Trí tuệ tài chính - Phần 2

pdf 107 trang Đức Chiến 05/01/2024 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trí tuệ tài chính - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftri_tue_tai_chinh_phan_2.pdf

Nội dung text: Trí tuệ tài chính - Phần 2

  1. PHẦN IV TIỀN MẶT LÀ NHẤT
  2. 14. TIỀN MẶT LÀ MỘT PHÉP KIỂM TRA THỰC TẾ “Các doanh nghiệp phải thắng phanh gấp vì đủ mọi lý do, song có một điều cuối cùng sẽ giết chết họ: hết tiền mặt,” Ram Charan và Jerry Useem đã viết những dòng này trên tạp chí Fortune số ra tháng Năm năm 2002, thời điểm mà nhiều doanh nghiệp buộc phải thắng phanh gấp. Hầu hết các nhà quản lý quá bận rộn với những lo lắng về các thước đo trong báo cáo kết quả kinh doanh như EBITDA đến nỗi không để tâm nhiều đến tiền mặt. Ban giám đốc và các chuyên gia phân tích bên ngoài đôi khi cũng quá tập trung vào báo cáo kết quả kinh doanh hoặc bảng cân đối kế toán. Dù vậy, họ cũng để ý thấy, có một nhà đầu tư theo dõi tiền mặt rất sát sao: Đó là Warren Buffet. Lý do? “Ông ta biết tiền mặt là chuyện khó né!” Warren Buffet có lẽ là nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại. Công ty của ông, Berkshire Hathaway, đã đầu tư vào rất nhiều doanh nghiệp, và thu được những kết quả đáng kinh ngạc. Từ tháng Một năm 1994 đến tháng Một năm 2004, cổ phiếu hạng A của Berkshire Hathaway đã đạt tổng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm rất đỗi tuyệt vời là 17,9%; hay nói cách khác, cổ phiếu này đã tăng khoảng 18% mỗi năm trong suốt 10 năm. Làm sao Buffet lập được kỳ tích này? Nhiều người đã viết sách, cố gắng lý giải triết lý đầu tư và phương pháp phân tích của Warren Buffet. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, tất cả đều rút về ba quy tắc đơn giản. Thứ nhất, ông đánh giá một doanh nghiệp dựa trên triển vọng dài hạn, chứ không phải ngắn hạn. Thứ hai, ông luôn tìm mua những doanh nghiệp mà ông hiểu rõ. (Điều này giúp ông tránh được làn sóng đầu tư vào các công ty dot-com). Và thứ ba, khi kiểm tra các báo cáo tài chính, ông chú trọng hơn cả vào thước đo dòng tiền mà ông gọi là thu nhập chủ sở hữu. Warren Buffet đã đưa trí tuệ tài chính lên một cấp độ hoàn toàn mới, và giá trị thuần mà ông thu được đã phản ánh điều đó. Thú vị làm sao khi [với ông] tiền mặt là nhất. Thu nhập chủ sở hữu Thu nhập chủ sở hữu (owner earning, hay còn gọi là dòng tiền tự do – free cash flow) là thước đo khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Theo chúng tôi, đó là khoản tiền mà chủ sở hữu có thể rút ra khỏi doanh nghiệp và tiêu xài, chẳng hạn như, ở cửa hàng thực phẩm, cho nhu cầu riêng. Thu nhập chủ sở hữu là một thước đo quan trọng vì nó cho phép doanh nghiệp tiếp tục chi tiêu cho các hoạt động đầu tư
  3. cơ bản (chi phí đầu tư cơ bản), những khoản chi cần thiết để duy trì sức khỏe của doanh nghiệp. Lợi nhuận và thậm chí cả các thước đo dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh không làm được điều này. Nội dung chi tiết hơn về thu nhập chủ sở hữu sẽ được trình bày trong hộp công cụ ở cuối phần này. TẠI SAO TIỀN MẶT LẠI LÀ NHẤT Chúng ta hãy cùng xem xét yếu tố thứ ba trong các báo cáo tài chính − tiền mặt − một cách chi tiết hơn. Tại sao dòng tiền lại được xác định như thước đo chủ chốt để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh? Tại sao không chỉ là lợi nhuận thôi, như thường thấy trong báo cáo kết quả kinh doanh? Tại sao không chỉ là tài sản của doanh nghiệp, hay vốn chủ sở hữu, như thường thấy trong bảng cân đối kế toán? Theo chúng tôi, Warren Buffet biết báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán, tuy hữu dụng, song lại tiềm ẩn đủ mọi loại định kiến, kết quả của tất cả những giả định và ước tính được lồng trong chúng. Tiền mặt thì khác. Hãy nhìn báo cáo lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp, và bạn sẽ thấy mình đang gián tiếp săm soi tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp đó. Sau biến cố nổ bong bóng dot-com và sau khi những hành vi gian lận tài chính hồi cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000 bị lột trần, dòng tiền một lần nữa lại trở thành con cưng của Phố Wall. Nó trở thành thước đo nổi bật mà các chuyên gia phân tích sử dụng để đánh giá doanh nghiệp. Trong khi từ trước đó rất lâu, Warren Buffet đã luôn chú ý đến tiền mặt vì ông biết nó là con số ít chịu tác động của nghệ thuật tài chính nhất. Vậy tại sao các nhà quản lý không chú ý đến tiền mặt? Lý do thì đủ kiểu. Trước đây thì do không ai yêu cầu họ (dù vậy, hiện nay điều này đang bắt đầu thay đổi). Bản thân một số nhà điều hành cấp cao không quan tâm đến tiền mặt – hay ít nhất là họ chẳng bận tâm cho đến khi mọi sự trở nên quá muộn – vì vậy, những người báo cáo trực tiếp cho họ cũng chẳng bận tâm nhiều đến nó. Các chuyên gia phòng tài chính thường tin rằng, tiền mặt là mối quan tâm của riêng mình và chẳng ai khác nữa. Nhưng thường thì lý do đơn giản là sự thiếu hiểu biết về tài chính. Các nhà quản lý không hiểu những nguyên tắc tắc kế toán dùng để xác định lợi nhuận, vì vậy họ giả định rằng lợi nhuận cũng từa tựa như dòng tiền mặt đi vào. Một số không nghĩ rằng, hành động của mình sẽ tác động đến tình trạng tiền mặt của doanh nghiệp; số khác có thể tin, nhưng lại không hiểu vì sao mọi sự lại như thế. Ngoài ra, cũng còn một lý do khác nữa là ngôn ngữ trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ khá bí hiểm. Trong bài viết của mình, Charan và Useem đã
  4. chủ trương sử dụng một loại thuốc giải đơn giản cho các gian lận tài chính: “báo cáo lưu chuyển tiền tệ chi tiết, dễ đọc” phải được gửi cho ban giám đốc, nhân viên và các nhà đầu tư. Đáng tiếc là, theo những gì chúng tôi được biết, không ai ngó ngàng đến gợi ý này. Vậy là chúng ta bị bỏ lại với những báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường thấy. Hầu hết các báo cáo này, dù chi tiết, nhưng lại rất khó đọc đối với một người không làm về tài chính, chứ đừng nói đến hiểu. Nhưng hãy nói về khoản đầu tư thành công: nếu bạn chịu bỏ thời gian để tìm hiểu tiền mặt, bạn có thể vượt qua màn sương mù dày đặc và những chiếc gương phản chiếu mà các nghệ sĩ tài chính của doanh nghiệp tạo ra. Bạn có thể nhìn thấy doanh nghiệp đang biến lợi nhuận thành tiền mặt hiệu quả như thế nào. Bạn có thể phát hiện các dấu hiệu cảnh báo rắc rối từ sớm, và bạn sẽ biết cách quản lý để dòng tiền luôn khỏe mạnh. Tiền mặt chính là một phép kiểm tra thực tế. Một trong hai chúng tôi, Joe, đã nhận thức được tầm quan trọng của tiền mặt khi giữ vị trí chuyên gia phân tích tài chính cho một công ty nhỏ hồi mới đi làm. Công ty của Joe khi đó đang phải chống cự với khó khăn, và ai cũng biết điều này. Một ngày nọ cả Giám đốc tài chính và kế toán trưởng đều đi chơi golf, và không có cách nào liên lạc được với họ. (Thời đó chưa có điện thoại di động, chi tiết này cho thấy Joe lão làng đến độ nào). Ngân hàng gọi điện đến văn phòng và nói chuyện với Tổng Giám đốc Điều hành. Hiển nhiên là ngài Tổng Giám đốc chẳng thích thú gì với câu chuyện từ phía ngân hàng, và thấy rằng tốt hơn là ngân hàng nên nói chuyện với ai đó làm tài chính hoặc kế toán. Và thế là ông ta chuyển cuộc gọi cho Joe. Qua phía ngân hàng, Joe mới biết dư nợ của công ty đã vượt hạn mức tín dụng (credit line) được phép. “Vì ngày mai là ngày trả lương, nên chúng tôi rất muốn biết bên anh định lên kế hoạch chi trả bảng lương như thế nào,” bên ngân hàng nói. Suy nghĩ rất nhanh (như mọi khi), Joe đáp: “Chà, tôi có thể gọi lại cho anh sau được không?”. Sau đó, anh tìm hiểu và phát hiện ra rằng một khách hàng quan trọng đang nợ công ty một khoản lớn, và chi phiếu thật ra mới chỉ được gửi qua thư điện tử. Anh thông báo cho phía ngân hàng thông tin này, và ngân hàng đồng ý trả lương, với điều kiện Joe phải mang séc thanh toán của khách hàng đó đến ngân hàng ngay khi nhận được. Tấm séc được gửi đến đúng trong ngày hôm đó, nhưng lại là sau khi ngân hàng đóng cửa. Vì vậy, việc đầu tiên trong buổi sáng hôm Joe làm là lái xe đến ngân hàng, với tấm séc trên tay. Anh đến trước khi ngân hàng mở cửa vài phút và nhận ra có một hàng dài đã đứng đợi ở đó. Thực ra là anh nhìn thấy nhiều nhân viên khác của công ty mình, với phiếu lương trên tay. Một
  5. trong số họ xáp lại gần anh và nói “Vậy là anh cũng phát hiện ra chuyện này à?” Phát hiện ra chuyện gì, Joe hỏi. Anh bạn đồng nghiệp nhìn anh với vẻ thương hại cho kẻ đồng cảnh. “Thì chuyện đó. Chúng ta thường mang phiếu lương tới ngân hàng vào ngày thứ sáu. Như thế thì chúng ta mới biết chắc phiếu lương không bị trả lại – và nếu ngân hàng không trả tiền mặt, thì thời gian còn lại trong ngày chúng ta có thể đi kiếm việc khác.” Đó là ngày mà trí tuệ tài chính của Joe đã tiến một bước lớn. Anh nhận thức được điều mà Warren Buffet đã hiểu rõ từ lâu: chính tiền mặt là huyết mạch của doanh nghiệp, và dòng tiền là thước đo trọng yếu cho sức khỏe tài chính. Chúng ta cần con người để hoạt động kinh doanh – bất kể hoạt động kinh doanh đó là gì. Chúng ta cần địa điểm kinh doanh, điện thoại, điện, máy tính, các đồ dùng văn phòng, v.v Và chúng ta không thể dùng lợi nhuận để trả cho tất cả những thứ đó bởi lợi nhuận không phải là tiền thật. Tiền mặt thì có.
  6. 15. LỢI NHUẬN ≠ TIỀN MẶT (Và ta cần cả hai) Tại sao lợi nhuận không phải là dòng tiền đi vào? Có một số lý do khá rõ ràng: tiền mặt có thể đến từ khoản nợ, từ các nhà đầu tư, và tiền mặt không hề lộ mặt trên báo cáo kết quả kinh doanh. Song ngay cả dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, mà chúng tôi sẽ giải thích chi tiết ở phần sau, trong chương 16, cũng không hề giống lợi nhuận thuần. Căn nguyên bởi ba lý do cơ bản sau: Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm diễn ra giao dịch bán hàng. Một trong những lý do là thực tế cơ bản mà chúng tôi đã giải thích trong cuộc thảo luận của chúng ta về báo cáo kết quả kinh doanh. Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp giao sản phẩm hoặc dịch vụ. Công ty in ấn Ace giao số ấn phẩm quảng cáo trị giá 1.000 đô-la cho khách hàng; công ty ghi nhận doanh thu 1.000 đô-la, và trên lý thuyết, công ty có thể ghi nhận lợi nhuận sau khi trừ giá vốn và chi phí hoạt động khỏi doanh thu. Tuy nhiên, lúc đó vẫn chưa có khoản tiền mặt nào được trao tay, vì khách hàng của Ace có ít nhất 30 ngày để thanh toán. Vì lợi nhuận bắt đầu với doanh thu, nên nó luôn phản ánh lời hứa thanh toán của khách hàng. Ngược lại với điều này, dòng tiền luôn phản ánh các giao dịch tiền mặt. Chi phí phù hợp với doanh thu. Mục đích của bản báo cáo kết quả kinh doanh là tính tổng giá vốn và chi phí hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy ở Phần II, những chi tiêu này có thể không phải là các khoản chi được thực trả trong giai đoạn đó. Một số có thể đã được thanh toán từ trước (như công ty khởi nghiệp mà chúng tôi đề cập đã phải thanh toán trước tiền thuê mặt bằng của cả một năm). Hầu hết sẽ được thanh toán sau đó, khi hóa đơn của bên bán đến hạn. Vì vậy, khoản mục chi trên báo cáo kết quả kinh doanh không phản ánh được dòng tiền đi ra. Trong khi đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ luôn đo lường dòng tiền vào ra khỏi cửa trong một giai đoạn cụ thể. Chi phí đầu tư cơ bản không làm giảm lợi nhuận. Bạn nhớ hộp công cụ ở cuối Phần III chứ? Chi phí đầu tư cơ bản sẽ không xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh tại thời điểm diễn ra; chỉ có phần khấu hao là được tính trừ vào doanh thu. Vì vậy, doanh nghiệp có thể mua xe tải, máy móc, hệ thống máy tính v.v , và chi phí sẽ chỉ xuất hiện dần dà trên báo cáo kết quả kinh doanh, theo tuổi đời sử dụng của từng khoản mục. Tiền mặt, hẳn nhiên, lại là
