Nghệ thuật nói trước công chúng - Phần 2

pdf 93 trang Đức Chiến 05/01/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghệ thuật nói trước công chúng - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_noi_truoc_cong_chung_phan_2.pdf

Nội dung text: Nghệ thuật nói trước công chúng - Phần 2

  1. CHƯƠNG VII DIỄN THUYẾT VÀ TÍNH CÁCH Học viện Công nghệ Carnegie đã có lần tổ chức một cuộc kiểm tra IQ cho hàng trăm doanh nhân tiếng tăm. Những bài kiểm tra đó tương tự như những bài mà đã được sử dụng cho quân đội trong chiến tranh. Dựa trên kết quả thu được, Học viện kết luận rằng tính cách là nhân tố đóng góp vào thành công nhiều hơn so với trí thông minh. Đó là một tuyên bố rất quan trọng: rất quan trọng đối với doanh nhân, rất quan trọng đối với nhà giáo dục, rất quan trọng đối với người đi làm, và cũng rất quan trọng đối với nhà diễn thuyết. Tính cách - không tính đến sự chuẩn bị trước - có lẽ là thành tố quan trọng nhất trong diễn thuyết. Ông Elbert Hubbard đã tuyên bố: “Trong khi diễn thuyết, phong cách quyết định sự thành công chứ không phải là từ ngữ.” Nói đúng hơn thì đó là phong cách cộng với ý tưởng. Nhưng tính cách là một cái gì đó rất mơ hồ và khó hiểu. Giống như hương thơm của hoa violet, nó thách thức sự phân tích. Nó là sự tổng hợp của toàn bộ con người: hình dáng, tâm hồn, đức tin, sở thích, xu hướng, cách suy nghĩ, thể chất, kinh nghiệm, học hành, và cả cuộc sống. Sự phức tạp của tính cách có thể so sánh được với thuyết tương đối của Einstein, cái mà ít người hiểu được. Gen di truyền và môi trường sống quyết định tính cách và rất khó để thay đổi nó. Tuy vậy, chúng ta có thể, bằng suy nghĩ, thay đổi nó ở một chừng mực nào đó và biến nó trở nên quyến rũ hơn, mạnh mẽ hơn. Dù gì đi chăng nữa, chúng ta cũng có thể cố gắng thay đổi phần nào thứ kỳ lạ này mà tạo hóa đã ban cho chúng ta. Chủ đề về cơ hội thay đổi hết sức quan trọng. Chúng ta có đủ nhiều cơ hội để thay đổi, mặc dù khá hạn chế. Do đó, chúng ta nên có một cuộc thảo luận đánh giá các cơ hội này. Nếu bạn mong muốn làm nổi bật con người mình, hãy đứng trước thính giả với tâm lý hoàn toàn thoải mái và đầy khí thế. Một nhà diễn thuyết mệt mỏi sẽ không có sức mạnh và sự quyến rũ. Bạn đừng mắc phải một lỗi rất thường thấy ở nhiều người là để nước đến chân mới nhảy. Nếu bạn làm thế, bạn sẽ cảm thấy thân thể mỏi mệt, đầu óc nặng nề, và do đó sẽ làm cho phát biểu
  2. một cách uể oải, hủy hoại sức sống, làm trì trệ trí óc của bạn. Nếu bạn có bài phát biểu quan trọng trước một ủy ban vào lúc bốn giờ, hãy ăn trưa nhẹ, nếu có thể, và một giấc ngủ trưa. Nghỉ ngơi - đó là điều bạn cần. Bà Geraldine Farrar thường gây sốc những người bạn mới bằng việc chúc ngủ ngon và đi nghỉ sớm, để họ lại nói chuyện với chồng của mình đến hết buổi tối. Bà biết những đòi hỏi của nghệ thuật. Bà Nordica nói để là một nữ diễn viên chính thì phải từ bỏ nhiều thứ như: Hoạt động xã hội, bạn bè, và những bữa ăn ngon. Khi bạn có bài phát biểu quan trọng, hãy chú ý đến việc ăn uống. Hãy ăn ít như một vị thánh. Vào chủ nhật, ông Henry Warrd Beecher thường ăn bánh qui bơ với sữa vào lúc năm giờ, và không hề ăn gì sau đó. Bà Melba cho biết: “Khi tôi hát vào buổi tối, tôi không ăn tối mà chỉ ăn rất nhẹ vào lúc năm giờ. Bữa ăn có cá, thịt gà hoặc bánh mỳ ngọt với táo nướng và nước lọc. Tôi thường lúc nào cũng cảm thấy rất đói khi tôi trở về nhà từ nhà hát.” Bà Melba và ông Beecher có lý khi làm như vậy. Tôi đã không nhận ra điều này cho đến khi tôi trở thành một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp, và cố gắng phát biểu trong hai tiếng đồng hồ mỗi tối sau khi ăn đầy bụng. Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng tôi không thể thưởng thức hết một đĩa táo đầy và sau đó là thịt bò bít tết và khoai tây nướng kiểu Pháp với sa lát, rau tươi và cuối cùng là một món tráng miệng. Sau đó đứng trong vòng một tiếng giảng bài. Tôi cảm thấy khó chịu với cái dạ dày chứa đầy thức ăn và nó làm tôi không tập trung được vào bài giảng. Paderewski có lý khi nói: Hồi trước, ông thường ăn no trước buổi hòa nhạc. Kết quả là “con thú” trong ông đã trỗi dậy, thậm chí cả ở những đầu ngón tay và làm cho ông không thể biểu diễn tốt được tác phẩm của mình. Tại sao một người lại phát biểu hay hơn một người khác Đừng làm gì mà tiêu hao năng lượng của bạn. Điều này rất quan trọng. Sinh lực, tính sống động, sự hào hứng: chúng nằm trong những phẩm chất đầu tiên mà tôi luôn tìm kiếm trong diễn thuyết hoặc người giảng về diễn thuyết. Mọi người thường vây xung quanh những nhà diễn thuyết nhiệt huyết, nguồn năng lượng con người, giống như những con ngỗng hoang vây xung quanh một cánh đồng lúa mỳ mùa thu.
  3. Tôi thường thấy cảnh này tại các buổi diễn thuyết ngoài trời ở công viên Hyde, London. Gần cổng Marble Arch, ở đó thường có những buổi nói chuyện ngoài trời với mọi chủ đề trên trời dưới biển. Vào trưa chủ nhật, một người có thể chọn nghe một nhà truyền giáo đạo Thiên chúa nói về tính đúng đắn tuyệt đối của Giáo hoàng, hoặc một người ủng hộ chủ nghĩa xã hội thuyết trình về chân lý của kinh tế học Mác, một người Ấn Độ giải thích tại sao một người Hồi giáo lại được phép cưới hai vợ, vân vân và vân vân. Hàng trăm người vây xung quanh một nhà diễn thuyết, trong khi ông bạn hàng xóm thì lại vắng teo. Tại sao vậy? Liệu chủ đề nói là một lời giải thích đầy đủ cho sự chênh lệch này. Không hẳn vậy. Câu trả lời chuẩn xác hơn có thể tìm thấy ở bản thân người nói: Ông ta chú tâm vào chủ đề của mình hơn và kết quả là trở nên thú vị hơn. Ông ta diễn thuyết sống động và hào hứng hơn. Từ người ông ta phát ra luồng sinh lực mạnh mẽ, thu hút sự được sự chú ý của mọi người xung quanh. Quần áo ảnh hưởng đến bạn như thế nào? Một nhà tâm lý học và một vị hiệu trưởng trường đại học đã đặt câu hỏi này cho rất nhiều người. Tất cả những người được hỏi đều trả lời rằng khi họ ăn mặc chải chuốt thì họ có cảm giác rất khó tả nhưng rõ ràng và thực sự. Ăn mặc chỉn chu giúp họ có thêm tự tin, thêm niềm tin vào chính mình, nâng cao lòng tự trọng. Họ tuyên bố rằng khi trông mình có vẻ là người thành đạt, họ nhận thấy dễ dàng để nghĩ về những thành công và đạt được thành công. Đó là ảnh hưởng của áo quần lên người mặc - người đẹp vì lụa là thế. Vậy quần áo có ảnh hưởng như thế nào tới người nghe. Tôi đã nhiều lần quan sát và một lần nữa nếu người diễn thuyết là một người đàn ông trong chiếc quần rộng lùng thùng, áo khoác nhàu nhĩ và đôi giầy cáu bẩn, bút máy và bút chì lòi ra ngoài túi ngực, một tờ báo hoặc một chiếc tẩu và bao thuốc treo lủng lẳng bên người, hay là một người phụ nữ với chiếc ví xấu xí căng phồng và với bộ áo quần xộc xệc - Tôi đã nhận ra là người nghe không coi trọng người phát biểu này giống như việc ông/bà ta không coi trọng bản thân mình. Có phải họ cho rằng trí óc cũng luộm thuộm như cái đầu không chải, đôi giầy không đánh, hay là cái ví chặt cứng? Một điều đáng tiếc trong cuộc đời của tướng Grant Khi tướng Lee đưa quân tới Appomattox Court House, ông ta ăn mặc rất chỉnh tề trong bộ quân phục mới tinh và đeo gươm quý bên hông. Tướng
  4. Grant trong khi đó không mặc áo khoác cũng chẳng đeo kiếm mà lại mặc bộ đồ trong nhà. Trong cuốn nhật ký ông đã viết: “Trông tôi thật là kém cỏi so với người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, cao hơn một mét tám mươi, không hề có bất cứ một sai sót nhỏ nào trong cách ăn mặc của ông ta.” Việc tướng Grant không ăn mặc nghiêm chỉnh trong sự kiện lịch sử trọng đại này đã trở thành một trong những điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời ông. Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Washington có hàng chuồng nuôi ong trên những trang trại thí nghiệm của họ. Mỗi tổ ong có một tấm kính lúp trong đó và chỉ bằng một nút nhấn, điện có thể sáng khắp cả tổ; do vậy, trong bất cứ thời điểm nào, dù đó là ngày hay đêm, những con ong này nằm dưới sự kiểm soát hết sức ngặt nghèo. Một nhà diễn thuyết cũng vậy; anh ta đang ở dưới một chiếc kính lúp, anh ta là trung tâm, mọi con mắt đều đổ dồn về phía anh ta. Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất trong diện mạo của anh ta giờ đây sẽ hiện rõ lên giống như dãy núi Rocky nổi bật trên những cánh đồng. “Thậm chí trước khi chúng ta phát biểu, các thính giả đã có nhận xét ban đầu về chúng ta rồi”. Một vài năm trước, tôi có viết một câu chuyện kể về cuộc đời của một người chủ ngân hàng ở New York. Tôi hỏi một người bạn của ông ta về sự thành công của ông. Người bạn này cho biết chính nụ cười của ông ta là yếu tố quan trọng mang lại thành công. Ban đầu, tôi nghĩ đó là một sự phóng đại nhưng sau này tôi tin đấy là sự thật. Những người khác, rất nhiều, có đến hàng trăm người, có khả năng và kinh nghiệm phân tích tài chính tốt hơn ông ta nhưng ông ta có một tài sản mà họ lại không có - ông ta có một tính cách thật đáng yêu. Và nụ cười ấm áp, thân thiện là đặc điểm nổi bật nhất của tính cách đó. Nó sẽ thu được niềm tin và thiện cảm của mọi người ngay lập tức. Tất cả chúng ta đều muốn những người như thế thành công; và chúng ta sẵn sàng ủng hộ ông ta. Một câu ngạn ngữ cổ của người Trung Quốc nói: “Nếu không có nụ cười, một người không nên buôn bán.” Và chẳng nhẽ một nụ cười chào đón người nghe lại không có tác dụng giống như một nụ cười của người bán hàng? Hiện giờ tôi đang nhớ tới một sinh viên tham dự khóa học diễn thuyết do Phòng Thương mại Brooklyn tổ chức. Khi bước lên bục phát biểu, cậu ta luôn tỏ ra thích thú khi được đứng ở đây, tỏ ra yêu công việc này. Cậu ta luôn luôn mỉm cười và thể hiện rằng cậu
  5. ta rất vui khi gặp chúng ta; và kết quả là ngay lập tức người nghe có thiện cảm và chào đón cậu ấy. Và tôi cũng đã gặp những người phát biểu đi ra với bộ mặt lạnh lùng như thể anh ta không hề thích thú gì công việc này, và sẽ cảm ơn Chúa nếu công việc kết thúc nhanh. Chúng ta, những khán giả, sẽ sớm có cảm giác như vậy. Thái độ đó thật là tồi tệ. Giáo sư Overstreet trong cuốn Cách ứng xử đã viết “Thiện chí tạo ra thiện chí. Nếu chúng ta quan tâm đến người nghe thì người nghe sẽ quan tâm đến chúng ta. Nếu chúng ta tỏ ra thờ ơ với thính giả, thính giả sẽ thờ ơ với chúng ta, cho dù có thể đó là sự thể hiện bên trong hay bên ngoài. Nếu chúng ta rụt rè và lo lắng, họ sẽ cảm thấy thiếu tin tưởng vào chúng ta. Nếu chúng ta nói khoác không ngượng mồm, họ sẽ phản ứng lại với sự kiêu căng tự nhiên. Thậm chí trước khi chúng ta phát biểu, người nghe đã đánh giá chúng ta. Do vậy, hoàn toàn có lý do chính đáng để chúng ta nên chắc chắn rằng thái độ của chúng ta sẽ mang đến sự chào đón thân tình từ người nghe.” Hãy tập hợp tất cả thính giả của bạn vào một chỗ Với tư cách là một nhà diễn thuyết công chúng, tôi thường giảng giải một chủ đề cho một nhóm nhỏ ngồi rải rác khắp hội trường lớn vào buổi trưa, và cho một nhóm khán giả lớn cũng trong hội trường đó vào buổi tối. Nhóm khán giả buổi tối cười một cách sảng khoái trước những điều mà các vị khán giả buổi trưa chỉ cười mỉm; nhóm khán giả buổi tối vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt trước những chỗ mà nhóm buổi trưa chả hề có phản ứng gì. Tại sao vậy? Một lý do là những bà có tuổi và cháu thiếu nhi thường đến vào buổi trưa và tôi ít trông đợi những vị khán giả này sẽ biểu lộ thái độ mạnh mẽ như là nhóm người buổi tối; nhưng đấy chỉ là một phần lời giải thích trọn vẹn. Sự thực là không một thính giả nào sẽ dễ dàng biểu lộ cảm xúc khi họ ngồi rải rác. Chẳng có thứ gì mà triệt tiêu sự hào hứng như là khoảng không rộng lớn và những cái ghế trống trải giữa người nghe. Henry Ward Beecher đã giảng tại trường đại học Yale về Đạo: Người ta thường nói, “Bạn không nghĩ là nhiều người nghe sẽ truyền cảm hứng cho người giảng mạnh hơn so với ít người hay sao?” Câu trả lời của tôi là không. Tôi có thể giảng tốt trước mười hai người cũng như trước hàng nghìn người nhưng với điều kiện mười hai người này phải ngồi gần nhau và
