Nghiên cứu giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh An Giang thời kì hội nhập
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh An Giang thời kì hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_giai_phap_phat_trien_cac_san_pham_du_lich_gan_voi.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh An Giang thời kì hội nhập
- NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH GẮN VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TỈNH AN GIANG THỜI KÌ HỘI NHẬP NGUYỄN PHÚ THẮNG Trường Đại học An Giang Tóm tắt: An Giang là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc, trong đó có người Kinh, Hoa, Chăm, Khơ - me. Các cộng đồng dân tộc với những nét văn hóa phong phú là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng. Trong bối cảnh hoạt động du lịch của tỉnh còn đơn điệu về hình thức, việc phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với đời sống văn hóa cộng đồng là một hướng đi quan trọng nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Trên cơ sở phân tích các lợi thế, thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng tỉnh An Giang thời kì hội nhập, bài viết đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng ở An Giang. Từ khóa: giải pháp, phát triển, sản phẩm du lịch, văn hóa cộng đồng, tỉnh An Giang, hội nhập 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang nhận được nhiều sự quan tâm trong chiến lược phát triển du lịch không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở nhiều quốc gia khác với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương. Ở An Giang, một trong những cơ sở quan trọng để phát triển DLCĐ là sự phong phú, đa dạng về đời sống văn hóa. Tuy nhiên, thực trạng du lịch của tỉnh trong những năm qua cho thấy, mức độ khai thác sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng còn hạn chế, hình thức du lịch còn đơn điệu, chưa hấp dẫn [5]. Việc phát huy các lợi thế về văn hóa cộng đồng là yêu cầu cấp thiết đối với DLCĐ ở An Giang trong thời kì hội nhập. Bài viết phân tích những lợi thế, những khó khăn thách thức của An Giang trong việc xây dựng sản phẩm DLCĐ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào đời sống văn hóa cộng đồng mang tính độc đáo trong bối cảnh hội nhập. 2. NHỮNG LỢI THẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH GẮN VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TỈNH AN GIANG THỜI KÌ HỘI NHẬP 2.1. Sự đa dạng về thành phần dân tộc An Giang nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới giáp với Campuchia và có nhiều cửa khẩu quan trọng. Lịch sử phát triển cùng với quá trình nhập cư đa dạng nên ở An Giang có nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh (91,0%), người Khơ - me (4,3%), người Chăm (0,61%), người Hoa (4,0%). Các dân tộc khác chiếm tỉ lệ không đáng kể (Nùng, Mường, Mán, Êđê, Thái - 0,09%) [6]. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 96-104
- NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH 97 Bên cạnh dân tộc Kinh, các dân tộc ở An Giang có lịch sử phát triển và đặc điểm văn hóa, phong tục, tín ngưỡng riêng biệt. Dân tộc Khơ - me: Người Khơ - me ở An Giang có dân số đứng thứ 2 sau người Kinh [6], có lịch sử định cư lâu đời, cộng cư với người Việt, người Hoa phát triển các mối quan hệ kinh tế, văn hóa xã hội, văn hóa tộc người. Người Khơ - me thường cư trú tại những miền đất cao, chủ yếu quanh các dãy núi và tập hợp các phum, sóc - tổ chức xã hội cổ truyền của cộng đồng. Dân cư dân tộc Khơ - me tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Trong điều kiện thiên nhiên và môi trường nhân văn của vùng đất, người Khơ - me đã xây dựng các bản sắc văn hóa vừa có tính chuyên biệt với nhiều lễ hội cộng đồng đặc sắc, vừa hòa đồng với nền văn hóa chung đa dạng và thấm đượm tính dân tộc. Dân tộc Chăm: Sự phân bố của người Chăm ở An Giang là kết quả của quá trình chuyển cư trong những năm giữa thế kỷ XVIII [6]. Người Chăm cư trú tập trung thành từng làng (palay) phân bố dọc theo sông Hậu, trên các cù lao, thuộc các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Châu Phú. Đời sống văn hóa của người Chăm khá đa dạng. Các palay (làng) là