Bài giảng Đầu tư tài chính - Phần 1

pdf 24 trang Đức Chiến 05/01/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đầu tư tài chính - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_dau_tu_tai_chinh_phan_1.pdf

Nội dung text: Bài giảng Đầu tư tài chính - Phần 1

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÀI GIẢNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Chủ biên : PGS.TS. Hà Quang Đào ThS. Lữ Nhật Thư TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013 (Tài liệu lưu hành nội bộ)
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN THEO THỜI GIAN 1 1. LÃI SUẤT 1 1.1. Lãi đơn 1 1.2. Lãi ghép nhiều lần (lãi kép) 1 1.3. Lãi ghép liên tục 2 2. KHÁI NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CỦA DÒNG TIỀN 2 2.1. Giá trị tương lai của dòng tiền đơn 3 2.2. Giá trị tương lai của dòng tiền thay đổi hoặc đều 3 2.3. Giá trị hiện tại của dòng tiền đơn 4 2.4. Giá trị hiện tại của dòng tiền thay đổi hoặc đều 4 CHƯƠNG 2: MỨC SINH LỜI VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 6 1. MỨC SINH LỜI 6 1.1. Mức sinh lời tính bằng giá trị tuyệt đối 6 1.2. Mức sinh lời tính bằng giá trị tương đối 6 1.3. Mức sinh lời trong một khoảng thời gian 7 1.4. Mức sinh lời bình quân số học 7 1.5. Mức sinh lời nội bộ (IRR) 8 2. RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CK 8 2.1. Rủi ro hệ thống 8 2.2. Rủi ro không hệ thống 8 2.3. Xác định mức bù rủi ro 9 3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO & MỨC SINH LỜI KỲ VỌNG 10 3.1. Mức sinh lời kỳ vọng 10 3.2. Đo lường rủi ro 10 3.3. Đo lường rủi ro bằng hệ số biến động 11 CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 13 1. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CÔNG TY VÀ CỔ PHIẾU 13 2. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ 13 3. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 15 3.1. Vấn đề về lãi suất chiết khấu 15 3.2. Mô hình chiết khấu dòng cổ tức (Discount Dividend Model – DDM) 15 3.3. Mô hình chiết khấu dòng lợi nhuận thuần 18 3.4. Mô hình định giá dòng tiền tự do 19 3.5. Phương pháp định giá tương đối 21 CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU 22
  3. 1. LỢI TỨC VÀ RỦI RO KHI ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU 22 1.1. Lợi tức của trái phiếu 22 1.2. Rủi ro của trái phiếu 22 2. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU 22 2.1. Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi (nonzero coupon bond) 23 2.2. Trái phiếu có kỳ hạn không hưởng lãi (zero coupon bond) 23 2.3. Ảnh hưởng của lãi suất thị trường đến giá trái phiếu 24 2.4. Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating rate bond) 25 2.5. Định giá trái phiếu chuyển đổi (Convertible bond) 25 3. ĐO LƯỜNG LỢI SUẤT TRÁI PHIẾU 26 4. THỜI GIAN ĐÁO HẠN BÌNH QUÂN 29 5. ĐỘ LỒI 30 CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ 32 1. NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ 32 1.1. Mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư 32 1.2. Lợi suất và rủi ro của danh mục đầu tư 33 1.3. Thước đo rủi ro 37 1.4. Lý thuyết lựa chọn danh mục tối ưu 38 1.5. Mô hình CAPM 41 2. XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DMĐT 45 2.1. Qui trình quản lý danh mục đầu tư 45 2.2. Quản lý danh mục trái phiếu 45 2.3. Quản lý danh mục cổ phiếu 47 2.4. Quản lý danh mục đầu tư hỗn hợp 47 3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ DMĐT 48 3.1. Những yêu cầu đối với nhà quản lý DMĐT 48 3.2. Đánh giá kết quả quản lý DMĐT hỗn hợp 48 PHỤ LỤC 51
  4. CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN THEO THỜI GIAN GIỚI THIỆU Dòng tiền được xem là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư. Chúng ta sẽ xem xét một số khái niệm về lãi suất, dòng tiền và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định giá trị dòng tiền. 1. LÃI SUẤT Lãi suất là suất thu lợi của vốn trong một đơn vị thời gian. Đó là tỷ lệ giữa lợi tức (lãi) nhận được trong một đơn vị thời gian so với vốn gốc trong thời gian đó. Nói cách đơn giản, lãi suất là số tiền mà người vay cam kết sẽ trả cho người cho vay. Bên cạnh mối quan tâm đến lãi suất, nhà đầu tư còn quan tâm đến thời điểm trả lãi, kỳ ghép lãi. Thời điểm trả lãi: lãi thanh toán khi nào? Đầu kỳ, cuối kỳ hay nhiều kỳ trong năm. Kỳ ghép lãi chia làm 3 loại: lãi ghép 1 lần, lãi ghép nhiều lần, lãi ghép liên tục. 1.1. Lãi đơn Lãi đơn là tiền lãi phải trả chỉ tính trên vốn gốc ban đầu. Công thức tính lãi đơn như sau: I = n.i.PV I : Tiền lãi thu được trong n kỳ hạn PV : Vốn gốc i : Lãi suất 1 kỳ hạn n : Số kỳ hạn tính lãi Vốn gốc và lãi nhận được sau n kỳ là FVn = PV + n.i.PV = PV.