Tâm lý học - Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên

ppt 141 trang vanle 7220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tâm lý học - Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttam_ly_hoc_chuong_1_phat_trien_tam_ly_o_tre_vi_thanh_nien.ppt

Nội dung text: Tâm lý học - Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên

  1. TẬP HUẤN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG
  2. CHƯƠNG 1 PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
  3. Mục tiêu bài học Sau bài học, học viên hiểu: 1. Các đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ vị thành niên từ độ tuổi 10 đến 18 tuổi. 2. Các nhu cầu tâm lý-xã hội cơ bản của trẻ vị thành niên 3. Các khó khăn tâm lý thường gặp ở tuổi vị thành niên.
  4. 1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 1. Khái niệm tuổi vị thành niên (VTN) 2. Một số điểm chung về sinh lý 3. Đặc điểm theo từng giai đoạn tuổi vị thành niên 4. Phân biệt các đặc điểm lứa tuổi và những vấn đề bất thường
  5. Khái niệm Trẻ em & Vị thành niên • Trẻ em: - Việt Nam: Dưới 16 tuổi - Công ước Quốc tế về trẻ em: Dưới 18 tuổi • Vị thành niên: Từ 10 – 18 tuổi
  6. 2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN SINH LÝ
  7. a. Đặc điểm phát triển sinh lý ở nữ • Ngực phát triển • Lông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ phận cơ thể: Bộ phận sinh dục, nách, chân, tay • Phát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 tuổi • Có kinh nguyệt
  8. b. Đặc điểm phát triển sinh lý ở nam • Cơ quan sinh dục phát triển • Lông (bộ phận sinh dục, nách, chân ), râu phát triển • Hiện tượng “mộng tinh”, “giấc mơ ướt” • Đạt được sự tối đa về chiều cao • Giọng nói: Vỡ giọng
  9. 3. CÁC ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
  10. a. Đầu vị thành niên (10-14 tuổi) • CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP • HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP • GIỚI TÍNH • ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG
  11. CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP • Tìm kiếm bản sắc. • Nhận ra rằng cha mẹ, • Buồn, ủ rũ. giáo viên không hoàn hảo, “bắt lỗi” người lớn. • Năng lực sử dụng lời nói để bộc lộ bản thân tăng. • Tìm kiếm những người • Thường hay biểu hiện cảm mới để yêu thương. xúc bằng hành động hơn • Có xu hướng quay lại bằng từ ngữ. những hành vi nhi hóa. • Quan hệ bạn bè thân thiết được coi trọng • Nhóm bạn ảnh hưởng đến sở thích và kiểu ăn mặc. • Ít gắn bó, tình cảm với bố mẹ, đôi khi có biểu hiện thô lỗ.
  12. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP • Hầu như quan tâm đến hiện tại và tương lai gần. • Năng lực làm việc tăng hơn.
  13. GIỚI TÍNH • Nữ giới phát triển trước nam giới. • Chơi với các bạn cùng giới tính. • E thẹn, bẽn lẽn và khiêm tốn. • Có tính phô trương. • Quan tâm nhiều đến sự riêng tư. • Thử nghiệm với cơ thể của mình. • Lo lắng liệu mình có bình thường không.
  14. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG • Thử nghiệm các luật lệ và giới hạn. • Có đôi khi thử hút thuốc, uống rượu, hoặc các chất kích thích. • Có thể suy nghĩ trừu tượng.
  15. b. Giữa vị thành niên (14- 16 tuổi) • CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP • HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP • GIỚI TÍNH • ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG
  16. CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP • Vị kỉ • Nỗ lực kết bạn mới. • Phàn nàn bố mẹ, người • Nhấn mạnh đến nhóm lớn không tôn trọng độc bạn với bản sắc của nhóm lập. có sự lựa chọn, cạnh • Bận tâm nhiều về hình tranh. thức và cơ thể. • Thỉnh thoảng buồn, ngồi • Cảm thấy cơ thể và bản một mình. thân mình lạ. • Ý niệm về cha mẹ giảm, • Xem xét các trải nghiệm bớt quấn quít, gắn bó với nội tâm, như viết nhật kí, cha mẹ. tiểu thuyết.
  17. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP • Hứng thú mang tính trí tuệ. • Một số năng lượng mang tính tính dục và hung hăng, hướng đến các hứng thú nghề nghiệp và sáng tạo.
  18. GIỚI TÍNH • Bận tâm về sự hấp dẫn giới tính. • Thường xuyên thay đổi các quan hệ. • Hướng đến các quan hệ khác giới với sự sợ hãi, lo lắng. • Nhạy cảm, dễ bị tổn thương và lo lắng với những người khác giới. • Cảm nhận về tình yêu và sự đam mê.
  19. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG • Phát triển thần tượng và lựa chọn các mẫu hình lý tưởng. • Hiểu về lương tri. • Tự đặt ra được mục tiêu. • Quan tâm đến lý lẽ đạo đức.
  20. c. Cuối vị thành niên (16-18 tuổi) • CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP • HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP • GIỚI TÍNH • ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG
  21. CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP • Bản sắc rõ ràng, chắc chắn. • Có các sở thích ổn định. • Có khả năng trì hoãn sự hài • Tình cảm ổn định. lòng. • Có khả năng đưa ra các • Có khả năng suy nghĩ các ý quyết định độc lập. tưởng một cách có hệ thống, • Có khả năng thỏa hiệp. xuyên suốt. • Hãnh diện về công việc, • Có khả năng biểu hiện cảm nhiệm vụ của mình. xúc bằng từ ngữ. • Tự lực. • Phát triển khiếu hài hước. • Quan tâm đến mọi người hơn.
  22. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP • Bận tâm nhiều về tương lai. • Suy nghĩ về vai trò của mình trong cuộc sống.
  23. GIỚI TÍNH • Bận tâm về các mối quan hệ nghiêm túc. • Bản sắc giới tính rõ ràng. • Có đủ khả năng phát triển tình yêu.
