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng, trách nhiệm dân sự và giải quyết tranh chấp.
  29. II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (tt) 1. Giao kết HĐDS 2. Chế độ thực hiện HĐDS 3. TNPL do vi phạm HĐDS
  30. 1. Giao kết HĐDS 1.1 Khái niệm 1.2 N.tắc giao kết HĐDS 1.3 Chủ thể của HĐDS 1.4 Nội dung của HĐDS 1.5 Hình thức của HĐDS 1.6 Trình tự giao kết HĐDS 1.7 Thời điểm giao kết hợp đồng 1.8 Thời điểm có hiệu lực của HĐDS 1.9 Điều kiện có hiệu lực của HĐDS 1.10 HĐDS vô hiệu
  31. 1.1 Khái niệm Giao kết HĐDS là quá trình thương lượng giữa các bên theo những n.tắc và trình tự nhất định theo PL để đạt được thỏa thuận nhằm xác lập quyền và NVDS của các bên.
  32. 1.2 N.tắc giao kết HĐDS ◙ Tự do do giao kết nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội ◙ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, hợp tác và ngay thẳng
  33. 1.2 N.tắc giao kết HĐDS (tt) ◙ Tự do do giao kết nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Ø Các chủ thể có quyền tự do ký kết với ai, như thế nào, với nội dung, hình thức nào xuất phát từ ý chí và lợi ích của mình. Ø Con người sống trong xã hội, nên sự tự do thỏa thuận phải phù hợp với pháp luật và đạo đức của xã hội đó. Ø Lợi ích của người khác, của cộng đồng, của xã hội được coi là giới hạn ý chí tự do của mỗi chủ thể.
  34. 1.2 N.tắc giao kết HĐDS (tt) ◙ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, hợp tác và ngay thẳng Ø Tự nguyện giữa các chủ thể chứ không có ép buộc, bắt buộc, đe họa, cưỡng bức. Ø Bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể: bình đẳng về địa vị pháp lý, về quyền và nghĩa vụ. Ø Thiện chí hợp tác là nhằm thực hiện hiệu quả hợp đồng và mang lại lợi ích tối đa cho các bên. Ø Hợp đồng phải phản ánh khách quan, trung thực, ngay thẳng những mong muốn bên trong của các bên thì việc giao kết mới được coi là tự nguyện. Ø Sự trung thực, ngay thẳng mới có thể trở thành các đối tác lâu dài trong quan hệ dân sự. → Nếu được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hoặc đe dọa thì đều trái pháp luật và bị coi là vô hiệu.
  35. 1.3 Chủ thể của HĐDS Ø Các bên tham gia vào quan hệ HĐDS bao gồm: Cá nhân (CDVN, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Ø Muốn tham gia giao kết và trở thành chủ thể của HĐDS, thì các bên phải có đủ tư cách chủ thể (NLPL và NLHV).
  36. 1.3 Chủ thể của HĐDS(tt) ◙ Cá nhân ◙ Pháp nhân ◙ Hộ gia đình ◙ Tổ hợp tác
  37. ◙ Cá nhân Ø Cá nhân có đủ tư cách chủ thể có thể tự mình giao kết hợp đồng. Ø Quyền độc lập trong giao kết hợp đồng được quy định đối với các cá nhân từ đủ 18t có đủ NLPL và NLHV. Ø Người không có NLHVDS (dưới 6t), người mất NLHVDS không được giao kết và thực hiện các HĐDS; đều phải do người đại diện xác lập, thực hiện. Ø Người bị hạn chế NLHVDS thì chỉ được xác lập và thực hiện các HĐDS trong phạm vi nhất định. Ø Người có NLHVDS không đầy đủ (từ đủ 6t đến dưới 18t): khi xác lập, thực hiện giao dịch thì phải được người đại diện đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt phù họp lứa tuổi. Ø Người từ đủ 15t đến dưới 18t có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện các GDDS, trừ tr.hợp pháp luật có quy định khác.
  38. ◙ Pháp nhân w Khái niệm: Một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi có đủ các điều kiện (Đ84 BLDS2005): Ø Được thành lập hợp pháp; Ø Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Ø Có tài sản độc lập với tài sản của cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Ø Nhân danh mình tham gia vào các QHPL một cách độc lập.
  39. ◙ Pháp nhân (tt) w Các loại pháp nhân (Đ100 BLDS2005): Ø CQNN, Đơn vị vũ trang nhân dân. Ø Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội. Ø TCKT. Ø Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, TCXH, TCXH – nghề nghiệp. Ø Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện. Ø Các tổ chức khác có đủ điều kiện.
  40. ◙ Pháp nhân (tt) w Đại diện của pháp nhân (Đ139 – Đ148 BLDS2005): Ø Đại diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên): Người được ghi trong quyết định thành lập hay trong Điều lệ. Ø Đại diện theo ủy quyền: là việc người có thẩm quyền có thể ủy quyền cho người khác. Có thể ủy quyền thường xuyên hay ủy quyền theo vụ việc.
  41. ◙ Hộ gia đình Ø Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung là chủ thể khi tham gia QHDS ” (Đ106 BLDS2005). Ø Khi tham gia giao kết HĐDS, hộ gia đình phải thông qua người đại diện là chủ hộ hoặc một thành viên khác được chủ hộ ủy quyền; Người đại diện có thể nhân danh hộ gia đình giao kết hợp đồng (Đ107 BLDS2005).
