Tài liệu PQ-Chỉ số đam mê - Virender Kapoor (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu PQ-Chỉ số đam mê - Virender Kapoor (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_pq_chi_so_dam_me_virender_kapoor_phan_2.pdf
Nội dung text: Tài liệu PQ-Chỉ số đam mê - Virender Kapoor (Phần 2)
- 5. Năng lực sáng tạo Tư duy bên ngoài chiếc hộp Sáng tạo chính là làn hương của tự do cá nhân. - Osho (1931-1990), nhà thần bí, bậc thầy tâm linh Ấn Độ
- Niềm đam mê và sự sáng tạo Giữa niềm đam mê và khả năng sáng tạo có mối liên hệ trực tiếp. Những người sáng tạo trong một lĩnh vực nào đó đều rất yêu thích và thực sự đam mê công việc. Nhà văn sáng tạo yêu thích cảm giác viết, nhà soạn nhạc yêu âm nhạc, họa sĩ say mê tranh và hội họa. Trên thực tế, khả năng sáng tạo đòi hỏi niềm đam mê ở một mức độ nhất định. Trong chương này, chúng ta sẽ nhìn nhận về sự sáng tạo và sự đổi mới ở một tầm rộng lớn hơn. Để làm mới mẻ công việc hàng ngày ở văn phòng, bạn cũng phải chú tâm, bỏ nhiều công sức và thực sự đam mê nghề của mình. Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khả năng sáng tạo. Sáng tạo là gì? Theo nghĩa từ điển, sáng tạo chính là: “Tạo ra, hình thành nên, đem đến sự tồn tại, làm xuất hiện lần đầu.” Hiểu theo cách đơn giản, sáng tạo chính là khả năng làm ra thứ gì đó. Định nghĩa trong từ điển có phần hơi cứng nhắc, tôi cho rằng nếu bạn làm điều gì đó khác lệ thường thì có thể coi đó là một hành động sáng tạo. Vì vậy, khả năng sáng tạo không phải là đặc quyền của nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà soạn nhạc hay nhà thơ. Hiểu theo nghĩa rộng, tất cả chúng ta đều sáng tạo và tất cả chúng ta đều có khả năng sáng tạo. Chúng ta bộc lộ khả năng sáng tạo cả trong nhịp sống thường nhật. Thậm chí việc làm món trứng ốp lết theo cách khác biệt cũng là một hoạt động sáng tạo. Cách bạn sắp xếp tủ áo, bố trí các chậu cây trong vườn, xếp đặt nước hoa trên giá để mỹ phẩm hay pha chế Cocktail - tất cả đều được coi là hoạt động sáng tạo. Nhiều người mê mẩn công việc làm vườn, sắp xếp phòng ốc hay nấu ăn. Họ dồn hết tâm trí vào những công việc đó và bộc lộ khả năng sáng tạo lẫn tư duy mới mẻ. Bởi vậy, giữa khả năng sáng tạo, lòng nhiệt tình, tư duy mới mẻ và thái độ toàn tâm toàn ý có mối liên hệ trực tiếp. Những người có niềm đam mê đều sáng tạo, những người có khả năng sáng tạo thì đam mê thứ họ sáng tạo ra. Trên thực tế, nếu không có đam mê, loài người thậm chí còn không biết chạy đua là gì. Tầm nhìn lớn rộng hơn Khi bạn làm điều gì đó theo cách khác với lệ thường - tức là bạn sáng tạo - bạn đang thực hiện cùng lúc rất nhiều công việc khác nhau. Bạn đang vận dụng trí tưởng tượng, nghiền ngẫm ý tưởng, thử nghiệm, suy nghĩ theo lối mới, tư duy linh hoạt, ứng biến và hơn hết, bạn đang khám phá. Vậy còn việc làm món trứng ốp lết thì sao? Muốn nghĩ ra cách làm lạ thường nhất, bạn cũng phải vận dụng tất cả các hoạt động trên. Khi bạn giải quyết một vấn đề, bạn cũng đang sáng tạo. Trên thực tế, các nhà quản lý hầu như lúc nào cũng đều cố gắng tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề khác. Người có thể nghĩ ra một giải pháp chưa từng được nhắc đến trong các tài liệu hoặc chưa từng được truyền dạy ở trường học chính là người có tư duy mới mẻ. Nếu có một người đang bừng bừng cơn giận xông thẳng vào căn phòng có ba người đang ngồi, chuỗi phản ứng sau đây có thể xảy ra. Một người trong phòng bộc lộ vẻ giận dữ không kém, bắt đầu mắng mỏ lại người vừa bước vào, một người khác rất sợ hãi và im lặng vì không biết làm gì. Người thứ ba trong
- phòng từ tốn nói chuyện với anh chàng mới vào, lắng nghe anh ta rồi cho anh ta lời khuyên có tình có lý, khiến cho anh ta bình tĩnh lại, bước ra khỏi phòng với vẻ thoải mái. Hành động của người thứ ba chính là dạng thức sáng tạo cao nhất. Anh ta đã sáng tạo ra một tình huống và một giải pháp nhằm làm thỏa mãn anh chàng đang ngùn ngụt lửa giận kia. Khả năng sáng tạo vượt lên trên tri thức. Cách ứng dụng tri thức chính là sự sáng tạo. Theo đó bạn mang đến cho tri thức một hình hài, một ý nghĩa nào đó. Bởi vậy, sáng tạo đồng nghĩa với tưởng tượng và hành động. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức. Sáng tạo chính là cuộc nổi loạn lớn nhất trong lịch sử nhân loại. - Osho Một người sáng tạo chắc chắn là một người khác biệt và để làm được điều đó, anh ta phải từ bỏ các phản xạ có điều kiện. Người tự thỏa mãn hiếm khi sáng tạo được, bởi họ chỉ bước theo con đường có sẵn, đó cũng là lý do người ta coi sự sáng tạo chính là một “cuộc nổi loạn”. Tất cả những người sáng tạo đều rất dũng cảm. Không phải E = mc2 Hiểu theo nghĩa rộng, sáng tạo không có nghĩa là làm ra thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ. Miễn sao bạn tạo ra sự khác biệt là đủ. Một bà mẹ sinh ra vài đứa con, trông bọn trẻ đều có những nét tương đồng nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Bọn trẻ có khung cấu trúc cơ thể giống nhau nhưng mỗi đứa một vẻ. Cũng tương tự như thế, những người sáng tạo chỉ cần dùng trí tưởng tượng của họ vượt ra vốn tri thức thông thường - những điều hầu như chúng ta đã biết cả. Chúng ta dùng cụm từ “đại triết gia” khi nhắc đến Khổng Tử, Socrates hay Aristotle. Họ là những người nghĩ lớn, nói và làm những điều khác biệt. Họ cũng vô cùng dũng cảm khi trình bày các học thuyết, triết lý của mình mà không lấp liếm che giấu - đó chính là lý do cho đến ngày nay những lời dạy của họ vẫn được trân trọng. Osho xây dựng triết lý khác hẳn mọi người, ông dám nói những điều người khác không dám và ông dũng cảm bày tỏ suy nghĩ của mình. Điều thôi thúc các thiên tài, hay nói đúng hơn là điều truyền cảm hứng cho họ làm việc không phải là những ý tưởng mới mẻ mà là niềm đam mê của họ đối với ý nghĩ những gì đã có sẵn không bao giờ là đủ cả. - Engene Delacroix (1798-1863), họa sĩ người Pháp Việc tạo ra biến thể cũng chính là sáng tạo, trên thực tế, đây là cấp độ đầu tiên của sáng tạo. Khi bạn nhận một nhiệm vụ mới từ người tiền nhiệm và tạo ra những thay đổi tích cực ở công ty bạn đang sáng tạo ở một cấp độ cao hơn. Bạn đã tạo ra một môi trường mới cho công ty. Và những người làm nên sự thay đổi tích cực ở môi trường làm việc chắc chắn rất yêu thích công việc, nói cách khác, họ đam mê công việc của mình.
- Bạn có thể sáng tạo trong mọi nghề Với bất cứ nghề nghiệp nào, bạn cũng có thể sáng tạo. Khi hoàn thành công việc theo cách khác biệt, bạn đã chứng tỏ cho mọi người thấy bạn làm tốt hơn họ. Các luật sư, nhà quản lý, giáo viên, nhà cố vấn, huấn luyện viên đều có thể sáng tạo trong công việc thường ngày. Một tài xế Taxi, có thể làm điều gì mới mẻ? Công việc của anh ta nghe có vẻ tẻ nhạt. Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem. Một tài xế Taxi ở Mumbai nhờ tài khéo léo đã rất thành công trong công việc. Anh ta thường đặt báo, tạp chí và danh bạ điện thoại lên ghế hành khách. Anh cũng cho thuê điện thoại gọi nột hạt, bán thêm thuốc lá, đồ uống nhẹ, sô-cô-la, khoai tây chiên và nước khoáng. Anh còn đặt bảng điều khiển âm nhạc trên xe, cạnh ghế hành khách. Dịch vụ Taxi của anh ta trở nên nổi tiếng đến nỗi suốt ngày anh nhận được điện thoại đặt xe. Đây chính là cách tư duy ngoài chiếc hộp. Một số người tận dụng ý tưởng mới để trộm cắp. Kẻ lừa bịp thường rất sáng tạo, thậm chí họ là những người sáng tạo nhất. Họ có thể tìm ra những lỗ hổng an ninh mà tự bản thân nhân viên an ninh không nhận biết được. Thực tế này được phản ánh trong nhiều bộ phim như Chuyến tàu trộm cắp vĩ đại, Aankhen (The Great Train Robbery) hay bộ phim nổi tiếng Điệp vụ bất khả thi (Mission Impossible). Bọn trộm làm những điều không ai có thể hình dung được. Cũng tương tự như thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các kế toán viên gian lận sổ sách, đánh lừa cơ quan chức năng vẫn được coi là “nhân viên kế toán” IQ, EQ và khả năng sáng tạo IQ (chỉ số thông minh) không được dùng để đo mức độ sáng tạo. Một người có mức IQ trung bình vẫn có khả năng sáng tạo cực cao. Khả năng sáng tạo liên quan chủ yếu đến EQ (chỉ số cảm xúc), gắn liền với các yếu tố như động cơ, lòng quyết tâm, tính thuyết phục, sự linh hoạt, thậm chí ở chừng mực nào đó còn có cả tính thích cạnh tranh. Niềm khao khát thực hiện công việc theo cách khác biệt hoàn toàn và tỏ ra vượt trội so với người khác đã tiếp thêm năng lượng cho những suy nghĩ mới mẻ. Không cần là học sinh giỏi nhất lớp, cũng không cần đạt huy chương này nọ, bạn vẫn có thể sáng tạo. Nếu bạn hình thành được thói quen thực hiện công việc thường nhật theo cách khác biệt, bạn sẽ trở thành người sáng tạo. Đây cũng chính là bước đệm làm nên lòng hăng hái của bạn. Bạn phải đạt được những điều mà bạn nghĩ mình không thể. - Eleanor Roosevelt (1884-1962) Một vài cách hiểu sai lầm về khả năng sáng tạo Cách hiểu của chúng ta về khả năng sáng tạo đã rộng hơn so với trước đây. Tuy nhiên chúng ta vẫn thường mắc phải nhiều quan điểm sai lầm khi nói về chủ đề này. Tôi sẽ trình bày ngắn gọn về những sai lầm thường gặp. • Khả năng sáng tạo là bẩm sinh Đôi khi mọi người thường cho rằng: “Hoặc là bạn sáng tạo bẩm sinh, hoặc là bạn không có khả năng này”. Điều này không đúng bởi lẽ ai ai cũng sở hữu năng lực này. Một số người cố gắng làm nó bộc lộ, một số người thì không. Người sinh ra đã có năng khiếu hội
- họa là một họa sĩ tài năng bẩm sinh. Chúng ta thường đánh đồng khả năng trời phú với năng lực sáng tạo. Khi người họa sĩ tận dụng tài năng của mình, đó mới là sáng tạo. Ngược lại thì không. Tài năng là thứ có sẵn, việc bạn biến cải và vận dụng tài năng mới được coi là sự sáng tạo. • Sáng tạo là một việc rất dễ dàng Không hề. Bạn phải lao động cần mẫn mới sáng tạo được. Những người như Isaac Newton có phát kiến vĩ đại bởi họ luôn mải mê theo đuổi các ý tưởng trong tâm trí. Sáng tạo không phải là đặc quyền của nghệ sĩ hay nhà khoa học. Ở trên tôi đã nêu lên ví dụ về tài xế Taxi, kẻ chuyên lừa đảo hay các bà nội trợ, ai ai cũng có thể sáng tạo được. • Sáng tạo là điều gì đó hoàn toàn mới mẻ Với tính ứng dụng, bạn không phải tạo ra điều gì mới mẻ hoàn toàn. Tính chất độc đáo chỉ là một phương diện của sáng tạo. Mức độ khác biệt, lạ lẫm của ý tưởng, sản phẩm của bạn so với số đông chính là thước đo tính mới mẻ. Cách Picasso vẽ ngựa bằng một nét bút và cách M. F. Hussain vẽ một chú ngựa khác nhau hoàn toàn. Tất cả đều là ngựa, nhưng mỗi con có một phong thái riêng. Bởi vậy, cả hai họa sĩ đều sáng tạo. Một người có thể được coi là sáng tạo nếu anh ta có thể miêu tả tỉ mỉ, chi tiết về một sự vật, sự việc nào đó. Chẳng hạn người viết cả một bản trường ca về một hạt gạo. Người tạo ra nhiều biến thể chính là người sáng tạo. Người thợ thủ công làm ra hàng trăm chiếc bình gốm cũng chính là người sáng tạo. Thêm vào đó, sản phẩm càng có nhiều biến thể thì khả năng sáng tạo của bạn càng bộc lộ rõ rệt. Có hàng trăm cách khác nhau để làm ra một chiếc xích đu! Tất cả tùy thuộc vào sự khéo léo của bạn. • Khả năng sáng tạo phải được thể hiện dưới dạng sản phẩm hữu hình Việc giải quyết tình huống, dàn xếp với đối tác, đôi khi là dỗ dành vợ đều có thể coi là sáng tạo. Những ý tưởng, cách làm mới đều thể hiện sự mới mẻ và sáng tạo. Bởi vậy, không nhất thiết phải là tháp Eiffel, đền Taj Mahal hay bức tranh Mona Lisa mới được coi là sáng tạo. • Chỉ người trẻ mới có khả năng sáng tạo Tôi nghĩ khi càng lớn tuổi, bạn càng có nhiều kinh nghiệm. Bạn đã trải nghiệm nhiều, vì thế bạn có thể vận dụng vốn kinh nghiệm của mình để sáng tạo. Trên thực tế, tuổi tác không được dùng làm thước đo khả năng sáng tạo. • Những người sáng tạo đều điên khùng cả Lại thêm một kiểu kết luận vội vàng nữa. Bạn đừng găm ý tưởng kỳ quái kia trong đầu về sáng tạo. Nếu có, phải chăng đó là điểm thưởng? Những người sáng tạo đều có phần táo bạo, làm việc một cách khác biệt và chẳng buồn để tâm xem người khác nghĩ gì về họ và lý tưởng của riêng họ. Đôi khi đây chính là yếu tố ấn tượng khiến người khác cho rằng họ bị điên. Chỉ có vậy thôi. Bạn sẽ dễ dàng tỏa sáng nếu bạn không màng đến sự đúng sai. – Denis Healey
- Chướng ngại vật Trước khi xem xét “Cách thức giúp bạn sáng tạo hơn” - điều bạn hoàn toàn có thể làm được, tôi muốn nhấn mạnh một số nhược điểm có thể trở thành vật chướng ngại. Tất cả chỉ là vấn đề thái độ, bạn có thể dẹp bỏ chúng nhờ nỗ lực và tư duy logic. • Mọi người sẽ nghĩ sao đây? Chúng ta luôn lo nghĩ người khác đánh giá sao về mình. Đây chính là chướng ngại vật lớn nhất. Nếu bạn muốn trở nên khác biệt, hãy thể hiện đi thôi - đừng để tính bầy đàn chi phối. Nếu là một thành viên của đám đông thì bạn sẽ chẳng thể khác những người còn lại được. Đơn giản vậy thôi. Bạn cần dũng khí để bất chấp đám đông. Hãy nhớ rằng một chú cừu lạc đàn thường cảm thấy rất bất an, đó là lý do nó luôn bám theo đàn của mình. • Luôn luôn nhắm trúng tâm điểm Bởi đang thử nghiệm, tìm lối đi khác biệt nên không thể lúc nào bạn cũng đúng được. Phải không nào? Đừng dại gì biến mình thành nạn nhân của Hội chứng Không bao giờ Sai sót. Hãy sẵn sàng chấp nhận sai sót. Hãy gạt đi nỗi sợ thất bại bởi lẽ thất bại chính là một phần tất yếu của cuộc sống và cũng là một phần tất yếu của quy trình sáng tạo. Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, chúng ta không thể tiếp nhận những lời chỉ trích và sẽ trở thành người tự cao tự đại. Nếu muốn trở thành người sáng tạo, bạn phải sẵn sàng lắng nghe bình phẩm. Một nhà điêu khắc tài ba có thể chạm khắc mọi bức tượng đến mức hoàn hảo. Ngày nọ, có thầy bói xem chỉ tay và bảo rằng đời ông chỉ còn được tính bằng ngày, ông sắp chết. Nhà điêu khắc rất sợ hãi nhưng rồi ông tìm được một cách độc đáo để tránh cái chết, ông tạc nên 11 bức tượng giống mình y hệt. Khi Thần Chết Yamaraj đến bắt ông đi, vị thần này hết sức lúng túng trước hàng loạt bức tượng giống nhau như đúc, Thần Chết không thể nhận ra đâu là nhà điêu khắc thật. Vậy nên Thần Chết trở về bẩm lại tình hình với Chúa Trời. Chúa Trời nghĩ ra một ý tưởng độc đáo, Ngài yêu cầu Thần Chết thử làm theo. Lần này Yamaraj đến, đứng giữa 12 bức tượng, Thần Chết nhìn một lượt rồi nói: “Ta lấy làm ngạc nhiên khi đến cả một nhà điêu khắc tài ba như vậy mà lại phạm một lỗi nhỏ khi tạc tượng.” Nhà điêu khắc đang nấp sau một bức tượng rất giận dữ và quên bẵng là mình đang trốn tránh cái chết. Ông ta bước ra khỏi chỗ nấp và hỏi: “Ông đang nhắc đến lỗi nào đấy. Tất cả những bức tượng này đều hoàn hảo bởi vì ta chưa bao giờ phạm sai lầm cả.” Nhà điêu khắc lập tức bị Thần Chết tóm lấy và mang về chỗ Chúa Trời. Bài học rút ra từ câu chuyện này là: cái Tôi cá nhân và ý nghĩ: “Mình không bao giờ phạm sai lầm” có thể sẽ khiến bạn trả giá đắt, nó thường liên quan đến sự sáng tạo. • Cố gắng trở thành người giỏi nhất Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo luôn luôn tự ý thức về kết quả. Họ muốn mọi thứ tiến triển theo đúng một lịch trình định sẵn. Cách nhìn nhận đó không có chỗ cho cái mới, nó buộc bạn đi theo con đường sẵn có. Rõ ràng nó giết chết khả năng sáng tạo.
