Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (pcda)

pdf 75 trang vanle 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (pcda)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkiem_soat_o_nhiem_tai_cac_khu_vuc_dong_dan_ngheo_pcda.pdf

Nội dung text: Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (pcda)

  1. Kiểm Soát Ô Nhiễm Tại Các Khu Vực Đông Dân Nghèo (PCDA)
  2. Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA) Quyển 2: HƯỚNG DẪN x©y dùng kÕ ho¹ch hμnh ®éng kiÓm so¸t « nhiÔm cÊp ®Þa ph−¬ng Hà nội, tháng 10 năm 2007
  3. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Mục lục Danh mục từ viết tắt 5 1. Mở đầu 6 1.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm 6 1.2. Giới thiệu, huớng dẫn và tổ chức lập kế hoạch 6 1.2.1. Kế hoạch hành động có tính chiến lược (một công cụ cần thiết) 8 1.2.2. Quy trình 9 1.2.3. Thành lập nhóm lập kế hoạch bao gồm các bên liên quan 10 1.2.4. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch 10 1.3. Khung Kế hoạch hành động 13 2. Các yếu tố cần thiết để xây dựng kế hoạch hành động KSON 13 2.1. Các thực trạng 13 2.1.1. Môi trường tự nhiên 14 2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội 15 2.1.3. Thực trạng môi trường 15 2.1.4. Các dạng công tác kiểm soát ô nhiễm 15 2.2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật 16 2.3. Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu 16 2.3.1. Thể chế 18 2.3.2. Chính sách 19 2.3.2. Xây dựng tầm nhìn 20 2.3.4. Xây dựng mục tiêu chung 22 2.3.5. Xây dựng mục tiêu cụ thể 23 3. Các dự án và hành động 25 3.1. Phân tích lựa chọn các dự án và hành động 25 3.1.1. Các quy định 25 3.1.2. Hoàn thiện công cụ bảo vệ môi trường 26 3.1.3. Quy hoạch 28 3.1.3.1. Quy hoach - Kế hoạch liên quan tới ngành công nghiệp 28 3.1.3.2. Quản lý và kiểm soát các khu công nghiệp 30 3.1.3.3. Quản lý và kiểm soát các làng nghề thủ công 31 - 2 -
  4. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 3.1.4. Chính sách và pháp luật 32 3.1.5. Các giải pháp kỹ thuật cho các ngành và vấn đề cụ thể 32 3.1.5.1. Sản xuất sạch - công nghệ sạch 32 3.1.5.2. Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và ở nông thôn 34 3.1.5.3. Thuốc bảo vệ thực vật 35 3.1.5.4. Khu giết mổ 36 3.1.5.5. Ô nhiễm khí thải 36 3.1.5.6. Chất thải rắn 37 3.1.5.7. Tái chế, tái sử dụng chất thải 40 3.1.5.8. Chất thải nguy hại 41 3.1.5.9. Chất thải y tế 42 3.1.5.10. Xử lý nước thải đô thị 46 3.1.6. Sự tham gia của cộng đồng 48 3.1.7. Công tác quan trắc 52 3.1.8. Phối hợp liên ngành 54 3.1.9. Các vấn đề hành chính 54 3.2. Xác định và lựa chọn dự án 55 3.3. Lựa chọn các hành động 56 3.4. Chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra và kết quả 59 4. Tính toán chi phí cho các hành động đề xuất 59 4.1. Phân tích chi phí - lợi ích 60 4.2. Tài chính 60 4.2.1. Chi phí đầu tư 60 4.2.2. Doanh thu 61 5. Lựa chọn các ưu tiên 61 5.1. Các tiêu chí lưa chọn ưu tiên 61 5.2. Cách lựa chọn ưu tiên 63 5.3. Tiêu chí thông qua dự án 64 6. Tổ chức thực hiện 65 6.1 Giải pháp thực hiện 66 6.1.1. Giải pháp cơ cấu chính sách 66 6.1.2. Giải pháp nguồn lực 67 6.1.3. Giải pháp kỹ thuật 67 - 3 -
  5. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 6.1.4. Giải pháp cưỡng chế 67 6.1.5. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thúc cộng đồng 67 6.2. Tổ chức, sắp xếp thực hiện 67 6.2.1. Giám sát môi trường ở các cấp khác nhau 67 6.2.2. Thủ tục thi hành 67 6.3. Tổng hợp lập thành Kế hoạch hành động KSONMT địa phương 67 7. Thực hiện và giám sát/quan trắc 67 7.1. Mô tả đối tượng giám sát/quan trắc 68 7.2. Mô tả cách sử dụng dữ liệu 70 7.3. Xác định các nguồn lực đã có 70 7.4. Đánh giá, thiết kế chương trình giám sát/quan trắc 70 7.5. Quy trình giám sát/quan trắc 73 7.6. Đảm bảo chất lượng 73 7.7. Giám sát/quan trắc chất thải rắn 73 7.8. Chỉ số đánh giá (đầu ra và kết quả) 74 7.9. Thông tin phản hồi 74 - 4 -
  6. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Danh mục các từ viết tắt BKHCN Bộ Khoa học Công nghệ BOD Nhu cầu Oxy sinh hoá BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật BXD Bộ Xây dựng CBO Tổ chức cộng đồng COD Nhu cầu Oxy hoá học CP Chính phủ DANIDA Tổ chức phát triển quốc tế Đan Mạch DO Oxy hoà tan DONRE Sở Tài nguyên Môi trường ĐMC Đánh giá tác động môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường GIS Hệ thống thông tin địa lý GPS Định vị vệ tinh KCN Khu công nghiệp KKHHĐKSONMT Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường KT - XH Kinh tế - Xã hội KSON Kiểm soát ô nhiễm N Ni tơ NĐ Nghị định NGO Tổ chức phi chính phủ NO2 Dioxit Nitơ P Phốt pho PCDA Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo PM Bụi lơ lửng PPP Chương trình phòng ngừa ô nhiễm QA/QC Đảm bảo chất lượng/Kiểm soát chất lượng QĐ Quyết định SOWT Mạnh - yếu - cơ hội - thách thức. TCMT Tiểu chuẩn môi trường TP Thành phố TT Thông tư TTg Thủ tướng UBND Uỷ ban nhân dân - 5 -
  7. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Mở đầu Kiểm soát ô nhiễm (KSON) khu vực đông dân cư nghèo là một trong 5 hợp phần của chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch nhằm thực hiện được các nhiệm vụ nêu trong Quyết định 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về Kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Chương trình này nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường ở các khu vực trọng điểm trong việc bảo vệ môi trường từ Trung ương tới địa phương về các công cụ kinh tế và pháp lý, xã hội hoá, năng lực quan trắc cùng với những đóng góp khác có liên quan, hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường đạt được thành quả thiên niên kỷ, gắn chặt với Chiến lược tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Kết quả của Hợp phần là xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường (KKHHĐKSONMT)cấp địa phương và Hướng dẫn thực hiện. Từ thực trạng ô nhiễm môi trường, công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và đặc biệt là báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện Quyết định 328/2005/QĐ-TTg ở các Bộ, Ngành Trung ương và các địa phương trong hơn một năm qua nhóm tư vấn quốc tế và tư vấn trong nước tiến hành xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường và bản hướng dẫn thực hiện Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch HĐKSON là phần 2 (Quyển 2) của “KKHHĐKSONMT” hoạt động trong Hợp phần PCDA. Nội dung của hướng dẫn tập trung vào các vấn đề: - Khái niệm về lập kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm; - Xác định và đánh giá vấn đề môi trường trong điều kiện hiện tại; - Xác định giải pháp hợp lý, các dự án và hành động cho sự cải thiện môi trường; - Tiêu chí lựa chọn các dự án ưu tiên, tính toán chi phí thực hiện; - Tổ chức thực hiện, giám sát và quan trắc. Trên cơ sở khung kế hoạch (quyển 1), các hướng dẫn hiện tại và các điều kiện của từng địa phương, mỗi địa phương sẽ phát triển KKHHĐKSON một cách phù hợp và có tính khả thi. Việc xây dựng KHHĐKSONMT này sẽ được thực hiện bởi đơn vị, tổ chức do UBND tỉnh, TP của các địa phương, phân công hoặc ủy quyền có sự phối hợp của các Sở ban ngành liên quan. Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm thực thi với sự tham gia phối hợp của các bên liên quan là phù hợp nhất. 1.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm Tại phần 1.1 trong KKHHĐKSON đã giải thích khái niệm của KSON dựa trên Chính sách môi trường quốc gia và Quyết định 328/2005/QĐ-TTg .Việc xây dựng KHKSON dựa trên hệ thống văn bản pháp luật hay chính sách KSONMT hiện nay. Điều này có nghĩa KHHĐKSON ở các địa phương phải có cùng một khuôn mẫu tuân theo các cấp bậc trong quá trình xây dựng KHHĐKSON cấp địa phương. Kế hoạch này được bắt đầu từ Tầm nhìn, Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể nhằm xây dựng các dự án và hành động. 1.2. Giới thiệu hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch - 6 -
  8. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Như đã miêu tả kỹ trong bản KKHHĐKSON, kế hoạch hành động KSON phải tập trung vào mục tiêu của Quyết định 328/2005/QĐ-TTg và đưa ra những kết quả quan trọng nhằm đạt được mục tiêu đó. Địa phương có thể sử dụng bản Hướng dẫn để lựa chọn các dự án và hành động nhằm đạt được kết quả mong muốn. Khi đã phân tích và mô tả hiện trạng, địa phương sẽ biết cần phải tập trung vào vấn đề gì để đạt được kết quả. Bản hướng dẫn này sẽ không trình bày chi tiết phải làm gì để lựa chọn các hành động và ưu tiên mà chỉ chỉ ra các yếu tố cần tính tới trong quá trình. Khởi đầu của định hướng và các mục tiêu KHHĐKSONMT cấp địa phương là phải làm thế nào để chuyển từ "tình trạng hiện có" đến "tình trạng mong muốn" (xem hình 1) thực sự là mục tiêu cần đạt được. Tiến trình của KHHĐKSON được khởi đầu từ những hiểu biết về tình hình thực tại, bao gồm các vấn đề kinh tế - xã hội, sinh học - vật lý, thể chế. Sau đó kết hợp các khía cạnh pháp lý với chính sách và định hướng ở cấp địa phương để đi tới quá trình kế hoạch hóa bao gồm các nội dung: thiết lập, tính toán chi phí, xác định ưu tiên, dự toán kinh phí và cuối cùng là thực hiện và giám sát . Khi quá trình được hoàn thành, cần đúc rút kinh nghiệm để triển khai tốt hơn. Các yếu tố của quá trình này được chỉ ra trong hình 6, mục 1.3 của hướng dẫn này. Cộng đồng Lĩnh vực kinh tế tư nhân Chính quyền cấp trung ương Chính quyền cấp địa phương Các tổ chức Các trường đại học Môi trường chúng ta đang có Môi trường chúng ta mong muốn Hình 1. KSON, xây dựng và thay đổi theo kế hoạch hành động chiến lược dựa trên các ưu tiên định hướng, sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng và các bên có liên quan. Những mục tiêu chính trong Quyết định 328/2005/QĐ-TTg gồm: 1. Xử lý 70% nguồn thải; 2. Thu gom 90% lượng chất thải rắn phát sinh; 2. Xử lý 100% chất thải y tế; 4. Xử lý 60% chất thải nguy hại trước năm 2010. Có thể nhận thấy rằng, để thực hiện được những mục tiêu quan trọng này, đặc biệt là mục tiêu thứ nhất và thứ hai cần phải có sự phối hợp tốt giữa các Bộ, Ngành, Địa phương và có đầy đủ các nguồn lực. Chỉ có một giải pháp đối với việc này đó là đánh giá tình hình hiện trạng mà ta đang có, so sánh với những mục tiêu trong Quyết định 328, những chính sách, định hướng ưu tiên tại địa phương (mong muốn). Tiếp đó lập kế hoạch chiến lược từng bước để giảm thiểu từng nguồn ô nhiễm (có thể đạt được). Thậm chí cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan - 7 -
  9. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương chức năng để thực hiện một cách hiệu quả. Từng bước của khung kế hoạch hành động sẽ được trình bày càng đơn giản càng tốt nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch đi đúng hướng để đạt được mục tiêu. 1.2.1. Kế hoạch hành động có tính chiến lược (một công cụ cần thiết) Chỉ có thể sử dụng khái niệm Kế hoạch hành động chiến lược để xây dựng Kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng đã đề cập tới ở trên. Có thể thấy rằng : thứ nhất, mục tiêu đạt được là khó khăn. Thứ hai, để đạt được mục tiêu cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, do vậy ngay từ đầu kế hoạch phải được thực hiện liên ngành. Thứ ba, kế hoạch hành động phải là một tổ hợp của các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp kinh tế, các ưu tiên chiến lược, xây dựng năng lực, vấn đề nhận thức, thể chế, chính sách.v.v. và quá trình thực hiện sẽ kéo dài hàng năm.Trong thời gian này, những lựa chọn hành động ưu tiên sẽ có thể thay đổi do các vấn đề tài chính, kỹ thuật.v.v. và những bài học kinh nghiệm rút ra, do vậy Kế hoạch cần phải được điều chỉnh cho phù hợp (xem hình 2). 2 1 Chúng ta muốn Ngày nay chúng ta tiến tới đâu? đang ở đâu? Luật pháp, chính sách, Dự đoán và phân tích định hướng, các mục tiêu hiện trạng chiến lược và phối hợp hành động Kế hoạch Hành động có tính Chiến lược sẽ được bắt đầu bằng cách trả lời bốn câu hỏi sau: 3 4 Làm thế nào để Làm sao có thể đảm thành công bảo chúng ta sẽ đạt được mục tiêu ? Cần có xác định rõ ràng về kết quả và việc Các chỉ tiêu đánh giá, công tác thực hiện kế hoạch giám sát, các phương pháp kiểm tra và công bố kết quả Hình 2. Các thành tố xây dựng KHHĐ chiến lược. Kiểm soát ô nhiễm được đặt trong bối cảnh phát triển chung có thể đạt được mục tiêu tốt hơn so với việc xác định và thực thi những tình huống riêng rẽ. Nhưng điều này đòi hỏi mỗi địa phương phải có công cụ kế hoạch hóa chiến lược cần thiết và các kinh nghiệm. Điều đó cho phép việc quản lý các tình huống phức tạp, điều phối giữa nhiều tổ chức, đưa ra các ưu tiên quyết định các mục tiêu phát triển của địa phương. Mục đích của việc lập kế hoạch là tạo điều kiện phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức và thiết lập những mục tiêu chung cũng như phân công trách nhiệm cho từng đơn vị. Nhằm đối mặt với những thách thức mới, người quản lý cần phải có Kế - 8 -