đơn vị cư trú, đồng thời là tổ chức xã hội căn bản của người Chăm. Mỗi palay có nhiều thánh đường - những công trình kiến trúc tôn giáo lớn, tiêu biểu cho đặc trưng văn hóa của người Hồi giáo. Tôn giáo của người Chăm là đạo Hồi, ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Malayo Polynésien (Mã Lai Đa đảo) [6]. Cùng với các dân tộc khác, người Chăm An Giang đã kế thừa các đặc trưng của dân tộc Chăm ở Việt Nam, đồng thời cũng phát triển các yếu tố đời sống mang bản sắc riêng tại lãnh thổ cư trú. Người Hoa: Người Hoa định cư sớm ở An Giang vào đầu thế kỷ XVIII, qua hình thức sống xen kẽ với người Việt. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, người Hoa ở An Giang đã hình thành nhiều khu vực dân cư đông đúc, có nền kinh tế ngày càng phát triển. Do ảnh hưởng của môi trường địa lí ở mỗi khu vực, người Hoa sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau: làm ruộng, tiểu thủ công truyền thống, buôn bán nhỏ Phong tục tập quán của người Hoa ở An Giang vừa thể hiện đặc điểm văn hóa truyền thống, vừa có sự giao lưu với người Việt và người Khơ - me. 2.2. Sự đa dạng về văn hóa Với sự phân bố của nhiều thành phần dân tộc cùng đời sống văn hóa đặc sắc, An Giang có nhiều lợi thế để hình thành nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đời sống văn hóa của các dân tộc thể hiện ở cả khía cạnh hệ thống các giá trị vật thể và phi vật thể. - Hệ thống lễ hội phong phú và độc đáo Là cư dân nông nghiệp nên hầu hết các lễ hội cộng đồng của đồng bào các dân tộc đều mang màu sắc lễ nghi nông nghiệp. Nhiều lễ hội thu hút được sự tham gia của nhiều du khách trong và ngoài nước. Hiện nay trên toàn tỉnh có 41 lễ hội, gồm lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội cách mạng, trong đó có 1 lễ hội do Bộ quản lí, 6 lễ hội do tỉnh quản lí. Còn lại do cấp huyện và xã quản lí [5].
- 98 NGUYỄN PHÚ THĂNG Bảng 1. Một số lễ hội cộng đồng tỉnh An Giang [5] TT Tên lễ hội Thời gian Tính chất Ý nghĩa Cấp quản lí 1 Lễ hội Bà Chúa 23/27 tháng 4 Lễ hội tín Ý nghĩa tôn kính Cấp quốc gia Xứ núi Sam âm lịch ngưỡng đối với Bà Chúa Xứ 2 Hội đền Nguyễn 18 - 19/10 âm Lễ hội tín Tưởng nhớ công Cấp xã Trung Trực lịch ngưỡng ơn của Nguyễn Trung Trực 3 Lễ hội Chol 13 - 15/04 Lễ hội dân Mừng năm mới Cấp tỉnh Chnam Thmay (dương lịch) gian của người Khơ - me 4 29/08 - 01/09 Lễ hội dân Tưởng nhớ tổ Cấp tỉnh Lễ hội Sen Dolta (âm lịch) gian tiên, cầu mong và Đua bò Bảy Núi mùa bội thu người Khơ - me 5 Lễ Hội Roya Phik 01 - 03/10 Lễ hội tôn Ngày lễ tết của Cấp tỉnh Trok (Hồi lịch) giáo người Chăm 6 Lễ hội Kỳ An đình 10/5 âm lịch Lễ hội dân Tưởng nhớ Cấp thành phố Châu Phú gian người có công khai phá miền Nam Bộ Nhiều lễ hội độc đáo không chỉ với cư dân trong tỉnh mà còn đối với cả khu vực Nam Bộ và cả nước như: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, Lễ hội Đua bò Bảy Núi, có sức thu hút lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. - Các sản phẩm làng nghề đa dạng Do đặc điểm gắn liền với sản xuất thủ công nghiệp nên mỗi thành phần dân tộc có các làng nghề sản xuất thủ công riêng biệt. Nhiều làng nghề được biết đến với những sản phẩm độc đáo như: làng nghề Dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong, dệt thổ cẩm Khơ - me Văn Giáo, tơ lụa Tân Châu, làng nghề sản xuất đường Thốt Nốt An Phú Hiện nay toàn tỉnh đã quy hoạch được 34 làng nghề tiểu thủ công, trong đó có 25 làng nghề được tỉnh công nhận với hơn 6300 hộ tham gia, thu hút 18.600 lao động [5]. - Sự phong phú về các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học Sự tập trung của nhiều cộng đồng các dân tộc góp phần tạo nên đời sống văn hóa nghệ thuật sinh động, nhiều màu sắc, trong đó nổi bật là hát Dù Kê, múa Chằng, đàn Chapay của người Khơ - me; đờn ca tài tử, cải lương, điệu hò Nam Bộ của người Kinh; dân ca Chăm và biểu diễn kèn Saranai, trống Paranưng của người Chăm; nghệ thuật múa Dù, múa Quạt và múa Lân, hát Hồ Quảng của người Hoa. Bên cạnh đó còn có nhiều giá trị ẩm thực nổi tiếng đặc trưng: bún mắm Châu Đốc, cốm dẹp Bảy Núi, cá linh kho mía . Các món ăn của người Việt, đồng bào Khơ - me, Chăm, Hoa góp phần làm nên văn hóa ẩm thực của tỉnh.
- NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH 99 - Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa hấp dẫn An Giang có 28 di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia và 48 di tích xếp hạng cấp tỉnh với nhiều loại hình riêng biệt: Bảng 2. Các di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia [5] TT Loại hình di tích Số lượng Di tích tiêu biểu 1 Di tích khảo cổ 03 Nam Linh Sơn Tự, Gò cây Thị, Gò Tháp An Lợi (Thoại Sơn) 2 Di tích văn hoá - 12 Chùa Hang (Châu Đốc), Nhà mồ Ba Chúc (Tri lịch sử Tôn), căn cứ Ô Tà Sóc (Tri Tôn) 3 Di tích kiến trúc 11 Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An, Chùa Xvayton, Thánh đường Hồi giáo Mubarak 4 Di tích thắng cảnh 01 Khu di tích Núi Sam (Châu Đốc) 5 Di tích lưu niệm 01 Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Mỹ Hòa danh nhân Hưng - Long Xuyên) Tổng cộng 28 Một số loại hình di tích nổi bật như di tích văn hóa khảo cổ (Khu di chỉ Óc Eo, Nam Linh Sơn Tự), di tích lịch sử cách mạng (Đồi Tức Dụp, Nhà mồ Ba Chúc), di tích kiến trúc nghệ thuật (Miếu Bà Chúa xứ núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Xvayton), di tích lưu niệm doanh nhân (Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng), là những điểm du lịch đặc trưng ở An Giang, tạo điều kiện hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo. Ngoài ra, sự đa dạng về đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc còn thể hiện ở các tập tục, tín ngưỡng, lễ nghi Đời sống văn hóa phong phú của cộng đồng là lợi thế quan trọng để phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn. 2.3. Sự hỗ trợ về chính sách, định hướng, tổ chức hoạt động phát triển du lịch tỉnh An Giang Việc phát triển các sản phẩm DLCĐ được tỉnh chú trọng đầu tư thông qua hệ thống chính sách như thu hút vốn, quy hoạch các sản phẩm DLCĐ, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá cho các sản phẩm du lịch đã góp phần nâng cao sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Trong quy hoạch giai đoạn 2010 - 2020, nhiều chương trình trọng điểm về du lịch được thực hiện, làm cơ sở quan trọng để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh như chương trình phát triển nhân lực, chương trình xây dựng nâng cấp hệ thống khu, điểm du lịch [5] 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH GẮN VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TỈNH AN GIANG THỜI KÌ HỘI NHẬP 3.1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp 3.1.1. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh An Giang
- 100 NGUYỄN PHÚ THĂNG Dựa trên lợi thế sẵn có, An Giang bước đầu đã hình thành một số trung tâm du lịch gắn liền với đời sống văn hóa cộng đồng. Từ năm 2008, hai trung tâm DLCĐ Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên) và Châu Phong (Tân Châu) đã đi vào hoạt động với nhiều loại hình dịch vụ gắn với văn hóa cộng đồng: đi chợ làng quê của người địa phương, tham gia làm lúa, làm vườn; tham quan làng bè, chợ nổi; thưởng thức những món ăn dân dã địa phương, xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc. Riêng đối với Trung tâm DLCĐ người Chăm có nét đặc thù văn hóa Hồi Giáo với những Thánh đường cổ, với những lễ hội đặc sắc, có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng ở Châu Giang. Mặt khác, các lễ hội truyền thống gắn liền với các giá trị văn hóa cộng đồng ngày càng được tổ chức có quy mô, được quảng bá sâu rộng, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tham gia (Bảng 3). Bảng 3. Số lượng khách tham quan một