  6. xung quanh tôi để họ có thể giao tiếp với nhau. Và nếu cho dù là một nghìn người nhưng mỗi người ngồi cách nhau hơn một mét thì cũng giống như đang giảng trong một phòng trống không Hãy tập hợp những người nghe của bạn lại và bạn gây hứng thú cho họ với chỉ một nửa nỗ lực. Một người trong số lượng khán giả lớn có xu hướng mất đi tính cá nhân của mình. Anh ta hòa nhập vào đám đông và dễ bị thuyết phục hơn nhiều so với khi anh ta nghe một mình. Anh ta sẽ cười và vỗ tay trước những điều mà sẽ chẳng mảy may làm anh ta rung động khi là một thính giả trong một nhóm nhỏ. Dễ làm cho một người rung động trong một nhóm khán giả hơn là đơn độc. Những chiến binh chẳng hạn, lúc nào cũng vậy, họ muốn làm những điều nguy hiểm và bất cần nhất trên thế giới - họ muốn túm tụm lại với nhau. Cuối cuộc chiến tranh, người ta kể rằng những người lính Đức đi ra mặt trận với tay của họ khóa chặt vào nhau. Đám đông! Đám đông! Đám đông! Họ là một hiện tượng thật lạ lùng. Tất cả những phong trào và cuộc cải cách nổi tiếng đều diễn ra với sự giúp sức của số đông. Một cuốn sách khá hay của tác giả Everett Dean Martin viết về chủ đề này. Đó là cuốn Đặc tính của số đông. Nếu nói chuyện với một nhóm nhỏ, chúng ta nên chọn một căn phòng nhỏ. Nên tập trung mọi người lại trong một căn phòng nhỏ hơn là để mọi người ngồi rải rác một mình trong không gian tĩnh lặng khắp phòng lớn. Khi những người nghe ngồi rải rác, hãy mời họ đến ngồi gần chỗ bạn. Hãy cố làm được việc này trước khi bạn bắt đầu nói. Trừ khi số lượng người nghe khá lớn, và có lý do chính đáng để đứng trên bục phát biểu, còn không thì đừng làm vậy. Hãy đi xuống và đứng gần người nghe. Hãy loại bỏ mọi tính hình thức, mà nên tỏ ra thân mật. Hãy làm cho cuộc nói chuyện cởi mở. Thiếu tá Pond đập vỡ kính cửa sổ Hãy giữ cho không khí trong lành. Trong quá trình diễn thuyết, ôxy quan trọng như là thanh quản, họng và nắp thanh quản của người nói vậy. Tài hùng biện của Cicero và cả vẻ đẹp tuyệt trần của các vũ nữ trong Music Hall Rockettes cũng khó có thể làm thức tỉnh người nghe trong căn phòng với không khí bị ô nhiễm. Do đó, khi tôi là một trong những người phát biểu,
  7. trước khi bắt đầu, tôi luôn yêu cầu mọi người đứng dậy và nghỉ khoảng hai phút trong khi cửa sổ được mở toang. Trong mười bốn năm thiếu tá James B. Pond đã đi khắp nước Mỹ và Canada với tư cách là người quản lý cho Henry Ward Beecher khi mà nhà truyền đạo người Brooklyn nổi tiếng này đang ở đỉnh cao danh vọng của một nhà thuyết giảng. Trước khi khán giả đến, ông Pond thường xuyên ghé thăm các nhà thờ hoặc hội trường hoặc nhà hát nơi mà ông Beecher sẽ đến, và kiểm tra kỹ lưỡng ánh sáng, bàn ghế, nhiệt độ và hệ thống thông gió. Ông Pond là một cựu sỹ quan quân đội khó tính, hay quát tháo. Ông ta thích thể hiện quyền lực; do vậy nếu một nơi nào đó mà quá nóng hoặc không khí ngột ngạt và ông ta không thể mở được cửa sổ, ông ta dùng quyển sách ném vỡ cửa kính. Ông ta tin rằng “điều tốt thứ hai sau Đức Chúa đối với một nhà truyền đạo là ôxy.” Hãy để ánh sáng chiếu vào - trên gương mặt bạn Trừ khi bạn đang diễn giải về thuyết duy linh cho một nhóm người, nếu không hãy làm căn phòng tràn ngập ánh sáng, nếu có thể. Bởi vì một căn phòng tràn ngập ánh sáng sẽ kích thích cảm hứng của cả người nghe và người nói hơn rất nhiều một căn phòng tranh tối tranh sáng Hãy đọc các bài báo của David Belasco, chúng ta sẽ khám phá ra rằng một nhà diễn thuyết “thường thường bậc trung” ít quan tâm tới ánh sáng nơi ông ta đứng. Hãy để ánh sáng chiếu vào mặt bạn. Mọi người muốn nhìn thấy bạn. Những thay đổi nhỏ trên gương mặt bạn đôi khi lại có ý nghĩa hơn lời nói. Nếu bạn đứng ngay dưới một ngọn đèn, mặt của bạn có thể trông tối. Còn nếu bạn đứng trước ngọn đèn thì điều này là chắc chắn. Hãy tránh vị trí của hai trường hợp trên, bạn nên khôn khéo chọn chỗ đứng, trước khi nói, mà cho phép bạn có hình ảnh của mình sáng rõ nhất. Đừng có hoa hòe hoa sói ở trên bục phát biểu Và cũng đừng đứng sau một cái bàn. Mọi người muốn nhìn thấy toàn bộ dáng người diễn thuyết. Họ thậm chí còn nhô người về phía trước để nhìn thấy toàn vóc dáng của anh ta. Một người tốt bụng nào đó sẽ rất có thể để trên bàn cho bạn một bình nước với cốc uống; nhưng nếu cổ họng của bạn khát khô, một nhúm muối hoặc
  8. một lát chanh sẽ giúp bạn hết khát tốt hơn cả thác nước Niagara ở Canada. Bạn không cần nước cũng như bình đựng nước. Và bạn cũng không cần cả những thứ xấu xí và vô dụng khác mà làm bừa bộn bục thuyết trình. Những phòng trưng bày sản phẩm trên đại lộ Broadway của thành phố New York trông rất bắt mắt, gọn gàng. Những cửa hàng nước hoa và đồ trang sức ở Paris của được trang trí hết sức nghệ thuật và lộng lẫy. Tại sao vậy? Đó là ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Mọi người coi trọng, tin tưởng và trầm trồ trước những cửa hàng được trang hoàng này nhiều hơn. Với những lý do tương tự, một nhà diễn thuyết phải có một phông nền ấn tượng. Theo ý kiến của tôi, một cách sắp xếp lý tưởng có thể là không có thứ gì trên bục cả. Cũng chả có thứ gì đằng sau người nói làm phân tán tư tưởng người nghe, hay là ở cả hai bên - không có bất cứ thứ gì trừ bức màn nhung màu xanh thẫm. Nhưng trên thực tế, một người diễn thuyết thường có cái gì đằng sau mình? Bản đồ, dấu hiệu và bàn, có lẽ có cả những chiếc ghế bám đầy bụi, chồng chất lên nhau. Và kết quả là gì? Một không khí hỗn độn, rẻ tiền và nhếch nhác. Do vậy hãy bỏ tất cả những thứ hoa hòe hoa sói ở trên bục đi. Henry Ward Beecher đã nói: “Điều quan trọng nhất trong diễn thuyết là người diễn thuyết”. Do đó, hãy để người diễn thuyết đứng ra trông như là những đỉnh núi phủ đầy tuyết của Jungfrau trên nền trời xanh ở Thụy Sỹ. Không nên có sự hiện diện của những vị khách trên bục diễn thuyết Có một lần khi đang ở London, Ontario, tôi đến nghe bài phát biểu của Thủ tướng Canada. Khi đó một người quản gia tay cầm cây chổi dài đi lau hết cửa sổ này đến cửa sổ khác. Điều gì đã xảy ra? Những người nghe, hầu hết ai cũng vậy, đã mất tập trung một lúc để quan sát người quản gia đó như thể là ông ta sắp trình diễn một điều gì đó diệu kỳ. Một thính giả không thể cưỡng lại - hoặc nói đúng hơn là sẽ không cưỡng lại - sự tò mò nhìn một vật đang chuyển động. Nếu một nhà diễn thuyết biết được điều này, anh ta có thể tránh được những sự quấy nhiễu mà phân tán tư tưởng của người nghe một cách không cần thiết. Thứ nhất, anh ta sẽ không vặn vẹo các ngón tay của mình, không vân ve tà áo và không có những cử chỉ lo lắng làm người nghe mất tập trung. Tôi nhớ có một thính giả ở thành phố New York đang quan sát bàn tay của một nhà
  9. diễn thuyết nổi tiếng tới ba mươi phút trong khi ông này vừa nói vừa “nghịch với” bìa quyển kinh thánh trong tay. Thứ hai, người diễn thuyết, nếu có thể, nên sắp xếp chỗ ngồi sao cho những người nghe đến sớm không bị ảnh hưởng bởi người đến muộn. Thứ ba, anh ta không nên có bất cứ một vị khách nào trên bục diễn thuyết. Một vài năm về trước, Raymond Robin có một loạt các bài phát biểu tại Brooklyn. Tôi là một trong những vị khách được mời đến ngồi trên bục cùng ông ta. Tôi đã từ chối với lý do là như thế sẽ là không công bằng cho người diễn thuyết. Buổi tối đầu tiên, tôi đã để ý rằng rất nhiều lần những vị khách trên bục đảo tư thế vắt chân chữ ngũ; và mỗi lần một vị khách làm như vậy, thính giả chuyển sang nhìn vị khách đó thay vì nghe người nói. Tôi đã góp ý điều này với ông Robin vào ngày hôm sau. Và trong suốt những buổi tối sau đó, ông Robin đã rất sáng suốt đứng diễn thuyết một mình. David Belasco không cho phép có hoa hồng trên bục bởi vì chúng thu hút quá nhiều sự chú ý. Như vậy tại sao một nhà diễn thuyết lại cho phép một con người hiếu động ngồi đối mặt với khán giả trong khi anh ta đang nói? Anh ta không nên cho phép điều này. Và nếu anh ta là một người khôn ngoan, anh ta sẽ không làm như vậy. Nghệ thuật của việc ngồi Liệu một nhà diễn thuyết có nên ngồi đối mặt với khán giả trước khi nói? Liệu không tốt hơn sao nếu anh ta đến với nhiều điều mới hơn là đến với những điều cũ rích? Nhưng nếu chúng ta phải ngồi, hãy cẩn thận với cách chúng ta ngồi. Bạn đã nhìn thấy có những người nhìn xung quanh để tìm ghế ngồi với những động tác trông gần giống như kiểu chó săn tìm chỗ ngủ. Họ quay đi quay lại và sau khi tìm được một cái ghế trống, họ nhảy lên trên ghế rồi thả mình bịch một cái giống như một bao tải đầy cát. Một người mà biết cách ngồi sẽ cảm thấy chân ghế chạm vào phía sau chân của anh ta và lưng thẳng dễ dàng, anh ta chìm vào trong chiếc ghế với tư thế hoàn toàn thoải mái. Sự đĩnh đạc Ở trang trước, chúng ta đã nói không nên vân vê tà áo hay đồ trang sức của bạn bởi vì nó sẽ làm phân tán tư tưởng người nghe. Và cũng có một lý do để
  10. không làm như vậy. Nó tạo ra ấn tượng về sự yếu kém, thiếu tự chủ. Mọi cử chỉ mà không làm nổi bật sự hiện diện của bạn thì sẽ có ảnh hưởng ngược lại. Không hề có cử chỉ trung tính. Không hề có. Do vậy, hãy đứng thẳng với phong thái đĩnh đạc. Điều đó sẽ mang lại ấn tượng bạn là một người tự tin và trông rất phong độ. Sau khi đứng dậy để bắt đầu nói, đừng bắt đầu một cách vội vàng. Đó là lỗi điển hình của một người mới vào nghề. Hãy thở thật sâu. Nhìn toàn bộ thính giả trong một lúc; và nếu có tiếng ồn hay sự náo động, hãy dừng lại cho đến khi tiếng ồn lắng xuống. Hãy ưỡn ngực ra phía trước. Nhưng tại sao lại đợi cho đến lúc bạn đứng trước khán giả để làm việc này? Tại sao không làm việc này hàng ngày khi ở nhà? Như thế, bạn sẽ thực hiện nó một cách vô thức trước công chúng. Luther H. Gulick đã viết trong cuốn sách Cuộc sống hiệu quả: “Chưa đến 1/10 dân số biết cách làm mình nổi bật Hãy giữ cổ bạn thẳng.” Đây là bài thể dục hằng ngày dành cho bạn mà ông gợi ý: “Hãy hít vào từ từ và sâu nhất có thể. Trong cùng lúc đó, hãy ngửa cổ ra phía sau chạm vào cổ áo. Hãy giữ ở tư thế đó thật lâu. Không có hại gì cho bạn cả khi thực hiện bài thể dục này hơi quá một chút. Mục đích là để thẳng cổ và làm rộng lồng ngực.” Và bạn sẽ làm gì đôi bàn tay của bạn? Hãy quên chúng đi. Nếu chúng để thẳng một cách tự nhiên dọc người bạn, đó là điều lý tưởng. Nếu bạn cảm thấy đôi tay không được tự nhiên. Đừng bị cảm giác ai đó đang chú ý tới đánh lừa. Chúng sẽ trông tự nhiên nhất khi để thoải mái dọc người bạn. Chúng sẽ không làm phân tán tư tưởng người nghe. Ngay cả đối với những người kỹ tính nhất cũng không thể chỉ trích tư thế đó. Bên cạnh đó, đôi tay sẽ không bị cản trở và tự do cử động theo những điệu bộ nói. Nhưng giả sử là bạn đang rất lo lắng, và bạn nhận thấy chắp tay sau lưng, đút tay vào túi hay đặt chúng trên bàn sẽ giúp bạn bớt lo lắng - bạn nên làm gì? Hãy làm điều mà bạn thường làm. Tôi đã nghe một số nhà diễn thuyết tiếng tăm phát biểu. Nhiều người, nếu không muốn nói là đại đa số, thỉnh thoảng đút tay vào túi trong khi nói. Bryan làm như vậy, Chauncey M. Depew làm thế. Teddy Roosevelt làm thế. Thậm chí một người như Disraeli đôi khi cũng không cưỡng lại được việc này. Những hành động như thế ít gây ảnh hưởng đến chất lượng của buổi phát biểu. Nếu một người có điều quan