  7. một câu chuyện khác: tất cả các khoản mục này đã được thanh toán từ lâu, trước khi chúng được khấu hao toàn bộ, và khoản tiền mặt thanh toán cho chúng sẽ được phản ánh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Có thể bạn đang nghĩ rằng, về dài hạn tiền mặt sẽ đi theo dấu lợi nhuận thuần. Các khoản phải thu sẽ được thu về, vì vậy doanh thu sẽ biến thành tiền mặt. Các khoản phải trả sẽ được thanh toán, vì vậy chi phí sẽ ít nhiều đi ra không lúc này, thì lúc khác. Và chi phí đầu tư cơ bản sẽ được tính khấu hao, sao cho theo thời gian, khoản khấu hao trừ khỏi doanh thu sẽ ít nhiều cân bằng với số tiền mặt được được bỏ ra để mua tài sản mới. Ở một mức độ nào đó, toàn bộ những điều kể trên đều đúng, ít nhất là đối với những doanh nghiệp hưng trưởng, được quản lý tốt. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng thời gian đó thôi, chênh lệch giữa lợi nhuận và tiền mặt có thể tạo ra đủ mọi nguy cơ. CÓ LỢI NHUẬN MÀ KHÔNG TIỀN MẶT Chúng tôi sẽ minh họa cho nội dung này bằng cách so sánh hai công ty giản đơn, có tình trạng lợi nhuận và tiền mặt khác hẳn nhau. Sweet Dreams Bakery là một tiệm bánh quy − bánh ngọt mới mở, tiệm làm và cung ứng các loại bánh đặc sản cho các cửa hàng tạp hóa. Chủ cửa hàng hoàn thành đơn hàng nhờ công thức làm bánh độc đáo, gia truyền của mình, và cô đã sẵn sàng khai trương cửa tiệm vào ngày 1 tháng Một. Chúng tôi giả định, cô có 10.000 đô-la tiền mặt ở ngân hàng, và chúng tôi cũng giả định rằng trong ba tháng đầu tiên, cô lần lượt có doanh thu là 20.000 đô-la, 30.000 đô-la và 45.000 đô-la. Giá vốn hàng bán chiếm 60% doanh thu, và chi phí hoạt động hàng tháng là 10.000 đô-la. Chỉ liếc qua các con số này, bạn có thể thấy cô sẽ nhanh chóng có lợi nhuận. Trên thực tế, báo cáo kết quả kinh doanh giản lược cho ba tháng đầu tiên sẽ có dạng như sau: Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Doanh thu 20.000 30.000 45.000 COGS 12.000 18.000 27.000 Lợi nhuận gộp 8.000 12.000 18.000 Chi tiêu 10.000 10.000 10.000
  8. Lợi nhuận thuần (2.000) (2.000) (8.000) Tuy nhiên, một báo cáo lưu chuyển tiền tệ giản lược sẽ cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác. Sweet Dreams Bakery giao kèo với các nhà cung cấp là sẽ thanh toán cho nguyên liệu và những hàng hóa khác trong vòng 30 ngày. Thế còn những cửa hàng tạp hóa bán sản phẩm thì sao? Họ không chắc chắn, và sẽ cần 60 ngày để thanh toán hóa đơn. Vì vậy, dưới đây là những gì xảy ra với tình hình tiền mặt của Sweet Dreams: Trong tháng Một, Sweet Dreams không thu được gì từ khách hàng. Cuối tháng, tất cả những gì mà tiệm có là 20.000 đô-la trong khoản phải thu từ doanh thu bán hàng. May mắn là tiệm không phải thanh toán một đồng nào cho những nguyên liệu đã sử dụng, bởi nhà cung cấp kỳ vọng sẽ được thanh toán trong 30 ngày. (Chúng tôi giả định rằng, toàn bộ COGS là tiền mua nguyên liệu, vì bản thân chủ tiệm là người thực hiện tất cả các công đoạn làm bánh). Nhưng tiệm sẽ phải thanh toán cho các khoản chi khác – tiền thuê nhà xưởng, thiết bị, v.v Vì vậy, toàn bộ số tiền mặt 10.000 đô-la ban đầu sẽ phải ra khỏi cửa để trang trải cho chi phí hoạt động, và Sweet Dreams không còn tiền mặt trong ngân hàng. Tháng Hai, Sweet Dreams vẫn chưa thu được một khoản nào. (Hãy nhớ rằng, khách hàng sẽ thanh toán cho tiệm trong vòng 60 ngày). Cuối tháng, tiệm sẽ có 50.000 đô-la trong khoản phải thu – 20.000 đô-la của tháng Một cộng với 30.000 đô-la của tháng Hai – nhưng tiệm vẫn không có tiền mặt. Trong khi đó, lúc này Sweet Dreams phải thanh toán cho số nguyên liệu và các hàng hóa đã mua trong tháng Một (12.000 đô-la), và chi phí hoạt động cho một tháng nữa (10.000 đô-la). Vậy là hiện tại, tiệm đang hụt 22.000 đô-la. Chủ tiệm có thể xoay chuyển tình thế này không? Chắc chắn sang tháng Ba, lợi nhuận đang tăng lên kia sẽ cải thiện bức tranh tiền mặt! Than ôi, không. Sang tháng Ba, cuối cùng Sweet Dreams cũng thu về được doanh thu của tháng Một, vì vậy tiệm có 20.000 đô-la tiền mặt vào cửa, như vậy tiệm chỉ còn thiếu 2.000 đô-la so với tình hình tiền mặt cuối tháng Hai. Nhưng lúc này, tiệm phải trả 18.000 đô-la cho COGS tháng Hai cộng thêm 10.000 đô-la chi phí hoạt động của tháng Ba. Do đó, cuối tháng Ba, tiệm thâm hụt 30.000 đô-la – tình hình còn tệ hơn cả cuối tháng Hai. Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy? Câu trả lời là Sweet Dreams đang phình ra. Doanh thu của tiệm tăng lên mỗi tháng, điều này đồng nghĩa với việc mỗi tháng tiệm sẽ phải thanh toán nhiều hơn cho nguyên liệu. Và rồi
  9. cuối cùng, chi phí hoạt động cũng sẽ tăng, khi chủ tiệm tuyển thêm người làm. Một vấn đề khác nữa là cách biệt giữa thực tế rằng Sweet Dreams phải thanh toán cho các nhà cung cấp trong vòng 30 ngày, trong khi tiệm phải đợi 60 ngày mới nhận được biên lai từ khách hàng. Trên thực tế, tiệm sẽ phải đương đầu với tình trạng tiền mặt trong 30 ngày – và chỉ cần doanh thu còn tăng thì tiệm sẽ không bao giờ có thể bắt kịp khoảng cách biệt này trừ khi tìm được nguồn tiền mặt bổ sung. Dù ví dụ về Sweet Dreams là hư cấu và đã được giản lược hết mức, song đây chính xác là những gì sẽ đẩy các doanh nghiệp có tiềm năng lợi nhuận đi đến chỗ phá sản. Và đây cũng là một trong những lý do giải thích cho việc tại sao nhiều doanh nghiệp nhỏ bại trận ngay từ năm đầu hoạt động. Lý do đơn giản là vì họ cạn tiền mặt. CÓ TIỀN MẶT MÀ KHÔNG LỢI NHUẬN Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem một dạng cách biệt lợi nhuận/tiền mặt khác. Cửa hàng Fine Cigar cũng là một doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Cửa hàng bán những loại xì gà đắt đỏ, và nằm ở một khu mà doanh nhân và những vị khách du lịch lắm tiền thường qua lại trong thành phố. Doanh thu của cửa hàng trong ba tháng đầu lần lượt là 50.000 đô-la, 75.000 đô-la và 95.000 đô-la – thêm một lần nữa chúng ta nhìn thấy xu hướng tăng trưởng tốt. Giá vốn hàng bán của cửa hàng chiếm 70% doanh thu và chi phí hoạt động hàng tháng là 30.000 đô-la (chi phí thuê mặt bằng quá đắt đỏ!). Để tiện cho việc so sánh, chúng ta hãy giả định cửa hàng này cũng bắt đầu kỳ hoạt động với 10.000 đô-la trong ngân hàng. Báo cáo kết quả kinh doanh của Fine Cigar trong ba tháng sẽ có dạng như sau: Tháng Một Tháng Hai Tháng Ba Doanh thu 50.000 75.000 95.000 COGS 35.000 52.500 66.500 Lợi nhuận gộp 15.000 22.500 28.500 Chi tiêu 30.000 30.000 30.000 Lợi nhuận thuần 15.000 7.500 1.500
  10. Mặc dù đang trong tình trạng tháng nào cũng lỗ, song cửa hàng vẫn chưa ngoặt hoàn toàn ra khỏi khả năng sinh lời. Vậy lúc này, bức tranh tiền mặt của cửa hàng trông sẽ ra sao? Hẳn nhiên, vì là một nhà bán lẻ nên cửa hàng có thể thu tiền mặt ngay sau mỗi giao dịch bán hàng. Và chúng ta sẽ giả định rằng Fine Cigar có thể đàm phán được những điều khoản có lợi với các nhà cung cấp, thanh toán cho họ trong vòng 60 ngày. Tháng Một, cửa hàng khởi sự với 10.000 đô-la và có thêm 50.000 đô-la doanh thu tiền mặt. Cửa hàng chưa phải trả bất kỳ khoản giá vốn hàng bán nào, vì vậy khoản tiền mặt đi ra duy nhất là khoản 30.000 đô-la chi phí hoạt động. Số dư tài khoản cuối tháng: 30.000 đô-la. Tháng Hai, cửa hàng có thêm 75.000 đô-la doanh thu tiền mặt, và vẫn chưa phải trả bất kỳ khoản giá vốn hàng bán nào. Vì vậy, số tiền mặt thực có trong tháng của cửa hàng sau khi trừ đi 30.000 đô-la chi phí hoạt động là 45.000 đô-la. Số dư tiền mặt của tháng này là 75.000 đô- la! Tháng Ba, cửa hàng có thêm 95.000 đô-la doanh thu tiền mặt, và phải thanh toán tiền hàng đã mua trong tháng Một (35.000 đô-la) và chi phí hoạt động của tháng Ba (30.000 đô-la). Số tiền mặt đi vào thực tế của tháng này là 30.000 đô-la và số dư lúc này là 105.000 đô-la. Chính vì điều này, các doanh nghiệp tiền mặt – như các nhà bán lẻ, nhà hàng, v.v − có thể có một bức tranh tình hình hoạt động trông khả quan. Trong trường hợp này, số dư tài khoản của Fine Cigar tăng lên mỗi tháng dù cửa hàng không sinh lời. Tình trạng này sẽ không gây vấn đề gì trong một thời gian, và sẽ tiếp tục ổn miễn là cửa hàng kiểm soát được chi phí để có thể bắt đầu có lợi nhuận. Tuy nhiên, người chủ cửa hàng phải hết sức cẩn trọng: Nếu bị ru ngủ với ý nghĩ rằng mình đang làm ăn tốt và có thể tăng chi phí hoạt động, anh ta có khả năng sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng không lợi nhuận. Nếu không thể thu về lợi nhuận, cuối cùng sẽ đến lúc anh ta cạn kiệt tiền mặt. Trong đời thực cũng có những doanh nghiệp như Fine Cigar. Mọi doanh nghiệp tiền mặt, từ những cửa hàng nhỏ trên Phố Lớn đến những gã khổng lồ như Amazon.com và Dell, đều được hưởng sự xa xỉ là cầm tiền của khách hàng trước khi phải thanh toán giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động. Doanh nghiệp hưởng lợi từ “phao nổi” này – và nếu hoạt động kinh doanh phát triển, chiếc phao đó càng phình to. Nhưng cuối cùng doanh nghiệp vẫn phải đạt được khả năng sinh lời theo các tiêu chuẩn của báo cáo kết quả kinh doanh; về lâu dài, tiền mặt không phải là tấm khiên bảo vệ khỏi nguy cơ không lợi nhuận. Trong ví dụ về cửa hàng xì gà, phần thua lỗ trên sổ sách
  11. cuối cùng sẽ dẫn tới dòng tiền mặt âm; tương tự như việc lợi nhuận mang lại tiền mặt, thua lỗ cuối cùng sẽ làm tiêu tán tiền mặt. Ở đây, điều mà chúng ta đang cố gắng hiểu chính là việc điều chỉnh thời gian của dòng lưu chuyển tiền tệ. Hiểu sự khác biệt giữa lợi nhuận và tiền mặt là chìa khóa để tăng cường trí tuệ tài chính. Đó là khái niệm nền tảng, khái niệm mà nhiều nhà quản lý không có cơ hội để tìm hiểu. Và nó mở ra một cánh cửa cơ hội hoàn toàn mới để đặt câu hỏi và ra những quyết định khôn ngoan. Ví dụ: Tìm đúng chuyên môn phù hợp. Hai tình huống mà chúng tôi mô tả trong chương này đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Nếu một doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng lại không có tiền mặt, thì doanh nghiệp đó cần chuyên gia tài chính – một ai đó có khả năng tăng thêm nguồn tài chính bổ sung. Nếu một doanh nghiệp có tiền mặt nhưng không có lợi nhuận, doanh nghiệp đó cần chuyên môn hoạt động, nghĩa là ai đó có khả năng kiểm soát chi phí hoặc tạo thêm doanh thu mà không làm tăng chi phí. Vì vậy, các báo cáo tài chính không chỉ cho bạn biết điều gì đang diễn ra trong doanh nghiệp, chúng còn có thể cho bạn biết bạn cần loại chuyên môn nào. Đưa ra quyết định đúng đắn về thời gian. Những quyết định đầy đủ thông tin về thời điểm nên hành động có thể tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hãy lấy Setpoint làm ví dụ. Ngoài việc tổ chức các khóa đào tạo “xóa mù kinh doanh” cho các đối tượng ở bên ngoài, Joe còn là CFO của Setpoint, một công ty lắp ráp thiết bị đường sắt và hệ thống tự động hóa cho các nhà máy. Các nhà quản lý trong công ty anh biết rằng quý đầu tiên của năm, khi đơn đặt hàng hệ thống tự động hóa về nhiều, là thời gian có lợi nhuận cao nhất. Nhưng tiền mặt luôn eo hẹp, vì Setpoint phải trả tiền mua các cấu kiện và thanh toán cho nhà thầu. Quý tiếp theo, dòng tiền mặt của Setpoint thường được cải thiện vì các khoản phải trả từ quý trước đó được thu về, nhưng lợi nhuận lại giảm. Các nhà quản lý của Setpoint nhận ra rằng sẽ có lợi hơn nếu mua thiết bị thuộc hạng mục đầu tư cơ bản vào quý II thay vì quý I, dù lợi nhuận ở quý II thấp hơn, chỉ vì khi đó công ty sẽ có nhiều tiền mặt sẵn dùng hơn để thanh toán. Bài học cơ bản ở đây là các doanh nghiệp cần cả lợi nhuận và tiền mặt. Chúng khác nhau, và một doanh nghiệp khỏe mạnh thì cần cả hai.