- • Trí tuệ - Hành lý dư thừa Người học rộng, biết nhiều thường suy nghĩ theo hướng cố định. Trên thực tế, họ mang theo quá nhiều hành lý dư thừa và chẳng thể nhìn xa hơn vốn tri thức sẵn có. Trí tuệ liên quan đến phạm trù lý giải, khác với cảm giác. Khả năng sáng tạo gần với con tim hơn trí óc. Vì vậy, cảm giác đóng vai trò quan trọng hơn tư duy logic thông thường nếu như bạn muốn tạo sự khác biệt. Do đó, bạn hãy suy nghĩ bằng con tim hơn là dùng lý trí. • Niềm tin cố định Trong cuộc sống chúng ta thường chịu ảnh hưởng từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và người thân. Những trải nghiệm này tác động lâu dài, một số niềm tin như được gắn cố định vào tâm trí, trái tim ta. Đôi khi phải rất khó khăn mới có thể nghĩ khác đi. Vì thế, có lúc ảnh hưởng từ môi trường sống có giá trị tiêu cực, gây cản trở tính sáng tạo. Tạo ra biến thể cũng chính là sáng tạo Hãy nhớ lại câu chuyện nhà bác học Archimedes nhảy ra khỏi bồn tắm và hò reo “ơ-rê-ka” khi nghĩ ra định luật mang tên ông. Tuy nhiên sáng tạo không có nghĩa lúc nào bạn cũng phải có những phát hiện xứng tầm “ơ-rê-ka”. Trên thực tế, đa phần sản phẩm sáng tạo là biến thể gần giống với các sản phẩm đã có sẵn. Tất cả các nhà thiết kế thời trang đều sáng tạo may váy, họ chỉ cắt chiều dài thân váy khác nhau, chọn màu sắc khác nhau, có đường may, thắt lưng, đường chỉ chần, kích cỡ khác nhau còn bản thân trang phục váy đã tồn tại suốt 2000 năm nay. Tất cả các nhà thiết kế đều đang biến cải cùng một chiếc váy mà thôi. Từ nhỏ chúng ta thường thấy những chiếc quạt điện có ba cánh. Giờ tôi thấy một số quạt có bốn cánh. Đấy cũng chính là sự đổi mới. Một nhân viên trẻ tuổi làm việc trong công ty sản xuất kem đánh răng đề xuất nếu tăng bán kính đầu tuýp kem đánh răng lên vài milimet thì lượng kem đánh răng khách hàng nặn ra sẽ nhiều hơn đôi chút. Chiều dài tuýp kem đánh răng vẫn giữ nguyên như cũ, có điều mỗi ngày bạn sẽ dùng nhiều kem đánh răng hơn. Nhờ đó mà doanh số của công ty tăng lên 30%. Ơ-rê-ka! Tất cả những gì cần làm là thay đổi một chút ở đầu tuýp kem đánh răng, nếu đây không phải là sáng tạo thì có thể là gì khác? Sự khác biệt giữa một từ dùng chính xác và một từ dùng gần chính xác chính là sự khác biệt giữa ánh sáng thực thụ và ánh sáng tỏa ra từ con đom đóm. - Mark Twain (1835-1910), nhà văn Mỹ Khi bạn tìm được chính xác thứ cần tìm Tôi có ông sếp là một cây viết năng nổ. Các bản thảo của ông thường hoàn hảo, được đứng nhìn ông khi ông soạn bài nói hay viết thư quả thực rất thú vị. Tôi học hỏi rất nhiều từ ông. Ông thường viết rất nhanh và nếu không tìm được đúng từ ngay giữa câu, ông sẽ chừa lại một khoảng trắng rồi tiếp tục. Đôi khi vừa hoàn thành xong một đoạn, ông trở lại với khoảng trắng đó để lựa chọn đúng từ ngữ. Những chỗ trống đó thường là những từ được dùng rất “đắt”. Giống như khoa học thuần lý thuyết và khoa học ứng dụng, tính sáng tạo cũng chia làm hai dạng. Phát kiến mới của bạn có thể là thuần sáng tạo hoặc là sản phẩm ứng dụng dưới dạng điều chỉnh, cải biến những cái sẵn có.
- Tôi đã phải viết đi viết lại trang cuối cùng của cuốn Giã từ vũ khí đến ba mươi chín lần mới thấy thỏa mãn. - Ernest Hemmingway (1899-1961), tiểu thuyết gia Mỹ
- Làm cách nào để trở thành người sáng tạo? Như tôi đã nói ở phần trước, tất cả chúng ta đều sở hữu khả năng sáng tạo. Tất cả những gì chúng ta cần là đánh thức năng lực đó trong ta. Những sáng tạo biến thể có thể dễ dàng bị mai một, nhưng điều quan trọng là bạn phải thử - nỗ lực đến cùng. Dưới đây là một số mẹo hữu ích cho bạn. • Khám phá tâm hồn trẻ thơ của chính bạn Trẻ con thường tò mò, chúng chẳng bao giờ quan tâm xem người khác nghĩ gì về mình, chúng rất dũng cảm và không mang “hành lý dư thừa”. Quan trọng hơn cả, bọn trẻ luôn sẵn sàng học hỏi. Hãy để cho tâm hồn trẻ thơ trong bạn có cơ hội được bộc lộ. Khám phá và thử nghiệm. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Shah Rukh Khan nói rằng trong con người anh luôn có một tâm hồn trẻ thơ. Đó là lý do khiến mỗi khi diễn xuất anh luôn sẵn sàng đón nhận những vai diễn khác nhau. Người sáng tạo luôn luôn đặt ra tất cả các khả năng, thử nghiệm hết mọi cách, kể cả những cách sai lạc. Nếu bạn luôn muốn đi đúng đường thì bạn sẽ chẳng thể nào sáng tạo được. Đứa trẻ trong bạn không mang loại “hành lý dư thừa” đó và không biết con đường nào mới là đúng đắn. Chính vì thế mà nhà sáng chế thường bị giễu là ngốc nghếch. Họ là những người dám dẹp bỏ lòng tự tôn, cái Tôi cá nhân sang một bên để theo đuổi điều mà người khác nghĩ không đáng phí công. • Hãy là một người biết mơ mộng Con người mơ ước được bay, vậy là họ phát minh ra máy bay. Con người mơ ước vượt muôn trùng đại dương, vậy là họ phát minh ra tàu thuyền và bởi mong ước di chuyển nhanh hơn trên đất liền, họ phát minh ra xe ngựa và xe hơi. Mơ mộng là một phần tất yếu làm nên khả năng sáng tạo. Người sáng tạo thường được gọi bằng cái tên kẻ mơ mộng hão huyền. Những người suốt ngày nghĩ ngợi về điều mình muốn thì đêm về họ lại gặp mong ước của mình trong giấc mơ. Nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, nhà soạn nhạc đều mơ mộng. Nhà lãnh đạo mơ về chiến thắng, doanh nhân mơ về chuyện làm ăn, người đứng đầu một quốc gia mơ xây dựng đất nước đẹp giàu. Nếu lần giở lại lịch sử, bạn sẽ thấy rằng những đất nước có người đứng đầu thường xuyên lao tâm khổ tứ để hiện thực hóa giấc mơ của họ - đều là những đất nước phồn thịnh. • Sẵn sàng học hỏi Diễn viên giỏi học hỏi từ đạo diễn, bạn diễn, người quay phim Dựa vào đó, chẳng những họ phát huy được phong cách của mình mà còn biến tấu, đổi mới và bộc lộ sự sáng tạo. Tôi chỉ biết một điều duy nhất, đó là tôi chẳng biết gì. - Socrates (469-399), triết gia Hy Lạp cổ đại Muốn sáng tạo, bạn phải duy trì lối tư duy mở. Hãy quan sát mọi chuyện diễn ra xung quanh bạn, bởi những điều học hỏi từ bên ngoài có ý nghĩa quan trọng chẳng kém gì yếu tố tự thân. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi vì sao anh có thể diễn được các vai diễn có tính cách trái ngược hoàn toàn, nam diễn viên nổi tiếng Boman Irani đáp rằng: “Một diễn viên phải hết sức tinh ý. Bạn phải nghiên cứu kỹ mọi khía cạnh của vai diễn rồi
- lột tả những sắc thái nổi trội nhất.” • Nhìn ra điểm tốt đẹp của những vật bình thường nhất Để trở thành người sáng tạo, không nhất thiết bạn phải viết được một cuốn sách kinh điển, soạn ra một bản nhạc làm say đắm lòng người hay vẽ nên một bức tranh được xếp vào hàng kiệt tác. Cuộc sống này vốn được hình thành từ những điều nhỏ bé. Nấu ăn, làm vườn, sửa đồ điện trong bếp đều là những hoạt động có thể giúp bạn thể hiện khả năng sáng tạo. Chúng có thể rất có ý nghĩa, giúp làm nảy sinh nhiều sự kiện mang tầm vóc lớn lao. Bản trường ca vĩ đại thường bắt nguồn từ câu chuyện bình thường, nhỏ bé. Về sau chúng được chắp cánh trở thành áng sử thi hay kinh phúc âm. Khả năng sáng tạo chẳng qua chỉ là một thái độ. • Hãy dấn thân Nếu chỉ đam mê không thôi thì bạn sẽ chẳng tiến đến đâu cả. Chỉ trừ khi bạn hành động. Tương tự như vậy, một ý tưởng sáng tạo sẽ mãi mãi chỉ nằm trong đầu hoặc trong tim bạn, trừ khi bạn cố gắng hiện thực hóa ý tưởng của mình. Ngược lại, người không để tâm (có nhiều người không thích dồn tâm sức của mình) vào những sự việc xung quanh thì chẳng bao giờ thấy đam mê điều gì, và rõ ràng sự sáng tạo cách xa họ hàng dặm đường. Bạn có thể trở thành người sáng tạo - miễn là bạn sẵn sàng dấn thân. Cũng chính vì thế mà các diễn viên, nhà khoa học, nhà phát minh, doanh nhân, nhà chiến lược quân sự, nhà thơ, ca sĩ nổi tiếng đều dành toàn tâm toàn ý cho công việc. Bạn sẽ nhận được lời khen nhờ kinh nghiệm và có được kinh nghiệm từ những lời chê. - Khuyết danh
- Tìm phương pháp cho những suy nghĩ điên rồ: Quá trình sáng tạo Từ lúc bạn nảy sinh ý tưởng sáng tạo trong đầu cho đến khi bạn hoàn tất công đoạn cuối cùng để biến nó thành hiện thực có thể là một chặng đường rất dài. Tôi rất ghét dùng từ “quá trình” bởi lẽ các quá trình không hỗ trợ khả năng sáng tạo, trên thực tế, quá trình chính là thủ phạm giết chết tính sáng tạo. Nói sáng tạo không thôi thì rất mơ hồ, tôi muốn giúp bạn nhìn ra phương pháp ứng biến với những ý tưởng mới mẻ bằng cách phân ra các giai đoạn của quá trình sáng tạo, nhờ đó bạn có thể hiện thực hóa ý tưởng của mình. • Phân tích và chuẩn bị Phim kinh điển không phải là sản phẩm của ý tưởng nhất thời. Có thể ban đầu chỉ là một ý tưởng đơn giản, nhưng tiếp đó người ta phải xây dựng công phu về bối cảnh và hàng ti tỉ thứ khác trước khi đạo diễn ra lệnh bấm máy. Việc viết văn, viết báo hay thiết kế công trình kiến trúc cũng tương tự như vậy. Bạn phải xem thử trong lĩnh vực bạn muốn tạo dấu ấn, người khác đã làm được gì. Có những sách báo, tài liệu nào về chủ đề bạn quan tâm. Có khía cạnh nào mà chưa từng ai để cập không (đây là điểm quan trọng nhất). Liệu bạn có thể làm được một việc mà cho đến giờ chưa ai làm? Nếu có, rõ ràng bạn đã tạo ra một sản phẩm mới. Đây là giai đoạn quan trọng nhất bởi nó xác định các yếu tố đánh giá mức độ sáng tạo của công việc bạn làm. Đây cũng là lúc bạn cần tham khảo ý kiến mọi người, nhất là những người hoạt động trong cùng lĩnh vực. Đừng bao giờ ngần ngại học hỏi người khác, hãy học tính tò mò của trẻ con. Hãy thu thập mọi thông tin trong khả năng của bạn. Sau đó loại bỏ dần những phần không liên quan, chỉ giữ lại thông tin hữu ích và cần thiết. Ở giai đoạn này bạn có thể phân tích và xác định được điểm mạnh, điểm yếu. Trên thực tế, bạn có thể thực hiện một bản phân tích điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT) thích hợp để xem thử sản phẩm của mình phù hợp, hiệu quả và mới mẻ đến mức độ nào. • Khám phá và thử nghiệm: Mở rộng hơn nữa Sau khi xác định các yếu tố cơ bản, đã đến lúc bạn thử nghiệm - dù cho có bị coi là kẻ ngố cũng chẳng sao. Khi nấu ăn, bạn chuẩn bị sẵn nguyên liệu rồi cho vào nồi - sau đó bạn có thể cho thêm vài giọt chanh. Trong khi món ăn sôi lên sùng sục, hãy múc một thìa nhỏ và nếm thử. Nghe có vẻ vị chưa hợp khẩu vị lắm, bạn cho thêm ít hạt tiêu. Nếu vẫn chưa hài lòng, bạn lại thêm một ít tương ớt nữa, cứ như vậy cho đến khi nào bạn cảm thấy vừa ý. Thử nghiệm là khía cạnh quan trọng hàng đầu của tính sáng tạo. Càng vượt xa giới hạn khuôn khổ, bạn sẽ càng khác biệt so với người khác. Đừng ngại bước chệch quỹ đạo thường nhật. Trên thực tế, ai ai cũng có thể nghiên cứu và phân tích. Nhưng chỉ những người dũng cảm mới dám thử nghiệm. Họ chính là những người sáng tạo. • Phê bình và cải thiện Đánh giá công việc bạn làm cũng là một khâu quan trọng, nhất là khi bạn muốn cải thiện
- nó. Đây cũng là một bước lặp đi lặp lại của quy trình, bởi lẽ đổi mới không phải là sự kiện nhất thời. Phải thử nghiệm và kiểm tra hết lần này đến lần khác. Bạn nên nhớ rằng Thomas Edison đã thất bại đến 999 lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện. Đó là phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ trước. Thật vậy, phát minh đó đã chiếu sáng cho cả thế giới. Đây là lúc bạn cần suy nghĩ, lại nghĩ suy, rồi suy nghĩ thêm lần nữa. Bạn cần động não, hỏi người xung quanh xem họ đã làm được những gì rồi. Hãy để người khác nếm thử món ăn của bạn và nói: “Tôi nghĩ bạn nên nấu lâu thêm tí nữa và cho thêm một ít muối, một ít mỳ chính.” Với hai bước đơn giản này, bạn đã làm cho món ăn của mình có vị khác lạ. • Nghiền ngẫm Sau khi khám phá, thử nghiệm và đánh giá công việc của mình, bạn đã thấm nhuần ý tưởng. Ý tưởng đó đã trở thành một phần thể xác và tâm hồn bạn. Nếu bạn nghiêm túc thực hiện ba bước trên thì đến thời điểm này trí óc, con tim bạn đã khắc sâu ý tưởng đó. Đến giai đoạn này, bạn cần tách mình khỏi công việc, nhìn nhận nó một cách khách quan như là “bên thứ ba”. Nói cách khác, hãy nghiền ngẫm - xem xét lại. Nghiền ngẫm cũng giống như hoạt động nhai lại hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở động vật, trong địa hạt của sự sáng tạo, nó giúp bạn thẩm thấu và hiểu thấu đáo toàn bộ ý tưởng của mình. • Nắm lấy những khoảnh khắc bất chợt Giai đoạn này có phần trái ngược với giai đoạn nghiền ngẫm ở trên. Đôi khi có những ý tưởng chợt đến vào bất cứ thời điểm nào. Hiện tượng này thường xảy đến khi tâm trí bạn hoàn toàn không vướng bận. Đấy là giai đoạn “mặc kệ” trong chốc lát. Quá trình nghiền ngẫm vẫn diễn ra ở bề sâu, tiềm thức bạn vẫn tiếp tục nghiên cứu về chủ đề đó mọi lúc mọi nơi, có thể bạn sẽ nảy ra ý tưởng mới, cách tiếp cận mới, đôi khi là những giải pháp hoàn toàn mới. Khi bạn viết sách, lúc ngồi bạn cũng nghĩ về nó, lúc đi ngủ bạn cũng nghĩ về nó, nó ám ảnh bạn đến từng hơi thở. Bạn hết sức hứng thú với công việc đang làm bởi thế đi đâu bạn cũng “cõng” nó theo. Nhiều người nảy ra ý tưởng trong khi đi dạo (như trường hợp của Albert Einstein). Có người lại nghĩ ra ý tưởng mới khi nghe nhạc, trước lúc đi ngủ, thậm chí cả khi đi vệ sinh! Đôi khi bạn nảy sinh ý tưởng khi đang trằn trọc trên giường, không sao ngủ được. Để sẵn một tờ giấy và một cây bút ở ngay cạnh giường bạn là một ý hay, vì bạn không thể biết được khi nào ý tưởng mới sẽ bật ra trong đầu. Bạn nên lập tức viết ra những điều vừa lóe lên trong suy nghĩ, nếu không ngay sáng hôm sau bạn sẽ quên luôn. Hãy nhớ rằng ý nghĩ chỉ bất chợt nảy ra khi bạn hoàn toàn để tâm đến công việc và bạn say mê tìm hướng đi cho ý tưởng, sản phẩm của mình. “Ý tưởng đến với bạn khi bạn kiếm tìm chúng. ” Westing House nghĩ ra phanh khí nén khi ông đọc một bài báo đưa tin các kỹ sư sử dụng lực khí nén để xây dựng đường hầm. Tôi dám chắc rằng trong khi Archimedes đang tắm trong bồn tắm rồi bất chợt reo lên “Ở- rê-ka”, tâm trí ông đang mải mê nghĩ về những tạp chất trong chiếc vương miện vàng 28 ròng chứ không phải mơ tưởng đến món bánh mì kẹp của McDonalds! Ông không
- ngừng suy nghĩ về bài toán được đặt ra cho mình và nhờ đó ông đã tìm được giải pháp. • Đánh bóng và tô vẽ cho đẹp lên Khi bạn viết báo hay sách, bạn phải trải qua vài lần sửa bản thảo. Quy trình là viết, sửa, sửa lại. Các bước ban đầu nhằm: “Khám phá đứa trẻ trong tâm hồn bạn”, “Nắm lấy những khoảnh khắc bất chợt” hoặc “Bước chệch khỏi quỹ đạo thường nhật”. Khi bạn đã hoàn tất các công đoạn và sắp cho ra sản phẩm, có thể bạn sẽ phải nấu nướng lâu hơn một chút, trang hoàng món ăn thêm một chút hoặc rải thêm mứt lên chiếc bánh. Đây là thời điểm bạn tô vẽ, đánh bóng để sản phẩm của mình hoàn thiện hẳn.