  10. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương hoạch hành động chiến lược như là công cụ quản lý hành chính. Kế hoạch hành động chiến lược là phương thức để đánh giá một cách hệ thống về tình hình của một tổ chức, xác định những mục tiêu dài hạn quan trọng, xây dựng những chiến lược để đạt được những mục tiêu và bố trí những nguồn lực để thực hiện những chiến lược. Trước khi đề cập tới việc lập kế hoạch hành động, chúng ta phải tập trung vào những yêu cầu tối thiểu đối với năng lực lập kế hoạch hành động chiến lược cần phải có ở cấp địa phương để đảm bảo rằng việc thực hiện sẽ dẫn tới kết quả mong muốn. Nếu chưa có những nguồn lực cần thiết thì cần phải xây dựng năng lực lập kế hoạch trước khi xây dựng các kế hoạch hành động và lựa chọn những ưu tiên. 1.2.2. Quy trình xây dựng KHHĐKSON Việc xây dựng KHHĐKSONMT ở các địa phương sẽ được bắt đầu từ việc đánh giá tình hình hiện tại tức là tình trạng nền ban đầu của KHHĐ. Nói một cách khác, đây là điểm đối chứng để đánh giá sự thay đổi trong tương tai với những gì chúng ta mong muốn. Nếu không có điểm đối chứng này thì hầu như không thể định lượng hóa được sự thay đổi và ghi chép những kết quả của sự đầu tư. Đầu tư, thậm chí dẫn đến lợi nhuận, sẽ luôn luôn chấm dứt nếu không đo đạc, định lượng được kết quả. Sự thay đổi, từ tình hình ban đầu lên đến tình hình đã được cải thiện sẽ được đánh giá bằng biện pháp giám sát/quan trắc với các chỉ số xác định Trong bối cảnh được sự trợ giúp tài chính của DANIDA, hợp phần PCDA tập trung vào các khu vực đông dân cư, nghèo và sức khỏe, các thông số này sẽ trở thành các tiêu chí lựa chọn quan trọng cho việc thực hiện các dự án bên cạnh các thông số kỹ thuật về nguồn ô nhiễm, tài nguyên nước Trong chu trình dưới đây (hình 3) chỉ ra các lớp thông tin quan trọng cần xem xét để cuối cùng kết hợp với khung pháp lý, môi trường, phát triển và chính sách đầu tư, định hướng và các mục tiêu được xác định. Lớp "Lập kế hoạch" được minh họa làm thế nào các thông số được xem xét và đưa ra được KHKSON cấp địa phương. Mật độ dân số Sức khỏe Đói nghèo Hiện trạng ô nhiễm Tài nguyên thiên nhiên (nước) Khung pháp lý, chính sách và định hướng Lập kế hoạch Hình 2. Quy trình kết hợp hiện trạng, luật pháp, chính sách, tầm nhìn và , mục tiêu để xây dựng cơ sở cho KHHĐKSON - 9 -
  11. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 1.2.3. Thành lập nhóm lập kế hoạch bao gồm các bên liên quan Bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch là xác định và lựa chọn 1 nhóm bao gồm các bên có liên quan để xây dựng kế hoạch, có thể địa phương đã có những thành viên cho nhóm này tại đơn vị có liên quan trong ngành môi trường. Thành phần và nhiệm vụ của nhóm là để bảo đảm rằng KHKSON được lập khi có sự phối hợp của các bên có liên quan và sau đó kế hoạch có được sự đồng thuận của các ban ngành và cộng đồng. Điều này rất quan trọng khi tiến hành thực hiện về sau . Nhóm lập kế hoạch bao gồm đại diện của ít nhất các ngành sau: UBND tỉnh, môi trường, Công nghiệp, Y tế, Nông nghiệp, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, các tổ chức phi chính phủ trong nước và khu vực tư nhân. Vai trò của từng thành viên và đơn vị trong nhóm lập kế hoạch sẽ được xác định trước khi lập kế hoạch. Do vậy, mỗi tỉnh phải xây dựng các hướng dẫn rõ ràng cho các thành viên: • Ai trực tiếp tham gia lập kế hoạch? • Ai cung cấp những thông tin quan trọng cho quá trình lập kế hoạch? • Ai sẽ nhận được bản kế hoạch? • Ai ban hành bản kế hoạch? Rõ ràng là UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) sẽ đóng vai trò chính trong các vấn đề kỹ thuật môi trường và quyết định. Nhóm lập kế hoạch phải tham vấn Ban chỉ đạo để được ủng hộ. Hơn nữa nên : . • Chỉ định ít nhất một người có đủ thẩm quyền để đưa ra quyết định chiến lược, ví dụ lựa chọn mục tiêu nào và cách để đạt mục tiêu • Càng nhiều bên liên quan tham gia vào quá trình lập kế hoạch càng tốt • Những người chịu trách nhiệm viết và thực hiện kế hoạch cũng tham gia vào quá trình lập kế hoạch • Chỉ định một người điều hành quá trình bao gồm các việc sắp xếp họp mặt, hỗ trợ thu thập thông tin quan trọng, theo dõi tiến độ • Điều hành viên phải lưu giữ hồ sơ những pha quan trọng trong quá trình lập kế hoạch để có thể dễ dàng cập nhật sau này. 1.2.4. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch 1.2.4.1. Các nguồn lực Để xây dựng một kế hoạch chiến lược sẽ cần các nguồn lực như: con người, địa điểm và các thứ khác (máy tính, thiết bị ). Một số công cụ, thiết bị gợi ý để có thể thu thập được các thông tin chính xác và trình bày tốt: Công cụ đề xuất: • Giấy can; • Bảng can dùng để can ảnh và hình vẽ; • Băng dinh trong; • Bút chì đen, bút chì màu, bút màu, thước kẻ; • Thiết bị GPS (để định vị nguồn ô nhiễm); • Máy ảnh kỹ thuật số; • Máy tính và máy in màu; • Máy ghi âm để sử dụng trong các cuộc họp và hội thảo ; • Bìa kẹp hồ sơ (để ghi chép tại hiện trường); • Máy tính; • Thước đo (30 mét). - 10 -
  12. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Để đáp ứng được yêu cầu của mỗi địa phương cụ thể sẽ cần cập nhật các nhu cầu, xác định nơi lập kế hoạch, thời gian làm việc, cách đi thực địa và họp mặt ngoài trời 1.2.4.2. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch Các loại bản đồ và ảnh chụp từ vệ tinh trên toàn lãnh thổ là một nguồn thông tin phù hợp và cần thiết cho việc lập kế hoạch. Nhiều loại bản đồ này có thể dùng để đánh dấu vị trí trí trong Kế hoạch hành động KSON. Đối với bốn tỉnh : Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam và Bến Tre, hợp phần PCDA đã hỗ trợ xây dựng các bản đồ để phục vụ cho các mục đích này với tỉ lệ trong khoảng xấp xỉ 1: 200.000 đến 1:50.000. Loại bản đồ này được xây dựng bao gồm nhiều nội dung khác nhau như: ranh giới hành chính, mật độ dân cư, khu vực nghèo đói, hiện trạng sức khỏe Loại bản đồ này là công cụ hết sức cần thiết để lựa chọn dự án và hành động có liên quan tới nội dung đã đề cập và phục vụ cho mục đích trình bày nói chung. Một ảnh chụp từ vệ tinh khác có thể khai thác trên internet là Google Earth, địa chỉ: Tại địa chỉ này có thể tìm thấy hàng trăm ảnh chụp từ vệ tinh miễn phí trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam, tỉ lệ xấp xỉ giữa 1:40.000 và 1:10.000 sẽ giúp các địa phương thu thập được các thông tin về địa hình, thủy văn ở mức độ tổng quan. Ví dụ xem hình 4. Hình 4. Hình ảnh lấy từ Google Earth - internet (ở 1 vùng thuộc khu vực nghiên cứu) Đối với các địa phương không nằm trong danh sách được tài trợ bởi Danida hợp phần PCDA có thể tìm thấy các bản đồ có sẵn miễn phí trên internet. Ta có thể tìm thấy thông tin về đường sá, các lưu vực sông, đường ranh giới, các khu đông dân.v.v. Dữ liệu để tạo nên bản đồ này có thể tìm thấy tại địa chỉ: trang web này được xây dựng nên nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục nhưng nếu muốn sử dụng cần phải có 1 phần mềm về hệ thống thông tin địa lý (GIS). Có điểm thuận lợi là dung lượng không lớn (do không có nhiều màu sắc) nên bản đồ này có thể sử dụng trong các cuộc trình bày về các thông tin môi trường, xác định điểm nóng, các dự án khả thi Mặc dù độ chính xác của bản đồ không cao nhưng vẫn có thể dùng ở cấp tỉnh và - 11 -
  13. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương huyện. Nếu cần độ chính xác cao hơn, ta có thể dễ dàng cập nhật, nâng cấp loại bản đồ này với một chút kiến thức, kinh nghiệm cơ bản về GIS. Lựa chọn và chuẩn bị bản đồ: • Lựa chọn và xây dựng bản đồ hiện trạng cho toàn tỉnh; • Nếu cần thiết có thể xây dựng bản đồ chi tiết hơn ở cấp huyện; • Bản đồ chỉ bao gồm các chi tiết cần thiết nhất; • Lưu ý tỷ lệ và tọa độ; • Bản đồ dùng cho báo cáo chỉ cần nhỏ bằng khổ giấy A4, còn dùng cho hội thảo thì kích thước nên to bằng một bức tường. Hình 5. Ví dụ về bản đồ hiện trạng đánh dấu các điểm nóng , thông tin môi trường và vị trí các dự án ưu tiên Xây dựng bản đồ chủ đề Sau khi xây dựng bản đồ hiện trạng nên xây dựng 1 bản đồ chủ đề: • Các điểm và khu vực quan tâm; • Các điểm nóng (có thể được minh hoạ bằng ảnh chỉ ra vị trí bằng mũi tên trên bản đồ); • Khu vực dễ bị tổn thương (theo định nghĩa của bạn); • Xác định dự án (danh sách dài) minh hoạ bằng những con số; • Lựa chọn dự án ưu tiên (danh sách ngắn) từ 4 đến 6 dự án. - 12 -
  14. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 1.3. Khung kế hoạch hành động Hình 6. dưới đây sẽ thể hiện những vấn đề chính của khung, miêu tả nội dung của KHHĐKSON trong đó bao gồm cả cấu trúc hoá báo cáo (quyển 1) Thực trạng Thực trạng Chính sách, môi trường các văn bản Tầm nhìn và pháp quy mục tiêu Xây dựng các hành động hay các dự án nhằm cải thiện môi trường Tính toán chi phí để xây dựng mỗi hành động Lựa chọn những hành động ưu tiên theo tầm quan trọng, chi phí, thời gian và định hướng Những phản hồi Tổ chức thực hiện Thực hiện và giám sát Hình 6. Khái niệm tổng quát về khung kế hoạch (bao gồm các thành tố của KHHĐKSONMT và cấu trúc báo cáo) Mỗi ô tượng trưng cho một phần chính trong Khung kế hoạch hành động KSON và Hướng dẫn xây dựng kế hoạch KSON. Khi đề cập tới phần nào thì ô tương ứng được bôi đậm để người đọc tiện theo dõi. 2. Các yếu tố cần thiết để xây dựng KHHĐKSONMT 2.1. Các thực trạng - 13 -
  15. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Khung KHHĐ đã giải thích tầm quan trọng của việc miêu tả thực trạng trong KHHĐKSON cấp địa phương để đưa ra tình trạng tiền dự án và xác định nhu cầu kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực được lựa chọn (thực hiện các hành động và dự án). Tuy nhiên việc miêu tả thực trạng trong KHHĐKSON cấp địa phương là để chỉ ra “bức tranh tổng thể” và không đi vào chi tiết như thực hiện ĐTM cho một dự án cụ thể hay thiết lập các chương trình “giám sát tác động” chuyên dụng bao gồm các biến số môi trường chi phí cao và sẽ làm chậm kế hoạch hành động. Nếu có nhu cầu cải thiện năng lực giám sát tại địa phương thì nên đề xuất thành dự án và ưu tiên hoá, đánh giá như các dự án khác. Do vậy miêu tả thực trạng nên tập trung vào những vấn đề then chốt tại địa phương bên cạnh việc miêu tả tóm tắt tiêu chuẩn hoặc tóm lược hiện trạng môi trường. Nếu vấn đề chung là nước thải thì nên xác định vị trí các nguồn thải lớn, đánh giá tải lượng và tính thải lượng ra các lưu vực sông, hồ. Hơn nữa thông qua thông số quan trọng có thể đánh giá chất lượng nước tại một vài vị trí chiến lược ở sông hồ. Và cũng nên phân tích chất lượng nước của sông, ví dụ, chảy qua 2 tỉnh để xác định nồng độ ô nhiễm tại vị trí đó. Đánh giá chất lượng nước nên tập trung vào các thông số chính như BOD, N, P, COD Nếu tại địa phương có các nguồn ô nhiễm tập trung gồm các nhà máy lớn xả thải các kim loại nặng, phụ phẩm hoá dầu thì cần được đánh giá bởi các chuyên gia. Hình dưới đây là một ví dụ xác định vị trí đánh giá nguồn BOD tuỳ theo mức độ . Cũng áp dụng phương pháp tương tự đối với với các loại ô nhiễm khác. Việc xác định vị trí và đánh giá riêng cho từng loại ô nhiễm, ví dụ ô nhiễm không khí (PM); chất thải rắn không thu gom, chất thải y tế không xử lý, các nguồn thải nguy hại chưa được giải quyết, chính là đầu mối hiện trạng trước khi thực hiện KHHĐ cấp địa phương và các hành động, dự án được thực hiện nên cho thấy tác động tới việc xác định vị trí và đánh giá trong tương lai. Hình 7. Ví dụ minh họa đánh giá và xác định vị trí tải lượng BOD tuỳ theo mức độ nguồn thải. Cỡ độ lớn nhỏ của vòng tròn thể hiện mức độ nguồn thải. 2.1.1. Môi trường tự nhiên - 14 -
  16. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương KHHĐKSON phải phản ánh được các đặc điểm tự nhiên của địa phương, đó là điểm quan trọng trong kế hoạch kiểm soát ô nhiễm; như: địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và ngữ cảnh hiện tại của bản đồ hành chính địa phương. 2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội KHHĐKSON phải miêu tả và đánh giá được tốc độ phát triển dân số và tình trạng sức khỏe, kinh tế chung của địa phương. Đối tượng cải thiện chất lượng môi trường trong vùng đói nghèo và thực trạng kinh tế xã hội vùng đông dân cư là rất quan trọng trong việc hỗ trợ nhóm thực hiện kế hoạch. 2.1.3. Thực trạng môi trường Trên cơ sở các thông tin về chất lượng không khí, nước, đất, sinh thái, chất thải rắn, chất thải y tế, chất thải nguy hại và các thông tin khác, KHHĐKSON phải mô tả các thực trạng như là cơ sở cho sự so sánh kết quả chuyển biến trong tương lai từ khi các hành động được thực hiện. Các mô tả vấn đề ô nhiễm hiện tại phải kể tới nguồn phát sinh: - Khu vực thành phố - Công nghiệp - Các làng nghề thủ công - Các bãi rác - Nuôi trồng thủy sản - Nông nghiệp - Chất thải rắn, nguy hại và chất thải y tế của địa phương - Các loại hình khác 2.1.4. Thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm Để phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật phù hợp cho việc hoàn thiện các đối tượng của kiểm soát ô nhiễm, các địa phương phải phân tích tình hình hiện tại và khả năng trong của các lĩnh vực sau: - Điều tra và quan trắc; - Quan sát môi trường; - Đánh giá tác động môi trường và các công cụ pháp lý khác; - Sản phẩm sạch; - Kiểm toán chất thải; - Xử lý ô nhiễm không khí; - Xử lý chất thải công nghiệp; - Công nghệ; - Nghiên cứu khoa học; - Xử lý nước thải; - Thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực thành thị; - Xử lý chất thải nguy hại; - Xử lý chất thải y tế; - Giáo dục và tuyên truyền; - Sự tham gia của cộng đồng. - 15 -