  12. 16. NGÔN NGỮ CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Chúng ta thường tưởng rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ dễ đọc. Vì tiền mặt là khoản tiền có thực, nên không có những giả định và ước tính lồng trong các con số. Dòng lưu chuyển tiền vào là số dương, dòng lưu chuyển tiền ra là số âm, và dòng lưu chuyển thuần thì đơn giản là tổng của hai số đó. Tuy vậy, thực tế là chúng ta sẽ thấy rằng gần như tất cả những nhà quản lý không có kiến thức tài chính sẽ phải mất một thời gian mới hiểu được báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một lý do là vì báo cáo này luôn được chia thành nhiều hạng mục, và nhãn tên trong các hạng mục có thể khó hiểu. Lý do thứ hai là vì những con số âm dương không phải lúc nào cũng rõ ràng. (Trong một mục điển hình có thể xuất hiện dòng “(tăng)/giảm khoản phải thu” sau một con số âm hoặc con số dương. Như vậy, đó là tăng hay giảm?) Lý do cuối cùng là ta rất khó thấy được mối quan hệ giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ và hai báo cáo tài chính kia. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề cuối cùng. Nào, hãy cùng ngồi xuống với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và học vốn từ vựng căn bản. CÁC DÒNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền lưu chuyển vào hoạt động kinh doanh, còn gọi là dòng tiền vào, và dòng tiền lưu chuyển ra khỏi hoạt động kinh doanh, còn gọi là dòng tiền ra. Những dòng lưu chuyển tiền này được phân nhóm thành ba hạng mục chính như sau. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Đôi lúc bạn sẽ thấy có những biến thể khác của nhãn tên này, như “lưu chuyển tiền được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh”. Bất kể cụ thể trong đó có những gì, thì đây chỉ đơn thuần là cách nói của kế toán viên: nhiều kế toán viên không thể nói “hoạt động,” họ phải nói “hoạt động kinh doanh”. Tuy nhiên, bất kể ngôn ngữ chính xác phải sử dụng là gì, thì hạng mục này cũng bao gồm tất cả những dòng lưu chuyển tiền, cả vào và ra, liên quan đến hoạt động thật sự của doanh nghiệp. Nó bao gồm tiền mặt mà khách hàng gửi đến khi họ thanh toán hóa đơn, tiền mặt mà doanh nghiệp bỏ ra khi chi trả lương, thanh toán cho nhà cung cấp và chủ bất động sản, cùng với tất cả các nguồn tiền mặt khác để cánh cửa doanh nghiệp luôn mở và doanh nghiệp luôn hoạt động. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
  13. Lưu ý rằng hoạt động đầu tư ở đây chỉ những khoản đầu tư do doanh nghiệp, chứ không phải chủ doanh nghiệp, thực hiện. Nhóm lớn nhất trong hạng mục này là lưu chuyển tiền cho hoạt động đầu tư vốn – tức, mua tài sản. Nếu doanh nghiệp mua một chiếc xe tải hoặc một thiết bị, tiền mặt chi ra sẽ được thể hiện trên phần này của báo cáo. Ngược lại, tiền mặt nhận được cũng được thể hiện ở đây nếu doanh nghiệp bán một chiếc xe tải hoặc một thiết bị (hay bất kỳ tài sản nào khác). Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Tài chính ở đây một mặt chỉ việc vay mượn và thanh toán các khoản nợ, mặt khác chỉ giao dịch giữa doanh nghiệp và các cổ đông. Vì vậy, nếu doanh nghiệp vay được một khoản tiền, số tiền vay được đó sẽ được thể hiện trong hạng mục này. Nếu doanh nghiệp được cổ đông đầu tư vốn, khoản đầu tư đó cũng được thể hiện ở đây. Hạng mục này cũng thể hiện các khoản chi tiêu tiền mặt nếu doanh nghiệp thanh toán nợ gốc vay, mua lại cổ phiếu, hoặc trả cổ tức cho cổ đông. Chúng ta có thể thấy ngay rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ có nhiều thông tin hữu ích. Hạng mục đầu tiên cho biết dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, hạng mục mà xét trên nhiều phương diện là con số quan trọng nhất cho biết tình trạng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh luôn khỏe mạnh rất có thể có tiềm năng sinh lợi nhuận, và nó cũng có thể làm tốt việc biến lợi nhuận thành tiền mặt. Ngoài ra, một dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh khỏe mạnh còn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể rót thêm vốn để tăng trưởng hơn nữa, mà không cần phải vay mượn hay bán cổ phiếu. Hạng mục thứ hai cho biết doanh nghiệp dành ra bao nhiêu để đầu tư cho tương lai. Nếu con số thấp, tương ứng với quy mô của doanh nghiệp, có thể doanh nghiệp không hề đầu tư; ban quản lý có thể đang coi hoạt động kinh doanh là “con bò sữa”, nên tiếp tục vắt kiệt nguồn tiền mặt mà nó tạo ra, thay vì đầu tư để nó có thể phát triển trong tương lai. Nếu con số cao tương ứng, điều này cho thấy rằng ban quản lý hết sức kỳ vọng vào tương lai của doanh nghiệp. Tất nhiên, cách tính cao hay thấp sẽ còn phụ thuộc vào loại hình kinh doanh. Chẳng hạn, các doanh nghiệp dịch vụ thường ít đầu tư vào tài sản hơn khối doanh nghiệp sản xuất. Vì lẽ đó, phân tích của bạn phải phản ánh được bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp mà bạn đang đánh giá. Hạng mục thứ ba cho biết doanh nghiệp phụ thuộc như thế nào vào nguồn tài chính bên ngoài. Theo dõi hạng mục này trong một thời gian dài, bạn có thể đánh giá được doanh nghiệp có phải là đơn vị vay nợ thuần túy
  14. (vay nhiều hơn trả) không. Bạn cũng có thể đánh giá xem doanh nghiệp đang bán cổ phần cho các nhà đầu tư bên ngoài, hay đang mua lại cổ phiếu của chính mình. Rót vốn cho doanh nghiệp Cách thức một doanh nghiệp được rót vốn chỉ cách thức mà doanh nghiệp đó có được nguồn tiền mặt cần thiết để khởi nghiệp hay mở rộng hoạt động kinh doanh. Thông thường, doanh nghiệp thường được rót vốn qua các khoản vay nợ, kêu gọi đóng góp vốn chủ sở hữu hoặc cả hai. Vay nợ có nghĩa là chủ doanh nghiệp vay mượn từ ngân hàng, thành viên trong gia đình hoặc các chủ nợ khác. Kêu gọi đóng góp vốn chủ sở hữu có nghĩa là làm cho mọi người mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Cuối cùng, báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho phép bạn tính toán được thông số “thu nhập chủ sở hữu” nổi tiếng của Warren Buffett: hãy xem hộp công cụ ở cuối phần này. Mua lại cổ phiếu Nếu doanh nghiệp có dư tiền mặt và tin rằng cổ phiếu của mình đang được giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị thực, doanh nghiệp có thể mua lại phần nào cổ phần. Tác động là nhằm giảm số cổ phiếu đang lưu hành, sao cho mỗi cổ đông sở hữu một miếng bánh lớn hơn trong doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, Phố Wall ngày càng tập trung vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đúng như những gì mà Warren Buffet nhận thấy, ở báo cáo này không có nhiều chỗ để chơi trò tiểu xảo với các con số, như trong các loại báo cáo khác. Tuy nhiên, cần nói rõ rằng “không có nhiều chỗ” không có nghĩa là “không có chỗ”. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp muốn cố thể hiện dòng lưu chuyển tiền tệ vững mạnh trong một quý cụ thể, doanh nghiệp đó có thể trì hoãn thanh toán cho nhà cung cấp, hoặc trì hoãn thanh toán tiền thưởng cho nhân viên đến quý sau. Tuy nhiên, trừ khi doanh nghiệp trì hoãn hết lần này đến lần khác, và cuối cùng nhà cung cấp ngừng cung cấp hàng hóa và dịch vụ, nếu không, tác động này chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn.
  15. 17. TIỀN MẶT KẾT NỐI VỚI MỌI THỨ KHÁC RA SAO Một khi bạn học được cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bạn có thể đơn giản đón nhận nó khi nó xuất hiện và khảo cứu nó để xem nó cho bạn biết điều gì về tình hình tiền mặt của doanh nghiệp. Khi đó, bạn có thể tìm ra cách thức tác động đến nó – cách thức mà bạn với tư cách một nhà quản lý có thể giúp cải thiện tình trạng tiền mặt của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ thảo luận về các cơ hội đó trong chương này. Tuy nhiên, nếu bạn là mẫu người thích các câu đố − mẫu người muốn hiểu logic của cái mà mình đang xem, thì hãy đi cùng chúng tôi hết chương này. Bởi vì ở đây chúng tôi sẽ cho bạn thấy một thực tế thú vị: bạn có thể tính toán số liệu cho báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bằng cách nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Những phép tính để làm việc này không khó; tất cả vẫn chỉ là phép cộng và phép trừ. Nhưng trong suốt quá trình đó chúng ta rất dễ bị lạc lối. Lý do là vì các kế toán viên không chỉ có một thứ ngôn ngữ, một tập các công cụ và kỹ thuật đặc biệt; mà họ còn có một lối tư duy nhất định. Họ hiểu rằng lợi nhuận được báo cáo trên báo cáo kết quả doanh thu chỉ là kết quả của những quy tắc, giả định, ước tính và phép tính nhất định. Họ hiểu rằng tài sản được báo cáo trong bảng cân đối kế toán không “thật sự” có giá trị như những gì thể hiện, và lý do một lần nữa lại là bởi những quy tắc, giả định và ước tính được sử dụng để tính toán giá trị cho chúng. Tuy nhiên, các kế toán viên cũng hiểu rằng nghệ thuật tài chính, như cách chúng tôi vẫn gọi, không tồn tại trên lý thuyết. Về cơ bản, tất cả những quy tắc, giả định và ước tính này đều phải cung cấp cho chúng ta thông tin hữu dụng về thế giới thực. Và vì trong tài chính, thế giới thực được đại diện bởi tiền mặt, nên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh phải có một mối quan hệ logic nào đó với báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bạn có thể nhìn thấy những mối liên kết này trong các giao dịch thông thường. Ví dụ, hãy nhớ rằng một giao dịch bán chịu 100 đô-la sẽ thể hiện vừa như sự gia tăng 100 đô-la trong khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán, vừa như một khoản tăng 100 đô-la doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Khi khách hàng thanh toán hóa đơn, khoản phải thu sẽ giảm 100 đô- la, và tiền mặt trên bảng cân đối kế toán tăng 100 đô-la. Và vì có sự xuất hiện của tiền mặt, nên nó cũng sẽ tác động đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  16. Cũng cần nhớ rằng khi một doanh nghiệp mua 100 đô-la hàng tồn kho, bảng cân đối kế toán sẽ ghi nhận hai thay đổi: khoản phải trả tăng 100 đô-la và hàng tồn kho tăng 100 đô-la. Khi doanh nghiệp thanh toán hóa đơn, khoản phải trả giảm 100 đô-la, và tiền mặt cũng giảm đi 100 đô-la – một lần nữa, cả hai thay đổi này lại cùng xuất hiện trên bảng cân đối kế toán. Khi doanh nghiệp bán được hàng tồn kho (hoặc trong tình trạng nguyên vẹn như trong trường hợp nhà bán lẻ, hoặc được tích hợp vào sản phẩm trong trường hợp nhà sản xuất), 100 đô-la giá vốn hàng bán này sẽ được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh. Một lần nữa, sự lưu chuyển tiền tệ của giao dịch sẽ được thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Như vậy, tất cả các giao dịch kể trên cuối cùng đều tác động lên báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thực tế là hầu hết các giao dịch cuối cùng đều sẽ tìm đường thể hiện trên cả ba báo cáo. Để bạn có thể thấy thêm một số liên kết cụ thể, hãy cho phép chúng tôi chỉ cho bạn thấy cách mà các kế toán viên sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán để tính toán dòng lưu chuyển tiền tệ. CÂN ĐỐI LỢI NHUẬN VÀ TIỀN MẶT Bài tập đầu tiên trong quá trình này là cân đối lợi nhuận với tiền mặt. Câu hỏi mà bạn đang cố gắng trả lời ở đây khá đơn giản: giả sử chúng ta thu được X đô-la lợi nhuận thuần, điều này sẽ tác động như thế nào đến dòng lưu chuyển tiền tệ? Chúng ta bắt đầu từ lợi nhuận thuần vì lý do sau: nếu mọi giao dịch đều được thực hiện bằng tiền mặt, và nếu không có khoản chi tiêu phi tiền mặt nào như khấu hao, lợi nhuận thuần và dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ là một. Nhưng vì không phải mọi giao dịch đều là giao dịch tiền mặt, nên chúng ta cần xác định khoản mục nào trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán sẽ tác động đến sự tăng, giảm tiền mặt – hay nói cách khác là làm cho dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh khác với lợi nhuận thuần. Theo cách nói của kế toán viên, chúng ta cần tìm “những điểm điều chỉnh” lợi nhuận thuần, mà khi cộng tổng lại, chúng sẽ cho ta đạt đến những thay đổi trong dòng lưu chuyển tiền tệ. Một điểm điều chỉnh như vậy là trong khoản phải thu. Chúng ta biết rằng trong một khoảng thời gian nhất định, chúng ta sẽ thu được tiền từ khoản phải thu, điều này sẽ có tác động làm giảm dòng A/R (khoản phải thu). Chúng ta cũng có thể tạo thêm nhiều khoản doanh thu bán chịu, với tác động là làm tăng dòng A/R. Chúng ta có thể “thu được” số tiền mặt từ hai loại giao dịch này bằng cách nhìn vào thay đổi trong khoản phải thu giữa các
  17. bảng cân đối kế toán. (Hãy nhớ rằng bảng cân đối kế toán là cho một ngày cụ thể, vì vậy bạn có thể nhìn thấy sự thay đổi khi so sánh hai bảng cân đối kế toán). Chẳng hạn, hãy tưởng tượng rằng, chúng ta bắt đầu với 100 đô-la trong khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán vào đầu tháng. Chúng ta sẽ có 75 đô-la tiền mặt trong cả tháng đó, và chúng ta tạo ra một khoản thu bán chịu có giá trị là 100 đô-la. Dòng A/R mới cuối tháng sẽ là (100-75+100) đô- la, tức 125 đô-la. Từ đầu kỳ đến cuối kỳ, khoản phải thu thay đổi 25 (100- 125) đô-la. Nó cũng bằng với doanh thu mới (100 đô-la) trừ đi tiền mặt nhận được (75 đô-la). Hay nói khác đi, tiền mặt thu về bằng với doanh thu mới trừ đi con số chênh lệch trong khoản phải thu. Cân đối Trong bối cảnh tài chính, cân đối có nghĩa là làm cho dòng tiền mặt trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phù hợp với số tiền mặt mà doanh nghiệp thực có trong ngân hàng – một dạng giống như cân đối sổ sách, nhưng ở quy mô lớn hơn. Một điểm điều chỉnh khác là khấu hao. Khấu hao bị trừ khỏi lợi nhuận hoạt động khi tính toán lợi nhuận thuần. Song, như chúng ta đã biết khấu hao là một khoản chi tiêu phi tiền mặt; nó không tác động đến dòng lưu chuyển tiền tệ. Vì vậy, ta phải đưa nó trở lại báo cáo. CÔNG TY KHỞI NGHIỆP Bạn đã rõ rồi chứ? Có lẽ là chưa. Vậy thì, chúng ta hãy tưởng tượng có một công ty khởi nghiệp giản đơn có doanh thu là 100 đô-la trong tháng đầu tiên. Giá vốn hàng bán là 50 đô-la, chi phí khác là 15 đô-la và chi phí khấu hao là 10 đô-la. Như bạn biết đấy, báo cáo kết quả kinh doanh của tháng sẽ có dạng như sau. Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu 100 COGS 50 Lợi nhuận gộp 50 Chi phí hoạt động 15 Khấu hao 10
  18. Lợi nhuận thuần 25 Giả sử toàn bộ doanh thu đều nằm trong khoản phải thu – tức là, công ty vẫn chưa có tiền mặt – và toàn bộ COGS nằm trong khoản phải trả. Với thông tin này, chúng ta có thể xây dựng hai bảng cân đối kế toán thành phần: Tài sản Đầu tháng Cuối tháng Chênh lệch Khoản phải thu 0 100 100 Nợ Khoản phải trả 0 50 50 Bây giờ chúng ta có thể thực hiện bước đầu tiên trong quá trình xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nguyên tắc chính ở đây là nếu tài sản tăng, thì tiền mặt giảm – vì vậy chúng ta sẽ trừ phần tăng thêm này khỏi thu nhập thuần. Với bên nợ thì ngược lại. Nếu nợ tăng thì tiền mặt cũng tăng – vì vậy chúng ta thêm phần tăng thêm vào thu nhập thuần. Dưới đây là các phép tính: Bắt đầu với lợi nhuận thuần 25 Trừ đi mức tăng trong A/R (100) Cộng thêm mức tăng trong A/P 50 Cộng thêm khấu hao 10 Bằng: chênh lệch tiền mặt thuần (15) Bạn có thể thấy phép toán trên là đúng vì khoản chi tiêu tiền mặt duy nhất trong kỳ của công ty là 15 đô-la chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh thực tế, bạn không thể xác nhận kết quả chỉ đơn giản bằng theo dõi thông thường, bạn cần tính toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách thận trọng theo những quy tắc tương tự. DOANH NGHIỆP THỰC TẾ Chúng ta hãy tiếp tục thử với một ví dụ phức tạp hơn. Ở đây (để cho tiện tham khảo) là báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của một
  19. doanh nghiệp giả tưởng có các thông tin tài chính được trình bày chi tiết trong phần phụ lục. Báo cáo kết quả kinh doanh (hàng triệu) Năm kết thúc vào ngày 31 tháng Mười hai năm 2005 Doanh thu 8.689 Giá vốn hàng bán 6.756 Lợi nhuận gộp 1.933 Chi phí chung và chi phí bán hàng 1.061 (SG&A) Khấu hao 239 Thu nhập khác 19 EBIT 652 Trả lãi 191 Thuế 213 Thu nhập thuần 248 Bảng cân đối kế toán (hàng triệu) Ngày 31 Ngày 31 tháng Mười hai tháng Mười hai năm 2005 năm 2004 Tài sản Tiền mặt và các khoản tương đương tiền 83 72