- Sáng tạo chớp nhoáng 29 Thật tuyệt khi xem James Bond ném cái lò lửa đang cháy rừng rục vào bồn tắm để giết một điệp viên KGB. Đây là sự sáng tạo chớp nhoáng khi bạn tận dụng những thứ sẵn có để giữ mạng sống của mình. Người ta vẫn thường gọi đấy là nhanh trí. Những người có thể bịa ra một câu chuyện (thực ra là nói dối) trong thoáng chốc cũng có thể coi là sáng tạo. Bạn cứ thử mà xem, không dễ như bạn nghĩ đâu. Nảy ra một giải pháp khi đang chịu áp lực lớn đồng thời có thể cứu vãn tình thế với lượng thời gian hạn hẹp, bạn phải là người rất sáng tạo và có một tinh thần thép. Người sáng tạo Người ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu để xác định xem những người sáng tạo có đặc điểm, nét tính cách nào chung không. Sau khi nghiên cứu một danh sách dài những cái tên biểu tượng cho khả năng sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, thần học, hội họa, âm nhạc người ta nhận thấy họ có một số đặc điểm chung. Không phải là một mà là một nhóm các phẩm chất. Danh sách 16 phẩm chất của những người sáng tạo được liệt kê dưới đây. 1. Nhiệt tình 2. Độc lập 3. Tự tin 4. Thích khám phá 5. Giàu năng lượng 6. Sở thích muôn màu muôn vẻ 7. Tự nhiên, không gò bó 8. Tò mò 9. Tính cách như trẻ thơ 10. Dám chấp nhận rủi ro 11. Hài hước 12. Kiên trì 13. Động cơ nội tại 14. Kỷ luật cao 15. Ham học hỏi 16. Đam mê Theo tôi trong số 16 phẩm chất này, quan trọng nhất là các yếu tố thích khám phá, sở thích muôn màu muôn vẻ, đam mê, kiên trì và động cơ nội tại. Nếu bạn không để tâm suy nghĩ, rõ ràng bạn sẽ chẳng đạt được điều gì cả. Rất đơn giản, “bạn phải suy nghĩ để tư duy”. Vì thế, sự tò mò, động cơ và một bức tranh toàn cảnh (sở
- thích muôn màu muôn vẻ), tinh thần thích khám phá sẽ hỗ trợ cho lối tư duy và cách hành động sáng tạo. Cách tốt nhất để sáng tạo là khắc sâu những phẩm chất trên, biến nó thành thói quen của mình. Có hai cách để trở nên sáng tạo. Một cách là bạn hát hò, nhảy múa và một cách là tạo ra môi trường để chắp cánh cho các ca sĩ, vũ công. – Warren G. Bennis Trong nhiều trường hợp, có thể bạn không nghĩ ra ý tưởng mới, nhưng về lâu dài, thói quen ngẫm nghĩ và bỏ công sức tìm ý tưởng sẽ được đền đáp xứng đáng. Sáng tạo trong tập thể Như tôi đã nói, khả năng sáng tạo vượt trên tri thức. Chúng ta thường tự hào nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại tri thức mà không thực sự nhận thức được ý nghĩa của nó. Những thông tin sẵn có trên mạng cũng là tri thức, sách báo, đĩa CD cũng là tri thức. Nếu bạn tìm hiểu các định nghĩa về tri thức, bạn sẽ thấy tri thức là sự lặp lại, ở một chừng mực nào đó, có thể coi là trì trệ. Nó chẳng khác nào một cái nhà kho! Dưới đây là một số định nghĩa phổ biến về tri thức: • “Tri thức là nhận thức và hiểu biết về thực tế hay chân lý và thông tin thu thập được từ kinh nghiệm sống hoặc qua học hỏi hay khả năng tự quan sát.” • “Tri thức là hiểu biết về một tập hợp các chi tiết có mối quan hệ với nhau mà khi đứng tách riêng ra, mỗi chi tiết có ít giá trị hơn.” “Sắp xếp, định nghĩa, lặp lại, dán nhãn, lên danh sách, ghi nhớ, đặt tên, đánh thứ tự, nhận diện, xác định mối quan hệ, hồi tưởng, lặp lại, sao chép.” • “Những sự việc và nguyên tắc liên quan đến một chủ đề cụ thể hoặc một nhóm chủ đề.” Bạn thấy đấy, không có định nghĩa nào trong số bốn định nghĩa nêu trên nhắc đến việc tạo ra điều gì đó khác biệt, lạ thường, mới mẻ, đổi mới, phát kiến, tính nguyên bản. Vì thế, sự sáng tạo làm giàu cho tri thức. Nếu bạn hoạt động trong ngành kinh doanh, bạn muốn cải thiện công việc làm ăn, tốt hơn cả bạn nên coi sáng tạo là việc của mình. Ngày nay, khả năng sáng tạo - làm nên điều gì đó mới mẻ chính là bí quyết giúp các doanh nghiệp trụ lại. Bạn cần có cách bộc lộ khác những người còn lại, khi đó bạn mới có thể đánh bại đối thủ. Đây chính là điểm khác biệt giữa nền kinh tế cũ và nền kinh tế mới. Những công ty xuất phát điểm trong nền kinh tế cũ không thức thời, không nhận thức được quan niệm mới sẽ phải đóng cửa. Để sống sót, bạn phải bắt nhịp với guồng biến đổi chung, nhưng nếu muốn vượt trội, bạn phải sáng tạo. Trước đây, các công ty hoạt động theo nguyên tắc “cá lớn nuốt cá bé” nhưng ngày nay thì người nhanh tất yếu thắng kẻ chậm. Trong tương lai gần người sáng tạo sẽ đánh bại người không sáng tạo. Rồi đây sẽ là thời đại của nguồn vốn sáng tạo, nền kinh tế sáng tạo. Nguồn vốn sáng tạo Ngày nay, tài sản quan trọng nhất của một công ty không còn nằm ở nguyên liệu thô, lực lượng hậu thuẫn, thông tin ngành, mối quan hệ chính trị, khả năng quản lý, thậm chí là dòng tiền. Luật chơi đã thay đổi. Thứ quan trọng nhất chính là nguồn vốn sáng tạo. Hãy
- thử hình dung cảnh doanh nhân trẻ tuổi Sabeer Bhatia kiếm được 400 triệu đô la Mỹ chỉ trong vòng vài năm. Tất cả bắt nguồn từ một ý tưởng, đó chính là khả năng sáng tạo, sự mới mẻ. Một ý tưởng hay có thể giúp bạn huy động vốn, có được sự ủng hộ của mọi người, nhiều người sẵn sàng làm việc cùng bạn và bất cứ điều gì bạn muốn. Bạn chớ lo thiếu tiền, miễn sao bạn có ý tưởng. Điều này có lợi cho những người như Sabeer Bhatia. Liệu nó có mang lại lợi ích cho những người ngồi trên hàng đống tiền và tài sản? Tất nhiên, nhất là với những công ty lớn muốn mở rộng và vượt trội so với đối thủ. Người lao động sáng tạo sẽ làm ra những sản phẩm mới, công nghệ mới, lợi nhuận mới và cả ngành công nghiệp mới. Đa phần những công việc được trả lương cao yêu cầu bạn nghĩ nhiều hơn là chạy đi chạy lại làm việc lặt vặt. Tôi gọi đó là những nghề “lao lực tinh thần”. Một vị CEO chuyên làm những công việc nhỏ nhặt chắc hẳn đang làm thay việc của ai đó. Nếu đây là quan niệm của các nhân sự cấp cao thì chắc hẳn Chúa sớm phải nhọc công nâng đỡ họ. Điều tôi đang muốn nói là ban quản trị công ty phải sáng tạo ra một “nền văn hóa sáng tạo” cho phép mọi người tư duy khác biệt, sáng tạo ra cái mới, thậm chí những ý tưởng táo bạo, đơn giản chỉ nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nhất. Bản chất mơ hồ của quy trình sáng tạo Tư tưởng sô-vanh phổ biến nhất trong nhiều công ty là: “Hệ thống của chúng ta rất quy củ”. Tôi đã nghe loại biệt ngữ này rất nhiều lần khi các vị quan chức cấp cao vỗ ngực tự hào, bởi vậy giờ tôi rất dị ứng với từ “hệ thống“. Có nhiều công ty lớn với cả mớ quy định quan liêu lằng nhằng kể cả khi chỉ mua một cây bút và họ tự hào với mớ hổ lốn đó. Trên thực tế, những quy định kiểu này cản trở tính hiệu quả và hoàn toàn bóp chết khả năng sáng tạo. Với những công ty đặt tính nghiêm ngặt lên hàng đầu thì hệ thống, các cuộc kiểm tra chất lượng và năng suất được coi là quan trọng nhất. Với hàng loạt yêu cầu mâu thuẫn nhau như thế, làm sao bạn có thể sáng tạo - một quá trình hết sức mơ hồ trong khi vẫn phải đảm bảo tính hệ thống, chất lượng và năng suất. Khái niệm “chuyên gia cố vấn” chắc hẳn để chỉ những người không làm việc gì khác ngoài suy nghĩ. Ở Mỹ, có nhiều viện sĩ giảng dạy ở các trường đại học và được mời soạn thảo khung chính sách của đất nước. Trong trường hợp này có hai điều sẽ xảy ra: • Thứ nhất, các viện sĩ không chịu bất cứ áp lực nào do bản chất công việc của họ nên họ làm hoàn toàn tự do khi đưa ra quan điểm của mình. • Thứ hai, họ không chịu trách nhiệm thực thi các chính sách và không trực tiếp chịu trách nhiệm nếu xảy ra phản ứng nghịch. Trong bối cảnh đó, họ được hoàn toàn tự do, kể cả đi chệch quỹ đạo thông thường và đề xuất những ý kiến có thể gây mếch lòng nghị sĩ quốc hội hoặc người ở vị trí cao hơn. Mô hình này tỏ ra hiệu quả trong việc hoạch định chính sách. Thêm vào đó nó giúp chính phủ có thêm một góc nhìn của “bên thứ ba” về các vấn đề đất nước. 30 31 Henry Kissinger hay Medeleine K. Albright - những người đã chuyển từ một nghề nghiệp mang tính học thuật sang hoạt động trong chính phủ - đã nhận ra sự khác biệt giữa những biện pháp chính sách họ để nghị trong vai trò giảng viên đại học và khả năng thực
- thi chúng trong vai trò ngoại trưởng. Mặt khiếm khuyết chính của quan niệm chuyên gia cố vấn là nó chỉ cho phép số ít người nghĩ và đưa ra ý tưởng. Theo đó bạn sẽ thua cuộc, bởi rất nhiều người lao động khác trong công ty của bạn cũng có thể đưa ra ý tưởng. Như vậy, bạn hãy tính tới phương án “trưng cầu dân ý”.
