Sinh học đại cương - Phân loại ếch nháo

pdf 25 trang vanle 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sinh học đại cương - Phân loại ếch nháo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsinh_hoc_dai_cuong_phan_loai_ech_nhao.pdf

Nội dung text: Sinh học đại cương - Phân loại ếch nháo

  1.  Học phần: GVHD: TP.HCM, Tháng 11/2011
  2. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái DANH SÁCH NHÓM 1. Đặng Minh Chiến 3005100066 2. Hồ Trọng Nghĩa 3005100470 3. Trần Thị Tuyết Vân 3005100906 4. Phạm Trọng Viễn 3006100218 5. Trần Ngô Tuấn Vũ 3005100922 1
  3. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 4 1.1. Đặt vấn đề 4 1.2. Mục đích và yêu cầu. 4 1.2.1. Mục đích. 4 1.2.2. Yêu cầu. 4 1.3. Phương pháp nghiên cứu 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu. 5 1.5. Kết quả nghiên cứu. 5 PHẦN 2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC 6 2.1. Nguồn gốc tiến hoá 6 2.2. Đặc điểm chung 7 2.2.1. Hình dáng bên ngoài. 7 2.2.2. Cấu tạo trong 8 2.2.3. Dinh dưỡng 9 2.2.4. Sinh sản 9 PHẦN 3. PHÂN LOẠI 11 3.1. Sơ đồ phân loại - Bảng phân loài 11 3.2. Bộ không đuôi 12 3.2.1. Họ Cóc tía (danh pháp khoa học: Bombinatoridae) 12 3.2.2. Họ Cóc Bufonidae 13 3.2.3. Cóc nhà (Bufo melanostictus) 14 3.2.4. Cóc rừng 15 3.2.5. Ếch đồng 15 3.2.6. Họ Nhái Bầu 16 3.2.6.1.Nhái Bầu Hoa 16 3.2.6.2.Nhái Bầu Vân 17 3.2.7. Họ Ếch Cây 17 3.2.7.1.Ếch Cây Xanh Đốm 17 2
  4. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái 3.2.7.2.Ếch Cây Mép Trắng 18 3.2.8. Họ Nhái bén 19 3.3. Bộ Có Đuôi - (Caudata hay Urodela) 19 3.3.1. Cá Cóc Sần - Echinotriton asperrimus (Unterstein,1930) 19 3.3.2. Cá Cóc Tam Đảo 20 3.4. Bộ Không Chân (Apoda hay Gymnophiona) 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 3
  5. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Các loài động vật nói chung và ếch nhái nói riêng có vai trò quan trọng trong cuộc sống . Góp phần vào sự đa dạng sinh học của về loài trên trái đất là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc cân bằng sinh thái là một mắc xích trong chuỗi thức ăn. Phân loại của chúng có nhiều loài phân bố khắp mọi nơi trên trái đất có một số loài thuộc loai quý hiếm đang giữ những nguồn gen quý hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn. Đối với con người, ếch nhái cũng đóng vai trò quan trọng không kém được sử dụng cho nhiều mục đích: tôn giáo, làm thực phẩm, vật nuôi làm cảnh và làm dược liệu. Ở Việt Nam một loài ếch nhái được nuôi để lấy thịt (ếch đồng, ngoé), làm cảnh (cá cóc, ếch cây) và làm dược liệu (cóc, cá cóc ) Vì vậy với đề tài “Phân loại ếch nhái” nhóm chúng em sẽ cố gắng làm rõ vấn đề này. 1.2. Mục đích và yêu cầu. 1.2.1. Mục đích. Kiến thức: kích thích sự tìm tòi, tìm kiếm tài liệu nơi sinh viên. Từ những kiến thức được học trên lớp sinh viên đi sâu và nắm bắt vấn đề nhanh nhạy hơn. Kỹ năng: phân tích, nhận định đúng vấn đề đặt ra. 1.2.2. Yêu cầu. Tập hợp sức mạnh đoàn kết của tất cả các thành viên trong nhóm có phân công giao việc rõ ràng. Nghiên cứu phương pháp qua việc tìm hiểu trên mạng, các sách báo có liên quan đến vấn đề. 1.3. Phương pháp nghiên cứu. Thông qua sách báo, tài liệu, kết hợp với tin tức trên các phương tiện thông tin, phương pháp suy luận, phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề một cách triệt để. 4
  6. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Do thời gian có hạn, tài liệu phục vụ nghiên cứu chưa được dồi dào nên nhóm chúng em tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất. 1.5. Kết quả nghiên cứu. Sau quá trình tìm hiểu thu thập tài liệu, nhóm chúng em đã viết nên bài tiểu luận: “Phân loại ếch nhái ”. Sau bài tiểu luận này chúng em nắm thêm nhiều kiến thức hơn về môn học. 5