  17. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 2.2 Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật Để xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm mỗi tỉnh cần đánh giá: • Hiện trạng tổ chức và thực hiện các văn bản pháp quy; • Làm rõ những khó khăn, tồn tại của hệ thống văn bản pháp luật; • Đề xuất hoàn thiện những thiếu sót trong hệ thống văn bản pháp quy ở cấp Trung ương v à địa phương; • Sắp xếp ưu tiên theo trật tự ban hành các văn bản pháp quy, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết tại địa phương nhằm thực hiện KHHĐKSON. Để giúp việc phân tích và đánh giá hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới kiểm soát ô nhiễm, hình dưới đây chỉ ra cấp văn bản pháp quy trong hệ thống văn bản pháp luật môi trường cần đề cập, xem xét và đánh giá. Luật - Luật Bảo vệ Môi trường 2005 - Luật tài nguyên nước 1998 - Luật đất đai 2003 . Nghị Quyết/Nghị Định - Nghị Quyết số 41/NQ- TW - Quyết định số -Nghị định số 256/2003/QD-TTg 80/2006/ND-CP Quyết định - Quyết định số - Nghị định 328/2005/QD-TTg 81/2006/ND-CP - Quyết định số 155/1999/QD-TTg Thông tư - Thông tư số 276- TT/MTg - Thông tư số Tiêu chuẩn - Tiêu chuẩn môi 01/2001/TTLB- trường Việt Nam BKHCNMT-BXD TCVN-1995; TCVN – 2001; TCVN-2005; Hướng dẫn TCVN 6696-2000 - Hướng dẫn quy trình kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm nước do các Quyết định cấp địa Công việc hoạt động công nghiệp phương của bạn Hình 8 Thứ tự các văn bản Luật, Nghị quuyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Tiêu chuẩn, hướng dẫn và Quyết định cấp địa phương phục vụ việc đánh giá thực trạng hệ thống văn bản pháp luật. 2.3. Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu Văn bản quan trọng liên quan tới chính sách môi trường Việt Nam là Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đã được phê chuẩn, cập nhật hệ thống ĐTM và thông qua Chiến lược phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự 21). Tuy nhiên, đối với những KHHĐKSONMT cấp địa phương, các tỉnh phải tự xây dựng tầm nhìn cho tương lai. Hướng dẫn này sẽ giải thích mối quan hệ giữa các đơn vị có liên quan trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường và 5 thành tố tầm nhìn, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các dự án và hành động và cách phân tích chức năng của hệ thống quản lý môi trường (phân tích SWOT). - 16 -
  18. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Để lập chiến lược KSON nhóm xây dựng kế hoạch nên tiến hành phân tích SWOT về sự hoạt động của hệ thống môi trường hiện tại bao gồm cả kiểm tra và kiểm soát ô nhiễm tại địa phương. Từ việc này sẽ rút ra được nhiều ý kiến hay để xây dựng tầm nhìn cũng như xác định cần xây dựng cái gì và cải thiện điều gì. Sau đó sự thành công của Kế hoạch KSON sẽ phụ thuộc vào các ban ngành, cơ quan và đội ngũ nhân viên của họ. Phân tích SWOT sẽ nêu bật những xu hướng quan trọng của địa phương trong từng tình huống riêng biệt và đặt nó trong bối cảnh năng lực quản lý về môi trường hiện tại. Có thể sự phân tích đầu tiên sẽ cho thấy nhiều vấn đề hơn là điểm mạnh nhưng sẽ cho phép quyết định cần phải xây dựng năng lực và các vấn đề khác ở đâu. Điều này rất quan trọng cho việc thiết lập và tiến hành KHHĐKSON và xây dựng năng lực môi trường tại địa phương. Việc phân tích SWOT không chỉ quan tâm tới hiện trạng môi trường gần đây mà còn cả những cơ hội và thách thức trong tương lai. Ví dụ các vấn đề cần xác định và đánh giá trong SWOT có thể là: • Các điểm mạnh về nguồn lực và nhân lực của hệ thống ĐTM cấp địa phương; • Các điểm mạnh trong 1 cơ cấu luật pháp tương đối rành mạch; • Các điểm mạnh của 1 bộ máy các quy định hoạt động tương đối tốt; • Mức độ hiệu quả của hệ thống ĐTM; • Xác định tính hiệu quả của quá trình sàng lọc và lựa chon để đảm bảo rằng công tác quản lý hành chính cũng thực sự chú ý vấn đề ô nhiễm; • Xác định bao nhiêu nguồn ô nhiễm theo điểm trên thực tế ảnh hưởng tới nước ngầm và các dòng sông gần đó; • Xác định sự đầy đủ của thông tin dữ liệu về hiện trạng, mạng lưới lấy mẫu, quá trình phân tích và lấy mẫu, cách tiếp cận với dữ liệu (nếu có); • Xác định xem liệu đánh giá môi trường có tập trung vào cả ảnh hưởng sơ cấp và thứ cấp hay không? • Đánh giá hiện trang giám sát (quan trắc) và việc thực hiện hệ thống giám sát; • Đánh giá việc tham gia của công chúng; • Đánh giá chất lượng báo cáo ĐTM; • Điều tra xem liệu có sự phối hợp giữa các cơ quan trong các vấn đề về môi trường; • Đánh giá cơ hội nâng cao giáo dục và nhận thức về môi trường; • Đánh giá cơ hội về việc tuân thủ quy định trong các nhà máy; • Đánh giá tiềm năng trong việc thúc đẩy đánh giá môi trường chiến lược; • Phân tích những mối đe doạ, ví dụ từ tính không hiệu quả và phức tạp của thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường; • Đánh giá những mối đe doạ từ những chính sách ủng hộ sự phát triển kinh tế có thể dẫn tới tập trung quá nhiều vào kinh tế và quá ít cho những ảnh hưởng môi trường lâu dài; • Phân tích những đe doạ đối với môi trường từ việc không lập kế hoạch, không kiểm soát và sự phát triển bừa bãi của các nhà máy quy mô nhỏ. Cả điểm mạnh và điểm yếu cần phải được phân biệt và ưu tiên hoá dựa trên 1 loạt các vấn đề bao gồm: - 17 -
  19. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương • Liệu điểm mạnh/điểm yếu là 1xu hướng hiện tại, đang thịnh hành, đang xuống dốc hay chỉ tức thời? • Điểm mạnh/điểm yếu có ảnh hưởng trong bao lâu và sẽ diễn ra khi nào? • Ảnh hưởng của điểm mạnh/điểm yếu là quan trọng hay không quan trọng? • Liệu có thể kiểm soát ảnh hưởng của điểm mạnh/điểm yếu không? Các yếu tố bên ngoài có thể hoặc là cơ hội hoặc là mối đe doạ. Cơ hội là những yếu tố làm phát triển 1 khu vực một cách thuận lợi hơn, ví dụ sự phát triển nhanh trong công nghệ sạch và sản xuất sạch trong ngành công nghiệp. Những ví dụ khác về các yếu tố bên ngoài bao gồm: phi tập trung dịch vụ, dùng những thiết bị quan trắc môi trường dễ sử dụng và tốt hơn, tiếp cận các thông tin và kinh nghiệm quốc tế nhiều hơn Những thách thức là những xu hướng vô ích hay là sự phát triển làm tăng ảnh hưởng tới môi trường, ví dụ một nền kinh tế phát triển mạnh nhưng việc nâng cao năng lực môi trường không theo kịp. Ví dụ cuối cùng của yếu tố bên ngoài là: 1 cơ hội đối với một phần của cộng đồng và là 1 thách thức đối với một phần khác. Nên đánh giá liệu cơ hội/ thách thức là một xu thế hiện tại, tức thời, đang lên hay đang xuống. • Cơ hội và thách thức có ảnh hưởng trong bao lâu và khi nào sẽ diễn ra? • Ảnh hưởng của cơ hội/thách thức là quan trọng hay không? • Liệu có thể kiểm soát ảnh hưởng của cơ hội/mối đe doạ? Sau khi hoàn thành việc phân tích SWOT và xác định được những vấn đề lớn, việc Lập Chiến Lược phù hợp có thể bắt đầu. Kết quả của việc phân tích SWOT sẽ giúp xác định các mục tiêu, chiến lược, các dự án khả thi và các hoạt động hỗ trợ. 2.3.1. Thể chế Xác định những cơ quan chức năng nào quản lý hoặc đồng quản lý khu vực nào. Ví dụ : nước, là một trong số 4 nguồn quan trọng được quản lý bởi một số cơ quan chức năng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng : nước uống, nước sử dụng trong ngành thủy điện, nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp, nước tưới tiêu, nước nuôi trồng thủy sản, nước xả thải vv Việc phân bổ trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan đến mỗi nguồn ô nhiễm hay kế hoạch hành động là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo sự hợp tác và phối hợp liên ngành (hình 9). Điều này có ưu điểm là liên kết được cá nhân/cơ quan ra quyết định với một hành động cụ thể chứ không phải là truy tìm một thành phần ô nhiễm riêng biệt từ nhiều nguồn, nhiều đơn vị. Đối với một vấn đề có thể có nhiều cơ quan cùng tham gia giải quyết, phải có sự phân bổ trách nhiệm tại mỗi tỉnh bởi vì mỗi địa phương đều hiểu rõ vấn đề cùng các giải pháp có liên quan. - 18 -
  20. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Trách nhiệm của các cơ quan chức năng UBND Tỉnh Sở TNMT CTR Sở Công nghiệp Sở Xây dựng Công nghiệp Chất thải sinh hoạt Sở NNPTNT Sở Y tế KSON và giám Nông nghiệp sát môi trường Bệnh viện Hình 9. Lập sơ đồ phân bổ quyền hạn của các cơ quan đối với các nguồn ô nhiễm theo điểm và theo diện. Khi đề ra kế hoạch thì mối quan hệ giữa các cơ quan phải rõ ràng và thoả thuận giữa các bên phải được soạn thảo kỹ lưỡng. 2.3.2. Chính sách Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương nên tập trung vào các chính sách để đạt được mục tiêu, các chính này nên được tập trung vào: • Việc ngăn ngừa ô nhiễm bằng cách xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc, bao gồm cả việc xây dựng những tiêu chuẩn rõ ràng đối với những thông số ô nhiễm; • Xây dựng những chính sách kinh tế liên quan tới môi trường; • Tập trung vào việc khai thác nguồn tài nguyên, quá trình sản xuất. vận chuyển lưu trữ, xử lý chất thải và hệ thống tiêu huỷ an toàn; • Xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn tại nguồn; • Đặc biệt lưu ý tới nguồn ô nhiễm hoá học, phóng xạ và các chất gây ô nhiễm sinh học; Tầm nhìn chính sách môi trường nhằm phòng ngừa ô nhiễm: • Đẩy mạnh năng lực quản lý, đầu tư, cưỡng chế và các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải nguy hại; • Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục công tác phòng ngừa ô nhiễm cho cộng đồng; • Quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững khu sinh thái và đô thị nông thôn; • Áp dụng công nghệ sạch đối với công nghệ mới hoặc phải có những thiết bị giảm ô nhiễm và hệ thống xử lý chất thải phù hợp; - 19 -
  21. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương • Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và/hoặc công nghệ cụ thể/phù hợp để xử lý ô nhiễm môi trường; • Đảm bảo việc áp dụng tiêu chuẩn môi trừơng để tiếp cận với các tiêu chuẩn từ các quốc gia khác trong khu vực. 2.3.3. Xây dựng tầm nhìn Tầm nhìn là hình ảnh chỉ dẫn tới sự thành công, được hình thành dưới hình thức đóng góp cho xã hội. Tầm nhìn có thể đưa ra những kỳ vọng, sự khao khát và hiệu qủa mà mỗi địa phương đều mong muốn đạt được hoặc mơ ước hiện thực hóa nó trong một ngày nào đó khi nói về việc kiểm soát ô nhiễm. Vì vậy tại sao chúng ta lại phải lo lắng nếu không có được một tầm nhìn sâu rộng, mạnh mẽ, hấp dẫn và có giá trị? Cũng giống như một kế hoạch chiến lược, xây dựng một tầm nhìn được bắt đầu dựa trên trực giác cũng như mong ước. Là một phần của quá trình vận dụng trí tuệ tổng hợp từ các chuyên gia/cán bộ, những người lãnh đạo và những người có liên quan về điều họ muốn hòan thành trong tương lai. Hãy nói và viết lại những giá trị đạt được khi theo đuổi tẩm nhìn đó. Những ý kiến trái lập không phải là một vấn đề. Đó là quá trình dám thách thức và đạt được những giấc mơ và tầm nhìn có giá trị- những giấc mơ về thay đổi môi trường và nghề nghiệp mà những người có liên quan đang sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được điều đó. Nếu đây là lần đầu tiên địa phương xây dựng một tầm nhìn để có thể chia sẻ với nhiều cơ quan và những người có liên quan thì chúng ta rất nên mời các chuyên gia giúp chúng ta thực hiện các hội thảo. Và nhớ sử dụng kết quả từ các phân tích SWOT làm dữ liệu đầu vào. Thông tin về hiện trạng ô nhiễm Tầm nhìn của Địa phương Thiết lập các ưu tiên Các mục tiêu chiến lược Mụctiêu 1 Mụctiêu 2 Mụctiêu n Chỉ số 1 Chỉ số 2 Chỉ số n Hình 10. Tầm nhìn là nền tảng quan trọng nhất để từ đó đưa ra các mục tiêu. Điều kiện tiên quyết để xây dựng tầm nhìn là thông tin về hiện trạng, ví dụ ảnh hưởng của môi trường đối với các các hoạt động địa phương lên môi trường và tình trạng xã hội của người dân. Các bước để viết tầm nhìn: • Sắp xếp tổ chức các hội thảo với sự tham gia của các cơ quan và những người có liên quan để cùng suy nghĩ và thảo luận cho các dữ liệu đầu vào của tầm nhìn; • Phác thảo tầm nhìn sơ bộ dựa trên kết quả đã thảo luận; • Gửi bản phác thảo tới các cơ quan và các bên có liên quan để họ góp ý; • Biên tập và hoàn thiện tầm nhìn dựa trên những đóng góp thu được; • Gửi bản phác thảo tới các cơ quan đối tác và những người có liên quan để họ phê duyệt. - 20 -
