Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Bài 1: Tổ chức và cấu trúc của ngân hàng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Bài 1: Tổ chức và cấu trúc của ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thanh_toan_quoc_te_trong_ngoai_thuong_bai_1_to_chuc_va_cau_t.pdf
Nội dung text: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Bài 1: Tổ chức và cấu trúc của ngân hàng
- Bài 1 Tổ chức và cấu trúc của ngân hàng Giảng viên phụ trách: PGS. TS Trương Quang Thông Khoa Ngân hàng – Đại học Kinh tế TP.HCM
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng là một lọai hình doanh nghiệp Họat động của ngân hàng thương mại là họat động kinh doanh Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng Ngân hàng thương mại là một lọai hình doanh nghiệp đặc biệt 2
- Ngân hàng và các qui chế đặc thù dành cho ngân hàng Qui chế về an toàn trong hoạt động kinh doanh Qui chế về thực thi chính sách tiền tệ Qui chế về phân phối tín dụng Qui chế bảo vệ khách hàng Qui chế bảo vệ người đầu tư Qui chế thành lập ngân hàng 3
- Cách phân lọai ngân hàng theo truyền thống Ngân hàng thương mại Ngân hàng đầu tư Ngân hàng đặc biệt Ngân hàng chính sách 4
- Phân loại ngân hàng theo hình thức sở hữu Các ngân hàng thương mại nhà nước Các ngân hàng thương mại cổ phần Các ngân hàng liên doanh Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5
- Phân lọai ngân hàng theo sản phẩm cung cấp cho khách hàng Ngân hàng bán buôn: danh mục sản phẩm không nhiều nhưng giá trị từng sản phẩm rất lớn. Khách hàng thường là các doanh nghiệp lớn, các MNC. Ngân hàng bán lẻ: danh mục sản phẩm rất nhiều nhưng giá trị từng sản phẩm không lớn. Khách hàng thường là SME , hộ gia đình. Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ 6
- Phân loại theo lĩnh vực họat động Ngân hàng chuyên doanh Ngân hàng đa năng 7
- Các đặc điểm của một ngân hàng nhỏ Họat động tập trung vào cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa và dân cư với những số tiền ký thác tương đối nhỏ. Quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo ngân hàng, người đứng đầu các bộ phận và nhân viên. Ngân hàng thường chịu sự ảnh hưởng bởi những thay đổi kinh tế-xã hội của địa phương. Cơ hội việc làm và mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng 8
- Các đặc điểm của một ngân hàng lớn điển hình Thuộc quyền kiểm soát của một công ty mẹ Năng lực điều hành của người lãnh đạo cao nhất Do qui mô, địa bàn họat động rộng lớn, các rủi ro nhiều khi chỉ bộc lộ sau một thời gian Các lợi thế so với ngân hàng nhỏ: Đa dạng hóa về sản phẩm và địa lý Ít phụ thuộc vào 1 ngành, khu vực riêng lẻ Lợi thế huy động vốn với chi phí thấp Lợi thế khi tiếp cận một thị trường mới 9
- Các xu hướng tổ chức ngân hàng trong thời gian gần đây Ngân hàng có xu hướng trở thành những tổ chức có cấu trúc phức tạp hơn Vấn đề thường xuyên nâng cao trình độ nhân viên Vấn đề nhận diện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng và họat động marketing ngân hàng 10
- Các lọai hình cấu trúc tổ chức trong ngân hàng Ngân hàng đơn vị (Unit Bank) Ngân hàng chi nhánh (Branch Bank) 11
- Ngân hàng đơn vị Là lọai hình ngân hàng lâu đời nhất. Cung cấp tất cả các dịch vụ từ một văn phòng. Hầu hết các ngân hàng đều bắt đầu từ một ngân hàng đơn vị 12
- Ngân hàng chi nhánh Tòan bộ dịch vụ ngân hàng được cung cấp bởi 1 hội sở và các chi nhánh. Sự phát triển các chi nhánh do áp lực phục vụ khách hàng, mở rộng thị phần và cạnh tranh với các đối thủ. Công việc của chi nhánh thường được quyết định bởi hội sở chính trên cơ sở phân quyền. 13
- Kiểm soát việc thành lập chi nhánh Sự khác biệt giữa Mỹ và Tây Âu. Mở chi nhánh và vấn đề độc quyền Các lý do của việc mở chi nhánh Di dân thành thị-nông thôn Sự hỗ trợ của các công cụ truyền tin Sự đỗ vỡ của các ngân hàng nhỏ Tăng trưởng kinh tế nói chung 14
- Các ý kiến khác nhau về ngân hàng chi nhánh Các ý kiến phản đối Lo ngại về việc chi nhánh sẽ lọai bỏ các ngân hàng nhỏ Tăng chi phí dịch vụ Nguồn vốn khan hiếm từ địa phương có thể chảy về thành phố. Các ý kiến ủng hộ: Chi nhánh sẽ làm cho hiệu qủa họat động cao hơn. Tăng tính sẵn sàng và tiện lợi cho khách hàng Có thể thúc đẩy kinh tế nhanh hơn vì ngân hàng chi nhánh thường cho vay nhiều hơn Giảm khả năng phá sản do ít phụ thuộc vào khu vực địa phương 15
- Cấu trúc hệ thống ngân hàng quốc tế Ngân hàng đại lý (correspondent banks) Văn phòng đại diện thường trú Chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài Các trung tâm hải ngoại (offshore centers) 16
- Ngân hàng đại lý (correspondent banks) Việc liên kết giữa các ngân hàng của các quốc gia khác nhau bằng việc duy trì tài khỏan đại lý lẫn nhau. Các ngân hàng lớn thường có các quan hệ đại lý với rất nhiều quốc gia nơi mà chúng không có cơ sở, chi nhánh của riêng mình. Mục đích của ngân hàng đại lý: dễ dàng thực hiện các thanh tóan quốc tế cho khách hàng 17
- Ngân hàng đại lý (correspondent banks) Nguồn gốc của khái niệm “correspondent”: việc truyền thông bằng thư tín, điện tín mà ngân hàng sử dụng để thanh tóan cho khách hàng. Các dịch vụ khác của ngân hàng đại lý: tín dụng, thông tin, phát triển quan hệ khách hàng 18
- Văn phòng đại diện thường trú (Resident Representative) Giúp đỡ, hỗ trợ cho khách hàng họat động tại nước ngòai: chủ yếu là thông tin thương mại, đầu tư, thể chế Không thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng 19
- Chi nhánh nước ngòai Do ngân hàng chính quốc sở hữu, đặt tại nước ngòai. Chịu sự điều chỉnh của luật địa phương và luật tại chính quốc. Các lợi ích của việc thiết lập chi nhánh: thanh tóan nhanh chóng, cung ứng các dịch vụ của một ngân hàng lớn mà ngân hàng nội địa chưa làm được 20
- VỀ CÁC TRUNG TÂM HẢI NGOẠI - Thuế nhẹ đối với lợi tức cũng như việc chuyển lợi tức về công ty mẹ. - Đồng tiền ổn định, tự do chuyển đổi ra ngoại tệ khác. - Cơ sở hạ tầng hoàn hảo (thông tin, nhân sự, hệ thống ngân hàng uy tín) - Chính phủ ổn định 21
- VỀ CÁC TRUNG TÂM HẢI NGOẠI - Dịch vụ ngoại hối của các ngân hàng hải ngoại không chịu sự kiểm soát ngoại hối. - Vấn đề bảo mật tại các ngân hàng hải ngoại - Các dịch vụ quản lý và bảo hộ tài sản đối với thể nhân. 22