  7. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm PHẦN 2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC 2.1. Nguồn gốc tiến hoá Cách đây khoảng 300 trăm triệu năm vào kỷ Devon, khí hậu trên trái đất có những mùa khô hạn theo chu kỳ. Thực vật thuỷ sinh ven bờ bị chết gây tình trạng thối rữa làm môi trường nước trở nên nghèo oxy. Trong tình hình đó nhiều loài cá bị tiêu diệt, chỉ có một số cá xuất hiện phổi để hô hấp khí trời và vây chẵn có thuỳ thịt để di chuyển trên cạn mới tồn tại được. Đó là các loài cá vây tay, cá phổi. Từ các nhóm cá này, một nhóm cá vây tay cổ cho ra các loài ếch nhái đầu tiên là 6
  8. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái Ichthyostegalia. Chúng có đặc điểm là có giáp xương đầu nên còn được gọi là Ếch nhái giáp đầu (Stegocephalia), sọ có lồi cầu chẩm, có xương bàn đạp và một số đặc điểm của cá như vây đuôi với các tia vây, có xương nắp mang. Cuối kỷ Devon, ếch nhái giáp đầu chia làm hai phân lớp: - Phân lớp đốt sống mỏng (Lepospondyli): kích thước cơ thể nhỏ nhưng chuyên hoá với đời sống ở nước, nhiều dạng không có chân. Vì vậy người ta cho chúng là nguồn gốc của Bộ Không chân và Có đuôi. - Phân lớp đốt sống dầy (Apsidospondyli): chia làm hai trên bộ là Trên bộ Răng rối (Labyrinthodontia) và Trên bộ Ếch nhảy (Salientia). Trên bộ Răng rối có quan hệ với bò sát nguyên thuỷ được xem là nguồn gốc của bò sát ngày nay. Trên bộ Êch nhảy gồm Bộ Không đuôi nguyên thuỷ (Proanura) ở kỷ Cacbon và bộ Eoanura ở kỷ Tam điệp được xem là nguồn gốc của ếch nhái Không đuôi ngày nay. 2.2. Đặc điểm chung 2.2.1. Hình dáng bên ngoài. Da ếch trơn và luôn ẩm, hơi nhầy dùng để hô hấp. Trên cạn, da giúp ếch giữ độ ẩm cho cơ thể nhưng ếch vẫn không thể sống xa vùng đầm nước lâu ngày được, vì thể, đời sống thích nghi của chúng mặc dù ở trên cạn nhưng không thể cách xa nước lâu ngày được. Da ếch có màu giống như nơi chúng ở. Một số loài có thịt và da độc. Những loài ếch này thường có da màu sáng như vàng, đỏ, cam 7
  9. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Bộ xương của bộ không đuôi (ếch) Ếch có 4 chân, chân sau lớn khoẻ, có màng để nhảy và bơi. Mắt ếch lồi, to có trợ giúp rất lớn để định vị con mồi (nhất là đối với những con ếch trưởng thành có thể sống trên cạn). Ếch còn có 2 màng nhĩ tròn to ở 2 bên kế gần vị trí mắt để nghe ngóng. Vì ếch có chân sau dài nên chúng thường co chân lại. Khi nhảy, ếch duỗi chân ra, bật lên theo hình vòng cung tiến về phía truớc. Khi bơi, ếch co chân sau lên ngang thân rồi đột ngột duỗi ra để đẩy cơ thể đi. Ếch nhảy xa nhất có thể đạt tới 5 m. 2.2.2. Cấu tạo trong Cơ thể của ếch có: - Hệ tiêu hoá: dạ dày lớn, ruột ngắn gan-mật lớn, có tuyến tụy - Hệ hô hấp: Xuất hiện phổi,hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng, da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp 8
