Tài liệu Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
tai_lieu_khuyen_cao_ve_chan_doan_va_dieu_tri_tang_huyet_ap_2.pdf
Nội dung text: Tài liệu Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018
- HỘI TIM MẠCH HỌC QUỐC GIA VIỆT NAM Vietnam National Heart Association KHUYẾN CÁO VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2018 www.vnha.org.vn 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASCVD: Bệnh tim mạch do xơ vữa HABT: Huyết áp bình thường BMV: Bệnh mạch vành HA: Huyết áp BTM: Bệnh tim mạch HATB: Huyết áp trung bình DTT: Dày thất trái MLCT: Mức lọc cầu thận CTTA: Chẹn thụ thể angiotensin II NMCT: Nhồi máu cơ tim CKCa: Chẹn kênh canxi LT: Lợi tiểu CB: Chẹn beta THA: Tăng huyết áp ĐTN: Đau thắt ngực TIA: Cơn thiếu máu não thoáng qua ĐTĐ: Đái tháo đường TMLS: Tim mạch lâm sàng ĐMC: Động mạch chủ TTCQĐ: Tổn thương cơ quan đích EF: Phân suất tống máu TB: Trung bình HATN: Huyết áp tại nhà TM: Tim mạch HALT: Huyết áp liên tục TĐLS: Thay đổi lối sống HATT: Huyết áp tâm thu ƯCMC: Ức chế men chuyển HATTr: Huyết áp tâm trương VXĐM: Vữa xơ động mạch HAPK: Huyết áp phòng khám YTNC: Yếu tố nguy cơ 2
- TÓM TẮT KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI LỚN CỦA HỘI TIM MẠCH VIỆT NAM PHÂN HỘI THA VIỆT NAM (VNHA/VSH) 2018 2018 VNHA/VSH Guidelines for Diagnosis and Treatment of Hypertension in Adults ỦY BAN SOẠN THẢO • Trưởng Ban: GS.TS. Huỳnh văn Minh • Điều phối: PGS.TS. Trần Văn Huy • Thành viên: GS.TS. Phạm Gia Khải, GS.TS. Đặng Vạn Phước, GS.TS. Nguyễn Lân Việt, PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh, GS.TS. Đỗ Doãn Lợi, PGS.TS. Châu Ngọc Hoa, PGS.TS. Nguyễn Văn Trí, PGS.TS. Trương Quang Bình, PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, GS.TS. Nguyễn Đức Công, GS.TS. Võ Thành Nhân, GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn, PGS.TS. Hồ Huỳnh Quang Trí, PGS.TS. Đỗ Quang Huân, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang, TS. Viên Văn Đoan, TS. Hoàng Văn Sỹ, TS. Phạm Thái Sơn, PGS.TS. Cao Trường Sinh, BS CKII. Nguyễn Thanh Hiền, TS. Phan Đình Phong • Ban thư ký: TS. Phạm Thái Sơn, TS. Hoàng Văn Sỹ, BSCKII. Phan Nam Hùng 3
- I. PHẦN MỞ ĐẦU: Tần suất THA vẫn không ngừng gia tăng không những trên thế giới mà ngay tại nước ta. Trên toàn cầu hiện có 1 tỷ người THA và dự kiến sẽ tăng 1.5 tỷ vào năm 2025. THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó có 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ. Nó cũng là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi, suy giảm chức năng nhận thức Trong những năm gần đây đã có nhiều chứng cứ mới trong việc xác định chẩn đoán và điều trị nên nhiều tổ chức và các hiệp hội THA trên thế giới đã công bố nhiều khuyến cáo mới trong chẩn đoán và điều trị THA có tính đột phá, tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa thống nhất. Do vậy, Hội Tim mạch Việt Nam/ Phân Hội THA Việt Nam (VNHA/VSH) đã họp hội đồng chuyên gia cùng với ủy ban soạn thảo thống nhất khuyến cáo chẩn đoán và điều trị THA mới 2018. Bảng 1: Phân loại khuyến cáo Loại Định nghĩa Gợi ý sử dụng Khuyến Cáo Chứng cứ và/hoặc sự đồng thuận cho thấy việc Được khuyến cáo Loại I điều trị mang lại lợi ích và hiệu quả. /chỉ định Chứng cứ đang còn bàn cãi và/hoặc ý kiến khác Loại II nhau về sự hữu ích /hiệu quả của việc điều trị Nên được xem xét Chứng cứ/ý kiến ủng hộ mạnh về tính hiệu quả Loại IIa của việc điều trị Có thể Loại IIb Chứng cứ/ý kiến cho thấy ít có hiệu quả/ hữu ích được xem xét Chứng cứ và/hoặc sự đồng thuận cho thấy việc Không được Loại III điều trị không mang lại lợi ích và hiệu quả, khuyến cáo trong vài trường hợp có thể gây nguy hại 4