  22. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Phương thức tập trung vào tầm nhìn: • Tầm nhìn phải cung cấp được nội dung mà địa phương đạt được trong 5 hoặc 10 năm nữa • Đưa ra ý tưởng của một môi trường tương lai lý tưởng cho địa phương, đảm bảo các giá trị và các nguyên tắc định hướng tập trung cho sự hình thành Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm • Đóng vai trò tham khảo nhằm giúp các bên liên quan (và cộng đồng) tập trung vào các vấn đề trọng điểm • Cung cấp và hướng dẫn các quyết định dài và ngắn hạn • Không phải lúc nào cũng hoàn thành trọn vẹn nhưng phải đua ra được những hình ảnh cụ thể và rõ ràng để địa phương hướng tới • Nên bao gồm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp sự diễn giải một cách tổng thể của địa phương vê 4 mục đích chính trong quyết định 328 • Miêu tả về tương lai chứ không miêu tả cách thức địa phương đạt được tương lai đó • Có khung thời hạn hợp lý, có thể kiểm soát được như từ 5 đến 10 năm • Mời các bên có liên quan tham gia nhóm thực hiện để cùng đóng góp xây dựng ý kiến • Đảm bảo rằng tầm nhìn đó mang tính thiết thực và có tính khả thi Nhìn chung, tầm nhìn yêu cầu sự tham gia tổng thể của các cơ quan và những người liên quan. Họ phải cân nhắc kỹ khi cố gắng làm rõ và diễn giải tầm nhìn để đưa vào những chiến lược cụ thể và các mục tiêu chiến lược nhất định. Hơn nữa, những mục đích chiến lược này cũng cần phải được diễn giải thành một khối lượng lớn các mục tiêu liên quan và có thể hiểu được để rồi những mục tiêu đó còn phải được thảo luận với các bên liên quan. Những hoạt động riêng lẻ của các bên tham gia nên tập trung vào mục đích và mục tiêu. Dựa trên tầm nhìn và mục tiêu chung do địa phương xây dựng và quyết định, do đó các mục tiêu cụ thể cần phải được xác định rõ ràng. Ví dụ như: 1) Giảm thiểu chất độc không khí cho thành phần a) tới xx ppm; 2) Xác định những nguồn ô nhiễm nghiêm trọng trước (ngày); 3) Bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường do vậy không vượt quá các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước và không khí; 4) Xóa bỏ việc thải vào nước các chất độc hại và bảo đảm các phương pháp xử lý cho các chất đó; 5) Xóa bỏ việc làm tăng mức ô nhiễm nước (thành phần cụ thể) so với tình trạng trong năm; 6) Đảm bảo nước bề mặt đạt được tiêu chuẩn cần thiết về an tòan sử dụng cho con người (cụ thể). Khi tầm nhìn đã được hình thành và thông qua, nó luôn được trình bày cùng với mục tiêu chung,mục tiêu cụ thể, các kế hoạch và các hoạt động để đưa ra các quyết định trong một bối cảnh hợp lý và một cách chính thể luận. Điều này được thực hiện một cách đơn giản như đã trình bày trong bảng ví dụ dưới đây. Liên kết tầm nhìn, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể sẽ cho phép các nhóm xây dựng và phát triển mối liên hệ giữa mục tiêu khi phát triển các kế hoạch chiến lược và tiêu chí để đưa ra sự lựa chọn. - 21 -
  23. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Sự hình thành và chọn lựa của các Dự án và Hoạt động sẽ cho thấy mối quan hệ tốt đẹp của các dự án với mục tiêu. Khi quá trình lập kế hoạch được thực hiện theo phương thức này nó sẽ chỉ ra cách lựa chọn các kế hoạch và ưu tiên dựa trên nền tảng các tiêu chí mục tiêu. Do đó, sẽ làm tăng khả năng tìm kiếm đầu tư cho các dự án và tăng tính khả thi của chúng. Bảng 1: Mẫu xây dựng tầm nhìn cùng với mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, kế hoạch và các hoạt động. Sau khi xây dựng tâm nhìn thì nên điền vào bảng dưới dạng khuôn mẫu sau: Các mục tiêu Các mục tiêu Tầm nhìn Các dự án Các hoạt động chung cụ thể Đến năm 2010 địa phương sẽ có ; 2.3.4. Xây dựng mục tiêu chung Một trong những điều quan trọng nhất khi xây dựng mục tiêu chung là phải đảm bảo chúng theo đúng định hướng từ tầm nhìn. Mục tiêu đại diện cho một lĩnh vực nhất định mà kế hoạch hành động kiểm soát môi trường sẽ tập trung để đạt được tầm nhìn. Rất nhiều mục tiêu được xác định song chúng có thể được sàng lọc bằng cách xác định vấn đề trọng tâm và ưu tiên. Trong giai đoạn này các mục tiêu phải được chọn lọc để có thể phản ánh tầm nhìn của tương lai. Các vấn đề trọng tâm được xác định trong các phân tích SWOT và những nhu cầu cấp thiết cũng như các ưu tiên lớn nhất của địa phương (xem phần 2.3). Rất nhiều mục tiêu được xác định bằng việc sử dụng phân tích SWOT và tầm nhìn. Tuy nhiên, số lượng mục tiêu cũng cần được giới hạn nếu không chiến lược sẽ mất đi sự trọng tâm. Vì vậy, chỉ nên có khoảng từ 5 đến 6 mục tiêu. Về mặt lý tưởng kế hoạch chiến lược kiểm soát ô nhiễm sẽ kết hợp cả các mục tiêu ngắn và dài hạn để có thể cung cấp các kết quả một cách liên tục trong suốt thời gian đã định của chiến lược. Khi xem xét việc lựa chọn và ưu tiên của mục tiêu, các nhóm nên chú tâm vào các nhân tố trọng điểm quyết định tính khả thi của mục tiêu: • Mục tiêu có liên quan đến hiện trạng môi trườngriêng biệt ở địa phương và cả mặt chính trị, xã hội và những biến động kinh tế hay không? • Mục tiêu có theo đúng định hướng của tầm nhìn? • Trong bước lựa chọn mục tiêu, những tác động tiềm ẩn nào có thể dẫn tới sự thành công của mục tiêu hoặc khả năng giải quyết vấn đề của địa phương? - 22 -
  24. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương • Các hành động đang thực hiện có hỗ trợ cho mục tiêu? • Mục tiêu là kết quả ngắn, trung bình hay dài hạn? Bảng 2: Điền vào cùng 1 mẫu sau khi xây dựng các mục tiêu Các mục tiêu Các mục tiêu Các hoạt Tầm nhìn Các dự án chung cụ thể động Mục tiêu 1:Để Vào năm thay đổi địa 2010, địa phương phương sẽ Mục tiêu 2: Đảm có bảo sự cung cấp thích hợp Mục tiêu 3: Để xây dựng năng lực con người phục vụ cho Mục tiêu 4: Để thu hút thêm nhiều dự án đầu tư từ các cá nhân, các khu vực công và thứ ba 2.3.5. Xây dựng mục tiêu cụ thể Xây dựng các mục tiêu cụ thể: • Mục tiêu cụ thể chi tiết hơn mục tiêu chung, nó cung cấp một cách chi tiết và phương pháp xác định các thành phần cụ thể của mục tiêu chung; • Mục tiêu cụ thể nên ở mức vừa phải, dễ quản lý về mặt thời gian hay các chỉ số sản phẩm/kết quả; • Mỗi mục tiêu chung sẽ có một vài mục tiêu cụ thể từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn; • Mục tiêu cụ thể nên nằm trong phạm vi có thể đạt được và nên dựa trên các thu thập về tình trạng môi trường trong khu vực địa phương và phân tích SWOT; • Mục tiêu cụ thể là phần bổ sung, nghĩa là không nên có tác động tiêu cực lên các mục tiêu chung hoặc mục tiêu khác. Ví dụ đề xuất thiêu hủy các chất thải rắn hoặc chất thải y tế có thể xung đột với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi - 23 -
  25. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương trường ở địa phương. Vì vậy, tốt nhất là làm thế nào để hai mục tiêu này có thể bổ trợ cho nhau. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đều là những cách thức giải quyết các vấn đề được xác định trong việc đánh giá môi trường địa phương. Chúng đều vạch rõ việc lựa chọn các dự án kiểm soát ô nhiễm và các hoạt động cũng như các kết quả dự đoán (có thể thực hiện được) của công tác kiểm soát ô nhiễm. Chúng tạo nên nền tảng cho việc thực thi chiến lược. Do vậy sự thành công của chiến lược kiểm soát ô nhiễm được đánh giá dựa trên mức độ đạt được các mục tiêu chiến lược tổng thể. Khi xây dựng các mục tiêu cần cân nhắc những vấn đề sau: • Các kết quả dự đoán cuối cùng của mục tiêu có được trình bày rõ ràng không? • Mục tiêu có khả năng thực thi, có thể xác định được số lượng hoặc/và có thể nhận thấy được? • Mục tiêu có tính hiện thực và có khả năng thực thi không? khi trong điều kiện môi trường địa phương và năng lực quản lý hiện có. • Mục tiêu có đặt ra ngày cụ thể? Có thể có giới hạn về thời gian cho mục tiêu đó. Sẽ có rất nhiều đòi hỏi khác nhau để đưa ra các mục tiêu cho kế hoach hành động kiểm soát ô nhiễm. Vì vậy, cần phải xác định các yếu tố ưu tiên. Một vài tiêu chí để xác định tính ưu tiên của mục tiêu bao gồm: • Bản chất tương đối, phụ thuộc và bổ trợ của một mục tiêu với các mục tiêu khác. • Những nhóm lợi ích nhất định trong việc lựa chọn một mục tiêu so với các mục tiêu khác. • Đóng góp của mục tiêu cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung và tầm nhìn. • Khả năng đạt được mục tiêu: Những tác động nào cần phải vượt qua để có thể thực hiện mục tiêu? Vấn đề nào cần giải quyết trong quá trình thực hiện mục tiêu. • Khả năng của địa phương trong việc đảm bảo các nguồn cần thiết, trong việc tác động và hỗ trợ để thực hiện mục tiêu? Mức động hỗ trợ của cộng đồng trong việc phát triển và hiện thực hóa mục tiêu Bảng 3. Điền vào cùng 1 mẫu sau khi xây dựng các mục tiêu cụ thể Các mục tiêu Các mục tiêu cụ Các hoạt Tầm nhìn Các dự án chung thể động Mục tiêu 1:Để Mục tiêu1: 01: Vào năm thay đổi địa Vào năm 2010, 2010, địa phương cải thiện tình phương sẽ trạng môi trường . - 24 -
  26. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Các mục tiêu Các mục tiêu cụ Các hoạt Tầm nhìn Các dự án chung thể động có Mục tiêu 2: Mục tiêu 2: 01: Đảm bảo sự Vào năm 2010 cung cấp thích đảm bảo, thông hợp qua việc sử dụng các câu hỏi điều tra về thái độ . Mục tiêu 3: Để Mục tiêu 3: 01: xây dựng năng Vào năm 2015, lực còn người đảm bảo sự đầu phục vụ cho tư và các kế hoạch thích hợp được thực hiện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu Mục tiêu 3: 02: Năng lực thích hợp được Mục tiêu 4: Để Mục tiêu 4: 01: thu hút thêm Tăng cường mức nhiều dự án đầu tư trong địa đầu tư từ các phương về công cá nhân, các tổ nghệ sạch trong chức lĩnh vực X và Y 3. Các dự án và hành động 3.1. Phân tích lựa chọn các dự án và hành động Mục này đưa ra các ví dụ miêu tả tóm tắt các dự án và hành động đối với các vấn đề ô nhiễm ở các cấp độ khác nhau bao gồm: 1) Hoàn thiện các công cụ bảo vệ môi trường (ĐTM, Hướng dẫn ); 2) Hoàn thiện các quy trình (ĐTM, tích lũy, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá rủi ro môi trường ); 3) Hoàn thiện các công cụ pháp lý và hiệu quả thực thi; 4) Một loạt các giải pháp kỹ thuật cho các ngành và vấn đề cụ thể; 5) Các khía cạnh khác nhau từ sự tham gia của cộng đồng; 6) Thực trạng quan trắc; 7) Giải pháp thông qua hợp tác liên ngành; 8) Các công cụ hành chính. Mỗi địa phương cần quan tâm tới danh sách này, phân tích và đưa ra các hành động khác nhau để đạt được chất lượng môi trường như mong muốn theo mục tiêu ngắn, trung bình và dài hạn đã đặt ra cho kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương. 3.1.1. Các quy định - 25 -
  27. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Dưới đây là những hành động thường liên quan tới các địa phương, mỗi địa phương có thể tham khảo, đối chiếu để lập kế hoạch. Hành động 1: Hoàn thiện hệ thống ĐTM hiện thời: Một lợi thế là chúng ta đã có hệ thống ĐTM. Việc hoàn thiện hệ thống sẽ cho thấy hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn. Hệ thống ĐTM nên trở thành một công cụ thực tiễn cho việc kiểm soát và giảm thiểu sự ô nhiễm và những thủ tục không cần thiết thuộc trong quản lý hành chính. Hệ thống ĐTM cần được tiến hành cả trong khuôn khổ luật pháp và kĩ thuật. Nội dung của hành động nên tập trung vào: - Bổ sung, hoàn thiện các nội dung còn thiếu hoặc bất cấp đối với địa phương; - Hiện đại hoá và cập nhật các thông tin, phương pháp kỹ thuật mới; - Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện ĐTM. Hành động 2: Hoàn thiện các hướng dẫn ĐTM Các hướng dẫn được cải thiện sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn từ ĐTM trong lĩnh vực giảm thiểu ô nhiễm. Hiện tại các địa phương còn thiếu các hướng dẫn ĐTM cho một số ngành đặc thù hoặc các hướng dẫn ĐTM cho các dự án phát triển mang tầm vĩ mô Điều này gây khó khăn cho công tác KSON. Nội dung của hành động sẽ bao gồm: - Hiện đại hoá và cập nhật các hướng dẫn đã có; - Bổ sung, hoàn thiện các hướng dẫn mới cho các ngành lĩnh vực còn thiếu; - Xây dựng các hướng dẫn thao tác kỹ thuật thực hiện ĐTM. Hành động 3: Cấp phép cho các nhà tư vấn lập ĐTM Để đảm bảo chất lượng của ĐTM, chỉ có những nhà Tư vấn được cấp phép và đăng ký mới được lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và báo cáo ĐTM. Trong trường hợp thực hiện sai nghiêm trọng giấy phép sẽ bị rút lại. Kinh nghiệm quí báu từ nhiều nước trên thế giới cho công tác KSON là phải duy trì hệ thống cấp phép này. Các nội dung của hành động này bao gồm: - Xây dựng và ban hành các quy định về điều kiện hành nghề ĐTM; - Tổ chức phân cấp cấp giấy phép; - Quy định các mức phí lập báo cáo. Hành động 4: Tuân thủ hậu ĐTM Hiện nay rất ít khi việc tuân thủ hậu ĐTM được thực hiện. Hành động nên được thực hiện và triển khai một cách nghiêm túc vì nó sẽ mang đến những giảm thiếu đáng kể chất thải. Nhiều ví dụ tích cực từ các nước khác cho thấy là dễ dàng áp dụng, nếu như có quy định chặt , hậu ĐTM sẽ rất hiệu quả. Các nội dung của hành động này tập trung vào: - Xây dựng các quy định kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư phát triển - Xây dựng các hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý chất thải - Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ công tác bảo vệ môi trường - Xây dựng hệ thống giám sát tự động từ xa - Lập báo cáo định kỳ công tác quan trắc/giám sát môi trường 3.1.2. Hoàn thiện công cụ bảo vệ về môi trường - 26 -