  24. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG • Có sự anh minh, hiểu biết sâu sắc. • Nhấn mạnh đến chân giá trị và tự trọng. • Đặt ra mục tiêu và hiện thực hóa mục tiêu. • Chấp nhận các thể chế, quy tắc xã hội và truyền thống văn hóa. • Tự điều chỉnh các ý niệm về giá trị bản thân
  25. 4. MỘT SỐ NHU CẦU ĐẶC TRƯNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
  26. Nhu cầu sinh lý • Ăn • Uống • Ngủ • Thở
  27. Nhu cầu tâm lý- xã hội cơ bản • An toàn • Hiểu, cảm thông • Yêu thương • Có giá trị • Tôn trọng
  28. Các nhu cầu đặc trưng của lứa tuổi 1. Nhu cầu sinh lý 2. Nhu cầu tâm lý
  29. 1. Nhu cầu sinh lý • Nhu cầu về hoạt động • Nhu cầu thỏa mãn tính dục
  30. 2. Nhu cầu tâm lý • Thử các giá trị và hình thành giá trị bản thân • Độc lập, tự do, tự chủ • Được chấp nhận • Cho và nhận tình cảm • Thực hiện các hành vi nguy cơ • Nhu cầu chỉ dẫn và giới hạn
  31. CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NHỮNG ỨNG XỬ TIÊU CỰC
  32. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học viên sẽ hiểu : • Mục đích của hành vi tiêu cực • Con đường hình thành hành vi tiêu cực • THẢO LUẬN: điều gì rút ra được từ những nội dung chương học
  33. 1. Mục đích của các hành vi tiêu cực 4 mục đích chính: a.Thu hút sự chú ý b.Thể hiện quyền lực c.Muốn trả đũa d.Thể hiện sự không thích hợp
  34. a. Thu hút sự chú ý • Chú ý là gì? → là để tâm chí vào việc gì đó. • Trong những tình huống như thế nào thì người lớn chú ý đến trẻ? (trẻ được khen, trẻ bị mắng, trẻ bị đánh, trẻ bị phạt)
  35. a. Thu hút sự chú ý (tiếp) • Muốn đựợc chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ đứa trẻ nào. • Khi không có đủ sự chú ý, trẻ sẽ tìm cách có được sự chú ý. Các em thực hiện việc này bằng cách nào? • Những hành vi tiêu cực sẽ phát triển khi trẻ không nhận được đủ sự chú ý vào những hành vi tích cực của nó. • Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc đạt được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì trẻ VTN sẽ làm bằng cách tiêu cực khác.
  36. b. Thể hiện quyền lực • Cá nhân cảm nhận được quyền lực của mình khi anh ta thấy anh ta có tác động, ảnh hưởng đến người khác.
  37. b. Thể hiện quyền lực (tiếp) • Trẻ cãi lại, trêu ngươi, thách thức đem lại cho các em cảm giác kiểm soát tình huống, tác động gây ảnh hưởng với cha mẹ và người lớn. • Phá bỏ qui tắc: tạo cảm giác quyền lực, trẻ trở nên có quyền tự quyết định. • Trẻ có xu hướng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào. Các em thử thách giới hạn của người lớn. (Ví dụ từ học viên?) • Trong một số trường hợp, đằng sau hành vi đó là suy nghĩ : “Mình trở nên quan trọng nếu mình điều khiển người khác và có những gì mình muốn”.
  38. c. Trả đũa • Trẻ VTN cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương vì không đựợc đối xử tôn trọng, công bằng, mình phải đáp trả”. • Trả đũa như là cách đòi lại sự công bằng. • Có nhiều cách để trả đũa: bằng hành động, bằng lời nói, bằng sự im lặng, bằng việc từ chối hợp tác, bằng cái nhìn và cử chỉ thù địch, v.v. • Những hành động này thường đi kèm với những cảm xúc: chán nản, phiền muộn, tức giận
  39. d. Thể hiện sự không thích hợp • Hành vi thể hiện: rút lui, né tránh thất bại vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của cha mẹ, thầy cô. • Ví dụ, trẻ VTN thể hiện: “Con không giải được bài đó đâu!”, “Con đã bảo là không làm được đâu vì con rất dốt môn này”. • Khi đó, trẻ VTN đang cảm thấy rất chán nản.
  40. Tại sao trẻ hành động như trẻ vẫn đang hành động Hai nguyên tắc cơ bản: • Hầu hết các hành vi do trẻ học được. • Phản ứng của người khác góp phần làm duy trì hành vi của trẻ.
  41. 2. Các con đường dẫn đến việc trẻ hình thành các hành vi không phù hợp – Thiếu kỹ năng – Muốn có sự chú ý tích cực, khen ngợi từ phía người khác – Khi người lớn vô tình củng cố các hành vi tiêu cực – Tự trọng thấp – Không biết cách phù hợp để bộc lộ cảm xúc của mình – Áp lực học tập – Môi trường thiếu cấu trúc – Có vấn đề ở nhà hoặc nơi sống – Các vấn đề sức khỏe tâm thần.
  42. CHƯƠNG 3 CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VTN
  43. Mục tiêu Học viên có thể: 1. Hiểu các rối loạn tâm lý và vấn đề sức khỏe tinh thần ở VTN bao gồm dấu hiệu, triệu chứng, tác hại của chúng, cách ứng xử hợp lý với từng loại VTN có những vấn đề SKTT. 2. Hiểu được các nguyên tắc chung về những rối loạn này ở VTN.
  44. Thảo luận Thế nào là hành vi, biểu hiện bình thường và bất thường? → Hành vi hoặc cảm xúc vi phạm những chuẩn mực xã hội, xuất hiện không phổ biến, gây cho cá nhân cảm thấy bị buồn khổ, khó chịu, làm giảm các chức năng cuộc sống của người đó.