  42. ◙ Hộ gia đình (tt) Ø Các thành viên chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận; Việc định đoạt tài sản là TLSX, tài sản có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các tài sản khác thì chỉ cần đa số các thành viên từ 15 tuổi trở lên đồng ý (Đ109 BLDS2005). Ø Việc thực hiện các NVDS bằng tài sản chung của hộ gia đình; nếu tài sản chung không đủ thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình (Đ11 BLDS2005).
  43. ◙ Tổ hợp tác (THT) Ø THT hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã của từ 3 cá nhân trở lên, cùng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm (Đ111 BLDS2005). Ø Tổ viên THT là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ NLHVDS. THT có quyền giao kết HĐLĐ với người không phải là tổ viên (Đ112 BLDS2005). Ø Đại diện của THT là tổ trưởng do các tổ viên cử ra. Tổ trưởng có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định. Giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của THT (Đ113 BLDS2005).
  44. ◙ Tổ hợp tác(tt) Ø Tài sản của THT là tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho chung. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là TLSX phải được tất cả các tổ viên đồng ý; đối với các tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý (Đ114 BLDS2005). Ø THT phải chịu TNDS bằng tài sản của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần vốn góp (Đ117 BLDS2005).
  45. 1.4 Nội dung của HĐDS Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận những nội dung (Đ402 BLDS2005): Ø Đối tượng hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; Ø Số lượng, chất lượng; Ø Giá, phương thức thanh toán; Ø Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện; Ø Quyền, nghĩa vụ của các bên; Ø Trách nhiệm do vi phạm; Ø Phạt vi phạm; Ø Các nội dung khác”.
  46. 1.5 Hình thức của HĐDS ◙ Hình thức bằng lời nói ◙ Hình thức văn bản ◙ Hình thức bằng hành vi cụ thể “HĐDS có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể nếu pháp luật không quy định phải được giao kết bằng một hình thức nhất định” (K1 Đ401 BLDS2005).
  47. ◙ Hình thức bằng lời nói Để thỏa thuận thực hiện một công việc đơn giản, cụ thể, giá trị không lớn, các bên tin tưởng lẫn nhau.
  48. ◙ Hình thức văn bản Ø Được thể hiện trên các chất liệu khác nhau như giấy, vải, thông điệp dữ liệu, (Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, thu nhận, lưu giữ bằng phương tiện điện tử). Ø Các bên ghi rõ những nội dung đã thỏa thuận vào văn bản và các đại diện cùng ký tên. Ø Hợp đồng là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi có tranh chấp.
  49. ◙ Hình thức văn bản (tt) Ø “Nếu PL quy định phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ các hình thức đó” (K2 Đ401 BLDS2005). Hình thức hợp đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Ø Có những loại hợp đồng mà PL không yêu cầu hình thức văn bản, nhưng để có căn cứ chắc chắn, các bên có thể chọn hình thức văn bản để giao kết. Ø Các bên có thể thỏa thuận hợp đồng theo mẫu là hợp đồng được một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý (Đ407 BLDS2005). Ø Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục hợp đồng để cụ thể, chi tiết một số điều khoản; Phụ lục không được trái với hợp đồng (Đ408 BLDS2005).
  50. ◙ Hình thức bằng hành vi cụ thể Là sự thỏa thuận bằng việc thực hiện một hành vi cụ thể nào đó.
  51. 1.6 Trình tự giao kết HĐDS Ø Giao kết hợp đồng phải theo một trình tự nhất định. Ø Các bên thỏa thuận đưa ra các bước, các cách thức để xác lập quyền và nghĩa vụ. Ø Trình tự này có thể khái quát thành hai giai đoạn: ◙ Đề nghị giao kết hợp đồng ◙ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
  52. ◙ Đề nghị giao kết hợp đồng Ø “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể” (K1 Đ390 BLDS2005). Ø Đề nghị giao kết được tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau như bàn bạc trực tiếp, điện thoại, fax, thư điện tử Ø Nếu bên đề nghị có nêu rõ thời hạn để bên kia trả lời, thì trong thời hạn này không được giao kết với người thứ ba; Nếu giao kết với bên thứ ba mà gây thiệt hại cho bên được đề nghị thì phải bồi thường (K2 Đ390 BLDS2005).
  53. ◙ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Ø Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ đề nghị (Đ396 BLDS2005). Ø Khi bên được đề nghị nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như đưa ra đề nghị mới (Đ395 BLDS2005). Ø Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chỉ có hiệu lực trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết hạn thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới (K1 Đ397 BLDS2005).
  54. ◙ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng(tt) Ø Nếu các bên giao tiếp trực tiếp với nhau kể cả điện thoại thì bên được đề nghị phải trả lời ngay, trừ tr.hợp có thỏa thuận về thời hạn (K2 Đ397). Ø Nếu bên đề nghị chết hoặc mất NLHVDS sau khi bên được đề nghị chấp nhận giao kết thì đề nghị giao kết vẫn có giá trị (Đ398 BLDS2005). Ø Nếu bên được đề nghị chết hoặc mất NLHVDS sau khi trả lời chấp nhận thì việc trả lời chấp nhận vẫn có giá trị (Đ399 BLDS2005). Ø Bên được đề nghị có thể rút lại thông báo chấp nhận, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận (Đ400 BLDS2005)
  55. 1.7 Thời điểm giao kết hợp đồng Thời điểm giao kết xác định tùy theo phương thức giao kết và hình thức hợp đồng (Đ404 BLDS2005: Ø Được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận. Ø Được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là chấp nhận. Ø Thời điểm giao kết bằng lời nói là các bên đã thỏa thuận về nội dung hợp đồng. Ø Thời điểm giao kết bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
  56. 1.8 Thời điểm có hiệu lực của HĐDS Ø Hiệu lực hợp đồng được xác định theo từng thời điểm khác nhau tùy thuộc phương thức và hình thức giao kết. Ø Thời điểm có hiệu lực còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định PL. Ø Về n.tắc, HĐDS có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ tr.hợp có thỏa thuận khác hoặc PL có quy định khác: Ø Hợp đồng miệng có hiệu lực từ thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận về những nội dung chủ yếu. Ø Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản. Ø Hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép có hiệu lực tại thời điểm các bên tuân theo các hình thức đó. Ø Nếu các bên đã tự thỏa thuận hoặc PL có quy định thời điểm có hiệu lực thì hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm đó.
