Bài giảng Luật dân sự

pptx 165 trang Đức Chiến 04/01/2024 2010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật dân sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_luat_dan_su.pptx

Nội dung text: Bài giảng Luật dân sự

  1. BÀI GIẢNG LUẬT DÂN SỰ Phạm Thị Kim Phượng Phuong.ptk@ou.edu.vn
  2. Tài liệu tham khảo • Bộ Luật dân sự 2005, 2015. • Giáo trình luật dân sự Việt Nam (Trường ĐH Luật Tphcm) gồm 2 phần: – Những qui định chung về Luật dân sự. – Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế. – Giáo trình Luật Dân sự 1. (PGS.TS.Nguyễn Ngọc Điện)
  3. Các nội dung trọng tâm A. Những qui định chung về Luật dân sự. B. Một số chế định cơ bản của Luật dân sự. I. Chế định về tài sản, quyền sở hữu tài sản. II. Chế định về thừa kế.
  4. A. Những qui định chung về Luật dân sự I. Khái quát về Luật dân sự II. Chủ thể của Luật dân sự III. Đại diện IV. Thời hạn, thời hiệu V. Một số vấn đề khác (SV tự NC)
  5. I. Khái quát về Luật dân sự 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật dân sự (Điều 1 LDS 2015) “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cở sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
  6. I. Khái quát về Luật dân sự 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự Là những quan hệ xã hội trong giao lưu dân sự bao gồm: ➢ Quan hệ về tài sản ➢ Quan hệ nhân thân
  7. 2.1.Quan hệ về tài sản a) Khái niệm Quan hệ về tài sản là quan hệ giữa người với người bởi một lý do tài sản nhất định. b) Đặc điểm ➢ Quan hệ về tài sản do Luật DS điều chỉnh mang tính chất hàng hòa-tiền tệ. ➢ Thường thể hiện sự đền bù ngang giá. (ví dụ: quan hệ mua bán tài sản, ). ➢ Mang ý chí chủ quan của các chủ thể khi tham gia tham hệ (NLHVDS, tự định đoạt, ).
  8. c) Các nhóm quan hệ tài sản do Luật DS điều chỉnh Quan hệ Quan hệ về nghĩa vụ và sở hữu tài hợp đồng sản DS Quan hệ Quan hệ về thừa kế BTTH ngoài hợp đồng
  9. 2.2.Quan hệ nhân thân a) Khái niệm Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người vì một giá trị nhân thân nhất định. b) Đặc điểm ➢ Quan hệ nhân thân là những quan hệ không mang nội dung kinh tế, không tính ra được thành tiền. ➢ Thông thường gắn liền với một chủ thể nhất định không thể chuyển giao cho người khác.
  10. c) Các nhóm quan hệ nhân thân do Luật DS điều chỉnh ➢ Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật ➢ Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: tên gọi, danh dự, uy tín, nhân phẩm, bí mật đời tư của cá nhân,
  11. I. Khái quát về Luật dân sự 3. Phương pháp điều chỉnh của Luật DS a) Khái niệm: Là những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật DS nhằm làm cho những quan hệ xã hội này phát sinh, phát triển, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước.
  12. b) Đặc điểm: * Các chủ thể bình đẳng với nhau khi tham gia. * Tự nguyện. * Tự chịu trách nhiệm.
  13. c) Nội dung: bao gồm 2 phương pháp Phương Phương pháp bình pháp tự đẳng thỏa định đoạt thuận Điều chỉnh các quan hệ dân sự
  14. I. Khái quát về Luật dân sự 4. Khái niệm Luật Dân sự Việt nam a) Khái niệm: Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam, bao gồm: những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh các Quan hệ tài sản và Quan hệ nhân thân, trong đó các chủ thể tham gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ được nhà nước đảm bảo thực hiện.
  15. b) Các nguyên tắc cơ bản của Luật DS ( Điều 3 BLDS 2015) 1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. 3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
  16. 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
  17. c) Vị trí của Luật dân sự (Điều 4) • Luật chung • Luật khác có liên điều chỉnh quan hệ dân sự cụ thể: không được trái với Điều 3 (các nguyên tắc cơ bản). • Áp dụng Điều ước quốc tế khi có sự khác nhau.
  18. d) Nguồn của luật dân sự 1. Luật viết 2. Phong tục tập quán 3. Tương tự pháp luật
  19. 5) Xác lập, thực hiện, bảo vệ quyền dân sự 5.1. Căn cứ xác lập quyền DS (Điều 8) Hợp đồng; Hành vi pháp lý đơn phương; Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo qui định của Luật; Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu; Chiếm hữu tài sản; Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ PL; Bị thiệt hại do hành vi trái PL; Thực hiện công việc không có ủy quyền; Căn cứ khác do PL qui định.
  20. 5.2 Thực hiện quyền dân sự (Đ 9) ➢ Chủ thể thực hiện theo ý mình nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật DS và có giới hạn (Điều 10).
  21. 5.3 Các phương thức bảo vệ quyền dân sự (Đ 11) ➢ Quyền tự bảo vệ theo qui định của Luật. ➢ Yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền: ▪ Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền dân sự của mình; ▪ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; ▪ Buộc xin lỗi, cải chính công khai; ▪ Buộc thực hiện nghĩa vụ; ▪ Buộc bồi thường thiệt hại; ▪ Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền; ▪ Yêu cầu khác theo qui định của Luật.
