Môi trường - Dòng chảy

pdf 147 trang vanle 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Môi trường - Dòng chảy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmoi_truong_dong_chay.pdf

Nội dung text: Môi trường - Dòng chảy

  1. Dòng chäy Cẩm nang Dòng chảy Môi trường Cẩm nang Dòng chảy Môi trường D¼NG CHY D¼NG DÒNG CHẢY – Cẩm nang Dòng chảy Môi trường Tài liệu hướng dẫn này cung cấp những chỉ dẫn thực tiễn để thực hiện dòng chảy môi trường tại một số lưu vực sông trên thế giới, giải thích cách đánh giá các yêu cầu về dòng chảy, đề xuất những thay đổi, điều chỉnh cẩn thiết về khuôn khổ pháp lý và tài chính, huy động sự tham gia của các bên liên quan và tăng cường sự đồng thuận xã hội trong công tác quản lý tài nguyên nước. Cuốn sách kiến nghị một lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, giải quyết sự xung đột do khan hiếm nguồn nước và suy thoái môi trường tiến tới hình thành một hệ thống quản lý tài nguyên nước có hiệu lực, thiết thực và hiệu quả, góp phần giảm đói nghèo, bảo đảm sự lành mạnh, bền vững của các dòng sông và chia sẻ, phân bổ nguồn nước một cách công bằng, hợp lý. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) Cẩm nang Dòng chảy Môi trường Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) quy tụ các quốc gia, các cơ quan chính phủ, và mạng lưới rộng khắp các tổ chức phi chính phủ trong một quan hệ đối tác duy nhất. Là một Hiệp hội các thành viên, IUCN tìm cách gây ảnh hưởng, khuyến khích và hỗ trợ các quốc gia và cộng đồng trên khắp thế giới bảo tồn sự toàn vẹn và tính đa dạng của thiên nhiên để bảo đảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là công bằng và bền vững về sinh thái. Chương trình Sáng kiến Nước và Thiên nhiên (WANI) của IUCN Chương trình Sáng kiến Nước và Thiên nhiên (WANI) của IUCN là một chương trình hành động 5 năm nhằm D¼NG CHY chứng minh rằng cách tiếp cận quản lý hệ sinh thái và sự tham gia của các bên liên quan sẽ giúp giải quyết vấn đề hóc búa về tài nguyên nước hiện nay - trả lại sự sống cho các dòng sông và duy trì tài nguyên cơ sở đó cho nhiều đối tượng sử dụng. Cục Quản lý Tài nguyên Nước Cục Quản lý Tài nguyên Nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước bao gồm nước mưa, nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ và vùng biển nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bộ máy giúp việc Cục trưởng gồm các phòng: Pháp chế, Quản lý Quy hoạch, Quản lý Điều tra Tài nguyên Nước, Quản lý Nước mặt, Quản lý Nước dưới đất, Bảo vệ Tài nguyên Nước, Đào tạo và Nâng cao nhận thức cộng đồng; Văn phòng Cục và các đơn vị sự nghiệp phục vụ công tác quản lý.
  2. Biên tập: Megan Dyson, Ger Bergkamp và John Scanlon
  3. Việc quy định về các thực thể địa lý và trình bày các tư liệu trong ấn phẩm này không phản ánh bất cứ quan điểm nào của IUCN về tư cách pháp lý của bất cứ quốc gia, lãnh thổ hay khu vực nào cũng như các cơ quan có thẩm quyền của họ, cũng như không phản ánh bất cứ quan điểm nào của IUCN về phân định ranh giới của các quốc gia, lãnh thổ hay khu vực đó. Các quan điểm trình bày trong ấn phẩm này không nhất thiết phản ánh quan điểm của IUCN. IUCN không chịu trách nhiệm về bất cứ sai sót nào trong bản dịch này cũng như nếu có sự sai lệch về ngữ nghĩa so với bản gốc. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản dịch và bản gốc, bản gốc sẽ được dùng để tham chiếu. Ấn phẩm này được thực hiện với tài trợ của Chương trình Sáng kiến Nước và Thiên nhiên (WANI) Cơ quan xuất bản: IUCN Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Bản quyền: ©2007 International Union for Conservation of Nature and Natural Resources Các tổ chức hoặc cá nhân có thể tái bản ấn phẩm này vì mục đích giáo dục hoặc phi lợi nhuận mà không cần sự đồng ý trước bằng văn bản của IUCN nhưng phải ghi rõ nguồn. Các tổ chức hoặc cá nhân không được phép tái bản ấn phẩm này để kinh doanh hoặc vì bất kỳ mục đích thương mại nào mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của IUCN. Trích dẫn: Dyson, M., Bergkamp, G., Scanlon, J. (eds). Flow. The Essentials of Environmental Flows. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK. xiv +132 pp ISBN: 978-2-8317-0972-7 Thiết kế: Melanie Kandelaars Giấy phép xuất bản số: 36-2007/CXB/34-02/LĐXH In xong nộp lưu chiểu quý 2 năm 2007 Dàn trang tiếng Việt và in ấn tại: Luck House Graphics Ltd. Tel: +844 7722346 E-mail: admin@luckhouse-graphics.com Ấn phẩm có tại: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, IUCN Việt Nam Villa 44/4 Vạn Bảo Hà Nội, Việt Nam Tel: +844 7261575/6 - Fax: +844 7261561 E-mail: office@iucn.org.vn Cục Quản lý Tài nguyên Nước 68 Bùi Thị Xuân Hà Nội, Việt Nam Tel: +844 9437080 - Fax: +844 9437417 E-mail: cucqltainguyennuoc@hn.vnn.vn 2
  4. Mục lục Những thông điệp và nội dung chính 5 Lời nói đầu 10 Lời tựa 11 Biên tập và Tác giả 12 Chịu trách nhiệm bản dịch tiếng Việt 13 Lời cảm ơn 14 Chương 1. Khởi đầu 17 1.1. Giới thiệu 17 1.2 Định nghĩa 19 1.3 Các lợi ích 20 1.4 Thực tiễn 21 1.5 Các thỏa hiệp 23 Chương 2. Xác định nhu cầu nước 27 2.1 Giới thiệu chung 27 2.2 Xác định mục tiêu hoặc kịch bản thương lượng 28 2.3 Các phương pháp xác định nhu cầu dòng chảy 30 2.4 Phương pháp tiếp cận tổng thể và sử dụng chuyên gia 37 2.5 Các khung đánh giá dòng chảy 39 2.6 Lựa chọn phương pháp phù hợp 43 2.7 Áp dụng phương pháp và giám sát tác động 45 Chương 3. Sửa đổi cơ sở hạ tầng tài nguyên nước 49 3.1 Tác động của các cơ sở hạ tầng và phương án giải quyết 49 3.2 Cải thiện dòng chảy môi trường với các cơ sở hạ tầng nước mới 54 3.3 Thực hiện dòng chảy môi trường sử dụng cơ sở hạ tầng nước hiện có 58 3
  5. 3.4 Chấm dứt vận hành công trình để phục hồi dòng chảy môi trường 63 Chương 4. Trang trải chi phí 69 4.1 Đánh giá nhu cầu tài chính 69 4.2 Tác động tới các nhóm bên liên quan 72 4.3 Các nguồn tài chính 74 4.4 Cơ sở kinh tế 81 4.5 Tìm kiếm những động cơ đúng đắn 87 4.6 Các phương pháp tiếp cận tự nguyện 90 4.7 Các vấn đề chính cần giải quyết 91 Chương 5. Xây dựng khung chính sách và pháp lý 93 5.1 Xác định bối cảnh 93 5.2 Luật quốc tế và các công cụ khác 94 5.3 Chính sách và pháp luật quốc gia 100 5.4 Các bước thực hiện và những thách thức 103 Chương 6. Tạo đà chính trị 109 6.1 Các bước chuẩn bị 109 6.2 Thuyết phục cộng đồng 111 6.3 Truyền đạt thông điệp, kiến nghị đúng 116 6.4 Thu hút sự tham gia của các nhóm lợi ích 119 6.5 Tìm kiếm sự hỗ trợ 120 Chương 7. Xây dựng năng lực thiết kế và thực hiện 123 7.1 Không có nhận thức, sẽ không có hành động 123 7.2 Xác định và giải quyết những bất cập về năng lực 124 7.3 Chiến lược Xây dựng Năng lực 136 Tài liệu tham khảo 139 Nguồn ảnh 144 4
  6. Những thông điệp và nội dung chính 1. Khởi đầu Dòng chảy môi trường đem lại lợi ích cho con người và thiên nhiên Dòng chảy môi trường là chế độ nước được cung cấp trong một dòng sông, vùng đất ngập nước hoặc vùng ven bờ để duy trì các hệ sinh thái và những lợi ích của chúng ở những nơi dòng chảy bị điều tiết và có sự cạnh tranh trong sử dụng nước. Dòng chảy môi trường góp phần vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của dòng sông, sự phát triển kinh tế và giảm đói nghèo. Chúng đảm bảo tính sẵn có liên tục của nhiều lợi ích mà dòng sông khỏe mạnh và các hệ thống nước dưới đất mang lại cho xã hội. Không nên đánh giá thấp cái giá phải trả do việc không thiết lập dòng chảy môi trường Có một thực tế ngày càng trở nên rõ ràng rằng, trong giai đoạn trung hạn và dài hạn, việc không đáp ứng các yêu cầu về dòng chảy môi trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng dòng sông. Giải quyết nhu cầu nước cho các hệ sinh thái thủy sinh thường đồng nghĩa với hạn chế sử dụng nước của một hoặc nhiều ngành. Đó là sự lựa chọn khó khăn nhưng buộc phải tiến hành để bảo đảm cho sức sống lâu dài của lưu vực và các hoạt động có liên quan. Sông và hệ thống trao đổi nước cần phải được xem xét trong bối cảnh tổng thể Khi bắt đầu nghiên cứu thực hiện dòng chảy môi trường, trước tiên cần xem xét tất cả các khía cạnh của sông và hệ thống trao đổi nước trong bối cảnh tổng thể của chúng. Có nghĩa là phải xem xét lưu vực từ thượng nguồn đến cửa sông và vùng bờ, bao gồm các vùng đất ngập nước, đồng bằng ngập lũ và các hệ thống nước dưới đất có liên quan. Điều này còn có nghĩa là xem xét các giá trị môi trường, kinh tế, xã hội và văn hóa trong mối liên hệ với toàn bộ hệ thống. Khi thiết lập dòng chảy môi trường cần xem xét một loạt các kết quả và tác động, từ bảo vệ môi trường đến phục vụ các nhu cầu của sản xuất và con người. Cần xác định rõ các mục tiêu và kịch bản khai thác tài nguyên nước Để thiết lập dòng chảy môi trường, cần xác định rõ các mục tiêu cũng như kịch bản khai thác và sử dụng tài nguyên nước. Các mục tiêu cần có những chỉ số có thể đo lường được để làm cơ sở cho việc phân bổ tài nguyên nước. Các mục tiêu và kịch bản phù hợp nhất cần được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia liên ngành cùng đại diện của các bên liên quan. 2. Xác định nhu cầu nước Tạo lập sự lựa chọn của xã hội đối với phân bổ nước Không có một giá trị đơn thuần về nhu cầu dòng chảy môi trường của các sông, đất ngập nước và vùng bờ. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bên liên quan về đặc tính và tình trạng sức khỏe của các hệ sinh thái này trong tương lai. Các nhà khoa học và các chuyên gia có thể giúp đưa ra những quyết định đó bằng cách cung cấp thông tin và kiến 5
  7. thức về diễn biến của hệ sinh thái của một con sông, vùng đất ngập nước hoặc vùng bờ trong các điều kiện dòng chảy khác nhau. Tiến hành đánh giá dòng chảy môi trường như một phần của quy hoạch lưu vực sông Việc thiết lập dòng chảy môi trường có thể được tiến hành tốt nhất trong bối cảnh của các khung đánh giá rộng hơn khi thực hiện quy hoạch lưu vực sông. Những khung này là bộ phận của quản lý tổng hợp tài nguyên nước và đánh giá một cách bao quát hơn cả về tình trạng và các mục tiêu sức khỏe của dòng sông. Chúng được xây dựng dựa trên sự tham gia của các bên liên quan để giải quyết những vấn đề đang tồn tại và bao gồm cả các đánh giá dựa trên kịch bản về các chế độ dòng chảy khác nhau. Không có một phương pháp, cách tiếp cận hay khung xác định dòng chảy môi trường đơn lẻ nào được coi là tốt nhất Hiện có một số phương pháp xác định dòng chảy môi trường. Các phương pháp bảng tra cứu và phân tích nội nghiệp để đánh giá dòng chảy môi trường được sử dụng trong các nghiên cứu phạm vi, kiểm kê quốc gia hoặc quy hoạch lưu vực sông. Phân tích chức năng và mô hình hóa sinh cảnh là các phương pháp ứng dụng phổ biến nhất trong đánh giá tác động hoặc quy hoạch phục hồi một hay nhiều đoạn sông. Những phương pháp đánh giá này có thể góp phần vào việc thiết lập các quy tắc quản lý và giám sát tác động của chúng tới sức khỏe của con sông. Thực hiện dòng chảy môi trường thông qua quản lý chủ động hoặc hạn định dòng chảy Thực hiện dòng chảy môi trường đòi hỏi phải quản lý cơ sở hạ tầng (như các đập) một cách chủ động hoặc quản lý hạn định dòng chảy như giảm lấy nước tưới. Khi áp dụng biện pháp quản lý chủ động có thể tạo ra toàn bộ chế độ dòng chảy, bao gồm cả dòng chảy kiệt và dòng chảy lũ. Việc quản lý hạn định dòng chảy bao gồm các chính sách phân bổ nước nhằm bảo đảm có đủ lượng nước còn lại trong sông, đặc biệt trong các thời kỳ khô hạn, bằng cách kiểm soát việc lấy nước và dẫn nước. Cả hai dạng can thiệp này phụ thuộc vào sự thay đổi hành vi của con người, phải được dựa trên quyết định công khai, với sự ủng hộ rộng rãi của xã hội. 3. Sửa đổi cơ sở hạ tầng tài nguyên nước Dòng chảy môi trường có thể được thực hiện với các cơ sở hạ tầng hiện có cũng như mới xây dựng Các đập chắn nước thường là yếu tố làm thay đổi trực tiếp và đáng kể nhất đến dòng chảy tự nhiên của sông. Vì vậy, chúng là xuất phát điểm quan trọng để thực hiện dòng chảy môi trường. Lượng nước xả qua đập xuống dưới hạ lưu được xác định bởi kiểu thiết kế hoặc cho chảy qua thân, chảy tràn phía trên hoặc thóat bên cạnh đập. Các chính sách và quy trình vận hành đập quyết định lưu lượng và thời gian xả nước cho dòng chảy môi trường. Việc thiết kế và vận hành các công trình khác như kênh dẫn, cống phân phối nước cũng có thể góp phần thiết lập dòng chảy môi trường. Các đập chắn nước mới tạo cơ hội để thực hiện dòng chảy môi trường Trong giai đoạn lập quy hoạch, điều quan trọng là phải bảo đảm các chiến lược vận hành đập và hồ chứa phù hợp với các yêu cầu về dòng chảy môi trường. Việc xây dựng linh hoạt nhằm đáp ứng không chỉ các tiêu chuẩn hiện tại mà còn thích ứng với những biến đổi về điều tiết, sử dụng và khí hậu trong tương lai là đặc biệt quan trọng. Trong những năm xây dựng và tích nước vào hồ chứa, cần phải có dự phòng đầy đủ cho dòng chảy môi trường. 6