  20. Khoản phải thu 1.312 1.204 Tồn kho 1.270 1.514 Các khoản trả trước và tài sản ngắn 85 67 hạn khác Tổng tài sản ngắn hạn 2.750 2.857 Đất đai, nhà xưởng và thiết bị 2.230 2.264 Tài sản dài hạn khác 213 233 Tổng tài sản 5.133 5.354 Nợ phải trả Khoản phải trả 1.022 1.129 Hạn mức tín dụng 100 150 Khoản phải trả của nợ dài hạn 52 51 Tổng nợ ngắn hạn 1.174 1.330 Nợ dài hạn 1.037 1.158 Nợ dài hạn khác 525 491 Tổng nợ phải trả 2.736 2.979 Vốn chủ sở hữu Cổ phiếu thường, mệnh giá 1 đô-la (Năm 2004 và 2005, có 100 triệu cổ phiếu được phép lưu hành, 74 triệu cổ 74 74 phiếu lưu hành)
  21. Vốn bổ sung 1.110 1.110 Lợi nhuận giữ lại 1.273 1.191 Tổng vốn chủ sở hữu 2.457 2.375 Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 5.193 5.354 Chú thích năm 2005 Khấu hao 239 Số cổ phiếu phổ thông (triệu) 74 Thu nhập trên cổ phần 3,35 Cổ tức trên cổ phần 2,24 Ví dụ này cũng tuân theo logic tương tự như trong ví dụ đơn giản ở trên: Nhìn vào tất cả các thay đổi giữa các bảng cân đối kế toán. Xác định liệu thay đổi này có làm tăng hoặc giảm tiền mặt không. Sau đó cộng hoặc trừ lượng này khỏi thu nhập thuần. Sau đây là các bước thực hiện: Quan sát Hành động Bắt đầu với lợi nhuận thuần là 248 đô- la Cộng thêm khoản chi tiêu Khấu hao là 239 đô-la phi tiền mặt này vào lợi nhuận thuần Trừ phần tăng thêm này Khoản phải thu tăng 108 đô-la khỏi lợi nhuận thuần Cộng phần giảm đi này vào Hàng tồn kho giảm 244 đô-la lợi nhuận thuần Trừ phần tăng thêm này
  22. Cá tài sản khác tăng 18 đô-la khỏi lợi nhuận thuần PPE tăng 205 đô-la (sau khi điều chỉnh Trừ phần tăng thêm này vì có khoản khấu hao 239 đô-la – xem Lưu khỏi lợi nhuận thuần ý 1) Cộng phần giảm đi này vào Các tài sản dài hạn khác giảm 20 đô-la lợi nhuận thuần Trừ phần giảm đi này khỏi Khoản phải trả giảm 10 đô-la lợi nhuận thuần Trừ phần giảm đi này khỏi Tín dụng giảm 50 đô-la lợi nhuận thuần Nợ gốc vay của khoản nợ dài hạn tăng Cộng phần tăng lên này vào 1 đô-la lợi nhuận thuần Trừ phần giảm đi này khỏi Nợ dài hạn giảm 121 đô-la lợi nhuận thuần Trừ khoản thanh toán này Trả cổ tức 166 đô-la (xem Lưu ý 2) khỏi lợi nhuận thuần Lưu ý 1: Tại sao chúng ta cần điều chỉnh khấu hao khi PPE thay đổi? Bạn đừng quên, mỗi năm PPE trên bảng cân đối kế toán đều giảm bằng đúng con số khấu hao tính cho tài sản trong khoản mục này. Vì vậy, nếu bạn có một đội xe tải được mua với giá 100.000 đô-la, bảng cân đối kế toán ngay sau đó sẽ đưa 100.000 đô-la mua xe vào dòng PPE. Nếu mức khấu hao cho đội xe là 10.000 đô-la mỗi năm, thì cuối giai đoạn 12 tháng, dòng PPE cho xe tải sẽ là 90.000 đô-la. Tuy nhiên, khấu hao là một khoản chi tiêu phi tiền mặt, và vì chúng ta đang cố tìm đến một con số tiền mặt, nên chúng ta phải “bỏ qua” khoản này bằng cách cộng nó trở lại. Lưu ý 2: Bạn có thấy phần cổ tức được chú thích trên bảng cân đối kế toán không? Hãy nhân cổ tức với số cổ phần đang lưu hành, và bạn sẽ có khoảng 166 triệu đô-la (mà ở đây chúng tôi ghi là 166 đô-la). Thu nhập thuần 248 đô-la trừ đi cổ tức 166 đô-la bằng 82 đô-la – đây chính là con số làm gia tăng vốn chủ sở hữu. Nó là con số lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp dưới dạng thu nhập giữ lại. Nếu doanh nghiệp không trả cổ tức hay
  23. bán cổ phiếu, thì khi đó dòng lưu chuyển tiền cho hoạt động tài chính sẽ là 0. Vốn chủ sở hữu đơn giản sẽ tăng hoặc giảm theo con số lỗ lãi trong kỳ. Bây giờ chúng ta có thể lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ dựa trên tất cả các bước trên (xem phần dưới đây). Hiển nhiên, với một bảng cân đối kế toán đầy đủ như bảng trên, bạn cũng phải đặt các thay đổi tiền mặt vào đúng hạng mục. Các chú giải ở cột bên tay phải cho biết mỗi con số này từ đâu mà ra. Và hẳn nhiên, “khoản tiền mặt cuối cùng” sẽ bằng số dư tiền mặt trong bảng cân đối kế toán kết thúc. Quả là một bài tập phức tạp! Nhưng bạn có thể thấy tất cả những liên kết này đẹp đẽ và tinh vi đến độ nào (có thể bạn chỉ thấy điều này nếu bạn làm kế toán). Hãy đào sâu xuống dưới bề mặt một chút – hay nói một cách ẩn dụ, hãy đọc những gì hàm ẩn giữa các dòng – và bạn có thể thấy tất cả các con số này liên quan với nhau ra sao. Trí tuệ tài chính của bạn đang tăng lên, và nhận thức của bạn về nghệ thuật tài chính cũng vậy. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hàng triệu) Năm kế thúc vào ngày 31 tháng Mười hai năm 2005 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận thuần trên bảng cân Lợi nhuận thuần 248 đối kế toán Khấu hao từ báo cáo kết quả Khấu hao 239 kinh doanh Thay đổi trong A/R từ năm Khoản phải thu (108) 2004 tới năm 2005 Hàng tồn kho 244 Thay đổi trong hàng tồn kho (18) Thay đổi trong tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn khác khác Khoản phải trả (107) Thay đổi trong A/P Tổng tiền mặt từ hoạt
  24. động kinh doanh 498 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Đất đai, nhà xưởng và Thay đổi PPF được điều chỉnh (205) thiết bị cho khấu hao Thay đổi so với bảng cân đối kế Tài sản dài hạn khác 20 toán Tổng tiền mặt từ hoạt 185 động đầu tư Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Thay đổi trong tín dụng ngắn Hạn mức tín dụng (50) hạn Khoản phải trả của nợ dài Thay đổi trong số nợ gốc hiện 1 hạn tại của khoản nợ dài hạn Thay đổi so với bảng cân đối kế Nợ dài hạn (121) toán Các khoản nợ dài hạn Thay đổi so với bảng cân đối kế 34 khác toán Cổ tức thanh toán (166) Trả cổ tức cho cổ đông Tổng tiền mặt từ hoạt 302 động tài chính Thay đổi trong tiền mặt 11 Cộng tổng ba mục Từ bảng cân đối kế toán năm Tiền mặt đầu kỳ 72 2004 Thay đổi trong tiền mặt + tiền
  25. Tiền mặt cuối kỳ 83 mặt đầu kỳ
  26. 18. TẠI SAO TIỀN MẶT LẠI QUAN TRỌNG Tất nhiên là lúc này có thể bạn đang tự nhủ thầm: “Thế thì sao? Tất cả những tính toán này quá cồng kềnh, tại sao tôi phải quan tâm?” Trước hết, chúng ta hãy thử xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp mà chúng ta lấy làm mẫu tiết lộ điều gì. Về hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp này chắc chắn đang làm tốt công việc tạo tiền mặt. Dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh cao hơn nhiều so với thu nhập thuần. Hàng tồn kho giảm, vì vậy có thể giả định rằng doanh nghiệp đang thắt chặt hoạt động. Toàn bộ điều này tạo nên tình trạng tiền mặt vững vàng hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy rằng không có nhiều khoản đầu tư mới diễn ra. Khấu hao vượt xa đầu tư mới, điều này làm chúng ta phải băn khoăn không rõ ban quản lý có tin rằng doanh nghiệp có tương lai hay không. Trong khi đó, doanh nghiệp lại trả cho cổ đông mức cổ tức rất khá, điều này có thể cho thấy rằng doanh nghiệp coi trọng tiềm năng tạo ra tiền mặt hơn là tương lai của mình. (Nhiều doanh nghiệp đang tăng trưởng không trả cổ tức hậu hĩnh, vì họ giữ lại thu nhập để đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp còn không trả một đồng cổ tức nào). Tất nhiên, tất cả những điều trên đều là giả thuyết; để biết sự thật, bạn phải nắm được thêm thông tin về doanh nghiệp, về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia, v.v − đây là một phần của bức tranh toàn cảnh về trí tuệ tài chính. Nếu bạn thực sự nắm được tất cả những điều này, báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ khai mở rất nhiều điều. Điều này đưa chúng ta trở lại với tình huống của chính bạn trên tư cách một nhà quản lý và dòng lưu chuyển tiền của công ty bạn. Chúng tôi cho rằng có ba lý do chính cho việc nên xem xét và cố gắng hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ. LỢI ÍCH CỦA VIỆC HIỂU DÒNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Trước hết, việc nắm được tình trạng tiền mặt của doanh nghiệp sẽ giúp bạn hiểu những gì đang diễn ra, hoạt động kinh doanh đang đi về đâu và có thể ban quản lý đang có những ưu tiên gì. Điều bạn cần biết không chỉ là liệu tình hình tiền mặt tổng thể có vững mạnh không, mà còn phải hiểu cụ thể tiền mặt đến từ đâu. Nó có phải từ hoạt động kinh doanh không? Nếu thế thì thật tốt – nó có nghĩa là hoạt động kinh doanh đang tạo ra tiền mặt. Dòng lưu
  27. chuyển tiền từ hoạt động đầu tư có phải đang âm nặng không? Nếu không, thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không đầu tư cho tương lai. Và còn dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính nữa? Nếu tiền đầu tư đang đổ về, thì đây có thể là dấu hiệu lạc quan cho tương lai, hoặc có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang điên cuồng bán cổ phần để vùng vẫy tồn tại. Nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể đưa đến nhiều câu hỏi, nhưng chúng là những câu hỏi xứng đáng đặt ra. Chúng ta có trả nợ không? Tại sao? Chúng ta có mua thiết bị không? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ hé lộ nhiều điều về kế hoạch mà ban quản lý lập ra cho doanh nghiệp. Thứ hai, bạn có tác động đến tiền mặt. Như chúng tôi đã nói trước đó, hầu hết các nhà quản lý đều tập trung vào lợi nhuận, trong khi lẽ ra họ nên tập trung vào cả lợi nhuận và tiền mặt. Tất nhiên, tác động của họ thường giới hạn ở dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh – nhưng đó lại là một trong những thước đo quan trọng nhất. Ví dụ: Khoản phải thu. Nếu bạn làm trong bộ phận bán hàng, bạn có đang bán hàng cho những khách hàng thanh toán hóa đơn đúng hẹn không? Bạn có mối quan hệ đủ gần gũi với khách hàng để thảo luận với họ về các điều khoản thanh toán không? Nếu bạn làm ở bộ phận dịch vụ khách hàng, bạn có mang lại cho khách hàng loại dịch vụ có thể khuyến khích họ thanh toán hóa đơn đúng hẹn không? Sản phẩm này có đúng là không có sai hỏng gì không? Các hóa đơn có chính xác không? Phòng thư tín có gửi hóa đơn đúng thời gian quy định không? Nhân viên lễ tân có giúp ích được gì không? Tất cả những yếu tố này đều giúp quyết định việc khách hàng cảm thấy như thế nào về công ty của bạn, và ảnh hưởng gián tiếp đến tốc độ thanh toán hóa đơn của họ. Những khách hàng bất mãn nổi tiếng là thanh toán lâu la – họ muốn đợi cho đến khi mọi tranh chấp được giải quyết. Hàng tồn kho. Nếu bạn làm trong bộ phận thiết kế, bạn có luôn yêu cầu sản phẩm đặc biệt không? Nếu có, bạn có thể gây ra cơn ác mộng về hàng tồn kho. Nếu bạn làm trong bộ phận sản xuất, và bạn muốn kho luôn sẵn hàng để phòng những trường hợp có thể xảy ra, bạn đang tạo ra một tình huống, mà trong đó tiền mặt chỉ nằm im trên giá, trong khi đáng lẽ nó có thể được dùng cho việc khác. Người đứng đầu các bộ phận kho hàng và sản xuất có thể giảm đáng kể lượng hàng tồn kho bằng cách nghiên cứu và áp dụng các nguyên tắc sản xuất “tinh gọn” do Toyota khởi xướng. Chi phí hoạt động. Bạn có trì hoãn chi phí hoạt động khi có cơ hội không? Bạn có tính toán đến thời gian lưu chuyển tiền khi ra quyết định mua hàng không? Hiển nhiên, chúng tôi không nói, việc trì hoãn chi
  28. tiêu lúc nào cũng khôn ngoan; hiểu khoản tiền mặt đó tác động đến những gì khi quyết định tiêu tiền và cẩn trọng cân nhắc nó mới là khôn ngoan. Bán chịu. Bạn có dễ bán chịu cho khách hàng tiềm năng không? Hay bạn từ chối khi lẽ ra nên làm thế? Cả hai quyết định này đều tác động đến dòng tiền và doanh thu của công ty, và đây là lý do tại sao phòng tín dụng luôn phải cân đối thận trọng. Danh sách này vẫn tiếp tục. Có thể bạn là giám đốc một nhà máy, và bạn luôn đề nghị mua thêm thiết bị, phòng trường hợp có nhiều đơn đặt hàng. Cũng có thể bạn làm ở bộ phận IT, và bạn cảm thấy rằng công ty luôn cần những phiên bản phần mềm mới nhất cho hệ thống máy tính. Tất cả những quyết định này đều tác động đến dòng lưu chuyển tiền tệ, và ban quản lý cấp cao thường hiểu rất rõ điều đó. Nếu bạn muốn đưa ra một yêu cầu có hiệu lực, bạn cần làm quen với những con số mà họ sẽ nhìn vào. Thứ ba, những nhà quản lý hiểu dòng lưu chuyển tiền tệ thường được giao nhiều trọng trách hơn, và thường có khuynh hướng thăng tiến nhanh hơn những người chỉ thuần túy tập trung vào báo cáo kết quả kinh doanh. Ví dụ, trong phần sau đây, bạn sẽ học cách tính toán những tỷ lệ như kỳ thu tiền trung bình (days sales outstanding − DSO), đây là thước đo chính đối với hiệu suất thu các khoản phải thu của doanh nghiệp. Các khoản phải thu càng được thu nhanh thì tình hình tiền mặt của doanh nghiệp càng tốt. Bạn có thể đến gặp một chuyên viên phòng tài chính và nói “Chẳng hạn nếu tôi thấy DSO của chúng ta trong vài tháng gần đây đang đi chệch hướng – tôi có thể giúp gì để xoay chuyển tình thế?” Cách khác là bạn có thể học được các quy tắc của một doanh nghiệp sản xuất tinh gọn, chú trọng đến việc duy trì tồn kho ở mức tối thiểu. Nhà quản lý dẫn dắt doanh nghiệp chuyển hướng sang hoạt động tinh gọn có thể giải phóng được lượng lớn tiền mặt. Tuy nhiên, quan điểm chung của chúng tôi ở đây là dòng lưu chuyển tiền tệ là chỉ báo chính cho sức khỏe tài chính, cùng với khả năng sinh lời và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nó là liên kết cuối cùng trong tam giác, và bạn cần cả ba để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Nó cũng là liên kết cuối cùng trong cấp đầu tiên của trí tuệ tài chính. Đến đây bạn đã có vốn hiểu biết tương đối tốt về cả ba loại báo cáo tài chính. Bây giờ là lúc chuyển sang cấp độ tiếp theo – vận dụng thông tin từ đó. HỘP CÔNG CỤ DÒNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỰ DO
  29. Như chúng tôi đã lưu ý từ đầu, EBITDA không còn là “thước đo yêu thích để theo dõi” của Phố Wall nữa. Thước đo hiện đang thu hút được sự quan tâm là dòng lưu chuyển tiền tự do. Một số doanh nghiệp đã theo dõi dòng lưu chuyển tiền tự do từ nhiều năm. Berkshire Hathaway của Warren Buffett là ví dụ đình đám nhất, dù Buffett gọi thước đo này là thu nhập chủ sở hữu. Vậy làm sao để tính được dòng lưu chuyển tiền tự do? Trước hết, hãy xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Tiếp theo, hãy lấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trừ đi con số được đầu tư vào thiết bị thuộc hạng mục đầu tư cơ bản. Tất cả chỉ có vậy – dòng lưu chuyển tệ tự do đơn giản là phần còn lại sau khi lấy lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh trừ đi số tiền được đầu tư để duy trì nó. Khi bạn nghiền ngẫm nó, bạn sẽ hiểu rõ nó trên phương diện là một thước đo hiệu quả hoạt động. Nếu bạn cố đánh giá tiền mặt mà một doanh nghiệp tạo ra, thì điều bạn thật sự muốn biết là con số còn lại sau khi lấy lưu chuyển tiền từ chính hoạt động kinh doanh trừ đi số tiền mặt cần thiết để duy trì sức khỏe cho nó trong dài hạn. Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán không buộc phải tiết lộ dòng lưu chuyển tiền tự do, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn làm báo cáo về nó, đặc biệt là khi Phố Wall hướng đến trọng tâm mới – tiền mặt. Đáng lẽ nó đã có thể giúp chúng ta trong suốt thời kỳ bùng nổ điên cuồng các công ty dot-com, khi mà nhiều doanh nghiệp mới thành lập có dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm và dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư khổng lồ. Dòng lưu chuyển tiền tự do của các doanh nghiệp này khi đó âm nặng, và nhu cầu tiền mặt của họ được đáp ứng chỉ vì các nhà đầu tư ném tiền vào đống lửa đang bùng cháy. Gần như là người duy nhất đơn độc dựa vào dòng lưu chuyển tiền tự do khi đó, Buffet chưa bao giờ đầu tư vào những doanh nghiệp như vậy. Thật bất ngờ! Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu dòng lưu chuyển tiền tự do của công ty bạn khỏe mạnh và đang tăng lên, bạn sẽ biết ít nhất những điều sau: Công ty của bạn có nhiều phương án để chọn lựa. Bạn có thể dùng dòng lưu chuyển tiền tệ tự do để thanh toán nợ, mua đối thủ cạnh tranh, hoặc trả cổ tức cho các cổ đông. Bạn và các đồng nghiệp có thể tập trung vào công việc, thay vì lên bảng lương hay huy động thêm vốn bổ sung. Phố Wall có thể có cái nhìn ưu ái đối với cổ phiếu của công ty.
