Giáo trình giảng dạy môn Võ thuật cổ truyền

pdf 30 trang vanle 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình giảng dạy môn Võ thuật cổ truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giang_day_mon_vo_thuat_co_truyen.pdf

Nội dung text: Giáo trình giảng dạy môn Võ thuật cổ truyền

  1. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
  2. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM A. PHẦN LÝ THUYẾT I. LÝ THUYẾT CHUNG : 1.1.Lịch sử Olympic thể giới, Việt Nam : LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO OLYMPIC QUỐC TẾ VÀ OLYMPIC VIỆT NAM LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO OLYMPIC QUỐC TẾ Phong trào Olympic cổ đại Cuộc thi đấu Olympic cổ đại lần đầu tiên được tổ chức tại thung lũng Olympia – Hy Lạp vào năm 776 trước CN. Theo truyền thuyết cổ, các vị thần linh và các vị anh hùng là những người đầu tiên tranh tài tại Olympia, vì thế các môn thi đấu thể thao trở thành một phần quan trọng trong đời sống người dân Hy Lạp, là cách để người Hy Lạp gìn giữ, tôn vinh truyền thống lịch sử văn hóa và huyền thoại của họ. Vào ngày khai mạc Đại hội, tại thánh đường thiêng liêng Olympia, tất cả mọi người đều đứng đón mặt trời mọc. Thần Apollo, vị thần mặt trời, sẽ hiện lên trên cỗ xe ngựa kéo, vượt qua những ngọn núi trong ánh sáng và màu sắc rực rỡ. Những tia lửa vàng của người sẽ thắp sáng trên mái và những cây cột của đền rồi chiếu sáng hình bóng những công trình kiến trúc mái vòm nối tiếp dẫn đến sân vận động Olympia. Đây chính là ý tưởng của nghi lễ đốt đuốc trong lễ khai mạc Đại hội Olympic hiện nay. Thánh đường cổ Olympia là nơi tôn kính đã có từ hơn 1.300 năm trước công nguyên. Các công trình khảo cổ học cho thấy thần Dớt là vị thần quan trọng nhất của Olympia. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 1
  3. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Ở những kỳ Đại hội Olympic cổ đại đầu tiên, thời gian thi đấu chỉ kéo dài một ngày, tại một sân vận động với một nội dung thi đấu duy nhất là thi chạy. Những năm sau đó, các nội dung thi đấu, các nghi lễ và nghi thức mới dần dần được bổ xung thêm. Đến năm 600 trước công nguyên, các môn thể thao được đưa vào chương trình đại hội gồm có: Đua ngựa, 5 môn phối hợp (nhảy xa, ném lao, ném đĩa, chạy và vật), Quyền, Vật và Chạy chân đất. Đại hội diễn ra trong 5 ngày tại sân vận động Olympic cổ đại có sức chứa 40.000 người và được xem là lễ hội tôn giáo lớn nhất vào thời gian đó. Những người chiến thắng được trao một vương miện tết bằng cành ô liu và trở thành anh hùng. Đại hội chỉ dành cho nam giới, tất cả phụ nữ, ngoại trừ các nữ tu sĩ, đều không được tham dự dù với tư cách khán giả do quan điểm lời nói của phụ nữ có thể làm suy yếu sức mạnh tinh thần của binh lính. Cương lĩnh của Olympic cổ đại là “Cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn”, cho đến nay, cương lĩnh này vẫn là nguồn cảm hứng tinh thần của tinh thần Olympic hiện đại. Năm 490 trước CN: Phillipides, người đưa tin của quân đội Hy Lạp, chết sau khi chạy từ chiến trường Marathon về thành phố Athens để báo tin chiến thắng quân đội Ba tư (Iran). Cuộc thi Marathon hiện nay (cự ly 42,195 km) được đặt tên để tôn vinh chiến công này. Đến năm 393 sau công nguyên, các cuộc thi Olympic cổ đại bị hoàng đế La Mã cổ đại Theodosius I hủy bỏ vì quan điểm các cuộc thi đấu này là ngoại đạo. Năm 426, theo lệnh của hoàng đế Theodosius II, các công trình thi đấu Olympic này bị phá hủy. Động đất và lũ lụt đã chôn vùi những gì còn lại mà đến thế kỷ 19 người ta mới tìm thấy chúng dưới lớp đất dầy 4, 5 mét. Nhiều nghiên cứu cho thấy: Thành công của phong trào Olympic cổ đại ngoài lý tưởng gìn giữ, tôn vinh truyền thống lịch sử văn hóa và huyền thoại, nghi lễ tôn giáo của người Hy Lạp, một phần còn do tình yêu của người Hy Lạp đối với thể thao. Do sự ngưỡng mộ của người Hy Lạp đối với vẻ đẹp hài hòa của cơ thể và đối với các giá trị đặc biệt về cách sống dựa trên sự hợp nhất của trí tuệ, thể chất và tâm hồn con người. Phong trào Olympic hiện đại Việc khôi phục phong trào Oplimpic hiện đại được bá tước Pierre de Coubertin (1863- 1937) phát triển từ ý tưởng đưa hoạt động thể chất vào chương trình giáo dục của đất nước mình. Sự say mê triết lý và lối sống của người Hy Lạp cổ đại của ông, người được xem cha đẻ phong BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 2
  4. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM trào Olympic hiện đại, là yếu tố quan trọng dẫn đến sự hồi sinh Đại hội Olympic hiện đại. De Coubertin kết hợp ý tưởng tổ chức Đại hội thể thao quốc tế với Đại hội Olympic kiểu Hy Lạp cổ đại. Lý tưởng của ông là tôn vinh những giá trị sức khỏe và sự thông thái của tuổi trẻ, tán dương những vận động viên và thống nhất các cộng đồng trên thế giới. Năm 1894, Thế vận hội Olympic đã sống lại. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) được thành lập tại Paris để tổ chức và điều hành tất cả các đại hội Olympic. De Coubertin trở thành chủ tịch đầu tiên của IOC và giữ chức vụ này đến năm 1925. Thế vận hội (TVH) hiện đại lần 1 được tổ chức vào năm 1896 tại Athen – Hy Lạp. De Coubertin là đạo diễn chính cho việc hình thành và xác định tính chất của đại hội. Hiến chương Olympic, nghi thức cho lễ khai mạc và bế mạc, lời thể của vận động viên và biểu tượng năm vòng tròn là kết quả sự lao động sáng tạo và miệt mài của ông. Để tôn vinh người được xem là cha đẻ của phong trào Olympic hiện đại, khi ông mất vào năm 1937 tại Geneva (thụy sỹ), trái tim ông được chôn cất tạo đất thánh Olympia – Hy Lạp, nơi đây một đài tưởng niệm đã được dựng lên để tưởng nhớ tới công lao của ông đối với lý tưởng và tinh thần Olympic. TVH mùa hè được tổ chức thường xuyên 4 năm/lần. Từ TVH lần 1 (1896 – Athen) đến nay đã có 29 kỳ TVH, lần 29 (2008 – Beijing). TVH lần 30 sẽ được tổ chức vào năm 2012 tại London (Anh). Trong đó có ba kỳ phải hủy bỏ là TVH lần 6 vào năm 1916 (Đệ nhất thế chiến), TVH lần 12 năm 1940 và lần 13 năm1944 (Đệ nhị thế chiến). Số Ủy ban Olympic quốc gia tham dự TVH lần 1 từ 14 quốc gia với 311 vận động viên đã tăng lên 201 quốc gia, vùng lãnh thổ với 10.564 vận động viên ở TVH lần 29. Đến 1924, TVH mùa đông lần 1 được tổ chức tại Chamonix, Pháp. Đây là Đại hội dành cho các môn thể thao mùa đông (trượt tuyết, Trượt băng, Hốc cây, Xe trượt đồng đội, Trượt lòng máng, Trượt tuyết ) được tổ chức thường xuyên 4 năm/lần. Paralympic là một đại hội thể thao thế giới dành cho những người bị khuyết tật do "Ủy Ban Paralympic Quốc tế" (IPC: International Paralympic Committee) tổ chức vào cùng năm và cùng địa điểm với Thế Vận Hội. Theo một số tài liệu về lịch sử thể thao thế giới có ghi chép về BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 3
  5. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM những đại hội thể thao dành cho những người bị khuyết tật được tổ chức từ đầu thế kỷ 20, nhưng lịch sử của Paralympic được nhìn nhận là chính thức bắt nguồn từ ngày 28/7/1948 (tức trùng vào ngày khai mạc Thế Vận Hội London) với tên gọi "Ðại Hội Thể Thao Stoke Mandeville" được diễn ra tại bệnh viện Stoke Mandeville ở Anh Quốc. Vào năm 1960, bác sĩ Guttmann với tư cách là Hội Trưởng đã thành lập một Ủy Ban Ðiều Hành và tổ chức "Ðại Hội Thể Thao Quốc Tế Stoke Mandeville" cùng năm cùng địa điểm với Thế Vận Hội Roma. Vì vậy, cho đến nay "Ðại Hội Thể Thao Stoke Mandeville Quốc Tế 1960" được gọi là "Paralympic Lần Thứ Nhất". Năm 1976 là năm bắt đầu ra đời "Paralympic Mùa Ðông". Vào năm 1989, "Ủy Ban Paralympic Quốc Tế" (IPC: International Paralympic Committee) được thành lập để tiếp tục điều hành đại hội thể thao đặc biệt này. Đến TVH Sydney 2000 thì IOC và IPC chính thức ký những văn kiện liên kết với nhau, trong đó quy định 2 điều căn bản quan trọng là: Paralympic sẽ được tổ chức tại cùng địa điểm ngay sau thời điểm Thế Vận Hội bế mạc và IOC sẽ được quyền tuyển chọn những ủy viên phụ trách từ IPC. Tổ chức và các hoạt động của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) IOC là một tổ chức phi chính phủ, được hình thành và có lịch sử phát triển hơn 100 năm, điều hành 2 sự kiện thể thao lớn nhất thế giới: Thế vận hội (TVH) Olympic mùa hè và TVH Olympic mùa đông. IOC đã định hướng trở thành một tổ chức kinh tế hưng thịnh từ thập kỷ 1980 cho dù về tình trạng pháp lý thì tổ chức này vẫn là một hiệp hội phi lợi nhuận giống tất cả các liên đoàn thể thao quốc tế và quốc gia. IOC là một hiệp hội thành viên, là cơ quan có quyền hành cao nhất về hoạt động Olympic. Ý tưởng của De Coubertin là đưa Thế vận hội trở thành trung tâm của hoạt động thể thao toàn thế giới. Theo quan điểm của Coubertin, Đại hội Olympic không đơn giản chỉ là một sự kiện thể thao, điểm trọng tâm của phong trào mang tính xã hội rộng rãi này là thông qua hoạt động TDTT để tăng cường hiểu biết quốc tế và phát triển con người. Bản hiến chương Olympic đầu tiên được xuất bản vào năm 1894, trong đó De Coubertin đã viết: “Vì sao tôi khôi phục Đại hội Olympic? Đó là để đẩy mạnh các hoạt động thể thao, đảm bảo tính độc lập và lâu dài của nó, và như vậy sẽ cho phép phát triển tốt hơn các môn TT, để thực hiện vai trò giáo dục trong thế BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 4
