Tài liệu Luật kinh tế Việt Nam

ppt 163 trang vanle 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Luật kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_lieu_luat_kinh_te_viet_nam.ppt

Nội dung text: Tài liệu Luật kinh tế Việt Nam

  1. CHƯƠNG TRÌNH LUẬT KINH TẾ CAO HỌC KINH TẾ TS. LÊ VĂN HƯNG KHOA LUẬT KINH TẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Email: lehunglkt@ueh.edu.vn CÁC CHUYÊN ĐỀ I: Tổng quan Luật Kinh tế Việt Nam II: Nhà kinh doanh III: Doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp. IV: Hợp đồng &Giải quyết tranh chấp trong KD
  2. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI VIẾT TIỂU LUẬN-HỌC PHẦN LUẬT KINH TẾ Những lĩnh vực pháp luật kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất sau khi VN gia nhập WTO. Nhà nước Việt Nam đã có những chuẩn bị gì để thích ứng với tình hình mới đó? Việc bảo vệ quyền lợi của thành viên/ cổ đông thiểu số thể hiện trong Luật Doanh nghiệp 2005 như thế nào? Bình luận về sự tương thích của các quy định này với các cam kết WTO. Những biện pháp chế tài do vi phạm PL về cạnh tranh trong lĩnh vực SHCN ở VN. Bình luận về hiệu quả của các quy định này trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh ở VN hiện nay. Phân tích những nội dung cơ bản của quyền tự do KD theo quy định của pháp luật. Bình luận về sự thực hiện pháp luật về quyền tự do KD ở nước ta hiện nay. Những nội dung cơ bản của tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004. Bình luận về tính hiện thực của các quy định tố tụng đó.
  3. CHUYÊN ĐỀ 1: LUẬT KINH TẾ – GIỚI THIỆU Định nghĩa Luật Kinh tế: Quan niệm Luật Kinh tế của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp – những vấn đề pháp lý đặt ra khi chuyển sang kinh tế thị trường. Luật Kinh tế trong kinh tế thị trường định hướng XHCN – những nguyên tắc pháp lý của nền kinh tế thị trường: nguyên tắc tự do kinh doanh; nguyên tắc tự do cạnh tranh; nguyên tắc bình đẳng Các khái niệm: Luật Kinh Tế – Luật Kinh Doanh – Luật Thương Mại. Sự tương thích với luật pháp quốc tế về thương mại.
  4. LUẬT KINH TẾ – GIỚI THIỆU (tt) Sự ra đời của Luật Thương Mại ở các nước phương tây: tính tập tục và tính quốc tế. Sự du nhập Luật Thương Mại vào Việt Nam: thời kỳ phong kiến và ảnh hưởng của thương mại Trung hoa – thời kỳ Pháp thuộc và 3 đạo luật về thương mại – LTM của chế độ Sài Gòn 1972 – thời kỳ bao cấp và thời kỳ đổi mới. Các nguồn của Luật Kinh Tế : + Hiến Pháp 1992 (2001) + Các đạo luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động kinh doanh + Các đạo luật có liên quan + Các văn bản dưới luật Quan hệ thứ bậc giữa các nguồn luật: nguyên tắc tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật.
  5. CÁC LOẠI HÀNH VI TM THEO LTM 1997 Mua bán hàng hoá; Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Uỷ thác mua bán hàng hoá; Đại lý mua bán hàng hoá; Gia công trong thương mại; Đấu giá hàng hoá; Đấu thầu hàng hoá; Dịch vụ giao nhận hàng hoá; Dịch vụ giám định hàng hoá; Khuyến mại; Quảng cáo thương mại; Trưng bày giới thiệu hàng hoá; Hội chợ, triển lãm thương mại.
  6. CÁC LOẠI HÀNH VI TM THEO LTM 2005 Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.(LTM 2005) Các HVTM theo LTM 2005: ◼ Mua bán hàng hoá – MBHH qua Sở Giao dịch HH -24,63 ◼ Cung ứng dịch vụ – 74 ◼ Xúc tiến thương mại : Khuyến mại( 88); Quảng cáo TM(102); Trưng bày giới thiệu HH(117); Hội chợ, triển lãm TM(129); ◼ Các hoạt động trung gian thương mại: Đại diện cho thương nhân ( 141); Môi giới thương mại ( 150); Uỷ thác mua bán hàng hoá ( 155); Đại lý thương mại ( 166); ◼ Một số hoat động TM cụ thể khác: Gia công trong thương mại (178); Đấu giá hàng hoá ( 185); Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ ( 214); Dịch vụ Logistics ( 233); Quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ VN và dịch vụ quá cảnh hàng hoá ( 241); Dịch vụ giám định ( 254); Cho thuê hàng hoá ( 269); Nhượng quyền thương mại ( 284).
  7. LUẬT KINH TẾ – GIỚI THIỆU (tt) Điều ước quốc tế về thương mại: mối quan hệ giữa các điều ước quốc tế với luật quốc gia Vấn đề xung đột pháp luật Tập quán quốc tế về thương mại. Án lệ Một số nội dung cần quan tâm trong CISG 1980; US-VN BTA và những vấn đề của nhà kinh doanh VN. Mơi trường pháp lý sau WTO.
  8. VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Quốc Hội thông qua Nghị quyết 71 phê chuẩn NĐT gia nhập WTO ngày 29/11/2006; Ngày 11/12/2006 VN thông báo cho WTO Ngày 11/01/2007 VN chính thức trở thành thành viên WTO và các cam kết bắt đầu có hiệu lực. Lưu ý: VN được xem là nền kinh tế đang chuyển đổi nên được hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện các cam kết liên quan đến thuế TTĐB, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh;
  9. NGHỊ QUYẾT 71 Nghị Quyết số 71/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Nghị quyết đề cập đến nguyên tắc cơ bản: Trong trường hợp pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của WTO thì áp dụng quy định của WTO.
  10. NGHỊ QUYẾT 71(tt) Áp dụng trực tiếp các cam kết WTO: Các cam kết khác của Việt Nam với WTO được quy định đủ rõ, chi tiết cũng được xem xét áp dụng trực tiếp. Theo Nghị Quyết 71/2006/QH11 một số nội dung sau được áp dụng trực tiếp:
  11. NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản 1 Luật Đoạn 503 và Cty TNHH, cty CP được quyền quy định doanh Đoạn 504 trong trong Điều lệ công ty: nghiệp Báo cáo của Ban 1. Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và (2005) công tác hình thức thông qua quyết định của HĐTV, Các điều ĐHĐCĐ; 51, 52, 2. Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định 103, 104 của HĐTV, ĐHĐCĐ 3. Tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để thông qua các quyết định của HĐTV, ĐHĐCĐ.
  12. NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản 2 Luật Cam kết về dịch Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành luật sư vụ pháp lý trong nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây: (2006) Biểu cam kết về a) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư thương mại dịch nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh); Điều 69 vụ khoản 1 b) Công ty luật TNHH một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).