  28. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Ở Việt Nam, luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị định số 80 NĐ/TTG ngày 9/8/2006 đã tạo điều kiện cho công tác bảo vệ môi trường. Chương 3 của Luật bảo vệ môi trường và Hướng dẫn thi hành nhấn mạnh việc thực thi ĐTM và ĐMC bao gồm đánh giá tích lũy và đánh giá rủi ro môi trường. Hành động 5: Đánh giá tích luỹ Đó là việc đánh giá tổng hợp các tác động riêng rẽ từ nhiều nguồn khác nhau cùng một thời gian hoặc đánh giá tác động đến môi trường từ một nguồn/một loại tác nhân nhưng tích luỹ trong một thời gian dài. Đánh giá tích luỹ cho phép tính toán các tác động từ nhiều nguồn, nó có thể được thức hiện khá đơn giản và là một công cụ tích cực cho các tình huống phức tạp khi có nhiều nguồn khác nhau cùng tác động vào tạo nên những ảnh hưởng lớn hơn. Việc đánh giá tích luỹ còn có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc hoạch định phát triển ở một khu vực cụ thể còn có khả năng bổ sung thêm hoạt động công nghiệp hay không. Thể loại ĐTM này đã được phát triển ở nhiều nước và nó thực sự đã trở thành một công cụ quan trọng ở cấp Trung ương và cấp địa phương. Các nội dung của hành động này thường bao gồm: - Xác định các nguồn gây ô nhiễm; - Xác định thải lượng gây ô nhiễm đối với từng nguồn theo một vài chất đặc trưng (thí dụ theo COD hay một kim loại nặng nào đó như Cu, Pb, Cd ); - Xác định tổng lượng thải; - Xác định ngưỡng chịu đựng hay ngưỡng chấp nhận của đối tượng; - Xác định mức vượt ngưỡng chịu đựng; - Xác định tác động của mức vượt ngưỡng chịu đựng. Hành động 6: Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) ĐMC là một hệ thống kết hợp chặt chẽ môi trường, chính sách, kế hoạch và chương trình. ĐMC nên được đảm bảo rằng các kế hoạch và chương trình đưa vào sự quan tâm hiệu quả môi trường làm nguyên nhân, nếu hiệu quả môi trường là một phần của quyết định toàn bộ, cái đó được gọi là đánh giá môi trường chiến lược. Ví dụ chiến lược phát triển KT-XH, quy hoạch hay kế hoạch phát triển môi trường thuỷ sản ĐMC là một ưu tiên mới của Chính phủ Việt Nam. Một công cụ mạnh mẽ cho các dự án lớn, kế hoạch quốc gia, và là một khuôn mẫu cho các loại hình ĐTM được lặp lại thường xuyên để xây dựng chuẩn. Nên áp dụng 1 phần nào đó ở cấp địa phương, mặc dù nó hầu như là một công cụ ở cấp trung ương. Nội dung của hành động này bao gồm: - “Sàng lọc”, điều tra kế hoạch hoặc chương trình theo qui định đánh giá môi trường chiến lược; - “Xác định phạm vi” xác định giới hạn điều tra, đánh giá và yêu cầu giả định; - “Văn bản của nhà nước về môi trường” thực tế trên cơ sở đánh giá cơ bản; - “Xác định tác động môi trường có thể xảy ra” thông thường dưới dạng biến đổi trực tiếp hơn là giữ nguyên hình thái; - Thông báo và lấy ý kiến cộng đồng; - “Ra quyêt định” trên cơ sở đánh giá; - Quan trắc những tác động của các kế hoạch và chương trình sau khi thực hiện. Hành động 7: Trung tâm dịch vụ cộng đồng để thực hiện ĐTM - 27 -
  29. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Trung tâm dịch vụ cộng đồng này được thành lập nhằm thực hiện ĐTM cho các dự án phát triển trên địa bàn của tỉnh giúp duy trì tốt mối liên hệ giữa công chúng và các nhà quản lý môi trường tránh được sự liên hệ trức tiếp giữa bên kỹ thuật và khách hàng vì thế tiết kiệm thời gian. Tuỳ từng địa phương có thể hợp đồng với các đơn vị tư vấn chuyên ngành có đủ năng lực và tư cách pháp nhân để thực hiện ĐTM Các nội dung của hành động gồm: - Xây dựng dự án thành lập trung tâm dịch vụ cộng đồng theo quy định hiện hành; - Tổ chức quản lý và thực hiện các nhiệm vụ được giao; - Đánh giá các tác động với sự tham gia của cộng đồng; - Kết hợp với chức năng quan trắc môi trường và dịch vụ đã có của địa phương. Hành động 8: Đánh giá rủi ro môi trường Hành động này nhằm giải quyết, xử lý các vấn đề phức tạp về sự cố môi trường, thông thường là do những thành phần hoá chất độc hại hoặc di truyền sinh học. Trong ngữ cảnh sức khỏe cộng đồng, đánh giá rủi ro là quá trình xác định lượng ảnh hưởng có hại có thể đến từng cá nhân hay công đồng dân cư từ các hoạt động nào đó của con người. Trên phần lớn các quốc gia, việc sử dụng hóa chất hoặc các hoạt động mang tính đặc thù khác như: các nhà máy điện, các nhà máy chế tạo là không được phép trừ khi có thể chứng minh rằng không làm tăng nguy cơ tử vong hay bệnh tật. Ở địa bàn các tỉnh có thể xẩy ra các vụ tràn dầu, hoá chất, cháy nổ, tảo đỏ Vì vậy các đơn vị trong tỉnh phải ngăn ngừa sự cố xảy ra, dự phòng các tình huống có thể xảy ra và có các phương án giải quyết, ứng phó. Để thực hiện hành động này thường đòi hỏi phải có những chuyên gia có trình độ cao về các lĩnh vực hoá học, sinh học. Các nội dung của hành động này bao gồm: - Xác định các nguồn gây nguy hại hoặc rủi ro; - Xác định đường truyền rủi ro; - Xác định mức độ lộ diện/ tiếp xúc đối tượng tác nhân; - Xác định ngưỡng chấp nhận của đối tượng; - Xác định các tác động vượt ngưỡng của đối tượng ảnh hưởng; - Quản lý rủi ro. Hành động 9: Cam kết bảo vệ môi trường Cam kết bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ đầu tư, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các cơ quan quản lý môi trường và chính quyền địa phương. Hành động này được coi là nghĩa vụ đối với các chủ dự án khi tiến hành đầu tư xây dựng và phát triển một lĩnh vực hoạt động nào đó trên địa bàn địa phương. Các nội dung cam kết tuân theo các quy định, hướng dẫn hiện hành. Nội dung của hành động này tập trung vào: - Xây dựng các hướng dẫn, quy định việc cam kết bảo vệ môi trường đối với các đối tượng đầu tư phát triển dự án trên địa bàn địa phương; - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cam kết BVMT. 3.1.3. Quy hoạch 3.1.3.1. Quy hoạch - Kế hoạch liên quan tới ngành công nghiệp - 28 -
  30. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Để đạt được sự phát triển bền vững của mỗi địa phương, vấn đề quy hoạch - kế hoạch liên quan tới các khu công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, điều này chẳng nhữngthúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc KSON môi trường một cách hiệu quả. Bài học kinh nghiệm của các nước phát triển là quy hoạch phải đảm bảo tính chiến lược lâu dài và bền vững. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội luôn phải được lồng ghép với bảo vệ môi trường. Các hành động liên quan tới công tác KSON môi trường ở các tỉnh thường tập trung vào các vấn đề: - Lập kết họach chi tiết cho các ngành công nghiệp; - Lập chương trình cho các ngành tổng hợp, mô tả rõ ràng mối quan hệ giữa các giai đoạn sản xuất khác nhau và khả năng thích ứng để chia sẻ giải pháp xử lý; - Ảnh hưởng của việc lập kế hoạch dẫn đến ảnh hưởng của việc khai thác của các mối liên kết trong ngành và giữa các ngành công nghiệp với nhau có liên quan tới môi trường. Hành động 1: Quy hoạch các khu công nghiệp Các nội dung tập trung vào: - Có thể tập trung thiết kế cơ sở hạ tầng tại khu vực phân định nhằm giảm phí tổn cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng đó bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng, cung cấp điện cao thế (điện 3 pha), thông tin liên lạc, nước cấp và đường dẫn ống khí; - Để có thể thu hút được các doanh nghiệp mới bằng việc kết hợp các cơ sở hạ tầng trên cùng một vị trí; - Bố trí các ngành công nghiệp ngoài phạm vi khu vực thành thị nhằm làm giảm ảnh hưởng tới môi trường và xã hội; - Cung cấp cho các việc kiểm soát môi trường riêng biệt, đặc trưng cho những sự cần thiết của một khu vực công nghiệp. Các khu công nghiệp đang tập trung vào việc điều chỉnh các ngành công nghiệp sinh thái học, chất thải của ngành này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho ngành khác. Hội đồng nhân dân địa phương có thể lựa chọn một khu công nghiệp như là một dự án tiêu biểu cho các dự án khác làm theo. Các hoạt động bao gồm: - Lựa chọn vị trí và xây dựng các kịch bản phát triển; - Phân vùng các loại hình phát triển nhà máy, xí nghiệp; - Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải; - Thiết lập vành đai cách ly vệ sinh công nghiệp; - Xây dựng khái niệm tự quan trắc; - Phát triển kế hoạch trao đổi chất thải giữa các nhà máy; - Đăng ký chủ nguồn thải. Hành động 2: Quy hoạch các bãi rác Một trong những vấn đề bức xúc ở hầu hết các địa phương hiện nay là việc lựa chọn vị trí các bãi chôn lấp chất thải (bãi rác) và đảm bảo việc xây dựng vững chắc môi trường. Để lựa chọn được vị trí lý tưởng cho các bãi rác cần căn cứ vào các tiêu chí và khoanh vùng hiện tại. Về định hướng chiến lược phát triển, các địa phương nên xây dựng kịch bản tăng cường tái chế, tái sử dụng rác thải, hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp. - 29 -
  31. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Các nội dung của hành động quy hoạch các bãi rác địa phương tham khảo và tuân thủ Thông tư 01/2001/TTLBKHCNMT-BXD. Hành động 3: Quy hoạch bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm Xu thế diễn biến trong những năm gần đây tài nguyên nước mặt và nước ngầm bị suy thoái (cạn kiệt và ô nhiễm) gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và môi trường sống. Việc bảo vệ nguồn nước sạch đang trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng và mỗi người dân Các nội dung của hành động này nên tập trung vào: - Xác định nguồn nước cần bảo vệ; - Xây dựng quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn nước; - Quy hoạch, quản lý xả thải các chất thải rắn và chất thải lỏng vào nguồn nước, xây dựng các đới phòng hộ vệ sinh; - Tăng cường nguồn lực quan trắc chất và lượng các nguồn nước; - Nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngoài 3 hành động trên còn nhiều hành động khác liên quan tới vấn đề quy hoạch - kế hoạch liên quan tới ngành công nghiệp, các hành động này mỗi địa phương tuỳ tình hình thực tế lựa chọn và xây dựng hợp lý. 3.1.3.2. Quản lý và kiểm soát các khu công nghiệp Đối với các khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động hiện nay có thể thực hiện nhiều biện pháp và chiến lược quản lý môi trường như xây dựng khung quản lý môi trường, cung cấp tốt các dịch vụ môi trường (dịch vụ cấp nước, thu gom và xử lý chất thải ). Các biện pháp kiểm soát và quản lý môi trường đối với các KCN này bao gồm: - Thống kê, đánh giá tình trạng ô nhiễm; - Xác định giải pháp theo loại ô nhiễm và mức độ ô nhiễm; - Lập kế hoạnh thanh tra (bao gồm cả tổ chức, tài chính); - Thực hiện kế hoạch thanh tra; - Báo cáo kết quả; - Xử lý kết quả. Hành động 1: Lập kế hoạch thanh tra Là một phương pháp tiếp cận khác yêu cầu các nhà máy tuân thủ các điều luật BVMT, nhất là việc thực hiện công tác hậu ĐTM hoặc các điều luật về công nghiệp khác đang có hay đã được thông qua trước khi điều luật ĐTM có hiệu lực. Sau khi hoàn tất thống kê về tình trạng ô nhiểm, chiến lược thanh tra sẽ được đưa ra dựa trên mức ưu tiên cho các chất gây ô nhiễm nhiều nhất hoặc các hợp chất ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Các nội dung của hành động này bao gồm: - Kiểm tra chương trình quan trắc theo báo cáo ĐTM; - Cải thiện khả năng quan trắc tự động hoặc hợp đồng thêu tư cấn; - Thực hiện kế hoạch quan trắc theo quy định; - Báo cáo kết quả. Hành động 2: Kiểm soát tự động - 30 -
