Vốn xã hội và tăng trưởng kinh tế

pdf 13 trang Đức Chiến 04/01/2024 1260
Bạn đang xem tài liệu "Vốn xã hội và tăng trưởng kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvon_xa_hoi_va_tang_truong_kinh_te.pdf

Nội dung text: Vốn xã hội và tăng trưởng kinh tế

  1. KINH TẾ 3 VỐN XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ngày nhận bài : 29/03/2014 Nguyễn Văn Phúc1 Ngày nhận lại : 29/04/2014 Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên2 Ngày duyệt đăng : 05/05/2014 TÓM TẮT Bài viết này tổng lược các nghiên cứu trước nhằm tìm kiếm bằng chứng bổ sung vào các tranh luận gần đây về vai trò của vốn xã hội đối với tăng trưởng kinh tế, cụ thể là các kênh mà thông qua đó vốn xã hội tác động đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên việc phân tích các khía cạnh và hình thức của khái niệm vốn xã hội, vai trò của vốn xã hội trong mô hình tăng trưởng kinh tế có thể được giải thích qua 3 kênh chủ yếu i) vốn xã hội co cụm tác động đến tăng trưởng thông qua việc tích lũy vốn con người ii) vốn xã hội vươn ra ngoài tác động đến tăng trưởng thông qua sự ảnh hưởng tích cực của lòng tin và quy tắc hành xử đến sự phát triển của thị trường tài chính iii) vốn xã hội liên kết theo chiều dọc gắn các mạng lưới và hoạt động hợp tác của doanh nghiệp với nhau, giúp hình thành và làm lan tỏa các sáng kiến cũng như đổi mới công nghệ. Nhìn chung, cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy vốn xã hội góp phần tăng cường và mở rộng các hoạt động kinh tế, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Đây là một kết quả mang hàm ý chính sách quan trọng để các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng thiết kế chính sách thích hợp nhằm huy động nguồn lực vốn xã hội phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, vốn xã hội. ABSTRACT This paper aims at reviewing the literature to find additional evidences for the re- cent debates on the role of social capital to economic growth, especially the mechanism of its impacts on economic growth. The analysis of social capital in terms of dimension and form helps to explain its capacity to enhance economic growth via three major channels i) bonding social capital pushes the economic growth through human capital accumulation ii) bridging social capital enhances the economic growth thanks to the positive effects of trust and norms to financial market development iii) vertical social capital facilitates the cooperation and networks, which creates and diffuses innovation and technology renovation. In general, social capital is theoretically and empirically proved to contribute to the development and expansion of economic activities, then push the economic growth. The findings implicitly propose important policies for nations, in general and Vietnam, in particular to mobilize proper social capital for sustainable economic growth. Keywords: economic growth, social capital. 1 TS, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Tp.HCM. 2 ThS, Trường Đại học Mở Tp.HCM.