  22. Những vấn đề còn lại trong chương này sinh viên tự nghiên cứu.
  23. II. Chủ thể của Luật dân sự Chủ thể Cá nhân Pháp nhân
  24. 1. Cá nhân Năng lực pháp luật dân sự Năng lực chủ thể của cá nhân gồm: Năng lực hành vi dân sự
  25. 1. Cá nhân ❖ Năng lực pháp luật dân sự a) Khái niệm: Điều 16 khoản 1 BLDS 2015 “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.
  26. b) Đặc điểm: ➢ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định. ➢ Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào (tuổi, tôn giáo, giới tính, dân tộc, ). ➢ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
  27. c) Nội dung: Điều 17 BLDS 2015 Quyền nhân thân không gắn với tài sản và gắn với tài sản. Cá nhân có quyền, Quyền sở hữu, quyền thừa kế, nghĩa quyền khác đối với tài sản. vụ dân sự sau: Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
  28. 1. Cá nhân ❖ Năng lực hành vi dân sự a) Khái niệm: Điều 19 BLDS 2015 “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
  29. b) Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân: Người thành niên (Điều 20) Người chưa thành niên (Điều 21) Mất năng lực hành vi dân sự Mức (Điều 22) độ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23) Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24)
  30. 1. Cá nhân ❖ Quyền nhân thân (Điều 25-39) a) Khái niệm: (Điều 25) “ Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan qui định khác”.
  31. b) Nội dung: Sinh viên tự nghiên cứu trong BLDS 2015 từ Điều 25 đến Điều 39 Điểm mới: Điều 37: Chuyển đổi giới tính
  32. ❖ Nơi cư trú (Điều 40-45) a) Khái niệm: (Điều 40) - Nơi cư trú của cá nhân là nơi của người đó thường xuyên sinh sống; nếu không xác định được nơi thường xuyên thì là nơi người đó đang sinh sống. Nơi cư trú phải là một điểm cố định trên lãnh thổ. b) Nội dung: Điều 41-45
  33. 1. Cá nhân ❖ Giám hộ (Điều 46-63) a) Khái niệm: (Điều 46) “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật qui định, được UBND cấp xã cử, được TA chỉ định, hoặc được lựa chọn (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ được hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”.
  34. Lưu ý: ❖ GH cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (nếu họ có năng lực thể hiện ý chí): phải được sự đồng ý của người đó. ❖ Phải đăng ký việc GH tại cơ quan có thẩm quyền. ❖ Người GH đương nhiên mà không đăng ký thì vẫn thực hiện nghĩa vụ của người GH.
  35. b) Điều kiện: - Người chưa thành niên không còn cha mẹ; ko xác định được cha mẹ; có cha mẹ nhưng cha mẹ bị hạn chế quyền. Người được giám hộ: (Điều 47) - Người mất năng lực hành vi dân sự. - Người có khó khăn trong nhận thức. ➢ Một người chỉ có thể được một người GH trừ trường hợp cha, mẹ cùng GH cho con; Ông, bà cùng GH cho cháu.
  36. - Cá nhân, pháp nhân đủ điều kiện làm GH; có thể làm GH cho nhiều người. - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Có tư cách đạo đức tốt và các điều Người giám hộ: kiện cần thiết cho việc GH. (Điều 48+49) - Không đang bị truy cứu TNHS; chưa được xóa án tích một trong các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người khác. - Không bị TA tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
  37. c) Giám sát việc GH (Điều 51) ❑ Do người thân thích cử, chọn để giám sát và họ phải đồng ý; nếu không cử, chọn được thì do UBND xã giám sát. Nếu có tranh chấp thì TA quyết định. ❑ Nếu có liên quan đến TS thì còn phải đi đăng ký việc giám sát. ❑ Điều kiện làm người giám sát giống người GH. ❑ Có các quyền và nghĩa vụ theo luật định.
  38. d) Các hình thức giám hộ: Giám hộ Giám hộ cử, đương nhiên chỉ định (Đ 54) Của người Điều kiện: Của người mất năng Khi không có giám hộ đương chưa lực hành vi nhiên thành niên Thẩm quyền cử: dân sự (Điều 52) UBND xã, phường, thị trấn cử (Điều 53) người, đề nghị tổ chức
  39. Nghĩa vụ của người GH đối với người được GH Đối với người mất Đối với người chưa Đối với người từ đủ NLHVDS, có khó khăn đủ 15 tuổi (Đ 55) 15- chưa đủ 18 (Đ 56) trong nhận thức, làm chủ HV (Đ 57) Chăm sóc, giáo dục Đại diện Chăm sóc, điều trị bệnh. Đại diện Quản lý TS Đại diện Quản lý TS Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp Quản lý TS Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
  40. Quyền của người GH? (Điều 58) Quản lý tài sản của người được GH? (Điều 59) Thay đổi người GH trong những trường hợp nào? (Điều 60) Chuyển giao việc GH được thực hiện ra sao? (Điều 61)
  41. ➢Chấm dứt việc giám hộ: (Điều 62 BLDS 2015) * Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. * Người được giám hộ chết. * Người được giám hộ được nhận làm con nuôi. * Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. * THủ tục chấm dứt theo qui định của Luật hộ tịch.
