Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 9: Lạm phát

pdf 28 trang Đức Chiến 05/01/2024 1730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 9: Lạm phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_vi_mo_chuong_9_lam_phat.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 9: Lạm phát

  1. CHƯƠNG 9: LẠM PHÁT
  2. I. KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG 1. Khái niệm: - Lạm phát (inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá chung. - Lạm phát: sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền - Giảm phát (deflation) là sự suy giảm liên tục của mức giá chung, thường xuất hiện khi nền KT suy thoái.
  3. 2. Đo lường lạm phát • Tỷ lệ lạm phát: - = Pt Pt -1 ´100% p t Pt -1 • p : Tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t (có thể theo tháng, quý hoặc năm) • Pt: Mức giá của thời kỳ t • P(t-1): Mức giá của thời kỳ trước đó.
  4. 2. Đo lường lạm phát • Mức giá chung có thể đo bằng CPI hoặc chỉ số điều chỉnh GDP. • Chỉ số điều chỉnh GDP(GDP Deflator): phản ánh sự thay đổi của mức giá trong GDP năm nghiên cứu so với năm gốc. • Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index-CPI) đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.
  5. Lạm phát ở Việt Nam 2002 - 2012
  6. 3. Phân loại lạm phát • Lạm phát vừa phải (moderate inflation) • Lạm phát phi mã (galloping inflation) • Siêu lạm phát (hyper inflation)
  7. Lạm phát vừa phải • Khái niệm: Đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được (đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ lạm phát ở mức dưới 10% một năm) • Ảnh hưởng: Đây là mức lạm phát bình thường một nền kinh tế phải trải qua, không có ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế và đời sống của người dân. Với tỷ lệ lạm phát như vậy, mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch và hợp đồng theo đồng nội tệ.
  8. Lạm phát phi mã • Khái niệm: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. • Ảnh hưởng: Khi kéo dài, lạm phát phi mã sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Đồng tiền sẽ bị mất giá rất nhanh cho nên mọi người ít muốn giữ nội tệ trong người, họ có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và sử dụng vàng hoặc ngoại tệ để tích trữ tài sản hoặc làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch có giá trị lớn.
  9. Siêu lạm phát • Khái niệm: Siêu lạm phát là loại lạm phát còn lại, xảy ra khi giá cả tăng đột biến với tốc độ cao (50%/tháng trở lên, hay 13000%/năm). • Siêu lạm phát là loại lạm phát không có xu hướng cân bằng trở lại, lạm phát ngày một tăng với tốc độ cao theo thời gian. • VD: Đức (1921-1923); Zimbabwe (2008-2009), Trung Quốc (1948-1949), Chil3 (1973 -1975) • Ảnh hưởng: Phá hủy nền KT, gây bất ổn an ninh chính trị trong nước.
  10. Một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát (FYI) • 1. Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định • 2. Nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện vào khoảng thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng do sự căng thẳng ngân sách chính phủ. • 3. Vào những năm 1980, cuộc siêu lạm phát ở một số nước Mỹ La tinh có nguyên nhân từ các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của thế giới thứ ba.
  11. II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT 1. Trong ngắn hạn: Trong ngắn hạn chúng ta coi biểu hiện của lạm phát chỉ là sự gia tăng của mức giá. - Lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do chi phí đẩy - Lạm phát ỳ (kỳ vọng)
  12. Lạm phát do cầu kéo (Demand pull inflation) • Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tiềm năng. AD = C + I + G + NX • Nguyên nhân tăng AD: Các hãng và HGĐ lạc quan thái quá vào nền KT Chính phủ tăng chi tiêu XK tăng mạnh
  13. Lạm phát do cầu kéo (Demand pull inflation)
  14. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost push inflation) • Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong một nền kinh tế. Giá nguyên vật liệu đầu vào (xăng, dầu, điện nước ) tăng mạnh Giá nhân công tăng CP tăng thuế Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh
  15. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost push inflation)
  16. Lạm phát kéo dài – Lạm phát ỳ (inertial inflation) • Lạm phát có mức giá chung tăng theo tỷ lệ khá ổn định và tương đối thấp trong 1 thời gian dài; có thể coi đây là tỷ lệ lạm phát cân bằng trong ngắn hạn và nó được duy trì cho đến khi có cú sốc nào đó tác động vào nền KT. • Có thể dự đoán trước được và được mọi người tính đến trong các HĐ cho thuê, vay (lạm phát kỳ vọng) • Là sự kết hợp của LP cầu kéo và chi phí đẩy.