  30. PHẦN V TỶ LỆ Tìm hiểu ý nghĩa thật sự của các con số
  31. 19. SỨC MẠNH CỦA CÁC CON SỐ TỶ LỆ Đôi mắt có thể là cửa sổ của tâm hồn mà cũng có thể không, như triết gia Immanuel Kant từng nói, nhưng các con số tỷ lệ thì chính xác là cửa sổ để bước vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đó là điều không thể sai lệch. Chúng mở ra một lối tắt cho phép hiểu những điều hàm ẩn trong các báo cáo tài chính. Andrew Shore, chuyên gia phân tích của Paine Webber, biết điều này, và ông đã dùng kỹ năng đó phân tích các tỷ lệ để chỉ cho công chúng thấy một doanh nghiệp đang được quản lý bằng các thủ đoạn gian trá – đó là Sunteam, khi công ty này nằm trong tay vị CEO khét tiếng Al’ Dunlap – tức, Al’ Cưa Xích. Ở phần trước, chúng tôi đã nhắc đến Sunbeam, nhưng trong phần này chúng tôi muốn tiết lộ thêm một số chi tiết khác của câu chuyện. Dunlap về Sunbeam đầu năm 1997. Tính đến thời điểm đó, ông này đã khét tiếng ở Phố Wall, và có phương thức hành động chuẩn mực cho mình. Ông ta sẽ xuất hiện ở một doanh nghiệp đang gặp khó khăn, sa thải đội quản lý, đưa người của mình vào, và ngay lập tức cắt giảm chi phí hoạt động bằng cách đóng cửa hoặc bán nhà máy, và sa thải hàng ngàn nhân viên. Nhờ tất cả những cắt giảm ấy, rất nhanh doanh nghiệp cho thấy mình có lợi nhuận, dù có thể điều này không tốt về dài hạn. Sau đó, Dunlap sẽ sắp xếp để bán doanh nghiệp, thường là với mức giá cao – điều này đồng nghĩa với việc Dunlap thường được tung hô như người bảo vệ giá trị cổ đông. Cổ phiếu của Sunbeam đã tăng 50% khi có tin Dunlap được mời về làm CEO của công ty. Tại Sunbeam, mọi việc đều diễn ra đúng như kế hoạch cho đến khi Dunlap bắt đầu tút tát để bán công ty vào quý IV năm 1997. Tính thời điểm đó, Dunlap đã sa thải một nửa quân số lao động của công ty, từ 12.000 xuống còn 6.000 người, và báo cáo là công ty có lợi nhuận ổn định. Phố Wall đã ấn tượng với thành tích này đến độ giá cổ phiếu của Sunbeam xuyên thủng trần – sự kiện này hóa ra lại trở thành rắc rối lớn. Khi các ngân hàng đầu tư quyết định bán công ty, giá công ty cao đến độ họ khó xác định được đâu là khách hàng triển vọng. Hi vọng duy nhất của Dunlap là đẩy doanh thu và thu nhập lên tới mức có thể biện minh cho mức giá cao mà khách hàng chịu trả để mua cổ phiếu của Sunbeam. CÁC CHIÊU TRÒ KẾ TOÁN Bây giờ thì chúng ta biết Dunlap và Giám đốc tài chính Russ Kersh đã sử
  32. dụng toàn bộ các chiêu trò kế toán trong quý IV để làm cho Sunbeam trông khỏe mạnh và có tiềm năng lợi nhuận hơn nhiều so với thực tế. Một trong những chiêu trò đó là bóp méo một kỹ thuật được gọi là − phát hóa đơn và giữ lại (bill-and-hold). Phát hóa đơn và giữ lại về cơ bản là một hình thức hỗ trợ những nhà bán lẻ muốn đặt mua trước sản phẩm với số lượng lớn để bán trong tương lai, nhưng lại muốn trì hoãn thanh toán cho đến khi các sản phẩm được thực bán. Giả sử, bạn có một chuỗi cửa hàng đồ chơi, và bạn muốn đảm bảo cửa hàng mình có đủ búp bê Barbie cho mùa Giáng sinh. Từ mùa xuân, bạn đã đến Mattel và đề xuất một thương vụ, theo đó bạn sẽ mua một số lượng búp bê Barbie nhất định, vận chuyển chúng và thậm chí để Mattel gửi hóa đơn – nhưng bạn sẽ chỉ thanh toán khi mùa Giáng sinh đến và bạn bắt đầu bán sản phẩm. Trong thời gian đó, bạn sẽ giữ sản phẩm trong kho hàng. Cách này có lợi cho bạn, vì bạn vừa có thể đảm bảo có đủ búp bê Barbie khi cần đến, vừa có thể trì hoãn thanh toán cho đến khi thu được tiền. Cách này cũng có lợi cho Mattel, công ty có thể có bán hàng và ghi nhận giao dịch ngay dù phải đợi vài tháng sau mới thu được tiền mặt. Dunlap nhận thấy nếu áp dụng hình thức phát hóa đơn và giữ lại theo cách nào đó, ông ta sẽ giải quyết được những bài toán mà mình đang gặp phải. Quý IV không phải là giai đoạn Sunbeam có sức khỏe đặc biệt ổn định, đây là giai đoạn công ty sản xuất các sản phẩm cho mùa hè – chẳng hạn như lò nướng gas. Vì vậy, Sunbeam tiếp cận các nhà bán lẻ lớn như Wal-mart và Kmart, và đề xuất sẽ đảm bảo để họ có đủ số lượng lò nướng cần trong mùa hè tới, miễn là họ đặt mua hàng từ mùa đông. Sunbeam sẽ gửi hóa đơn cho họ ngay tại thời điểm mua hàng, nhưng đến kỳ xuân, khi họ thật sự đưa sản phẩm lên các quầy hàng, họ mới phải thanh toán. Các nhà bán lẻ rất thích ý tưởng này. Tuy nhiên, họ chẳng có chỗ nào để chứa tất cả số hàng đó, và họ cũng không muốn phải chịu chi phí lưu kho trong suốt mùa đông. “Không sao,” Sunbeam trấn an, “Việc đó cứ để chúng tôi. Chúng tôi sẽ thuê kho gần cơ sở của các anh và chịu mọi chi phí lưu kho.” Theo các nguồn tin, các nhà bán lẻ đã đồng ý với những điều khoản này, mặc dù cuộc kiểm toán được tiến hành sau khi Dunlap bị sa thải không tìm thấy chứng cứ tài liệu đầy đủ nào. Nhưng dù sự thể diễn ra ra sao, thì sự thật không thể chối cãi là Sunbeam đã chạy trước và ghi nhận thêm 36 triệu đô-la doanh thu vào quý IV, nhờ các giao dịch phát hóa đơn và giữ lại do chính công ty đề xướng. Mánh khóe gian lận này phát huy tác dụng đến độ nó dễ dàng qua mặt hầu hết các nhà phân tích, đầu tư và thậm chí cả ban giám đốc của Sunbeam; đầu năm 1998, ban giám đốc của công ty quyết định tưởng
  33. thưởng Dunlap và các thành viên khác trong ban điều hành bằng những hợp đồng tuyển dụng mới với các điều khoản lương thưởng hậu hĩnh. Mặc dù làm việc chưa đầy một năm, nhưng họ đã nhận được gói thưởng cổ phiếu trị giá 38 triệu đô-la, lý do chủ yếu là bởi mọi người lầm tưởng rằng công ty đã có một quý IV hoạt động xuất sắc. Tuy nhiên, Andrew Shore, một chuyên gia phân tích các công ty sản phẩm tiêu dùng, đã theo dõi Sunbeam kể từ khi Dunlap xuất hiện, và tại thời điểm đó, Shore đang soi xét các báo cáo tài chính của Sunbeam. Ông chú ý thấy có một số điểm kỳ lạ, như doanh thu cao bất thường trong quý IV. Sau đó ông tính tỷ lệ được gọi là kỳ thu tiền bình quân (days sales outstanding – DSO), và nhận thấy con số này quá lớn, vượt xa mức thông thường. Trên thực tế, nó cho thấy rằng khoản phải trả của công ty đã phá tung trần. Đây là một dấu hiệu xấu, vì vậy ông gọi điện cho một kế toán viên của Sunbeam tìm hiểu xem chuyện gì đang diễn ra. Kế toán viên đó cho Shore hay về chiến lược phát hóa đơn và giữ lại. Shore nhận ra thực tế là Sunbeam đã ghi nhận một khoản doanh thu khổng lồ, vốn thường chỉ xuất hiện ở Quý I và II. Sau khi phát hiện ra trò phát hóa đơn và giữ lại này cũng các kiểu thực hành kế toán đáng ngờ khác, ông ngay lập tức hạ điểm cổ phiếu của công ty. Phần còn lại của câu chuyện, như người ta vẫn kể cho nhau nghe, đã trở thành lịch sử. Dunlap cố chờ, nhưng cổ phiếu tụt dốc và các nhà đầu tư trở nên đề phòng với mọi điều được tiết lộ trong các báo cáo tài chính của Sunbeam. Cuối cùng, Dunlap bị loại khỏi cuộc chơi – và tất cả mọi chuyện bắt đầu là vì Andrew Shore hiểu đủ rõ để đào xuống bên dưới lớp mặt, và phát hiện ra những gì đang thật sự diễn ra. Những tỷ lệ như DSO là công cụ hữu dụng với Shore, rất có thể chúng cũng hữu dụng với bạn. PHÂN TÍCH TỶ LỆ Các tỷ lệ thể hiện mối tương quan giữa các con số. Chúng ta sử dụng chúng mỗi ngày. Tỷ lệ đập bóng trung bình 0,333 của một cầu thủ bóng chày cho biết tương quan giữa số lần cầu thủ này đập trúng bóng và số lần cầu thủ này được quyền đập bóng – như trong trường hợp này là cứ ba lần đập bóng thì sẽ có một lần trúng. Tỷ lệ trúng xổ số, giả sử 1/6 triệu, thể hiện tương quan giữa chiếc vé thắng xổ số (1) với tổng số vé được bán ra (6 triệu). Các tỷ lệ không đòi hỏi bất kỳ tính toán phức tạp nào. Để tính một tỷ lệ, thường thì bạn chỉ cần chia các số cho nhau, sau đó biểu diễn kết quả dưới dạng số thập phân hoặc tỷ lệ phần trăm. Bất kỳ ai cũng cần đến các loại tỷ lệ tài chính khi đánh giá một hoạt động kinh doanh. Ví dụ:
  34. Ngân hàng và các bên cho vay nợ xem xét những tỷ lệ như nợ trên vốn cổ phần, tỷ lệ này sẽ cho họ biết liệu doanh nghiệp có khả năng trả nợ không. Các nhà quản lý cấp cao theo dõi những tỷ lệ như tỷ lệ lợi nhuận gộp, con số này giúp họ nhận ra những khoản chi phí đang tăng lên, hoặc những khoản chiết khấu không phù hợp. Giám đốc bộ phận tín dụng đánh giá sức khỏe tài chính của khách hàng tiềm năng bằng việc theo dõi chỉ số thanh toán nhanh của họ, một tỷ lệ cho biết tương quan giữa nguồn tiền mặt sẵn dùng của một khách hàng so với các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng đó. Các cổ đông hiện tại và cổ đông tiềm năng xem xét những tỷ lệ như giá trên thu nhập, một tỷ lệ giúp họ xác định liệu doanh nghiệp đang được định giá cao hơn hay thấp hơn so với các cổ phiếu khác (hoặc với chính giá trị của cổ phiếu đó trong những năm trước đó). Trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách tính toán những tỷ lệ như trên. Khả năng tính toán chúng – hay nói cách khác là khả năng nắm bắt ý nghĩa hàm ẩn trong các báo cáo tài chính – là một biểu hiện của trí tuệ tài chính. Tìm hiểu các tỷ lệ sẽ giúp bạn đặt ra những câu hỏi thông minh cho cấp trên và Giám đốc Tài chính. Và hiển nhiên, chúng tôi cũng sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng chúng để thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty. Sức mạnh của các con số tỷ lệ nằm ở chỗ, bản thân các số liệu trong báo cáo tài chính không tiết lộ toàn bộ câu chuyện. Đối với một doanh nghiệp cụ thể, con số lợi nhuận thuần 10 triệu đô-la có phải là kết quả kinh doanh tốt không? Ai mà biết được? Nó tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, vào lợi nhuận thuần trong năm trước đó và vào nhiều biến khác nữa. Nếu bạn hỏi liệu con số lợi nhuận 10 triệu đô-la là tốt hay tệ, câu trả lời duy nhất có lẽ là lời của một cô nàng trong một câu chuyện cười quen thuộc. Hỏi: “Chồng cô thế nào?” Trả lời: “So với cái gì kia?” Các tỷ lệ cũng cung cấp những mốc so sánh, chúng cho chúng ta biết nhiều điều hơn là số liệu thô. Ví dụ, ta có thể so lợi nhuận với doanh thu, hoặc với tổng tài sản, hoặc với số vốn chủ sở hữu mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp. Mỗi tỷ lệ biểu diễn một mối tương quan, và cung cấp cho bạn một cách đo lường liệu 10 triệu đô-la là tin vui hay tin buồn. Như chúng ta sẽ thấy, có nhiều khoản mục trên các báo cáo tài chính được kết hợp thành các con số tỷ lệ. Những tỷ lệ này giúp bạn hiểu liệu các con số mà bạn đang xem xét là tốt hay xấu. Không chỉ dừng lại đó, bản thân các tỷ lệ cũng có thể được so sánh với
  35. nhau. Ví dụ: Bạn có thể so sánh các tỷ lệ với chính nó theo thời gian. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của năm nay tăng hay giảm? Cấp độ phân tích này có thể tiết lộ một số đường xu hướng đang phát triển mạnh – và một số cờ cảnh báo nếu tỷ lệ đi chệch hướng. Bạn có có thể so sánh tỷ lệ với các dự kiến trước đó. Ví dụ, chọn một trong những tỷ lệ mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong phần này, giả sử tỷ lệ luân chuyển hàng hóa của công ty bạn thấp hơn kỳ vọng, bạn sẽ cần tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể so sánh tỷ lệ với mức bình quân của ngành. Nếu bạn thấy rằng các tỷ lệ chính yếu của công ty mình đều thấp hơn đối thủ cạnh tranh, chắc chắn bạn sẽ muốn tìm ra lý do. Cần nói rõ, không phải tất cả kết quả tỷ lệ mà chúng tôi thảo luận đều tương đồng như nhau giữa các công ty. Hầu như sẽ có một khoảng hợp lý. Chỉ khi tỷ lệ vượt ra khỏi khoảng đó, như tỷ lệ DSO của Sunbeam, thì nó mới đáng chú ý. Có bốn nhóm tỷ lệ mà các nhà quản lý và các bên hữu quan thường dùng để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: tỷ lệ lợi nhuận, đòn bẩy, thanh toán và hiệu suất hoạt động. Chúng tôi sẽ có ví dụ cụ thể cho từng nhóm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phần lớn các công thức này có thể đã được các chuyên gia tài chính điều chỉnh để giải quyết những phương thức hoặc mối quan tâm cụ thể. Những điều chỉnh như vậy không có nghĩa là có ai đó đang “xào nấu” sổ sách kế toán, mà chỉ có nghĩa là họ đang sử dụng chuyên môn của mình để có được thông tin hữu dụng nhất cho những tình huống cụ thể (vâng đó là nghệ thuật, ngay cả trong các công thức). Những gì mà chúng tôi sẽ cung cấp ở đây là các công thức nền tảng, những công thức mà bạn cần học trước nhất. Mỗi công thức sẽ mở ra cho bạn một góc nhìn khác – giống như khi ta nhìn vào một ngôi nhà qua những ô cửa ở cả bốn mặt.
