Luật học - Chương 11: Kiểu và hình thức của pháp luật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luật học - Chương 11: Kiểu và hình thức của pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luat_hoc_chuong_11_kieu_va_hinh_thuc_cua_phap_luat.pdf
Nội dung text: Luật học - Chương 11: Kiểu và hình thức của pháp luật
- CHƯƠNG 11 KIỂU VÀ HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT 1. KIỂU PHÁP LUẬT Kiểu pháp luật là hình thái pháp luật được xác định bởi tập hợp các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp, điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Chủ nghĩa Mác - Lê Nin xem xét lịch sử xã hội như là một quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội khác. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu lịch sử của xã hội được thiết lập trên cơ sở của một phương thức sản xuất. Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng. Bản chất, nội dung của pháp luật suy cho cùng là do cơ sở kinh tế quyết định, vì vậy, để phân loại các kiểu pháp luật đã tồn tại trong lịch sử cần dựa vào hai tiêu chuẩn: Thứ nhất, pháp luật ấy ra đời và tồn tại trên cơ sở kinh tế nào? Do quan hệ sản xuất nào quyết định? Thứ hai, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp nào? Bảo vệ và củng cố quyền lợi của giai cấp nào? Là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của một xã hội nhất định, vì thế tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp có các kiểu pháp luật : - Pháp luật Chủ nô. - Pháp luật phong kiến. - Pháp luật tư sản. - Pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong số các kiểu pháp luật đã và đang tồn tại trong lịch sử xã hội loài người, ba kiểu pháp luật: chủ nô, phong kiến và tư sản tuy có những đặc trưng riêng biệt, song chúng đều có đặc điểm chung là: đều thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp bóc lột trong xã hội; củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; bảo đảm về mặt pháp lý sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa đang trên con đường hình thành và phát triển, từng bước xây dựng một chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu; thể hiện ý chí của đa số nhân dân lao động ttrong xã hội; hạn chế dần và đi đến xoá bỏ bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đảm bảo cho mọi công dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tất cả vì giá trị của con người. Sự thay thế các kiểu pháp luật là một tất yếu khách quan phù hợp với quy luật. Cơ sở của sự thay thế đó là sự vận động và phát triển khách quan của các quy luật kinh tế - xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có tính quyết định. Sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội được thực hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội đã làm thay thế kiểu nhà nước và pháp luật tương ứng. Sự thay thế một kiểu pháp luật này bằng một kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. Tuy nhiên các điều kiện, bối cảnh lịch sử khác nhau ở mỗi nước 79
- cũng chi phối tới sự thay thế kiểu pháp luật. Vì vậy sự thay thế kiểu pháp luật ở mỗi quốc gia diễn ra cũng rất khác nhau. Sự thay thế này cũng không nhất thiết phải diễn ra theo trình tự: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn ở Việt Nam không có kiểu pháp luật chủ nô, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không có kiểu pháp luật phong kiến Theo quy luật thì kiểu pháp luật sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu pháp luật trước, bởi lẽ điều này phù hợp với quy luật thay thế các hình thái kinh tế - xã hội, và vì thế kiểu pháp luật sau được xây dựng trên nền tảng của quan hệ sản xuất tiến bộ hơn. 2. HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT 2.1.Khái niệm hình thức của pháp luật Pháp luật cũng giống như mọi hiện tượng xã hội, có các hình thức thể hiện và hình thức tồn tại riêng. Trong khoa học pháp lý quan niệm: Hình thức của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ ranh giới (giới hạn) tồn tại của pháp luật trong hệ thống các quy phạm xã hội, là hình thức biểu hiện của pháp luật, đồng thời cũng là phương thức tồn tại, dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Hình thức pháp luật gồm: hình thức bên ngoài (nguồn của pháp luật ) và hình thức bên trong của pháp luật (cấu trúc của pháp luật). 2.1.1.Hình thức bên ngoài của pháp luật Khi nói đến hình thức bên ngoài của pháp luật là nói đến sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật. Dựa vào phương thức thể hiện ý chí của nhà nước thành pháp luật, ta có: Tập quán pháp, văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp và những nguyên tắc của pháp luật tôn giáo. Có nước còn quan niệm cả tư tưởng, học thuyết khoa học pháp lý cũng có giá trị được áp dụng như pháp luật. - Tập quán pháp là những tập quán hình thành và lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và được nhà nước thừa nhận, nâng chúng lên thành những quytắc xử sự chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Hình thức này được sử dụng rộng rãi trong pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến; nhà nước tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa ngày nay tuy có sử dụng nhưng ở phạm vi hẹp. Việt Nam chúng ta trước đây không thừa nhận hình thức này, nhưng hiện nay Nhà nước cho phép áp dụng tập quán nếu tập quán đó không trái với pháp luật và đạo đức tiến bộ xã hội (ví dụ như quy định tại Điều 14 - Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 6 - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). - Tiền lệ pháp là các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử được nhà nước thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự. Hình thức này được sử dụng rộng rãi trong pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến và hệ thống pháp luật Ăng lô- xắc xông của các nước tư sản. - Văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống. Ở mỗi quốc gia, căn cứ theo truyền thống và điều kiện cụ thể có những quy định cụ thể về tên gọi và hiệu lực pháp lý của từng văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng nhìn chung, trên thế giới ngày nay các văn bản quy phạm pháp luật chia làm 2 loại: văn bản luật và văn bản dưới luật. 80