  2. 4 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM - SỐ 3 (36) 2014 1. GIỚI THIỆU kết quả của vốn xã hội. Chẳng hạn, tâm Trong những thập niên gần đây, các điểm của vốn xã hội là mạng lưới xã hội nhà nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế đã nhưng chỉ số lượng mạng lưới các mối chuyển sự quan tâm sang các tác nhân tăng quan hệ thôi thì chưa đủ để hình thành vốn trưởng mới vì các yếu tố tăng trưởng theo xã hội. Để tận dụng được nguồn lực mạng lý thuyết truyền thống chỉ giải thích được lưới, tức là vốn xã hội thì mạng lưới phải 40-60% sự tăng trưởng kinh tế (Hjerppe, bền vững. Do đó, chất lượng của mạng 2003). Thể chế chính là một trong các lưới, cụ thể là lòng tin, các quy tắc hành nhân tố mới đó. Mặc dù North (1990) đã xử và quan hệ có qua có lại cũng có vai trò khẳng định vai trò ngang bằng nhau của không kém phần quan trọng trong việc cấu cả thể chế chính thức và phi chính thức thành vốn xã hội. đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng các nhà Coleman (1990) đã đồng nhất vốn xã nghiên cứu thường bỏ qua tác động của thể hội với lòng tin và quy tắc hành xử. Ông chế phi chính thức. Thể chế phi chính thức cho rằng đó là điều kiện tiên quyết để mỗi là những ràng buộc không thuộc phạm vi cá nhân có được vốn xã hội. Điều này giúp chế tài của nhà nước như tập quán, quy tắc cho mọi cá nhân trong mạng lưới sẵn sàng hành xử, văn hóa (North,1990). Đây là hỗ trợ, giúp đỡ nhau vì không phải lúc nào một khái niệm khá tương đồng với khía cũng có hợp đồng ràng buộc trách nhiệm cạnh chất lượng của vốn xã hội, một yếu tố lẫn nhau. Vốn xã hội sẽ không tồn tại nếu được bổ sung vào hàm tăng trưởng trong tình trạng cơ hội, lợi dụng lẫn nhau xảy ra các nghiên cứu gần đây (Dakhli and Cler- giống như lý thuyết trò chơi đã phân tích: cq,2004). Bài viết này sẽ tổng lược các chỉ đạt được điểm cân bằng hợp tác khi nghiên cứu trước đây nhằm i) thu thập các mỗi người chơi tin tưởng vào sự hợp tác bằng chứng về tác động của vốn xã hội đến của bạn cùng chơi với mình. tăng trưởng kinh tế ii) phân tích các kênh Nhìn chung, các đặc điểm như lòng chủ yếu dẫn đến sự tác động này. Từ đó, tin, quy tắc hành xử, quan hệ có qua có bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách lại là những khía cạnh rất quan trọng của cho tăng trưởng kinh tế sẽ được đề xuất. vốn xã hội. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân 2. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐO LƯỜNG quả giữa các khía cạnh của vốn xã hội, cụ VỐN XÃ HỘI thể là số lượng mạng lưới và chất lượng Ý niệm cơ bản về vốn xã hội đã của mạng lưới như lòng tin, quy tắc hành manh nha và gắn liền với tên tuổi các nhà xử, quan hệ có qua có lại vẫn chưa nhận tư tưởng như Tocqueville, JS Mill, Toe- được tiếng nói thống nhất trong cộng đồng nnies, Điều này cho thấy vốn xã hội nghiên cứu. Trong khi Coleman (1990) tin không phải là một khái niệm mới nhưng rằng chất lượng là cơ sở hình thành nên các nhà kinh tế học truyền thống thường mạng lưới thì Dasgupta (2005) lại cho bỏ qua vì cho rằng vốn xã hội không thuộc rằng chính số lượng mạng lưới là động lực lĩnh vực kinh tế học. Gần đây, khái niệm cho mỗi cá nhân xây dựng lòng tin, quy tắc này mới nhận được sự quan tâm của các hành xử để gây dựng uy tín nhằm mưu cầu nhà kinh tế học. lợi ích trong tương lai. Vốn xã hội là một khái niệm đa khía cạnh và hình thức. Chính vì vậy, một định Bên cạnh việc quan tâm đến các khía nghĩa thống nhất về vốn xã hội là vấn đề cạnh của vốn xã hội, nhiều nhà nghiên cứu còn tranh luận (Trần Hữu Quang, 2006). tiếp cận vốn xã hội ở tính đa hình thức Một số nhà nghiên cứu tiếp cận vốn xã của nó. Thực vậy, hướng liên kết, cường hội ở phương diện nguyên nhân trong khi độ và cách tổ chức các mối kết nối trong những nhà nghiên cứu khác lại đề cập đến vốn xã hội kết cấu làm cho khái niệm vốn