  42. Hậu quả pháp lý của chấm dứt việc giám hộ (Điều 63) ❖ Đối với trường hợp người được GH đã có NLHVDS đầy đủ: chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt GH. ❖ Đối với trường hợp người được GH chết: Phải thanh toán tài sản người thừa kế, giao TS cho người quản lý di sản TK của người GH, chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt GH. Chưa có người TK, tạm thời quản lý và thông báo cho UBND. ❖ Đối với trường hợp cha mẹ ruột của người GH đã đủ điều kiện, hoặc người được GH đã cho làm con nuôi: chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt GH.
  43. 1. Cá nhân ❖ Tuyên bố cá nhân mất tích (Điều 68 BLDS 2015) Điều kiện Thẩm quyền Hậu quả pháp lý ▪ Cá nhân biệt tích 2 tuyên ▪ Về mặt tài sản: năm liền trở lên. giao cho người ▪ Có yêu cầu của ▪ Tòa án khác quản lý theo người có quyền, qui định tại Điều lợi ích liên quan. 69. ▪ Thông báo tìm ▪ Về mặt nhân thân: kiếm công khai Tòa án giải quyết theo qui định của cho ly hôn khi có pháp luật TT DS yêu cầu của vợ hoặc chồng.
  44. 1. Cá nhân ❖ Tuyên bố cá nhân chết (Điều 71 BLDS 2015) Điều kiện ▪ 3 năm sau khi Tòa án tuyên bố mất tích mà cũng không có tin tức. ▪ Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc. ▪ Biệt tích 5 năm. ▪ Bị tai nạn trong thảm họa thiên tai mà sau 2 năm không có tin tức. ▪ Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. ▪ Thông báo tìm kiếm công khai theo qui định của pháp luật TT DS.
  45. 1. Cá nhân ❖ Tuyên bố cá nhân chết Thẩm quyền Hậu quả pháp lý tuyên (Điều 72 BLDS 2015) ▪ Về mặt tài sản: giải quyết theo pháp luật ▪ Tòa án về thừa kế. ▪ Về mặt nhân thân: giải quyết như một người đã chết. ▪ Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã đã chết khi họ còn sống quay về. ( Điều 73)
  46. 2. Pháp nhân
  47. 2.1.) Điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân: (Điều74) Có tài sản độc lập với Có cơ cấu Nhân danh Được cá nhân, tổ chức mình tham gia thành pháp nhân lập hợp chặt chẽ các quan hệ khác, tự pháp luật độc pháp (Đ83) chịu trách lập. nhiệm
  48. 2.2.) Khái niệm pháp nhân: “Là một tổ chức đáp ứng được các điều kiện nhất định do pháp luật dân sự qui định”.
  49. 2.3 Phân loại pháp nhân (theo qui định của Bộ Luật DS) Pháp nhân thương mại Pháp nhân phi thương mại
  50. Pháp nhân thương mại (Đ 75) ❖ Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. ❖ Bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. ❖ Việc thành lập, hoạt động, chấm dứt theo qui định của luật (LDS, L doanh nghiệp, luật khác liên quan).
  51. Pháp nhân phi thương mại (Đ 76) ❖ Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. ❖ Bao gồm Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; Tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, Quỹ xã hội, quỹ từ thiện, và các tổ chức phi thương mại khác. ❖ Việc thành lập, hoạt động, chấm dứt theo qui định của luật (LDS, L tổ chức bộ máy NN, luật khác liên quan).
  52. 2.4. Năng lực chủ thể của pháp nhân Năng lực pháp luật dân sự Năng lực chủ thể của pháp nhân gồm: Năng lực hành vi dân sự
  53. ❖ Năng lực pháp luật dân sự của Pháp nhân a) Khái niệm: Điều 86 khoản 1 BLDS 2015 “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự”.
  54. b) Đặc điểm: ➢ NLPLDS của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp luật có qui định khác. ➢ NLPLDS Bắt đầu khi pháp nhân được thành lập, cho phép thành lập, hoặc từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký và chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
  55. ❖ Năng lực hành vi dân sự của Pháp nhân a) Khái niệm: “Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân, thông qua người đại diện theo “Pháp nhân không có năng pháp luật của pháp lực hành vi thực”. nhân xác lập, thực hiện các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.
  56. A. Đại diện của pháp nhân: có thể đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền và người đại diện phải tuân thủ theo qui định về đại diện. (Đ 85) B. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân: pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Hoặc phải chịu trách nhiệm do sáng lập viên, đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân trừ khi có thỏa thuận khác, luật có qui định khác.
  57. 2.5. Hoạt Động của pháp nhân 2.5.1 Thành Lập 2.5.2 Sự vận hành của Pháp nhân 2.5.3 Kế tục, nối dài pháp nhân (cải tổ pháp nhân) 2.5.4 Chấm dứt pháp nhân
  58. 2.5.1 Thành lập Pháp nhân “ Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. (Điều 82) ✓ Không áp dụng cho pháp nhân đặc biệt: Nhà nước. ✓ Khó áp dụng cho trường hợp thành lập các pháp nhân chính quyền địa phương.
  59. Trình tự mệnh lệnh Căn cứ vào cách thức và trình tự, Trình tự cho phép pháp nhân được thành lập: Trình tự đăng ký SV lấy ví dụ cho từng loại?