(1+i.n) FVn : Vốn gốc và lãi sau n kỳ hạn (giá trị tương lai của vốn sau n kỳ hạn). VD: Gởi ngân hàng 10 triệu đồng kỳ hạn 1 năm, lãi suất 1%/tháng. Sau 1 năm tổng số tiền nhận được là: 10 triệu (1+1%x12) = 11,2 triệu đồng. 1.2. Lãi ghép nhiều lần (lãi kép) Lãi kép là tiền lãi không chỉ tính trên vốn gốc mà còn tính trên tiền lãi với giả định là bạn không rút tiền lãi trong suốt n kỳ hạn. Khác với lãi đơn là tính lãi theo từng kỳ và tách lãi khỏi vốn, lãi kép là hình thức vốn cũng sinh lãi và lãi cũng sinh lãi. n Công thức tính lãi kép như sau: FVn = PV.(1+i) VD: Ông A gởi ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 12%/năm. Sau 3 năm ông A rút hết vốn và lãi. Hỏi ông A có được tổng số tiền là bao nhiêu? Tổng số tiền ông A nhận được là: 100 triệu (1+12%)3 = 140,4928 triệu đồng Trường hợp ghép lãi nhiều lần trong năm Gọi m là số lần ghép lãi trong một năm, để phân biệt với n là số năm: m = 12 tháng / Số tháng của kỳ hạn 1
  5. Công thức liên hệ giữa giá trị hiện tại và tương lai, trong trường hợp kỳ hạn ghép lãi nhiều lần m.n trong năm được viết như sau: FVn = PV.(1+i/m) VD: Số tiền 1.000.000 đồng được gửi vào ngân hàng theo kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 12%/năm. Hỏi sau một năm số tiền nhận lại được là bao nhiêu? m = 12/6 = 2 2 FV1 = 1.000.000 (1+12%/2) = 1.123.600 đồng Công thức chuyển từ lãi đơn sang lãi kép và ngược lại Gọi is là lãi suất đơn Gọi im là lãi suất kép Ta có: VD: Theo ví dụ trên tính lãi đơn sau 1 năm như sau 2 1- is = (1+12%/2) 2 is = (1+12%/2) – 1 is = 12,36% 1/2 Ngược lại, nếu biết is = 12,36% tính được im = 2 [(1+12,36%) – 1] = 12% 1.3. Lãi ghép liên tục Nếu số lần ghép lãi mỗi năm m tiến đến vô hạn thì được xem như là lãi ghép liên tục. Khi đó, số tiền đầu tư trong n năm ở lãi suất i sẽ là: VD: Một người mua một trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 3 năm, mệnh giá 1.000$, lãi suất 5%/năm, lãi thanh toán 1 lần khi đáo hạn. Lãi suất được giả định là ghép liên tục. Hỏi số tiền ông ta nhận được sau 3 năm? Số tiền nhà đầu tư nhận được là: 1000.e5%x3 = 1.162$ 2. KHÁI NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CỦA DÒNG TIỀN Giá trị của một khoản đầu tư hôm nay sẽ tạo ra thu nhập ở các thời điểm khác nhau trong tương lai. Đó chính là dòng tiền được sinh ra ở các thời điểm khác nhau. Xác định chính xác thời điểm phát sinh dòng tiền là một bước quan trọng trong đầu tư. Lãi suất mong đợi từ đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng thu chi của nhà đầu tư. Lãi suất phụ thuộc mức độ rủi ro tín dụng gắn liền. Các khoản đầu tư có mức độ rủi ro càng cao thì lãi suất mong đợi của nhà đầu tư càng cao. Yếu tố kỳ hạn trả lãi cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xác định dòng tiền của nhà đầu tư. Để đơn giản trong việc xác định giá trị dòng tiền, có hai giả định sau được đề cập: 2
  6. Giả định 1: Toàn bộ tiền lãi thu được đều được tái đầu tư với cùng mức lãi suất như vốn gốc. Giả định 2: Các dòng tiền phát sinh vào cuối mỗi kỳ tính lãi. 1.1. Giá trị tương lai của dòng tiền đơn Giá trị tương lai của một số tiền đầu tư V0 chính là giá trị Vn thu được sau n kỳ đầu tư với lãi suất là i một kỳ. Đây chính là giá trị cuối của một số tiền. n Công thức tính giá trị tương lai của tiền: Vn = V0(1+i) VD: Gởi vào ngân hàng 10 triệu đồng với lãi suất 6%/năm, sau 2 năm rút vốn lẫn lãi: 2 V2 = 10 triệu (1+6%) = 11,236 triệu đồng Trường hợp lãi suất qua các năm thay đổi lần lượt là i1, i2, i3 ,in thì giá trị tương lai sau n năm: Vn = V0(1+i1) (1+i2) (1+i3) (1+in) VD: Gởi tiết kiệm 20 triệu đồng, lãi suất năm 1 là 5%, năm 2 là 8%, năm 3 là 10%. Hỏi số tiền nhận được sau 3 năm là bao nhiêu nếu: a. Nhận lãi hàng năm: 20 triệu (1+5%)(1+8%)(1+10%) = 24,948 triệu đồng. b. Nhận lãi 6 tháng/lần: 20 triệu (1+5%/2)2(1+8%/2)2(1+10%/2)2 = 25,056 triệu đồng. 1.2. Giá trị tương lai của dòng tiền thay đổi hoặc đều Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ chính là giá trị cuối của chuỗi tiền tệ được đánh giá vào ngày thu hoặc trả cuối cùng. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ được tính bởi công thức: Công thức tổng quát: Nếu V1 = V2 = = Vn = V thì ta sẽ có tổng giá trị của chuỗi tiền tệ đều. Công thức như sau: 3
  7. VD: Trong 10 năm, cuối mỗi năm gởi vào NH 10 triệu đồng thì hỏi số tiền nhận được sau 10 năm là bao nhiêu? Biết lãi suất là 12%/năm. 1.3. Giá trị hiện tại của dòng tiền đơn Giá trị hiện tại (gọi tắt là hiện giá) là giá trị của một số tiền thu được trong tương lai được qui về thời điểm hiện tại (thời điểm gốc). -n Công thức tính hiện giá: V0 = Vn(1+i) Trường hợp lãi suất qua các năm thay đổi lần lượt là i1, i2, i3 ,in thì giá trị hiện tại sau n năm: V0 = Vn/[(1+i1) (1+i2) (1+i3) (1+in)] VD: Bạn tham gia 1 trò chơi và may mắn trúng thưởng. Nếu được lựa chọn 1 trong 3 giải thưởng, bạn sẽ chọn giải thưởng nào nếu lãi suất thị trường là 12%/năm. a. Nhận ngay 80 triệu đồng. b. Nhận 150 triệu sau 3 năm. c. Nhận 250 triệu sau 6 năm. Giải Hiện giá 150 triệu sau 3 năm: V0 = 150/(1+12%)3 = 106,77 tr đồng Hiện giá 250 triệu sau 6 năm: V0 = 250/(1+12%)6 = 126,66 tr đồng Vậy, bạn nên lựa chọn phương án c! 1.4. Giá trị hiện tại của dòng tiền thay đổi hoặc đều Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ chính là giá trị ban đầu của chuỗi tiền tệ được đưa về đầu chu kỳ. Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ cuối kỳ được tính bởi công thức: Công thức tổng quát: 4
