Bài giảng Cơ sở hình thành giá cả - Chương 3: Cung cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả

pdf 23 trang Đức Chiến 05/01/2024 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở hình thành giá cả - Chương 3: Cung cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_so_hinh_thanh_gia_ca_chuong_3_cung_cau_hang_hoa.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở hình thành giá cả - Chương 3: Cung cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả

  1. Chương 3 CUNG CẦU HÀNG HÓA VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ
  2. Chương 3 Nội dung: Cơ chế cung cầu và cân bằng 1 thị trường 2 Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả Cung hàng hóa với sự hình thành 3 và vận động của giá cả
  3. Cơ chế cung cầu và cân bằng thị trường 1.1. Cầu ❖ Trên giác độ kinh tế học: Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với các điều kiện khác là không thay đổi. ❖ Trên giác độ giá cả: Cầu thị trường là tập hợp nhu cầu có khả năng thanh toán của tất cả các cá nhân về một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. ❖ Cầu thị trường về một hàng hóa dịch vụ: Là tổng cầu cá nhân của hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
  4. Cơ chế cung cầu và cân bằng thị trường 1.2. Cung Là chỉ các loại số lượng mà người sản xuất mong muốn và có thể tiêu thụ đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó ở các mức giá có thể tại một thời điểm nào đó. S = S(P) - Cung thị trường: Là đường tổng hợp theo phương nằm ngang tất cả các đường cung cá nhân.
  5. Cơ chế cung cầu và cân bằng thị trường 1.3. Cân bằng thị trường ➢ Là chỉ sự cân bằng tương đối giữa số lượng hàng hóa cung cho thị trường tiêu thụ trong một thời kỳ nhất định và lượng cầu của người tiêu dùng đối với thị trường. ➢ Sự cân bằng thị trường biểu thị trên sự cân bằng của giá cả ➢ Trên đồ thị: Tại giao điểm của đường cung và đường cầu, ta xác định được giá cả và lượng cân bằng.
  6. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả 2.1. Định lượng về cầu thị trường ❖ Hình thái hiện vật : lượng cầu thị trường là lượng hàng hóa mà tất cả các tác nhân trong nền kinh tế mua, nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của họ. - Công thức: Qi = n. qi Trong đó: + Qi: tổng lượng cầu thị trường về hàng hóa thứ i tính theo đơn vị hiện vật. + n: số người mua hàng hóa i trên thị trường + qi: số lượng hàng hóa i mà người mua trên thị trường sử dụng bình quân
  7. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Hình thái giá trị: Cầu thị trường là tổng giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường hay tổng doanh số bán hàng hóa đạt được. + Cách trực tiếp: Công thức: Qi = n (qi. pi) Trong đó: + Qi: là tổng giá trị lượng cầu thị trường về hàng hóa thứ i. + n: là số người mua hàng hóa thứ i trên thị trường. + qi: là lượng tiêu thụ bình quân hàng hóa thứ i của một người trong một thời kỳ nhất định + pi: là mức giá bình quân của hàng hóa thứ i trên thị trường đối với mỗi người mua.
  8. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả + Cách gián tiếp Công thức: Qi = ki. M Trong đó: + Qi: là tổng giá trị lượng cầu về hàng hóa thứ i. + ki: là tỷ lệ quỹ mua dành cho hàng hóa thứ i + M: là tổng quỹ mua hàng của thị trường
  9. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả 2.2. Quan hệ giữa cầu thị trường và giá cả 2.2.1. Tác động của cầu thị trường đối với giá cả ❖ Tác động trong ngắn hạn - Trường hợp cầu thị trường tăng đột ngột: P S Đường cầu dịch 1 chuyển sang phải từ E2 P2 D1 => D2, mức giá E P 1 tăng lên từ P1 => P2, 1 khối lượng hàng hóa D2 cung ứng ra thị D1 trường cũng tăng từ Q1 Q2 Q Q1=> Q2
  10. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả - Trường hợp cầu thị trường giảm đột ngột: P S1 Đường cầu dịch chuyển sang trái, làm giá cả giảm E1 P1 từ P1 xuống P2, đồng thời E sản lượng cũng giảm từ 2 P2 Q xuống Q 1 2 D1 D2 Q2 Q1 Q - Việc thay đổi của mức giá và mức sản lượng như thế nào tùy thuộc vào độ co giãn của đường cung và đường cầu.
  11. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Tác động dài hạn - Trường hợp 1: Thường xảy ra với những hàng hóa có đặc điểm: + Giá đơn vị hàng hóa lớn hoặc tương đối lớn. + Cấu trúc và công năng của hàng hóa phức tạp + Khi sản phẩm ở giai đoạn hình thành và phát triển thì trên thị trường không có sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm tương đồng.