  13. NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản Điều 70 (nt) Chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại VN được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư VN trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án VN hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật VN, được cử luật sư VN trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật VN.
  14. NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản Điều 72 (nt) Công ty luật TNHH 100% vốn nước ngoài là khoản 1 tổ chức hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập tại VN. Công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư VN. Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh VN.
  15. NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản Điều 76 (nt) Luật sư nước ngoài hành nghề tại VN được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật VN trong trường hợp có bằng cử nhân luật của VN và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư VN, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án Việt Nam.
  16. NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản 3 Luật Các cam kết về - Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm ban minh bạch hoá pháp luật, cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều hành trong Báo cáo của kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia văn bản Ban công tác. góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp QPPL Đoạn 509 và Đoạn luật; tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự 1996 và 519 tác động trực tiếp của văn bản. Luật - Cơ quan chủ trì soạn thảo phải đăng dự thảo SĐ,BS văn bản quy phạm pháp luật trên Trang tin điện Đ3k2 tử của Chính phủ và dành thời gian không ít hơn 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý vào dự thảo.
  17. NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản Khoản 1 Các đoạn 507, Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà Điều 10 508, 509, 519 nước ở trung ương phải được đăng Công báo, trong Báo cáo của đồng thời đăng trên Trang tin điện tử của Chính Ban công tác. phủ và có thể được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
  18. NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản Điều 75 Các đoạn 507, 1. Cơ quan ban hành văn bản QPPL phải quy Luật 508, 509, 519 định rõ thời điểm có hiệu lực của văn bản ban ngay tại văn bản đó. hành VB 2. Việc quy định thời điểm có hiệu lực của văn QPPL bản QPPL phải bảo đảm hợp lý nhằm tạo điều kiện cho việc chuẩn bị thi hành văn bản của các cơ quan, tổ chức, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. 3. Thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành không được sớm hơn 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp khẩn cấp.
  19. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SAU WTO – NHÀ NƯỚC Điều chỉnh lại hệ thống PL cho phù hợp với PL quốc tế; Nếu có xung đột PL giữa điều ước quốc tế và văn bản QPPLtrong nước thì ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế ( điểm 119 Báo các Nhóm công tác).
  20. CẤU TRÚC KHUNG PHÁP LUẬT KINH TẾ Hệ thống các QPhạm luật thực định điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế: ◼ Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp; ◼ Pháp luật về thị trường vốn; ◼ Pháp luật về hợp đồng; ◼ Pháp luật về sở hữu trí tuệ; ◼ Pháp luật về giao dịch có bảo đảm và phá sản; ◼ Pháp luật về các đảm bảo xã hội và bảo vệ môi trường; ◼ Pháp luật về điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô; ◼ Pháp luật về giải quyết tranh chấp;
  21. CẤU TRÚC KHUNG PHÁP LUẬT KINH TẾ(tt) Các định chế, thiết chế có cấu trúc và chức năng riêng hình thành do chính sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường: ◼ Các thiết chế phát sinh từ nhu cầu phát triển của quan hệ kinh tế thị trường; ◼ Các thiết chế hành chính - tư pháp; ◼ Các thiết chế về hệ thống thông tin pháp luật. Những nguyên tắc pháp lý, những định hướng căn bản: ◼ Xuất phát từ những quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như: tự do kinh doanh, cạnh tranh, ◼ Xuất phát từ vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ( chức năng điều chỉnh những sai lệch của thị trường).
  22. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH TRONG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP Luật Thương Mại Việt Nam: “ Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một các độc lập, thường xuyên”(LTM 1997) Th¬ng nh©n bao gåm tỉ chøc kinh tÕ ®ỵc thµnh lËp hỵp ph¸p, c¸ nh©n ho¹t ®éng th¬ng m¹i mét c¸ch ®éc lËp, thêng xuyªn vµ cã ®¨ng ký kinh doanh.( LTM 2005)
  23. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.(LTM 2005) “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán HH, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý TM; ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” ( P.lệnh TTTM-2003).
  24. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) So sánh với thuật ngữ kinh doanh trong Luật Doanh Nghiệp(2005): “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” ( đ. 4 LDN 2005). Liên hệ: Quan niệm về thương mại trong BTA: + Thương mại hàng hóa; + Thương mại sở hữu trí tuệ; + Thương mại dịch vụ; + Thương mại đầu tư.
  25. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Các dấu hiệu cơ bản: * Chủ thể kinh doanh là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác; * Hoạt động kinh doanh một cách độc lập và thường xuyên: + tự quyết định nội dung và thời hạn hoạt động; + chịu trách nhiệm trực tiếp cho hành vi KD của mình; + nhân danh mình và vì lợi ích của mình; + tính nghề nghiệp của hành vi. * Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
  26. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Pháp nhân ( chủ thể nhân tạo ): + Khái niệm về pháp nhân – khế ước lập hội + Pháp nhân theo BLDS Việt Nam - là một tổ chức: - Được thành lập hợp pháp; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; - Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Các loại pháp nhân: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; quỹ xã hội, quỹ từ thiện, . . .
  27. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) NKD – PHÁP NHÂN: + Phải có nhiều người tham gia; + Người tham gia phải góp vốn ( phần vốn góp – sự tách bạch giữa tài sản của thành viên và tài sản của pháp nhân – việc chuyển sở hữu tài sản góp vốn cho pháp nhân); + Mục đích kinh doanh. * Vai trò của khế ước lập hội – Bản Điều Lệ. * Việc hình thành và chấm dứt tư cách pháp nhân.
  28. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) NĂNG LỰC PHÁP LUẬT CỦA PHÁP NHÂN: + Tên gọi ( các quy định về tên doanh nghiệp trong Luật DN); + Trụ sở giao dịch ( chi nhánh và văn phòng đại diện); + Quốc tịch của pháp nhân ( khác với thể nhân, pháp nhân không có quyền huyết thống chỉ có quyền nơi sinh, do vậy thường quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nơi đăng ký hoạt động; tuy nhiên cũng có những quan điểm khác ); “Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh”LDN 2005-Đ.4k.20. + Sản nghiệp của pháp nhân( tính độc lập về tài sản); + Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân ( những khác biệt so với thể nhân); + Cơ chế ra quyết định của pháp nhân và vấn đề người đại diện của pháp nhân.
  29. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Cá nhân( thể nhân): + Tự nhiên nhân + Năng lực pháp luật: Thời điểm phát sinh và chấm dứt; nội dung năng lực pháp luật( họ tên- nơi cư trú- tình trạng nhân thân); + Năng lực hành vi: tuổi và năng lực nhận thức * Người chưa có năng lực hành vi, người mất năng lực hành vi, người hạn chế năng lực hành vi. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi kinh doanh – các trường hợp loại trừ: người vô năng, người bị cấm quyền, người bất khả kiêm nhiệm.
