Bài giảng Đánh giá chính sách - Bài 1: Đánh giá chính sách là gì?

pdf 38 trang Đức Chiến 05/01/2024 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đánh giá chính sách - Bài 1: Đánh giá chính sách là gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_danh_gia_chinh_sach_bai_1_danh_gia_chinh_sach_la_g.pdf

Nội dung text: Bài giảng Đánh giá chính sách - Bài 1: Đánh giá chính sách là gì?

  1. Đánh giá Chính sách Bài 1: Đánh giá chính sách là gì? Edmund Malesky, Ph.D. June 18, 2018 Duke University 1
  2. Nhận xét 4 ví dụ can thiệp chính sách 1. Dọa dẫm: Tác động đến trẻ em phạm tội 2. Chương trình thay thế thuốc gây nghiện 1. Chương trình tư vấn với nạn nhân của bạo lực gia đình 2. Chương trình xử lý thông tin xã hội từ trường học From MacAskill, William, Benjamin Todd, and Robert Wiblin, 2015. “Can you guess which government programs work? Most people can't,” Vox Policy and Politics, August 17, 2015 2
  3. Tác động phòng ngừa trẻ em phạm tội bằng dọa dẫm • Dọa dẫm là chương trình thiết kế nhằm hạn chế trẻ em có xu hướng phạm tội dính vào thực hiện hành vi. • Chương trình đầu tiên mang bóng dáng của các bài học đe dọa mô tả hành vi cuộc sống trong tù. Chương trình này thu hút được rất nhiều sự chú ý của báo giới. • Sau khi có bộ phim tư liệu, hơn 30 ngục tù học hỏi và áp dụng chương trình dọa dẫm trên khắp Hoa Kỳ. • Tất cả các can thiệp trong tạp chí Campbell đều có nội dung liên quan đến chuyến thăm quan trại tù, và bao gồm mô tả cảnh tù nhân sống thế nào. Chương trình cũng bao gồm các chuyến thăm và các buổi gặp gỡ kéo dài, chẳng hạn như sống thử như một tù nhân trong vòng 8 tiếng đồng hồ. • Chương trình dọa dẫm và các chương trình nâng cao nhận thức của trẻ vị thành niên có thực sự giảm tỷ lệ trẻ em phạm tội trong tương lai không? 3
  4. Tác động phòng ngừa trẻ em phạm tội bằng dọa dẫm • Chương trình dọa dẫm và các chương trình nâng cao nhận thức của trẻ vị thành niên có thực sự giảm tỷ lệ trẻ em phạm tội trong tương lai không? • Trả lời: Không, chương trình nàu thậm chí còn làm tăng hành vi phạm tội. • 9 nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian 25 năm tại 8 nhà tù cho thấy chương trình dọa dẫm tăng tỷ lệ trẻ tham gia phạm tội trong tương lai. Kết quả này không thay đổi ngay cả khi chương trình được thiết kế một cách dữ dằn hay nhẹ nhàng. • Mỗi đô la chi phí cho chương trình dọa dẫm làm tăng chi phí xã hội khoảng $166.88. • Mặc dù bằng chứng phản tác như vậy, chương trình dọa dẫm vẫn được thực hiện, và nhiều người vẫn tin là nó có tác dụng ngăn ngừa phạm tội. 4
  5. Chương trình thay thế thuốc gây nghiện • Chương trình thay thế thuốc gây nghiện cho rằng có thể giảm hành vi phạm tội và cải thiệt chất lượng cuộc sống bằng cách cung cấp thuốc gây nghiện được kiểm soát cho người nghiện. • Nghiên cứu này đánh giá hành vi phạm tội của những người nghiện thuốc phiện, cho tất cả các đối tượng đã từng phạm tội hoặc chưa trong quá khứ. Người nghiện được cấp heroin hoặc các loại chất gây nghiện khác như methadone, buprenorphine, tùy theo nhu cầu. • Có phải việc cấp ma túy hoặc chất gây nghiện cho con nghiện làm giảm hành vi phạm tội? 5
  6. Chương trình thay thế thuốc gây nghiện • Có phải việc cấp ma túy hoặc chất gây nghiện cho con nghiện làm giảm hành vi phạm tội? • Trả lời: Đúng! • Cấp ma túy cho con nghiện được phát hiện làm “giảm đáng kể hành vi phạm tội” trong nghiên cứu Campbell. Tất cả các chất gây nghiện đều có tác dụng tương tự, tuy nhiên cấp ma túy có tác động đáng kể nhất. 6