- Làm thế nào huy động tính sáng tạo tập thể trong công ty? Tạo ra nguồn vốn sáng tạo tập thể là nhiệm vụ chủ yếu của những người đứng đầu công ty. Một khi lực lượng lãnh đạo đã quyết định đầu tư vào nguồn vốn sáng tạo, bước tiếp theo là thực thi hiệu quả giữa một nền đế chế quản lý. Hãy nhớ rằng khả năng sáng tạo là tài sản vô hình và sẽ đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế sáng tạo. Các hệ thống, quy trình thường trực tiếp hỗ trợ doanh số - vấn đề quan tâm hàng đầu của lãnh đạo công ty - do đó họ sẽ đặt nguồn vốn sáng tạo sang một bên. Nền văn hóa sáng tạo tập thể có thể phát triển cả ở những công ty có nhóm nòng cốt giàu tâm huyết, miễn sao trong công ty vẫn giữ được “Ý chí Quản lý”. Hãy nhớ, trong các công ty, môi trường làm việc và sự sáng tạo có mối liên hệ trực tiếp. Sáng tạo trong kinh doanh khác hẳn hình thức sáng tạo của Picasso và Mark Twain. Trong môi trường kinh doanh, bạn phải có ý tưởng thực dụng và khác biệt so với hàng trăm ngàn ý tưởng đang tồn tại trong cùng lĩnh vực. Muốn vậy bạn phải hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực, có động cơ, đam mê và lối tư duy sáng tạo. Thường thì mọi nhân viên đều có thể tư duy ngoài chiếc hộp, miễn sao bạn tạo điều kiện cho họ làm điều đó. Nói trên diện rộng, nguồn vốn sáng tạo luôn tồn tại; vấn đề chủ yếu là các nhà quản lý, các giám sát viên không chịu để người làm của mình suy nghĩ ngoài khuôn khổ. Nhà quản lý chỉ chăm chăm phát triển kỹ năng làm việc, đó chỉ đơn giản là “chuyên môn”. Họ khuyến khích bạn học hỏi nhưng rất hiếm khi động viên bạn suy nghĩ sáng tạo và để cho bạn làm điều gì đó khác biệt. Nhà quản lý có thể tạo ra tác động tích cực bằng cách khích lệ cả bốn khía cạnh của khả năng sáng tạo bao gồm trình độ chuyên môn, động cơ nội tại, thái độ hăng hái và kỹ năng tư duy sáng tạo. Bởi vì người ta luôn quan tâm đến động cơ, mục đích của việc sáng tạo, động cơ bên trong thường hiệu quả hơn nhiều so với động cơ bên ngoài. Các nhân tố tạo thành động cơ bên ngoài thường do ngoại cảnh mang lại như sự thăng chức, giải thưởng, mức lương đột ngột tăng Chúng thường thúc đẩy mọi người làm việc cần mẫn hơn nhưng không thực sự cần thiết trong việc khơi gợi hay thúc đẩy tính sáng tạo. Sự khuyến khích, lòng hăng hái cùng động cơ bên trong thường gắn với yếu tố môi trường. Nhà quản lý, nền văn hóa các doanh nghiệp nên hướng đến các mục tiêu: 1. Cho phép người lao động tự do làm việc và tranh luận 2. Tạo ra thử thách 3. Cung cấp nguồn lực 4. Thể hiện thái độ khuyến khích của cấp quản lý 5. Hỗ trợ từ phía doanh nghiệp 6. Tránh hội chứng “Tôi không bao giờ sai lầm” Trong các công ty lớn, tính sáng tạo tập thể không nằm hoàn toàn trong tay một hay hai nhà lãnh đạo. Thông thường nó được quyết định bởi tất cả mọi người trong công ty. Nhiều người thậm chí còn không dám thử nghiệm. Bởi thế ban quản trị phải gánh lấy trách nhiệm này. Một
- số công ty còn đi trước một bước, để cho khách hàng tham gia vào quá trình sáng tạo tập thể. Bạn khiến cho khách hàng thích thú với sản phẩm của bạn đến độ họ sẵn sàng chia sẻ với bạn những nhận xét hay góp ý để cải tiến chất lượng của sản phẩm đó.
- Những việc nên làm và không nên làm Những việc nên làm • Khuyến khích mọi người bày tỏ ý kiến. • Động viên mọi người thử nghiệm. • Dẹp bỏ chướng ngại vật. • Giảm thiểu những quy tắc ngặt nghèo. • Đề nghị mọi người ghi ý tưởng ra giấy, đọc sách và cung cấp các công cụ cần thiết để bổ sung kiến thức. • Đánh giá cao kết quả đạt được và chính bạn cũng nên nỗ lực tạo ra cái mới. • Khuyến khích cả những cải tiến không thực sự nổi trội. • Giúp nhân viên cảm thấy thoải mái với công việc họ đang tiến hành. Những việc không nên làm • Đừng phí thời gian chia nhỏ kết quả. Như vậy chỉ khiến mọi người mất hết cảm hứng. • Đừng làm dấy lên nỗi sợ: “Tôi không bao giờ sai lầm”. • Đừng chỉ trích người khác khi họ để cập đến những ý tưởng mới. • Đừng giao sai việc cho người có năng lực. Đa phần các nhà lãnh đạo thường mắc lỗi này. Bất cứ doanh nghiệp hay công việc nào cũng có thể được hưởng lợi từ sự sáng tạo cho dù là với một công việc tẻ ngắt như nghề kế toán - nghề mà mọi người thường cho rằng người ta chẳng thể tạo ra cái gì mới cả. Phương châm “giá trị dựa trên hành động” - một sáng tạo mới - là cuộc cách mạng mới trong kinh doanh. Cân đối giữa các thành phần Giữ cân bằng giữa tính sáng tạo, tính hệ thống và nguyên tắc hoạt động là một nhiệm vụ khó khăn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Mọi tổ chức có thể quản lý sự sáng tạo nhờ những nguyên tắc đơn giản như chế độ thưởng cho người sáng tạo và vượt trội, giảm thiểu thủ tục rối rắm, tạo thử thách trong công việc và cung cấp các công cụ cần thiết.
- Cùng tóm tắt • Đam mê và sáng tạo Giữa đam mê và sáng tạo có mối liên hệ trực tiếp. Những người sáng tạo trong một lĩnh vực cụ thể đều yêu thích công việc của họ. • Sáng tạo là gì? Sáng tạo là khả năng tạo ra cái khác với lệ thường. Chúng ta có thể sáng tạo dựa trên các yếu tố quen thuộc hàng ngày. Bởi thế, sáng tạo không giới hạn trong lĩnh vực nghệ thuật. • Tầm nhìn lớn rộng hơn Ứng xử với mọi người, giải quyết một tình huống, đối phó với một ông sếp tồi đều là các hoạt động sáng tạo. Hãy đặt ra tình huống và tìm biện pháp xử lý. • Sáng tạo không phải là làm ra cái mới hoàn toàn Bạn có thể sáng tạo trong bất kỳ lĩnh vực nào, miễn sao bạn tạo được sự khác biệt, sản phẩm của bạn không cần phải mới hoàn toàn. • Với bất kỳ công việc nào, bạn cũng có thể sáng tạo Với bất kỳ nghề nào, bạn cũng có đất cho việc sáng tạo. Luật sư, nhà quản lý, giáo viên, huấn luyện viên đều có thể sáng tạo với công việc thường nhật của mình. • IQ, EQ và sự sáng tạo IQ không phải là thước đo khả năng sáng tạo. Riêng EQ có mối tương quan với việc tạo ra sự khác biệt. Không gì khác hơn, chính niềm khao khát làm nên điều gì đó khác lạ sẽ tiếp thêm năng lượng cho sự đổi mới. Niềm khao khát đó thuộc phạm trù của trí tuệ cảm xúc. • Một số quan niệm sai lầm về sáng tạo » Khả năng sáng tạo là bẩm sinh » Bạn có thể dễ dàng sáng tạo » Chỉ có giới nghệ sĩ mới có khả năng sáng tạo » Sáng tạo là điều gì đó hoàn toàn mới mẻ » Sáng tạo phải được thể hiện dưới dạng sản phẩm hữu hình » Chỉ người trẻ mới có khả năng sáng tạo » Người sáng tạo thì điên khùng » Mọi người sẽ nghĩ sao đây? » Luôn luôn nhắm trúng tâm điểm » Cố gắng trở thành người giỏi nhất » Trí tuệ - Hành lý dư thừa » Niềm tin cố định
- • Tạo ra biến thể cũng là sáng tạo • Khi bạn tìm được chính xác thứ cần tìm • Làm cách nào để trở thành người sáng tạo » Khám phá tâm hồn trẻ thơ của chính bạn » Hãy là một người biết mơ mộng » sẵn sàng học hỏi » Nhìn ra điểm tốt đẹp của những vật bình thường nhất » Hãy dấn thân • Tìm phương pháp cho những suy nghĩ điên rồ: Quá trình sáng tạo Mỗi hoạt động sáng tạo có thể là một quá trình lâu dài. Hãy cố gắng hệ thống hóa quá trình sáng tạo của bạn. Bạn có thể làm theo một số bước sau: » Phân tích và chuẩn bị » Khám phá và thử nghiệm: Mở rộng hơn nữa » Phê bình và cải thiện » Nghiền ngẫm » Nắm lấy những khoảnh khắc bất chợt » Đánh bóng và tô vẽ cho đẹp lên • Sáng tạo chớp nhoáng Do sự thôi thúc của tình thế, người ta có thể sáng tạo trong thoáng chốc • Người sáng tạo Những người sáng tạo có một số đặc điểm chung, như thích khám phá, đam mê, tò mò • Sáng tạo trong tập thể Để sống sót, bạn phải bắt nhịp với guồng biến đổi chung, nhưng nếu muốn vượt trội, bạn phải sáng tạo. Điều này đặc biệt quan trọng trong một xã hội lấy tri thức làm nền tảng vì sáng tạo làm sản sinh tri thức. • Nguồn vốn sáng tạo Tài sản trọng yếu của các doanh nghiệp là những người sáng tạo. • Bản chất mơ hồ của quá trình sáng tạo Một quá trình quá nguyên tắc và phiền hà sẽ giết chết tính sáng tạo. • Làm thế nào huy động tính sáng tạo tập thể trong công ty? Ban quản trị cần khuyến khích mọi cá nhân nỗ lực sáng tạo. • Cân đối giữa các thành phần
- Điều quan trọng là giữ cân bằng giữa tính sáng tạo và tính hệ thống trong toàn công ty.
- Con đường của riêng bạn 1. Liệt kê ra 10 nghề và đánh giá xem ở mỗi nghề, người ta có thể phát huy tính sáng tạo như thế nào sử dụng khả năng sáng tạo của chính bạn. 2. Xem xét bốn khía cạnh sáng tạo bên dưới, xác định đâu là ưu điểm, đâu là nhược điểm của bạn. Bạn có thể nỗ lực cải thiện những điểm yếu nào? (1) Tính mới hoàn toàn (2) Khả năng sản xuất với số lượng lớn (3) Tính linh hoạt: Tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của cùng một sản phẩm (4) Khả năng đi sâu vào chi tiết cụ thể (như trình bày một bản thiết kế phức tạp hoặc một tác phẩm nghệ thuật tỉ mỉ). 3. Liệt kê những yếu tố cản trở tính sáng tạo. 4. Hãy xem lại bản hồ sơ của bạn. Nó có hé lộ khía cạnh sáng tạo trong bạn? Nếu không thì hãy bổ sung ít nhất ba kỹ năng sáng tạo của bạn vào bản lý lịch. Chẳng hạn, bạn là một diễn giả hoạt bát, một nhà văn không chuyên đầy nhiệt huyết 5. Theo dõi hoạt động hàng ngày của bạn. Bạn có hăng hái tạo ra những thứ hoàn toàn mới mẻ hay không. Trong vòng một tuần tới, mỗi ngày hãy thử làm một việc khác lệ thường khiến cho mọi người ngạc nhiên. 6. Tự cho điểm theo thang điểm 10 những hoạt động sau: (1) Tò mò (2) Thích khám phá (3) Dám chấp nhận rủi ro (4) Nhiệt tình (5) Giàu năng lượng (6) Sở thích muôn màu, muôn vẻ (7) Kiên trì (8) Kỷ luật cao (9) Ham học hỏi (10) Chịu được sự chỉ trích (11) Không phục tùng (12) Tính cách như trẻ thơ Trên đây đã liệt kê 12 đặc điểm cơ bản vốn rất quan trọng đối với người sáng tạo. Các điểm số sẽ chỉ ra những phẩm chất, nhược điểm bạn cần khắc phục. Bạn sẽ phải nỗ lực nhiều để cải thiện những phẩm chất bị đánh giá thấp hơn 6 điểm. Chẳng hạn, bạn sẽ không thể sáng tạo nếu như thiếu đi tính không phục tùng và dám đương đầu với những lời chỉ trích. Nếu có đặc điểm nào thấp hơn 6 điểm, hãy chấp nhận đó là điểm yếu của bạn và tìm cách tạo sự biến chuyển. 7. Ba khía cạnh nào bạn muốn thay đổi trong doanh nghiệp để mọi người (đồng nghiệp và cấp dưới) có thể trở nên sáng tạo hơn?
- Yếu tố quan trọng nhất của sáng tạo chính là động cơ thôi thúc bạn tạo ra điều gì đó khác biệt. - Teresa Amabile
- 6. Khơi dậy lòng nhiệt tình trong tổ chức của bạn Nguồn lực đam mê Lòng nhiệt tình là nguồn tài sản lớn nhất thế giới, nó đánh bại tiền bạc, quyền lực và tầm ảnh hưởng. - Henry Chester (1870-1942)
- Cá nhân và tập thể Trong phần trước chúng ta đã xem xét các khía cạnh của đam mê áp dụng cho cá nhân. Đa phần chúng ta làm việc theo nhóm với tên gọi khác nhau như tổ chức, tập đoàn và nhóm làm việc. Với tư cách cá nhân, bạn cần nhiệt hứng và dấn thân để trở nên thành công. Cũng quan trọng không kém, bạn cần chọn những người cùng chí hướng trong công ty hay nhóm, để có thể cùng nhau chung sức và có được kết quả tốt hơn các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Việc đánh thức nguồn cảm hứng cho những người cùng nhóm và toàn doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Mỗi chúng ta đều cần đóng góp cho nguồn lực đam mê và giúp làm tăng chỉ số đam mê của cả tập thể. Ba đặc tính Khi bạn muốn khơi gợi niềm đam mê ở những người xung quanh, bạn phải quan sát họ, môi trường và chính bản thân bạn. Hãy nhớ rằng bạn là người tạo ra môi trường và chịu trách nhiệm về cách quản lý. Dù là nhân viên hay là CEO, tất cả chúng ta đều góp phần tạo nên hay phá hủy môi trường của doanh nghiệp mình. Chính vì thế, mọi thành viên trong doanh nghiệp đều chịu trách nhiệm về môi trường làm việc chung. Tất cả chúng ta đều có sức ảnh hưởng đến người khác. Một số người chỉ ảnh hưởng đến vài ba người xung quanh, một số khác có thể quyết định công việc của hàng trăm người trong công ty bằng cách quản lý riêng. Do đó, việc đánh giá đúng tầm ảnh hưởng của một người đến người xung quanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có thể bạn tạo nên ảnh hưởng tích cực đối với người khác, giúp cho tinh thần của họ lên cao và đam mê công việc của mình, cũng có thể bạn gây ra ảnh hưởng tiêu cực, làm lụi tàn lòng nhiệt tình của họ. Hãy nhớ: “Người ta không bỏ việc, người ta chỉ tìm cách thoát khỏi sếp của mình.” Vì thế, trước tiên bạn cần giữ chân người nhiệt tình với công việc; thứ nữa bạn cần tìm cách duy trì lòng nhiệt tình và khơi dậy đam mê ở những người có biểu hiện bình bình. Tất cả đều là nhiệm vụ của người lãnh đạo. Đầu tiên, chúng ta sẽ đánh giá các nhân viên của mình. Có thể bạn đang mơ giấc mơ đẹp nhất trên đời, nhưng phải có người hiện thực hóa giấc mơ đó. - Walt Disney (1901-1966) Những người giàu đam mê trong công ty Xét về tổng thể, một người sôi nổi và hăng hái là tài sản đáng quý của doanh nghiệp. Họ chính là tài sản hữu hình và vô hình lớn lao nhất. Tài sản này là vô hình bởi bạn không thể nhìn thấy khi thuê người ta và nó hữu hình bởi khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến đồng nghiệp và toàn doanh nghiệp, thậm chí còn vươn tầm ảnh hưởng ra ngoài doanh nghiệp; khía cạnh này chúng ta sẽ sớm đánh giá được. Những người như vậy thể hiện bản thân tốt hơn, vì họ muốn bộc lộ. Họ dành toàn tâm toàn ý cho công việc và thái độ của họ có tính lây lan, tạo cảm hứng cho toàn đội. Người có sẵn nhiệt hứng thường hoàn thành vượt quá yêu cầu công việc và hiệu quả công việc của họ thường vượt xa những đồng nghiệp kém đam mê. So với người khác, họ cũng gắn bó với doanh nghiệp hơn, cảm thấy hài lòng với công việc hơn.