  30. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Những cá nhân không được tham gia thành lập & quản lý DN: - Cán bộ, công chức theo quy định của PL về CBCC; - SQ, hạ SQ, quân nhân chuyên nghiệp, CN quốc phòng,. . . - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong cơng ty 100% vốn NN trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn NN tại doanh nghiệp khác; - Người vị thành niên, người thành niên hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; - Người đang thụ án tù, bị TA tước quyền hành nghề, - Trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
  31. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) HỘ GIA ĐÌNH – CHỦ THỂ ĐẶC THÙ( đ. 105 BLDS 2005): Là tổ chức bao gồm các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Tài sản chung: do thành viên cùng nhau tạo lập nên, được tặng cho chung, tài sản được các thành viên thỏa thuận là tài sản chung. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
  32. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) TỔ HỢP TÁC –CHỦ THỂ ĐẶC THÙ( đ. 111 BLDS 2005): Là tổ chức của từ ba cá nhân trở lên, hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã; các thành viên cùng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Tài sản của tổ hợp tác: do tổ viên đóng góp, cùng tạo lập, được tặng, cho chung, Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của tổ. Nếu tài sản chung của tổ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì các tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần vốn góp bằng tài sản riêng của mình.
  33. HỘ KINH DOANH Nghị định 88/2006/NĐ-CP(29/08/2006): Hộ kinh doanh do một cá nhân là cơng dân Việt Nam hoặc một nhĩm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng khơng quá mười lao động, khơng cĩ con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  34. Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhĩm người hoặc một hộ gia đình là chủ. Hộ kinh doanh thường tồn tại với quy mơ nhỏ. Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vơ hạn trong hoạt động kinh doanh.
  35. Điều 49 NĐ 43-2010: Hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là cơng dân VN hoặc một nhĩm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký KD tại một địa điểm, sử dụng khơng quá mười lao động, khơng cĩ con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động KD. 2. Hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buơn chuyến, KD lưu động, làm dịch vụ cĩ thu nhập thấp khơng phải đăng ký, trừ trường hợp KD các ngành, nghề cĩ điều kiện. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 3. Hộ KD cĩ sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức DN.
  36. NHÀ KINH DOANH – QUYỀN & NGHIÃ VỤ Quyền tự do KD và nguyên tắc: “Luật không cấm thì được phép”. Các quyền và nghĩa vụ của nhà kinh doanh trong luật doanh nghiệp Tự do cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.
  37. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 1. Tinh thần thượng tôn luật pháp: ◼ Sự thống trị của pháp luật trên những lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội; Công pháp Pháp luật càng phát triển thì yếu tố ◼ LUẬT công pháp thu hẹp lại và phải tăng Tư pháp cường luật tư pháp. Tôn trọng tính thứ bậc của pháp luật – vai trò của Hiến Pháp - Cơ chế để bảo vệ Hiến Pháp.
  38. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN(tt) 2. Sự phân biệt nhà nước và xã hội dân sự – phi nhà nước hóa một số lĩnh vực xã hội: ◼ Chuyển chức năng của nhà nước từ cai trị sang dịch vụ và cung cấp dịch vụ; ◼ Xã hội hóa một số lĩnh vực thuộc quyền lực công; ◼ Nhà nước pháp quyền phát triển theo xu thế ngày càng thu hẹp lĩnh vực can thiệp của nhà nước đồng thời tăng cường hiệu lực của nó. 3. Quan hệ quyền lực được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: ◼ Các quốc gia tư bản: phân quyền và đối trọng ◼ Các quốc gia XHCN: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân – phân công và phân nhiệm.
  39. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN(tt) 4. Tôn trọng quyền con người – nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của nhà nước và xã hội: ◼ Nhà nước của dân, do dân và vì dân; ◼ Quyền con người : Đối với nhà nước: Chỉ được làm những gì mà luật cho phép Đối với công dân: Những gì luật không cấm thì được phép. ◼ Quyền con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của nhà nước pháp quyền.
  40. NHÀ KINH DOANH (tt) – Quyền và nghĩa vụ Điều 8. Quyền của doanh nghiệp Điều 9. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
  41. CẠNH TRANH Cạnh tranh được hiểu là một quá trình, trong đó các thành viên tham gia thị trường để bảo đảm thị trường tiêu thụ phải tranh đua đưa ra những điều kiện tốt hơn so với những đối thủ của mình (về khối lượng, chất lượng, giá cả, hình thức, mẫu mã và những điều kiện thương mại khác) Điều kiện cơ bản để cạnh tranh có thể diễn ra là các bên cung và bên cầu: ◼ Có các khả năng lựa chọn và thay thế ◼ Không bị hạn chế cạnh tranh theo khả năng của mình ◼ Được phép tự do tham gia thị trường.
  42. NHÀ KINH DOANH (tt) – CẠNH TRANH Tự do cạnh tranh là một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường Tuy nhiên, quyền cạnh tranh cũng có những giới hạn: ◼ Giới hạn bởi những quy định cuả nhà nước nhằm bảo vệ trật tự, an ninh, môi trường, di tích lịch sử, bảo vệ người tiêu dùng, ◼ Tố quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh; ◼ Những giới hạn do thỏa thuận ( nghị quyết của hiệp hội); Những quy định cấm đối với thương nhân trong Luật TMại: ◼ Đầu cơ để lũng đoạn thị trường; ◼ Bán phá giá để cạnh tranh; ◼ Dèm pha thương nhân khác; ◼ Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác; ◼ Xâm phạm quyền về nhãn hiệu, các quyền sở hữu công nghiệp khác,
  43. Những quy định cấm đối với thương nhân (tt): Nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng; Lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng; Bán hàng giả; Bán hàng kém chất lượng, sai quy cách đã đăng ký; Quảng cáo dối trá; Khuyến mại bất hợp pháp.
  44. CẠNH TRANH (tt) Các điều kiện, tieàn ủeà để cạnh tranh coự theồ dieón ra ụỷ VN : Hạn chế ảnh hưởng của quyền lực công liên quan đến hoạt động KD của các DN; Xoá bỏ những bảo hộ không cần thiết, đưa lợi ích của người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh của kinh tế VN lên trên các lợi ích cục bộ của một số ngành,địa phương; Tư nhân hoá các DNNN trong những ngành nghề và quy mô mà NN không cần nắm giữ 100% vốn; Hạn chế và kiểm soát các DNNN độc quyền KD trong những lĩnh vực nhất định (viễn thông, điện, nước ); Bảo hộ sở hữu tư nhân, bảo hộ vốn và tài sản hợp pháp của tất cả các nhà đầu tư tư nhân, quyền lực công cần can thiệp một cách có hiệu quả nhằm răn đe, hạn chế và loại trừ các hành vi xâm phạm sản nghiệp thương mại hợp pháp của thương nhân.
  45. LUẬT CẠNH TRANH 2004 Hành vi hạn chế cạnh tranh Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
  46. LUẬT CẠNH TRANH 2004 Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm: Thoả thuận hạn chế cạnh tranh, Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, Tập trung kinh tế.