  57. 1.9 Điều kiện có hiệu lực của HĐDS Ø HĐDS là GDDS phổ biến. Ø Một HĐDS có hiệu lực phải thỏa mãn những điều kiện có hiệu lực của GDDS. GDDS có hiệu lực khi có đủ các điều kiện (Đ122 BLDS2005): Ø Chủ thể: Người tham gia giao dịch có NLHVDS; Ø Nội dung: Mục đích và nội dung giao dịch không trái PL và đạo đức xã hội; Ø Ý chí: Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; Ø Hình thức: Nếu PL quy định hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định thì phải tuân theo hình thức đó.
  58. 1.10 HĐDS vô hiệu ◙ Khái niệm ◙ Các tr.hợp HĐDS (GDDS) vô hiệu (Đ128 – Đ135 BLDS2005) ◙ Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu (Đ136 BLDS2005) ◙ Hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu (Đ137 BLDS2005)
  59. ◙ Khái niệm Ø Điều kiện vô hiệu đối với HĐDS được quy định như đối với GDDS. Ø Đ127 BLDS2005 quy định: Một GDDS vô hiệu khi nó không đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của một GDDS được quy định tại Đ122 BLDS2005.
  60. ◙ Các tr.hợp HĐDS (GDDS) vô hiệu (Đ128 – Đ135 BLDS2005) Ø Một là, GDDS vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Đ128). Ø Hai là, GDDS vô hiệu do giả tạo (Đ129). Ø Ba là, GDDS vô hiệu do người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người bị hạn chế NLHVDS xác lập, thực hiện (Đ130). Ø Bốn là, GDDS vô hiệu do bị nhầm lẫn (Đ131). Ø Năm là GDDS vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Đ132). Ø Sáu là, GDDS vô hiệu do người xác lập không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (Đ133). Ø Bảy là, GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Đ134). Ø Tám là, GDDS vô hiệu từng phần (Đ135).
  61. ◙ Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu (Đ136 BLDS2005) Ø Hai năm đối với các tr.hợp quy định tại Đ130 đến Đ134 BLDS2005, kể từ ngày giao dịch được xác lập. Ø Không hạn chế thời gian đối với các tr.hợp quy định tại các Đ128 và Đ129 BLDS2005.
  62. ◙ Hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu (Đ137 BLDS2005) Ø GDDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, NVDS của các bên kể từ thời điểm xác lập. Ø Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trừ tr.hợp tài sản, hoa lợi, lợi tức bị tịch thu; Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
  63. 2. Chế độ thực hiện HĐDS 2.1. N.tắc thực hiện HĐDS (Đ412 BLDS2005) 2.2. Giải thích HĐDS 2.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 2.4. Chế độ chấm dứt, sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng
  64. 2.1. N.tắc thực hiện HĐDS (Đ412) Ø Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác; Ø Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; Ø Không được xâm phạm đến lợi ích NN, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.
  65. 2.2. Giải thích HĐDS Việc giải thích giao dịch phải tuân theo thứ tự (Đ126): Ø Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch; Ø Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch; Ø Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
  66. 2.2. Giải thích HĐDS (tt) N.tắc giải thích HĐDS (Đ409): Ø Khi có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung các bên. Ø Khi một điều khoản có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào có lợi nhất cho các bên. Ø Khi có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp với tính chất hợp đồng. Ø Khi có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải giải thích theo tập quán tại nơi ký kết. Ø Khi thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại nơi giao kết. Ø Các điều khoản phải được giải thích trong mối quan hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của chúng phù hợp với hợp đồng. Ø Trong tr.hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được sử dụng để giải thích. Ø Tr.hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế.
  67. 2.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng ◙ Cầm cố tài sản (Đ326 đến Đ341) ◙ Thế chấp tài sản (Đ342 đến Đ357) ◙ Đặt cọc (Đ358) ◙ Ký cược (Đ359) ◙ Ký quỹ (Đ360) ◙ Bảo lãnh (Đ361 đến Đ371) ◙ Tín chấp (Đ372, Đ373)
  68. ◙ Cầm cố tài sản (Đ326 đến Đ341) Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện NVDS (Đ326).
  69. ◙ Thế chấp tài sản (Đ342 đến Đ357) Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện NVDS đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp (Đ342).
  70. ◙ Đặt cọc (Đ358) Ø Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện HĐDS. Ø Việc đặt cọc phải bằng văn bản. Ø Nếu HĐDS được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ. Ø Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện HĐDS thì tài sản đó thuộc về bên nhận đặt cọc; Ø Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện HĐDS thì phải trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc, trừ tr.hợp có thỏa thuận khác.
  71. ◙ Ký cược (Đ359) Ø Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản ký cược) trong một thời hạn để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê. Ø Nếu tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê. Ø Nếu bên thuê không trả lại tài sản thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê. Ø Nếu tài sản thuê không còn thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.
  72. ◙ Ký quỹ (Đ360) Ø Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm thực hiện NVDS. Ø Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại sau khi trừ đi phí ngân hàng.
