Quản lý nhà nước về đất đai và môi trường - Chuyên đề 6: Thanh tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và môi trường ở phường, thị trấn

pdf 69 trang vanle 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý nhà nước về đất đai và môi trường - Chuyên đề 6: Thanh tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và môi trường ở phường, thị trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_va_moi_truong_chuyen_de_6_thanh.pdf

Nội dung text: Quản lý nhà nước về đất đai và môi trường - Chuyên đề 6: Thanh tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và môi trường ở phường, thị trấn

  1. Chuyên đề 6: THANH TRA; GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở PHƯỜNG, THỊ TRẤN 1. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo về đất đai ở phường, thị trấn 1.1. Thanh tra, kiểm tra đất đai 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra đất đai 1.1.1.1. Khái niệm thanh tra, kiểm tra đất đai Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng thiết yếu của quá trình quản lý nhà nước; nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Thanh tra quản lý và sử dụng đất đai là việc xem xét tại chỗ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và việc quản lý sử dụng đất của người sử dụng đất. Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở chủ yếu tập trung vào thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của chính quyền cấp cơ sở và việc sử dụng đất của người sử dụng đất tại địa phương. Thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở là xem xét tại chỗ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai và việc sử dụng đất của người sử dụng đất, qua đó nhằm rút ra những nhận xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy những ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai và hiệu quả sử dụng đất đai ở cơ sở. 1.1.1.2. Mục đích, phạm vi hoạt động - Mục đích của hoạt động thanh Thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở là chức năng thiết yếu của công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã, qua đó mà biết được kết quả tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối và đối tượng quản lý tốt hay chưa tốt để khắc phục những hạn chế tồn tại, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý đất đai ở địa phương. Vì vậy thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai nhằm mục đích: + Đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với đất đai của UBND cấp xã. + Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm cho đất đai được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 235
  2. + Thông qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội. - Phạm vi hoạt động Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương. Công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại địa phương mình thuộc phạm vi quản lý. 1.1.1.3. Đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra đất đai * Đối tượng: Đối tượng thanh tra, kiểm tra đất đai bao gồm đối tượng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai (người quản lý) và đối tượng sử dụng đất (người sử dụng đất). - Người quản lý về đất đai: Gồm các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sử hữu nhà nước về đất đai. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước; Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai; Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định của pháp luật. Các cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương để giúp cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luât. Ở phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Công chức địa chính ở phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân phường, thị trấn trong việc quản lý đất đai tại địa phương. - Người sử dụng đất: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (Điều 5 Luật Đất đai 2013). - Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của người sử dụng đất 236
  3. + Đối với phạm vi phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương. + Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư. + Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo. + Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình. + Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình. + Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó. - Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý + Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương. + Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý. * Nội dung, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đất đai Theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013. Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương. - Nội dung: Nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai bao gồm: + Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp; + Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan; + Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai. 237
  4. - Nhiệm vụ: Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây: + Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai; + Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 1.1.1.4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn trong công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường, thị trấn có trách nhiệm: - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép - Phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. - Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 05 tháng 4 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng; trước ngày 05 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm; Đối với công chức địa chính có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý. 1.1.1.5. Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai - Chủ tịch UBND phường, thị trấn có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm (căn cứ theo quy định tại Điều 208 Luật Đất đai 2013) - Chủ tịch UBND phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật. Tổ chức việc kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt hành chính theo thẩm quyền và yêu cầu tự khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu; nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành quyết định đình chỉ thì ra quyết định cưỡng chế khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu và báo cáo bằng văn bản lên Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện. 238
  5. - UBND phường, thị trấn có trách nhiệm bố trí cán bộ tiếp nhận ý kiến phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân; cán bộ tiếp nhận ý kiến phát hiện, kiến nghị có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải quyết phát hiện, kiến nghị. - UBND phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. * Đối với công chức địa chính phường, thị trấn là người tham mưu giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất. Phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đối với người sử dụng đất; lập biên bản vi phạm hành chính, kiến nghị các biện pháp xử phạt, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các đối tượng, thuộc địa bàn quản lý; giúp Chủ tịch UBND phường, thị trấn giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền. 1.1.2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất 1.1.2.1. Thanh tra, kiểm tra tính pháp lý về quyền sử dụng đất Khi tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất ở cơ sở thì phải chú ý đến tính pháp lý về quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất hợp pháp là người phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Đất đai và có tên trong hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có Giấy chứng nhận thì phải có các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Cụ thể: - Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; 239