  45. 1. CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NỘI CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NGOẠI • Vấn đề hướng nội: những vấn đề liên quan đến bản thân, biểu hiện các triệu chứng được hướng vào bên trong như trầm cảm và lo âu. • Vấn đề hướng ngoại: các hành vi hướng ra bên ngoài, hướng đến người khác như chống đối xã hội, rối loạn hành vi.
  46. 1.1. CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NỘI Trầm cảm Lo âu
  47. Trầm cảm: dấu hiệu • Cáu kỉnh, tức giận hoặc • Bất an và kích động hận thù • Cảm thấy tội lỗi và vô giá trị • Hay khóc hoặc sướt • Thiếu động cơ và nồng mướt nhiệt • Thu mình khỏi bạn bè • Mệt mỏi hoặc thiếu năng và gia đình lượng • Mất hứng thú trong các • Khó tập trung hoạt động • Có ý tưởng tự tử • Thay đổi thói quen ăn • Buồn hoặc vô vọng và ngủ
  48. Các biểu hiện nghi ngờ trầm cảm • Các hành vi vô thức bộc lộ ra bên ngoài • Các hành vi tội phạm • Hành vi vô trách nhiệm • Học tập ở trường kém, lưu ban • Tách ra khỏi gia đình và bạn, dành nhiều thời gian một mình • Dùng rượu hoặc các chất không hợp pháp
  49. BÁO ĐỘNG? • Kéo dài ít nhất tuần • Ảnh hưởng đến tâm trạng, các năng lực, chức năng cuộc sống
  50. Hậu quả • Những vấn đề ở trường • Những vấn đề trong gia đình • Lạm dụng rượu và ma túy • Vấn đề về cái tôi: tự trọng thấp • Nghiện internet • Các hành vi liều lĩnh • Bạo lực
  51. Hỗ trợ • Hỗ trợ trẻ trầm cảm nói về vấn đề của mình • Thấu hiểu • Khuyến khích các hoạt động thể chất • Khuyến khích các hoạt động xã hội • Duy trì can thiệp • Dạy trẻ các kĩ năng • Xây dựng hệ thống liên lạc giữa gia đình và nhà trường • Học về trầm cảm
  52. Tự tử • Định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới gồm 3 thành phần: ▪ Ý tưởng tự sát (chỉ thể hiện trong ý nghĩ) ▪ Toan tự sát (có hành vi để tự tử, nhưng không thành công) ▪ Tự sát (có hành vi tự tử đi đến tử vong)
  53. Những dấu hiệu báo động tự tử ở VTN • Nói hoặc đùa về việc sẽ tự tử. • Nói về chết một cách tích cực hoặc lãng mạn hóa việc chết. • Viết chuyện, thơ về cái chết, việc chết hoặc tự tử. • Tham dự các hành vi liều lĩnh hoặc có rất nhiều lần bị tai nạn dẫn đến thương tích; tự làm đau bản thân.
  54. Những dấu hiệu báo động tự tử ở VTN • Cho đi những vật sở hữu có giá trị. • Tâm trạng tốt lên bất ngờ và không có lý do sau khi bị trầm cảm hoặc thu mình. • Nói tạm biệt với bạn, gia đình như là chia tay mãi mãi. • Không chú ý đến hình thức, vẻ ngoài hoặc vệ sinh cá nhân. • Tìm vũ khí, thuốc hoặc những dụng cụ, cách thức khác có thể tự hại bản thân.
  55. Rối loạn Lo âu: Dấu hiệu • Sợ hãi, lo lắng quá mức, bất an ở bên trong, có xu hướng thận trọng và cảnh giác quá mức. • Dù không thực sự nguy hiểm, vẫn căng thẳng liên tục, bất an hoặc Stress quá mức. • Ở các nơi có tính xã hội, thể hiện sự phụ thuộc, thu mình, lo lắng, bứt rứt. • Quá dè dặt, kìm chế hoặc quá cảm xúc.
  56. Một số rối loạn lo âu Hoảng loạn Ám sợ
  57. Hậu quả • Không học, không chơi thể thao và các hoạt động xã hội tốt. • Không thể phát triển được các năng lực của mình. • Quá phụ thuộc, cầu toàn, và thiếu tự tin. • Có thể làm đi làm lại một việc hoặc trì hoãn việc. • Rối loạn cảm xúc và rối loạn ăn uống.
  58. Hậu quả • Cảm xúc tự tử hoặc tham dự các hành vi tự hủy hoại bản thân. • Sử dụng rượu hoặc ma túy để tự chữa hoặc làm dịu đi nỗi lo âu. • Hình thành các nghi thức để giảm hoặc tránh lo âu.
  59. Hỗ trợ • Lắng nghe cẩn thận và tôn • Đảm bảo với trẻ khi lớn dần, trọng. trẻ VTN sẽ có những kĩ thuật • Không coi thường cảm xúc khác nhau để xử trí stress và của trẻ. lo âu. • Giúp trẻ hiểu rằng các cảm xúc khó chịu, không thoải mái • Gợi lại cho trẻ VTN những lần về cơ thể, hình thức, sự chấp trẻ ban đầu sợ nhưng vẫn nhận của bạn bè và sự không kiểm soát tốt và bước vào tình chắc chắn là phần tự nhiên huống mới đó. của tuổi VTN. • Khen ngợi, khuyến khích trẻ • Giúp trẻ dò theo lo âu trong VTN khi trẻ tham dự tình từng tình huống và các trải huống dù ban đầu không nghiệm của trẻ VTN. thoải mái. • Trẻ VTN cần được giới thiệu đến gặp các cán bộ tâm lý lâm sàng, bác sĩ tâm thần.