  32. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Quyết định 328 đề cập đến một loại phương pháp khả thi đó là kiểm soát tự động. Nhìn chung đã thu được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích với phương pháp này từ các quốc gia phát triển. Các nội dung của hành động này gồm: - Đánh giá, xác định lượng, thành phần chất thải; - Xắp sếp theo thứ tự ưu tiên mức độ cần xử lý; - Lập kế hoạch xử lý; - Tổ chức thực hiện xử lý; - Đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm. Hành động 3: Kiểm toán chất thải Nên tập trung vào việc xây dựng hệ thống quản lý chất thải hiệu quả nhằm ngăn ngừa và giảm chất thải (xem hành động 1 mục 3.1.4.1.). Hành động 4: Phát triển kế hoạch hoàn thiện kết hợp từng bước một cho việc giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp Là giải pháp đặc biệt hiệu quả để thay đổi hiện trạng ô nhiễm khi vốn bị hạn chế. Phương pháp này đã áp dụng thành công ở rất nhiều nước. Có thể chia thành 3 hợp phần được trình bày dưới đây và kết quả hướng tới hai giai đoạn với thời gian phù hợp cho từng giai đoạn. Nội dung của nó gồm: - Hợp phần 1 bao gồm thực hiện kế hoạch giảm thiểu xả nước thải vào nguồn nước và đất. Kết hợp với các kế hoạch giảm thiểu nước tiêu thụ; - Hợp phần 2 bao gồm việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm từ chất thải rắn và công nghiệp; - Hợp phần 3 bao gồm giảm thiểu phát tán ô nhiễm không khí; - Giai đoạn 1 có thể tiến hành trong 2 năm. trong khi pha 2 có thể thêm 2 năm. Hành động 5: Chất thải công nghiệp Việc xử lý chất thải an toàn hoặc tái sử dụng chất thải từ những quy trình công nghệ hiện đại an toàn và là một vấn đề hết sức quan trọng. Nếu với số lượng nhiều những nguồn này sẽ mang lại lợi ích không nhỏ. Nội dung cho hành động này có thể xem chi tiết tương tự ở mục 3,1,4,6. Hành động 6: Trao đổi chất thải Việc trao đổi chất thải là hoạt động trao đổi nguyên liệu phế thải của ngành này được sử dụng lại cho ngành khác. Thực hiện tốt hành động này chẳng những tiết kiệm nguồn tài nguyên mà còn có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các nội dung của hành động này bao gồm: - Xác định được các nguyên liệu đầu vào, ra của nhà máy; - Đánh giá khả năng đáp ứng của các công nghệ, nhu cầu hợp tác của các bên liên quan; - Tổ chức liên kết trao đổi chất thải. Hành động 7 : Hệ thống xử lý nước thải Là lĩnh vực rất phức tạp bởi phạm vi rộng của các giải pháp kỹ thuật và giá đầu tư cao. Nếu có thể, việc xử lý nước thải nên được giao cho nhà máy và/hoặc tổ chức nào đó. Những hoạt động trong lĩnh vực này nên được cân nhắc sau Kiểm toán môi trường, - 31 -
  33. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương ISO 9000 , ISO 14000 và những giải pháp công nghệ sạch hơn đã được thảo luận. Khuyến khích áp dụng công nghệ tái sử dụng, sử dụng tuần hoàn nước thải. Các nội dung ở đây thường gồm: - Xác định lượng nước cấp (đầu vào); - Xác định hoặc tính toán lượng và thành phần nước thải; - Thiết kế hệ thống xử lý theo chất và công suất; - Vận hành, quan trắc giám sát định kỳ; - Lập báo cáo, lưu giữ hồ sơ. 3.1.3.3. Quản lý và kiểm soát các làng nghề thủ công Hiện tại ở các địa phương cơ cấu kinh tế xã hội của các làng nghề thủ công rất yếu kém, nên xây dựng một hình thức xử lý đặc biệt để giúp đỡ nhóm ngành này. Các hành động KSON môi trường làng nghề nên tập trung vào các vấn đề sau: - Bổ sung, điều chỉnh các chính sách hiện hành liên quan tới BVMT; - Tổ chức điều tra, đánh giá việc tuân thủ công tác BVMT của các làng nghề; - Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải, tự quan trắc/giám sát môi trường; - Xây dựng chương trình quan trắc môi trường; - Tăng cường năng lực quản lý môi trường; - Đánh giá hiện trạng quy hoạch và xây dựng hướng dẫn quy hoạch môi trường làng nghề; - Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng. 3.1.4. Chính sách và pháp luật Hiện nay đã có khá nhiều các văn bản luật pháp và cơ chế chính sách liên quan phục vụ công tác KSON, tuy nhiên cần bổ sung các cơ chế chính sách: - Thiết lập cơ chế chính sách đối với việc ô nhiễm từ các làng nghề xuất phát từ đặc thù kinh tế - xã hội của mỗi làng nghề; - Thiết lập cơ chế chính sách đối với các khu công nghiệp; - Thiết lập tiêu chuẩn khí thải, nước thải đối với những lĩnh vực, vùng nhạy cảm đặc thù; - Các hướng dẫn thanh tra hậu ĐTM và quan trắc; - Các hướng dẫn kỹ thuật xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải. 3.1.5. Các giải pháp kỹ thuật cho các ngành và vấn đề cụ thể 3.1.5.1. Sản xuất sạch - công nghệ sạch Sản xuất sạch là biện pháp phòng ngừa, chủ động bảo vệ môi trường theo các đặc thù của công ty mình, nhằm làm giảm thiểu chất thải và đạt sản lượng hàng hóa cao nhất. Theo phân tích dòng nguyên liệu và năng lượng tại một công ty, họ cố gằng tiếp thu các phương án nhằm giảm thiểu phát thải trong quá trình sản xuất. Giúp cải tiến cách tổ chức và công nghệ nhằm đạt hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng tốt - 32 -
  34. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương nhất, ngăn ngừa chất thải, nước thải phát sinh và phát thải khí cũng như thải nhiệt và tiếng ồn. Sản xuất sạch và công nghệ sạch đang được nhiều quốc gia quan tâm và nó sẽ trở thành xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế đảm bảo tính bền vững. Tuy nhiên, nó cũng lại là rào cản, khó khăn và thách thức đối với các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Bài học kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy lợi ích kinh tế khi áp dụng các công nghệ sạch. Vì vậy, các địa phương nên quan tâm và phát triển lĩnh vực này. Các hành động gắn với nội dung này hữu ích cho công tác KSON ở các địa phương bao gồm: Hành động 1: Kiểm toán môi trường Kiểm toán môi trường là xác định khối lượng thực hiện và luận điểm, theo cách này việc thực hiện các chức năng tương tự để kiểm toán tài chính. Một báo cáo kiểm toán môi trường chuẩn mực bao hàm thuyết minh trình bày việc thực thi, luận điểm môi trường mục đích nhằm xác định sự cần thiết thực hiện, duy trì hoặc cải thiện các dấu hiệu thực thi và luận điểm. Các nội dung của hành động này tập trung vào: - Tuyên truyền về lợi ích của công tác kiểm toán môi trường; - Tổ chức hướng dẫn kiểm toán môi trường; - Xây dựng cơ chế khuyến khích kiểm toán môi trường. Hành động 2: Thực hiện ISO 9000 và ISO 14000 ISO 9000 đã trở thành mối quan tâm và đối tượng tham khảo của quốc tế cho các yêu cầu quản lý chất lượng trong công nghiệp và kinh doanh và ISO 14000 khiến các tổ chức gặp phải các thách thức môi trường. Với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, sự tham gia WTO buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là các cơ sở có xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, việc thực hiện ISO 9000 và ISO 14000 là con đường tất yếu. Vì vậy, các địa phương nên quan tâm thực hiện các nội dung: - Tuyên truyền, cung cấp các thông tin về rào cản môi trường trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới; - Xây dựng chương trình phát triển nhãn môi trường; - Khuyến khích tạo thuận lợi hỗ trợ các đơn vị đăng ký thực hiện ISO 9000 và ISO 14000. Hành động 3: Thỏa thuận nghiên cứu với các trường đại học, viện nghiên cứu Một lợi thế nguồn nhân lực khoa học ở trong nước khá dồi dào và đang có chiều hướng phát triển tốt. Các địa phương cần có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút và đẩy mạnh sự hợp tác giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp với các trường đại học, viện nghiên cứu nhằm phát triển công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn. Các nội dung thường là: - Xác định những vùng với những tiềm năng cho phát triển công nghệ sạch; - Phát triển, thúc đẩy các cơ chế khuyến khích áp dụng công nghệ sạch; - Thiết lập thỏa thuận hợp tác nghiên cứu với các trường đại học, viện nghiên cứu; - Hỗ trợ thực hiện và triển khai nhân rộng. - 33 -
  35. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 3.1.5.2. Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và ở nông thôn Chất thải nông nghiệp từ các ngành nghề chăn nuôi gia cầm ở nông thôn chiếm một tỷ trọng lớn tại các tỉnh. Các chất thải này có tác động không nhỏ tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ khu vực này. Các hành động KSON đối với ngành này có thể tập trung vào: Hành động 1: Các trang trại gia súc, gia cầm Hoạt động nhằm làm giảm tác động tới môi trường xung quanh từ sự phát sinh chất thải của động vật với số lượng lớn. Các nội dung tập trung vào: - Quản lý và Quy hoạch phát triển các trang trại gia súc, gia cầm; - Xây dựng các mô hình tái sử dụng chất thải (hầm biogas); sử dụng làm phân bón; - Thiết lập và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; - Nâng cao nhận thức cộng đồng; - Thiết lập kế hoạch quan trắc môi trường theo hình thức tự động hoặc tự quản. Hành động 2: Quản lý phân bón Nếu phân bón và các vật liệu thải hữu cơ khác không được quản lý tốt, chúng có thể sẽ trở thành 1 nguồn ô nhiễm đáng kể cho hệ thống nước chảy ra sông và hồ, hoặc ngấm xuống nước ngầm. Trong trường hợp này các địa phương cần xem xét xây dựng các nội dung KSON cho lĩnh vực này và nên tập trung vào các vấn đề: - Quy định quản lý theo loại phân bón; - Tổ chức quản lý phân bón theo nhu cầu và quy mô khu vực nông nghiệp; - Xây dựng, ban hành và tổ chức các kỹ thuật bón phân; - Thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt và nước ngầm; - Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thu gom, xử lý bao bì chứa phân; quy định khu vực rửa các dụng cụ, thiết bị bón phân. Hành động 3: Sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu Hàng năm ở các địa phương, người dân sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nhằm diệt trừ sâu bọ, tăng năng suất cây trồng. Do chưa nhận thức rõ quy trình kỹ thuật và liều lượng sử dụng bón phân nên dẫn tới tình trạng dư lượng thuốc BVTV, các chất hóa học còn tồn lưu lại trong đất, trong nước và các sản phẩm nông nghiệp gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để giảm thiểu vấn đề ngày càng phổ biến này cần xây dựng chương trình tập huấn phổ biến các kỹ thuật sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Các nội dung cho hành động này bao gồm: - Quy định loại thuốc trừ sâu sử dụng nhằm làm hạn chế tác động có hại của việc sử dụng chúng; - Thông tin tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện nhằm tác động tới quyết định và hành động sử dụng sản phẩm của cá nhân từng người nông dân; - Tập huấn và thỏa thuận tự nguyện với nhà sản xuất và các cơ sở bán lẻ; - Đẩy mạnh tập huấn áp dụng công nghệ; - Giáo dục về quản lý tác nhân gây hại. - 34 -
  36. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Hành động 4: Rác thải nông nghiệp và nông thôn Do nền kinh tế, người dân vùng nông thôn nhìn chung đang dần được cải thiện, nhu cầu sử dụng các sản phẩm sau thu hoạch nông nghiệp giảm, dẫn đến tình trạng rác thải nông nghiệp và nông thôn phát sinh gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nhiều nơi, rác thải sinh hoạt nông thôn đang trở thành một vấn đề bức xúc cần có biện pháp quản lý tốt, nếu không nó trở thành nguồn gây mầm bệnh cho cộng đồng dân cư. Các địa phương cần quan tâm tới các nội dung: - Kiểm soát việc thải bỏ chất thải nông nghiệp, rác thải nông thôn; - Tổ chức đội tự quản thu gom, xử lý rác thải; - Xây dựng, chuyển giao các mô hình tái chế, tái sử dụng chất thải theo hướng xã hội hóa; - Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng. 3.1.5.3. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Tại các địa phương, việc quản lý, nắm bắt và sử dụng thuốc BVTV rất phức tạp và khó khăn để kiểm soát. Ảnh hưởng xấu từ việc sử dụng thuốc BVTV tới sức khỏe con người và môi trường. Vì vậy các địa phương nên có các hành động ưu tiên cho lĩnh vực này. Các hành động nên tập trung vào: Hành động 1: Điều tra, xác định các kho, điểm tồn lưu thuốc BVTV Theo kết quả điều tra năm 2007 của Trung tâm Tư vấn và Bảo vệ môi trường (thuộc dự án POP), hiện tại ở nước ta có khoảng 108 tấn thuốc BVTV tồn lưu (thuốc POP, thuốc quá hạn, cấm sử dụng, không rõ nhãn mác). 98.000 m3 lẫn đất chôn lấp không an toàn và 52.000 m3 đất ô nhiễm thuốc BVTV. Tuy nhiên con số này vẫn chưa thật đầy đủ, còn nhiều địa phương vẫn chưa điều tra, thống kê chi tiết. Vì vậy cần tiếp tục điều tra, xác minh để có các biện pháp quản lý, KSON kịp thời. Nội dung của hành động này gồm: - Điều tra hiện trạng, phát hiện kho, điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật với sự tham gia của cộng đồng; - Tổ chức điều tra xác định các điểm nóng, quy mô khối lượng và mức độ gây ô nhiễm của các kho, điểm tồn lưu; - Đánh giá mức độ và khả năng ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe cộng đồng; - Xây dựng các giải pháp KSON, xử lý. Hành động 2: Quy định việc sử dụng thuốc BVTV Rất nhiều quốc gia đã và đang dần dần hạn chế việc sử dụng phần lớn thuốc BVTV vì mối quan ngại sức khỏe cũng như môi trường. Việc xuất khẩu nông nghiệp phải tuân theo các quy định thương mại khác nhau. Vì vậy phương pháp hiệu quả nhất là loại bỏ vấn đề về các loại thuốc BVTV ra khỏi thị trường thông qua quy định từ cấp Trung ương đến địa phương. Các nội dung hành động này bao gồm: - Rà soát, đánh giá danh mục các hóa chất BVTV; - Xây dựng, ban hành các quy định khuyến khích sản xuất, sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học; - Hoàn chỉnh các quy định đăng ký thuốc BVTV; - 35 -