  10. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái - Hệ tuần hoàn: xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha - Hệ bài tiết: thận vẫn là giữa giống cá, có ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái lớn trước khi thải ra ngoài qua lỗ huyệt - Hệ thần kinh: gồm 3 phần: bộ não, tủy sống, các dây thần kinh. Bộ não gồm 5 phần :Não Trước, Não Trung Gian, Não Giữa, Tiểu não, Hành Tủy. - Hệ sinh dục: ếch đực không có cơ quan sinh dục. Ếch cái đẻ trứng và trứng được thụ tinh ngoài. 2.2.3. Dinh dưỡng Ếch thường nuốt cả con mồi (vì không có răng nên chúng ăn các con vật có kích thước vừa phải như côn trùng, sâu bọ). Chúng thường dùng cái lưỡi dài và dính để bắt con mồi. Khi nuốt, cầu mắt ếch tụt xuống để nuốt thức ăn khỏi cổ 2.2.4. Sinh sản Khi vào mùa sinh sản, ếch đực thường kêu lên những tiếng kêu ầm ĩ bằng chiếc túi ở dưới cổ để kêu gọi ếch cái. Vì ếch là loài thụ tinh ngoài nên khi đẻ trứng, ếch đực leo lên lưng ếch cái để thụ tinh cho trứng vừa mới đẻ. Trứng ếch có lớp màng nhầy bao bọc để tránh kẻ thù và để giữ phôi thai luôn ẩm ướt. Cả đời ếch có thể đẻ tới 250.000 trứng. 9
  11. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Vòng đời sinh trưởng của ếch nhái 10
  12. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái PHẦN 3. PHÂN LOẠI 3.1. Sơ đồ phân loại - Bảng phân loài Sơ đồ phân loại Ếch – Nhái Ếch - Nhái Bộ Có Đuôi Bộ Không Đuôi Bộ Không Chân Họ Cá Nóc Họ Ếch - Nhái Họ Ếch Cây Họ Ếch Giun Họ Nhái Bầu Họ Cóc Bùn Họ Cóc Họ Cóc Tía Họ Nhái bén Bảng phân loài Ếch – Nhái có ở Việt Nam TT Tên Bộ - Họ Số giống Số loài Bộ Không đuôi- Anura 31 157 01 Họ ếch nhái - Ranidae 10 57 02 Họ ếch cây - Rhacophoridae 6 45 03 Họ nhái bầu - Microhylidae 6 20 04 Họ cóc bùn - Pelobatidae 6 25 05 Họ cóc - Bufonidae 1 6 06 Họ cóc tía - Bombinatoridae 1 1 07 Họ nhái bén - Hylidae 1 3 Bộ Có đuôi- Caudata 3 4 08 Họ cá cóc - Salamandridae 3 4 Bộ Không chân- Apoda 1 1 09 Họ ếch giun - Ichthyophiidae 1 1 Tổng cộng 35 162 11
  13. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm 3.2. Bộ không đuôi Bộ Không đuôi (danh pháp khoa học: Anura), đôi khi được gọi chung một cách không chính thức là ếch, là một bộ động vật thuộc lớp lưỡng cư, chứa khoảng trên 5.000 loài đã được miêu tả, chủ yếu sống ở các rừng mưa nhiệt đới với kích thước, màu sắc và hình dáng đa dạng. 3.2.1. Họ Cóc tía (danh pháp khoa học: Bombinatoridae) Một họ trong bộ Không đuôi (Anura). Các loài cóc trong họ này có phần bụng với màu đỏ hay vàng sặc sỡ, chỉ ra rằng chúng là những loài cóc chứa rất nhiều chất độc. Họ này bao gồm 2 chi là Barbourula và Bombina, cả hai đều là những loài cóc có thân hình dẹp. Chi Bombina chứa 6-8 loài cóc có nhiều nốt sần trên da, bán thủy sinh và đáng chú ý nhất là phần bụng với các sắc màu sặc sỡ. Chúng thường thể hiện phản xạ cóc tía khi bị quấy rối. Con vật sẽ uốn cong lưng và các chân để lộ ra phần bụng có màu sặc sỡ và có thể lật ngửa người ra. Hành động này là để cảnh báo cho những động vật ăn thịt biết rằng chúng chứa rất nhiều chất độc. Hành vi phát ra âm thanh ở một vài loài cóc tía trong chiBombina là bất thường ở chỗ chúng phát ra âm thanh khi hít không khí vào chứ không phải thở ra như ở các loài cóc, ếch, nhái khác. Chúng đẻ các quả trứng nhuộm màu trong ao hồ. Các loài trong chi Barbourula có tại các đảo ở Philippines và Borneo, trong khi các loài của chi Bombina có thể tìm thấy ở nhiều nơi tại đại lục Á-Âu. Các loài cóc thuộc chi Barbourula có màu ít sặc sỡ hơn so với các loài chi Bombina và có các ngón chân có màng. Người ta không biết gì về nòng nọccủa các loài chi Barbourula. 12
