Sinh học - Bài 7: Quả và hạt (frructus & semen)

pdf 56 trang vanle 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sinh học - Bài 7: Quả và hạt (frructus & semen)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsinh_hoc_bai_7_qua_va_hat_frructus_semen.pdf

Nội dung text: Sinh học - Bài 7: Quả và hạt (frructus & semen)

  1. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm BÀI 7 QUẢ VÀ HẠT (Frructus &Semen) A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng: 1.Về kiến thức: 1.1.Trình bày được các phần của quả và hạt. 1.2. Mô tả được các loại quả và hạt 2. Về kỹ năng: 2.1. Phân biệt đúng các phần của quả và hạt; các loại quả và hạt. 2.2. Ứng dụng được lý thuyết vào thực hành và thực tế. 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài. 3.2. Cẩn thận trong bảo quản, sử dụng các tiêu bản, tranh vẽ, đồ dùng học tập. B. NỘI DUNG: Sau khi sự thụ phấn xảy ra, tràng hoa, các nhị, núm nhụy và vòi nhụy héo nhỏ đi, còn bầu phát triển và biến thành quả, trong quả đựng các hạt do tiểu noãn biến thành. I. QUẢ 1. Định nghĩa: Quả là một cơ quan sinh sản hữu tính của các cây có hoa, hình thành do sự phát triển của bầu sau khi thụ phấn, trong đựng hạt do các tiểu noãn biến thành. 2. Các phần của quả: 2.1. Vỏ quả ngoài (biểu quả bì) là lớp ngoài cùng, hình thành do sự phát triển của bầu, lúc non có màu xanh, lúc chín có màu khác (quả cây Táo). Vỏ quả ngoài có thể có gai (quả Cà độc dược ), có móc (quả Ké đầu ngựa), có cánh (quả Muồng trâu ) 2.2. Vỏ quả giữa (trung quả bì) sinh bởi lớp mô mền của thành bầu, có thể khó héo đi khi quả chín (quả khô) (qủa Đại hồi) , hay dày lên (quả Đào), mọng nước, quả thịt (qủa cà chua). 2.3. Vỏ quả trong (nội bì) sinh bởi biểu bì trong của bầu, có thể mọng (quả cam ), hoặc đầy cứng (quả hạch), (quả Mơ) có khi mọng nước hay mang lông khô. 66
  2. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Quả cây Táo Quả Cà độc dược Quả Ké đầu ngựa. Qủa cây Ðại hồi Quả Ðào Quả Cà chua 67
  3. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Quả Cam Quả Mơ 3. Các loại quả: 3.1. Quả đơn:là quả sinh bởi một hoa, có lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính liền nhau. Quả đơn có hai loại: 3.1.1. Quả thịt: khi chín vỏ quả giữa mọng nước và mềm. Quả thịt có 2 thứ: + Quả hạch: là quả có vỏ trong dày và cứng, tạo thành hạch đựng hạt ở trong (quả mận) Quả Mận + Quả mọng là quả có vỏ quả trong mềm và mọng nước (quả Quýt) Quả Quýt 68
  4. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 3.1.2. Quả khô : khi chín vỏ quả khô cứng lại. Có 2 loại quả khô: 3.1.2.1. Quả khô tự mở khi chín gồm: + Quả đại cấu tạo bởi một lá noãn, khi chín nứt thành một khe dọc. Quả Đại hồi + Quả loại đậu cấu tạo bởi một lá noãn, khi chín nứt hai kẽ dọc thành hai mảnh vỏ Cây Keo dậu + Quả loại cải cấu tạo bởi hai lá noãn, khi chín nứt bởi bốn kẽ nứt thành hai mảnh vỏ. + Quả hộp có bầu một ô, khi chín nứt theo đường nứt vòng ngang qua giữa quả (quả cây Mã đề) Quả cây Mã đề 69
  5. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm + Quả nang là những quả khô tự mở không thuộc các kiểu trên. Dựa theo cách nứt ta có: * Nang cắt vách: bầu nhiều ô, khi chín mỗi vách ngăn chẻ đôi ra để tách từng lá noãn như quả cây Thuốc lá Cây Thuốc lá * Nang chẻ ô: bầu nhiều ô, khi chín cắt theo đường sống lưng để tạo thành số mảnh vỏ bằng số noãn, như cây Phù dung * Nang vách hủy: Bầu nhiều ô khi chín các vách ngăn giữa các ô bị phá hủy như cây Cà độc dược. Cây Cà độc dược * Nang nứt lỗ: quả khi chín sẽ nứt ra các lỗ nhỏ, thường đặt ở phần trên của quả như cây Thuốc phiện. Cây Thuốc phiện 70
  6. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 3.1.2.2. Quả khô không tự mở khi chín gồm: + Quả đóng là loại quả khô có vỏ quả dai, không dính với vỏ hạt khi chín không tự mở như quả đóng một như quả cây Sen, quả đóng đôi (quả cây Ngò ), quả đóng tư (quả cây Tía tô ). + Quả thóc là loaị quả khô không tự mở có vỏ quả dính liền với vỏ hạt. Quả cây Lúa Ngoài các loại quả đơn kể trên còn có áo hạt (quả Chôm chôm), quả có lông (quả Bồ công anh), qủa có cánh (quả Chò). Quả Chôm chôm 3.2. Quả tụ là quả được hình thành từ một hoa có nhiều lá noãn rời nhau. Mỗi lá noãn sẽ tạo thành một quả riêng (quả cây Dâu tây). Quả Dâu tây 71
  7. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 3.3. Quả kép (thay quả phức) là quả được hình thành từ một cụm hoa đặc biệt, tức là sinh bởi nhiều hoa (quả cây Sung ). Quả Sung 3.4. Quả đơn tính sinh là những quả được hình thành do sự phát triển của bầu nhưng noãn không được thụ phấn. Quả đơn tính sinh có thể có hạt, có thể không có hạt (quả cây Nho ). II. HẠT 1. Định nghĩa: Hạt là cơ quan sinh sản hữu tính của cây có hoa, sinh bởi sự phát triển của tiểu noãn sau thụ phấn. 2. Các phần của hạt: 2.1. Vỏ hạt là lớp ngoài cùng của hạt. Hạt có thể chỉ có một lớp vỏ, hạt đậu phụng) có thể có hai lớp vỏ (hạt cây Gấc) Hạt có thể có vỏ mọng nước (hạt quả Lựu ), có thể mang lông cả mặt ngoài (hạt quả Bông ), có thể mang một hoặc hai mào lông (hạt quả cây Sữa), có thể có cánh (hạt quả cây Xà cừ). . Hạt cây Gấc Hạt quả Lựu 72
  8. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Hạt quả cây Xà cừ 2.2. Nhân hạt là phần nằm trong vỏ hạt gồm; + Cây mầm có rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và 1 hoặc 2 lá mầm. + Nội nhũ là khối dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây khi cây mới nẩy mầm. + Ngoài nhũ cũng là khối dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây khi cây mới nẩy mầm nhưng có nguồn gốc khác nội nhũ. 3. Các loại hạt: 3.1. Hạt có nội nhũ, chất dự trữ ở ngoài lá mầm. 3.2. Hạt không có nội nhũ do cây mầm tiêu hóa hết nội nhũ trước khi hạt chín (chất nội nhũ chứa trong lá mầm) 3.3. Hạt có ngoại nhũ. 3.4. Hạt vừa có nội nhũ và ngoại nhũ. C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 1. Phần 1: Điền khuyết 1. Hạt là (A) của cây có ( B) , sinh bởi của (C ) 2. Quả là một cơ quan (A) có hoa, hình thành (B) của bầu (C) trong đựng hạt do (D) các tiểu noãn biến thành. 3. Quả thóc là loại quả khô (A) có (B) với (C) 4. Quả mọng là quả có vỏ (A) và (B) 5. Cây mầm có (A) và (B) hoặc (C) 73
  9. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 2. Phần 2: Câu hỏi chọn câu đúng sai 6. Vỏ quả ngoài có thể có gai 7. Vỏ quả trong có thể có thể mang lông khô 8. Vỏ quả ngoài có thể khó héo đi khi quả chín 9. Hạt có nội nhũ, chất dự trữ ở ngoài lá mầm 10. Hạt không có ngoại nhũ 11. Quả bông có lông ở mặt ngoài 12. Quả bông có gai ở mặt ngoài 13. Quả đơn tính sinh ở quả Nho 14. Quả phức còn gọi là quả tụ 15. Quả phức còn gọi là quả kép 16. Quả Gấc có 2 lớp vỏ hạt 17.Quả Lạc ( Đậu phụng) có 2 lớp vỏ hạt 3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 18. Quả thịt là quả: A. Sinh bởi một hoa . C.Khi chín vỏ quả ở giữa mọng nước và mềm. B. Có vỏ trong dày và cứng. D.Một lá noãn, khi chín thành một khe dọc 19. Quả đại cấu tạo bởi: A. Sinh bởi một hoa . C.Khi chín quả ở giữa mọng nước và mềm. B. Có vỏ trong dày và cứng. D.Một lá noãn, khi chín thành một khe dọc 20. Quả kép thuộc cây thực vật sau: A. Đại hồi . B. Mít. C. Chuối. D. Vải. 21. Quả đóng một ở cây thực vật: A. Sen B. Mít C. Mùi (ngò) D. Tía tô 22. Quả đóng đôi ở cây thực vật: A. Sen B. Mít C. Mùi (ngò) D. Tía tô 23. Quả đóng tư ở cây thực vật: A. Sen B. Mít C. Mùi (ngò) D. Tía tô 24. Nang cắt vách ở cây: A. Thuốc lá B. Thuốc phiện C. Phù dung D. Mã đề 74
  10. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 25. Nang chẻ ô ở cây: A. Thuốc lá B. Thuốc phiện C. Phù dung D. Mã đề 26. Nang nứt lỗ ở cây: A. Thuốc lá B. Thuốc phiện C. Phù dung D. Mã đề 27. Quả hộp ở cây: A. Thuốc lá B. Thuốc phiện C. Phù dung D. Mã đề 28. Qủa có cánh ở cây: A. Chò B. Bồ công anh C. Chôm chôm D. Hoa sữa 29. Qủa có lông ở cây: A. Chò B. Bồ công anh C. Chôm chôm D. Hoa sữa 30. Quả Quýt thuộc loại quả: A. Hạch B. Mọng C. Vách D. Đại 75