  60. 1.2. CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NGOẠI Tăng động giảm chú ý Rối loạn hành vi Gây hấn Phạm tội, phạm pháp Chống đối, không tuân thủ
  61. a. Dấu hiệu của không chú ý • Mắc lỗi bất cẩn. • Khó duy trì chú ý, dễ sao nhãng. • Có vẻ như không nghe khi người khác đang nói với mình. • Khó nhớ và theo các chỉ dẫn. • Khó sắp xếp, tổ chức, lên kế hoạch và hoàn thành công việc. • Chán việc trước khi hoàn thành. • Thường mất hoặc để nhầm chỗ sách, vở, đồ chơi, dụng cụ học tập,v.v.
  62. Hỗ trợ • Tiếp cận tổng quát, từ nhiều phía như gia đình, trường học. • Tiếp cận hành vi. • Tiếp cận nhận thức. • Luyện tập kĩ năng xã hội. • Giáo dục cha mẹ. • Dược lý.
  63. b. Gây hấn • Định nghĩa: Gây hấn là loại hành vi, dạng lời nói hoặc thể chất có chủ đích làm tổn thương hoặc làm hại người khác hoặc thứ khác (đồ vật, động vật). • Biểu hiện:đánh nhau, dọa nạt, khống chế quan hệ, và có thể có kế hoạch trước hoặc không có kế hoạch. • Mục đích: thể hiện sự bực tức hoặc thù địch, hẳng định chủ quyền, dọa nạt, thể hiện sự sở hữu, đáp trả lại sự sợ hãi hoặc đau đớn, ganh đua, v.v.
  64. Phân loại • Gây hấn mang tính chất thù địch: xuất phát từ tức giận, có mục đích gây tổn thương hay đau đớn. • Gây hấn mang tính chất phương tiện: ít yếu tố cảm xúc, nhiều mục đích và sự toan tính hơn
  65. Biểu hiện • Bắt nạt, đe doạ hay uy hiếp người khác. • Khởi xướng và tham gia các cuộc ẩu đả, đánh nhau. • Sử dụng các loại vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác. • Có biểu hiện độc ác về thể chất với người khác hoặc động vật. • Ăn cướp tài sản trong khi đối mặt với nạn nhân. • Phá hoại tài sản của công hoặc của người khác. • Cố ý gây cháy để gây thiệt hại cho người khác.
  66. Hỗ trợ • Trừng phạt thể chất không mang lại hiệu quả. • Phạt nhẹ kết hợp tham vấn và các chiến lược làm cha mẹ tích cực. • Đưa ra các chương trình thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực • Hướng dẫn tự mình phân tán hoặc xao lãng với những ấm ức đang hiện hữu. • Hướng dẫn trì hoãn thời gian từ ấm ức đến hành động: đếm 1 – 10. • Hướng dẫn đối đầu với những ấm ức một cách phi bạo lực và chia sẻ cảm giác ấm ức. • Dạy kỹ năng giao tiếp và thấu cảm.
  67. c. Chống đối, không tuân thủ Định nghĩa: những biểu hiện hành vi không phù hợp với lứa tuổi, được lặp đi lặp lại có tính chất gây tranh cãi, thách thức, cố tình gây bực bội, khó chịu và thù địch để đổ lỗi cho người khác về những vi phạm hoặc thiếu sót của mình.
  68. Dấu hiệu: tiêu cực, thách thức, thù địch và không tuân thủ kéo dài ít nhất • 6Mất tháng bình tĩnh • Quá nhạy cảm và hay • Thường xuyên tranh cãi khó chịu vì người khác. với người lớn. • Thường xuyên tức giận, • Thường xuyên chủ động bực bội. phớt lờ hoặc từ chối • Thường xuyên có thái việc thực hiện theo các độ thù hằn, cay độc. yêu cầu của người lớn, → Những biểu hiện hành cố ý gây bực mình cho vi này thường gây khó người khác. khăn cho cá nhân trong • Thường đổ lỗi cho hoạt động xã hội, học người khác về những sai tập và nghề nghiệp sót hoặc những lỗi lầm của mình.
  69. Hỗ trợ • Thay đổi hành vi của cha mẹ. • Giáo dục ý nghĩa và nguồn gốc của hành vi chống đối. • Cách đưa ra những nguyên tắc trong gia đình. • Chiến lược hành vi làm cha mẹ có hiệu quả.
  70. d. Rối loạn hành vi • Định nghĩa: một nhóm các biểu hiện hành vi và cảm xúc của trẻ em và vị thành niên được lặp đi lặp lại nhiều lần và ở đó, các quyền cơ bản của người khác cũng như các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi) hay các luật lệ bị xâm phạm.
  71. Dấu hiệu • Độc ác với người và động vật bao gồm • Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản) • Lừa đảo hay trộm cắp • Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ
  72. Hỗ trợ • Chiến lược toàn diện. • Trị liệu đa hệ thống.
  73. e. Phạm tội, phạm pháp Định nghĩa: Là một dạng của hành vi chống đối xã hội được đặc trưng bởi các hành động bất chính và vô luân lý (vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội cũng như những giá trị phong tục tập quán) và hệ thống pháp luật của xã hội.
  74. Dấu hiệu • Các nét tính cách xung động, bốc đồng, hiếu chiến, ngạo ngược dễ bị kích động • Sử dụng biệt danh. • Thất bại trong việc thích nghi với các chuẩn mực, quy định, thường xuyên phá luật và bất chấp sự an toàn của bản thân và người khác. • Hay bị bắt giữ, hay phải trình diện ở các cơ quan công an và thiếu sự ăn năn, hối hận.
  75. Hỗ trợ • Liệu pháp nhóm, sử dụng các nhóm đồng đẳng để điều trị tỏ ra có đáp ứng ở nhiều trẻ em phạm pháp trong các nhà tù hoặc trại cải tạo
  76. Hỗ trợ (tiếp) • Các chiến lược cải thiện sức khoẻ tâm thần và thể chất cho trẻ em và gia đình của những nhóm có nhiều nguy cơ như nhóm bất lợi về kinh tế • Tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ thai nhi để làm giảm các chấn thương và tổn thương hệ thần kinh từ giai đoạn ấu thơ đến VTN. • Tuyên truyền giáo dục nhằm xoá bỏ các hình thức trừng phạt thân thể một cách bạo lực. • Tuyên truyền phổ biến pháp luật và những giá trị xã hội tích cực.