  8. Việc xả thử nghiệm trong những năm đầu vận hành là cần thiết để kiểm tra chế độ dòng chảy và giảm thiểu những bất định vốn có trong dự báo đáp ứng của sông đối với dòng chảy môi trường. Điều chỉnh cơ sở hạ tầng hiện có có thể nhanh chóng đem lại những hiệu quả tích cực Nhiều quốc gia hiện có rất nhiều đập. Các phương án thay đổi lượng xả từ các đập này phụ thuộc vào dạng đập, lượng trữ dùng cho xả nước và tình trạng của các cửa xả và công trình kiểm soát nước chủ yếu. Việc định kỳ cấp phép lại cho các đập hiện có sẽ tạo cơ hội để thiết lập dòng chảy môi trường hoặc thay đổi chế độ dòng chảy đã có. Việc chú trọng nhiều hơn vào hiện đại hóa và hiệu suất của công trình sẽ giúp tối ưu hóa công tác quản lý đập hiện có và thực hiện dòng chảy môi trường. Chấm dứt hoạt động của cơ sở hạ tầng có thể là một phương án để khôi phục dòng chảy môi trường Xem xét thay mới hay dỡ bỏ cơ sở hạ tầng không còn lợi ích kinh tế là việc làm bình thường và các đập cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Việc chấm dứt hoạt động của đập để khôi phục dòng chảy môi trường có thể là mở thường xuyên, cố định các cửa đập hoặc thậm chí dỡ bỏ một phần hoặc toàn bộ đập. Tuy nhiên, trong khi những phương án này được coi là thích hợp đối với một số trường hợp, thì chúng lại không thích hợp đối với tất cả các đập còn lại, và không thể thực hiện mà không tiến hành đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ. 4. Trang trải chi phí Đánh giá các nhu cầu về tài chính và nguồn lực Phân tích chi phí và lợi ích – bao gồm cả các chủ thể hưởng lợi và chủ thể chịu thiệt hại – là một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với bất kỳ quyết định nào về dòng chảy môi trường. Phân tích này giúp xác định các bên liên quan thích hợp và dẫn tới sự hiểu biết về động cơ tham gia của các bên, cũng như xác định được cách thức để người nghèo có thể hưởng lợi từ sự thay đổi. Phân tích chi phí và lợi ích cũng giúp cho việc thiết lập phương thức chuyển tiền theo qui định, các nguồn tài trợ tiềm năng và các cơ chế tài chính cần thiết. Cung cấp tài chính cho dòng chảy môi trường phụ thuộc vào sự chấp nhận những biến đổi so với nguyên trạng Đầu tư vào dòng chảy môi trường cần phải được minh chứng bằng những cải thiện về các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong phạm vi xã hội mở rộng hơn là đơn thuần dựa vào những tác động được cảm nhận bởi các chủ thể nhất định. Nếu như không có các lợi ích xã hội sẽ có ít cơ sở hợp lý về tài chính và kinh tế cho việc đầu tư và thực hiện dòng chảy môi trường. Cần ưu tiên cao cho những trường hợp ở đó có những lợi ích trực tiếp rõ ràng, đặc biệt là đối với người nghèo và trong trường hợp các phương pháp áp dụng mang tính phổ biến và có hiệu quả về mặt chi phí. Cần sửa đổi các biện pháp khuyến khích hiện có để thúc đẩy sự thay đổi của các bên tham gia Nhiều biện pháp khuyến khích hiện có thiên về ưu tiên các hoạt động kinh tế và phần lớn dựa vào đó để xác định hệ thống phân bổ nước. Hiểu được điều này là bước vô cùng quan trọng trong việc thiết lập dòng chảy môi trường. Gây ảnh hưởng dần dần đến cơ cấu kinh tế và tạo ra sự chấp thuận cần thiết của xã hội đối với dòng chảy môi trường có thể sẽ thích hợp hơn so với việc thay đổi ngay cơ chế phân bổ nước hiện có. 7
  9. 5. Xây dựng khung chính sách và pháp lý Hệ thống lập pháp và hành pháp quốc gia đóng vai trò vô cùng quan trọng Chỉ có một số ít các quốc gia nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sử dụng nước không tiêu hao và đã xây dựng luật pháp quốc gia cho vấn đề này. Cần có định hướng về mặt pháp lý và hành chính rõ ràng để bảo vệ dòng chảy sông trước khi các bên liên quan sẵn sàng cam kết và các cơ quan hữu quan chuẩn bị tài trợ cho các dự án về dòng chảy môi trường. Mọi nỗ lực quản lý dòng chảy môi trường sẽ không thực hiện được nếu không có những quyết sách rõ ràng ở các cấp thích hợp của chính phủ. Các điều ước quốc tế tạo cơ sở cho hệ thống luật pháp và chính sách quốc gia Dòng chảy môi trường là một phần của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đối với quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Các công cụ quốc tế có liên quan bao gồm các công cụ trực tiếp giải quyết vấn đề tài nguyên nước và những công cụ tập trung vào việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Các điều ước và nghĩa vụ quốc tế là cơ sở quan trọng từ đó có thể xây dựng các luật và chính sách quốc gia về dòng chảy môi trường. Không tồn tại “giải pháp phù hợp tức thời”: luật pháp trong nước cần được xây dựng phù hợp với thực tiễn Các nguyên tắc hoặc hướng dẫn cơ bản có thể giúp cho việc xây dựng các khung chính sách, thể chế và pháp lý cần thiết. Tuy nhiên, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương và tận dụng kiến thức, kinh nghiệm của các công chức dân cử ở địa phương là điều hết sức cần thiết trong việc điều chỉnh cơ cấu luật pháp và thể chế phù hợp với thực tiễn của địa phương. Bất kỳ khi nào có thể, cách tiếp cận tốt nhất là thực hiện dòng chảy môi trường trước khi tài nguyên nước đã bị phân bổ quá mức. Cần thiết lập một hệ thống mạnh và rõ ràng để hỗ trợ một cách hiệu quả việc thực thi, tuân thủ và cưỡng chế thi hành Để xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước và dòng chảy môi trường, điều quan trọng là xác định được quy mô mà dòng chảy môi trường sẽ được thiết lập. Giải quyết vấn đề này ở các cấp thích hợp thấp nhất là điều cần thiết để thực hiện thành công chế độ dòng chảy trong sông. Các quyền tiếp cận và sử dụng nước sẽ cần được bổ sung hoặc điều chỉnh. Điều này có thể sẽ dẫn đến những vấn đề không thể tránh khỏi như có đền bù hay không, đền bù như thế nào, ai phải đền bù khi các quyền về nước bị thay đổi, và sẽ đòi hỏi phải có quyết định về việc ai có thể “giữ” nước dành cho môi trường “một cách tin cậy”. Cần có cách quản lý thích ứng và các vấn đề về trách nhiệm pháp lý cần được giải quyết trước. 6. Tạo đà chính trị Thu hút sự tham gia của nhiều bên liên quan là điều hiển nhiên và cần thiết Việc tạo động lực cần thiết để thiết lập chế độ dòng chảy môi trường sẽ cần có sự tham gia của rất nhiều chủ thể khác nhau, từ các cấp chính phủ cao nhất tới các cộng đồng địa phương và các doanh nghiệp. Trong điều kiện như vậy, một chiến lược thành công đòi hỏi phải huy động được sự tham gia của một số lượng phong phú và đông đảo nhất của các chủ thể và nhóm có lợi ích liên quan, có tính linh hoạt và khả năng thích ứng theo lộ trình. Không có một cách tiếp cận “đơn giản và duy nhất” nào thích hợp được với tất cả các chủ thể và bên liên quan 8
  10. Cần phải có các phương pháp tiếp cận khác nhau khi làm việc với các chủ thể và bên liên quan khác nhau. Các nghị sĩ, cán bộ, công chức nhà nước trong các bộ ngành liên quan và các nhà cố vấn chính sách thường quan tâm tới các lý lẽ khác với những người nông dân, những nhà môi trường và những người điều hành du lịch. Cần thu hút sự tham gia của những bộ ngành không trực tiếp chịu trách nhiệm về môi trường nhưng chịu trách nhiệm về phát triển kinh tế và các chương trình xã hội. Điều đặc biệt quan trọng là hiểu được các nhóm có lợi ích liên quan nào có ảnh hưởng tới nhiều chủ thể thuộc chính phủ và khối tư nhân khác nhau. Truyền thông và thông tin đại chúng là những yếu tố hết sức cần thiết để đạt được tiến bộ Truyền thông tốt được bắt đầu bằng việc nhận biết được vấn đề và hiểu được bối cảnh, lợi ích và các mối quan tâm của những đối tượng chủ yếu. Một điều rất quan trọng nữa là có ý tưởng rõ ràng về những gì đang được yêu cầu từ các chủ thể ở các cấp khác nhau và hiểu được về chủ thể hưởng lợi và chủ thể chịu thiệt hại. Truyền đạt lại đúng thông điệp sẽ vô cùng quan trọng vì có thể chỉ có một cơ hội duy nhất để chuyển thông điệp tới một đối tượng nhất định. Tuy vậy, sẽ cần một thời gian để các bên tham gia hiểu được rằng sự cần thiết của dòng chảy môi trường đối với con người và thiên nhiên là như nhau. Liên minh vì dòng chảy môi trường nhằm hợp tác và cân bằng các lợi ích Thúc đẩy sự hợp tác và cân bằng các lợi ích cạnh tranh là điều đặc biệt quan trọng. Điều đó đặt ra thách thức lớn và đòi hỏi một quá trình phù hợp để tập hợp các chủ thể vào trong một hoặc nhiều liên minh. Đảm bảo được sự ủng hộ của các chủ thể ở địa phương là điều tối cần thiết. Điều này có thể dựa trên cơ sở quan niệm rằng việc thiết lập được chế độ dòng chảy môi trường tốt sẽ giúp đảm bảo an ninh tài nguyên dài hạn cho tất cả các đối tượng sử dụng nước. Cách tốt nhất để thuyết phục các bên liên quan về quan niệm này là giữ cho quá trình phù hợp và bảo đảm việc thực hiện là tối ưu và có tính thực tế. 7. Xây dựng năng lực thiết kế và thực hiện Nhận thức là bước đầu tiên để tăng cường năng lực Dòng chảy môi trường là vấn đề tương đối mới mẻ đối với ngành nước. Nhìn chung, trong toàn ngành và trong công chúng nói chung còn thiếu hiểu biết về khái niệm dòng chảy môi trường và ứng dụng của nó. Thành công của việc ứng dụng dòng chảy môi trường phụ thuộc nhiều vào quyết tâm ban đầu. Vì vậy, nâng cao nhận thức về các điều kiện sông ngòi và các lợi ích tốt nhất mà chúng mang lại cho cộng đồng là vấn đề hết sức quan trọng. Cần xác định và giải quyết những thiếu hụt về năng lực ngay từ giai đoạn đầu tiên Cần tăng cường năng lực cho các chủ thể và bên liên quan trong việc thiết kế và thực hiện dòng chảy môi trường. Do đó, cần tổ chức tập huấn cho các luật sư, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các thành viên tổ chức phi chính phủ và những nhà hoạch định chính sách. Một điều quan trọng nữa là trao quyền và đào tạo các chính trị gia để họ hiểu rõ hơn về chi phí xã hội phải trả cho việc không thiết lập dòng chảy môi trường. Điều này có nghĩa là việc không đầu tư cho tăng cường năng lực sẽ dẫn đến những sai lầm tiếp diễn trong quản lý tài nguyên nước. Cần có chiến lược xây dựng năng lực để thúc đẩy hành động Một chiến lược tăng cường năng lực hiệu quả cần kết hợp được một số yếu tố, bao gồm: các khóa tập huấn, khung đánh giá, thử nghiệm các phương pháp, thăm quan địa bàn các nghiên cứu điển hình, và các hội thảo kỹ thuật. Một khi đã đạt được mức độ nhận thức và hiểu biết tối thiểu, sẽ cần phải có sự hỗ trợ tiếp theo dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu, cơ sở dữ liệu quốc gia, thiết lập mạng lưới và truyền thông. 9
  11. Lời nói đầu “Dòng chảy môi trường” là một khái niệm dễ hiểu. Đó là có đủ nước trong các dòng sông của chúng ta và chế độ nước này được quản lý nhằm bảo đảm các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy vậy, những nỗ lực tiên phong trong lĩnh vực này ở Nam Phi, Ôxtrâylia và Mỹ đã cho thấy rằng quá trình thiết lập dòng chảy môi trường đặt ra những thách thức to lớn, đặc biệt khi quá trình này là một phần của phương pháp tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Dòng chảy môi trường đòi hỏi sự kết hợp của nhiều ngành khác nhau bao gồm kỹ thuật, luật, sinh thái, kinh tế, thủy văn, khoa học chính trị và truyền thông. Dòng chảy môi trường cũng cần có sự đàm phán giữa các bên liên quan để kết nối những lợi ích khác nhau về sử dụng nước, đặc biệt ở những lưu vực mà cạnh tranh về sử dụng nước vốn đã rất gay gắt Lợi ích của việc thiết lập dòng chảy môi trường là cơ chế quản lý được cải thiện, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của hệ sinh thái và đạt được sự cân bằng tối ưu giữa các nhu cầu sử dụng nước khác nhau. Trong bối cảnh việc sử dụng tài nguyên nước quá mức trên khắp thế giới cùng sự suy thóai của các hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng, dòng chảy môi trường không phải là một sự xa xỉ mà là một phần thiết yếu của mô hình quản lý tài nguyên nước hiện đại. Đó là một hướng tiếp cận xứng đáng được thực hiện rộng rãi. Tài liệu hướng dẫn này là cuốn sách thứ hai trong loạt sách của Chương trình Sáng kiến Nước và Thiên nhiên, dựa trên rất nhiều kinh nghiệm ở các nước nhằm tư vấn thực hành đối với vấn đề cấp thiết này trong chương trình nghị sự về tài nguyên nước. Đi xa hơn những tài liệu hiện có, cuốn sách này đưa ra những hướng dẫn thực hành các vấn đề kỹ thuật như các phương pháp đánh giá dòng chảy môi trường và thích nghi cơ sở hạ tầng, công cụ kinh tế, chính trị và pháp lý của việc thiết lập dòng chảy môi trường. Việc xuất bản cuốn sách này không phải là một hoạt động độc lập mà là một phần của cả một quá trình lâu dài trong đó bao gồm hỗ trợ các sáng kiến của địa phương và quốc gia trong việc thiết lập dòng chảy môi trường, chẳng hạn như ở Tanzania, Costa Rica, Việt Nam và Thái Lan. Tại các nước này, những hướng dẫn trong cuốn sách sẽ được thử nghiệm với sự cộng tác của các bên liên quan ở cấp quốc gia, các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ, công chức. Các hướng dẫn trong cuốn sách này cùng với những kinh nghiệm thực tế sẽ giúp cho các cơ quan, tổ chức và bên liên quan khác, rộng lớn hơn xây dựng những phương thức thích hợp nhất để thực hiện dòng chảy môi trường. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình và giúp tác động tới quá trình ra quyết định ở cấp quốc gia hoặc quốc tế nhằm phân bổ đủ nước cho các hệ sinh thái và con người. Trên thực tế việc thực hiện dòng chảy môi trường có thể không dễ dàng. Nhưng đó là một thành phần quan trọng của bất kỳ nỗ lực nào nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến sự suy thóai các dòng sông của chúng ta, làm mất đi tính đa dạng sinh học và các lợi ích xã hội của chúng. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ là một tài liệu hữu ích với các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực hành trong quá trình lâu dài – và đôi khi khó khăn – nhằm thực hiện dòng chảy môi trường. Achim Steiner Tổng Giám đốc Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) 10