  11. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm BÀI 8 PHÂN LOẠI THỰC VẬT A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng: 1.Về kiến thức: 1.1. Trình bày được đơn vị phân loại thực vật, danh pháp phân loại thực vật và bảng tóm tắt phân loại thực vật. 1. 2. Trình bày được đặc điểm chính của một số họ thực vật có cây dùng làm thuốc đã học. 2. Về kỹ năng: 2.1. Phân biệt đúng đặc điểm chính của một số họ thực vật và viết đúng một số cây thuốc chữa bệnh đã học. 2.2. Vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống và ngành dược 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài. 3.2. Cẩn thận trong bảo quản, sử dụng các tiêu bản, tranh vẽ, đồ dùng học tập. B. NỘI DUNG: Phân loại thực vật (hệ thống học thực vật) là một phần của Thực vật học, chuyên nghiên cứu cách sắp xếp những thực vật giống nhau thành từng nhóm, từng loaì theo một trật tự tư nhiên để dễ nhớ đặc điểm của các cây. Hệ thống đó phản ánh quá trình tiến hoá của giới thực vật. 1. Đơn vị phân loại : Đơn vị cơ bản trong phân loại thực vật là loài (species). Loài là đơn vị phân loại tự nhiên gồm các sinh vật “họ hàng”với nhau, có quá trình lịch sử phát triển của tổ tiên chung và giống nhau nhiều hơn cả về cấu tạo và hình thái loài chỉ là giai đoạn tiến hoá của thế giới sinh vật. Nhiều loài gần nhau họp thành một chi . Nhiều chi gần nhau họp thành một họ. Nhiều họ gần nhau họp thành một bộ. Nhiều bộ gần nhau họp thành một lớp. 76
  12. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Nhiều lớp gần nhau họp thành một ngành. Tất cả các ngành họp thành một giới. 2. Danh pháp phân loại bằng tiếng Latin: 2.1.Tên cây: Theo danh pháp quốc tế về thực vật, mỗi cây được gọi bằng hai tên Latin, tên thứ nhất là tên chi (viết hoa chữ đầu), tên thứ hai là tên loài (viết chữ thường); nếu tên loài gồm hai từ thì phải có gạch nối() giữa hai từ đó. Sau hai tên Latin trên là tên các tác giả (viết tắt). Ví dụ: Artemisia annua Lin. (Cây Thanh hao hoa vàng). Leucaen glauca Benth.( Cây Keo giậu). Panax pseudo ginseng wall. (cây Tam thất). 2.2. Tên họ: Tên họ gồm hai chi chính của họ kèm theo đuôi từ aceae (viết hoa chữ đầu). Asteraceae (họ Cúc) Fabaceae (họ đậu) Moraceae (họ Dâu tằm) 2.3. Tên bộ: Tên bộ gồm tên họ chính của bộ kèm theo đuôi từ – ales Ví dụ: Laurales (bộ Long não) Rosales (bộ Hoa hồng) 2.4. Tên lớp, phân lớp: Tên lớp có đuôi từ opsida Ví dụ: Magnoliopsida (lớp Ngọc lan) Liliopsida (lớp Hành) Pinopsida lớp Thông) Tên phân lớp có đuôi từ idae Magnoliidae (phân lớpNgọc lan) Asteridae (phân lớp Cúc) 77
  13. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 2.5. Tên ngành : Tên ngành có đuôi từ phyta Ví dụ: Bryophyta (ngành Rêu) Pinophyta (ngành Thông) Magnoliophyta (ngành Ngọc lan) 3. Bảng phân loại thực vật: TT Loại thực vật Nhóm thực vật 1. Thực vật bậc thấp Thực vật bậc thấp có cơ thể cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào chưa phân hoá thành rễ, thân, lá, tạo thành một khối gọi là Tản thực vật, do đó thực vât bậc thấp gồm có những ngành sau: Ngành Vi khuẩn: KHÔNG MẠCH Lớp Vi khuẩn Lớp NiêmVi khuẩn Lớp Xoắn khuẩn Lớp Xạ khuẩn Ngành Tảo lam Ngành Nấm nhầy Ngành Nấm: Phân ngành Nấm roi Phân ngành Nấm tiếp hợp Phân ngành Nấm hợp Phân ngành Nấm túi Phân ngành Nấm đảm Phân ngành Nấm bất toàn Ngành Tảo đỏ Ngành Tảo màu: Lớp Tảo vàng lục Lớp Tảo vàng kim 78
  14. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Lớp Tảo cát Lớp Tảo nâu Lớp Tảo nhân lớn Ngành Tảo lục: Lớp Tảo lục Lớp Tảo tiến hợp Lớp Tảo vòng Thực vật bậc cao 2. Thực vật bậc cao gồm những thực vật mà cơ thể đã phân hoá thành, rễ, thân, lá. Chúng có diệp lục cho nên sống tự dưỡng. thực vật bậc cao còn gọi nhóm Chồi thực vật và có các ngành sau: Ngành Rêu chỉ mới có thân, lá và rễ giả (lông hút), chưa có rễ CÓ MẠCH thật và mạch dẫn nhựa, chưa sinh sản bằng hoa. Lớp Rêu sừng Lớp Rêu tản Lớp Rêu Ngành Quyết có rễ thân, lá và mạch dẫn nhựa nhưng chưa sinh sản bằng hoa do đó chưa có hạt. Ngành Lá thông Ngành Thông đá Ngành Cỏ tháp bút Ngành Răng dê Ngành Thông có rễ, thân, có mạch dẫn nhựa, sinh sản bằng hoa, quả hạt nhưng hạt còn nằm trần trên các noãn mở. Lớp Tuế Lớp Thông. Lớp Hạt dày. Ngành Ngọc lan đă có đủ rễ, thân, lá mạch dẫn nhựa, sinh sản bằng hoa, quả, hạt và hạt được bảo vệ trong một quả khép kín. 79
  15. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Lớp Ngọc lan trong hạt có hai lá mầm, gân lá gặp nhau, hình lông chim hay chân vịt, hoa 4 hoặc mẫu 5, bó dẫn mở, có tầng sinh gỗ, thân và rễ có cấu tạo cấp hai, thân cây cấp một chỉ có một vòng libe gỗ, rễ chính thường phát triển thành rễ trụ. + Phân lớp Ngọc lan + Phân lớp Hoàng liên + Phân lớp Sau sau + Phân lớp Cẩm chướng + Phân lớp Sổ. + Phân lớp Hoa hồng + Phân lớp Cúc Lớp hành trong hạt chỉ có một lá mầm, gân lá song song, hoa mẫu 3, bó dẫn kín, không có tầng sinh gỗ, thân và rễ không có cấu tạo cấp hai( trừ ngoại lệ cây Ngọc giá, cây Lô hội, cây Huyết dụ, cây Huyết giác), thân cây cấp một có thân cây cấp một có nhiều bó libe – gỗ xếp lộn xộn, rễ chính ít phát triển thay thế bởi rễ chùm. + Phân lớp Trạch tả + Phân lớp Hành + Phân lớp Thài lài + Phân lớp Cau 4. Đặc điểm một số họ cây dùng làm thuốc 4.1. Họ long não (lauraceae): 4.1.1. Đặc điểm chính: Cây gỗ. Lá mọc so le, đơn nguyên, gân lá lông chim, thường có 3 gân gốc lớn. Cụm hoa xim, cờ hay tán giả. Hoa đều, thường lưỡng tính, 3 lá đài, 3 cánh hoa rời nhau, 9 nhị xếp thành 3 vòng, đôi khi có thêm một vòng nhị lép, một lá noãn, bầu trên, 1 ô, đựng một lá noãn. Công thức của hoa: *0 K 3+3 C 0 A 3+3+3 G1 80
  16. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Giải phẫu: trong thân, lá có tế bào tiết chất thơm Quả mọng hình cầu đựng trong đài hoa tồn tại bao quanh như một cái chén. Hạt không nội nhũ. 4.1.2. Một số cây trong họ: Cây Long não (Cinnamomum camphora Nees. Et Eberm) Cây gỗ to, cao1015m. Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục, có 3 gân gốc nổi rõ, ở gốc giữa gân phụ và gân chính có một tuyến nhỏ, nổi, bóng, chứa tinh dầu. Cây Long não (Hoa nhỏ màu vàng lục, tụ họp thành xim hai ngả ngọn cành. Quả mọng hình cầu. Thân cây, lá, rễ, quả chứa tinh dầu và long não đặc. Long não dùng làm thuốc chữa ho, trợ tim. Cây Quế thanh (Cinnamomum obtusifolium Neees. Et Lour) Cây gỗ to, cao12 20m. Lá mọc đối, hình trứng hai đầu nhọn, mép lá nguyên, ngoài gân giữa còn có hai gân bên nổi rõ. Hoa màu trắng xanh nhạt, mọc thành xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả nhỏ hình trứng, khi chín có màu nâu tím. Vỏ cây, vỏ cành, cành non dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, ho hen, cảm lạnh. Một số cây khác như cây Hậu phác nam (Cinnamomum iners Reinw), cây Ô dược bắc (Lindera strychnifonia Will.) cây Ô dược nam (Lindera myrrha Merr), cây Màng tang (Litsea cubeba Pers.) Cây Long não Cây Quế thanh Cây Hậu phác nam Cây Màng tang 81