- Bảng 2: Mức chứng cứ 5
- II. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI THA: Liên quan giữa huyết áp và các biến cố tim mạch, thận và tử vong là liên tục, làm phân biệt giữa huyết áp bình thường và tăng huyết áp có tính quy ước dựa theo các nghiên cứu dịch tễ. THA được định nghĩa khi mức huyết áp điều trị cho thấy có lợi một cách rõ ràng so với nguy cơ có hại qua các chứng cứ của các thử nghiệm lâm sàng. Mặc dầu có nhiều chứng cứ mới nhưng cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá để có một sự thay đổi trong định nghĩa và phân loại. Hội Tim Mạch Việt Nam và Phân Hội THA Việt Nam vẫn dùng định nghĩa và phân loại THA phòng khám của khuyến cáo 2015. Chẩn đoán THA khi đo HA phòng khám có HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥90mmHg. Bảng 3: Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám, liên tục và tại nhà (mmHg) HA Tâm Thu HA Tâm Trương HA Phòng Khám ≥140 và/hoặc ≥90 HA liên tục (ambulatory) Trung bình ngày (hoặc thức) ≥ 135 và/hoặc ≥ 85 Trung bình đêm (hoặc ngủ) ≥ 120 và/hoặc ≥70 Trung bình 24 giờ ≥130 và/hoặc ≥80 HA đo tại nhà trung bình ≥135 và/hoặc ≥85 Mức Khuyến Cáo Loại Chứng Cứ Phân độ THA Huyết áp được khuyến cáo phân theo HA tối ưu, bình thường, I C bình thường-cao hoặc THA từ độ 1 đến độ 3 theo HA phòng khám Sàng lọc THA Sàng lọc HA được khuyến cáo phải đo HA phòng khám ở tất cả I B người lớn>18 tuổi ghi vào sổ y bạ và cảnh báo về HA của họ 6
- Bảng 4: Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám (mmHg)* HA Tâm Thu HA Tâm Trương Tối ưu <120 <80 Bình thường** 120 - 129 và/hoặc 80 - 84 Bình thường cao** 130 - 139 và/hoặc 85 - 89 THA độ 1 140 - 159 và/hoặc 90 - 99 THA độ 2 160 - 179 và/hoặc 100 - 109 THA độ 3 ≥180 và/hoặc ≥110 THA Tâm Thu đơn độc ≥140 <90 *Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm trương cao nhất. THA TT đơn độc xếp loại theo mức HATT **Tiền Tăng huyết áp: khi HATT > 120-139mmHg và HATTr > 80-89 mmHg Các thể THA và HA bình thường Bảng 5: Các thể THA dựa theo trị số HA phòng khám và HA tại nhà hoặc HA liên tục HA phòng khám (mmHg) HATT < 140 HATT ≥140 và HATTr < 90 Hoặc HATTr ≥ 90 HATT < 135 hoặc THA HA bình thường HA tại nhà HATTr < 85 áo choàng trắng hoặc liên tục ban ngày (mmHg) HATT ≥ 135 THA ẩn giấu THA thật sự Hoặc HATTr ≥ 85 7
- III. CHẨN ĐOÁN THA: Dựa vào đo HA chính xác bằng đo HA tại phòng khám và HA ngoài phòng khám (HA tại nhà, HA liên tục), khai thác tiền sử cá nhân và tiền sử gia đình, khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định nguyên nhân THA thứ phát hay THA tiên phát, đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch, tổn thương cơ quan đích, và bệnh cảnh lâm sàng đi kèm để phân tầng nguy cơ. III. 1. ĐO HUYẾT ÁP: Để chẩn đoán và điều trị THA, các phương pháp thích hợp được khuyến cáo nhằm đo HA chính xác và ghi lại trị số HA (Loại I, Mức chứng cứ A). Một số định nghĩa trị số đo huyết áp: Huyết áp tâm thu: Tiếng thứ nhất Korotkoff ; Huyết áp tâm trương: Tiếng thứ năm Korotkoff; Hiệu số huyết áp (HATT – HATTr) (Huyết áp mạch, Hiệu áp, Pulse Pressure); Huyết áp trung bình: HATTr cộng 1/3 Hiệu số huyết áp, được tính khi nhịp tim đều; Huyết áp trung gian (HA- Tg): (HATT cộng HATTr) chia 2 Bảng 6: Khuyến cáo đo HA Mức Khuyến cáo Loại Chứng Cứ Sàng lọc HA theo chương trình được khuyến cáo. Tất cả người lớn (≥18 tuổi) cần đo HA tại phòng khám và ghi vào y bạ của họ I B cũng như cho họ biết trị số HA của mình Cần đo HA về sau