- - Luật tôn giáo là những quy tắc của tôn giáo được nhà nước thừa nhận và nâng lên thành pháp luật. Hình thức này được sử dụng rộng rãi trong nhà nước phong kiến. Ngày nay ở một số nước theo Đạo hồi kinh Cô ran được coi như một loại nguồn chủ yếu của pháp luật (một số nước ở Trung đông như Ả rập saudi ). 2.1.2.Hình thức bên trong của pháp luật Hình thức bên trong của pháp luật là hình thức cấu trúc của pháp luật. Pháp luật có các bộ phận cơ cấu, bao gồm: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận. Quy phạm pháp luật là tế bào của hệ thống pháp luật. Chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại, đồng tính chất trong cùng một ngành luật. Chẳng hạn, Luật hôn nhân và Gia đình có các chế định: kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, trách nhiệm giữa cha mẹ đối với con cái, con cái đối với cha mẹ Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội bằng những phương pháp điều chỉnh đặc thù riêng. Các ngành luật phân biệt với nhau bằng 2 tiêu chí: đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, trong đó đối tượng điều chỉnh là tiêu chí chủ đạo. Việc phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành tuỳ thuộc những trường phái khoa học pháp lý khác nhau. Ở các nước xã hội chủ nghĩa và nước ta, hệ thống pháp luật được chia thành các ngành luật, chế định pháp luật; ở các nước tư sản thộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa pháp luật lại được chia thành luật công và luật tư. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân tích khái niệm kiểu pháp luật. 2. Trình bày các hình thức pháp luật. 3. Phân tích những ưu và mặt hạn chế của từng hình thức pháp luật. 81
- CHƯƠNG 12 PHÁP LUẬT CHỦ NÔ VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN 1. PHÁP LUẬT CHỦ NÔ 1.1. Bản chất của pháp luật chủ nô Pháp luật chủ nô là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử, ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước chủ nô. Quá trình hình thành và phát triển cuả pháp luật chủ nô diễn ra chậm chạp trong một thời gian dài. Nó đươc hình thành đầu tiên trên cơ sở sự chuyển hoá của các tập quán, và sau đó là sự hình thành các văn bản quy phạm pháp luật của các nhà nước chủ nô. Cũng như nhà nước chủ nô, pháp luật ra đời, phát triển trên cơ sở các quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ( CHNL ) trong đó chủ nô là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và cả nô lệ. Xã hội chủ nô có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Trong đó chủ nô là giai cấp thống trị, nô lệ là giai cấp bị trị. Hai giai cấp này thường xuyên đấu tranh gay gắt với nhau. Với cơ sở kinh tế và xã hội đó, pháp luật chủ nô về mặt bản chất trước tiên nó thể hiện tính giai cấp sâu sắc. Pháp luật chủ nô là ý chí của giai cấp chủ nô được “đề lên thành luật”. Pháp luật chủ nô là công cụ để thiết lập, bảo vệ trật tự xã hội có lợi, phù hợp với lợi ích của giai cấp chủ nô. Củng cố và bảo vệ cơ sở kinh tế xã hội của XHCHNL, và địa vị thống trị của giai cấp chủ nô. Tuy nhiên, ở một góc độ khác pháp luật chủ nô cũng là công cụ để duy trì trật tự xã hội quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội CHNL tồn tại và phát triển. Ở góc độ này pháp luật chủ nô mang tính xã hội, tuy nhiên tính xã hội của pháp luật chủ nô còn giới hạn trong phạm vi hẹp. 1.2. Đặc điểm cơ bản của pháp luật chủ nô - Pháp luật chiếm hữu nô lệ củng cố cơ sở kinh tế của XHCHNL là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối với nô lệ, hợp pháp hoá chế độ bóc lột tàn nhẫn của chủ nô đối với nô lệ. Pháp luật chủ nô luôn ghi nhận và củng cố quyền tư hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ. Quyền này bao giờ cũng gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản cũng như đối với nô lệ. Ví dụ: Luật La mã quy định chủ nô có toàn quyền đối với tài sản. Chủ nô có toàn quyền đối với nô lệ kể cả việc mua, bán, đánh đập hoặc huỷ diệt. Quyền tư hữu được pháp luật chủ nô bảo vệ chặt chẽ bằng pháp luật. Pháp luật của một số nhà nước chủ nô cho phép chủ nô có quyền giam cầm, tra tấn, hoặc bán con nợ đi để làm nô lệ bù đắp cho tài sản Luật Đracông quy định hình phạt tử hình đối với hành vi ăn cắp rau quả Luật La mã: Ăn trộm, từ người tự do hạ xuống làm nô lệ nếu nô lệ ăn trộm thì bị giết. - Pháp luật chủ nô ghi nhận củng cố tình trạng không bình đẳng trong xã hội. Trong xã hội chủ nô chỉ có chủ nô mới được coi là công dân, và pháp luật chủ nô chia giai cấp chủ nô ra làm nhiều loại, nhiều thứ bậc khác nhau, địa vị xã hội của một người phụ thuộc vào số lượng tài sản mà họ có.Ví dụ luật La Mã quy định: “Hoàng đế không phải phục tùng pháp luật nào cả ý chí của Hoàng đế là pháp luật đối với nhân dân”. Luật 82
- Ma nu quy định cùng phạm một tội nhưng nếu là chủ nô thì mức phạt là cách chức còn đối với người khác thì có thể bị giết chết. Những tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội tuy không rơi vào tình trạng vô quyền như nô lệ , nhưng họ có rất ít quyền đặc biệt quyền tham gia các công việc của Nhà nước và xã hội - Pháp luật chủ nô ghi nhận sự thống trị tuyệt đối của gia trưởng đối với các con trong gia đình. Trong gia đình chủ nô, người gia trưởng có nhiều quyền lực so với các thành viên khác, điều này thể hiện rõ nét trong quan hệ giữa người gia trưởng đối với vợ và con trên cả hai phương diện quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Trong quan hệ đối với con, con cái thuộc toàn quyền của người gia trưởng, con của người chủ nô tuy không phải là nô lệ nhưng bị coi là thuộc sở hữu của chủ nô. Con của chủ nô có quyền công dân, có địa vị pháp lý nhất định nhưng chủ nô có toàn quyền quyết định đến số phận, tính mạng của họ. Luật La mã quy định chỉ người cha mới là chủ thể độc lập, các con chỉ là những người thuộc quyền