  47. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh (d.8) bao gồm: ◼ 1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; ◼ 2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; ◼ 3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; ◼ 4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; ◼ 5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; ◼ 6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; ◼ 7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; ◼ 8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
  48. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh (HCCT)bị cấm: ◼ 1. Cấm các thỏa thuận HCCT quy định tại : 6, 7 và 8. ◼ 2. Cấm các thoả thuận HCCT tại : 1, 2, 3, 4 và 5 khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Trường hợp miễn trừ: ◼ Thoả thuận HCCT quy định (1-> 5) được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng: ◼ a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình KD, nâng cao hiệu quả KD; ◼ b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng HH, dịch vụ; ◼ c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; ◼ d) Thống nhất các điều kiện KD, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá; ◼ đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; ◼ e) Tăng cường sức cạnh tranh của DN VN trên thị trường q tế.
  49. LUẬT CẠNH TRANH(tt) 1. 1 DN được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. 2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: ◼ a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ◼ b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; ◼ c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan. DN được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
  50. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm(d.13): ◼ 1. Bán HH, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; ◼ 2. áp đặt giá mua, giá bán HH, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; ◼ 3. Hạn chế SX, phân phối HH, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; ◼ 4. áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; ◼ 5. áp đặt điều kiện cho DN khác ký kết hợp đồng mua, bán HH, dịch vụ hoặc buộc DN khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; ◼ 6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm: ◼ 1. Các hành vi quy định tại Điều 13 ; ◼ 2. áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; ◼ 3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
  51. LUẬT CẠNH TRANH(tt) 1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây( Điều 15): ◼ a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước; ◼ b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước. 2. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bằng các biện pháp đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, các doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh của quy định (tại 1 & 2 ) vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy định khác của Luật CT.
  52. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm (Điều 16): ◼ 1. Sáp nhập doanh nghiệp; ◼ 2. Hợp nhất doanh nghiệp; ◼ 3. Mua lại doanh nghiệp; ◼ 4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp; ◼ 5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
  53. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm (Điều 18) Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Trường hợp miễn trừ đối với TT KT bị cấm (Điều 19) Tập trung kinh tế bị cấm có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây: ◼ 1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng PS; ◼ 2. Việc tập trung KT có tác dụng mở rộng XK hoặc góp phần phát triển KT-XH, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
  54. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
  55. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 39): ◼ 1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; ◼ 2. Xâm phạm bí mật kinh doanh; ◼ 3. Ep buộc trong kinh doanh; ◼ 4. Gièm pha doanh nghiệp khác; ◼ 5. Gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác; ◼ 6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; ◼ 7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; ◼ 8. Phân biệt đối xử của hiệp hội; ◼ 9. Bán hàng đa cấp bất chính; ◼ 10. Các hành vi CT không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại LCT do CP quy định.
  56. TỐ TỤNG CẠNH TRANH-CT KHÔNG LÀNH MẠNH HỒ SƠ KHIẾU NẠI CỤC QLCT-> DẤU HIỆU VPPL CỤC QLCT Đình chỉ đ tra Điều tra sơ bộ Chuyển xử lý HSự Điều tra chính thức Kết luận điều tra Khiếu nại QĐ XỬ LÝ Bộ trưởng BTM THI HÀNH QĐ xử lý Khiếu kiện ra toà Phán quyết của TA
  57. TỐ TỤNG CẠNH TRANH-VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH HỒ SƠ KHIẾU NẠI CỤC QLCT-> DẤU HIỆU VPPL CỤC QLCT Đình chỉ đ tra Điều tra sơ bộ Chuyển xử lý HSự Điều tra chính thức Báo cáo điều tra HĐ CẠNH TRANH Đ.tra bổ sung Đ.chỉ g.quyết v/v CT HĐ XỬ LÝ V/v C. TRANH Khiếu nại Điều trần HĐ C. TRANH Q. Định xử lý QĐ GQ Khiếu nại THI HÀNH Khiếu kiện ra toà Phán quyết của TA
  58. CHUYÊN ĐỀ 3: DOANH NGHIỆP & TÀI SẢN DOANH NGHIỆP Khái niệm và những đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. ( đ.4 Luật Doanh Nghiệp 2005).
  59. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP: Doanh nghiệp là chủ thể KD độc lập( tên, tài sản, trụ sở, sử dụng lao động, hạch toán KD độc lập, tự chủ KD, tự chịu trách nhiệm, ) Doanh nghiệp được xác lập tư cách pháp lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( thể nhân hoặc pháp nhân kinh tế – được cấp GCN đăng ký kinh doanh ) Mục đích thành lập và hoạt động của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận
  60. LUẬT DN – ƯU, NHƯỢC ĐIỂM Ưu điểm: ◼ Tạo môi trường KD thông thoáng ◼ Gia tăng tốc độ đầu tư trong nước, số lượng DN tăng nhanh. ◼ Thực thi quyền tự do kinh doanh, tự chủ của DN qua việc cải tiến thủ tục ĐKKD. Nhược điểm: ◼ Tính đồng bộ trong thực thi PL còn hạn chế- LDN bị “gặm nhấm” bởi các luật chuyên ngành. ◼ Còn một số vướng mắc sau ĐKKD( thủ tục thuế, hoá đơn, XNK). ◼ Chính sách đối với DN còn thiếu nhất quán, gây khó cho DN. Cơ chế hậu kiểm còn hạn chế. ◼ Bản thân DN chưa hiểu hết ý nghĩa của các quy định trong LDN do vậy thực thi chưa tích cực.
  61. CƠ CHẾ “HẬU KIỂM” NHA NUOC N.T.DÙNG C.LUẬN HỘI NGHỀ CHỦ NỢ ĐỐI THỦ D.NGHIỆP NỘI BỘ
  62. NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ LDN 2005 Có hay không việc giảm chi phí gia nhập thị trường( chi phí thành lập DN) do thủ tục rõ ràng, chi tiết ?; Bảo vệ sở hữu của thành viên/cổ đông tốt hơn chưa ? Giúp các nhóm CĐ đối xử bình đẳng với nhau chưa? Người quản trị DN có trách nhiệm hơn không? Tình hình tài chính, tình hình kinh doanh liệu có minh bạch hơn trước?
  63. TÀI SẢN DOANH NGHIỆP Sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ, Các yếu tố tài sản doanh nghiệp: ◼ Bất động sản ◼ Động sản hữu hình ◼ Tài sản vô hình.
  64. TỔNG QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU Các nguyên tắc cơ bản của QSH: ◼ Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật; ◼ Không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng QSH tài sản hợp pháp của người khác. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ hành vi xâm phạm sở hữu của mình. Khi QSH bị xâm phạm, chủ sở hữu có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ PL; ◼ QSH phải được xác lập hay chấm dứt theo những căn cứ do BLDS quy định; ◼ Chủ sở hữu thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản, nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác; ◼ Chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật.
  65. NỘI DUNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu giữ lấy tài sản, chi phối kiểm soát tài sản, quản lý tài sản, Quyền sử dụng: Quyền khai thác tài sản phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc kinh doanh, Quyền định đoạt: Quyết định số phận thực tế hay số phận pháp lý của tài sản. Chủ sở hữu có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản.
