Sinh học - Học thuyết tiến hóa cổ điển
Bạn đang xem tài liệu "Sinh học - Học thuyết tiến hóa cổ điển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sinh_hoc_hoc_thuyet_tien_hoa_co_dien.pdf
Nội dung text: Sinh học - Học thuyết tiến hóa cổ điển
- HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN 1. Học thuyết của Lamac - Tiến hóa: là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp (là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hóa hữu cơ) - Cơ chế: Những biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ (di truyền tính tập nhiễm) - Sự hình thành đặc điểm thích nghi: Ngoại cảnh thay đổi chậm nên mọi sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời và không loài nào bị đào thải. - Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từ từ tương ứng với sự thay đổi ngoại cảnh. - Lamac giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài cổ ngắn: + Khi dưới thấp không còn lá cây (môi trường sống thay đổi) các con hươu đều phải chủ động vươn cổ lên để lấy lá trên cao (thay đổi tập quán hoạt động của cổ) cổ hoạt động nhiều theo hướng vươn dài ra cổ dài dần đặc điểm này được truyền cho đời sau + Các thế hệ kế tiếp, lá cây dưới thấp ngày một khan hiếm các con hươu tiếp tục vươn cổ để lấy lá cao hơn và cứ như vậy qua nhiều thế hệ loài hươu cổ ngắn dần thành loài hươu cổ cao Cống hiến: - Lamac là người đầu tiên xây dựng học thuyết tiến hóa trên cơ sở duy vật biện chứng. - Là người đầu tiên bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc giải thích nguồn gốc các loài. Tồn tại: - Chưa giải thích được tính hợp lý của đặc điểm thích nghi - Chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp - Ông cho rằng trong lịch sử không có loài nào bị đào thải không đúng với các tài liệu cổ sinh vật học - Chưa phân biệt biến dị di truyền với biến dị không di truyền 2. Học thuyết của Đacuyn Charles Robert Darwin Hành trình vòng quanh thế giới của Đacuyn trên tàu Beagle (1831-1836) (1809 - 1882)
- * Nhân tố chủ yếu trong quá trình tiến hóa sinh giới là: biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên (CLTN) Sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình Biến dị cá thể sinh sản (biến dị) Xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ, theo hướng không xác định Là nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa Tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa Tính di truyền: Cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ thành các biến đổi lớn. Di truyền và biến dị giúp sinh vật tiến hóa thành nhiều dạng đồng thời vẫn giữ được đặc điểm riêng của từng loài Quá trình xảy ra do tác động của con người dựa trên các biến dị nhân tạo hay tự nhiên Chọn lọc nhân tạo Tích lũy những biến dị có lợi cho con người. Chọn lọc Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng mỗi giống cây trồng, vật nuôi đều thích nghi cao với một nhu cầu xác định của con người Xảy ra trên quy mô hẹp, thời gian chọn lọc ngắn, hướng chọn lọc thay đổi thường xuyên Kết quả: chỉ tạo ra những thứ, nòi cây trồng, vật nuôi mới trong phạm vi một loài Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho Chọn lọc sinh vật tự nhiên Nguyên liệu: các biến dị cá thể xuất hiện ngẫu nhiên trong điều kiện tự nhiên Các biến dị đó có thể tích lũy qua cơ chế di truyền và con đường sinh sản Động lực : Đấu tranh sinh tồn ở những vùng địa lý, biểu hiện ở 3 mặt + Đấu tranh với điều kiện thiên nhiên bất lợi + Đấu tranh cùng loài + Đấu tranh khác loài Xảy ra trên quy mô lớn, thời gian lịch sử lâu dài, toàn diện, sâu sắc Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể Nhân tố chính qui định sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật Sự phân li tính trạng hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu
- * Cống hiến - Giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi và tính tương đối của các đặc điểm thích nghi - Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một gốc chung * Hạn chế: Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị Bài tập Câu 1: (Đề TSĐH 2007)Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do A. sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên. B. sự xuất hiện các đột biến cổ dài. C. sự chọn lọc các đột biến cổ dài. D. hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao. Câu 2: (Đề TSCĐ2008) Phát biểu nào sau đây không có trong học thuyết tiến hoá của Lamac? A. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B.Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ. C. Mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. D. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ. Câu 3: (Đề TSCĐ2011) Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của Lamac về tiến hoá? A. Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách li sinh sản và khả năng phát sinh các đột biến. C. Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu. D. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. Câu 4: Nguyên nhân tiến hóa theo Lamac là A. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh. B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. C. Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi . D. Sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên Câu 5: Sự hình thành các đặc điểm thích nghi theo Lamac là do: A. Trên cơ sở tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên B. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi kịp thời C. Đặc điểm cấu tạo biến đổi theo nguyên tắc cân bằng dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh D. Trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc các dạng kém thích nghi bị đào thải chỉ còn lại những dạng thích nghi nhất Câu 6: (Đề TSĐH 2007) Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm A. đột biến. B. đột biến trung tính. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị cá thể. Câu 7: (Đề TSĐH 2007) Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời. B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. C. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. Câu 8: (Đề TSĐH 2010)Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành
- đạt sinh sản. C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. Câu 9: (Đề TSĐH 2008) Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. Câu 10: Nhân tố chính quyết định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống cây trồng, vật nuôi là A. Chọn lọc tự nhiên. B. Chọn lọc nhân tạo. C. Các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở cây rồng, vật nuôi . D. Sự thích nghi cao độ với nhu cầu và lợi ích của con người. Câu11: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là: A. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong sự tiến hóa của vật nuôi cây trồng và các loài hoang dại. B. Giải thích được sự hình thành loài mới. C. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có cùng một nguồn gốc chung. D. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này. Đáp án: Câu 1 D Câu 2 A Câu 3 C Câu 4 C Câu 5 B Câu 6 D Câu 7 A Câu 8 C Câu 9 D Câu 10 B Câu 11A