  17. Lạm phát kéo dài – Lạm phát ỳ (inertial inflation)
  18. 2. Trong dài hạn: Cách tiếp cận tiền tệ về lạm phát • Milton Friedman: “Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ và nó chỉ có thể xuất hiện khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng”. • Lý thuyết số lượng tiền tệ: M*V=P*Y M: lượng cung tiền trong nền KT V: tốc độ chu chuyển tiền tệ Y: sản lượng của nền KT  P: mức giá chung
  19. 2. Trong dài hạn: Cách tiếp cận tiền tệ về lạm phát • Tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tương đối ổn định theo thời gian. Nên M tăng sẽ làm P x Y tăng tương ứng. • Khi đó, lạm phát (P tăng) chỉ có thể xảy ra khi lượng tiền cung ứng (M) tăng nhanh hơn sản lượng (Y). • Tuy nhiên, cũng có trường hợp V thay đổi theo chu kỳ KD (V cao khi nền KT mở rộng, V thấp khi nền KT thu hẹp).
  20. Cách tiếp cận tiền tệ về lạm phát
  21. Tiền tệ và lạm phát (FYI) Lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy dưới góc nhìn tiền tệ: • Lạm phát cầu kéo dài hạn: nhân tố có thể tăng AD trong dài hạn (nhiều năm) là G tăng • Lạm phát chi phí đẩy dài hạn: chính sách ổn định của CP là tăng G để đưa sản lượng về mức tiềm năng => Một trong những nguồn dễ dàng để tài trợ cho G là in thêm tiền.
  22. III. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT 1. Đối với lạm phát dự tính được trước: • Thuế lạm phát (inflation tax), thuế đúc tiền • Chi phí mòn giày (Shoeleather cost) • Chi phí thực đơn (Menu cost) • Phân bổ sai nguồn lực (Resource misallocation) • Biến dạng nghĩa vụ nộp thuế thu nhập (Inflation induced tax distortion) • Nhầm lẫn và bất tiện (confusion and inconvenience)
  23. 2. Đối với lạm phát không được dự tính trước • Lạm phát bất ngờ xảy ra sẽ phân phối lại của cải giữa các thành viên trong xã hội không theo công lao và nhu cầu của họ. Sự phân phối lại này xảy ra vì có rất nhiều khoản vay được tính bằng đơn vị tính toán là tiền. • Lạm phát thực tế lớn hơn dự kiến: người đi vay, chủ doanh nghiệp, ngân sách chính phủ được lợi • Lạm phát thực tế nhỏ hơn dự kiến: người cho vay, công nhân, người đóng thuế được lợi
  24. IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP • Đường Phillips là đường thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp. • Luôn phải đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. • Đường Phillips trong ngắn hạn: thoải tại mức thất nghiệp cao và dốc tại mức thất nghiệp thấp
  25. Đường Phillips dài hạn • Là đường thẳng đứng, đi qua tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (còn gọi là tỷ lệ thất nghiệp ko làm gia tăng tỷ lệ lạm phát – NAIRU – non accelerating inflation rate of unemployment)
  26. Mối quan hệ giữa vị trí của đường Phillips và tỷ lệ lạm phát dự kiến Tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng, PC dịch chuyển sang phải, lúc này sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trở nên bất lợi hơn do lạm phát cao hơn tại mọi mức thất nghiệp.
  27. Sự dịch chuyển của đường Phillips và vai trò của cú sốc cung • Đường Phillips ngắn hạn có thể dịch chuyển do các cú sốc cung. • Cú sốc cung là sự kiện tác động trực tiếp vào chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tác động đến giá cả của hàng hoá đường tổng cung AS và đường Phillips dịch chuyển