  7. Chương trình tư vấn với nạn nhân của bạo lực gia đình • Chương trình tư vấn nhằm chấm dứt tái diễn bạo lực gia đình. • Một viên cảnh sát và tư vấn viên sẽ đến nhà nạn nhân trong vòng vài giờ hay vài ngày sau khi nhận được thông báo xảy ra bạo lực. • Họ sẽ trao đổi với nạn nhân về các dịch vụ và các lựa chọn pháp lý, và cảnh báo thủ phạm về các hậu quả pháp lý nếu bạo lực tiếp tục tái diễn. • Chương trình tư vấn này được áp dụng ở nhiều thành phố lớn ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu này theo dõi năm bang và có bốn ngàn hộ gia đình. • Chương trình tư vấn có làm giảm bạo lực gia đình không? 7
  8. Chương trình tư vấn với nạn nhân của bạo lực gia đình • Chương trình tư vấn có làm giảm bạo lực gia đình không? • Trả lời: Không. Tác động rất nhỏ và tùy vào hoàn cảnh • Điều tra 10 nghiên cứu có chất lượng liên quan đến 4000 hộ gia đình trên cho thấy chương trình tư vấn không làm giảm tình trạng bạo lực gia đình tái diễn. • Tuy nhiên, điều tra này cũng cho thấy chương trình tư vấn làm tăng nhẹ xu hướng nạn nhân báo cáo bạo lực gia đình cho cảnh sát. Điều tra này kết luận: • “Nhà hoạch định chính sách sẽ phải cân nhắc quyết định liệu lợi ích thu được từ nhận thức của nạn nhân (về báo cáo cho cảnh sát nếu có bạo lực xảy ra) có xứng đáng với chi phí bỏ ra để duy trì các chương trình này” 8
  9. Chương trình xử lý thông tin xã hội từ trường học • Xử lý thông tin xã hội là một chương trình can thiệp giáo dục được thiết kế để làm giảm hành vi bạo lực và quấy rối ở trẻ em. • Chương trình này tập trung vào cải thiện kỹ năng suy nghĩ cho trẻ trong môi trường xã hội. Trẻ được đào tạo để xử lý các thông tin tín hiệu xã hội, suy nghĩ phản ánh về nhu cầu cá nhân, và lựa chọn hành vi tốt nhất. • Nghiên cứu này tập trung vào các chương trình can thiệp áp dụng cho cả lớp học. Các chương trình này đa dạng, gồm các khóa học ngắn hạn hoặc khóa học tập trung, cho đến học hàng tuần và kéo dài cả năm. • Chương trình xử lý thông tin xã hội từ trường học áp dụng cho cả lớp học có giảm hành vi bạo lực và quấy rối của trẻ em không? 9
  10. Chương trình xử lý thông tin xã hội từ trường học • Chương trình xử lý thông tin xã hội từ trường học áp dụng cho cả lớp học có làm giảm hành vi bạo lực và quấy rối của trẻ em không? • Trả lời: Có! • 73 nghiên cứu khác nhau đươc điều tra, và kết quả là nó có tác động tích cực. • Nghiên cứu này kết luận là “Học sinh tham gia chương trình can thiệp với bạn đồng môn thể hiện ít hành vi bạo lực và gây rối so với học sinh không tham gia”. • Nghiên cứu này cũng lưu ý là chương trình can thiệp thiết kế ngắn nhưng học tập trung trong vài tuần có hiệu quả cao hơn chương trình kéo dài cả năm. Lý giải điều này có thể do các chương trình kéo dài thường trở nên nhàm chán và không còn có hiệu lực." 10
  11. Cấu trúc của bài học hôm nay • Các thông tin từ học viên • Mục tiêu • Cấu trúc • Bài tập • Đánh giá • Thế nào là đánh giá chính sách? • Đánh giá khác với giám sát như thế nào? • Tại sao bạn phải quan tâm? 11
  12. Mục tiêu của khóa học • Làm thế nào để chúng ta biết liệu một chính sách, chiến lược, sự kiện, hay một thay đổi thể chế đạt được mục tiêu đề ra? Làm thế nào để chúng ta lựa chọn các chiến lược hiệu quả hơn trong tương lai? 12