  73. ◙ Bảo lãnh (Đ361 đến Đ371) Ø Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ø Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
  74. ◙ Tín chấp (Đ372, Đ373) Ø Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại TCTD. Ø Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ nội dung mà các bên thỏa thuận.
  75. 2.4. Chế độ chấm dứt, sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng ◙ Sửa đổi HĐDS (Đ423) ◙ Chấm dứt HĐDS (Đ424) ◙ Hủy bỏ HĐDS (Đ425) ◙ Đơn phương chấm dứt thực hiện HĐDS (Đ426)
  76. ◙ Sửa đổi HĐDS (Đ423) Ø Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả, trừ tr.hợp pháp luật có quy định khác. Ø Trong tr.hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi cũng phải tuân theo hình thức đó.
  77. ◙ Chấm dứt HĐDS (Đ424) Ø Hợp đồng đã được hoàn thành; Ø Theo thỏa thuận của các bên; Ø Chủ thể của hợp đồng chấm dứt, mà theo pháp luật thì phải do chủ thể đó thực hiện; Ø Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt; Ø Đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế các đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại; Ø Các tr.hợp khác.
  78. ◙ Hủy bỏ HĐDS (Đ425) Ø Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Ø Bên hủy bỏ phải thông báo ngay cho bên kia, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ø Hợp đồng sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Ø Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường.
  79. ◙ Đơn phương chấm dứt thực hiện HĐDS (Đ426) Ø Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Ø Thông báo ngay cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ø Hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt; Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Ø Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường.
  80. 3. TNPL do vi phạm HĐDS 3.1 Khái niệm, đặc điểm của TNPL do vi phạm HĐDS 3.2 N.tắc của TNDS do vi phạm hợp đồng 3.3 Các hình thức TNDS do vi phạm hợp đồng
  81. 3.1 Khái niệm, đặc điểm của TNPL do vi phạm HĐDS ◙ Khái niệm Ø NVDS trong HĐDS là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Ø Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng tức là vi phạm NVDS thì phải chịu TNPL. Ø Ở đây, TNPL là trách nhiệm của bên có nghĩa vụ do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng NVDS.
  82. 3.1 Khái niệm, đặc điểm của TNPL do vi phạm HĐDS (tt) ◙ Đặc điểm chung Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự (Trách nhiệm trong hợp đồng) và cũng là một trong những dạng TNPL nên có những đặc điểm chung sau: Ø Được áp dụng chỉ khi có hành vi VPPL, và chỉ đối với người có hành vi vi phạm đó. Ø Là biểu hiện sự cưỡng chế NN đối với hành vi vi phạm và do CQNN có thẩm quyền áp dụng. Ø Là hậu quả bất lợi cho bên có hành vi VPPL.
  83. 3.1 Khái niệm, đặc điểm của TNPL do vi phạm HĐDS (tt) ◙ Đặc điểm riêng Ngoài ra, TNDS do vi phạm nghĩa vụ còn có những đặc điểm riêng: Ø TNDS do vi phạm NVDS luôn liên quan trực tiếp đối với tài sản. Ø Bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu hậu quả bất lợi mang nội dung tài sản.
  84. 3.2 N.tắc của TNDS do vi phạm hợp đồng Ø Thứ nhất, bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải chịu TNDS đối với bên có quyền, trừ tr.hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ø Thứ hai, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện được NVDS do sự kiện BKK thì không phải chịu TNDS, trừ tr.hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ø Thứ ba, bên có nghĩa vụ không phải chịu TNDS nếu chứng minh nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
  85. 3.3 Các hình thức TNDS do vi phạm hợp đồng ◙ TNDS do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Đ303) ◙ TNDS do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Đ304) ◙ TNDS do chậm thực hiện NVDS (Đ305) ◙ TNDS do chậm tiếp nhận việc thực hiện NVDS (Đ306) ◙ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Đ307) ◙ Phạt vi phạm
  86. ◙ TNDS do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Đ303) Ø Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật. Ø Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật. Ø Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ mà gây thiệt hại thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
  87. ◙ TNDS do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Đ304) Ø Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại. Ø Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện nó thì bên có quyền được yêu cầu phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
  88. ◙ TNDS do chậm thực hiện NVDS (Đ305) Ø Bên có quyền có thể gia hạn; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nếu có yêu cầu của bên có quyền, và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ là không còn cần thiết thì bên có quyền có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ø Số tiền chậm trả sẽ phải trả lãi theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố, trừ tr.hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  89. ◙ TNDS do chậm tiếp nhận việc thực hiện NVDS (Đ306) Ø Nếu việc chậm tiếp nhận mà gây thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường và phải chịu rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ tr.hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  90. ◙ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Đ307) Ø Bồi thường thiệt hại về vật chất, bù đắp tổn thất về tinh thần. Ø Bồi thường thiệt hại về vật chất là bù đắp tổn thất thực tế tính được thành tiền, bao gồm tổn thất tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Ø Gây thiệt hại về tinh thần do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài việc chấm dứt vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường để bù đắp tổn thất về tinh thần.
  91. ◙ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (tt) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện: Ø Một là, có thiệt hại thực tế xảy ra; Ø Hai là, có hành vi vi phạm; Ø Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra; Ø Bốn là, người vi phạm NVDS có lỗi.
  92. ◙ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (tt) Lỗi là thái độ chủ quan và nhận thức lý trí của bên vi phạm NVDS đối với hành vi và hậu quả gây ra (Đ308 BLDS2005). Ø Có hai loại lỗi: lỗi cố ý gây thiệt hại và lỗi vô ý gây thiệt hại. Ø Cố ý gây thiệt hại: một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Ø Vô ý gây thiệt hại: một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
  93. ◙ Phạt vi phạm Ø Là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Ø Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm hoặc vừa phải nộp phạt vừa phải bồi thường thiệt hại. Ø Nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ.