  6. - Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; - Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; - Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; - Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ (quy định tại Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai). - Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được coi là hợp pháp. - Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày 1-7-2014 (ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành). - Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng. Đối với trường hợp đã có Giấy chứng nhận thì cần phải kiểm tra tính pháp lý của Giấy chứng nhận, điều kiện và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận; các giấy tờ nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, thuê, thừa kế quyền sử dụng đất và trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép chuyển quyền sử dụng đất. 1.1.2.2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất * Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất Theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định người sử đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. 240
  7. Người sử dụng đất chỉ được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013); - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Ngoài các điều kiện quy định trên (theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013), hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện theo quy định tại các Điều 189, 190, 191, của Luật Đất đai 2013. Cụ thể: - Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ. - Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Căn cứ vào những quy định trên, vì vậy khi thanh tra, kiểm tra nội dung này cần chú ý xem xét: - Điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất; - Thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất; - Trình tự, thủ tục thực hiện; - Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính; 241
  8. - Mục đích, thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển quyền. * Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất Nội dung kiểm tra bao gồm: Mục đích sử dụng đất, ranh giới sử dụng; việc thực hiện kê khai đăng ký đất đai; việc làm các thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; việc thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; việc tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; việc giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với người quản lý 1.1.3.1. Đối tượng bị xử lý vi phạm Theo quy định tại Điều 96 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 43/2014/NĐ-CP), việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai được thực hiện đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai, bao gồm: - Người đứng đầu tổ chức, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. - Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. - Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Luật Đất đai (người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất) mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý. Đối với phường, thị trấn thì đối tượng bị xử lý vi phạm gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, cán bộ địa chính có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. 1.1.3.2. Hành vi vi phạm pháp luật về đất Hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai được quy định tại Điều 97 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP bao gồm: * Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi: - Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính; - Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa. 242
  9. * Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi: - Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định; - Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. * Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi: - Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa; - Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. * Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm các hành vi sau: - Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai (thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng); không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; - Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; - Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa; - Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. * Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi: - Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng; 243
  10. - Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 72 của Luật Đất đai 2013 (Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai). * Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao gồm các hành vi sau: - Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích; - Sử dụng đất sai mục đích; - Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát. * Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất bao gồm các hành vi sau: - Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi; - Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính; - Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính; - Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định; - Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện; - Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền; - Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân; - Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ. 1.1.3.3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với công chức địa chính phường, thị trấn có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai được quy định tại Điều 2 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/2011/NĐ-CP). - Việc xử lý kỷ luật phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng; nghiêm minh, đúng pháp luật. - Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành 244
  11. vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. - Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau: + Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành; + Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. - Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. - Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật. - Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lý kỷ luật. 1.1.3.4. Thời hiệu xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật Thời hiệu xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định 34/2011/NĐ-CP. * Thời hiệu xử lý kỷ luật - Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. - Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật. * Thời hạn xử lý kỷ luật - Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. - Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ 245