  13. Mục tiêu của môn học 1. Hiểu được mục tiêu chính của công tác đánh giá chính sách, bao gồm cả các cách thức tránh những sai lầm phổ biến dẫn đến kết luận không chính xác 2. Phát triển khả năng chọn lựa kỹ thuật đánh giá chính sách phù hợp cho các chính sách can thiệp cụ thể của chính phủ 3. Thành thạo việc đọc, phân tích và phản biện dữ liệu liên quan đến đánh giá chính sách 4. Biết cách thiết kế, triển khai, và diễn giải kết quả từ phương thức đánh giá kiểm định ngẫu nhiên có kiểm soát (RCT) 5. Phát triển khả năng thiết lập Kế hoạch Phân tích sơ bộ (PAP), diễn giải được lý thuyết về sự thay đổi thay đổi, các biến số đại diện cho kết quả đầu ra, và kỹ thuật phân tích, trình bày dữ liệu bằng hình ảnh bảng biểu cho được đánh giá đề xuất. 13
  14. Không giống như các lớp học khác • Khóa học này chỉ tập trung vào phát triển kỹ năng. Học viên được yêu cầu học và thực hành các kỹ năng trong các bài tập. • Học viên sẽ không bị hỏi về công thức toán học hay dữ kiện cho một kiểm định nào đó. • Lên lớp thường xuyên. Các bài đọc rất khó và học viên cần sự trợ giúp của nhóm giảng viên để hiểu các nội dung trình bày. 14
  15. Cấu trúc môn học (4 phần) 1. Nguyên lý căn bản của đánh giá chính sách 2. Thử nghiệm có kiểm soát ngẫu nhiên - Randomized Controlled Trials 3. Thử nghiệm tự nhiên - Natural Experiments 4. Thử nghiệm khảo sát - Survey Experiments 15
  16. Đánh giá môn học 1. Trên lớp (10%) 2. 2 bài tập về nhà (30%) 3. Đề xuất nghiên cứu (20%) 4. Kế hoạch Phân tích Sơ bộ (40%) 16
  17. Tài liệu • Angrist, Joshua and Jorn-Steffen Pischke. (2014). Mastering 'Metrics: The Path from Cause to Effect. Princeton University Press. (Các chương yêu cầu đọc có bản dịch tiếng Việt) • Khandker, Shahidur R., Gayatri B. Koolwal, and Hussain A. Samad (KKS, 2010). Handbook on Impact Evaluation Quantitative Methods and Practices. The International Bank for Reconstruction and Development, The World Bank. eISBN: 978- 0-8213-8029-1 (Có bản dịch tiếng Việt) • Evidence in Governance and Politics. (EGAP, 2018). Methods Guides. • Additional short reading on specialized topics listed with hyperlinks below. 17
  18. Yêu cầu về bằng chứng • Yêu cầu về bằng chứng gắn liền với việc điều tra đánh giá câu trả lời đối với các câu hỏi khó. Ví dụ: – Làm thế nào để giảm thiểu nghèo đói? – Làm thế nào để giảm ô nhiễm? – Bất công bằng xã hội có ảnh hưởng đến vai trò tham gia của công dân không? – Hạ tầng tốt có thể cải thiện kinh tế không? 19
  19. Từ lý thuyết đến kiểm định • Lý thuyết: Từ lý thuyết suy diễn, chúng ta bằng đầu bằng kỳ vọng đối với các thực thể. • Giả thuyết: Chúng ta xây dựng các giả thuyết có thể kiểm định về các kỳ vọng nói trên. • Đo lường: Chúng ta cần tìm phương thức để liên kết giữa kết quả với biến số chính sách can thiệp. • Kiểm định: Chúng ta cần phân tích bằng chứng để kiểm chứng sự phù hợp với kỳ vọng nói trên. • Xây dựng: Chúng ta cần sử dụng kết quả để đóng góp vào nền tảng kiến thức nói chung. 20
  20. Kiểm định giả thuyết • Chúng ta thường muốn biết nếu một biến phụ thuộc vào một biến khác – Kết quả sẽ thay đổi như thế nào nếu một cá nhân tham gia vào chương trình can thiệp? • e.g., Hoạt động khuyến nông có làm tăng năng suất nông nghiệp không? – Kết quả sẽ thay đổi như thế nào tại các mức giá trị khác nhau của một biến khác? e.g., Tỉnh có chỉ số PCI cao hơn có tăng trưởng nhanh hơn các tỉnh khác? – Kết quả sẽ thay đổi như thế nào sau khi chương trình can thiệp được giới thiệu? e.g., Chương trình hỗ trợ đưa đón học sinh đến các trường tốt hơn có cải thiện mức độ học vấn? • Chúng ta sẽ tìm hiểu liệu sự thay đổi giá trị của một biến tự do (chương trình can thiệp, các nhân tố nhân quả) có dẫn đến biến động giá trị của biến phụ thuộc (kết quả) • Tương quan không phải là nhân quả – Không có tương quan giúp chúng ta loại trừ được quan hệ nhân quả – Tuy nhiên về mặt lý tưởng thì chúng ta cần thiết kế nghiên cứu để loại trừ tất cả các nguyên nhân tiềm tàng khác 21
