Quản lý dự án xây dựng - Dự toán

ppt 16 trang vanle 2230
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý dự án xây dựng - Dự toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptquan_ly_du_an_xay_dung_du_toan.ppt

Nội dung text: Quản lý dự án xây dựng - Dự toán

  1. DỰ TOÁN Phần GV: Lê Hoài Long 1
  2. Dự toán ◼ Dự toán là thành phần cơ bản trong ngành xây dựng để trả lời câu hỏi “Để thực hiện công trình (dự án) đó cần kinh phí bao nhiêu?” ◼ Dự toán công trình xây dựng khác nhiều so với dự toán để sản xuất nhiều các loại hàng hóa khác ◼ Dự toán là dự trù các sự kiện tương lai của quá trình xây dựng và dự trù chi phí của các sự kiện đó GV: Lê Hoài Long 2
  3. Dự toán ◼ Nhiều vấn đề sẽ có ảnh hưởng đến những sự kiện của công tác xây dựng như là: ◼ năng suất lao động, ◼ thị trường tài chính, ◼ sự sẵn có của vật tư, ◼ khả năng quản lý, ◼ dạng hợp đồng, ◼ yêu cầu chất lượng ◼ Người lập dự toán cần có hiểu biết về các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng. GV: Lê Hoài Long 3
  4. Người lập dự toán ◼ Người thiết kế chuyển ý tưởng không gian 3 chiều của công trình thành 2 chiều và thể hiện trên bản vẽ thiết kế. Người lập dự toán khi nhận bản vẽ thiết kế lại phải chuyển từ 2 chiều về lại 3 chiều để lập dự toán ◼ Ví dụ thiết kế vẽ một kết cấu khung thép nhưng họ sẽ không thể hiện cần bao nhiêu máy, bao nhiêu công nhân để lắp dựng khung thép này kể cả bốc dỡ khung thép tập kết ở công trường. GV: Lê Hoài Long 4
  5. GV: Lê Hoài Long 5
  6. Người lập dự toán Một số các yêu cầu đối với một người lập dự toán: ◼ Có khả năng đọc hiểu bản vẽ và các văn bản có liên quan. ◼ Có khả năng giao tiếp tốt ◼ Có kiến thức toán học cơ bản ◼ Kiên nhẫn và cẩn thận ◼ Hiểu được các thủ tục và các hoạt động công trường ◼ Có khả năng xác định các rủi ro ◼ Nắm được các bước của quá trình thi công ◼ Có khả năng trình bày (dự toán) tốt ◼ Nắm bắt được các vấn đề về nhân công, máy, vật tư (ví dụ như các hệ số điều chỉnh ) ◼ Hiểu được các mối quan hệ hợp đồng ◼ Nắm được các quy định của pháp luật về các vấn đề có liên quan GV: Lê Hoài Long 6
  7. Bản vẽ thiết kế và các tài liệu liên quan ◼ Bản vẽ thiết kế chứa đựng những thông tin cần thiết cho việc lập dự toán như kích thước, hình dạng của công trình, của cấu kiện; vật tư yêu cầu; cách kết nối các cấu kiện để hình thành công trình ◼ Các tài liệu có liên quan như: các cơ sở để lập dự toán, các quy định của nhà nước, điều chỉnh thiết kế, bảng báo giá, bảo hiểm là các tài liệu rất cần thiết khi lập dự toán GV: Lê Hoài Long 7
  8. Các dạng dự toán ◼ Dự toán kinh phí có thể được chia thành 2 dạng khác nhau dựa vào mục đích sử dụng và lượng thông tin cần thiết để thiết lập. ◼ Đó là dự toán gần đúng (còn gọi là khái toán, dự toán ban đầu, dự toán kinh phí) ◼ và dự toán chi tiết. GV: Lê Hoài Long 8
  9. Các dạng dự toán ◼ Trong giai đoạn ban đầu, trước khi thiết kế, chủ đầu tư cần phải biết được chi phí gần đúng để ra quyết định đầu tư. ◼ Khi thiết kế, người thiết kế phải xác định chi phí của các phương án thiết kế để lựa chọn thiết kế cuối cùng theo nhu cầu và khả năng tài chính của chủ đầu tư. ◼ Khi thi công nhà thầu phải biết được chi phí cần thiết để thực hiện các công việc căn cứ vào hợp đồng đã ký kết. GV: Lê Hoài Long 9