  8. Nếu V1 = V2 = = Vn = V thì ta sẽ có tổng giá trị của chuỗi tiền tệ đều. Công thức như sau: VD: Bạn muốn mua trả góp một xe hơi mới trị giá $250.000. Theo hợp đồng, bạn sẽ phải trả đều đặn một khoản tiền trong thời gian 48 tháng kể từ lúc mua với lãi suất 15%/năm. Hỏi số tiền bạn phải trả hàng tháng là bao nhiêu? Lãi suất theo tháng: Số tiền phải trả góp hàng tháng: C = $6.836,6 5
  9. CHƯƠNG 2: MỨC SINH LỜI VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GIỚI THIỆU Hoạt động đầu tư là việc bỏ ra một số vốn tiền tệ trong một khoảng thời gian để có thể đạt được một tỷ suất sinh lời. Tỷ suất sinh lời này phải bù đắp được chi phí đầu tư, bù đắp tỷ lệ lạm phát dự kiến, và bù đắp cho những yếu tố không chắc chắn khác. Bước đầu tiên trong việc đầu tư là phải xác định được mức sinh lời và rủi ro trong quá trình đầu tư. Đầu tư chứng khoán là chỉ việc bỏ vốn tiền tệ ra mua các chứng khoán kiếm lời. Việc kiếm lời có thể là từ thu nhập cổ tức, trái tức nhưng cũng có thể là từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng khoán đem lại. Nhưng bảo toàn vốn trong đầu tư lại là vấn đề quan trọng hơn hết vì nếu thua lỗ thì sẽ không còn vốn để đầu tư sinh lời nữa. Mục tiêu đầu tư chứng khoán có đạt được như ý muốn hay không hoàn toàn tùy thuộc vào các rủi ro trong đầu tư. Đối với chủ đầu tư, rủi ro là nhân tố khách quan vượt ngoài tầm quản lý và kiểm soát của họ. Tác động của rủi ro đến mục tiêu đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường đầu tư. Do đó, đầu tư chứng khoán phải là hành động có cân nhắc, có phân tích khoa học đến môi trường đầu tư, đến rủi ro có thể xảy ra trong thời gian đầu tư. 1. MỨC SINH LỜI 1.1. Mức sinh lời tính bằng giá trị tuyệt đối VD: Bạn mua 100 cổ phiếu vào đầu năm với giá 35.000 đ/cp Tổng giá trị của khoản đầu tư là: 35.000 x 100 = 3.500.000 đ Giả sử trong năm công ty trả cổ tức mỗi cổ phiếu là 1.200 đ. Số cổ tức nhận là: 1.200 x 100 = 120.000 đ Giả sử cuối năm giá thị trường của cổ phiếu công ty là 40.000 đ/cp Mức vốn gốc tăng là: (40.000 – 35.000)x 100 = 500.000 đ Như vậy: Tổng mức lời = 120.000+ 500.000 Tổng mức lời = Cổ tức + Lãi vốn Đối với các khoản đầu tư chứng khoán, mức sinh lời của nhà đầu tư nhận được từ 2 nguồn:  Cổ tức hoặc trái tức nhận hàng năm.  Mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua (lãi vốn hay lỗ vốn). Mức sinh lời tính bằng giá trị tuyệt đối chính là số tiền cuối cùng nhận được của nhà đầu tư. 1.2. Mức sinh lời tính bằng giá trị tương đối Mức sinh lời tính bằng giá trị tương đối được tính theo tỷ lệ % vì nó tiện lợi hơn so với số tuyệt đối. Bởi vì số % có thể áp dụng với bất kỳ số tiền đầu tư nào. Gọi P0 = giá cổ phiếu đầu năm P1 = giá cổ phiếu cuối năm D1 = cổ tức trả trong năm 6
  10. Tổng mức sinh lời tính theo % là: Trong đó r = Tổng mức sinh lời (P1 - P0)/P0 = Tỷ suất lãi vốn D1 / P0 = Tỷ suất cổ tức VD: Theo ví dụ phần 1.1 (P1 - P0)/P0 = Tỷ suất lãi vốn = (40.000 – 35.000)/35.000 = 14,28% D1 /P0 = Tỷ suất cổ tức = 1.200/35.000 = 3,43% r = Tổng mức sinh lời = 14,28% + 3,43% = 17,71% 1.3. Mức sinh lời trong một khoảng thời gian Tổng mức sinh lời nhiều năm Giả sử toàn bộ cổ tức nhận được và vốn lại tái đầu tư với các tỷ suất sinh lời qua các năm lần lượt là: r1, r2, r3, , rt. Tổng mức sinh lời nhận được qua t năm đầu tư sẽ là: VD: Nếu cổ tức và vốn được tái đầu tư với mức sinh lời qua 3 năm lần lượt là 12%, 7%, 9% thì tổng mức sinh lời của 3 năm là: r3 năm = (1+12%)(1+7%)(1+9%) – 1 = 30,62% Mức sinh lời lũy kế theo từng năm Nếu tái đầu tư như trên sau t năm thì mức sinh lời bình quân hàng năm sẽ là bao nhiêu? Công thức tính tổng quát: VD: Theo ví dụ trên, mức sinh lời bình quân năm sau 3 năm là: 1.4. Mức sinh lời bình quân số học Để diễn tả mức sinh lời bình quân đơn giản hàng năm, ta có công thức: r = mức sinh lời bình quân năm. r1,r2, ,rt = mức sinh lời từng năm trong khoảng thời gian t. VD: Mức sinh lời đối với cổ phiếu A từ năm 2001 đến năm 2004 lần lượt là: 15%, 17%, 25%, 9%. Mức sinh lời bình quân đơn giản hàng năm là: r = (15%+17%+25%+9%)/4 = 16,5% 7