  77. f. LẠM DỤNG RƯỢU VÀ CHẤT KÍCH THÍCH Dấu hiệu • Mất khả năng hoàn thành các trách nhiệm ở nơi làm việc, ở trường học hoặc ở nhà. • Sử dụng chất trong những trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. • Liên quan đến những vấn đề luật pháp. • Liên quan đến những vấn đề xã hội hoặc mối quan hệ với người khác.
  78. Hỗ trợ • Chiến lược vĩ mô để giảm nhu cầu về các chất kích thích. • Phòng ngừa bằng cách nâng cao kỹ năng xã hội và kỹ năng từ chối sử dụng chất kích thích trong giới trẻ. • Giảng dạy về kỹ năng sống.
  79. Hỗ trợ (tiếp) • Trì hoãn tuổi khởi phát uống rượu, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích trong học sinh. • Phỏng vấn động cơ. • Kết hợp các can thiệp bằng thuốc và tâm lý.
  80. g. STRESS Stress được đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, thất vọng, lo lắng, buồn rầu, thu mình kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.
  81. Dấu hiệu Nhận thức Tình cảm • Có vấn đề trí nhớ • Ủ rũ • Không thể tập trung • Cáu kỉnh, bực tức, • Suy nghĩ kém • Căng thẳng, khó thư giãn • Chỉ thấy những mặt tiêu cực • Cảm thấy quá sức • Lo âu, lo lắng • Cảm thấy cô đơn, cô thường trực độc • Thấy không hạnh phúc
  82. Dấu hiệu Cơ thể Hành vi • Đau, nhức • Ăn, ngủ nhiều hoặc ít • Ỉa chảy hoặc táo • Tách mình khỏi mọi bón người • Buồn nôn, đau đầu • Trốn tránh hoặc tảng lờ các trách nhiệm • Đau ngực, tim đập • Sử dụng rượu, thuốc nhanh lá • Thấy lạnh thường • Các hành vi nghi thức xuyên lặp lại
  83. Hệ quả • Các rối loạn hướng nội như trầm cảm, lo âu, rối loạn tiêu hóa. • Các rối loạn hành vi. • Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích.
  84. Hỗ trợ • Giúp trẻ phát triển kiến thức và kĩ năng xã hội, đương đầu với các khó khăn, quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề, thư giãn, suy nghĩ tích cực. • Xây dựng mối quan hệ tích cực, khuyến khích trẻ chia sẻ, thể hiện hiểu trẻ và thấu cảm. • Giúp trẻ tiếp tục duy trì sự ổn định. Tham dự các hoạt động yêu thích.
  85. 2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN • Tự kỷ • Chậm phát triển tinh thần (thiểu năng trí tuệ)
  86. a. Tự kỷ Định nghĩa: là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước ba tuổi. Người mắc chứng tự kỉ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác và do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế.
  87. Dấu hiệu • Khó giao tiếp. • Những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại. • Ít hứng thú và ít hoạt động • Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/diễn biến thường diễn ra hàng ngày.
  88. Can thiệp/trị liệu • Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân. • Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.
  89. b. Chậm phát triển tinh thần (thiểu năng trí tuệ) Định nghĩa: Chậm phát triển tinh thần thường được chẩn đoán trước 18 tuổi, là tình trạng chức năng trí tuệ thấp hơn mức trung bình, không phát triển các kỹ năng nhận thức phù hợp với độ tuổi và thiếu các kỹ năng cần thiết đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày.
  90. Dấu hiệu • Mức nhẹ: thiếu sự tò mò, tìm tòi và có hành vi tĩnh, chậm chạp. • Mức nặng: có hành vi nhi hóa, hành vi như trẻ em trong suốt đời.
  91. Can thiệp • Mục tiêu: Phát triển những tiềm năng mà cá nhân có được. • Hoạt động: Giáo dục đặc biệt và huấn luyện các kĩ năng xã hội sớm. • Cần có chuyên gia đánh giá và giáo dục.
  92. CHƯƠNG 4 VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
  93. Mục tiêu Học viên hiểu về: 1. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý học đường 2. Một số yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp
  94. 1. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG • Sứ mệnh: tạo điều kiện phát triển cá nhân/xã hội, học tập, nghề nghiệp của mỗi học sinh thông qua hướng dẫn, tư vấn, nỗ lực hợp tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. • Mục tiêu: giúp học sinh xác định hứng thú và khả năng của mình, nâng cao tính hiệu quả, tính độc lập, thể hiện và kiểm soát bản thân, ra quyết định chính xác, giải quyết xung đột, giảm bớt những thiếu hụt của cá nhân, phát triển những khả năng riêng biệt và xây dựng nền tảng của những công dân có trách nhiệm ở mỗi học sinh. • Công việc: hỗ trợ tâm lý học sinh một cách chuyên nghiệp.
  95. a. Vai trò của CB TBTLHĐ • Hỗ trợ tạo ra một môi trường học tập an toàn và đáp ứng nhu cầu của từng học sinh nhờ các chương trình phòng ngừa và can thiệp tâm lý. • Giúp các em đạt được sự phát triển cá nhân tối ưu, lĩnh hội được các kĩ năng xã hội và các giá trị tích cực. • Giúp các em nhận thức được bản thân của mình, thành thục các kĩ năng xã hội, kiểm soát và quản lý bản thân, có khả năng dẻo dai, kiên cường, đặt ra các mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và lập kế hoạch thực hiện. • Sẵn sàng hỗ trợ khủng hoảng.