  12. Lời tựa Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới song phân bố rất không đều giữa các mùa trong năm và giữa các vùng, các lưu vực sông trong cả nước, gây ra lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán, thiếu nước về mùa khô. Để tăng cường điều hòa dòng chảy, nhiều công trình cơ sở hạ tầng tài nguyên nước đã được xây dựng nhằm phục vụ đời sống và sản xuất cũng như phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Các công trình này đã góp phần quan trọng trong việc đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành các công trình này cũng đã tạo nên kiểu chế độ dòng chảy mới, khác hẳn với chế độ dòng chảy trong tự nhiên ở nhiều lưu vực sông tại nhiều giai đoạn khác nhau trong năm, làm ảnh hưởng bất lợi tới tài nguyên nước, các giá trị và chức năng của môi trường nói chung và các hệ sinh thái thủy sinh nói riêng, ảnh hưởng tới khả năng cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người, đặc biệt là các cộng đồng dân cư nghèo. Để khắc phục tồn tại đó, việc duy trì một chế độ dòng chảy trên sông vừa đảm bảo được tính bền vững về mặt môi trường, sinh thái, vừa đáp ứng được các nhu cầu sử dụng nước khác nhau để mang lại lợi ích tổng hợp cao nhất về kinh tế - xã hội - môi trường là một trong những vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Những năm qua, Cục Quản lý Tài nguyên Nước cùng với các đối tác trong và ngoài nước đã nỗ lực nâng cao nhận thức về dòng chảy môi trường của các bên liên quan cũng như lồng ghép các khái niệm và nhu cầu nước của môi trường vào trong các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, phù hợp với điều kiện cụ thể và định hướng phát triển bền vững của Việt Nam. Tiếp tục nỗ lực đó, Cục Quản lý Tài nguyên Nước và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam đã phối hợp xuất bản phiên bản tiếng Việt của tài liệu “DÒNG CHẢY - Cẩm nang Dòng chảy Môi trường” bằng tiếng Anh do IUCN xuất bản. Tập thể dịch giả và hội đồng biên tập đã làm việc nghiêm túc và có nhiều cố gắng để chuyển ngữ tài liệu này sang tiếng Việt. Tài liệu đã đề cập đến vấn đề dòng chảy môi trường một cách khá toàn diện, từ những khái niệm cơ bản về dòng chảy môi trường, các phương pháp đánh giá dòng chảy môi trường đến những đề xuất nhằm xây dựng và điều chỉnh chính sách và thể chế để thực hiện dòng chảy môi trường cho các lưu vực sông cùng các ví dụ thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới. Dòng chảy môi trường là một khái niệm còn mới ở Việt Nam, nhiều thuật ngữ, khái niệm còn chưa được thống nhất giữa các nhà chuyên môn, vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, sinh viên các trường đại học và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực tài nguyên nước - môi trường, giúp nâng cao hơn nữa công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam, góp phần giảm đói nghèo, bảo đảm sự lành mạnh, bền vững của các dòng sông và chia sẻ, phân bổ nguồn nước một cách công bằng, hợp lý. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. TS. Nguyễn Thái Lai TS. Vũ Văn Triệu Cục trưởng Trưởng đại diện Cục Quản lý Tài nguyên Nước Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam 11
  13. Biên tập và Tác giả Biên tập: Megan Dyson, Ger Bergkamp và John Scanlon Chương 1 Megan Dyson, Chuyên gia tư vấn Luật và Chính sách Môi trường, Ôxtrâylia, với sự trợ giúp của TS. Ger Bergkamp, IUCN, và John Scanlon, IUCN Chương 2 TS. Mike Acreman, Trung tâm Sinh thái và Thủy văn, Crowmarsh Gifford, Vương quốc Anh, cùng với TS. Jackie King Chương 3 Lawrence Haas, Chuyên gia tư vấn Tài nguyên nước, Vương quốc Anh Chương 4 TS. Bruce Aylward, Deschutes: Trao đổi nước và Bảo tồn tài nguyên, Hoa Kỳ, cùng với Lucy Emerton, IUCN Chương 5 TS. Alejandro Iza, IUCN, và John Scanlon, IUCN, với sự trợ giúp của Angela Cassar, Thực tập sinh, Đại học Melbourne, Ôxtrâylia, tại Ủy ban Hệ sinh thái và sinh kế, IUCN Chương 6 John Scanlon, IUCN, với sự trợ giúp của Elroy Bos, IUCN, và Angela Cassar Chương 7 TS. Jackie King, Nghiên cứu và tư vấn sinh thái nước, Đại học Cape Town, Nam Phi, cùng với TS. Mike Acreman 12
  14. Chịu trách nhiệm bản dịch tiếng Việt Bản dịch tiếng Việt được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam và Cục Quản lý Tài nguyên Nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp thực hiện với hỗ trợ kinh phí của Chương trình Sáng kiến Nước và Thiên nhiên. Tập thể dịch giả: PGS.TS. Lê Đình Thành, Trường Đại học Thủy lợi PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng, Trường Đại học Thủy lợi TS. Hoàng My Lan, Tổ chức VECO tại Việt Nam ThS. Đặng Thị Lan Hương, Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ TN&MT ThS. Phạm Hồng Nga, Trường Đại học Thủy lợi KS. Nguyễn Thanh Tân, Chuyên gia dịch thuật độc lập Hội đồng biên tập và hiệu đính: GS.TS. Ngô Đình Tuấn, Trường Đại học Thủy lợi TS. Nguyễn Thái Lai, Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ TN&MT TS. Trần Hồng Hà, Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ TN&MT TS. Nguyễn Lê Tuấn, Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ TN&MT Bà Đỗ Hồng Phấn, Mạng lưới Cộng tác vì Nước của Việt Nam Ông Nguyễn Hồng Toàn, Ủy ban Mê-kông Việt Nam ThS. Nguyễn Văn Sơn, Văn phòng Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Hà Nội ThS. Lý Minh Đăng, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam Hỗ trợ xuất bản và truyền thông: ThS. Đinh Thị Minh Thu, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam 13
  15. Lời cảm ơn Sáng kiến nhằm thúc đẩy việc thực hiện dòng chảy môi trường này là nỗ lực chung của Chương trình Sáng kiến Nước và Thiên nhiên của IUCN và Chương trình Luật Môi trường của IUCN, thông qua Trung tâm Luật Môi trường tại Bonn và Ủy ban Luật Môi Trường của IUCN, Nhóm Chuyên gia về Tài nguyên nước và Đất ngập nước, với sự tham gia của Ủy ban Quản lý Hệ sinh thái của IUCN. Rất nhiều người đã cung cấp cho các tác giả và ban biên tập những ý tưởng và nhận xét trong quá trình biên soạn và tổng hợp kiến thức từ rất nhiều chuyên ngành. Với lòng biết ơn, chúng tôi xin ghi nhận sự đóng góp quí báu về thời gian và công sức này. IUCN đã tổ chức một hội thảo về Dòng chảy môi trường trong thời gian Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (Johannesburg, 9/2002) tại Trung tâm Môi trường của IUCN. Kết quả từ phiên họp sôi động đó đã góp phần vào việc xây dựng cuốn sách này. Trong thời gian Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 3 (Kyoto, 3/2003), chúng tôi đã có cơ hội trình bày những điểm cơ bản của cuốn sách trước rất nhiều nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực tài nguyên nước. Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các đại biểu tham dự hai hội thảo trên đã có những nhận xét và đề xuất quý báu giúp chúng tôi hoàn thiện và nâng cao tính hữu ích của cuốn sách hướng dẫn này. Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư Angela Arthington (Đại học Griffith, Ôx- trâylia), Washington Mutayoba (Bộ Nước và Phát triển chăn nuôi, Tanzania), Leith Boully (Chủ tịch Ủy ban Tư vấn Cộng đồng của Hội đồng Lưu vực sông Murray Darling, Ôxtrâylia) và Tira Foran (Khoa Khoa học, Chính sách và Quản lý Môi trường của Đại học California, Berkeley) đã hiệu đính toàn bộ hoặc một phần của tài liệu hướng dẫn này. Cuối cùng, chúng tôi rất biết ơn ghi nhận những đóng góp tài chính của Chính phủ Hà Lan và của Cục Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh) cho hoạt động này thông qua Chương trình Sáng kiến Nước và Thiên nhiên. 14
  16. Chương 1 K h ở i đ ầ u 1.1. Giới thiệu Một cánh đồng bông tươi tốt phát triển mạnh nhờ được tưới nước lấy từ con sông gần đó. Chủ của cánh đồng thắc mắc vì sao anh ta lại không thể duy trì việc sản suất đầy lợi nhuận này. Suy cho cùng, con sông này chảy qua đất của anh ta và câu châm ngôn của cả gia đình anh luôn là “mỗi giọt nước chảy ra biển là một giọt nước bị lãng phí”. Nhưng, ở hạ lưu, sự thiếu quan tâm đến nhu cầu nước của dòng sông đã làm cho điều kiện của sông bị suy thóai nghiêm trọng. Các loài cá bản địa đã từng là nguồn cung cấp thực phẩm và phục vụ đánh bắt thương mại nay đang đứng trên bờ vực của sự tuyệt chủng. Những loài cá ngoại lai không thể dùng làm thực phẩm được đưa vào đã khuấy động lòng sông và làm cho chất lượng nước tiếp tục suy giảm. Những cánh đồng hoa màu từng phát triển mạnh nhờ được tưới nước sạch giờ đây phải đối mặt với việc thiếu nước. Nước tưới thường bị nhiễm mặn nặng gây suy giảm năng suất cây trồng. Thường xuyên xảy ra sự bùng phát của các loài tảo với những hậu quả nghiêm trọng và cây cối hoa màu đã từng một thời phát triển khỏe mạnh giờ đây đang chết dần trên vùng đồng bằng khô cạn, nơi đã từng là vùng đất ngập nước theo mùa. Ở hạ lưu sông, những ngư dân, nông dân, những nhà hoạt động môi trường và những người sử dụng dòng sông cho mục đích giải trí đã tập hợp lại và kiến nghị lên chính phủ. Họ cho rằng các nhà chức trách có trách nhiệm phân bổ nguồn nước sông và yêu cầu phải thiết lập chế độ dòng chảy môi trường theo đó lượng nước cần thiết sẽ được cung cấp để giúp phục hồi dòng sông mà cuộc sống của họ đang phụ thuộc vào. Kịch bản này minh hoạ một thực tế đang ngày càng trở thành vấn đề cần được quan tâm. Các hệ thống sông ngòi và nước dưới đất cần nước để duy trì bản thân chúng cùng với các chức năng, giá trị sử dụng và lợi ích đối với con người. Lượng nước cần thiết cho những nhu cầu này được gọi là “Dòng chảy môi trường”. Những hậu quả của việc bỏ qua các nhu cầu này ngày càng trở nên nhãn tiền và tốn kém về kinh tế. Ở hạ lưu, các hệ sinh thái cùng với các ngành sản xuất và cộng đồng dân cư lệ thuộc đang phải trả giá. Mặc dù vậy, việc đánh giá đúng mức nhu cầu nước của các hệ thống sông và nước dưới đất cùng các chi phí phải trả do việc bỏ qua các nhu cầu này lại chưa phải là một thực tế phổ biến. Trong khi ngày càng có nhiều người nhận thức được lợi ích của dòng chảy môi trường thì vấn đề này chỉ mới được giới thiệu trong các khóa đào tạo chính quy của các nhà khoa học và các kỹ sư. Trong nhiều trường hợp, việc cung cấp nước cho các hệ sinh thái và các loại hình sử dụng nước ở hạ lưu vẫn còn chưa nằm trong chương trình nghị sự của các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách. Đây là vấn đề vô cùng cần thiết đối với sự phát triển bền vững và sự phồn thịnh lâu dài của cộng đồng. Dòng chảy môi trường không phải là một sự xa xỉ để duy trì tự nhiên, hay cũng không đơn thuần chỉ là một chủ đề thú vị để nghiên cứu mà hơn thế - đó là trung tâm của cuộc tranh luận về quản lý bền vững tài nguyên nước. 17
  17. “CÁC HỆ THỐNG SÔNG NGÒI VÀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT CẦN NƯỚC ĐỂ DUY TRÌ HỆ THỐNG VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG.” Trong lịch sử, nước đã được quản lý trên cơ sở đáp ứng nhu cầu cung cấp với ưu tiên là tối đa hóa tăng trưởng kinh tế ngắn hạn từ việc sử dụng nước. Ít mối quan tâm được dành cho sức khỏe của bản thân nguồn tài nguyên và ít có sự hiểu biết về hậu quả của việc sử dụng quá mức và sự giảm sút sức khỏe của dòng sông. Các nhà quản lý nước giờ đây đang cố gắng nhất thể hóa việc cần có một quan điểm chính thống và toàn diện về hệ thống sông thông qua mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN). Họ ngày càng hiểu rằng cần phải quan tâm đến các hệ sinh thái nước và nguồn tài nguyên mà chúng cung cấp cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của nền kinh tế. Dòng chảy môi trường cần được nhìn nhận trong bối cảnh thực hiện QLTHTNN trên các lưu vực sông. Dòng chảy môi trường sẽ chỉ bảo đảm được sức khỏe của dòng sông nếu như chúng là một phần trong một tập hợp các biện pháp tổng thể như bảo vệ đất, phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ và phục hồi các sinh cảnh. Việc tiến hành các bước quản lý dòng chảy Môi trường tập trung vào các vấn đề quyền tiếp cận, sở hữu nước và các quyền về nước. Trong các hệ thống mà nước đã được phân bổ quá mức, thách thức về dòng chảy môi trường có thể bao gồm cả việc tái phân bổ hoặc giữ lại nước từ các đối tượng sử dụng nước thuộc lĩnh vực tư nhân và trả lại cho sông. Do vậy, trước khi bắt đầu công việc về dòng chảy môi trường cần nhận thức được rằng sẽ phải thu hút được sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan. Cuốn sách “DÒNG CHẢY - Cẩm nang Dòng chảy Môi trường” được viết cho đối tượng là những người tham gia tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện dòng chảy môi trường. Đó là các nhà chính trị, hoạch định chính sách, quy hoạch, kinh tế và môi trường, các nhóm vận động sử dụng nước có tiêu hao và các tổ chức phi chính phủ khác, các cộng đồng lưu vực sông, các kỹ sư, nhà thủy văn và luật sư. Cuốn sách này đưa ra các hướng dẫn về những điều cần làm để xác định và thiết lập dòng chảy môi trường. Hướng tiếp cận “thực hành” được sử dụng để giải thích bản chất dòng chảy môi trường “là gì”; và “khi nào”, “ở đâu” và “làm thế nào” để thực hiện dòng chảy môi trường. Cuốn sách trình bày rõ các khía cạnh lý thuyết và thực hành khi giải quyết những vấn đề về dòng chảy môi trường. Những ví dụ từ các nước đã có các chương trình về dòng chảy môi trường như Ôxtrâylia, Nam Phi và Mỹ được sử dụng để minh họa cho các luận điểm được đưa ra. Sách cũng giải đáp các vấn đề thực tế như: làm thế nào để tìm được nguồn tài chính, đào tạo nhân lực về các lĩnh vực cần thiết như thế nào và làm sao để nâng cao hiểu biết và đạt được sự cam kết từ phía cộng đồng và các nhà lãnh đạo chính trị? Danh sách tài liệu tham khảo với các thông tin chi tiết giúp độc giả tìm hiểu sâu hơn vấn đề. Cuốn sách gồm 7 chương, mỗi chương đề cập đến những khía cạnh khác nhau của dòng chảy môi trường, từ định nghĩa, tầm quan trọng đến những chỉ dẫn kỹ thuật, chính sách và thực hành rõ ràng về vấn đề làm thế nào để đánh giá và thực hiện dòng chảy môi trường trên thực tế. Sau khi giới thiệu khái niệm về dòng chảy môi trường và khái quát về khuôn khổ để đạt được chế độ dòng chảy cần thiết trong Chương 1, cuốn sách thảo luận về các khía cạnh khoa học và kỹ thuật của những đánh giá cần thiết đối với dòng chảy môi trường trong Chương 2. Sau đó Chương 3 nêu chi tiết yêu cầu kỹ thuật và các phương án xây dựng cơ sở hạ tầng mới và sửa đổi cơ sở hạ tầng hiện có nhằm đảm bảo dòng chảy môi trường. Chương 4 thảo luận sâu hơn về chi phí và lợi ích kinh tế của dòng chảy môi trường và các phương pháp hiện có để đầu tư tài chính để cải thiện dòng chảy. 18