  6. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM giới hiện đại, tôn vinh những cá nhân VĐV mà hoạt động thể thao của họ là rất quan trọng để duy trì tinh thần thể thao chung”. Từ tuyên bố đầu tiên này, các mục tiêu của phong trào Olypic đã lớn mạnh và phát triển. Ngày nay, các mục tiêu đó được thể hiện trong hiến chương Olympic như là các nguyên tắc cơ bản. IOC xác định 6 chức năng chính là: - Thúc đẩy tinh thần Olympic. - Phối hợp tổ chức, điều hành các TVH. - Ủng hộ, khích lệ hoạt động Olympic - Khuyến khích sự phát triển thể thao. - Phát triển khoa học thể thao. - Góp phần phát triển xã hội thông qua TT. Ban đầu, IOC có 15 thành viên từ 12 quốc gia, vào lễ kỷ niệm 100 năm thành lập, 1994, số thành viên đã tăng lên hơn 100. Các thành viên của IOC bao gồm các Ủy ban tổ chức của các TVH mùa hè và mùa đông, Các Ủy ban Olympic quốc gia thành viên (NOC), tất cả các Liên đoàn Thể thao Quốc tế và quốc gia. Phong trào Olympic dưới sự điều hành của IOC liên tục phát triển qua các giai đoạn và luôn thể hiện vai trò tổ chức có quyền lực cao nhất trong các hoạt động thể thao trên toàn thế giới, có tác động đến tất cả các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế của thế giới. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và phát triển, IOC cũng phải vượt qua nhiều thử thách và phải điều chỉnh, thay đổi một số quy định trong hiến chương để phù hợp với sự phát triển của thế giới nhằm đưa phong trào Olympic ngày càng phát triển. Sự kiện: Năm 1999, 10 thành viên IOC phải từ chức hoặc bị cách chức và 10 thành viên khác bị khiển trách vì liên quan đến việc nhận quà “trên mức tình cảm” của Ủy ban tranh cử tổ chức Olympic mùa đông Salt Lake city 2002. Sau scandal này, IOC quyết định cải tổ và giới hạn số lượng ủy viên còn 115 người, trong đó 70 người, với tư cách đại diện IOC, hoạt động tại quốc gia của mình, và 45 quan chức điều hành IOC (15 người đại diện cho các VĐV Olympic, 15 người từ các NOC và 15 người từ các Liên đoàn thể thao quốc tế (IF). Các ủy viên đều được bầu BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 5
  7. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM theo hình thức bỏ phiếu kín, nhiệm kỳ là 8 năm và tuổi giới hạn là 70. Trước đây, nhiệm kỳ làm việc là không giới hạn, ủy viên được sự phê chuẩn chứ không bỏ phiếu và tuổi giới hạn là 80. Năm 2004, năm tổ chức Olympic Athens, IOC gồm 122 ủy viên từ 81 quốc gia. IOC có 22 ủy viên danh dự, bao gồm 1 chủ tịch danh dự là nguyên chủ tịch Juan Antonio Samaranch. Nhìn chung, sức khỏe của tất cả các ủy viên đều khá tốt. Tất cả các ủy viên đều không được hưởng lương, từ 1981 họ được thanh toán chi phí đi dự các cuộc họp Olympic. Nhiệm vụ chính của các ủy viên Ban chấp hành IOC là: - Thúc đẩy và thực thi lý tưởng Olympic tại đất nước và tổ chức của mình. - Bầu chọn chủ tịch, các ủy viên ban chấp hành và các ủy viên mới. - Chọn lựa thành phố tổ chức Olympic. Đại hội thường niên của IOC thực hiện các điều chỉnh, bổ xung hiến chương Olympic nhằm phát triển hoạt động Olympic và thiết lập, củng cố vai trò và uy tín của IOC. Đại hội được tổ chức theo hình thức quốc hội dưới sự chủ trì của ban chấp hành theo đúng luật pháp của Thụy sỹ (điều 60 bộ luật dân sự Thụy Sỹ). Trụ sở IOC đặt tại Lausanne (Thụy Sỹ) từ 1915. Ủy ban Olympic Quốc gia (National Olympic Committee - NOC) được IOC công nhận ở từng quốc gia, lãnh thổ là thành viên IOC. Năm 2004, IOC có 202 quốc gia, lãnh thổ thành viên. Nhiệm vụ chính của NOC là gửi đoàn tham gia thi đấu tại các Thế vận hội (TVH) (năm 2004 tất cả các NOC đều tham dự TVH mùa hè; 2002 có 77 đoàn tham dự TVH mùa đông). Đổi lại, các NOC nhận được sự trợ giúp của IOC dưới nhiều hình thức để phát triển phong trào TDTT tại đất nước. Các Liên đoàn thể thao thế giới (International Federartion - IF) đều tổ chức các hoạt động của môn ở quy mô thế giới. IF điều hành hoạt động của các liên đoàn quốc gia (NF). Với nhiệm vụ gửi các VĐV của mình tham dự TVH, các Liên đoàn thể thao quốc gia (NF) của từng quốc gia cũng có thể là thành viên của NOC. Năm 1998, IOC công nhận 65 IF, trong đó có 35 IF trong chương trình Olympic (các môn mùa đông và mùa hè). IF phải ủng hộ các cuộc thi đấu Olympic. Đổi lại, các IF nhận được 1 phần từ nguồn thu nhập tổ chức các TVH. IF cũng có nguồn thu nhập từ các giải thi đấu thuộc quyền hạn của mình (Giải vô địch thế giới, Giải vô địch châu lục, khu vực ). Nhiều tổ chức khác có liên kết với thể thao, TVH cũng được IOC công nhận. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 6
  8. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ỦY BAN OLYMPIC VIỆT NAM (VIETNAM OLYMPIC COMMITTEE – VOC) Vào thập kỷ 50 ở Việt Nam đã xuất hiện một số tổ chức Thể thao Olympic tiền thân của Phong trào Olympic hiện nay. Theo tài liệu của IOC, vào những năm 50 Việt Nam đã có 9 Hiệp hội Thể thao Quốc gia, được các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao Quốc tế công nhận. Đó là: Điền kinh, Bơi lội, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng rổ, Xe đạp, Quần vợt, Quyền anh, Đấu kiếm. Vào thời gian đó, Việt Nam đã cử các đoàn Thể thao tham dự các Đại hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á và khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là một trong 6 nước thành viên sáng lập Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation hay SEAP Games Federation) vào năm 1959. Đến năm 1977, Liên đoàn SEAP đổi tên thành Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (South East Asian Games Federation, SEAGF). Sau khi nước nhà thống nhất, phong trào Thể thao Olympic của Việt Nam mới có điều kiện phát triển trên quy mô rộng lớn, theo xu hướng chung của phong trào Olympic Quốc tế là hoà nhập với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực thể thao nhằm thúc đẩy tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác quốc tế vì hoà bình và tiến bộ xã hội. Theo Hiến chương Olympic, tất cả các Uỷ ban Olympic Quốc gia muốn gia nhập phong trào Olympic Quốc tế cần phải thành lập một tổ chức Thể thao thống nhất với những Điều luật, Điều lệ riêng và được chính phủ nước mình cho phép. - Ngày 20/12/1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định số 500 TTG cho phép thành lập Uỷ ban Olympic Quốc gia Việt Nam (Vietnam Olympic Committee - VOC) - Tháng 12/1979, VOC đã trình đơn xin gia nhập Phong trào Olympic Quốc tế. - Ngày 28/4/1980, Uỷ ban Olympic Quốc tế đã ra Quyết định công nhận chính thức Uỷ ban Olympic Quốc gia Việt Nam là thành viên của phong trào Olympic Quốc tế. Từ đây Uỷ ban Olympic Việt Nam là Đại biểu duy nhất của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong Phong trào Olympic Quốc tế có quyền được tham gia các Đại hội Thể thao Olympic, các Đại hội thể thao các châu lục và khu vực Đông Nam Á. Hội đồng Olympic Châu Á (The Olympic Council of Asia - OCA) được thành lập ngày 05/12/1982 trên cơ sở tiền thân là tổ chức Liên đoàn Thể thao Châu Á (The Asian Games Federation) ra đời ngày 13/03/1949. VOC đã tham dự phiên họp Hội đồng Liên đoàn Thể thao Châu Á năm BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 7
