Tài liệu Thực hành nghiên cứu khoa học (Cao đẳng Điều dưỡng)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Thực hành nghiên cứu khoa học (Cao đẳng Điều dưỡng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
tai_lieu_thuc_hanh_nghien_cuu_khoa_hoc_cao_dang_dieu_duong.pdf
Nội dung text: Tài liệu Thực hành nghiên cứu khoa học (Cao đẳng Điều dưỡng)
- GIỚI THIỆU HỌC PHẦN THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng - Số tín chỉ: 2(1/1) - Số tiết: 45 tiết + Lý thuyết: 15 tiết + Thực hành: 30 tiết - Thời điểm thực hiện: Sinh viên năm thứ hai MỤC TIÊU HỌC PHẦN: 1. Trình bày được những kiến thức cơ bản về các khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học, phương pháp luận và cách tiến hành các nghiên cứu khoa học Điều dưỡng. 2. Chọn được vấn đề nghiên cứu, thu thập thông tin, phân tích, xử lý và trình bày số liệu nghiên cứu khoa học điều dưỡng 3. Viết được đề cương nghiên cứu khoa học điều dưỡng 4. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu điều dưỡng và ứng dụng những kết quả nghiên cứu điều dưỡng vào công tác chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người bệnh. NỘI DUNG HỌC PHẦN: Số tiết Trang TT Tên bài LT TH Chương 1: Đại cương nghiên cứu khoa học 3 0 Bài 1 Một số khái niệm về khoa học 1 0 3 Bài 2 Nghiên cứu khoa học 1 0 6 Bài 3 Quy trình nghiên cứu 1 0 11 Chương 2. Nghiên cứu khoa học trong điều dưỡng 3 6 Bài 4 Đại cương về nghiên cứu khoa học điều dưỡng 1 0 14 Bài 5 Chọn vấn đề, mục tiêu và biến số nghiên cứu 2 6 19 Chương 3. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích 3 18 và trình bày số liệu Bài 6 Phương pháp thu thập số liệu 1 6 25 Bài 7 Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày số liệu 2 12 31 Chương 4. Thống kê y học 5 4 Bài 8 Các tham số thống kê 2 2 40 Bài 9 Phương pháp đo lường phân tích kết quả nghiên cứu 3 2 47 Kiểm tra 1 2 Chương 5: Các bài đọc thêm TK 1
- Bài 10 Các bước tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học TK 58 Bài 11 Phương pháp viết bài báo cáo nghiên cứu khoa học TK 65 Bài 12 Tham khảo tài liệu và trích dẫn tài liệu liên quan TK 70 Tổng số 15 30 72 ĐÁNH GIÁ: - Điểm kiểm tra định kỳ: 1 điểm (lý thuyết) - Thi hết học phần: Câu hỏi tự luận. - Phần đánh giá thực hành: Bài tập 2
- Chương 1 ĐẠI CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bài 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC MỤC TIÊU: 1. Trình bày được khái niệm khoa học. 2. Trình bày được các chức năng của khoa học, trường phái khoa học, quy luật hình thành và phát triển của khoa học. 3. Phân biệt được khoa học, công nghệ kỹ thuật. NỘI DUNG 1. Khái niệm khoa học: - Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật tự nhiên, xã hội, tư duy. - Khoa học còn được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm phát hiện các quy luật của sự vật hiện tượng, vận dụng các quy luật đó để sử dụng sáng tạo ra các nguyên lý, giải pháp tác động vào sự vật hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. 