  17. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 4.2. HọTiết dê hay họ Phong kỷ (Menispermaceae): 4.2.1. Đặc điểm chính: Dây leo, thân sần sùi có nhiều sẹo lá. Lá mọc so le, đơn, nguyên, gân, lá hình chân vịt hay hình lọng. Cụm hoa chùm hay xim. Hoa nhỏ, màu lục, mẫu 3, đơn tính khác gốc, kiểu vòng. Đài 6, xếp thành 2 vòng. Tràng 6, xếp thành 2 vòng. Hoa đực có 6 nhị, xếp thành 2 vòng; có khi bao phấn nằm ở mép một đĩa mật hình nấm. Hoa cái có (1) 3 (632) lá noãn rời nhau. Công thức của hoa: * 0 K 3+3 C 3+3 A 3 6 G0 * 0 K 3+3 C 3+3 A0 G13(632) Quả hạch hay quả mọng Hạt hình thận có nội nhũ 4.2.2. Một số cây trong họ : Cây Hoàng đằng (Fibaraurea tinctoria Lour và Firaraurea recisa Pierre). Dây leo. Cuống lá phình lên ở cả hai đầu, lá hình thuôn, có ba gân gốc nổi rõ. Rễ cắt ra có màu vàng thẫm và có những bó libe gỗ cấp hai tỏa ra như nan hoa bánh xe . Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, đơn tính khác gốc, hoa đực có 6 nhị hoặc 3 nhị. Quả hạch. Thân và rễ dùng làm thuốc chữa lỵ, chữa đau mắt và thuốc bổ đắng. Cây Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) Dây leo, gốc thân phát triển thành củ to, có củ nặng tới 20kg. Lá hình lọng, mọc so le. Trong thân củ có chứa alcaloid là rotundin, dùng làm thuốc trấn kinh trong các bệnh mất ngủ, làm thuốc bổ, chữa hen suyễn và chữa lỵ. Một số cây trong họ cây Tiết dê (Diploclisia glaucescens Diels.), cây Phòng kỷ (Cocculus trilobus Dc.),dây Lõi tiền. (Strphania hernandifolia Spreng) dây Ký ninh . (Tinospora crispa Mieres.), dây Đau xương (Tinospora tomentosa Mieres.), Cây Hoàng đằng Cây Bình vôi 82
  18. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 4.3. Họ Mao lương hay họ Hoàng liên (Ranunculaceae): 4.3.1. Đặc điểm chính: Cây thảo, dây leo. Rễ có thể phồng thành củ. Lá thường mọc so le, ít khi mọc đối, bẹ lá phát triển, lá nguyên hay xẻ thùy, có khi phần cuối lá biến thành tua cuốn. Hoa mọc đơn độc hay họp thành cụm hoa chùm, cờ. Hoa đều hoặc không đều, lưỡng tính, xếp vòng xoắn. Đế hoa lồi hình nón, 45 lá đài, có khi hình cánh hoa, 5 cánh hoa, nhiều nhị, xếp xoắn, nhiều lá noãn rời nhau, xếp hình sao hoặc hình xoắn ốc. Công thức của hoa: * 0 K 45 C5A ∞G3 ∞ Quả tụ gồm nhiều quả đóng hay quả đại, quả nang. Hạt có nội nhũ dầu. 4.3.2. Một số cây trong họ: Cây Ô dầu Phụ tử (Aconitum fortunei Hemsl) cây thảo sống lâu năm. Rễ củ nâu đen. Lá xẻ thành 3 thùy, hình chân vịt. Hoa to, màu xanh lam, không đều. Quả tụ gồm 5 đại mỏng. Rễ củ dùng làm thuốc xoa bóp nơi nhức mỏi, sưng đau. Cây Hoàng liên chân gà (Coptis teetaWall.). Cây thảo, có thân rễ. Lá xẻ 5 như chân gà, mọc từ thân rễ. Hoa màu trắng. Quả đại. Thân rễ dùng làm thuốc chữa lỵ chữa sốt, chữa đau mắt, kích thích tiêu hóa. Một số cây như cây Thổ hoàng liên (Thalictrum Foliolosum DC.), Dây Ông lão (Clematis smilacifolia Wall.), Cây Hoa mẫu đơn (Paconia moutun Sims.), cây Mao lương (Ranunculus japoniucus Langasd), dây Ruột gà (Clematis sinensis Osbeck) Cây Ô dầu Phụ tử Cây Hoàng liên chân gà 83
  19. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 4.4. Họ thuốc phiện hay họ A phiện (Papaverarceae): 4.4.1. Đặc điểm chính : Cây thân cỏ. Lá thường mọc so le, đơn, xẻ thùy, không có lá kèm. Hoa to mọc đơn độc, đều, lưỡng tính, 23 lá đài rụng sớm; xếp thành 2 vòng mỗi vòng 46 cánh, hoa có màu sặc sỡ, nhị nhiều, nhiều lá noãn, bầu trên, 1 ô, đính noãn bên. Công thức của hoa: * 0 K 23 C46A∞ G(2 ∞) Quả nang mở bằng lỗ ở đỉnh. Hạt nhỏ, có nội nhủ dầu. 4.4.2. Một số cây trong họ: Cây Thuốc phiện (Papaver somniferum Lin.). Cây thân cỏ, sống hàng năm, cao 12 m. Lá mọc so le, không có lá kèm. Hoa to 4 cánh hoa màu trắng, hồng hay tím. Quả nang có chứa nhựa mủ. Trong nhựa có nhiều alcaloid như morphin , codein,papaverin, Nacotin Vỏ qủa khô (anh túc xác, cu túc xác) làm thuốc chữa lỵ, ỉa chảy , ho. Cây Mùi cua (Argemone mexicana Tourn.) Cây mọc hoang. Thân và lá có nhiều gai. Hoa màu vàng. Quả có nhiều gai. Nhựa mủ màu vàng, tanh như mùi cua đồng. Hạt có chất dầu để tẩy nhưng độc nên không dùng. Cây Thuốc phiện 4.5. Họ Rau răm (Polygonaceae) : 4.5.1. Đặc điểm chính: Cây thân cỏ thân bụi hoặc thân leo. 84
  20. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Lá thường mọc so le, đơn, nguyên hay thùy chân vịt, có bẹ chìa. Hoa thường nhỏ, đều, lưỡng tính, ít khi đơn tính, mẫu 3. Đài 6, xếp thành 2 vòng, hay ngũ lợp xếp, màu lục, trắng hoặc đỏ, tồn tại ở quả. Nhị 6, xếp thành 2 vòng. Không cánh hoa. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn rời hoặc liền nhau, tạo thành bầu trên, đựng một lá noãn thẳng đặt ở đáy. Công thức của hoa: * 0 K 56 C 0 A3+3 G(3) Quả đóng có 3 góc. Hạt có nội nhũ bột 4.5.2. Một số cây trong họ: Cây Cốt khí (Polygonum cuspidatum Sieb. EtZucc). Cây nhỏ sống lâu năm. Lá mọc so le, có bẹ chìa ngắn.Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng. Quả khô 3 cạnh. Rễ củ dùng chữa bệnh tê thấp. Cây Hà thủ ô đỏ (Polygonum muntiflo rum Thunb.). Dây leo bằng thân quấn, lá hình tim, có bẹ chìa mỏng. Hoa nhiều nhỏ màu trắng. Quả 3 cạnh, có 3 cánh bao bọc. Rễ củ dùng làm thuốc bổ, chữa thần kinh suy nhược, làm đen râu tóc. Một số cây khác như cây Chút chít (Rumex wallichii Meissn.), cây Thồm lồm (Polygonum sinense L.), cây Rau răm (Polygonum odoratum lour.), cây Nghề (Polygonumhydropiper L.), cây Mạch ba cạnh (Fagopyrum esculentum Moench.). Cây Chút chít Cây Cốt khí Cây Hà thủ ô đỏ 4.6. Họ Bí (Cucurbitaceae) : 4.6.1. Đặc điểm chính: Cây thân cỏ, sống hàng năm hay sống dai leo bằng tua cuốn hoặc mọc bò trên mặt đất. 85
  21. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Lá mọc so le, cuống lá dài, phiến lá thường chia thùy. Hoa đơn tính, phần lớn là cùng gốc. Hoa đều mẫu 5, mọc riêng lẻ hoặc thành cụm chùm hay xim. Đài 5, rời hay dính liền; Tràng 5, thường dính liền, màu vàng. Bộ nhụy thành dính lại theo nhiều mức độ khác nhau, dính lại thành 2 đôi và 1 nhị rời, hoặc cả 5 dính lại với nhau. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn, dính liền tạo thành bầu dưới, 3 ô, chứa nhiều noãn. Đính noãn trung trụ đặc biệt. Công thức của hoa: * 0 K5 C(5) A5 G0; * 0 K5 C(5) A0 G(3) Quả mọng to, vỏ ngoài cứng. Hạt không nội nhũ, lá mầm dày và chứa nhiều dầu. 4.6.2. Một số cây trong họ: Cây Gấc (Momordica cochinensis Spreng.): Cây leo bằng tua cuốn. Lá mọc cách chia thùy. Hoa đơn tính màu vàng nhạt. Quả hình bầu dục, có gai ngắn, khi chín có màu đỏ. Trong quả có nhiều hạt dẹt, quanh hạt có màng màu đỏ tươi. Màng hạt gấc có chất dầu chứa coroten, khi vào trong cơ thể thành vitamin A. Hạt (mộc miết tử) dùng làm thuốc chữa mụn nhọt. Cây Qua lâu (Trichosanthes kiriolwii Maxim.) Dây leo có rễ củ. Lá chia 35 thùy. Hoa đơn tính màu trắng. Quả hình cầu to, khi chín màu đỏ cam. Nhiều hạt hình trứng dẹt. Hạt (Qua lâu nhân) chữa táo bón, ho khan, ung nhọt. Rễ củ (Thiên hoa phấn) chữa cảm sốt, khát nước. Một số cây khác như cây Dưa hấu (Citrllus vulgaris Schrad), cây Bí đỏ (Cucurbita pepo L.), cây Mướp ta (LyfTa cylindrica Roem.) cây Mướp đắng (Momordica charantia Lin.) Cây Gấc Cây Dưa hấu Cây Mướp ta 86
  22. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 4.7. Họ bông (Malvaceae): 4.7.1. Đặc điểm chính : Cây thân cỏ, cây bụi hoặc gỗ Lá mọc so le, đơn nguyên hoặc chia thùy, thường có gân chân vịt, luôn luôn có lá kèm, đôi khi rụng sớm. Hoa thường mọc riêng lẻ hay cụm hoa chùm, xim ở kẽ lá. Hoa đều lưỡng tính. Các lá bắc xếp thành vòng ngay dưới đài hoa thành một đài phụ, 35 lá đài rời hoặc dính nhau ở gốc, 5 cánh hoa rời nhau, nhị xếp hai vòng, vòng trong có rất nhiều nhị, vòng ngoài có thể biến thành nhị lép, chỉ nhị dính thành ống bao quanh nhụy, bộ nhụy 5 – nhiều lá noãn dính nhau. Bầu trên có hai hoặc nhiều ô. Công thức của hoa: * 0 K 35 C0 A∞ G(5 ∞) Quả nang chẻ ô, quả đại, quả đóng, quả mọng hay quả có cánh. Hạt thường có lông, không nội nhũ. 4.7.2. Một số cây trong họ: Cây Vông vang (Abelmoschatus (L) Medic) Cây thân cỏ, lá chia thùy chân vịt. Thân và lá có lông cứng. Hoa to, màu vàng. Quả nang. Hạt chứa tinh dầu. Hạt và lá chữa rắn cắn. Cây Cối xay (Abutilon indicum( L) Sweet.) Cây nhỡ, mọc thành bụi, lá hình tim. Hoa đơn độc, màu vàng tươi, mọc ở kẽ lá. Quả có nhiều múi. Cây Cối xay làm thuốc chữa lợi tiểu Một số cây khác như Phù dung (Hibiscus mutabilis Lin), cây Sâm bố chính (Hibiscus sagittifolius kurg. Var.), cây Dâm bụt (Hibiscus, rosa sinensis Lin), cây Ké hoa vàng (Sida rhombifolia Lin.), cây Ké hoa đào (Urena lobata Lin.) Cây Vông vang Cây Cối xay 87