- Có những người bẩm sinh đã là người truyền cảm hứng cho người khác, họ thường hứng thú với nhiều thứ - nói đúng hơn là với hầu hết mọi thứ. Những người giàu cảm hứng này thường xuyên quan tâm đến mọi hoạt động bạn có thể nghĩ tới. Rõ ràng với chỉ số đam mê cao như thế, họ sẽ bộc lộ niềm ham thích đối với công việc. Có thể điều này không đúng trong mọi trường hợp. Vì thế, bên cạnh khái niệm lòng nhiệt tình chung chung, chúng ta cần xem xét các yếu tố làm nảy sinh lòng nhiệt tình đối với công việc, ở phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu các yếu tố đó. Vai trò ngày càng quan trọng của nhân viên Trong mỗi tổ chức nhân viên không chỉ cần hoàn thành tốt công việc một cách nhiệt tình mà còn phải tạo nên ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh. Một nhân viên như thế sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp. • Khả năng tác động đối với công việc Là sản phẩm kỳ diệu của tạo hóa, con người có sự thống nhất cao độ giữa thể xác, trí óc và tâm hồn. Bất kỳ một người có niềm đam mê nào cũng đều sở hữu sự thống nhất hoàn hảo giữa ba khía cạnh đó, vì thế họ bộc lộ bản thân tốt hơn người khác. Những người này luôn cảm thấy tự hào, tự tin và tôn trọng chính mình. Họ hiếm khi sợ mất việc và thường thể hiện rõ quan điểm, chính kiến. • Sức ảnh hưởng đến môi trường nội bộ Đam mê rất dễ lây lan. Một nhân viên nhiệt tình sẽ có ảnh hưởng tích cực đến đồng nghiệp và gián tiếp làm nên hình mẫu cho nhiều người khác. Người như vậy sẽ truyền cảm hứng cho toàn bộ những người trong doanh nghiệp. Họ khiến cho môi trường làm việc thêm phần sống động và sôi nổi. Họ cũng luôn sẵn sàng khám phá và thử nghiệm. • Sức ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài Ngày nay, đánh giá của dư luận thực sự có thể tạo thành hoặc phá hủy một doanh nghiệp. Nếu một y tá đi rỉ tai với các bạn mình về điều kiện vệ sinh không đảm bảo của phòng bệnh, giường bệnh ở bệnh viện mà cô ta làm việc, bạn hãy thử hình dung tác động tiêu cực của việc làm này đến bệnh viện đó. Ngược lại sẽ rất dễ để nhận thấy những ảnh hưởng tích cực nếu một cô y tá khác làm việc cho một bệnh viện khác thường xuyên tán dương rằng bệnh viện cô ta đang làm rất sạch sẽ và có dịch vụ tốt nhất. Với tình hình kinh tế hiện nay, người lao động có sức ảnh hưởng lớn hơn trong quá khứ rất nhiều - tầm ảnh hưởng của họ vượt quá góc nhỏ ở nơi làm việc. Họ có thể tác động đến cách nhìn nhận của khách hàng, tùy vào lối ứng xử tích cực hay tiêu cực. Họ cũng có thể thu hút thêm khách hàng kể cả khi không thuộc bộ phận Marketing, bởi vì cho dù làm nghề gì thì bao giờ một người cũng đã sẵn có các mối quan hệ khác. Trong một số trường hợp, họ có thể biến phản ứng của khách hàng thành chiến lược kinh doanh khi khách hàng có ấn tượng tốt với sản phẩm của công ty. Nói ngắn gọn, mỗi nhân viên chính là một đại sứ thương hiệu của bạn. Khi một sinh viên giỏi của trường đại học bước vào giai đoạn đi làm, người đó sẽ trở thành đại sứ thương hiệu cho ngôi trường đã học. Sinh viên khóa sau sẽ tìm được công việc tốt hơn bởi thương hiệu mà người đi trước đã tạo dựng trong cùng lĩnh vực.
- • Những ích lợi khác » Người giàu đam mê làm việc vì họ yêu công việc. Nếu môi trường làm việc tốt đẹp người ta sẽ không dễ dàng từ bỏ công việc, kể cả khi nhận được lời mời từ công ty đối thủ với mức lương cao hơn. » Họ sẽ khơi dậy lòng trung thành ở những người khác trong cùng công ty. » Tiếng nói của họ rất có trọng lượng bởi vì họ luôn tự tin rằng mình làm tốt công việc. Vì thế, họ thường nêu ra những ý kiến và đề xuất xuất phát từ thực tế chứ không lơ lửng vô căn cứ. » Họ tạo ảnh hưởng tích cực đối với việc xây dựng nhóm. » Họ luôn sẵn sàng cống hiến thêm mà không đòi hỏi. » Họ tin tưởng ở công ty và sản phẩm mà họ làm ra. Khi ai đó chào bán sản phẩm mà không có lòng tin tưởng ở món hàng của mình, tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn nhiều. Chẳng hạn nếu bạn nắm sơ lược nội dung cuốn sách mà bạn đang muốn bán, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục người mua hơn. Đây là hình thức bán hàng đầy thuyết phục của chủ các hiệu sách. Tương tự như vậy, người đi bán mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp sẽ biết cách tiếp thị hiệu quả nếu đã dùng qua và hài lòng với chất lượng của sản phẩm. » Người đam mê luôn tự tin về công việc và khả năng của mình. Họ cũng nhận thức được khả năng tác động của họ đến những người cùng làm. Vì thế, họ thường bộc lộ rất rõ chính kiến của mình. Người thuộc típ này không phải là kẻ vuốt đuôi, thường đồng tình với ý kiến của sếp để làm đẹp lòng thượng cấp. Trong một thế giới đầy cạnh tranh như hiện nay, bạn cần có thông tin đầu vào chính xác để ra quyết định. Thường thì các nhân viên và người cùng nhóm ít khi báo cáo thành thực hoàn toàn. Có thể có người trình bày những điều khiến bạn không hài lòng, thậm chí khó chịu, nhưng những thông tin như vậy thường đem lại lợi ích và giúp bạn cải thiện hiệu quả tình hình trong doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp trên thế giới đều muốn những người nhiệt tình như tôi mô tả ở trên làm việc cho họ. Nhưng chỉ có rất ít người đáp ứng tất cả những tiêu chí tôi vừa nêu ở trên. Chọn đúng người Lựa chọn đúng người về làm việc cho công ty là nhiệm vụ đầy thử thách của ban quản trị. Khái niệm “đúng người” ở đây có ý nghĩa như thế nào? Có phải chỉ dựa trên đánh giá kỹ năng hay còn tiêu chí nào khác? Giờ đây, ai ai cũng biết nếu chỉ dùng riêng kỹ năng thôi thì không thể đánh giá đầy đủ. Chúng ta phải xem xét tổng thể, những thái độ tích cực đi kèm kỹ năng. Ngoài ra, dấu hiệu cảm xúc quan trọng nhất mà bạn cần bộc lộ chính là niềm đam mê dành cho công việc. Chúng ta đã bàn đến đam mê ở phương diện sở thích đối với một sự vật, sự việc hay hành động nào đó. Chúng ta cũng đã xem xét chỉ số đam mê nói chung để biết được một người nhiệt tình đến mức độ nào. Có được người nhiệt tình, tràn đầy năng lượng làm việc trong công ty là việc đáng mừng, tuy nhiên liệu điều này có giúp cho mục tiêu chung? Câu trả lời là KHÔNG. Xét theo yêu cầu của một công ty và một công việc cụ thể, quan
- trọng là bạn tìm được người lạc quan về công việc, tin tưởng ở kết quả và doanh nghiệp mà họ đầu quân - theo đúng trật tự vừa nêu - chỉ số đam mê cao tất nhiên sẽ được coi là điểm cộng. Hãy thử nhìn những người tham gia một cuộc cách mạng. Họ tham gia vì họ tin tưởng ở kết quả. Kết quả có thể thuyết phục được bạn nếu nó phù hợp với hệ giá trị của bạn. Khi nhìn thấy mục tiêu, niềm đam mê trong bạn bắt đầu cựa quậy. Đôi khi nó làm biến dạng niềm yêu thích của bạn. Người thích leo núi thường cố sức chinh phục đỉnh núi. Họ không nhụt chí trước sương giá, bệnh cước, thậm chí cả bệnh phù phổi. Những nhà leo núi này chấp nhận rủi ro vì họ say mê núi non. Nếu bạn rủ một người nhiệt tình đi leo núi, có thể anh ta chấp nhận đi lần đầu, nhưng khi đối mặt với tử thần rồi, có lẽ anh ta sẽ không tiếp tục lặp lại hoạt động này nữa. Bởi vậy, niềm đam mê dành cho công việc bạn làm là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn đạt đến cảm giác thỏa mãn và hiệu quả làm việc. Người yêu thích công việc của họ luôn thực hiện tốt hơn những người khác. Nhân viên hay đồng nghiệp như vậy luôn luôn có sức ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực, tầm ảnh hưởng lớn hơn mức bạn đo đếm được. Bản thân công ty bạn đầu quân vào cũng là một yếu tố cần xem xét. Không chỉ tên tuổi vang lừng của công ty thu hút bạn, một yếu tố quan trọng khác là những thành quả mà công ty đạt được, hệ giá trị và tầm vóc công ty trong mắt mọi người. Khi bạn nhắc đến 32 thương hiệu IBM hay Tata , trong óc bạn lập tức có mối liên hệ. Các doanh nghiệp này có uy tín cao trên thị trường và bất cứ ai cũng sẽ rất tự hào khi được làm việc ở đó. Khi bạn đã vào làm việc, nền văn hóa công ty hay môi trường làm việc cũng có ý nghĩa quan trọng. Nhiều người chọn làm việc cho những công ty có chế độ tốt với nhân viên dù thù lao thấp hơn. Bên cạnh đó nhân viên còn quan tâm đến hai yếu tố: • Hệ giá trị của công ty • Sở thích đối với công việc. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi: “Anh nghĩ thế nào về sự thành công?”, tôi đã trả lời rất thẳng thắn: “Được trả tiền để làm điều bạn muốn chính là thành công.” Các phi công, diễn viên hài, phát thanh viên, tay golf, nhân viên Marketing, huấn luyện viên, diễn giả chuyên nghiệp tất cả đều luôn có động cơ làm việc. Nếu một bác sĩ phẫu thuật gắn bó với phòng mổ, luôn tập trung vào các ca phẫu thuật và được trả lương khá cao, chắc chắn anh ta là người thành công. Nhưng nếu anh chàng bác sĩ này sợ nhìn thấy máu, không chịu được mùi thuốc gây mê thì bác sĩ phẫu thuật không phải nghề dành cho anh ta. Có thể anh ta cố gắng bám nghề vì được trả lương cao, nhưng đó không phải là thành công đích thực. Quá trình chọn lựa Làm thế nào bạn chọn được đúng người có chỉ số đam mê cao? Thường thì nhà tuyển dụng ít khi để tâm đến sự đam mê của ứng viên. Nếu quy trình tuyển chọn chú trọng đến yếu tố này, tôi đảm bảo tất cả các nhà tuyển dụng sẽ hết sức chú ý đến tiêu chí thể hiện sự đam mê khi gặp gỡ ứng viên. Không có bài kiểm tra riêng lẻ nào có thể đánh giá được chỉ số đam mê của một cá nhân nhưng nếu biết kết hợp nhiều thông tin trong cuộc phỏng vấn,
- bạn sẽ có được nhận xét xác đáng. Những bước sau là hết sức cần thiết: • Xem xét cách hành xử trong phỏng vấn • Bài tập trắc nghiệm về sở thích công việc và các giá trị của ứng viên • Phỏng vấn chi tiết về kinh nghiệm làm việc và những công việc trước đó • Xem xét kỹ lưỡng các giá trị của ứng viên • Tìm hiểu về những thành quả nổi bật có thể hé lộ sở thích của ứng viên • Dự đoán mức độ nhiệt tình của ứng viên thông qua cách thể hiện trong công việc Những việc thường làm khi rảnh rỗi cũng hé lộ phần nào những điều ứng viên thích và không thích. Khi phỏng vấn tuyển người cho các trường kinh doanh, tôi nhận thấy thông qua việc tìm hiểu thói quen sử dụng thời gian rảnh rỗi của ứng viên, chúng ta có thể hiểu được động cơ của người đó. Chẳng hạn, một người vừa nhận bằng kỹ sư cách đây một năm và vẫn đang chuẩn bị cho thi tuyển và phỏng vấn. Bạn nên tìm hiểu xem ngoài việc chuẩn bị cho kỳ thi, anh ta có làm việc gì khác nữa không. Song song với quá trình ôn luyện, nhiều người học thêm ngoại ngữ, đăng ký khóa học ngắn hạn về tài chính và kế toán, hoặc khóa học quản lý chất lượng. Những thông tin này cho thấy người này rất nhiệt tình và có thể đề xuất ý tưởng cho công việc anh ta quan tâm. Hiện vẫn chưa thể làm rõ sự tương tác lẫn nhau giữa các giá trị và sở thích công việc bởi chúng thuộc hai phạm trù khác nhau. Nhưng dù thế nào thì chúng đều có ý nghĩa quan trọng khi xem xét hiệu suất lao động. Đôi khi đến cả nhà tuyển dụng dày dạn kinh nghiệm cũng bị che mắt bởi chiếc mặt nạ giả tạo hoặc vẻ tích cực bề ngoài. Bạn cần lưu ý những điều sau: • Một người nói với giọng điệu say mê và nhiệt tình có thể không hẳn hoàn toàn hăng hái với công việc anh ta muốn có. • Phải hết sức thận trọng với những người giỏi diễn trò, họ có thể dễ dàng giả vờ say mê công việc. • Vẻ cởi mở bề ngoài và lối ăn nói linh hoạt nhiều khi có thể khiến bạn sai lạc. Lòng nhiệt tình rất dễ lây lan, bạn có thể gieo rắc “một trận dịch”. - Khuyết danh
- Tạo môi trường phù hợp Chúng ta đã trình bày về những người giàu đam mê mà công ty bạn cần, đã đến lúc nhìn lại môi trường làm việc và những người tạo ra môi trường này để tạo cú hích cho sự phát triển. Trước hết, hãy tìm hiểu những khía cạnh ở môi trường công ty mà bất cứ người tìm việc nào cũng đặc biệt quan tâm. • Tình thế đôi bên cùng có lợi Bất kỳ ai khi vào làm việc tại một công ty đều tin rằng anh ta sẽ được hưởng lợi. Vì thế, anh ta phải nhìn thây tình thê đôi bên cùng có lợi. Nếu công ty được thu lợi nhờ anh ta thì anh ta cũng phải có được thứ gì đó từ công ty. Do đó, điều quan trọng là tìm hiểu quan điểm của anh ta, để chắc chắn rằng sở thích của anh ta được đáp ứng. • Chọn đúng người đúng việc Những người đam mê sẽ dần dần lơ là nếu bạn giao không đúng việc cho họ. Vì thế, đừng cố nhét một chiếc cọc tròn vào một cái hố vuông. Đấy là hành động tệ hại nhất bạn gây ra cho cá nhân đó cũng như cho công ty. Hãy nhớ rằng bạn nhận một người vào làm chủ yếu vì niềm đam mê của anh ta đối với công việc. Thế nên đây là lúc bạn cần giúp anh ta duy trì tình yêu đó. Tôi có một sinh viên xuất sắc được nhận vào làm việc tại vị trí nhiều người mơ ước ở một công ty đa quốc gia từ khi còn đang đi học đầu với mức lương cao ngất ngưởng. Thế nhưng cô sinh viên đó tâm sự với tôi rằng cô không thấy vui! Cô chuyên về kỹ thuật hệ thống, nhưng nhà tuyển dụng lại muốn cô làm công việc Marketing. Tôi đánh tiếng với các nhà tuyển dụng về mong muốn của cô. Họ nói rằng họ sẽ để cô làm ở bộ phận Marketing một thời gian để tìm hiểu sở thích của cô. Dựa trên khuynh hướng và biểu hiện của cô, họ sẽ xem xét để giao cho cô công việc phù hợp. Và sáu tháng sau, họ đã làm như thế thật! • Phát triển toàn diện tài năng và trí tuệ Hãy nhớ, người giàu đam mê làm việc vì yêu thích công việc. Họ luôn nỗ lực hết mình để đạt đến trạng thái phát triển toàn diện cả tài năng lẫn trí tuệ và nâng cao lòng tự tôn. Tiến sĩ Abraham Maslow là người đặt vấn đề này ở vị trí cao nhất trong các nhu cầu của con người. Ông tóm tắt rất ngắn gọn: “Nhạc sĩ phải sáng tác nhạc, họa sĩ phải vẽ tranh, thi sĩ phải làm thơ, nếu anh ta muốn sống thanh thản.” Bởi vậy, trong tâm mong muốn điều gì, bạn hãy làm đúng như thế. Nếu bạn không để người khác làm công việc họ muốn, bạn đã phạm phải sai lầm. • Tự do và không gian riêng Tất cả chúng ta đều cần tự do và không gian riêng. Miễn sao một người làm việc trong khuôn khổ phạm vi cho phép và không có mâu thuẫn giữa cá nhân với công ty, đây là điều hoàn toàn bình thường. Đối với bất cứ nghề nào, bất chấp thứ bậc cao thấp trong công ty, ai cũng cần có tự do và không gian riêng để đạt hiệu quả cao nhất. • Mục đích