  21. Chúng ta có luôn phải làm vậy? • Nghĩ về tác động của một số loại thực phẩm đến số đo vòng bụng • Nghĩ về tác động của việc mua một số loại đồ uống lên bao tử của bạn • Nghĩ về tác động của chấn thương lên đội bóng bạn yêu thích trong kỳ World Cup? • Nghĩ về tác động của một số loại quà tặng lên mối quan hệ của bạn • Nghĩ về tác động của các mối quan hệ lên kết quả học tập của bạn 22
  22. Mục đích tối thượng của giới làm chính sách • Thiết kế chính sách và chương trình để giúp công dân và doanh nghiệp, và gắn họ vào quá trình tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng. • Nhưng Làm thế nào để biết liệu một chính sách hay một chương trình cụ thể nào đó đạt được mục tiêu đề ra? Có tồn tại thiết kế chính sách khác tốt hơn không? Nếu có/không, thì tạo sao và khi nào? 23
  23. Thế nào là một chính sách hay một chương trình can thiệp? Tài nguyên, Hoạt động Đầu ta Kết quả Tác động Đầu vào CHÚNG TA LÀM VIỆC THÀNH QUẢ 24
  24. Vấn đề: Không tương thích giữa kỹ năng lao động với nhu cầu của chủ doanh nghiệp. Giải pháp: Đào tạo nghề tốt hơn. Chương trình can thiệp: Chương trình đào tạo nghề mới. Đầu vào Hoạt động Đầu ra Kết quả Kết quả cuối cùng - Ngân sách cho - Thiết kế chương - 1000 giảng viên - Giảng viên sử - Tăng cường hiệu chương trình đào trình mới. dạy nghề được dụng giáo trình quả của nội dung tạo mới. - Giảng viên đào đào tạo chương và phần mềm giảng dạy. - Nhân sự từ Bộ tạo. trình mới. trong lớp học. - Nhiều học viên giáo dục, giáo - Phát triển và in - 100,000 cuốn - Học viên học hơn được tuyển viên dạy nghề ấn các nội dung sách giáo trình và theo chương dụng bởi các - Cơ sở thiết bị dạy chương trình. phần mềm cung trình mới. doanh nghiệp. nghề (phòng học, - Phát triển phần cấp cho lớp học. - Học viên có kết - Tỷ lệ có việc làm máy tính) mềm. quả tốt hơn sau cao hơn. khi kết thúc kỳ - Năng suất lao thi cuối môn. động của doanh nghiệp tăng lên. Thực hiện (phía cung) Kết quả (cung và cầu)
  25. Giám sát so với Đánh giá Giám sát Đánh giá Tần suất Thường xuyên, liên Không thường tục xuyên Khả năng áp dụng Tất cả các chương Áp dụng có chọn lọc trình với từng đối tượng Dữ liệu Phổ quát Chọn mẫu Độ sâu của thông tin Theo ngạch, tập Theo thiết kế, tùy trung vào câu hỏi vào độ quan trọng, “Cái gì?” và mức độ ảnh hưởng. Tập trung trả lời câu hỏi “Tại sao?” Chi phí Dàn đều Có thể cao Độ tiện dụng Áp dụng liên tục, cải Áp dụng cho các thiện, quản lý quyết định lớn 26
  26. Phân biệt Đánh giá và Giám sát 27
  27. Tại sao đánh giá chính sách lại quan trọng? • Thử nghiệm suy nghĩ – Trẻ em bị đuối nước ở hồ nước – Bạn có sẵn sàng hy sinh bộ quần áo đắt tiền (100 đô la) để cứu đứa bé? – Bạn có sẵn sàng gửi 100 đô la cho một tổ chức phi chính phủ ở Malawi để cứu trợ trẻ em? • Vai trò của đánh giá để vượt qua rào cản hành động • Chúng ta có kê đơn thuốc nếu không có nghiên cứu về tác động phụ? • Chúng ta cần học từ sai lầm: – Mỗi năm chúng ta chi hàng triệu đô la cho các chương trình can thiệp, viện trợ ở nước ngoài. – Đánh giá rất nhiều chương trình cho thấy hầu như chẳng có mấy tác động (ví dụ về hội đồng nhân dân xã và tham nhũng). • Cần học từ sai lầm để thay đổi cách tiếp cận • Đánh giá tác động sẽ giúp làm việc này 28
