Tin học căn bản - Chương 2: Ứng dụng excel trong quản lý tài chính

pdf 45 trang vanle 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tin học căn bản - Chương 2: Ứng dụng excel trong quản lý tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftin_hoc_can_ban_chuong_2_ung_dung_excel_trong_quan_ly_tai_ch.pdf

Nội dung text: Tin học căn bản - Chương 2: Ứng dụng excel trong quản lý tài chính

  1. Chương 2 ỨNG DỤNG EXCEL TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Mục tiêu Sau khi học xong chương này, học sinh có khả năng - Sử dụng thành thạo được các hàm trong Excel để: + Tính toán lượng trích khấu hao TSCĐ + Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư 2.1 CÁC HÀM KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2.1.1 Nhắc lại kiến thức về tài sản cố định a. Khái niệm Tuỳ theo quy mô giá trị và thời gian sử dụng người ta chia tài sản của doanh nghiệp ra làm hai loại là: tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động (TSLĐ). TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là nó phải đảm bảo 4 tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó- Giá trị ban đầu của tài sản được xác định một cách tin cậy. - Có giá trị hữu dụng từ 1 năm trở lên. - Có giá trị từ 1.000.000 đồng ( mười triệu đồng) trở lên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ mà ta có các tiêu thức phân chia TSCĐ khác nhau như: theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu, theo tình hình sử dụng TSCĐ - Theo hình thái biểu hiện TSCĐ được chia làm 2 loại: + TSCĐ hữư hình (TSCĐ HH) là những TSCĐ có hình thái vật chất bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm ; các TSCĐ khác. + TSCĐ vô hình (TSCĐ VH) là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị được đầu tư (đạt tiêu chuẩn giá trị TSCĐ) để đem lại lợi ích kinh tế lâu daì cho doanh nghiệp (trên 1 năm). - Theo quyền sở hữu TSCĐ được chia làm 2 loại: + TSCĐ của doanh nghiệp là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc bằng nguồn vốn vay. + TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng gồm 2 loại: thuê hoạt động và thuê tài chính. - Theo theo mục đích và tình hình sử dụng TSCĐ gồm 4 loại: + TSCĐ dùng cho kinh doanh + TSCĐ hành chính sự nghiệp + TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi + TSCĐ chờ xử lý 33
  2. Xuất phát từ nguyên tắc quản lý TSCĐ, khi tính giá trị TSCĐ kế toán phải xác định được 3 chỉ tiêu là : nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. - Nguyên giá (NG) của TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp với các nguyên tắc chủ yếu sau: + Thời điểm xác định NG là thời điểm đưa tài sản và trạng thái sẵn sàng sử dụng (đối với TSCĐ HH) hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính (đối với TSCĐ VH). + Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên những căn cứ khách quan có thể kiểm soát được (phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ). + Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên các khoản chi tiêu hợp lý được dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐ. + Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính vào NG nếu như chúng làm tăng thêm giá trị hữu ích của TSCĐ. - Giá trị hao mòn (GTHM) của TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ khi tham gia vào quá trình kinh doanh. Có hai loại hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. + Hao mòn hữu hình là loại hao mòn do nguyên nhân vật lí như lực cơ học (ma sát, va đập) và do môi trường. Loại hao mòn này sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hoặc ở trong môi trường có sự ăn mòn hoá học hay điện hoá học. + Hao mòn vô hình là loại hao mòn xảy ra do tiến bộ kỹ thuật và quản lí, làm cho TSCĐ bị giảm giá hoặc bị lỗi thời. Vì TSCĐ bị hao mòn nên để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất TSCĐ yêu cầu trong mỗi chu kỳ sản xuất doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán và gọi là khấu hao TSCĐ.- Giá trị còn lại (GTCL) của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định. Người ta chỉ xác định được chính xác GTCL của TSCĐ khi bán chúng trên thị trường. Về phương diện kế toán, GTCL của TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa NG TSCĐ và GTHM (số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm xác định). Mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu giá của TSCĐ được thể hiện bằng công thức sau: NG TSCĐ = GTCL TSCĐ + GTHM TSCĐ b. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp tính toán phù hợp. Từ đó có thể thu hồi lại vốn đầu tư vào TSCĐ đã ứng ra ban đầu để thực hiện tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp. Khi tính khấu hao TSCĐ phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Tức là, tổng số tiền khấu hao TSCĐ trong kỳ phải bằng với tổng giá trị hao mòn của TSCĐ. Khi tuân thủ đúng theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính chính xác giá thành sản phẩm và hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình. 34
  3. Có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ. Chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào từng TSCĐ, quy định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lýh của doanh nghiệp. Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp có thể tính khấu hao theo 3 phương pháp là: phương pháp khấu hao đều, phương pháp khấu hao nhanh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Trong phạm vi chương này sẽ đề cập đến 2 phương pháp khấu hao đầu tiên. - Phương pháp khấu hao đều (khấu hao tuyến tính) Phương pháp này còn được gọi là phương pháp khấu hao bình quân, phương pháp khấu hao đường thẳng hay phương pháp khấu hao cố định. Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất và được sử dụng khá phố biến cho việc tính khấu hao các loại TSCĐ. Theo phương pháp này thì lượng trích khấu hao hàng năm là như nhau hay mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ được tính là không đổi trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ. * Lượng trích khấu hao hàng năm K K C bd dt kh T Trong đó: + Kbd là nguyên giá của TSCĐ +Kdt là giá trị đào thải của TSCĐ (giá trị thải hồi ước tính hay giá trị còn lại ước tính của TSCĐ sau khi đã tính khấu hao) +T là thời gian sử dụng dự kiến của TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện phù hợp với các thông số kinh tế kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ. * Giá trị còn lại ở năm thứ i: i K cli Kbd Ckht t 1 Ví dụ 2.1: Một TSCĐ đầu tư mới có nguyên giá (tính cả chi phí lắp đặt chạy thử) là 120 000 000 đồng đưa vào sử dụng năm 2000 với thời gian sử dụng dự tính là 5 năm, giá trị thải hồi ước tính là 35 000 000 đồng. Hãy tính lượng trích khấu hao cho từng năm trong suốt vòng đời của TSCĐ đó. Bài giải: Áp dụng công thức ta có: Nguyên giá Kbd 120,000,000 Giá trị còn lại Kdt 35,000,000 Thời gian sử dụng T 5 Lượng trích khấu hao hàng năm: Cikh = (120 000 000– 35 000 000)/5 = 17 000 000 Giá trị còn lại năm đầu: Kcl1 = 120 000 000 – 17 000 000 = 103 000 000 35
  4. Năm Lượng trích KH GTCL 2000 17,000,000 103,000,000 2001 17,000,000 86,000,000 2002 17,000,000 69,000,000 2003 17,000,000 52,000,000 2004 17,000,000 35,000,000 Phương pháp này đơn giản, dễ hiểu, mức khấu hao phân bổ vào giá thành sản phẩm hàng năm là ổn định nên thuận lợi cho việc lập kế hoạch giá thành sản phẩm, thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nó không phản ánh được chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm trong các kỳ sử dụng TSCĐ khác nhau, khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm nên khó tránh khỏi mất vốn do hao mòn vô hình gây ra. Do đó đối với các doanh nghiệp lớn, có cơ sở vật chất hiện đại dễ bị tác động bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật người ta thường áp dụng phương pháp khấu hao nhanh. - Phương pháp khấu hao nhanh (khấu hao giảm dần) Theo phương pháp này thì mức khấu hao TSCĐ sẽ được đẩy nhanh trong những năm đầu sử dụng và giảm dần theo thời gian sử dụng. Từ đó có thể nhanh chóng thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu để đổi mới TSCĐ. Trong phạm vi bài giảng này trình bày ba cách mức khấu hao hàng năm: khấu hao theo tổng số năm sử dụng, khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo số dư giảm dần với tỷ lệ tuỳ chọn. + Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định dựa vào tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm sử dụng và nguyên giá TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao này được xác định bằng cách lấy số năm sử dụng còn lại chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng. Các công thức như sau: Cikh (K bd K dt ).Tkhi 2(T i 1) Trong đó: T khi T.(T 1) Tkh là tỉ lệ khấu hao theo năm sử dụng T là thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ i là thứ tự năm tính khấu hao Ví dụ 2.2: Vẫn với dữ kiện như ở ví dụ 2.1 khi áp dụng công thức tính khấu hao theo phương pháp tổng số năm sử dụng ta làm như sau: 36