  36. 20. CÁC TỶ LỆ LỢI NHUẬN (Hầu hết) cao hơn thì tốt hơn Các tỷ lệ lợi nhuận giúp bạn đánh giá khả năng làm ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Có hàng chục tỷ lệ như vậy, đây chính là điều khiến các chuyên gia tài chính lúc nào cũng phải tất bật. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào năm tỷ lệ. Chúng thật sự là những tỷ lệ đáng xem xét nhất mà hầu hết các nhà quản lý cần hiểu và sử dụng. Tỷ lệ lợi nhuận là nhóm tỷ lệ phổ biến nhất trong các tỷ lệ. Nếu bạn hiểu chúng, bạn sẽ có một khởi đầu thuận lợi để bắt tay vào phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trước khi lao vào chủ đề này, hãy nhớ những khía cạnh đầy tính nghệ thuật của yếu tố mà chúng ta đang xem xét. Lợi nhuận là thước đo khả năng tạo doanh thu và kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Không một con số nào trong đó là hoàn toàn khách quan. Doanh thu chịu sự chi phối của các quy tắc về thời điểm ghi nhận doanh thu. Chi phí thường được ước tính, nếu không muốn nói là ước đoán. Và cả hai tập số này luôn lồng vào trong các giả định. Vì vậy, lợi nhuận được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh là sản phẩm của nghệ thuật tài chính, và bất kỳ tỷ lệ nào được tính toán dựa trên những con số này cũng tự nó phản ánh tất cả những ước tính và giả định đó. Chúng tôi không định gạt bỏ tất cả – các tỷ lệ này vẫn hữu dụng, mà chỉ muốn nhắn nhủ bạn, hãy luôn khắc cốt ghi tâm rằng các ước tính và giả định luôn thay đổi. Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 tỷ lệ lợi nhuận mà chúng tôi đã hứa. TỶ LỆ LỢI NHUẬN GỘP Bạn có nhớ, lợi nhuận gộp là kết quả thu được khi lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán? Tỷ suất lợi nhuận gộp (gross profit margin percentage), hay thường được gọi là tỷ lệ lợi nhuận gộp (gross margin), đơn giản là kết quả thu được khi chia lợi nhuận gộp cho doanh thu, và thể hiện dưới dạng phần trăm. Hãy nhìn vào bản báo cáo kết quả kinh doanh mẫu ở phần phụ lục, chúng tôi sẽ sử dụng bản báo cáo đó để tính toàn bộ các tỷ lệ ở đây. Trong trường hợp này, phép tính có dạng như sau: Lợi nhuận 1.933 Tỷ lệ lợi nhuận gộp gộp = = 22,2% = Doanh thu 8.689
  37. Tỷ lệ lợi nhuận gộp thể hiện khả năng sinh lời cơ bản của bản thân sản phẩm hoặc dịch vụ, trước khi cộng thêm chi phí hoạt động hay tổng chi phí chung. Nó cho chúng ta biết trong mỗi đồng doanh thu thu được, có bao nhiêu được sử dụng cho hoạt động kinh doanh – trong ví dụ này là 22,2% − và cũng (gián tiếp) cho biết chi phí trực tiếp (tức, COGS hoặc COS) để sản xuất sản phẩm, hay thực hiện dịch vụ là bao nhiêu. (Trong ví dụ này, COGS hoặc COS là 77,8 xu trên mỗi đồng doanh thu). Do đó, đây là thước đo quan trọng để đo lường sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Nói cho cùng, nếu bạn không thể cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với mức giá cao hơn, đủ để bù cho chi phí hỗ trợ các hoạt động còn lại trong doanh nghiệp, thì bạn sẽ không có cơ hội thu được một đồng lợi nhuận thuần nào. Các đường xu hướng mà tỷ lệ lợi nhuận gộp thể hiện ra cũng quan trọng không kém, bởi chúng chỉ báo những rắc rối tiềm ẩn. Trong một quý cách đây không lâu, IBM đã công bố con số doanh thu khổng lồ − lớn hơn nhiều so với dự đoán – nhưng cổ phiếu của công ty lại giảm giá trị. Tại sao lại như vậy? Các chuyên gia phân tích để ý thấy rằng tỷ lệ lợi nhuận gộp của công ty đang lao đầu đi xuống, và giả định IBM chắc hẳn đã mạnh tay chiết khấu khi ghi nhận doanh thu. Nhìn chung, xu hướng tiêu cực trong tỷ lệ lợi nhuận gộp chỉ báo một, và đôi khi là cả hai điều sau. Hoặc là doanh nghiệp đang chịu áp lực nặng nề về giá và các nhân viên kinh doanh buộc phải áp dụng chính sách chiết khấu, hoặc chi phí lao động và nguyên vật liệu tăng, đẩy COGS hoặc COS lên cao. Vì vậy, tỷ lệ lợi nhuận gộp có thể là một chiếc đèn cảnh báo sớm, cho biết những xu hướng tốt hoặc xấu trên thị trường. TỶ LỆ LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (operating profit margin percentage), hay còn gọi là tỷ lệ lợi nhuận hoạt động (operating margin) là thước đo toàn diện hơn để đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Chớ quên, lợi nhuận hoạt động, hay EBIT là con số thu được khi lấy lợi nhuận gộp trừ đi chi phí hoạt động, vì vậy cấp lợi nhuận hoạt động sẽ cho ta biết doanh nghiệp đang vận hành ra sao, xét trên quan điểm hoạt động. Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động đơn giản là kết quả dưới dạng phần trăm thu được khi lấy lợi nhuận hoạt động chia cho doanh thu: Lợi nhuận gộp 652 Tỷ lệ lợi nhuận (EBIT) = = = 7,5% hoạt động Doanh thu 8.689
  38. Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động có thể là thước đo chính giúp nhà quản lý theo dõi hoạt động của doanh nghiệp. Lý do không phải là vì nhiều doanh nghiệp ràng buộc tiền thưởng với mục tiêu tỷ lệ lợi nhuận hoạt động, mà vì các nhà quản lý không thuộc bộ phận tài chính không có nhiều quyền kiểm soát đối với những khoản mục mà cuối cùng sẽ được trừ đi để tính tỷ lệ lợi nhuận thuần, như lãi vay và thuế. Vì vậy, tỷ lệ lợi nhuận hoạt động là một chỉ báo tốt cho biết hiệu quả làm việc của các nhà quản lý xét trên khía cạnh tổng thể. Đường xu hướng đi xuống ở tỷ lệ lợi nhuận hoạt động là đèn vàng nhấp nháy. Nó cho biết giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động đang tăng nhanh hơn doanh thu, và điều này ít khi là dấu hiệu tốt. Cũng như với tỷ lệ lợi nhuận gộp, chúng ta sẽ dễ dàng thấy được các xu hướng trong kết quả hoạt động khi nhìn vào các con số phần trăm, hơn là các số liệu thô. Một thay đổi trong tỷ lệ phần trăm không chỉ cho biết xu hướng thay đổi, mà còn cho biết thay đổi đó lớn đến độ nào. TỶ LỆ LỢI NHUẬN THUẦN Tỷ suất lợi nhuận thuần (net profit margin percentage), hay còn được gọi là tỷ lệ lợi nhuận thuần (net margin) cho doanh nghiệp biết, với mỗi đồng doanh thu thu được, doanh nghiệp còn lại được bao nhiêu sau khi trừ đi tất cả những khoản phải trả − như nhân sự, nhà cung cấp, bên cho vay, chính phủ, v.v Nó cũng còn được biết đến với tên gọi tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (return on sales, hay ROS). Một lần nữa, nó chỉ đơn giản là kết quả phần trăm thu được khi lấy lợi nhuận thuần chia cho doanh thu: Lợi nhuận 248 Tỷ lệ lợi nhuận = thuần = = 2,8% thuần Doanh thu 8.689 Lợi nhuận thuần là dòng cuối cùng trên báo cáo kết quả kinh doanh mà ai cũng có thể thấy rõ, vì vậy tỷ lệ lợi nhuận thuần cũng là tỷ lệ kết quả kinh doanh ở dòng cuối đó. Tỷ lệ lợi nhuận thuần giữa các ngành có mức biến thiên rất cao. Chẳng hạn tỷ lệ lợi nhuận thuần ở hầu hết các ngành bán lẻ khá thấp. Trong khi ở một số ngành sản xuất, nó lại có thể tương đối cao. Điểm so sánh tốt nhất cho tỷ lệ lợi nhuận thuần là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong các giai đoạn trước đó và hiệu quả tương ứng của nó với các doanh nghiệp tương tự, trong cùng ngành.
  39. Tất cả những tỷ lệ mà chúng ta vừa xem xét cho tới lúc này đều chỉ sử dụng số liệu trong bản báo cáo kết quả kinh doanh. Bây giờ, chúng tôi muốn giới thiệu thêm hai thước đo khả năng sinh lời khác, được rút ra từ cả báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. TỶ LỆ LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (return on asset, hay ROA) cho bạn biết trong mỗi đồng đầu tư vào hoạt động kinh doanh có bao nhiêu phần trăm được hoàn lại dưới dạng lợi nhuận. Thước đo này không hẳn trực quan như những thước đo đã đề cập, nhưng ý tưởng nền tảng cho nó thì không phức tạp. Mọi hoạt động kinh doanh đều đưa tài sản vào guồng hoạt động: tiền mặt, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, xe cộ, hàng tồn kho, v.v Một doanh nghiệp sản xuất có thể đọng nhiều vốn ở nhà xưởng và thiết bị. Trong khi một doanh nghiệp dịch vụ có thể đầu tư mua những hệ thống máy tính và viễn thông đắt đỏ. Các nhà bán lẻ cần nhiều hàng tồn kho. Tất cả những tài sản này đều xuất hiện trên bảng cân đối kế toán. Tổng số tài sản cho biết có bao nhiêu đồng, bất kể ở dạng nào, đang được sử dụng ra sao trong hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. ROA đơn giản cho biết doanh nghiệp sử dụng những tài sản này hiệu quả ra sao để tạo ra lợi nhuận. Nó là thước đo có thể dùng trong bất kỳ ngành nào để so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở đủ mọi quy mô. Công thức (và phép tính cơ bản) cho tỷ lệ này đơn giản như sau: Lợi nhuận 248 Tỷ lệ lợi nhuận thuần = = = 4,8% trên tài sản Tổng tài 8.689 sản ROA còn có một đặc trưng khác nữa, nếu so với các tỷ lệ rút từ báo cáo kết quả kinh doanh mà chúng ta đã đề cập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp hay tỷ lệ lợi nhuận thuần rất khó đạt mức cao; bạn thường muốn chúng đạt đến mức cao nhất có thể. Nhưng ROA thì lại có thể quá cao. Một ROA cao hơn hẳn so với tiêu chuẩn ngành có thể cho thấy rằng doanh nghiệp không gia cố tài sản để dự phòng cho tương lai – tức là, doanh nghiệp không đầu tư vào máy móc và thiết bị mới. Nếu điều này là đúng, triển vọng dài hạn của doanh nghiệp sẽ tiềm ẩn rủi ro, dù ROA hiện tại có tốt ra sao. (Tuy nhiên, khi đánh giá ROA, bạn hãy nhớ rằng tiêu chuẩn giữa các ngành rất khác nhau. Ngành dịch vụ và bán lẻ đòi hỏi ít tài sản hơn các doanh nghiệp sản xuất; và một lần nữa, nhóm
  40. doanh nghiệp này cũng tạo ra những tỷ lệ thấp hơn). Một khả năng khác trong trường hợp ROA quá cao là có thể các nhà điều hành đang nơi lỏng bảng cân đối kế toán, họ sử dụng các chiêu trò kế toán để giảm tài sản, và do đó làm cho ROA trông khá hơn. Chẳng hạn, Enron đã thành lập nhiều liên doanh thuộc sở hữu một phần của CFO Andrew Fastow và nhiều nhà điều hành khác, sau đó “bán lại” tài sản cho các công ty đó. Cổ phần của công ty trong lợi nhuận của các liên doanh xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng tài sản thì không thể tìm thấy trên bảng cân đối kế toán. ROA của Enron rất cao, nhưng Enron không phải là doanh nghiệp có sức khỏe ổn định. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư Tại sao tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (return on investment, hay ROI) không được đưa vào danh sách các tỷ lệ lợi nhuận của chúng tôi? Lý do là vì thuật ngữ này có nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước đây, ROI và ROA là một: tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản. Nhưng hiện nay, nó còn có thể có nghĩa là tỷ lệ hoàn vốn của một khoản đầu tư cụ thể. ROI của chiếc máy đó là bao nhiêu? Chương trình đào tạo của chúng ta có ROI như thế nào? ROI của thương vụ mua lại mới thực hiện như thế nào? Những phép toán này sẽ khác nhau, tùy theo cách thức mọi người đo lường chi phí và lợi nhuận. Chúng tôi sẽ trở lại với các phép tính ROI trong phần sau. TỶ LỆ LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (return on equity, hay ROE) hơi khác một chút: nó cho chúng ta biết phần trăm lợi nhuận mà chúng ta thu được từ mỗi đồng đầu tư vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp. Hãy nhớ lại sự khác biệt giữa tài sản và vốn chủ sở hữu: tài sản chỉ những gì mà doanh nghiệp sở hữu, còn vốn chủ sở hữu chỉ giá trị thuần như được xác định theo các nguyên tắc kế toán. Cũng tương tự như các tỷ lệ lợi nhuận khác, ROE có thể được dùng để so sánh một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh (và trên thực tế là với cả các doanh nghiệp cùng ngành). Tuy nhiên, phép so sánh này không phải lúc nào cũng đơn giản. Chẳng hạn, Công ty A có ROE cao hơn Công ty B vì vay mượn nhiều tiền hơn – tức là, công ty này có khoản nợ phải trả lớn hơn và tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đầu tư vào công ty cũng thấp hơn tương ứng. Điều này là tốt hay xấu? Câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu Công ty A đang lao đầu vào rủi ro, hay liệu, ngược lại, công ty đang sử dụng số tiền vay mượn một cách khôn ngoan để gia tăng lợi nhuận. Tỷ lệ này cũng đưa chúng ta đến với các tỷ lệ như nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-to-equity), mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở chương sau.