  10. Dự toán gần đúng ◼ Chủ đầu tư phải thiết lập kế hoạch ngân sách cho dự án định đầu tư. Thông thường chủ đầu tư sẽ tiến hành các nghiên cứu khả thi trong giai đoạn hình thành dự án. Trong nghiên cứu này, phân tích kinh tế kỹ thuật phải được thực hiện để so sánh chi phí thi công với khả năng thu lợi khi đưa dự án vào hoạt động. Bản dự toán gần đúng này phải đảm bảo độ chính xác cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn này. GV: Lê Hoài Long 10
  11. Dự toán gần đúng ◼ Đơn vị thiết kế phải xác định kinh phí cho vài các phương án thiết kế để đạt được phương án thiết kế kinh tế nhất phù hợp với ngân sách của chủ đầu tư. Đơn vị thiết kế có thể sử dụng chi phí/m2 sàn, chi phí/m3 công trình để xác định giá gần đúng. Lúc này yêu cầu về kinh nghiệm và khả năng đánh giá là rất lớn để ra được một khái toán gần đúng nhất. Bản dự toán giai đoạn này cần đảm bảo độ chính xác tương đối tuy nhiên không thể sử dụng để đánh giá thầu. GV: Lê Hoài Long 11
  12. Dự toán gần đúng ◼ Trong một số trường hợp cấp bách hay yêu cầu gấp rút về thời gian, chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu xây dựng trước khi thiết kế hoàn tất. Nhà thầu này dược yêu cầu cung cấp giá dự toán xấp xỉ trên lượng thông tin ít ỏi hiện có. Dựa trên lượng công việc chính được xác định, nhà thầu tính toán giá xấp xỉ để thi công công trình. Việc tính toán có thể dựa trên dạng công việc như là chi phí/m3 móng, chi phí/tấn kết cấu thép, chi phí/m2 sàn sử dụng. Chủ đầu tư sẽ thương thảo hợp đồng với đơn vị thi công dựa trên giá dự toán xấp xỉ. Trường hợp này đòi hỏi chủ đầu tư phải có kiến thức tốt về quản lý dự án và nhà thầu phải có bộ dữ liệu tốt về giá tương đối GV: Lê Hoài Long 12
  13. Dự toán chi tiết ◼ Dự toán chi tiết của dự án được thực hiện để xác định chi phí vật tư, nhân công, máy thiết bị, chi phí quản lý, lợi nhuận. ◼ Dự toán chi tiết thường được chuẩn bị bởi nhà thầu từ thông tin từ bộ hồ sơ mời thầu trước khi đấu thầu và dùng để xác định giá thầu. ◼ Sự chuẩn bị dự toán chi tiết thường tuân theo môt quy trình chuẩn được phát triển bởi bản thân các nhà thầu dựa vào quy trình công nghệ mà họ sử dụng. GV: Lê Hoài Long 13
  14. Dự toán chi tiết ◼ Về cơ bản có các bước chính: ◼ Thiết lập một danh sách tất cả các đầu mục công việc cần thiết để hoàn thành công trình. ◼ Người lập dự toán sau đó phải bóc được tất cả vật tư từ bản vẽ. ◼ Sau khi bóc tách khối lượng thì tiến hành áp đơn giá. ◼ Với nhiều công trình, một số lượng công việc được thực hiện bởi các thầu phụ hay nhà cung cấp. Giá do thầu phụ thường phải được cung cấp trước khi tiến hành bỏ thầu. GV: Lê Hoài Long 14
  15. Dự toán chi tiết ◼ Chi phí trực tiếp để hoàn thành công trình đó là chi phí vật tư, nhân công, máy thiết bị và chi phí của thầu phụ. ◼ Sau khi hoàn thành việc tính chi phí trực tiếp, người lập dự toán tiến hành tính toán chi phí gián tiếp. Chi phí gián tiếp gồm có thuế, bảo hiểm, chi phí quản lý Một lượng dự phòng phí cũng nên được tính toán trong dự toán để phòng ngừa trường hợp một số công việc phát sinh. GV: Lê Hoài Long 15
  16. Dự toán chi tiết ◼ Các bước chính trong việc thiết lập một dự toán chi tiết: ◼ Xem xét quy mô của dự án: xem xét ảnh hưởng của vị trí, an ninh, giao thông, khả năng dự trữ lên chi phí. ◼ Xác định khối lượng: thực hiện bóc tách khối lượng công việc. ◼ Giá vật tư: xác định chi phí vật tư ◼ Giá nhân công: xác định chi phí nhân công ◼ Giá máy thiết bị: xác định chi phí máy thiết bị ◼ Giá của thầu phụ và nhà cung cấp: lập tổng kết giá của các thầu phụ cung cấp ◼ Tính toán chi phí trực tiếp ◼ Tính toán chi phí gián tiếp ◼ Tính toán dự phòng phí ◼ Tính toán lợi nhuận GV: Lê Hoài Long 16