  12. quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức. 1.1.3.5. Các hình thức kỷ luật Các hình thức kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 34/2011/NĐ-CP và khoản 1 Điều 33 của Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (Nghị định 112/2011/NĐ-CP): - Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; buộc thôi việc. - Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc 1.1.3.6. Thẩm quyền xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật * Thẩm quyền xử lý kỷ luật: Được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP và Điều 40 của Nghị định 112/2011/NĐ-CP. - Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. - Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức phường, thị trấn. - Đối với công chức phường, thị trấn đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức. Như vậy theo quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật, nếu là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND phường, thị trấn; công chức địa chính phường, thị trấn có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tiến hành xử lý kỷ luật. * Trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP và các Điều 41,42,43 và Điều 44 của Nghị định 112/2011/NĐ-CP. - Tổ chức họp kiểm điểm + Chủ tịch UBND phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật. Thành phần dự họp gồm đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện tổ chức 246
  13. chính trị - xã hội có liên quan và toàn thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi đến Chủ tịch UBND cấp huyện. - Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật + Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp công chức cấp xã có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo. + Nguyên tắc làm việc và giải thể Hội đồng kỷ luật thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP. - Thành phần Hội đồng kỷ luật + Hội đồng kỷ luật công chức phường, thị trấn có 05 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện; Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Liên đoàn lao động cấp huyện; Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của UBND phường, thị trấn có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật; Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng chuyên môn cấp huyện trực tiếp quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức phường, thị trấn bị xem xét xử lý kỷ luật; Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ cấp huyện. + Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận; vợ, chống; anh, chị, em ruột; chị, em dâu; anh, em rể hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật. - Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật, quyết định kỷ luật, khiếu nại và các quy định có liên quan Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật, quyết định kỷ luật, khiếu nại và các quy định có liên quan đến kỷ luật công chức phường, thị trấn thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, các khoản 1, 2, ,4, 5, 6 và 7 Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP. 1.1.4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện trên cơ sở Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 1.1.4.1. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt * Hành vi vi phạm hành chính: Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm: 247
  14. - Sử dụng đất không đúng mục đích; - Lấn, chiếm đất; - Huỷ hoại đất; - Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác; - Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; - Tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện; - Nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký gia hạn sử dụng đất khi hết hạn sử dụng đất mà đang sử dụng đất; - Gây cản trở trong việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng; - Không trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Tự tiện di chuyển, làm sai lệch, hư hỏng mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất; mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình, mốc địa giới hành chính; - Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất; - Chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; - Chậm hoặc không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra; cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai; - Hành nghề tư vấn về giá đất mà không thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất theo quy định của pháp luật hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; - Hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đăng ký hoạt động hành nghề ; - Cung cấp dữ liệu đất đai không đúng quy định của pháp luật. 1.1.4.2. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả 1.1.4.2.1. Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt * Hình thức xử phạt bao gồm: - Hình thức phạt chính: Cảnh cáo; phạt tiền. 248
  15. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Đối với mỗi vi phạm hành chính, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính * Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt - Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. - Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ tối thiểu là 200.000 đồng và tối đa là 500.000.000 đồng đối với cá nhân; tối thiểu là 400.000 đồng và tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Tuỳ theo hành vi vi phạm và căn cứ vào thẩm quyền xử phạt hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn mà áp dụng các biện pháp xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả cho phù hợp. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. - Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: + Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội. 249
  16. - Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. 1.1.4.2.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng * Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; - Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; - Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất; - Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; - Buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra. * Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: - Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả; - Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 65 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (những trường hợp không ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính). 1.1.4.3. Thời hiệu xử phạt - Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm. - Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. + Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; + Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. + Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu cũng được quy định là 2 năm và thời điểm để tính thời hiệu xử phạt cũng được thực hiện như trên. 250
