Bài giảng Cơ sở hình thành giá cả - Chương 7: Quản lý nhà nước về giá

pdf 25 trang Đức Chiến 05/01/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở hình thành giá cả - Chương 7: Quản lý nhà nước về giá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_so_hinh_thanh_gia_ca_chuong_7_quan_ly_nha_nuoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở hình thành giá cả - Chương 7: Quản lý nhà nước về giá

  1. CHƯƠNG 7 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ
  2. 1. Sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước về giá cả 1.1 Xu hướng vận động của giá cả trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Trường hợp giá cả có xu hướng vận động quay về trạng thái cân bằng P D ❖ Khi đường cung ít co giãn S hơn đường cầu. E1 E ❖ - Khi một dao động bùng P1 F2 E3 phát thì mạng nhện có xu P P* 3 hướng xoáy trôn ốc vào P2 F3 E2 trong. F1 Q1 Q3 Q* Q2 Q
  3. 1. Sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước về giá cả 1.1.2. Trường hợp mạng nhện xoáy ra ngoài P ❖ Khi đường cung co giãn S hơn đường cầu. ❖ Khi một dao động bùng nổ thì mạng nhện lại có xu hướng xoáy trôn ốc ra ngoài. D ❖ Thời kỳ sau giá cả càng có xu hướng tăng cao. Q
  4. 1. Sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước về giá cả 1.1.3. Trường hợp dao động dai dẳng P ❖ Khi đường cung và đường S cầu có độ nghiêng tuyệt đối như nhau. ❖ Giá cả bị cuốn vào một tình trạng dao động đều đặn luôn D xoay quanh điểm cân bằng. Q
  5. 1. Sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước về giá cả 1.1.4.Trường hợp dao động không theo đường thẳng P ❖ Đường cung và đường cầu S không phải dạng tuyến tính. ❖ Đường cung không dốc bằng đường cầu tại điểm cân bằng. ❖ Sau bất kỳ một biến cố tác động nào, vận động có xu D hướng trở về với hộp dạng hình vuông. Q
  6. 1. Sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước về giá cả 1.2. Các xu hướng về quản lý giá 1.2.1. Xu hướng coi nhẹ vai trò của nhà nước trong quản lý giá cả - Nền kinh tế thị trường có nghĩa là tự do về giá cả, về quan hệ mua bán. - Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường và giá cả sẽ làm méo mó các hoạt động của thị trường. - Giá cả để cho cung cầu của thị trường quyết định. 1.2.2. Xu hướng thừa nhận vai trò của nhà nước trong quản lý giá cả - Kinh tế thị trường phát triển đa thành phần, nhiều hình thức sở hữu khác nhau, sự can thiệp và quản lý của nhà nước với giá cả là một yêu cầu tất yếu khách quan. - Tạo điều kiện cho giá cả phát huy tốt chức năng đòn bẩy kinh tế của mình trong điều tiết thị trường, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
  7. 1. Sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước về giá cả 1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về giá ❖ Thứ nhất: Quản lý nhà nước về giá cả là một bộ phận cấu thành quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước trong cơ chế thị trường. ❖ Thứ hai: Quản lý giá cả góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc dân. ❖ Thứ ba: Đảm bảo đời sống và thu nhập của các tầng lớp dân cư. ❖ Thứ tư: Quản lý giá cả đảm bảo thực hiện đồng bộ các mục tiêu kinh tế vĩ mô. ❖ Thứ năm: Quản lý giá cả góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội và các mục tiêu xã hội khác.