ít nhất mỗi 3 năm nếu HA vẫn ở mức tối ưu I C Cần đo HA về sau ít nhất mỗi 2 năm nếu HA vẫn ở mức bình thường I C Cần đo HA về sau ít nhất mỗi năm I C Ở người lớn tuổi (> 50 tuổi), cần phải sàng lọc HA thường xuyên IIa C dù ở mức độ nào vì xu hướng HA tăng dần theo tuổi Cần đo HA ở cả hai tay ít nhất vào lần khám đầu tiên vì trị số HA hai tay chênh > 15 mmHg gợi ý bênh lý vữa xơ động mạch và I A thường phối hợp sự gia tăng nguy cơ tim mạch Nếu có sự khác biệt HA hai tay thì dùng các thông số ở tay I C có trị số cao hơn 8
- Bảng 7: Khuyến cáo đo HA (tt) Mức Khuyến cáo Loại Chứng Cứ Chẩn đoán THA dựa vào Đo HA tại phòng khám được lập lại ít nhất một lần khám, trừ khi: THA nặng (Vd: độ 3, đặc biệt nếu nguy cơ cao). Mỗi lần khám, cần đo HA 3 lần cách nhau 1-2 phút và nên đo thêm lần nữa nếu I C hai lần đầu chênh nhau > 10 mmHg. Trị số HA của bệnh nhân là trung bình của 2 trị số sau cùng. Hoặc Đo HA ngoài phòng khám với HALT và/hoặc HATN, khi thấy các phương pháp này là hợp lý và chấp nhận được về mặt kinh tế I C Đo HA ngoài phòng khám (V.d. HALT hoặc HATN) được khuyến cáo đặc biệt cho một số chỉ định lâm sàng chẳng hạn xác định THA I ẩn giấu hoặc THA áo choàng trắng, đánh giá điều trị cũng như A theo dõi tác dụng phụ như hạ HA Cần bắt mạch các bệnh nhân THA để xác định nhịp tim và xem có loạn nhịp như rung nhĩ khi nghỉ I C Các chỉ số HA khác ( Hiệu số HA, biến đổi HA, HA gắng sức, HA trung tâm có thể xem xét nhưng không thường qui lâm sàng. Chúng có thể cung cấp những thông tin hữu ích bổ sung trong IIa C một số trường hợp và có giá trị trong nghiên cứu. Huyết áp ngoài phòng khám và tự theo dõi. Đo HA ngoài phòng khám (HATN, HALT) được khuyến cáo để xác định chẩn đoán THA và định mức thuốc điều trị hạ HA, kết hợp tư vấn sức khỏe từ xa hoặc can thiệp lâm sàng. (Loại I, Mức chứng cứ A) Bảng 8: So sánh đo HA liên tục (HALT) & đo HA tại nhà (HATN) Huyết áp liên tục (HALT) Huyết áp tại nhà (HATN) Ích lợi Ích lợi Có thể xác định THA áo choàng trắng Có thể xác định THA áo choàng trắng và THA ẩn giấu và THA ẩn giấu Đánh giá tiên lượng mạnh mẽ hơn Rẻ tiền và có sẵn mọi nơi Đo được HA về đêm Đo HA trong bối cảnh ngồi tại nhà, Đo HA trong bối cảnh thực tế bệnh nhân thường thư giãn hơn ở Bổ sung một phương tiện tiên lượng phòng mạch dự hậu THA Bệnh nhân gắn liền với đo HA Thông tin phong phú từ một lần đo, Dễ lập lại và thời gian dài hơn dễ đánh giá kể cả sự biến thiên HA ngắn hạn biến thiên HA ngày này đến ngày khác Bất lợi Bất lợi Đắt tiền và đôi khi tính khả dụng hạn chế Chỉ đo HA động Có thể không thuận tiện Khả năng đo sai Không đo HA ban đêm được 9
- Bảng 9: Chỉ định lâm sàng của HATN hoặc HALT Các tình huống hay gặp THA áo choàng trắng, V.d. THA độ I khi đo tại phòng khám HA tại phòng khám tăng cao đáng kể nhưng không có tổn thương cơ quan đích Các tình huống THA ẩn giấu hay gặp, V.d. HA bình thường cao tại phòng khám HA tại phòng khám bình thường ở người có tổn thương cơ quan đích hoặc nguy cơ tim mạch cao Hạ HA tư thế hoặc sau ăn ở bệnh nhân được điều trị hoặc không Đánh giá THA kháng trị Đánh giá kiểm soát HA, đặc biệt ở bệnh nhân nguy cơ cao đã được điều trị Đáp ứng HA quá mức với gắng sức Khi có thay đổi HA phòng khám đáng kể Đánh giá triệu chứng khi có tụt HA trong điều trị Chỉ định đặc hiệu cho HALT hơn HATN: Đánh giá trị số HA ban đêm và tình trạng trũng (V.d. nghi ngờ THA về đêm, như hội chứng ngưng thở khi ngủ, suy thận mạn, ĐTĐ, THA nội tiết hoặc rối loạn hệ thần kinh tự động) Hình 1: Sơ Đồ Khám Đo Chẩn Đoán THA * Cơn THA gồm cấp cứu & khẩn cấp 10