Toán học - Chương 11: Đứt gãy

ppt 18 trang vanle 3400
Bạn đang xem tài liệu "Toán học - Chương 11: Đứt gãy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttoan_hoc_chuong_11_dut_gay.ppt

Nội dung text: Toán học - Chương 11: Đứt gãy

  1. Chương 11A Đứt gãy
  2. • Đứt gãy là các khe nứt mà dọc theo nó có sự xê dịch có thể quan sát được của hai cánh được gây ra bởi sự dịch trượt song song với bề mặt của đứt gãy • Hệ thống đứt gãy là hệ thống của nhiều đứt gãy nằm gần nhau và có mối quan hệ với nhau • Về cơ bản, đứt gãy là các cấu trúc biến dạng dòn, chúng thường làm gián đoạn các đá theo cơ chế dịch trượt ở mức nông • Ở mức sâu hơn (nhiệt độ và áp suất cao) các đứt gãy chuyển dần sang các đới trượt biến dạng dẻo
  3. Mặt đứt gãy • Mặt đứt gãy là một khe nứt riêng biệt hay mặt gián đoạn mà dọc theo đó các tầng đá không ăn khớp với nhau (dịch chuyển tương đối so với nhau). Khái niệm mặt đứt gãy được sử dụng thay vì gọi là mặt phẳng đứt gãy để nhấn mạnh một điều là hiếm khi mặt đứt gãy là mặt phẳng thực sự • Nhìn chung mặt đứt gãy là một bề mặt ráp • Mặt trượt: khi hai cánh đứt gãy dịch chuyển một số mặt đứt gãy bị mài bóng tạo thành các mặt trượt. Mức độ đánh bóng bề mặt phụ thuộc vào thành phần thạch học của đá. •Trên các mặt trượt đó thường có các đường trượt cho ta biết hướng trượt của đứt gãy
  4. Đới đứt gãy • Đới đứt gãy (đới dập vỡ) bao gồm nhiều mặt đứt gãy nằm gần nhau, thông thường phân chia các khối đá bị dập vỡ • Chiều dày của đới có thể từ vài cm đến hàng km. • Nhìn chung, các đới đứt gãy rộng thường có cự li dịch chuyển lớn • Khi đi qua các đó có tính chất cơ lí khác nhau hoặc đới đứt gãy chuyển hướng thì chiều dày của đới có thể thay đổi mà không phản ánh mức độ biến đổi biên dộ trượt.