  66. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU( theo BLDS 1995) Sở hữu toàn dân Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội Sở hữu tập thể Sở hữu tư nhân Sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp Sở hữu hỗn hợp Sở hữu chung
  67. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU( theo BLDS 2005) Sở hữu nhà nước(đ.200) Sở hữu tập thể(đ.208) Sở hữu tư nhân(đ.211) Sở hữu chung(đ.217) Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội(đ.227) Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp(đ.230)
  68. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Các đặc điểm của tài sản trí tuệ: ◼ Tính “vơ hình” ◼ Tính “cơng” ( khơng tuyệt đối thuộc về riêng tư một chủ thể như TS hưũ hình – vai trị đối với sự phát triển XH) ◼ Tính phái sinh ( khơng cạn kiệt mà phát triển qua quá trình sử dụng – sáng tạo) ◼ Tính tương đối ( khơng thể bảo hộ một cách tuyệt đối như TS hữu hình) ◼ Tính giới hạn về thời gian ( bảo hộ cĩ thời hạn)
  69. ĐỐI TƯỢNG SHTT Bản quyền & quyền liên quan SỞ HỮU Sở hữu công TRÍ TUỆ nghiệp Giống cây trồng mới
  70. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  71. ĐỐI TƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ Các loại hình tác phẩm được bảo hộ QTG (Đ.14 LSHTT & Đ. 9 > Đ.20 NĐ 100-2006) a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nĩi khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc ( bản nhạc, lời bài hát, ) đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh)như: phim nhựa, phim video, phim truyền hình, g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng ( tranh, tượng, ) h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
  72. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ QTG (Đ.14 LSHTT) tt i) Tác phẩm kiến trúc( thiết kế kiến trúc, công trình xây dựng, ) k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Lưu ý: Tác phẩm phái sinh ( là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, ) chỉ được bảo hộ theo quy định nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Tác phẩm được bảo hộ quy định phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
  73. CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THUỘC PHẠM VI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GỈA Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin (các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo). Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
  74. CHỦ THỂ QUYỀN TÁC GIẢ Tác giả Chủ sở hữu
  75. TÁC GIẢ Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. ◼ Tác giả phải là một người hay một nhóm người. Cá heo vẽ tranh trong các buổi xiếc-không được coi là tác giả & tác phẩm nghệ thuật. ◼ Tác giả phải là người trực tiếp tạo ra tác phẩm. GV nêu ý tưởng cho SV viết luận văn. Tác giả luận văn là SV.
  76. TÁC GiẢ (tt) Gồm: a) Cá nhân VN cĩ tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; b) Cá nhân nước ngồi cĩ tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; c) Cá nhân nước ngồi cĩ tác phẩm được cơng bố lần đầu tiên tại Việt Nam; d) Cá nhân nước ngồi cĩ tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Tổ chức, cá nhân làm cơng việc hỗ trợ, gĩp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm khơng được cơng nhận là tác giả.
  77. Chủ sở hữu quyền tác giả Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định (Đ. 20 Luật SHTT) bao gồm: 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; 3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; 4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
  78. NỘI DUNG QUYỀN TÁC GIẢ Quyền nhân thân Quyền tài sản
  79. QUYỀN NHÂN THÂN Quyền nhân thân không thể chuyển giao cho người khác: ◼ 1. Quyền đặt tên cho tác phẩm ( “ đứa con tinh thần”) ◼ 2. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm, trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả. ◼ 3. Quyền đứng tên thật, bút danh trên tác phẩm. Quyền nhân thân có thể chuyển giao cho người khác: ◼ Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (phát hành tác phẩm đến công chúng) qua một hợp đồng chuyển giao.
  80. QUYỀN TÀI SẢN 1. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng (do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm) 2. Quyền sao chép (quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm) 3. Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm (Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng). 4. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác. 5. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Không áp dụng quyền cho thuê đối với chương trình máy tính, khi bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông cũng như các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác. 6. Quyền làm tác phẩm phái sinh.
  81. THỜI ĐiỂM PHÁT SINH QUYỀN TÁC GỈA Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; Quyền nhân thân ( không thể chuyển giao) thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn; Quyền tài sản thuộc quyền tác giả tồn tại trong thời hạn do pháp luật về SHTT quy định. (Luật SHTT và NĐ 100/CP-2006)
  82. GiỚI HẠN QUYỀN TÁC GiẢ Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã cơng bố khơng phải xin phép, khơng phải trả tiền nhuận bút, thù lao : Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; Trích dẫn hợp lý mà khơng làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa Trích dẫn tác phẩm mà khơng làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường; Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hố, tuyên truyền cổ động khơng thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi cơng cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đĩ; Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngơn ngữ khác cho người khiếm thị; Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
  83. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao Tổ chức phát sĩng sử dụng tác phẩm đã cơng bố để thực hiện chương trình phát sĩng cĩ tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào khơng phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của Chính phủ. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm (nĩi trên) khơng được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, khơng gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thơng tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định vừa nêu khơng áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
  84. THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GiẢ Quyền nhân thân ( không thể chuyển giao)được bảo hộ vô thời hạn. Quyền nhân thân ( có thể chuyển giao) và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau: a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định (tại điểm a ) có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; c) Thời hạn bảo hộ quy định (tại điểm a và điểm b )chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
  85. QUYỀN SỞ HỮU CN Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
  86. Sở hữu Công nghệ sáng tạo công nghiệp Dấu hiệu phân biệt Không đăng ký Phải đăng ký Sáng chế; GPHI; Bí quyết kiểu dáng Nhãn hiệu; kỹ thuật Tên công nghiệp Chỉ dẫn địa lý bí mật thương mại Thiết kế kinh doanh bố trí mạch tích hợp
  87. Q SHCN: SÁNG CHẾ & GIẢI PHÁP HỮU ÍCH Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
  88. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ 1. Sáng chế được bảo hộ =>Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: ◼ a) Có tính mới; ◼ b) Có trình độ sáng tạo; ◼ c) Có khả năng áp dụng công nghiệp. 2. Sáng chế được bảo hộ =>Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: ◼ a) Có tính mới; ◼ b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.(xem đ.59->62 LSHTT)
  89. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KDCN KDCN được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: ◼ 1. Có tính mới; ◼ 2. Có tính sáng tạo; ◼ 3. Có khả năng áp dụng công nghiệp. Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp: ◼ 1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có; ◼ 2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp; ◼ 3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
  90. Q SHCN:THIẾT KẾ BỐ TRÍ Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
  91. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ TKẾ BTRÍ Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: ◼ 1. Có tính nguyên gốc; ◼ 2. Có tính mới thương mại. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí (Điều 69. LSHTT): ◼ 1. Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn; ◼ 2. Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.( xem đ.68-71 LSHTT)
  92. Q SHCN: NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  93. Q SHCN: NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  94. Q SHCN: NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.( Đ. 75 L. SHTT)
  95. BẢO HỘ NHÃN HIỆU Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: ◼ 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; ◼ 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
  96. BẢO HỘ NHÃN HIỆU(tt) Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa NH:( Đ.73) 1. Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; 2. Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan NN, tổ chức CT, tổ chức CT- XH, tổ chức CTXH - nghề nghiệp, tổ chức XH, tổ chức XH - nghề nghiệp của VN và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; 3. Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của VN, của nước ngoài; 4. Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; 5. Làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.( xem đ. 72-75)
  97. Q SHCN: TÊN THƯƠNG MẠI Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực KD là khu vực địa lý nơi chủ thể KD có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
  98. BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể KD mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực KD. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại (Điều 77.): Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.( 76-78)
  99. BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. CDĐL được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: ◼ 1. Sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL; ◼ 2. Sản phẩm mang CDĐL có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL đó quyết định.