  18. Chương 5 tiếp tục đề cập đến các khung luật pháp, chính sách và thể chế cần thiết để thiết lập dòng chảy môi trường. Chương 6 cung cấp thêm các thông tin về cách thức tạo lập động lực chính trị và cho cộng đồng đối với sự thay đổi và cam kết và cách thức xây dựng liên minh cần thiết giữa các đối tác. Cuối cùng, Chương 7 đề cập đến các yêu cầu về tăng cường năng lực. 1.2 Định nghĩa Ở lưu vực sông Murray-Darling, Ôxtrâylia, việc xả lũ từ một hồ chứa lớn đã khiến trận lũ với tần suất xuất hiện 5 năm một lần ở Barmah-Millewa Forest được tăng cường. Sau khi có đợt xả lũ tăng cường này, loài bạch diệp lớn đã sinh sản lần đầu tiên kể từ năm 1979, chín loài ếch đã sinh sản và các loài cá bản địa cũng vậy. Cống dẫn nước Mowamba thuộc hệ thống thủy điện Snowy Mountains, Ôxtrâylia khi chấm dứt vận hành sau hàng hàng trăm năm, đã làm tăng gấp đôi dòng chảy trong sông từ 3% dòng chảy tự nhiên lên 6% và đánh dấu sự bắt đầu của một quá trình cam kết lâu lâu dài nhằm tăng dòng chảy của sông Snowy River lên mức 28% dòng chảy tự nhiên. Ở Nam Phi, quyền về nước của những người dùng nước tưới có thể phải hạn chế để cung cấp nước “dự trữ” - lượng nước được giữ và quản lý vì lợi ích công để duy trì các nhu cầu cơ bản của con người và hệ sinh thái. Tại các vùng núi của Lesotho, đập Mohale được thiết kế - cùng với các mục đích khác - để xả nước với các mức khác nhau về lượng và chất nhằm bảo đảm có lũ từng thời kỳ ở hạ lưu. Tất cả những hành động này được tiến hành nhằm bảo đảm dòng chảy môi trường. Cuốn sách hướng dẫn này định nghĩa dòng chảy môi trường là chế độ nước được cung cấp trong một dòng sông, vùng đất ngập nước hoặc vùng ven bờ để duy trì các hệ sinh thái và những lợi ích của chúng ở những nơi dòng chảy bị điều tiết và có sự cạnh tranh trong sử dụng nước. Sau quá trình đánh giá môi trường, xã hội và kinh tế có thể xác định được lượng nước cần để duy trì hệ sinh thái ở trạng thái gần như nguyên sơ với lượng nước cuối cùng có thể phân bổ được cho hệ sinh thái. Lượng nước có thể phân bổ được cho hệ sinh thái như vậy được coi là ”dòng chảy môi trường”, và đó sẽ là dòng chảy để duy trì hệ sinh thái ở một trạng thái dưới mức nguyên sơ. Một cách trực giác, có thể thấy rằng toàn bộ dòng chảy tự nhiên, trong hình thái tự nhiên của nó gồm cả dòng chảy lũ và dòng chảy kiệt, đều cần thiết để duy trì một hệ sinh thái ở trạng thái gần với nguyên sơ. Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái cho rằng có thể bớt đi một phần nhỏ của dòng chảy mà không làm suy giảm đáng kể hệ sinh thái. Có thể giảm đi bao nhiêu là điều rất khó đánh giá, theo ước tính thì cần duy trì khoảng từ 65% đến 95% dòng chảy tự nhiên mới đảm bảo được hình thái phân bố tự nhiên của dòng chảy. Một khi sự điều tiết dòng chảy vượt ra khỏi giới hạn này, các nhà sinh thái sông ngòi có thể tư vấn về hình thái và lưu lượng dòng chảy sẽ gây nên một loạt các điều kiện khác nhau của sông. Những thông tin này sau đó có thể được sử dụng để lựa chọn chế độ nước theo đó có được sự cân bằng ở mức chấp nhận được giữa điều kiện mong muốn của hệ sinh thái và các nhu cầu nước cho xã hội và kinh tế khác. Dòng chảy được phân bổ để đạt được điều kiện đã lựa chọn chính là dòng chảy môi trường. Tài nguyên nước cần phải được quản lý để bảo đảm được dòng chảy môi trường. Dòng chảy có thể được điều tiết bởi các cơ sở hạ tầng như đập hoặc các biện pháp dẫn nước, ví dụ như bơm nước đi khỏi hệ thống. Do đó, có nhiều cách khác nhau để có thể cung cấp dòng chảy môi trường như sửa đổi cơ sở hạ tầng hoặc thay đổi chính sách phân bổ nước và các quyền về nước. 19
  19. Người dân mang những chiếc bình rỗng đi trên một lòng sông khô cạn để tìm kiếm nước gần Hyderabad, cách Karachi khoảng 160 km. 1.3 Các lợi ích Các hệ sinh thái thủy sinh như sông ngòi, vùng đất ngập nước, cửa sông và các hệ sinh thái ven biển cung cấp nhiều lợi ích khác nhau cho con người. Những lợi ích này bao gồm “hàng hóa” như nước uống sạch, cá và bông sợi và các “dịch vụ” như làm sạch nước, giảm nhẹ lũ lụt và các dịch vụ giải trí. Những dòng sông khỏe mạnh và các hệ sinh thái đi kèm còn mang những giá trị nội tại đối với con người, đó là những giá trị có ý nghĩa văn hóa, đặc biệt đối với các nền văn hóa bản địa. Giá trị nội tại này thường bị bỏ qua vì khó nhận biết và định lượng. “THIẾU DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG SẼ ĐẶT SỰ TỒN TẠI CỦA CÁC HỆ SINH THÁI, CON NGƯỜI VÀ NỀN KINH TẾ TRƯỚC RỦI RO.” Các dòng sông và hệ sinh thái thủy sinh cần nước và các nguồn cung cấp khác như đất đá và bùn cát để tồn tại khỏe mạnh và mang lại lợi ích cho con người. Dòng chảy môi trường là thành phần đóng góp vô cùng quan trọng cho sức khỏe của những hệ sinh thái này. Việc lấy đi dòng chảy này của sông hoặc hệ thống nước dưới đất không chỉ làm tổn hại toàn bộ hệ sinh thái thủy sinh mà còn đe doạ tới con người cùng những cộng đồng dân cư đang sống phụ thuộc vào hệ sinh thái này. Thiếu dòng chảy môi trường lâu dài sẽ đặt sự sống còn của các hệ sinh thái phụ thuộc cùng với cuộc sống, sinh kế và sự an toàn của cộng đồng và các 20
  20. ngành sản suất ở hạ lưu trước rủi ro. Do đó, vấn đề không phải là liệu có thể thiết lập được dòng chảy môi trường hay không mà là liệu xã hội còn có thể tiếp tục chấp nhận việc không bảo đảm dòng chảy môi trường trong thời gian bao lâu nữa. Các tác động của việc điều tiết lâu dài đến hệ sinh thủy sinh ngày càng trở nên rõ ràng. 1 Mối lo ngại về những tác động này đang tăng lên cùng với sự nâng cao nhận thức chính trị và hành động. Trong tài liệu hướng dẫn này có nhiều ví dụ của các nước và khu vực đã đạt được những tiến bộ trong việc bảo đảm dòng chảy môi trường. Cộng đồng thường là một động lực quan trọng. Ví dụ, trong trường hợp quản lý hồ Mono (California, Mỹ), một loạt hành động từ các nhóm vận động nghề cá và quyết định của Toà án đã buộc chính phủ phải cho xả dòng chảy môi trường. Thái độ và hành động của cộng đồng đóng vai trò chủ chốt để tạo nên những thay đổi này. Kêu gọi hành động không chỉ là tâm điểm ở cấp địa phương. Các văn kiện và tuyên bố quốc tế về tài nguyên nước, với mức độ ngày càng nhiều, đã nhận thấy rằng việc quản lý nước cần bảo đảm nhu cầu của môi trường. Ví dụ, Báo cáo của Ủy ban Thế giới về Đập 2 đã xác định việc duy trì các dòng sông cùng với các sinh kế và việc công nhận các quyền và chia sẻ lợi ích là những vấn đề cần được ưu tiên. Điều đó đòi hỏi các đập phải bảo đảm lượng xả cho dòng chảy môi trường và phải được thiết kế, sửa đổi và vận hành một cách phù hợp. Tương tự như vậy, Tầm nhìn về Nước và Thiên nhiên 3 (IUCN) đã kêu gọi “để lại nước trong hệ thống để bảo đảm cung cấp các dịch vụ môi trường như giảm nhẹ lũ lụt và làm sạch nước”. Đó là một phần trong khung hành động gồm 6 phần nhằm bảo vệ và quản lý tài nguyên nước, bao gồm “quan tâm đến quản lý tài nguyên nước ngọt ở trong sông hay các lưu vực sông”. Dòng chảy môi trường có thể được xem xét tại mọi giai đoạn trong lịch sử phát triển của một dòng sông hay lưu vực sông, dù là trong giai đoạn phân bổ nước ban đầu cho các loại hình sử dụng nước có tiêu hao, hay trong quá trình tiến hành các Đánh giá Tác động Môi trường để cấp phép lại cho các công trình trữ nước. Bắt đầu đề cập đến dòng chảy môi trường vẫn còn là kịp thời khi các kế hoạch phân bổ nước hoặc các chương trình phục hồi sông còn đang trong quá trình xây dựng. Tốt nhất nên đề cập đến dòng chảy môi trường ngay từ giai đoạn sớm nhất có thể, mặc dù thiếu sự quan tâm về chính trị và thiếu thông tin liên quan có thể sẽ là những trở ngại. Tuy nhiên, nếu trì hoãn việc xem xét dòng chảy môi trường lâu hơn nữa thì các vấn đề thường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và việc giải quyết sẽ tốn kém hơn về mặt chi phí kinh tế và xã hội. 1.4 Thực tiễn Mục đích của dòng chảy môi trường là cung cấp một chế độ dòng chảy thích hợp cả về số lượng, chất lượng và thời gian để duy trì sức khỏe của các dòng sông và các hệ sinh thái thủy sinh khác. Tuy nhiên, mức độ “sức khỏe” của dòng sông sẽ được duy trì sẽ tùy thuộc vào sự đánh giá của xã hội, và sự đánh giá này sẽ khác nhau giữa các quốc gia và vùng miền. Vì vậy, thế nào là dòng chảy môi trường thích hợp cho một dòng sông cụ thể sẽ phụ thuộc vào những giá trị mà việc quản lý hệ thống sông nhằm đạt được. Những giá trị đó sẽ là cơ sở để đưa ra các quyết định nhằm hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường và việc sử dụng nguồn nước của dòng sông. Điều này có nghĩa là các kết quả đạt được về mặt sinh thái không nhất thiết phải là kết quả duy nhất hoặc thậm chí không phải là kết quả chính của một chương trình dòng chảy môi trường. Một chương trình như vậy sẽ cần tập trung giải quyết sự cân bằng giữa phân bổ nước để thoả mãn nhu cầu nước sinh thái với các nhu cầu sử dụng nước khác như thủy điện, tưới, sinh hoạt hoặc giải trí. Vì vậy, xây dựng chương trình dòng chảy môi trường có nghĩa là kết hợp các giá trị cơ bản trên cơ sở đó sẽ đưa ra các quyết định, xác định những kết quả cần 21
  21. đạt tới và những thoả hiệp cần tiến hành. Khi bắt đầu công việc về dòng chảy môi trường cần xem xét cân nhắc nhiều vấn đề. “XEM XÉT DÒNG SÔNG VÀ HỆ THỐNG TRAO ĐỔI NƯỚC TRONG BỐI CẢNH TỔNG THỂ CỦA CHÚNG.“ Trước hết, dòng sông và hệ thống trao đổi nước cần được xem xét trong bối cảnh tổng thể của chúng. Về ý nghĩa vật lý điều đó có nghĩa là xem xét hệ thống từ thượng nguồn đến cửa sông và các môi trường ven bờ, bao gồm vùng đất ngập nước, đồng bằng ngập lũ và các hệ thống nước dưới đất đi kèm. Về mặt giá trị, điều đó có nghĩa là xem xét các giá trị môi trường, kinh tế, xã hội và văn hóa đối với toàn bộ hệ thống. Cần xem xét các kết quả trong một phạm vi rộng, từ việc bảo vệ đến việc phục vụ các nhu cầu của sản xuất và con người, để đưa vào chương trình dòng chảy môi trường. Trong một hệ thống sông khi nước đã bị phân bổ quá mức cho việc sử dụng nước có tiêu hao, dòng chảy môi trường có thể chỉ được cung cấp sao cho các hệ sinh thái hoạt động đủ để bảo đảm một cơ sở bền vững cho việc sử dụng nước tiêu hao và sử dụng nước trong sông trong hiện tại và tương lai. Tại những nơi hệ thống bị khai thác một cách nghiêm trọng và các giá trị không cho phép phân bổ lại tài nguyên ở mức cần thiết để khôi phục lại “toàn bộ hệ thống”, thì một số đoạn sông hoặc khu vực đất ngập nước có thể sẽ là mục tiêu bảo vệ và phân bổ lại nguồn nước trong những trường hợp cụ thể. Ví dụ, đối với những sông có giá trị đa dạng sinh học cao, dòng chảy môi trường có thể được cấp để bảo tồn trạng thái tự nhiên của hệ thống sông đó. Trong trường hợp này, việc sử dụng nước tiêu hao có thể bị giới hạn ở mức tối thiểu, nghĩa là chỉ có thể lấy nước trong thời gian có dòng chảy lớn và việc trữ nước trong hồ chứa là không được phép. “CẦN XÁC ĐỊNH RÕ CÁC MỤC TIÊU CỦA DÒNG SÔNG VÀ CÁC KỊCH BẢN KHAI tHÁC.“ Để thiết lập dòng chảy môi trường, cần xác định rõ các mục tiêu của dòng sông và các kịch bản khai thác và sử dụng nước. Các mục tiêu cần có các chỉ số có thể đo lường được để có thể tạo cơ sở cho việc phân bổ nước. Ví dụ, các mục tiêu thích hợp có thể là “duy trì loài cá hồi nâu ở mức năm 1995”, ”bảo tồn được ít nhất 75% rừng ngập mặn ở hạ lưu” hoặc ”duy trì hàm lượng nitrat ở mức thấp hơn một tiêu chuẩn cụ thể.” “Các dòng sông hoạt động lành mạnh“ Mục tiêu tổng quát về dòng chảy môi trường đặt ra đối với sông Murray của Ôxtrâylia là “một dòng sông hoạt động, lành mạnh – dòng sông bảo đảm cho chúng ta sự phồn thịnh lâu bền, nguồn nước sạch và môi trường phát triển”. Thuật ngữ “hoạt động” được sử dụng để thừa nhận một thực tế là sông Murray sẽ không thể được khôi phục về trạng thái nguyên sơ như trước khi có sự du nhập của người Châu Âu và trước khi nó bị điều tiết. Để biết thêm thông tin hãy xem “Sông Murray sống động”, Hội đồng Bộ trưởng Lưu vực sông Murray-Darling, 7/2002, tại địa chỉ www.mdbc.gov.au/ naturalresources/e-flows/thelivingmurray.html. 22