  11. trọng muốn nói, vậy hãy nói với sự tin tưởng tuyệt đối, chắc chắn tư thế tay hoặc chân của anh ta sẽ ít ảnh hưởng tới điều anh ta nói. Nếu trí óc bạn minh mẫn và trái tim rung động, những chi tiết thứ cấp này sẽ tự trở nên tự nhiên. Nói tóm lại, thứ quan trọng nhất trong diễn thuyết là liên quan đến tâm lý chứ không phải là vị trí của tay hay chân. Những thứ lăng nhăng được giảng dạy trên danh nghĩa là dạy điệu bộ, cử chỉ. Và điều này một cách hết sức tự nhiên đặt ra cho chúng ta một câu hỏi thường bị lạm dụng về điệu bộ, cử chỉ. Ông hiệu trưởng một trường đại học ở Middle West là người giảng bài đầu tiên về diễn thuyết công chúng cho tôi. Tôi nhớ là bài giảng đó chủ yếu liên quan tới điệu bộ cử chỉ; nó không chỉ là vô dụng, dễ gây hiểu nhầm mà còn sai lầm nghiêm trọng. Tôi được hướng dẫn thả lỏng cho cánh tay dọc người, bàn tay quay ra sau, các ngón tay thì nắm hờ và ngón cái chạm vào chân. Tôi còn được bảo nâng cánh tay lên theo một cách rất điệu đà để tạo thành một vòng cung và tiếp đến duỗi ngón trỏ ra đầu tiên, ngón thứ hai kế theo và ngón út cuối cùng. Khi tất cả những động tác mỹ miều đấy được thực hiện xong, cánh tay lại được thu về theo kiểu vòng cung không tự nhiên đấy và đặt dọc theo người. Cả quá trình đấy thật là ngớ ngẩn và giả tạo. Không hề có bất cứ điều gì hợp lý và chân thực ở đó. Tôi được dạy thực hành - theo như suy nghĩ của ông ta là đúng - giống như cách không ai thực hiện ở bất cứ đâu. Không hề có phương pháp dạy tôi hãy thể hiện bản thân mình qua cử chỉ; không hề có phưong pháp khuyến khích tôi thể hiện cảm xúc thật sự thông qua điệu bộ, cử chỉ; không hề có cố gắng để làm cho dòng chảy của sinh lực và máu trong cơ thể được thông suốt, và khiến cho chúng được tự nhiên, vô thức và hiển nhiên; không đòi hỏi tôi phải là chính mình và hành động như một con người. Không, toàn bộ màn trình diễn đáng tiếc đó hết sức máy móc như là một người đánh máy chữ, không có sự sống như là tổ chim bỏ hoang, lố bịch như là tên dở hơi trong vở rối Punch và Judy. Thật là không thể tưởng tượng nổi nếu những thứ lăng nhăng đó lại được dạy trong thế kỷ hai mươi. Nhưng chỉ vài năm trước đây thôi, một cuốn sách về cử chỉ và điệu bộ được xuất bản - cả cuốn sách có khuyên người đọc hành động như một cái máy, nói với cử chỉ nào nên thể hiện ra trong câu này, cử chỉ nào thì cho câu kia, cái nào làm với một tay, cái nào thì với hai tay, cái
  12. nào giơ cao, cái nào giơ thấp, cái nào để ngang người, ngón tay này để thế nào ngón tay kia để ra sao. Tôi đã chứng kiến hai mươi người đứng trước một lớp học, tất cả đang đọc một đoạn trích màu mè trong cuốn sách đó, tất cả đều thực hiện đúng như những gì sách nói, và tự biến họ thành những người trông rất lố bịch. Giả tạo, mất thời giờ, máy móc, sai trái - quyển sách đó đã mang lại nhiều điều tai hại cho nhiều người. Hiệu trưởng một trường đại học lớn ở Massachusetts gần đây nói rằng trường ông ta vẫn chưa có giảng dạy môn diễn thuyết công chúng bởi vì ông chưa gặp ai có thể dạy môn đó có tính thực tiễn cao và tốt. Tôi rất thông cảm cho ông hiệu trưởng đó. Chín phần mười những thứ viết về diễn thuyết công chúng là vớ vẩn và tồi tệ hơn sự lãng phí những tờ giấy trắng và mực in. Những điệu bộ cử chỉ mà do một cuốn sách tồi đưa ra cũng lố bịch như cuốn sách đó. Để có một cử chỉ hay điệu bộ thực sự là từ bản thân bạn, từ trái tim bạn, từ khối óc bạn, từ sự thích thú của bạn đối với chủ đề bạn nói, từ lòng mong mỏi của bạn là những người khác có cùng quan điểm với mình, từ xung lực của bạn. Những cử chỉ 1 điệu bộ tự nhiên là những cái mà sinh ra từ sự xúc cảm bản thân. Một ounce của sự tự nhiên bằng cả tấn các luật lệ. Cử chỉ, điệu bộ không phải là thứ muốn là được. Nó chỉ đơn thuần là sự biểu lộ ra bên ngoài của cảm xúc bên trong giống như những nụ hôn và cơn đau bụng và tiếng cười và say sóng. Và cử chi điệu bộ của một người, giống như bàn chải đánh răng của người đó, nên là những thứ mang tính cá nhân. Và vì không ai giống ai cả nên cử chỉ điệu bộ của mỗi người sẽ khác biệt nếu họ xử sự theo bản năng. Hai người bất kỳ không nên được chỉ dạy thể hiện những cử chỉ điệu bộ giống hệt nhau. Hãy tưởng tượng thử thực hiện những cử chỉ điệu bộ chậm chạp và vụng về của tổng thống Lincoln trong cách nhanh nhẹn và tinh tế của Douglas. Điều đó thật là lố bịch. Theo người viết tiểu sử cho ông, “Lincoln không vung tay nhiều như di chuyển đầu. Ông di chuyển đầu thường xuyên, xoay qua xoay lại với đầy sinh lực. Sự di chuyển này sẽ nhiều khi ông muốn nhấn mạnh lời phát biểu của mình. Nó đến đôi khi bất thình lình giống như ném một tia lửa điện vào vật liệu dễ cháy nổ”. Ông không bao giờ thể hiện mình quá mức trên bục diễn thuyết Càng phát biểu, ông càng trở nên tự nhiên hơn và ít lúng túng hơn
  13. trong các động tác của mình; xét trên phương diện này, ông thật là phong nhã. Ông có một sự tự nhiên hoàn hảo, một cá tính mạnh mẽ; và ông đáng được tôn trọng. Ông coi thường sự hào nhoáng bên ngoài, sự thể hiện lố lăng, những thứ hình thức khô cứng và giả dối Cả một thế giới kiến thức trên những ngón tay dài, xương xương của ông. Ông biết cách ghi sâu những lời nói của mình vào tâm trí thính giả. Đôi khi, để biểu lộ cảm xúc vui mừng, ông giơ cả hai tay ở một góc khoảng năm mươi độ, bàn tay hướng lên, như thể đang nắm chắc linh hồn của một vật mà ông yêu quý. Nếu cảm xúc đó là sự phản đối mạnh mẽ - sự lên án chế độ nô lệ chẳng hạn - cả hai cánh tay vung lên, bàn tay siết chặt lai, vung trong không khí và ông bộc lộ sự phẫn nộ tột độ. Đó là một trong những điệu bộ hiệu quả nhất của ông, và thể hiện sinh động nhất quyết tâm cao độ phá tan những thứ mà ông căm ghét. Ông luôn đứng thẳng, thậm chí các ngón chân cái còn song song với nhau; ông không bao giờ đặt chân này trước chân kia; ông không bao giờ bám hay dựa vào đâu. Ông không bao giờ tỏ ra huênh hoang, không bao giờ đi tới đi lui trên bục diễn thuyết. Để tay được thoải mái, ông thường nắm tay trái vào ve áo khoác và để tay phải tự do hoạt động”. St. Gaudens đã tạc hình ảnh này của ông vào bức tượng mà nay vẫn đứng tại công viên Lincoln ở Chicago. Đó là phương pháp của tổng thống Lincoln. Tổng thống Theodore Roosevelt thì lại mãnh liệt và chủ động hơn. Toàn bộ gương mặt của ông trông thật sống động với những cảm xúc, bàn tay nắm chặt, toàn bộ người ông là một công cụ của sự biểu lộ cảm xúc. Bryan thường duỗi thẳng tay ra bàn tay mở rộng. Gladstone thường đập bàn hoặc xòe rộng bàn tay hay dậm chân thình thịch lên nền sân. Ngài Rosebery thường nâng cánh tay phải và hạ nó xuống với một cái khoát tay mạnh mẽ. Đầu tiên đó là sức mạnh trong ý nghĩ và sức thuyết phục của người phát biểu; đó chính là thứ làm cho cử chỉ hay điệu bộ mạnh mẽ và tự nhiên. Tính tự nhiên sức sống chúng là xung lực của hành động. Burke là một người gầy gò và rất vụng về trong điệu bộ. Ngài Henry Irving bị mất một chân và trông phong cách của ông rất vụng về. Huân tước Macaulay trên bục diễn thuyết trông cũng lóng ngóng. Và cả ông Granttan cũng vậy. Cả ông Pamell nữa. Cố huân tước Curzon của trường đại học Cambridge trong một bài phát biểu tại Parliamentary Eloquence đã nói “Câu trả lời là những nhà diễn thuyết nổi tiếng có phong thái riêng của họ; và rằng trong khi hình thức bên ngoài là một lợi thế của một nhà diễn thuyết, nhưng nó không là một trở
  14. ngại lớn đối với một nhà diễn thuyết tài năng xấu xí và vụng về.” Nhiều năm trước đây, tôi có nghe bài diễn thuyết của nhà truyền giáo tiếng tăm Gypsy Smith. Tôi bị mê hoặc bởi khả năng diễn thuyết của con người này, người đã đưa hàng nghìn con chiên tới đạo thiên chúa. Ông sử dụng cử chỉ và điệu bộ - rất nhiều là đằng khác - và vô thức như là ông hít thở không khí vậy. Thật là một cách lý tưởng. Bạn sẽ làm được điều đó nếu bạn thực hành chăm chỉ và áp dụng những nguyên tắc này. Tôi không thể đưa ra cho các bạn những quy luật cụ thể bởi vì mọi thứ phụ thuộc vào tính khí của người nói, dựa vào sự chuẩn bị của anh ta, lòng nhiệt tình, cá tính, chủ đề, thính giả, thời điểm. Những gợi ý có thể là có ích Như đã trình bày ở trên, không hề có bất cứ một khuôn mẫu, quy luật nào để thể hiện điệu bộ cử chỉ, nhưng ở đây tôi xin đưa ra một vài gợi ý nhỏ mà có thể giúp ích cho bạn phần nào. Đừng lặp đi lặp lại một điệu bộ cho đến khi nó trở nên đơn điệu buồn tẻ. Đừng làm những động tác nhanh và ngắn từ khuỷu tay. Những động tác từ vai trở xuống trông bắt mắt hơn ở trên bục diễn thuyết. Đừng kết thúc điệu bộ của bạn quá nhanh. Nếu bạn sử dụng ngón tay trỏ để diễn tả ý nghĩ, hãy làm thế cho đến hết câu. Nếu không nó sẽ làm sai lệch đi điều bạn muốn nhấn mạnh, biến những điều không quan trọng thành quan trọng và ngược lại. Đây là lỗi rất thường gặp. Khi bạn phát biểu trước những thính giả thực sự, hãy chỉ thể hiện cử chỉ, điệu bộ tự nhiên. Nhưng khi bạn thực hành, hãy cố sử dụng điệu bộ, cử chỉ nếu cần thiết. Hãy ép bản thân làm việc này, và làm đi làm lại cho đến khi cử chỉ điệu bộ trở nên tự nhiên. Hãy đóng quyển sách của bạn vào. Bạn không thể học cử chỉ điệu bộ từ những trang sách in. Xung lực của bạn, khi bạn đang nói, đáng tin và quý giá hơn tất cả những gì mà bất cứ một người hướng dẫn nào có thể nói cho bạn biết. Nếu bạn quên tất cả mọi thứ chúng tôi đã nói với bạn về điệu bộ cử chỉ, nhưng hãy nhớ lấy điều này: Nếu một người hoàn toàn chú tâm vào bài nói của mình, tha thiết chuyển tải thông điệp của mình tới thính giả, nói và hành động theo đúng con người thực của anh ta thì không ai có thể chê trách những cử chỉ và điệu bộ anh ta thực hiện, trừ những người để tâm nghiên cứu cách
  15. diễn đạt của anh ta. Nếu bạn nghi ngờ điều này, hãy thử xúc phạm một người đàn ông ngu ngốc nhất mà bạn từng biết; bạn có thể sẽ khám phá ra rằng khi anh này đứng lên đáp trả lại lời xúc phạm của bạn, cách nói của anh ta là hoàn toàn chuẩn mực. Dưới đây lả những từ tốt nhất mà tôi đã được đọc về diễn thuyết: - Đổ đầy nước thùng. - Rồi mở nút thùng. - Hãy để nước chảy tràn ra. TỔNG KẾT 1. Theo như kết quả nghiên cứu của Học viện Công nghệ Carnegie, cá tính có vai trò quan trọng dẫn đến thành công hơn là chỉ số thông minh. Kết luận này đúng với kinh doanh và cũng đúng với cả diễn thuyết trước công chúng. Nhưng mà cá tính là một thứ gì đó trừu tượng, khó hiểu, và kỳ bí mà chúng ta không thể đưa ra được những chỉ dẫn để phát triển nó, nhưng một vài gợi ý nhỏ đưa ra trong chương này có thể giúp cho một nhà diễn thuyết xuất hiện trước công chúng tốt nhất có thể. 2. Đừng phát biểu khi bạn cảm thấy mệt mỏi; nghỉ ngơi, phục hồi và tích trữ năng lượng. 3. Chỉ ăn nhẹ trước khi bạn phát biểu. 4. Đừng làm gì tiêu hao năng lượng của bạn. Mọi người vây xung quanh một nhà diễn thuyết tràn trề năng lượng giống như đàn ngỗng trời xung quanh một cánh đồng lúa mỳ mùa thu. 5. Hãy ăn mặc đẹp, gọn gàng. Trang phục sẽ giúp bạn nâng cao lòng tự trọng, sự tự tin. Nếu người nói ăn mặc luộm thuộm trong chiếc quần thùng thình, giày chưa đánh, tóc chưa chải, bút chì và bút máy thòi ra khỏi túi, hay là với cái ví xách tay chật cứng thì người nghe không coi trọng người phát biểu này giống như việc ông/bà ta không coi trọng bản thân mình. 6. Hãy tươi cười. Hãy đứng trước thính giả với thái độ là bạn rất vui mừng vì được đứng ở đây. Giáo sư Overstreet trong cuốn Cách ứng xử đã viết “Thiện chí tạo ra thiện chí. Nếu chúng ta quan tâm đến người nghe thì người
  16. nghe sẽ quan tâm đến chúng ta. Nếu chúng ta tỏ ra thờ ơ với thính giả, thính giả sẽ thờ ơ với chúng ta, cho dù có thể đó là sự thể hiện bên trong hay bên ngoài. Nếu chúng ta rụt rè và lo lắng, họ sẽ cảm thấy thiếu tin tưởng vào chúng ta. Nếu chúng ta nói khoác không ngượng mồm, họ sẽ phản ứng lại với sự kiêu căng tự nhiên. Thậm chí trước khi chúng ta phát biểu, người nghe đã đánh giá chúng ta. Do vậy, hoàn toàn có lý do chính đáng để chúng ta nên chắc chắn rằng thái độ của chúng ta sẽ mang đến sự chào đón thân tình từ người nghe.” 7. Hãy tập hợp những người nghe của bạn lại. Nếu mọi người ngồi rải rác, bạn sẽ rất khó để gây ảnh hưởng tới họ. Một cá nhân trong một đám đông sẽ cười, vỗ tay tán thưởng trước những điều mà anh ta sẽ có thể nghi ngờ hoặc thậm chí phản đối khi nghe một mình hay khi ở trong một nhóm người ngồi rải rác. 8. Nếu số lượng thính giả ít, bạn hãy phát biểu trong một phòng nhỏ. Đừng đứng trên bục diễn thuyết. Hãy đi xuống ngang hàng với thính giả. Biến cuộc nói chuyện của bạn trở nên thân mật, cởi mở. 9. Hãy giữ cho không khí được trong lành. 10. Hãy để ánh sáng tràn ngập căn phòng. Chọn vị trí sao cho ánh sáng chiếu vào mặt bạn và do vậy mà khán/thính giả sẽ có thể thấy toàn bộ nét mặt bạn. 11. Đừng đứng đằng sau đồ đạc. Hãy đặt bàn ghế sang một bên. Hãy thu dọn hết những thứ trông vướng mắt trên bục diễn thuyết. 12. Nếu bạn có những vị khách ở trên bục diễn thuyết, chắc chắn những vị này sẽ thỉnh thoảng lại di chuyển; và mỗi lần họ làm như vậy, khán/thính giả sẽ chắc chắn chú ý tới họ thay vì nghe bạn. Một khán/thính giả không thể cưỡng lại được sự tò mò để quan sát một vật, con vật hoặc người chuyển động; Vậy tại sao bạn cứ thích tự mang lấy phiền hà vào thân và tạo ra sự cạnh tranh cho bản thân?