- Mong muốn phát triển toàn diện rất gần với tính mục đích. Nếu một người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, bạn nên tạo cho anh ta cảm giác đó là một nghề cao quý và đáng kính trọng. Nghề đó cống hiến nhiều cho xã hội, thậm chí bạn có thể coi nó là một hoạt động từ thiện, ở một đất nước như Ấn Độ, người làm việc trong các tập đoàn thường được trả lương cao hơn nhà giáo - vì thế chúng ta nên coi công việc giảng dạy cũng như một việc làm từ thiện. Bạn cũng có thể tìm ra một mục đích khác là lòng bác ái khi hàng năm, có hàng trăm sinh viên ra trường tìm việc làm. Nếu muốn khơi dậy lòng nhiệt tình, khuyến khích người khác thì không gì tốt hơn là chỉ cho họ thấy được mục đích việc họ làm. Người ta tìm kiếm mục đích theo nhận thức của chính mình. Không có gì là công việc thực sự, chỉ trừ khi bạn muốn làm điều gì khác biệt. - James Matthew Barrie (1860-1937)
- Nhận thức và các giá trị Mỗi người nhìn nhận sự việc theo cách riêng của họ. Với cùng một tình huống, ba người khác nhau sẽ nhận biết và diễn dịch theo ba cách khác nhau. Có điều này bởi mỗi người có một gia thế, phông văn hóa và làm việc ở một công ty khác nhau. Do đó, mỗi người tự xây dựng một hệ giá trị riêng. Những yếu tố này có tính khắc sâu, vì thế rất khó thay đổi hệ giá trị này. Cách thông minh nhất để quản lý người lao động là hiểu rõ hệ giá trị của họ và lấy đó làm phương tiện giao tiếp với họ. Điều này giống như một hệ thống truyền thanh, bạn truyền sóng qua tần số mà người nghe chọn. Nếu muốn hướng đến đối tượng thính giả khác, bạn sẽ chỉnh tần số cho phù hợp với người nghe mới. Người ta thường tạo lập cả một hệ thống giá trị của nhóm chứ ít khi của từng người. Chẳng hạn, nếu bạn quan sát người Anh sẽ thấy họ đặc biệt coi trọng tính đúng giờ. Vì thế, khi làm việc với họ bạn phải luôn luôn đến đúng hẹn trong mọi cuộc gặp. Nếu làm việc với người Nhật, bạn nên đặc biệt giữ chữ tín. Họ thường tin tưởng vào hợp đồng ngắn hạn, làm việc dựa trên cam kết, danh dự và tín nhiệm. Người Mỹ lại thích tiếp cận theo hệ thống, các hợp đồng dài hạn và có cái nhìn tổng hợp khi giao thiệp, ở vùng Vịnh, lòng tin và danh dự được đặt lên đầu, người ta đặc biệt coi trọng lời nói của mình. Những gì chúng ta học được vì yêu thích, chúng ta sẽ không bao giờ quên được. - Khuyết danh Việc thuyết phục người khác đơn giản là bạn hiểu được hệ giá trị của họ. Nhà sản xuất phim lớn gặt hái nhiều thành công chẳng qua vì họ cho ra đời những bộ phim đáp ứng được thị hiếu của số đông cùng thời. Quãng thập niên 60 của thế kỷ trước, chuyện tình chiếm đa số trên màn ảnh Ấn Độ. Thập niên 70 là thời đại của những bộ phim về để tài nổi loạn và sự ra đời của một thế hệ người trẻ bất mãn với thời cuộc. Phim ảnh không làm thay đổi số đông, chính số đông quyết định số phận của phim ảnh. Điện ảnh thế giới vào thập niên 50, 60 của thế kỷ 20 chứng kiến sự lớn mạnh của thể loại phim về để tài chiến tranh vì đó là giai đoạn ngay sau khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Ngày nay, thể loại phim khoa học viễn tưởng phát triển rầm rộ bởi kỹ thuật ngày càng tiên tiến và nhận thức của mọi người cũng đã thay đổi. Để tác động đến người khác, bạn phải biết được giá trị của họ. Tiến sĩ Groves phát hiện ra một mẫu hình giá trị. Theo ông, các xã hội, các nền văn hóa, thậm chí là các cá nhân đều trải qua cuộc cách mạng giá trị. Đó là cách mỗi người nhận thức về thế giới, về môi trường xung quanh, về công việc, thậm chí về giá trị của bản thân. Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử loài người, những phẩm chất tối cần thiết phát triển cùng với bước tiến nhân loại. Khi xã hội phát triển, chúng trở thành giá trị xã hội. Mỗi người chịu ảnh hưởng của một hệ giá trị khác nhau. Nếu bạn có thể hiểu được hệ giá trị của một cá nhân và dựa vào đó để giao tiếp với cá nhân đó, chắc chắn bạn sẽ tương tác hiệu quả. Đây cũng là cách tốt nhất để khơi dậy lòng nhiệt tình ở nhân viên của bạn. Dưới đây tôi sẽ trình bày ngắn gọn năm giá trị quan trọng trong bối cảnh hiện đại: • Tính bộ lạc Bộ lạc là một trong những hình thức xuất hiện sớm nhất của liên minh. Người ta liên kết
- với nhau, tạo nên bộ lạc để tăng tính phòng vệ. Người mạnh nhất trở thành tù trưởng, những người khác sẵn sàng giao cuộc sống của họ vào tay tù trưởng. Sẽ không ai thắc mắc bởi vì mọi người cho rằng tù trưởng luôn luôn đúng. Đặc tính này đã ăn sâu vào DNA dưới dạng tính xun xoe, bợ đỡ và sự tự nguyện dâng hiến cho người đứng đầu. Đó là lý do cho đến ngày nay, đôi lúc chúng ta thấy ngạc nhiên trước tình trạng thái quá trong xã hội. • Sự nổi loạn và sức mạnh Hệ giá trị này đồng nghĩa với việc người hợp thời sẽ tồn tại. Theo đó kẻ mạnh sẽ đánh bại kẻ yếu. Cái mới thử thách cái cũ và làm nảy sinh hình thức nổi loạn nào đó. Với tâm lý sức mạnh là lẽ phải, người ta sớm nhận ra sự cần thiết của một hệ giá trị có tính tổ chức cao, tức là để cao tính hệ thống, luật pháp, trật tự cũng như sự ổn định. • Luật pháp và trật tự Khi sự phục tùng, kỷ luật và khuôn khổ được thiết lập thì việc nổi loạn, thái độ gây hấn và tình trạng hỗn loạn sẽ biến mất. Hệ thống và xã hội sẽ có những quy định về an ninh, chính quyền và trật tự. Để làm tốt, bạn cần tuân theo hệ thống. Quá trình này kéo theo lối tư duy cứng nhắc, tâm lý sùng bái, tín điều và sự xuất hiện của tôn giáo chủ nghĩa. Cần có một bước chuyển để cá nhân đạt được thành công, quyền lực và sự tưởng thưởng. • Cảm giác thành đạt Đây là một thời kỳ mà mọi giá trị đều thiên về vật chất. Con người bất chấp mọi giá để đạt được điều mình muốn. Ai ai cũng muốn đạt được thành công với tư cách cá nhân và trở thành một hệ giá trị riêng. Hãy nhìn các doanh nhân như Bill Gates, Laxmi Narain Mittal, Swaraj Paul. Tất cả họ đều lấy thành quả làm động cơ. Đa phần các triệu phú đều đạt được đỉnh cao bởi vì họ đã trở thành triệu phú, không phải vì họ tiêu tiền triệu. Tài khoản ngân hàng kếch xù, lượng bất động sản và cổ phiếu khổng lồ mang lại cho họ cảm giác nắm giữ quyền lực và thành đạt. • Vì xã hội hay vì chính nghĩa Giá trị này xuất hiện khi người ta hướng vào bên trong - đây là giai đoạn của nội quan và phát triển toàn diện. Bạn làm một việc chỉ vì bạn muốn, đơn giản vậy thôi. Đây là lúc người ta muốn cống hiến cho xã hội và hệ thống, chủ yếu ở cảm giác chia sẻ, làm điều tốt và được đóng góp. Xin ngươi vui lòng chỉ cho ta, từ đây ta nên đi theo hướng nào, Alice hỏi khi lạc vào xứ sở 33 thần tiên. “Còn tùy cô muốn đi đâu,” Chú Mèo đáp. Khi tiếp xúc với một người trong công ty, hãy cố đoán xem người đó thuộc típ nào. Nhìn chung mọi người đều thuộc một trong năm nhóm giá trị nói trên. Tùy vào đó mà bạn chọn cách hành xử. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng giao tiếp thành công, ở một số vùng trong nước, diễn viên điện ảnh được xưng tụng như những vị thần. Người ta dựng đền đài tung hô họ. Khi một người trong số họ mất, người ta om sòm náo động - một biểu hiện của tinh thần bộ lạc. Ở những vùng đó, chắc chắn diễn viên điện ảnh có sức ảnh hưởng lớn hơn chính trị gia. Đây là tình trạng “tôn sùng thần tượng”. Đồng thời cũng là biểu hiện của sự kính sợ. Nó là tâm lý đám đông. Người ta cần có người lãnh đạo bằng xương bằng thịt có sức mạnh lớn lao. Nếu bạn có khả năng này, chắc chắn bạn sẽ có được lòng trung thành của họ.
- Có những đạo diễn hay nhà sản xuất phim muốn cống hiến cho xã hội bằng cách làm phim với một bức thông điệp xã hội cao cả. Nếu là người viết kịch bản, sẽ chẳng ích gì nếu ngòi bút của bạn để cao một kẻ giết người, bởi họ sẽ không bao giờ chấp nhận cốt truyện đó. Bởi vậy, bạn nên hiểu người khác muốn gì trước khi lập kế hoạch giao tiếp hoặc bán ý tưởng cho họ.
- Môi trường tạo cảm hứng Sống thì phải lựa chọn, nhưng để lựa chọn đúng, bạn phải biết mình là ai, giá trị của bạn là gì, bạn muốn tiến đến đâu và vì sao bạn muốn đến đó - Kofi Annan, Cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Nếu phân tích câu trên của Kofi Annan, bạn sẽ thấy ý nghĩa chủ yếu của nó là nhắc chúng ta quan tâm đến việc mình làm. Trong một thế giới hợp tác, giá trị và sứ mệnh sẽ cho biết chúng ta là ai, đại diện cho điều gì. Tầm nhìn giúp chúng ta biết được mình muốn đi đâu - đích đến. Chiến lược hợp tác sẽ mách bảo chúng ta “cách” tiến đến đích. Vậy còn vế “Vì sao”? Trong đa phần các trường hợp người ta thường bỏ lửng vế này. Lý do cho sự tồn tại, cho việc làm ăn của bạn, lý do cho những điều bạn làm chính là đam mê. Nếu bạn có thể thuyết phục được mọi người rằng công việc đó đáng làm, khi đó đam mê đã tự động nảy nở. Một khi đã xác định rõ “lý do”, điều quan trọng là thắp lên cảm hứng. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn: • Thử thách và niềm vui Nếu muốn mọi người hăng hái làm việc, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo cảm hứng và thử thách cho công việc. Nói bao giờ cũng dễ hơn làm, bạn sẽ cần đến mọi kỹ năng, nghệ thuật lãnh đạo cùng khả năng sáng tạo để “hâm nóng” tinh thần của cả đội, giúp họ hào hứng với công việc thường nhật. Thậm chí nếu bớt được 10% vẻ buồn chán, tẻ nhạt cho công việc hàng ngày, bạn đã thực sự có một khởi đầu tốt đẹp. • Tạo cơ hội cho mọi người thử nghiệm và dấn thân Đã bao giờ bạn thấy một đám trẻ chơi trên bãi biển, xây nhà, làm đường sá, cầu cống, kênh mương và những thành phố nhỏ, những lâu đài, sân bay bằng cát - chúng có thể đắp lên mọi thứ chúng muốn. Cát giúp chúng hữu hình hóa trí tưởng tượng. Trong cuộc đại khủng hoảng ở nước Mỹ, khi nhìn đám trẻ xây cất thành phố và những con đường trên cát, một vị Tổng thống đã nảy sinh ý tưởng xây dựng đất nước. Ý tưởng của ông vô cùng đơn giản - nếu một đám trẻ có thể mải mê hàng giờ xây thành phố cát thì tại sao chúng ta không để toàn bộ lực lượng lao động chưa có việc làm xây nên những tòa nhà chọc trời, những tuyến phố. Chiến lược này giúp xây dựng nên cả một đất nước. Trong mỗi con người đều có một tâm hồn trẻ thơ. Công việc của người lãnh đạo là đánh thức tâm hồn đó. Hãy tạo điều kiện cho cấp dưới dấn bước và thử nghiệm, khi đó niềm đam mê sẽ được khơi dậy trong doanh nghiệp của bạn. • Trao quyền lực trong công ty Đạo diễn giỏi thường trình bày chi tiết về bối cảnh và diễn biến phim cho diễn viên trước mỗi cảnh quay. Họ ngừng lại ở đó, để cho diễn viên tự thâm nhập lời thoại và vai diễn tùy theo khả năng của anh ta/cô ta. Diễn viên giỏi sẽ nhanh chóng nắm bắt yêu cầu của đạo diễn, theo đó phân tích kịch bản và sau đó diễn xuất xuất thần. Như vậy cảm hứng đã được trao tay. Trong doanh nghiệp, lãnh đạo cũng giống như người đạo diễn, còn nhân viên dưới quyền họ là diễn viên. Nhân viên phải hiểu rõ công việc, được trao quyền tự do thực thi tùy theo khả năng và sự chọn lựa của họ. Trao quyền tự trị có nghĩa bạn đã có bước tiến dài nhằm khơi dậy lòng nhiệt tình. Nhiều công ty không tận dụng hết được nguồn
- nhân lực vì chế độ kiểm soát quá hà khắc. • Giảm thiểu phê bình, chỉ trích Để tiếp sức mạnh cho niềm đam mê, bạn cần giảm thiểu những lời phê bình, chỉ trích. Làm sao bạn có thể mong đợi một người dành toàn tâm sức cho công việc một khi anh ta bị chỉ trích? Điều này không có nghĩa bạn buông lời khen giả tạo hay những hành động tương tự. Tôi muốn bạn kiểm soát kỹ những lời phê bình, chỉ nói khi không còn cách nào khác. • Nêu rõ lý do Một cậu bé chín tuổi thường thích thú mút ngón tay, bất chấp những lời dọa nạt, quở mắng của bố mẹ. Họ đưa cậu đến gặp chuyên gia, trình bày rằng dù đã lên chín nhưng con họ vẫn ngậm ngón tay. Chuyên gia chăm sóc trẻ em chọn một cách giải quyết đơn giản. Anh ta bảo với cậu bé rằng một bé trai chín tuổi mà vẫn còn mút tay là điều hoàn toàn bình thường, vì chín tuổi vẫn là quá bé. Cậu bé khá hài lòng, vì trước đây chưa có ai bảo với cậu như thế. Sau đó vị bác sĩ nói tiếp, khi lên mười tuổi thì cháu phải ngừng mút tay đấy. Nói xong chuyên gia để cậu bé ra về cùng bố mẹ. Tiếp sau đó cậu bé vẫn tiếp tục mút tay và thật ngạc nhiên, một tháng trước sinh nhật thứ mười, cậu bé hoàn toàn bỏ thói quen ngậm ngón tay. Bạn cần chỉ cho người khác thấy lý do để thuyết phục họ. Truyền đạt thì dễ nhưng khiến cho người khác nghe theo mới khó. Một khi đã bị thuyết phục, người đó sẽ làm việc chăm chỉ, thậm chí thay đổi thái độ tiêu cực cố hữu (như thói quen mút ngón tay ở câu chuyện trên) vốn đã trở thành một thói quen khó bỏ. Trên chiến trường, người cầm quân phải đi đầu. Họ cần làm theo những gì đã nói. Làm mẫu là cách tốt nhất để truyền cảm hứng. Khả năng lãnh đạo tốt có nghĩa là bạn làm đúng chủ trương của mình. Khi người khác thấy người có trách nhiệm làm mẫu, họ sẽ tự động làm theo.