  11. 1.5. Mức sinh lời nội bộ (IRR) IRR là mức sinh lời làm tổng chi bằng tổng thu nhập trong dòng tiền của dự án. Tức là mức sinh lời làm cho NPV = 0 VD: Có 1 dự án đầu tư có dòng tiền như sau: Năm 0 1 2 3 4 Dòng tiền -1000 -100 -500 800 1000 IRR = 4,17% 2. RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CK Rủi ro là khả năng mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai có thể khác với dự tính ban đầu. Có những rủi ro do các yếu tố nằm bên ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường được gọi là RỦI RO HỆ THỐNG. Những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra, có thể kiểm soát và chỉ tác động đến một ngành hay một công ty thì được gọi là RỦI RO KHÔNG HỆ THỐNG. 2.1. Rủi ro hệ thống Rủi ro thị trường: Xuất hiện do những phản ứng của nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình.  Sự kiện hữu hình: kinh tế, chính trị, xã hội  Sự kiện vô hình: tâm lý thị trường, tâm lý bầy đàn. Rủi ro lãi suất: Là nói đến sự không ổn định trong mức lãi suất chung, từ đó gây ra sự không ổn định trong giá trị thị trường và thu nhập trong tương lai.  Các nhà đầu tư thường coi trái phiếu Chính phủ là không rủi ro.  Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau.  Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là mối quan hệ không trực tiếp và không hoàn toàn diễn ra một chiều. Lý do là dòng tiền thu nhập của cổ phiếu không cố định như trái phiếu, chúng có thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thay đổi của lãi suất. Rủi ro sức mua: Là biến cố sức mua của đồng tiền thu được. Nó là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Khi một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hóa hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu trong khoảng thời gian đó, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng thì anh ta đã bị mất một phần sức mua. Yếu tố lạm phát (giảm phát) làm thay đổi lãi suất danh nghĩa và từ đó gây tác động đến giá chứng khoán. 2.2. Rủi ro không hệ thống Rủi ro không hệ thống gắn liền với một công ty hay một ngành cụ thể nào đó trong nền kinh tế. Các yếu tố này có thể là khả năng quản lý, thị hiếu người tiêu dùng, đình công và nhiều yếu tố khác làm thu nhập của cổ phiếu công ty thay đổi, từ đó làm khả năng thanh toán của công ty bị thay đổi. 8
  12. Rủi ro kinh doanh: Là do tình trạng hoạt động của công ty thay đổi, từ đó làm giảm sút lợi nhuận và cổ tức. Rủi ro kinh doanh chia làm 2 loại: bên ngoài và bên trong công ty.  Rủi ro bên ngoài: nằm ngoài sự kiểm soát của công ty như chi phí tiền vay, cắt giảm ngân sách, tăng mức thuế nhập khẩu, chu kỳ kinh doanh công ty đang suy thoái  Rủi ro bên trong: nằm bên trong công ty như đình công, khả năng quản lý của BGĐ, Rủi ro tài chính: Liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt động của mình. Thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của công ty. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty những nghĩa vụ trả lãi, vì những khoản lãi này phải được thanh toán trước khi trả cổ tức nên nó tác động đến chính sách cổ tức. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không vay nợ sẽ không có rủi ro tài chính nhưng sẽ không tận dụng được đòn bẩy tài chính. 2.3. Xác định mức bù rủi ro Khi đã định lượng được mức rủi ro thì phải xác định được mức sinh lời yêu cầu. Dùng mức lãi suất không rủi ro cộng với mức bù của từng rủi ro để xác định mức sinh lời yêu cầu. r = i + p + b + f + m + o i : mức lãi suất thực (lãi suất không rủi ro) p : mức bù rủi ro sức mua b : mức bù rủi ro kinh doanh f : mức bù rủi ro tài chính m : mức bù rủi ro thị trường o : mức bù rủi ro khác Bước đầu tiên là xác định mức lãi suất không rủi ro. Thông thường lãi suất tính phiếu Kho bạc được coi là lãi suất không rủi ro nhưng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi, bởi vì bản thân tín phiếu Kho bạc cũng bị rủi ro khi lãi suất thị trường thay đổi. Trường hợp chứng khoán có mức rủi ro ngang bằng với mức rủi ro thị trường: Ta dùng mức sinh lời kỳ vọng của danh mục chỉ số làm mức chuẩn để tính toán vì đó là mức sinh lời mà ta có thể đạt được nếu từ bỏ việc đầu tư vào chứng khoán mà đầu tư vào danh mục chỉ số. Thông thường các nhà kinh tế sẽ tính mức sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư này như sau: Mức sinh lời kỳ vọng của danh mục chỉ số = Lãi suất không rủi ro + Mức bù rủi ro dự kiến Trường hợp chứng khoán có mức rủi ro khác với mức rủi ro thị trường: Lúc này mức sinh lời sẽ tỷ lệ thuận với rủi ro, điều này hoàn toàn đúng vì ta thấy những nhà đầu tư luôn yêu cầu mức sinh lời cao hơn đối với các chứng khoán có độ rủi ro lớn hơn. Những nhà quản lý phải quyết định xem loại chứng khoán nào có mức rủi ro cao hơn hay thấp hơn so với mức rủi ro chung của thị trường. Nếu các chứng khoán có rủi ro cao hơn thì ta phải chọn mức sinh lời dự kiến lớn hơn mức sinh lời dự kiến của danh mục chỉ số và ngược lại. Ta dùng độ lệch chuẩn của chứng khoán để đo lường rủi ro của chứng khoán đó và rủi ro của một chứng khoán sẽ góp phần vào rủi ro chung của danh mục đầu tư. 9