2. Chức năng của khoa học: Khoa học có 3 chức năng cơ bản. - Chức năng khám phá: Khoa học khám phá những thuộc tính của vật chất, tự nhiên, xã hội, sự vật, hiện tượng... + Khoa học khám phá những vật thể tự nhiên vốn tồn tại: Ví dụ khoa học phát hiện ra châu Mỹ, phát hiện Virut HIV là nguyên nhân gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Accquired Immuno Deficiency Syndrom - AIDS). + Khoa học khám phá những quy luật vận động của vật chất, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của loài người. - Chức năng dự báo: Dựa vào kho tàng kiến thức của các Bộ môn khoa học, hiểu biết về thế giới vật chất, quy luật vận động của vật chất với những công cụ, thiết bị, phương tiện và phương pháp khoa học. Khoa học có thể dự báo về các hiện tượng tự nhiên, xã hội ví dụ: dự báo thời tiết, khí hậu, hiện tượng thiên văn, dự báo các biến cố chính trị, kinh tế, xã hội. - Chức năng sáng tạo: Khoa học vận dụng quy luật vận động của vật chất, tự nhiên, xã hội để sáng tạo các giải pháp tác động vào các vật chất, tự nhiên, xã hội nhằm cải tạo chúng. 3. Trường phái khoa học: Trên thực tế, cùng một lĩnh vực khoa học, xuất hiện các trường phái khoa học khác nhau. Trường phái khoa học biểu hiện một hướng đi, hướng nghiên cứu mang các đặc trưng về góc nhìn đối tượng nghiên cứu hoặc về phương pháp luận. Sự xuất hiện các trường phái 3
- khoa học là tất yếu khách quan, nhưng đôi khi sự tranh luận về học thuật, về phương pháp... giữa các trường phái có thể rất gay gắt, xuất hiện mâu thuẫn, dẫn đến sự bài xích, phản bác giữa các nhà khoa học kìm hãm sự phát triển khoa học. Thái độ duy nhất đúng của các nhà khoa học là thừa nhận tôn trọng trường phái khoa học, nhận dạng mối quan hệ của trường phái, có những kết luận đúng đắn về trường phái, chấp nhận xu hướng phát triển của trường phái khoa học như bổ sung, bao hàm, hoà nhập hoặc thay thế. Đó là những vấn đề xã hội học của khoa học. Sự tồn tại trường phái khoa học tạo đà cho sự phát triển khoa học. 4. Quy luật hình thành và phát triển khoa học: Một bộ môn khoa học có thể được hình thành nhờ sự phát triển của hai xu thế ngược chiều nhau đó là sự phân lập các khoa học hoặc sự tích hợp các khoa học. Có thể khái quát quy luật hình thành và phát triển khoa học như: - Sự phát triển các tiên đề: Tiên đề là một tri thức khoa học mặc nhiên được thừa nhận, không cần phải chứng minh bởi những tiên đề khác. Sự phát hiện các tiên đề dẫn tới sự hình thành các bộ môn khoa học mới. - Sự phân lập khoa học: Sự phân lập khoa học là sự hình thành một bộ môn khoa học mới từ một bộ môn khoa học đang tồn tại. Bộ môn khoa học mới có đối tượng nghiên cứu hẹp hơn. Ví dụ: các bộ môn hoá vô cơ, hoá phân tích được hình thành từ môn hoá học. - Sự tích hợp khoa học: Sự tích hợp khoa học là sự tích hợp phương pháp luận của hai bộ môn khoa học riêng lẻ để hình thành bộ môn khoa học mới. Ví dụ: bộ môn lý sinh học được hình thành từ môn lý học và sinh học. Bộ môn hoá sinh học được hình thành từ môn hoá học và sinh học . 5. Phân biệt khoa học, công nghệ, kỹ thuật: - Khoa học: là hệ thống tri thức về vật chất, tự nhiên, xã hội, tư duy, về quy luật phát triển khách quan của chúng. Khoa học đề cập khái niệm: Tại sao? - Công nghệ: là hệ thống các công cụ, phương tiện, phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ đề cấp khái niệm: "Làm như thế nào?" - Kỹ thuật: là hệ thống kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, máy móc, thiết bị, phương tiện được tạo nên nhằm mục đích sản xuất hoặc phục vụ các nhu cầu khác của xác hội như: quản lý, thương mại... Trong nhiều văn bản và trong đời sống đôi khi những khái niệm, thuật ngữ khoa học, công nghệ, kỹ thuật được sử dụng chưa đúng. - So sánh khái niệm khoa học và công nghệ. + Khoa học: sự nghiên cứu khoa học mang tính xác suất. Hoạt động khoa học làm đổi mới không lặp lại. Sản phẩm khoa học khó định hình trước. Sản phẩm khoa học mang đặc trưng thông tin. Lao động khoa học linh hoạt, có tính sáng tạo cao . Khoa học có thể mang mục đích tự thân. Phát minh khoa học tồn tại mãi mãi với thời gian. 4