  96. b. Công việc của CB TVTLHĐ • Tham vấn cho học sinh • Hoạt động giáo dục cho nhóm/tập thể • Tư vấn cho giáo viên, phụ huynh, nhà trường • Điều phối
  97. Nguyên tắc chung của cán bộ TVTLHĐ là gì? • Tôn trọng giá trị con người. • Tôn trọng quyền quyết định của cá nhân. • Bảo mật. • Không gây hại cho trẻ.
  98. Nguyên tắc hoạt động của cán bộ TVTLHĐ • Dịch vụ hỗ trợ đến được từng học sinh. • Mang tính phòng ngừa. • Là một phần tích hợp trong chương trình giáo dục. • Hợp tác với các đối tượng hưởng lợi trong đó chú ý đến cách tiếp cận, nhận thức của người hưởng lợi. • Các kế hoạch, quyết định đưa ra dựa trên phân tích số liệu.
  99. MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP • Đạo đức là gì? • Vì sao cần “đạo đức nghề nghiệp”?
  100. MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP • Định nghĩa • Mục đích: ✓Định hướng cho hành xử chuyên nghiệp ✓Đảm bảo công việc một cách hiệu quả nhất ✓Nuôi dưỡng lòng tin đối với người được tư vấn ✓Đảm bảo không gây hại cho trẻ ✓Phân biệt với những người không chuyên môn
  101. Một số yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp Trách nhiệm đối với học sinh: ➢ Tôn trọng học sinh. ➢ Quan tâm đến nhu cầu giáo dục, nghề nghiệp, cảm xúc, hành vi và khuyến khích sự phát triển tổi ưu của mỗi thân chủ. ➢ Chấp nhận giá trị, quan điểm, cách sống, kế hoạch niềm tin của thân chủ và khuyến khích họ chấp nhận những giá trị của bản thân họ. ➢ Có trách nhiệm tự tìm hiểu về luật pháp, quy định, chính sách liên quan đến thân chủ và đấu tranh bảo vệ quyền và quyền lợi của thân chủ được.
  102. Một số yêu cầu cơ bản về đạo đưc nghề nghiệp Bảo mật: Cán bộ TVTLHĐ phải ➢ Thông báo cho thân chủ mục tiêu, mục đích, các kĩ thuật, các nguyên tắc diễn ra trong quá trình tư vấn, những trường hợp cần tiết lộ thông tin vì mục đích công việc ➢ Các thông tin của thân chủ được lưu giữ bảo mật, chỉ trừ những thông tin cần thông báo đến người, tổ chức liên quan để phòng ngừa các hiểm nguy cho thân chủ hoặc người khác, hoặc những vấn đề liên quan đến pháp luật. ➢ Bảo vệ quyền bảo mật thân nhân của thân chú đối với bất cứ hồ sơ, giấy tờ, số liệu liên quan đến thân chủ
  103. Một số yêu cầu cơ bản về đạo đưc nghề nghiệp Kế hoạch hỗ trợ: Cán bộ TVTLHĐ làm việc cùng thân chủ để xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho thân chủ, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của cả hai bên. Kế hoạch được xem lại thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi và tôn trọng lựa chọn của thânchủ.
  104. Một số yêu cầu cơ bản về đạo đưc nghề nghiệp Quan hệ kép: Cán bộ TVTLHĐ tránh các mối quan hệ kép có thể dẫn đến tính khách quan và gia tăng khả năng làm hại thân chủ (như người thân trong gia đình, người thân của bạn, đồng nghiệp, v.v.)
  105. CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢN
  106. MỤC TIÊU Học viên có thể: 1. Hiểu về một số kỹ năng cơ bản 2. Thực hành được các kỹ năng
  107. KỸ NĂNG CHÚ TÂM VÀ QUAN SÁT • Chú tâm là dành cho họ toàn bộ sự chú ý của mình đến người nào đó. Lắng nghe bất cứ điều gì họ nói và làm, không lời và có lời. • Chú tâm giúp hiểu được về thân chủ; thân chủ biết được rằng mình đang được lắng nghe; truyền thông điệp rằng chúng ta đang quan tâm đến họ.
  108. Biểu hiện của chú tâm • Tư thế cơ thể • Tiếp xúc mắt • Biểu hiện nét mặt • Gật đầu • Khoảng cách giữa CBTVTLHĐ và thân chủ • Âm điệu/giọng điệu • Cách nói • Sự im lặng
  109. Chú tâm chọn lọc là gì? • Chú tâm chọn lọc là khi CBTVTLHĐ chọn lựa để thể hiện sự chú ý đặc biệt đến một điều gì đó được thân chủ nói ra. • Chú tâm chọn lọc giúp CBTVTLHĐ hiểu được lý do thân chủ bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ đó và thu thập được nhiều thông tin về thân chủ để diễn giải được những cảm xúc, suy nghĩ đó.
  110. Một số biểu hiện không chú tâm • Kiểm soát sự tập trung thường trực nhiều khi không dễ dàng. Chú tâm đòi hỏi CBTVTLHĐ chú ý cả về tâm trí và thể chất đến thân chủ, tránh: • - Cắt ngang lời • - Ghi chép • - Đưa lời khuyên (chúng ta phải để thân chủ tự khám phá giải pháp).
  111. LẮNG NGHE TÍCH CỰC • Lắng nghe tích cực là cách lắng nghe và đáp trả phù hợp, thể hiện sự lắng nghe, chú ý, quan tâm, thấu hiểu của CBTVTLHĐ đến thân chủ. • Lắng nghe tích cực giúp CBTVTLHĐ hiểu được các thông điệp, cảm xúc của thân chủ, quan điểm của thân chủ, tăng khả năng hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.