  17. CHƯƠNG VIII LÀM THẾ NÀO ĐẾ MỞ ĐẦU MỘT BÀI NÓI Một lần tôi hỏi Tiến sĩ Lynn Harold Hough, nguyên là hiệu trưởng trường đại học Northwestern, về những kinh nghiệm quý giá nhất ông tích lũy được khi là một diễn giả. Sau khi suy nghĩ một lúc, ông trả lời tôi: “Theo tôi, kinh nghiệm đó chính là tạo được phần mở đầu cuốn hút, hấp dẫn người nghe. Như thế tôi sẽ thu hút được sự tập trung chú ý của mọi người ngay lập tức”. Ông thường chuẩn bị trước hầu hết những từ ngữ đắt giá nhất cho cả phần mở đầu và phần kết thúc. John Bright cũng đã làm như thế. Gladstone cũng làm như vậy. Webster không khác gì. Và Lincoln cũng làm như thế. Hầu hết mọi diễn giả đều có những kinh nghiệm riêng của mình để chuẩn bị phần mở đầu cho bài trình bày của mình. Nhưng còn những người mới bắt đầu tham gia diễn thuyết thì sao nhỉ? Hầu như rất ít người chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho phần mở đầu. Việc lập kế hoạch tốn nhiều thời gian, đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều. Mà suy nghĩ, tư duy thật là đau đầu. Thomas Edison trích dẫn một câu nói được đóng đinh trên tường của ngài Joshua Reynolds: Không có ích gì cho một người không tìm tòi, tránh lao động, suy nghĩ. Những người chưa có kinh nghiệm thường tin vào cảm hứng và khả năng sáng tạo ngay tại thời điểm nói. Ông Lord Northcliffe là người đã tìm ra con đường chiến đấu chống lại những tuần lương rẻ mạt, nghèo nàn để trở thành ông chủ báo giàu nhất và có ảnh hưởng nhất trong đế chế Anh. Ông đã nói năm từ sau của Pascal đã đem đến cho ông thành công nhiều hơn so với bất cứ thứ gì ông từng đọc: Đoán trước để thống trị. Đây cũng là một phương châm tuyệt vời nhất cho bạn khi ngồi vào bàn chuẩn bị bài nói của mình. Đoán trước xem mình sẽ bắt đầu như thế nào khi mọi người còn háo hức muốn nghe mọi điều bạn nói. Đoán trước xem bạn sẽ
  18. để lại ấn tượng gì sau cùng khi bạn trình bày xong. Thời Aristotle, các sách đều chia một bài trình bày ra làm ba phần: phần mở đầu, phần thân bài và phần kết thúc. Cho đến tận bây giờ, phần mở đầu bao giờ cũng được coi là bánh lái dẫn dắt cả bài trình bày. Người trình bày sẽ vừa là người mang đến những thông tin mới mẻ, cũng là người đem lại sự giải trí cho mọi người. Hàng trăm năm nay, người diễn thuyết vẫn thường được coi trọng như một tờ báo, quyển tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, điện thoại và cả là diễn viên nhà hát nữa vì người diễn thuyết thực hiện một số chức năng như những phương tiện truyền thông. Nhưng thế giới ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Các sáng chế, phát minh ngày càng tạo điều kiện cho cuộc sống phát triển nhanh hơn gấp nhiều lần kể từ thời Belsshazzar và Nebuchadnezzar. Ô tô, xe máy, máy bay, đài, TV đang cùng chúng ta chuyển động nhanh chóng. Diễn giả cũng bị cuốn theo với nhịp độ không mệt mỏi của thời gian. Bây giờ, nếu bạn chuẩn bị cho phần mở đầu, hãy nói ngắn gọn như một lời quảng cáo thôi. Khán thính giả ngày nay thường có những câu hỏi như: “Nói cái gì nhỉ? Hãy nói nhanh và rõ ràng. Đừng biến chúng tôi thành nhà nguyện! Nhanh chóng đưa ra thông tin rồi ngồi xuống thôi”. Các bạn hãy tham khảo một số lời mở đầu sau để thấy những phần mở này rất ngắn gọn, súc tích mà vẫn thu hút được sự chú ý lắng nghe của mọi người. Khi Woodrow Wilson phát biểu tại quốc hội trả lời câu hỏi quan trọng về nguyên tắc cơ bản của chiến tranh dưới lòng đại dương (tàu ngầm), ông đã giới thiệu chủ đề bài trình bày và tập trung sự chú ý của khán giả đối với vấn đề này chỉ bằng một số ít từ: Một vấn đề đã nảy sinh trong quan hệ quốc tế của đất nước. Nhiệm vụ của tôi là thông báo với mọi người một cách rất thẳng thắn. Khi Charles Schwab có bài phát biểu trước Hiệp hội Pennsylvania Society của New York, ông đi thẳng đến phần trọng tâm của bài phát biểu với câu: Câu hỏi hàng đầu trong tâm trí công dân Mỹ ngày nay là: Ý nghĩa của nhà ổ chuột hiện tại trong kinh doanh và trong tương lai là gì? Cá nhân tôi là một người rất lạc quan Một cán bộ quản lý kinh doanh của National Cash Register đã mở đầu bài nói chuyện với các nhân viên của mình chỉ bằng ba câu mở đầu. Các nhân
  19. viên của ông rất dễ dàng lắng nghe và hiểu ngay. Các bạn, những người nhận được đơn đặt hàng, có nhiệm vụ giữ cho khói của nhà máy liên tục bay ra. Lượng khói từ các ống khói trong suốt hai tháng mùa hè chưa đủ dày để làm tối đen bầu không khí này xét trên góc độ nào đi chăng nữa. Giờ đây, những ngày ế ẩm đã qua và sự phục hồi kinh doanh bắt đầu, chúng tôi chỉ đòi hỏi ở các bạn một điều duy nhất là: Chúng tôi muốn nhiều khói hơn nữa. Thế nhưng có phải những người thuyết trình thiếu kinh nghiệm thường nói rất ngắn gọn và nhanh chóng trong phần mở đầu không? Phần lớn những diễn giả không được đào tạo chính quy, bài bản và không có kỹ năng thường bắt đầu bằng một trong hai cách mà cả hai cách này đều không hay cả. Chúng ta sẽ bàn đến ngay bây giờ. Biết cách mở đầu bằng câu chuyện hài hước, vui vẻ, ngộ nghĩnh. Một số diễn giả mới vào nghề thường nghĩ mình phải gây cười cho người nghe. Nhưng nhiều lúc anh ta lại nghiêm trang như một cuốn bách khoa toàn thư. Anh đứng lên để nói những điều anh tưởng tượng ra, những điều anh nghĩ ra, lúc này tinh thần của Mark Twain chảy xuống người anh. Cho nên anh rất muốn bắt đầu bằng một câu chuyện hài hước sau bữa tối. Nhưng điều gì đã xảy ra? Thường thì anh ta lại thuật lại câu chuyện mà không mấy khôi hài. Như vậy, anh không thể trở thành người có tài kể chuyện. Nếu như một người biểu diễn các trò tiêu khiển lại làm như vậy đến mấy lần trước công chúng thì anh ta sẽ chỉ nhận được những tiếng la ó và quát tháo đòi xuống sân khấu ngay của các khán giả đã mất tiền để mua vé. Cũng may là đại bộ phận những người đang lắng nghe diễn giả trình bày rất cảm thông với diễn giả, họ cố gắng tạo ra những tiếng cười nhỏ nhoi mặc dù thực ra trong lòng họ đang thấy tiếc cho người diễn giả đã không kể được một câu chuyện vui nào. Bạn đã bao giờ gặp những cảnh tương tự như vậy chưa? Trong tất cả những cái khó của trình bày thì khó hơn cả khả năng làm cho khán giả cười. Mỗi con người đều có khả năng gây cười khác nhau, khả năng hài hước là đặc tính của cá nhân. Thực chất, bản thân câu chuyện nhiều khi không hề gây cười. Chính cách kể chuyện đã biến câu chuyện trở nên buồn cười và thú vị hơn. Có đến 99% người đã không biết cách kể câu chuyện đặc sắc đã giúp nhà văn Mark Twain
  20. trở nên nổi tiếng. Câu chuyện mà mặc dù Lincoln đã kể đi kể lại nhiều lần trong quán rượu quận Tám của Illinois vẫn khiến nhiều người lái xe hàng dặm liền đến để nghe, mọi người đứng cả đêm liền để nghe Câu chuyện kể về một hành khách cố gắng về nhà sau khi vượt qua bao nhiêu đường đất nơi vùng thảo nguyên Illinois. Trời thì tối đen như mực, mưa càng ngày càng to tưởng như bao nhiêu nước ở đâu giờ tràn về cả, sấm chớp đùng đùng, sét chằng chịt trên bầu trời đánh gãy cành cây. Bỗng nhiên có một tiếng động lớn còn kinh khủng hơn nhiều những âm thanh kia. Nhưng anh ta không cầu nguyện mà thốt lên: “Ôi Chúa ơi, nếu Chúa cũng đang phải chịu giống con như thế này thì Chúa hãy cho con thêm một chút ánh sáng và bớt tiếng ồn đi”. Các bạn hãy tham khảo một ví dụ khác nữa. Trong đoạn mở đầu này, tác giả đã khéo sắp xếp lồng vào các câu hài hước hóm hỉnh khiến người nghe rất thích thú: Thưa ngài Chủ tịch và các quý ông, quý bà của công ty Bảo hiểm nhân thọ Metropolitan. Tôi đã xa nhà khoảng chín tháng rồi, nhưng tôi có biết một diễn giả, anh ấy đã nói với tôi rằng những vị khán giả tốt nhất là những vị khán giả sau bữa tiệc tối. Họ là những người thông minh, hiểu biết, có kiến thức nhưng cũng không quá khắt khe đối với diễn giả. (Khán giả cười và vỗ tay). Bây giờ, tôi rất sung sướng nói rằng: những khán giả hôm nay là những khán giả tuyệt vời nhất mà tôi từng gặp với cương vị là một diễn giả sau các buổi tiệc tối. Có thể các bạn không nói ra nhưng tôi biết rằng mọi người ở đây rất tuyệt vời và tôi cũng nghĩ rằng đó là tinh thần của công ty Bảo hiểm nhân thọ Metropolitan. (Khán giả vỗ tay dài). Đừng mở đầu bằng một lời xin lỗi Điều thứ hai những người mới vào nghề nên tránh là không nên mở đầu bằng một lời xin lỗi chẳng hạn như: “Tôi không phải là diễn giả Tôi chưa chuẩn bị để nói Tôi cũng không biết nói gì ” Không nên, không nên như vậy! Nếu bạn nói như thế thì những người nghe sẽ nghĩ rằng bạn sẽ không trình bày được gì hơn nữa cả. Dầu sao, nếu bạn có chưa chuẩn bị thì cũng chỉ có một vài người sẽ phát hiện ra mà không cần bạn phải nói với họ là tôi chưa chuẩn bị. Còn những người khác chưa chắc đã phát hiện ra. Vậy thì tại sao bạn lại nói ra cho họ biết nhỉ? Tại sao bạn lại làm
  21. cho người nghe nghĩ rằng họ không đáng để bạn chuẩn bị bài trình bày, rằng chỉ cần những điều cũ rích của bạn cũng đã đủ để làm cho họ hài lòng? Không, không nên như thế một chút nào cả. Hãy nhớ rằng người nghe đến đây là để được nhận thông tin, được giải trí chứ không phải để nghe những lời xin lỗi của bạn. Lúc bạn xuất hiện trước khán giả, bạn nhận được sự tập trung chú ý của mọi người. Điều đó là hoàn toàn tự nhiên và không thể thay đổi được. Bạn cần làm chủ mình trong khoảng thời gian đó. Nhớ rằng, trong năm giây đầu tiên bạn chắc chắn có thể bình tĩnh làm chủ mình được, nhưng năm phút tiếp theo thì thật khó. Nếu như bạn mất bình tĩnh, không tự tin thì thật khó có thể bình tĩnh trở lại. Cho nên, hãy nói câu đầu tiên với khán giả những gì thú vị và hay nhất bạn có. Không nên để đến câu thứ hai mới nói, càng không phải câu thứ ba. Ngay từ câu đầu tiên nhé. Có thể bạn sẽ hỏi: “Nên nói gì ngay lúc đầu nhỉ?” Hãy cố gắng khai thác nguồn tư liệu mà bạn có. Điều này sẽ tuỳ thuộc vào chính bạn, vào khán giả, vào chủ đề buổi nói chuyện, bài nói chuyện, tuỳ thuộc vốn kiến thức bạn có, vào cả cơ hội và nhiều thứ nữa. Chúng tôi hy vọng rằng những gợi ý đưa ra thảo luận và được minh hoạ trong chương này sẽ mang lại cho các bạn một số thông tin hữu ích. Hãy khơi gợi trí tò mò của người nghe Các bạn hãy nghe lời mở đầu này của ngài Howell Healy phát biểu tại Câu lạc bộ vận động viên Penn ở Philadenphia. Các bạn có thấy thích thú, lôi cuốn ngay từ đầu không? Khoảng tám mươi năm trước đây, một cuốn sách nhỏ đã đuợc xuất bản tại Luân Đôn. Cuốn sách này được coi là bất tử. Rất nhiều người đã gọi nó bằng cái tên trìu mến là “cuốn sách nhỏ vĩ đại nhất trên thế giới”. Ngay khi sách vừa được xuất bản xong, mọi người gặp nhau thường chỉ hỏi nhau một câu: “Bạn đã đọc nó chưa?” Và câu trả lời thường là: “May quá, tôi đã đọc rồi”. Cuốn sách này đã được xuất bản một nghìn bản và được bán hết. Chỉ trong hai tuần lễ, nhu cầu dành cho cuốn sách này đã lên tới mười lăm nghìn cuốn. Từ đó đến nay, cuốn sách này đã được tái bản rất nhiều lần và được dịch ra mọi ngôn ngữ. Mấy năm trước đây, J. P. Morgan đã mua bản thảo nguyên gốc viết bằng tay với giá cao đến khó tin. Bây giờ cuốn sách này đang được trưng bày cùng với số tài sản vô giá của ông tại nhà trưng bày nghệ thuật ở
  22. thành phố New York. Ông đã gọi nơi này là thư viện của mình. Các bạn có biết cuốn sách nổi tiếng thế giới đó là cuốn nào không? Chính là cuốn “Giáng sinh của Carol” của đại văn hào Dicken. Bạn có coi đó là một lời mở đầu thành công không? Lời mở đầu này có thu hút sự chú ý của bạn không? Mỗi câu văn có khiến bạn thú vị không? Tại sao thế nhỉ? Có phải tại vì nó đã tạo cho bạn thấy tò mò không? Đúng đấy, chính nó đã tạo cho bạn thấy tò mò. Có ai mà lại không tò mò bao giờ đâu nhỉ? Tôi đã từng nhìn những chú chim đang bay trong rừng mà không hề ngạc nhiên hay tò mò một chút nào. Ấy thế mà những anh chàng thợ săn lại thích thú săn tìm những con chim đến như vậy. Bạn hãy khơi gợi trí tò mò của khán giả ngay trong câu đầu tiên nhé, như vậy bạn đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của họ rồi. Một nhà văn đã mở đầu bài giảng của mình về chuyến đi thám hiểm của đại tá Thomas Lawrence ở Ả-rập như thế này: Lloyd Geoger nói rằng ông coi đại tá Lawrence như một trong những nhân vật lãng mạn và lập dị nhất trong thời hiện đại. Lời mở đầu này có hai tác dụng. Thứ nhất, tác giả đã trích dẫn một câu nói của một người kiệt xuất được nhiều người biết đến. Thứ hai, câu mở đầu này chứa đựng nhiều điều gây tò mò cho người nghe. “Tại sao lại lãng mạn nhỉ?” “Tại sao lại lập dị nhỉ?” “Trước đây tôi chưa từng nghe nói đến người này Anh ấy làm gì nhỉ?” Lowell Thomas lại bắt đầu bài giảng của mình về đại tá Thomas Lawrence bằng một lời miêu tả: Một hôm tôi đang đi xuống phố Christian ở Jerusalem thì gặp một người đàn ông mặc chiếc áo choàng rực rỡ giống như của các vị vua chúa phương Đông, bên sườn đeo thanh kiếm vàng của con cháu dòng dõi người sáng lập ra đạo Hồi Mohammed. Nhưng người đàn ông này lại không có nét gì của một người Ả-rập cả. Anh ta có đôi mắt xanh lục mà mắt của người Ả0rập lại thường đen hoặc nâu. Những câu mở đầu này có làm cho bạn tò mò không? Bạn có muốn nghe tiếp rồi à. Bạn sẽ tự hỏi “Anh ấy là ai nhỉ? Tại sao anh ấy lại cải trang giống người Ả-rập? Anh ấy làm gì?”