  23. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Cây Sâm bố chính Cây Ké hoa đào 4.8. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae): 4.8.1. Đặc điểm chính: Thân cây gỗ lớn, cây bụi cây cỏ, mọng nước hay không. Nhiều loài có nhựa mủ màu trắng. Lá mọc so le, đối hay vòng, thường đơn nguyên hay bị khía hoặc thùy chân vịt (lá cây Cao su), phiến lá biến dạng hay có khi mất hoàn toàn ở những cây sinh trưởng trong vùng khô hạn. Lá kèm tồn tại hay rụng sớm, đôi khi biến đổi thành gai. Cụm hoa xim hai ngả tập hợp thành chùm bông, cờ, chùm hay cụm hoa hình chén Hoa đơn tính cùng gốc hay khác gốc. Đài 4 hoặc không có( hoa trần), cánh hoa 5, có khi không có cánh hoa (hoa cây Thầu dầu). Bộ nhụy 1 hoặc nhiều rời hay dính liền nhau, xếp 12 vòng hay phân nhánh, có bầu lép trong hoa đực. Hoa cái có bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu trên 3 ô, mỗi ô chứa 1 hoặc 3 noãn. Công thức của hoa: * 0 K 0 5 C 05 A 1 ∞ G0; * 0 K 0 5 C 05 A0 G(3) Quả nang mở bằng 3 mảnh vỏ, quả mọng ít khi có quả hạch. Hạt có nhiều nội nhũ 4.8.2. Một số cây trong họ: Cây Thầu dầu ( Ricinus communis Lin.): cây sống dai cao 56 m. Lámọc so le, có cuống dài, lá kèm rụng sớm. Phiến lá chia thùy có khía răng. Cụm hoa chùm xim gồm các hoa đơn tính không cánh, hoa đực ở phía dưới, hoa cái ở phía trên, bầu thượng 3 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả khô gồm 3 vỏ cứng, khi chín nứt thành 6 mảnh. Hạt có mồng, được dùng để ép lấy dầu làm thuốc tẩy. Cây Ba đậu (Croton tiglium Lin): cây nhỡ cao 36 m. Lá mọc so le, hình trứng, đầu nhọn mép có răng cưa nhỏ, một số lá màu đỏ máu. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, 88
  24. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm hoa cái ở phía dưới, hoa đực ở phía trên. Quả nang, màu vàng nhạt, khi chín tách thành 3 mảnh vỏ.Hạt hình trứng được ép lấy dầu làm thuốc tẩy mạnh. Một số cây khác như cây Nhội (Bischofia trifoliata (Roxb.) hook và Bischofia javannica BL), cây Cỏ sữa lá to (Euphorbia hirta Lin), cây Cỏ sữa lá nhỏ( Euphorbia thymmifolia Burm), cây Trạng nguyên ( Euphorbia pulcherrima willd), cây San hô (Jatropha multifidaLIn), cây Rau ngót ( Sauropus andrrgynus Merr.) Cây Thầu dầu Cây cỏ sữa lá to Cây Trạng nguyên 4.9. Họ Hoa hồng:(Rosaceae) 4.9.1. Đặc điểm chính: Cây gỗ, cây bụi hay cây thân cỏ. Lá mọc so le hay mọc đối, đơn hay kép có lá kèm. Hoa mọc riêng lẻ hay tập hợp thành cụm chùm, bông, ngù , xim Hoa đều, lưỡng tính, thường mẫu 5. Đế hoa lõm hình chén, có khi phẳng hoặc lồi, 5 lá đài dính nhau ở gốc, 5 cánh hoa rời nhau, tràng hình hoa hồng, nhiều nhị, có khi chỉ có 5 hoặc 10 nhị. Bộ nhụy có nhiều lá noãn rời hoặc 123 lá noãn dính liền, mỗi lá noãn thường có từ 2 hoặc nhiều noãn. Công thức của hoa: * 0 K 5 C5 A5 10 G (125 ∞) Quả nang, quả mọng, quả hạch, quả đóng quả tụ Hạt thường không nội nhũ. 2.4.9.2. Một số cây trong họ: Cây Mơ (Prunus armeniaca Lin.): cây nhỡ, cao 45m. Lá đơn mọc so le, phiến lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa đơn độc, màu trắng. Quả hạch có lông tơ, khi chín màu vàng xanh. Quả chín dùng làm thuốc chữa ho. 89
  25. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Cây Kim anh (Rosa laevigata Michx.): cây mềm leo mọc thành bụi. Thân và cành đều có gai. Lá kép có 3 lá chét mép khía răng cưa, có lá kèm. Hoa màu trắng mọc riêng lẻ ở ngọn cành non. Đế hoa hình chén, có gai nhỏ. Quả giả sinh bởi đế hoa lõm, mang nhiều quả thật các quả đóng. Quả giả dùng làm thuốc bổ thận, chữa đái tháo, tả, lị, viêm ruột. Một số cây như cây Đào (Prunus persica (Lin) Batch), cây Chua chát hay Sơn tra (Docynia indica (Wall) Deene.), cây Nhót tây ( Eriobotrya japonica Lindi.), cây Dâu tằm (Fragaria vesca Lindl.) Cây Mơ Cây Sơn tra 4.10. Họ Vang(Caesalpiniaceae) 4.10.1. Đặc điểm chính: Cây gỗ, cây bụi, ít khi là cây thân cỏ. Lá mọc so le, kép lông chim 12 lần, lá kèm thường rụng sớm. Cụm hoa chùm, ngù. Hoa thường không đều lưỡng tính, 5 lá đài rời hay liền, 5 cánh hoa tiền khai thìa, thường có 10 nhị xếp thành 2 vòng, bộ nhụy chỉ gồm 1 lá noãn. Bầu trên, 1 ô. Công thức của hoa: 0 K 5 C5 A 5+5 G1 Quả loại dầu, chứa một đếm nhiều hạt. 4.10.2. Một số cây trong họ: Cây Tô mộc hay Gỗ vang: cây gỗ, cao 710m, thân có gai lá kép lông chim chẵn. Hoa màu vàng. Quả dẹt hóa gỗ có một cái sừng ở đầu, đựng 4 hạt. Gỗ thân cây dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột. Cây Thảo quyết minh (Cassia tora Lin.): Cây nhỏ, cao độ 0,50m. Lá kép lông chim 3 4 đôi lá chét.hoa màu vàng. Quả loại đậu, dài và hẹp, chứa nhiều hạt xếp sít nhau. Hạt rang pha nước uống và dùng làm thuốc an thần, sáng mắt nhuận tràng. 90
  26. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Một số cây khác như cây Kim phượng (Cesalpinia pulcherrima (Lin) Sm), cây Phượng vĩ (Delnix regia (Bojer) Raf), cây Muồng lá khế (Cassia occidentalis Lin), cây Muồng trâu (Cassia alata Lin), cây Bồ kết (Cleditschia anstralis) Cây Gỗ vang Cây Thảo quyết minh Cây Bồ kết Cây Kim phượng 4.11. Họ Đậu hay họ Bướm( Fabaceae): 4.11.1. Đặc điểm chính : Cây thân cỏ, cây bụi, cây gỗ hay cây leo. Rễ có khi phồng lên thành củ. Rễ thường có nốt rễ chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng sử dụng nitơ của không khí. Lá mọc so le, kép lông chim thường là một lá lần, nhiều khi chỉ có 3 lá chét, luôn luôn có lá kèm. Cụm hoa chùm. Hoa lưỡng tính, không đều, 5 lá đài liền nhau, 5 cánh hoa rời nhau, tràng hình bướm, 10 nhị chia làm hai bó, 9 cái liền nhau thành hình lòng máng và1 cái rời, 1 lá noãn. Bầu trên, 1 ô đựng nhiều noãn. Công thức của hoa: 0 K (5) C5 A (9)+1 G1 91
  27. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Quả loại đậu. Hạt không nội nhũ, hai lá mầm dày 4.11.2. Một số cây trong họ: Cây Vông nem (Erythrina orientalis (Lin) Merr): cây nhỡ, thân có gai ngắn. Lá kép có 3 lá chét, cuống lá dài. Hoa mọc thành chùm, màu đỏ. Quả loại đậu. Lá và vỏ cây được dùng làm thuốc an thần gây ngủ, chữa sốt, lỵ. Cây Hòe (Sophora iaponica Lin): cây to, lá kép lông chimlẻ, mọc so le.Hoa chưa nở màu vàng. Quả loại đậu. Nụ hoa được dùng làm thuốc cầm máu, chè an thần, thanh nhiệt. Một số cây khác như cây Cam thảo bắc (Glycyrrhiza uralensis Fisch, cây Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.). Merr), cây Sắn dây (Pueraria thomsoni Benth.), cây Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia L.), cây Đậu ván trắng (Dolichos lablab Lin). Cây Cam thảo bắc Cây Hòe Cây Kim ti ền thảo 4.12. Họ Cam (Rutaceae) 4.12.1. Đặc điểm chính: Cây to (Cây Bưởi), nhỡ (cây Chanh, Quýt), cỏ sống dai (Cửu li hương). Thân nhiều có khi có gai. Lá thường mọc so le, đơn, nguyên, hay chia thùy hoặc kép lông chim. Cụm hoa xim. Hoa mẫu 4 hay mẫu 5, đều, lưỡng tính, các thành phần của bao hoa rời nhau. Nhị có vòng ngoài thường đối diện với cánh hoa. Bộ nhụy có 45 lá noãn dính liền thành bầu trên, có khi nhiều lá noãn (15 – 20), số ô của bầu bằng số lá noãn, mỗi ô có 12 hay nhiều noãn đính trung trụ. Công thức của hoa: * 0 K 45 C 45 A 8 – 10 G(4 5 20) Quả mọng, qủa nang hay quả tụ. 92