  37. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - Quy định hạn chế, cấm sử dụng các loại hóa chất BVTV gây độc hại tới môt trường và sức khỏe cộng đồng; - Củng cố hoạt động kinh doanh thuốc BVTV; - Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thuốc BVTV. Hành động 3: Cập nhật danh sách về các loại thuốc BVTV Hàng năm ở các nước trên thế giới và trong nước sản xuất hàng trăm hoạt chất hóa học mới cho các loại thuốc BVTV. Vì vậy, nếu không nắm bắt được thông tin này sẽ rất khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát chúng. Tại các địa phương, dựa trên bảng thống kê và kiến thức về thuốc BVTV cần tiến hành: - Cập nhật thông tin về các loại thuốc BVTV; - Phát hiện các loại thuốc BVTV gây nguy hiểm tiềm tàng; - Dự báo các loại thuốc BVTV sẽ được sử dụng cho cây trồng trong tương lai; - Xây dựng các giải pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó các rủi ro theo điều kiện từng địa phương. 3.1.5.4. Khu giết mổ Hiện tại ở một số địa phương, các lò giết mổ được xem như là các vần đề đặc biệt nghiêm trọng. Các hành động để KSON các cơ sở này ở các địa phương nên tập trung vào: - Quy hoạch khu giết mổ hợp lý; - Đầu tư phát triển công nghệ giết mổ sạch; - Tăng cường kiểm soát, kiểm dịch gia súc đầu vào, đầu ra; - Thu gom và xử lý chất thải; - Xây dựng kế hoạch tự quan trắc giám sát. 3.1.5.5. Ô nhiễm khí thải Nhìn chung mức độ ô nhiễm không khí có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế đã và đang để lại hậu quả ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí. Các nước phát triển đã có nhiều bài học trong vấn đề này. Việc KSON khí thải cần tập trung tại các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, các lò đốt rác, khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông Vì vậy, các địa phương xây dựng và ưu tiên các hành động: Hành động 1: Khí thải công nghiệp Bao gồm khí thải từ các nhà máy của các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Để KSON khí thải các cơ sở này cần: - Điều tra, đánh giá thực trạng công nghệ sản xuất của các cơ sở; - Kiểm toán chất thải (khí thải); - Áp dụng công nghệ sản xuất sạch; - Hỗ trợ chuyển giao các công nghệ xử lý khí thải; - Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ; - Thiết lập, xây dựng mạng lưới quan trắc/giám sát môi trường. Hành động 2: Khí thải từ các lò đốt rác - 36 -
  38. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Đặc biệt là các lò đốt rác y tế, chất thải độc hại, do công nghệ đốt chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là nhiệt độ còn thấp, chưa có hệ thống xử lý khí thải, nên phát sinh khí độc dioxin/furan khó tránh khỏi. Để KSON tốt vấn đề này, địa phương nên: - Điều tra, đánh giá năng lực các lò đốt hiện có, nếu không đảm bảo yêu cầu đề nghị nâng cấp hoặc đóng cửa; - Xây dựng dự án đầu tư các lò đốt mới chuyên dụng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đảm bảo tiêu chuẩn cho phép; - Tổ chức đăng ký nguồn thải; - Liên kết với các địa phương lân cận có cơ sở thiêu đốt hiện đại; - Lập chương trình điều tra, kiểm soát ô nhiễm khí thải các lò đốt rác. Hành động 3: Kiểm soát phát thải từ các nguồn cố định và di động trong thành phố Để hoàn tất và duy trì tốt chất lượng môi trường không khí bảo vệ sức khỏe cộng đồng, mặc dù tỷ lệ xe cộ tăng và sản xuất công nghiệp cao hơn; kiểm soát nguồn phát thải từ các nguồn di động và cố định là cần thiết ở một số khu vực, bao gồm: - Thiết lập các đối tượng/tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí để làm cơ sở cho chương trình kiểm soát ô nhiễm không khí; - Thiết lập việc quản lý thông tin môi trường và hệ thống hành chính; - Thành lập chương trình kiểm soát toàn diện, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn nhiên liệu; - Thanh tra, kiểm tra các phương tiện phát thải khói đen trên các tuyến dường giao thông; - Rà soát hệ thống thực thi để đảm bảo sự tuân thủ tiêu chuẩn phát thải; - Sử dụng thiết bị kiểm tra, thử tiêu chuẩn chất lượng không khí (như: thiết bị thử sulphur trong nhiên liệu); - Thông qua những công nghệ hiện có tốt nhất và thực tiễn trong cả kiểm soát phát thài và khả năng nhiên liệu. Hành động 4: Chính sách giao thông Đường giao thông được xem như là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường. Thành Phố lớn từ 500.000 dân là mục tiêu quan trọng cho việc thúc đẩy thực tiễn giao thông bền vững. Theo xu hướng phát triển của xã hội, số lượng người tham gia giao thông ngày càng tăng, nếu không sớm có các chính sách vĩ mô hợp lý thì rất khó kiểm soát các tình trạng tác động xấu do các phương tiện tham gia giao thông gây ra, trong đó có khí thải. Vì vậy, ngay từ các địa phương cần xây dựng cho mình các chính sách giao thông hợp lý. Một số hướng các địa phương có thể tham khảo: - Xây dựng chính sách khuyến khích mọi người tham gia phương tiện giao thông công cộng; - Kiểm tra hiệu quả/tính năng phù hợp của các chính sách giao thông; - Chính sách khuyến khích nghiên cứu chế tạo và sử dụng các phương tiện giao thông sạch; - Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. 3.1.5.6. Chất thải rắn - 37 -
  39. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế sẽ kéo theo sự gia tăng chất thải trong đó có chất thải rắn. Việc KSON đối với chất thải rắn đã có nhiều bài học khác nhau và đa dạng ở các quốc gia trên thế giới và khu vực, thậm chí ở mỗi địa phương trong một quốc gia. Trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng một số dự án KSON chất thải rắn, việc xác định các hành động KSON chất thải rắn được nhiều địa phương quan tâm, nên hướng dãn sẽ được thể hiện chi tiết các bước như sau: Bước 1: Xác định các nhóm mục tiêu (theo Chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh/quốc gia; Chiến lược quản lý chất thải rắn quốc gia và quyết định 328/2005/QĐ- TTg). Ví dụ, mục tiêu trong Quyết định 328 đến năm 2010: - Xử lý 70% tất cả các nguồn thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn và đất); - Thu gom 90% chất thải rắn phát sinh; - Xử lý 100% chất thải y tế; - Xử lý 60% chất thải nguy hại trước 2010. Có thể phân thành các nhóm mục tiêu sau: Nhóm mục tiêu nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lượng rác phát sinh và tăng cường việc tái chế và tái sử dụng rác: - Giảm khối lượng rác thải cần phải xử lý chôn lấp bằng cách tăng cường chế biến phân/tái chế rác tại bãi chôn lấp; - Tổ chức hỗ trợ các đơn vị tái chế và sử dụng rác thải để cung cấp thu nhập ổn định và đảm bảo sức khoẻ và các điều kiện an toàn lao động cho công nhân trong lĩnh vực này. Nhóm mục tiêu nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường do việc tiêu hủy rác bừa bãi (bất hợp pháp): - Chỉ rõ tỷ lệ phần trăm cao các loại chất thải rắn phát sinh tại các phường nội thị và các làng xã ngoại thị sẽ được thu gom tập trung. - Phạm vi phục vụ dân cư nội ngoại thị có cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn được tăng lên; - Việc xả, tiêu hủy rác bất hợp pháp sẽ chấm dứt hoàn toàn. - Toàn bộ dân cư nội ngoại thị sẽ được hưởng dịch vụ thu gom chất thải; Nhóm mục tiêu nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường gây ra bởi những sai sót trong thực hành chôn lấp rác: - Nâng cấp, cải thiện toàn bộ các bãi chôn lấp rác thải hiện nay Bước 2: Đưa ra các hành động để tiếp cận tới các mục tiêu Các hành động có thể nhằm đạt được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể được thể hiện trong Bảng 4. Bảng 4. Danh mục các hành động cần thiết đối với chất thải rắn đô thị Giải pháp thực hiện/hoạt Các hành động Mục tiêu động Hành động 1. - Giảm khối lượng chôn - Xây dựng dự án thí điểm lấp; để cải thiện quản lý chất - Giảm thiểu tác động môi thải rắn ở cấp phường/xã - 38 -
  40. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Giải pháp thực hiện/hoạt Các hành động Mục tiêu động Giảm thiểu lượng chất trường ô nhiễm do chất (phân loại tại nguồn, xử lý thải rắn phát sinh tại thải rắn; phân tán) nguồn - Nâng cao hiệu quả tái - Xây dựng kế hoạch truyền chế tái sử dụng chất thông cho dân hiểu về lợi thải ích của phân loại và sự - Quảng bá ngành nghề khác biệt giữa các thành tái chế chất thải; phần được phân loại - Xây dựng nguyên tắc 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) Hành động 2. - Cung cấp dịch vụ tới Lập qui hoạch các điểm thu người nghèo gom và các trạm trung chuyển ; Cải tiến/mở rộng hệ - Loại bỏ việc xả, tiêu hủy Lập kế hoạch thu gom rác chợ, thống thu gom chất chất thải rắn bừa bãi; đường phố, khu công cộng và thải rắn - Tăng tỷ lệ, phạm vi phục phân bùn từ bể tự hoại ; vụ dân cư đô thị được Xây dựng kế hoạch cung ứng hưởng dịch vụ thu gom ; trang thiết bị thu gom, vận - Cung cấp dịch vụ tới chuyển ; người nghèo Xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ thu gom ; Xác định nhu cầu nhân lực Xây dựng chính sách đề đa dạng hoá các thành phần cung cấp dịch vụ thu gom (đội vệ sinh, hợp tác xã ) Hành động 3. - Loại bỏ phương pháp - Lập dự án nâng cấp, cải đổ rác tự nhiên; tiến thiết kế các bãi rác thải hiện tại để đạt những tiêu Cải thiện tình trạng - Cải thiện chất lượng chuẩn căn bản và/hoặc của các khu xử lý, đổ môi trường sống thông chuẩn bị đóng cửa các bãi thải chất thải rắn qua giảm thiểu tác động tiêu cực; chôn; - Nâng cao hiệu suất sử - Lập qui hoạch tổng thể dụng bãi chôn lấp; quản lý chất thải rắn cho toàn tỉnh ; - Thu hồi các khí sinh học và phế liệu tái chế từ - Đầu tư xây dựng các công chất thải rắn; trình kiểm soát và xử lý nước rỉ , kiểm soát và thu - Giảm bệnh tật do cải hồi khí thải thiện thu gom và giảm lượng rác chôn lấp và - Xây dựng tiêu chí lựa chọn chấm dứt chôn lấp bừa công nghệ xử lý chất thải bãi. rắn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Hành động 4. - Giảm lượng rác thải cần - Xây dựng hướng dẫn đối thu gom và chôn lấp; với các hoạt động thu nhặt phế liệu tại bãi chôn lấp và Tổ chức hoạt động tái - Tăng niên hạn sử dụng trạm trung chuyển rác thải. chế chất thải bãi chôn lấp hiện có ; - Giảm lượng nguyên liệu - Điều tra, khảo sát hiệu quả - 39 -
  41. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Giải pháp thực hiện/hoạt Các hành động Mục tiêu động thô cho sán xuất, góp hoạt động của các ngành phần bảo vệ tài nguyên nghề tái chế; thiên nhiên ; - Chính sách ưu đãi cụ thể đối với các cơ sở tái chế ; - Xây dựng dự án thí điểm xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón ; Hành động 5. - Nâng cao năng lực của Phát triển và lập kế hoạch các cơ quan trong quản nâng cao năng lực trong qui lý tổng hợp môi trường hoạch và quản lý CTR cho các Xây dựng năng lực đô thị & KCN; Sở ban ngành liên quan cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh (Sở Xây - Nâng cao năng lực cho dựng, Sở Y tế, Sở Sở TN&MT để thực thi TN&MT ) nhiệm vụ theo Luật BVMT và để thực hiện quản lý môi trường liên ngành trong tỉnh . 3.1.5.7. Tái chế, tái sử dụng chất thải rắn Bước 1: Xác định các nhóm mục tiêu (theo Chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh/quốc gia; Chiến lược quản lý chất thải rắn quốc gia và quyết định 328/2005/QĐ- TTg), cũng tương tự các nhóm mục tiêu KSONMT đối với chất thải rắn bao gồm: Nhóm mục tiêu nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lượng rác phát sinh và tăng cường việc tái chế và tái sử dụng rác; Nhóm mục tiêu nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường do việc đổ rác bừa bãi (bất hợp pháp); Nhóm mục tiêu nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường gây ra bởi những sai sót trong thực hành chôn lấp rác. Bước 2: Đưa ra các hành động để tiếp cận tới các mục tiêu Các hành động có thể nhằm đạt được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của hoạt động tái chế các hợp phần có trong rác thải được thể hiện trong Bảng 5 Bảng 5. Danh mục các hành động có thể và các giải pháp đề xuất để đạt được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của các hoạt động tái chế các hợp phần có trong rác thải Các hành động Mục tiêu Giải pháp thực hiện/hoạt động Hành động 1. - Giảm khối lượng chôn lấp; - Xây dựng dự án thí điểm xử Đánh giá việc thiết - Giảm thiểu ô nhiễm môi lý rác thải hữu cơ thành phân lập xử lý tập trung trường tại các bãi chôn bón ; chất thải hữu cơ lấp; - Xây dựng kế hoạch truyền bằng ủ sinh học - Cải thiện hiệu quả thu hồi thông cho dân hiểu về lợi ích và tái chế chất thải; của phân loại và sự khác biệt giữa cácthành phần được phân loại - 40 -