  41. Bất luận như thế nào, công thức và phép tính mẫu cho ROE luôn có dạng như sau: Lợi 248 Tỷ lệ lợi nhuận trên nhuận thuần = = = 10,1% vốn chủ sở hữu Vốn chủ 2.457 sở hữu Xét trên vị thế của một nhà đầu tư, ROE là một trong những tỷ lệ chính yếu. Tùy theo lãi suất, nhà đầu tư có thể thu được 3-4% lợi nhuận từ trái phiếu, về bản chất đây là một vụ đầu tư không rủi ro. Vì vậy, nếu đầu tư tiền vào một doanh nghiệp, người ta sẽ muốn tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn đáng kể so với con số trên. ROE không xác định cụ thể cuối cùng anh ta sẽ thu được bao nhiêu tiền từ doanh nghiệp, bởi điều đó còn phụ thuộc vào quyết định thanh toán cổ tức của doanh nghiệp, và mức lên giá của cổ phiếu cho đến khi anh ta bán chúng. Nhưng nó là một chỉ bảo hữu hiệu cho biết liệu doanh nghiệp có khả năng tạo ra thu nhập xứng đáng với rủi ro tiềm ẩn trong khoản đầu tư không. Một lần nữa, hãy lưu ý một điều về tất cả những con số tỷ lệ này: tử số của nó là một dạng lợi nhuận nào đó, và luôn là một ước tính. Mẫu số cũng dựa trên các giả định và ước tính. Các tỷ lệ rất hữu dụng, đặc biệt khi chúng được theo dõi trong một thời gian để xác lập các đường xu hướng. Tuy nhiên, chúng ta không nên để mình bị ru ngủ bởi suy nghĩ rằng chúng miễn nhiễm với các nỗ lực thẩm mỹ.
  42. 21. CÁC TỶ LỆ ĐÒN BẨY Tiết mục giữ thăng bằng Các tỷ lệ đòn bẩy cho phép bạn thấy rõ doanh nghiệp sử dụng nợ như thế nào và rộng khắp ra sao. Nợ là một từ có ý nghĩa nặng nề đối với nhiều người: Nó gợi lên hình ảnh của những chiếc thẻ tín dụng, khoản thanh toán lãi vay, một doanh nghiệp phải cầm cố cho ngân hàng. Nhưng hãy xem xét dạng thức tương tự với nó trong sở hữu nhà. Miễn là gia đình vay thế chấp trong khả năng chi trả, khoản nợ đó sẽ cho phép họ được sống trong ngôi nhà, mà nếu không họ sẽ không bao giờ có thể mơ sở hữu. Không chỉ dừng lại đó, những người chủ ngôi nhà có thể trừ lãi vay khoản nợ này khỏi thu nhập chịu thuế, vì lẽ đó việc sở hữu ngôi nhà còn rẻ hơn nữa. Nó cũng có tác động tương tự đối với doanh nghiệp: cho phép doanh nghiệp phát triển vượt ra khỏi những gì mà nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp cho phép, và quả thật nó cho phép doanh nghiệp có lợi nhuận để tăng cường vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp cũng có thể trừ phần thanh toán lãi vay nợ ra khỏi thu nhập chịu thuế. Nợ thường được các chuyên gia phân tích tài chính gọi là đòn bẩy. Ý nghĩa của hạn từ này là doanh nghiệp có thể từ một số vốn khiêm tốn xây dựng nên một lượng tài sản lớn hơn, thông qua hình thức vay nợ, từ đó vận hành doanh nghiệp, hệt như cách thức mà một người sử dụng đòn bẩy để nâng một vật nặng, mà nếu không có chiếc đòn bẩy đó, người đó sẽ không thể làm gì. Trong kinh doanh, hạn từ đòn bẩy quả thật có hai cách xác định – đòn bẩy hoạt động (operating leverage) và đòn bẩy tài chính (financial leverage). Hai ý tưởng này liên quan với nhau nhưng lại khác biệt. Đòn bẩy hoạt động là tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi; tăng cường đòn bẩy hoạt động có nghĩa là tăng thêm chi phí cố định với mục tiêu là giảm chi phí biến đổi. Một nhà bán lẻ mở cửa hàng to hơn, vận hành hiệu quả hơn và một nhà sản xuất xây dựng nhà máy lớn hơn, năng suất hơn đều đang gia tăng chi phí cố định của mình. Nhưng họ hi vọng, việc làm này có thể giúp họ giảm được chi phí biến đổi, bởi tập tài sản mới sẽ hiệu quả hơn tập tài sản cũ. Đây là những ví dụ cho đòn bẩy hoạt động. Ngược lại với nó, đòn bẩy tài chính đơn giản có nghĩa là mức độ mà tài sản của doanh nghiệp được rót vốn mua sắm bằng nợ. Đòn bẩy dù thuộc loại nào cũng giúp doanh nghiệp làm ra nhiều tiền hơn, nhưng nó cũng gia tăng rủi ro. Ngành hàng không là một ví dụ về một doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động cao – tất cả những chiếc máy bay đó! –
  43. và đòn bẩy tài chính cao, bởi hầu hết các máy bay đều được rót vốn mua qua các khoản nợ. Sự kết hợp này tạo ra rủi ro lớn, bởi nếu vì một lý do nào đó mà doanh thu giảm, các doanh nghiệp sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí cố định. Đây chính là một phần của câu chuyện xảy ra sau biến cố ngày 11 tháng Chín năm 2001. Các hãng hàng không buộc phải đóng cửa 1-2 tuần, và chỉ trong một thời gian ngắn, ngành hàng không đã mất hàng tỷ đô-la. (Sau đó, hầu hết các hãng hàng không cũng không còn hoạt động tốt như trước). Ở đây, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào đòn bẩy tài chính, và chúng ta sẽ tìm hiểu hai tỷ lệ: nợ trên vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán lãi vay. TỶ LỆ NỢ TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-to-equity ratio) đơn giản và dễ hiểu: nó cho biết trong mỗi đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có bao nhiêu là tiền vay nợ. Công thức và phép tính mẫu cho tỷ lệ này có dạng như sau: Tổng nợ 2.736 Tỷ lệ lợi nhuận trên phải trả = = = 1,11% vốn chủ sở hữu Vốn chủ 2.457 sở hữu (Lưu ý rằng tỷ lệ này không thường được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm). Cả hai con số đều được lấy từ bảng cân đối kế toán. Thế nào là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tốt? Cũng như với hầu hết các tỷ lệ, câu trả lời phụ thuộc vào ngành hoạt động. Tuy nhiên, có nhiều, rất nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn 1 – tức là các doanh nghiệp này có nhiều nợ hơn vốn chủ sở hữu. Vì lãi vay được trừ khỏi thu nhập chịu thuế của doanh nhiệp, nên nhiều doanh nghiệp sử dụng nợ để rót vốn cho ít nhất là một phần hoạt động kinh doanh của mình. Thực tế là, những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đặc biệt thấp có thể là mục tiêu cho một cuộc mua đứt có đòn bẩy, trong đó ban quản lý hoặc các nhà đầu tư khác vay nợ để mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Các ngân hàng rất thích tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Họ sử dụng nó để xác định liệu có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không. Từ kinh nghiệm của mình họ biết tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hợp lý cho một doanh nghiệp thuộc quy mô nhất định trong một ngành cụ thể nên là bao nhiêu (và tất nhiên họ cũng kiểm tra cả khả năng sinh lời, dòng lưu chuyển tiền tệ và các thước đo khác nữa). Đối với một nhà quản lý, biết tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
  44. hữu, và tương quan giữa nó và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các đối thủ cạnh tranh là một thước đo tiện dụng để đánh giá ban quản lý cấp cao của doanh nghiệp cảm thấy ra sao về việc vay thêm nợ. Nếu tỷ lệ này cao, việc huy động thêm tiền mặt qua vay nợ có thể gặp khó khăn. Do đó, hoạt động mở rộng có thể đòi hỏi thêm đầu tư từ vốn chủ sở hữu. TỶ LỆ THANH TOÁN LÃI VAY Các ngân hàng cũng rất ưa thích con số này. Nó là thước đo “mức chịu lãi” của doanh nghiệp – tức số tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả mỗi năm – trong mối tương quan với số tiền mà doanh nghiệp làm ra. Công thức và phép tính tỷ lệ này có dạng như sau: Lợi nhuận hoạt 652 động Hệ số thanh toán = = = 3,41 lãi vay Mức lãi hàng 191 năm Nói cách khác, tỷ lệ này cho thấy doanh nghiệp có thể dễ dàng thanh toán lãi vay ra sao. Nếu tỷ lệ này tiến quá gần đến 1, rõ ràng đây là dấu hiệu xấu: hầu hết lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chỉ đủ để trả lãi vay! Con số tỷ lệ cao nhìn chung là dấu hiệu cho thấy, doanh nghiệp có thể vay nợ thêm – hay ít nhất là doanh nghiệp có khả năng trả nợ. Điều gì sẽ xảy ra khi một trong hai tỷ lệ trên chệch hướng quá xa, tức là nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao và hệ số thanh toán lãi vay quá thấp? Chúng ta thường tưởng rằng, ban quản lý cấp cao chỉ luôn tập trung vào việc trả nợ, làm sao để cả hai tỷ lệ trở lại khoảng chấp nhận được. Song các nghệ sĩ tài chính lại có quan điểm hoàn toàn khác. Chẳng hạn, họ sáng tạo ra một hình thức mới, rất tuyệt là thuê tài sản hoạt động (operating lease), loại hình này được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không và nhiều ngành khác. Thay vì mua hẳn một thiết bị như một chiếc máy bay, doanh nghiệp sẽ thuê máy bay của nhà đầu tư. Việc trả tiền thuê sẽ được tính như một khoản chi trên báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng không có tài sản hay khoản nợ nào liên quan đến tài khoản này trong sổ sách của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy quá mức sẵn lòng chi mạnh tay để thuê thiết bị chỉ với mục đích giữ hai tỷ lệ này nằm trong khoảng mà các ngân hàng và nhà đầu tư ưa thích. Nếu bạn muốn hiểu toàn bộ về tình trạng nợ của doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ phải tính toán những tỷ lệ này – nhưng hãy hỏi thêm phòng tài chính, liệu công ty có dùng bất kỳ công cụ nào giống nợ như
  45. hợp đồng thuê tài sản hoạt động không.
  46. 22. CÁC HỆ SỐ THANH TOÁN Chúng ta có thể thanh toán hóa đơn không? Các hệ số hay tỷ lệ thể hiện khả năng thanh toán cho biết khả năng đáp ứng mọi trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp – không chỉ là trả nợ, mà còn là trả lương, thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, đóng thuế, v.v Những tỷ lệ này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ − những doanh nghiệp thường rơi vào nguy cơ cạn tiền, nhưng chúng cũng trở nên quan trọng đối với một doanh nghiệp lớn, khi doanh nghiệp này gặp phải các rắc rối tài chính. Chúng tôi không định nói đi nói lại quá nhiều về các hãng hàng không, nhưng một lần nữa đây lại là ngành đáng chú ý. Bạn có thể đặt cược rằng trong suốt nhiều năm kể từ sau biến cố năm 2001, các nhà đầu tư và những người mua trái phiếu chuyên nghiệp đã theo dõi rất sát sao các tỷ lệ thể hiện khả năng thanh khoản của một số hãng hàng không lớn. Một lần nữa, chúng tôi xin được giới hạn ở hai tỷ lệ phổ biến nhất. HỆ SỐ THANH TOÁN NGẮN HẠN Hệ số thanh toán ngắn hạn (current ratio) đo lường tương quan giữa tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp so với các khoản nợ ngắn hạn. Hãy nhớ lại các chương về bảng cân đối kế toán (Phần III), trong thuật ngữ kế toán, nhìn chung “ngắn hạn” (current) có nghĩa là một giai đoạn kéo dài không quá một năm. Vì vậy, tài sản ngắn hạn là những tài sản có thể được chuyển thành tiền mặt trong vòng không quá một năm; con số này thường bao gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho, cũng như tiền mặt. Các khoản nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm, chủ yếu bao gồm các khoản phải trả và các khoản nợ ngắn hạn. Công thức và phép tính mẫu cho hệ số thanh toán ngắn hạn có dạng như sau: Tài sản 2.750 Hệ số thanh toán ngắn hạn = = = 2,34 ngắn hạn Nợ ngắn 1.174 hạn Tỷ lệ này cũng có thể xuống quá thấp, hoặc có thể lên quá cao. Ở hầu hết các ngành, hệ số thanh toán ngắn hạn được coi là quá thấp khi nó tiệm cận gần đến 1. Tại mức này, bạn chỉ đủ khả năng thanh toán những khoản nợ sắp
  47. đến hạn bằng số tiền mặt mà bạn nhận được. Hầu hết các ngân hàng sẽ không duyệt đơn vay vốn của một doanh nghiệp có hệ số thanh toán ngắn hạn gần bằng 1. Thấp hơn 1, tất nhiên, là mức quá thấp, bất kể bạn có bao nhiêu tiền mặt trong tài khoản ngân hàng. Với hệ số thanh toán ngắn hạn thấp hơn 1, bạn hiểu rõ, mình sẽ sớm hết tiền vào một thời điểm nào đó trong năm tới, trừ khi bạn tìm được cách làm ra nhiều tiền mặt hơn, hoặc thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Hệ số thanh toán ngắn hạn quá cao khi nó cho các cổ đông thấy rằng doanh nghiệp đang ngồi trên đống tiền mặt của mình. Chẳng hạn, Microsoft đã tích lũy được số tiền mặt lên đến gần 60 tỷ đô-la (vâng, hàng tỷ), cho đến năm 2004, tập đoàn mới tuyên bố trả cổ tức một lần là 32 tỷ đô-la cho các cổ đông. Bạn có thể tưởng tượng hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty như thế nào trước đợt trả cổ tức rồi đấy! (Và có lẽ nó cũng vẫn tuyệt vời sau đợt trả cổ tức). HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH Hệ số thanh toán nhanh (quick ratio) cũng được coi là công cụ kiểm thử vàng, một cách gọi gợi đôi chút ý niệm về tầm quan trọng của nó. Công thức và phép tính tỷ lệ này có dạng như sau: Tài sản ngắn 2.750 - Hệ số thanh = hạn - tồn kho = 1.270 = 1,26 toán nhanh Nợ ngắn hạn 1.174 Lưu ý rằng hệ số thanh toán nhanh là hệ số thanh toán ngắn hạn sau khi trừ đi tồn kho. Ý nghĩa của việc trừ đi tồn kho là gì? Gần như mọi khoản mục khác trong hạng mục tài sản ngắn hạn hoặc là tiền mặt, hoặc có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt. Chẳng hạn, hầu hết các khoản phải thu sẽ được thanh toán trong vòng 1-2 tháng, vì vậy chúng chẳng kém gì tiền mặt. Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có thể dễ dàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình ra sao, mà không cần đợi bán hàng tồn kho, hay biến chúng thành sản phẩm. Một doanh nghiệp đọng nhiều tiền ở hàng tồn kho phải hiểu rằng các chủ nợ và nhà cung cấp sẽ nhìn vào hệ số thanh toán nhanh của mình – và (trong hầu hết các trường hợp) họ luôn kỳ vọng nó cao hơn 1.