  28. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Hạt không nội nhũ hay nội nhũ nạc. 4.12.2. Một số cây trong họ: Cây Hồng bì (Clausena lansium Skeels.): cây nhỡ. Lá kép lông chim lẻ. Quả nhỏ màu vàng, có lông tơ, vị chua. Lá dùng để chữa lỵ, quả chưa chín chữa ho, hạt trị rắn cắn Cây Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum DC): cây leo, có gai ngắn quặp xiên về phía dưới. Lá kép lông chimlẻ. Cụm hoa chùm đơn tính. Quả gồm 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh đựng một hạt cứng đen nhánh, có vị đắng, được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa. Một số cây khác như cây Bưởi bung (Acronychia laurifolia BI.), cây Ba chạc (Evodia lepta Merr), cây Cam sành (Citrus nobilis Lour.). Cây Xuyên tiêu Cây Ba chạc Cây Bưởi bung 4.13. Họ Ngũ gia bì (Araliaceae): 4.13.1. Đặc điểm chính: Cây gỗ nhỡ, nhỏ hay cây bụi, ít khi lá thân có nhiều năm. Lá thường mọc so le, ít khi nguyên, thường là chẻ chân vịt (lá cây Đu đủ rừng), kép lông chim (lá cây Đinh lăng ) hay kép chân vịt (lá cây Chân chim). Cụm hoa tán đơn hay tán kép hoặc tụ thành chùm, bông Hoa thường nhỏ,màu vàng hay xanh lục, đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài 5, phần dưới dính lại, phần trên có 45 răng nhỏ. Tràng 5, rời, tiền khai hoa vặn và lợp. Nhị 5, dính với đĩa của bầu. Bộ nhụy có 2 noãn dính liền thành bầu dưới, ít khi là nửa dưới, vòi nhụy rời, số ô bằng số lá noãn, mỗi ô chứa một lá noãn. Công thức của hoa: * 0 K 5 C5 A5 G(52) Quả mọng hay quả hạch. 93
  29. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 4.13.2. Một số cây trong họ: Cây Ngũ gia bì (Acanthopanax aculeatus Seem): cây nhỡ có gai. Lá mọc so le, kép chân vịt, có từ 3 –5 lá chét. Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành.Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đen. Vỏ cây chữa bệnh tê thấp. Cây Tam thất (pseudo –ginsing Wall):cây thân cỏ, sống nhiều năm. Lá mọc vòng, cuống lá dài, lá kép có từ 37 lá chét. Hoa tự tán, mọc ở đầu cành, màu xanh nhạt. Quả mọng hình thận, khi chín màu đỏ. Rễ củ được dùng làm thuốc bổ dưỡng, cầm máu. Một số cây khác như cây Nhân sâm (Panax ginsing C.A. Mey.), cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa Harms.), cây Thông thảo (Tetrpanax papyrifera Koch), cây Đơn châu chấu (Aralia armata (Wall.) Seem.) Cây Tam thất Cây Ngũ gia bì chân chim Cây Nhân sâm 4.14. Họ Hoa tán hay họ Rau cần (Apiaceae) 4.14.1. Đặc điểm chính: Cây thân cỏ sống một năm hay nhiều năm thường rỗng ở các gióng, mặt ngoài có khía dọc. Rễ có thể phình thành củ (Rễ cây Bạch chỉ) Lá mọc so le có bẹ, phiến lá thường xẻ lông chim nhiều lần. Cụm hoa tán đơn hay tán kép, đôi khi hình đầu. Hoa đều, nhỏ lưỡng tính, mẫu 5, 5 lá đài rất ngắn, 5 cánh hoa rời nhau, 5 nhị xếp xen kẽ với cánh hoa, 2 lá noãn. Bộ nhụy 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới, 2 ô, mỗi ô một lá noãn, có đĩa tuyến mật ở đỉnh bầu. Công thức của hoa: * 0 K 5 C5A5 G(2) 94
  30. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Quả đóng đôi, hình cầu hay bầu dục. Trong thân và lá có ống tiết tinh dầu thơm. 4.14.2. Một số cây trong họ: Cây Bạch chỉ (Angelia dahurica (Fish) Benth. Et.Hook): Thân cây cỏ sống lâu năm, thân rỗng. Lá xẻ lông chim cuống dài có bẹ. Cây Bạch chỉ Hoa màu trắng, cụm hoa tán kép, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả đóng đôi. Rễ củ dùng làm thuốc chữa nhức đầu cảm cúm. Cây Xuyên khung (Ligusticum Wallichii Franch.): cây thân cỏ, sống lâu năm, thân rỗng. Lá mọc so le, kép 3 lần lông chim cụm hoa tán kép, hoa nhỏ màu trắng. Quả đóng đôi, hình trắng. Thân rễ dùng làm thuốc chữa cảm cúm. Một số cây khác như cây Giần sàng (Cnidium monnieri(L) Cusson.), cây Tiền hổ (Angelia decusiva.et Savat.), cây Đương quy (Angelia sinensis. Diels.), cây Rau má (Centella asiatica Unb), cây Rau mùi( Coriandrum sativum Lin.) Cây Bạch chỉ Cây Xuyên khung Cây Đương quy 4.15. Họ Mã tiền (Loganaliaceae): 4.15.1. Đặc điểm chính: Cây gỗ và cây bụi, mọc đứng hay leo. Lá đối đơn nguyên. Cụm hoa xim hay mọc riêng lẻ. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, ít khi mẫu 4. Đài hoa 4 5, rời. Tràng 45, liền. Nhị 45. Bộ nhụy 2 lá noãn tạo thành bầu trên 2ô, đính noãn trung trụ. Công thức của hoa: * 0 K 45 C(45) A 45 G(2) 95
  31. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Qủa hạch hay quả mọng. Hạt có nội nhũ nạc 4.15.2. Một số cây trong họ: Cây Mã tiền (Strychonos nux – vomica Lin.): cây leo to. Lá mọc đối phiến lá hình trứng. Quả mọng hình cầu. Hạt dẹt, có phủ lông màu xám. Trong hạt cây Mã tiền có chứa alcaloid là strychnin (độc A) dùng làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, chữa tê thấp, bại liệt. Cây Mật mông hoa (Buddleia officinalis Maxim.): cây nhỏ, cành non có nhiều lông. Lá hình trứng hay hình thuôn dài. Hoa màu vàng trắng nhạt, quả nang. Hoa dùng làm thuốc. Một số cây khác như cây Hoàng nàn (Strychonos Walliciana Steud. ex DC.), cây Lá ngón (Gelsemium elegans Benth.), cây Bọ chó ( Buddleia asiatica Lour.) Cây Mã tiền Cây Bọ chó 4.16. Họ Trúc đào (Apocynaceae): 4.16.1. Đặc điểm chính: Cây gỗ to (cây Sữa), cây nhỡ (cây Trúc đào), cây thân cỏ (cây Dừa cạn) hoặc dây leo (cây Mỏ sẻ). Lá thường mọc đối, đôi khi mọc so le hoặc mọc vòng, phiến lá nguyên, không có lá kèm. Hoa riêng lẻ hoặc tụ họp thành cụm hoa. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5 tiền khai hoa vặn. Đài 5. Tràng 5, liền. Nhị 5, dính vào ống tràng. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn tạo thành bầu trên. 96
  32. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Công thức của hoa: * 0 K (5) C (5) A5 G2 Quả đại hay quả thịt Hạt có cành hay một chùm lông, có nội nhũ. Toàn cây có mủ nhựa trắng. 4.16.2. Một số cây trong họ: Cây Trúc đào (Nerium oleander Lin, Nerium indicum Mill): cây nhỡ. Lá mọc vòng 3 chiếc một, phiến lá hình mũi mác dài, màu lục thẳm, dai cứng, gân bên song song vơí nhau. Hoa màu đỏ, hồng hay trắng họp thành cụm hoa xim ngù ở đầu cành. Quả gồm 2 đài. Trong lá và cây có glycozid là thevetin dùng để chữa bệnh tim. Cây Thông thiên (Thevetia neriifolia Juss.): cây nhỡ. Lá hẹp dài. Hoa màu vàng, quả hạch. Trong hạt có chứa glycozid là thevetin dùng để chữa bệnh tim. Một số cây khác như cây Sừng trâu hoavàng (Strphan thus divaricatus (Lour) Hook. Et Arn.), cây Ba gạc (Ruawolfia verticillata Baill.), cây Mức hoa trăng (Holarrhena antidysenterica wall), cây Dừa cạn (Vinca rosea Lin), cây Sữa (Alstonia scholaris (L) R.Br.) Cây Trúc đào Cây Ba gạc 4.17. Họ Cà phê (Rubiaceae) 4.17.1. Đặc điểm chính : Cây gỗ to ( Cây Canh ki na), cây nhỡ (cây Cà phê), cây leo (cây mơ lông). Lá mọc đối, có lá kèm, phiến lá nguyên. Cụm hoa xim, đôi khi hình đầu hoặc có thể mọc riêng lẻ. Hoa đều lưỡng tính, mẫu 4 5, ít phát triển, dính với bầu. Tràng 45, dính nhau, tiền khai hoa van, lợp hay vặn. Bộ nhụy gồm 2 dính nhau thành bầu dưới với 2 hay nhiều ô, mỗi ô có 1 đến nhiều noãn. 97
  33. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Công thức của hoa: * 0 K 45C(45) A 45 G(2) Quả thịt hay nang. Hạt có thể có cánh (hạt cây Canh –ki na) 4.17.2. Một số cây trong họ: Cây Canh ki na (Cinchona sp.): cây gỗ to, cao khoảng 10 20m. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình trứng, có 2 lá kèm sớm rụng. Hoa màu trắng hoặc hồng. Quả chứa nhiều hạt nhỏ, dẹt. Vỏ cây chứa nhiều alcaloid như quinin, quinidin, cinchnin, cinchnidin được dùng làm thuốc chữa sốt rét, thuốc bổ Cây Mơ Lông (Paederia tomentosa BL.): cây leo, thân và lá có nhiều lông mịn, mặt dưới lá màu nâu tím. Lá mơ lông dùng làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ. Một số cây khác như cây Dành dành ( Gardenia florida Lin.), cây Cà phê mít (Coffeea exceloa A.Chv.), cây Dạ cẩm (Oldenlandia capitellata Kuntz.), cây Câu đắng (Uncaria macrophylla Wall.), cây Ba kích ( Morinda officinalis How.). Cây Mơ lông Cây Dành dành 4.18. Họ Hoa mõn chó (Scrophulariaceae) 4.18.1. Đặc điểm chính: Cây thân cỏ, sống nhiều năm, cây bụi ít khi là cây gỗ. Lá mọc so le hay mọc đối, lá nguyên, không có lá kèm. Hoa đơn độc hoặc cụm hoa xim, bông, chùm. Hoa luôn không đều, lưỡng tính, mẫu 5, có 5 lá đài liền nhau, 5 cánh hoa liền nhau, tràng hoa thường hình mặt nạ, bộ nhị hai trội , bộ nhụy gồm hai lá noãn. Bầu trên, 2ô. Công thức của hoa: 0 K(5) C(5) A 24 G(2) 98