số lễ hội cộng đồng tỉnh An Giang [5] Đơn vị: lượt người Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 364.750 396.857 420.000 450.900 520.000 Lễ hội Đua bò Bảy Núi 25.000 30.000 30.000 30.000 30.000 Lễ hội đền Nguyễn Trung Trực 5.000 6.000 8.000 11.000 12.000 Các kết quả ở bảng 3 cho thấy các lễ hội cũng như điểm DLCĐ bước đầu có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy số lượng còn khiêm tốn, song xu hướng gia tăng của số lượng khách du lịch đến các địa điểm DLCĐ qua các năm bước đầu khẳng định, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng là nhân tố quan trọng thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. 3.1.2. Tác động của phát triển DLCĐ Việc hình thành và phát triển các trung tâm DLCĐ có tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với cộng đồng tham gia. Điều này thể hiện ở bảng sau: Bảng 4. Lợi ích khi tham gia tổ chức du lịch cộng đồng [3] Lợi ích tham gia Tỉ lệ (%) Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống 90,0 Tạo thêm công ăn việc làm 57,5 Được sự ưu đãi của chính quyền địa phương 26,3 Được tham gia tập huấn kiến thức về du lịch 12,5 Nâng cao kiến thức 12,5 a) Đối với kinh tế: Việc tham gia các tổ chức DLCĐ có tác động đến lợi ích kinh tế của các hộ tham gia. Các kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu,Trần Ngọc Lành [3] cho thấy 90,0% số hộ cho rằng tham gia tổ chức DLCĐ sẽ giúp tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Như vậy, phát triển du lịch được xem là một phương kế quan trọng giúp nâng cao đời sống. Sự tham gia các dịch vụ du lịch của các hộ cũng khá đa dạng. Số hộ tham gia vào hoạt động du lịch tập trung ở lĩnh vực bán quà lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ (57,5%), cung cấp dịch vụ lưu trú
- NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH 101 (37,5%) và dịch vụ ăn uống (31,3%) [3]. Hoạt động du lịch phù hợp với nghề nghiệp truyền thống của địa phương và loại hình du lịch homestay. b) Đối với xã hội: Việc phát triển DLCĐ có khả năng tạo việc làm cũng như nâng cao kiến thức cho người tham gia. Bảng 4 cho thấy có 57,5% số hộ nhận định tham gia du lịch sẽ tạo thêm công ăn việc làm lao động của hộ. Còn lại là một số lợi ích khác như: nhận được sự ưu đãi của chính quyền địa phương (26,3%), được tham gia tập huấn kiến thức về du lịch (12,5%), nâng cao kiến thức (12,5%) [3]. c) Đối với môi trường: Thông qua việc tham gia tập huấn và nâng cao kiến thức, người dân có ý thức về bảo vệ môi trường và các giá trị sinh thái cũng như các giá trị văn hóa điển hình, từ đó góp phần cải thiện môi trường xung quanh [4]. 3.1.3. Những cơ hội và thách thức trong việc phát triển các sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh An Giang thời kì hội nhập Dựa trên mô hình SWOT, đề tài đã xây dựng bảng đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội cũng như thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh An Giang thời kì hội nhập. Bảng 5. Cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với đời sống cộng đồng tỉnh An Giang SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) S1: Có nhiều cộng đồng dân W1: Hình thức du lịch tộc với bản sắc đa dạng. đơn điệu. S2: Nhiều lễ hội truyền thống, W2: Cơ sở hạ tầng yếu làng nghề đặc sắc. kém. S3: Hệ thống di tích lịch sử - W3: Nhân lực còn hạn văn hóa, các đối tượng dân chế về số lượng và tộc học có sức hấp dẫn. trình độ. S4: Bước đầu hình thành các W4: Quy hoạch du lịch trung tâm DLCĐ tại các địa dựa vào cộng đồng còn điểm cư trú của