  42. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Các hành động Mục tiêu Giải pháp thực hiện/hoạt động Hành động 2. - Giảm tối thiểu lượng CTR Kiểm kê hiệu quả của các phát sinh và tận thu tối đa doang nghiệp tái chế phế liệu các phế liệu tái chế từ hiện tại; Tỏ chức và quản lý CTR. kinh doanh chính thống các phế liệu - Giảm nguyên liệu từ quá Xây dựng chính sách ưu đãi tái chế không hữu trình chế biến; về tài chính và thuế đối với cơ từ chất thải rắn các cơ sở tái chế; đô thị - Góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên ; Phát triển kế hoạch hợp lý cải thiện điều kiện lao động của những người nhặt phế liệu và các công nhân tái chế chất thải; Hành động 2. - Nâng cao năng lực kinh Soạn thảo kế hoạch hỗ trợ Cải thiện vận hành doanh và điều kiện lao hoạt động tái chế không chính của hệ thống thu động của khối tư nhân thống/qui mô nhỏ; hồi tái chế không trong hoạt động tái chế Lên kế hoạch ngân sách hỗ chính thống/qui mô chất thải; trợ các chương trình giảm nhỏ thiểu và tái chế chất thải và - Tăng thu hồi chi phí các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng; 3.1.5.8. Chất thải nguy hại Các bước cơ bản trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động đối với chất thải nguy hại: Bước 1: Xác định các nhóm mục tiêu (theo Chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh/quốc gia; Chiến lược quản lý chất thải rắn quốc gia và quyết định 328/2005/QĐ- TTg) Mục tiêu trong Quyết định 328: Xử lý 60% chất thải nguy hại trước năm 2010 Có thể phân thành các nhóm mục tiêu sau: Nhóm mục tiêu nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lượng rác phát sinh và tăng cường việc tái chế và tái sử dụng rác: - Giảm khối lượng rác thải cần phải xử lý chôn lấp bằng cách áp dụng chương trình kiểm soat ô nhiễm và sản xuất sạch hơn; - Tổ chức hỗ trợ các đơn vị tái chế và sử dụng rác thải để cung cấp thu nhập ổn định và đảm bảo sức khoẻ và các điều kiện an toàn lao động cho công nhân trong lĩnh vực này. - 41 -
  43. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Nhóm mục tiêu nhằm giảm thiểu nhằm giảm thiểu rủi ro sức khoẻ con người gây do việc đổ rác bừa bãi (bất hợp pháp): - Tăng tỷ lệ phần trăm chất thải nguy hại phát sinh được thu gom/ lưu giữ theo phương thức hợp lý; - Tăng tỷ lệ phần trăm chất thải nguy hại được tái chế và tái sử dụng tăng lên; - Số lượng các sơ sở sản xuất quản lý được chất thải nguy hại tăng. Nhóm mục tiêu nhằm giảm thiểu rủi ro sức khoẻ con người gây ra bởi những sai sót trong thực hành chôn lấp rác: - Không có chất thải nguy hại đổ bừa bãi vào bãi chôn lấp rác thải; - Giảm số lượng công nhân bị nhiễm các hoá chất và chất thải nguy hại. Bước 2: Đưa ra các hành động để tiếp cận tới các mục tiêu Các hành động có thể nhằm đạt được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể được thể hiện trong Bảng 6. Bảng 6. Danh mục các hành động cần thiết đối với chất thải nguy hại Giải pháp thực hiện/hoạt Các hành động Mục tiêu động Hành động 1 Giảm thiểu sự phát sinh Giảm khối lượng CTNH Phát triển chương trình phòng chất thải ngay tại nguồn đưa đi xử lý và tiêu huỷ ngừa ô nhiễm (PPP); Xây dựng dự án trình diễn về sản xuất sạch hơn đối với ngành công nghiệp điển hình; Xây dựng dự án trình diễn về PPP đối với ngành công nghiệp điển hình Hành động 2 Khuyến khích và cưỡng Tăng thu hồi chi phí và Áp dụng chính sách ưu đãi để chế áp dụng nguyên duy trì vận hành hệ thống lôi cuốn sự tham gia của khối tắc người gây ô nhiễm theo phương cách bền tư nhân; phải trả tiền vững Gia tăng phí và tỷ lệ thu phí. Hành động 3 Quản lý vận chuyển an Phòng ngừa các rủi ro và Phát triển chương trình kiểm toàn CTNH sự cố môi trường tới sức soát thường kỳ các cơ sở phát khoẻ cộng đồng & môi thải/vận chuyển/xử lý CTNH trường sống; điển hình. Hành động 4 Xử lý tập trung CTNH Cải thiện thực tiễn quản lý Khảo sát, kiểm kê lượng CTNH CTNH; phát sinh từ các nguồn khác - 42 -
  44. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Giải pháp thực hiện/hoạt Các hành động Mục tiêu động nhau; Xây dựng chương trình đào tạo Ngăn ngừa đổ xả bừa bãi cho các nhân viên của CTNH DONRE và nhân viên của các cơ sở sản xuất có liên quan; 3.1.5.9. Chất thải y tế Các bước cơ bản trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động đối với chất thải y tế: Các mục tiêu chủ đạo trong kế hoạch hành động kiểm soát chất thải y tế như sau: Các thành phần nguy hại và không nguy hại của chất thải rắn y tế sẽ phải được tách loại ngay từ nguồn phát sinh và được đặt trong các thùng có mã số theo màu sắc trước khi thu gom. Toàn bộ hoạt động quản lý chất thải sẽ phải được thực hiện trong sự tuân thủ các điều khoản của qui chế quản lý chất thải y tế. Chất thải y tế nguy hại sẽ phải được lưu giữ tại các khu vực an toàn trước khi đưa vào lò đốt. Tro và các chất còn lại sau đốt cùng với các chất không cháy khác sẽ được thu gom và vận chuyển tới các bãi chôn lấp an toàn. Vận hành các lò đốt và bãi chôn lấp sẽ phải chịu sự giám sát của các nhân viên thanh tra của DONRE được đào tạo là những nhân viên có khả năng phát hiện các khiếm khuyết trong vận hành và có khả năng giải quyết được các vấn đề kỹ thuật. Bước 1: Xác định các nhóm mục tiêu (theo Chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh/quốc gia; Chiến lược quản lý chất thải rắn quốc gia và quyết định 328/2005/QĐ- TTg). Mục tiêu trong Quyết định 328: Xử lý 100% chất thải y tế; Có thể phân thành các nhóm mục tiêu sau: Nhóm mục tiêu nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lượng rác phát sinh và tăng cường việc tái chế và tái sử dụng rác: - Giảm khối lượng rác thải cần phải xử lý chôn lấp bằng cách thực hiện nghiêm ngặt các hướng dẫn về quản lý chất thải y tế do Bộ y tế Ban hành. Nhóm mục tiêu nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường do việc đổ rác bừa bãi (bất hợp pháp): - Tỷ lệ phần trăm chất thải nguy hại phát sinh được thu gom/ lưu giữ theo phương thức hợp lý; - Tỷ lệ phần trăm chất thải nguy hại được tái chế và tái sử dụng; - Số lượng các bệnh viện/trung tâm y tế quản lý được chất thải nguy hại; - Số lượng các cơ sở xử lý chất thải y tế tại chỗ; - Mạng lưới cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; - Mạng lưới cơ sở vận chuyển và tiêu huỷ chất thải y tế. Nhóm mục tiêu nhằm giảm thiểu rủi ro sức khoẻ con người gây ra bởi những sai sót trong thực hành chôn lấp rác: - Không có chất thải y tế nguy hại đổ bừa bãi vào bãi chôn lấp rác thải; - 43 -
  45. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương - Số lượng công nhân bị nhiễm các hoá chất và chất thải nguy hại. Bước 2: Đưa ra các hành động để tiếp cận tới các mục tiêu Các hành động có thể nhằm đạt được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể được thể hiện trong Bảng 7. Bảng 7. Danh mục các hành động cần thiết đối với chất thải y tế Các hành động Mục tiêu Giải pháp thực hiện/hoạt động Hành động 1. Xây dựng qui hoạch tổng thể về quản lý Cải thiện quản lý Phòng ngừa các rủi ro và chất thải y tế của tỉnh; chất thải y tế trên sự cố môi trường tới sức Dự án trình diễn với các hoạt động bao địa bàn toàn tỉnh. khoẻ cộng đồng & môi gồm đầu tư cho dụng cụ lưu chứa cho trường sống. một bệnh viện điển hình; Thực hiện hệ thống quản lý chất thải y tế tại nơi phát sinh bao gồm phân loại và lưu giữ tại nguồn. Hành động 2. Cải thiện quản lý Phòng ngừa các rủi ro và Dự án trình diễn với các hoạt động bao chất thải y tế trên sự cố môi trường tới sức gồm hệ thống xử lý thô sơ tại một bệnh địa bàn cấp khoẻ cộng đồng & môi viện hoặc trung tâm y tế cấp huyện. huyện. trường sống. Hành động 3. Cải thiện điều kiện làm Dự án thí điểm về cải thiện công tác Phát triển hệ việc của nhân viên y tế; thu gom, vận chuyển chất thải y tế tại thống lưu chứa một bệnh viện điển hình bao gồm đầu tư mua xe các thùng lưu giữ và xe cộ và vận chuyển Thể hiện một ví dụ tích chuyên dụng để vận chuyển; chất thải y tế. cực đối với hoạt động của nhân viên trong thu gom, Xây dựng dự án trình diễn cề thu gom lưu giữ chất thải y tế và chất thải y tế tại một trung tâm y cách thức quản lý chất thải tế/bệnh viện điển hình; mà họ mong muốn. Lập đề cương/đề xuất cải tiến hiệu quả thu gom, lưu giữ và chuyên chở chất thải y tế với thời gian thử nghiệm ngắn hạn; Đào tạo nhân viên chuyên môn về chất thải y tế nguy hại và cách thức vận hành các thiết bị liên quan; Xây dựng bộ tiêu chí tuyển chọn công nghệ xử lý chất thải y tế phù hợp; Thiết lập và thực thi một kế hoạch vận hành và bảo trì. Hành động 4. Thiết lập chương trình đào tạo, chương Xây dựng năng - Nâng cao năng lực của trình truyền thông nâng cao nhận thức lực cho các cơ các cơ quan có liên và các chương trình giám sát nhân - 44 -
  46. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Các hành động Mục tiêu Giải pháp thực hiện/hoạt động quan quản lý cấp quan tới vận hành, viên vận hành chất thải y tế; tỉnh. quan trắc và giám sát Phát triển chương trình đào tạo tại các hoạt động quản lý chất cơ sở y tế được lựa chọn; thải y tế. Phát triển một chương trình đào tạo và giám sát hoạt động tại các cơ sở y tế được lựa chọn; Xây dựng cẩm nang đào tạo bao gồm các hướng dẫn, mã số thực hành, các nguyên tắc vận hành tiêu chuẩn; các áp phích và các trợ giúp đào tạo khác. Hành động 5. Tiến hành khảo sát các bãi đổ xả và Di dời và khôi tiêu huỷ chất thải y tế hiện có bao gồm phục vị trí đổ xả đánh dấu vị trí trên bản đồ, ước tính chất thải y tế hiện lượng Chất thải y tế phát sinh; phác có. thảo kế hoạch di dời và tiêu huỷ cuối cùng. Những vấn đề cần lưu ý: 1. Việc xây dựng các dự án trình diễn cần được xem xét trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động. Các dự án trình diễn có thể bao gồm: - Thu thập các thông tin chi tiết về số lượng, thành phần tính chất của rác thải để làm cơ sở cho lập kế hoạch chung trong quản lý chất thải rắn đô thị; - Cải thiện dịch vụ thu gom tại các khu vực nghiên cứu và xây dựng những tấm gương tốt cho các khu vực đô thị khác; - Gia tăng sự lôi cuốn trực tiếp của Phường/Xã vào các hoạt động thu gom sơ cấp và xử lý chất thải bao gồm phân loại tại nguồn và xử lý phân tán (thí dụ: ủ sinh học). Các điểm nhấn trong dự án trình diễn được thể hiện ở Hộp 1. Hộp 1. Các dự án trình diễn Các dự án trình diễn có thể bao gồm các khía cạnh như phân loaị tại nguồn, ủ sinh học, xử lý phân tán hay các giải pháp khác nhằm loại bỏ các vấn đề tồn tại; Các dự án trình diễn sẽ cung cấp những kết quả có thể thấy được trong một khoảng thời gian và nguồn ngân sách hạn chế; Hơn thế nữa, các kinh nghiệm thu được sau đó có thể được sử dụng để lập kế hoạch phát triển ở qui mô lớn hơn. 2. Phát triển chiến lược toàn diện cho 15 năm và Kế hoạch hành động cho 1 năm, 5 năm, 10 năm (Hình 11). Kế hoạch hành động, có thể thực hiện trong 5 năm đầu là rất hiệu quả. ở đây vẫn nhấn mạnh đến kế hoạch hành động. - 45 -
  47. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Giai đoạn trực tiếp: 0 - 1 năm KH. hành động Giai đoạn ngắn hạn: 1- 5 năm Chiến lược Kế hoạch dài hạn Giai đoạn trung hạn: 6 - 10 năm Giai đoạn dài hạn: 10 - 15 năm Hình 11.Các giai đoạn thực thi chiến lược và kế hoạch hành động Trong khuôn khổ Kế hoạch hành động, phát triển các hoạt động trước mắt cho năm tiếp theo đặc biệt hữu ích. Điều này cho phép các vấn đề cấp bách có thể được giải quyết. Các vấn đề lưu ý trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động được thể hiện ở Hộp 2. Hộp 2. Các vấn đề lưu ý trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động Kế hoạch hành động là kết quả trực tiếp Đưa những hạng mục riêng rẽ vào kế nhất và thực tiễn nhất từ quá trình quy hoạch hành động cho sự hoạt động của hoạch chiến lược. từng hợp phần và nếu cần đưa vào các hợp phần khác nhau. Các hoạt động ngắn hạn phải cụ thể, với Phát triển ý tưởng xây dựng các dự án thí các chi tiết được tóm tắt cho các hoạt điểm trước khi thực thi ở quy mô lớn. động trung hạn và dài hạn. Nên tránh quá tham vọng. Việc thực thi Xây dựng năng lực, đào tạo và các hoạt cần được thực hiện theo từng pha một động nâng cao nhận thức cho nhà chức cách thận trọng. trách đô thị, các doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan giáo dục, các tổ chức phi chính phủ và công chúng nói chung. Các nghiên cứu khả thi chi tiết sẽ rất cần Thận trọng đưa ra kế hoạch chiến lược phải có trước khi thực thi các dự án đầu tốt để nhanh chóng nhận được sự phê tư đã được xác định trong kế hoạch hành duyệt về nội dung và cả về quá trình cấp động. vốn 3.1.5.10. Xử lý nước thải đô thị Để chất lượng nước tại điểm sử dụng đảm bảo yêu cầu việc xả nước thải ra nguồn cần phải được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời phải có các biện pháp tăng cường tự làm sạch nguồn nước. Phải quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị đảm bảo yêu cầu không úng ngập và vệ sinh an toàn cho công đồng. Phải từng bước thực hiện xử lý nước thải khu vực thành phố là cần thiết, đảm bảo TCVN 5945-2005; TCVN 6772 - 2000 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. - 46 -