  17. Trong thời hạn xử phạt hành chính mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. 1.1.4.4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai - Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. - Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. - Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. - Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. - Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính). - Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. - Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 1.1.4.5. Xác định mức độ hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính Theo quy định tại Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định như sau: - Mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất tại tại bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất ban hành và chia thành bốn (04) mức sau đây: 251
  18. + Mức một (1): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới ba mươi triệu (30.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, dưới một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp. + Mức hai (2): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ ba mươi triệu (30.000.000) đồng đến dưới tám mươi triệu (80.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đến dưới bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp. + Mức ba (3): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ tám mươi triệu (80.000.000) đồng đến dưới hai trăm triệu (200.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đến dưới một tỷ (1.000.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp. + Mức bốn (4): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ hai trăm triệu (200.000.000) đồng trở lên đối với đất nông nghiệp, từ một tỷ (1.000.000.000) đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp. - Diện tích đất bị vi phạm là diện tích của thửa đất bị vi phạm được xác định trên cơ sở như sau: + Giấy chứng nhận, các giấy tờ quy định tại Khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 (trường hợp hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận). + Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất + Hồ sơ địa chính. + Trường hợp không có các loại giấy tờ quy định nêu trên thì được xác định trên cơ sở kết quả đo đạc của người có thẩm quyền xử phạt đối với những thửa đất có thể đo đạc bằng thước dây nhưng phải được sự thống nhất thể hiện trong Biên bản vi phạm hành chính về diện tích đất vi phạm của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức, cá nhân không nhất trí đối với diện tích đất vi phạm hoặc diện tích thửa đất bị vi phạm lớn mà cần đo đạc bằng máy thì cán bộ thi hành công vụ báo cáo người có thẩm quyền xử phạt trưng cầu tổ chức có chức năng đo đạc tiến hành đo đạc thửa đất. Chi phí trưng cầu tổ chức có chức năng đo đạc được thanh toán từ tiền xử phạt vi phạm hành chính và được tạm ứng từ ngân sách nhà nước. - Đối với nơi chưa xác định loại đất thì căn cứ vào hiện trạng để áp dụng giá của loại đất tương ứng trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. 1.1.4.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai * Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai 252
  19. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. - Thanh tra viên chuyên ngành đất đai, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đất đai. - Chánh Thanh tra sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: - Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ. - Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai. * Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phường, thị trấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phường, thị trấn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền (5.000.000 đồng). - Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất; tịch thu lợi ích có được do vi phạm có giá trị đến hai triệu (5.000.000) đồng; buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra. * Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính - Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai có thể uỷ quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Chủ tich Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có thể giao quyền cho Phó chủ tịch. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác - Nguyên tắc xác định thẩm quyền + Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của những người được quy định xử phạt là thẩm quyền được áp dụng đối với một 253
  20. hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân. + Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của những người được quy định xử phạt là thẩm quyền được áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. + Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây: Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt. Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. 1.1.4.7. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt 1.1.4.7.1. Thủ tục xử phạt Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. * Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản - Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. * Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 254
  21. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 250.000 đồng. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. - Lập biên bản vi phạm hành chính + Khi phát hiện vi phạm hành chính về sử dụng đất thuộc phạm vi quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản. + Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. + Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. (Việc lập biên bản vi phạm hành chính thuộc trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh được hiểu là trường hợp tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính người vi phạm không có mặt mà không có lý do chính đáng). - Ra quyết định xử phạt 255
  22. + Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính: Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây: . Có hay không có vi phạm hành chính; . Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính; . Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; . Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; . Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; . Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt. Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản. + Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt + Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính . Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Quá thời hạn theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. . Ra quyết định xử phạt: Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết 256
  23. định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây: Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt; Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành. Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. 1.1.4.7.2. Thi hành quyết định xử phạt * Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. - Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt. * Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành. - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết. 257
  24. - Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao. - Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao. * Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính - Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. - Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật. * Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu. * Hoãn thi hành quyết định phạt tiền - Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. - Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó. Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn. * Giảm, miễn tiền phạt 258