  3. KINH TẾ 5 xã hội được mở rộng với sự phân biệt vốn rãi hơn. Tóm lại, vốn xã hội co cụm cung xã hội theo chiều ngang (horizontal social cấp nguồn lực cho cá nhân tồn tại trong khi capital) và vốn xã hội theo chiều dọc (ver- vốn xã hội vươn ra ngoài giúp cho cá nhân tical social capital) (Coleman, 1990). Sự tiến lên phía trước. tương đồng về hoàn cảnh và ngang bằng Nhìn chung, mặc dù còn nhiều tranh về quyền lực tạo ra các mối quan hệ theo luận nhưng các nhà nghiên cứu đều cơ bản chiều ngang như quan hệ bạn bè, xóm thống nhất với nhau về việc vốn xã hội bao giềng, nhóm tình nguyện, Ngược lại, gồm các thể chế, mối quan hệ và các giá trị vốn xã hội theo chiều dọc ám chỉ mối quan như lòng tin, quy tắc hành xử, chi phối hệ thứ bậc và phụ thuộc lẫn nhau của các mọi sự tương tác giữa con người với con cá nhân trong mạng lưới như các tổ chức người và từ đó góp phần vào sự phát triển tôn giáo, đoàn thể, kinh tế (Fukuyama, 1995; Coleman, 1988, Ngoài ra, cách tổ chức mạng lưới 1990; Dasgupta, 2005;Grootaert and van chính thức và phi chính thức cũng cần Bastelaer, 2002). được phân biệt. Các mạng lưới có tổ chức Các nghiên cứu thực chứng thường như nhóm tình nguyện, tổ chức tôn giáo có đo lường vốn xã hội thông qua số lượng mối liên kết chính thức trong khi quan hệ và chất lượng mạng lưới, thể hiện ở các bạn bè, xóm giềng, có mối liên kết phi chỉ số như hoạt động công dân, tham gia chính thức. Đối với mỗi liên kết, cường vào các hội, nhóm, câu lạc bộ, giao tiếp độ mối ràng buộc, cụ thể là mức độ mà xã hội thân mật trong gia đình, bạn bè; mạng lưới cá nhân sẵn sàng cho các thành lòng tin, quy tắc hành xử (Putnam,2000). viên tiếp cận nguồn lực sẵn có, là vấn đề Mặc dù vốn xã hội là một biến trừu tượng cần quan tâm. Mối liên kết chính thức cấu thành (formative construct) và vấn đề thường có ràng buộc yếu (weak ties) trong không nhất quán trong quá trình phát triển khi mối liên kết phi chính thức lại có ràng khái niệm vốn xã hội (conceptualization) buộc mạnh (strong ties). Putnam (2000) vẫn còn tồn tại trong cộng đồng nghiên cho rằng sự phát triển của mạng lưới mối cứu (Trần Hữu Quang, 2006) nhưng về cơ liên kết chính thức là nền tảng cho sự hình bản, các nhà nghiên cứu đã tìm được tiếng thành xã hội dân sự và tạo điều kiện cho nói chung khi xem lòng tin, quy tắc hành mỗi cá nhân tiếp cận các nguồn lực chính xử là những biến đại diện cho chất lượng thức của vốn xã hội như sự trợ giúp xã hội, vốn xã hội (Coleman,1988,1990; Fukuy- các dịch vụ công. Ngược lại, các liên kết ama,1995). Trong bài viết này, vai trò của phi chính thức lại giúp cá nhân tiếp cận các chất lượng vốn xã hội đối với tăng trưởng nguồn lực nội bộ, cụ thể là những trợ giúp kinh tế sẽ được tập trung phân tích. về tinh thần và vật chất. 3. VỐN XÃ HỘI VÀ TĂNG Khái niệm vốn xã hội có ràng buộc TRƯỞNG KINH TẾ QUA SỐ LIỆU yếu và mạnh đôi khi lại được hiểu là vốn CÁC NƯỚC xã hội vươn ra ngoài (bridging social capi- tal) và vốn xã hội co cụm (bonding social Vốn xã hội là một khái niệm gắn liền capital). Tuy nhiên, các khái niệm này lại với việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế không hoàn toàn giống nhau. Vốn xã hội (Dasgupta, 2005). Đa phần các hoạt động co cụm được hình thành từ mạng lưới có kinh tế đòi hỏi những người tham gia dựa những đặc tính như tuổi, giới tính, nghề vào hành động của đối tác trong tương lai. nghiệp tương đồng với nhau trong khi vốn Vì vậy, việc các cá nhân giao dịch trong xã hội vươn ra ngoài lại dựa trên mạng môi trường có lòng tin cao sẽ có chi phí lưới các đặc tính khác nhau. Nhờ đó, nó thấp hơn do ít tốn kém trong việc bảo vệ có thể giúp mọi người mở rộng mối quan bản thân khỏi bị lợi dụng cũng như thực hệ, tiếp cận được sự trợ giúp xã hội rộng thi các giao dịch. Như vậy, hợp đồng và