  9. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 1981 tại New Dehli - Ấn Độ và thông qua điều lệ của Hội đồng. Như vậy, VOC là một trong 34 thành viên sáng lập OCA. Sau khi trở thành thành viên chính thức của IOC, đoàn thể thao Việt Nam bắt đầu tham gia Đại hội thể thao thế giới từ năm 1980 (Olympic XXII- Moscow); Đại hội thể thao Châu Á năm 1982 (Asiad lần IX – tại New Dehli - Ấn Độ) và Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games XV) tại Kuala Lumpur – Malaysia. Cùng với cơ quan quản lý Nhà nước về thể dục thể thao (TDTT), VOC đã quy tụ các tổ chức thể thao trong nước, chăm lo phát triển phong trào TDTT quần chúng và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong phong trào Olympic quốc tế. Từng bước tham gia đều đặn các kỳ Đại hội thể thao quốc tế. Đặc biệt Việt Nam đã tổ chức thành công SEA Games 22 – 2003, ASEAN Para Games 2 – 2003 và ASIAN Indoor Games lần III năm 2009. Qua hoạt động thực tiễn, Uỷ ban Olympic Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển Thể thao Olympic của nước nhà, tạo ra những chuyển biến tích cực của Phong trào Olympic Việt Nam trên 3 lĩnh vực chiến lược: Thể thao cho mọi người, Thể thao đỉnh cao và Quan hệ Quốc tế trong lĩnh vực Thể thao. Thành tích tại Đại hội Thể thao Olympic: Cho đến nay, Thể thao Việt Nam đã đạt được 2 huy chương bạc tại các kỳ Olympic. - Tại Đại hội Olympic Sydney 2000, nữ võ sỹ Taekwondo Trần Hiếu Ngân đạt tấm huy chương đầu tiên cho thể thao Việt Nam sau 5 kỳ tham dự Đại hội Olympic. Đây được ghi nhận là thành tích có ý nghĩa lịch sử của thể thao Việt Nam trên đấu trường Olympic. - Tại Đại hội Olympic Bắc Kinh 2008, Lực sĩ cử tạ Hoàng Anh Tuấn đã làm nức lòng người hâm mộ thể thao khi vượt qua mọi áp lực để giành chiếc HCB Olympic thứ hai trong lịch sử thể thao Việt Nam. Thành tích tại Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD): - New Delhi 1982: 1 HC đồng (Bắn súng) - Hiroshima 1994: 1 HC vàng (Trần Quang Hạ - Taekwondo) & 2 HC bạc (karatedo). - Bangkok 1998: 1 HCV (Hồ Nhất Thống - Taekwondo), 5 HCB & 11 HCĐ. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 8
  10. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - Busan 2002: 4 HCV (Vũ Kim Anh, Nguyễn Trọng Bảo Ngọc - karatedo, Lý Đức- thể hình, Trần Đình Hòa- billards), 7 HCB & 7 HCĐ. - Doha 2006: 3HCV (2 cầu mây, Vũ Nguyệt Ánh- karatedo), 13 HCB & 7HCĐ. - Guangzhou 2010: 1 HCV (Lê Bích Phương-karatedo), 17 HCB và 15 HCĐ Thành tích tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games): - Kualar Lumpur -1989: 3 HCV - 11 HCB - 5 HCĐ. Hạng 7/9 đoàn tham dự. - Manila 1991: 7 HCV - 12 HCB - 10 HCĐ. Hạng 7/9. - Singapore 1993: 9 HCV - 6 HCB - 19 HCĐ. Hạng 6/9. - Chiangmai 1995: 10 HCV - 18 HCB - 24 HCĐ. Hạng 6/10. - Jakatar 1997: 35 HCV - 48 HCB - 50 HCĐ. Hạng 6/10 - Brunei Sarussalam 1999: 17 HCV - 20 HCB - 27 HCĐ. Hạng 6/10. - Kuala Lumpur 2001: 33 HCV - 35 HCB - 64 HCĐ. Hạng 4/10. - Việt Nam 2003: 156 HCV - 91 HCB - 93 HCĐ. Hạng 1. - Philippin 2005: 71 HCV - 68 – 89. Hạng 3. - Thailand 2007: 64 HCV - 54 HCB - 83 HCĐ. Hạng 3. - Lào 2009: 83 HCV, 75 HCB, 57 HCB. Hạng 2. 1.2. Ý nghĩa của việc tâp luyện TDTT : LỢI ÍCH CỦA THỂ DỤC THỂ THAO Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1946) đưa ra quan điểm sức khỏe là “Trạng thái toàn diện về thể chất, tinh thần và sự thịnh vượng xã hội” (a complete state of physical, mental and social prosperity). Định nghĩa này cho thấy quan điểm sức khỏe không chỉ là không bệnh tật. Trạng thái khỏe mạnh không phải là bất biến, một số yếu tố nhất định có thể duy trì hay làm tăng tình trạng sức khỏe và cũng có những yếu tố làm suy giảm sức khỏe. Trong đó, việc tập luyện TDTT là những hoạt động có lợi cho sức khỏe. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 9
  11. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Trong quá khứ, thể thao không phải là mục tiêu phát triển sức khỏe, cho đến cuối thế kỷ 19 với câu châm ngôn của Juvenal “mens sana in corpore sano” có nghĩa: “Một tinh thần khỏe mạnh trong 1 cơ thể cường tráng” đã hình thành một quan điểm mới về tập luyện TDTT khi những lợi ích của TDTT được thừa nhận. Quan điểm này ngày càng chứng tỏ rõ ràng hơn khi hiện tượng cơ giới hóa và tự động hóa của xã hội xuất hiện, có nghĩa là các hoạt động thể chất trong lúc lao động bị giảm sút và lối sống ít vận động bắt đầu biểu lộ một số tác hại. Tham gia vào tất cả các hoạt động mà cơ thể phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn trạng thái nghỉ ngơi, vận động thể chất bao gồm không chỉ là thể thao mà còn là các trò chơi vận động, đi bộ, khiêu vũ, bơi lội Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò, lợi ích của tập luyện TDTT đối với sức khỏe (thể chất và tinh thần) con người, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau đây là một số tổng kết: 1. Tuổi thọ: Từ thế kỷ 19, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của TDTT đến việc kéo dài tuổi thọ. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy việc tham gia hoạt động TDTT ở đại đa số các môn đều có thể làm tăng tuổi thọ. Thí dụ: Theo Bouchard (1994): các VĐV môn chèo thuyền ở ĐH Cambridge và Oxford, cũng như VĐV trượt tuyết Phần Lan có tuổi thọ cao hơn người không tập luyện. Một nghiên cứu khác của Paffenbarger và cộng sự (1986) trên hơn 15.000 cựu sinh viên ĐH Harvard cho thấy những người tham gia hoạt động TDTT, đặc biệt là đi bộ, thì tuổi thọ tăng lên gần 2 năm so với người bình thường. 2. Bệnh tật: Báo cáo của WHO (2002, 2003), ước lượng trên toàn cầu, không vận động thể chất là nguyên nhân chính gây ra 1.9 triệu người chết hàng năm, trong đó có 250.000 người Mỹ. Lối sống ít vận động ở Mỹ là nguyên nhân gây bịnh, chiếm 18% các ca bịnh tim mạch, 22% các ca ung thư ruột kết, tiêu tốn 3.5% chi phí dành cho sức khỏe toàn liên bang (US Department of Health,1996). Ở Canada, 21.000 trường hợp chết yểu do không vận động, tiêu tốn 2.1 tỷ USD trong năm 1999, chiếm 2.5 % quỹ chăm sóc sức khỏe (Katzmarzyk et al., 2000). Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy cái giá phải trả cho lối sống ít vận động và lợi ích của tập luyện TDTT, dẫn đến việc thúc đẩy mạnh các chương trình hoạt động TDTT ngày càng rộng lớn trên thế giới. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 10
  12. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Béo phì: Cho dù lượng calory tiêu thụ trung bình không tăng trong thế kỷ 20 nhưng số lượng người bịnh béo phì lại tăng cao ở các nước phát triển. Năm 1850, 1/3 năng lượng được dùng trong lao động ở các nhà máy và nông trường, trong khi ước lượng hiện nay chỉ khoảng 1 %. Lối sống đô thị hóa, sử dụng thường xuyên xe hơi, ít đi bộ, thời gian ngồi trước tivi ngày càng tăng, lười vận động, ít tập TDTT là những yếu tố góp phần vào việc tăng số lượng người béo phì ngày nay (Prentice & Jebb, 1995). Bệnh tim mạch: Một trong những tác động có hại dễ thấy nhất của rối loạn chức năng vận động là các bệnh tim mạch. Từ 1953, nghiên cứu của Morris (1953) về các nhân viên làm việc tại công ty xe bus London cho thấy các tài xế bị bệnh tim mạch gấp 2 người bán vé (có đi lại). Đây là lần đầu tiên lợi ích của hoạt động vận động được chứng minh bằng tỉ lệ bệnh tim mạch. Các nghiên cứu tiếp tục được tiến hành từ 1968 đến 1978, trên 16.882 người, Morris khẳng định tỉ lệ bịnh tim mạch xảy ra ít hơn đối với nhóm có hoạt động TDTT, 3.1 % so với 6.9 % ở nhóm không TDTT (1980). Một nghiên cứu trên 16.936 cựu sinh viên Harvard cho thấy: những người có tham gia TDTT nhưng ít, 1 lần/tuần, có nguy cơ bị tim mạch cao hơn 64% so với nhóm tham gia TDTT cường độ cao (Paffenbarger et al., 1978). Phân tích các kết quả nghiên cứu tại Mỹ, nghiên cứu tất cả các yếu tố liên quan đến bịnh tim mạch trên 12.866 người từ 35 đến 57 tuổi, cho thấy: tỉ lệ tử vong ở nhóm tập luyện TDTT 45phút/ngày thấp hơn đáng kể nhóm chỉ tập 15 phút / ngày (Leon & Connett, 1988). Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rõ tập luyện TDTT sẽ làm giảm nguy cơ bịnh tật, đặc biệt là tim mạch. Vận động thể chất có xu hướng làm giảm triglyceride và cholesterol (tác nhân gây nghẽn động mạch), nâng cao độ nhạy insulin, nâng cao chức năng cơ tim, giúp máu lưu thông đến tim dễ dàng và giúp hạn chế sự hình thành máu cục. phòng chống bịnh loãng xương và tiểu đường, làm giảm căng thẳng và lo âu. Bệnh Parkinson: Một nghiên cứu của trường ĐH Harvard trên 48.000 người đàn ông, kết quả cho thấy: hầu hết những ai vận động ít thì phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và phát triển bệnh kinh phong (Parkinson) 50% so với những người thường xuyên vận động. Ung thư tuyến tiền liệt: Một nghiên cứu kéo dài 14 năm tại Đại học Harvard nhận thấy rằng những người nào trên 65 tuổi thực hiện việc chạy bộ, đạp xe hay đi bơi ít nhất 3 lần/tuần thì rủi ro mắc bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 70% so với người không tập luyện TDTT. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 11