  94. III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại 2. Phân loại hợp đồng thương mại 3. TNPL do vi phạm hợp đồng thương mại 4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
  95. 1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại t Khái niệm Ø Phần lớn các hợp đồng KD,TM là những hợp đồng trong các hoạt động thương mại, được điều chỉnh bằng LTM2005. Ø Hợp đồng trong hợp đồng thương mại (HĐTM) được hiểu là thỏa thuận giữa các thương nhân để thực hiện các hợp đồng thương mại.
  96. t Đặc điểm của hợp đồng thương mại ◙ Thứ nhất, chủ thể của HĐTM là các thương nhân: tổ chức, cá nhân có ĐKKD. ◙ Thứ hai, nội dung của HĐTM là các hoạt động thương mại ◙ Thứ ba, HĐTM được giao kết bằng lời nói, văn bản hay bằng hành vi cụ thể
  97. t Đặc điểm của hợp đồng thương mại(tt) ◙ Thứ nhất, chủ thể của HĐTM là các thương nhân: tổ chức, cá nhân có ĐKKD. Ø Thương nhân bao gồm các TCKT được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có ĐKKD (K1 Đ6 LTM2005). Ø Thương nhân VN là các DN, hộ kinh doanh, cá nhân có ĐKKD. Ø Thương nhân nước ngoài cũng có thể là chủ thể của HĐTM. Ø Hợp đồng trong hoạt động thương mại nhưng chủ thể không phải là các thương nhân thì không phải là HĐTM mà thường được coi là HĐDS (theo nghĩa hẹp).
  98. t Đặc điểm của hợp đồng thương (tt) ◙mạiThứ hai, nội dung của HĐTM là các hoạt động thương mại Ø Hoạt động thương mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán HH, cung ứng DV, đầu tư, xúc tiến thương mại (K1 Đ3 LTM2005). Ø Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu theo thỏa thuận (K8 Đ3 LTM2005). Ø Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (K9 Đ3 LTM2005).
  99. t Đặc điểm của hợp đồng thương mại(tt) ◙ Thứ ba, HĐTM được giao kết bằng lời nói, văn bản hay bằng hành vi cụ thể Ø Hợp đồng trong hoạt động thương mại chủ yếu được LTM2005 quy định phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Ø Các hình thức tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác. Ø Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử (K5 Đ3 LTM2005).
  100. 2. Phân loại hợp đồng thương mại 2.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa (Đ24 đến Đ62, Đ63 đến Đ73 LTM2005) 2.2 Hợp đồng dịch vụ (HĐDV) (Đ74 đến Đ87 LTM2005)
  101. 2.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa (Đ24 đến Đ62, Đ63 đến Đ73 LTM2005) Ø Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân trên lãnh thổ VN và những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ø Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng cho các phương thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Ø Những hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch có một số quy định riêng trong LTM2005.
  102. 2.2 Hợp đồng dịch vụ (HĐDV) (Đ74 đến Đ87 LTM2005) Ø LTM2005 quy định những vấn đề chung của HĐDV và những nội dung cụ thể của các HĐDV liên quan đến mua bán hàng hóa.
  103. 3. TNPL do vi phạm HĐTM 3.1 Vi phạm hợp đồng 3.2 Các tr.hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm (Đ294 LTM2005) 3.3 Các hình thức TNPL
  104. 3.1 Vi phạm hợp đồng ◙ Khái niệm: Ø Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của LTM2005. ◙ Vi phạm hợp đồng được chia thành hai loại: Ø Vi phạm cơ bản: là vi phạm của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết (K13 Đ3 LTM2005). Ø Vi phạm không cơ bản: bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ tr.hợp các bên có thỏa thuận khác (Đ293 LTM2005).
  105. 3.2 Các tr.hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm (Đ294 LTM2005) Ø Tr.hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; Ø Sự kiện BKK; Ø Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; Ø Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của CQQLNN mà các bên không thể biết trước được vào thời điểm ký kết hợp đồng. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh các tr.hợp miễn trách nhiệm.
  106. 3.3 Các hình thức TNPL u TNPL do vi phạm HĐTM là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu từ việc áp dụng các chế tài trong thương mại. u Các chế tài trong thương mại (Đ292 LTM2005): ◙ Buộc thực hiện đúng hợp đồng; ◙ Phạt vi phạm; ◙ Buộc bồi thường thiệt hại; ◙ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; ◙ Đình chỉ thực hiện hợp đồng; ◙ Hủy bỏ hợp đồng; ◙ Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với n.tắc cơ bản của PLVN, điều ước quốc tế mà VN là thành viên và tập quán TMQT.
  107. ◙ Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Đ297) Ø Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để thực hiện và bên vi phạm phải chịu các chi phí phát sinh. Ø Nếu thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng thì phải thực hiện như đã thỏa thuận. Nếu hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật, thiếu sót đó hoặc phải thay thế. Bên vi phạm không được dùng tiền, hàng hóa khác loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
  108. ◙ Buộc thực hiện đúng hợp đồng (tt) Ø Nếu bên vi phạm không thực hiện theo quy định trên thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ thay thế theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ đã thỏa thuận và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệnh và các chi phí liên quan nếu có; có quyền sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí hợp lý. Ø Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Ø Tr.hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong LTM2005.