người khác. Trong xã hội nếu đã lớn tuổi con trai trưởng ngang hàng bố và giữ những địa vị trong xã hội (trừ địa vị nghị viện), nhưng trong gia đình anh ta hoàn toàn phụ thuộc quyền lực của người bố, kể cả khi đã lấy vợ và có con. Trong quan hệ đối với vợ, vợ chỉ có địa vị ngang hàng với con cái. Vợ có nghĩa vụ phải trung thành với chồng. Người chồng có quyền được ngoại tình nhưng nếu người vợ ngoại tình bị bắt quả tang sẽ bị giết tại chỗ cùng với người tình hoặc bị giam vào nhà kín suốt đời. - Pháp luật chủ nô quy định những hình phạt dã man, tàn bạo Các biện pháp phổ biến được sử dụng là tử hình, huỷ hoại các bộ phận của thân thể. Việc thực hiện các hình phạt tử hình cũng được thi hành bằng những biện pháp dã man như: ném phạm nhân vào vạc dầu, ném vào lửa, chôn sống Pháp luật chủ nô còn quy định biện pháp trách nhiệm tập thể và cho phép dùng nhục hình. - Pháp luật chủ nô có quan hệ mật thiết tới tôn giáo, đạo đức, luân lý và những quy tắc ứng xử trong gia đình cũng như trong xã hôi. 1.3.Hình thức của pháp luật chủ nô Pháp luật chủ nô là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử . Thời kỳ đầu pháp luật chủ nô chủ yếu tồn tại dưới dạng pháp luật không thành văn và chưa hình thành một hệ thống chuẩn mực bền vững. Do vậy, hình thức biểu hiện của pháp luật rất đa dạng. Hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô là tập quán pháp. Nhà nước chủ nô thừa nhận những tập quán xã hội cộng sản nguyên thuỷ thành pháp luật và bảo đảm cho chúng được thực hiện bằng pháp luật. - Ngoài tập quán pháp, các quyết định của cơ quan nhà nước chủ nô và cá nhân chủ nô khi giải quyết một trường hợp cụ thể cũng được thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết các trường hợp tương tự. - Giai đoạn sau cùng với sự phát triển của chữ viết các nhà nước chủ nô ban hành các VBQPPL. Thời kỳ đầu các văn bản này chỉ là sự sao chép các tập quán pháp lại thành một hệ thống, về sau một số nhà nước chủ nô đã ban hành được những bộ luật tổng hợp công phu và khá hoàn chỉnh như bộ luật Manu của Ấn Độ, bộ luật Đracông của 83
- Hy Lạp, bộ luật Hammurabi (thế kỷ XVII trước công nguyên) của nhà nước Babilon, bộ luật La Mã của nhà nước La Mã (thế kỷ V- TCN), trong số các bộ luật của các nhà nước chủ nô đây được coi là bộ luật hoàn thiện nhất. 2. PHÁP LUẬT PHONG KIẾN 2.1. Bản chất của pháp luật phong kiến Pháp luật phong kiến là kiểu pháp luật thứ hai trong lịch sử, ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước phong kiến. Kiểu pháp luật Phong kiến thay thế cho kiểu pháp luật chủ nô, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ hơn pháp luật chủ nô. Xét về bản chất của pháp luật phong kiến nó do chính các điều kiện kinh tế xã hội phong kiến quy định hay nói cách khác nó do quan hệ sản xuất phong kiến quy định. Vì vậy, về mặt bản chất giai cấp, pháp luật phong kiến thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong kiến, là phương tiện để bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, trước hết là quan hệ sản xuất phong kiến. Nó ghi nhận sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau trong xã hội, sự lệ thuộc của nông dân vào giai cấp địa chủ, bảo vệ sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân. Về phương diện xã hội pháp luật phong kiến có vai trò xã hội nhất định. Nó là phương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những công việc chung của xã hội, ghi nhận và phát triển các quan hệ xã hội của hình thái kinh tế xã hội phong kiến cao hơn, tiến bộ hơn so với hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ. Đồng thời pháp luật phong kiến là phương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những công việc chung, những chức năng xã hội. Trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể pháp luật phong kiến không chỉ thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến mà còn phản ánh ý chí chung của toàn xã hội. Ví dụ: Trong bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê ngoài các quy định thể hiện ý chí, bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến, ta còn gặp rất nhiều quy định mà mục đích là để thiết lập trật tự xã hội như: Thể lệ chia ruộng đất công, quy định các vấn đề bảo vệ ruộng đất, quy định về vấn đề thừa kế 2.2. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến - Pháp luật phong kiến là pháp luật đẳng cấp và đặc quyền Pháp luật phong kiến chia giai cấp trong xã hội thành nhiều đẳng cấp khác nhau. Mỗi đẳng cấp có địa vị xã hội và địa vị pháp lý khác nhau. Pháp luật phong kiến công khai tuyên bố cho mỗi đẳng cấp có những đặc quyền riêng. Quyền lợi cao nhất trong xã hội Phong kiến thuộc về vua, vua có toàn quyền, sau vua là các địa chủ lớn, tăng lữ có rất nhiều quyền (quyền xét xử đối với nông dân, đặt ra luật lệ, quyền thu thuế, quyền bắt nông dân phải lao dịch cho mình ), “Như vậy, một mình tên địa chủ vừa là nhà làm luật, vừa là quan toà, là vị chúa tể có toàn quyền ở trang ấp của mình”1. Tính chất đặc quyền của pháp luật còn thể hiện ở việc quy định các biện pháp trách nhiệm khác nhau căn cứ vào đẳng cấp, thứ bậc của người phạm tội và người bị hại trong xã hội. Người thuộc đẳng cấp dưới có hành vi xâm hại đến người thuộc đẳng cấp 1 Mác-Ăng ghen toàn tập, tập 12. NXB Chính trị, HN 1995, Tr 361. 84