  14. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái Người ta cho rằng chi Barbourula là trung gian giữa hai chi Discoglossus và Bombina, nhưng có quan hệ gần gũi hơn với chi thứ hai và vì thế được bổ sung vào họ Bombinatoridae khi họ này được tách ra từ họ Cóc lưỡi tròn (Discoglossidae). Các hóa thạch của các loài tương tự như chi Bombina được biết đến từ thế Pliocen tới thế Pleistocen; nhưng người ta vẫn chưa tìm thấy hóa thạch nào của chi Barbourula. Thức ăn của chúng là sâu bọ. Khi giao phối cóc tía đực không ôm nách cóc tía cái như loài ếch nhái mà ôm ngang hông phía trên bắp đùi. Nơi sống và sinh thái: Cóc tía thường sống ở những nơi có độ cao tới 2.000m như ở dãy Hoàng Liên Sơn. Thường gặp chúng ven bờ những bờ nước lặng hoặc những vũng nước hay ao hồ nhỏ có nhiều cây cỏ mục rữa hoặc ở cả những vũng nước thông với những suối nước chảy. Chúng thường ẩn dưới những tảng đá lớn hay dưới đám lá rụng hoặc ở các hốc, các khe đất. Khi gặp nguy hiểm cóc tía không bỏ chạy mà ngồi lì ra lưng lõm xuống đa chân ra để lộ phần bàn chân, bàn tay có màu sắc sặc sỡ để làm kẻ thù phải sợ. 3.2.2. Họ Cóc Bufonidae Họ Cóc (Bufonidae) là một họ ếch nhái, có tên gọi chung phổ biến là cóc, gồm nhiều loài khác nhau. Họ này bản địa ở khắp nơi trừ Úc và châu Nam Cực. Họ Cóc có thể sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau, từ những vùng khô hạn tới các rừng mưa. Cóc có bề ngoài xù xì và có một cặp tuyến mang tai trên gáy. Các tuyến này có chứa Nghóe chất độc và được tiết ra khi chúng bị sức ép. Các chất độc trong tuyến mang tai chứa nhiều loại độc tố và gây ra nhiều hiệu ứng khác nhau. Các con đực có cơ quan gọi là cơ quan Bidder. Cóc ăn các loại côn trùng như: cào cào, Cóc nhà 13
  15. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm châu chấu, sâu bọ. 3.2.3. Cóc nhà (Bufo melanostictus) Cơ thể thô, sần sùi, trên lưng và chân có nhiều mụn cóc to nhỏ xen kẻ. Về phía mang tai các mụn cóc tập hợp lại thành hai tuyến lớn gọi là tuyến mang tai. Ðầu cóc thường màu đen, lưng màu xám vàng, vàng nhạt, đỏ nâu hay xám nhạt. Phần bụng màu trắng lợt hay có đốm, cổ họng màu đen nhạt. Cóc đực lớn nhất có chiều dài thân 0,6cm, cóc cái lớn nhất 0,8cm. Mõm nhọn, ngắn bẹt ra. Miệng rộng lưỡi bầu tròn. Màng nhĩ có chiều dài 2/3 đường kính mắt. Chi trước ở đầu ngón có vết chai, ngón 1 và ngón 3 dài hơn các ngón khác. Chi sau các ngón có da nối 1/2. Cóc nhà thường sống gần người, chúng sống ở quanh nhà trong những hang hốc nhỏ, khô ráo, kín gió có sẵn như góc tường, đống gạch. Hang của cóc gần như cố định, mỗi hang cóc từ 2 - 5 con. Cóc kiếm ăn từ sẫm tối đến gần sáng. Thức ăn của chúng là những loại côn trùng (ruồi, muỗi, dán, mối, chuồn chuồn, kiến, nhện, giun đất ). Nếu ban ngày trời u ám có mưa thì cóc cũng hoạt động kiếm ăn (do hang giun đất bị ngập nước giun ngoi lên mặt đất làm thức ăn cho cóc). Cóc có khả năng nhận biết được sự thay đổi áp suất của không khí, do đó tiếng nghiến răng của cóc báo hiệu trời mưa. Cóc đẻ nhiều lứa trong một năm, mùa sinh sản của cóc thay đổi theo từng vùng (khoảng tháng 4, 5 đến tháng 11, 12). Trứng màu đen tạo thành những giải trứng dài (có khi đến 10m) vắt trên các cành cây, đám cỏ hoặc chìm sâu xuống đáy. Cóc ghép đôi nhiều nhất vào ban đêm từ 21 - 22 giờ trở đi. Cóc là loài lưỡng cư có ích vì góp phần tiêu diệt côn trùng có hại. Thịt cóc ngon bổ, bột cóc là thuốc chữa bệnh còi xương. Mủ cóc cũng là dược liệu quí . 14
  16. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái 3.2.4. Cóc rừng Cóc rừng (danh pháp khoa học: Ingerophrynus galeatus) là một loài cóc thuộc họ Bufonidae. Loài này có ở Campuchia, Trung Quốc, Lào, và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, và sông ngòi. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Cóc rừng có những đặc điểm nổi bật như mõm có một mào xương lớn kéo dài ra phía sau lên trên ổ mắt, có một gờ ổ mắt - màng nhĩ. Màng nhĩ rất nổi rõ. Da xù xì các mụn cóc chạy dọc thân ở hai bên sườn tạo thành những hàng gai. Chiều dài thân cóc rừng khoảng 65 đến 85 mm. Cóc rừng ăn các loài côn trùng như kiến, mối Nơi sống và sinh thái: Cóc rừng sống chủ yếu ở rừng nứa, trên thảm lá cây mục nát, ẩm ướt, hoạt động kiếm ăn về ban ngày. Việt Nam: Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Gia Lai (Sơ Klang), Lâm Đồng (Dran), Đồng Nai. 3.2.5. Ếch đồng Ếch đồng (Rana tigrina rugulosa) còn được gọi là ếch ruộng: Kích thước trung bình, chiều dài thân có khi đến 120cm. Da trần, màu vàng lợt hay xanh ô liu, bụng trắng, hai bên hông màu vàng. Trên lưng có nhiều nếp da dài. Ðầu rộng, mõm tròn hơi nhọn. Màng nhĩ từ 2/3 đến 15
  17. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm 1/1 so với kích thước mắt. Chi sau có khớp cổ chày chạm đến vai ở gần mũi, đầu ngón tù, màng da nối ngón chân tỷ lệ 1/1. Ếch đồng thường sống ở bờ ruộng, bờ ao, bờ sông. Thức ăn chủ yếu là châu chấu, cào cào, cánh cứng, chuồn chuồn, kiến, mối, dế, cua, giun đất đôi khi ăn cả nhái nhỏ. Hoạt động chủ yếu vào hoàng hôn và ban đêm. Con đực có túi thanh âm nên phát ra tiếng "ẹp, ẹp - ộp, ộp" vang rất xa. Ðẻ trứng vào mùa mưa, từ tháng 3 đến tháng 7, có 2 - 3 lứa trong năm. Có hiện tượng trú khô. Ếch đồng là con vật có ích và góp phần tiêu diệt các côn trùng gây hại, một số nước đã thử nghiệm nuôi ếch trong các ruộng lúa thì năng suất tăng lên rõ rệt. Ếch là món ăn ưa thích lâu đời của nhân dân ta và nhiều nước trên thế giới. 3.2.6. Họ Nhái Bầu Họ Nhái bầu (danh pháp khoa học: Microhylidae) là một họ ếch nhái phân bố phổ biến. Hiện tại người ta công nhận 487 loài trong 68 chi (trong 11 phân họ và 12 chi không xếp trong phân họ nào) đó là con số lớn nhất về số chi của bất kỳ họ ếch nhái nào. Như tên gọi khoa học của nó đã chỉ ra (micro nghĩa là nhỏ), các loài ếch nhái thuộc họ này chủ yếu có kích thước nhỏ. Nhiều loài dài dưới 1,5 cm, mặc dù một số loài lớn dài 9 cm. Chúng có thể sống trên cây hoặc trên mặt đất, và một số sống ở gần khu vực có nước. Một số chi điển hình (Từ Bách Khoa Toàn Thư Mở - WikiPedia): Asterophryinae Melanobatrachinae Brevicipitinae Microhylinae Cophylinae Phrynomerinae Dyscophinae Scaphiophryninae Genyophryninae 3.2.6.1. Nhái Bầu Hoa Nhái cỡ nhỏ có thân dài 1,5 - 3,2cm. Lưng có màu nâu tối đôi khi hơi hồng có một vệt màu nâu sẫm kéo dài từ đầu tới hai bên đùi thắt lại ở hai nơi, Đầu nhỏ, miệng hẹp, thân bầu ra ở phía dưới. Ngón tay nhỏ. Nơi sống và sinh thái: Giống như loài nhái bầu vân Microhyla pulchra. Nhái bầu hoa tuy nhỏ nhưng nhờ có túi kêu lớn là nhờ cơ quan cộng hưởng ở cổ, nên kêu to và vang xa. Thức ăn chủ yếu của chúng là kiến, mối, côn trùng đất. 16
  18. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái Phân bố: Loài này phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc, ở nước ta có mặt ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng tới độ cao 1.600 - 1.800m. 3.2.6.2. Nhái Bầu Vân Nhái cỡ nhỏ có thân dài 1,6 - 3,3cm. Cơ thể gần như hình tam giác, Đầu nhỏ, miệng hẹp và mõm hơi nhọn. Lưng có màu nâu đất hay đỏ xám với những vân xám đen hay nâu làm thành những hình tam giác xen vào nhau có đỉnh hướng về phía đầu Nơi sống và sinh thái: Giống như loài nhái bầu hoa Microhyla ornata. Thường gặp ở những nơi ẩm ướt trong các khu rừng thường xanh, đồng ruộng, ven suối, vườn cây Mùa sinh sản thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 hoặc muộn hơn tuỳ từng vùng. Ban ngày chúng ẩn náu nơi đất trũng hay những kẽ đất, đến xẩm tối mới nhảy ra kiếm mồi. Chúng nhảy giỏi và có thể nhảy xa khoảng 2m, bơi rất giỏi Thức ăn chủ yếu của chúng là kiến, mối, côn