  48. 23. CÁC TỶ LỆ THỂ HIỆN HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG Tận dụng tối đa từ tài sản Các tỷ lệ thể hiện hiệu suất hoạt động giúp bạn đánh giá hiệu quả quản lý tài sản và khoản nợ chính trên bảng cân đối kế toán của mình. Cách nói “quản lý bảng cân đối kế toán” có thể mang ý nghĩa rất riêng, đặc biệt là khi hầu hết các nhà quản lý thường chỉ tập trung vào báo cáo kết quả kinh doanh. Nhưng hãy nghĩ thế này: bảng cân đối kế toán toán liệt kê tài sản và những khoản nợ phải trả, và những tài sản và khoản nợ phải trả này luôn biến động. Nếu bạn có thể giảm tồn kho hay đẩy nhanh quá trình thu công nợ, bạn sẽ tạo ra được tác động trực tiếp và tức thời lên tình trạng tiền mặt của doanh nghiệp. Các tỷ lệ thể hiện hiệu suất hoạt động cho bạn biết bạn đang ở ngưỡng nào trên những thước đo hiệu quả hoạt động như vậy. (Chúng tôi sẽ nói thêm về vấn đề quản lý bảng cân đối kế toán trong Phần VII). NGÀY TỒN KHO VÀ TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO Những tỷ lệ này có thể hơi khó hiểu. Chúng dựa trên thực tế rằng hàng tồn kho lưu chuyển khắp doanh nghiệp, và có thể lưu chuyển nhanh hơn hoặc chậm hơn. Ngoài ra, tốc độ lưu chuyển nhanh chậm của hàng tồn kho cũng rất quan trọng. Nếu bạn coi hàng tồn kho như một “khoản tiền đông cứng,” thì khi đó bạn càng đưa nó ra khỏi cửa và thu tiền thực về nhanh bao nhiêu, bạn càng giàu hơn bấy nhiêu. Vì lẽ đó, chúng ta hãy cùng bắt đầu với một tỷ lệ có một cái tên dễ nhớ là ngày tồn kho (days in inventory, hay DII, inventory days). Về bản chất, tỷ lệ này đo lường số ngày hàng tồn kho nằm trong hệ thống. Tử số là tồn kho trung bình, kết quả của việc cộng tồn kho đầu kỳ với tồn kho cuối kỳ (ta có thể tìm thấy hai số này trên bảng cân đối kế toán của từng ngày) rồi chia cho 2. (Một số doanh nghiệp chỉ sử dụng tồn kho cuối kỳ). Mẫu số là giá vốn hàng bán (COGS) trên ngày, đây là thước đo số lượng hàng tồn kho thực sự được sử dụng mỗi ngày. Công thức và phép tính mẫu có dạng như sau: Tồn kho trung (1.270 + bình 1.514)/2 DII = = = 74,2 COGS/ngày 6.765/360
  49. (Các chuyên gia tài chính thường tính số ngày trong năm là 360 ngày, chỉ bởi đây là số tròn). Trong ví dụ này hàng tồn kho nằm trong hệ thống 74,2 ngày. Tất nhiên chỉ báo này là tốt hay xấu lại tùy thuộc vào từng sản phẩm, ngành nghề hoạt động, môi trường cạnh tranh, v.v Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (inventory turn), một thước đo hàng tồn kho khác, đo lường số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một năm. Nếu mỗi mặt hàng tồn kho được xử lý với tốc độ như nhau, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho sẽ là số lần trên năm mà bạn bán được hàng và phải bổ sung thêm. Công thức và phép tính mẫu tỷ lệ này rất đơn giản: Tốc độ luân chuyển hàng tồn 360 360 = = = 4,85 kho DII 74,2 Trong ví dụ này, hàng tồn kho luân chuyển với tốc độ 4,85 lần một năm. Nhưng thật ra thứ mà chúng ta đang đo lường ở đây là gì? Cả hai tỷ lệ đều là thước đo hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng cao, hay số ngày tồn kho càng thấp, chứng tỏ bạn quản lý hàng tồn kho càng chặt và có tình trạng tiền mặt càng tốt. Miễn là bạn có đủ hàng tồn kho để sẵn sàng đáp ứng cầu tiêu dùng của khách hàng, thì càng quản lý hiệu quả bao nhiêu, thì sẽ càng tốt bấy nhiêu. Năm 2002, chuỗi cửa hàng Target Stores có tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 6,5, đây là một con số đáng nể đối với một nhà bán lẻ lớn. Nhưng đó vẫn chưa là gì so với tốc độ luân chuyển tồn kho 8,1 của Wal-Mart. Trong ngành bán lẻ, chênh lệch trong tốc độ luân chuyển tồn kho có thể nói lên sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp; cả Target và Wal-Mart đều thành công, nhưng chắc chắn Wal-Mart mới là kẻ dẫn đầu. Nếu trách nhiệm của bạn nằm ở bất kỳ đâu đó gần địa hạt quản lý tồn kho, bạn cần theo dõi thật chặt tỷ lệ này. (Và ngay cả nếu không, thì cũng chẳng điều gì có thể cản bạn đặt câu hỏi: “Này Sally, tại sao gần đây lại có một dấu kiểm lên DII của chúng ta vậy?”). Cả hai tỷ lệ này là những đòn bẩy chủ chốt, có thể được các nhà quản lý thông minh về tài chính sử dụng để tạo ra một tổ chức hiệu quả hơn. KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN Kỳ thu tiền bình quân (days sales outstanding, hay DSO, cũng còn được gọi là average collection period and receivable days) là thước đo thời gian bình quân để thu được tiền từ một giao dịch bán hàng – hay nói cách khác đây là thước đo tốc độ thanh toán hóa đơn của khách hàng.
  50. Tử số của tỷ lệ này là khoản phải thu cuối kỳ, được lấy từ bảng cân đối kế toán ở cuối giai đoạn mà chúng ta đang xét. Mẫu số là doanh thu trên ngày – doanh thu hàng năm chia cho 360 ngày. Công thức và phép tính mẫu tỷ lệ này có dạng như sau: A/R cuối 1.312 kỳ Kỳ thu tiền = = = 54,5 bình quân Doanh 8.689/360 thu/ngày Nói cách khác, khách hàng của doanh nghiệp thường thanh toán hóa đơn với thời gian trung bình là khoảng 54 ngày. Tất nhiên, chính ở đây mở ra lộ trình cải thiện nhanh chóng tình trạng tiền mặt của doanh nghiệp. Tại sao lại mất nhiều thời gian đến vậy? Có phải khách hàng không hài lòng vì sản phẩm có lỗi hỏng hay dịch vụ kém? Nhân viên bán hàng quá dễ dãi khi đàm phán các điều khoản trong hợp đồng? Nhân viên thu công nợ nản lòng hoặc làm việc kém hiệu quả? Mọi người phải dồn sức mày mò phần mềm quản lý tài chính mới cập nhật? DSO giữa các ngành, các khu vực, các nền kinh tế và các mùa vụ có sự khác biệt rất lớn, nhưng dù thế nào thì: nếu giảm được tỷ lệ này xuống còn 45 hoặc 40 ngày, doanh nghiệp có thể cải thiện đáng kể tình trạng tiền mặt của mình. Đây là ví dụ căn bản về một hiện tượng quan trọng, cụ thể là ban quản lý làm việc cẩn trọng có thể cải thiện bức tranh tài chính của một hoạt động kinh doanh mà không cần thay đổi doanh thu hay chi phí. DSO cũng là tỷ lệ chính yếu đối với những người đang cẩn trọng thương thảo các điều khoản cho một vụ mua lại tiềm năng. DSO cao có thể là cờ đỏ, ở chỗ nó gợi ý rằng khách hàng đang không thanh toán hóa đơn đúng hẹn. Có thể bản thân khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính. Có thể hoạt động quản lý tài chính và điều hành của doanh nghiệp mục tiêu quá yếu kém. Có thể, như ở Sunbeam, có một chiêu trò thẩm mỹ tài chính lập lờ nào đó đang diễn ra. Chúng ta sẽ quay trở lại với DSO trong Phần VII, trong nội dung về quản lý vốn lưu động; còn bây giờ, bạn chỉ cần lưu ý rằng, theo định nghĩa nó là một con số bình quân được điều chỉnh. Bởi lẽ đó, điều quan trọng là những kẻ đang cẩn trọng thương thảo điều khoản kia phải nhìn vào thời gian của các khoản phải thu – tức là, những hóa đơn cụ thể đó có thời gian bao nhiêu lâu và chúng có cả thảy là bao nhiêu. Rất có thể có một số hóa đơn với giá trị cao bất thường, bị thanh toán chậm
  51. đang làm méo xẹo chỉ số DSO. KỲ THANH TOÁN BÌNH QUÂN Kỳ thanh toán bình quân (days payable outstanding (DPO) cho biết thời gian trung bình mà một doanh nghiệp bỏ ra để thanh toán các hóa đơn hiện hành. Nó là một dạng đối ngược với DSO. Công thức tính thì tương tự: lấy khoản phải trả cuối kỳ và chia cho COGS trên ngày: Kỳ thanh toán A/P cuối kỳ 1.022 = = = 54,5 bình quân COGS/ngày 6.756/360 Nói cách khác, các nhà cung cấp của doanh nghiệp đợi một thời gian dài mới thanh toán, khoảng thời gian này gần như tương đương với thời gian mà doanh nghiệp chờ thu công nợ từ khách hàng. Vậy thì sao? Đó chẳng phải là vấn đề mà nhà cung cấp, chứ không phải ban quản lý của doanh nghiệp, cần lo lắng sao? Câu trả lời là đúng và không đúng. PDO càng cao, tình trạng tiền mặt của doanh nghiệp càng tốt, nhưng nhà cung cấp thì hết sức phiền lòng. Một doanh nghiệp có tiếng là thanh toán chậm có thể thấy các nhà cung cấp hàng đầu không nhiệt tình giành nhau để có được mối làm ăn với mình như đáng ra phải thế. Giá họ đưa ra có thể cao hơn, các điều khoản của họ có thể ngặt nghèo hơn. Một doanh nghiệp có tiếng thanh toán ngay trong vòng 30 ngày lại nhận được những điều hoàn toàn ngược lại. Theo dõi DPO là một cách để đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn đang giữ được thăng bằng giữa một bên là tiền mặt của mình, và một bên là làm cho nhà cung cấp vui vẻ. TỐC ĐỘ THAY THẾ ĐẤT ĐAI, NHÀ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ Tỷ lệ này cho bạn biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu từ mỗi đồng đầu tư vào đất đai, nhà xưởng và thiết bị (property, plant, & equipment, hay PPE). Đó là thước đo mức độ hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu từ những tài sản cố định như nhà xưởng, xe cộ và máy móc. Phép tính tỷ lệ này đơn giản là lấy tổng doanh thu (từ báo cáo kết quả kinh doanh) chia cho PPE cuối kỳ (từ bảng cân đối kế toán): Doanh thu 8.689 Tốc độ thay thế PPE = = = 3,90 PPE 2.230 Bản thân con số 3,9 đô-la doanh thu cho mỗi đô-la PPE không nói lên gì
  52. nhiều. Nhưng nó có thể mang nhiều ý nghĩa khi so sánh với hiệu quả hoạt động trước đây, và với hiệu quả hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Một doanh nghiệp có tốc độ thay thế PPE thấp, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, đang không sử dụng tài sản hiệu quả bằng một doanh nghiệp có tốc độ PPE cao. Vì vậy, hãy kiểm tra đường xu hướng và các con số bình quân của ngành để xem doanh nghiệp đang đo lường ra sao. Nhưng vui lòng lưu ý đến điều kiện nho nhỏ, thầm lặng này, “các yếu tố khác không đổi”. Thực tế, đây là một tỷ lệ mà tại đó nghệ thuật tài chính có thể tác động mạnh đến các con số. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp thuê phần lớn thiết bị, thay vì sở hữu chúng, tài sản đi thuê này có thể không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán. Tổng tài sản được thể hiện ra của doanh nghiệp sẽ thấp hơn nhiều, và tốc độ thay thế PPE cũng cao hơn tương ứng. Một số doanh nghiệp trả thưởng theo tỷ lệ này, điều này khiến các nhà quản lý có động cơ thuê, hơn là mua thiết bị. Việc thuê như vậy có thể mang ý nghĩa chiến lược với doanh nghiệp, hoặc không. Điểm vô lý ở đây là việc ra quyết định dựa trên cơ sở thanh toán thưởng. Tiện đây, cũng xin nhắc luôn một hợp đồng thuê phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể mới có thể được coi là hợp đồng thuê tài sản hoạt động (dạng chi phí không thể hiện trên bảng cân đối kế toán), thay vì hợp đồng thuê tài sản vốn (phải đưa vào bảng cân đối kế toán). TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN TỔNG TÀI SẢN Tỷ lệ này cũng dựa trên cùng một ý tưởng với tỷ lệ trên, nhưng nó so sánh tương quan giữa doanh thu với tổng tài sản, chứ không phải tài sản cố định. (Tổng tài sản bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu và hàng tồn kho, cũng như PPE và các tài sản dài hạn khác). Công thức và phép tính cho tỷ lệ này là như sau: Doanh 8.689 Tốc độ luân chuyển thu = = = 1,67 tổng tài sản Tổng tài 5.193 sản Tốc độ luân chuyển tổng tài sản không chỉ đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định, mà còn đo lường cả hiệu quả sử dụng tất cả các tài sản. Nếu bạn giảm được lượng hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển tổng tài sản sẽ tăng. Nếu bạn cắt giảm được thời gian thu tiền bình quân, tốc độ luân chuyển tổng tài sản sẽ tăng. Nếu bạn gia tăng được doanh thu trong khi giữ nguyên tài sản
  53. (hoặc kìm tốc độ gia tăng tài sản ở mức thấp), tốc độ luân chuyển tổng tài sản sẽ tăng. Bất kỳ một động thái quản lý bảng cân đối kế toán nào kể trên cũng đều giúp nâng cao hiệu quả hoạt động. Theo dõi các xu hướng trong tốc độ luân chuyển tổng tài sản cho biết bạn đang thực hiện công việc của mình ra sao. Tất nhiên, trên thực tế danh sách các tỷ lệ không dừng tại đây. Các chuyên gia tài chính thuộc mọi hình thức sử dụng rất nhiều tỷ lệ khác nhau. Các nhà phân tích đầu tư cũng vậy. (Một tỷ lệ tương tự đối với các nhà đầu tư là tỷ lệ giá trên lợi nhuận, thể hiện mối quan hệ giữa giá cổ phiếu của doanh nghiệp với thu nhập hay lợi nhuận của nó). Công ty bạn có thể có những tỷ lệ cụ thể phù hợp cho riêng mình, hoặc phù hợp với ngành, hoặc cả hai. Bạn sẽ muốn học cách tính toán chúng, sử dụng chúng và làm sao để tác động đến chúng. Tuy vậy, những tỷ lệ mà chúng tôi trình bày ở đây là những tỷ lệ phổ biến nhất với hầu hết các nhà quản lý. Mặc dù việc hiểu báo cáo tài chính là quan trọng, song đó mới chỉ là xuất phát điểm cho hành trình đạt tới trí tuệ tài chính. Các tỷ lệ đưa bạn tới tầng bậc tiếp theo; chúng mở ra cho bạn cách thức hiểu ý nghĩa hàm ẩn giữa (hoặc có thể là bên dưới) các dòng, nhờ đó bạn có thể thấy những gì đang thật sự diễn ra. Chúng là công cụ hữu dụng để phân tích doanh nghiệp và kể câu chuyện tài chính của doanh nghiệp. Phần V HỘP CÔNG CỤ TỶ LỆ NÀO QUAN TRỌNG NHẤT VỚI CÔNG TY BẠN? Nhìn chung mỗi ngành sẽ có những tỷ lệ nhất định được coi là trọng yếu. Chẳng hạn, các nhà bán lẻ theo dõi rất sát sao tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Hàng tồn kho càng luân chuyển nhanh bao nhiêu, chứng tỏ họ đang tận dụng các tài sản khác của mình (chẳng hạn như mặt bằng cửa hàng) hiệu quả bấy nhiêu. Nhưng các doanh nghiệp thường muốn tạo ra những tỷ lệ trọng yếu của riêng mình, tùy theo hoàn cảnh và tình hình cạnh tranh của bản thân. Ví dụ, công ty Setpoint của Joe là một doanh nghiệp nhỏ, làm việc theo mô hình dự án, phải theo dõi rất cẩn trọng chi phí hoạt động và dòng tiền mặt. Vậy những tỷ lệ nào sẽ được các nhà quản lý của Setpoint theo dõi chặt chẽ nhất? Một là tỷ lệ mà công ty tự chế ra: lợi nhuận gộp chia cho chi phí hoạt động. Việc theo dõi tỷ lệ này đảm bảo rằng chi phí hoạt động không chệch ra khỏi lợi nhuận gộp mà công ty đang tạo ra. Hai là hệ số thanh toán ngắn hạn,