- trên, đặc biệt là vua chúa thì bị trừng trị rất nặng. Ngược lại, người thuộc đẳng cấp trên xâm hại người thuộc đẳng cấp dưới bao giờ cũng được hưởng hình phạt nhẹ hơn, ví dụ: trong pháp luật phong kiến Việt Nam quy định Bát nghị là 8 hạng người khi có hành vi phạm tội sẽ được xem xét để được miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt. Tính chất đẳng cấp và đặc quyền của pháp luật phong kiến thể hiện trong câu ngạn ngữ của người Trung Quốc là: “lễ nghi không tới thứ dân, hình phạt không tới trượng phu”. - Pháp luật phong kiến mang tính dã man, tàn bạo. Mục đích hình phạt của pháp luật phong kiến chủ yếu nhằm gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp danh dự, nhân phẩm của con người. Chính vì vậy, các hình phạt được quy định trong pháp luật như: chém đầu, treo cổ, dìm nước, voi giày, tứ mã phanh thây, ném vạc dầu, thích chữ vào mặt được áp dụng rộng khắp ở các nhà nước phong kiến. Ở Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức được coi là Bộ Luật có tính nhân đạo và tiến bộ, song trong Bộ luật hệ thống hình phạt bao gồm: suy, trượng, đồ, lưu, tử đều nhằm tới mục đích hành hạ thể xác con người. Bên cạnh đó pháp luật phong kiến còn cho phép áp dụng trách nhiệm hình sự liên đới dựa trên hai nguyên tắc: Thứ nhất, đối với những người có cùng huyết thống, dòng tộc và quan hệ hôn nhân. Thứ 2, đối với những người có quan hệ hàng xóm, đồng cư với người phạm tội. Ví dụ như vụ án Lệ Chi viên đã áp dụng hình phạt chu di tam tộc với 2 dòng họ của Nguyễn Trãi và Thị Lộ ở Triều Lê. - Pháp luật phong kiến là pháp luật của kẻ mạnh. Pháp luật phong kiến hợp pháp hoá tính chất chuyên quyền và tuỳ tiện sử dụng bạo lực. Ở giai đoạn đầu pháp luật phong kiến cho phép các lãnh chúa phong kiến có pháp luật của riêng lãnh địa mình. Pháp luật cho pháp sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp. Ví dụ những quy định về đấu gươm, đấu súng ở Châu Âu. Mặt khác, Toà án phong kiến được quyền xét xử bất kỳ vụ việc nào từ những lĩnh vực thuộc về nhà nước cho đến những việc thuộc về đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật - Pháp luật phong kiến liên quan mật thiết tới tôn giáo và đạo đức phong kiến. Trong xã hội phong kiến có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo, vì thế trong nhiều trường hợp tổ chức tôn giáo can thiệp vào công việc của nhà nước và ngược lại nhà nước cũng can thiệp vào các công việc tôn giáo. Điều này dẫn đến thực trạng nhà nước phong kiến ghi nhận, thể chế hoá nhiều quy định của lễ, giáo, đạo đức phong kiến thành pháp luật của nhà nước. Ví dụ, ở các nước phương Tây, Toà án giáo hội can thiệp, xét xử cả những công việc không thuộc phạm vi tôn giáo. Ở phương Đông như Việt Nam trong các quy định của pháp luật có nhiều quy định về nghi lễ tôn giáo, đạo đức, tập quán như quy định tại các Điều 511, Điều 504, Điều 543, Điều 642 của Quốc Triều Hình Luật. 2.3. Hình thức của pháp luật phong kiến Được xây dựng trên nền tảng của chế độ kinh tế- xã hội phong kiến mang tính chất manh mún, phân tán vì thế pháp luật phong kiến cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp. Có những nước số lượng tập quán lên tới 300 loại. Ở mỗi vùng lãnh thổ song song bên cạnh luật của nhà vua còn có luật, lệ riêng của lãnh chúa phong kiến. 85
- Tuy vậy, ở những nước phong kiến trung ương tập quyền, chính quyền trung ương phát triển mạnh, hình thức văn bản quy phạm pháp luật cũng phát triển với sự ra đời của nhiều bộ luật công phu. Ví dụ: Nhà nước phong kiến Việt Nam có bộ Quốc Triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) biên soạn năm 1483, Bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) biên soạn năm 1815. Tuy nhiên, các bộ luật ở thời kỳ này chưa mang tính chất pháp điển hoá cao, bộ luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau như: hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân-gia đình, tố tụng, tài chính CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân tích nội dung của pháp luật chiếm hữu nô lệ. 2. Hãy phân tích nội dung của pháp luật phong kiến. 86
- CHƯƠNG 13 PHÁP LUẬT TƯ SẢN Cùng với sự ra đời của nhà nước tư sản, pháp luật tư sản cũng hình thành và phát triển. So với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có nhiều tiến bộ. Pháp luật tư sản có sự phát triển khá hoàn thiện về phạm vi điều chỉnh và hình thức thể hiện. 1. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN Pháp luật tư sản tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chịu sự chi phối có tính chất quyết định của quan hệ đó. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là quan hệ hàng hoá tồn tại dựa trên chế độ tư hữu và bóc lột lao động làm thuê. Chính điều này đã làm giai cấp tư sản đặc biệt quan tâm đến việc duy trì và củng cố chế độ tư hữu, cạnh tranh tự do và pháp luật trở thành công cụ để thực hiện vai trò đó. Pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá duy trì và củng cố chế độ tư hữu là cơ sở tồn tại của Nhà nước tư sản, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã chỉ rõ bản chất của pháp luật tư sản: “pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung do những điều kện sinh hoạt vất chất của giai cấp các ông quyết định”1. Như vậy, pháp luật tư sản một mặt là công cụ để Nhà nước tư sản củng cố và bảo vệ nền trật tự xã hội phù hợp, có lợi cho giai cấp tư sản, là công cụ chuyên chính tư sản nhằm củng cố, bảo vệ các lợ ích kinh tế, chính trị, tư tưởng của giai cấp tư sản. Mặt khác bản chất, nội dung của pháp luật tư sản do chính những điều kiện tồn tại của giai cấp tư sản- chế độ tư hữu tư bản quyết định. Cũng giống như bản chất của bất kỳ kiểu pháp luật bóc lột nào, pháp luật tư sản trước tiên là công cụ để bảo vệ sở hữu tư nhân- cơ sở kinh tế của xã hội bóc lột và bảo vệ chế độ người bóc lột người. Thứ hai, pháp luật tư sản ghi nhận và bảo vệ sự thống trị về chính trị của giai cấp tư sản. Thứ ba, pháp luật tư sản ghi nhận và bảo vệ sự thống trị của tư sản về mặt tư tưởng. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ, toàn vẹn và khách quan bản chất của pháp luật tư sản phải cần thiết thông qua các chế định cụ thể được quy định trong pháp luật. 1.1.Quyền sở hữu Quyền sở hữu là một trong những chế định phát triển, hoàn thiện nhất của pháp luật tư sản. Chế định quyền sở hữu trong pháp luật tư sản được kế thừa từ những nguyên tắc của chế định quyền sở hữu trong Luật La mã cổ đại. Tuy nhiên giai cấp tư sản đã có công phát triển đến mức hoàn thiện nhất về hình thức chế định quyền sở hữu. Hiến pháp và pháp luật các nước tư sản tuyên bố quyền tư hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Pháp luật bảo vệ quyền tư hữu của tất cả mọi người, quyền tư hữu chung. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Nước Pháp năm 1789 đã tuyên bố: không ai có thể mất quyền sở hữu là một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm 1 C.Mác- Ph.Ăng ghen. Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội 1980, tập1, tr562,563. 87