trùng đất Phân bố: Loài này phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc, ở nước ta có mặt ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc. 3.2.7. Họ Ếch Cây Rhacophoridae là một họ của các loài ếch, sinh trưởng ở các vùng nhiệt đới của châu Á và châu Phi. Chúng thường được gọi là ếch cây bụi, hoặc "ếch rêu" hoặc "bụi ếch" hoặc "ếch cây". Hầu hết các loài sô ng trên cây. Các loài trong họ này khác nhau về kích thước, từ 1,5 cm (0,59 inch) đến 12 cm (4,7 inch). Những con ếch này có đai rộng lớn giữa chi trước và chi sau của mình, cho phép chúng lướt qua không khí. 3.2.7.1. Ếch Cây Xanh Đốm Là một trong những loài ếch cây lớn nhất châu Á, con đực có chiều dài thân tới 128mm, con cái tới 134mm. Màu sắc có thể thay đổi từ xanh lá cây sẫm, xanh 17
  19. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm ngọc hay xanh dương. Nhiều khi trên lưng có những đốm trắng lớn, ở một vài cá thể có những đốm màu gỉ sắt, nhiều cá thể khác chỉ có một màu xanh tuyền. Nơi sống: Trên các cây cao, trên mặt đất, tảng đá phủ rêu, trên có ven các suối đá nhất là quanh các thác nước ở các khu vực có rừng thường xanh trên núi, độ cao khoảng 250-1.500m. Đôi khi gặp cả ở những khu vực đất hoang hay đất canh tác nhưng sát rừng và gần các suối lớn. Thức ăn: Các loài côn trùng. Mùa sinh sản: Từ tháng 3 đến tháng 6 (trong điều kiện nuôi chúng đẻ cả vào mùa thu). Khoảng 200-300 trứng được đẻ thành những ổ bọt lớn đường kính 18-20cm bám vào thân cây, các tảng đá, trên lá khô dưới tán rừng gần suối. Nòng nọc phát triển trong nước, ếch con chỉ có một màu xanh nhạt, những đốm sáng xuất hiện khi chiều dài đạt khoảng 40mm, những đốm màu gỉ sắt chỉ có ở những con đã trưởng thành. Phân bố: Cao Bằng, Băc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Bình. 3.2.7.2. Ếch Cây Mép Trắng Thân cá thể cái dài khoảng 8cm, thân cá thề đực dài khoảng 5cm, Đầu to, mõm ngắn, thân dẹp, lưng màu xám nhạt, đỏ nâu hay vàng. Chân mảnh và dài, đầu các ngón có giác bám lớn. Các sọc đen dài chạy từ mũi tới cuối đốt xương sống. Nơi sống và sinh thái: Loài này sống trên cây trong các khu rừng trung du và miền núi. Ban ngày chúng ẩn trong các bụi cây, ban đêm chuyền ra kiếm ăn. Thức ăn là sâu non, cánh màng, kiến. Chúng di chuyển dễ dàng trên thân cây và cành lá cũng có thể nhảy từ cành nọ sang cành kia xa nhau chừng vài mét. Phân bố: Loài này phân bố khá rộng trong các nước thuộc khu vực Đông Nam á, Trung Quốc, Srilanka và Ấn Độ và ở nước ta ếch cây mép trắng phân bố ở Quảng 18
  20. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái Ninh, Bắc Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Tĩnh, Vĩnh Linh đến Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai 3.2.8. Họ Nhái bén Họ Nhái bén (Hylidae). Có sự khác nhau lớn giữa các loài nhái bén. Nhiều loài thực ra không phải sống trên cây mà sống trên mặt đất và nước, nhiều loài có màu xanh lá cây còn các loài sống trên mặt đất và trong nước thì có màu theo môi trường đó. Chúng ăn côn trùng và các loài không xương sống khác. Nhái bén có răng hàm và mút ngón chân có vuốt. Nhái cây mắt đỏ (Agalychnis callidryas) là một loài nhái bén sống trên cây bản địa rừng mưa Neotropical ở Trung Mĩ. Nhái cây mắt đỏ có mắt màu đỏ, ngón chân màu da cam. Con đực có chiều dài từ 5,08 cm đến 6,35 cm còn con cái có chiều dài từ 6,35 cm đến 7,62 cm. Con non có màu nâu điển hình và chuyển thành màu xanh lá cây hơn khi chúng lớn lên dù con nhái trưởng thành có thể thay đổi màu da một chút phụ thuộc vào môi trường. Loài này có da mềm dễ rách ở bụng và