  8. 2. Mục tiêu quản lý nhà nước về giá cả 2.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống và thực hiện công bằng xã hội. 2.2. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất 2.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.4. Nâng cao sản lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  9. 3.Hình thức và công cụ quản lý nhà nước về giá cả 3.1. Quản lý và bình ổn giá cả bằng hình thức định giá trực tiếp 3.1.1. Phạm vi quản lý và bình ổn giá trực tiếp: Những sản phẩm có tính độc quyền: - Hàng công nghiệp, tiêu dùng có cầu ít co giãn. - Sản phẩm của ngành có tính chất phúc lợi như: giáo dục, y tế
  10. 3.Hình thức và công cụ quản lý nhà nước về giá cả 3.1.2. Hậu quả của định giá trực tiếp dài hạn ❖ Nhà nước định giá thấp hơn giá thị trường. Trường hợp này sẽ xuất hiện tình trạng sau: - Cung không đáp ứng đủ cầu, không tạo sức mua, hình thành dự trữ bắt buộc, tạo sức ép mạnh mẽ đối với ổn định thị trường. - Một mặt gây ra tăng nhu cầu giả tạo, mặt khác lại hạn chế việc cung ứng có hiệu quả, làm tăng tình trạng mất cân đối cung cầu. - Làm tăng gánh nặng cho tài chính quốc gia khi phải thực hiện chính sách bù lỗ thông qua giá cả. - Tình trạng thiếu hàng hóa do định giá quá thấp không thể phản ánh trong thay đổi của giá cả. ❖ Nhà nước định giá cao hơn giá thị trường Trường hợp này sẽ xuất hiện các tình trạng sau: - Dư cung về hàng hóa - Làm giảm quy mô sản xuất - Sức mua giảm sút, sản phẩm ứ đọng
  11. 3.Hình thức và công cụ quản lý nhà nước về giá cả 3.1.3. Các công cụ định giá trực tiếp ❖ Giá chuẩn: Là giá nhà nước quy định chuẩn cho một số mặt hàng ❖ Giá sàn: Là giá tối thiểu của một hàng hóa nào đó do Nhà nước quy định ❖ Giá trần: Là mức giá tối đa của một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó mà nhà nước cho phép. ❖ Khung giá: Là Nhà nước quy định khung giá đối với một mặt hàng nào đó được giới hạn bởi giá trần và giá sàn ❖ Thẩm định chi phí: - Các nhà kinh doanh dự kiến giá bán cho hàng hóa hoặc dịch vụ cho đơn vị mình trên cơ sở chi phí sản xuất. - Các cơ quan quản lý giá cả thẩm định lại chi phí và duyệt mức giá. ❖ Trợ giá trực tiếp: Là hình thức sử dụng các công cụ tài chính, tín dụng nhằm biến đổi mức giá theo tính toán của mình thông qua kênh ưu đãi.
  12. 3.Hình thức và công cụ quản lý nhà nước về giá cả 3.2. Quản lý và bình ổn giá theo hình thức gián tiếp 3.2.1. Điều tiết cung và cầu thông qua lực lượng dự trữ quốc gia ❖ Mục tiêu của dự trữ quốc gia: Nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai ; đảm bảo an ninh, quốc phòng; bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của nhà nước. ❖ Yêu cầu của quỹ dự trữ quốc gia - Phải chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu trong mọi tình huống cần thiết. - Sau khi cấp không thu tiền và phải được bù đắp lại đầy đủ và kịp thời. ❖ Nội dung thực hiện - Khi cầu có dấu hiệu tăng đột biến về giá cả, Chính phủ sử dụng hàng hóa dự trữ bán ra thị trường, nhằm điều tiết xung lực nâng giá. - Khi cầu có dấu hiệu giảm hoặc cung tăng làm giá thị trương giảm thì Chính phủ tiến hành mua hàng hóa đưa vào dự trữ. ❖ Phạm vi áp dụng - Áp dụng cho những hàng hóa có vị trí đặc biệt quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng. - Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nước để tiến hành.
  13. 3.Hình thức và công cụ quản lý nhà nước về giá cả 3.2.2. Điều tiết sự vận động của giá cả thị trường thông qua chính sách tiền tệ ❖ Quan hệ của khối lượng tiền cung ứng và giá cả M.V= P.Y ❖ Trong đó: - M là khối lượng tiền tệ cung ứng - V là tốc độ lưu thông tiền tệ - P là mức giá chung của nền kinh tế được đo bằng chỉ số giá - Y là sản lượng thực tế ❖ Tác động của chính sách tiền tệ ❖ Yêu cầu thực thi của chính sách tiền tệ
  14. 3.Hình thức và công cụ quản lý nhà nước về giá cả 3.2.3. Điều tiết sự vận động của giá cả thị trường thông qua chính sách thu nhập ❖ Quan hệ giữa tiền lương và mức giá cả - Chính sách tiền lương có quan hệ mật thiết với chính sách giá cả. - Quan hệ giữa tiền lương với năng suất lao động chính là mối quan hệ giữa cung và cầu về hàng hóa tiêu dùng. ❖ Tác động điều tiết cung cầu của chính sách thu nhập thông qua tiền lương - Thu nhập của người lao động có quan hệ trực tiếp đến tổng mức cầu của xã hội. - Tiền lương với tư cách là công cụ điều hòa cung và cầu về giá cả thị trường ở tầm vĩ mô. ❖ Yêu cầu của chính sách thu nhập - Đây là chính sách có tác động dây truyền đến nền kinh tế. - Khi thực thi chính sách thu nhập cần phải đúng trình tự, lộ trình và phải được kiểm soát chặt chẽ.