- trừ trường hợp có sự cần thiết của xã hội mà luật đã quy định với điều kiện là bồi thường trước và công bằng. Bên cạnh đó, cũng giống như pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản quy định các hình phạt nặng nề đối với các hành vi xâm phạm tới quyền tư hữu; đồng thời hạn chế áp dụng các biện pháp tịch thu, trưng thu, trưng mua, trưng dụng. Nhận định về vấn đề này trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng ghen viết: “lao động làm thuê, lao động của người vô sản có tạo ra sở hữu cho người vô sản không? Tuyệt đối không. Nó tạo ra tư bản, tức là cái sở hữu bóc lột lao động làm thuê”1. Nhận xét này của Mác vẫn hoàn toàn giữ nguyên giá trị đối với xã hội tư sản hiện đại. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, chế định sở hữu có sự thay đổi, bên cạnh sở hữu tư nhân có thêm sở hữu nhà nước, vì vậy ngay lập tức có các quy định về nó xuất hiện. Mặc dù các học giả tư sản mô tả về sự hình thành sở hữu nhà nước và các quy định pháp lý về nó như là một hiện tượng “xã hội hoá” tư liệu sản xuất, như là một tiền đề cho sự chuyển hoá nhà nước tư sản sang nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thực chất việc xuất hiện hình thức sở hữu nhà nước không làm thay đổi bản chất của chế độ tư hữu tư sản cũng như không làm thay đổi bản chất của pháp luật tư sản về sở hữu: “Nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu và càng bóc lột công nhân bấy nhiêu. Công nhân vẫn là những người công nhân làm thuê, những người vô sản. Quan hệ Tư bản chủ nghĩa vẫn không bị thủ tiêu mà trái lại còn được đẩy tới chỗ tột cùng”1 . Kết luận mang tính nguyên lý trên của C.Mác- Ph.Ăng ghen trong tác phẩm chống Đuy Rinh vẫn còn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, và những năm đầu của thế kỷ XXI, các Nhà nước tư sản đặc biệt nhóm các nhà nước tư sản phát triển cũng rất chú trọng tới chức năng xã hội của mình. Sự tác động của nhà nước tư sản tới các vấn đề sở hữu không chỉ đơn thuần vì lợi ích của giai cấp tư sản mà còn tính đến lợi ích của xã hội nói chung. Vì vậy pháp luật tư sản ngày càng thể hiện rõ chức năng xã hội của mình. 1.2.Chế định hợp đồng Chế định hợp đồng là chế định mang tính tiến bộ nhất của pháp luật tư sản so với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, nó hình thành và phát triển dựa trên nguyên tắc tự do hợp đồng, thể hiện sự tự do ý chí, bình đẳng của các bên tham gia vào quan hệ. Nguyên tắc tự do hợp đồng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ khác nhau như quan hệ mua bán, quan hệ lao động Về hình thức, chế định hợp đồng quy định quyền bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, khi tham gia quan hệ các bên tự mình quyết định việc có ký kết hợp đồng hay không, không bên nào cưỡng ép bên nào. Vì vậy nhìn ở góc độ này quan hệ hợp đồng không mang dấu ấn quyền lực của người tạo ra nó, tức là quyền lực của giai cấp tư sản. Thực chất, chế định hợp đồng cũng 1 C.Mác- Ph.Ăng ghen tuyển tập, tập1, NXB Sự thật, Hà Nội 1980, tr 559) 1 C.Mác- Ph.Ăng ghen tuyển tập, tập5, NXB Sự thật, Hà Nội 1980, tr 394. 88
- phản ánh bản chất của giai cấp tư sản, bởi lẽ nó là hình thức pháp lý tốt nhất cho chế độ cạnh tranh tự do mua và bán, tự do vốn rất phù hợp với lợi ích của nhà tư sản. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, dưới sức ép của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân buộc nhà nước tư sản phải có những nhượng bộ đưa ra các quy định từng bước thừa nhận các quyền về lao động của công nhân, kết quả cho ra đời ngành luật mới- ngành luật lao động với chế định cơ bản là hợp đồng lao động. Tuy nhiên, tính chất bình đẳng trong quan hệ hợp đồng lao động không thể đạt được khi công nhân phải đứng trước sự lựa chọn giữa việc có việc làm với các điều kiện không bảo đảm và việc không có việc làm, vì vậy họ buộc phải ký kết các hợp đồng lao đồng bất lợi cho mình. Hiện nay, cùng với sự can thiệp của nhà nước tư sản vào đời sống kinh tế, sự lũng đoạn của các tập đoàn tư bản độc quyền, vị trí của chế định hợp đồng với nguyên tắc tự do bị hạn chế rất nhiều. Các nhà tư sản vừa và nhỏ buộc phải ký kết hợp đồng theo sự áp đặt của các tập đoàn tư bản lớn, của nhà nước hoặc sẽ bị phá sản. Do đó, không có sự bình đẳng về ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng trên thực tế theo nghĩa vốn có của hợp đồng mà chỉ có sự tự do dưới hình thức pháp lý. 1.3 Địa vị pháp lý của công dân Địa vị pháp lý của công dân là một trong những chế định quan trọng mà các học giả tư sản sử dụng để phủ nhận tính giai cấp của pháp luật tư sản. Xét ở một góc độ chung nhất chế định địa vị pháp lý của công dân là chế định phản ánh sự tiến bộ hơn hẳn của pháp luật tư sản so với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến. Lần đầu tiên các quyền tự do, dân chủ của công dân được ghi nhận rộng rãi trong pháp luật. Các nhà nước tư sản đều ghi nhận trong Hiến pháp các quyền tự do, bình đẳng, dân chủ của công dân. Đây là một thành tựu lớn mà giai cấp tư sản đã mang lại cho nhân loại. Tuy nhiên, dù tiến bộ và dân chủ rộng rãi nhiều lần so với chế độ phong kiến, các quyền tự do, dân chủ mà pháp luật tư sản quy định vẫn luôn mang bản chất giai cấp và thể hiện ý chí của giai cấp tư sản. Điều này được chứng minh thông qua việc ghi nhận các quyền tự do, dân chủ trong pháp luật qua các giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản. Trong thời kỳ đầu, giai cấp tư sản chủ trương đề cao các quyền bình đẳng, tự do, dân chủ bởi vì đây là những đòn bẩy thúc đẩy, lôi kéo sự ủng hộ của nhân dân lao động chống lại sự thống trị phong kiến. Giai cấp tư sản ở giai đoạn này đã cùng với nhân dân lao động đấu tranh giành cho được các quyền tự do, dân chủ. Chuyển sang giai đoạn sau khi nhà nước tư sản đã được củng cố, chính giai cấp tư sản lại vi phạm các quyền tự do dân chủ: quyền biểu tình, bãi công, tự do nghiệp đoàn vì lo ngại các quyền này sẽ đe dọa đến lợi ích của giai cấp tư sản. Ngày nay các quyền tự do, dân chủ lại được giai cấp tư sản đề cao dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân, giai cấp tư sản ở các nước dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền” để can thiệp vào các nước khác. Như vậy, các quyền tự do, dân chủ của cá nhân được pháp luật tư sản bảo đảm về mặt pháp lý. Song các bảo đảm thực tế cho việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ này bị hạn chế. 89