  13. 3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO & MỨC SINH LỜI KỲ VỌNG 3.1. Mức sinh lời kỳ vọng Các dự án khác nhau sẽ có mức sinh lời kỳ vọng khác nhau. Chúng khác nhau vì hiệu quả kinh tế của từng dự án cụ thể cũng như môi trường đầu tư. Mức sinh lời kỳ vọng dựa trên xác suất của từng tình trạng kinh doanh: ki : mức sinh lời tại thời điểm i pi : Xác suất xảy ra mức sinh lời ki VD: Công ty A đang nghiên cứu 2 phương án kinh doanh như sau Phương án mới Tình trạng kinh tế Xác suất Suất sinh lời Phát đạt 0,30 60% Bình thường 0,40 20% Suy thoái 0,30 -20% Tổng 1,00 Phương án cũ Tình trạng kinh tế Xác suất Suất sinh lời Phát đạt 0,30 30% Bình thường 0,40 20% Suy thoái 0,30 10% Tổng 1,00 Mức sinh lời đối với 2 phương án như sau: Phương án mới: Phương án cũ: 3.2. Đo lường rủi ro Để đo lường rủi ro trong mức sinh lời của một loại chứng khoán, ta tính toán mức độ dao động trong mức sinh lời bằng cách dùng thước đo phương sai (Variance) và độ lệch chuẩn (Standard Deviation) Phương sai: Độ lệch chuẩn: VD: Tính phương sai và độ lệch chuẩn của 2 phương án trên để so sánh 10
  14. Phương án mới: Phương án cũ: Kết luận Phương án mới: xác suất lãi suất thực sự rơi vào khoảng (20% - 30,98% ; 20% + 30,98%) tức là khoảng (-10,98% ; 50,98%) Phương án cũ: xác suất lãi suất thực sự rơi vào khoảng (20% - 7,75% ; 20% + 7,75%) tức là khoảng (12,25% ; 27,75%) Chú ý: Trong trường hợp chỉ biết tỷ suất sinh lời qua các năm thì công thức tính mức sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn như sau: VD: Cổ phiếu A có mức sinh lời trung bình qua các năm như sau: Năm Suất sinh lời 2000 30% 2001 -10% 2002 15% Tính mức sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn của cổ phiếu này? Suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu A: Độ lệch chuẩn của cổ phiếu A 3.3. Đo lường rủi ro bằng hệ số biến động Một cách đo lường mức độ rủi ro của các phương án khác nữa là dùng hệ số biến động. Hệ số biến động hay còn gọi là hiệp phương sai (Coefficient of Variance) được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn chia cho lãi suất mong đợi của phương án đầu tư. 11
  15. CV nói lên 1% của mức sinh lời kỳ vọng sẽ phải chịu bao nhiêu % rủi ro. Hệ số biến động chỉ mức độ rủi ro trên một đơn vị của lợi tức, nó cung cấp sự so sánh chính xác hơn trong trường hợp lãi suất mong đợi của 2 phương án không như nhau. Tóm lại, để đo lường mức độ rủi ro của các phương án đầu tư:  So sánh 2 phương án có cùng tỷ suất sinh lợi mong đợi, phương án nào có độ lệch chuẩn (σ) lớn hơn thì phương án đó mang tính rủi ro cao hơn.  So sánh 2 phương án có tỷ suất sinh lợi mong đợi khác nhau, ta tính hệ số CV. Phương án nào có hệ số CV cao hơn thì phwong án đó nhiều rủi ro hơn. VD: Có 2 phương án đầu tư A và B được thể hiện như sau Phương án A Phương án B Suất sinh lời kỳ vọng 45% 20% Độ lệch chuẩn 15% 10% Hãy so sánh 2 phương án và chọn phương án nào khả thi? Nếu chỉ nhìn vào độ lệch chuẩn thì chọn phương án B vì nó có độ lệch chuẩn thấp hơn A. Nhưng, nếu dùng CV để so thì CV(A) = 15/45 = 0,33 CV(B) = 10/20 = 0,5 Do CV(A) < CV(B) nên chọn phương án A là tốt nhất vì 1$ lợi nhuận của A sẽ chỉ chịu rủi ro có 0,33$ trong khi của B phải chịu tới 0,5$. Do CV(A) < CV(B) nên chọn phương án A là tốt nhất vì 1$ lợi nhuận của A sẽ chỉ chịu rủi ro có 0,33$ trong khi của B phải chịu tới 0,5$. 12
  16. CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU GIỚI THIỆU Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu là loại chứng khoán được giao dịch nhiều nhất nên cổ phiếu bao giờ cũng là loại chứng khoán sôi động và thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư hơn trái phiếu. Nhà đầu tư chọn lựa cổ phiếu để mua căn cứ vào tình trạng kinh doanh của công ty phát hành và giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường. Giữa tình trạng kinh doanh và giá cổ phiếu của công ty tuy có mối liên hệ với nhau, nhưng nó lại phản ánh những tính chất khác nhau. Giá cổ phiếu được xác định từ dòng tiền cổ tức mà dòng cổ tức này lại không được biết trước một cách chính xác vì phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh cũng như chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Do đó mới có tình trạng giá cổ phiếu đa phần được định giá cao hoặc thấp hơn giá trị thật của nó. Có nhiều phương pháp xác định giá trị của cổ phiếu. 1. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CÔNG TY VÀ CỔ PHIẾU Công ty tăng trưởng (growth companies) là công ty có những cơ hội đầu tư cho doanh số bán khá cao và lợi nhuận tăng trưởng khá mạnh, đây là những công ty đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư đưa ra. Cổ phiếu tăng trưởng (growth stock) là cổ phiếu cho lợi tức cao hơn những cổ phiếu khác có cùng mức độ rủi ro trên thị trường. Mục đích của người phân tích tài chính là lựa chọn những cổ phiếu tăng trưởng. Công ty thận trọng (defence companies) là công ty có lợi nhuận giảm ít nhất khi tình trạng kinh tế vĩ mô thay đổi, có nguồn thu nhập trong tương lai ổn định, không chịu nhiều ảnh hưởng khi nền kinh tế biến động xấu. Cổ phiếu thận trọng (defence stock) là cổ phiếu có lợi suất đầu tư không bị giảm bằng mức sụt giảm của thị trường, đó là cổ phiếu của những công ty có hệ số beta thấp. Lợi tức của những cổ phiếu này giảm ít hơn lợi tức thị trường khi thực trạng kinh tế vĩ mô thay đổi. Công ty chu kỳ (cyclicity) là công ty mà doanh thu và lợi nhuận bị tác động bởi những thay đổi trong chu kỳ thực của nền kinh tế, hoạt động tốt trong nền kinh tế phát triển và hoạt động kém khi nền kinh tế suy thoái. Cổ phiếu chu kỳ (cyclical stock) là cổ phiếu của tất cả các công ty mà suất sinh lời của nó biến động nhiều hơn lợi suất chung của thị trường, đây là loại cổ phiếu có hệ số beta cao. Công ty đầu cơ (speculative) là công ty có rủi ro cao và hứa hẹn cho lợi nhuận cũng rất cao như là các công ty thăm dò dầu khí, khai thác mỏ. Cổ phiếu đầu cơ (speculative stock) là cổ phiếu có nhiều khả năng mang lại suất sinh lời thấp và có ít khả năng mang lại suất sinh lời cao, nói chung trên thị trường cổ phiếu này thường được định giá cao hơn giá trị thật của nó. Lưu ý rằng cổ phiếu bị định giá cao là những cổ phiếu đầu cơ (có thể là cổ phiếu của công ty đầu cơ hoặc cổ phiếu của các công ty bị làm giá). 2. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ Mệnh giá (Par value): là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu. Mệnh giá chỉ có giá trị danh nghĩa và ít có giá trị kinh tế, thậm chí ở Mỹ người ta còn phát hành cổ phiếu không có mệnh giá. Thông thường mệnh giá cổ phiếu phát hành được tính như sau : Mệnh giá cổ phiếu phát hành = Vốn điều lệ của công ty / Tổng số cổ phần đăng ký phát hành 13
  17. VD: Năm 2010 công ty cổ phần A thành lập với vốn điều lệ là 30 tỷ đồng, số cổ phần đăng ký phát hành là 3.000.000, ta có Mệnh giá mỗi cổ phần = 30 tỷ đồng / 3 triệu cổ phần = 10.000 đồng/cổ phần. Thư giá (Book value): còn gọi là giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu. Đó là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ánh tình trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định. Nó cũng phản ánh giá trị tài sản ròng của công ty ở một thời điểm nhất định. VD: Theo ví dụ trên, năm 2012 công ty A quyết định tăng thêm vốn bằng cách phát hành thêm 1 triệu cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần vẫn là 10.000 đồng, nhưng giá bán cổ phiếu trên thị trường hiện là 20.000 đồng. Biết rằng quỹ tích lũy dùng cho đầu tư còn lại đầu năm 2012 là 10 tỷ đồng. Theo sổ sách kế toán ngày 31/12/2012 thì : Vốn cổ phần theo mệnh giá = 4 triệu cổ phần x 10.000 đồng = 40 tỷ đồng Vốn thặng dư khi phát hành = (20.000 – 10.000) x 1 triệu cổ phần = 10 tỷ đồng Quỹ tích lũy = 10 tỷ đồng  Tổng số vốn cổ phần = 40 + 10 + 10 = 60 tỷ đồng. Giá trị nội tại (Intrinsic value): là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Được tính toán căn cứ vào cổ tức công ty, triển vọng phát triển công ty và lãi suất thị trường. Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá cổ phiếu trên thị trường và lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả. Tại điểm cân đối giữa cung và cầu trên thị trường, hiện giá của cổ phiếu là giá cả hợp lý của cổ phiếu được nhà đầu tư chấp nhận. Cổ tức (Dividend): là phần chia lời cho mỗi cổ phần được lấy ra từ lợi nhuận ròng sau thuế sau khi trả cổ tức ưu đãi và thu nhập giữ lại để trích quỹ. Công ty có thể trả cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu tùy theo chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Thường thì chính sách cổ tức của công ty sẽ phụ thuộc vào :  Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm, căn cứ vào lợi nhuận ròng của công ty sau khi trả lãi và thuế thu nhập doanh nghiệp.  Số cổ phần ưu đãi của công ty.  Chính sách tài chính của công ty trong năm tiếp theo, xem xét khả năng tự tài trợ và vay thêm.  Hạn mức của quỹ tích lũy dành cho đầu tư.  Giá trị thị trường của cổ phiếu. Lợi tức do chênh lệch giá (Capital Gain Yield): xảy ra khi các nhà đầu tư với chiến lược kinh doanh ngắn hạn sẽ bán cổ phiếu ngay khi giá cổ phiếu tăng để kiếm lời nhờ chênh lệch giá. Để định giá cổ phiếu người ta phải tính được đại lượng tỷ suất lợi nhuận mong đợi (r). Tỷ suất lợi nhuận mong đợi sẽ gắn với rủi ro từng ngành nghề kinh doanh. Như chương trước đã trình bày, để đo lường rủi ro trong mức sinh lời của một loại chứng khoán, đó là tính toán mức dao động trong mức sinh lời bằng cách sử dụng thước đo phương sai (Variance) và độ lệch chuẩn (Standard deviation). 14