  15. 3.Hình thức và công cụ quản lý nhà nước về giá cả 3.2.4. Điều tiết sự vận động của giá cả thông qua chính sách thuế ❖ Ưu đãi thông qua thuế Giải pháp này vừa có tác dụng trực tiếp vừa có tác dụng gián tiếp đến sự hình thành và vận động của giá cả. ❖ Tác động trực tiếp của thuế đối với mức giá Được thực hiện thông qua con đường tính giá. ❖ Tác động gián tiếp của thuế - Được thực hiện thông qua sự biến động của sản lượng. - Tuy nhiên ảnh hưởng của thuế đối với từng loại sản phẩm là khác nhau + Đối với sản phẩm sản xuất trong nước + Đối với hàng hóa nhập khẩu
  16. 3.Hình thức và công cụ quản lý nhà nước về giá cả 3.2.5. Điều tiết quan hệ cung cầu và giá cả thị trường thông qua chính sách kinh tế đối ngoại. ❖ Thông qua chính sách xuất nhập khẩu và thuế xuất nhập khẩu ❖ Thông qua tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu 3.2.6. Chính sách về điều hòa thị trường và tổ chức lưu thông hàng hóa ❖ Các hình thức biểu hiện của chính sách này: - Khuyến khích giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong nước. - Tổ chức mạng lưới kinh doanh thương mại. - Thành lập kho đệm, quỹ dự trữ hàng hóa. - Bảo hiểm lưu thông hàng hóa. - Tăng cường quản lý thị trường trên cơ sở đảm bảo luật kinh doanh. - Tổ chức hệ thống dự báo, thông tin và hình thành cung cầu thị trường và giá cả.
  17. 3.Hình thức và công cụ quản lý nhà nước về giá cả 3.3. Các biện pháp khác sử dụng trong công tác quản lý giá cả 3.3.1. Biện pháp về mặt pháp lý ❖ Nhà nước quy định quyền hạn, trách nhiệm của nhà nước và các tổ chức kinh tế trong quản lý giá cả của những mặt hàng nhất định. ❖ Các quy định về quản lý giá được thể chế hóa trong các luật, pháp lệnh. 3.3.2.Biện pháp hành chính ❖ Nhà nước có thể thông qua bộ máy cưỡng chế của Chính phủ để quản lý giá cả. 3.3.3.Biện pháp chuyên gia ❖ Nhà nước sử dụng đội ngũ chuyên gia hoặc cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn để bổ khuyết cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động kinh tế trong việc ấn định cũng như ứng xử giá. 3.3.4. Các biện pháp khác ❖ Khuyến cáo ❖ Hướng dẫn tính và lập giá ❖ Đăng ký và niêm yết giá ❖ Hiệp thương về giá
  18. 4. Những nội dung cơ bản quản lý nhà nước về giá trong cơ chế thị trường 4.1. Thực hiện những biện pháp bình ổn giá thị trường đối với các loại hàng hóa hoặc dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ❖ Nội dung công tác quản lý bình ổn giá cả: - Một là, thực hiện mục tiêu bình ổn giá cả - Hai là, hình thành và sử dụng có hiệu quả các quỹ bình ổn giá ❖ Mục đích của quỹ bình ổn giá ❖ Phạm vi áp dụng ❖ Tác dụng của quỹ bình ổn giá
  19. 4. Những nội dung cơ bản quản lý nhà nước về giá trong cơ chế thị trường 4.2. Phân loại hàng hóa hoặc dịch vụ và xác định những mặt hàng được đưa vào diện bình ổn giá ❖ Nội dung của công tác quản lý giá - Phân loại hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. - Xác định loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào nhà nước cần quản lý và chi phối về giá. ❖ Quy trình xây dựng và duyệt giá - Cải tiến quy trình và duyệt giá - Trong quá trình duyệt giá cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia - Lấy ý kiến của người tiêu dùng
  20. 4. Những nội dung cơ bản quản lý nhà nước về giá trong cơ chế thị trường 4.3. Thẩm định giá 4.3.1. Lý do thẩm định giá ❖ Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam hiện nay, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. ❖ Thứ hai, tổ chức định giá và thẩm định giá tài sản làm căn cứ phê duyệt các dự án. ❖ Thứ ba, trong dự toán, quyết toán công trình sử dụng vốn nhà nước, nhiều hạng mục liên quan đến giá chưa được thẩm định giá và quản lý chặt chẽ. 4.3.2.Phạm vi thẩm định giá ❖ Định giá bắt buộc ❖ Định giá tài sản theo yêu cầu của khách hàng