da ở lưng thì dày hơn và thô nhám hơn. 3.3. Bộ Có Đuôi - (Caudata hay Urodela) 3.3.1. Cá Cóc Sần - Echinotriton asperrimus (Unterstein,1930) Cá cóc sần có hình dạng giống thằn lằn, có kích thước nhỏ hơn cá cóc bụng hoa, chiều dài cơ thể trung bình 116mm. Chi trước có 4 ngón, chi sau có 5 ngón. Đầu dẹt, mõm ngắn và tù. Da sần sùi ở giữa lưng nổi rõ, bên sườn có hai hàng củ lồi nhỏ, mỗi củ lồi tương ứng với một xương sườn. Đuôi dẹp bên, mút đuôi hơi nhọn. Toàn thân màu xám nhạt, đôi khi màu xám đen. Các củ lồi bên sườn, sau gáy, đầu các chi, mép trên và mép dưới đuôi, viền quanh lỗ hậu môn đều có mầu vàng cam. Nơi sống: Thường sống ở các vực nước nhỏ, tĩnh, các ao, vũng, dưới các tảng đá hay cây gỗ mục. Có nhiều bùn và thảm thực vật mục trong rừng 19
  21. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Thức ăn: Các loài giun, côn trùng và một số loài động vật không xương sống khác. Mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7. Mỗi lần đẻ từ 30 đến 60 trứng. Phân bố: Vùng núi thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Loài này cũng mới phát hiện ở Vườn quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ. Giá trị sử dụng: Loài hiếm gặp, có thể nuôi làm cảnh, đôi khi bị săn bắt để làm thuốc ở các khu vực miền núi. Ảnh chụp Cá Cóc Sần bởi Phùng Mỹ Trung ( Nguồn: Internet) 3.3.2. Cá Cóc Tam Đảo Cá cóc Tam Đảo (danh pháp khoa học: Paramesotriton deloustali), còn gọi là tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt Nam. 20
  22. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái Đặc điểm chung Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá có màu đen. Bụng màu đỏ, có những đường xám đen nối với n hau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài 144 - 206,5mm. Thân trước có 2 chi nhô ra và có thể dùng để di chuyển, thân sau có vây và đuôi như loài cá. Sinh học: Cá cóc Tam Đảo ăn sâu bọ, nhện giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu. chúng giao phối vào tháng 3 - 4 bằng cách cuốn đuôi và ép lỗ sinh dục vào nhau. Sinh thái Cá cóc Tam Đảo sống ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi vườn quốc gia Tam Đảo. chúng ưa sống ở những vực nước sâu và trong. Chúng hoạt động và kiếm ăn ban ngày. Cá cóc có thể di chuyển và sống cả trên cạn lẫn dưới nước, khi di chuyển trên cạn loài này dùng 2 chi trước của mình, hình thù của nửa thân trước cùng dáng di chuyển có phần giống với loài cóc sống trên cạn. Phân bố Được các nhà khoa học phát hiện ở các suối của dãy núi Tam Đảo và ở một số nơi thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tình trạng loài Nó được ghi nhận là 1 trong 5 loài cá cóc Việt Nam theo chương trình hợp tác nghiên cứu về da dạng sinh học ở Việt Nam giữa Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (IEBR) với Bảo tàng động vật Konic, Bon (Đức - ZFMK). Loài này hiện số lượng còn lại rất ít và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Theo trang Web của IUCN thì tình trạng hiện nay (đánh giá Cá cóc Tam Đảo có bụng hoa. năm 2004) của cá cóc Tam Đảo là VU B2ab(iii,v) (dễ thương tổn). Trước đây tại khu vực các thác nước trong khu du lịch Tam Đảo mà điển hình như thác Bạc, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những chú cá cóc nhỏ này, nhưng hiện nay hầu như không còn thấy xuất hiện. Theo một số 21