  13. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Bệnh giảm trí nhớ: Một nghiên cứu ở ĐH Honolulu cho thấy: những người đi bộ ít hơn 400 mét/ngày hầu như có nguy cơ giảm trí nhớ gấp 2 lần so với người có vận động thường xuyên. 3. Hình thành nhân cách, đặc biệt là đối với trẻ em. Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp người tập có được sức khỏe tốt, từ đó hiệu quả học tập, công tác và tham gia các hoạt động ở nhà trường, xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi phải có tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực Đây chính là quá trình giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách trẻ em, giúp người tập có một nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học. Trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT, nếu thất bại, người tập sẽ học được cách chấp nhận thất bại và tìm cách vượt qua, có nghĩa là đang học cách để thành công. Ngoài ra, quá trình tập luyện thể thao sẽ tạo cho người tập phong cách riêng, không còn mắc cở, rụt rè trước đám đông, mạnh mẽ trong thể hiện năng lực chính phong cách này sẽ góp phần giúp người tập tự tin hơn trong cuộc sống. 4. Sức khỏe thể chất: Tổng kết nhiều nghiên cứu cho thấy tập luyện TDTT có thể cải thiện hoạt động các hệ thống cơ xương, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa , nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường bên ngoài. - Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng khoa học sẽ làm cho hệ cơ xương phát triển hài hòa. Cơ bắp nở nang, rắn chắc, tạo ra vẻ đẹp hình thể và dáng đi khỏe mạnh của con người. Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, năng lực mềm dẻo và linh hoạt của cơ tăng lên. - Tập luyện TDTT với lượng vận động phù hợp có tác dụng kích thích tích cực đến sự phát triển chiều dài và chu vi của xương, nói cách khác, có tác dụng kích thích phát triển chiều cao và chất lượng xương đối với thiếu niên (Mc Ardle, 2000). Những môn như chạy, đi bộ, nâng tạ đều có thể giúp phòng tránh loãng xương khi lớn tuổi. -Tập TDTT sẽ làm nhịp tim tăng lên, tăng cường sức co bóp của cơ tim, dung lượng máu trong tim tăng lên, tỷ lệ hấp thụ oxy của cơ thể tăng lên. Sự tăng cường hoạt động của tim sẽ giúp làm chậm quá trình suy thoái của tim, giảm tỷ lệ sơ cứng mạch máu, huyết áp cao. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 12
  14. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - Tập TDTT giúp hô hấp có phản xạ thở sâu, thở nhanh hơn, tăng hoạt động của các cơ hô hấp, tăng lượng oxy cung cấp cho tế bào, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn do khả năng chịu đựng sự mệt mỏi tăng lên. - Tập TDTT đều đặn có khả năng tăng hàm lượng hồng cầu trong máu, sức đề kháng cơ thể cũng tăng lên, ít bệnh tật hơn. - Tập TDTT sẽ cải thiện kỹ năng vận động như đi, đứng, chạy, nhảy, leo trèo giúp ích rất nhiều cho các vận động sinh hoạt, làm việc hàng ngày. 5. Làm tinh thần sảng khoái, giảm stress. Trong cuộc sống hiện đại, với cường độ làm việc căng thẳng, nhiều áp lực trong cuộc sống, ngày càng có nhiều người bị stress. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập luyện TDTT là một trong những biện pháp hữu hiệu để giải tỏa stress nhanh và hiệu quả nhất, đặc biệt trong chữa bệnh trầm cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập luyện TDTT thường xuyên, kể cả chỉ 30 phút mỗi ngày, cũng có tác dụng làm bớt nóng nảy, buồn rầu, người tập cảm thấy sảng khoái, lạc quan, yêu đời hơn. Những thay đổi về tâm lý này có thể xảy ra do sự thay đổi của endorphin, tăng hóc môn senotonin sẽ cải thiện tâm trạng, giúp thư giãn, yêu đời hơn. 6. Cải thiện chức năng não bộ TS John Ratey, một trong những nhà tâm lý hàng đầu của ĐH Y khoa Harvard, cho rằng: chính tập luyện TDTT, chứ không phải dầu cá hay trò chơi sudoku, là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất giúp bạn luôn lạc quan và tin tưởng vào trí tuệ của bản thân. Thường xuyên tập luyện TDTT không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp cải thiện não bộ, tăng cường khả năng học hỏi, tăng trí nhớ, giảm stress, giảm sự lão hóa của não bộ. Kết quả nghiên cứu của Ratey cho thấy: càng hào hứng với tập luyện thì não bộ càng làm việc hiệu quả. Quá trình luyện tập sẽ huy động tối đa các hợp chất trong máu mà khi được vận chuyển tới não bộ sẽ hỗ trợ tối đa cho các tế bào nơron. Một trong những hợp chất hóa này là protein BDNF, được xem là có tác động rất lớn tới sự phát triển của não bộ. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc luyện tập có thể làm đảo ngược sự tác động của tuổi tác đối với não bộ. Bước vào tuổi 40, thể tích não bộ sẽ giảm 5% sau từng thập kỷ. Điều này xảy ra do các khớp thần kinh, vùng giữa các tế bào não có nhiệm vụ truyền các tín hiệu thần kinh, bị mòn thậm chí là bị đứt. Các mao mạch dẫn truyền dưỡng chất cho não cũng sẽ co hẹp cùng với tuổi tác, giảm lưu lượng máu tới não và kết quả là làm suy giảm các chức năng não bộ. Đây chính là nguyên nhân vì sao càng lớn tuổi càng hay quên. Tập luyện TDTT sẽ khích thích một loạt các BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 13
  15. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM phản ứng có tính chất trẻ hóa và kích thích các tế bào não, bảo vệ não bộ khỏi những tác hại của stress và lão hóa. 7. Kỹ năng sống Quá trình tập luyện TDTT là quá trình làm việc, giao tiếp với một tập thể gồm huấn luyện viên, giảng viên, đồng đội, người tập chung. Qua đó, người tập có thể học hỏi những kỹ năng sống có giá trị như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng lãnh đạo. Sự tự tin sẽ tăng lên khi giành chiến thắng và đạt được mục tiêu. Trong môi trường TDTT, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ, kết bạn với những người có cùng sở thích, có điều kiện có thêm nhiều bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội. ĐI BỘ - HÌNH THỨC TẬP LUYỆN ĐƠN GIẢN VÀ PHỔ BIẾN NHẤT Tổng kết nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất phổ biến nhất là đi bộ có 8 lợi ích sau: 1. Tốt cho tim: Chỉ cần đi bộ nhanh 30 phút/ngày sẽ làm giảm hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) – là hội chứng dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. Một nghiên cứu ở Anh cho biết hoạt động thường xuyên (có thể kết hợp giữa đi bộ và đi xe đạp) có thể giảm 11% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là đối với phụ nữ). 2. Giảm nguy cơ mắc bịnh ung thư vú: Theo công bố trên tạp chí Hội y học Mỹ, đi bộ vài giờ / tuần có ý nghĩ đặc biệt trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đồng thời còn giảm béo. Kết quả nghiên cứu trên 74.000 phụ nữ ở tuổi mãn kinh (50 -79 tuổi) cho thấy nguy cơ mắc bịnh ung thư vú giảm đi 30% và thừa cân giảm 10 – 20% so với nhóm người có thể trạng bình thường. Các nghiên cứu trên phụ nữ trẻ hơn cũng cho kết quả tương tự. 3. Giúp ngủ ngon: Theo tổ chức giấc ngủ Mỹ, đi bộ nhanh vào buổi chiều giúp người tập có giấc ngủ ngon hơn. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 14
  16. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 4. Làm giảm sự đau nhức cơ thể: đặc biệt là môn đi bộ nhanh (Chiwalking – kết hợp Thái cực quyền, yoga và pilates (một môn thể dục mềm dẻo). Vì người tập thư giãn có ý thức, làm cơ thể trở nên cân bằng qua việc vận động cánh tay, giảm áp lực lên chân trong khi đi, kết quả làm giảm đau nhức cơ thể. 5. Làm tinh thần sảng khoái, hạnh phúc hơn: Đi bộ làm giảm sự buồn chán, lo âu và stresss. Theo các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Texas thì chỉ cần đi bộ 30 phút tâm trạng sẽ khá hơn. Kết quả nghiên cứu của ĐH Temple (Mỹ) cho thấy đi bộ 90 phút, 5 lần/tuần có thể duy trì tâm trạng tốt nhất. Theo nhiều nhà nghiên cứu: đi bộ giúp cơ thể sản sinh ra endorphin, tăng hóc môn senotonin sẽ cải thiện tâm trạng, giúp thư giãn, yêu đời hơn. 6. Giữ vóc dáng mảnh mai: Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể tránh tăng cân ở hầu hết những người ít vận động tự nhiên. Ở phụ nữ, nếu đi bộ 60 phút/ngày, 5 lần / tuần sẽ tiêu hao khoảng 1500 Kcal/ngày và giảm 11 kg thừa / năm. 7. Duy trì trí nhớ cho người cao tuổi: nhiều nghiên cứu ở nhóm người cao tuổi cho thấy đi bộ thậm chí 45 phút/tuần sẽ giảm nguy cơ bịnh Alzheimer, trong khi đi bộ trí não được tập luyện và trở nên minh mẫn hơn. 8. Bảo vệ xương: Khi đi bộ đòi hỏi sử dụng 95% hệ cơ, giúp hệ xương khỏe mạnh và rắn chắc hơn. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 15