  60. 2.5.2 Sự vận hành của Pháp nhân A. Nhân thân của pháp nhân: ▪ Tên gọi của pháp nhân (Điều 78) ▪ Quốc tịch (Điều 80) ▪ Trụ sở (Điều 79) ▪ Danh dự uy tín của pháp nhân (không được Luật chính thức thừa nhận như cá nhân Đ34). B. Tài sản của pháp nhân: Điều 81
  61. 2.5.3 Cải tổ Pháp nhân Là việc sắp sếp lại cơ cấu tổ chức của pháp nhân cho phù hợp với điều kiện hoạt động và phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục do pháp luật qui định.
  62. Hợp nhất Sáp nhập Chia Chuyển đổi loại Tách hình pháp nhân
  63. Hợp nhất pháp nhân (Điều 88) A + B + = C a) Khái niệm: “Hợp nhất pháp nhân là việc hai hay nhiều pháp nhân kết hợp lại với nhau tạo thành một pháp nhân mới theo qui định của điều lệ; theo sự thỏa thuận giữa các pháp nhân với nhau hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
  64. b) Hậu quả sau khi hợp nhất: ➢Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ sẽ chấm dứt sự tồn tại và có một pháp nhân mới ra đời. ➢Toàn bộ quyền và nghĩa vụ của pháp nhân cũ được chuyển sang cho pháp nhân mới.
  65. Sáp nhập pháp nhân (Điều 89) A + B = A a) Khái niệm: “Sáp nhập pháp nhân là việc một hoặc một số pháp nhân nhập vào một pháp nhân khác theo qui định của điều lệ; theo sự thỏa thuận giữa các pháp nhân với nhau hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
  66. b) Hậu quả của việc sáp nhập: ➢ Pháp nhân bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt sự tồn tại; không có pháp nhân mới ra đời. ➢ Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị sáp nhập sẽ được chuyển toàn bộ sang cho pháp nhân nhận sáp nhập.
  67. Chia pháp nhân (Điều 90) X= A + B + C + a) Khái niệm: “Chia pháp nhân là việc một pháp nhân được phân chia thành nhiều pháp nhân mới khác nhau theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
  68. b) Hậu quả của việc chia pháp nhân: ➢ Pháp nhân cũ sau khi chia sẽ bị chấm dứt. Nhiều pháp nhân mới ra đời. ➢ Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ sẽ được chuyển sang cho các pháp nhân mới.
  69. Tách pháp nhân (Điều 91) Y= Y1 + A + B + a) Khái niệm: “Tách pháp nhân là việc một số bộ phận của pháp nhân sẽ được tách ra thành lập một pháp nhân mới theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
  70. b) Hậu quả của việc tách pháp nhân: ➢ Pháp nhân cũ không mất đi. Nhiều pháp nhân mới ra đời tồn tại song song với pháp nhân cũ. ➢ Một phần quyền và nghĩa vụ của pháp nhân cũ sẽ được chuyển sang cho các pháp nhân mới. ➢ Pháp nhân mới phải tiến hành các thủ tục đăng ký pháp nhân, nếu pháp luật có qui định.
  71. Chuyển đổi loại hình pháp nhân (Điều 92) a) Khái niệm: Là việc pháp nhân thay đổi hình thức tồn tại. b) Hậu quả của việc chuyển đổi: ➢ Pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt sự tồn tại. ➢ Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân chuyển đổi sẽ chuyển qua cho pháp nhân được chuyển đổi.
  72. 2.5.4 Chấm dứt Pháp nhân Là việc chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân về mặt pháp lý.
  73. a) Các trường hợp chấm dứt pháp nhân (Điều 96) ➢ Cải tổ pháp nhân theo qui định tại các điều 88, 89, 90, 92. ➢ Giải thể pháp nhân theo qui định tại điều 93, 94. ➢ Pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo qui định về pháp luật phá sản (Điều 95).
  74. b) Hậu quả của việc chấm dứt pháp nhân ➢ Về mặt pháp lý: chấm dứt pháp nhân là chấm dứt tư cách pháp lý và sự tồn tại thực tế của pháp nhân. Thời điểm Pháp nhân chấm dứt: o Khi xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân. o Được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ➢ Về mặt tài sản: được giải quyết theo qui định của pháp luật khi chấm dứt.
  75. Những vấn đề còn lại trong chương này sinh viên tự nghiên cứu.
  76. BÀI GIẢNG LUẬT DÂN SỰ ThS.Phạm Thị Kim Phượng Email: phuong.ptk@ou.edu.vn
  77. IV. ĐẠI DIỆN 1. Khái niệm ( Khoản 1 Điều 134) “Là việc cá nhân, pháp nhân (gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân, pháp nhân khác (gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
  78. 2. Đặc điểm ➢ Bày tỏ ý chí gián tiếp. ➢Tồn tại nhiều mối quan hệ: ▪ Giữa người đại diện và người được đại diện. ▪ Giữa người đại diện với người thứ ba. ▪ Nếu người đại diện là pháp nhân giữa người đại diện với pháp nhân đó.
  79. ➢ Người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. ➢ Người đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho người được đại diện.