  5. Nguyên giá Kbd 120,000,000 Giá trị còn lại Kdt 35,000,000 Thời gian sử dụng T 5 Tỉ lệ khấu hao ở năm đầu tiên Tkh1 = (2 * (5 – 1 + 1)) / (5 * (5 + 1)) = 1/3 = 0.33 Lượng trích khấu hao năm đầu tiên C1kh = (120 000 000 – 35 000 000) * 1/3 = Giá trị còn lại năm đầu tiên Kcl1 = 120 000 000 – 439 68 = 119 999 560.32 Tỉ lệ khấu hao Lượng trích khấu hao GTCL Năm Tkhi Cikh Kcli = Kbd – Cikh 2000 0.333 28,333,333 91,666,667 2001 0.267 22,666,667 69,000,000 2002 0.200 17,000,000 52,000,000 2003 0.133 11,333,333 40,666,667 2004 0.067 5,666,667 35,000,000 + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm Ckhi được tính bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ theo thời hạn sử dụng nhân với tỷ lệ khấu hao không đổi. Để xác định tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp số dư giảm dần sao cho đến năm cuối thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu mua sắm TSCĐ thì doanh nghiệp phải căn cứ vào nhiều nhân tố. + Công thức xác định tỷ lệ khấu hao: 1/ T K r 1 dt K bd + Lượng trích khấu hao ở năm thứ nhất được tính theo công thức: C K .r.m /12 1 bd với m là số tháng của năm sử dụng đầu tiên. - Lượng trích khấu hao càng về sau càng giảm dần và ở năm cuối cùng được tính theo công thức: T 1 Ckh Kbd Ctkh .r.(12 m) /12 t 1 37
  6. Ví dụ 2.3: Vẫn với dữ kiện như ở ví dụ 2.1 nhưng khi áp dụng công thức tính lượng trích khấu hao cho TSCĐ đó theo phương pháp số dư giảm dần khi đưa TSCĐ vào sử dụng từ tháng 06/2000 (m = 7 tháng) ta làm như sau: Nguyên giá Kbd 120,000,000 Giá trị còn lại Kdt 35,000,000 Thời gian sử dụng T 5 Số tháng năm đầu tiên sử dụng m 7 Tỉ lệ khấu hao: r = 1 - (35 000 000/ 120 000 000)^(1/5) = 0.22 Lượng trích khấu hao năm đầu tiên C1kh = 120 000 000 * 0.22 * 7/ 12 = 15 288 905.91 Giá trị còn lại năm đầu tiên Kcl1 = 120 000 000 – 15 588 905.91 = 104 711 094.09 Lượng trích khấu hao năm thứ hai C2kh=(120 000 000 - 15 288 905.91) * 0.22 = 22 870 258.08 Giá trị còn lại năm thứ hai Kcl2=120 000 000 - (15 288 905.91+22 870 258.08) = 81 840 836.01 Năm Lượng trích KH GTCL 2000 15,288,905.91 104,711,094.09 2001 22,870,258.08 81,840,836.01 2002 17,875,097.74 63,965,738.27 2003 13,970,945.06 49,994,793.21 2004 4,549,795.77 45,444,997.44 Lượng trích khấu hao năm cuối cùng C5kh = 49 994 793.21 0.22*(12 - 7)/12 = 4 549 795.77 - Phương pháp khấu hao số dư giảm dần với tỷ lệ tuỳ chọn Nhằm đẩy mạnh tốc độ thu hồi vốn hơn người ta sử dụng phương pháp khấu hao số dư giảm dần với tỷ lệ tuỳ chọn. Theo phương pháp này lượng trích khấu hao năm thứ i được tính theo công thức: C K K C .r /T ikh bd dt  tkh Trong đó: r là tỉ lệ khấu hao Người ta có thể áp dụng phương pháp kết hợp tính khấu hao nhanh cho những năm đầu sử dụng TSCĐ và tính khấu hao đều cho những năm cuối. 38
  7. 2.1.2 Các hàm tính khấu hao TSCĐ Excel cung cấp một nhóm các hàm tính khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên trong phạm vi chương trình chúng ta sẽ nghiên cứu 4 hàm tính khấu hao đơn giản tương ứng với hai phương pháp tính khấu hao TSCĐ là: hàm SLN (phương pháp khấu hao tuyến tính) và các hàm SYD, DB, DDB (phương pháp khấu hao nhanh). a. Hàm SLN (Straight Line) - Tính khấu hao TSCĐ với tỷ lệ khấu hao trải đều trong một khoảng thời gian xác định - Cú pháp: =SLN(cost, salvage, life) Trong đó: cost là giá trị ban đầu của TSCĐ, salvage là giá trị còn lại ước tính của tài sản sâu khi đã khấu hao, life là đời hữu dụng của TSCĐ. - Hàm SLN tính khấu hao theo công thức: SLN = (cost – salvage)/ life Xét ví dụ 2.1 ở trên: Tính khấu hao theo hàm SLN cho TSCĐ được trình bày như trong hình sau: b. Hàm SYD (Sum of Year’Digits) -Tính tổng khấu hao hàng năm của một TSCĐ trong một khoảng thời gian xác định. - Cú pháp: = SYD(cost, salvage, life, per) Trong đó: các tham số cost, salvage, life như ở hàm SLN per là số thứ tự năm khấu hao Xét ví dụ 2.2 ở trên: Tính khấu hao cho TSCĐ sử dụng hàm SYD như trong hình sau: 39
  8. c. Hàm DB (Declining Balance) - Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định trong một khoảng thời gian xác định. - Cú pháp: =DB(cost, salvage, life, period, month) Trong đó: các tham số cost, salvage, life như ở hàm SLN period là kỳ khấu hao month số tháng trong năm đầu. Nếu bỏ qua Excel sẽ tính với month = 12 tháng. Xét ví dụ 2.3 ở trên: Áp dụng hàm DB tính lượng trích khấu hao cho TSCĐ được đưa vào sử dụng từ tháng 06/2000 (m = 7 tháng) như sau: 40
  9. d. Hàm DDB (Double Declining Balance) - Tính khấu hao cho một TSCĐ theo phương pháp tỷ lệ giảm dần (số dư giảm gấp đôi hay một tỷ lệ giảm khác do yêu cầu quản lý có thể được lựa chọn). - Cú pháp: =DDB(cost, salvage, life, period, factor) Trong đó: các tham số cost, salvage, life, periond như ở hàm DB, factor là tỷ lệ trích khấu hao. Nếu bỏ qua Excel gán là 2. Ví dụ 2.4: Vẫn với dữ kiện như ví dụ 2.1 tính khấu hao cho TSCĐ đó với tỉ lệ trích khấu hao r = 2 : 2.2 CÁC HÀM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư là tiền đề quan trọng cho việc quyết định lựa chọn phương án đầu tư của doanh nghiệp. Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư đơn giản, nhanh chóng và chính xác trong Excel cũng sẽ là một lựa chọn khôn ngoan cho các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp. 2.2.1 Nhắc lại các kiến thức về dòng tiền Trong quá trình phân tích đánh giá dự án đầu tư, các chi phí và lợi ích lại thường xảy ra ở những thời điểm khác nhau của dự án. Tiền thay đổi giá trị về mặt thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố như lạm phát, các yếu tố ngẫu nhiên và do thuộc tính vận động và khả năng sinh lời của đồng tiền nên khi so sánh. tổng hợp hoặc tính các chỉ tiêu bình quân của các khoản tiền phát sinh trong những khoảng thời gian khác nhau cần phải chuyển chúng về cùng một mặt bằng thời gian với việc sử dụng tỷ suất “i”. Các mặt bằng thời gian có thể là đầu kỳ phân tích, cuối kỳ phân tích hoặc một năm (một quý, một tháng) nào đó của thời kỳ phân tích tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể sao cho việc tính toán đơn giản. Các nhà kinh tế quy ước: - nếu năm đầu của thời kỳ phân tích là hiện tại thì các năm sau đó là tương lai so với năm đầu. 41
  10. - nếu năm cuối cùng của thời kỳ phân tích là tương lai thì các năm trước cuối là hiện tại so với năm cuối. Quá trình thực hiện một dự án đầu tư thường kéo dài trong nhiều thời đoạn (năm, quý, tháng). Ở mỗi thời đoạn có thể phát sinh các khoản thu và chi. Những khoản thu chi xuất hiện ở các thời đoạn khác nhau tạo thành dòng tiền của dự án CF (Cash-Folows) và được biểu diễn bằng đồ thị dòng tiền. Biểu đồ dòng tiền: là một đồ thị biểu diễn các khoản thu chi của dự án theo các thời đoạn. Các khoản thu được biểu diễn bằng mũi tên theo hướng chỉ lên. Các khoản chi được biểu diễn bằng mũi tên theo hướng chỉ xuống. Gốc của biểu đồ lấy tại 0. Để tiện cho việc tính toán người ta thường quy ước các thời đoạn bằng nhau và các khoản thu chi đều được xuất hiện ở cuối mỗi thời đoạn. Trên biểu đồ thường ghi rõ những đại lượng đã cho và những đại lượng cần tìm để dễ dàng hiểu được nội dung của vấn đề. Biểu đồ dòng tiền là công cụ được sử dụng trong phân tích tài chính dự án đầu tư. Có hai loại lãi suất: lãi suất đơn (đến kỳ thì rút lãi) và lãi suất kép (đến kỳ không rút lãi mà cộng vào gốc) 2.2.2 Các công thức tính toán giá trị dòng tiền Quy ước: P (Present Value) là giá trị hiện tại của tiền F (Future Value) là giá trị tương lai của tiền i là tỉ suất (nếu vay vốn để đầu tư thì i là lãi suất vay, nếu vay từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì i là lãi suất vay bình quân từ các nguồn). A là khoản tiền được phát sinh ở một thời đoạn (là khoản thanh toán đều cho từng kỳ với lãi suất cố định) n là số thời đoạn (năm, quý, tháng) Công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong các thời đoạn của thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian ở hiện tại hoặc tương lai được xem xét trong các trường hợp sau: - Tính giá trị hiện tại biết giá trị tương lai P/F,i,n: F P n (1 i) - Tính giá trị tương lai biết giá trị hiện tại F/P,i,n: n F P(1 i) Ví dụ 2.5: Số tiền tiết kiệm cho một người gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 5%/năm (bỏ qua lạm phát) sau 10 năm là: 42