  25. Cá nhân thuộc trường hợp bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. Trong trường hợp này nếu không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt. Cá nhân thuộc trường hợp được giảm, miễn phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì UBND cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt. 1.1.4.7.3. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Thông tư 16/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. * Đối tượng bị cưỡng chế - Đối tượng bị cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm: Cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cơ quan, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài; hộ gia đình; cơ sở tôn giáo bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (gọi chung là đối tượng bị xử phạt) đã quá thời hạn tự nguyện chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt mà không tự nguyện chấp hành. * Các biện pháp cưỡng chế Các biện pháp cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm: - Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. - Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá. - Các biện pháp cưỡng chế khác: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. + Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề định giá đất; cấm hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 259
  26. + Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm chất lượng đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất. + Khắc phục hậu quả đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất. + Tịch thu lợi ích có được do vi phạm. + Buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra. * Thẩm quyền quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai - Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai (quy định tại mục b) có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới, bao gồm: + Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. + Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính để tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề về định giá đất, cấm hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bao gồm: + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. + Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Đối với trường hợp tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng trái phép trên đất thì người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính để buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm, bao gồm: + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. - Thẩm quyền cưỡng chế của Chủ tịch UBND phường, thị trấn. Đối với Chủ tịc Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế gồm: + Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. + Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá. + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. 260
  27. + Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép. + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Chủ tịch UBND phường, thị trấn có thể giao quyền cho Phó chủ tịch. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi Chủ tịch UBND phường, thị trấn vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Phó chủ tịch UBND phường, thị trấn được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Chủ tịch UBND phường, thị trấn và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác. * Quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai - Đối tượng bị xử phạt bị áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trong các trường hợp sau + Quá thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành. + Quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 (hoãn thi hành quyết định phạt tiền) của Luật Xử lý vi phạm hành chính. - Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới phải gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá và các biện pháp cưỡng chế khác thì quyết định cưỡng chế phải gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế để phối hợp thực hiện. 1.2. Giải quyết tranh chấp đất đai 1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp đất đai 1.2.1.1.Khái niệm tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai * Khái niệm về tranh chấp đất đai Trên một khu đất cụ thể, các chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai do có những bất đồng, những mâu thuẩn nên đã dẫn đến tranh giành nhau về quyền quản lý và quyền sử dụng trên khu đất đó. Mỗi bên đều cho rằng quyền quản lý và quyền sử dụng phải thuộc về mình mới đúng pháp luật. Thực chất của việc tranh giành nhau về quyền quản lý và quyền sử dụng trên khu đất đó là tranh giành nhau việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trên khu đất cụ thể. Vì vậy họ không thể cùng nhau tự giải quyết mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo Điều 3 Luật Đất đai sửa đổi và bổ sung năm 2003 Và Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” 261
  28. Theo khái niệm này, đối tượng tranh chấp trong tranh chấp đất đai là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nhưng trong thực tế thì ngoài việc tranh chấp phát sinh từ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất còn có cả các tranh chấp phát sinh từ các tài sản gắn liền với đất, tranh chấp hợp đồng, giao dịch khác về quyền sử dụng đất, tranh chấp về địa giới hành chính. Do vậy tranh chấp đất đai được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. * Khái niệm về giải quyết tranh chấp đất đai Giải quyết tranh chấp đất đai với ý nghĩa là một nội dung của quản lý nhà nước đối với đất đai, là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các bất đồng, các mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai nhằm tìm ra những giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật đất đai để phục hồi quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất. Đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Khi có tranh chấp đất đai xảy ra thì các bên tranh chấp có thể phối hợp cùng nhau hoà giải, tự thương lượng giải quyết với nhau trên cơ sở vừa có lý, có tình. Nếu không giải quyết được thì phải nhờ cấp có thẩm quyền giải quyết để xác minh khu đất thuộc quyền quản lý, quyền sử dụng của ai. Như vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là việc vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật để xác định rõ về mặt pháp lý quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai đối với khu đất đang có tranh chấp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. 1.2.1.2. Các dạng tranh chấp đất đai và nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay rất đa dạng, phong phú, nhiều khi đan xen lẫn nhau. Tranh chấp đất đai có thể được chia làm hai loại lớn, đó là các tranh chấp mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp và tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng đất hợp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong thực tế thường xảy ra các dạng tranh chấp sau: - Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. - Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sứ dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này có các loại sau: + Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau trước đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác hoặc một số 262