  34. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Quả nang, qủa mọng. Nhiều hạt, nội nhũ nạc. 4.18.2. Một số cây trong họ: Cây Nhân Trần (Adennosma caeruleum R.Br): cây thân cỏ, cao 1m, thân tròn màu tím, có lông. Lá ở gốc mọc đối, lá ở ngọn mọc so le, phiến lá khía răng cưa. Tràng hoa màu xanh lam. Quả nang chẻ ô và che vách Hạt nhỏ màu vàng. Dùng toàn thân (trừ rễ) dùng làm thuốc chữa gan mật, nước tiểu vàng . Cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch): cây thân cỏ, cao 10 30 cm. Toàn thân có lông mền. Lá mọc vòng ở gốc. Hoa màu tím đỏ, mọc thành chùm ở ngọn, đài và tràng hình chuông. Thân rễ được dùng làm thuốc bổ máu. Một số cây khác như cây Dương địa hoàng (digitalis purpurea) , cây Rau sam trắng (Bacopa monnieri (Lin).), cây Cam thảo nam (Scoparia dulcis Lin), cây Huyền sâm bắc, (Scrophularia buergeriana Miq) cây Cúc tím ( Torenia peduncularis Benl) Cây Nhân trần Cây Ðịa hoàng Cây Cam thảo nam 4.19. Họ Hoa môi (Lamiaceae) 4.19.1. Đặc điểm chính: Cây bụi, có thân cỏ, sống hàng năm hay nhiều năm, thân và cành vuông. 99
  35. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Lá đơn mọc đối chéo hình chữ thập, ít khi mọc vòng, mép lá nguyên hay mép khí răng . Cụm hoa xim co ở kẽ lá hay ở ngọn. Hoa nhỏ, lưỡng tính, không đều, 5 lá đài liền nhau, 5 cánh hoa liền nhau thành tràng hình môi, có bốn nhị gồm hai dài hai ngắn, có hai lá noãn, bầu trên, 2 ô. Công thức của hoa: 0 K (5) C(5) A4 G(2) Quả đóng tư. Hạt không nội nhũ. Thân và lá có lông. 4.19.2 Một số cây trong họ: Cây Bạc hà nam (Mentha arvensis Lin). Cây thân cỏ, sống lâu năm, cao 10 – 60 cm, thân vuông, mọc đối hay bò. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình trứng , mép có răng cưa. Cụm hCây Bạc hà nam tràng hình môi màu tím hay hồng nhạt hoặc trắng. Toàn cây (trừ rễ) đoa xim co, mọc ở kẽ lá,ược dùng làm thuốc cảm cúm, cất tinh dầu. Cây Hoắc hương (Posgostemon cablin (Blanco.) Benth), thân cây cỏ mọc lâu năm, cao 30 60 cm. Lá mọc đối, phiến lá khía răng, thân và lá có lông. Hoa nhỏ màu hồng hay tím nhạt, tụ hợp thành cụm hoa bông ở kẽ lá hay ở ngọn. Cành và lá cây Hoắc hương dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy. Một số cây khác như cây Kinh giới (Elsholtzzia cristata Willd), cây Ích mẫu (Leonurus heterophylus S weet.), cây Hương nhu tía ( ocimum sanctum Lin), cây Tía tô (Perilla ocymoides Lin.), cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge.) 100
  36. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Cây Bạc hà nam Cây Hương nhu tía Cây Đan sâm 4.20. Họ Hoa chuông (Campanulaceae): 4.20.1. Đặc điểm chính : Cây thân cỏ. Lá mọc đối hay so le. Hoa đều , luỡng tính, mẫu 5. Đài 5, rời. Tràng 5, dính nhau giống hình chuông. Nhị 5, đính trên ống tràng. Bộ nhụy 5 lá noãn, có khi 23, tạo thành bầu dưới, đính noãn trung trụ. Công thức của hoa: * 0 K5 C(5) A5 G(23(5) Quả nang hạt nhỏ. 4.20.2. Một số cây trong họ : Cây Đẳng sâm (Codonpsis javania (Blume) Hook. F.): cây thân cỏ, sống lâu năm. Thân leo , rễ hình trụ dài. Lá mọc đối, mép lá nguyên hoặc khía răng. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng nhạt, quả nang. Rễ củ được dùng làm thuốc bổ. Cây Cát cánh (Platycodon grandflorum (jack). A,D.C.): cây thân cỏ, sống lâu năm. Lá mọc đối hay vòng, có khi mọc so le, phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to. Tràng hoa hình chuông, màu lam tím hay trắng. Rễ củ dùng làm thuốc chữa ho. Một số cây khác như cây Sa nhân bắc (Adenphora verticillata Fisch.), cây Sa nhân Việt nam (Launae pinnantifida Lin), cây Tế diệp sa sâm (Wahlenbergia gracilis A.D.C.), ,cây Cỏ phồng, (Sphenocleaa zeylanica Gaertn.) 101
  37. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Cây Đẳng sâm Cây Cát cánh 4.21. Họ Cúc (Asteraceae): 4.21.1. Đặc điểm chính : Cây thân cỏ, sống hàng năm hay sống dai, ít khi là cây bụi. Rễ có khi phồng thành củ. Lá thường mọc so le, ít khi mọc đối hay hình hoa thị. Phiến lá ít khi nguyên, thường khía răng hay chia thùy. Cụm hoa đầu, chùm đầu hay ngù đầu. Hoa có thể đều, hình ống hay không đều, hình lưỡi nhỏ. Đài hoa rất giảm, có khi biến thành một mào lông. Tràng 5, dính nhau thành ống 5 thùy, hoặc hình lưỡi nhỏ có 35 răng Năm nhị dính liền nhau, bộ nhụy có 2 lá noãn, bầu dưới, 1 ô, có 2 loại lá bắc, lá bắc bao quanh bầu tập hợp thành một bao chung và lá bắc sinh ra hoa ở kẽ. Công thức của hoa: *( ) 0 K∞ C(5) A (5 G(2); 0 K∞ C(5) A0 G(2) Quả đóng nhiều khi có lông ở móc. Một hạt không nội nhũ. 4.21.2. Một số cây trong họ: Cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius Lin): cây thân cỏ, 0,6 – 1m. Lá mọc so le, không có cuống, mép lá có gai. Cụm hoa ngù – đầu hoa màu đỏ cam. Quả đóng có 4 cạnh lồi. Hoa được dùng làm thuốc chữa bệnh. 102
  38. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Cây Bồ công anh (Lactuca indica Lin): cây thân cỏ, 0,6 – 1m, có nhựa mủ trắng. lá mọc so le, ôm lấy thân cây, lá phía dưới chia thùy, có nhiều răng cưa thưa hơn. Hoa tự đầu màu tím vàng. Quả đóng có chùm lông. Bồ công anh ( trừ rễ) được dùng làm thuốc chữa mụn nhọt. Một số cây khác như cây Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium Lin, cây Sài đất Wedelia calendulacea Less), cây Mần tưới (Epatonium stachdosmum Hance), cây Cúc kim (Chrysanthemum indicum Lin), cây Ngải cứu (Astesimisia vulgaris Lin.) Cây Hồng hoa Cây Bồ công anh Cây Ké đầu ngựa 4.22. Họ Củ nâu (Dioscoreaceae): 4.22.1. Đặc điểm chính : Cây leo bằng thân quấn. Lá mọc so le, ít khi mọc đối, lá đơn hay kép chân vịt. Hoa đơn tính khác gốc, hoa nhỏ, đều, mẫu 3, thường mọc thành chùm hay bông dày đặc. Bao hoa phần lớn dính vào ống ngắn, 3 cánh hoa hơi khác 3 lá đài. Hoa đực có 6 nhị do 3 nhị vòng trong bị tiêu giảm. Hoa cái có bộ nhụy gồm 3 lá noãn, bầu dưới, 3 ô, mỗi ô chưa 2 noãn. Công thức của hoa: * 0 P (3+3) A 3 6 G0; * 0 P (3+3) A0 G(3) Quả nang ít quả mọng. 103
  39. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Hạt có nội nhũ sừng. 4.22.2. Một số cây trong họ : Cây Hoài sơn (Dioscorea persimilis et Burkill.).Dây leo dài, thân rễ phát triển có thể dài tới 1m. Lá đơn, mọc đối có khi so le, ở kẽ lá có những củ con gọi là thiên hoài. Cây Hoài sơn Hoa đơn tính khác gốc. Quả nang có 3 cạnh có dìa. Thân rễ dùng để ăn và làm thuốc bồi dưỡng, bổ thận. Cây Tỳ giải (Dioscorea tokoro makino.). Dây leo, sống lâu năm. Thân rễ ngắn phình thành củ to. Lá mọc so le, hình tim. Hoa đơn tính khác gốc. Quả nhỏ có dìa. Rễ thân dùng làm thuốc chữa phong thấp, lợi tiểu. Một số cây khác như cây Củ cái ( Dioscorea alata Lin.), cây Củ mỡ ( Dioscorea bulbifera Lin) , cây Củ nâu ( Dioscorea cirrhosa Lour.) Cây Hoài sơn Cây Củ nâu 4.23. Họ Gừng (Zingiberaceae): 4.23.1. Đặc điểm chính : Cây thân cỏ, sống lâu năm, thân rễ chứa chất dự trữ. Lá có bẹ dài ôm lấy nhau tạo thành thân gai giữa cuống lá và bẹ có lưỡi nhỏ, phiến lá thường to. Cụm hoa mọc từ thân rễ, hoa to không đều, lưỡng tính, mẫu 3, đài 3 dính nhau, tràng 3, dính nhau, đài và tràng hoa hình ống ở phía dưới, phần trên chia thành 3 thùy. Bộ nhị chỉ có 1 nhị sinh sản duy nhất, các nhị khác biến thành cánh môi. Bộ nhụy 3 lá noãn dính nhau tạo thành bầu dưới có 3 ô. Công thức của hoa: * 0 K (3)C(3)A1 G(3) 104