  22. Các mục tiêu xã hội và chính trị thoạt nhìn có vẻ kém hiệu quả hơn so với các mục tiêu dòng chảy môi trường. Tuy nhiên, “đảm bảo ít nhất 85% số nông dân có sự hài lòng” hoặc “đảm bảo để những người vận động bảo tồn thiên nhiên chủ chốt giữ thái độ yên lặng” có thể lại là những mục tiêu vô cùng thực tế và hiệu quả. Thiết lập dòng chảy môi trường là vấn đề về các giá trị, vì vậy việc thiết lập các mục tiêu của dòng sông chủ yếu là một quá trình chính trị - xã hội. Do vậy, một quá trình thành công cần có sự tham gia của đại diện của các nhóm lợi ích khác nhau cũng như các nhà khoa học và các chuyên gia. Tất cả những người tham gia cần có những hiểu biết cơ bản về yêu cầu đối với việc thiết lập và quản lý dòng chảy môi trường. “ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ NHẬN BIẾT ĐƯỢC CÁC CHI PHÍ SẼ PHẢI CHI TRẢ, BAO GỒM CẢ CÁC CHI PHÍ DO KHÔNG CUNG CẤP DÒNG CHẢY .“ Khi có các loại hình sử dụng tài nguyên sông mang tính cạnh tranh thì các hệ sinh thái thủy sinh và các loại hình sử dụng nước khác ở hạ lưu là những đối tượng phải trả giá. Do đó, việc hài hoà nhu cầu nước của các hệ sinh thái thủy sinh và các loại hình sử dụng nước khác thường có nghĩa là quyết định xem những đối tượng sử dụng nào sẽ cần phải nhường nước cho nhu cầu của các hệ sinh thái này. Các chi phí đi kèm theo những lựa chọn này nhằm phục vụ cả các hệ sinh thái thủy sinh ở hạ lưu và các đối tượng sử dụng nước. Môi trường có thể không nhận được tất cả các “nhu cầu nước sinh thái” của mình và các đối tượng sử dụng nước có thể phải thực hiện những thay đổi đắt giá đối với thực tiễn hoạt động, chẳng hạn như để cải thiện hiệu quả sử dụng nước. Mặc dù vậy, không thể đánh giá thấp cái giá phải trả cho việc không cung cấp dòng chảy môi trường. Trong bối cảnh trung hạn và lâu dài thì ngày càng trở nên rõ ràng rằng việc không đáp ứng các yêu cầu về dòng chảy môi trường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho rất nhiều đối tượng sử dụng dòng sông. Ngoài các khía cạnh về chi phí, điều quan trọng là cần nhận thức được những bất định chủ yếu liên quan đến dòng chảy môi trường. Sẽ có những bất định về mặt khoa học, ví dụ cần bao nhiêu nước, khi nào cần và bằng cách nào. Nhưng phạm vi bất định sâu sắc nhất sẽ là các tác động xã hội và kinh tế. Các chi phí và lợi ích thường là chủ đề được xem xét một cách kỹ lưỡng nhất. Bất định liên quan đến các tác động là một hiểm họa đối với nhiều thành viên của cộng đồng, và thường được sử dụng làm lý do biện minh cho việc không hành động. Vì vậy, điều hết sức quan trọng là công khai hóa những bất định tiềm ẩn trong việc đạt được dòng chảy môi trường và bảo đảm rằng các bên liên quan bước đầu chấp nhận những bất định này. 1.5 Các thỏa hiệp Việc cung cấp dòng chảy môi trường không nhằm mục đích để có lại được một dòng sông nguyên sơ. Một hệ thống được điều tiết, theo đúng nghĩa của nó, không thể tái tạo được tất cả những đặc điểm của dòng chảy tự nhiên trong khi vẫn bảo đảm các nhu cầu sử dụng nước cạnh tranh. Ví dụ, một dòng sông với đặc điểm tự nhiên hay chịu khô hạn không thể luôn cung cấp đủ nước cho hoạt động giao thông đường thủy. Một phần của thách thức trong việc cung cấp dòng chảy môi trường sẽ là việc xác định xem những thành phần nào của chế độ dòng chảy tự nhiên là quan trọng nhất để đạt được mục tiêu dòng chảy đã định. Ví dụ, có thể thấy rằng các đồng bằng ngập lũ cần được ngập nước trong một thời gian tối thiểu nhất định đủ để kích thích sự sinh trưởng của cá. Có thể 23
  23. vận dụng kiến thức này để bảo đảm lượng nước sẵn có được sử dụng để kéo dài con lũ tự nhiên qua giai đoạn tới hạn đó hơn là để tăng đỉnh lũ. “DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG THƯỜNG KHÁC VỚI DÒNG CHẢY TỰ NHIÊN VÀ HIẾM KHI LÀ ‘DÒNG CHẢY TỐI THIỂU’ HOẶC ‘DÒNG CHẢY TRUNG BÌNH.” Tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu của khu vực hệ thống sông, lưu lượng dòng chảy trung bình của sông có thể là một trong những thành phần thứ yếu nhất của dòng chảy tự nhiên. Sự biến động về lưu lượng, chất lượng, thời điểm và thời gian duy trì dòng chảy thường mang tính quyết định đối với việc duy trì các hệ sinh thái của sông. Dòng chảy tạo lũ nhằm duy trì các khu vực cá đẻ trứng, dòng chảy cần thiết cho sự di cư của cá hoặc đẩy trôi các mảnh vụn, bùn cát hoặc đẩy mặn là những ví dụ cho nhu cầu về tính biến động. Điều này đặc biệt đúng đối với trường hợp của các nước có khí hậu khô đặc trưng bởi các trận lũ theo mùa, tiếp theo là các thời kỳ khô hạn. Việc phân bổ dòng chảy tối thiểu hoặc trung bình trong những trường hợp đó sẽ không có nhiều tác dụng. Xác định và tiến hành các thỏa hiệp là vấn đề trọng tâm của việc thiết lập và thực hiện dòng chảy môi trường. Khi dòng chảy điều tiết được điều chỉnh để cung cấp dòng chảy môi trường, sẽ không tránh khỏi việc các đối tượng hoặc loại hình sử dụng nước khác phải trả giá. Sẽ xuất hiện lợi ích cạnh tranh giữa các đối tượng sử dụng nước có tiêu hao và giữa lợi ích của các đối tượng sử dụng và môi trường thượng lưu và hạ lưu. Sự cạnh tranh cũng sẽ phát sinh giữa các thành phần khác nhau của môi trường sông với những yêu cầu về chế độ dòng chảy tự nhiên khác nhau. Ví dụ, trong khi có thể không cần làm ngập thường xuyên các vùng đồng bằng ngập lũ thì vùng cửa sông lại cần có dòng chảy thường xuyên ở mức cao để duy trì nguồn cung cấp nước ngọt. Vậy liệu việc cung cấp dòng chảy môi trường có dẫn đến kết quả là sẽ có người được hưởng lợi và người chịu thiệt hại? Nhiều lợi ích cạnh tranh và phức tạp cần phải được xác định và đánh giá khi quyết định loại hình dòng chảy môi trường phù hợp và cách thức thực hiện. Nhưng có một điều chắc chắn là - tất cả mọi người đều chịu thiệt hại nếu chúng ta không tìm cách thực hiện dòng chảy môi trường. Dòng chảy môi trường thích hợp không phải là đặc trưng duy nhất của một hệ thống sông khỏe mạnh. Còn có những yêu cầu khác đối với sức khỏe của dòng sông như giảm ô nhiễm và kiểm soát các hoạt động trên sông như đánh bắt thủy sản và giải trí. Nếu chỉ tập trung vào dòng chảy môi trường mà không chú ý tới bối cảnh của nó sẽ khó có thể đạt được két quả tốt và thậm chí có thể làm cho các cộng đồng xa lánh. Dòng chảy môi trường vì vậy cần được xem xét như một bộ phận cấu thành tổng thể của quản lý lưu vực sông hiện đại. “DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG LÀ MỘT BỘ PHẬN CẤU THÀNH TỔNG THỂ CỦA QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG HIỆN ĐẠI.“ Việc cung cấp dòng chảy môi trường cần được sự hỗ trợ thực hiện của một gói tổng thể các biện pháp thực hành và quy định quản lý toàn diện của lưu vực, ví dụ liên quan đến sử dụng đất, các quyền về nước và các loại hình sử dụng trên sông. Với một con sông đã bị suy thóai nghiêm trọng, nếu chỉ quan tâm đến cung cấp dòng chảy môi trường có thể sẽ không có tác dụng hoặc thậm chí còn gây thiệt hại. Ví dụ, bờ sông vốn đã bị mất ổn định do lớp phủ thực vật bị phá hủy có thể sẽ bị xói lở nghiêm trọng nếu cung cấp các dòng chảy biến đổi. Tương tự như vậy, việc làm ngập các vùng đất ngập nước và đồng bằng ngập lũ đã bị 24
  24. Con voi đơn độc đang tìm kiếm một nguồn nước uống khác trong Vườn Quốc gia Kruger trong đợt hạn hán năm 1992, khi lần đầu tiên trong lịch sử quan trắc thấy sông Sabie ngừng chảy. suy thóai và ô nhiễm nghiêm trọng có thể tạo thuận lợi cho các loài cỏ dại phát triển tràn lan và làm cho các chất ô nhiễm lan rộng khắp lưu vực. Do vậy, tiến hành dòng chảy môi trường một cách hoàn toàn độc lập và tách rời khỏi các biện pháp quản lý khác không phải là một phương án được ưu tiên. Khi những thông tin mới được cập nhật thường xuyên và các điều kiện của sông biến đổi, các nhà khoa học và các nhà quản lý nước sẽ phải định kỳ điều chỉnh các thực tiễn dòng chảy môi trường sao cho phù hợp. Vì vậy, cần thường xuyên đánh giá tính phù hợp của dòng chảy môi trường trên cơ sở các thông tin tốt nhất có được. Khi những đáp ứng của hệ động thực vật, các nguồn tài nguyên và con người đối với dòng chảy được quan trắc và đánh giá, dòng chảy môi trường có thể cần phải điều chỉnh. Quá trình này được gọi là quản lý thích nghi và là một phần thiết yếu khi tiến hành các thỏa hiệp trong thiết lập và quản lý dòng chảy môi trường. 25
  25. Chương 2 Xác định nhu cầu nước 2.1 Giới thiệu chung Không có một con số hoặc giá trị giản đơn có thể được quy định cho các nhu cầu dòng chảy môi trường của sông và các vùng đất ngập nước liên quan. Trên thực tế, nhu cầu nước này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng mong muốn trong tương lai của hệ sinh thái sông. Tất cả các yếu tố của chế độ dòng chảy đều sẽ ảnh hưởng tới điều kiện sinh thái của dòng sông ở các mức độ khác nhau, và do đó muốn có một hệ sinh thái hoàn toàn tự nhiên thì cần phải duy trì một chế độ dòng chảy tự nhiên. Tuy nhiên, phần lớn các hệ sinh thái sông ngòi đều đang bị can thiệp ở các mức độ khác nhau và việc khai thác nước sông cho các nhu cầu sử dụng của con người, như sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp được chấp nhận vì điều này rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Do vậy, dòng chảy môi trường được quy định cho một con sông trước hết phải là sự lựa chọn của xã hội, với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật nhằm giúp nhìn trước được những diễn biến của hệ sinh thái sông với các điều kiện dòng chảy khác nhau trong tương lai. Như vậy, tình trạng mong muốn của con sông có thể được quy định bằng luật pháp hoặc các thỏa thuận thông qua thương lượng giữa các đối tượng sử dụng nước. Trong một số trường hợp, nước sau khi qua sử dụng được đưa trở lại sông, như trường hợp của nhà máy thủy điện4 hoặc nước của hệ thống làm mát tại các nhà máy sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, thời điểm của dòng chảy ở hạ lưu tại vị trí xả nước thường bị thay đổi. Ở đoạn sông chịu sự chuyển nước (đoạn sông giữa vị trí lấy nước và xả nước) như vậy, dòng chảy thực tế sẽ thấp hơn dòng chảy tự nhiên. Trong các trường hợp khác như khai thác nước tưới chẳng hạn, do lượng nước hoàn trả lại sông rất ít hoặc được xả tại một vị trí quá xa so với vị trí khai thác nên nước thường được coi là đã được sử dụng và tiêu hao hết. Cũng cần nhận thức rằng dòng chảy không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới sức khỏe dòng sông. Chất lượng nước, đánh bắt thủy sản quá mức và các công trình trên sông cản trở sự di cư của các loài sinh vật cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới các hệ sinh thái thủy sinh. “KHÔNG CÓ MỘT PHƯƠNG PHÁP, CÁCH TIẾP CẬN HOẶC KHUÔN KHỔ ĐƠN LẺ NÀO ĐƯỢC COI LÀ TỐT NHẤT ĐỂ XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG.” Trong vòng 20 năm qua, hàng loạt các phương pháp, cách tiếp cận và khuôn khổ đã được xây dựng nhằm giúp thiết lập dòng chảy môi trường. Các “phương pháp” chủ yếu được dùng cho các đánh giá cụ thể về nhu cầu sinh thái. Các “cách tiếp cận” là cách thức để thực hiện đánh giá, ví dụ như thông qua các nhóm chuyên gia. Các “khuôn khổ” (hay “khung” hoặc “khung giải pháp”) quản lý dòng chảy cung cấp chiến lược bao quát hơn cho công tác đánh giá dòng chảy môi trường và thường sử dụng một hoặc nhiều phương pháp cụ thể và áp dụng một cách tiếp cận nào đó. Tất cả các phương pháp, cách tiếp cận cũng như các khuôn khổ này đều có các ưu và nhược điểm riêng. 27
  26. Không có một cách thức đơn lẻ nào được coi là tốt nhất để đánh giá dòng chảy môi trường. Vì vậy, mỗi phương pháp, cách tiếp cận hay khuôn khổ chỉ thích hợp cho một nhóm hoàn cảnh cụ thể. Các tiêu chí để lựa chọn một phương pháp, cách tiếp cận hay khuôn khổ cụ thể bao gồm kiểu vấn đề đang được xem xét (ví dụ: công trình khai thác nước, đập, hệ thống dòng chảy sông), trình độ chuyên môn, quỹ thời gian và kinh phí hiện có cũng như khuôn khổ pháp lý theo đó các chế độ dòng chảy phải tuân thủ. Trong những năm gần đây, sự phân biệt giữa các phương pháp (tập trung vào nhu cầu sinh thái) và các khung giải pháp (tập trung vào dòng chảy môi trường) đã trở nên phổ biến. Phần lớn chúng ngày càng chuyển sang hướng tổng hợp và toàn diện, sử dụng đa nhóm lợi ích và các nhóm chuyên gia đa ngành để xác định lượng nước cần duy trì trong sông. Để cho rõ ràng, cuốn sách sẽ trình bày hai vấn đề này như hai phạm trù riêng biệt. 2.2 Xác định mục tiêu hoặc kịch bản thương lượng Đối với một số hệ thống sông, các mục tiêu cụ thể được xác định dựa trên các lý do sinh thái, kinh tế hay xã hội. Trong các trường hợp như vậy, dòng chảy môi trường cần được xác định để thỏa mãn những mục tiêu này. Mục tiêu đối với thung lũng trung tâm của lưu vực sông Senegal là duy trì một vùng rộng 50.000ha cho canh tác nông nghiệp sau lũ. Vì khoảng một nửa vùng lũ là để trồng trọt, tương đương với một vùng ngập lũ rộng khoảng 100.000ha, điều này đòi hỏi phải có khoảng 7.500 triệu m3 nước được xả từ đập Manantali ở vùng thượng nguồn. Nghị định khung về nước của Cộng đồng Châu Âu yêu cầu các nước thành viên phải đạt được “tình trạng tốt” (GS - Good Status) đối với tất cả các nguồn nước ngầm và nước mặt5. “Tình trạng tốt” ở đây là sự kết hợp giữa tình trạng tốt về mặt hóa học (GCS - Good Chemical Status) và tình trạng tốt về mặt sinh thái (GES - Good Ecological Status). Tình trạng tốt về mặt sinh thái được định nghĩa một cách định tính, bao gồm các quần thể và khu hệ cá, động vật không xương sống kích thước lớn, thực vật vĩ mô, thực vật đáy và thực vật phù du. Tình trạng tốt về mặt sinh thái cũng bao gồm các nhân tố phụ trợ có ảnh hưởng tới các yếu tố sinh học, như hình thái lòng sông, độ sâu nước và dòng chảy. Thiết lập dòng chảy môi trường là một bước quan trọng để đạt được “trạng thái tốt”. Ở Nam Phi cũng sử dụng một cách phân loại tương tự, tuy nhiên, thay vì hướng tới trạng thái tốt cho tất cả các trường hợp, Cục Tài nguyên Nước và Lâm nghiệp lại xây dựng các mục tiêu theo các tiêu chí quản lý sinh thái khác nhau. Có 4 cấp phân loại từ A đến D (xem bảng). Hai cấp phụ là E và F có thể dùng để mô tả hiện trạng sinh thái chứ không phải là tiêu chí. Các nguồn nước hiện đang thuộc cấp E hoặc F cần được cải thiện để đạt được tiêu chí ở cấp D hoặc cao hơn nữa. Phân cấp theo tiêu chí quản lý sinh thái6 Cấp Mô tả A Thay đổi không đáng kể so với điều kiện tự nhiên. Hầu như không có rủi ro cho các loài nhạy cảm. B Thay đổi nhỏ so với điều kiện tự nhiên. Mức độ rủi ro thấp đối với khu hệ sinh vật có khả năng chịu đựng kém. C Thay đổi trung bình so với điều kiện tự nhiên. Khu hệ sinh vật có khả năng chịu đựng kém có thể bị suy giảm đáng kể cả về số lượng phạm vi phân bố. D Thay đổi ở mức cao so với điều kiện tự nhiên. Khu hệ sinh thực vật có khả năng chịu đựng kém rất khó tồn tại. 28