  4. 6 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM - SỐ 3 (36) 2014 các điều khoản chi tiết sẽ không còn cần hội. Chẳng hạn, hành vi không xả rác, một thiết. Tương tự, doanh nghiệp sẽ đỡ tốn ví dụ đơn giản của quy tắc hành xử, minh công sức trong việc giám sát nhau, thay họa cho việc giải quyết bài toán “thế lưỡng vào đó, các nguồn lực này sẽ được dành nan của người tù” mà không gây thêm bất cho những phát minh, đổi mới kỹ thuật. cứ chi phí ngoại tác nào. Hơn nữa, với tác Tóm lại, xã hội có lòng tin cao sẽ tạo sự dụng hạn chế tình trạng cơ hội, quy tắc minh bạch, thúc đẩy hợp tác, giảm chi phí hành xử sẽ giúp giảm chi phí giám sát và giao dịch, tăng hiệu quả trong sản xuất và thực thi hợp đồng, tăng hiệu quả đầu tư vào phân phối. Về phương diện này, vốn xã hội các giao dịch kinh tế khác.Tóm lại, quy tắc có thể góp phần mở rộng hoạt động kinh hành xử cải thiện tính hiệu quả trong phân tế, mang lại sự thịnh vượng cho mỗi quốc phối nếu xét ở phương diện toàn xã hội: gia. tổng lợi ích từ việc hợp tác sẽ luôn luôn Tương tự như lòng tin, quy tắc hành lớn hơn tổng chi phí. xử cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế Hình 1 thể hiện mối tương quan thông qua việc sử dụng nguồn lực hiệu quả. dương giữa vốn xã hội và tăng trưởng kinh Ví dụ, những người có cùng ngôn ngữ, văn tế. Lòng tin là biến đại diện cho vốn xã hóa, tập quán, v.v có thể huy động và sử hội, được đo lường trong các cuộc khảo dụng chung nguồn lực của nhau. Quy tắc sát giá trị thế giới (WVS). Kết quả 5 vòng hành xử còn có vai trò hạn chế tính tư lợi, khảo sát trong hơn 2 thập kỉ qua cho thấy cơ hội của mỗi cá nhân, kích thích họ góp lòng tin là một biến khá bền vững, đặc biệt phần vào việc tạo ra hàng hóa công và giải là ở các nước thuộc nhóm thu nhập cao. quyết bài toán hợp tác tiêu cực trong lý Biến lòng tin của mỗi quốc gia trong bài thuyết trò chơi. Cảm giác tội lỗi, xấu hổ, phân tích này là giá trị trung bình của các bị cô lập khỏi cộng đồng là biện pháp chế vòng khảo sát. Tăng trưởng kinh tế được tài cho hành vi sai trái, từ đó thúc đẩy sự thể hiện qua giá trị ln của GDP thực bình hợp tác tích cực giữa các cá nhân trong xã quân đầu người năm 2010, ở mức giá
  5. KINH TẾ 7 ngang bằng sức mua 2005 (PPP). Hình 1. Lòng tin và tăng trưởng kinh tế 2010 cPPP ự GDP th Ln Trung bình lòng tin Nguồn: Khảo sát giá trị thế giới (WVS) và Penn World Tables (PWT) Nhìn chung, mối tương quan giữa tương quan mạnh hơn giữa vốn xã hội và vốn xã hội và tăng trưởng kinh tế không tăng trưởng kinh tế được thể hiện. Số liệu rõ rệt ở nhóm các nước có giá trị Ln của thống kê cũng cho thấy cư dân ở các nước GDP thực bình quân đầu người năm 2010, thuộc nhóm thu nhập cao có chỉ số lòng tin ở mức giá ngang bằng sức mua 2005 cao hơn cư dân ở các nước nghèo. Hình 2 (PPP) dưới 9.5. Thực vậy, khi tách riêng minh họa cho cho bộ đôi song hành này. các nhóm nước có thu nhập cao, mối