  17. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 1.3. Chấn thương trong thể thao : CHẤN THƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG TDTT Trong những nǎm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, nhu cầu tập luyện thể thao của người dân ngày một tǎng. Tập luyện TDTT mang lại lợi ích to lớn trong việc duy trì, tǎng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người tập. Tuy nhiên cùng với những vai trò tích cực đó, tập luyện TDTT kể cả TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao cũng đặt ra những vấn đề hết sức bức xúc đó là còn nhiều trường hợp chấn thương và tai nạn đáng tiếc xảy ra kể cả tai nạn chết người trong quá trình luyện tập và thi đấu thể thao. Khái niệm: Chấn thương trong thể dục thể thao (TDTT) là những tổn thương về thực thể hoặc chức năng do tập luyện và thi đấu thể thao gây nên. Vài con số về chấn thương và tại nạn trong TDTT Các công ty bảo hiểm ở Pháp ước tính tai nạn trong hoạt động TDTT chiếm tỉ lệ khoảng 5% trong tổng số các tai nạn xảy ra tại Pháp. Hai cuộc điều tra toàn quốc về các tại nạn từ 1987 – 1995 cho thấy có vấn đề về tai nạn thể thao, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên (Garry,1999). Hàng năm xảy ra 850.000 ca tai nạn thể thao ở thanh niên. Trong các ca tai nạn thể thao, bóng đá chiếm 29%, bóng chuyền và bóng ném: 19%, bóng bầu dục: 6%, thể dục: 6%, trượt tuyết: 6%, xe đạp:6%, điền kinh:4%. Tỉ lệ tai nạn cao ở các môn bóng được cho rằng do là môn tập thể, số lượng VĐV tham gia thi đấu đông, sự va chạm đối kháng là thường xuyên. Một nghiên cứu tại Bỉ về 3.203 tại nạn thể thao thuộc chương trình “Hệ thống giám sát tại nạn giải trí Châu Âu (EHLASS) cho thấy ¾ ca do té ngã (41%) hay bị va đập (36%) (Vandercammen, 2003). Các môn TT có nguy cơ chấn thương cao là bóng tường, hốc cây, bóng bầu dục,đua mô tô và bóng chuyền. Các môn ít xảy ra chấn thương là quần vợt, bơi lội, xe đạp và điền kinh. Các yếu tố khởi động không phù hợp, thiếu trang phục ấm, trang thiết bị dụng cụ không phù hợp, thể lực không đảm bảo cũng góp phần làm tăng nguy cơ chấn thương. Ngoài ra, áp lực tâm lý cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương ở các VĐV chuyên nghiệp. Nhiều nghiên cứu đưa ra những con số phí tổn vì chấn thương và tai nạn thể thao. Ở Pháp, riêng năm 1995 phí tổn chăm sóc y tế cho tai nạn TT ước lượng khoảng 2.96 tỉ frances BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 16
  18. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM (450 triệu bảng Anh) (Garry, 1999). Tại Úc, phí tổn cho chấn thương TT là 1.5 tỉ đô la Úc hàng năm (Medibank, 2003). Các môn nguy hiểm nhất tại Úc là Bóng đá kiểu Mỹ (21.6%), đua xe đạp (10%), bóng đá (8%), bóng bầu dục (7.8%) và cricket (7.3%). Trong quá trình tập luyện, nếu người tập nỗ lực quá sức thì lại có hại cho sức khỏe. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy tác động có lợi của TDTT đều biến mất khi tập luyện quá sức. Đã có rất nhiều trường hợp người tập “sụp đổ” khi vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể, như trường hợp gần đây, VĐV Tom Simpson đã đột quỵ và chết trong cuộc đua Tour de france. Nguyên nhân chính gây ra chấn thương. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước, các nhà khoa học đã tổng kết một số nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao sau: 1. Sai lầm trong phương pháp giảng dạy và huấn luyện: Là nguyên nhân dẫn tới 30-60% trường hợp chấn thương ở các môn thể thao khác nhau. Các chấn thương này liên quan đến việc chưa tuân thủ các nguyên tắc huấn luyện cơ bản như: tập luyện chưa hợp lý, chưa thường xuyên và liên tục, tǎng lượng vận động, độ khó của động tác đột ngột, cũng như chưa tuân thủ nguyên tắc đối xử cá biệt trong tập luyện TDTT. Nguyên nhân này trong hoạt động thể thao cho mọi người còn cao hơn, bởi không phải ở đâu người tập cũng có sự hướng dẫn của huấn luyện viên (HLV) hay hướng dẫn viên. Thí dụ, nhiều khi chỉ do không khởi động hoặc khởi động không tốt cũng có thể dẫn đến những chấn thương đáng tiếc. 2. Thiếu sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu Là nguyên nhân dẫn tới 4-8% các trường hợp chấn thương. Những chấn thương này xảy ra là do việc bố trí người tập bất hợp lý, không đảm bảo kỷ luật trật tự, duy trì tổ chức tập luyện lộn xộn, mật độ người tập quá đông, sự phối hợp tập luyện giữa các nhóm vận động viên (VĐV) có trình độ, đẳng cấp, hạng cân thi đấu không đều, tổ chức bảo hiểm không tốt, hoặc tổ chức tập luyện và thi đấu không có mặt của HLV và giáo viên TDTT. 3. Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện của buổi tập. Nguyên nhân này dẫn đến tới 25% các ca chấn thương. Cụ thể là chất lượng trang thiết bị dụng cụ, sân bãi thi đấu và trang phục cá nhân kém, các phương tiện bảo vệ, bảo hiểm không có, thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn. Nguyên nhân này rất dễ nhận thấy khi ta quan sát bất kỳ một sân chơi nào, bởi chúng ta còn thiếu hiểu biết hoặc do tâm lý coi thường hay tùy tiện trong việc chọn địa điểm và các phương tiện, giày dép và trang bị tập luyện. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 17
  19. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 4. Điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh không phù hợp: Là nguyên nhân gây ra 2-6% các trường hợp chấn thương. Thí dụ như: sân bãi, dụng cụ thi đấu tập luyện không được vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng không đảm bảo (tối hoặc chói sáng), thông gió kém, nhiệt độ của phòng tập, môi trường tập không đúng yêu cầu vệ sinh, độ ẩm môi trường tập quá cao 5. Hành vi không đúng đắn của người tập. Là nguyên nhân gây ra 5-15% các trường hợp chấn thương. Đó là sự vội vàng, thiếu tập trung chú ý, ý thức tổ chức kỷ luật kém hoặc phạm luật bằng các động tác bị nghiêm cấm, đặc biệt trong các môn đối kháng trực tiếp. 6. Vi phạm các nguyên tắc kiểm tra y học. Dẫn đến 2 - 10% các trường hợp chấn thương. Đó là các trường hợp cho phép tập luyện và thi đấu thể thao không qua kiểm tra y học, kiểm tra sức khỏe, không thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là một trong những khâu rất yếu của y học thể thao nước ta hiện nay. Hiện nay, nước ta chưa có hệ thống y học thể thao rộng khắp để có thể tư vấn và hướng dẫn cho mọi người là mình có được phép tập luyện hay không hoặc tập luyện ở mức độ nào thì có lợi cho sức khỏe của mỗi người. 7. Tham gia tập luyện và thi đấu thể thao trong tình trạng chuẩn bị thể lực chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện các động tác khó, hoặc có biểu hiện rối loạn về khả nǎng định hình động lực trong không gian, giảm sút các phản ứng bảo vệ và độ tập trung chú ý, có thể do quá cǎng thẳng hoặc tập luyện quá sức cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến nguy cơ chấn thương cao. Các loại chấn thương thường gặp trong TDTT: 1. Trầy, xây sát da. 2. Vết thương: rách da và tổ chức dưới da (cơ, mạch máu), chảy máu. 3. Vết đụng dập: Do va chạm gây nên, tuy không rách da nhưng bị chảy máu trong do đứt các mao mạch, nhanh chóng bị sưng tấy và bầm tím, tuy có đau, nhưng vẫn cử động được cơ, khớp. 4. Bong gân: Là tổn thương thường gặp nhất đặc biệt là khớp cổ chân, khớp gối, cổ tay và ngón tay. Khi có tác động mạnh, khớp sẽ bị vặn mạnh, khe khớp bị mở rộng, các dây chằng bị kéo căng, giãn mạnh hoặc đứt hẳn. Đồng thời làm tổn thương bao khớp, gây chảy máu trong nhiều, cảm giác rất đau. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 18
  20. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 5. Tổn thương cơ (giãn, rách hoặc đứt cơ): Khi cơ co mạnh đột ngột có thể gây rách hoặc đứt cơ, cảm giác đau dữ dội, chảy máu trong nhiều tạo thành các vết bầm tím. 6. Gãy xương: Là chấn thương nặng trong thể thao, có thể phân loại: gãy xương kín, gãy xương hở, gãy hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn. 7. Sai khớp (trật khớp): là sự sai lệch các diện khớp, thay đổi vị trí giải phẫu của khớp do đầu xương rời khỏi ổ khớp. 8. Chấn thương cột sống: Ít xảy ra trong TDTT, nhưng khi xảy ra thì gây hậu quả rất nghiêm trọng. 9. Chấn thương sọ não: Thường gặp trong sinh hoạt cũng như trong hoạt động TDTT, thường ở mức độ nhẹ, tỷ lệ chấn thương nặng chỉ chiếm khoảng 2% ở các môn Thể dục dụng cụ, nhảy cầu, võ thuật, bóng đá. Sơ cứu Tùy theo tình hình chấn thương sẽ có những biện pháp sơ cứu khác nhau. Với các chấn thương trầy da, chảy máu cần làm sạch vết thương, sát trùng và cầm máu. Khi vết thương chảy máu nhiều và nghiêm trọng, cần đưa đi bệnh viện kịp thời. Đối với các chấn thương nghiêm trọng như: gãy xương hở, chấn thương cột sống, chấn thương sọ não cần cấm không cho ai đụng đến bệnh nhân, giữ nguyên tư thế, gọi cấp cứu càng sớm càng tốt. Với chấn thương phần mềm như đụng dập, bong gân, tổn thương cơ, sai khớp việc sơ cứu ban đầu đúng phương pháp là rất cần thiết, giúp chỗ tổn thương ổn định và mau lành. Sử dụng phương pháp RICE (Rest: ngưng tập luyện; Ice: chườm đá, Compression: băng ép cố định chỗ chấn thương và Elevation: nâng cao chỗ chấn thương). Thực hiện bốn bước sau đây ngay sau khi chấn thương xảy ra: - Ngưng tập luyện: ngay sau khi bị chấn thương, cần ngưng ngay tập luyện hoặc thi đấu. - Chườm lạnh: Có tác dụng làm co các mao mạch, mạch máu bị tổn thương, làm giảm phù nề do lượng máu chảy ra giảm. Dùng túi đá ướp chườm lạnh ngay tại chỗ 10-15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, lặp lại nhiều lần trong ngày. Có thể chườm lạnh trong 1-3 ngày đầu sau khi bị thương. Không nên chườm một lần quá lâu hoặc chườm lạnh trực tiếp vì da sẽ bị bỏng. - Băng ép: Dùng băng thun quấn ép vùng tổn thương nhằm cố định khớp, giảm chảy máu, sưng bầm và đau nhức. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 19