  80. Lưu ý Người được đại diện Người đại Người thứ diện ba Xác lập giao dịch
  81. 3. Căn cứ xác lập quan hệ đại diện (Đ 135) Hợp đồng ủy Luật quyền ĐD theo PL ĐD theo ủy của cá nhân quyền (Đ 136) (Đ 138) ĐD theo PL của pháp nhân (Đ 137)
  82. 4. Điều kiện hình thành quan hệ đại diện Năng • ĐD theo PL: thỏa mãn các đk luật qui định. lực đại • ĐD theo ủy quyền: phải có năng lực giao kết HĐ diện ủy quyền. • Căn cứ của quyền ĐD: Do luật định, theo ý chí Quyền (nhưng TA quyết định), theo ủy quyền. Đại • Phạm vi ĐD (Đ 141): thực hiện GD trong phạm vi diện ĐD và thông báo cho đối tác. • Xác lập GD nhân danh người khác và vì lợi ích của người khác. Ý chí • Giao kết HĐ với chính mình: chính mình, bên thứ đại ba mà mình cũng làm ĐD. diện
  83. 5. Hiệu lực của Đại diện 5.1 Thời hạn đại diện (Đ 140) ➢ Được xác định theo văn bản ủy quyền. ➢ Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ➢ Theo Điều lệ của pháp nhân. ➢ Theo qui định của pháp luật. ➢ Không xác định được thời hạn ĐD: ▪ Quyền ĐD xác định theo GD cụ thể: được tính đến thời điểm chấm dứt GDDS đó. ▪ Không được xác định với GDDS cụ thể: 01 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền ĐD.
  84. 5.2 Hệ quả pháp lý của việc ĐD Do người không • Không làm phát sinh quyền, nghĩa có quyền ĐD xác vụ đối với người được ĐD lập, thực hiện • Ngoại lệ. (Đ 142) Do vượt quá • Không làm phát sinh quyền, nghĩa phạm vi ĐD vụ đối với người được ĐD về phần vượt quá phạm vi ĐD. (Đ 143) • Ngoại lệ. ĐD cho pháp • Nhân danh Pháp nhân đang nhân đang hình thành. hình thành
  85. 5.3 Chấm dứt việc ĐD Là quan hệ đại diện không còn tồn tại về mặt pháp lý. Chấm dứt ĐD theo ủy Chấm dứt ĐD theo PL quyền• + Chấm (K3 Đ dứt140)theo pháp (K4luật Đ 140) • + Chấm dứt theo ủy quyền Theo thỏa thuận Cá nhân đã thành niên. Người được ĐD là cá nhân Thời hạn ủy quyền hết Chết Nguời được ĐD là pháp Công việc đã hoàn thành. nhân chấm dứt sự tồn tại.
  86. Anh A và Chị B kết hôn vào năm 2003 và có một con trai C 13 tuổi. Anh A chết trong 1 tai nạn lao động vào năm 2014. Năm 2015 ông nội của C chết để lại di chúc cho C là 200 triệu đồng. Lúc này B là mẹ của C và cũng là người đại diện theo pháp luật hợp pháp cho C đã ra phòng công chứng lập giấy từ chối hưởng di sản do ông nội để lại cho C. Hỏi chị B có quyền từ chối nhận di sản mà con trai chị được thừa kế hay ko?
  87. V. Thời hạn (144-148) 1. Khái niệm (Điều 144) “Thời hạn là một khoản thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”.
  88. 2. Phân loại ➢ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành thì chia làm 2 loại: - Thời hạn do luật định: không thể thay đổi, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khi tham gia giao dịch. (Ví dụ: ?) - Thời hạn do các bên thỏa thuận: do các bên tham gia giao dịch xác định thực hiện nguyên tắc quyền tự thỏa thuận của các đương sự. (Ví dụ: ?)
  89. Điều 15: Luật Hộ tịch 2014: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Điều 33: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thâm thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử.
  90. 3. Cách tính thời hạn ➢ Thời hạn được tính theo dương lịch, có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện nhất định. ➢ Thời điểm bắt đầu của thời hạn: (Điều 147) ➢ Thời điểm kết thúc của thời hạn: (Điều 148)
  91. 4. Ý nghĩa của thời hạn ❖ Làm cho việc điều chỉnh quan hệ xã hội được xác định về thời hạn. ❖ Nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương khi các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ. ❖ Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự.
  92. V. Thời hiệu (Đ 149-157) 1) Khái niệm (Điều 149) Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật qui định.
  93. 2) Các loại thời hiệu (Đ 150) Hưởng quyền dân sự Miễn trừ nghĩa vụ dân sự Các loại thời hiệu Khởi kiện vụ án dân sự Yêu cầu giải quyết việc dân sự
  94. 3. Cách tính thời hiệu (Điều 151, 153, 154) ❖ Tính tròn ❖ Tính liên tục ❖ Tiếp nối thời hiệu.
  95. 4. Các trường hợp đặc biệt 4.1 Không áp dụng thời hiệu khởi kiện (Đ155). 4.2 Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự (Đ156). 4.3 Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Đ 157)
  96. 4. Ý nghĩa của qui định thời hiệu ❖ Ổn định các quan hệ dân sự: phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự tránh gây nên những xáo trộn, làm thiệt hại cho nền kinh tế, xã hội. ❖ Giúp cho người dân có ý thức hơn trong việc thực hiện quyền của mình trong khoảng thời hạn do Luật định, nếu không xem như đã tự từ bỏ quyền của mình và chịu hậu quả pháp lý bất lợi.
  97. Những vấn đề còn lại trong chương này sinh viên tự nghiên cứu.
  98. BÀI GIẢNG LUẬT DÂN SỰ
  99. Phần 2 B. Một số chế định cơ bản của Luật dân sự. I. Chế định về tài sản, quyền sở hữu tài sản. II. Chế định về thừa kế.