- Tuy nhiên, khi đánh giá về bản chất của pháp luật tư sản chúng ta phải nhìn nhận pháp luật tư sản trong sự phát triển cụ thể. Từ chỗ là công cụ chủ yếu phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, pháp luật tư sản dần dần trở thành một công cụ điều tiết có hiệu quả của toàn xã hội. Điều này phản ánh thực tế là chức năng xã hội của pháp luật đã có bước phát triển đáng kể. Thể hiện, trước tiên pháp luật tư sản đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ xã hội, thiết lập một “trật tự xã hội” để bảo đảm cho sự phát triển của xã hội. Mặt khác, chức năng xã hội của pháp luật tư sản còn biểu hiện ở chỗ phạm vi các quan hệ xã hội mà pháp luật tư sản điều chỉnh ngày càng được mở rộng. Hầu hết các lĩnh vực quan trọng của xã hội đều được pháp luật tư sản tác động đến một cách hiệu quả. Ngày nay pháp luật tư sản còn mang tính toàn cầu hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Trong thực tiễn nhiều chế định pháp luật quốc tế quan trọng đã được hình thành dưới sự tác động của pháp luật tư sản. 2. HÌNH THỨC VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TƯ SẢN 2.1.Hình thức pháp luật tư sản Hình thức của pháp luật tư sản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp và ở một số ít các nước hồi giáo là luật tôn giáo. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức phổ biến nhất của pháp luật tư sản, văn bản quy phạm pháp luật của pháp luật tư sản phát triển và hoàn thiện rất nhiều về nội dung và hình thức so với pháp luật phong kiến và pháp luật chủ nô. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của pháp luật tư sản, hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp tư sản xuất hiện sau khi nhà nước tư sản ra đời. Sự ra đời của hiến pháp tư sản đánh dấu một bước tiến quan trọng của nền văn minh nhân loại nói chung và lịch sử phát triển của pháp luật nói riêng. Với quan niệm hiến pháp chỉ là “văn bản phản ánh tổ chức chính trị của quốc gia” nên hiến pháp tư sản đầu tiên thường chỉ quy định những vấn đề liên quan tới quyền lực nhà nước, mà ít quan tâm đến chế độ kinh tế, văn hoá - xã hội, quyền công dân như hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Sau hiến pháp thì luật là loại văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng rộng rãi trong pháp luật tư sản. Luật là văn bản do nghị viện tư sản ban hành. Các nước tư sản rất chú trọng tới công tác hệ thống hoá đặc biệt là công tác pháp điển hoá vì vậy phần lớn các lĩnh vực quan hệ xã hội đều có các bộ luật điều chỉnh. Thực tiễn pháp luật trong các nước tư sản cho thấy các nước có các tổng tập luật lệ, bộ luật có độ chính xác và khoa học cao. Sắc lệnh, nghị định là những văn bản dưới luật được sử dụng phổ biến trong hệ thống pháp luật tư sản, đặcbiệt ở các nước theo chính thể cộng hoà tổng thống như Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Philípin, Mê xi cô Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật được áp dụng chủ yếu ở các nước thuộc hệ thống Ăng lô- Xắc xông, gồm các nước Anh, Mỹ và một số nước nằm trong hệ thống thuộc địa của Anh trước đây. Tiền lệ pháp là quyết định trước đây của toà án hoặc cơ quan hành chính được sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra sau này. 90
- Tiền lệ pháp có đặc điểm là không ổn định, không xác định về mặt hình thức, đòi hỏi phải đối chiếu các tình tiết của vụ việc đang xem xét với tình tiết của vụ việc tương tự đã được giải quyết, từ đó có thể áp dụng hình phạt hoặc cách giải quyết đã có, vì vậy dễ dẫn tới tình trạng lạm quyền, tuỳ tiện trong việc áp dụng. Mặt khác, cũng cần phải thấy tính tích cực của tiền lệ pháp, vì quan hệ xã hội- đối tượng điều chỉnh của pháp luật luôn thay đổi. Do đó, trong bất kỳ hệ thống pháp luật nào cũng đều có những “khoảng trống” nhất định, việc áp dụng tiền lệ pháp sẽ khắc phục được tình trạng này. Tập quán pháp được áp dụng chủ yếu ở một số nước có chính thể quân chủ lập hiến, tuy nhiên vị trí của nó không đáng kể. Sự tồn tại của tập quán pháp chứng tỏ sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến đối với pháp luật tư sản. Tập quán pháp là những quy tắc xử sự phổ biến trong xã hội được nhà nước thừa nhận dù không ghi ở bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tập quán pháp được nhà nước tư sản sử dụng trong một số lĩnh vực hạn chế và hiện đang mất dần ảnh hưởng. Luật tôn giáo hiện này chỉ được sử dụng ở một số nhà nước tư sản, vì đại đa số các nhà nước tư sản quan niệm vấn đề tôn giáo là quyền tự do cá nhân, do đó pháp luật không điều chỉnh. Hiện tại chỉ còn một số nước Hồi giáo và Ấn Độ trong cộng đồng người Hin Đu sử dụng các quy tắc tôn giáo để điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2.2.Hệ thống pháp luật tư sản Mỗi nhà nước tư sản có một hệ thống pháp luật riêng với những đặc thù riêngvề hình thức và nội dung. Tuy nhiên, giữa các nước vẫn có những nét tương đồng nhất định. Căn cứ vào những nét tương đồng này có thể xếp pháp luật các nước tư sản vào các hệ thống pháp luật khác nhau, mà phổ biến là hai hệ thống: Ăng lô-xắc xông và La mã- Giéc manh (Châu Âu lục địa). Hệ thống pháp luật Ăng lô- xắc xông bao gồm pháp luật các nước Anh, Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng của Anh, hệ thống pháp luật này có những đặc trưng sau: - Pháp luật không chia thành công pháp và tư pháp. - Phần lớn các quy