  12. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả Q,P(%) 100 Xuất hiện SP thay thế phổ biến Q P Hình thành Phát triển Bão hòa Suy thoái Thời gian - Ở giai đoạn hình thành: giá cả hàng hóa đạt cao nhất - Ở giai đoạn phát triển: giá cả tương đối ổn định - Ở giai đoạn bão hòa và suy giảm: giá cả có xu hướng giảm xuống và giảm rất nhanh khi có sản phẩm thay thế xuất hiện phổ biến
  13. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả - Trường hợp 2: Thường xảy ra với hàng hóa có đặc điểm sau: + Giá trị đơn vị nhỏ + Hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, dung lượng thị trường lớn Q,P( % ) - Ở giai đoạn phát 100 triển, giá cả hàng hóa đạt cao nhất. - Ở giai đoạn suy Q thoái, giá cả hàng Hình P hóa đạt mức thấp thành Phát triển Bão hòa Suy thoái nhất. Thời gian
  14. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Tóm lại: Tác động của cầu thị trường đến biến động của giá cả biểu hiện ở những nội dung sau: + Giá cả thị trường chịu tác động trực tiếp của cầu thị trường, giá cả và sản lượng có quan hệ thuận chiều + Trong cả ngắn hạn và dài hạn: cầu thị trường quyết định mức giá giới hạn cao của hàng hóa (Pmax) k M Pi i Cầu giá trị/Cầu hiện vật max n q Trong đó: i + là mức giá tối đa của hàng hóa i + M là tổng quỹ mua hàng của thị trường + n là số người mua hàng hóa i trên thị trường + ki là tỷ lệ quỹ mua hàng dành cho hàng hóa i + qi là số lượng hàng hóa i bình quân một người mua
  15. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả 2.2.2 Tác động của giá cả đến cầu thị trường ❖ Quan hệ ngược chiều của lượng cầu thị trường và mức giá cả: Khi giá cả tăng lên thì lượng cầu thị trường giảm xuống và ngược lại P E1 S P1 P0 E0 E2 P2 D Q Q QD1 QS2 S1 QD2
  16. Cầu hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Quan hệ thuận chiều giữa giá cả và lượng cầu thị trường: Khi giá cả tăng thì lượng cầu tăng và ngược lại ( đối với hàng hóa Giffen) P D P2 P1 Q1 Q2 Q
  17. Cung hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả 3.1. Hàng hóa các yếu tố đầu vào là không giới hạn hoặc có giới hạn nhưng không đáng kể 3.1.1. Trong ngắn hạn ❖ Trạng thái bình thường: không có sự thay đổi đột ngột về cung - Tương ứng với mỗi mức giá khác nhau là một lượng cung khác nhau ❖ Trạng thái bất thường: - Trường hợp cung tăng đột ngột: do 2 nguyên nhân: ➢ Gia tăng hàng nhập khẩu ➢ Hàng hóa xuất khẩu nhưng không xuất được phải để lại tiêu dùng trong nước.
  18. Cung hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả - Sự gia tăng cung làm P đường cung dịch chuyển S 1 sang phải. - Giá cả giảm xuống. S2 - Sự thay đổi sản lượng E1 P như thế nào tùy thuộc vào 1 E 2 độ dốc của đường cung và P2 đường cầu. D - Sản lượng gia tăng làm chi phí biên của một đơn Q Q Q vị đầu ra giảm, đường 1 2 cung co giãn hơn.
  19. Cung hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả - Trường hợp cung giảm bất thường: - Với đường cầu D , cung P 1 S2 giảm làm dịch chuyển đường cung sang trái (đường cung ít co giãn hơn), giá cả tăng từ S P1=>P2, lượng cung giảm từ E 1 P2 2 Q1 xuống Q2 E1 - Nếu đường cầu co giãn P1 nhiều (độ dốc nhỏ) D1 thì sự tăng giá sẽ ít (từ P lên P ), D1 1 2 D 2 nhưng nếu đường cầu co giãn Q1 Q2 Q ít (độ dốc lớn) D2 thì sự tăng giá sẽ lớn hơn (từ P1 lên P3).
  20. Cung hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả 3.1.2. Trong dài hạn ❖ Trong dài hạn các DN có thể thay đổi tất cả các yếu tố dầu vào, thay đổi quy mô sản xuất, từ đó tăng cung hàng hóa ra thị trường ❖ Cung tác động đến giá cả giống như trường hợp cung tăng đột ngột trong ngắn hạn. Điểm khác căn bản là giá không sụt giảm đột ngột mà giảm một cách từ từ
  21. Cung hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả 3.2. Đối với hàng hóa bị giới hạn bởi các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ❖ Đường cung hàng hóa của một số DN trong ngành công nghiệp đặc thù - Một số ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên như: khai thác mỏ, khai thác- nuôi trồng- đánh bắt thủy sản phụ thuộc và chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên - Biểu hiện: + Sản lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường ngày càng ít do sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Chi phí cho một đơn vị sản phẩm sản xuất từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau chênh lệch lớn và có xu hướng ngày một tăng
  22. Cung hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Đồ thị: - Dưới mức sản lượng giới P hạn thì chi phí cận biên S cho một đơn vị sản phẩm tăng chậm, đường cung rất co giãn. - Khi mức sản lượng vượt quá giới hạn thì chi phí cận biên cho một đơn vị sản phẩm gia tăng rất nhanh, phần đường cung Q Gioihan Q này rất ít co giãn, thậm chí gần như không co giãn
  23. Cung hàng hóa với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Ảnh hưởng của cung đến sự hình thành và vận động của giá cả trong trường hợp này - Khi mức cung dưới mức sản lượng giới hạn thì giá thị trường là giá cân bằng cung cầu. - Khi mức cung vượt quá mức sản lượng giới hạn thì mức giá sẽ tăng rất nhanh do hình dạng đường cung của loại hàng hóa này quy định. - Mức giá thị trường được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất của sản phẩm sử dụng loại tài nguyên có điều kiện khai thác khó khăn nhất