  6. 8 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM - SỐ 3 (36) 2014 Hình 2. Lòng tin và tăng trưởng kinh tế ở các nước thuộc nhóm có thu nhập cao 2010 cPPP ự GDP th Ln Trung bình lòng tin Nguồn: Khảo sát giá trị thế giới (WVS) và Penn World Tables (PWT) Vai trò của vốn xã hội đối với tăng nghiên cứu như Arrow và Solow so sánh trưởng cũng được khẳng định trong nghiên với vốn vật chất (Papaioannou,2013). Thực cứu thực chứng của Palomino, Deltell và vậy, Becker, một trong những nhà nghiên Tortosa-Ausina (2013). Các tác giả đã sử cứu tiên phong về kinh tế học nguồn nhân dụng số liệu thống kê ở khu vực châu Âu, lực đã công nhận tầm quan trọng của quan giai đoạn 1995-2008 để phân tích và kết hệ gia đình trong việc hình thành nên vốn quả cho thấy xác suất lòng tin góp phần con người (Becker, 1993). Theo Ông, sẽ vào tăng trưởng kinh tế là 81% trong khi thật thiếu sót nếu bỏ qua tầm ảnh hưởng quy tắc hành xử dẫn đến sự tăng trưởng của gia đình đối với kiến thức, kỹ năng, kinh tế với xác suất là 84%. các giá trị và thói quen của trẻ em. Theo 4. CÁC KÊNH TÁC ĐỘNG CỦA thời gian, sự ảnh hưởng này sẽ tạo ra VỐN XÃ HỘI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG khác biệt lớn về nguồn nhân lực. Hình 3 minh họa cho mối quan hệ giữa lòng tin, Đi sâu vào phân tích tác động của biến đại diện cho vốn xã hội và số năm vốn xã hội đến tăng trưởng kinh tế, các học trung bình, biến đại diện cho vốn con nhà nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng của người. Mặc dù không thể không hoài nghi vốn xã hội đến sự tăng trưởng và phát triển về mối quan hệ nhân quả giữa vốn xã hội kinh tế thông qua 3 kênh chủ yếu sau đây: và vốn con người nhưng chắc chắn là vốn 4.1. Vốn xã hội tạo ra vốn con người con người sẽ ít nhiều được cải thiện từ việc Từ lâu vốn xã hội đã được các nhà đầu tư vào vốn xã hội.
  7. KINH TẾ 9 Hình 3. Lòng tin và giáo dục c ọ năm đih ố S Trung bình lòng tin Nguồn: Khảo sát giá trị thế giới (WVS) và Barro & Lee (2010) Coleman (1994) cũng thống nhất với Do đó, lòng tin là yếu tố quan trọng, góp quan điểm này khi khẳng định vốn xã hội, phần vào việc giải quyết các vấn đề như: nguồn lực tiềm ẩn trong các mối quan hệ thông tin bất cân xứng, tâm lý ỷ lại, v.v. gia đình và các tổ chức xã hội trong cộng Thực tế cho thấy việc giải quyết hợp đồng đồng, đóng vai trò quan trọng trong việc thông qua tòa án rất tốn kém cả về thời gian tích lũy vốn con người, cụ thể là sự phát lẫn tiền bạc. Vì vậy, các nghiên cứu thực triển về mặt xã hội và cảm nhận của trẻ chứng cho thấy lòng tin là chỉ báo đáng tin em. Dearmon và Grier (2011) đã sử dụng cậy cho sự phát triển thị trường tài chính, bộ dữ liệu của 50 quốc gia trong giai đoạn được đo lường thông qua các biến đại diện từ 1976-2005 để phân tích và kết quả như: quy mô và tính thanh khoản của thị nghiên cứu một lần nữa khẳng định vốn xã trường chứng khoán, sự phát triển của các hội góp phần tạo ra vốn con người. trung gian tài chính, Hình 4 minh họa cho mối tương quan giữa lòng tin và việc 4.2. Vốn xã hội thúc đẩy sự phát tham gia thị trường chứng khoán ở cấp độ triển tài chính quốc gia. Việc tham gia thị trường chứng Tài chính cũng là một kênh khá quan khoán được thể hiện qua % số hộ gia đình trọng mà thông qua đó vốn xã hội tác động đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào thị trường đến tăng trưởng kinh tế. Nói đến tài chính chứng khoán thông qua việc việc nắm giữ là nói đến các hợp đồng không hoàn hảo. tài sản rủi ro (risky assets).