  29. người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống cũng trở về đòi lại đất đai, tài sản trước đây của họ đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng. + Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ. Dạng tranh chấp này thường xảy trong trường hợp trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn đất của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ sở cơ quan, trường học đến nay các cơ sở đó đòi lại nhưng Nhà nước không trả lại được nên dẫn đến việc khiếu kiện. + Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: Dạng tranh chấp này phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất, thuê đất, cho ở nhờ. Trong nhiều trường hợp không làm hợp đồng, chỉ giao kết bằng miệng dẫn đến khi bên cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ hoặc là hết hạn hợp đồng, hoặc đòi lại, bên mượn, thuê, ở nhờ đã xây dựng nhà kiên cố, một số có tên trong sổ địa chính hoặc được cấp Giấy chứng nhận. Vì vậy việc tranh chấp này càng trở nên phức tạp, dẫn đến việc công dân khiếu kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp Giấy chứng nhận. - Tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ), tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn. Đất tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất để ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại - Tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ: Đây là dạng tranh chấp do người có QSDĐ, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp. - Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các khu đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp về ranh giới, loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng. Các dạng tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong các dạng tranh chấp này thì người đang sử dung đất (SDĐ) đã sử dụng hợp pháp đất, không có ai tranh chấp. Tuy nhiên, khi sử dụng quyền và nghĩa vụ SDĐ của mình như: Thực hiện các giao dịch về dân sự, hoặc do chủ trương, chính sách của Nhà nước như giải tỏa, trưng dụng, trưng mua hoặc do người khác gây thiệt hại, hoặc bị hạn chế về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình mà dẫn đến tranh chấp. Có các dạng sau: 263
  30. - Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ. - Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình SDĐ. 1.2.1.3. Căn cứ giải quyết và thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai 1.2.1.3.1. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết * Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai - Theo quy định tại Điều 91 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP (quy định về các loại giấy tờ khác có liên quan đến quyền sử dụng đất) thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau: + Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra; + Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; + Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; + Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước; + Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. * Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp Căn cứ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành. 1.2.1.3.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: - Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 (Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất) và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; 264
  31. - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: + Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; + Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; - Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: + Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; + Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; - Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. 1.2.2. Hòa giải tranh chấp đất đai 1.2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp đất đai * Khái niệm: Hòa giải là một thủ tục bắt buộc và rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, đó là cách thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng chính sự thoả thuận của các bên đương sự. Đây là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến UBND phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. UBND phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai”. Chủ tịch UBND phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối 265
  32. hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Vậy hoà giải tranh chấp đất đai là việc UBND phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức xã hội, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật đất đai và tranh chấp đất đai nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật đất đai, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. * Ý nghĩa, vai trò của việc hòa giải Việc hòa giải tranh chấp đất đai phường, thị trấn là một thủ tục hành chính, là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, bởi việc hòa giải tranh chấp đất đai có ý nghĩa xã hội rất quan trọng. - Góp phần trực tiếp giải quyết ngay, giải quyết kịp thời những vi phạm, những vụ tranh chấp đất đai trong nhân dân, không để việc nhỏ biến thành việc lớn, vụ việc đơn giản biến thành phức tạp, ngăn ngừa mầm mống phát sinh tội phạm hình sự và tranh chấp phức tạp về dân sự, giữ gìn trật tự, an toàn ở cơ sở; - Góp phần tăng cường, phát huy truyền thống đoàn kết, đạo đức dân tộc trong cộng đồng dân cư. - Góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân gây lãng phí thời gian, công sức, tiền của của nhà nước và của các bên tranh chấp. - Thông qua công tác hòa giải tranh chấp đất đai ở phường, thị trấn góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết về pháp luật đất đai trong nhân dân. 1.2.2.2. Nguyên tắc hòa giải Khi hòa giải tranh chấp đất đai nhất thiết phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: - Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong trong quá trình hòa giải. - Việc hòa giải phải bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; Nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ làm công tác hòa giải tranh chấp đất đai ở phường, thị trấn phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng; Luật Đất đai của nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai qua các thời kỳ; các văn bản khác có liên quan đến đất đai. - Việc hòa giải phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, có lý, có tình; tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. - Phải kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra và đạt được kết quả hòa giải. 266