  27. Việc áp dụng cách tiếp cận dựa trên mục tiêu đòi hỏi trước hết phải định ra tình trạng mong muốn của con sông. Sau đó, cần xác định ngưỡng dòng chảy - khi dòng chảy thực tế ở mức lớn hơn hay nhỏ hơn ngưỡng này thì trạng thái của sông sẽ có những thay đổi rõ ràng. Ở Ôxtrâylia, đã có đề xuất rằng7 xác suất để có một dòng sông khỏe mạnh sẽ giảm từ mức cao xuống mức trung bình khi chế độ thủy văn ở mức thấp hơn 2/3 điều kiện tự nhiên. Mặc dù đề xuất này có vẻ hợp lý nhưng lại chưa được chứng minh rõ ràng về mặt khoa học. Thực vậy, trên quan điểm lý thuyết, rất khó xác định được chế độ dòng chảy nào đảm bảo duy trì các điều kiện tốt cho sông ngòi.8 Trên quan điểm thực tế, đánh giá dòng chảy môi trường vẫn là công cụ quản lý sông ngòi đang được sử dụng. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, chừng nào kiến thức về môi trường thủy sinh còn hạn chế thì rõ ràng là việc thiết lập ngưỡng dòng chảy môi trường sẽ vẫn là một phán quyết mang tính chuyên môn hoặc chính trị. Ví dụ về mục tiêu Mục tiêu quản lý Mục tiêu dòng chảy/ Phương pháp tiếp cận chung mực nước Sông Duy trì quần thể cá hồi Đồ thị duy trì dòng chảy (hay Mô hình hóa sinh cảnh Babingley nâu tự nhiên đường cong thời khoảng) có (PHABSIM) và đường duy thể chấp nhận được về mặt trì dòng chảy có hiệu sinh thái chỉnh từ mô hình mưa- dòng chảy Sông Kennet Duy trì quần thể cá hồi Dòng chảy không được giảm Mô hình hóa sinh cảnh nâu tự nhiên xuống dưới mức mà kết quả (PHABSIM) sẽ làm giảm hơn 10% sinh cảnh của cá hồi nâu Sông Avon Bảo vệ việc di cư của cá Dòng chảy tối thiểu tại các Theo dõi cá hồi bằng hồi thời điểm quan trọng trong sóng radio năm Vùng đất Phục hồi và duy trì hệ Duy trì mực nước trong các Ý kiến chuyên gia về nhu ngập nước sinh thái ở mức như của kênh mương không thấp cầu nước sinh thái của các Pevensey thập kỷ 70 hơn quá 300mm so với mặt loài sống ở đất ngập nước Levels đất trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 và 600mm trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 Vùng đồng Phục hồi sự sinh sản của Nâng cao mực nước vào mùa Ý kiến chuyên gia về sinh hoang các loài chim nước như đông để tạo lũ tiểu mãn và thái của các loài chim Somerset mức năm 1970 duy trì mực nước trong mùa nước xuân trong khoảng 200mm so với mặt đất Vùng Duy trù quần xã thực Xác định được mục tiêu Mô hình nước ngầm Lodes- đầm lầy vật ở mức như của năm dòng chảy cho sông Granta Granta, bơm kiểm tra và các hippenham, 1970 và Lodes nghiên cứu thủy văn Wicken và Fulbourn 29
  28. “VỚI PHẦN LỚN HỆ THỐNG SÔNG TRÊN THẾ GIỚI, CHƯA CÓ CÁC MỤC TIÊU SINH THÁI CỤ THỂ NÀO ĐƯỢC XÁC ĐỊNH.” Với phần lớn hệ thống sông trên thế giới, chưa có các mục tiêu sinh thái cụ thể nào được xác định. Hơn nữa, nhiều cơ quan quản lý và lập pháp phải cân bằng giữa nhu cầu của các đối tượng sử dụng nước và các nhu cầu nước của môi trường. Trong những trường như vậy, một lựa chọn cho phương pháp tiếp cận dựa trên mục tiêu là kiểm tra các phương án hoặc kịch bản phân bổ nước khác nhau. Ví dụ, trên lưu vực sông Wylye ở Vương quốc Anh có 4 nguồn nước ngầm chính có thể được bơm khai thác. Cục Môi trường của Anh và xứ Wales đã quy định mức khai thác bằng cách xem xét một loạt các kịch bản khai thác khác nhau, từ mức không khai thác tới mức khai thác tối đa cả 4 nguồn với các tổ hợp lưu lượng bơm khác nhau.9 Đối với mỗi kịch bản, đã xác định được tác động tới sinh cảnh của các loài cá quan trọng cũng như những ảnh hưởng tới việc cấp nước phục vụ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất. Mối liên hệ giữa sinh cảnh và chế độ dòng chảy được nghiên cứu và ảnh hưởng của sự thay đổi dòng chảy tới các đoạn sông khác nhau được đối sánh, trong đó có tính đến sự thay đổi hình thái và kích thước lòng sông. Những kịch bản này tạo cơ sở cho các cuộc thảo luận với các bên liên quan - như ngư dân và đại diện các công ty cấp nước - về các chiến lược khai thác nước hợp lý có thể chấp nhận được. Tương tự như vậy, trong Dự án nước vùng cao nguyên Lesotho, các kịch bản khác nhau về dòng chảy môi trường xả từ các đập đã được xem xét. Đối với mỗi kịch bản, các tác động tới hệ sinh thái hạ lưu và sinh kế của các cộng đồng phụ thuộc đều được xác định, cũng như các khía cạnh kinh tế về tính sẵn có của nguồn nước bán sang Nam Phi. Những kịch bản này giúp Chính phủ Lesotho đánh giá được các thỏa hiệp đối với các phương án dòng chảy môi trường khác nhau. 2.3 Các phương pháp xác định nhu cầu dòng chảy Để xác định nhu cầu dòng chảy sinh thái, có thể sử dụng nhiều phương pháp đã được phát triển ở các quốc gia khác nhau.10 Nhìn chung, những phương pháp này có thể được phân thành 4 nhóm: 1. Bảng tra cứu 2. Phân tích nội nghiệp 3. Phân tích chức năng 4. Mô hình hóa sinh cảnh Mỗi phương pháp này - ở các mức độ khác nhau - đều cần đến thông tin đầu vào từ các chuyên gia và có thể được dùng cho một phần hoặc cả hệ thống sông. Vì vậy, việc tham khảo ý kiến chuyên gia và mức độ toàn diện mà các phương pháp bao quát được tất cả các phần của hệ thống sông được coi là đặc điểm của từng phương pháp. Ngoài ra, còn có các cách phân loại phương pháp khác11 trong đó bao gồm nhiều nhóm nhỏ. Mục đích của tài liệu này là đề xuất một cách phân loại đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng cho những đối tượng khác nhau chứ không chỉ các nhà chuyên môn. 30
  29. 2.3.1 Bảng tra cứu Trên thế giới, phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất để xác định dòng chảy sông là phương pháp sơ bộ dựa trên kinh nghiệm, sử dụng các chỉ số đơn giản được cung cấp trong các bảng tra cứu. Những chỉ số được dùng nhiều nhất là các chỉ số thuần túy thủy văn, nhưng từ những năm 70, một số phương pháp có sử dụng số liệu sinh thái cũng đã được phát triển. Các nhà quản lý nước sử dụng các chỉ số thủy văn để xác định các quy tắc quản lý nước và thiết lập dòng chảy bù cho vùng hạ lưu của hồ chứa và đập dâng. Có thể liệt kê một số ví dụ về các chỉ số thủy văn như: tỉ lệ phần trăm của dòng chảy trung bình hoặc các phân vị nhất định trên đường cong duy trì dòng chảy.12 Phương pháp này được dùng trong thiết lập dòng chảy môi trường để xác định các quy tắc vận hành đơn giản cho đập hoặc các công trình khai thác nước nơi có rất ít hoặc hoàn toàn không có số liệu sinh thái. Những chỉ số này có thể được xây dựng bằng cách sử dụng các kỹ thuật hoặc giả thiết khác nhau. Các kỹ thuật hoặc giả thiết này có thể là thuần túy thủy văn, từ những quan sát đã được khái quát hóa về các mối quan hệ thủy văn - sinh thái, hoặc qua quá trình phân tích các dữ liệu thủy văn và sinh thái. Bản chất của các chỉ số này là chúng dựa trên các đặc tính xác suất thống kê của chế độ dòng chảy tự nhiên. Ví dụ, chỉ số thủy văn được dùng ở Pháp. Luật Đánh bắt thủy sản nước ngọt của Pháp năm 1984 quy định dòng chảy còn lại trong sông ở những đoạn sông chịu sự chuyển nước ít nhất phải bằng 1/40 dòng chảy trung bình đối với hệ thống hiện tại và bằng 1/10 dòng chảy trung bình đối với hệ thống mới.13 Đối với các đập dùng cho cấp nước sinh hoạt, nước có thể quay trở lại sông sau khi đã qua sử dụng, chẳng hạn như sau khi đã được xử lý tại các nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên, nước đã qua sử dụng có thể được đưa trở lại sông ở những khoảng cách khá xa so với điểm lấy nước và thậm chí là ở một lưu vực khác. Đối với các đập thủy điện, do nước được xả để phát điện nên lượng dòng chảy năm ở hạ lưu đập có thể không thấp hơn nhiều so với dòng chảy tự nhiên, nhưng thời điểm của dòng chảy thì lại phụ thuộc vào nhu cầu điện, mà thường là vào những giờ cao điểm. Ở Anh, chỉ số dòng chảy kiệt tự nhiên đã được sử dụng để xác định dòng chảy môi trường trong quá trình điều tiết khai thác nước. Chỉ số thường được dùng nhất là Q95, là dòng chảy có thời gian duy trì bằng hoặc lớn hơn 95%. Trong các trường hợp khác, chỉ số về những đợt hạn hán ít xảy ra cũng được sử dụng như dòng chảy kiệt trung bình năm. Chỉ số Q95 được lựa chọn hoàn toàn dựa trên cơ sở thủy văn. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này thường yêu cầu phải sử dụng các thông tin sinh thái. Một phương pháp chỉ số khác cũng được sử dụng là phương pháp Tenant15. Phương pháp này được xây dựng sử dụng các số liệu cân chỉnh thu thập từ hàng trăm con sông ở các bang vùng trung-Tây nước Mỹ để quy định dòng chảy tối thiểu cần thiết để bảo vệ môi trường mạnh khỏe cho sông ngòi. Phần trăm của dòng chảy trung bình năm được xác định cho các mức khác nhau về chất lượng sinh cảnh của loài cá, ví dụ nếu trong sông chỉ còn 10% lượng dòng chảy trung bình năm thì chất lượng sinh cảnh thuộc loại thấp (chỉ đủ cho cá tồn tại), 30% tương ứng với sinh cảnh có chất lượng trung bình (thoả mãn các nhu cầu của cá) và 60% sẽ đảm bảo sinh cảnh tốt nhất. Phương pháp này có thể áp dụng được cho các vùng khác nhưng cần tính toán lại các chỉ số cụ thể cho phù hợp với từng vùng. Ở các bang vùng trung-Tây nước Mỹ, các chỉ số được sử dụng rất phổ biến trong lập quy hoạch ở quy mô lưu vực sông. Tuy nhiên, không nên sử dụng những chỉ số này cho các nghiên cứu cụ thể và khi cần phải đàm phán. 31
  30. “BảNG TRA CứU RấT PHÙ HợP CHO NHữNG TRƯờNG HợP ÍT TRANH CÃI.” Một số tác giả đã kết luận rằng phương pháp dựa trên tỉ lệ dòng chảy trung bình không phù hợp cho chế độ dòng chảy của các sông ở Texas vì chúng thường cho kết quả với dòng chảy lớn một cách phi thực tế.16 Thay vào đó các chuyên gia đề xuất phương pháp sử dụng các phần trăm biến đổi của dòng chảy trung bình tháng. Các phần trăm của dòng chảy trung bình tháng được xác định dựa trên các điều tra thống kê về cá, các yêu cầu về môi trường sống tự nhiên trong suốt vòng đời của chúng, phân bố tần suất dòng chảy và nhu cầu nước cho các giai đoạn đặc biệt như thời kỳ đẻ trứng hoặc di cư. Ưu điểm của các phương pháp bảng tra cứu là một khi quy trình chung đã được xây dựng thì việc ứng dụng không đòi hỏi nhiều nguồn lực. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy có thể chuyển các chỉ số thủy văn đơn giản giữa các vùng và như vậy chỉ có thể áp dụng những chỉ số để “tra cứu nhanh” khi chúng được hiệu chỉnh lại cho một vùng mới. Ngay cả như vậy, các chỉ số này cũng không mang tính đặc thù cho những điều kiện của từng vị trí cụ thể. Các chỉ số chỉ dựa trên các số liệu thủy văn có thể dễ dàng được hiệu chỉnh lại cho bất kỳ vùng nào nhưng không chúng có giá trị về mặt sinh thái và vì thế, để có được các kết quả tốt thì tính bất định là rất cao. Những chỉ số được xây dựng dựa trên các số liệu sinh thái thì rõ ràng có giá trị về mặt sinh thái hơn, nhưng việc thu thập các số liệu sinh thái thường tốn kém và mất thời gian. Do vậy, nhìn chung, các bảng tra cứu đặc biệt phù hợp cho các trường hợp không phức tạp và có ít sự tranh cãi. Hơn nữa, chúng có khuynh hướng phòng ngừa. 2.3.2 Phân tích nội nghiệp Các phương pháp thuộc nhóm này tập trung vào phân tích số liệu. Phương pháp phân tích nội nghiệp sử dụng các số liệu hiện có, như dòng chảy sông ngòi tại các trạm đo và/hoặc số liệu về cá thu thập được từ các khảo sát định kỳ. Nếu cần thiết, có thể thu thập một số dữ liệu tại một hoặc một vài vị trí cụ thể trên sông để bổ sung thêm cho thông tin hiện có. Các phương pháp phân tích nội nghiệp có thể được chia thành các nhóm nhỏ hơn - hoặc thuần túy sử dụng số liệu thủy văn, hoặc sử dụng thông tin thủy lực (hình thái lòng dẫn) hoặc sử dụng số liệu sinh thái. Các phương pháp phân tích nội nghiệp thủy văn xem xét toàn bộ chế độ dòng chảy sông ngòi chứ không chỉ các số liệu thống kê đã nhận được từ trước. Một nguyên tắc cơ bản là duy trì tính toàn vẹn, đặc trưng mùa và sự biến đổi tự nhiên của dòng chảy, bao gồm cả dòng chảy lũ và dòng chảy kiệt. Ví dụ, cần chú ý vào việc xác định các điều kiện thủy văn cho trạng thái cạn khô khi các con sông già thóai hóa hoặc xả bùn cát. Với trạng thái khô cạn như vậy thì các trận lũ có vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc vật lý của lòng sông.17 Một trong những phương pháp phân tích nội nghiệp thủy văn là phương pháp Richter.18 Phương pháp này xác định các mức chuẩn của dòng chảy với mục tiêu chủ yếu là bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Phương pháp này xác định các bộ phận của chế độ dòng chảy tự nhiên, gắn cho chúng các chỉ số về biên độ (cả dòng chảy lũ và dòng chảy kiệt), thời điểm (theo số liệu thống kê hàng tháng), tần suất (số lượng các sự kiện) và thời khoảng (giữa các giá trị nhỏ nhất trung bình và lớn nhất trung bình). Phương pháp này sử dụng dòng chảy ngày đo tại trạm hoặc từ các mô hình và bộ 32 chỉ số. Mỗi chỉ số được tính toán trên cơ sở hàng năm cho từng năm trong chuỗi số liệu thủy văn, vì vậy tập trung vào sự dao động trong năm của các chỉ số này. Khi đó, các chỉ số có biên độ dao động cho phép với sai số chuẩn là +1 hoặc -1 so với giá trị trung bình hoặc giữa phân vị 25 và 75. Phương pháp này thường có khuynh hướng được dùng để xác định các tiêu chuẩn tạm thời, có thể giám sát và điều chỉnh được. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đủ các nghiên cứu về mối liên hệ giữa các đặc trưng thống kê của dòng chảy và các thành phần cụ thể của hệ sinh thái. 32