- + Công nghệ: Điều hành mang tính xác định. Hoạt động công nghệ được định hình theo thiết kế. Sản phẩm công nghệ tuỳ thuộc ở đầu vào. Lao động công nghệ định hình theo quy định. Công nghệ không mang mục đích tự thân. Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và bị tiêu vong theo lịch sử tiến độ kỹ thuật. - So sánh khái niệm công nghệ và kỹ thuật. Trước đây: khái niệm kỹ thuật mang ý nghĩa bao quát, bao gồm phương pháp, trình tự tác nghiệp, phương tiện. Khái niệm công nghệ chỉ mang ý nghĩa hẹp là trình tự tác nghiệp mà thôi. Hiện nay khái niệm về kỹ thuật và công nghệ đã biến đổi. + Công nghệ: Mang ý nghĩa tổng hợp, thường bao hàm những vấn đề đặc trưng xã hội như: trí thức, tổ chức, quản lí, phân công lao động...Vì vậy khái niệm công nghệ thuộc phạm trù xã hội, phạm trù phi vật chất. + Kỹ thuật: Mang ý nghĩa hẹp hơn, thường bao hàm những yếu tố vật chất, vật thể như: máy móc, thiết bị, sự tác nghiệp, vận hành của con người. + Hiện nay khái niệm công nghệ đang có xu hướng mở rộng ra ngoài ngành công nghiệp thâm nhập vào các bộ môn khoa học và các lĩnh vực hoạt động xã hội. Xuất hiện những thuật ngữ: công nghệ sinh học, công nghệ ngân hàng, công nghệ dạy học, công nghệ kiểm tra, công nghệ quản lý, công nghệ thông tin... Hiện có nhiều ý kiến bàn cãi về sự mở rộng khái niệm công nghệ. - Hoạt động khoa học công nghệ: Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. - Phát triển công nghệ: Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thực nghiệm. - Triển khai thực nghiệm: Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. - Dịch vụ khoa học và công nghệ: Dịch vụ khoa học công nghệ là các hoạt động phục vụ việc NCKH và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; dịch vụ thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học, công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn. LƯỢNG GIÁ Câu 1: Trình bày khái niệm khoa học ? Câu 2: Trình bày các chức năng của khoa học, trường phái khoa học, quy luật hình thành và phát triển của khoa học ? Câu 3: Phân biệt giữa khoa học, công nghệ và kỹ thuật ? 5
- Bài 2 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỤC TIÊU: 1. Trình bày được khái niệm nghiên cứu khoa học. 2. Trình bày được các chức năng của nghiên cứu khoa học và đặc điểm của nghiên cứu khoa học. 3. Trình bày được các loại hình nghiên cứu khoa học. NỘI DUNG: 1. Khái niệm nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học (NCKH) là các hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; Sáng tạo ra các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Mục đích của NCKH là nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Nghiên cứu khoa học bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng. 2. Chức năng của nghiên cứu khoa học: - Mô tả: Nghiên cứu khoa học giúp con người mô tả sự vật một cách chuẩn xác bằng ngôn ngữ, hình ảnh, cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật. Chức năng mô tả của NCKH là công cụ để nhận dạng thế giới, phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Chức năng mô tả bao gồm: + Mô tả định tính: nhằm mô tả các đặc trưng về chất của sự