  33. - Không hoà giải tranh chấp đất đai phát sinh do hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước về đất đai. 1.2.2.3. Thời hạn hòa giải Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND phường, thị trấn được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Hết thời hạn hòa giải theo quy định mà chưa được Chủ tịch UBND phường, thị trấn tổ chức hòa giải thì các bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến người có thẩm quyền giải quyết để được chỉ đạo hòa giải theo quy định. 1.2.2.4. Nhiệm vụ hòa giải và các bước tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại phường, thi trấn 1.2.2.4.1. Nhiệm vụ công tác hoà giải ở phường, thị trấn - Chủ tịch UBND phường, thị trấn không ban hành quyết định giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất nhưng có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức hòa giải, hướng dẫn, thuyết phục, để các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên tranh chấp không tự hòa giải được. - Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó nhằm hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở. - Nếu các bên không tự hòa giải được hoặc hòa giải ở cơ sở (do Tổ hòa giải cơ sở chủ trì) không thành thì UBND phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp phải tiến hành tổ chức hòa giải theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2013. 1.2.2.4.2. Các bước tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại phường, thi trấn * Trình tự hòa giải Thực hiện theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2004 của Chính phủ, việc hoà giải tranh chấp đất đai được tiến hành như sau: Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự thương lượng với nhau, nếu không tự thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu cả hai hình thức trên các bên tranh chấp không lựa chọn hoặc đã lựa chọn một trong hai hình thức nhưng kết quả không thành thì ít nhất một trong các bên tranh chấp phải gửi đơn đến UBND phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải. Các bước thực hiện việc hoà giải tranh chấp đất đai ở phường, thị trấn cụ thể như sau: - Bước thứ nhất: Chuẩn bị tổ chức thực hiện việc hoà giải. 267
  34. Quá trình chuẩn bị hòa giải, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ hoà giải cần phải thực hiện các công việc sau: + Tiến hành nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc tranh chấp đất đai để hiểu và nắm rõ ràng nội dung vụ việc tranh chấp, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xung đột, mâu thuẫn tranh chấp về đất đai; thu thập giấy tờ, tài liệu chứng cứ có liên quan, tìm hiểu vận dụng các qui định của pháp luật hiện hành để đưa ra các phương án giải quyết; + Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai của phường, thị trấn (căn cứ quy định tai khoản 1 Điều 88 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP) để người có thẩm quyền ra Quyết định thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải; chuẩn bị báo cáo với người có thẩm quyền được giao nhiệm vụ chủ trì cuộc hoà giải tranh chấp đất đai ở phường, thị trấn; thông báo, triệu tập cho thành viên tham gia hoà giải và các bên tranh chấp đất đai có mặt đầy đủ và đúng thời gian để đảm bảo cuộc hoà giải được thực hiện đúng theo luật định. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND phường, thị trấn được giao nhiệm vụ chủ trì hoà giải tranh chấp đất đai sau khi nghe báo cáo của cán bộ, công chức tham mưu phải kiểm tra các thông tin do cấp dưới báo cáo và đánh giá tài liệu, chứng cứ, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, nội dung tranh chấp, căn cứ pháp lý để giải quyết để chuẩn bị cho cuộc hoà giải thấu tình đạt lý, đạt được kết quả tốt. - Bước thứ hai: Thực hiện hoà giải. Trước khi tiến hành hoà giải tranh chấp về đất đai, công chức địa chính giúp việc cho Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND phường, thị trấn kiểm tra các thành viên tham gia hoà giải và các bên tranh chấp đất đai phải có mặt đầy đủ trước khi tiến hành hoà giải. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản. Biên bản phải thể hiện đầy đủ những nội dung sau: + Thời gian và địa điểm tiến hành hoà giải; những người tham gia hoà giải và thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai ở phường, thị trấn; họ tên, địa chỉ của các bên có tranh chấp về đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. + Tóm tắt nội dung tranh chấp và nguyên nhân phát sinh tranh chấp xảy ra; + Trình tự diễn biến nội dung của cuộc hoà giải tranh chấp về đất đai, bao gồm: Ý kiến của các bên tranh chấp về đất đai tham gia hoà giải, ý kiến của người chủ trì hòa giải, ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và ý kiến của tổ hòa giải nơi xảy ra tranh chấp (nếu có); kết quả thoả thuận giữa các bên có tranh chấp với nhau. - Bước thứ ba: Kết thúc hoà giải tranh chấp đất đai + Sau khi kết thúc hoà giải, tất cả các thành viên tham gia hòa giải đều phải ký vào biên bản. Cụ thể, biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa 268
  35. giải. Người chủ trì hoà giải phải xác nhận ghi trong biên bản hoà giải thành hoặc không thành và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân phường, thị trấn. + Đối với trường hợp hòa giải thành, sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành. Việc lập biên bản, nội dung biên bản và thủ tục ký vào biên bản cũng được thực hiện như các cuộc họp hòa giải trước đó. + Trong trường hợp các bên tranh chấp đã được người có thẩm quyền tổ chức hòa giải gửi giấy mời đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì xử lý như sau: . Nếu người có đơn yêu cầu hòa giải vắng mặt thì đình chỉ hồ sơ vụ việc và ban hành văn bản trả đơn yêu cầu hòa giải cho người yêu cầu hòa giải. Trừ trường hợp có lý do chính đáng. . Nếu trường hợp bên tranh chấp không có đơn yêu cầu hòa giải vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì vẫn lập biên bản hòa giải không thành . Thời hạn hòa giải là 45 ngày làm việc, kể từ ngày UBND phường, thị trấn nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Quá thời hạn theo quy định của pháp luật mà người có trách nhiệm tổ chức hòa giải không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 (quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh). * Thủ tục sau hòa giải - Trường hợp hòa giải thành Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai 2013. Cụ thể: Đối với trường hợp hòa giải thành mà có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; hoặc gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp tranh chấp đất đai khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 269
  36. - Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân phường, thị trấn lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 (quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp). Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai 1.3.1. Công tác tiếp dân và nhận đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai 1.3.1.1. Công tác tiếp dân và nhận đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai của UBND phường, thị trấn Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo quy định của pháp luật để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Theo luật tiếp công dân 2013, Chủ tịch UBND phường, thị trấn trực tiếp phụ trách công tác tiếp công dân ở phường, thị trấn và thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Ban hành nội quy tiếp công dân; - Bố trí địa điểm thuận lợi và các điều kiện cần thiết khác cho việc tiếp công dân tại Trụ sở UBND phường, thị trấn; - Phân công cán bộ địa chính phường, thị trấn phụ trách về lĩnh vực đất đai trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 01 ngày trong 01 tuần và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp cần thiết. - Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân; - Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc tiếp công dân phải đảm bảo nguyên tắc - Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của trụ sở UBND phường, thị trấn - Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. - Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật. 270