  11. F = 100 * (1 + 0.05) ^ 10 = 162.98 triệu đồng - Tính giá trị hiện tại cho một khoản tiền phát sinh ở một thời đoạn P/A,i,n: 1 (1 i) n P A. i - Tính giá trị cho một khoản tiền ở một thời đoạn khi biết giá trị hiện tại A/P,i,n: i A P. n (1 i) 1 - Tính giá trị tương lai cho một khoản tiền phát sinh ở một thời đoạn F/A,i,n: (1 i) n 1 F A. i - Tính giá trị cho một khoản tiền ở một thời đoạn khi biết giá trị tương lai A/F,i,n: i A F. n (1 i) 1 Ví dụ 2.6: Một người muốn tiết kiệm bằng cách gửi tiền đều đặn mỗi tháng 500 000 đồng vào ngân hàng với lãi suất 8%/năm (bỏ qua lạm phát) và hy vọng sẽ nhận 50 tr đồng sau 5 năm (60 tháng). Liệu người đó có nhận được số tiền tiết kiệm như mong muốn không? Nếu không thì phải gửi mỗi tháng bao nhiêu tiền? Số tiền tiết kiệm sau 5 năm là: F=500 000 * (((1+0.08/120^60-1)/(0.08/12)) = 36 738 428.12 Như vậy, nếu gửi 500 000 đồng mỗi tháng người đó sẽ không nhận được khoản tiền 50.000.000 đồng như mong muốn sau 5 năm. Muốn nhận được 50 tr đồng sau 5 năm người đó phải gửi vào mỗi tháng số tiền là: A = 50 000 000 *( 1/(((1+0.08/120^60-1)/(0.08/12))) = 680 486.38 đồng 2.2.3 Các công thức tính toán giá trị dòng tiền trong Excel Excel cung cấp cho chúng ta một nhóm các hàm tính toán giá trị dòng tiền như FV, PV, PMT. 2.2.3 Các công thức tính toán giá trị dòng tiền trong Excel a. Hàm FV (Future Value) - Tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư có lãi suất cố định trả theo định kỳ hoặc gửi thêm vào. - Cú pháp: =FV(rate, nper, pmt, pv, type) Trong đó: rate là lãi suất mỗi kỳ nper là tổng số kỳ tính lãi pmt là số tiền phải trả đều trong mỗi kỳ, nếu bỏ trống thì coi là 0 pv là giá trị hiện tại của khoản đầu tư, nếu bỏ trống thì coi là 0 43
  12. type là hình thức thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ (niên kim đầu kỳ), nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối mỗi kỳ (mặc định) Ví dụ 2.7: Tính số tiền một người gửi 10 000$ vào ngân hàng và mỗi năm gửi thêm 200$ với lãi suất 5%/năm (bỏ qua lạm phát) sau 10 năm như trong hình sau: b. Hàm PV (Present Value) - Trả về giá trị hiện tại của một khoản đầu tư theo từng kỳ. - Cú pháp: =PV(rate, nper, pmt, fv, type) Trong đó: fv là giá trị tương lai của khoản đầu tư và các tham số tương tự như hàm FV . Ví dụ 2.8: Một người muốn có số tiền tiết kiệm 300$ sau năm 10 năm. Hỏi bây giờ người đó phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu? biết lãi suất ngân hàng là 6%/năm (bỏ qua lạm phát) Áp dụng hàm PV ta có: c. Hàm PMT (Payment) - Trả về khoản tương đương từng kỳ cho một khoản đầu tư có lãi suất cố định trả theo định kỳ. - Cú pháp: =PMT(rate, nper, pv, fv, type) Các tham số tương tự như các hàm trên. Ví dụ 2.9: Một người muốn có khoản tiền tiết kiệm 50 triệu đồng sau 5 năm thì người đó phải gửi vào ngân hàng mỗi tháng bao nhiêu tiền? Biết lãi suất ngân hàng là 8%/năm (bỏ qua lạm phát). Giải: Số tiền người đó phải gửi mỗi tháng được tính như trong hình sau: 44
  13. 2.2.4 Các công thức khác có liên quan Ngoài các công thức tính toán giá trị của dòng tiền ta còn có một số các công thức khác có liên quan như: tính lãi suất danh nghĩa, tính lãi suất thực tế, tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư khi lãi suất thay đổi , tính khoản lãi phải trả Excel cũng cung cấp một nhóm các hàm tương ứng với các công thức đó. a. Hàm EFFECT - Tính lãi suất thực tế hàng năm cho một khoản đầu tư - Cú pháp: =EFFECT(Nominal_rate, npery) Trong đó: Nominal_rate là lãi suất danh nghĩa npery là số kỳ tính lãi trong năm Ví dụ 2.10: Có 2 phương án vay tiền với mức lãi suất danh nghĩa và số lần tính lãi tương ứng cho theo bảng. Hãy lựa chọn phương án vay. Để chọn phương án vay, sử dụng hàm EFFECT tính xem phương án nào có lãi suất thực tế nhỏ hơn thì sẽ lựa chọn. Việc tính toán được trình bày trong bảng sau: b. Hàm NOMINAL - Đây là hàm tính ngược của hàm EFFECT .Tính lãi suất danh nghĩa hàng năm cho một khoản đầu tư. - Cú pháp: =NOMINAL(Effect_rate, npery) Trong đó: Effect_rate là lãi suất thực tế npery là số kỳ tính lãi trong năm 45
  14. c. Hàm FVSCHEDULE - Tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư khi lãi suất thay đổi. - Cú pháp: =FVSCHEDULE(principal, schedule) Trong đó: principal là giá trị hiện tại của một khoản đầu tư schedule là một dãy lãi suất được áp dụng - Công thức tính: FVSCHEDULE = principal . (1+rate1) . (1+rate2) (1+raten) với rate là lãi suất kỳ thứ i Ví dụ .11: Tính số tiền lãi phải trả cho một khoản vay 1000$ có lãi suất thay đổi theo các kỳ lần lượt là 7%, 5.4%, 6% . Sử dụng hàm FVSCHEDULE ta có: d. Hàm IPMT (Interest Payment) - Tính khoản lãi phải trả trong một khoảng thời gian cho một khoản đầu tư có lãi suất cố định trả theo định kỳ cố định. - Cú pháp: =IPMT(rate, per, nper, pv, fv, type) Trong đó: rate là lãi suất cố định per là khoảng thời gian cần tính lãi nper tổng số lần thanh toán pv là khoản tiền vay hiện tại fv là khoản tiền còn lại khi đến kỳ thanh toán. type là kiểu thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ (niên kim đầu kỳ), nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối kỳ (mặc định) Ví dụ 2.12: Nếu vay ngân hàng một khoản tiền 1000$ với lãi suất 2%/năm (lãi kép) trong 5 năm thì lượng tiền phải trả lãi mỗi năm là bao nhiêu? 46
  15. Giải: Sử dụng hàm IPMT ta có: e. Hàm RATE - Tính lãi suất cho một khoản vay. - Cú pháp: =RATE(nper, pmt, pv, fv, type) Các tham số tương tự như các hàm ở trên. Ví dụ 2.13: Tính lãi suất cho một khoản vay 1000$ trong 2 năm, mỗi năm phải trả 100$. Đáo hạn phải trả cả gốc lẫn lãi là 1200$. Giải: Sử dụng hàm RATE ta tính lãi suất của khoản vay đó là: = RATE(2,100,-1000,1200,0) =19% 2.2.5 Hàm NPV và IRR Để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư về lý thuyết cũng như thực tiễn người ta thường sử dụng 4 phương pháp sau: - Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) - Phương pháp tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) - Thời gian hoàn vốn (PP) - Chỉ số doanh lợi (PI) Tuy nhiên, người ta thường dùng hai phương pháp giá trị hiện tại thuần và tỷ suất thu hồi nội bộ. Excel cũng cung cấp cho chúng ta hai hàm tính toán tương ứng là NPV và IRR. a. Hàm NPV (Net Present Value) 47
  16. - Giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư là giá trị của các khoản đầu tư, chi phí và thu nhập trong vòng đời của dự án được quy về hiện tại và được xác định theo công thức: n B n C n B C NPV t t t t  t  t  t t o (1 r) t o (1 r) t o (1 r) Bt là khoản thu năm thứ t Ct là khoản chi năm thứ t n là số năm hoạt động của dự án r là tỷ suất chiết khấu được chọn (lãi suất thấp nhất mà nhà đầu tư chấp nhận được) - Đánh giá: + Nếu NPV >= 0 thì dự án được chấp nhận. + Nếu NPV < 0 thì dự án không mang tính khả thi. Ví dụ 2.14: Tính NPV cho một dự án đầu tư có đầu tư ban đầu là 1 tỉ đồng, doanh thu hàng năm là 0.5 tỉ, chi phí hàng năm là 0.2 tỉ, thời gian thực hiện dự án là 4 năm, có lãi suất chiết khấu là 8%/năm. 1 0,5 0,2 0,5 0,2 0,5 0,2 0,5 0,2 NPV (1 0,8)0 (1 0,8)1 (1 0,8)2 (1 0,8)3 (1 0,8)4 = -0,006 (tỷ) NPV < 0 nên dự án không được chấp nhận Việc tính toán thủ công này khá vất vả và rất dễ mắc sai sót. Excel cung cấp cho ta hàm NPV tính toán đơn giản hơn rất nhiều. - Cú pháp: =NPV(rate,value1,value2, ,value(n)) Trong đó: rate là tỷ suất chiết khấu value1 là giá trị vốn đầu tư ban đầu (biểu diễn dưới dạng số âm), value2, ,value(n) luồng tiền kỳ vọng trong tương lai Xét ví dụ 2.14 ở trên: Tính NPV sử dụng hàm NPV như sau; 48