  40. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Quả nang, ít khi quả mọng. Hạt có nội và ngoại nhũ. 4.23.2. Một số cây trong họ : Cây Sa nhân (Amomum xanthioider Wall): cây thân cỏ giống như cây Giềng nhưng thân cây không phát triển thành củ. Lá xanh thẫm, mặt lá nhẵn bóng. Cụm hoa chùm mọc ở gốc, màu trắng đốm tía. Quả nang có 3 ô, vỏ quả có gai đều. Quả dùng làm thuốc chữa ăn không tiêu, đầy bụng. Cây Gừng (Zingiber officinale Rosc.): cây thân cỏ, sống dai. Thân rễ phân nhánh 2 dẫy, có lá bẹ và lưỡi nhỏ, hoa không đều, màu vàng. Quả nang. Thân rễ dùng làm gia vị, làm thuốc đau bụng, đầy bụng, cảm lạnh. Một số cây như cây Riềng (Apinia officinarum Hance.), cây Bạch đậu (Amomum repens Sonner.), cây Nghệ vàng (Curcuma longa Lin), cây Địa liền (Kaempppferia galanga Lin.), cây Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii Gaga.) Cây Địa liền Cây Sa nhân 4.24. Họ Lúa (Poaceae): 4.24.1. Đặc điểm chính: Cây thân cỏ, sống hàng năm hay sống dai, một số cây thân gỗ. Thân thường rỗng ở các gióng, đặc ở các mấu. Nhiều loài có thân rễ như cây cỏ tranh, cỏ gừng. Rễ chùm. Lá mọc so le, xếp thành 2 dãy, lá gồm một bẹ lá hình ống ôm lấy thân cây và một phiến lá dải hẹp dài, không có cuống (trừ phân họ tre ), chỗ nối giữa bẹ và cuống lá có lưỡi nhỏ. Cụm hoa bông đơn, bông kép hay chùm bông. 105
  41. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Hoa lưỡng tính, ít khi đơn tính (trừ hoa cây Ngô), không có bao hoa , có 3 nhị, ít khi 6 nhị (Trừ cây Lúa, cây Tre), bộ nhụy có 2 3 lá noãn, bầu trên, 1 ô, ở góc mỗi cụm hoa mang 2 lá bắc gọi là mày, mỗi hoa được bảo vệ bởi 2 lá bắc con gọi là mày nhỏ, phía trong còn gọi cực nhỏ. Công thức của hoa: * 0 K3 C2 A3 G(2) hoặc (3) Quả thóc. Hạt có một lá mần 4.24.2. Một số cây trong họ: Cây Ý dĩ (Coix lachryma – jobi Lin): cây thân cỏ, sống hàng năm. Lá hình mác, gân lá song song nổi rõ. Hoa đơn tính cùng gốc. Quả thóc có mày cứng bọc. Hạt dùng để ăn và làm thuốc bồi dưỡng cơ thể. Cây Cỏ Mần trầu (Eleusine indica Gaertn): cây thân cỏ, sống hàng năm, mọc thành cụm. Lá mền bẹ lá có lông. Cụm hoa bông. Quả thuôn dài gần như 3 cạnh. Toàn thân dùng làm thuốc lợi tiểu, hạ nhiệt. Một số cây khác như cây Cỏ gừng (Panicum repens Lin.), cây Cỏ tranh (Imperata cylindtrica P.Beuv.), cây Sả (Cymbopogon nardus (L) Rendle.), cây Mía (Saccharum officinarum Lin) Cây Cỏ mần trầu Cây Sả 4.25. Họ Ráy (Araceae): 106
  42. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 4.25.1. Đặc điểm chính: Cây thân cỏ, mọc ở nơi ẩm, thân rễ mọc có thể thân leo (cây Đuôi phụng) Lá mọc từ gốc của thân rễ hay mọc so le trên thân dây, lá to, có cuống và bẹ, phiến lá nguyên hay chia thùy lông chim hay chân vịt. Cụm hoa bông mo, hoa nhỏ, lưỡng tính hay đơn tính, mo thường có màu sặc sỡ. Có 2 vòng bao hoa, mỗi vòng 3 bộ phận. bộ nhị gồm 2 vòng mỗi vòng 3 nhị. Bộ nhụy gồm 2 – 3 lá noãn, có khi chỉ có 1 lá noãn ở hoa đơn tính, chứa 1 nhiều lá noãn. Công thức của hoa: * 0 K 3+3 C3+3 A 3+3 G(3); * 0 K 0 C0G(23) Quả mọng. Hạt có nội nhũ. 4.25.2. Một số cây trong họ: Cây Bán hạ (Typhinium divaricatum Dcne). Cây thân cỏ, sống hàng năm, có thân rễ. Lá 3 chia thùy. Bông mo sặc sỡ, có mùi hôi thối. Thân rễ dùng làm thuốc chữa ho, chống nôn. Cây Thiên niên kiện (Homalomena aromatica Schott). Cây sống lâu năm, có thân rễ màu nâu. Lá mọc so le, cuống lá dài, có bẹ lá, phiến lá hình đầu mũi tên. Hoa tự bông mo, quả mọng, thân rễ dùng làm thuốc chữa phong tê thấp. Một số cây khác như cây Thủy xương bồ (Acorus calamus Lin), cây Thạch xương bồ (Acorus gramineus Soland), cây Bèo cái (Pistia stratiotes Lin) Cây Thiên niên kiện Cây Bán hạ 107
  43. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm Cây Thạch xương bồ Cây Bèo cái C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 1. Phần 1: Điền khuyết 1. Nhiều loài gần nhau 2. Nhiều họ gần nhau 3. Nhiều lớp gần nhau . 4. Lá cây của họ Ráy mọc từ gốc (A) hay (B) lá to, có cuống và (C) hay (D) chia hay (E) 5. Thân cây của họ Lúa: (A) , sống hàng năm hay (B) , một số cây thân gỗ. Thân thường (C) gióng, (D) Nhiều loài có thân rễ như (E) 6. Hoa của họ Gừng: Cụm hoa mọc từ (A) , hoa to, (B) mẫu 3, (C) và (D) 7. Tên khoa học của họ Long não 8. Tên khoa học của họ Đậu 9.Tên khoa học của họ Thuốc phiện 10. Tên khoa học của họ Rau Răm 11. Tên khoa học của cây Mùi cua 12. Tên khoa học của cây Đan sâm 13. Tên khoa học của cây Sa nhân 14. Tên khoa học của cây Mần trầu 15. Tên khoa học của cây Bèo cái 108
  44. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 16. Fagopyrum esculentum là cây: 17. Hibicus rosa – sinensis Lin là cây: 18. Croton tiglium Lin là cây: 19. Lá cây của họ Hoa tán mọc so le có (A) , phiến lá thường (B) 20. Họ Cúc thuộc quả đóng nhiều khi có (A) hay (B) 21. Họ Gừng có hạt ( A) và (B) 2. Phần 2: Câu hỏi chọn câu đúng sai 22. Cây Canh ki na lá mọc cách. 23. Cây Quế thanh cao 12 – 20m. 24. Họ Mao lương còn gọi là họ Hoàng liên. 25. Rễ củ của cây Ô đầu – phụ tử dùng làm thuốc xoa bóp nơi nhức mỏi. 26. Cây Hoa mẫu đơn thuộc họ Tiết dê. 27. Tên khoa học của cây Hà thủ ô đỏ là Polygonum cuspidatum Sieb. 28. Tên khoa học của cây Hoài sơn là Dioscorea persimilis. 29. Tên khoa học của cây Hoài sơn là Dioscorea tokoro Makino 30. Tên khoa học của cây Thủy xương bồ là Acorus calamus Lin. 31. Tên khoa học của cây Thủy xương bồ là Acorus gramineus Soland. 32. Cây Bạc hà thuộc họ Cúc. 33. Cây Bạc hà thuộc họ Hoa môi. 34. Họ Ráy thuộc hoa lưỡng tính hay đơn tính. 35. Quả của cây Địa hoàng dùng làm thuốc chữa bệnh tim. 36. Quả của cây Địa hoàng dùng làm thuốc chữa bệnh gan, mật, nước tiểu vàng. 37. Hoa thức của họ Ráy: * 0 K 3+3 C3+3 A 3+3 G(3). 38. Hoa thức của họ Ráy: * 0 K 0 C0G(23). 39. Hoa thức của họ Củ nâu: * 0 P (3+3) A 3 6 G0. 40. Hoa thức của họ Củ nâu: * 0 P (3+3) A36 G0. 41. Hoa thức của họ Cúc: * 0 K∞ C(5) A (5 G(2). 109
  45. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 42. Họ Hoa mõm chó thuộc cây thân dây leo. 43. Họ Hoa Tiết dê thuộc cây thân dây leo. 44. Họ Đậu thuộc hoa đều. 45. Cây Hoàng liên chân gà hoa màu trắng. 46. Cây Mùi cua hoa màu trắng . 47. Cây Qua lâu hoa màu trắng. 48. Cây Cối xay hoa màu hồng . 49. Cây Ké hoa vàng thuộc họ Bông. 50. Cây Phù dung thuộc họ Vang . 51. Họ bông còn gọi là họ bụp. 52. Họ Rau răm hoa mẫu 3. 53. Họ Tiết dê hoa mẫu 5. 54. Họ Tiết dê hoa mẫu 3. 3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 55. Họ Long não có thân cây: A. Gỗ B. Dây leo C. Cỏ D. Thảo 56. Họ Hoa môi có thân cây: A. Gỗ B. Dây leo C. Cỏ D. Thảo 57. Họ Hoa chuông có thân cây: A. Gỗ B. Dây leo C. Cỏ D. Thảo 58. Họ Mao lương có thân cây: A. Gỗ B. Dây leo C. Cỏ D. Thảo 59. Họ Thuốc phiện có thân cây: A. Gỗ B. Dây leo C. Cỏ D. Thảo 60. Thực vật bậc cao là: A. Cơ thể đã phân hoá thành rễ, thân, lá B. Cơ thể đã phân hoá đồng nhất C. Cơ thể đã phân hoá thành thân, lá D. Cơ thể đã phân hoá thành rễ, lá 61. Ngành Rêu chỉ mới có: A. Rễ giả và thân, lá B. Rễ giả và thân C. Rễ và thân, lá D. Rễ và thân, lá và mạch dẫn 110
  46. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 62. Ngành Quyết đã có: A. Rễ giả và thân, lá B. Rễ giả và thân C. Rễ và thân, lá D. Rễ và thân, lá và mạch dẫn 63. Phân loại thực vật giúp ta: A. Phân lớp Thực vật B. Phân họ thực vật C. Dễ nhớ các đặc điểm chung D. Phân bộ Thực vật 64. Tên bộ có đuôi : A.Phyta B.Idac C.Ales. D. Opsida 65. Đặc điểm chính của họ Apocy naceae : A. Lá mọc vòng B. Lá mọc so le có bẹ C. Lá mọc đơn. D. Lá mọc đối chéo chữ thập 66. Hoa mẫu 3 là đặc điểm của cây: A. 1 Lá mầm. B. 2 lá mầm C. 12 lá mầm D. 3 lá mầm 67. Tên latin Coptis tee Wall thuộc cây: A. Đẳng sâm. B. Hoàng liên chân gà C. Bạc hà nam C. Quế thanh 68. Tên latin Mentha arvensis Lin thuộc cây: A. Đẳng sâm. B. Hoàng liên chân gà C. Bạc hà nam C. Quế thanh 69. Tên khoa học của họ Hoa chuông: A. Zingberaceae B. Caesalpiniaceae C. Campanulaceae D. Fabaceae 70. Tên latin Perilla ocymoides Lin thuộc cây A. Tía tô B. Bán hạ C. Gấc D. Dâm b ụt 71. Tên latin Typhonium divaricatum Dcne thuộc cây: A. Tía tô B. Bán hạ C. Gấc D. Dâm b ụt 72. Tên latin Momordica cochinchinensis Spreng thuộc cây: A. Tía tô B. Bán hạ 111
