Tài liệu Tâm lý y đức và tổ chức y tế (Cao đẳng Điều dưỡng)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tâm lý y đức và tổ chức y tế (Cao đẳng Điều dưỡng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
tai_lieu_tam_ly_y_duc_va_to_chuc_y_te_cao_dang_dieu_duong.pdf
Nội dung text: Tài liệu Tâm lý y đức và tổ chức y tế (Cao đẳng Điều dưỡng)
- GIỚI THIỆU HỌC PHẦN TÂM LÝ Y ĐỨC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ Đối tượng: CĐ ĐD - Số tín chỉ: 02 (02/00) - Số tiết học: 90 tiết + Số tiết lý thuyết: 90 tiết Lên lớp: 30 tiết Tự học: 60 h + Số tiết thực hành: 00 - Học phần học trước: Các học phần Điều dưỡng Nội, Ngoại, Sản, Nhi. - Thời điểm thực hiện: Năm thứ 2 MỤC TIÊU HỌC PHẦN: 1. Trình bày được những khái niệm cơ bản về tâm lý và tâm lý y học. Các quá trình và trạng thái tâm lý, tâm lý học nhân cách. 2. Trình bày được diễn biến tâm lý qua các lứa tuổi, tâm lý bệnh nhân, bệnh y sinh, stress tâm lý, chẩn đoán tâm lý và liệu pháp tâm lý. 3. Trình bày được những khái niệm cơ bản về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và những nghĩa vụ và yêu cầu đạo đức của người cán bộ y tế 4. Vận dụng được những hiểu biết về tâm lý để thực hiện giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân và đồng nghiệp trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh. 5. Trình bày được các kiến thức cơ bản lý luận về nhà nước, pháp luật và những ngành luật thông dụng. Từ đó xây dựng được ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. 6. Trình bày được những kiến thức cơ bản, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về công tác y tế, quản lý, tổ chức bộ máy ngành y tế từ trung ương đến địa phương và những quy định pháp luật về lĩnh vực ngành y tế, điều dưỡng. Hệ thống tổ chức quản lý ngành điều dưỡng, chức năng nhiệm vụ của những tổ chức đó. NỘI DUNG HỌC PHẦN: * Tín chỉ 1: Tâm lý y đức. Số tiết lý thuyết Trang STT Tên bài Dự Tự số TS lớp học 1 Đại cương về tâm lý học và tâm lý học y học 1 2 3 4 2 Các quá trình và trạng thái tâm lý 1 2 3 11 3 Tâm lý học nhân cách 1 2 3 23 1
- 4 Tâm lý qua các lứa tuổi 1 2 3 32 5 Tâm lý bệnh nhân 1 2 3 40 6 Tâm lý cán bộ y tế 1 2 3 48 7 Tâm lý bệnh học 1 2 3 54 8 Bệnh y sinh 1 2 3 60 9 Stress tâm lý 1 2 3 64 10 Chẩn đoán tâm lý 1 2 3 75 11 Liệu pháp tâm lý 1 2 3 83 Giao tiếp của người điều dưỡng với bệnh nhân, 12 gia đình bệnh nhân, cộng đồng và đồng nghiệp. 1 2 3 88 13 Khái niệm về Đạo đức - Đạo đức nghề nghiệp. 1 2 3 95 Nghề điều dưỡng với công tác chăm sóc sức 108 khỏe nhân dân (Đọc thêm) Những khó khăn, thách thức của đạo đức nghề 114 nghiệp trong giai đoan hiện nay (Đọc thêm). Phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng 119 (Đọc thêm). Giao tiếp tốt với bệnh nhân - Liều thuốc vô giá 121 trong điều trị (Đọc thêm). Nghề y đừng nghĩ thiệt hơn (Đọc thêm). 123 14 Nghĩa vụ và yêu cầu đạo đức của cán bộ y tế. 1 2 3 Kiểm tra định kỳ (bài số 1). 1 2 3 127 Tổng số 15 30 45 * Tín chỉ 2: Tổ chức y tế. Số tiết lý thuyết Trang STT Tên bài Dự Tự số TS lớp học 15 Lịch sử Y học 1 2 3 133 Hệ thống tổ chức bộ máy y tế Việt Nam 16 2 4 6 149 Tổ chức ngành điều dưỡng Việt Nam Những quan điểm đường lối cơ bản của Đảng 17 về công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, định 1 2 3 162 hướng chiến lược nghành y tế 18 Đại cương về Quản lý 1 2 3 165 19 Lập kế hoạch hoạt động y tế 2 4 6 169 20 Theo dõi, đánh giá hoạt động y tế 2 4 6 180 21 Giám sát hoạt động y tế 2 4 6 183 22 Tổ chức quản lý y tế cơ sở 2 4 6 193 2