  17. b. Hàm IRR (Internal Rate of Return) - Tỉ suất thu hồi nội bộ IRR (hay tỉ suất hoàn vốn nội bộ) là mức lãi suất nếu dùng nó làm suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là NPV = 0 hay: n B n C t t  t  t t o (1 IRR) t o (1 IRR) - Đánh giá: + nếu IRR >= r thì dự án được chấp nhận + nếu IRR < r thì dự án không được chấp nhận Excel cũng cung cấp hàm tính IRR . - Cú pháp: =IRR(value,guess) Trong đó: value là giá trị vốn đầu tư ban đầu (biểu diễn dưới dạng số âm) guess là giá trị suy đoán, nếu bỏ trống thì được gán là 10% Trong Excel cũng dùng phương pháp thử dần. Nếu sau 20 lần thử không tính được thì báo lỗi #NUM. Thay đổi giá trị dự đoán để Excel tính lại. Ví dụ 2.15: Một dự án đầu tư tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất là 100 triệu USD, doanh thu hàng năm của dự án là 50 triệu USD. Chi phí hàng năm là 20 triệu USD, đời của dự án là 5 năm. Hãy xác định tỷ suất hoàn vốn nội bộ biết lãi suất vay dài hạn là 12%/năm. Giải: Sử dụng hàm IRR xác định tỷ suất hoàn vốn nội bộ như sau: 49
  18. BÀI TẬP CHƯƠNG 2 Bài 1 Tại công ty Tân Tân có 2 dự án đầu tư. Tổng vốn đầu tư của cả 2 dự án đều bằng nhau và bằng 1.200 triệu đồng, thời gian thi công 1 năm. Tình hình thu nhập của cả 2 dự án như sau: Năm Thu nhập phương án 1 Thu nhập phương án 2 1 200 500 2 300 600 3 400 300 4 500 300 5 300 Yêu cầu: Hãy lựa chọn 1 trong 2 phương án trên a.Bằng phương pháp hiện giá thuần (NPV), lãi suất chiết khấu i=8%/năm và i=10% b. Bằng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR). Bài 2 Có tài liệu về 1 dự án đầu tư: vốn đầu tư là 8.000 USD được bỏ một lần tại thời điểm đầu tư, thu nhập (CF) hàng năm của dự án như sau: 3.000USD, 3.000USD, 1.000USD Yêu cầu: 1.Xác định NPV với các mức lãi suất 0%, 5%, 10%, 20% 2.Xác định IRR Bài 3 Tại doanh nghiệp đang có 2 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư của cả 2 dự án đều bằng nhau và bằng 1.800 triệu đồng, thời gian thi công 1 năm. Tình hình thu nhập của cả 2 dự án như sau: Năm Phương án 1 Phương án 2 Lãi ròng Khấu hao Lãi ròng Khấu hao 1 200 200 100 300 2 300 200 200 300 3 300 200 300 300 4 450 200 500 300 5 400 200 600 300 6 300 200 7 300 200 51
  19. Yêu cầu: Hãy lựa chọn 1 trong 2 phương án trên a. Bằng phương pháp hiện giá thuần (NPV), lãi suất chiết khấu i=5%/năm b. Bằng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR). Bài 4 Một cty hóa chất dự định thay thế 1 số thiết bị cũ. Thiết bị cũ có giá bán trên thị trường hiện nay là 480 triệu và có thể đem lại thu nhập mỗi năm là 130 triệu trong thời gian 6 năm và giá trị thu hồi sau 6 năm kỳ vọng là 60 triệu. Thiết bị mới có giá bán 800 triệu bao gồm cả chi phí lắp đặt và vận chuyển. Kỳ vọng đem lại thu nhập 220 triệu mỗi năm trong thời gian 6 năm. Giả sử tỷ lệ sinh lời đòi hỏi là 14% trên vốn đầu tư và cty không phải nộp thuế. a/ Cty có nên đầu tư thiết bị mới hay không? b/Nếu giá trị thu hồi kỳ vọng sau 6 năm của thiết bị mới là 80 triệu, thì cty có nên thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới không? c/Giá bán tối thiểu của thiết bị mới là bao nhiêu để dự án hòa vốn? d/ Nếu thuế suất thuế thu nhập của cty là 25% thì kết quả ba câu trên thay đổi ra sao? Bài 5 Một cty sản xuất giấy đang xem xét một lời đề nghị để mua và lắp đặt một băng chuyền vận chuyển nguyên liệu trong nhà máy của họ. Giá mua băng chuyền là 600 triệu, chi phí chuyên chở và lắp đặt cùng với các chi phí khác là 100 triệu. Tuổi thọ của băng chuyền này là 5 năm và dây chuyền này sẽ được khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh (PP tổng số). Giá trị thu hồi của băng chuyền là 20 triệu. Hoạt động của băng chuyền không làm tăng doanh thu, nhưng có thể tiết kiệm chi phí sản xuất là 250 triệu mỗi năm. Thuế suất thuế thu nhập của cty là 25%. a/ Hãy xác định thu nhập của dự án b/Phương pháp khấu hao nhanh có ảnh hưởng như thế nào đối với thu nhập của dự án (so sánh nếu tài sản này khấu hao theo phương pháp đường thẳng) c/Giả sử chi phí vốn của cty là 15%. Hãy đánh giá ảnh hưởng của phương pháp khấu hao nhanh đối với NPV của dự án Bài 6 Cty Nam Hải mua 1 khách sạn với giá 4,5 tỷ để kinh doanh trong 12 năm, khách sạn này có 300 phòng. Ngay sau khi mua khách sạn, cty đã chi thêm 1,5 tỷ để trang trí lại tòan bộ khách sạn. Vật liệu trang trí có thời gian sử dụng là 4 năm, do đó cứ sau 4 năm cty lại cho thay thế những loại vật liệu này với chi phí không đổi so với lần đầu tiên. Giá trị thu hồi của các loại vật liệu này chiếm khoảng 5 % so với vốn đầu tư. Chi phí hoạt động hằng năm của cty là 5 tỷ. Giá thuê phòng là 120.000 đồng/ ngày/ phòng (giả sử mỗi phòng nếu được thuê chỉ được thuê 1 lần trong ngày). 52
  20. Hỏi khách sạn của cty hàng năm phải hoạt động với công suất là bao nhiêu để có thể hòa vốn? Biết rằng khách sạn hoạt động suốt năm, doanh thu bằng nhau ở các năm, chi phí vốn của cty là 15% và cty dự kiến sau thời gian hoạt động là 12 năm, cty có thể bán lại khách sạn với giá 1,2 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập của cty là 25%. Bài 7 Cty DC đang xem xét việc mua 1 máy tiện mới để thay thế máy cũ. Máy cũ được mua cách đây 5 năm với giá 120 triệu. Máy đang dùng hiện giờ có giá thị trường 10 triệu. Theo quy định thời gian khấu hao của máy này là 10 năm. Đồng thời, tại thời điểm hiện tại, trên thị trường đang thịnh hành 1 loại máy mới có giá bán 100 triệu, thời gian khấu hao của máy này là 5 năm. Dùng máy mới thì rất hiệu quả. Theo tính toán thì có thể tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu 14 triệu đồng và chi phí bảo trì 5 triệu một năm. Máy mới và máy cũ đều có giá trị thu hồi là 0. Công ty ước tính đạt doanh lợi tài sản là 14%, thuế suất thuế TNDN là 28% và cty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Cty có nên đầu tư máy mới không? Bài 8 Một nhà máy giấy đang dự tính mua 1 máy xeo giấy. Giá bán của máy này trên thị trường là 600 triệu và tuổi thọ của nó dự kiến là 5 năm. Giả sử cty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, và giá trị thu hồi sau 5 năm là 20 triệu. Máy xeo sẽ tạo ra doanh thu 1,5 tỷ đồng mỗi năm và tổng chi phí (chưa kể khấu hao) là 1,3 tỷ đồng, thuế suất thuế TNDN là 25%, chi phí vốn là 12%. a/Tính NPV của dự án mua máy xeo mới b/Tính NPV của dự án này trong trường hợp khấu hao theo phương pháp tổng số c/Giả sử tỷ lệ lạm phát hằng năm là 7%, lạm phát làm tăng doanh thu và tổng chi phí nhưng không làm ảnh hưởng đến chi phí khấu hao. Giả sử chi phí vốn 18% của cty là tỷ lệ sinh lời thực. Hãy tính NPV của dự án theo 2 cách. -Theo lãi suất danh nghĩa và thu nhập danh nghĩa -Theo lãi suất thực và thu nhập thực Bài 9 Cty XO là một nhà sản xuất quạt điện. Cty đang đánh giá một dự án đầu tư có đời sống 3 năm. Chuỗi thu nhập và chi phí được dự toán như sau: Năm 0 1 2 3 -Chi phí đầu tư 216 -Doanh thu 330 330 330 53
  21. -Biến phí 160 160 160 -Định phí (chưa KH) 43 43 43 -Khấu hao 72 72 72 Tỷ lệ sinh lời cần thiết trên vốn đầu tư là 10% và thuế TNDN của cty là 40% a/ Cty có nên thực hiện dự án hay không? Giả sử khấu hao theo phương pháp đường thẳng b/ Giả sử tỷ lệ lạm phát hang năm là 8% diễn ra trong 3 năm liên tiếp, riêng biến phí sẽ tăng ở mức cao hơn là 11% mỗi năm. Hãy tính NPV của dự án. Bài 10 Cty B đang xem xét việc mua 1 máy mới để thay thế máy cũ. Máy đang dùng hiện giờ có giá ghi sổ và giá thị trường là 0. Tuy nhiên vì được bảo dưỡng tốt nên có thể sử dụng ít nhất 10 năm nữa. Dùng máy mới thì rất hiệu quả, các chuyên viên của cty tính rằng các chi phí có thể giảm được 60 triệu đồng mỗi năm. Máy mới có giá 190 triệu kể cả chi phí giao nhận và lắp đặt. Máy mới có tuổi thọ 10 năm với giá trị thu hồi là 20 triệu. Cty ước tính đạt doanh lợi tài sản là 14%, thuế suất thuế TNDN là 40% và cty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. a/Cty B có nên mua máy mới không? b/Giả sử giá ghi sổ của máy cũ là 80 triệu, tức khoản khấu hao hằng năm là 8 triệu và nó không có giá trị theo doanh thu. Bạn có thay đổi câu trả lời của mình không? c/Sử dụng lại dữ kiện ở câu a và được biết thêm là máy cũ có giá thị trường hiện tại là 40 triệu. Bạn có thay đổi quyết định hay không? d/Bỏ qua câu b và c. Nếu khoản tiết kiệm chi phí hàng năm là 58 triệu đồng. Bạn có thay đổi quyết định hay không? Bài 11 Cty TNHH Nam Phong dự tính thay thế 1 máy phát điện đang dùng, hai năm trước máy này được mua với giá 70 triệu đồng. Hiện nay, chiếc máy này có thể bán được với giá 30 triệu đồng và giá trị thu hồi sau 5 năm nữa là 6 triệu. Máy mới có giá bán là 120 triệu đồng, giá trị thu hồi sau 5 năm là 15 triệu đồng. Nếu sử dụng máy mới thì cty sẽ giảm được chi phí trong kinh doanh, cụ thể là sẽ đem về những khoản tiết kiệm trước thế và khấu hao như sau: (triệu đồng) Năm 1 2 3 4 5 Tiết kiệm 36 37,5 39,5 40,5 45,5 Ngoài ra, chiếc máy mới cần có địa điểm nào đó để đặt, địa điểm này hiện có ở cty nhưng cty đang cho thuê với giá 5 triệu đồng mỗi năm. Hợp đồng cho thuê có thể được chấm dứt nhưng cty phải trả khoản tiền phạt là 10 triệu. Đồng thời cty cần có thêm 10 triệu đồng vốn lưu động, số vốn này có thể được lấy lại hoàn toàn vào cuối năm thứ 5. 54