  23. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm người dân bản địa đang sống tại đây, hiện giờ chỉ còn có thể thấy loài này trong các khe suối rậm rạp sâu trong rừng. Một vấn đề nữa là hiện nay đang có hiện tượng săn lùng cá cóc của một số người sống quanh khu vực vườn quốc gia Tam Đảo để bán cho những người sưu tầm động vật quý hiếm hay các mục đích bất chính khác càng đe dọa hơn nữa số lượng cá thể ít ỏi của loài này. Loài này được chính phủ Việt Nam xếp vào nhóm 1B (những loài cần bảo vệ đặc biệt, cấm hoàn toàn việc khai thác) trong nghị định 32 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam. 3.4. Bộ Không Chân (Apoda hay Gymnophiona) Gymnophiona hầu như không có chi, điều này làm cho các loài nhỏ hơn tương tự như sâu, trong khi các loài lớn hơn với độ dài lên đến 1,5 m (4 đến 11 inch) giống như loài rắn. Đuôi ngắn hoặc tiêu biến hoàn toàn. Da của chúng trơn và thường tối mờ, nhưng một số loài màu da sặc sở. Da cũng có nhiều nếp gấp hình chiếc nhẫn , hoặc annuli, một phần bao quanh cơ thể, đem lại cho chúng một sự xuất hiện phân đoạn. Cũng giống như động vật lưỡng cư sống khác, da có chứa các tuyến tiết ra một chất độc để ngăn chặn những kẻ săn mồi. Chúng thích ứng với cuộc sống dưới lòng đất, đôi mắt nhỏ và được bao phủ bởi da bảo vệ, đôi khi chúng ta lại nghĩ rằng chúng hoàn toàn không có mắt. Điều này là không đúng sự thật, mặc dù tầm nhìn của chúng được giới hạn trong nhận thức Sáng-Tối đơn giản. Tất cả các loài thuộc họ Gymnophiona có một cặp xúc tu, nằm giữa mắt và mũi. Đây có thể được sử dụng cho một khả năng khứu giác thứ hai. Ngoại trừ hai loài có phổi tiêu biến - Atretochoana eiselti và Caecilita iwokramae, tất cả cácloài thuộc họ Gymnophiona đều có phổi, nhưng cũng có thể sử dụng da hoặc miệng cho sự hấp thụ oxy. Thông thường, lá phổi bên trái nhỏ 22
  24. Sinh Học Đại Cương Phân Loại Ếch - Nhái hơn nhiều so với lá phổi bên phải, thích ứng với hình dạng cơ thể cũng được tìm thấy ở rắn. * Ếch Giun Ếch giun (danh pháp khoa học:Ichthyophis glutinosus) là một loài lưỡng cư thuộc Họ Ếch giun (Ichthyophiidae). Chúng sống ở trong đất ẩm, ăn giun và động vật không xương sống. Mô tả: Loài ếch giun có cơ thể hình giun song cỡ lớn hơn. Chúng khác giun ở chỗ: Đầu có mắt như hai chấm đen. Đầu nhỏ hơi dẹp, mõm tương đôí nhọn và có hàm rõ. Lưng ếch giun có màu đỏ xám, bụng nhạt hơn. Phần giữa lưng và bụng có một dải màu trắng đục hay vàng chạy dài từ góc hàm tới góc đuôi. Chiều dài cơ thể ếch giun có thể tới 100mm. Sinh học: Loài ếch giun ăn giun đất. Chúng đẻ trứng ở gần chỗ có nước. Số lượng trứng trong một lứa có chừng 20 quả được nối với nhau bằng chất nhày và cá thể cái cuốn lấy để bảo vệ trứng khỏi khô mà người ta thường gọi không đúng là hiện tượng “ấp trứng”. Nơi sống và sinh thái: Loài ếch giun thường sống ở những nơi có độ cao có thể lên tới 900 - 1000 như ở dãy Tam Đảo. Chúng sống chui luồn trong đất, hang chúng ở thường gặp ở những nơi đất xốp sâu khoảng từ 20 - 30cm gần ao hồ. Phân bố: Việt nam: Thái nguyên (chân núi Tam Đảo), Vĩnh phú (Tam Đảo, độ cao 900m), Kontum (Tân Cảnh), Gia Lai (SơKlang), Đắc Lắc (Yookdon), Tây Ninh (Tây Ninh), Kiên Giang (Hà Tiên), Cà Mau (rừng tràm U Minh). Thế giới: Ấn Độ: Xirillanca, Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia. Giá trị: Ếch giun có giá trị thẩm mỹ và khoa học. 23
  25. Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Khoa Công Nghệ Thực Phẩm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. WikiPedia.Com – Thư Viện Bách Khoa Toàn Thư Mở 2. Camnangdongvat.Com – Cẩm nang Động Vật – Tra Cứu Thông Tin 3. Sinh vật Rừng Việt Nam - Vncreatures.net 4. Baigiang.Violet.Vn – Thư Viện Bài Giảng 5. Hình ảnh thu thập từ intertnet – có thể có bản quyển, tiểu luận sử dụng nhưng không cố tình vi phạm. 24