  8. 10 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM - SỐ 3 (36) 2014 Hình 4. Lòng tin và việc tham gia thị trường chứng khoán Thamgia TTCK % Trung bình lòng tin Nguồn: Khảo sát giá trị thế giới (WVS) và Guiso et al (2004) Rõ ràng, vốn xã hội giúp tăng hiệu giữa các cá nhân giúp nâng cao lòng tin, từ quả của khu vực tài chính trong việc chuyển đó hình thành và phát triển các trung gian các khoản tiết kiệm của cá nhân và hộ gia tài chính để đáp ứng nhu cầu giữa bên vay đình thành các khoản đầu tư hiệu quả vào và bên cho vay, hạn chế việc sử dụng tín doanh nghiệp trong khu vực sản xuất hàng dụng vi mô. Như vậy, vốn xã hội góp phần hóa. Việc các cá nhân dành nhiều thời gian vào tăng trưởng kinh tế bằng cách nâng cho các hoạt động phi thị trường như tham cao hiệu quả của khu vực tài chính, chuyển gia vào các câu lạc bộ, hội, nhóm, mạng nguồn vốn thụ động thành các khoản đầu lưới quan hệ sẽ tạo điều kiện cho việc hình tư hiệu quả. thành vốn xã hội vươn ra ngoài, từ đó gia 4.3. Vốn xã hội thúc đẩy sự sáng tạo tăng lòng tin trong cộng đồng. Điều này Một yếu tố đặc biệt quan trọng trong sẽ thúc đẩy sự phát triển các định chế tài mô hình tăng trưởng là sự sáng tạo. Dakhli chính, giúp các trung gian tài chính giải và De Lercq (2004) đã chứng minh tác quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu của động tích cực của vốn xã hội đến sự sáng bên cho vay và bên vay. Kết quả phân tích tạo. Mạng lưới xã hội là cái nôi cho sự sáng bộ số liệu khảo sát hộ gia đình tại 95 tỉnh tạo thông qua việc giúp các cá nhân có cơ thành thuộc nước Ý của Guiso, Sapienza hội chia sẻ thông tin, tiếp cận các nguồn và Zingales (2004) cho thấy ở những vùng lực hữu ích. Vốn xã hội giúp giảm chi phí có vốn xã hội cao thì người dân có khuynh giám sát vì mọi người tin tưởng và hành hướng sử dụng séc, đầu tư vào cổ phiếu xử với nhau theo chuẩn mực (Trần Hữu thay cho việc giữ tiền mặt. Ngoài ra, quy Dũng, 2003). Như vậy, các doanh nghiệp tắc hành xử và mối quan hệ có qua có lại
  9. KINH TẾ 11 sẽ không mất thời gian và tiền bạc nhiều và chi tiêu dành cho hoạt động nghiên cứu vào việc giám sát sự lừa dối hay vi phạm là một đường dốc lên khá đứng. Mối quan trách nhiệm hợp đồng với nhau. Những hệ này cũng được khẳng định qua nghiên nguồn lực này sẽ được dành cho các hoạt cứu thực chứng của Miguelez, Moreno và động hiệu quả hơn, như là hoạt động Artis (2011). Các tác giả đã chứng minh nghiên cứu và phát triển, đẩy mạnh các rằng vốn xã hội, cụ thể là lòng tin và sự phát minh, sáng tạo. Hình 5 là minh chứng hợp tác giữa các cá nhân và giữa cá nhân cho điều này. Mối quan hệ giữa lòng tin với các tổ chức công có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích những sáng tạo trong công nghệ và ứng dụng kiến thức mới. Hình 5. Lòng tin và hoạt động nghiên cứu & phát triển n 2010 (%GDP) ể uvà pháttri ứ Chi cho nghiên c nghiên Chi cho Trung bình lòng tin Nguồn: Khảo sát giá trị sống (WVS) và Chỉ số phát triển thế giới (WDI)
  10. 12 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM - SỐ 3 (36) 2014 Khi tách riêng các nước thuộc nhóm giữa lòng tin và hoạt động nghiên cứu & thu nhập cao, mối tương quan mạnh hơn phát triển được thể hiện ở hình 6. Hình 6. Lòng tin và hoạt động nghiên cứu & phát triển ở các nước thuộc nhóm thu nhập cao. n 2010 (%GDP) ể uvà pháttri ứ Chi cho nghiên c nghiên Chi cho Trung bình lòng tin Nguồn: Khảo sát giá trị sống (WVS) và Chỉ số phát triển thế giới (WDI) Tóm lại, ý tưởng vốn xã hội là yếu Mặc dù vai trò của vốn xã hội đối với tố quan trọng cho phát triển kinh tế không tăng trưởng kinh tế đã tìm được tiếng nói phải là ý tưởng mới. Aristotle và Plato đã chung trong cộng đồng nghiên cứu nhưng nhận ra đây là nền tảng cho một xã hội vẫn tồn tại khả năng vốn xã hội, trong một hiệu quả (Papaioannou, 2013). Tuy nhiên, số điều kiện, gây cản trở sự tăng trưởng mãi đến những thập niên gần đây, các nhà kinh tế (Rubio, 1997). Điều này hoàn toàn kinh tế học mới tập trung sự quan tâm và đúng trong xã hội mà các mạng lưới mối phát triển mô hình lý thuyết