- 23 Tổ chức quản lý bệnh viện 1 2 3 198 Kiểm tra định kỳ (bài số 2). 1 2 3 Tổng số 15 30 45 ĐÁNH GIÁ - Dự lớp ≥ 80% số tiết học lý thuyết trên lớp (Tối thiểu 24 tiết). - Ý thức chuẩn bị bài. - Làm đầy đủ các bài tập cá nhân. - Tham dự 2 bài kiểm tra thường xuyên. - Tham dự thi kết thúc học phần. - Hình thức thi: Thi trắc nghiệm. - Thang điểm: 10 - Tính điểm chuyên cần: Trọng số 10% - Điểm kiểm tra định kỳ: Trọng số 30% - Thi kết thúc học phần: Trọng số 60% 3
- PHẦN I. TÂM LÝ Y ĐỨC Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm chung về hiện tượng tâm lý, tâm lý học và tâm lý học y học, vị trí và đối tượng của tâm lý học y học. 2. Trình bày được nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc và cách phân loại trong tâm lý học y học. 3. Phân tích được ý nghĩa của tâm ý học y học đối với hoạt động của nhân viên y tế và các phương pháp dùng để nghiên cứu trong tâm lý học y học, từ đó ứng dụng vào công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh. NỘI DUNG 1. Khái niệm chung về hiện tượng tâm lý 1.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử. 1.1.1. Tâm lý là bản chất của vật chất cao cấp: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tâm lý là biểu hiện của vật chất, là sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ não của con người. Sự phát triển của tâm lý luôn gắn với sự phát triển của hệ thống thần kinh. Thế giới vật chất vận động và biến đổi không ngừng từ vô cơ thành thể hữu cơ, từ hữu cơ thành sự sống. Sự phát triển đó liên tục, ngày càng phức tạp, hoàn chỉnh dần và cuối cùng thành sự phản ảnh thế giới khách quan của những sinh vật có hệ thống thần kinh, có não bộ. 1.1.2. Tâm lý có bản chất là phản xạ: Hoạt động tâm lý là phản xạ có điều kiện với đầy đủ 5 thành phần của cung phản xạ. 1.1.3. Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan: 1.1.4. Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử: 1.2 Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý Hiện tượng tâm lý là hình ảnh của thế giới khách quan trong não bộ người, là hiện tượng chủ quan và là hình ảnh của hiện tại diễn ra ở thế giới bên trong của con người. Hiện tượng tâm lý có các đặc điểm: 4
- 1.2.1. Tính chủ thể: Sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới vào sinh vật, bao giờ nó cũng mang dấu vết riêng của chủ thể phản ảnh. Mỗi chủ thể phản ảnh hiện tượng tâm lý đều thông qua kinh nghiệm, thái độ, xúc cảm riêng của chủ thể, phản ảnh trình độ nghề nghiệp, trí thức và tâm lý riêng của chủ thể. Tính chủ thể vì vậy luôn mang màu sắc riêng của cá nhân. 1.2.2. Tính tổng thể của đời sống tâm lý: Mọi hiện tượng tâm lý không đứng riêng lẻ mà luôn liên quan tới mọi hiện tượng tâm lý khác. Đời sống tâm lý của cá nhân là trọn vẹn và mỗi hiện tượng tâm lý cũng mang tính toàn vẹn, chủ thể. Mọi hiện tượng tâm lý đều có mối liên quan chặt chẽ đến nhau và chịu sự chỉ đạo tập trung của não bộ. 1.2.3. Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài: Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới bên trong song có liên quan chặt chẽ với thế giới bên ngoài qua những sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài mà nó phản ảnh. Hình ảnh tâm lý bên trong sẽ quyết định những biểu hiện ra bên ngoài bằng các hiện tượng tâm lý. 2. Khái niệm và nhiệm vụ tâm lý học 2.1. Khái niệm tâm lý học. Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý và những quá trình phát sinh phát triển của chúng, nghiên cứu những nét tâm lý của hoạt động tâm lý con người. 