  100. BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ(tt) Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa CDĐL : ◼ 1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam; ◼ 2. CDĐL của nước ngoài mà tại nước đó CDĐL không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng; ◼ 3. CDĐL trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng CDĐL đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm; ◼ 4. CDĐL gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc ĐL thực của sản phẩm mang CDĐL đó.
  101. BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: ◼ 1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; ◼ 2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; ◼ 3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
  102. GIỐNG CÂY TRỒNG Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
  103. NGUYÊN TẮC (GIỚI HẠN) CỦA QUYỀN SHTT 1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật SHTT. 2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật SHTT, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.
  104. VĂN BẰNG BẢO HỘ Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền SHCN đối với SC, KDCN, TKBT, NH, CDĐL; quyền đối với GCT. VBBH gồm: ◼ Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, ◼ Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
  105. HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG BH Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ VN. Bằng độc quyền SC có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Bằng độc quyền GPHI có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Bằng độc quyền KDCN có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.
  106. HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG BH Giấy chứng nhận đăng ký TKBT mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây: a) Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn; b) Kết thúc 10 năm kể từ ngày TKBT được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; c) Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra TKBT.
  107. HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG BH Giấy chứng nhận đăng ký NH có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
  108. CHẤM DỨT HIỆU LỰC VBBH Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực; Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp; Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ GCN ĐK nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp; Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
  109. CHẤM DỨT HIỆU LỰC VBBH(tt) Chủ GCN ĐK nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; Chủ GCN ĐK đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
  110. HUỶ BỎ HIỆU LỰC VB BẢO HỘ VBBH bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực khi : ◼ a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí, nhãn hiệu; ◼ b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
  111. QUYỀN CẤM NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp sau: ◼ Sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại; ◼ Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước (Điều 134 L. SHTT); ◼ Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện (Đ. 145 và146).
  112. CÁC HVI BỊ COI LÀ C.TRANH KHÔNG L.MẠNH: a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ; CDTM là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn TM hàng hoá, dịch vụ, bao gồm NH, tên TM, biểu tượng KD, khẩu hiệu KD, CDĐL, kiểu dáng bao bì của HH, nhãn HH. Hành vi sử dụng CDTM bao gồm các hành vi gắn CDTM đó lên HH, bao bì HH, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch KD, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu HH có gắn CDTM đó.
  113. CÁC HVI BỊ COI LÀ C.TRANH KHÔNG L.MẠNH(tt): c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà XHCN Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
  114. CÁC HVI BỊ COI LÀ C.TRANH KHÔNG L.MẠNH(tt): d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
  115. QUYỀN SỬ DỤNG SCHẾ NHÂN DANH NN Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng sáng chế) - quy định tại Điều 145 -146 Luật SHTT). Lưu ý: Việc sử dụng sáng chế này chỉ được giới hạn trong phạm vi và điều kiện chuyển giao quyền sử dụng quy định nêu trên, trừ trường hợp sáng chế được tạo ra bằng việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
  116. QUYỀN SỬ DỤNG TRƯỚC ĐỐI VỚI SCHẾ, KDCN Trường hợp trước ngày đơn đăng ký SC, KDCN được công bố mà có người, một cách độc lập, đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng SC, KDCN đồng nhất với SC, KDCN trong đơn đăng ký (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng đối tượng trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu SC, KDCN được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu. Người có quyền sử dụng trước SC, KDCN không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh (nơi sử dụng SC, KDCN). Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu SC, KDCN cho phép.
  117. CHUYỂN GIAO QUYỀN SHCN: CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SHCN & CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SHCN Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).
  118. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng QSHCN Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
  119. CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SHCN Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).
  120. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượngSHCN Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép. Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định (k. 1 Đ. 136 : đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, chữa bệnh; buộc chuyển nhượng)
  121. Các dạng Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN: 1. Hợp đồng độc quyền : trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền; 2. Hợp đồng không độc quyền : trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác; 3. Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN thứ cấp : bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN đó theo một hợp đồng khác.
  122. LƯU Ý: Hợp đồng không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây: a) Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng SHCN, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó; b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;
  123. LƯU Ý: c) Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp; d) Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền. Các điều khoản trong HĐ thuộc các trường hợp này mặc nhiên bị vô hiệu.
  124. CHUYÊN ĐỀ 4: HỢP ĐỒNG & GiẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KD Một số vấn đề chung về hợp đồng Giải quyết tranh chấp
  125. HỢP ĐỒNG – KHÁI NIỆM & NGUYÊN TẮC Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. ( đ. 388 BLDS 2005). NGUYÊN TẮC GIAO KẾT HĐDS: ◼ Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. ◼ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
  126. CÁC YẾU TỐ CỦA HỢP ĐỒNG Sự ưng thuận ( hiệp ý): ◼ Lời đề nghị giao kết HĐ ( minh thị hay mặc nhiên) ◼ Chấp nhận đề nghị – sự im lặng ◼ Thời điểm giao kết HĐ ◼ Các trường hợp khiếm khuyết của sự ưng thuận: nhầm lẫn, gian trá, bạo hành, Năng lực giao kết HĐ: ◼ Đối với cá nhân: vị thành niên, vô năng, hạn chế năng lực hành vi, các trường hợp bị hạn chế theo Luật Doanh nghiệp. ◼ Đối với tổ chức: tư cách pháp nhân ◼ Người đại diện: theo pháp luật và theo uỷ quyền. Đối tượng của HĐ: rõ ràng, chính xác; hợp pháp; có thể thực hiện được.
  127. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ CHỦ YẾU (Đ. 406 ) HĐ song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau; HĐ đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ; HĐ chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ; HĐ phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; HĐ vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó; HĐ có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
  128. CÁC LOẠI HĐ TRONG KINH DOANH Mua bán hàng hoá Trao đổi hàng hoá, sản phẩm Vay tiền , vật tư , hàng hoá , sản phẩm Thuê máy móc , thiết bị , phương tiện Dịch vụ uỷ thác, bốc xếp Dịch vụ giao nhận hàng hoá Dịch vụ giám định hàng hoá Vận chuyển Gia công sản phẩm Gửi giữ hàng hoá ( thuê kho bãi ) Bảo hiểm
  129. CÁC LOẠI HĐ TRONG KINH DOANH(tt) Uỷ thác mua bán hàng hoá Đại lý mua bán hàng hoá Đấu giá, đấu thầu hàng hoá Quảng cáo Trưng bày giới thiệu Hội chợ Ký gởi Xây dựng cơ bản ( khảo sát, thiết kế, thi công) Liên kết kinh tế, liên doanh đầu tư Thuê mua tài chính Tín dụng thư, .