  21. 4. Những nội dung cơ bản quản lý nhà nước về giá trong cơ chế thị trường 4.4. Kiểm soát giá độc quyền 4.4.1.Hình thức và biện pháp kiểm soát giá độc quyền ❖ Can thiệp trực tiếp bằng cách định giá cứng ❖ Định giá giới hạn 4.4.2. Một số vấn đề cần xem xét hoàn thiện ❖ Thứ nhất, bất kỳ một sự can thiệp nào của Nhà nước vào giá đều đưa đến hai khả năng: - Khắc phục những méo mó, khiếm khuyết của quan hệ thị trường. - Làm méo mó thêm các quan hệ thị trường ❖ Thứ hai, không nên cứng nhắc giới hạn về giá ❖ Thứ ba, thực thi chính sách cạnh tranh ❖ Thứ tư, áp dụng giá trần bằng mức giá tối ưu của thị trường
  22. 4. Những nội dung cơ bản quản lý nhà nước về giá trong cơ chế thị trường 4.4.3. Một số giải pháp kiểm soát giá đối với nhà độc quyền ❖ Một là, ban hành và thực hiện nghiêm ngặt chính sách kiểm soát giá sản phẩm độc quyền ❖ Hai là, có cơ quan độc lập, có nghiệp vụ chuyên môn về giá cả ❖ Ba là, chấm dứt việc giao quyền tự định giá cho các DN độc quyền ❖ Bốn là, rà soát và xác định lại các sản phẩm, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân 4.4.4. Xu hướng hạn chế độc quyền thông qua giá cả ❖ Thứ nhất, luật định để hạn chế các hành vi sử dụng giá cả để tạo ra độc quyền. ❖ Thứ hai, nội dung của luật giá cả bao hàm được nhiều các hành vi được coi là sử dụng giá để hạn chế độc quyền thì càng tốt.
  23. 4. Những nội dung cơ bản quản lý nhà nước về giá trong cơ chế thị trường 4.5. Kiểm soát chi phí sản xuất của các sản phẩm độc quyền 4.5.1.Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí 4.5.2. Mục tiêu của kiểm soát chi phí sản xuất ❖ Thứ nhất, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội bền vững trong cả ngắn hạn và dài hạn. ❖ Thứ hai, kiểm soát và hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường độc quyền gây ra 4.5.3. Nội dung của kiểm soát chi phí sản xuất ❖ Một là, tính đầy đủ các yếu tố chí phí giá thành sản phẩm ❖ Hai là, kiểm tra chi phí công nhân ❖ Ba là, kiểm tra việc tính toán và phân bổ chi phí chung vào giá thành đơn vị sản phẩm. ❖ Bốn là, xem xét tính hợp lý các khoản chi phí tính theo phần trăm. ❖ Năm là, kiểm tra các loại thuế của nhà nước được phân bổ vào giá thành sản phẩm.
  24. 4. Những nội dung cơ bản quản lý nhà nước về giá trong cơ chế thị trường 4.6. Đảm bảo quyền tự chủ trong việc định giá của DN theo luật định 4.6.1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo về quyền tự chủ trong việc định giá của DN ❖ Thứ nhất, xóa bỏ bao cấp về giá, tính đúng, tính đủ giá trị tài sản, đất đai đưa vào sử dụng. ❖ Thứ hai, thực hiện cơ chế giá cả thị trường có sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ hệ thống giá cả. ❖ Thứ ba, thu hẹp dần danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, mở rộng quyền tự chủ về giá cho các DN. ❖ Thứ tư, thực hiện trợ giá theo đúng chính sách của đảng và nhà nước. 4.6.2.Quyền hạn và trách nhiệm của DN trong thực hiện tự định giá ❖ Quyền hạn của DN trong tự định giá ❖ Trách nhiệm của DN trong việc tự định giá
  25. 4. Những nội dung cơ bản quản lý nhà nước về giá trong cơ chế thị trường 4.7. Xây dựng chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam 4.7.1. Sự cần thiết phải xây dựng chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam 4.7.2.Xác định hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt Nam 4.7.3. Một số biện pháp chống bán phá giá 4.7.4. Nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá 4.7.5. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá 4.7.6.Xác định trách nhiệm quản lý nhà nước về chống bán phá giá