2.2. Nhiệm vụ của tâm lý học. Tâm lý học có nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển của các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý của từng người riêng biệt cũng như của một nhóm hay của tập thể. 3. Khái niệm tâm lý học y học - Tâm lý học y học là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế trong hoạt động phòng, chữa bệnh, góp phần không ngừng nâng cao sức khoẻ thể chất và tâm lý cho con người. - Từ xưa người ta đã quan tâm đến vấn đề tâm lý người bệnh và tâm lý người nhân viên y tế. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của tâm lý học y học hiện đại và nhiều ngành khoa học mới đã ra đời để nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này. Trong số những khoa học đó có tâm lý học y học. - Tâm lý học y học là khoa học cần thiết cho tất cả các nhân viên y tế ở các chuyên khoa. Nhờ có tâm lý học y học mà nhu cầu điều trị toàn diện, nhu cầu không ngừng nâng cao cả sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm lý của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Tâm lý học y học thực sự cần thiết cho một nền y học hiện đại. Chỉ những người thầy thuốc, điều dưỡng viên vừa có đầy đủ tri thức về y học thực thể, vừa có những hiểu biết sâu sắc về tâm lý học y học mới đạt được hiệu quả cao khi điều trị và chăm sóc người bệnh. 4. Vị trí và đối tượng của tâm lý học y học 5
- Tâm lý học y học vừa là bộ phận của y học, vừa là bộ phận của tâm lý học. Về đối tượng nghiên cứu và vị trí của tâm lý học y học, cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Chúng ta có thể tóm tắt những ý kiến khác nhau này thành nhóm như sau: - Nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý học y học là cung cấp tri thức tâm lý học đại cương và trên cơ sở đó, vận dụng vào y học, nghiên cứu những biểu hiện tâm lý ở từng loại bệnh. - Nội dung của tâm lý học y học là phân tích về mặt tâm lý của bản chất các bệnh thần kinh (Theo Ekpectiep – Là một bộ phận hẹp của tâm lý y học). - Tâm lý học y học là bệnh học tâm thần đại cương. - Đối tượng của tâm lý học y học là nghiên cứu đặc điểm tâm lý người bệnh và ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ, bệnh tật. Đó là sự đảm bảo một hệ thống tối ưu các ảnh hưởng tâm lý có mục đích. - Ngoài những quan điểm trên, có tác giả còn cho rằng, tâm lý học y học bao gồm cả tâm lý học đại cương, tâm lý bệnh học và bệnh học tâm thần. - Phần chủ yếu nhất của tâm lý học y học là tâm lý học người bệnh, trước hết là tâm lý học người bệnh thực thể. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học người bệnh là căn nguyên tâm lý bệnh; hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, ý thức về bệnh; mối quan hệ tương hỗ giữa trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh và bệnh tật; mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và những yếu tố tác động vật lý, xã hội của môi trường. - Ngoài ra, tâm lý học y học còn phát triển những bộ phận chuyên đi sâu nghiên cứu các rối loạn hoạt động tâm lý (tâm lý bệnh học), tâm lý những người bệnh tổn thương não (tâm lý học thần kinh); liệu pháp tâm lý, tâm lý trong giám định và những vấn đề Stress, vệ sinh tâm lý. - Ngày nay, khi khoa học, công nghệ phát triển mạnh, khi nền y học đang trên đà kỹ thuật hoá thì chính những phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ làm cho sự tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh giảm đi, khoảng cách giữa họ càng thêm rộng. Tâm lý học y học - bộ phận thực hành của tâm lý học vận dụng vào y học, lúc này càng trở nên quan trọng, không thể thiếu trong chăm sóc sức khoẻ con người và trong đào tạo nhân viên y tế. - Một nền y học thực sự nhân đạo là nền y học đảm bảo cho người nhân viên y tế không chỉ có tri thức về thực thể người bệnh mà còn có cả những tri thức về tâm lý, nhân cách người bệnh, đảm bảo cho sức khoẻ con người được chăm sóc một cách toàn diện, cả sức khoẻ thực thể và tâm lý. 5. Nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc của tâm lý học y học 5.1. Nhiệm vụ của tâm lý học y học 5.1.1. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người bệnh: Tâm lý học y học tập trung nghiên cứu những vấn đề sau của người bệnh: - Biểu hiện tâm lý của bệnh. - Vai trò tâm lý trong phát sinh, phát triển bệnh. - Ảnh hưởng của bệnh đối với tâm lý. - Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh. - Những tác động của yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh. - Vai trò của tâm lý trong điều trị. 6
- - Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh và củng cố sức khoẻ. 5.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người nhân viên y tế: Tâm lý học y học nghiên cứu những vấn đề sau của nhân viên y tế: - Phẩm chất nhân cách người nhân viên y tế. - Xây dựng y đức và những phẩm chất đạo đức người nhân viên y tế. - Nghiên cứu hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế. 5.1.3. Một số nhiệm vụ chung của tâm lý học y học: Tâm lý học y học còn nghiên cứu đến các vấn đề sau: - Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng. - Những vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, giám định quân sự, pháp y. 5.2. Nội dung của tâm lý học y học Tâm lý học y học có nội dung cơ bản sau: - Các quy luật tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế, tâm lý giao tiếp và không khí tâm lý trong các cơ sở điều trị. - Tác động tâm lý của các yếu tố tự nhiên, xã hội. - Học thuyết về nhân cách. - Y đức và những phẩm chất đạo đức người nhân viên y tế. - Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu y tế trong lâm sàng. 5.3. Cấu trúc của tâm lý học y học Tâm lý học y học gồm các thành phần chính như sau: - Tâm lý học người bệnh. - Những vấn đề về đạo đức, đạo đức y học. - Hoạt động giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh. - Liệu pháp tâm lý. - Chẩn đoán tâm lý trong lâm sàng. 6. Ý nghĩa của tâm lý học y học đối với hoạt động của nhân viên y tế - Như chúng ta đã biết, sự phát triển của nền y học hiện đại được đặc trưng bởi hai khuynh hướng: + Một mặt đi sâu nghiên cứu cơ chế của bệnh. + Một mặt nghiên cứu người bệnh một cách toàn diện trong mối quan hệ tương hỗ giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài. Kết quả của sự phát triển này là làm nảy sinh nhiều chuyên khoa y học mới, trong đó có tâm lý học y học. - Khi bị bệnh, tâm lý con người ít nhiều bị biến đổi. Song những nét tâm lý không bình thường cũng có thể là một trong những nguyên nhân, phát sinh, phát triển bệnh. - Trong một số trường hợp chúng ta chỉ cần phân tích kỹ về mặt tâm lý, lời đàm thoại của người bệnh. + Có thể phát hiện được sự khởi đầu của một bệnh nào đó. + Nhiều khi những biến đổi tâm lý đã che lấp các triệu chứng lâm sàng của bệnh thực thể. + Thực tế có tới 50% người bệnh nội khoa phản ánh bệnh tật chủ yếu bằng lời than phiền, có khi những thay đổi tâm lý lại xảy ra trước những biến đổi quan trọng về thực thể. 7