  22. Thuế suất thuế TNDN của cty là 30% và chi phí vốn của cty là 15%. Hiện tại cty đang tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng a/Cty Nam Phong có nên đầu tư máy mới không? Trình bày cách tính toán? b/Nếu cty tính khấu hao theo phương pháp tổng số thì kết quả câu a sẽ thay đổi ntn? Bài 12 Cty A đang sử dụng 1 máy có nguyên giá 600 triệu. Máy này đã dùng 5 năm và hiện giá thị trường là 80 triệu. Tài sản này đang được khấu hao với thời hạn 15 năm, giá trị thu hồi là 30 triệu sau 15 năm. Việc khấu hao được thực hiện theo phương pháp đường thẳng. Lãnh đạo cty hiện đang xem xét việc thay thế máy trên bằng máy có giá là 400 triệu và giá trị thu hồi là 30 triệu. Tiền tiết kiệm thu về từ máy mới dự tính sẽ là: 120 triệu mỗi năm. Máy này khấu hao theo đường thẳng trong thời hạn 10 năm. Chi ph1i vốn của cty là 10% và thuế suất thuế thu nhập là 45%. a.Liệu cty có quyết định đổi máy không? Trình bày sự tính toán của bạn. b. Nếu chế độ tài chính hiện hành cho phép lời, lỗ do nhượng bán hoặc thanh lý tài sản cố định đều được hạch toán vào lợi nhuận trước thuế, thì cty có thay đổi quyết định không? Trình bày cách tính toán. c.Nếu tiết kiệm thu về là 170 triệu mỗi năm và máy sử dụng chỉ được 5 năm. Bạn có thay đổi quyết định của mình không? d.Nếu có 1 máy mới nữa giá 800 triệu, giá trị thu hồi là 50 triệu sau 10 năm hoạt động, đem về khoản tiết kiệm là 240 triệu mỗi năm, giá trị thu hồi không đáng kể. Như vậy, hiện giờ có 3 giải pháp: giữ lại máy cũ, thay bằng máy mới 400 triệu, và thay bằng máy mới 800 triệu. Khấu hao vẫn là khấu hao đường thẳng. Bạn có thay đổi quyết định của mình không? Để giải đáp, bạn sử dụng cả 2 phương pháp NPV và IRR Giả định IRR = 25% cho dự án 400 triệu IRR = 21% cho dự án 800 triệu e. Bỏ qua những thay đổi ở b và c, trở lại với việc thay đổi bằng máy 400 triệu. Bạn có thay đổi quyết định không. Nếu dự kiến khoảng 2 năm nữa sẽ có đời máy mới xuất hiện trên thị trường, cùng giá, tuổi thọ, giá trị còn lại nhưng đem lại nhiều lợi nhuận hơn. f. Những vần đề liệt kê dưới đây ảnh hưởng thế nào đến quyết định đầu tư, chúng ta phải xử lý từng vấn đề ra sao: tuổi thọ của máy giảm, cty phải định mức vốn, chi phí vốn tăng, mỗi năm đều có cải tiến các đời máy. Từ đó dẫn tới có được các khoản thu về nhiều hơn. h.Ngoài những yếu tố kể trên, còn những gì khác cần chú ý tới trong hoàn cảnh thực tiễn. Bài 13 Một TSCĐ nguyên giá 50 triệu đồng, dự tính khấu hao trong 7 năm. Giá trị đào thải ước tính 10 triệu đồng. 55
  23. Hãy tính lượng trích khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều (SNL), theo tổng số năm sử dụng (SYD), khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (DB) và khấu hao nhanh (DDB) với tỉ lệ 2.5, khấu hao kết hợp có chuyển sang khấu hao đều (VDB no_switch = 0) với tỉ lệ 2.5. Với suất chiết khấu r = 5% /năm. Hãy phân tích dòng tiền của các phương pháp khấu hao trên. Nếu coi nguyên giá của TSCĐ là số tiền đầu tư và lượng trích khấu hao là thu nhập hãy tính NPV của từng phương pháp. Phương pháp nào có NPV lớn hơn? Bài 14 Một công ty có hai phương án đầu tư, phương án 1 xây dụng nhà trong 3 năm mỗi năm chi phí 1 triệu USD và kết thúc năm thứ 3 thì bán được với giá 4 triệu USD. Phương án 2 xây một nhà lớn hơn trong 6 năm với chi phí 1 triệu mỗi năm và kết thúc năm thứ 6 bán được 8.5 triệu USD. Với MARR = 10% /năm. Hỏi tổng chi phí và lợi nhuận của mỗi phương án. Nếu sử dụng NPV để so sánh phương án (giả sử phương án 1 sau khi bán được nhà lại tái đầu tư với cơ cấu như cũ để bằng thời gian của phương án 2) thì chọn phương án nào? Ở mức chiết khấu nào thì đảo lại kết luận? Bài 15 Một người hiện đang 40 tuổi lập kế hoạch cho tương lai bằng cách mua bảo hiểm cứ đều đặn nửa năm đóng $2000 với lãi suất không đổi 10.5% /năm trong 25 năm liên tục. Khi đủ 25 năm thì bắt đầu nghỉ hưu (65 tuổi) và sẽ rút trong 10 năm liên tục đến khi người đó 75 tuổi, vào cuối mỗi năm. Hỏi người đó được rút đều đặn mỗi năm bao nhiêu tiền. bỏ qua lạm phát. Nếu mức lạm phát là 8% mỗi năm thì số tiền người đó được rút là bao nhiêu tiền có sức mua như khi người đó 40 tuổi. Bài 16 Một công ty dự định mua 1 thiết bị với giá 50 triệu đồng, dự tính sử dụng trong 5 năm với giá trị còn lại dự kiến là 0. Giả sử chi phí vận hành bình quân trên một năm là 9,5 triệu đồng, thu nhập hàng năm dự kiến là 28 triệu . Cho biết thuế thu nhập là 28%, 60% tiền mua thiết bị là tiền vay với lãi suất là 8%/năm trả đều trong năm 5. Khấu hao tài sản theo phương pháp SLN. Hãy tính NPV của dòng tiền mà doanh nghiệp thực nhận hàng năm với mức chiết khấu 8%/năm. Công ty có nên mua tài sản đó hay không. Bài 17 Một dự án kéo dài trong 5 năm ban đầu mua một thiết bị giá 40 triệu đồng, khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh (DDB) với tỷ lệ khấu hao là 2. Giá trị còn lại tài sản là 5 triệu. Thu nhập trước thuế là dự kiến là 20 triệu từ năm thứ 1 đến thứ 3. Thu nhập trước thuế ở năm 4 và thứ 5 là 15 triệu. Biết rằng 60% vốn đầu tư ban đầu là vốn vay với phương thức trả lãi hàng năm là 2,5 triệu trong 5 năm, toàn bộ vốn vay trả vào cuối năm thứ năm, thuế thu nhập là 28% năm. Hãy tính NPV của thu nhập thực sau thuế của dự án biết mức chiết khấu i=10%/năm. 56
  24. Bài 18 Một công ty đang phân tích tính kinh tế của việc thuê một mảnh đất trong 6 năm với khoản thanh toán tiền thuê ngay thời điểm ban đầu là 80000$. Mảnh đất này có thể làm trung tâm quảng cáo sản phẩm với yêu cầu phải xây dựng trên mảnh đất này toà nhà trị giá 200000$ tại thời điểm ban đầu và dự kiến sẽ tạo thu nhập hàng năm là 290000$ và chi phí vận hành hàng năm là 160000$ vào cuối các năm từ năm thứ nhất đến năm thư 6. Hãy tính NPV của dự án với lãi suất năm là 13%. Theo anh chị có nên quyết định đầu tư dự án trên hay không?tại sao? Bài 19 Một trường đại học dân lập đang lên kế hoạch trang bị một phòng máy tính mới. Có hai lựa chọn. Một là, mua mới nguyên dàn máy với giá 25.000 USD. Hai là, đi thuê dàn một dàn máy tương tự từ công ty IEC, thời gian thuê là 6 năm, tiền thuê được trả hàng năm là 6.200 USD, lãi suất 8%/năm, đợt 1 trả ngay sau khi ký hợp đồng. Tuổi thọ kinh tế của máy tính dùng để tính khấu hao theo đường thẳng, được qui định là 5 năm. Sau 5 năm giá trị thanh lý của dàn máy là không đáng kể. Quá trình sử dụng chi phí duy tu bảo dưỡng là không đáng kể. Tính NPV của phương án đi thuê, qua đó, trả lời xem trường nên thuê hay là mua máy? IRR của dòng tiền của phương án mua máy là bao nhiêu? Bài 20 Công ty A có ký hợp đồng thuê tài chính với công ty B cho thuê tài chính một tài sản cố định. Nội dung cơ bản của hợp đồng là như sau: - Thời gian thuê: 5 năm - Mỗi năm công ty A phải thanh toán cho công ty B 150 triệu đồng và phải chịu lãi suất 10% trên số dư nợ còn lại. Yêu cầu: Sử dụng hàm PV tính giá trị thực của tài sản cố định (giá trị hiệu tại của các khoản phải thanh toán trong 5 năm). Bài 21 Một doanh nghiệp muốn huy động vốn kinh doanh bằng cách bán trái phiếu hoàn trả một lần khi hết hạn. Thời hạn của trái phiếu là 2 năm, mệnh giá trái phiếu là 10 triệu đồng (số tiền sẽ được hoàn lại sau khi hết hạn), lãi suất sinh lời dự kiến là 14% năm. Sử dụng hàm PV anh (chị) hãy cho biết doanh nghiệp cần bán trái phiếu trên với giá hiện tại là bao nhiêu. Bài 22 Một doanh nghiệp muốn huy động vốn kinh doanh bằng cách bán trái phiếu hoàn trả một lần khi hết hạn. Thời hạn của trái phiếu là 5 năm, mệnh giá trái phiếu là 10 triệu đồng (số tiền sẽ được hoàn lại sau khi hết hạn) và công ty bán nó với giá là 5.193.685 đồng. Hãy tìm lãi suất của trái phiếu trên. Bài 23 Một công ty A mời bạn đầu tư 40 triệu VND, với kỳ hạn 5 năm, giả sử lãi suất tiết kiệm lúc này là 7% năm a) Nếu cuối mỗi năm bạn sẽ được nhận một khoản thanh toán là 10 triệu VND bạn có đồng ý không với ? 57