  23. Một học sinh đã mở đầu bằng một câu hỏi như sau: Các bạn có biết là hiện nay nô lệ vẫn còn tồn tại trên mười bảy quốc gia trên thế giới không? Câu hỏi này không những thu hút trí tò mò mà còn gây sốc đối với khán giả. “Nô lệ à? Hiện nay? Mười bảy quốc gia? Dường như là không tin được. Các quốc gia nào nhỉ? Các quốc gia này nằm ở đâu?” Một người cũng có thể mở đầu gợi trí tò mò cho khán giả bằng cách nêu ra hiện tượng rồi khiến khán giả háo hức lắng nghe nguyên nhân. Chẳng hạn như một sinh viên đã mở đầu với một lời tuyên bố rất đanh thép: Một thành viên của một cơ quan lập pháp của chúng ta gần đây đứng lên phát biểu trong hội đồng lập pháp và đọc một đoạn trong luật nói rằng cấm các con nòng nọc biến thành ếch trong vòng hai dặm của bất kỳ trường học nào. Bạn cười ư? Có phải người này đang nói đùa bạn không? Thật là vô lý! Có phải điều đó là sự thật và đã được thực hiện rồi không? Vâng. Sinh viên này tiếp tục giải thích. Một bài báo trên tờ Bưu điện tối thứ bảy với nhan đề “Với tên Gangster” đã mở đầu như sau: Có phải những tên găngxtơ thực sự là có tổ chức không? Bởi vì họ có luật lệ riêng Chỉ với mấy từ như vậy thôi mà tác giả của bài báo đã nói lên chủ ý của mình và khiến bạn thấy tò mò là những tên găngxtơ được tổ chức như thế nào. Rất đáng tin. Một người phát biểu trước công chúng nên học kỹ thuật của các nhà viết báo, tạp chí áp dụng để ngay lập tức thu hút sự quan tâm, chú ý của người đọc. Bạn học được từ họ cách mở đầu nên như thế nào nhiều hơn là học từ cách sưu tầm các bài phát biểu sẵn được in ra. Tại sao lại không bắt đầu bằng một câu chuyện? Chúng ta đặc biệt thích nghe diễn giả liên hệ bằng chính kinh nghiệm bản thân của mình. Russell E. Conwell đã từng trình bày tới sáu trăm lần bài “Cánh đồng kim cương” và cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của mọi người. Bài này mở đầu như sau: Năm 1870 chúng tôi đi xuống vùng sông Tigris. Chúng tôi đã thuê một
  24. người hướng dẫn tại Bagdad để chỉ cho chúng tôi Persepolis, Nineveh và Babylon Sau đó anh ấy thôi không kể tiếp câu chuyện nữa. Chính cách kể chuyện ấy đã cuốn hút người nghe. Các chi tiết cứ như chuyển động quanh chúng ta làm ta phải đuổi theo. Chúng ta rất muốn biết xem câu chuyện sẽ tiếp tục ra sao và kết thúc thế nào. Như vậy là diễn giả đã đạt được thành công. Cách mở đầu bằng một câu chuyện như thế này đã được dùng ở chương ba trong cuốn sách này. Hãy xem các ví dụ về những câu mở đầu trích từ tờ Bưu điện thứ Bảy: Con cá mập cắn răng rắc vào tang quay phá tan bầu không khí yên lặng. Một sự kiện, vốn chỉ bình thường thôi nhưng lại không có gì là bình thường cả khi các sự cố có thể xảy ra. Sự kiện này đã xảy ra ở khách sạn Montview. Denver trong suốt tuần đầu tiên của tháng bảy. Điều này đã gây tò mò cho ông Goebel, giám đốc điều hành. Ông Goebel đã kể với ông Steve Faraday chủ khách sạn Montview. Ông Steve Faraday chỉ vài ngày sau đó đã thường xuyên đi kiểm tra sự tình. Hãy ghi nhớ rằng các cách mở đầu này đều gợi cho bạn tò mò. Bạn đọc hay nghe những lời mở này sẽ muốn đọc nữa, muốn nghe nữa, muốn biết và tìm hiểu xem những điều gì thú vị tiếp theo đang chờ bạn phía trước. Ngay cả những người mới vào nghề cũng hiểu rằng anh ta sẽ đạt được thành công như thế nào ngay từ lời mở đầu khi áp dụng kỹ thuật mở đầu bài nói bằng cách gây tò mò cho người nghe. Hãy bắt đầu với những minh hoạ cụ thể Các khán giả đều cảm thấy khó khăn và mệt mỏi khi phải ngồi nghe hàng giờ đồng hồ liền các bài diễn văn dài dằng dặc. Làm thế nào để tránh không gây ra điều phiền toái như vậy cho khán giả? Hãy mở đầu bằng các minh hoạ cụ thể. Minh hoạ sẽ khiến cho các bài phát biểu dễ nghe hơn, dễ theo dõi hơn. Vậy thì tại sao ta lại không sử dụng cách mở đầu này? Tôi cũng biết rằng các diễn giả sẽ cảm thấy khó khi làm như vậy. Chính bản thân tôi đã từng thử đưa ra các minh hoạ cụ thể ở phần mở đầu mấy lần rồi nên tôi hiểu cách này cũng tương đối khó. Thường thì các diễn giả có xu hướng mở đầu bằng một số lời tuyên bố tổng quát. Cũng không hẳn là tất cả đều làm như vậy, nhưng nên mở đầu bằng cách nêu dẫn chứng minh hoạ gây thú vị cho người nghe trước rồi
  25. sau đó nêu các ý tổng quát. Nếu bạn muốn học hỏi kinh nghiệm của ví dụ này, hãy giở lại quyển sách này, bạn sẽ thấy trong phần mở đầu của Chương VI. Vậy đâu là những kỹ thuật được sử dụng trong đoạn mở đầu ở Chương VI này? Sử dụng vật trưng bày làm mẫu Có lẽ cách dễ dàng nhất trên thế giới này để thu hút sự chú ý của người khác chính là đưa ra trước mắt mọi người một vật gì đó để mọi người có thể nhìn thấy. Ngay cả người nguyên thuỷ và những người khờ dại ngốc nghếch, trẻ con còn nằm trong nôi và cả những chú khỉ trong cửa sổ nhà kho, những chú chó trên đường khi nhìn thấy một vật gì đó trước mắt mình cũng đều chú ý. Cách này cũng có thể có hiệu quả khi phát biểu trước các vị khách tôn kính. Chẳng hạn như ông S. S. Ellis người Philadelphia đã kẹp đồng xu vào giữa ngón cái và ngón trỏ để mở đầu bài phát biểu. Ông nói: “Đã ai từng tìm thấy đồng xu được đặt tại vị trí này chưa? Người nào may mắn tỉm thấy đồng xu sẽ có rất nhiều cơ hội tìm ra sự phát triển trong cuộc sống xung quanh ” Mọi người rất háo hức chờ đợi những điều ông sắp trình bày. Đặt câu hỏi Phần mở đầu bài phát biểu của bà Ellis khác hẳn so với những phương thức thông thường khác. Bà đã đặt câu hỏi để người nghe cùng suy nghĩ với diễn giả. Các bạn hẳn còn nhớ bài báo trên tờ Bưu điện tối thứ bảy về những kẻ găngxtơ đã mở đầu bằng hai câu hỏi ngay trong ba câu mở đầu: “Có phải bè lũ găngxtơ thực sự là có tổ chức không? Bằng cách nào?” Cách sử dụng những câu hỏi then chốt như vậy là một trong những cách dễ dàng nhất, đơn giản nhất để mở khoá tư duy của người nghe, để bạn có thể thâm nhập vào. Khi những cách khác không còn hiệu quả thì bạn hãy sử dụng cách này. Tại sao không mở đầu bằng chính câu hỏi của những người nổi tiếng? Những câu nói của những người nổi tiếng luôn luôn được mọi người quan tâm và chú ý đến. Thường những gì họ nói ra luôn có sức nặng. Sử dụng trích dẫn của những người nổi tiếng là cách hay nhất để cuốn hút người nghe. Bạn có thích cách mở đầu của bài thảo luận về Thành công của kinh doanh dưới đây không? “Elbert Hubbard đã nói: ‘Thế giới dành tặng các giải thưởng lớn cả về tiền
  26. bạc và danh vọng chỉ cho một thứ. Đó chính là sáng kiến. Vậy sáng kiến là gì? Tôi sẽ định nghĩa cho bạn nghe, sáng kiến chính là làm những điều đúng đắn mà không phải được chỉ bảo”. Phần mở đầu này ngay từ những câu đầu tiên đã cuốn hút người nghe. Câu đầu tiên gây sự tò mò cho người nghe, làm người nghe háo hức chăm chú lắng nghe xem những gì đang chờ mình ở phía trước. Nếu diễn giả biết cách dừng, ngắt nhịp nhàng, có kỹ thuật thì càng tạo hiệu quả cao cho bài nói. Diễn giả dừng sau cụm từ “Elbert Hubbard nói” ngay lập tức sẽ gây tò mò cho người nghe. Người nghe cũng dường như lắng lại để đoán xem “Thế giới này dành tặng các giải thưởng lớn cả về tiền bạc và danh vọng chỉ cho một thứ nào nhỉ?” Người nghe sẽ có tâm lý muốn diễn giả phải nhanh chóng giải thích cho mọi người: “Có thể chúng tôi cũng không đồng ý với quan điểm của diễn giả đâu, nhưng hãy nói cho chúng tôi biết ý kiến của ông. Các giải thường lớn cả về tiền bạc lẫn vật chất được dành cho điều gì vậy?” Câu thứ hai trong phần mở đầu trên dẫn chúng ta đến trọng tâm của chủ đề bài nói. Câu thứ ba là một câu hỏi như mời gọi, dẫn dắt khán giả thảo luận xem “Sáng kiến là gì?” Khán giả chắc hẳn sẽ suy nghĩ về điều này dù chỉ là một đôi chút. Câu thứ tư nêu ra định nghĩa về sáng kiến Sau phần mở đầu này, diễn giả dẫn dắt người nghe đến với một câu chuyện hay minh hoạ cho luận điểm mà diễn giả nêu ra. Với một cấu trúc như thế này chắc chắn bài nói sẽ thu hút sự chú ý của người nghe rất nhiều. Người nói nên liên kết chủ đề bài trình bày với những lợi ích thiết thân của những người nghe. Ngay từ khi bắt đầu hãy đi thẳng tới những mối quan tâm, những lợi ích của khán giả. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả để bắt đầu. Cách này chắc chắn cũng thu hút sự chú ý của người nghe. Chúng ta ai cũng thích người trình bày đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa và quan trọng đối với chúng ta. Nghe thì có thể thấy đây là cách đơn giản và bình thường. Thế nhưng khi bắt đầu bạn sẽ thấy nó không dễ dàng chút nào đâu. Tôi đã từng nghe một diễn giả mở đầu bài nói của mình về tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Anh ấy đã bắt đầu như thế nào nhỉ? Anh ta kể về lịch sử của Viện Kéo dài cuộc sống và tuổi thọ con người, rằng viện này được cơ cấu tổ chức như thế nào. Thật tẻ nhạt! Những người nghe của chúng ta đâu có phải không hiểu mô
  27. tê gì mà anh ta cứ thao thao bất tuyệt như vậy. Chúng ta cũng không phải những người dân ở vùng sâu vùng xa thích thú với những câu chuyện tổ chức này được hình thành ở đâu mà chúng ta quan tâm đến lợi ích của chính bản thân được phục vụ như thế nào. Đó là mối quan tâm nhất và cũng là mối quan tâm thường trực của chúng ta. Tại sao diễn giả lại không nhận ra điều đó nhỉ? Thay vì đó tại sao diễn giả không trình bày về công ty này hay tổ chức kia có quan tâm đến lợi ích của người hiện đang tham gia lắng nghe hay không? Tại sao diễn giả không bắt đầu bài nói của mình bằng những thông tin đó? Chẳng hạn như là có thể đưa ra các câu hỏi: “Bạn có biết tuổi thọ của con người tính theo các bảng bảo hiểm cuộc sống là bao nhiêu không? Tuổi thọ của bạn theo như như các nhà thống kê học tính toán trong các bảng này là hai phần ba số thời gian mà tuổi hiện tại của bạn cho đến tám mươi. Ví dụ, hiện nay bạn ba mươi nhăm tuổi, vậy thì hiệu của tám mươi và số tuổi của bạn hiện nay là bốn mươi nhăm. Hai phần ba của bốn mươi nhăm là ba mươi. Như vậy thì bạn còn có thể sống thêm ba mươi năm nữa Như thế đã đủ chưa? Chắc chắn rằng cả bạn và tôi đều không mong muốn dừng lại ở ba mươi năm nữa mà phải nhiều hơn, nhiều hơn như thế nữa. Các bảng tính toán trên đều dựa theo hàng triệu các điều tra. Nhưng cả bạn và tôi đều mong muốn phải phá vỡ những con số đề ra trong bảng đó. Vậy thì bằng cách nào bây giờ nhỉ? Với những chuẩn đoán sớm và phương pháp phòng chống phù hợp thông qua những đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ sẽ kéo dài tuổi thọ của cả bạn và tôi”. Sau đó nếu chúng ta giải thích chi tiết tại sao việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ lại cần thiết đến như vậy thì người nghe sẽ chú ý nghe xem những công ty hay tổ chức nào thành lập ra để cung cấp những dịch vụ đó. Còn nếu như bạn giới thiệu về công ty một cách có chủ ý như lúc đầu thì thật khủng khiếp - vì cách đó sẽ khó có thể lôi cuốn được người nghe. Hay theo dõi một ví dụ khác: Tôi đã được nghe một sinh viên mở đầu bài nói của mình về sự cần thiết phải bảo tồn rừng. Sinh viên đó đã bắt đầu như thế này: “Chúng ta, những người Mỹ, phải tự hào về tài nguyên thiên nhiên của đất nước mình ” Rồi sau câu mở đó sinh viên tiếp tục cho người nghe thấy con người đã huỷ hoại các loại gỗ mà không hề thấy xấu hổ, không hề có những động thái phòng hộ rừng. Nếu theo đúng mục đích của bài nói như vậy thì câu mở đầu trên của sinh viên này thật tệ, quá chung chung và không hề rõ ràng. Anh ta chưa nêu được tầm quan trọng của chủ đề anh định nói với
  28. người nghe. Trong số những khán giả hôm đó sẽ có những người làm nghề in ấn, có những người làm ở ngân hàng. Hãy nói cho người nghe biết phá huỷ rừng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến công việc, cuộc sống của họ, sẽ ảnh hưởng đến sự phồn thịnh của xã hội Tại sao không mở đầu như thế này nhỉ: “Chủ đề tôi trình bày hôm nay ảnh hưởng đến công việc của mọi người, của ông Appleby và cả ông nữa, ông Saul ạ. Thực tế việc phá huỷ rừng cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả thực phẩm, đến hàng hoá chúng ta tiêu dùng hàng ngày và ảnh hường tới sự phồn thịnh của giàu có của tất cả chúng ta”. Bạn có thấy là cách mở đầu này sẽ làm tăng tầm quan trọng của việc bảo tồn rừng không? Mở đầu như thế này là làm theo cách của Elbert Hubbard “vẽ một bức tranh lớn rồi đặt vấn đề vào chỗ thu hút toàn bộ sự chú ý của mọi người”. Những sự kiện gây ngạc nhiên có sức thu hút mạnh mẽ S. S. McClure, người sáng lập một tờ báo quan trọng, đã nói: “Một tờ báo, tạp chí hay phải là hàng loạt các chuyện gây ngạc nhiên cho người đọc”. Những thông tin đáng ngạc nhiên này làm cho chúng ta không thể tin được. Dưới đây là một vài ví dụ: ông N. D. Ballantine của Baltimore mở đầu bài phát biểu của mình về Sự kỳ diệu của radio bằng câu: “Các bạn có tin rằng chỉ âm thanh của một con ruồi dạo qua thành một chiếc cốc thuỷ tinh ở New York có thể được truyền qua đài và tạo thành tiếng gầm rú ở tận vùng trung Phi như là tiếng đổ ngã của Niagara không?” Ông Harry G. Jones, giám đốc công ty Harry G. Jones của thành phố New York mở đầu bài phát biểu về Tình hình tội phạm bằng câu sau: “William Howard Taft, sau đó là Chánh án toà án tối cao của Mỹ tuyên bố: “Luật Hình sự của chúng ta hiện nay không được công dân tôn trọng”. Cách mở đầu như thế này gây kinh ngạc cho người nghe vì câu này được trích từ lời của một vị lãnh đạo về luật pháp. Ông Paul Gibbons, nguyên giám đốc Câu lạc bộ người lạc quan của Philadenphia lại có cách mở đầu bài phát biểu về Tội phạm như sau: Những người Mỹ lại là những tên tội phạm kinh khủng nhất trên thế giới. Mọi người chắc hẳn phải ngạc nhiên nhưng điều đó là sự thật. Cleveland, Ohio có số vụ giết người gấp tới sáu lần ở London, số vụ trộm cắp ở những
  29. vùng này cũng gấp một trăm bảy mươi lần so với ở London. Ở Cleveland hàng năm có nhiều người bị mất cắp hoặc là bị sát hại nhằm mục đích trộm cắp hơn cả tổng số người bị mất cắp hoặc bị sát hại ở Anh, Scotland và xứ Wales cộng lại. Hàng năm nhiều người bị giết ở St. Louis hơn cả ở toàn nước Anh và xứ Wales. Ở thành phố New York có nhiều vụ giết người hơn cả ở Pháp hay Đức hay Italia hay British Isles. Sự thật đau lòng của vấn đề là ở chỗ những tên tội phạm này không bị xét xử trừng trị. Nếu như ai đó giết người, gần như họ cũng sẽ không bị kết án. Một công dân yêu chuộng hoà bình thì thà chết vì bị ung thư còn hơn là bị treo cổ vì bắn chết một người”. Phần mở đầu này rất thành công, ông Gibbons đã đặt sức nặng cần thiết vào trong những câu chữ. Cũng có một số sinh viên cũng bắt đầu bài nói của mình về tình hình tội phạm cũng gần tương tự như thế. Tuy nhiên, những mở đầu ấy đều thường quá. Cấu trúc bài thì không có gì cần góp ý cả, nhưng tâm hồn của họ trong đó thì không có gì. Tại sao lại có sự khác nhau như thế? Cái chính là những sinh viên kia đã không thổi được hồn vào câu chữ để chuyển tải toàn bộ ý tưởng chủ đề và không gây ngạc nhiên cho người nghe. Giá trị của phần mở đầu tưởng như là bình thường Hãy theo dõi đoạn văn sau rồi cho biết bạn thấy phần mở đầu này như thế nào? Bạn có thích không? Tại sao bạn lại thích? Mary E. Richmond phát biểu tại cuộc họp hàng năm Liên đoàn cử tri nữ của New York một vài ngày trước khi luật thông qua điều lệ cấm kết hôn khi còn nhỏ như sau: Hôm qua khi đoàn tàu chạy qua một thành phố không xa đây lắm, tôi nhớ về một đám cưới diễn ra ở đây vài năm trước. Bởi vì rất nhiều đám cưới cũng vội và và đáng ngạc nhiên như đám cưới này nên tôi sẽ bắt đầu kể cho các bạn nghe tình tiết câu chuyện này làm ví dụ. Hôm đó là ngày 12 tháng 12, một nữ sinh cấp ba mười lăm tuổi lần đầu tiên đã gặp một cậu học sinh cấp hai ở trường bên cạnh. Cậu bé này cũng vừa đến tuổi thành niên. Ngày 15 tháng 12, tức là chỉ ba ngày sau đó họ đã quyết định xin giấy đăng ký kết hôn và bịa ra lý do cô gái đã mười tám tuổi tức là không còn chịu sự quản lý của cha mẹ nữa và không cần sự đồng ý của cha mẹ nữa. Họ đã đi gặp cha sứ vì cô gái theo đạo Thiên chúa. Thế nhưng cha sứ từ chối không làm lễ thành hôn cho họ. Cũng không biết bằng cách nào, cũng có thể là từ cha sứ, mẹ của cô gái đã biết tin họ đang cố làm đám cưới. Thế
  30. nhưng trước khi tìm được con thì chú rể đã đưa cô dâu về khách sạn. Họ đã ở đó hai ngày hai đêm. Sau đó chính chú rể lại là người từ bỏ cô gái và thôi không bao giờ sống với cô nữa. Cá nhân tôi rất thích phần mở đầu này. Ngay từ câu đầu tiên đã rất hay. Câu này đoán trước sắp có một hồi tưởng thú vị chờ mọi người. Chúng ta đều muốn ngồi xuống để nghe câu chuyện thú vị ấy. Phải nói là câu chuyên rất tự nhiên. Nó không hề mang một chút tính sách vở, không trang trọng, nghiêm nghị “Hôm qua khi đoàn tàu chạy qua một thành phố không xa đây lắm, tôi nhớ về một đám cưới diễn ra ở đây vài năm trước đây”. Câu này được kể rất tự nhiên, không bị gò bó. Dường như những câu văn sẽ nối kết vào nhau tạo thành một câu chuyện hay. Khán giả thích nghe những câu chuyện hấp dẫn như vậy. Chúng tôi muốn nghệ thuật phải che giấu được nghệ thuật trong đó. TỔNG KẾT 1. Phần mở đầu một bài nói là cực kỳ quan trọng, sẽ dọn đường cho những phần tiếp theo sẽ được trình bày. Mở bài sẽ làm cho đầu óc khán giả tươi mới để lắng nghe những nội dung tiếp. Cho nên, phần mở phải được chuẩn bị công phu và kỹ càng trước đó. 2. Lời giới thiệu phải ngắn gọn, chỉ từ một đến hai câu. Nên đi thẳng vào chủ đề của bài định trình bày. 3. Những người mới còn thiếu kinh nghiệm lại thường có xu hướng kể những câu chuyện cười hoặc nói lời xin lỗi. Cả hai cách trên đều không thể đạt hiệu quả nếu người nói không gây cười cho khán giả và bắt khán giả phải nghe lời xin lỗi. Như vậy, thay vì thu hút khán giả, người nói sẽ làm cho khán giả bực mình. Các câu chuyện nêu ra phải phù hợp, không lôi thôi dài dòng. Chất cười phải ẩn bên trong lời nói Nhớ đừng bao giờ nói lời xin lỗi vì chưa chuẩn bị nội dung trình bày. Nếu như vậy thì không tôn trọng khán giả và chỉ làm cho họ nhàm chán. Hãy hướng thẳng tới nội dung sẽ trình bày, nói nhanh, gãy gọn, rồi có thể ngồi xuống. 4. Diễn giả cần biết cách thu hút sự quan tâm chú ý lắng nghe của khán giả ngay từ những giây phút ban đầu bằng những cách sau: a. Gợi trí tò mò (Minh hoạ bằng chuyện “Giáng sinh của Carol” của Dicken).