  31. “KINH NGHIệM CHO THấY CÁC SÔNG RộNG VÀ NÔNG THƯờNG CÓ TÍNH NHẠY CảM CAO.” Các phương pháp đặc trưng thủy lực19 hình thành một nhóm kỹ thuật phân tích nội nghiệp quan trọng khác. Những phương pháp này sử dụng sự thay đổi của các thông số thủy lực, như “chu vi ướt” – là diện tích đáy sông bị ngập nước – để xác định dòng chảy môi trường. Các phương pháp này cung cấp các chỉ số đơn giản của sinh cảnh sẵn có trong sông ứng với một lưu lượng nhất định.20 Theo kinh nghiệm, đối với các sông rộng và nông thì chu vi ướt thường nhạy cảm hơn với những thay đổi về dòng chảy, so với các sông sâu và hẹp. Trong một số trường hợp có thể tiến hành khảo sát hạn chế ngoài thực địa, trong một số trường hợp khác có thể sử dụng đường lưu lượng-mực nước có sẵn của các trạm thủy văn. Đây là phương pháp được dùng tương đối phổ biến ở Mỹ21 và Ôxtrâylia22 và một số nhà nghiên cứu23 đã chỉ rõ một số vấn đề nảy sinh khi xác định lưu lượng tới hạn mà dưới mức đó, chu vi ướt giảm nhanh chóng. Với hạn chế trên, phương pháp này dùng để hỗ trợ việc ra quyết định dựa vào các kịch bản và thương thảo về phân bổ nước phù hợp hơn là để xác định ngưỡng sinh thái. Ví dụ về chuỗi số liệu Lưu lượng dòng chảy sông (tỷ lệ lôgarít) và Điểm số LIFE theo thời gian Dòng chảy Điểm số LIFE /s 3 Điểm số LIFE Lưu lượng m Lưu Năm Các phương pháp phân tích nội nghiệp có sử dụng số liệu sinh thái thường dựa vào các kỹ thuật thống kê để xây dựng mối quan hệ của biến số độc lập như dòng chảy với các biến số sinh học phụ thuộc, như số lượng quần thể hoặc các chỉ số về cấu trúc quần xã sinh vật tính được từ danh sách các loài. Ưu điểm của loại phương pháp này là đã trực tiếp đề cập tới hai khía cạnh được quan tâm (dòng chảy và sinh thái) và trực tiếp tính tới điều kiện tự nhiên của dòng sông đang xem xét. Tuy nhiên, các phương pháp này cũng có một số nhược điểm như sau: (a)Rất khó hoặc thậm chí không thể có được các chỉ số sinh học chỉ nhạy cảm với dòng chảy mà không nhạy cảm với các yếu tố khác như cấu trúc sinh cảnh và chất lượng nước. Chí ít thì các chỉ số sinh học được thiết kế để giám sát chất lượng nước cần phải được sử dụng một cách vô cùng thận trọng.24 33
  32. (b)Việc thiếu cả số liệu thủy văn và sinh thái thường là một yếu tố hạn chế. Đôi khi có các số liệu được thu thập định kỳ nhưng lại cho các mục đích khác do vậy cũng không phù hợp. (c)Chuỗi số liệu dòng chảy theo thời gian và các chỉ số sinh thái có thể không hoàn toàn độc lập. Điều này có thể vi phạm tới các giả thiết của các phương pháp thống kê cổ điển nên cần hết sức thận trọng. Một phương pháp thuộc nhóm này mới được xây dựng ở Vương quốc Anh có tên là “Chỉ số động vật không xương sống trong nước chảy dùng cho đánh giá dòng chảy”, gọi tắt là LIFE (Lotic Invertebrate Index for Flow Evaluation)25. Phương pháp này được thiết kế dựa trên các số liệu giám sát định kỳ động vật không xương sống kích thước lớn. Một chỉ số về tính nhạy cảm nhận thấy được đối với vận tốc dòng chảy đã được xây dựng bằng cách gán cho tất cả các nhóm số liệu đã được thu thập ở Anh một điểm số từ 1 đến 6. Đối với một mẫu nào đó, điểm số cho mỗi nhóm quan trắc được điều chỉnh dựa trên mức độ phong phú của nhóm, rồi tính được một điểm số chung. Hệ thống này dùng số liệu loài hoặc họ. Đối với các vị trí quan trắc gần các trạm thủy văn, có thể phân tích được mối quan hệ giữa điểm số tính theo phương pháp LIFE và dòng chảy vốn có trong sông. Sự thay đổi giá trị trung bình của dòng chảy vốn có có mối tương quan chặt chẽ với điểm số LIFE ở các vị trí (xem hình vẽ). Quy trình sử dụng thông tin này trong quản lý dòng chảy sông ngòi vẫn đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, nguyên tắc này được coi là khá hoàn chỉnh và phương pháp LIFE có một ưu điểm rất lớn trong việc sử dụng các số liệu thu thập được từ các chương trình quan trắc sinh học hiện có. 2.3.3 Phân tích chức năng Nhóm phương pháp thứ 3 bao gồm các phương pháp để xây dựng sự hiểu biết về các mối liên kết chức năng giữa tất cả các yếu tố thủy văn và sinh thái của hệ thống sông. Các phương pháp này đều có một quan điểm khá toàn diện và bao quát nhiều yếu tố của hệ sinh thái sông, sử dụng các phân tích thủy văn, thông tin đánh giá thủy lực và số liệu sinh học. Các phương pháp này cũng sử dụng nhiều kiến thức chuyên gia. Phương pháp được biết đến nhiều nhất trong nhóm này là Phương pháp luận khối dựng (Building Block Methodology, gọi tắt là BBM) được phát triển ở Nam Phi.26 Tiền đề cơ sở của BBM là các loài sinh vật sống trong sông phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cơ bản (các khối dựng) của chế độ dòng chảy, bao gồm dòng chảy kiệt và lũ, là những yếu tố ảnh hưởng tới việc duy trì động lực học bùn cát và cấu trúc địa mạo của sông. Vì vậy, có thể thiết lập một chế độ dòng chảy thuận lợi cho việc duy trì hệ sinh thái bằng cách kết hợp các khối dựng này. Phương pháp BBM coi nhóm chuyên gia là nòng cốt, thường bao gồm các nhà khoa học tự nhiên như thủy văn, địa chất thủy văn và địa mạo cũng như các nhà sinh vật học như côn trùng học thủy sinh, thực vật học và sinh học cá Họ tiến hành một loạt các bước nghiên cứu, đánh giá các số liệu đã có, sử dụng kết quả mô hình và kết hợp với kinh nghiệm chuyên môn để đạt được sự nhất trí về các khối dựng của chế độ dòng chảy. Phương pháp BBM có tài liệu hướng dẫn thực hiện chi tiết.27 Tài liệu này hiện đang được sử dụng ở Nam Mỹ như một phần của Luật Nước được ban hành năm 1998. Phương pháp này cũng được áp dụng ở Ôxtrâylia28 và đang được thử nghiệm ở Mỹ. Tại Ôxtrâylia, một số phương pháp phân tích chức năng đã được xây dựng,29 bao gồm Phương pháp đánh giá qua kênh chuyên gia,30 Phương pháp tiếp cận qua kênh khoa học31 và Phương pháp luận điểm chuẩn32. Cũng như với phương pháp BBM, tất cả các yếu tố của chế độ thủy văn và hệ thống sinh thái được nghiên cứu bởi một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và sinh thái. Họ sử dụng các số liệu sẵn có và số liệu mới thu thập để đưa ra ý kiến đánh giá về các hậu quả sinh thái do sự biến đổi về lưu lượng và thời điểm của dòng 34
  33. Giới thiệu Phương pháp Tăng cường dòng chảy trong sông áp dụng ở Nam Phi do TS. Bob Milhous (thứ 2 bên phải dãy đằng sau) trình bày tại Phòng họp Ban quản lý Công viên Quốc gia Kruger, năm 1992. Quan trắc mực nước là một hoạt động thiết yếu của công tác quản lý dòng chảy môi trường. 35
  34. chảy gây ra. Ở lưu vực sông Murray-Darling33, là sông có dòng chảy bị kiểm soát bởi các đập, nhóm chuyên gia đã xem xét con sông một cách trực tiếp ở các dòng chảy khác nhau tương ứng với những lượng xả khác nhau. Trong các trường hợp khác, các chuyến công tác thực địa được đi kèm với phân tích số liệu thủy văn. Phương pháp tổng hợp này cũng bao gồm các cuộc họp, gặp gỡ công khai với các bên liên quan chính trên lưu vực sông. 2.3.4 Mô hình hóa sinh cảnh Như đã phân tích ở trên, rất khó để xác định mối liên hệ trực tiếp giữa những biến đổi về chế độ dòng chảy với đáp ứng của các loài và quần xã sinh vật. Vì vậy, các phương pháp đã được xây dựng trong đó sử dụng số liệu về sinh cảnh của các loài sinh vật cần quan tâm để xác định các nhu cầu dòng chảy sinh thái. Trong điều kiện môi trường cần cho một loài sinh vật nước ngọt cụ thể nào đó, thì các yếu tố tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thay đổi của chế độ dòng chảy. Mối quan hệ giữa dòng chảy, sinh cảnh và các loài có thể được mô tả bằng cách liên kết các đặc tính vật lý của đoạn sông, như độ sâu, vận tốc dòng chảy đo đạc hoặc mô hình hóa ở các chế độ dòng chảy khác với các điều kiện tự nhiên mà các loài động thực vật chính yêu cầu. Khi các mối quan hệ chức năng giữa sinh cảnh tự nhiên và dòng chảy đã được xác định, thì chúng có thể được liên kết với các kịch bản dòng chảy sông khác nhau. “MÔ HÌNH Hóa SINH CảNH Tự NHIÊN ĐÃ ĐƯợC ĐIềU CHỉNH Để Sử DụNG ở NHIềU QUỐC GIA”. Bước đầu tiên trong quá trình hình thành phương pháp này cho các sông đã được công bố vào năm 1976.34 Trên cơ sở đó, một mô hình tính toán có tên PHASIM (Physical Habitat Simu- lation – Mô phỏng sinh cảnh tự nhiên) đã được xây dựng bởi Cục cá và động vật hoang dã của Mỹ.35 Sau nhiều năm, một số mô hình khác đã được xây dựng dựa trên cơ sở của mô hình này.36 Như đã được thực hiện trong một số chương trình phần mềm, phương pháp PHASIM truyền thống sử dụng mô hình thủy lực một chiều đã được hiệu chỉnh để có thể xử lý được các điều kiện của dòng chảy kiệt và mô phỏng vận tốc mặt cắt ngang. Những yếu tố này được kết hợp với các yếu tố về tính phù hợp của sinh cảnh để xác định xem sinh cảnh sẽ thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi về dòng chảy. Mức độ thay đổi sẽ mang tính đặc thù đối với các loài sinh vật cần quan tâm và thường là khác nhau đối với các giai đoạn phát triển khác nhau của từng loài riêng biệt. Phương pháp mô hình hóa sinh cảnh tự nhiên hiện nay đã được điều chỉnh để sử dụng ở nhiều nước, như Pháp,37 Nauy38 và New Zealand39, trong khi nhiều nước khác tiếp tục xây dựng các phương pháp tương tự.40 Mô hình hóa sinh cảnh tự nhiên đã được dùng để đánh giá các tác động của những biến đổi dòng chảy trước đây hoặc trong tương lai do việc khai thác nước hoặc xây dựng đập tới sinh cảnh tự nhiên. Phương pháp này đã tiến hóa từ chỗ phân tích dòng chảy ở trạng thái ổn định đối với các mức độ sinh cảnh nhất định đến việc phân tích các chuỗi số liệu thời gian cho toàn bộ chế độ dòng chảy trong sông. Tương ứng, các kỹ thuật phân tích cũng tiến triển từ việc xem xét các đường cong thời khoảng đơn giản của dòng chảy và sinh cảnh tới việc phân tích sâu hơn sự suy giảm sinh cảnh ứng với các kịch bản khác nhau. Khi đó, các kịch bản được xem xét đối chiếu với điều kiện nền, thường là chế độ dòng chảy tự nhiên. Điều này cho phép so sánh các kịch bản một cách định lượng. Vào thập kỷ 80, những phương pháp này - cả thủy lực và mô hình hóa sinh cảnh - đã bị phê phán do tính chất đơn giản của chúng. Nhất là đặc trưng sinh thái chỉ tập trung vào các 36