  109. ◙ Phạt vi phạm Ø Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu có thỏa thuận, trừ các tr.hợp được miễn trách nhiệm tại Đ294 (Đ300 LTM2005). Ø Mức phạt do các bên thỏa thuận nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ tr.hợp quy định tại Đ266 LTM2005.
  110. ◙ Bồi thường thiệt hại (tt) Ø Bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm gây ra. Ø Giá trị bồi thường gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng.
  111. ◙ Bồi thường thiệt hại (tt) Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Đ303) (Trừ các tr.hợp miễn trách nhiệm Đ294): Ø Có hành vi vi phạm hợp đồng; Ø Có thiệt hại thực tế; Ø Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
  112. ◙ Bồi thường thiệt hại (tt) Về quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại, có sự khác nhau giữa LTM2005 và BLDS2005. Trong các HĐTM, phải áp dụng LTM2005: Ø Tr.hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ tr.hợp LTM2005 có quy định khác. Ø Tr.hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ tr.hợp LTM2005 có quy định khác. Ø Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác (Đ316 LTM2005).
  113. ◙ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Đ308) Ø Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ thuộc một trong các tr.hợp sau (trừ Đ294): Ø Xảy ra các hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng; Ø Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Ø Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Đ309): Ø Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì nó vẫn còn hiệu lực. Ø Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  114. ◙ Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Đ310) Ø Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong các tr.hợp sau (trừ Đ294): Ø Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; Ø Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Ø Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng (Đ311 LTM2005): Ø Hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Ø Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Ø Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường.
  115. ◙ Hủy bỏ hợp đồng thương mại Ø Hủy bỏ hợp đồng (Đ312) Ø Hủy bỏ hợp đồng trong tr.hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần (Đ313) Ø Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng (Đ314) Ø Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng (Đ315)
  116. 4. Giải quyết tranh chấp HĐTM t Các hình thức giải quyết (Đ317): Ø Thương lượng giữa các bên. Ø Hòa giải giữa các bên do một cá nhân hoặc tổ chức do các bên chọn làm trung gian hòa giải. Ø Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
  117. 4. Giải quyết tranh chấp HĐTM (tt) t Thời hạn khiếu nại (Đ318 LTM2005) (Trừ tr.hợp quy định tại điểm đ K1 Đ237 LTM2005, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận thì quy định như sau: Ø Ba tháng kể từ ngày giáo hàng, nếu khiếu nại về số lượng; Ø Sáu tháng kể từ ngày giao hàng, nếu khiếu nại về chất lượng; nếu hàng hóa có bảo hiểm thì thời hạn khiếu nại là 3 tháng kể từ ngày hết hạn bảo hiểm; Ø Chín tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong tr.hợp có bảo hiểm thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hiểm đối với khiếu nại về các vi phạm khác.
  118. 4. Giải quyết tranh chấp HĐTM (tt) t Thời hiệu khởi kiện (Đ319): Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, trừ tr.hợp quy định tại điểm e K1 Đ237 LTM2005.
  119. IV. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1. Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa 3. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  120. 1. Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1 Tính hợp pháp của hàng hóa 1.2 Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
  121. 1.1 Tính hợp pháp của hàng hóa Theo quy định tại K2 Đ3 LTM2005: Ø Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Ø Những vật gắn liền với đất đai. Căn cứ vào điều kiện KT-XH từng thời kỳ và ĐƯQT mà VN là thành viên, CP quy định danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện và điều kiện để kinh doanh các hàng hóa đó (K1 Đ25). Đối với hàng hóa bị hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên mua bán đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định (K2 Đ25).
  122. 1.1 Tính hợp pháp của hàng hóa (tt) Hàng hóa đang lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp: buộc phải thu hồi; cấm lưu thông; tạm ngừng lưu thông; lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép, nếu thuộc một trong các tr.hợp (Đ26 LTM2005): Ø Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh; Ø Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp. Đối với mua bán hàng hóa quốc tế: Trong tr.hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với PLVN và ĐƯQT mà VN là thành viên, Thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhất định (Đ31 LTM2005).
  123. 1.2 Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Ø Nhãn HH là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên HH, bao bì, thương thẩm của HH hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên HH, bao bì, thương phẩm của HH (K1 Đ32). Ø HH lưu thông trong nước, HH xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn HH, trừ tr.hợp do pháp luật quy định (K2 Đ32). Ø Nội dung cần ghi trên nhãn HH và trách nhiệm của thương nhân trong việc ghi nhãn hàng được quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP. Ø Xuất xứ HH là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng trong tr.hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia (K14 Đ3 LTM2005).
  124. 1.2 Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (tt) GCN xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ hàng hóa (Đ33): Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có GCN xuất xứ trong các tr.hợp sau: Ø Hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác; Ø Theo quy định của PLVN hoặc các ĐƯQT mà VN là thành viên.
  125. 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa t Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa (Đ34) t Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng (Đ44) t Quyền sở hữu hàng hóa và thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa t Xác định giá và thanh toán t Thời điểm chuyển rủi ro
  126. t Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa (Đ34) Ø Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác của hợp đồng. Ø Nếu không có thỏa thuận thì phải thực hiện theo LTM2005.