  28. Trọng tâm của khóa học: Đánh giá tác động 29
  29. Các nội dung của đánh giá chính sách Đánh giá nhu cầu Vấn đề nào cần được xử lý Đánh giá lý thuyết về can Chương trình can thiệp giúp thiệp xử lý vấn đề như thế nào? Chương trình can thiệp có Đánh giá quá trình hoạt động như kỳ vọng Mục tiêu có đạt được không? Đánh giá tác động Mức độ tác động? Với mức độ tác động và chi phí vậy thì chương trình can Hiệu quả chi phí thiệp có hiệu quả như thế nào so với các lựa chọn khác? 30
  30. Đánh giá lý thuyết chương trình can thiệp • Chương trình can thiệp sẽ giải quyết xử lý vấn đề như thế nào theo như mục tiêu đặt ra? – Điều kiện tiên quyết gì để đạt được nhu cầu? – Tại sao các yêu cầu đó hiện nay bị thiếu hay chưa thỏa? – Chương trình can thiệp sẽ giải quyết hoặc tránh những thiếu sót đó như thế nào? – Dịch vụ gì được cung cấp? • Công cụ – Lý thuyết về sự thay đổi – Khung lý thuyết logic (Logical Framework - LogFrame) 31
  31. Đánh giá tác động là gì? • Đánh giá được tiến hành không thường xuyên, đánh giá khách quan một chương trình can thiệp đang hay đã hoàn thiện. – Có thể hỏi các câu hỏi mô tả, chủ quan, hay nguyên nhân-kết quả. • Đánh giá tác động – Mục tiêu chủ yếu của khóa học này – là đánh giá thay đổi của kết quả là do chương trình can thiệp, do chính sách, hay do sự kiện nào đó. – Tìm cách nhận diện quan hệ nhân quả giữa chương trình can thiệp và kết quả. – Hỏi liệu sự khác biệt giữa điều gì xảy ra khi có chương trình can thiệp với điều gì đáng lẽ đã xảy ra nếu không có chương trình can thiệp (phản thực/phản chứng) – Cố gắng mô phỏng quá trình thử nghiệm ngẫu nhiên • Đồng thời, khi chương trình can thiệp có thể được thực hiện bằng nhiều cách, cách nào có hiệu quả cao nhất? 32
  32. Tìm được tác động của chương trình can thiệp là quá trình khó khăn • Chương trình can thiệp có tác động gì? – Cá nhân hưởng lợi từ chương trình can thiệp đáng lẽ sẽ thể hiện như thế nào nếu như không có chương trình? – Cá nhân không hưởng lợi từ chương trình đáng lẽ sẽ thể hiện như thế nào nếu như họ có tham gia chương trình? 33
  33. Tác động là gì? Chương trình được thực hiện Kết quả chính quả Kết Thời gian 34
  34. Tác động là gì? Chương trình Tác được thực hiện động Kết quả chính quả Kết Thời gian 35 35
  35. Phản thực (Counterfactual) • Ý tưởng: Lựa chọn nhóm đối tượng giống hoàn toàn với nhóm hưởng lợi ngoại trừ không được tham gia chương trình • Mục đích: Để quy kết sự khác biệt về kết quả giữa các nhóm là do chương trình can thiệp chứ không phải do khác biệt của các nhân tố khác 36
  36. Kỹ thuật chúng ta sẽ học Randomized Evaluation Matching Đánh giá ngẫu nhiên hóa Ghép cặp Regression Discontinuity Differences in Differences Hồi quy gián đoạn Khác biệt trong khác biệt 37
  37. Ôn tập • Đánh giá tác động nhằm xác định ảnh hưởng của chương trình can thiệp lên kết quả • Do đó, suy luận nhân quả là rất quan trọng trong đánh giá tác động – Có phải chương trình can thiệp, chỉ có chương trình can thiệp, dẫn đến thay đổi kết quả? • Cảnh báo tương quan khác với nhân quả không đủ mạnh đối với giới làm chính sách: – Cần câu trả lời dứt khoát: Nếu chúng ta làm X, chúng ta có thu được Y không? • Nhân quả gắn liền với nhận diện được phản thực • Thách thức với nhà nghiên cứu là xác định phản thực → Cần biết nhóm so sánh đối chứng. • Phải tránh các lỗi lầm phổ biến khi xây dựng nhóm so sánh đối chứng. • Có rất nhiều mô hình kỹ thuật thống kê phức tạp, nhưng phương pháp truyền thống vẫn rất quan trọng. 38