  35. mô tả thực nghiệm cho các sinh cảnh thuận lợi chứ không mô phỏng được tính phức tạp của các quá trình diễn ra trong một hệ sinh thái sông.41 Từ đó, rất nhiều ứng dụng mô hình hóa cụ thể đã được nghiên cứu và được cải thiện ở những mức độ nhất định. Quá trình thủy lực được thể hiện ở mức cao hơn trong các mô hình tính toán động lực học chất lỏng 2 và 3 chiều42 và các phương pháp mới để định lượng hóa sinh cảnh thủy lực đã được công bố.43 Tương tự, các mô hình sinh cảnh mới đã đưa vào thêm các biến phụ và được mở rộng tới mức quần xã sinh vật.44 Có một số phương pháp khác đã cải tiến từ chỗ chỉ ở mức mô hình thực nghiệm lên một mức cao hơn là có sự thể hiện các quá trình.45 Tuy nhiên, tất cả các nỗ lực này đều chưa tạo ra một bước tiến vượt bậc để có được một phần mềm hoàn chỉnh duy nhất thay thế PHASIM. Tất cả những cải tiến mô hình như hiện nay lại phải trả giá bằng sự gia tăng tính phức tạp. Tuy nhiên, có thể hy vọng rằng những mô hình mới sẽ giúp tạo ra các nguyên tắc chung cho phương pháp bảng tra cứu cải tiến và có thể sẽ giúp xác định các tác động của sự điều tiết dòng chảy sông ngòi tới các quần thể sinh vật hơn là tới các sinh cảnh.46 Một ưu điểm của phương pháp mô hình hóa sinh cảnh là có các tài liệu hướng dẫn rõ ràng về quy trình thực hiện một cách cụ thể, theo từng bước. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu khác nhau có thể nhân rộng kết quả mô hình. Nhược điểm của phương pháp này là khó ứng dụng nếu người thực hiện có ít kinh nghiệm. Như vậy, phương pháp sẽ cho kết quả tốt nhất nếu như nhóm chuyên gia bao gồm các kỹ sư thủy lực, thủy văn, sinh thái cùng hợp tác và sử dụng mô hình hóa sinh cảnh làm nền tảng cho các nghiên cứu cụ thể về sông ngòi. 2.4 Phương pháp tiếp cận tổng thể và sử dụng chuyên gia Rất nhiều các ứng dụng trước đây về thiết lập dòng chảy môi trường chỉ tập trung vào các loài đơn lẻ hoặc từng vấn đề riêng rẽ. Ví dụ, phần lớn nhu cầu về dòng chảy môi trường ở vùng Bắc Mỹ và Bắc Âu là để cho câu cá giải trí nên chỉ quan tâm tới nguy cơ suy giảm số lượng cá hồi do hoạt động khai thác nước và vận hành đập. Kết quả là, dòng chảy môi trường được thiết lập là để duy trì các cấp độ sinh cảnh tới hạn cho các loài này, bao gồm các yếu tố như lưu lượng bùn cát, vận tốc dòng chảy và độ sâu của sông. Điều này được giải thích một phần là do các loài này rất nhạy cảm với dòng chảy, và nếu dòng chảy thích hợp cho chúng và cho sinh cảnh của chúng thì cũng sẽ phù hợp cho các thành phần khác của hệ sinh thái. Với một số mức độ nào đó, thậm chí các phương pháp thuần tuý thủy văn cũng có thể được coi là phương pháp tổng thể. Khái niệm cho rằng tất cả các thành phân của hệ sinh thái sẽ được hỗ trợ khi chế độ dòng chảy là hoàn toàn tự nhiên là một khái niệm tổng thể ẩn chứ không tường minh. Hiện nay, ngày càng nhiều các phương pháp sử dụng cách tiếp cận tổng thể, bao gồm đánh giá toàn bộ hệ sinh thái như các vùng đất ngập nước liên quan, nước ngầm và vùng cửa sông. Những phương pháp này cũng tính đến tất cả các loài nhạy cảm với chế độ dòng chảy, như động vật không xương sống, thực vật và động vật và xem xét tất cả các khía cạnh của chế độ thủy văn, như lũ, hạn hán và chất lượng nước. Một nguyên tắc cơ bản là phải duy trì những biến đổi tự nhiên của dòng chảy. Các phương pháp phân tích chức năng trình bày ở trên là những ví dụ điển hình về một cách tiếp cận tổng thể hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mô hình hóa sinh cảnh cũng có thể bao gồm đánh giá một loạt các loài sinh vật, động lực dòng chảy và sự tham gia của các bên liên quan.47 Tóm lại, một cách tiệp cận tổng thể hơn ngày càng được sử dụng nhiều trong tât cả các phương pháp dòng chảy môi trường. “NGÀY CÀNG NHIềU CÁC PHƯƠNG PHÁP Sử DụNG CÁCH TIếP CậN TổNG THể.” 37
  36. Nhìn chung, các cách tiếp cận tổng thể giúp đạt được hiệu quả cao nhất từ các nhóm chuyên gia và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, và vì vậy, quy trình cũng mang tính tổng thể cả về phương diện các bên quan tâm cũng như các vấn đề khoa học. Khi các phương pháp mang tính tổng thể thì chúng sẽ có ưu điểm rõ ràng là bao quát được toàn bộ hệ thống thủy văn - sinh thái - bên liên quan. Nhược điểm là việc thu thập các số liệu phù hợp cho phương pháp này khá tốn kém. Đánh giá dòng chảy môi trường là một vấn đề chuyên môn và vì vậy cần có sự tham gia của nhiều chuyên gia. Rất ít khi số liệu có sẵn một cách đầy đủ để một người không phải là chuyên gia có thể hoàn toàn áp dụng phương pháp tổng hợp và khách quan trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Trước đây và trong quá trình xây dựng các bảng tra cứu, thường chỉ sử dụng ý kiến đóng góp của các chuyên gia riêng biệt, đặc biệt là khi thiếu số liệu. Ví dụ, một chuyên gia có thể phân loại một con sông nào đó vào một nhóm cụ thể trong bảng tra cứu để thiết lập dòng chảy môi trường. Cách sử dụng ý kiến chuyên gia như vậy vẫn thường bị chỉ trích ở một số nước như Vương quốc Anh, vì bị coi là mang tính chủ quan, không thống nhất, thiếu minh bạch và không chính xác. Một cách lựa chọn khác là thành lập một nhóm chuyên gia đa ngành, những người có thể đưa ra một quan điểm thống nhất. Cách tiếp cận này được cho là có sức thuyết phục hơn và dễ được các bên liên quan chấp thuận. Cách tiếp cận theo nhóm cũng phù hợp hơn với sự nhận biết rằng đánh giá dòng chảy môi trường là một vấn đề đa ngành nên yêu cầu phải có sự tham gia đóng góp của nhiều chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau. Phương pháp phân tích chức năng của Ôxtrâylia48 và Phương pháp luận khối dựng của Nam Phi đều tìm cách sử dụng hiệu quả nhất các nhóm chuyên gia. Mỗi nhóm thường bao gồm chuyên gia thủy văn, địa chất thủy văn, côn trùng và thực vật thủy sinh, địa mạo và sinh học cá. Nhóm chuyên gia đưa ra đánh giá về các hậu quả sinh thái do những biến đổi về lưu lượng và thời điểm dòng chảy trong sông gây ra. Tại những nơi con sông bị khống chế bởi các công trình chặn dòng ở thượng lưu, các chuyên gia có thể xem xét dòng sông một cách trực tiếp ở các mức lưu lượng khác nhau tương ứng với các chế độ xả nước. Trong các trường hợp khác, các khảo sát thực địa sẽ được tiến hành cùng với các phân tích số liệu thủy văn. Rất nhiều nghiên cứu về mô hình hóa sinh cảnh đã sử dụng ý kiến chuyên gia, ví dụ để mô tả các chỉ số biểu thị mức độ thích hợp của sinh cảnh cho cá trong trường hợp không có số liệu thực địa cụ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng kết quả của các cuộc thảo luận bàn tròn thường không hiệu quả và các phương pháp khác49 cũng đã được xây dựng. Ưu điểm của “phương pháp tiếp cận theo nhóm chuyên gia” là tính linh hoạt và xây dựng sự đồng thuận giữa các chuyên gia, là những người đưa ra giải pháp tốt nhất dựa trên số liệu và kết quả mô hình. Nhược điểm của phương pháp là nó thường bị lặp lại một cách không cần thiết và các nhóm chuyên gia khác nhau có thể đi đến những kết luận khác nhau. Thêm vào đó, các chuyên gia sinh học không những cần hiểu biết tốt về lĩnh vực của mình và hoạt động chức năng của con sông đang được nghiên cứu mà còn cần phải nắm được các kiến thức cơ bản về thủy văn. Hơn nữa, tất cả các chuyên gia đều phải được tập huấn về quy trình thực hiện phương pháp. Trong những năm gần đây, đã xuất hiện xu hướng tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong phân tích đánh giá. Các bên liên quan có thể là các chuyên gia về hoạt động chức năng của sông ngòi như các tổ chức bảo tồn hoặc các công ty khai thác nước, cũng như những người không phải chuyên gia đại diện cho các ngành sản xuất hoặc cộng đồng. Nếu các bên liên quan được mời để tham gia xác định dòng chảy môi trường, thì việc lựa chọn các phương pháp được họ chấp thuận là vô cùng quan trọng. Mặc dù một số bên liên quan có những hạn chế về kiến thức chuyên môn để có thể thực sự hiểu các phương pháp dòng chảy môi trường, nhưng kiến thức của họ về sông có thể sẽ rất quý giá. Một số bên liên quan có thể đã được đào tạo trong các lĩnh vực thích hợp như cấp nước, quy trình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và sẽ có ảnh hưởng lớn khi tiến hành thảo luận. 38
  37. 2.5 Các khung đánh giá dòng chảy Các phương pháp và các cách tiếp cận như miêu tả ở trên thường được kết hợp trong một khung đánh giá bao quát hơn giúp xác định vấn đề, sử dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất và trình bày kết quả thu được cho các nhà ra quyết định. Phần dưới đây sẽ trình bày về 3 khung đánh giá hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất. 2.5.1 Phương pháp gia tăng dòng chảy trong sông (In-stream Flow Incre- mental Methodology, IFIM) Phương pháp gia tăng dòng chảy trong sông (IFIM) là một khung giúp xem xét các tác động của sự thay đổi chế độ dòng chảy tới hệ sinh thái sông. Cục Cá và Động vật hoang dã của Mỹ đã xây dựng khung IFIM và khung này đã trở thành yêu cầu pháp lý ở một số bang của Mỹ, đặc biệt là để đánh giá tác động của các đập và hoạt động khai thác nước. Khung này có 5 giai đoạn để thiết lập đầu vào cho các cuộc thương lượng dòng chảy môi trường (xem Hộp). 5 giai đoạn của Phương pháp gia tăng dòng chảy trong sông (IFIM) bao gồm: Giai đoạn 1: Xác định vấn đề Xác định vấn đề và gắn các nội dung và mục tiêu chính với việc xác định các quyền hợp pháp. Giai đoạn 2: Lập kế hoạch dự án và đặc tính hóa lưu vực Lập kế hoạch cho hợp phần kỹ thuật của dự án, bao gồm các vấn đề như đặc tính hóa các quá trình chủ yếu diễn ra trên phạm vi lưu vực, các loài sinh vật hiện có và các đặc điểm về bản năng sống của chúng; xác định các yếu tố hạn chế có thể, thu thập các số liệu nền về thủy văn, điều kiện tự nhiên và sinh học. Giai đoạn 3: Xây dựng mô hình Các mô hình sông ngòi được xây dựng và kiểm định. Phương pháp IFIM phân biệt các sinh cảnh vi mô (thường được mô phỏng sử dụng cách tiếp cận như PHASIM), sinh cảnh vĩ mô (bao gồm các yếu tố thủy hóa/chất lượng nước), và các yếu tố hóa lý khác như nhiệt độ nước. Một cấu trúc để xác định các yếu tố duy trì dòng chảy như lòng dẫn và đồng bằng ngập lũ được đề xuất, nhưng vẫn còn thiếu hướng dẫn cho các phương pháp cụ thể. Những mô hình thủy văn cho các kịch bản, bao gồm điều kiện nền tự nhiên hoặc trong quá khứ, chi phối các mô hình sinh cảnh. Các mô hình được tích hợp lại và cùng sử dụng sinh cảnh như là yếu tố chung. Giai đoạn 4: Xây dựng và thử nghiệm các kịch bản Các kịch bản xả nước từ đập hoặc hạn chế khai thác nước được xây dựng và thử nghiệm bằng cách sử dụng các mô hình để xác định tác động của các mức độ thay đổi dòng chảy đối với từng loài sinh vật, quần xã hoặc toàn bộ hệ sinh thái. Giai đoạn 5: Cung cấp thông tin đầu vào cho các cuộc thương lượng Các kết quả tính toán kỹ thuật được sử dụng trong các cuộc thương lượng, đàm phán giữa các bên liên quan để giải quyết các vấn đề đã xác định trong giai đoạn 1. IFIM có nhiều ưu điểm là vì đây là một khung toàn diện để xem xét các vấn đề về chính sách cũng như kỹ thuật, được cấu trúc để giải quyết các vấn đề cụ thể. Bản chất hàm chứa tính định lượng, có sự lồng ghép sinh cảnh vi mô và vĩ mô cũng được coi là một ưu điểm. Hơn nữa, cách tiếp cận dựa trên kịch bản rất phù hợp cho các cuộc thương lượng giữa các đối tượng sử dụng nước nhưng có thể sẽ kém phù hợp cho việc thiết lập chế độ dòng chảy đáp ứng các mục tiêu sinh thái. 39
  38. Nhược điểm của IFIM một phần nảy sinh từ chính bản chất toàn diện của nó. Một nghiên cứu đầy đủ cần phải mất khá nhiều thời gian và bởi vì có hàng loạt vấn đề được xem xét nên đã tạo nhiều lối cho các nhà phê bình. Hơn nữa, điều quan trọng là phải hiểu được những hạn chế của các mô hình được sử dụng – chúng tính đến, bỏ qua hay đơn giản hóa những vấn đề gì và những vấn gì sẽ phát sinh khi liên kết các mô hình. Định lượng hóa sự bất định cũng là một yếu tố thường bị bỏ qua. Nhiều nghiên cứu “IFIM” bị phê bình, nhưng những phê bình này thường nảy sinh do khung phương pháp không được áp dụng một cách hoàn chỉnh. Thông thường, chỉ có Bước 3 - Mô hình hóa là được chú ý nhất trong khi các bước khác cũng rất quan trọng nhưng lại bị xem nhẹ. Một điều nghịch lý nữa là các nghiên cứu IFIM còn bị phê bình là được thể chế hóa quá mức và việc áp dụng phương pháp này kém linh hoạt. Cuối cùng, IFIM trên thực tế là một quy trình gia tăng mà không đưa ra được “câu trả lời” – điều này coi vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm. 2.5.2 Đáp ứng hạ lưu đối với biến đổi dòng chảy bắt buộc (Downstream Response to Imposed Flow Transformation, DRIFT) Khung phương pháp Đáp ứng hạ lưu đối với biến đổi dòng chảy bắt buộc (DRIFT)50 được phát triển ở Nam Phi và lần đầu tiên được áp dụng chính thức ở Lesotho. Tương tự như Phương pháp luận khối dựng, phương pháp này hình thành một hướng nghiên cứu tổng hợp hơn vì nó đề cập đến tất cả các khía cạnh của hệ sinh thái sông. Đây là khung đánh giá dựa trên kịch bản, nó cung cấp cho các nhà ra quyết định nhiều phương án lựa chọn chế độ dòng chảy trong tương lai của con sông được quan tâm, cũng như các hệ quả đối với điều kiện sông. DRIFT có 4 hợp phần giúp xác định các kịch bản và các ảnh hưởng của chúng tới sinh thái, xã hội và kinh tế (xem Hộp). Có lẽ đặc điểm quan trọng và sáng tạo nhất của phương pháp này là hợp phần về kinh tế - xã hội mô tả các tác động dự báo của từng kịch bản tới các đối tượng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của sông. Khung phương pháp Đáp ứng hạ lưu đối với biến đổi dòng chảy bắt buộc (DRIFT) sử dụng 4 hợp phần: Hợp phần 1: Vật lý - sinh học. Trong khuôn khổ của dự án, tiến hành các nghiên cứu khoa học đối với tất cả các khía cạnh của hệ sinh thái sông: thủy văn, thủy lực, địa mạo, chất lượng nước, cây cối và thực vật dưới nước và trên cạn dọc hai bờ sông, thực vật trôi nổi, các động vật thủy sinh không xương sống, cá, các loài động vật có vú lưỡng cư, bò sát, thực vật vi mô. Tất cả các nghiên cứu đều được gắn kết với dòng chảy với mục tiêu là để có thể dự báo sự thay đổi của bất kỳ bộ phận nào của hệ sinh thái khi có những thay đổi nhất định về dòng chảy. Hợp phần 2: Kinh tế - xã hội. Tiến hành các nghiên cứu xã hội đối với tất cả các nguồn tài nguyên của sông hiện đang được các đối tượng sử dụng như tài sản chung phục vụ sinh kế và nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe của con người và vật nuôi có liên quan tới tài nguyên sông. Những tài nguyên này đều được lượng giá. Tất cả các nghiên cứu đều được gắn kết với dòng chảy với mục đích là để có thể dự báo được những tác động tới con người khi sông có những thay đổi nhất định (hợp phần cuối cùng). Hợp phần 3: Xây dựng kịch bản. Khi muốn xem xét bất kỳ chế độ dòng chảy nào trong tương lai có thể sử dụng cơ sở dữ liệu đã được xây dựng trong Hợp phần 1 và 2 để mô tả sự biến đổi đã được dự báo về điều kiện của hệ sinh thái sông. Tác động dự báo tới các đối tượng sử dụng tài nguyên chung trong mỗi kịch bản cũng sẽ được mô tả. Hợp phần 4: Kinh tế học. Tính toán các khoản chi phí đền bù cho các đối tượng sử dụng nguồn tài nguyên chung đối với mỗi kịch bản. 40