  31. b. Gắn với một câu chuyện vui nho nhỏ (Minh hoạ bằng bài giảng “Hàng mẫu kim cương”). c. Mở đầu bằng những minh hoạ cụ thể (Xem phần đầu của chương VI cuốn sách này). d. Sử dụng thuật trang trí (Minh hoạ: Đồng xu chờ người tìm ra). e. Đặt câu hỏi (Minh hoạ: “Có ai đã từng thấy đồng xu kiểu này chưa?”). f. Trích dẫn những câu nói nổi tiếng (Minh hoạ: Elbert Hubbard nói về giá trị của sáng kiến). g. Chỉ ra mối quan hệ giữa chủ đề bài nói và mối quan tâm của khán giả (Minh hoạ: “Tuổi thọ mong đợi của con người là hai phần ba số thời gian mà tuổi hiện tại của bạn cho đến tám mươi. Bạn có thể kéo dài tuổi thọ của mình bằng cách tham gia những đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ” ). h. Nêu ra những chi tiết, sự kiện gây ngạc nhiên (Minh hoạ “Những người Mỹ lại là những tên tội phạm nguy hiểm nhất trong thế giới văn minh”). 5. Không nên có những phần mở quá nghiêm trang. Không nên để phần cốt lõi nhất của câu chuyện xuất hiện ngay lập tức. Hãy mở đầu một cách thật gần gũi, dung dị. Có thể sử dụng các tình huống vừa mới xảy ra, hay cả những thông tin vừa nói. (Minh hoạ: “Hôm qua khi tàu chạy qua một thành phố cách đây không xa, tôi đã nhớ đến ”).
  32. CHƯƠNG IX LÀM THẾ NÀO ĐỂ KẾT THÚC MỘT BÀI NÓI Bạn có biết những phần nào trong bài trình bày của mình sẽ thể hiện rõ nhất mức độ thiếu kinh nghiệm hay thành thạo, mức độ không thích hợp hay là khéo léo của bạn không? Đó chính là phần mở đầu và phần kết thúc. Ngày trước có một câu nói nổi tiếng trong các nhà hát nói về các diễn viên như sau: “Bạn sẽ biết họ thông qua những lối đi vào và lối đi ra”. Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết thúc thật hay là việc khó khăn nhất đòi hỏi phải có khả năng xử lý thật khéo. Chẳng hạn như các bạn có thể nhìn thấy ở các nơi tổ chức các sự kiện nào đó bao giờ cũng có lối đi vào và đi ra được trang trí cẩn thận và đẹp đẽ. Trong các cuộc phỏng vấn xin việc, chẳng phải nhiệm vụ quan trọng nhất là có lời mở đầu hay tạo tiền đề cho những lời tiếp theo và có câu kết thành công hay sao? Phần kết luận luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi bài thuyết trình. Những lời sau cùng bạn nói ra sẽ ngân nga mãi trong lòng người nghe ngay cả khi bạn đã trình bày xong bài nói của mình. Chính những câu sau cùng ấy lại luôn đuợc người nghe nhớ lâu nhất. Phần kết luận bao giờ cũng được mọi người mong chờ như một lời cuối để lại ấn tượng cho người nghe. Tuy nhiên, những người mới tham gia công việc thuyết trình lại thường xem nhẹ tầm quan trọng của điều tưởng như ai cũng biết này. Các bạn có biết những lỗi thông thường mà chúng ta hay gặp phải là những lỗi nào không? Bây giờ chúng ta hãy thảo luận một số ví dụ và cùng tìm cách khắc phục. Lỗi đầu tiên mọi người thường mắc phải đó là kết luận bằng câu: “Đó là tất cả những gì tôi nói về vấn đề này; tôi nghĩ rằng tôi sẽ kết thúc tại đây”. Đây không phải là câu kết luận. Hãy nhớ rằng một câu kết như vậy là một lỗi lớn. Câu kết này cho thấy bạn không hề chuyên nghiệp trong công việc của một diễn giả. Và lỗi này thật khó có thể chấp nhận hay tha thứ được. Nếu như đó là tất cả những gì bạn phải nói thì tại sao không nêu tóm tắt ý của bài nói, rồi
  33. nhanh chóng ngồi xuống mà không cần phải nói là tôi dừng tại đây. Có thể bạn nghĩ câu kết luận rằng đó là tất cả những gì bạn phải nói sẽ mang lại cảm giác an toàn cho bạn, nhưng thực chất câu kết như vậy khán giả không hề mong chờ. Có diễn giả đã nói tất cả những gì anh ấy phải nói rồi, nhưng anh ấy không biết phải dừng lại như thế nào, không biết phải kết bài ra sao. Tôi tin rằng đó chính là Josh Billings đã khuyên mọi người giữ con bò mộng bằng cách túm đuôi thay vì cầm thật chặt sừng bò vì cách này có vẻ như dễ làm hơn. Diễn giả này đang có con bò, anh ta muốn dừng con bò lại nhưng anh ấy đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể tìm thấy một hàng rào hay một cái cây nào làm điểm tựa. Cuối cùng thì anh đành phải chạy vòng tròn, như là nói đi nói lại những gì anh vừa nói. Cách như vậy để lại ấn tượng xấu cho người nghe Cách khắc phục ư? Có phải phần kết cần được chuẩn bị trước không? Hay phần kết sẽ hay hơn khi bạn cố gắng chuẩn bị trong lúc bạn đối mặt với khán giả và đang căng thẳng với những câu chữ mình đang nói? Hay chúng ta nên chuẩn bị phần kết luận thật cẩn thận, bình tĩnh và càng sớm càng tốt? Ngay cả những diễn giả có tiếng tăm như Webster, Bright, Gladstone với mức độ thuần thục tiếng Anh khiến người khác phải khâm phục cũng vẫn cho rằng tốt nhất là nên viết phần kết ra và cố gắng nhớ tất cả những từ ngữ chính trong đó. Những người mới vào nghề nếu theo cách trên thì chắc chắn sẽ không bao giờ phải hối tiếc. Người đó phải biết một cách chính xác ý tưởng mình muốn trình bày trong phần kết. Sau đó nên tập đi tập lại nhiều lần, không nhất thiết là phải đúng từng câu chữ trong mỗi lần nhưng cần diễn đạt chính xác ý tưởng của mình. Một bài nói dù đã được chuẩn bị kỹ từ trước trong lúc trình bày cũng cần có những thay đổi cần thiết, hoặc là có thể cắt giảm cho phù hợp với tình hình thực tế của buổi trình bày hôm đó, và cũng thích hợp được với phản ứng của người nghe. Cho nên, thông minh nhất là bạn nên chuẩn bị hai hay ba phần kết khác nhau để phần kết này chưa phù hợp với bối cảnh thực tế thì có ngay phần kết khác để trình bày. Một số người không bao giờ đến được phần kết cuối cùng. Ngay từ đoạn giữa bài nói của mình họ đã lắp ba lắp bắp rồi ngừng hẳn. Lúc này họ giống như động cơ hết nhiên liệu. Sau đó họ dừng lại rồi ngừng hẳn. Những người
  34. này cần chuẩn bị kỹ càng hơn nữa, cần luyện tập nhiều hơn nữa - giống như động cơ cần nhiều nhiên liệu hơn. Nhiều người mới vào nghề đã đột ngột kết thúc bài nói của mình. Kiểu kết này không hề xuôi, không thể gọi là kết được và cách chốt vấn đề như vậy chỉ gây ra cho người nghe bực mình, thể hiện người trình bày bài nói không chuyên nghiệp. Cách kết này làm tôi liên tưởng giống như một người bạn đang nói chuyện với nhau bỗng đột nhiên dừng lại một cách sỗ sàng và phi thẳng ra ngoài không chào hỏi ai cả. Lincoln cũng đã từng có lỗi nhỏ trong bản thảo bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhất của ông. Bài diễn văn này được trình bày trong bối cảnh hết sức căng thẳng. Những đám mây đen của mối bất đồng và lòng căm thù đang bao phủ trên đầu. Chỉ vài tuần sau đó thôi máu sẽ chảy và đất nước sẽ bị tàn phá. Trong phần kết của bài diễn văn, Lincoln dự định sẽ dùng lời kết cho những người ở miền Nam như sau: Trong tay các bạn chứ không phải trong tay tôi, hỡi những người dân hiện đang không hài lòng, là vấn đề quan trọng của cuộc nội chiến. Chính phủ sẽ không tấn công hay dồn các bạn đâu. Mọi người sẽ không sao cả nếu như không tự biến mình thành những kẻ hiếu chiến. Không có lời thề nào trên thiên đường là phải phá hoại chính phủ cả, trong khi đó thì tôi là người bảo vệ, bảo tồn và gìn giữ chính phủ ấy nhất. Các bạn có thể kiềm chế việc tấn công chính phủ. Đối với các bạn chứ không phải đối với tôi là một câu hỏi nghiêm túc: “Sẽ có hoà bình hay gươm đao?” Lincoln đưa bài diễn văn này cho Bộ trưởng Seward. Ông Seward cũng thẳng thắn nhận xét phần kết này không hề sắc mà quá cộc, quá bất ngờ và hơi khiêu khích. Chính Seward đã tự mình viết phần kết đó. Ông viết hai phần kết. Lincoln đã chọn một trong hai phần kết đó và có sửa lại đôi chút. Còn ba câu sau cuối cùng của bài ông sử dụng nguyên văn bản nháp ông chuẩn bị. Kết quả rõ ràng là bài diễn văn nhậm chức đầu tiên của Lincoln đã không còn sự kiêu căng hay hiếu chiến nữa mà đã đạt đến đỉnh cao của tình hữu nghị đẹp đẽ và khả năng hùng biện đầy chất thơ: Tôi đành phải kết ở đây. Chúng ta không phải là kẻ thù mà là bạn. Chúng ta không nên là kẻ thù của nhau. Mặc dù tình cảm có thể bị kìm hãm nhưng cũng không thể phá huỷ tình cảm yêu mến của chúng ta. Những giai điệu kỳ diệu của nỗi nhớ, của kỷ niệm trải dài từ các chiến trường, những nấm mồ
  35. của những người yêu nước cho đến mỗi trái tim đang đập và mỗi gia đình sẽ làm tăng bản hoà ca hợp nhất khi lại được các thiên thần của tự nhiên ngân lên. Chắc chắn điều đó sẽ là như vậy. Làm thế nào những người mới vào nghề có được cảm giác nên kết bài ở đâu cho phù hợp? Có phải là theo một quy định cụ thể nào đó không? Không phải là như thế. Cảm giác này cũng phức tạp giống như văn hoá. Nó phải là tự cảm nhận. Nếu diễn giả không thể cảm thấy lúc nào cách kết ấy là phù hợp, là vừa khéo với bài trình bày thì làm sao anh ta có thể hy vọng là mình sẽ có một bài trình bày tốt? Tuy nhiên thì những cảm giác có thể trau dồi, luyện tập được. Có thể nghiên cứu, học hỏi những nhà diễn giả nổi tiếng cách nào họ có thể đạt được đến cảm giác lúc nào kết bài là phù hợp. Phần kết luận của bài phát biểu của người sau này là Thái tử xứ Wales trước Câu lạc bộ đế chế của Toronto có thể lấy làm ví dụ: Thưa các quý ông, tôi rất lấy làm tiếc là tôi đã rời quân đội và đã nói quá nhiều về bản thân mình. Nhưng tôi muốn kể cho các bạn, những khán giả đông nhất mà tôi từng có đặc ân phát biểu trước các bạn ở Canada, những điều tôi cảm thấy về chức vị và trách nhiệm tôi sẽ đảm đương. Tôi chỉ có thể chắc chắn với các bạn rằng tôi sẽ luôn cố gắng để đáp ứng được nhiệm vụ to lớn và đáng để mọi người tin tưởng. Một người mù đang nghe bài nói đó của bạn sẽ cảm thấy bài nói đã kết thúc. Bài nói ấy không để lại chút gì vương trong không gian như những sợi dây lỏng lẻo, cũng không để lại những gì gây rối cả. Bài nói đã trọn vẹn và kết thúc được. Tiến sĩ Harry Emerson Fosdick phát biểu tại nhà thờ thánh St. Pierre ở Giơnevơ hôm chủ nhật ngay sau hôm khai mạc hội đồng Liên đoàn các quốc gia lần thứ sáu. Ông đã chọn đoạn này: “Họ chọn gươm đao thì sẽ chết bởi gươm đao thôi”. Ông đã dùng những hình ảnh đẹp đẽ và cao quý cho phần kết của bài thuyết giáo của mình như sau: Chúng ta không thể hoà hợp chúa Giêsu với chiến tranh được - đó là điều cốt lõi của vấn đề. Đó cũng chính là thử thách khiến cho lương tâm của những người theo đạo Thiên chúa không bình yên. Chiến tranh là tội ác to lớn nhất huỷ diệt xã hội, làm đau lòng nhân loại. Điều đó hoàn toàn trái với giáo
  36. lý và không gì có thể cứu rỗi được. Xét về mọi mặt, từ chiến tranh không hề được nhắc đến trong các giáo lý của chúa. Điều này thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa giáo lý của chúa và các giáo lý khác. Liệu có tốt hơn không khi đạo Thiên chúa được coi mình là đạo cao quý nhẩt, và để họ, một lần nữa, tự nâng tiêu chí chống lại những người vô thần, từ chối ủng hộ chiến tranh, đặt thế giới của Chúa lên trên chủ nghĩa dân tộc và kêu gọi vì một thế giới hòa bình? Đó không phải là sự chối từ chủ nghĩa yêu nước mà chỉ là sự thần thánh hoá tôn giáo. Hôm nay, với tư cách là một người Mỹ, trong không khí thân thiện và ấm áp, tôi không thể phát biểu cho chính phủ tôi nhưng với tư cách là một người Mỹ và là một con chiên của đạo Thiên chúa, tôi thay mặt hàng triệu người dân chúc các bạn, đạt nhiều thành công, những gì bạn mong muốn và tin tưởng, những điều chúng ta không hối tiếc. Chúc các bạn đạt nhiều thành công rực rỡ mà các bạn xứng đáng nhận được. Chúng ta hành động bằng nhiều cách để cùng đến một đích cuối cùng đó là một thế giới hoà bình. Hành động vì lý tưởng đó không bao giờ là đủ cả. Nếu không đó sẽ là thảm hoạ khủng khiếp nhất đối với loài người. Giống như khái niệm trọng lực trong vật lý, không ai và không một quốc gia nào có thể đi ngược lại những điều răn của Chúa về giá trị đạo đức: “Nếu họ chọn gươm đao thì sẽ chết bởi gươm đao thôi”. Nhưng những phần kết của các bài phát biểu sẽ không thể coi là hay nhất hay hoàn mỹ nếu thiếu đi không khí nghiêm trang, giai điệu trầm hùng của phần kết bài Diễn văn nhậm chức lần thứ hai của tổng thống Lincoln. Hiệu trưởng trường Đại học Oxford phát biểu rằng sự lựa chọn này là “một trong những vinh quang và tài sản của loài người như vàng nguyên chất nhất thể hiện tài hùng biện”: Chúng tôi hy vọng và nhiệt thành cầu nguyện cho những tai hoạ của chiến tranh sẽ qua đi nhanh chóng. Và sự phán quyết của Chúa là đúng đắn và chính đáng. Chúa chỉ cho ta lối đi đúng, không hại ai mà chỉ mang hạnh phúc đến cho mọi người. Chúa dạy ta cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình, hàn gắn những vết thương chiến tranh, biết quan tâm đến những người sinh ra ngay tại chiến trường, quan tâm đến vợ goá, con côi của những người đã khuất. Làm tất cả điều đó sẽ mang lại hoà bình cho nhân loại, cho mọi quốc gia, dân