- Giúp nhân viên hòa nhập với văn hóa công ty Khi đã tạo ra được một môi trường làm việc thuận lợi, bạn hãy tiếp tục phát huy để mọi người theo kịp tầm nhìn và mục tiêu của công ty. Dưới đây là một số mẹo đơn giản: • Thảo luận Hãy để mọi người được trao đổi ý kiến về công việc của họ, những thành công và cả những thất bại. Đây là cách tốt nhất để giao tiếp với mọi người. • Phản hồi Hãy thu thập phản hồi để biết được mọi người cảm thấy ra sao về công việc họ đang làm. Giữa công việc họ muốn và công việc họ đang làm có sự đối nghịch nào không? Nếu có, bạn cần điều chỉnh một cách phù hợp để đảm bảo nhân viên cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa. • Để cho nhân viên bày tỏ quan điểm Việc này không hề dễ chút nào. Người ta chỉ bày tỏ quan điểm khi đây là một nét văn hóa của công ty, dù ở cấp độ cao hay thấp. Nhân viên sẽ thấy bức bối khi không được phép nói ra suy nghĩ của mình, cần nhớ rằng, khi động viên người khác nói ra, bạn không chỉ tạo cho họ cảm giác được trao quyền, được là một phần của công ty mà còn thu được thông tin đầu vào hữu ích mà bạn sẽ bỏ qua nếu họ không nói ra. Nuôi dưỡng niềm đam mê là công việc cực kỳ gian nan. Bạn mất hàng năm trời để gây dựng nên một doanh nghiệp, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, bạn đã có thể thiêu rụi lòng nhiệt tình. Một số nhân tố giết chết cảm hứng được liệt kê dưới đây: » Bạn buộc nhân viên phải nói dối khách hàng, đối tác hay làm những việc đi ngược lại hệ giá trị của công ty nhiều lần. » Bạn không tỏ ra quan tâm đến những sáng tạo của họ. » Bạn không hoàn toàn tin tưởng nhân viên. » Bạn để cho yếu tố chính trị chen chân vào doanh nghiệp. » Bạn tỏ ra thiên vị. » Bạn lăng nhục hoặc làm bẽ mặt nhân viên trước nhiều người khác. Hãy cố gắng xác định xem doanh nghiệp của bạn đang phạm phải sai
- Cùng tóm tắt • Cá nhân và tập thể • Ba đặc tính Người xung quanh, môi trường và bản thân bạn - cả ba yếu tố này đều quan trọng đối với quá trình sáng tạo. • Những người giàu đam mê trong công ty Những người giàu đam mê chính là món tài sản giá trị. Trên thực tế đó là tài sản lớn nhất của công ty. • Vai trò ngày càng quan trọng của nhân viên Mỗi nhân viên phải bổ sung giá trị cho công ty. Giá trị bổ sung đó có thể tác động bên trong hoặc bên ngoài công ty. • Chọn đúng người Vượt lên trên các kỹ năng một người cần có niềm đam mê dành cho công việc. • Quá trình chọn lựa Nếu nhà tuyển dụng giàu kinh nghiệm nỗ lực, họ sẽ xác định được người có niềm đam mê đối với công việc cụ thể. • Tạo môi trường phù hợp Những ai muốn cống hiến cho công ty mình làm việc đều tìm kiếm môi trường làm việc thật phù hợp. Công ty nên đáp ứng các yêu cầu sau: Tình thế đôi bên cùng có lợi Chọn đúng người đúng việc Phát triển toàn diện tài năng và trí tuệ Tự do và không gian riêng Tính mục đích • Nhận thức và các giá trị Muốn thuyết phục người khác, bạn phải nắm bắt được hệ giá trị của người đó. cấp quản lý cần giao tiếp với nhân viên dựa vào trình độ nhận thức của mỗi người để giúp họ bộc lộ mình tốt nhất. • Một môi trường tạo cảm hứng • Giúp nhân viên hòa nhập với văn hóa công ty.
- Đường đi của riêng bạn 1. Đánh giá công ty bạn một cách khách quan và trả lời những câu hỏi sau: (1) Công ty bạn có cố gắng tìm hiểu xem một ứng viên có thực sự đam mê công việc mà họ ứng tuyển hay không? Nếu câu trả lời là không, đã đến lúc bạn điều chỉnh để đưa thêm mục này vào chính sách tuyển dụng của công ty. (2) Ban lãnh đạo công ty coi mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu hay chỉ là người làm công ăn lương? (3) Công ty bạn có theo đuổi các giá trị và đặc điểm văn hóa đã thiết lập không? 2. Bạn có để cho những người cùng nhóm thử nghiệm không? Bạn có chấp nhận để họ phạm lỗi? 3. Trong số các nhân viên dưới quyền của bạn, hãy cố tìm ra năm người phù hợp với một trong năm giá trị đã nêu ở chương này. Dựa trên đó để để ra chiến lược giao tiếp phù hợp. Hãy quan sát những biến chuyển. 4. Cứ nửa tháng, hãy dành ra một giờ để thực hiện các hoạt động (1) Lắng nghe phản hồi của từng người trong nhóm. (2) Mở cuộc thảo luận để mọi người đề xuất cách thức tiến hành công việc trong nhóm. (3) Động viên mọi người bày tỏ quan điểm. 5. Hình thành thói quen quan sát nhóm của bạn, tìm hiểu những khả năng đặc biệt của từng người. Nếu công việc cho phép, hãy sắp xếp lại vị trí của họ sao cho phù hợp với khả năng nhất. Sống là dám dấn thân, hoặc không là gì cả. Trong tự nhiên không bao giờ tồn tại sự an toàn, ai ai cũng từng nếm trải cảm giác này. Về lâu dài, trốn tránh hiểm nguy không giữ cho bạn được an toàn như tự đối mặt với nó. - Helen Keller (1880-1968), nhà văn Mỹ
- 7. Niềm đam mê thời học sinh - sinh viên Thắp lên những ngọn nến nhỏ Có thể mô tả mọi thứ một cách khoa học. Nhưng chẳng để làm gì cả. Sẽ là một hành động vô nghĩa nếu như bạn mô tả một bản giao hưởng của Beethoven thành một dạng dao động sóng. - Albert Einstein
- Hệ thống giáo dục của chúng ta Có vô số cuộc tranh luận nhằm làm rõ hệ thống giáo dục của chúng ta là tiên tiến hay bất cập, đa phần trong số các cuộc thảo luận mang tính trí tuệ này, nền giáo dục luôn được đặt vào tình trạng báo động. Đây là để tài ưa chuộng của các nghiên cứu, thảo luận và tham luận về chính sách trình quốc hội. Theo đó mọi hệ thống giáo dục đều đáng bị chỉ trích. Có người nọ học rộng đến độ có thể nói từ con ngựa bằng chín thứ tiếng khác nhau; nhưng cũng dốt nát đến độ mua bò để cưỡi. - Benjamin Franklin (1706-1790) Không có cách nào biện hộ cho một thực tế là nền giáo dục của chúng ta quá tập trung vào thành tích và điểm số trong các kỳ thi. Nó không được xây dựng dựa trên những gì chúng ta muốn. Vì thế người ta tổ chức các kỳ thi đầy tính cạnh tranh cho học sinh, sinh viên với cấu trúc để phức tạp và quá thiên về học thuật. Nhưng hãy nhìn thẳng vào sự thật. Nếu muốn trở thành một kỹ sư máy tính thì bạn chẳng thể nào bỏ qua các môn học như ngôn 34 ngữ lập trình, Kỹ thuật hệ thống và các đề tài như nhập môn tin học hay đại số luận lý . Điều tôi muốn nói là nhà trường phải dạy kiến thức cơ bản, còn sinh viên phải nắm vững những kiến thức cơ bản này. Bạn có thể tạo biến chuyển cho quá trình học và sửa đổi hệ thống thi cử. Nhưng hệ thống giáo dục vẫn đang hoạt động theo hình thức hiện tại. Nó không quan tâm đến việc người học có sẵn lòng học hay không. Suy cho cùng, giáo dục phải thực thi những mục tiêu chính đáng trong cuộc sống. Một tấm bằng đại học không làm giảm bớt độ dài đôi tai bạn, nó chỉ giấu chúng đi mà thôi. - Elbert Hubbard (1856-1915) Điều này hoàn toàn bình thường, tuy nhiên hệ thống giáo dục của chúng ta không dạy về đam mê - yêu những việc ta làm và làm những việc ta yêu. Cần lấp đầy khoảng trống này để học sinh, sinh viên hiểu rõ sở thích lẫn tiềm năng của bản thân. Tôi không có số liệu thống kê để chứng minh cụ thể, nhưng với kinh nghiệm giảng dạy và phỏng vấn hàng ngàn sinh viên nộp đơn vào hệ thống trường hàng đầu, tôi nhận thấy có rất ít người học hoặc tự đào tạo bản thân xuất phát từ sở thích. Trong ngành nghệ thuật, nghề làm phim và lĩnh vực sáng tạo, số lượng người tham dự lớp học vì yêu thích cao hơn nhiều so với ngành khoa học, kỹ thuật hay kinh doanh. Tôi nghĩ cần chỉ ra mối liên hệ về mức độ cảm xúc. Không chỉ riêng nhà giáo dục hay tổ chức giáo dục cần thay đổi mà phần lớn cần có sự biến chuyển ở người học và phụ huynh. Vì thế, có thể coi việc thúc đẩy cảm hứng cho học sinh, sinh viên và thế hệ trẻ là một cuộc đầu tư, trong đó phụ huynh, học sinh và tổ chức giáo dục là cổ đông. Khi tôi 14 tuổi tôi cảm thấy vốn kiến thức của cha tôi nông cạn đến độ tôi không muốn ở gần ông một chút nào. Nhưng khi tôi 21 tuổi, tôi đã vô cùng bàng hoàng trước những gì ông học được trong vòng bảy năm. - Mark Twain
- Vai trò của phụ huynh Cha mẹ là người định hướng cho con cái và có thể thực hiện một số việc để tạo biến chuyển cho cuộc sống của con họ. Dưới đây là những việc phụ huynh có thể theo đuổi. • Tìm ra sở thích của con bạn. • Tập thói quen lắng nghe. • Tìm kiếm các dấu hiệu (qua bạn bè). • Để cho con tự lựa chọn hướng đi. • Giảm thiểu chỉ trích, phê bình. • Hành động như người lãnh đạo thực thụ. • Làm gương. • Tạo thói quen đọc sách. • Khuyến khích khám phá. • Tham gia vào việc học của con. • Đừng để bọn trẻ nuôi ảo tưởng. • Dạy về lòng can đảm. • Khuyến khích con bạn thử và tạo khác biệt. • Luôn tỏ ra hài lòng khi có thể. • Giải quyết những sai lầm. • Đừng quá bao bọc đứa trẻ. • Thúc đẩy chỉ số đam mê nói chung. Nhiều bậc phụ huynh không hiểu rằng những việc làm đơn giản như vậy cũng có thể khơi gợi niềm đam mê cho con mình, hoặc họ không thể thực hiện những việc này vì nhiều lý do khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể làm được, trên thực tế nếu bạn thực sự nỗ lực thì công việc sẽ rất dễ dàng. Tôi sẽ phân tích chi tiết từng việc một. Sở thích của con bạn là gì? Câu hỏi này nghe có vẻ quá cũ. Trước hết, bạn không cần phải ngay lập tức cho trẻ tham gia các lớp học đàn, hát với hi vọng chúng sẽ trở thành Mozart hay Picasso chỉ vì chúng thể hiện một số khả năng đặc biệt hoặc vượt trội thông qua hành vi ngay từ khi lên sáu. Đối với đa phần trẻ em, điều này hoàn toàn khớp với thực tế. Bạn nên hiểu rằng không phải ai mê bóng đá từ năm 12 tuổi cũng đều có tài năng thiên bẩm như Pele. Có thể con bạn mê bóng vì cháu thích chơi bóng mà thôi. Nếu trẻ có tài năng khác thường, phụ huynh sẽ chẳng phải nhọc công tìm kiếm - bởi tài năng đó sẽ tự bộc lộ ngay trước mắt bạn. Điều bạn cần quan tâm là sở thích của trẻ. Chẳng hạn, một số trẻ rất chăm học và thích đọc sách. Một số trẻ thể hiện mong muốn đạt được điều gì đó như sau này sẽ vào làm trong dân chính, trở thành phi công hoặc kỹ sư ngành hàng không. Những khuynh hướng này là dấu hiệu quan trọng, khi định hướng cho trẻ ra quyết định, bạn cần ghi nhớ chúng để áp dụng vào thực tiễn. Chẳng hạn, nếu thấy con mình yêu thích nghề kỹ sư nhưng bạn biết chắc cháu học yếu môn toán, khi đó bạn cần nói với cháu rằng toán học là môn học cơ bản của nghề kỹ sư, vì thế cần phải nỗ lực rất lớn. Bạn cũng nên giải thích về mối liên hệ đó để con cái không phạm phải sai lầm khi chọn nghề nghiệp hay lĩnh vực theo đuổi. Cách định hướng như trên là biện pháp đơn giản
- nhất. Tập thói quen lắng nghe Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh không có thời gian lắng nghe con mình. Trên thực tế, cần có sự giao tiếp hai chiều giữa bố mẹ và con cái. Nếu bạn không chia sẻ những điều mình cảm nhận được thì sao bạn lại mong muốn bọn trẻ bày tỏ cảm xúc. Thường thì lắng nghe không phải là một việc dễ dàng. Lắng nghe sếp, đồng nghiệp hay cấp dưới đã khó, vậy còn việc lắng nghe con trẻ thì sao? Các bậc phụ huynh thường coi đó là việc có thứ tự ưu tiên cuối cùng. Bạn nên tập cho mình thói quen lắng nghe và ấn định lịch cụ thể trong thời gian biểu bận rộn hàng ngày. Cách đây khoảng ba thập kỷ, trong các gia đình có ít nhất một bữa cơm tề tựu đông đủ thành viên. Trong khi dùng bữa, bọn trẻ có dịp kể cho cả nhà nghe những việc đã trải qua trong ngày và suy nghĩ của chúng. Ngày nay mỗi chúng ta đều bận rộn với quá nhiều hoạt động đến độ không chuyện trò gì cùng nhau. Nếu muốn định hướng đúng đắn và khơi gợi cảm hứng cho con trẻ, chính các bậc cha mẹ phải xóa bỏ khoảng trống trong giao tiếp. Vì vậy, hãy lắng nghe con bạn, để cho đứa trẻ được thoải mái bộc lộ bản thân. Đừng ngắt lời hoặc phán xét trong khi lắng nghe, khi đứa trẻ bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ thành lời cũng đồng nghĩa với khả năng biểu đạt và tư duy được cải thiện. Tìm kiếm các dấu hiệu (qua bạn bè của con) Bạn bè của trẻ là một nguồn cung cấp thông tin đáng kể cho bạn. Thông thường những người bạn rất gần gũi nhau, chia sẻ cùng nhau mọi sở thích và cả những điều không hài lòng. Hãy chuyện trò và lắng nghe bạn bè của trẻ, nhờ đó bạn có thể nắm bắt một vài biểu hiện về lối suy nghĩ của trẻ. Bạn bè của con bạn thường dễ tâm sự với bạn hơn là với bố mẹ chúng, chúng có thể “mách” cho bạn biết một vài điểm đặc biệt của con bạn dưới góc nhìn của chúng. Đôi khi thông tin chúng đưa ra rất có ích cho bạn khi nhìn nhận về con mình. Chẳng hạn, bạn nhận thấy con mình rất chăm chỉ, các bạn cháu tiết lộ cho bạn hay rằng trong thời gian rảnh rỗi, thay vì chơi bóng rổ, cháu thường đến thư viện đọc sách. Qua đó, bạn đã có thể xác nhận cái nhìn về con. Nên chọn hướng nào? Mỗi hệ thống giáo dục đều có quy chuẩn riêng. Ở Ấn Độ, khi đến trường trẻ em phải tự lựa chọn giữa khoa học, thương mại hay nghệ thuật. Đây là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ. Ở giai đoạn này, cần phải nhìn ra khả năng và năng khiếu của trẻ hơn là đam mê. Hãy nhớ rằng, nếu bạn vượt trội ở lĩnh vực nào đó, đam mê cũng sẽ hé lộ. Nhưng nếu bạn chọn phải lĩnh vực mà bạn không thể theo nổi, khi đó thay vì lòng ham thích, bạn sẽ chỉ thấy chán ghét và sợ hãi. Với kinh nghiệm sống của mình, phụ huynh nên khuyên trẻ chọn hướng đi có thể phát triển nghề tốt về sau. Nếu bố mẹ được lựa chọn thì hầu hết trẻ em đều sẽ theo ngành khoa học, vì như thế trẻ sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng cho nghề kỹ sư, bác sĩ - những nghề được ưa chuộng nhất trong xã hội Ấn Độ hiện tại. Tất nhiên đó toàn là nghề được trọng vọng nhất, nhưng có phải là sự