  21. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - Kê cao vùng bị thương: Làm giảm sưng, đau. Rất hiệu quả khi vùng bị chấn thương được nâng cao hơn độ cao của tim. Thí dụ, khi bị chấn thương gối hay cổ chân, khi nằm nên kê cao gối hay cổ chân cao lên. Lưu ý: Khi bị chấn thương, có thể dùng thuốc giảm đau, nhưng tuyệt đối không nên xoa các loại dầu nóng. Nhiều người làm vậy vì lầm tưởng loại thuốc mà các vận động viên được xịt khi bị chấn thương là dầu nóng. Thực ra, đó là một loại khí lạnh dễ bốc hơi, có công dụng giống như chườm lạnh. Hoặc theo quan niệm xưa, bị đau thì xức dầu nóng. Khi mới bị chấn thương, không được chườm nóng hoặc xoa bóp. Việc chườm nóng, xức dầu nóng hay xoa bóp sẽ làm tổn thương nghiêm trọng hơn, các mao mạch vùng chấn thương nở lớn khiến máu chảy nhiều hơn, gây phù nề nhiều hơn. Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau khi điều trị được 2-3 ngày. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn còn khó khăn, nên đến khám ở các bệnh việc chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt. Giải pháp phòng ngừa Để hạn chế và giảm thiểu tình trạng này, người tập TDTT cần lưu ý thực hiện một số giải pháp sau: 1. Phải kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh tật trước khi tham gia tập luyện TDTT. 2. Lựa chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân. 3. Tuân thủ hướng dẫn của HLV, Giáo viên về tổ chức, nguyên tắc và phương pháp tập luyện trong quá trình tập luyện và thi đấu. 4. Tuân thủ các quy định về trang phục, giầy vớ, dụng cụ và vệ sinh tập luyện. 5. Luôn khởi động và thả lỏng đúng và đủ. 6. Không mạo hiểm khi không cần thiết với các động tác quá khó hay các dụng cụ thiết bị tập luyện lạ. 7. Nêu cao tinh thần trung thực cao thượng và fair play trong thi đấu thể thao. 8. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và hồi phục hợp lý khi tham gia tập luyện và thi đấu thể thao. 9. Nắm kiến thức về nguyên nhân, biện pháp sơ cứu các chấn thương trong hoạt động TDTT. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 20
  22. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM II. LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN : 2.1.Nguồn gốc của môn Võ Thuật Cổ Truyền : Con người nguyên thủy từ thời Cổ Ðại, sinh sống dựa trên thu lượm, nhặt hái các thức ăn có trong ở thiên nhiên và săn bắt thú rừng là chủ yếu. Những động tác, cách thức rình rập, rượt đuổi đánh giết dần trở thành quen thuộc hàng ngày. Tiếp đến là những trường hợp phải xử trí trong quan hệ giữa người và vật trong săn bắn, giữa người và người để tự vệ, để chiến đấu gìn giữ các vật thực do thành quả lao động, hoặc quyền sở hữu miếng đất, khoảnh rừng đang sinh sống. Tất cả các động tác, các cách thế đó, từ đơn giản đến phức tạp, đã là cội nguồn của các đòn thế, bài bản của các trường phái võ thuật trên thế giới. Qua quá trình gian khổ dựng nước và giữ nước, từ thời khai nguyên dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, giữ yên bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ. Người dân Việt trưởng thành từ vùng đất châu thổ sông Hồng đã tự hình thành, phát triển và đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về kỷ thuật chiến đấu cá nhân và những cách thức, sách lược trong vận dụng và huy động lực lượng quân sự vào cuộc chiến đấu tập thể "chiến tranh". Kỹ thuật chiến đấu cá nhân, cơ sở cho một đội quân tự vệ quốc gia đó chính là nguồn gốc sâu xa,đích thực của một nền võ học cổ truyền phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam anh hùng, bất khuất. Ðặc thù của võ học cổ truyền Việt Nam. Thời Pháp mới chiếm Việt Nam, các hệ phái võ thuật cổ truyền bị thực dân Pháp cấm lưu hành vì những người đứng đầu các phong trào khởi nghĩa chống Pháp đều là người giỏi võ Việt Nam. Khoảng năm 1925, võ cổ truyền Việt Nam được khôi phục song song với các môn võ ngoại quốc khác được đưa vào Việt Nam, như: Quyền Anh (Boxing, Boxe), Thiếu Lâm (Kungfu) Trong giai đoạn này, nhiều võ sư huyền thoại đã để lại danh tiếng: ba võ sư được mệnh danh là "Tam Nhựt" gồm: Hàn Bái, Bá Cát, Bảy Mùa vì có công lớn trong việc khôi phục truyền thống võ Việt Nam trong thời gian này. Mãi đến khi Pháp rời khỏi Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã tiếp tục duy trì sự phục hồi võ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Cục Quyền thuật Việt Nam. Ba võ sư có công lớn trong giai đọan này là: Trương Thanh Đăng ( sư tổ của võ phái Bình Định Sa Long Cương ), Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai (được mệnh danh là "Tam Nguyệt") tiếp nối việc khôi phục và phát triển võ Việt Nam. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 21
  23. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Tuy nhiên, tại miền Nam Việt Nam, từ năm 1960 đến năm 1963, Ngô Đình Diệm lại tiếp tục cấm các đoàn võ thuật phát triển (trong đó có võ Việt Nam), vì năm 1960, trong lực lượng tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm thất bại đoàn võ sĩ Judo do võ sư Phạm Lợi chỉ huy. Năm 1964, võ thuật được tiếp tục họat động, trong đó có võ Việt Nam. Trong giai đoạn này, võ thuật Việt Nam đã lớn mạnh, sánh vai ngang hàng với võ thuật các nước trong khu vực, như: Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan, Lào, Cam bốt Nhiều võ sĩ Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trước nhà vô địch của các nước bạn trong trong khu vực. Bốn võ sư đã có công đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng quyền thuật Việt Nam, nhất là đào tạo nhiều võ sĩ giỏi đại diện cho màu cờ sắc áo Việt Nam chiến thắng vẻ vang nhiều nhà vô địch của các nước bạn, chính là: Từ Thiện Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. Bốn võ sư này đã được Tổng Nha Thanh Niên trao tặng Bằng Khen về các thành tích vẻ vang cho đất nước, và từ đó, giới võ thuật gọi bốn võ sư này là "Tứ Tú" (bốn ngôi sao sáng), nối tiếp "Tam Nhựt" (ba mặt trời) và "Tam Nguyệt" (ba mặt trăng) trong việc khôi phục và phát huy truyền thống võ thuật Việt Nam. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, do tình hình trật tự an ninh còn hỗn loạn, võ thuật Việt Nam tạm ngừng phát triển một thời gian. Năm 1979, nhân sự kiện quân đội Bắc Kinh và quân đội Khmer Đỏ tấn công Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã cho khôi phục hoạt động võ thuật, trong đó có võ thuật cổ truyền Việt Nam, để tập hợp thanh niên rèn luyện tinh thần bất khuất sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sau đó, các Liên đoàn võ thuật hình thành để quản lý phong trào võ thuật, trong đó có Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam hình thành ngày 19 tháng 8 năm 1991. Tuy nhiên, do nhiều lý do, từ đó cho đến năm 2007, võ thuật Việt Nam vẫn chưa được nhà nước Việt Nam quan tâm phát triển như những môn võ thuật có thi đấu quốc tế như: Taekwondo, Judo, Karatedo, Wushu, Pencat Silat, Boxing, Vovinam Trong khi đó, ở nước ngoài, nhiều người Việt đã âm thầm phát triển võ thuật Việt Nam dưới nhiều tên gọi khác nhau, như: Vivodo (Australia), Võ Việt, Võ Thuật (Nguyễn Văn Trung, Pháp quốc), Võ Việt Nam (Nguyễn Đức Mộc, Pháp quốc),Lâm sơn Võ Đạo, Quán Khí Đạo (Phạm Xuân Tòng, Pháp quốc), Thanh Long (Nguyen Dan Phu) Một nhược điểm lớn nhất của võ thuật cổ truyền Việt Nam là mỗi một võ sư đều muốn trở thành chưởng môn nhân của một môn phái độc lập, mà quên mất đi nhiệm vụ cấp thiết là cùng nhau xây dựng một "thương hiệu" có uy tín cho võ thuật Việt Nam, để sánh vai cùng các môn võ thuật khác trong giới võ lâm quốc tế, điều này có nghĩa dù là võ đường nào đi nữa nhưng BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 22