  47. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm C. Gấc D. Dâm b ụt 73. Tên khoa học của cây Thảo quyết minh: A. Cassia tora Lin C. Homalomena aromatica Schott B. Angelica sinensis Diels D. Lactuca indica Lin 74. Tên khoa học của cây Đương quy : A. Cassia tora Lin. C. Homalomena aromatica Schott. B. Angelica sinensis Diels. D. Lactuca indica Lin . 75. Tên khoa học của câyThiên niên kiện: A. Cassia tora Lin. C. Homalomena aromatica Schott. B. Angelica sinensis Diels. D. Lactuca indica Lin . 76. Tên khoa học của cây Bồ công anh: A. Cassia tora Lin. C. Homalomena aromatica Schott. B. Angelica sinensis Diels. D. Lactuca indica Lin . 77. Tên khoa học của cây vật Ý dĩ : A. Coix lachryma – jobi Lin. C. Prunus armeniaca Lin. B. Clausena lansium Skeels. D. Nerium oleander Lin. 78. Tên khoa học của cây Hồng bì: A. Coix lachryma – jobi Lin. C. Prunus armeniaca Lin. B. Clausena lansium Skeels. D. Nerium oleander Lin. 79. Tên khoa học của cây Mơ: A. Coix lachryma – jobi Lin. C. Prunus armeniaca Lin. B. Clausena lansium Skeels. D. Nerium oleander Lin. 80. Tên khoa học của cây Trúc đào: A. Coix lachryma – jobi Lin. C.Prunus armeniaca Lin. B. Clausena lansium Skeels. D. Nerium oleander Lin. 81. Tên khoa học của họ Mao lương : A. Ranunculaceae. C. Apocynaceae. B. Menispermaceae. D. Polygonaceae . 82. Tên khoa học của họ Tiết dê: 112
  48. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm A. Ranunculaceae. C. Apocynaceae. B. Menispermaceae. D. Polygonaceae . 83. Tên khoa học của họ Trúc đào: A. Ranunculaceae. C. Apocynaceae. B. Menispermaceae. D. Polygonaceae . 84. Tên khoa học của họ Gừng : A. Zing beraceae . C. Campanulaceae. B. Caesalpiniaceae. D. Fabaceae 85. Tên khoa học của họ Vang: A. Zing beraceae . C. Campanulaceae. B. Caesalpiniaceae. D. Fabaceae 86. Cây Bình vôi thuộc họ : A. Tiết dê B. Rau răm C. Ráy D. Bông 87. Cây Cốt khí củ thuộc họ A. Tiết dê B. Rau răm C. Ráy D. Bông 113
  49. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm ĐÁP ÁN LƯỢNG GIÁ BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT DƯỢC 1. A. Môn khoa học chủ yếu nghiên cứu về các cây B. Cấu tạo C. Cách sinh sống 2. A. 18.000 loài thực vật B. Cây hai lá mầm C. Cây một lá mầm 3. Đ. 5. S. 6. Đ. 7. S. 8.S. 9. C. 10. B. 11. A. 12. A. 13. C. 14. B. BÀI 2 TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT 1. A. Cấu tạo bằng tế bào thực vật B. Sinh lý. C. Mô thực vật. 2. A. Mô mềm khuyết. B. Tế bào không đều C. Gian bào. D. Chứa đầy khí. 3. A. Những sản phẩm. C. Ôxy hóa. D. Một số dầu. 4. A. Tế bào riêng rẻ. B. Chính tế bào 5. Đ. 6. S. 7. S. 8. Đ. 9. S. 10. Đ. 11. Đ. 12. Đ. 13. S. 14. Đ. 15. Đ. 16. S. 17. D. 18. B. 19. A. 20. A. 21. C. 22. D. 23. D. 24. A. 25. A. 26. D. 27. C 114
  50. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm BÀI 3. RỄ CÂY (Radix) 1. A. Lớn nhất. B. Có hình nón trụ. C. Rễ con. 2. A. Libe B. Gỗ. 3. Mọc dưới nước. 4. A. Các tế bào màng cũng mỏng B. Các vòng tròn đồng tâm. C. Dãy xuyên tâm. 5. A. Mọc thẳng đứng. B. Để cung cấp không khí. 6. S. 7. Đ. 8. S. 9. Đ. 10. Đ. 11. S. 12. Đ. 13. S. 14. S. 15. S. 16. S. 17. Đ. 18. Đ. 19. C. 20. A. 21. B. 22. A. 23. C. 24. A. 25. A. 26. A. 27. A. 28. B. 29. D. BÀI 4 THÂN CÂY (Ligoum) 1. A. Rỗng. B. Gióng C. Mấu. 2. A. Mọc năm ngang ở dưới đất B. Rễ cây. C. Rễ là mang D. Lá biến đổi thành vẩy. 3. A. Một. B. Nhiều. C. Xen kẽ. D. Tế bào nội bì. 4. A. Nội bì. 115
  51. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm B. Nhiều tinh bột. 5. S. 6. Đ. 7. Đ. 8. S. 9. Đ. 10. S. 11. Đ. 12. S. 13.Đ. 14. Đ. 15. S. 16. Đ. 17. D. 18. C. 19. A. 20. B. 21. A. 22. A. 23. A. 24. D. 25. C. 26. B. 27. A. 28. A. BÀI 5 LÁ CÂY (Folium) 1. A. Có cuống phân nhánh. B. Phiến lá. C. Lá chét. 2. Ba lá trở lên. 3. Mô mềm ruột. 4. Lớp mô mềm. 5. Lớp mô dày. 6. A. Để thích nghi. B. Điều kiện bắt mồi. 7. Vết khía vào tận gân lá. 8. A. Màng mỏng. B. Than cây ở phia trên. C. Cuống lá đính vào thân. 9. Đ. 10. S. 11. Đ. 13. S. 14. S. 15. S. 16. Đ. 17. S. 18. Đ. 19. S. 20. S. 21. A. 22. D. 23. D. 24. B. 25. A. 26. B. 27. C. 28. D. 29. A. 30. A. 31. A. 32. B. 33. A. 34. B. 35. D. 36. A. BÀI 6 HOA (flos) 1. A. Rộng. B. Phiến. C. Hẹp D. Móng. 2. A. Hình chiếu cấu tạo của hoa. B. Một mặt phẳng góc 116
  52. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm C. Trục hoa. 3. A. Cuống dài ngắn khác nhau B. Đưa hoa lên. C. Một mặt phẳng 4. A. Bông mang toàn hoa đơn tính. B. Như đuôi sóc. 5. A. Hoa được biểu thị. B. Một vòng tròn nhỏ tô đen. C. Phía trên. 6. A. Hình lưỡi liềm. B. Hình cánh hoa C. Như cánh hoa. 7. A. Riêng lẻ một mình B. Không phân nhánh. C. Đầu cành. D. Kẽ lá bắc 8. Đ. 9. S. 10. Đ. 11. Đ. 12. S. 13. S. 14.Đ. 15. Đ. 16.Đ. 17. S. 18. S. 19. S. 20. S. 21. Đ. 22. S. 23. S. 24. S. 25. Đ. 26. A. 27. C. 28. Đ. 29. C. 30. B. 31. Đ.32. B. 33. A. 34. A. 35.Đ. 36. C. 37. A. 38. Đ. 39. B. 40. C. 41. C. 42. C. 43. A. 44. C. BÀI 7 QUẢ VÀ HẠT (Frructus &Semen) 1. A. Cơ quan sinh sản hữu tính. B. Hoa. C. Sự phát triển của tiểu noãn sau thụ phấn. 2. A. Sinh sản hữu tính của các cây B. Do sự phát triển. C. Sau khi thụ phấn. 117
  53. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm D. Các tiểu noãn biến thành. 3. A. Không tự mở B. Vỏ quả dính liền. C. Vỏ hạt. 4. A. Quả trong mềm. B. Mọng nước 5. A. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm B. 1lá mầm. C. 2 lá mầm 6. Đ. 7. Đ. 8. Đ. 9. Đ. 10. S. 11.S. 12. S. 13. Đ. 14. S. 15. Đ. 16. Đ. 17. S.18. C. 19. D. 20.B. 21. A. 22. C. 23. D. 24. A. 25. C. 26. B. 27. D. 28. A. 29. 30. B. BÀI 8 PHÂN LOẠI THỰC VẬT 1. Họp thành một chi . 2. Họp thành một họ. 3. Họp thành một ngành 2. A. Của thân rễ mọc so le 4 B. Trên thân dây. C. Bẹ, phiến lá nguyên D. Thùy lông chim. E. Chân vịt. 5. A. Cây thân cỏ. B.hay sống dai. C. Rỗng ở các D. Đặc ở các mấu. E. Cây cỏ tranh, cỏ gừng. 6. A. Thân rễ. B. Không đều, lưỡng tính. C. Đài 3 dính nhau, tràng 3, dính nhau, đài. D. Tràng hoa hình ống ở phía dưới, phần trên chia thành 3 thùy. 118
  54. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 7. Lauraceae. 8. Fabaceae. 9. Papaveraceae 10. Polygonaceae 11. Argemone mexicana Tourn. 12. Salvia miltiorrhiza Bunge 13. Amomum xanthioides Wall 14. Eleusine indica Gaertn 15. Pistia stia stratiotes Lin 16. Mạch ba góc 17. Dâm bụt 18. Ba đậu 19. A. Bẹ. B. Xẻ lông chim nhiều lần. 20. A. Lông. B. Móc 21. A. Nội. B. Ngoại nhũ. 22.S. 23. Đ. 24. Đ. 25. Đ. 26. S. 27. S. 28. Đ. 29. S. 30. Đ. 31. S. 32. S. 33.Đ. 34. Đ. 35. S. 36. S. 37. Đ. 38. S. 39. S. 40. Đ. 41. S. 42. S. 43. Đ. 44. S. 45. Đ. 46. S. 47. Đ. 48. S. 49. Đ. 50. S. 51. Đ. 52. Đ. 53. S. 54. Đ. 55. A. 56. C. 57. C. 58. B. 59. C. 60. A. 61. Đ. 62. A. 63. C. 64. C. 65. A. 66. A. 67. B. 68. C. 69. C. 70. A. 71. B. 72. C. 73. A. 74. B. 75. C. 76. D. 77. A. 78. B. 79. C. 80. D. 81. A. 82. B. 83. C. 84. A. 85. B. 119
  55. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm TÀI LIỆU THAM KHẢO 2. Bộ Y tế (2007), Thực vật học, sách đào tạo Dược sĩ đại học , Nxb Y học; 3. Bộ Y tế – Vụ khoa học Đào tạo (2006), Dược liệu, sách dùng đào tạo Dược sĩ trung học , Nxb Y học . Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 9 năm 2009 HIỆU ĐÍNH VÀ PHÊ DUYỆT Người viết PHÓ HIỆU TRƯỞNG BSCKII Mai Lượm Nguyễn Thị Thanh Xuân Nơi nhận: P. Đào tạo (1); Lãnh đạo (2); TBM YTCĐ (1); Lưu tại thư viện: (10 cuốn). 120
  56. Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Đại cương về thực vật học 3 2 Tế bào và mô thực vật 9 3 Rễ cây 21 4 Thân cây 27 5 Lá cây 36 6 Hoa 49 7 Quả và hạt 66 8 Phân loại thực vật 76 9 Lượng giá 114 10 Tài liệu tham khảo 120 121