  130. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI – LTM 2005 & PLỆNH TTTM 2003 1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.(LTM 2005) “Hoaùt ủoọng thửụng maùi laứ vieọc thửùc hieọn moọt hay nhieàu haứnh vi thửụng maùi cuỷa caự nhaõn, toồ chửực kinh doanh bao goàm mua baựn haứng hoựa, cung ửựng dũch vuù; phaõn phoỏi; ủaùi dieọn, ủaùi lyự thửụng maùi; kyự gụỷi; thueõ, cho thueõ; thueõ mua; xaõy dửùng; tử vaỏn; kyừ thuaọt; li-xaờng; ủaàu tử; taứi chớnh, ngaõn haứng; baỷo hieồm; thaờm doứ, khai thaực; vaọn chuyeồn haứng hoựa, haứnh khaựch baống ủửụứng haứng khoõng, ủửụứng bieồn, ủửụứng saột, ủửụứng boọ vaứ caực haứnh vi thửụng maùi khaực theo quy ủũnh cuỷa phaựp luaọt” ( ủ.2 Phaựp leọnh Troùng Taứi Thửụng Maùi-2003).
  131. Luật Trọng tài TM 2010: Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của TT: 1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
  132. HÀNH VI THƯƠNG MẠI ( LTM 2005) Mua bán hàng hoá – MBHH qua Sở Giao dịch HH -24,63 Cung ứng dịch vụ – 74 Xúc tiến thương mại : ◼ Khuyến mại( 88); Quảng cáo TM(102); Trưng bày giới thiệu HH(117); Hội chợ, triển lãm TM(129); Các hoạt động trung gian thương mại: ◼ Đại diện cho thương nhân ( 141); Môi giới thương mại ( 150); Uỷ thác mua bán hàng hoá ( 155); Đại lý thương mại ( 166); Một số hoat động TM cụ thể khác: ◼ Gia công trong thương mại (178); Đấu giá hàng hoá ( 185); Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ ( 214); Dịch vụ Logistics ( 233); Quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ VN và dịch vụ quá cảnh hàng hoá ( 241); Dịch vụ giám định ( 254); Cho thuê hàng hoá ( 269); Nhượng quyền thương mại ( 284).
  133. ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG Điều kiện về chủ thể hợp đồng, Người đại diện ký HĐ, Nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm, Đảm bảo các nguyên tắc của HĐ theo quy định( thoả thuận ý chí, bình đẳng, ), Hình thức của HĐ phù hợp với quy định PL.
  134. TÀI PHÁN TRONG KINH DOANH Tự thương lượng Hoà giải Trọng tài thương mại Toà án Tính tối ưu của tự thương lượng, hoà giải: - Giữ được tình cảm kinh doanh; - Nhanh chóng; - Không tốn kém; - Giữ bí mật kinh doanh
  135. Tranh chấp kinh doanh, thương mại có một số dấu hiệu đặc trưng: Phát sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh doanh và luôn gắn liền với họat động kinh doanh, thương mại Là vấn đề thuộc quyền tự định đọat của các bên tranh chấp. Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại đều phát sinh từ những quan hệ được thiết lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận (thuộc lĩnh vực của luật tư). Chính vì thế, khi tranh chấp nảy sinh, các chủ thể có tòan quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết chúng. Các bên tranh chấp thường là chủ thể kinh doanh, Do vậy, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng thương lượng hoặc hòa giải là phương thức thường được các bên tranh chấp sử dụng có hiệu quả. Là những tranh chấp mang yếu tố vật chất và thường có giá trị lớn.
  136. TT. TA - KHÁI NIỆM Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua họat động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải, và cũng không muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải quyết bằng con đường trọng tài.
  137. Hình thức giải quyết tranh chấp T.A. có một số đặc điểm cơ bản như: TA là cơ quan tài phán nhân danh quyền lực NN để giải quyết tranh chấp; phán quyết của TA được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của NN. Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định manh tính hình thức của pháp luật tố tụng. Đặc điểm này có thể gây trở ngại cho các bên tranh chấp vì tính chất của họat động kinh doanh thương mại đòi hỏi mọi thủ tục phải rất linh họat và mềm dẻo. Tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai. (một số trường hợp đặc biệt, cần giữ bí mật nhà nước hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai). Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thể qua nhiều cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm Toà án giải quyết các tranh chấp theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
  138. TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN TANDTC gồm các toà: ◼ Toà Hình sự ◼ Toà Dân sự ◼ Toà Kinh tế ◼ Toà Hành chính ◼ Toà Lao động ◼ Toà Phúc thẩm TAND cấp tỉnh: ◼ Các toà chuyên trách giống TANDTC, không có Toà phúc thẩm TAND Huyện, Quận, TX,.
  139. TÀI PHÁN TRONG KINH DOANH(tt) THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN Thẩm quyền theo vụ, việc: 1- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau và đều có mục đích lợi nhuận gồm: mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa (*), vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác. 2- Tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3- Tranh chấp công ty > < thành viên liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể và tổ chức lại công ty. 4- Các tranh chấp khác về KD & TM mà pháp luật có quy định.
  140. THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN Thẩm quyền của TAND theo cấp: TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc sau: xem slide trước, phần in nghiêng và có dấu (*). TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ tranh chấp KD&TM( trừ những vụ thuộc TAND cấp huyện).
  141. THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN Thẩm quyền của TA theo lãnh thổ : ◼ Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú ◼ Các bên có quyền tự thoả thuận bằng văn bản yêu cầu TA nơi nguyên đơn có trụ sở hoặc cư trú ◼ Nếu tranh chấp về BĐS thì TA nơi có BĐS giải quyết
  142. CÁC TRƯỜNG HỢP NGUYÊN ĐƠN ĐƯỢC LỰA CHỌN TOÀ ÁN Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu TA nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ án; Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh DN, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu TA nơi DN có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh giải quyết; Nếu vụ án phát sinh do vi phạm HĐ, thì nguyên đơn có thể yêu cầu TA nơi thực hiện HĐ giải quyết vụ án; Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu TA nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của 1 trong các bị đơn giải quyết; Nếu vụ án liên quan đến BĐS ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu TA ở một trong các nơi đó giải quyết.
  143. NHỮNG YÊU CẦU VỀ KINH DOANH, THƯƠNG MẠI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TOÀ ÁN Yêu cầu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp theo phương thức tố tụng trọng tài ( đ. 26 PL TTTM) Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của toà án nước ngoài, Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại VN quyết định kinh doanh, thương mại của TT nước ngoài, Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại do pháp luật quy định.