  112. Tầm quan trọng của lắng nghe tích cực • Lắng nghe tích cực giúp: - Xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng - Tạo môi trường an toàn hỗ trợ cho giải quyết vấn đề - Người nói được giải tỏa cảm xúc - Giảm căng thẳng - Khuyến khích khai thác sâu thông tin
  113. Cách thức lắng nghe tích cực • Đối diện thân chủ: ngồi thẳng hoặc nghiêng người ra phía trước để thể hiện sự chú tâm • Duy trì giao tiếp mắt mắt, thể hiện chúng ta quan tâm đến họ và điều họ nói • Cố gắng thấu hiểu cảm xúc của thân chủ đằng sau những thông tin hoặc suy nghĩ mà thân chủ nói ra • Đáp trả phù hợp, có lời (như gật đầu, nhíu lông mày ) và có lời để khuyến khích thân chủ nói tiếp • Với đáp trả có lời, tập trung vào vấn đề then chốt giúp CBTVTLHĐ theo dõi được dòng câu chuyện. • Hạn chế đặt câu hỏi. Nghe nhiều hơn nói
  114. Các kỹ năng lắng nghe tích cực • Nhắc lại • Diễn đạt lại • Tóm tắt • Phản ánh
  115. Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cực • Nhắc lại: chú ý đến nội dung (một câu) mà thân chủ nói mà theo CBTVTLHĐ đánh giá là quan trọng và then chốt đối với thân chủ và nhắc lại nguyên văn điều thân chủ nói • Diễn đạt lại: thể hiện lại những gì người khác đã nói. Diễn đạt lại chỉ tập trung vào nội dung vừa kể mà không đưa ra một sự giải thích nào.
  116. Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cực • Tóm tắt: tóm tắt lại những điều được nói sau khi nói một chuyện dài. Cô đọng và sắp xếp lại những ý chính trẻ kể. • Phản ánh: nhắc lại cho thân chủ những điều quan trọng thân chủ đã nói để giúp thân chủ nhìn nhận sâu hơn về điều đó. CBTVTLHĐ giống như một cái gương, để thân chủ soi lại những suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin, giá trị của bản thân mình.
  117. Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cực • Phản ánh bao gồm các yếu tố sau: - Chú tâm trong cuộc nói chuyện. - Thấu cảm quan điểm của thân chủ . - Chú ý phản chiếu (gương) cảm xúc của thân chủ, phản ánh lại trạng thái cảm xúc bằng lời và không lời. - Phản ánh, nói lại những điều thân chủ vừa nói. Có thể phản ánh cảm xúc, nội dung.
  118. Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cực • Phản ánh cảm xúc như thế nào? ➢Gọi tên cảm xúc. ➢Sử dụng cấu trúc câu như: “cháu có vẻ đang cảm thấy ”, “tôi nhận thấy cháu đang cảm thấy ” ➢Sử dụng cách diễn đạt lại để làm sáng tỏ hơn. ➢Kiểm tra lại: “điều đó có sát thực không?”, “điều đó có đúng không?” “đó có phải là cách cháu đang cảm nhận không?”.
  119. ĐẶT CÂU HỎI KHÉO LÉO • Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của CBTVTLHĐ. Có 2 dạng câu hỏi: câu hỏi mở và câu hỏi đóng • Câu hỏi mở: • Câu hỏi đóng:
  120. Cách đặt câu hỏi • Lựa chọn cẩn thận câu hỏi vì người đặt câu hỏi là thường là người trong kiểm soát cuộc nói chuyện; quá nhiều câu hỏi biến buổi tư vấn thành phỏng vấn. • Sử dụng câu hỏi mở « Cái gì »: sự kiện « Thế nào »: quá trình hay cảm xúc “Tại sao”: nguyên nhân “Có thể”: bức tranh tổng quan. • Câu hỏi tập trung vào thân chủ (quá khứ, hiện tại, tương lai, vấn đề, giải pháp). • Có thể hỏi các câu hỏi có giả định, chẳng hạn các thay đổi tích cực nào họ có để ý trong tuần qua. Điều này giả định là có thay đổi tích cực và hướng sự chú ý đến sự thay đổi.
  121. Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi • Hỏi tới tấp, tra hỏi: quá nhiều câu hỏi sẽ đẩy người ta vào thế tự vệ, đồng thời làm người phong vấn quá nhiều sự kiểm soát. • Hỏi nhiều câu hỏi một lúc: • Các câu hỏi có chức năng như những lời khẳng định: “cháu không nghĩ là học hành siêng năng hơn sẽ giúp ích cho cháu rất nhiều hay sao”. • Câu hỏi “tại sao”: trong tư vấn, câu hỏi “Tại sao” thường đặt người ta vào thế tự vệ và tạo ra sự không thoải mái • Các câu hỏi và sự kiểm soát.
  122. THẤU CẢM VÀ TRUNG THỰC • Thấu cảm là năng lực và phẩm chất cho phép ngừời ta cảm nhận và thấu hiểu những gì kẻ khác đang trải nghiệm. Về mặt chữ nghĩa, nó hàm ý “cùng với nỗi đau đớn” những nỗi đớn đau mà ai đó đang gánh chịu.
  123. THẤU CẢM VÀ TRUNG THỰC Thấu cảm giúp cán bộ TVTLHĐ: - Hiểu thân chủ ở cả mức độ nhận thức (họ đang nghĩ gì) và mức độ cảm xúc (họ đang cảm thấy gì) - Quan tâm thực sự đến thân chủ. - Chấp nhận thân chủ không phán xét. - Có thể truyền đạt các kinh nghiệm của bản thân đến thân chủ theo cách đúng đắn và tế nhị.
  124. Thấu cảm và trung thực • Trung thực là một thái độ, một phẩm chất của cán bộ hỗ trợ tâm lý. Thân chủ biết • khi chúng ta không trung thực và không chú tâm. Chỉ bằng sự trung thực, cán bộ • TVTLHĐ mới có được niềm tin từ thân chủ. Trung thực có nghĩa là: • Luôn đáp ứng thân chủ theo cách chân thực, tinh khiết nhất để truyền tải tôn trọng, hứng thú và chấp nhận. • Trung thực về chi phí, thời gian và các khả năng cũng những hạn chế của mình.