  100. Chế định về tài sản, quyền sở hữu tài sản 1 Khái niệm 2 Phân loại 3 Quyền đối với tài sản Xác lập và chấm dứt quyền sở 4 hữu tài sản
  101. 1 Khái niệm 1. Khái niệm tài sản (Điều 105) Vật Tiền Tài sản bao gồm Giấy tờ có giá Quyền tài sản
  102. Hữu hình ▪ Con người phải kiểm soát được, quản lý được. ▪ Xác định được giá trị. 2.1. Vật Hình thành trong tương lai ▪ Hiện tại: không kiểm soát được ▪ Xác định được giá trị.
  103. Là một loại tài sản đặc biệt- thước đo giá trị các loại tài sản khác. 2.2. Tiền Có 3 chức năng: Phương tiện thanh toán; Là công cụ định giá; và đối tượng của quyền sở hữu. Có chức năng ổn định thị trường
  104. 2.3. Giấy tờ có giá ➢ Giấy tờ có giá phải xác định được thành tiền. ➢ Được giao dịch trong thị trường. Ví dụ: Sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu. (Tờ vé số có phải là giấy tờ có giá không?)
  105. 2.4. Quyền tài sản (Điều 115) ➢Là quyền trị giá được bằng tiền. Cụ thể: Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất; các quyền tài sản khác (Quyền đòi nợ)
  106. 2 Phân loại tài sản ❖ Tiếp cận tài sản dưới góc độ vật. ❖ Khoản 2 Điều 105: TS bao gồm động sản và bất động sản (có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản được hình thành trong tương lai).
  107. Bất động sản và động sản (Điều 107) TS hiện có và TS hình thành trong tương lai (Điều 108) Hoa lợi, lợi tức (Điều 109) Vật chính và vật phụ (Điều 110) Vật chia được và vật ko chia được (Điều 111) Vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điều 112) Vật cùng loại và vật đặc định (Điều 113) Vật đồng bộ (Điều 114)
  108. Phân loại theo chế độ pháp lý Vật tự do lưu Vật hạn chế lưu Vật cấm lưu thông thông thông Nhà nước không (Khi lưu thông phải Vd: ma túy, chất qui định gì về có sự kiểm soát nổ điều kiện lưu chặt chẽ của cơ thông. quan có thẩm quyền) Vd: xăng dầu, vật liệu dễ cháy, rượu.
  109. 3 Quyền đối với tài sản 3.1. Quyền sở hữu. 3.2. Quyền khác đối với tài sản
  110. 3.1 Quyền sở hữu 3.1.1 Khái niệm quyền sở hữu (Đ158) “ Quyền sở hữu là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Chủ sở hữu theo qui định của luật”. Nội dung quyền sở hữu ➢ Quyền chiếm hữu ➢ Quyền sử dụng ➢ Quyền định đoạt
  111. 3.2 Quyền khác đối với tài sản 3.2.1 Khái niệm quyền sở hữu (Đ159) “ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác”. Nội dung quyền khác đối với tài sản ➢ Quyền đối với bất động sản liền kề ➢ Quyền hưởng dụng ➢ Quyền bề mặt
  112. Những vấn đề chung về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản: 1. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Đ 160). 2. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Đ 161). 3. Chịu rủi ro về tài sản (Đ 162).
  113. Chiếm hữu và Quyền chiếm hữu a) Khái niệm chiếm hữu (Điều 179) Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. ❑ Chiếm hữu của chủ sở hữu. ❑ Chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
  114. b) Phân loại chiếm hữu Chiếm hữu ngay tình (Đ 180) Chiếm hữu không ngay tình (Đ 181) Chiếm hữu liên tục (Đ 182) Chiếm hữu công khai (Đ 183) Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu. (Đ 184)
  115. c) Quyền chiếm hữu ❑ Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu (Đ 186): - Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. ❑ Quyền chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu (Đ 187, Đ 188) - Khi được ủy quyền quản lý. - Khi được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự.
  116. Quyền sử dụng a) Khái niệm (Điều 189) Là quyền khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo qui định của luật. Thỏa mãn những nhu cầu về vật chất, Sử tinh thần cho bản thân. dụng TS nhằm Thỏa mãn những nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh.
  117. Lưu ý ❖ Quyền sử dụng của Chủ sở hữu: được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. (Điều 190). ❖ Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu sẽ được sử dụng tài sản theo thỏa thuận hoặc theo luật.
  118. Quyền định đoạt a) Khái niệm (Điều 192) Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy TS. b) Điều kiện chủ thể thực hiện quyền định đoạt (Đ 193) ➢Người định đoạt tài sản phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. ➢ Phải tuân thủ trình tự thủ tục theo luật định.
  119. c) Nội dung của quyền định đoạt Quyền định đoạt của chủ sở hữu (Đ 194) Quyền định đoạt của CSH có quyền: bán, người không phải là trao đổi, tặng cho, cho CSH (Đ 195) vay, để thừa kế, từ bỏ - Chỉ có thể định đoạt theo quyền sở hữu, tiêu dùng, ủy quyền của CSH hoặc tiêu hủy, phù hợp với theo qui định của PL. qui định của PL.
  120. d) Phương thức thực hiện quyền định đoạt ➢ Đối với tài sản là động sản, có giá trị nhỏ: thỏa thuận miệng, hoặc chuyển giao ngay tài sản. ➢ Đối với tài sản là Bất động sản, tài sản có giá trị lớn mà pháp luật có qui định về trình tự, thủ tục để thực hiện quyền định đoạt thì phải tuân theo qui định đó.