  24. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM nên cùng nhau thống nhất một cội nguồn là cùng một "môn phái võ thuật Việt Nam" đó là "Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam". 2.2. Sự hình thành và phát triển môn Võ Thuật Cổ Truyền : ĐẶC ĐIỂM CHUNG : Có lẽ không một người dân Việt nào “chưa nhìn thấy” hoặc “chưa nghe nói” đến Võ cổ truyền của dân tộc mình. Bởi nó gắn liền với cuộc sống và đi theo suốt chiều dài của lịch sử. Tuy có lúc thăng, lúc trầm nhưng nó đã tồn tại và thấm sâu vào máu thịt, vào tư tưởng, vào hành động của mọi người, là một mảng văn hóa tinh thần đầy tự hào của nhiều thế hệ người Việt Nam. Lịch sử đã ghi chép, chứng minh biết bao gương hy sinh dũng cảm đã nêu cao tinh thần thượng võ, biết vận dụng tài năng, trí tuệ, đạo đức, lối sống để xây dựng môn võ thành triết lý sống cho dân tộc mình. Từ khi loài người thông qua lao động cần cù, sáng tạo cùng với sự tồn tại và phát triển, sống mưu sinh thoát hiểm chống lại thú dữ, thiên tai, địch họa, những động tác luyện tập, các công cụ sử dụng đã tạo nên những bài võ đích thực và dần hoàn chỉnh theo thời gian. Soi rọi vào công lao, trí tuệ của tiền nhân chúng ta thấy chạnh lòng và vô cùng cảm phục, để tiếp bước các thế hệ hiện tại và sau này phải gìn giữ phát huy, tài bồi cho nền võ học nước nhà thêm cường thịnh vì mỗi dân tộc trên thế giới đều có những bản sắc, đặc thù của dân tộc mình, trong đó có những môn truyền thống gắn liền với lịch sử, với lao động, với văn hóa lâu đời. Dân tộc ta, đất nước ta, trải qua các thời kỳ giữ nước và dựng nước, môn Võ cổ truyền đã có quá trình hình thành, phát triển, được các thế hệ tiếp tục truyền bá, học tập tài bồi. Nó là món ăn tinh thần, là giấc ngủ yên bình, là sự sống còn, là sự cảm thông chia sẻ thì hiển nhiên là của quốc gia dân tộc, không có gì để luận bàn mà phải trân trọng bảo lưu với niềm tự hào đầy kiêu hãnh. Có điều vốn quý phải được mài dũa như thế nào? dùng vào thời điểm thích hợp để có hiệu quả cao nhất. Dân tộc ta vốn sống có hiếu đạo, làm việc trượng nghĩa, càng thấm nhuần đạo lý: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Do vậy, Võ cổ truyền Việt Nam chính là của người Việt Nam. “Việc tu dưỡng, rèn luyện võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng chính mình, đưa con người đến sự giản dị, điềm đạm, khiêm tốn, đạt đến Chân - Thiện - Mỹ trong cuộc sống. Võ là văn hóa, vì võ dạy cho con người biết nuôi dưỡng nhân tính, sống theo đạo lý làm người trong một tôn chỉ giáo dục và rèn luyện nhân cách cao xa. Chỉ có những ai không đi hết trọn con đường mới tự quảng cáo, khoe khoang, biện bạch.” BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 23
  25. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Để tổng kết những hoạt động của môn võ cho cụ thể, rõ ràng hơn sau chặn đường 30 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (1975 – 2008) có thể chia làm 3 giai đoạn: A. GIAI ĐOẠN I : 1975 – 1985: Sau ngày đất nước thống nhất, mọi hoạt động võ thuật dường như rơi vào sự im lặng, nhưng thực tế luôn sục sôi với khí thế mới ở một số Tỉnh, Thành như: TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Cà Mau v.v đã có những hoạt động mang tính tập hợp lại như: Tham gia hội diễn, huấn luyện nhiều môn võ trong cùng một câu lạc bộ. Các phòng VHTT và các trung tâm bước đầu có sự quản lý chặt chẽ có kế hoạch phổ cập cơ bản, đã có bộ môn theo dõi các hoạt động và hướng dẫn phong trào. Các võ sư, HLV đều mong ước được học tập, mở lớp huấn luyện nhằm truyền bá và đáp ứng các yêu cầu thực tế của xã hội và cả sự khao khát yêu mến võ thuật của quần chúng. B. GIAI ĐOẠN II : Đến năm 1987 : Tổng cục TDTT cho phép các môn võ hoạt động chính thức. Thêm một bước ngoặc lịch sử ra đời, đánh dấu một thời kỳ hưng thịnh mới, một nền võ học hoạt động theo chiều hướng đoàn kết, tập hợp trí tuệ, sức lực để xây dựng nền tảng võ học, võ thuật cho mọi người. Các ban chuyên môn ra đời nhằm bước đầu ổn định tổ chức, xây dựng chương trình kế hoạch và định hướng phát triển – các cuộc hội diễn toàn Tỉnh, Thành được tổ chức, các võ phái hăng say tập luyện, biểu diễn, thi tài cống hiến cho quần chúng những nét đẹp võ thuật. Bởi sự ganh đua có tổ chức có mục đích rõ ràng là nhằm đáp ứng yêu cầu hưởng thụ của nhân dân, bảo lưu phát triển, nâng tầm nền võ học tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Có lẽ chưa bao giờ tâm tư giới võ mở rộng và mong muốn có những hoạt động mang tính đặc thù, có sự đoàn kết nhất trí cao như trong giai đoạn này, họ có rất nhiều kỳ vọng ước mơ nhưng tựu trung phải có được hệ thống huấn luyện thống nhất, có quy chế hoạt động, có tổ chức vững mạnh mới thực hiện được một nền võ thuật võ học đúng tầm trong chế độ xã hội mới Xã Hội Chủ Nghĩa. Từ những thực tế đó, năm 1989 các Hội võ cổ truyền được thành lập. Ở một số địa phương có phong trào võ sớm phát triển nhằm tăng cường nhân lực, có đủ trình độ, điều kiện để tiến lên theo định hướng. Đến năm 1991, Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam ra đời, đây là một thời điểm quan trọng để đánh giá, rút kinh nghiệm tổng kết các hoạt động võ thuật tại các Tỉnh, Thành phố nhằm BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 24
  26. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM đóng góp cho Liên đoàn những thành tựu để làm cơ sở cho Liên đoàn nghiên cứu lập kế hoạch, xây dựng chuyên môn trên phạm vi cả nước. Việc đầu tiên là cần rà soát và biên soạn lại hệ thống đai, đẳng cấp cho môn võ mà nhiều thập kỷ qua chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ là điều kiện tất yếu. Ban biên soạn đã tham khảo ý kiến các vị võ sư lão thành, các nhà học giả và dựa theo hệ thống giáo dục văn hóa để đưa ra một hệ thống từ sơ cấp đến cao cấp bao gồm 18 cấp. 5 màu đai: đen, xanh, vàng, đỏ, trắng. 5 bậc: bậc học viên, bậc hướng dẫn viên, bậc HLV, chuẩn võ sư, võ sư. Bên cạnh đó, một chương trình huấn luyện thống nhất được Hội đồng võ sư cả nước tuyển chọn, giới thiệu những bài võ có đầy đủ lý luận cơ bản, có quá trình tập luyện lâu năm, có nhiều dòng võ biết đến, thực áp dụng được cho tất cả các môn sinh theo học võ cổ truyền ở hiện tại và là tư liệu quan trọng cho sau này. Khi hệ thống đai, đẳng cùng với chương trình huấn luyện thống nhất hình thành thì quy chế hoạt động chuyên môn phải phù hợp với mục đích yêu cầu để giúp cho việc quản lý nhân sự, trình độ chuyên môn mới được xuyên suốt trong hệ thống huấn luyện, quản lý và nghiên cứu ứng dụng cho các cấp theo trình tự từ thấp đến cao. Tất cả các công trình tâm huyết trên là nguyên nhân của sự thành công, đẩy lùi được những khó khăn mà bản thân môn võ gánh chịu. Ngoài ra, còn là tiền đề cho ý chí thống nhất, cơ sở cho việc thi lên đai đẳng, thi tài trong các cuộc hội thi, hội diễn. Đặc biệt, qua những chương trình này đã tập hợp được sự say mê tập luyện của nhiều người. Đây là nhân tố chính để góp phần phát triển võ thuật rộng khắp trong cả nước và nước ngoài. Từ đó, các cuộc hội diễn khu vực, toàn quốc đã trở thành các giải thi đấu chính thức trong hệ thống thi đấu cấp quốc gia. Đến năm 1993, Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, với mục đích quy tụ các võ phái trong cả nước, đưa ra định hướng hoạt động chuyên môn nhằm xây dựng và tuyển chọn các bài võ hiện đang có nhiều võ phái tập luyện. Những năm về sau, các Hội nghị liên tục tổ chức các lớp tập huấn trọng tài, chỉnh sửa tài liệu, Luật thi đấu luôn luôn được Liên đoàn quan tâm và thực hiện triệt để. Đến nay đã có sách giáo khoa với chương trình huấn luyện căn bản và 10 bài võ tiêu biểu. Về quan hệ quốc tế, một số chuyên gia được cử đi huấn luyện ở một số nước trên thế giới, đến nay vẫn tiếp tục truyền bá Võ cổ truyền Việt Nam, tạo được mối quan hệ giao lưu tốt cho Liên đoàn và cho môn võ học nước nhà. Các VĐV xuất sắc được cử đi biểu diễn nhiều nơi BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 25