  37. Trong quá trình tiếp công dân, cán bộ địa chính phường, thị trấn được giao nhiệm vụ có trách nhiệm: - Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc. - Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày. - Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. - Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân. - Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. 1.3.1.2. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, thị trấn trong việc tiếp nhận xử lý vi phạm - Chủ tịch UBND phường, thị trấn có trách nhiệm xem xét, giải quyết đơn kiến nghị của tổ chức, cá nhân khi phát hiện cán bộ địa chính, phường, thị trấn vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc giao đất,cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thông báo cho người có kiến nghị biết. Thời hạn xem xét giải quyết là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị - Xem xét, giải quyết các kiến nghị của người sử dụng đất đối với cán bộ địa chính, phường, thị trấn vi phạm các trình tự, thủ tục khi thực hiện kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng đất thuộc phạm vi quản lý. 1.3.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai 1.3.2.1. Các trường hợp khiếu nại về đất đai và nguyên nhân Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do Luật do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 271
  38. Như vậy, khiếu nại về đất đai là một khái niệm dùng để chỉ việc khiếu nại của các cá nhân hoặc tổ nhằm hướng tới lợi ích của họ trong lĩnh vực đất đai. Thực trạng về việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở các địa phương hiện nay thường chủ yếu tập trung vào các quyết định hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận), thu hồi Giấy chứng nhận; khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai Nhìn chung tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn diễn biến phức tạp, gay gắt, kéo dài, tập trung vào lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng phát triển các khu đô thị, trong đó, chủ yếu là khiếu nại về giá đất bồi thường. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Chính sách, pháp luật về đất đai trong thời gian dài không được hoàn thiện đồng bộ, thiếu cụ thể và nhất quán; Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập; Công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức; bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và hạn chế trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai. 1.3.2.2. Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại về đất đai của phường, thị trấn * Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND phường, thị trấn Khoản 2, Điều 117, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định UBND xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn: “tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền”. Theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại thì giải quyết khiếu nại được giải thích là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại có thể được thực hiện qua nhiều lần ở các cấp khác nhau và với trách nhiệm là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước ở cấp cơ sở, Chủ tịch UBND phường, thị trấn là người có thẩm quyền giải quyết lần đầu đối với vụ việc khiếu nại. Điều 17 của Luật Khiếu nại quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp”. Như vậy Chủ tịch UBND phường, thị trấn có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu trong các trường hợp sau: - Các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình liên quan đến lĩnh vực đất đai, đó là các quyết định hành chính bằng văn bản do Chủ tịch UBND phường, thị trấn ban hành hoặc những hành vi hành chính của Chủ tịch UBND phường, thị trấn trong khi thi hành công vụ mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 272
  39. - Khiếu nại đối với việc làm của công chức địa chính khi họ thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân hay Chủ tịch UBND phường, thị trấn giao cho hoặc phân công phụ trách. * Trách nhiệm giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND phường, thị trấn - Tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; - Áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. - Kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình bị khiếu nại nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại. - Phải giải quyết bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. 1.3.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND phường, thị trấn Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai của phường, thị trấn được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 và Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại. 1.3.2.3.1. Thủ tục khiếu nại Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện 273
  40. bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại. 1.3.2.3.2. Trình tự, thủ tục giải quyết Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND phường, thị trấn (giải quyết khiếu nại lần đầu) do Luật Khiếu nại 2011 và Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại quy định và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. Theo quy định này, quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai gồm 03 bước: Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại; tiến hành xác minh nội dung khiếu nại và kết thúc giải quyết khiếu nại. - Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại: Thụ lý giải quyết khiếu nại, thông báo việc thụ lý (hoặc không thụ lý); kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; quyết định xác minh nội dung khiếu nại; xây dựng và phê duyệt kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại - Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại: Công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại; làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại; làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại; yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng; Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng; xác minh thực tế; trưng cầu giám định; làm việc với các bên trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại; tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại (nếu cần thiết); báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; đình chỉ việc giải quyết khiếu nại; tham khảo ý kiến tư vấn trong việc giải quyết khiếu nại (nếu cần thiết); tổ chức đối thoại (nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh còn khác nhau). - Kết thúc giải quyết khiếu nại, gồm: Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại. 1.3.3. Giải quyết tố cáo về đất đai 1.3.3.1. Các hành vi thường bị tố cáo trong lĩnh vực đất đai Các tố cáo chủ yếu tập trung vào các nội dung: - Tố cáo việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong việc thu hồi đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà ở; lợi dụng chính sách thu hồi đất của nông dân để chia cho cán bộ. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao chiếm đất đai, lập trang trại; khai tăng diện tích, sai vị trí đất để tham ô. 274