  121. e) Hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu (Điều 196) ➢ Trường hợp hạn chế do pháp luật qui định. + Tài sản bị kê biên. + Tài sản đem đi làm vật bảo đảm. ➢ Nhà nước có quyền ưu tiên mua những tài sản là cổ vật, di tích lịch sử, văn hóa. ➢ Quyền ưu tiên của một số chủ thể khác theo qui định của pháp luật.
  122. Đối với trường hợp không phải là chủ sở hữu; không được chủ sở hữu ủy quyền thì việc định đoạt tài sản vẫn có thể được thực hiện không theo ý chí của chủ sở hữu mà theo qui định của pháp luật. Vd: - Tổ chức bán đấu giá tài sản để thanh toán nợ hoặc để thi hành án. - Hoặc tiệm cầm đồ bán tài sản cầm cố sau khi hết hạn cầm mà chủ sở hữu không thanh toán.
  123. Ba quyền này là một thể thống nhất Quyền chiếm hữu là tiền đề cho hai quyền còn lại. Quyền sử dụng có ý nghĩa thiết thực. Quyền định đoạt có ý nghĩa pháp lý quan trọng nhất.
  124. Quyền khác đối với tài sản Quyền đối Quyền Quyền bề với bất động hưởng dụng mặt (Đ 267- sản liền kề (Đ (Đ 257-266) 273) 245-256)
  125. Căn cứ xác lập và chấm dứt 4 quyền sở hữu tài sản 4.1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu a) Khái niệm Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý do BLDS qui định mà thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản nhất định.
  126. Do lao động sản xuất tạo ra tài sản hợp pháp. (Đ 222) Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền. (Đ 223, 235) Căn cứ Thu hoa lợi, lợi tức (Điều 224). xác lập Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến. (Đ 225, 226, 227) cụ thể (Điều Được Thừa kế. (Đ 234) 221) Chiếm hữu: vật vô chủ, bỏ quên, đánh rơi, gia súc, gia cầm vật nuôi dưới nước ( có điều kiện) Chiếm hữu, được lợi về TS theo qui định tại Đ 236 Các trường hợp khác do PL qui định.
  127. Chấm dứt theo ý chí của chủ sở hữu. c) Chấm dứt quyền sở hữu Chấm dứt theo qui định của pháp luật.
  128. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác. (Đ 238) Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình. (Đ 239) Căn cứ Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy. ( Đ 242) chấm Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu. (Đ 241) dứt Tài sản bị trưng mua. (Đ 243) (Điều 237) Tài sản bị tịch thu. (Đ 244) TS đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo qui định của luật. (Đ 240) Các trường hợp khác do pháp luật qui định.
  129. d) Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 163) Là biện pháp tác động bằng pháp luật, ngăn ngừa những hành vi xâm hại của người khác đến chủ sở hữu khi họ thực hiện quyền sở hữu.
  130. Các nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu 1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. 2. Không bị hạn chế, bị tước đoạt trái PL đối với TS của mình. 3. Nhà nước trưng mua, trưng dụng TS nhưng phải bồi thường và phải vì lý do quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia.
  131. Phương thức bảo vệ (Đ 164) Có quyền Yêu cầu Có quyền tự mình cơ quan Nhà nước bảo vệ, ngăn chặn can thiệp
  132. Nội dung bảo vệ quyền sở hữu Quyền yêu câu Quyền Quyền Chiếm chấm dứt đòi lại yêu cầu hữu có hành vi tai sản bồi căn cứ cản trở (Đ 166, trái PL đối thường PL (Đ 167, với việc thiệt hại 165) 168) thực hiện (Đ 170) QSH (Đ 169)
  133. e) Các hình thức sở hữu Sở hữu Sở hữu toàn Sở hữu riêng Sở hữu chung dân
  134. "Cuộc sống không được chia thành những học kỳ đâu. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm đến việc giúp bạn nhận ra đâu là khả năng thực sự của bạn. Hãy tự khám phá điều đó trong những khỏang thời gian của riêng mình" BILL. GATE
  135. Những vấn đề còn lại sinh viên tự nghiên cứu.
  136. THỪA KẾ THEO QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Phạm Thị Kim Phượng
  137. I. Những qui định chung về thừa kế II. Các hình thức thừa kế III. Phân chia di sản thừa kế 1 139
  138. I. Những qui định chung về thừa kế 1.Thừa kế và quyền 4.Người không được thừa kế hưởng di sản thừa kế 2.Di sản thừa kế 5.Từ chối nhận di sản 6.Thời điểm và địa 3.Người thừa kế điểm mở thừa kế
  139. 1. Thừa kế và quyền thừa kế Thừa kế: Là sự di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Quyền thừa kế: Là một chế định của pháp luật dân sự. Trong đó: ▪ Cá nhân có quyền lập di chúc, Hoặc để lại TS cho người TK theoR.I.Ppháp luật. ▪ Được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo PL.