  127. t Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa (Đ34) ◙ Địa điểm giao hàng (Đ35 LTM2005) ◙ Giao hàng có liên quan đến người vận chuyển (Đ36 LTM2005) ◙ Thời hạn giao hàng (Đ37 LTM2005) ◙ Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (Đ39 LTM2005) ◙ Giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (Đ42 LTM2005)
  128. t Kiểm tra hàng trước khi giao hàng (Đ44) Ø Tr.hợp các bên có thỏa thuận bên mua kiểm tra hàng trước khi giao thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua kiểm tra. Ø Trừ tr.hợp có thỏa thuận khác, bên mua phải kiểm tra hàng trong thời gian ngắn nhất. Ø Nếu bên mua không tiến hành kiểm tra hàng trước khi giao như thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Ø Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán biết sau khi kiểm tra. Ø Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa nếu các khiếm khuyết đó không thể phát hiện được bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
  129. t Quyền sở hữu hàng hóa và thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa ◙ Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa (Đ45) Bên bán phải bảo đảm: Ø Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; Ø Hàng hóa phải hợp pháp; Ø Việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp. ◙ Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa (Đ62) Trừ tr.hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
  130. t Xác định giá và thanh toán ◙ Xác định giá (Đ52) ◙ Nghĩa vụ thanh toán và quyền ngừng thanh toán ◙ Địa điểm thanh toán (Đ54) ◙ Thời hạn thanh toán (Đ55)
  131. t Thời điểm chuyển rủi ro (tt) ◙ Chuyển rủi ro khi có địa điểm giao hàng xác định (Đ57) ◙ Chuyển rủi ro khi không có địa điểm giao hàng xác định (Đ58) ◙ Chuyển rủi ro trong tr.hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển (Đ59) ◙ Chuyển giao rủi ro trong tr.hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển (Đ60) ◙ Chuyển rủi ro trong các tr.hợp khác (Đ61)
  132. 3. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Ø Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là một hoạt động nhằm bảo hiểm các rủi ro do việc biến động giá cả, nhằm mục đích hình thành và phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường hàng nông sản. Ø Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận việc mua bán theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai (Đ63 LTM2005). Ø Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn (K1 Đ64 LTM2005).
  133. 3. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (tt) Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa (Đ67) Ø Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán; Ø Điều hành các hoạt động giao dịch; Ø Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
  134. t Hợp đồng kỳ hạn ◙ Khái niệm Ø Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng (K2 Đ64 LTM2005). Ø Là loại hợp đồng theo mức giá hiện tại nhưng việc giao hàng lại thực hiện trong tương lai. Ø Mục đích của loại hợp đồng kỳ hạn là nhằm hưởng một khoản tiền do sự biến động về giá hàng, vì vậy người ta còn gọi loại hợp đồng này là hình thức đầu cơ về giá hoặc hình thức bảo hiểm trong tr.hợp có biến động về giá.
  135. t Hợp đồng kỳ hạn (tt) ◙ Quyền và nghĩa vụ của các bên: Ø Nếu bên bán thực hiện việc giao hàng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Ø Nếu các bên có thỏa thuận là bên mua hoặc bên bán có thể thanh toán khoản chênh lệch giá (giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch công bố vào lúc hợp đồng được thực hiện) cho bên kia thay vì giao hàng và nhận hàng. Ø Nếu các bên có thỏa thuận bên mua thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá trong hợp đồng (cao) và giá thị trường hiện tại (thấp). Ø Nếu các bên có thỏa thuận bên bán thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường hiện tại (cao) và giá trong hợp đồng (thấp).
  136. t Hợp đồng quyền chọn ◙ Khái niệm Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó (K3 Đ64 LTM2005).
  137. t Hợp đồng quyền chọn (tt) ◙ Quyền và nghĩa vụ của các bên Ø Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn; số tiền mua quyền chọn do các bên thỏa thuận; Ø Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ mua; nếu quyết định mua thì bên bán có nghĩa vụ phải bán; nếu bên bán không có hàng để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giá thỏa thuận trong hợp đồng (thấp) và giá thị trường hiện tại (cao). Ø Bên giữa quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ mua; nếu quyết định bán thì bên mua phải mua; nếu bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường hiện tại (thấp) và giá trong hợp đồng (cao).
  138. 4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của LTM2005 4.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước Viên 1980 4.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  139. 4.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của LTM2005 Ø HĐMBHHQT trước hết là một HĐMBHH nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của HĐMBHH. Ø Ngoài ra, nó còn có yếu tố quốc tế là yếu tố vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia nên nó phải thỏa mãn một số yêu cầu do yếu tố này đòi hỏi. Ø LTM2005 tuy không trực tiếp đưa ra khái niệm HĐMBHHQT, nhưng ta có thể hiểu khái niệm này qua quyết định gián tiếp sau: “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu (Đ27 LTM2005). Trong HĐMBHHQT, các bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng, đó có thể là luật quốc gia, ĐƯQT, tập quán TMQT, án lệ
  140. ◙ Một số n.tắc lựa chọn luật quốc gia Ø Thứ nhất, khi được quy định trong hợp đồng, có hai cách quy định: ü Một là, các bên quy định về luật áp dụng ngay từ giai đoạn đàm phán, ký kết, bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng. ü Hai là, các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng, thậm chí là sau khi có tranh chấp phát sinh.
  141. ◙ Một số n.tắc lựa chọn luật quốc gia Ø Thứ hai, khi Tòa án hoặc trọng tài quyết định “Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, HĐTT áp dụng luật do các bên lựa chọn ( ). Trong tr.hợp các bên không lựa chọn được luật áp dụng thì HĐTT quyết định”.
  142. ◙ Một số n.tắc lựa chọn luật quốc gia Ø Thứ ba, khi hợp đồng mẫu quy định ü Để tiết kiệm thời gian, các bên hợp đồng thường chỉ quy định những nội dung cơ bản. Những nội dung còn lại, các bên thường thỏa thuận dẫn chiếu đến hợp đồng mẫu. Đây là loại hợp đồng thường được các tập đoàn, các tổ chức nghề nghiệp soạn thảo. ü Những hợp đồng mẫu này chỉ có giá trị khi được các bên tham chiếu bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng của mình. Và nó có giá trị bắt buộc đối với các bên, kể cả điều khoản về luật áp dụng (nếu có).