  18. 3. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 3.1. Vấn đề về lãi suất chiết khấu Để định giá cổ phiếu thì phương pháp chiết khấu dòng tiền (Discount Cash Flow) được sử dụng phổ biến. Đó là chiết khấu dòng thu nhập, cổ tức hay lợi nhuận về giá trị hiện tại với lãi suất chiết khấu (r) là tỷ suất lợi nhuận mong đợi (yêu cầu) của nhà đầu tư. Nếu công ty chỉ phát hành cổ phiếu thì ta dùng mô hình CAMP để tính r: r = rf + β(rm – rf) rf: lãi suất tín phiếu phi rủi ro rm: lãi suất thị trường β: mức rủi ro của công ty so với thị trường Nếu công ty phát hành cả cố phiếu và trái phiếu thì r chính là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) re: chi phí sử dụng vốn cổ phần rd: chi phí sử dụng vốn vay E: Vốn cổ phần D: Vốn vay T: Thuế suất thuế TNDN 3.2. Mô hình chiết khấu dòng cổ tức (Discount Dividend Model – DDM) Mô hình này giả định rằng giá trị của cổ phần thường là hiện giá của các cổ tức nhận được trong tương lai. Giá của cổ phiếu thông thường được xác định theo công thức: Hay: khi n => ∞ P0 : giá của cổ phiếu ở hiện tại Di : cổ tức được hưởng r : lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư Pn : giá cổ phiếu tại thời điểm n n : thời gian nắm giữ 15
  19.  Mô hình không tăng trưởng (Zero growth) Khi đó: D1=D2= =Dn= D Hay: Mô hình này áp dụng cho các loại chứng khoán như: Trái phiếu không kỳ hạn (Console hay Perpetual Bond); cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock); các công ty có tốc độ tăng trưởng g = 0 hay chính sách cổ tức của công ty là cố định. VD: BIDV phát hành cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 100.000 đ, tỷ suất cổ tức 10%/năm. Tỷ suất yêu cầu của thị trường là 15%, hỏi giá trị cổ phiếu này là bao nhiêu? P0 = (100.000x10%)/15% = 66.667 đồng  Mô hình cổ tức tăng trưởng đều (mô hình Gordon) 2 Nếu D1=D0(1+g); D2=D0(1+g) Hay: Với tốc độ tăng trưởng g = ROE x (tỷ lệ LNGL) Mô hình này áp dụng cho các doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cổ tức thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng của tỷ suất sinh lợi yêu cầu (g < r). VD: Cổ tức kỳ vọng cổ phiếu công ty A vào năm tới là 4$. Biết mức chia cổ tức này chiếm 40% thu nhập trên mỗi cổ phần và ROE của công ty là 10%. Hỏi giá cổ phiếu là bao nhiêu nếu nhà đầu tư đòi hỏi lợi nhuận là 14%? g = 10% (1 – 40%) = 6% P0 = D1/(r – g) = 4/(0,14 - 0,06) = 50$.  Mô hình tăng trưởng nhiều giai đoạn (Differential growth) Khi đó: D1 D2 Dn và đến năm thứ n nhà đầu tư bán cổ phiếu và thu tiền về với Mô hình áp dụng cho các doanh nghiệp có một số năm tăng trưởng cao, một số năm tăng trưởng thấp và thường sau đó là tăng trưởng ổn định.  Công ty tăng trưởng qua 2 giai đoạn 16
  20. Giai đoạn đầu: Tăng trưởng siêu tốc (gS > r) Giai đoạn sau: Tăng trưởng đều (gL < r) VD: ANZ có DPS hiện hành là 3$, dự kiến tốc độ tăng trưởng cổ tức trong 3 năm đầu là 12%, tốc độ tăng trưởng sau đó là 6% và sẽ duy trì mãi. Nếu lãi suất kỳ vọng là 8%, tính giá trị của cổ phiếu ANZ? D0 = 3$ 2 D1 = 3(1,12) = 3,36$ D2 = 3(1,12) = 3,763$ 3 3 D3 = 3(1,12) = 4,215$ D4 = 3(1,12) .(1,06) = 4,468$ P3 = 4,468/(8%-6%) = 223,4$ 2 3 3 P0 = 3,36/1,08 + 3,763/1,08 + 4,215/1,08 + 223,4/1,08 = 187,025$  Công ty không trả cổ tức Có 2 nguyên nhân cho việc không trả cổ tức:  Công ty không có lợi nhuận  Công ty có lợi nhuận và giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư VD: Công ty A đang hoạt động có lãi và ở giai đoạn tăng trưởng nên có nhiều dự án đầu tư cần vốn tài trợ, chính sách cổ tức của công ty là giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư. Hiện EPS của công ty A là 1$, giả sử tốc độ tăng trưởng là 20% trong 5 năm tới. Sau 5 năm công ty sẽ trả 30% cổ tức và tốc độ tăng trưởng lúc đó là 8%. Nếu suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư là 12%, tính giá hiện tại của cổ phiếu A? E0 = 1$ 5 E5 = 1(1,2) = 2,488$ D5 = 2,488 x 30% = 0,7465$  Công ty có tốc độ tăng trưởng giảm dần đều 17
  21. GĐ đầu: Tăng trưởng mạnh (gS) GĐ sau: Tăng trưởng chậm lại (gL) n/2 : ½ thời gian của giai đoạn tăng trưởng mạnh VD: Công ty A hiện trả cổ tức 1$. Tốc độ tăng trưởng của công ty là 30% và giả định là giảm dần đều trong 10 năm, sau đó ổn định ở mức 8%. Nếu suất sinh lợi yêu cầu là 12%, tính hiện giá của cổ phiếu công ty A? Ưu điểm của phương pháp  Tính giá dựa trên hình thức cổ tức.  Thích hợp với các nhà đầu tư thiểu số.  Đơn giản, dễ áp dụng. Nhược điểm của phương pháp  Việc dự báo cổ tức không phải dễ.  Phụ thuộc chính sách chia cổ tức trong tương lai.  Việc xác định các tham số có tính thuyết phục không cao (r, g, n). 3.3. Mô hình chiết khấu dòng lợi nhuận thuần Giá trị của doanh nghiệp được đo bằng độ lớn các khoản lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp có thể mang lại trong suốt thời gian tồn tại của mình. Phương pháp này được sử dụng để đo lường giá trị doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu. Nó đặc biệt hữu ích để xác định giá trị doanh nghiệp đang ở trong quá trình cổ phần hóa và chuẩn bị cho một đợt IPO. Công thức tính như sau: V0 : giá trị của DN Prt : Lợi nhuận sau thuế năm t Giả định 1: Lợi nhuận sau thuế bằng nhau ở các năm và t => ∞ Giả định 2: Lợi nhuận sau thuế tăng đều hàng năm với tốc độ tăng g ∞ 18