phạm pháp luật và chế định pháp luật không hình thành bằng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà hình thành chủ yếu thông qua hình thức án lệ. Như vậy, thẩm phán vừa là người xét xử, vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp. - Các nước trong hệ thống pháp luật này đều lấy dân luật Anh làm hình mẫu. Hệ thống pháp luật La mã- Giéc manh bao gồm pháp luật các nước Châu âu lục địa (Pháp, Đức, ý ) và một số nước Châu Mỹ la tinh (Braxin, Vênêzuêla ). Hệ thống pháp luật La mã- Giéc manh có những đặc trưng sau: - Pháp luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của dân luật La mã cổ đại. - Hệ thống pháp luật này chia pháp luật ra thành công pháp và tư pháp. Công pháp bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, những quan hệ liên quan tới việc bảo vệ lợi ích của từng cá nhân. Tư pháp bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan tới việc bảo vệ lợi ích của từng cá nhân. 91
- Bên cạnh hai hệ thống pháp luật trên, còn có sự tồn tại của các hệ thống pháp luật khác, như pháp luật các nước Hồi giáo, hệ thống pháp luật Bắc âu, hệ thống pháp luật Ấn độ 3. PHÁP CHẾ TƯ SẢN Pháp chế tư sản là sự tuân thủ của công dân, của các tổ chức, cơ quan đối với pháp luật hiện hành. Pháp chế tư sản có hai yêu cầu: - Thứ nhất, hiến pháp phải có hiệu lực tối cao. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành phải phù hợp với hiến pháp, nếu nội dung của nó trái với hiến pháp sẽ bị vô hiệu. - Thứ hai, việc tuân thủ đầy đủ của công dân đối với pháp luật hiện hành. Xem xét pháp chế tư sản cho chúng ta thấy qua các giai đoạn phát triển khác nhau của nhà nước tư sản, pháp chế tư sản có những biểu hiện khác nhau. Trong giai đoạn đầu của nhà nước tư sản, nhà nước tư sản đang trong thời kỳ củng cố và hoàn thiện nên pháp luật tư sản là công cụ để giai cấp tư sản lôi cuốn nhân dân chống lại các tàn dư của chế độ phong kiến. Hơn nữa, trong giai đoạn này giai cấp tư sản đề cao khẩu hiệu bình đẳng, tự do nên việc chú trọng đến nguyên tắc pháp chế là tất yếu. Pháp chế là biểu hiện ở mức độ cao sự bình đẳng xét từ góc độ hiệu lực của pháp luật. Chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, pháp chế tư sản có nguy cơ bị hạn chế. Nguyên nhân sâu xa là do cơ sở xã hội của pháp luật bị thu hẹp, do sự đối lập giữa lợi ích của các tầng lớp khác trong xã hội càng trở nên gay gắt. Sự phá vỡ pháp chế tư sản diễn ra theo hai hướng. Hướng 1, nhà nước tư sản ban hành các đạo luật vi hiến. Ví dụ: Luật Lendran- Grifin ngày 14-9-1959, Luật Macaren ngày 23-9-1950, Luật giám sát hoạt động của Đảng cộng sản 1954 do Nhà nước Mỹ ban hành, Luật về quan hệ đối với các phần tử không hợp pháp trong bộ máy nhà nước (1972), Luật về kiểm duyệt bưu điện (1961) của Cộng hoà Liên bang Đức, Luật về quyền hạn khẩn cấp ở Anh ngày 2-4-1940 Các luật này thường nhằm chống lại các quyền tự do, dân chủ được coi là chế định cơ bản của Hiến pháp tư sản. Hướng 2, Nhà nước tư sản đàn áp các phong trào tiến bộ, thu hẹp cơ sở xã hội của công dân. Pháp chế tư sản bị hạn chế khá mạnh trong thập kỷ 50, 60 và 70 của thế kỷ 20. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự tăng cường giá trị xã hội của pháp luật, do những biến đổi xã hộivà sự lớn mạnh về uy tín của các đảng cánh tả trong đời sống chính trị các nước tư sản làm cho pháp luật tư sản thể hiện đậm nét lợi ích của nhân dân lao động, vì thế pháp chế tư sản cũng có những bước phát triển cao hơn. Tuy nhiên, việc giai cấp tư sản mong muốn pháp luật của mình được thực hiện chưa phải là điều kiện đảm bảo pháp chế tư sản. Ngay cả trong giai đoạn hiện nay và tương lai bản thân các điều kiện nội tại trong xã hội tư sản không bảo đảm cho pháp chế tư sản không bảo đảm cho pháp chế tư sản khó mang tính triệt để. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân tích bản chất của pháp luật tư sản. 2. Các hình thức của pháp luật tư sản? 3. Phân tích các đặc trưng của các hệ thống pháp luật tư sản. 92
- CHƯƠNG 14 BẢN CHẤT, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Sau khi giành thắng lợi cách mạng, giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã nhanh chóng xây dựng nhà nước của mình. Cùng với việc xây dựng nhà nước, giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhanh chóng xây dựng hệ thống pháp luật của giai cấp mình để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện mới, ổn định trật tự xã hội, xây dựng xã hội mới. Xét ở góc độ chung, cũng như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa vừa mang tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên, do những điều kiện, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, hệ tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, điều này làm cho bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa khác hẳn với bản chất của các kiểu pháp luật trước đó. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở những đặc điểm cơ bản sau: 1.Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao. Pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Nói đến pháp luật là nói đến tính hệ thống. Tính hệ thống của pháp luật nói lên sự đa dạng của các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội tương ứng trên các lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, pháp luật là một hệ thống bao gồm nhiều quy phạm pháp luật khác nhau, nhưng các quy phạm pháp luật đều thống nhất với nhau, bởi vì các quy phạm pháp luật này đều có chung một bản chất. Tính chất này của pháp luật xã hội chủ nghĩa cao hơn bất kỳ một kiểu pháp luật nào khác, bởi lẽ pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở các quan hệ pháp luật - kinh tế xã hội chủ nghĩa mang tính thống nhất cao. Chính điều này quyết định tính thống nhất và xu hướng phát triển của pháp luật xã hội chủ nghĩa. 2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động. Đây là nét khác biệt căn bản giữa pháp luật xã hội chủ nghĩa với các kiểu pháp luật trước đó. Nếu các kiểu pháp luật trước đó đều có chung bản chất là thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp bóc lột trong xã hội, là công cụ bảo vệ lợi ích của thiểu số ấy, thì trái lại pháp luật xã hội chủ nghĩa lại thể hiện ý chí của tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội, đó là ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Pháp luật xã hội chủ nghĩa “là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”1 . 3.Pháp luật xã hội chủ nghĩa do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện. Cũng giống như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện, vì vậy pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của quyền lực nhà nước. Đặc điểm này phản ánh tính đặc thù của pháp luật, 1 Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý, Hà nội 1985, tr 18. 93