  140. 2. Di sản Thừa kế (Điều 612) * Phần tài sản của người chết * Tài sản riêng trong tài sản của người chết chung với người khác
  141. 3. Người thừa kế (Điều 613) Cá nhân: ▪ Phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. ▪ Sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Người không là cá nhân: thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  142. 4. Người không được quyền hưởng di sản (Điều 621) ▪ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hành vi ngược đãi nghiêm trọng, đến người để lại di sản; người thừa kế khác. ▪ Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. ▪ Có hành vi lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản việc lập di chúc, sửa, hủy, che giấu di chúc Tuy nhiên những người trên vẫn được hưởng thừa kế theo di chúc nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng.
  143. 5. Từ chối nhận di sản (Điều 620) Quyền của người thừa kế. Nhưng không được từ chối nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Hình thức: Phải lập thành văn bản. Thời gian: phải từ chối trước thời điểm phân chia di sản.
  144. 6. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế (Điều 611) Thời điểm : ▪ Là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm: ▪ Là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. ▪ Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì là nơi có toàn bộ di sản hoặc phần lớn di sản.
  145. 6. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế (Điều 611) Thời điểm : ▪ Là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm: ▪ Là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. ▪ Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì là nơi có toàn bộ di sản hoặc phần lớn di sản.
  146. II. Các hình thức thừa kế THỪA KẾ THỪA KẾ THEO THEO DI PHÁP CHÚC LUẬT
  147. THỪA KẾ THEO DI CHÚC 1. Di chúc và các điều kiện để di chúc có hiệu lực 2. Một số qui định đặc biệt
  148. 1. Di chúc và các điều kiện để di chúc có hiệu lực ❖ Di chúc: là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. ❖ Các điều kiện để di chúc có hiệu lực: (630) ▪ Người lập di chúc (626) ▪ Nội dung của di chúc (630) ▪ Hình thức của di chúc (627)
  149. • Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người • Minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, lập DC đe dọa, cưỡng ép. • Không vi phạm điều cấm của pháp luật, Nội không trái đạo đức xã hội. dung DC • Không trái qui định pháp luật. Hình • Phải lập thành văn bản; nếu không thể thức lập văn bản thì có thể di chúc miệng.
  150. DC bằng văn bản (628) Không có Có người Có công người làm Có chứng làm chứng chứng chứng thực (635) (634) (635) (633)
  151. 629+K5 DC miệng 630 Không thể Có ít nhất Sau 5 ngày Bị cái chết lập DC 2 người phải đem đe dọa bằng văn làm chứng đi CCCT bản
  152. 2. Một số qui định đặc biệt Người TK không Di sản dùng vào phụ thuộc vào việc thờ cúng nội dung của DC
  153. Người TK không phụ thuộc vào nội dung của DC (Điều 644) ❖ Điều kiện áp dụng: không từ chối nhận di sản; không mất quyền hưởng di sản; người lập DC không cho hưởng hoặc hưởng ít hơn 2/3 một suất thừa kế theo pL được hưởng. ❖ Đối tượng áp dụng: Con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động; cha; mẹ; vợ; chồng. ❖ Phần được hưởng theo qui định = 2/3 suất của một người thừa kế theo PL.
  154. Ví dụ: Ông A chết, để lại khối tài sản riêng 1,2 tỷ và định đoạt trong DC như sau: 1. Cho con trai lớn 300 triệu. 2. Cho con gái kế 300 triệu. 3. Cho vợ 300 triệu 4. Cho bà C 300 triệu. Biết rằng Ông A có mẹ là Bà D còn sống. Suất 644 = 2/3*tổng tài sản/tổng số người hưởng TK theo PL. = 2/3*1,2 tỷ/4
  155. Di sản dùng vào việc thờ cúng ❖ Di sản dùng vào việc thờ cúng (Đ 645): ▪ 1 phần dia sản và được thể hiện trong Di chúc. ▪ Không được chia thừa kế. ▪ Thực hiện nghĩa vụ về tài sản cho người chết nếu toàn bộ tài sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ của họ.
  156. THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định. (Đ 649) 1. Trường hợp thừa kế theo pháp luật 2. Hàng thừa kế 3. Thừa kế thế vị
  157. 1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật Không có di chúc. Di chúc không hợp pháp. Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan tổ chức được thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận. Phần di sản không được định đoạt trong di chúc. Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực.
  158. 2. Hàng thừa kế • Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha Hàng thừa mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của kế thứ nhất người chết. • Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị Hàng thừa em ruột, cháu ruột của người chết kế thứ hai mà người chết là ông ba nội, ông bà ngoại. • Cụ nội, cụ ngoại của người chết, Hàng thừa bác, chú, cậu, cô, dì ruột, chắt ruột kế thứ ba của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  159. 3. Thừa kế thế vị A (cha) là người để lại di sản Chết cùng thời điểm Chết với A B (con trai) trước A C (cháu nội) hưởng D (chắt) hưởng
  160. III. Phân chia di sản thừa kế
  161. Thứ tự ưu tiên thanh toán (658) 6. Tiền bồi thường thiệt 1. Chi phí mai táng. hại. 2. Tiền cấp dưỡng còn 7. Thuế và các khoản phải thiếu. nộp vào ngân sách NN. 3. Chi phí cho việc bảo 8. Các khoản nợ khác đối quản di sản với cá nhân, pháp nhân. 4. Tiền trợ cấp cho người 9. Tiền phạt. sống nương nhờ 5. Tiền công lao động. 10. Các chi phí khác.
  162. Thời hiệu thừa kế Yêu cầu chia di sản thừa kế: 10 năm đối với động sản; 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại: 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.