  25. b) Nếu công ty A đề nghị thanh toán một lần 50 triệu VND vào cuối năm thứ 5 thì bạn có nên đầu tư không? Bài 24 Bạn đang dự định đầu tư xây dựng trang trại mà có thể chịu lỗ 55 triệu VND vào cuối năm thứ nhất, nhưng sau đó sẽ thu lại 95 triệu VND, 140 triệu VND, 185 triệu VND vào cuối năm thứ 2 thứ 3 thứ 4, và sẽ phải trả chi phí ban đầu là 250 triệu VND, với tỷ lệ lãi suất là 12% năm. Hãy đánh giá việc đầu tư này. (IRR, NPV) Bài 25 Bạn đang cân nhắc về một khoản đầu tư 40 triệu VND để đem lại cho bạn mỗi năm 10 triệu VND kéo dài trong 6 năm. Giả sử lãi suất là 10% năm. Hãy xác định mức lãi thực của khoản đầu tư này. Bài 26 Bạn có ý định thuê một căn hộ chung cư trị giá 120 triệu VND, số tiền kỳ vọng trong 5 năm lần lượt như sau: 40 triệu VND, 38 triệu VND, 35 triệu VND, 27 triệu VND, 25 triệu VND. Giả sử lãi suất là 10% năm. Tính tỷ lệ nội hoàn và cho biết có nên thực hiện việc đầu tư này không? Bài 27 Một cty sản xuất giấy đang xem xét một lời đề nghị để mua và lắp đặt một băng chuyền vận chuyển nguyên liệu trong nhà máy của họ. Giá mua băng chuyền là 900 triệu, chi phí chuyên chở và lắp đặt cùng với các chi phí khác là 200 triệu. Tuổi thọ của băng chuyền này là 5 năm và dây chuyền này sẽ được khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh (PP tổng số). Giá trị thu hồi của băng chuyền là 50 triệu. Hoạt động của băng chuyền không làm tăng doanh thu, nhưng có thể tiết kiệm chi phí sản xuất là 350 triệu mỗi năm. Thuế suất thuế thu nhập của cty là 25%. a/ Hãy xác định thu nhập của dự án b/Phương pháp khấu hao nhanh có ảnh hưởng như thế nào đối với thu nhập của dự án (so sánh nếu tài sản này khấu hao theo phương pháp đường thẳng) c/Giả sử chi phí vốn của cty là 15%. Hãy đánh giá ảnh hưởng của phương pháp khấu hao nhanh đối với NPV của dự án Bài 28 Cty Nam Phương mua 1 khách sạn với giá 8,5 tỷ để kinh doanh trong 10 năm, khách sạn này có 300 phòng. Ngay sau khi mua khách sạn, cty đã chi thêm 2,5 tỷ để trang trí lại tòan bộ khách sạn. Vật liệu trang trí có thời gian sử dụng là 4 năm, do đó cứ sau 4 năm cty lại cho thay thế những loại vật liệu này với chi phí không đổi so với lần đầu tiên. Giá trị thu hồi của các loại vật liệu này chiếm khoảng 5 % so với vốn đầu tư. Chi phí hoạt động hằng năm của cty là 6 tỷ. Giá thuê phòng là 300.000 đồng/ ngày/ phòng (giả sử mỗi phòng nếu được thuê chỉ được thuê 1 lần trong ngày). Hỏi khách sạn của cty hàng năm phải hoạt động với công suất là bao nhiêu để có thể hòa vốn? 58
  26. Biết rằng khách sạn hoạt động suốt năm, doanh thu bằng nhau ở các năm, chi phí vốn của cty là 15% và cty dự kiến sau thời gian hoạt động là 10 năm, cty có thể bán lại khách sạn với giá 1,5 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập của cty là 25%. Bài 29 Cty DC đang xem xét việc mua 1 máy tiện mới để thay thế máy cũ. Máy cũ được mua cách đây 5 năm với giá 150 triệu. Máy đang dùng hiện giờ có giá thị trường 15 triệu. Theo quy định thời gian khấu hao của máy này là 10 năm. Đồng thời, tại thời điểm hiện tại, trên thị trường đang thịnh hành 1 loại máy mới có giá bán 120 triệu, thời gian khấu hao của máy này là 5 năm. Dùng máy mới thì rất hiệu quả. Theo tính toán thì có thể tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu 20 triệu đồng và chi phí bảo trì 5 triệu một năm. Máy mới và máy cũ đều có giá trị thu hồi là 0. Công ty ước tính đạt doanh lợi tài sản là 16%, thuế suất thuế TNDN là 25% và cty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Cty có nên đầu tư máy mới không? Bài 30 Một nhà máy giấy đang dự tính mua 1 máy xeo giấy. Giá bán của máy này trên thị trường là 1000 triệu và tuổi thọ của nó dự kiến là 5 năm. Giả sử cty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, và giá trị thu hồi sau 5 năm là 50 triệu. Máy xeo sẽ tạo ra doanh thu 2 tỷ đồng mỗi năm và tổng chi phí (chưa kể khấu hao) là 1,5 tỷ đồng, thuế suất thuế TNDN là 25%, chi phí vốn là 10%. a/Tính NPV của dự án mua máy xeo mới b/Tính NPV của dự án này trong trường hợp khấu hao theo phương pháp tổng số c/Giả sử tỷ lệ lạm phát hằng năm là 7%, lạm phát làm tăng doanh thu và tổng chi phí nhưng không làm ảnh hưởng đến chi phí khấu hao. Giả sử chi phí vốn 18% của cty là tỷ lệ sinh lời thực. Hãy tính NPV của dự án theo 2 cách. -Theo lãi suất danh nghĩa và thu nhập danh nghĩa -Theo lãi suất thực và thu nhập thực Bài 31 Bạn có ý định thuê một căn hộ chung cư trị giá 120 triệu VND, số tiền kỳ vọng trong 5 năm lần lượt như sau: 40 triệu VND, 38 triệu VND, 35 triệu VND, 27 triệu VND, 25 triệu VND. Giả sử lãi suất là 10% năm. Tính tỷ lệ nội hoàn và cho biết có nên thực hiện việc đầu tư này không? 59
  27. Chương 3 ỨNG DỤNG EXCEL TRONG HỒI QUY TƯƠNG QUAN VÀ DỰ BÁO KINH TẾ Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh có khả năng: Sử dụng thành thạo các hàm trong Excel để dự báo các yếu tố sản xuất, kinh doanh 3.1 ỨNG DỤNG EXCEL TRONG DỰ BÁO KINH TẾ 3.1.1 Ý nghĩa của dự báo kinh tế Dự báo là phán đoán những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai trên cơ sở phân tích khoa học các dữ liệu của quá khứ và hiện tại nhờ một số mô hình toán học. Dự báo kinh tế là việc đưa ra các dự báo những sự kiện kinh tế sẽ xảy ra trong tương lai dựa trên cơ sở phân tích khoa học các số liệu kinh tế của quá khứ và hiện tại. Chẳng hạn, nhà quản lý dựa trên cơ sở các số liệu về doanh thu bán hàng của kỳ trước và kỳ này để đưa ra dự báo về thị trường tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, trong hoạt động sản xuất kinh doanh dự báo đem lại ý nghĩa rất lớn. Nó là cơ sở để lập các kế hoạch quản trị sản xuất và marketing tạo tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho các chiến lược sản xuất trong tương lai. Dự báo mang tính khoa học và đòi hỏi cả một nghệ thuật dựa trên cơ sở phân tích khoa học các số liệu thu thập được. Bởi lẽ cũng dựa vào các số liệu thời gian nhưng lấy số lượng là bao nhiêu, mức độ ở những thời gian cuối nhiều hay ít sẽ khiến cho mô hình dự đoán phản ánh đầy đủ hay không đầy đủ những thay đổi của các nhân tố mới đối với sự biến động của hiện tượng. Do vậy mà dự báo vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Dự báo muốn chính xác thì càng cần phải loại trừ tính chủ quan của người dự báo. 3.1.2 Giới thiệu các phương pháp dự báo kinh tế Ngày nay dự báo đã được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với nhiều loại và phương pháp dự báo khác nhau như phương pháp lấy ý kiến ban điều hành, phương pháp điều tra người tiêu dùng, phương pháp Delphi Trong thống kê người ta sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp trung bình giản đơn, phương pháp trung bình dài hạn, phương pháp san bằng hàm mũ Chương này đề cập đến ba phương pháp là: phương pháp trung bình dài hạn, phương pháp trung bình động, phương pháp hồi quy tương quan  Phương pháp trung bình dài hạn: Số dự báo bằng trung bình cộng của các quan sát thực tế trước đó. n 1  Dt 1 F i 0 t 1 n Trong đó: Ft+1 là số dự báo ở kỳ thứ t + 1 Dt là số quan sát ở kỳ thứ t n tổng số quan sát Phương pháp này làm san bằng sự ngẫu nhiên, nó phù hợp với những mô hình mà các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau (dòng yêu cầu đều). Tuy nhiên, khối lượng tính toán nhiều và phải lưu trữ nhiều số liệu.  Phương pháp trung bình động: Số dự báo ở kỳ thứ t +1 bằng trung bình cộng của n kỳ 60