  37. tộc trên trái đất này. Đoạn văn bạn vừa đọc xong, theo tôi nghĩ đó phần kết hay nhất của một người tử nạn Bạn có đồng ý với nhận định của tôi không? Các bạn có thể tìm thấy ở đâu một bài diễn văn có phần kết giàu tính nhân văn hơn, đậm chất cảm thông hơn không? Có người đã nhận định bài diễn văn của Lincoln đã đạt đến đỉnh cao nhất cả về trí tuệ lẫn tinh thần. Carl Schurz đã viết: “Bài diễn văn này mang đầy chất thơ linh thiêng. Chua từng có một vị Tổng thống Mỹ nào nói những lời lẽ như vậy với người Mỹ. Và những người Mỹ cũng chưa từng có một vị tổng thống nào có những lời lẽ xuất phát từ trái tim xúc động đến như vậy”. Song dầu sao các bạn và tôi cũng không là Tổng thống ở Washington hay Thủ tướng ở Ottawa hay Canbera nên chúng ta sẽ không đọc một bài diễn văn bất tử trên cương vị đó. Cho nên chúng ta cần tìm ra cách để kết bài sao cho thật hay và phù hợp với những khán giả hiện đang lắng nghe ta nói. Bằng cách nào bây giờ? Chúng ta hãy xem xét một số cách sau. Tóm tắt những điểm chính Ngay cả trong những bài trình bày ngắn chỉ trong ba đến năm phút diễn giả cũng thường có xu hướng tóm lại một số ý trong khi trình bày. Cho nên đến phần kết người nghe cũng phần nào đoán ra những ý chính trong bài. Tuy nhiên một số diễn giả vẫn còn nhầm lẫn khi cho rằng những ý mình trình bày đều rõ ràng, mạch lạc rồi nên cũng không cần quan tâm lắm đến việc kết bài nói như thế nào. Thực chất của vấn đề lại là mặc dù diễn giả đã trình bày, thậm chí có nhắc đi nhắc lại những ý chính rồi thì những ý chính đó có khi cũng không được người nghe thật sự ghi nhớ. Người nghe thường có xu hướng “có thể nhớ rất nhiều nhưng không phân biệt thứ gì với thứ gì được”. Nghe nói một chính trị gia người Ailen đã từng khuyên những người làm công tác trình bày như sau: “Trước tiên hãy nói cho người nghe biết bạn sẽ trình bày cho họ nghe điều gì. Sau đó hãy nói cho họ biết bạn vừa trình bày điều gì xong”. Cách này không tồi phải không? Trên thực tế thì mọi người cũng nên theo lời khuyên này “Nói cho họ biết bạn vừa trình bày cho họ nghe điều gì”. Hãy nói nhanh, ngắn gọn, lướt qua những ý chính, tóm tắt lại những gì mình đã trình bày. Các bạn hãy theo dõi một ví dụ dưới đây. Người trình bày là một cán bộ
  38. quản lý giao thông của một công ty xe lửa Chicago: Thưa các bạn, nói tóm lại, chúng ta đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Lĩnh vực này đã được sử dụng ở phía Đông, phía Tây, phía Bắc. Việc tiết kiệm chi phí, việc ngăn chặn các tổn thất rủi ro trong một năm đã khiến cho tôi nghĩ tới việc ngay lập tức sẽ lắp đặt và vận hành thêm một chi nhánh nữa ở phía Nam. Các bạn đã thấy ý chính người nói muốn trình bày rồi phải không? Chỉ trong mấy câu ngắn gọn người nói đã tóm tắt những ý chính trong toàn bộ bài nói của mình giúp cho người nghe dễ hiểu. Kêu gọi hành động Một phần kết có câu trích dẫn là một ví dụ điển hình của phần kết kêu gọi hành động. Người trình bày muốn điều gì đó phải được thực hiện: một chi nhánh nữa sẽ được lắp đặt và vận hành ở phía Nam. Người trình bày đưa ra một số lý do như dựa trên việc tiết kiệm chi phí, việc ngăn chặn các tổn thất rủi ro. Khi muốn kêu gọi hành động, thì bài nói cần mang tính thực tế. Phần kết cũng góp vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra lời kêu gọi hành động đó. Đưa ra lời khen ngợi ngắn gọn, chân thật Pennsylvania sẽ dẫn đầu trong việc đẩy nhanh tương lai tươi sáng đến gần. Pennsylvania, nơi sản xuất sắt và thép lớn nhất, quê hương của công ty xe lửa lớn nhất thế giới, và là bang đứng thứ ba về sản xuất nông nghiệp, sẽ là hòn đá tảng trong sản xuất kinh doanh. Chưa bao giờ tương lai tươi sáng lại mở ra đối với Pennsylvania như lúc này, và cũng chưa bao giờ cơ hội để trở thành bang dẫn đầu cũng sáng lạng như vậy. Chỉ với những câu đó, Charles Schwab kết bài trình bày của mình trong hội nghị Xã hội Pennsylvania của New York. Ông đã làm cho khán giả hài lòng, tin tưởng vào tương lai của Pennsylvania. Những người có kinh nghiệm khi trình bày luôn khuyến khích kết thúc bài nói như vậy. Cũng nên nhớ rằng để đạt hiệu quả cao còn cần đến sự chân thật. Không nên tâng bốc, cũng không nên xu nịnh. Cách kết này có đặc điểm là nếu lời khen không đúng, không thân tình thì sẽ không mang lại hiệu quả gì cho bài nói, thậm chí còn gây khó chịu cho người nghe. Phần kết hài hước
  39. George Coban đã từng nói: “Luôn luôn để lại tiếng cười cho mọi người khi bạn nói lời tạm biệt”. Nếu bạn có khả năng làm được như thế thì rất tốt. Nhưng một câu hỏi đặt ra là nên thực hiện như thế nào bây giờ nhỉ? Mỗi người phải thực hiện theo những cách riêng của mình vì nó còn phụ thuộc vào khả năng của từng người. Có thể mọi người sẽ khó có thể hình dung ra Lloyd George đã khiến mọi người cười khi nói về một vấn đề cực kỳ trang nghiêm, đó là ngôi mộ của John Wesley. Nên ghi nhớ cách ông đã khéo léo như thế nào trong việc sắp xếp ý, và cách ông trình bày bài rất trôi chảy. Tôi rất vinh dự được nhận nhiệm vụ tu sửa phần mộ của Lloyd George. Ông là người luôn kinh ghét việc không ngăn nắp, không gọn gàng sạch sẽ. Tôi nghĩ rằng có lẽ ông là người đã từng nói: “Đừng để ai nhìn thấy một người theo hội Giám lý bừa bãi”. (Tiếng cười). Cho nên càng không thể phần mộ của ông bừa bãi, không gọn gàng được. Các bạn còn nhớ ông đã nói với một cô gái Derbyshrine khi cô chạy ngang qua cửa thì ngã và khóc khi ông đi qua không? “Ông Wesley, Chúa phù hộ cho ông”. “Cô gái ạ, cô sẽ còn được Chúa phù hộ cho nhiều hơn nếu như khuôn mặt và cái tạp dề của cô sạch sẽ hơn nữa”. (Tiếng cười). Đó chính là những suy nghĩ của ông về việc không gọn gàng ngăn nắp. Không được để phần mộ của ông không gọn gàng được. Nếu như có dịp ông đi qua thì chắc ông sẽ đau lòng lắm. Cách này làm cho ông buồn lòng nhiều hơn rất nhiều so với các hành động khác. Các bạn hãy chãm sóc phần mộ của ông. Đây là một ngôi mộ rất đáng nhớ và linh thiêng. Đó là lời hứa của bạn. (Tiếng cười). Dùng thơ để kết Trong tất cả các cách thì có lẽ cách kết bằng thơ vui sẽ để lại nhiều ấn tượng nhất cho người nghe. Nếu bạn có thể tự sáng tác ra những câu thơ để kết cho bài của mình thì thật tuyệt vời. Như vậy bài nói sẽ mang dấu ấn cá nhân bạn rất nhiều, mọi người chắc chắn sẽ cảm phục tài thơ của bạn. Ngài Harry Lauder đã kết thúc bài trình bày của mình trước đoàn đại biểu Ratarian của Mỹ tại hội nghị Edinburgh như sau: Và khi bạn trở về nhà, một số bạn sẽ gửi bưu thiếp cho tôi. Tôi sẽ gửi cho bạn một tấm nếu bạn không gửi cho tôi một tấm bưu thiếp. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra bưu thiếp đó là từ tôi gửi vì tôi không dán tem trên đó. (Cuời) Nhưng tôi sẽ viết một số câu vào trong tấm thiếp, chẳng hạn như:
  40. “Các mùa đến rồi các mùa lại đi. Mọi vật đều úa tàn, em có biết không? Duy chỉ có mội thứ vẫn nở tươi trong sương lạnh. Đó là tình yêu thương anh dành tặng em” Đoạn thơ ngắn trên rất đúng với tính cách của Harry Lauder và cũng phù hợp với nội dung chính của bài trình bày. Đoạn thơ trên thật tuyệt vời. Cũng không nhiều người sử dụng một bài thơ vui như thế trong khi trình bày bài nói mang tính trang nghiêm, song chính cách sử dụng đoạn thơ ngắn này lại tạo cho bầu không khí bớt nghiêm trang, khiến cho mọi người vui vẻ. Đúng là thời gian tôi dạy về ngôn ngữ cộng đồng càng dài, càng được chứng kiến nhiều thứ, tôi càng thấy rằng không thể đưa ra một nguyên tắc chung nào phù hợp với mọi bối cảnh, hoàn cảnh. Thánh Saint Paul đã từng nói: “Mỗi người đều phải tự tìm ra con đường cứu rỗi chính tâm hồn mình”. Tôi đã từng tham dự một buổi tiệc chia tay một giáo sư lên đường đi New York. Trong bữa tiệc hôm ấy, mọi người chúc tụng ông rất nhiều, và cũng rất nhiều lời chúc tốt đẹp nhất được dành cho ông hôm ấy. Song trong tất cả những lời chúc hôm đó, có một lời chúc được tôi nhớ nhất và cũng khiến nhiều người nhớ nhất. Người chúc đã kết thúc bằng một đoạn thơ. Người chúc quay sang phía vị giáo sư nghẹn ngào nói: “Bây giờ tôi xin nói lời tạm biệt. Chúc may mắn. Tôi chúc ông mọi điều tốt đẹp nhất mà ông hằng mong đợi. Tôi để tay lên trái tim bạn như người phương Đông làm Thánh Allah sẽ luôn bên bạn Dù bất cứ nơi nào bạn đến hay bạn đi Thì những cây cọ đẹp đẽ của thánh Allah sẽ mọc ở đó Qua những ngày làm việc mệt mỏi hay những đêm nghỉ ngơi Tình thương của thánh Allah sẽ mãi bên bạn Tôi để tay lên trái tim bạn như người phương Đông làm Thánh Allah sẽ luôn bên bạn” Ông J. A. Abbott, phó chủ tịch tập đoàn ô tô L. A. D của Brooklyn, trong khi nói với những người công nhân của mình về lòng tự hào và sự hợp tác, đã dùng một đoạn thơ của Kipling trong bài “Quyển sách về khu rừng thứ hai”
  41. để kết như sau: Bây giờ là luật của rừng - cũ và đúng đắn như bầu trời Và chú chó sói sẽ giữ cho bầu trời phồn thịnh, nhưng nếu sói không làm như vậy thì bầu trời sẽ chết Khi loài bò sát trên những thân cây, luật sẽ luôn ở bên cạnh chúng Sức mạnh của cả đàn chính là chú sói và sự mạnh mẽ của chú sói chính là sức mạnh của cả đàn. Nếu bạn đến thư viện công cộng tại thị trấn hay thành phố nơi bạn sinh sống và nói cho người thủ thư chủ đề bài nói bạn cần chuẩn bị và bạn muốn kết bài bằng một số câu thơ theo chủ đề đó, có lẽ cô thủ thư sẽ giúp bạn tìm hoặc giới thiệu cho bạn một số cuốn sách tham khảo phù hợp với nội dung bạn cần tìm. Sức mạnh của những lời trích dẫn từ kinh thánh Nếu bạn có thể trích dẫn đoạn văn từ Holy Writ để gói ghém bài nói của mình thì có lẽ bạn đã là một nhà tiên đoán. Cách sử dụng các câu trích dẫn từ trong kinh thánh thường có ảnh hưởng rất lớn. Một nhân viên tài chính nổi tiếng tên là Frank Vanderlip đã dùng câu trích dẫn từ trong kinh thánh khi kết thúc bài nói chuyện của mình về Nợ liên minh của nước Mỹ như sau: Nếu chúng ta đòi thư yêu cầu trả nợ thì nợ của chúng ta sẽ không bao giờ được trả. Nếu chúng ta đòi chỉ vì lòng ích kỷ, chúng ta sẽ chỉ nhận được sự căm ghét chứ không thể nhận được tiền mặt. Nếu chúng ta hào phóng và hào phóng thật thông minh thì ta không chỉ nhận được tiền mà còn nhận được nhiều thứ mà không thể đo được bằng vật chất. “Ai chỉ biết vì lợi ích của mình thì sẽ chẳng được gì, còn ai cho người khác những gì họ mong muốn nhận được thì họ sẽ có tất cả”. Dùng điểm thắt nút để kết Cách kết bằng cách đưa phần kết lên đến đỉnh điểm là một cách kết phổ biến. Tuy nhiên cách này khó thực hiện vì không phải nội dung bài nói nào cũng như không phải người trình bày nào cũng có thể xoay xở được. Nhưng nếu làm tốt thì thật tài và những dư âm của phần kết này sẽ còn mãi trong
  42. người nghe. Các bạn có thể thấy phần kết trong bài phát biểu được trao giải thưởng về Philadelphia trong chương III. Lincoln đã kết bằng cách đưa phần kết bài của mình lên đến đỉnh điểm trong bài nói chuyện của mình về sự suy vong của Niagara. Hãy chú ý mỗi câu so sánh làm mạnh lên ý nghĩa của những câu trước đó và bằng cách so sánh với thời đại Columbus, chúa Giêsu, Moses, Adam Nó đã gợi lại một thời quá khứ xa xưa. Khi lần đầu tiên Columbus tìm ra châu lục mới, khi chúa Giêsu bị treo trên cây thập tự, khi Moses dẫn nhân dân Israel vượt qua biển Đỏ, ngay cả khi Adam vừa sinh ra từ tay người đã tạo ra mình, nay Niagara đang trỗi dậy. Những đôi mắt của loài động vật to lớn đã bị tuyệt chủng xương chất thành đống đang nhìn chằm chằm về phía Niagara. Ngay từ những chủng tộc đầu tiên của loài người, thậm chí còn trước đó, Niagara ngày nay vẫn khỏe khoắn và tươi trẻ như Niagara hàng chục nghìn năm về trước. Những loài voi mamút và voi răng mấu với những bộ xương hoá thạch chứng tỏ chúng đã tồn tại ở đây từ rất lâu rồi hiện đang nhìn chằm chằm Niagara. Mảnh đất này từ rất lâu rồi chưa hề bị khô cứng, bị đóng băng, bị lãng quên hay bị bỏ lại. TỔNG KẾT 1. Phần kết của một bài trình bày thực sự là phần rất quan trọng. Những gì nói ra sau cùng bao giờ cũng được nhớ lâu nhất. 2. Không bao giờ nên kết thúc bằng câu: “Đó là tất cả những gì tôi muốn trình bày về vấn đề này, tôi sẽ dừng lại ở đây”. Cách kết như vậy không thể dùng làm phần kết được. 3. Chuẩn bị trước phần kết cho bài trình bày như Webster, Bright and Gladstone đã từng thực hiện. Tập lại một vài lần để nhớ bạn dự định nói gì cho phần kết của mình. Không nên kết bài một cách thô ráp, gồ ghề như những hòn đá bị vung ra. 4. Có bảy cách gợi ý cho phần kết: - Tóm tắt, trình bày lại nhanh chóng, ngắn gọn những ý chính đã nói ở trên.