cộng đồng thiếu tính thực tiễn. dân tộc. Cơ O1: Thu hút nguồn đầu Chiến lược O + S Chiến lược O + W hội tư vào DLCĐ. S1 + S1+ S3+ O1: Bảo tồn, W1 + O1 + O2: Đa (O) O2: Sự quan tâm của gìn giữ và khai thác hiệu quả dạng hóa các loại hình chính quyền và các cơ các giá trị bản sắc văn hóa của du lịch. quan ban ngành. các cộng đồng dân tộc. W2 + O1: Hoàn thiện O3: Tận dụng các kinh S4 + O3 + O4: Nâng cao vai hơn nữa cơ sở hạ tầng nghiệm phát triển trò của trung tâm du lịch và phục vụ DLCĐ. DLCĐ từ nước ngoài và năng lực hoạt động của các W3 + O1 + O3: Nâng các tỉnh, thành trong công ty truyền thông. cao chất lượng nhân lực nước. S2+ O2+ O4: Mở rộng và du lịch. O4: Nhu cầu của khách nâng cao tính hấp dẫn của các W 4 + O3 + O4: Xây du lịch, nhất là khách lễ hội truyền thống đặc sắc dựng quy hoạch dựa nước ngoài. của các cộng đồng dân tộc. trên thực tiễn lãnh thổ
- 102 NGUYỄN PHÚ THĂNG và kinh nghiệm của các nước, tỉnh thành. Thách T1: Tính liên kết giữa Chiến lược T + S Chiến lược T + W thức các điểm DLCĐ còn S4 + T1 + T2: Trung tâm W1 + T3: Đa dạng hình (T) hạn chế. DLCĐ tăng cường quảng bá thức du lịch thu hút T2: Cạnh tranh nhiều và liên kết du lịch. khách du lịch. mô hình ở các tỉnh khác. S1 + S2 + S3 + T3: Nâng cao T1 + T2 + W1 + W2: T3: Khách tham quan mức độ hấp dẫn của tài Nâng cao chất lượng cơ hạn chế, chủ yếu là du nguyên nhằm thu hút hơn nữa sở hạ tầng và tính liên khách nước ngoài. khách du lịch. kết của các điểm T4: Các yếu tố ngoại lai S1 + T4: Nâng cao ý thức của DLCĐ. không phù hợp với cộng đồng trong việc du nhập W2 + W4 + T1 + T4: thuần phong mỹ tục của có chọn lọc các yếu tố văn Quy hoạch dựa trên dân tộc du nhập và ảnh hóa ngoại lai. thực tiễn và đáp ứng hưởng. yêu cầu phát triển DLCĐ. 3.2. Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh An Giang thời kì hội nhập 3.2.1. Nhóm giải pháp quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch - Đối với các lễ hội cộng đồng trọng điểm như Lễ Vía Bà Chúa Xứ, Lễ Đua bò Bảy Núi cần tổ chức khai thác các sản phẩm gắn liền với lễ hội nhằm nâng cao hệ số lưu trú và doanh thu du lịch. - Đối với du lịch văn hóa cộng đồng, tỉnh cần tập trung phát triển các loại hình du lịch tham quan, tìm hiểu, khám phá phong tục tập quán truyền thống của dân tộc bản địa như Khơ - me, Chăm, Hoa. Trong việc quy hoạch các điểm DLCĐ, cần lựa chọn và xây dựng một số sản phẩm DLCĐ chủ đạo, mang sắc thái riêng, hấp dẫn. Cụ thể, đối với cộng đồng người Chăm, tỉnh cần quy hoạch làng Koh Koi (An Phú) hay Phủm Soài (Tân Châu) thành điểm du lịch tìm hiểu văn hóa. Đối với cộng đồng người Khơ - me, có thể phát triển DLCĐ tại Tri Tôn và Tịnh Biên. - Tiếp tục thí điểm các mô hình DLCĐ ở Mỹ Hòa Hưng và Châu Phong, đẩy mạnh phát triển rộng rãi du lịch homestay và các làng nghề truyền thống, đặc biệt là việc phục hồi làng nghề dệt lụa Tân Châu theo hướng DLCĐ. 3.2.2. Nhóm giải pháp giáo dục, nâng cao năng lực cộng đồng - An Giang cần có sự phối kết hợp giữa các sở, ngành liên quan xây dựng chương trình và nội dung để bồi dưỡng kiến thức về văn hóa du lịch cho cộng đồng như: kiến thức về tài nguyên du lịch, trách nhiệm và quyền lợi của người dân từ hoạt động du lịch, ứng xử của người dân bản địa với du khách - Tổ chức các lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn và dài hạn nhằm nâng cao nhận thức của người dân bản địa, nhất là các cộng đồng dân tộc Khơ - me, Chăm tại Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú về việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch.
- NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH 103 Bước đầu có chính sách hỗ trợ người dân bản địa trong việc xây dựng các mô hình truyền thông. - Cần quan tâm hơn đến việc tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia công tác xã hội hóa du lịch, phát triển du lịch cộng động theo hướng bền vững. 3.2.3. Nhóm giải pháp xúc tiến, quảng bá DLCĐ - Chú trọng nâng cao hiệu quả trong các hoạt động quảng bá DLCĐ, có chính sách hỗ trợ đối việc giới thiệu các sản phẩm DLCĐ thông qua việc thiết kế, xây dựng và phát hành các ấn phẩm quảng bá DLCĐ An Giang như bản đồ, website, cẩm nang. - Khai thác, phát triển du lịch trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Campuchia, Lào, đưa sản phẩm DLCĐ ra thị trường du lịch ngoài nước. - Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa bản địa, tham gia hoặc đăng cai tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa nhằm gìn giữ bản sắc cộng đồng gắn với du lịch. 3.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách, vốn đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng - Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ, huy động tối đa nguồn vốn của ngân sách nhà nước và địa phương, nguồn vốn doanh nghiệp phục vụ du lịch. Xã hội hóa công tác đầu tư du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động DLCĐ dưới nhiều hình thức khác nhau. - Không ngừng hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng, nhất là các vùng sâu vùng xa nhưng có nhiều lợi thế về DLCĐ như Tri Tôn, Tịnh Biên. Tiếp tục kêu gọi đầu tư nước ngoài cho các hạng mục, công trình quy hoạch về giao thông, điện, cơ sở lưu trú 3.2.5. Nhóm giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực - Chú trọng xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập. - Phối hợp với các cơ sở đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí, người dân tại các địa điểm phát triển du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng và Châu Phong. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ An Giang có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào văn hóa cộng đồng. Sự đa dạng về thành phần dân tộc và đời sống văn hóa cùng với hệ thống chính sách phát triển phù hợp là cơ sở để tỉnh phát triển DLCĐ như một sản phẩm chiến lược. Trong bối cảnh hội nhập, tỉnh có thể tận dụng các cơ hội để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của loại hình du lịch độc đáo này. Mặt khác, trên cơ sở xác định các lợi thế và thách thức, tỉnh cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp: giải pháp quy hoạch; giải pháp giáo dục nâng cao năng lực cộng đồng; phát triển nhân lực; giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch; giải pháp chính sách, vốn đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm DLCĐ, góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch tỉnh trong bối cảnh mới.
- 104 NGUYỄN PHÚ THĂNG TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (2009). Kỷ yếu hội thảo phát triển du lịch bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ. [2] Cục thống kê tỉnh An Giang (2006, 2013). Niên giám thống kê 2005, 2012. An Giang. [3] Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu, Trần Ngọc Lành (2012). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang. Tạp chí khoa học ĐH Cần Thơ, Số 23(b), tr 194 -202. Cần Thơ. [4] Phạm Xuân Phú (2010). Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Đề tài cấp trường ĐHAG. [5] Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch An Giang (2012). Quy hoạch phát triển ngành du lịch An Giang đến 2020, định hướng 2030. An Giang. [6] UBND tỉnh An Giang (2013). Địa chí An Giang. An Giang. Title: SOLUTIONS FOR DEVELOPING TOURISM PRODUCTS BASED ON COMMUNITY CULTURE IN AN GIANG IN THE INTEGRATED AGE Abstract: Located in North West Vietnam, An Giang province is where several communities, including Vietnamese, Chinese, Cham, Khmer live. The communities with diversified cultural features and characteristics bring great advantages to the development of the tourism products based on community. In the integrated age, developing the community tourism products is an important trend in order to not only attract tourists but also preserve all cultural values as well. Based on analysing the opportunities, difficulties in theintegrated age, this article proposes the system of solutions for developing community - based tourism in An Giang. Keywords: solutions, development, tourism products, community culture, An Giang province, integrated age NGUYỄN PHÚ THĂNG Trường Đại học An Giang