- - Đối với một số người bệnh, nếu để cho họ biết mình bị những bệnh nghiêm trọng như: lao, ung thư, nhiễm HIV ... rất có thể họ bị sang chấn tâm lý mạnh, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát. - Nhiều khi yếu tố tâm lý hoặc là nguồn gốc của các bệnh thực thể như các bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực, loét dạ dày hoặc là yếu tố làm cho bệnh bùng phát, vì vậy việc tìm hiểu yếu tố tâm lý trong tiền sử bệnh là rất quan trọng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật cho người bệnh. - Quang cảnh bệnh viện, thái độ của nhân viên y tế, cách thăm khám lâm sàng, các thao tác kỹ thuật, đặc biệt là các cuộc phẫu thuật có ảnh hưởng lớn đến trạng thái tâm lý người bệnh. Thực tế chúng ta đã thấy có người bị choáng xúc cảm, thủng ổ loét dạ dày thậm chí dẫn đến tử vong do quá lo lắng về bệnh tật. - Dưới tác động của bệnh, trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh đôi khi có những thay đổi rất lớn, nhất là trường hợp bệnh nặng và kéo dài. Trạng thái tâm lý trước khi bị bệnh giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển của bệnh. Thực tế có những người bị bệnh nặng, thậm chí tàn phế, nhưng khả năng bù trì về mặt tâm lý lại rất lớn, do có ý chí cao. Tâm lý học y học cần đi sâu tổng kết, đánh giá kinh nghiệm quý báu này. - Coi trọng yếu tố tâm lý trong điều trị là rất cần thiết.Những lời khuyên của nhân viên y tế cần dựa trên cơ sở nắm vững đời sống, tình trạng hiện tại và quá khứ của người bệnh. Nhân viên y tế phải giải thích cho người bệnh, điều trị chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trở lại bình thường, muốn khỏi bệnh lâu dài, ngăn ngừa tái phát không thể không loại trừ các nguyên nhân gây bệnh (tức là giải thích cho người bệnh hiểu biết về vệ sinh cá nhân). - Những điều trên đây cho thấy vấn đề tâm lý trong y học cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Việc nghiên cứu tâm lý trong y học có một ý nghĩa lớn: + Cung cấp lượng tri thức nhất định cho nhân viên y tế về tâm lý học y học để điều trị, chăm sóc tốt người bệnh. + Biết nghệ thuật tiếp xúc với người bệnh. + Hiểu được những diễn biến tâmlý của người bệnh trong các bệnh khác nhau. + Nêu cao đạo đức y học: “Thầy thuốc như mẹ hiền”. 7. Phân loại tâm lý học y học 7.1. Tâm lý y học đại cương Tâm lý y học đại cương nghiên cứu: - Những quy luật chung của tâm lý người bệnh. - Tâm lý của nhân viên y tế. - Mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh. - Đạo đức y học. 7.2. Tâm lý y học chuyên biệt Tâm lý y học chuyên biệt nghiên cứu diễn biến tâm lý người bệnh trong các bệnh khác nhau: - Tâm lý người bệnh nội khoa. - Tâm lý người bệnh chuyên khoa hệ nội. - Tâm lý người bệnh ngoại khoa. - Tâm lý người bệnh chuyên khoa hệ ngoại. - Tâm lý người bệnh nhi khoa. 8
- - Tâm lý người bệnh sản khoa. 8. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học 8.1. Phương pháp nghiên cứu chung Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học được xây dựng trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, trước hết là phương pháp của tâm lý học và y học. Những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu tâm lý học y học là: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại (trò chuyện). - Phương pháp trắc nghiệm (test). - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân. - Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động. 8.2. Phương pháp tâm lý lâm sàng Để đi sâu nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý học y học sử dụng phương pháp tâm lý lâm sàng với các nội dung sau: 8.2.1. Phần mở đầu cuộc khám bệnh: - Người thầy thuốc chú ý thu thập những thông tin về hành chính như: Tuổi, văn hoá, nghề nghiệp... của người bệnh và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quan hệ giao tiếp, giúp cho việc thăm khám và điều trị người bệnh đạt kết quả. - Trong phần kể bệnh của người bệnh, người thầy thuốc cần chú ý trạng thái