  143. 4.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước Viên 1980 Một trong những ĐƯQT đóng vai trò quan trọng trên phương diện là cơ sở pháp lý cho các giao dịch mua bán HHQT là Công ước Viên 1980. Công ước gồm 101 điều khoản được chia thành bốn phần: Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung. Phần 2: Ký kết hợp đồng Phần 3: Mua bán hàng hóa. Phần 4: Những quy định cuối cùng.
  144. 4.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Công ước quy định về việc ký kết hợp đồng (Đ14 đến Đ24), bao gồm các giai đoạn cháo hàng, chấp nhận chào hàng và giao kết hợp đồng.
  145. 4.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tt) ◙ Chào hàng Ø Chào hàng là giai đoạn trong đó một bên “đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một vài người” (Đ14 Công ước). Ø Chào hàng có thể là bất kỳ một lời đề nghị nào “đủ rõ ràng” và “chỉ rõ tên hàng, xác định một cách trực tiếp hoặc ngầm định về số lượng và giá cả”. Ø Chào hàng chỉ phát sinh hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng (K1 Đ15). Ø Chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo của người chào hàng về việc hủy chào hàng gửi tới nơi người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng (K2 Đ15). Ø Chào hàng sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng (Đ17 Công ước).
  146. 4.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tt) ◙ Chấp nhận chào hàng Ø Người nhận được chào hàng có một lời tuyên bố hay một hành vi khác biểu lộ sự đồng ý với chào hàng. Ø Nếu nhận được chào hàng nhưng im lặng hoặc không hành động thì không được coi là chấp nhận chào hàng (K1 Đ18). Ø Người đã chấp nhận chào hàng cũng có thể hủy chấp nhận mà mình gửi đi nếu thông báo về việc hủy chấp nhận tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng thời điểm chấp nhận có hiệu lực (Đ22 Công ước). Ø Nếu bên nhận chào hàng có khuynh hướng chấp nhận nhưng có bổ sung, bớt đi hay thêm vào hay sửa đổi thì được coi là từ chối chào hàng và tạo thành một chào hàng mới.
  147. 4.3 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tt) ◙ Chấp nhận chào hàng Ø Nếu những điểm bổ sung, sửa đổi hay đề nghị này không làm biến đổi nội dung chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ tr.hợp người chào hàng gửi thông báo ngay lập tức thể hiện sự phản đối. Ø Chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị nếu nó được gửi đến cho người chào hàng trong thời hạn chấp nhận. Ø Thời hạn chấp nhận do người chào hàng quy định, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng. Ø Hợp đồng được coi là đã được giao kết kể từ thời điểm sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực (Đ23 Công ước). Bắt đầu từ thời điểm này các bên có những quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
  148. V. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ 1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ 2. Phân loại hợp đồng dịch vụ 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ
  149. 1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ Ø Cung ứng dịch vụ là một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (K9 Đ3 LTM2005). Ø Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền (Đ518 BLDS2005). Ø BLDS2005 đưa ra những quy định mang tính n.tắc cho hợp đồng dịch vụ. Trên cơ sở đó, LTM2005 ban hành những quy định chung đối với hoạt động cung ứng dịch vụ. LTM2005 có nhiều quy định về nội dung cụ thể của các dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa thông thường. Dịch vụ trong các lĩnh vực kinh doanh đặc thù phải căn cứ vào VBPL chuyên ngành.
  150. 2. Phân loại hợp đồng dịch vụ t Căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Ø Hợp đồng dịch vụ pháp lý; Ø Hợp đồng dịch vụ kế toán, kiểm toán; Ø Hợp đồng dịch vụ thông tin, liên lạc; Ø Hợp đồng dịch vụ xây dựng; Ø Hợp đồng dịch vụ phân phối; đại lý; Ø Hợp đồng dịch vụ tài chính, ngân hàng; Ø Hợp đồng dịch vụ môi trường; Ø Hợp đồng dịch vụ giáo dục, đào tạo; Ø Hợp đồng dịch vụ vận tải; Ø Hợp đồng dịch vụ du lịch; Ø Hợp đồng dịch vụ giải trí; Ø Hợp đồng dịch vụ y tế.v.v
  151. 2. Phân loại hợp đồng dịch vụ (tt) t Căn cứ vào dịch vụ quy định trong LTM2005 Ø Hợp đồng dịch vụ khuyến mại; Ø Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Ø Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; Ø Hợp đồng đại diện cho thương nhân; Ø Hợp đồng ủy thác; Ø Hợp đồng đại lý; Ø Hợp đồng gia công; Ø Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa; Ø Hợp đồng dịch vụ quá cảnh; Ø Hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  152. 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ t Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ: Trừ tr.hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ: Ø Cung ứng dịch vụ và công việc liên quan theo thỏa thuận và theo LTM2005 (K1 Đ78); Ø Hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ (Đ81 LTM2005); Ø Nghĩa vụ về thời gian hoàn thành dịch vụ (Đ82 LTM2005); Ø Nghĩa vụ tuân thủ những yêu cầu hợp lý của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ (Đ83 LTM2005); Ø Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao (K2 Đ78); Ø Thông báo ngay cho khách hàng nếu thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không đảm bảo (K3 Đ78); Ø Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được (K4 Đ78).
  153. 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ t Nghĩa vụ của khách hàng (Đ85 LTM2005). Trừ tr.hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có nghĩa vụ: Ø Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ; Ø Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác; Ø Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác; Ø Khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên, nếu dịch vụ do nhiều bên cung ứng.