  125. CHƯƠNG 6: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LÀM VIỆC VỚI HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ HÀNH VI
  126. Mục tiêu Học viên có thể: 1. Hiểu khái niệm củng cố hành vi tích cực 2. Các quy tắc củng cố hành vi 3. Luyện tập các chiến lược
  127. Củng cố tích cực ▪ Củng cố tiêu cực và củng cố tích cực ▪ Củng cố tiêu cực? Khi trẻ có hành vi tiêu cực, người lớn chú ý đến trẻ, mắng nhiếc trẻ, nhìn nhận trẻ một cách tồi tệ v.v làm trẻ thấy chán nản, giận dữ, mất tự tin và tiếp tục có các hành vi tiêu cực khác.
  128. Củng cố tích cực ▪ Củng cố tích cực? • Khi trẻ có hành vi tích cực, người lớn thường đối xử tích cực (khen ngợi, động viên, củng cố lòng tin ) làm trẻ thấy thoải mái hơn và củng cố hành vi của mình thành thói quen tốt. • Mục tiêu của củng cố tích cực là tăng cường các hành vi được mong đợi bằng cách sử dụng lời nói, phần thưởng hoặc các giá trị xã hội được học sinh thích.
  129. Vì sao trẻ cần được củng cố tích cực cho các hành vi mong đợi ▪ Chỉ dẫn cho trẻ biết hành vi đang được người lớn mong đợi. ▪ Thúc đẩy động cơ bên trong ▪ Tăng lòng tự trọng
  130. Chú ý tích cực
  131. Chú ý tích cực (tiếp) • Cười với trẻ. • Nhìn trẻ, tương tác mắt và sử dụng nét mặt. • Sử dụng các cử chỉ ân cần và quan tâm hướng đến trẻ như chạm vào vai, gật đầu, v.v. • Sử dụng lời nói để khuyến khích, khích lệ trẻ hoặc lời khen, phần thưởng để củng cố trẻ khi thực hiện hành vi tích cực. • Thể hiện sự quan tâm đến các sở thích, hoạt động, thành tích của trẻ.
  132. Chú ý tích cực (tiếp) ▪ Chú ý tích cực đến hành động ▪ Chú ý tích cực vì chính các em
  133. Các nguyên tắc để củng cố tích cực hiệu quả ▪ Việc có thật và cụ thể ▪ Nhất quán ▪ Tức thời ▪ Thường xuyên ▪ Chân thành ▪ Để lại cảm xúc tích cực ở trẻ
  134. CHƯƠNG 7: MÔ HÌNH TVTLHĐ Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
  135. Mục tiêu Học viên sẽ : 1. Biết được một số mô hình hỗ trợ tâm lý trong nhà trường ở các nước trên thế giới. 2. Thiết kế được chương trình hoặc một số hoạt động tư vấn trong trường của mình.
  136. Mô hình TVTLHĐ tại Hoa Kì a. Mục tiêu Hỗ trợ mọi học sinh phát huy được mọi tiềm năng của mình ở các lĩnh vực học tập, nghề nghiệp và cá nhân, xã hội. b. Cấu trúc - Chương trình hướng dẫn/giáo dục - Lập kế hoạch cá nhân - Hỗ trợ tức thời - Hỗ trợ tổ chức
  137. Chương trình hướng dẫn Mục đích: giúp học sinh tự nhận thức bản thân, phát triển các kĩ năng Nội dung: thiết kế và cung cấp các chương trình, hoạt động giáo dục cho học sinh + các bài học có cấu trúc về kỹ năng sống, giáo dục nghề nghiệp, v.v được dạy trong lớp học hoặc theo nhóm một cách định kì. Chương trình này được cung cấp cho tất cả các em học sinh trong trường với mục tiêu phòng ngừa Quy trình xây dựng: Phân tích nhu cầu, nghiên cứu thực trạng, thiết kế nội dung và bài giảng, tài liệu hướng dẫn Hình thức: Giờ học trên lớp, chương trình kiên môn, hoạt động nhóm, xemina cho cha mẹ
  138. Lập kế hoạch cá nhân Mục đích: giúp học sinh và cha mẹ định hướng học tập, đào tạo và kế hoạch nghề nghiệp Nội dung: các hoạt động giúp học sinh lên kế hoạch, theo dõi kế hoạch mà mình đặt ra và tự quản lý việc học tập của mình. Học sinh và phụ huynh được tư vấn để có lựa chọn hợp lý về đào tạo và nghề nghiệp, để hiểu được các kết quả đánh giá. Hình thức: đánh giá tâm lý cá nhân/nhóm, tư vấn cá nhân hoặc nhóm về mục tiêu học tập, nghề nghiệp v.v.
  139. Hỗ trợ tức thời Mục đích: Phòng ngừa và can thiệp Nội dung: đáp ứng các nhu cầu, khó khăn, lo lắng, khủng hoảng trước mắt của học sinh. Hình thức: tham vấn, trị liệu cá nhân/nhóm, liên kết dịch vụ.
  140. Hỗ trợ tổ chức Mục đích: hỗ trợ trường, cán bộ phát triển và tích hợp công tác TVTLHĐ nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh Nội dung: hoạt động quản lý để thiết lập, duy trì, phát triển tổng thể công tác TVTLHĐ như tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán bộ TVTLHĐ, giáo viên; tạo điều kiện cho nghiên cứu; điều phối và quản lý các hoạt động của công tác này; hợp tác và tham dự vào các mặt hoạt động giáo dục khác để cung cấp cũng như nhận các thông tin liên quan đến TVTLHĐ Hình thức: thiết kế và xây dựng chương trình TVTLHĐ với BGH, quảng bá chương trình, tư vấn giáo dục cho BGH, tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh,
  141. Cảm ơn sự tham gia của các thầy cô!