  28. trước đó. Như vậy, cứ mỗi kỳ dự báo lại bỏ đi số liệu xa nhất trong quá khứ và thêm vào số liệu mới nhất. Công thức: D D D F t t 1 t n t 1 n 1 Thường thì người ta lấy n là khá nhỏ n = 3, 4, 5 Đây cũng là phương pháp dự báo phù hợp với những mô hình mà các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.  Phương pháp hồi quy tương quan: Phân tích hồi quy nghiên cứu mối phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là (các) biến độc lập hay biến giải thích có giá trị đã biết) nhằm ước lượng và dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc với các giá trị đã biết của (các) biến độc lập. + Mô hình hồi quy tuyến tính (mô hình hồi quy đường thẳng): là mô hình hồi quy nói lên mức phụ thuộc tuyến tính của một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập mà phương trình của mô hình hồi quy có dạng tuyến tính đối với các hệ số. Mô hình hồi quy tổng thể gồm k biến: Yi = 1 + 2X2i + 3X3i + + kXki + Ui Trong đó Ui là sai số ngẫu nhiên. Mô hình hồi quy mẫu tương ứng là: y = ˆ 1 + ˆ 2x2 i + ˆ 3x3i + + ˆ kxki + ui Trong đó, ˆ 1, ˆ 2, ˆ 3, , ˆ k là các ước lượng điểm và không chệch của 1, 2, 3, , k bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Nó là các đại lượng ngẫu nhiên, với mỗi mẫu khác nhau chúng có giá trị khác nhau. ui là các sai số ngẫu nhiên gây ra sai lệch của y với giá trị trung bình của nó. Trong mô hình này ta chấp nhận giả thuyết các biến độc lập, không tương tác và có phương sai không thay đổi. Trên thực tế, khi nghiên cứu các trường hợp cụ thể người ta tiến hành phân tích phương sai và tương quan trước để thăm dò dạng của mối quan hệ phụ thuộc đồng thời kiểm tra xem có hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến hay phương sai thay đổi không (thường dùng thủ tục kiểm định Dolbin Watsern). Mô hình quan hệ tuyến tính trên được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ giữa một biến phụ thuộc Y và nhiều biến độc lập X được gọi là mô hình hồi quy tuyến tính bội. Khi mô hình quan hệ tuyến tính được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ giữa hai biến (biến phụ thuộc Y và biến độc lập X) thì được gọi là mô hình hồi quy tuyến tính đơn. Trên cơ sở thông tin thu được trong mẫu thống kê ta sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy. Tức là dựa trên quan điểm ước lượng không chệch giá trị quan sát của biến giải thích càng gần với giá trị thực của nó hay phần dư của chúng càng nhỏ càng tốt. + Mô hình hồi quy phi tuyến: là các dạng mô hình hồi quy phi tuyến nói lên mức phụ thuộc của một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập mà phương trình của mô hình hồi quy có dạng phi tính đối với các hệ số. Chẳng hạn, như hàm sản xuất Cobb Douglas, hồi quy Parabol, hồi quy Hyperbol Như vậy, dựa vào các quan sát được thu thập theo thời gian trong các kỳ trước đó ta sẽ xây dựng được mô hình hồi quy (cách xây dựng mô hình được học trong môn Kinh tế lượng). Thay số liệu của các biến đã cho trong kỳ dự báo vào mô hình hồi quy ta sẽ cho ta kết quả cần dựa báo. 61
  29. 3.1.3 Dự báo bằng phương pháp trung bình dài hạn trong Excel Quy trình dự báo: - Nhập số liệu thu thập được vào bảng tính. - Sử dụng hàm AVERAGE để tính ra số dự báo. Để hiểu rõ hơn ta xét ví dụ minh hoạ sau: Ví dụ 3.1: Ở một địa phương A người ta tiến hành thu thập số trẻ sơ sinh trong 5 năm liên tiếp (2001-2005). Giả sử rằng tốc độ tăng trẻ sơ sinh hàng năm tương đối ổn định. Hãy dự báo số trẻ sơ sinh trong năm 2006 với số liệu như sau: năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 số trẻ sơ sinh (bé) 29 30 28 31 29 26 Bài giải: - Nhập số liệu thu thập được vào bảng tính theo dạng cột và sử dụng hàm EVERAGE để dự báo ta có: Hình 3-1 Phương pháp dự báo trung bình dài hạn sử dụng hàm AVERAGE 3.1.4 Dự báo bằng phương pháp trung bình động trong Excel  Quy trình dự báo bằng hàm AVERAGE - Nhập số liệu thu thập được vào bảng tính. - Sử dụng hàm AVERAGE để tính ra số dự báo. Xét ví dụ 3.1: Sử dụng phương pháp dự báo trung bình động 3 kỳ ta có: 62
  30. Hình 3-2 Phương pháp dự báo trung bình động sử dụng hàm AVERAGE Ngoài quy trình dự báo sử dụng hàm AVERAGE trên ta còn có thể sử dụng trình cài thêm Moving Average để không chỉ đưa ra giá trị dự báo mà còn đưa ra cả sai số chuẩn và đồ thị dự báo.  Bổ sung cung cụ phân tích dữ liệu Data Analysis vào Excel + Khởi động Excel + Vào thực đơn Tools, chọn Add-Ins. Hộp thoại Add-Ins xuất hiện tích vào mục Analysis ToolPak và Analysis ToolPak VBA. Hình 3-3 Bổ sung công cụ Data Analysis + Nhấn OK để hoàn tất việc cài đặt. Lúc này trên thanh menu dọc của thực đơn Tools đã xuất hiện mục Data Analysis.  Quy trình dự báo sử dụng trình cài thêm Moving Average + Nhập số liệu thu thập được vào bảng tính 63
  31. + Chọn Tools\ Data Analysis\ Moving Average, OK. Các hộp thoại lần lượt được xuất hiện như hình sau: Hình 3-4 Hộp thoại chứa các công cụ phân tích dữ liệu Hình 3-5 Hộp thoại Moving Average Một số thuật ngữ: Input Range: Vùng địa chỉ chứa các quan sát đã biết Labels in First Row: Tích vào đây để khẳng định ô đầu tiên được chọn không chứa dữ liệu. Interval: là n kỳ trước kỳ dự báo. Output Option: Khai báo vùng kết xuất kết quả. Output Range: Nhập vào vùng địa chỉ chứa kết quả hoặc địa chỉ ô đầu tiên phía trên bên trái của vùng chứa kết quả NewWworksheet Ply: Kết quả được xuất ra trên một sheet mới. New Workbook: Kết quả được xuất ra trên một file Excel mới. Chart Output: Tích vào mục này để đưa ra đồ thị kết quả dự báo. Standard Errors: Đưa ra các sai số chuẩn của các dự báo. + Nhấn OK để đưa ra kết quả dự báo. Lại xét ví dụ 3.1 ở trên dự báo bằng phương pháp sử dụng trình cài thêm Moving Average. Các bước thực hiện như sau: - Nhập có số liệu thu thập được vào bảng tính như ở trên. - Tools\ Data Analysis\ Moving Average, OK. Bảng hộp thoại xuất hiện ta điền các thông tin vào như hình sau: 64
  32. Hình 3-6 Nhập các thông số cho mô hình dự báo - Nhấn OK ta được bảng kết quả sau: 3.1.5 Dự báo bằng hồi quy tuyến tính trong Excel Để dự báo hồi quy tuyến tính trong Excel ta có rất nhiều cách như sử dụng các hàm của Excel và sử dụng trình cài thêm Regression. a . Sử dụng các hàm TREND, FORECAST, LINEST, SLOPE và INTERCEPT Để dự báo bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn y = ax + b (y là biến phụ thuộc, x là biến độc lập) khi biết được một trong hai giá trị ta có thể sử dụng các hàm TREND, FORECAST, LINEST, SLOPE và INTERCEPT. 65
  33.  Sử dụng hàm TREND - Trả về giá trị dọc theo đường hồi quy (theo phương pháp bình phương nhỏ nhất) - Cú pháp: =TREND(known_y’s, known_x’s, new_x’s, const) - Trong đó: known_y’s, known_x’s, new_x’s là các giá trị hoặc vùng địa chỉ chứa giá trị đã biết của x, y tương ứng và giá trị mới của x. const là hằng số. Ngầm định nếu const = 1 (True) thì hồi quy theo hàm y = ax + b, nếu const = 0 (False) thì hồi quy theo hàm y = ax. Xét ví dụ minh hoạ sau: Ví dụ 3.2: Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào giá thành sản phẩm. Dùng hàm TREND dự báo lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được khi giá thành sản phẩm là 270.000 đồng. Ta có kết quả và công thức như sau:  Sử dụng hàm FORECAST - Tính, ước lượng giá trị tương lai căn cứ vào giá trị hiện tại. - Cú pháp: =FORECAST(x, known_y’s, known_x’s) - Trong đó: x là giá trị dùng để dự báo. known_y’s là các giá trị hoặc vùng địa chỉ của tập số liệu phụ thuộc quan sát được 66
  34. known_x’s là các giá trị hoặc vùng địa chỉ của tập số liệu độc lập quan sát được. Xét Ví dụ 3.2 ở trên: Ta có kết quả và công thức dự báo lợi nhuận (y) đạt được khi giá thành sản phẩm (x) là 270.000 đồng bằng hàm FORECAST như sau: Như vậy, dù sử dụng hàm TREND hay hàm FORECAST đều cho ta các kết quả giống nhau.  Sử dụng hàm SLOPE và INTERCEPT Ngoài việc sử dụng hai hàm trên để dự báo ta cũng có thể sử dụng kết hợp hai hàm SLOPE để tính hệ số góc a va hàm INTERCEPT để tính hệ số tự do b của hàm hồi quy tuyến tính đơn y=ax+b. Thay các hệ số a, b này vào hàm số với giá trị đã biết của x hoặc y ta sẽ tìm ra giá trị còn lại cần dự báo. - Cú pháp: = SLOPE(known_y’s, known_x’s) = INTERCEPT(known_y’s, known_x’s) Trong đó: known_y’s là các giá trị hoặc vùng địa chỉ của tập số liệu phụ thuộc quan sát được known_x’s là các giá trị hoặc vùng địa chỉ của tập số liệu độc ập quan sát được. 67