  27. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM trong nước và tham dự các ký đại hội võ thuật truyền thống thế giới. Đây là dịp giới thiệu một nền võ học dân tộc, gắn liền với bản sắc văn hóa tốt đẹp có truyền thống lâu đời, bền vững. C. GIAI ĐOẠN III: Từ năm 1995 đến năm 2008 : Các Hội, cùng với Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và nâng cao về mọi mặt: hệ thống thi đấu, nội dung thi đấu, các phương tiện phục vụ thi đấu đảm bảo đúng thời gian, an toàn và hiệu quả. Các lớp chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ cho các cấp từ học viên đến HLV cao cấp được tổ chức hằng năm, chất lượng ngày càng cao. Các cuộc hội thảo thường xuyên hơn, các võ sư, HLV có dịp trao đổi học hỏi lẫn nhau nên rất cảm thông nhau, giúp cho mọi sinh hoạt vào nề nếp xuyên suốt từ trên xuống dưới. Đến năm 2002, Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV là lần đầu tiên có môn Võ cổ truyền thi đấu, góp phần làm phong phú thêm cho Đại hội quan trọng này. Năm 2006, Festival Võ cổ truyền lần thứ I tổ chức tại Bình Định đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của võ cổ truyền Việt Nam. Cùng với những thành tựu trên, sách về giáo trình huấn luyện cơ bản được ấn hành, Luật thi đấu được Bộ trưởng chủ nhiệm UBTDTT ký ban hành chính thức, cũng có ý nghĩa là hệ thống thi đấu của môn võ được công nhận và gắn kết giữa lao động sáng tạo với tinh thần hiếu học, ý chí quật cường, lòng yêu nước của dân tộc ta. Nó đã cùng chúng ta góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ giá trị đạo đức, tôn vinh ý tưởng cao đẹp, tăng cường sức khỏe cho mọi người, xứng đáng là một trong những vốn quý mà không một dân tộc nào không tự hào khi sở hữu được. Năm 2007, nhiệm kỳ III Ban chấp hành Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam tiếp tục được củng cố về nhân sự, về định hướng phát triển, cùng với Điều lệ sửa đổi và bổ sung Liên đoàn đã ban hành nhiều quyết định, quy chế quan trọng. Từ đó dấy lên một phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành: tiêu biểu là các lớp tập huấn, huấn luyện viên, trọng tài các giải khu vực và toàn quốc. Đặc biệt là Giải Quốc tế Võ cổ truyền lần thứ I từ ngày 21 đến 24/07/2008 tại TP. Hồ Chí Minh và Festival Quốc tế Võ cổ truyền lần thứ II tháng 08 năm 2008 tại Bình Định đã thành công rực rỡ, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về đất nước và giới Võ cổ truyền Việt Nam. Kết thúc năm 2008 với nhiều thành công hoàn hảo, lớp tập huấn huấn luyện viên được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 21/12/2008 tại Khánh Hòa. Để triển khai 8 bài võ mới đã được tuyển chọn và hoàn thiện phần Căn bản công, nhằm tiến tới xây dựng giáo trình huấn luyện làm nền tảng để môn võ được phổ cập rộng rãi. 2.3. Đạo đức trong Võ Thuật Cổ Truyền : BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 26
  28. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Võ đức là̀ phẩm chất cao quý của những người học và dạy võ, là hành trang không thể thiếu của người dụng võ. Cổ nhân dạy rằng: “Tập võ chi Đạo có thể được cường thân, mẫn trí”. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc. Đường lối của võ thuật trước tiên là phải trọng võ đức, muốn có võ đức phải hiểu rõ công lý, muốn hiểu rõ công lý thì phải có học vấn. Võ thuật là môn học của khoa học, nghệ thuật, văn hoá truyền thống Võ là khoa học, nghệ thuật vì võ dạy cho con người pháp luyện thân tăng cường sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật theo khoa học giáo dục thể chất, cùng nghệ thuật thần kỳ nuôi dưỡng tinh, khí, thần và nghệ thuật tự vệ, chiến đấu. Khoa học võ thuật đích thực có các nguyên lý cấu thành và liên hệ mật thiết với những khoa học tương cận như vật lý học, sinh học, y học, quân sự , đặc biệt là triết học Đông phương. Võ là văn hóa truyền thống vì võ dạy cho người học biết nuôi dưỡng nhân tính, rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức làm người. Việc luyện tập võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng chính mình, trên tinh thần giản dị, khiêm tốn, điềm đạm, đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là văn hoá thượng võ tôn sư trọng đạo. Đó là Võ Đức. Chỉ có những ai không đi hết trọn con đường mới phải tự quảng cáo, khoe khoang, biện bạch. Tuy đặc thù của võ thuật là chiến đấu nhưng tập võ còn là phương pháp tốt để nâng cao sức khỏe, qua đó học được nhiều đức tính quý báu như :bền bỉ, chịu đựng, nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ và nhất là đỉnh cao người học võ khiêm tốn, điềm đạm, giản dị, giàu lòng vị tha, nhân ái. Có rất nhiều thuật làm cho thân thể khỏe mạnh, biết được một thuật đủ để khỏe mạnh và sống lâu. Võ thuật là một trong các nghệ thuật đó. Các môn phái võ cổ truyền có mục đích, tôn chỉ, môn qui, những điều tâm niệm để giáo dục võ sinh. Không phản thầy, phế đạo; không bất hiếu, bất trung ; không bất nhân, bất nghĩa. Võ thuật khởi đầu bằng lễ và kết thúc cũng bằng lễ. Khi diễn quyền, bắt đầu bằng bái tổ (Tam bộ bái tổ, nhị bộ kính sư, hồi thân lập trụ ) và kết thúc cũng bằng bái tổ (Thối hồi đơn phụng quang châu; Chân theo xà tấn kiếm hầu tổ sư). Đó là thông điệp mà các bậc chân sư gửi vào bài võ để nói lên tinh thần đạo đức trong võ thuật. Người học võ cần chọn người hiền đức làm thầy, bản thân mình thì khiêm hư hiếu học, tôn kính sư trưởng, phát huy võ đức. Lòng tâm niệm: “Một chữ truyền trao cũng là thầy mà nửa BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 27
  29. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM chữ truyền trao cũng là thầy”. Nếu làm được những điều cao đẹp ấy thì thật là tôn quý biết chừng nào. Nhưng thực tế cuộc sống và tôn chỉ võ đức đôi khi bị vùi dấn bởi dòng sông cuộc đời như dòng sông cuồn cuộn, lôi cuốn những lý tưởng cao đẹp, nhấn chìm lẫn trong hôi tanh của bùn đất. Bởi vậy mới thấy những cảnh tranh giành quyền lợi, thủ đoạn luồn cúi bất minh mưu cầu một chút hư danh, ảo giác, vọng ngữ khoe khoang những điều không đúng với thực chất của mình, xa rời liêm sỉ, bỏ thực cầu hư. Trong binh pháp cũng đề cao võ đức “Bổn đức tôn đạo – dùng đức làm nền gốc, lấy đạo làm cao quý: An mục an ư nhẫn nhục; tiên mạc tiên ư tu đức; lạc mạc lạc ư hiếu thiện; thần mạc thần ư chí thành nghĩa là chẳng có gì yên bằng nhẫn nhục, chẳng có gì cần trước hơn là tu đức, chẳng gì vui bằng mến điều lành, chẳng có gì mầu nhiệm hơn lòng chí thành ” (Thái Công Binh pháp) “Dùng mưu trí hàng phục thiên hạ mà thiên hạ chịu khuất phục mưu trí của minhdthì̀ mưu trí ấy cũng chưa phải là tối thắng. Dùng hình pháp để chế ngự thiên hạ mà thiên hạ chịu theo hình pháp của mình thì hình pháp ấy cũng chẳng có gì hay. Dùng mưu trí hay hình pháp đều chẳng phải là điều hay nhất trong những điều hay. Ngày xưa Thánh Võ giữ thế mà chẳng vây thành, chẳng đánh lũy, chẳng bày trận, đó là nhờ nương náu ở chỗ hư không. Hun đúc trong thế không tranh mà được vậy”. (Binh Thư Yếu Lược – Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Tài năng của tướng súy là “Đạo chi dĩ đức; tề chi dĩ lễ; tri kỳ cơ hàn; sát kỳ lao khổ; thử chi vị nhân tướng Dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ nghi để sắp đặt yên ổn cho người, hiểu biết việc đói rét của họ, đó là hạng tướng có lòng nhân ái ” (Binh pháp – Khổng Minh Gia Cát Lượng) Sách Luận ngữ chép: “Làm việc chánh dùng lấy đức ví như sao Bắc Thần đứng một chỗ mà các vì sao khác đều qui chầu tất cả” và Trương Cửu Thành thì: “Người biết đạo tất không khoe, người biết nghĩa tất không tham, người biết đức tất không thích tiếng tăm lừng lẫy”. Với võ thuật cổ truyền, giữ được lòng tự trọng dân tộc Việt Nam là giữ được tinh thần võ đức cao cả và luôn gắn liền với 5 chữ “ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” 2.4. Trang phục võ thuật cổ truyền Việt Nam : 2.4.1. Trọng tài : a. Quyền : BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 28
  30. ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Võ phục màu đen, phù hiệu của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam rộng 9cm bên ngực trái ( không ngọn đuốc ), tên bên ngực phải, giầy bata trắng, đai đẳng đúng qui chế chuyên môn. b. Đối kháng : Áo sơ mi trắng, quần tây trắng, chữ trọng tài bên ngực phải, cổ đeo nơ, mang giầy bata hoặc loại giầy tương tự. 2.4.2. Vân động viên : a. Quyền : Võ phục màu đen, phù hiệu của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam rộng 9cm bên ngực trái ( không ngọn đuốc ), tên bên ngực phải, lá cờ Việt Nam bên vai trái, phía sau lưng là tên đơn vị ( Tỉnh, Thành, Nghành ), áo nữ 9 nút ( nam 7 nút ), nút áo là nút khuy, đai đẳng theo đúng qui chế chuyên môn. b. Đối kháng : Mũ bảo hiểm, bao răng, bảo vệ hạ bộ, băng chân bảo vệ cổ chân, băng tay bảo vệ khuỷu tay, quần võ phục màu đen ( quần dài ), áo thun sát nách ( hoặc tay ngắn ), áo giáp, găng tay. 2.5. Hệ thống cấp đai trong võ cổ truyền : 2.5.1 Đai và màu đai :  Đai bằng loại vải mềm có bề rộng từ 6 đến 8 cm, có thêu chữ “VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM”.  Màu đai của Võ thuật cổ truyền Việt Nam được chia 5 mầu theo đẳng cấp và xếp thứ tự từ thấp đến cao như sau: - Đai đen. - Đai xanh (lá cây). - Đai đỏ. - Đai vàng. - Đai trắng. 2.5.2. Đẳng cấp : Chương trình huấn luyện của Võ thuật cổ truyền Việt Nam được chia thành 18 cấp và 6 bậc như sau: BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 29