về mối quan quan hệ, cấu trúc quyền lực, khung pháp hệ giữa vốn xã hội và tăng trưởng kinh tế. lý và các quy tắc hành xử làm gia tăng tình Nhìn chung, vốn xã hội có thể được xem trạng trục lợi và các hành vi phi đạo đức, như là một yếu tố đầu vào của mô hình làm thui chột khả năng sáng tạo và tiến bộ tăng trưởng. Đây là nền tảng tạo ra vốn vật kỹ thuật. Do đó, Rubio (1997) đã phân biệt chất và vốn con người. Chất lượng vốn xã 2 loại vốn xã hội: a) vốn xã hội tiêu cực gây hội, cụ thể là lòng tin và các quy tắc hành cản trở sự sáng tạo và phát triển và b) vốn xử là động lực cho việc hợp tác, sáng tạo, xã hội tích cực, cung cấp môi trường thuận lan tỏa thông tin, giảm chi phí giao dịch và lợi, kích thích sự tăng trưởng. Ở phương chi phí thực thi. Kết quả là sự mở rộng các diện này, vốn xã hội có quan hệ mật thiết hoạt động kinh tế và nền kinh tế trở nên với thể chế. Thực vậy, nếu môi trường hiệu quả hơn. thể chế thuận lợi cho việc phát triển công
  11. KINH TẾ 13 nghệ, sáng kiến, tăng trưởng năng suất và Thứ hai, giáo dục cần được ưu tiên các hoạt động trao đổi qua lại thì các thành hàng đầu. Trong thời đại thông tin ngày phần kinh tế (tổ chức và cá nhân) sẽ phản nay, xã hội học tập và học tập suốt đời cần ứng bằng cách đầu tư vào vốn xã hội tích được thúc đẩy. Như đã phân tích ở trên, cực. Ngược lại, nếu các thành phần kinh giáo dục và vốn xã hội, cụ thể là lòng tin tế thành công nhờ vào sự trục lợi hay các có mối tương quan chặt chẽ với nhau. hoạt động phi đạo đức, việc đầu tư vào vốn Mặc dù tồn tại câu hỏi lớn về mối quan xã hội tiêu cực sẽ gia tăng nhằm duy trì thể hệ nhân quả giữa vốn xã hội và vốn con chế hiện hành. Nếu xem xét vốn xã hội ở người nhưng rõ ràng giáo dục là cách hữu góc độ này Việt Nam cần phải nỗ lực hơn hiệu nhất giúp nâng cao nhận thức của mỗi nữa trong việc khai thác nguồn lực vốn xã người, thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp, hội vì chất lượng thể chế nói chung của các chuẩn mực, quy tắc hành xử, góp Việt Nam ở mức khá thấp so với thế giới phần nuôi dưỡng vốn xã hội, tạo tiền đề (Nguyễn Văn Phúc, 2013) cho việc nâng cao vốn con người, thúc đẩy 5. KẾT LUẬN tăng trưởng kinh tế. Xét về lý thuyết và thực tiễn các Thứ ba, vốn xã hội vươn ra ngoài nước, vốn xã hội có tác động quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng thông qua đến sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, trong việc phát triển thị trường tài chính. Do đó, chiến lược phát triển kinh tế, các quốc gia việc khuyến khích cá nhân dành nhiều thời cần theo đuổi chính sách nhất quán và có gian tham gia các mạng lưới xã hội, hoạt lộ trình cụ thể nhằm duy trì và phát huy vai động hội, nhóm chính là nền tảng cho việc trò của vốn xã hội. xây dựng và phát triển lòng tin. Muốn vậy, nhà nước cần có cơ chế và chính sách rõ Thứ nhất, vốn xã hội co cụm là tiền ràng, cụ thể và thông thoáng nhằm khuyến đề cho sự phát triển của trẻ em và tích lũy khích sự hình thành, duy trì các câu lạc bộ, vốn con người. Như vậy, nguồn lực trong hiệp hội, đoàn thể, các chương trình hoạt các mối quan hệ phi chính thức, cụ thể động mang tính cộng đồng. là gia đình cần được tập trung khai thác. Chính sách nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ và Thứ tư, để phát huy tầm quan trọng khuyến khích cha mẹ dành nhiều thời gian của vốn xã hội theo chiều dọc trong việc cho con cái cần được kiên trì theo đuổi. gắn kết mạng lưới sáng tạo, các chính sách Ngoài ra, vai trò của các hội, đoàn phải hướng đến hoạt động hợp tác, cạnh tranh thực sự được phát huy. Ví dụ, hội phụ lành mạnh trong nền kinh tế cần được thiết huynh trong các trường học là cầu nối cho kế. Ngoài ra, nhà nước cần tạo hành lang mối quan hệ giữa nhà trường – giáo viên- pháp lý và cơ sở hạ tầng để khuyến khích gia đình, có tầm ảnh hưởng thực sự trong mạng lưới sáng tạo thông qua chính sách việc quản lý hoạt động giáo dục và đào tạo ưu đãi thuế cho hoạt động nghiên cứu và học sinh của nhà trường. phát triển, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, khu công nghệ cao.