  22. Giả định 3: Lợi nhuận sau thuế tăng không đều nhau Ưu điểm của phương pháp  Tính giá trị các doanh nghiệp dùng phần lớn lợi nhuận để trả cho nhà đầu tư.  Thích hợp với các doanh nghiệp dễ dự báo lợi nhuận ròng.  Tính giá trị các doanh nghiệp đã ở giai đoạn bảo hòa. Nhược điểm của phương pháp  Không phù hợp cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.  Khó xác định lợi nhuận trong tương lai.  Việc xác định các tham số có tính thuyết phục không cao (r, g, n, t). 3.4. Mô hình định giá dòng tiền tự do Theo quan điểm của đa số nhà đầu tư: Mua doanh nghiệp giống như đổi lấy một dự án đang triển khai, một cơ hội để theo đó nhà đầu tư sau khi nắm quyền kiểm soát còn có thể điều khiển dự án. Giá trị doanh nghiệp được đo bằng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong tương lai. Có hai phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần.  Chiết khấu dòng tiền cho chủ sở hữu (cổ đông) FCFE = Free Cash Flow to Equity FCFE = Doanh thu – Chi phí – Đầu tư FCFE = LN sau thuế + Khấu hao – Vốn đầu tư TSCĐ – Chênh lệch vốn lưu động + (Các khoản nợ mới phát hành – Các khoản trả nợ gốc). Tương tự, công thức tính giá trị doanh nghiệp:  Chiết khấu dòng tiền cho toàn doanh nghiệp FCFF = Free Cash Flow to Firm FCFF = Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh – Dòng tiền được đầu tư 19
  23. FCFF = FCFE + Lãi vay(1-T) – (Các khoản nợ mới phát hành – Các khoản trả nợ gốc) + Cổ tức cổ phần ưu đãi. Có thể tính trực tiếp FCFF= EBIT(1-T) + Khấu hao – Vốn đầu tư TSCĐ – Chênh lệch vốn lưu động Tương tự, công thức tính giá trị doanh nghiệp: VD: Công ty A có kế hoạch sxkd trong 8 năm tới như sau: ĐVT: Mười triệu đồng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 Giá trị tài sản 10 12 14,4 17,28 20,74 23,43 26,47 28,06 Dòng tiền 1,20 1,44 1,73 2,07 2,49 2,81 3,18 3,37 Vốn đầu tư 2,00 2,40 2,88 3,46 2,69 3,04 1,59 1,68 FCFF (0,80) (0,96) (1,15) (1,39) (0,20) (0,23) 1,59 1,69 Tăng trưởng 20% 20% 20% 20% 20% 13% 13% 6% Công ty có 20.000 cổ phần thường đang lưu hành và không vay nợ. Tính hiện giá cổ phiếu của Cty A ? Cho biết r = 10% và từ năm thứ 8 thì g = 6% FCFF7 = 1,69/(0,1 – 0,06) = 42,25 2 3 4 5 6 7 V0 = – 0,8/1,1 – 0,96/(1,1) – 1,15/(1,1) – 1,39/(1,1) – 0,20/(1,1) – 0,23/(1,1) + 1,59/(1,1) + 42,25/(1,1)7 = 188 tr đ Giá trị mỗi cổ phần: P0 = 188.000.000 / 20.000 = 9.400 đồng Ưu điểm của phương pháp  Tính giá dựa trên dòng tiền, tránh được việc điều chỉnh số liệu kế toán.  Giải thích được vì sao giá trị DN này lại cao hơn so với DN kia. Nhược điểm của phương pháp  Khó khi dự báo các tham số r, WACC, FCF  Không dùng được ở DN không có chiến lược kinh doanh.  Người định giá phải có kỹ năng trong thẩm định dự án đầu tư, phải có thông tin nhiều. 20
  24. 3.5. Phương pháp định giá tương đối Phương pháp định giá tương đối dựa trên kỹ thuật so sánh những thực thể giống nhau trên cơ sở những tỷ lệ tương đối như: P/E, P/B, P/S, P/CF.  Dùng phương pháp P/B Lấy (BV-Book Value) nhân với tỷ số P/B của công ty: V = P/B*BV VD: Công ty A có tổng tài sản là 100 triệu $, các khoản nợ và TS vô hình là 75 triệu $ và hiện có 1.000.000 cổ phiếu đang lưu hành. BV = (100 – 75)/(1) = 25 $/cổ phiếu. Nếu công ty có P/B = 2 thì P0 = 2*25 = 50$ Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan điểm trị giá tài sản của cổ phiếu. Áp dụng thích hợp với ngành Tài chính – Ngân hàng vì hầu hết tài sản của ngân hàng hay quỹ đầu tư là những trái phiếu, khoản vay có giá trị ngang bằng với giá trị sổ sách. Phương pháp này thường dùng khi có TTCK phát triển, có nhiều cổ phiếu ngân hàng và chứng chỉ quỹ được giao dịch niêm yết.  Dùng phương pháp P/E Lấy (EPS-Earning per share) nhân với tỷ số P/E bình quân của ngành: V = P/E*EPS VD: Một công ty kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 3$ trong năm tới và tỷ số P/E bình quân của ngành là 15 thì giá cổ phiếu sẽ là: P0 = 3 x 15 = 45$ Ưu điểm của phương pháp  Cho kết quả nhanh chóng để ra quyết định.  Dựa trên cơ sở giá trị thị trường (khi TTCK phát triển). Nhược điểm của phương pháp  EPS thường ước lượng không chính xác.  P/E, P/B nào là phù hợp? => của Ngành của Cty.  Không đánh giá được khả năng tăng trưởng, rủi ro tác động tới DN. 21