vật. + Mô tả định hướng: nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật. - Giải thích: Giải thích một sự vật, hiện tượng là làm rõ nguyên nhân sự hình thành, quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật hiện tượng nhằm đưa ra những thông tin về thuộc tính bản chất của sự vật để có thể nhận dạng cả những thuộc tính bên ngoài và cả những thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng. - Tiên đoán: Tiên đoán là dựa vào nhận thức về sự vật, hiện tượng và quy luật vận động của chúng để thực hiện các phép ngoại suy đưa ra những dự báo về quá trình hình thành, tiêu vong, sự vận động của sự vật, hiện tượng trong tương lai. Mặc dù mọi phép ngoại suy đều có độ sai lệch nhất định, nhưng những dự báo về các hiện tượng khí hậu, thời tiết, thiên văn, hiện tượng kinh tế, biến cố chính trị, xã hội... vẫn rất cần thiết cho đời sống. - Sáng tạo: Nghiên cứu khoa học không dừng lại ở chức năng mô tả, giải thích, tiên đoán. NCKH có chức năng cao cả là sáng tạo ra các giải pháp khoa học để cấu tạo thế giới khách quan. Các giải pháp khoa học bao gồm: các phương pháp, phương tiện, các giải pháp kỹ thuật 6
- trong sản xuất, nguyên lý công nghệ mới, vật liệu mới, sản phẩm mới, hoặc các giải pháp tác nghiệp trong các hoạt động xã hội: như quản lý, dạy học, kinh doanh, tiếp thị... 3. Tính chất của nghiên cứu khoa học: - Tính mới: Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá hướng tới phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Tính mới là thuộc tính quan trọng nhất của NCKH. Khi NCKH đã có kết quả tức là đã đạt được một phát hiện mới, nhưng hoạt động NCKH không dừng lại mà vẫn phát triển để tìm kiếm những phát hiện mới hơn. - Tính tin cậy: Kết quả của NCKH được xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng nếu nó được kiểm chứng, lặp lại nhiều lần đúng như kết quả đưa ra do nhiều người khác nhau thực hiện, trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau. Ví dụ kết quả của NCKH về nhiệt độ sôi của nước nguyên chất (ở điều kiện áp suất khí quyển đạt 1 atm) là 1000C. Kết quả được nhiều người kiểm chứng lại, lặp lại vẫn đúng như kết quả đưa ra. - Tính thông tin: Trong mọi trường hợp, sản phẩm NCKH luôn mang đặc tính thông tin, mặc dù kết quả NCKH được thể hiện đa dạng: báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về phương thức tổ chức sản xuất mới, phương thức quản lý mới... NCKH luôn cung cấp thông tin về quy luật vận động của sự vật, hiện tượng, về quy trình công nghệ... - Tính khách quan: Nghiên cứu khoa học phải mang tính khách quan, người làm NCKH không được phép nhận định vội vàng theo cảm tính cá nhân của người nghiên cứu, phải luôn kiểm chứng lại những kết luận, kết quả NCKH phải phản ánh một cách khách quan bản chất của sự vật, hiện tượng. - Tính rủi ro: Nghiên cứu khoa học có thể thành công, có thể thất bại, đó là tất yếu khách quan. Sự thất bại trong NCKH có thể do những nguyên nhân: thiếu thông tin, trình độ khoa học, khả năng của người nghiên cứu chưa đủ tầm, thiết bị, phương tiện nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm chứng giả thuyết, do giả thuyết nghiên cứu sai, do những lý do bất khả kháng... Tuy nhiên trong NCKH, thất bại cũng được xem là một kết quả, kết quả thất bại vẫn mang ý nghĩa về một kết luận của NCKH mà nội dung các giả thuyết khoa học đặt ra không được xác nhận như đã dự kiến. Thất bại của công trình NCKH này có thể là bài học quý giá cho những công trình NCKH khác. Ngay cả những NCKH đã thử nghiệm thành công cũng vẫn chịu những rủi ro trong áp dụng mặc dù sản phẩm cuối cùng của NCKH đã có thể đạt trình độ "sáng chế". Rủi ro trong trường hợp này có thể do chưa làm chủ được kỹ thuật, hoặc không thành công khi áp dụng trong phạm vi mở rộng, không thành công trong yếu tố xã hội nào đó... 7