  35. Xét Ví dụ 3.2 ở trên: Sử dụng hàm SLOPE và hàm INTERCEPT để dự báo mức lợi nhuận (y) đạt được khi giá thành sản phẩm (x) là 270.000 đồng như trong hình sau: - Trong đó: known_y’s, known_x’s, là các giá trị hoặc vùng địa chỉ chứa giá trị đã biết của x và y tương ứng. const là hằng số. Ngầm định nếu const = 1 (True) thì tính toán hệ số tự do b, nếu const = 0 (False) bỏ qua b (b = 0). stats là các tham số thống kê. Ngầm định nếu stats = 1 thì tính các tham số thống kê, nếu stats = 0 thì bỏ qua. Các tham số thống kê nếu được tính bao gồm: + các hệ số của đa thức được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mn, mn-1, , m2, m1, b tức là an, an-1, , a2, a1, b của mô hình (*). + các sai số chuẩn của các hệ số sen, sen-1, , se2, se1, seb (seb = #N/A khi const = False). + hệ số xác định r2, sai số của giá trị y sey. + phân phối F, số bậc tự do df + ssreg (regression sum of square) và ssresid (residual sum of square). Bảng stats được bố trí như sau: an an-1 a2 a1 b sen sen-1 se2 se1 seb r2 Sey F Df ssreg Ssresid - Thay các giá trị của các hệ số tìm được và các giá trị của các biến đã biết vào hàm hồi quy để 68
  36. tìm ra giá trị cần dự báo. Xét ví dụ 3.3: Lợi nhuận của doanh nghiệp (y) phụ thuộc và giá thành sản phẩm (x1), chi phí quản lý (x2), chi phí bán hàng (x3). Dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được khi x1 = 600, x2 = 35, x3 = 25 bằng hàm LINEST như hình sau: Chú ý: Trong trường hợp có hai biến ta cũng tiến hành tương tự như trường hợp có nhiều biến ở trên. b. Sử dụng trình cài thêm Regression để hồi quy và dự báo Ngoài việc sử dụng các hàm để dự báo cho mô hình hồi quy tuyến tính như đã trình bày ở phần trên, ta có thể sử dụng trình cài thêm Regression trong bộ phân tích dữ liệu Data Analysis. Quy trình lập bảng hồi quy tuyến tính trong Excel - Nhập số liệu vào bảng tính đồng thời theo từng cột hoặc đồng thời theo từng dòng. Chọn Tools\ Data Analysis\ Regression, OK . Các bảng hộp thoại lần lượt được xuất hiện như sau: 69
  37. Hình 3-7 Hộp thoại chứa các công cụ phân tích dữ liệu Hình 3-8 Hộp thoại khai báo các thông số của mô hình hồi quy Một số thuật ngữ: Các lựa chọn nhập dữ liệu vào input: Input Y Range: Vùng địa chỉ chứa biến phụ thuộc Y Input X Range: Vùng địa chỉ chứa các biến độc lập X Labels: Tích vào mục này để khẳng định ô (các ô) đầu tiên không chứa dữ liệu hồi quy Constant is Zero: Tích vào mục này để khẳng định hệ số tự do của hàm hồi quy tuyến tính b = 0 Confidentce Level: Độ tin cậy của hồi quy (mặc định là 95%) bằng 1- với là mức ý nghĩa hay xác suất mắc sai lầm loại một bác bỏ H0 trong khi H0 đúng. Các lựa chọn kết xuất kết quả Output Option: Output Range: Vùng hoặc ô phía trên bên trái của vùng chứa kết quả New Worksheet Ply: In kết quả ra một sheet khác New Workbook: In kết quả ra một file Excel mới 70
  38. Các lựa chọn khác Residuals: Tích vào các mục này để đưa ra Residuals: Sai số do ngẫu nhiên Standardardlized Residuals: Chuẩn hoá sai số Residuals Plots: Đồ thị sai số Line Fit Plots: Đồ thị hàm hồi quy tuyến tính Xác suất phân phối chuẩn Normal Probability: Normal Probability Plots: Đồ thị xác suất phân phối chuẩn - Nhấn OK để đưa ra kết quả hồi quy. Thay các hệ số của mô hình hồi quy tính được và các giá trị đã cho trong kỳ dự báo vào hàm hồi quy ta sẽ tính được giá trị cần dự báo. Lại xét ví dụ 3.3 ở trên: Lợi nhuận của doanh nghiệp (y) phụ thuộc và giá thành sản phẩm (x1), chi phí quản lý (x2), chi phí bán hàng (x3). Dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được khi x1 = 600, x2 = 35, x3 = 25 bằng công cụ Regression ta làm như sau: - Nhập số liệu vào bảng tính như ở phần trên - Chọn Tools\ Data Analysis\ Regression, OK. Bảng hộp thoại Regression xuất hiện ta điền các thông tin như trong hình sau: Hình 3-9 Khai báo các thông số của mô hình - Nhấn OK ta được bảng kết quả sau: 71
  39. BÀI TẬP CHƯƠNG 3 Bài 1 Có tài liệu về số lao động và giá trị sản xuất (GO) của một doanh nghiệp công nghiệp như sau Lao động GO (người) (tỷ đ) 60 9,25 78 8,73 90 10,62 115 13,64 126 10,93 169 14,31 198 22,10 226 19,17 250 25,20 300 27,50 Hãy dùng mô hình hồi quy để dự báo GO của doanh nghiệp, nếu số công nhân trong những thời gian tiếp theo của doanh nghiệp lần lượt là: - 340 - 360 - 380 - 400 - 500 Bài 2 Có tài liệu về số lao động và giá trị sản xuất (GO) của một doanh nghiệp công nghiệp như sau GO Năm (tỷ đ) 2006 9,25 2007 8,73 2008 10,62 2009 13,64 2010 10,93 2011 14,31 Hãy dùng mô hình hồi quy để dự báo GO của doanh nghiệp trong các năm tiếp theo: - 2012 - 2013 - 2015 - 2020 Bài 3 Có tài liệu về số nhân khẩu tại địa phương X trong các năm như sau : 73
  40. Năm Người 2006 2236 2007 2256 2008 2896 2009 3256 2010 3568 2011 4000 Hãy dùng mô hình hồi quy để dự báo số nhân khẩu của địa phương X trong các năm tiếp theo: - 2012 - 2013 - 2015 - 2020 Bài 4 Có ba phương pháp bán hàng khác nhau được một công ty áp dụng. Sau đây là số lượng sản phẩm bán ra được thu thập cho ba phương pháp bán hàng. Hãy sử dụng công cụ Excel để mô tả các đặc trưng cơ bản của các số liệu thu được từ 3 phương pháp bán hàng đó. PP1 21 20 22 25 24 19 26 18 24 25 25 27 29 19 20 23 PP2 27 28 22 29 32 37 33 34 28 29 29 32 35 37 28 27 PP3 18 17 19 24 20 17 19 22 20 21 24 18 18 22 21 21 Bài 5 Ba nhà cung cấp gạo xuất khẩu (A, B, C), gạo xuất khẩu của mỗi nhà cung cấp được chuyển bằng tàu gồm 500 bao. Mẫu ngẫu nhiên gồm 6 tàu cho mỗi nhà cung cấp được kiểm tra cẩn thận, số bao gạo không đúng tiêu chuẩn được xác định ở 6 tàu như trong bảng sau: Kiểm định ở mức ý nghĩa 1% giả thuyết H0 rằng trung bình tổng thể của các bao gạo trên tàu không đúng tiêu chuẩn thì giống nhau giữa 3 nhà cung cấp ? Ðvt: bao gạo A B C 28 22 33 37 27 29 34 29 39 29 20 33 31 18 37 33 30 38 Bài 6 Để nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí đặt cửa hàng và tuổi của nhân viên bán hàng đến chi phí bán hàng (nghìn đ/sản phẩm) người ta thu thập số liệu thống kê ở 3 cửa hàng A, B , C với 5 74
  41. nhóm tuổi khác nhau. Nhóm 1 gồm các nhân viên bán hàng có tuổi < 25. Nhóm 2 gồm các nhân viên có tuổi từ 26 đến 35. Nhóm 3 gồm các nhân viên tuổi từ 36 đến 45. Nhóm 4 gồm các nhân viên có tuổi từ 46 đến 55. Nhóm 5 có tuổi từ 56 đến Kết quả thu được như bảng sau. Nhóm Cửa Cửa Cửa tuổi hàng A hàng B hàng C 1 25,0 24,0 25,9 2 24,8 23,5 25,2 3 26,1 24,9 25,7 4 24,1 23,9 24,0 5 24,0 24,4 25,1 Với mức ý nghĩa 1%, hãy kiểm tra kết luận rằng tuổi của nhân viên bán hàng, địa điểm của hàng không ảnh hưởng đến chi phí bán hàng. Bài 7 Có tài liệu về số sinh viên tại trường CĐ KT – KT Vĩnh Phúc trong các năm như sau : Năm Người 2006 1234 2007 1456 2008 1678 2009 2000 2010 2256 2011 2568 Hãy dùng mô hình hồi quy để dự báo số sinh viên tại trường CĐ KT – KT Vĩnh Phúc trong các năm tiếp theo: - 2012 - 2013 - 2015 - 2020 75
  42. MỤC LỤC Chương 1 1 MỘT SỐ KIẾN THỨC TIN HỌC CĂN BẢN 2 1.1.CĂN BẢN VỀ WNDOWS 2 1.1.1 Thiết lập cách biểu diên ngày giờ, số và tiền tệ 2 1.1.2 Chạy chương trình trong Windows 2 1.2. CĂN BẢN VỀ EXCEL 5 1.2.1 Giới thiệu 5 1.2.2 Worksheet, workbook, địa chỉ 8 1.2.3 Các dạng dữ liệu trong Excel 11 1.2.4 Các phép tính trong Excel 13 1.2.5 Sử dụng hàm trong Excel 14 1.2.6 Một số hàm thông dụng trong Excel 15 1.2.7. Công thức mảng 22 Chương 2 33 ỨNG DỤNG EXCEL TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 33 2.1 CÁC HÀM KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 33 2.1.1 Nhắc lại kiến thức về tài sản cố định 33 2.1.2 Các hàm tính khấu hao TSCĐ 39 2.2 CÁC HÀM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ 41 2.2.1 Nhắc lại các kiến thức về dòng tiền 41 2.2.2 Các công thức tính toán giá trị dòng tiền 42 2.2.3 Các công thức tính toán giá trị dòng tiền trong Excel 43 2.2.4 Các công thức khác có liên quan 45 2.2.5 Hàm NPV và IRR 47 Chương 3 60 ỨNG DỤNG EXCEL TRONG HỒI QUY TƯƠNG QUAN 60 VÀ DỰ BÁO KINH TẾ 60 3.1 ỨNG DỤNG EXCEL TRONG DỰ BÁO KINH TẾ 60 3.1.1 Ý nghĩa của dự báo kinh tế 60 3.1.2 Giới thiệu các phương pháp dự báo kinh tế 60 3.1.3 Dự báo bằng phương pháp trung bình dài hạn trong Excel 62 3.1.4 Dự báo bằng phương pháp trung bình động trong Excel 62 3.1.5 Dự báo bằng hồi quy tuyến tính trong Excel 65 76