chung, tình trạng rối loạn giấc ngủ, biến đổi khí sắc và các trạng thái tâm lý của người bệnh. - Trong khai thác tiền sử bệnh, điều quan trọng là người thầy thuốc hỏi người bệnh về thời điểm xuất hiện, bắt đầu, diễn biến của bệnh ra sao, có suy nghĩ gì về nguyên nhân, tiên lượng của bệnh... chú ý khai thác tiền sử đời sống người bệnh để có cơ hội thâm nhập vào thế giới nội tâm của họ. Qua đàm thoại, mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh thêm sâu sắc, thầy thuốc hiểu đầy đủ hơn về tâm lý và bệnh tật của người bệnh. 8.2.2. Phần khám các triệu chứng khách quan: - Người thầy thuốc chú ý tìm hiểu đầy đủ trạng thái tâm lý, ý thức hoạt động của người bệnh. Sơ bộ đánh giá mức độ phát triển trí tuệ, khí chất và những nét tính cách chủ yếu. Đặc biệt cần tìm hiểu khí sắc và phản ứng xúc cảm của người bệnh. - Người thầy thuốc có thể tìm hiểu thêm tâm lý người bệnh bằng cách tiến hành trắc nghiệm và thực nghiệm tâm lý chuyên biệt trên người bệnh. 8.2.3. Phần kết luận: - Trong phần này, ngoài các chẩn đoán về bệnh tật, cần có các chẩn đoán về nhân cách, về trạng thái tâm lý người bệnh, trên cơ sở đó thầy thuốc đề ra nghệ thuật giao tiếp và kế hoạch liệu pháp tâm lý phù hợp đối với từng người bệnh LƯỢNG GIÁ I. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Trình bày khái niệm chung về hiện tượng tâm lý? Câu 2: Trình bày khái niệm, nhiệm vụ của tâm lý học? 9
- Câu 3: Trình bày khái niệm, nhiệm vụ, nội dung và cấu trúc của tâm lý học y học? Câu 4: Trình bày cách phân loại tâm lý học y học? Câu 5: Phân tích ý nghĩa của tâm lý học y học đối với cán bộ y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh? II. Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây: Câu 6: Bản chất của hiện tượng tâm lý là bản chất? A. Vât chất cao cấp, phản xạ, xã hội lịch sử. B. Phản xạ, xã hội lịch sử, phản ánh thế giới khách quan. C. Phản ánh thế giới khách quan, xã hội lịch sử. D. Vât chất cao cấp, xã hội lịch sử. E. Vât chất cao cấp, phản xạ, phản ánh thế giới khách quan, xã hội lịch sử. Câu 7. Nhiệm vụ của tâm lý học y học chủ yếu nghiên cứu về tâm lý? A. Trẻ em B. Người lớn C. Người bệnh D. Phụ nữ E. Người khỏe mạnh Câu 8: Tâm lý học y học đại cương nghiên cứu về? A. Những quy luật chung của tâm lý người bệnh, tâm lý của nhân viên y tế. B. Tâm lý của nhân viên y tế, mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh C. Mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, đạo đức y học. D. Những quy luật chung của tâm lý người bệnh, tâm lý của nhân viên y tế, mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, đạo đức y học. E. Tâm lý của nhân viên y tế, đạo đức y học mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh. Câu 9: Phân loại tâm lý học y học chủ yếu chia thành? A. Tâm lý y học đại cương và tâm lý y học chuyên biệt. B. Tâm lý y học đại cương và tâm lý học lâm sàng. C. Tâm lý học chuyên biệt và tâm lý học lâm sàng. D. Tâm lý học người bệnh chuyên khoa và bệnh học thần kinh. E. Tâm lý học người bệnh và nhân viên y tế. Câu 10: Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học bao gồm: A. Phương pháp quan sát và phương pháp đàm thoại. B. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân. C. Phương pháp nghiên cứu chung và phương pháp tâm lý lâm sàng. D. Phương pháp quan sát và phương pháp thực nghiệm. E. B. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động. Bài 2 CÁC QUÁ TRÌNH VÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ MỤC TIÊU 1. Trình bày được các loại hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại. 10