- - Tính thừa kế: Ngày nay khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão. Mọi NCKH đều phải thừa kế các kết quả NCKH của trong hoặc ngoài lĩnh vực nghiên cứu. Nắm vững đặc điểm kế thừa của NCKH, các nhà khoa học sẽ không bảo thủ với những lý luận, phương pháp luận chủ quan của mình, mà chấp nhận sự thâm nhập lý luận, phương pháp luận của các bộ môn khoa học khác. - Tính cá nhân: Vai trò cá nhân trong NCKH mang tính quyết định, ngay cả khi công trình NCKH do một tập thể thực hiện. Vai trò cá nhân phụ thuộc vào tư duy cá nhân, chủ kiến cá nhân. - Tính phi kinh tế: Lao động nghiên cứu khoa học rất khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh vực sản xuất vật chất, thậm chí có thể nói lao động khoa học hầu như không thể định mức. Những thiết bị chuyên dụng cho NCKH hầu như không thể khấu hao vì tần suất sử dụng không ổn định hoặc sử dụng ở mức rất thấp, tốc độ hao mòn vô hình luôn vượt trước rất xa so với tốc độ hao mòn hữu hình. Hậu quả kinh tế của NCKH hầu như không thể xác định, mặc dù có những kết quả nghiên cứu khoa học rất có giá trị, có thể mua bán trên thị trường song vẫn có thể không được áp dụng vì những lý do xã hội. 4. Các loại hình NCKH: Trong mọi lĩnh vực khoa học: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật-công nghệ, khoa học xã hội-nhân văn... luôn tồn tại 3 loại hình NCKH: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai. Mỗi loại hình nghiên cứu đều có sản phẩm nghiên cứu đặc trưng. Có thể khái quát các loại hình nghiên cứu khoa học và sản phẩm nghiên cứu khoa học đặc trưng theo mô hình sau: Sản phẩm Loại hình NCKH - Phát hiện NCCB thuần tuý - Phát kiến NCCB định hướng NC chuyên đề - Phát minh - Giải pháp Nghiên cứu ứng - Công nghệ dụng ( NCƯD ) - Vật liệu - Sáng chế NC&TK trong phòng thí nghiệm - Hình mẫu Nghiên cứu và triển - Sáng chế khai ( NC&TK ) NC&TK bán đại trà ( Pilot ) - Hoàn thiện NC&TK đại trà - Nghiên cứu cơ bản ( Fundamental research ). 8
- Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết nhằm phát hiện về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người, chưa có ý định đặc biệt gì về ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản bao gồm: + Nghiên cứu cơ bản thuần tuý là nghiên cứu chỉ nhằm mục đích tìm ra bản chất và quy luật của các hiện tượng tự nhiên, xã hội để nâng cao nhận thức chưa có sự vận dụng vào hoạt động của con người. + Nghiên cứu cơ bản định hướng (NC thăm dò) là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. + Nghiên cứu nền tảng là nghiên cứu dựa trên các quan sát để thu thập số liệu, dữ kiện nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá quy luật tự nhiên. Ví dụ: nghiên cứu dịch tễ học trong y học, điều tra cơ bản tài nguyên, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng, nghiên cứu tổng hợp các chất, nghiên cứu bản chất vật lý, hóa học, sinh vật của vật chất. + Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu có hệ thống một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên. - Nghiên