  144. NHỮNG NGUYÊN TẮC TỐ TỤNG Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; Nguyên tắc bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự; Nguyên tắc hoà giải; Nguyên tắc xét xử công khai; Nguyên tắc sử dụng tiếng nói, chữ viết.
  145. THỦ TỤC TỐ TỤNG TOÀ ÁN ( SƠ THẨM) Khởi kiện và thụ lý Hoà giải: ◼ Hoà giải thành > Ra QĐịnh công nhận > Thi hành án ◼ Hoà giải bất thành > QĐ đưa vụ án ra xét xử Phiên toà sơ thẩm ◼ Chuẩn bị khai mạc phiên toà (đ. 212) ◼ Khai mạc phiên toà ◼ Hỏi tại phiên toà về việc đ/sự thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, ◼ Nghe lời trình bày của đương sự ◼ Hỏi nguyên đơn và bị đơn, hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người giám định, ◼ Tranh luận tại phiên toà ◼ Nghị án và tuyên án Thi hành án
  146. KHỞI KIỆN&THỤLÝ HOÀ GIẢI Cnhận Đưa ra xxử Đ. chỉ Tạm đ. chỉ tthuận PHTOÀ STHẨM Kh. KKh Kh. KKh cáo cáo cáo cáo K.kh. cáo Kháng cáo XÉT XỬ PHÚC THẨM Y án Sửa án Đ. chỉ Huỷ án THI HÀNH ÁN
  147. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Trọng tài TM là việc giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (TTV ) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra một quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Đ. 3 Luật TTTM 2010: 1. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này( Luật TTTM). 2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp cĩ thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
  148. Luật Trọng tài TM 2010: Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của TT: 1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
  149. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LỆNH TTTM 2003 Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li- xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò; khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
  150. Các đặc điểm: ◼ Phải có sự thoả thuận của các bên về đưa vụ tranh chấp ra TT ◼ TTV hoặc HĐTT sẽ ra một phán quyết sau khi cân nhắc các chứng cứ và lập luận của các bên ◼ Quyết định của TT được TA công nhận và cho thi hành.
  151. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI – NHỮNG ƯU THẾ Đảm bảo thực thi đầy đủ quyền tự do kinh doanh( gồm cả quyền tự do lựa chọn cơ quan tài phán); Cung cấp cho nhà kinh doanh cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với sở thích và yêu cầu có tính nghề nghiệp: ◼ Tính chất “ một lần” ◼ Tính bí mật ◼ Tính dân chủ Xã hội hoá hoạt động giải quyết tranh chấp – biểu hiện của xã hội văn minh; Hoà nhập với thông lệ chung trên thế giới.
  152. CÁC TỔ CHỨC TTTM Ở VIỆT NAM Tổ chức và hoạt động của TTKT ở VN trước 01/7/1994 Caùc trung taâm TT taïi Haø noäi, Ñaø naüng, TP. Hoà chí Minh hoaït ñoäng theo Pleänh TTTM 25/02/2003; Caùc trung taâm TTKT ñöôïc thaønh laäp ôû caùc tænh theo NÑ 116/CP ngaøy 05/9/1994; Trung taâm TT quoác teá VN beân caïnh Phoøng thöông maïi vaø coâng nghieäp VN ( VIAC ) thaønh laäp theo QÑ 204/Ttg ngaøy 28/4/1993. Ñaëc ñieåm chung cuûa caùc trung taâm TT: ◼ Toå chöùc phi chính phuû ◼ Trọng tài quy chế - Trọng tài vụ việc
  153. Địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức của TT. TTTM (Điều 27. ) 1. Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 2. Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. 3. Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. 4. Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên. 5. Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên.
  154. (Điều 20)Tiêu chuẩn Trọng tài viên 1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm TTV: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của BLDS; b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên; c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b, cũng có thể được chọn làm TTV. 2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại (1) nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm TTV : a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án; b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích. 3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại (1) đối với TTV của tổ chức mình.
  155. Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên 1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp. 2. Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp. 3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. 4. Được hưởng thù lao. 5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời. 7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
  156. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: NGUYÊN TẮC & HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Nguyên tắc giải quyết (đ.4 L. TTTM): ◼ 1. Trọng tài viên phải tơn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đĩ khơng vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. ◼ 2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vơ tư và tuân theo quy định của pháp luật. ◼ 3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài cĩ trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. ◼ 4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành khơng cơng khai, trừ trường hợp các bên cĩ thỏa thuận khác. ◼ 5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
  157. Hình thức giải quyết (đ.3 LTTTM): ◼ Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật TTTM và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đĩ. ◼ Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật TTTM và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
  158. Thoả thuận trọng tài (đ.16) 1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. 2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
  159. TỐ TỤNG TRỌNG TÀI ( L. TTTM 2010) Khởi kiện và thụ lý – bên khởi kiện chọn TTV và phải gởi kèm bản thoả thuận trọng tài (đ.30); Bản tự bảo vệ của bị đơn và việc chọn TTV (đ.35) Thành lập HĐTT tại TrungTâm Trọng Tài hoặc TT vụ việc (đ.40&41) Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (đ. 48-50); Phiên họp giải quyết tranh chấp (đ. 54-55); Hoà giải ( đ. 58); Phán Quyết trọng tài (đ. 60-62) Thi hành phán quyết TT ( đ. 65-67)
  160. THI HÀNH PHAÙN QUYEÁT TROÏNG TAØI Điều 65. Tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Điều 66. Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài 1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. 2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này. Điều 67. Thi hành phán quyết trọng tài Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  161. NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA TỐ TỤNG TT VÀ TTTA TOÁ TUÏNG TOAØ AÙN TOÁ TUÏNG TROÏNG TAØI Thöïc hieän bôûi TP, HÑXX Thöïc hieän bôûi TTV. Coù theå goàm 3 ngöôøi. do 1 hoaëc 3 TTV Caùc beân khoâng coù quyeàn Caùc beân coù quyeàn löïa choïn löïa choïn TP hoaëc HTND ít nhaát 1 TTV Khoâng ñöôïc choïn ñòa ñieåm Coù quyeàn thoaû thuaän ñòa XX; phaûi ñöôïc giaûi quyeát taïi ñieåm giaûi quyeát tranh chaáp CQ TA coù thaåm quyeàn
  162. NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA TỐ TỤNG TT VÀ TTTA(tt) Veà nguyeân taéc: xeùt xöû Khoâng coâng khai coâng khai Thôøi gian môû phieân XX Caùc beân coù theå thoaû thuaän ñöôïc quy ñònh theo luaät thôøi gian cho töøng thuû tuïc giaûi quyeát vuï kieän Traûi qua nhieàu caáp XX: Quyeát ñònh cuûa TT laø ST, PT, GÑT, TT chung thaåm( tröø tröôøng hôïp bò huyû bôûi TA) AÙn phí ñöôïc quy ñònh Caùc TTTT coù theå quy ñònh thoáng nhaát cho caùc toaø khaùc nhau. Neáu vuï vieäc ñöôïc giaûi quyeát bôùi TTV khoâng phaûi cuûa TTTT thì TTV quyeát ñònh aùn phí.