Nguyên tắc trong lớp học - Chương 2: Các cách tiếp cận và phương pháp khuyến nông khuyến lâm

ppt 15 trang vanle 2110
Bạn đang xem tài liệu "Nguyên tắc trong lớp học - Chương 2: Các cách tiếp cận và phương pháp khuyến nông khuyến lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptnguyen_tac_trong_lop_hoc_chuong_2_cac_cach_tiep_can_va_phuon.ppt

Nội dung text: Nguyên tắc trong lớp học - Chương 2: Các cách tiếp cận và phương pháp khuyến nông khuyến lâm

  1. Chương 2 Các cách tiếp cận và phương pháp khuyến nông khuyến lâm Mục đích • Trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về các cách tiếp cận và phương pháp khuyến nông khuyến lâm để sinh viên có thể áp dụng vào các hoạt động KNKL. 1
  2. Bài 1: Các cách tiếp cận trong KNKL 1. Tiếp cận là gì? • Theo từ điển Tiếng Việt. Tiếp cận là sự đến gần để tiếp xúc và bằng những phương pháp nhất định để tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu nào đó. • Tiếp cận KNKL là gì? là sự tiếp cận của của những người bên ngoài cộng đồng như các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, những người làm công tác phát triển nông thôn. Đó là mối quan hệ giữa người dân và những người bên ngoài cộng đồng 2
  3. • Có thể phân biệt hai cách tiếp cận chủ yếu là tiếp cận từ trên xuống hay tiếp cận từ ngoài vào và tiếp cận từ dưới lên hay tiếp cận từ trong ra ngoài. Mỗi hình thức tiếp cận có những đặc thù và phù hợp với từng thời kỳ phát triển. 3
  4. 2. Cách tiếp cận từ trên xuống • Trong giai đoạn đầu phát triển khuyến nông lâm hình thức tiếp cận này rất phổ biến. • Đặc trưng của cách tiếp cận này là thừa nhận một số tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ đã được các nhà chuyên môn nghiên cứu tại các viện hay trường và các cơ quan nghiên cứu và sau đó tiến hành chuyển giao cho nông dân áp dụng và triển khai trên diện rộng. 4
  5. • Hầu hết các chương trình khuyến nông khuyến lâm nhà nước ở các cấp thường sử dụng cách thức tiếp cận trên. Các tiêu chí để đánh giá sự thành công là sự chấp nhận hoặc thay đổi nhận thức của nông dân. • Diện tích được nhân rộng thêm sau khi thực hiện mô hình trình diễn. 5
  6. • Nhược điểm:Thường mang tính áp đặt, không căn cứ vào nhu cầu của dân, cán bộ khuyến nông lâm coi như một quá trình giảng dạy một chiều cho nông dân. 2.1 Tiếp cận theo mô hình "Chuyển giao" • Trong thập kỷ 70 và 80 cách tiếp cận theo mô hình "chuyển giao" rất phổ biến. • Người nông dân thụ động trong quá trình học hỏi, tiếp nhận kỹ thuật. 6
  7. • 1.1tiep can theo mo hinh(chuyen giao) Các nhà hoạch định * Các ý tưởng chính sách * Chính sách mới Các nhà nghiên cứu * Công nghệ, kỹ thuật mới Quá trình chuyển giao I *Chấp nhận, tiếp thu chính sách, Cán bộ khuyến nông công nghệ, kỹ thuật mới khuyến lâm * Trình diễn công nghệ và kỹ thuật mới *Giảng dạy cho nông dân Quá trình chuyển giao II Nông dân * áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới 7
  8. 2.2 Tiếp cận theo mô hình trình diễn • Là cách tiếp cận theo hướng lấy người dân làm trung tâm nhằm lôi cuốn người dân vào quá trình phát triển kỹ thuật mới ngay trên đồng ruộng của họ. • ưu điểm: vai trò của người dân đã được chú trọng từ việc xác định nhu cầu, thực hiện, chấp nhận. • Nhược điểm: khả năng phổ cập và lan rộng, mô hình không cao • Lý do: phù hợp với người này lại không phù hợp với người khác. Đặc biệt là nông dân nghèo nhiều khi không đủ nguồn lực để làm theo. 8
  9. 3. Cách tiếp cận từ dưới lên 3.1 Tiếp cận theo KNKL lan rộng • Đây là cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc: từ nông dân đến nông dân • Cách tiếp cận này người dân tham gia theo các hình thức sau: - Các câu lạc bộ của nông dân - Nhóm nông dân cùng sở thích - Ban quản lý khuyến nông khuyến lâm thôn bản 9
  10. ưu điểm: • Vai trò của người dân/cộng đồng là trọng tâm trong các hoạt động phổ cập, mở rộng • Khắc phục những tồn tại chính hiện nay của hệ thống KNKL nhà nước chưa có khả năng với tới được tất cả các thôn bản. Nhược điểm: • Tốn nhiều tiền của để đào tạo, huấn luyện nông dân • Mức độ rủi ro lớn (các nhóm tín dụng) 10
  11. • Hình 1.2: Tiếp cận theo khuyến nông khuyến lâm lan rộng Thôn điểm Thôn lan rộng (2002) (2003) Thôn lan rộng (2004) Thôn lan rộng (2005) 11
  12. 3.2 Phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD - Paticipatory Technology Development) • Là một phương pháp phát huy sự tham gia của người dân và người dân làm chủ các hoạt động KNKL, đảm bảo việc học đi đôi với hành. • Phương pháp này dựa theo nguyên tắc người dân tự học tập tốt nhất từ chính những kinh nghiệm của mình. • Phát huy mối liên hệ giữa người dân và cán bộ KNKL với mục đích nâng cao quá trình cùng nhau học hỏi 12
  13. Các bước tiến hành: • Chuẩn bị cuộc họp bản đầu tiên • Tổ chức cuộc họp bản đầu tiên • Họp với nhóm hộ nông dân được lựa chọn. • Thiết kế ô thử nghiệm cùng với nông dân. • Thực hiện các chuyến theo dõi định kỳ (cán bộ khuyến nông và hộ nông dân) • Kế hoạch tổ chức hội thảo đầu bờ • Tổ chức hội thảo đầu bờ - báo cáo các kết quả thử nghiệm. 13
  14. 3.3 Tiếp cận khuyến khích sử dụng vật tư đầu vào cho sản xuất nông lâm nghiệp • Cách tiếp cận này thường được thực hiện bởi các công ty kinh doanh của nhà nước hoặc tư nhân, các nhà máy sản xuất các vật tư nông nghiệp. • Cần nhận thức rằng mục tiêu chính của cách tiếp cận này là khuyến cáo tiêu thụ vật tư nông lâm nghiệp hoặc đẩy mạnh sản xuất tạo nguồn nguyên liệu cho công ty của họ. • Mục tiêu giúp nông dân phát triển sản xuất bền vững chỉ là mục tiêu thứ yếu còn mục tiêu chính của họ đưa ra, đó là lợi nhuận trong kinh doanh. 14
  15. 3.4Tiếp cận đào tạo nông dân trên đồng ruộng • Từ năm 1992 chương trình IPM được triển khai ở Việt nam. • Giải pháp cơ bản của IPM là mở lớp học đồng ruộng cho nông dân, với cách học thông qua việc làm thực tế, dựa trên khả năng kinh nghiệm sẵn có của người dân. • Đặc điểm của chương trình đào tạo IPM là • Học trọn một vụ sản xuất • Học bằng thực hành và học từ kinh nghiệm sẵn có của học viên • Hoạt động nhóm để phát huy trí tuệ tập thể 15