  12. 14 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM - SỐ 3 (36) 2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Ngân hàng thế giới, 2010. Các chỉ số phát triển thế giới, truy cập tại website www.worldbank.org 2. Nguyễn Văn Phúc, 2013. Thể chế và tăng trưởng kinh tế: Lý thuyết và thực tiễn. Tạp Chí Kinh tế và Phát triển, (191): 23-29 3. Trần Hữu Dũng 2003. Vốn xã hội và kinh tế. Thời đại số 8, 82-102 4. Trần Hữu Quang 2006. Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội. Tạp chí khoa học xã hội, số 07 (95), 74-81. Tiếng Anh: 5. Barro, R. and Lee, J.W., 2010. A new data set of educational attainment. NBER Working Papers 15902, National Bureau of Economic Research, Inc. 6. Becker, G.S., 1993. Human capital: a theoretical and empirical analysis with special reference to education. 3rd edition. The University of Chicago Press, Chicago and London. 7. Coleman, J.S., 1994. Social capital, human capital and investment in youth. In Petersen, A.C., & Mortimer, J.T. (Eds.), Youth unemployment and society,34-50. New York: Cambridge University Press. 8. Coleman, J.S., 1990. Foundations of social theory. Cambridge/London: Belknap Press of Harvard University Press. 9. Coleman, J.,1988. Social capital and the creation of human capital. American Journal of Sociology, 94: 94-120. 10. Dakhli, M. and Clercq, D.D, 2004. Human Capital, Social Capital and Innovation. A Multi Country Study. Entrepreneurship and Regional Development. 16 (2) 11. Dasgupta, P., 2005. Economics of social capital. Economic Record, 81. 12. Dearmon, J. and Grier, K.,2011. Trust and the accumulation of physical and human capital. European Journal of Political Economy, 27:507-519. 13. Fukuyama, Francis,1995. Social Capital and the Global Economy. Foreign Affairs 1995;74(5):89–103. 14. Grootaert, C. and van Bastelaer, T., 2002. Introduction and overview. In C. Grootaert, van Bastelaer, T. (Eds.), The role of social capital in development, 1-18.Cambridge, UK. Cambridge University Press. 15. Guiso, L., Sapienza P., Zingales, L., 2004. The role of social capital in financial development. The American Economic Review, 94(3):526-556. 16. Hjerppe, R., 2003. Social Capital and Economic Growth Revisited. VATT Discussion Papers, Government Institute for Economic Research, Helsinki. 17. Miguélez, E., Moreno, R., and Artis, M., 2011. Does social capital reinforce technological inputs in the creation of knowledge? Evidence from the Spanish regions. Regional Studies, 45 (8):1019-1038. 18. North, Douglas C., 1990. Institutions, institutional change and economic performance. Cambridge University Press. 19. Papaioannou E., 2013. Trust(ing) in Europe? How increased social capital can
  13. KINH TẾ 15 contribute to economic development. Centre for European Studies, Brussels. 20. Palomino, J., P., Deltell, A., F. and Ausina, E., T., 2013. Does social capital matter for European regional growth? Working Papers 2013/02. Universitat Jaume. 21. Putnam, R., 2000. Bowling alone: The collapse and revival of American community. New York: Simon & Schuster. 22. Rubio, M., 1997. Perverse social capital- some evidence from Colombia. Journal of Economics Issues, 31 (3). 23. Khảo sát giá trị sống 1981-2008, truy cập tại website www.worldvaluessurvey.org