  43. - Kêu gọi hành động. - Nói lời khen chân thành đến khán giả. - Làm cho khán giả cười vui. - Trích dẫn những câu thơ phù hợp với nội dung cần trình bày. - Sử dụng một số trích dẫn trong kinh thánh. - Tạo điểm thắt lên đến đỉnh điểm cho phần kết. 5. Hãy có phần mở thật hay và phần kết cũng thật hay. Mở và kết hài hoà, phù hợp với nhau. Hãy ngừng trước khi khán giả yêu cầu bạn phải dừng lại không nói nữa.
  44. CHƯƠNG X LÀM THẾ NÀO ĐỂ DIỄN ĐẠT RÕ RÀNG, DỄ HIỂU Một vị linh mục nổi tiếng người Anh trong chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát biểu trước những quân nhân không biết chữ tại trại Upton. Những người lính đang trên đường ra chiến hào, nhưng hầu như chỉ một số rất ít người trong bọn họ hiểu tại sao họ lại có mặt tại đây trong cuộc chiến. Tôi biết điều này vì tôi đã hỏi họ. Thế nhưng vị linh mục lại nói với họ về “tình hữu nghị quốc tế” và “quyền của người Serbia được sinh sống dưới bầu trời”. Trong khi, thực tế thì hơn một nửa số người hôm đó không hề biết Serbia là một thị trấn hay một một hoang mạc. Ông đã diễn thuyết một bài ca tụng đầy ấn tượng về thuyết tinh vân. Mặc dù không có một người lính nào dám bỏ ra ngoài nhưng không phải vì bài nói chuyện hay quá mà là vì cảnh sát có súng lục đã đứng canh sẵn ở ngoài ngăn không cho ai ra ngoài cả. Tôi không hề có ý muốn làm giảm uy tín của vị linh mục. Tôi nghĩ với chủ đề này, linh mục có thể thu hút được sự chú ý lắng nghe của các học sinh trung học, nhưng ông không thành công với những người lính này. Vấn đề là ở chỗ, ông hoàn toàn không đánh giá được khán giả của mình là ai, mục đích của bài nói là gì cũng như không biết cách diễn đạt bài trình bày của mình. Mục đích của một bài trình bày là gì? Chỉ là thế này thôi: mỗi một bài trình bày, dù diễn giả có nhận ra hay không thì vẫn có bốn mục đích chính. Bốn mục đích đó là: 1. Làm cho mọi thứ rõ ràng. 2. Tạo ấn tượng và đáng tin cậy. 3. Kêu gọi hành động. 4. Để giải trí. Hãy theo dõi những ví dụ sau đây:
  45. Lincoln, luôn thích thú về máy móc, một lần ông đã tự tìm ra và được cấp bằng sáng chế vì đã tìm ra dụng cụ nhấc thuyền bị mắc cạn ra khỏi cát và những vật gây trở ngại khác. Lincoln làm việc trong một xưởng cơ khí gần văn phòng luật sư của mình để tạo ra mẫu mã dụng cụ thí nghiệm. Mặc dù dụng cụ này cũng gần đến mức hỏng nhưng ông vẫn nhiệt tình tìm tòi. Khi bạn bè đến văn phòng của ông để xem dụng cụ này, ông không thấy mệt mỏi khi giải thích và chỉ dẫn cho người nghe từng tí một. Mục đích chính của những lời giải thích này rất rõ ràng. Khi ông trình bày trước toà, ông luôn cố gắng dành được những quyết định có lợi. Trong những bài diễn văn chính trị, ông cố gắng giành được nhiều phiếu bầu. Mục đích của ông là hành động. Hai năm trước khi ông trúng cử chức Tổng thống, Lincoln đã chuẩn bị một bài giảng về Các phát minh. Mục đích của bài này là cung cấp những thông tin giải trí cho người nghe. Thế nhưng, lẽ ra thì ông đã được mục đích ấy, song thực sự thì ông lại chưa thành công. Ông là một nhà diễn thuyết nổi tiếng, nhưng lần này, không có ai đến nghe ông trình bày cả. Song, ông lại đã đạt được thành công trong những lần thuyết trình khác. Tại sao lại như thế nhỉ? Tại vì lần này ông nắm chắc mục đích của bài trình bày và biết cần làm như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Điều quan trọng là các diễn giả cần nắm được nội dung mình sẽ trình bày nhằm mục đích gì và bằng cách nào để có thể đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều đó cho nên vẫn còn rất nhiều diễn giả nhầm lẫn và lúng túng khi trình bày, kết quả là anh ta thất bại. Một ví dụ tôi muốn dẫn ra đây để các bạn tham khảo. Tôi đã từng được chứng kiến cảnh một nghị sĩ bị đám đông gào thét, la ó và yêu cầu rời khỏi sân khấu của nhà hát New York vì ông đã không trình bày bài nói của mình rõ ràng, mạch lạc. Lúc đó còn đang trong chiến tranh. Thế nhưng ông lại nói cho khán giả nghe nước Mỹ đang chuẩn bị như thế nào. Đám đông người nghe không muốn bị chỉ giáo, họ muốn được cung cấp những thông tin mang tính chất giải trí. Họ đã kiên nhẫn và lịch sự cố lắng nghe ông nói trong mười phút, rồi mười lăm phút và hy vọng ông sẽ nhanh chóng kết thúc bài nói của mình. Nhưng ông vẫn chưa kết. Ông vẫn mải mê trình bày, khán giả không thể kiên nhẫn hơn được nữa. Họ bắt đầu đứng dậy. Chỉ trong một chốc lát, đám đông huýt sáo la hét. Khán giả không thể kiên nhẫn hơn được nữa. Họ
  46. muốn làm cho diễn giả phải dừng lại. Lúc này diễn giả đành phải dừng bài nói của mình trong sự bẽ bàng. Hãy lấy đó làm bài học rút kinh nghiêm. Qua đó bạn có thể tự định ra cho mình mục đích của bài trình bày là gì. Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi nói. Phải biết mình sẽ làm thể nào để đạt mục tiêu đề ra. Và thực hiện một cách thận trọng, có kỹ năng và có khoa học. Sử dụng so sánh để trình bày rõ ràng hơn Tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của bài trình bày trước công chúng với ngài Olive Lodge, một người đã giảng bài tại các trường học và trình bày trước công chúng trong hơn bốn mươi năm qua, ông đã nhấn mạnh hai điều quan trọng nhất. Một là: có hiểu biết và chuẩn bị kỹ càng. Hai là: “Làm cho mọi việc được rõ ràng, sáng tỏ, dễ hiểu”. Tướng Von Moltke, trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ đã từng nói với quân lính của mình rằng: “Hãy nhớ rằng bất kỳ mệnh lệnh nào có thể bị hiểu sai đều sẽ bị hiểu sai”. Napoleon cũng nhận ra những mối nguy hiểm của sự không rõ ràng nên thường xuyên nhắc ban thư ký của mình: “Phải luôn dễ hiểu”. Khi các môn đồ hỏi chúa Giêsu tại sao chúa Giêsu thường dùng các câu chuyện ngụ ngôn để răn dạy con người, chúa đã trả lời rằng: “Bởi vì họ nhìn, nhưng không nhìn thấy, họ nghe nhưng không nghe thấy, họ hiểu nhưng không hiểu gì”. Khi trình bày một vấn đề mới mẻ đối với người nghe, bạn có chắc rằng họ sẽ nhanh chóng hiểu ngay vấn đề không? Hầu như là không thể. Bạn có thể làm gì với vấn đề này? Nên làm cho người nghe hiểu vấn đề bằng những ví dụ cụ thể, đơn giản và tự nhiên: mô tả cho người nghe những thứ họ chưa biết bằng những thứ họ biết rồi. Thiên đường nó như thế nào nhỉ? Làm thế nào để ngay cả những người không biết chữ cũng hiểu về nó? Chúa Giêsu đã mô tả về thiên đường như những gì ta thường gặp hàng ngày: Thiên đường giống như bột nở làm bánh trong ba bữa ăn hàng ngày. Thiên đường còn như một chiếc thuyền buôn đang tìm cảng tốt neo đậu. Thiên đường như tấm lưới được quăng xuống biển Giải thích như thế rất rõ ràng, dễ hiểu cho mọi người. Những bà nội trợ ai
  47. ai cũng biết đến bột nở làm bánh, người đánh cá hàng ngày thường quăng lưới xuống biển bắt cá, các thuyền buôn đậu ở cảng biển Hãy xem David đã làm cho Jehovah hiểu rõ về tình thương yêu: “Chúa tể là vị linh mục. Ông bảo tôi nằm xuống dưới bãi cỏ xanh mơn mởn. Ông dắt tôi đi đến bên mặt nước phẳng lặng Bãi cỏ xanh nơi mảnh đất cằn cỗi mặt nước phẳng lặng nơi cừu non thường uống nước ” Những câu này những người chăn cừu cũng có thể hiểu được. Tôi muốn đưa ra một ví dụ hay và hấp dẫn cho các bạn: một số người truyền giáo đang dịch Kinh thánh sang tiếng địa phương của một bộ tộc sống gần vùng xích đạo của châu Phi. Họ đã dùng những câu văn như một đoạn thơ: “Cho dù tội lỗi có như màu đỏ thì cũng sẽ thành trắng như tuyết”. Họ đã dịch như thế nào? Dịch theo từng chữ ư? Không, như thế không có ý nghĩa gì cả và thật ngớ ngẩn. Người bản xứ không biết đến tuyết là gì và họ cũng không có từ “tuyết” trong từ vựng. Họ cũng không hề biết tuyết và nhựa than đá khác nhau như thế nào. Họ chỉ biết trèo dừa, lấy những quả to ngon xuống. Những người truyền đạo đã dùng những vật thông dụng để giải thích những vật trừu tượng. Câu trên đã được dịch ra như thế này cho dễ hiểu: “Cho dù tội lỗi có như màu đỏ thì cũng sẽ thành trắng như cùi dừa non”. Tại một trường đại học ở Warrensburg, Missouri, một lần tôi đã từng nghe một giảng viên giảng bài. Thầy giáo giảng không hay, không rõ ràng cho sinh viên hiểu. Không giống như trường hợp trên, những nhà truyền đạo phải nói những điều mà người nghe chưa biết, thầy giáo ở đây lại giảng về một vấn đề 2 mà ai cũng biết. Thầy đã giảng diện tích của Alaska là 590.804 dặm vuông , dân số là 64.356 người. Hơn nửa triệu dặm vuông - như thế có ý nghĩa gì đối với những người bình thường? Những con số chính xác này nói lên điều gì? Thầy đã không gợi ra cho sinh viên suy nghĩ gì từ những con số ấy. Thầy cũng không liên hệ với diện tích như vậy thì Alaska cũng gần tương đương với Vermont, New Hampshire, Maine, Massachusetts, đảo Rhode, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania, Dalaware, Maryland, tây Virginia, bắc Carolina, nam Carolina, Georgia, Florida, Mississipi Tennessee. Như thế sẽ cho người nghe hình dung ra cụ thể về diện tích của Alaska. Ông đã nói dân số là 64.356 người. Hầu như rất ít người có thể nhớ được
  48. những con số chính xác đến hàng đơn vị trong vòng năm phút, thậm chí là ngay trong vòng một phút. Tại sao lại như thế? Với các số lớn, đọc lên nghe rất dài và nếu không có gì để so sánh thì người nghe sẽ khó có thể nhớ được. Nếu như người trình bày nói những con số như vậy có khác gì những bức tranh vẽ trên cát cũng bị nước biển cuốn trôi đi mà thôi. Tại sao ta không dùng những vật cụ thể, quen thuộc để minh hoạ cho những điều ta sắp nói có thể khiến người nghe khó hiểu? Chẳng hạn như: vùng St. Joseph không cách xa thị trấn nhỏ Missouri nơi những người nghe hôm nay đang sinh sống là mấy. Rất nhiều người đã từng đến vùng St. Joseph, và Alaska có dân số ít hơn St. Joseph mười nghìn người. Hãy dùng ngay thị trấn nhỏ của các khán giả để mô tả Alaska cho thật dễ hiểu. Hãy nói: “Alaska rộng gấp tám lần Missouri, nhưng dân số lại gấp đến mười ba lần dân số vùng Warrensburg” chắc chắn người nghe sẽ hình dung về Alaska rõ ràng hơn và những con số về diện tích, dân số sẽ là những con số biết nói. Những câu dưới đây, câu (a) hay (b) dễ hiểu hơn? (a) Ngôi sao gần nhất cách chúng ta ba mươi nhăm tỉ dặm. (b) Một đoàn tàu đi với vận tốc một dặm một phút có thể đến ngôi sao gần chúng ta nhất trong bốn mươi tám triệu năm; nếu một bài hát được vang lên ở đó thì cũng phải mất 3.800.000 năm chúng ta mới có thể nghe được. Chỉ một sợi tơ của con nhện nếu ở trên ngôi sao đó cũng phải nặng đến năm tám tấn. (a) Nhà thờ thánh St. Peter là nhà thờ lớn nhất trên thế giới với chiều dài 3 232 yard và chiều rộng 365 feet. (b) Nhà thờ này phải bằng hai toà nhà cao tầng cộng lại, trông như trụ sở Quốc hội ở Washington xếp lên nhau. Các câu (b) ở phần trên sẽ thu hút đuợc sự chú ý của người nghe hơn vì người nói đã so sánh, minh hoạ bằng những hình ảnh gần gũi, rõ ràng. Ngài Oliver Lodge khi trình bày về kích thước và đặc tính tự nhiên của nguyên tử cho các khán giả nghe cũng đã sử dụng phương pháp so sánh này. Tôi vẫn còn nhớ ông giải thích cho người nghe hiểu rằng có rất nhiều nguyên tử trong một giọt nước như những giọt nước trong biển Địa Trung Hải vậy, và còn để cho khán giả dễ hình dung ra hơn nữa ông còn so sánh có rất nhiều nguyên tử trong một giọt nước như những lá cỏ trên trái đất này.