- lựa chọn tốt nhất? Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG. Nền công nghiệp tri thức và dịch vụ tạo ra sự thúc đẩy lớn lao đối với nền kinh tế đất nước và chúng ta đang có nhiều lựa chọn hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Ngành y tế, du lịch, truyền thông, kỹ thuật, quản lý, dịch vụ tài chính, hợp tác giáo dục, quản lý dự án, quản lý sự kiện là một vài ví dụ trong số hàng ngàn lựa chọn. Chỉ một vài ngành trong đó lấy các môn khoa học làm yếu tố tiên quyết. Ngày nay, có rất nhiều lựa chọn nên ai cũng có thể dễ dàng thử nhiều lần để tìm công việc phù hợp nhất với mình. Tất cả những gì phụ huynh cần làm là giúp cho con mình hiểu được đâu là ưu, nhược điểm của bản thân, để đưa ra quyết định có tính thực tế. Và cần nhớ, bạn đừng buộc trẻ theo đuổi thứ chúng không thích. Để tôi kể ngắn gọn cho các bạn nghe câu chuyện của con trai tôi. Ở trường, con tôi chỉ là học sinh có học lực trên trung bình một chút. Cháu muốn theo đuổi ngành khoa học. Tôi thấy cháu học khá toán nên vẫn động viên cháu theo hướng đó. Tất nhiên tôi không kỳ vọng cháu được như Thomas Edison. Lý lẽ của tôi là những kiến thức khoa học cháu học được ở trường sẽ giúp cải thiện khả năng suy luận logic và nhìn chung chẳng phương hại gì. Hoàn thiện chương trình học ở trường - vẫn ở mức trên trung bình một chút, con trai tôi muốn theo học ngành khoa học máy tính (có thể tôi là hình mẫu của cháu). Cháu lấy được bằng cử nhân khoa học máy tính, làm một công việc bình thường nhưng rồi đột ngột có bước chuyển lớn lao. Cháu nhận ra đó không phải nghề nó muốn làm. Thời đó ngành công nghiệp phần mềm đang phát triển cực thịnh, nhưng con tôi muốn làm một nghề nào khác chứ không phải nghề liên quan đến phần mềm. Nhiều bạn đồng nghiệp khuyên tôi nên động viên cháu đừng bỏ nghề máy tính mà hãy theo học bằng thạc sĩ khoa học máy tính hay thạc sĩ khoa học quản trị - những loại bằng cấp có lợi cho nghề. Lý lẽ của con tôi đưa ra hết sức đơn giản: “Con không ghét máy tính, nhưng con cũng không mê nó.” Con tôi chưa tìm ra thứ nó thích nhưng cháu biết rõ thứ mình không thích. Tôi chẳng còn gì hài lòng hơn. Cháu chọn theo ngành quản lý nguồn nhân lực vì muốn thâm nhập lĩnh vực quản lý. Cháu không thích Marketing và đặc biệt ghét ngành tài chính. Lại một lần nữa biện pháp loại trừ đã giúp ngành quản lý nguồn nhân lực trở thành một lựa chọn hợp logic. Tôi cho rằng khi nhìn lại, đó là một lựa chọn đúng đắn bởi lẽ con tôi không chỉ vui vẻ mà còn rất yêu nghề và thể hiện cực tốt. Theo tôi, nếu bạn theo đuổi mục tiêu lớn và không phức tạp hóa quyết định của mình, bạn sẽ đạt được điều mong muốn. Đừng bao giờ chỉ trích một người trước khi tự đặt mình vào vị trí của người đó trong một thời gian. Như vậy, nếu người đó có không thích những lời bạn góp ý, cũng chẳng sao cả bởi bạn đã biết được người đó cảm thấy thế nào. - Robin Evans (1944-1993), nhà sử học Anh Giảm thiểu chỉ trích, phê bình Những lời chỉ trích là sát thủ hàng lớn hơn ở người lớn. Nó sẽ gây ra tác động lâu dài đến cá tính đứa trẻ. Ở trường cũng như ở nhà, trẻ luôn có những đồ vật và hoạt động đặc biệt yêu thích, cảm giác yêu thích là bước đầu tiên dẫn đến đam mê. Những lời phê bình, chỉ trích lặp lại nhiều lần sẽ bào mòn lòng nhiệt tình, nhấn chìm năng lực hay cảm hứng của trẻ đối với mọi hoạt động. Tôi nhớ trước đây chúng tôi rất thích làm mô hình ở trường. Chúng tôi sử dụng các loại
- nguyên vật liệu khác nhau, bỏ ra hàng giờ liền ở xưởng của trường để dựng lên những lâu đài trong mộng tưởng. Bố mẹ và thầy cô luôn luôn động viên chúng tôi dựng các mô hình đó, dù xét theo tiêu chuẩn thông thường, việc làm của chúng tôi có phần kỳ cục. Đôi khi không có đủ tiền mua loại nguyên liệu cần thiết, chúng tôi tìm cách ứng biến. Một vài đứa trong nhóm quá sức say mê công việc dựng mô hình đến độ mất cả ý niệm về thời gian và về nhà rất muộn vì cố làm nốt phần công việc. Bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, chúng ta đang hết sức hưng phấn, vậy mà có ai đó chỉ trích, chê bai sản phẩm cuối cùng, cảm giác của chúng ta sẽ ra sao đây? Đôi khi phụ huynh và giáo viên cũng phê bình, chỉ trích để con cái, học trò hành xử theo quy tắc thông thường. Mặc dù các nguyên tắc, sự tôn trọng luật pháp là việc chẳng thể đừng, nhưng nếu quá gò ép thì đồng thời bạn cũng đã giết chết khả năng sáng tạo. Chúng ta phê bình vì mong muốn con cái mình cư xử hợp lẽ thường. Với cách làm này, chúng ta chỉ có được những công dân rô-bốt hàng loạt. Chúng ta sẽ chẳng thể mong đợi lòng nhiệt tình từ những “công dân rô-bốt” này được. Hạt giống kiêu kỳ mải miết chỉ trích từng bông hoa một, cho đến một sớm hè nọ, nó tỉnh giấc nhận ra mình chỉ là một cây cỏ dại. - Mildred Howells (1872-1966) Hành động như người lãnh đạo thực thụ Không chỉ lĩnh vực chính trị, quân sự hay các doanh nghiệp mới cần người lãnh đạo. Khi còn bé, bố mẹ và thầy cô chính là tấm gương mà chúng ta hướng đến. Chúng ta trông chờ ở họ sự hướng dẫn, một cái gật đầu và sự đảm bảo. cần nhớ rằng các nhà lãnh đạo lớn biết khơi gợi đam mê trong lòng dân. Winston Churchill, John F. Kennedy, Adolf Hitler, Nelson Manela, Lee Lacocca, Tướng George S. Patton đều là những nhà lãnh đạo truyền “lửa” cho người dân và cấp dưới của mình. Vì thế, ban giám hiệu, giáo viên và phụ huynh cần bộc lộ khả năng lãnh đạo đúng đắn. Phẩm chất và năng lực lãnh đạo đặc biệt vượt trội ở các ông bố và hội truyền giáo ở trường, và bọn trẻ rất ngưỡng mộ họ. Khi phụ huynh bộc lộ khả năng lãnh đạo, họ không chỉ được bọn trẻ tôn sùng mà còn trở thành tấm gương của các con mình. Những nhà lãnh đạo tài ba sẽ truyền cảm giác tự tin và niềm đam mê cho người khác. Làm gương Nhiệt tình là thái độ có thể lây lan. Việc cha mẹ bộc lộ sự hứng khởi và niềm đam mê trong cuộc sống thường nhật sẽ mang lại những tác động tích cực lên con trẻ. Với tư cách là bậc làm cha làm mẹ, chúng ta trở thành nguồn cảm hứng đối với con cái. Khả năng tác động sẽ tăng đáng kể nếu bọn trẻ thấy bạn theo đuổi niềm đam mê chứ không chỉ nói suông. Nếu bạn mê tập Yoga vào buổi sáng và đều đặn luyện tập ở nhà, tôi dám chắc con bạn sẽ quan sát và một ngày nọ, cháu sẽ tham gia cùng bạn. Tôi có một người bạn, cha anh ấy là kỵ binh và rất mê cưỡi ngựa. Bác ấy cưỡi ngựa rất giỏi và thường xuyên chơi môn mã cầu. Cả hai con trai của bác ấy đều thích cưỡi ngựa và đã tập cưỡi từ thời còn bé xíu. Vào giờ ăn tối, những chú ngựa, những bộ yên cương và thú cưỡi ngựa là chủ đề được ưa thích nhất trong gia đình. Họ có một bộ sưu tập khổng lồ các bức ảnh về ngựa, các
- cuộc đua, thậm chí còn chế yên cương thành ghế ngồi. Trẻ con trước nay chả bao giờ chịu nghe người lớn, nhưng chúng bao giờ cũng bắt chước rất tài các hành vi của họ. - James Baldwin (1924-1987) Đây thực sự là bài học đáng ghi nhận cho các bậc phụ huynh. Nếu bản thân bạn không yêu thích bất cứ điều gì và không thể hiện ra (vì bạn đâu có thứ gì để thể hiện) thì làm sao bạn có thể mong đợi con mình có niềm say mê nào đó. Nếu gặp phải tình trạng như vậy, bạn nên cố tìm cách đánh thức niềm đam mê của chính mình bằng cách đọc lại cuốn sách này từ đầu. Hãy chú ý những gợi ý trong sách, để phát hiện niềm đam mê của bạn. Hãy để cảm hứng của bạn tuôn trào, và truyền cho con cái bạn. Hiệu quả lớn nhất của bất cứ một cuốn sách nào chính là ở chỗ nó kích thích người đọc tự thân vận động. - Thomas Carlyle (1944-1993), Tạo thói quen đọc sách Với sự ra đời của hàng loạt thiết bị điện tử và máy vi tính, thói quen đọc sách đang dần bị quên lãng. Thế hệ trẻ hầu như đã không còn đọc sách bổ sung kiến thức mà chỉ đọc các sách giáo khoa có trong chương trình học ở trường. Việc đọc sách về các chủ đề khác nhau không chỉ cải thiện khả năng diễn đạt mà còn mở mang tầm hiểu biết của bạn. Khi tôi khuyên bạn tạo thói quen đọc sách cho con cái, tôi không có ý định nói rằng bọn trẻ phải đọc những cuốn sách chuyên sâu nặng nề. Nên biến sách thành niềm vui. Bằng cách đọc bất cứ loại sách nào mà bạn muốn như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện tranh Bạn luôn học được nhiều điều mới mẻ từ những người viết truyện. Mỗi tháng bạn chỉ cần dành ra một khoản tiền nho nhỏ là đủ sách cho cả gia đình đọc. Xây dựng một thư viện nhỏ tại gia cũng không phải là ý kiến tồi. Đừng khăng khăng bắt đầu với những cuốn sách quá “nghiêm túc”, cổ điển. Nếu bạn bảo với bọn trẻ rằng đọc sách là công cụ hỗ trợ hữu ích cho việc học, chắc chắn chúng sẽ chẳng muốn cầm đến sách. Nếu bạn thuyết phục con mình rằng con sẽ có nhiều niềm vui nhờ đọc sách, khi đó thái độ của chúng sẽ mềm mỏng hơn. Cách tốt nhất vẫn là duy trì thói quen đọc sách. Hãy làm những gì bạn đã nói, nếu con bạn thấy bố mẹ thích thú đọc một cuốn sách, có thể chúng sẽ tìm đọc chính cuốn đó vì tò mò. Tôi thấy truyền hình có tính giáo dục cao. Mỗi khi ai đó bật ti vi lên, tôi liền vào thư viện và cầm sách lên đọc. - Groucho Marx (1890-1977), diễn viên hài Mỹ Đọc sách cũng có thể gây nghiện. Một khi đã mê rồi thì bạn chẳng thể nào dứt bỏ được. Khi thói quen này đã được hình thành, bọn trẻ sẽ rất thích tự đi mua sách về đọc. Lúc này, hãy hướng cho chúng đọc sách tiểu sử. Sách tiểu sử là nguồn khơi gợi cảm hứng đặc biệt. 35 Tôi vẫn nhớ như in cảm giác ngất ngây khi đọc sách về tiểu sử Lee Lacocca gần hai mươi năm trước. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ đọc sách về thuật lãnh đạo, sách khơi gợi cảm hứng và dạy cách ứng xử. Sẽ rất tốt nếu bạn tạo được thói quen mang theo sách trong các kỳ nghỉ hay khi đi du lịch. Internet cũng là một nguồn cung cấp thông tin hữu ích. Thật không may trên mạng cũng tràn lan những tác động tiêu cực. Sinh viên không còn tìm đọc sách mà bắt đầu sao chép máy móc bằng cách tải các bài luận về rồi cắt, ghép chúng lại với nhau. Không gì có thể
- thay thế việc đọc sách báo, tạp chí, cũng không gì có thể thay thế các lớp học. Vì thế khi ai đó ca ngợi việc bạn có thể ngồi dưới bóng cây lướt net qua wifi , bạn hãy suy nghĩ kỹ càng. Liệu việc đó có mang lại nhiều ích lợi không? Chỉ có duy nhất một điều đáng ngạc nhiên là khi một ai đó hiểu được hoàn toàn về chính họ. - Andre Gide (1869-1951), nhà văn Pháp Khuyến khích khám phá Ở phần trước của cuốn sách này, tôi đã để cập rằng người ta nên tạo cho mình thói quen khám phá cái mới. Đọc những cuốn sách mới, thử các món ăn khác nhau, diện những kiểu trang phục thật phong phú. Có như vậy mới có thể phá vỡ nhịp sống đều đều thường ngày. Một bước tiến xa hơn là khám phá - nghĩa là bạn dò dẫm vào những địa hạt chưa được khai phá. Những người giàu đam mê đều thích mạo hiểm, cảm giác “liều” giúp họ thấy hứng thú hơn. Làm sao bạn có thể biến niềm đam mê thành nghề nghiệp nếu như bạn không có tinh thần phiêu lưu. Bởi thế, nếu có thể, chúng ta cần động viên con cái mình đi bộ đường dài, dạo chơi trong rừng, tham gia nhiều trò chơi, các môn thể thao mạo hiểm. Những hoạt động đó mang tính chất phiêu lưu và cần được sự chấp thuận của bạn. Vì thế, nếu con bạn muốn tổ chức đi bộ đường dài cùng bạn bè, bạn đừng ngăn cản. Ngày nay, bọn trẻ bị “giam chặt” ở nhà vào dịp hè, chúng thường chơi trò chơi điện tử trong những căn phòng điều hòa mát rượi. Chúng bị cách ly hoàn toàn với các môn thể thao năng động, từ bóng đá, khúc côn cầu, bóng rổ cho đến môn leo núi hay chơi tàu lượn. Chúng ta đang tạo ra một thế hệ èo uột. Vì sao bạn mong đợi con mình mạo hiểm theo đuổi các sở thích đặc biệt trong đời (những sở thích vốn chứa đựng nhiều rủi ro) trong khi cháu chưa từng được phép đá bóng dưới mưa vì sợ bị cảm lạnh. Cho con bạn tham gia trại hè do các đơn vị chuyên nghiệp tổ chức cũng là một ý hay. Những người tham gia trại hè sẽ được học kỹ năng nhảy cầu, leo núi, thậm chí là chèo thuyền trên sông. Tôi nhớ đã để cho con trai tôi tham dự một trại hè như vậy trong một tuần với tất cả các hoạt động kể trên. Khi đó cháu mới 14 tuổi và tôi đã hết sức ngạc nhiên trước mọi sự chuyển biến. Một tuần xa nhà, sống trong những căn lều lạnh cóng, thực hiện chương trình luyện tập vất vả và tự mình giải quyết mọi việc đã giúp cháu trưởng thành hơn nhiều. Nếu bạn không sống bên rìa, có nghĩa bạn đang chiếm quá nhiều chỗ. - Khuyết danh Tham gia vào việc học của con Trong bối cảnh hiện tại, đây là một trong những yêu cầu hàng đầu. Rất nhiều phụ huynh sống ở thành thị gặp áp lực về mặt thời gian. Trung bình mỗi ngày một người làm việc khoảng 10 tiếng đồng hồ. Cộng thêm một đến hai tiếng di chuyển trên đường, bạn mất tất cả 12 giờ đồng hồ cho công việc. Lúc ở nhà, bạn phải phân bổ thời gian cho hàng tá hoạt động chung của gia đình như xem ti vi, DVD, trả lời điện thoại, lướt net Ngày nay, do phải chịu đựng tình trạng quá tải thông tin, chúng ta không còn thời giờ riêng cho bản thân. Chẳng có gì tự dưng sinh ra cả, việc truyền cảm hứng cho con bạn cũng phải trả một cái giá nhất định. Nếu muốn con mình theo đuổi và dồn hết tâm sức cho niềm đam mê, khi đó bạn cần dành thời gian tham gia vào việc giáo dục cháu. Như tôi đã nhắc đến ở trước, cha