cứu ứng dụng (Applied research). Nghiên cứu ứng dụng là những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết vận dụng các quy luật của nghiên cứu cơ bản, đưa ra các kiến thức để xác định cách thức, biện pháp ( giải pháp ) đáp ứng một nhu cầu đã được đặt ra về công nghệ, sản phẩm, vật liệu, thiết bị, tổ chức, quản lý, xã hội... - Nghiên cứu và triển khai (Research & development). Nghiên cứu triển khai là những nghiên cứu sử dụng một cách có hệ thống những kiến thức thu được từ việc nghiên cứu, nhằm tạo ra các hình mẫu, các vật liệu, bản thiết kế, hệ thống, phương pháp hữu ích bao gồm cả việc thiết kế và tạo lập các sản phẩm đơn chiếc. Triển khai cũng được gọi là nghiên cứu phát triển, nhưng kết quả triển khai thì chưa triển khai được. Sản phẩm của nghiên cứu triển khai mới chỉ là những vật mẫu, hình mẫu có tính khả thi về kỹ thuật, nghĩa là chỉ mới được khẳng định không còn xác suất rủi ro về mặt kỹ thuật trong áp dụng. Điều đó chưa hoàn toàn có nghĩa là đã có thể áp dụng vào một địa chỉ cụ thể nào đó, vì để áp dụng, người áp dụng còn phải tiến hành nghiên cứu tính khả thi về chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính... Một số loại hình nghiên cứu phát triển thường được áp dụng là: + Nghiên cứu triển khai quy mô phòng thí nghiệm(Labo): loại hình này chỉ nhằm khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm, hình mẫu .. Chưa quan tâm đến quy mô áp dụng. + Nghiên cứu triển khai quy mô bán đại trà hoặc quy mô bán công nghiệp (Pilot). Loại hình này nhằm kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên một quy mô nhất định, thường là quy mô bán đại trà. Khái niệm triển khai được áp dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật. LƯỢNG GIÁ Câu 1: Trình bày khái niệm nghiên cứu khoa học? Câu 2: Trình bày các chức năng của nghiên cứu khoa học và đặc điểm của NCKH? Câu 3: Nêu các loại hình nghiên cứu khoa học? Bài 3 9
- QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU 1. Mô tả được trình tự các bước của quy trình nghiên cứu. 2. So sánh được các bước phát triển một đề cương nghiên cứu. 3. So sánh các bước của quy trình giải quyết vấn đề, quy trình điều dưỡng và quy trình nghiên cứu. NỘI DUNG 1. Các giai đoạn của quy trình nghiên cứu: Tác giả Catherine H.C. Seaman chia quá trình nghiên cứu thành 4 giai đoạn như sơ đồ sau: Giai đoạn 4: Giai đoạn Báo cáo kết quả Lập kế hoạch (Viết đề cương) Giai đoạn 3: Giai đoạn 2: Phân tích số liệu Thu thập số liệu Sơ đồ 3.1: Các giai đoạn của Quy trình nghiên cứu Giai đoạn 1: Lập kế hoạch nghiên cứu - Xác định vấn đề nghiên cứu - Trình bày mục tiêu nghiên cứu - Định nghĩa các khái niệm và biến số - Đọc và trích dẫn tài liệu tham khảo - Mô tả thiết kế nghiên cứu - Mô tả cách thức thu thập số liệu - Nghiên cứu thí điểm - Xem xét các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Giai đoạn 2: Thu thập số liệu - Tiếp xúc với cơ quan và đối tượng nghiên cứu để được sự đồng ý - Tập huấn cho người thu thập số liệu - Tiến hành thu thập số liệu - Kiểm tra giám sát quá trình thu thập số liệu Giai đoạn 3: Phân tích làm sáng tỏ số liệu - Tổng hợp các số liệu thô vào các phiếu hoặc nhập số liệu trên máy tính - Phân tích làm sáng tỏ số liệu: Mô tả số lượng và tỷ lệ - Trình bày số liệu: dùng bảng, biểu đồ Giai đoạn 4: Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu 2. Các bước tiến hành xây dựng một đề cương nghiên cứu 10