- pháp luật bao giờ cũng thể hiện ý chí của nhà nước, hình thành bằng con đường nhà nước. Mọi quy tắc xử sự nếu không phải do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận thì đó không phải là pháp luật. Trong xã hội để điều chỉnh các quan hệ xã hội có nhiều loại quy phạm xã hội, nhưng chiếm ưu thế nhất trong số các loại quy phạm xã hội là pháp luật. Vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nên nó có phạm vi tác động rộng nhất, tới tất cả mọi người trong xã hội. Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện, vì vậy đối với các hành vi vi phạm pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để pháp luật được thực thi nghiêm minh. 4. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong mối quan hệ này, chế độ kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mọi sự thay đổi lớn hay nhỏ của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa đều dẫn đến sự thay đổi tương ứng của pháp luật. Mặt khác, pháp luật với những thuộc tính của mình sẽ có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sự tác động này được thể hiện: nếu pháp luật xã hội chủ nghĩa phù hợp với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, phản ánh đúng các điều kiện tồn tại của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, ngược lại nếu pháp luật phản ánh không đúng các quan hệ kinh tế đang tồn tại của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa nó sẽ kìm hãm sự phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc xác định đúng tính chất, đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế, dự báo đúng hướng phát triển của các quan hệ kinh tế để xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. 5. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương chính sách của đảng cộng sản. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản giữ vai trò lãnh đạo đối với nhà nước và xã hội. Để thực hiện được vai trò lãnh đạo đảng sử dụng phương pháp chủ yếu là đề ra đường lối, chủ trương, chính sách chỉ đạo cho phương hướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh đường lối, chính sách của đảng, là sự thể chế hoá đường lối, chính sách của đảng thành các quy định chung thống nhất trên quy mô toàn xã hội. Mặt khác, thông qua pháp luật đảng kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn hợp lý trong đường lối, chủ trương, chính sách mà đảng đã ban hành, từ đó rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung ban hành kịp thời những chủ trương, chính sách phù hợp bới thực tế xã hội. 6. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác trong chủ nghĩa xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm thể hện bản chất như đã nêu ở trên, luôn có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, tập quán, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng Trong thực tiễn có nhiều quy phạm pháp luật có nội dung là quy phạm đạo đức, tập quán, những phong tục, truyền thống tốt đẹp của xã hội được phản ánh vào trong pháp luật, ảnh hưởng nhất định tới việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật. Để phát huy vai trò của pháp luật thì cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác, phát huy tính 94
- tích cực của các quy phạm xã hội và loại bỏ dần những quy phạm xã hội tiêu cực, có nội dung trái với bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Từ những phân tích trên có thể đi đến một định nghĩa về pháp luật xã hội chủ nghĩa: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Trong đời sống xã hội, pháp luật xã hội chủ nghĩa giữ vai trò rất quan trọng, xét dưới góc độ chung nhất, pháp luật là phương tiện để thể chế hoá đường lối, chính sách của đảng, đảm bảo cho sự lãnh đạo của đảng được thực hiện trên quy mô toàn xã hội; là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt xã hội; là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vu. Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, nó luôn tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội nói chung cũng như các yếu tố thuộc thượng tầng chính trị pháp lý nói riêng. Tuy nhiên, tuỳ từng lĩnh vực quan hệ xã hội cụ thể quy định mức độ và phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Những điểm nói trên mới chỉ phản ánh vai trò của pháp luật ở bình diện chung, để thấy rõ vai trò của pháp luật cần phải xem xét ở góc độ cụ thể gắn với chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội. Trong mối quan hệ này có thể nhận thấy vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện trên những mặt sau: 1. Pháp luật là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bộ máy nhà nước là một thiết chế phức tạp bao gồm nhiều bộ phận, để bộ máy hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, xác lập mối quan hệ đúng đắn và hợp lý giữa các cơ quan; phải có phương pháp và hình thức tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện quyền lực nhà nước. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật. Thực tiễn của Việt Nam cho thấy khi chưa có một hệ thống các quy phạm pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp, chính xác làm cơ sở cho việc củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước, điều này dễ dẫn đến tình trạng bộ máy nhà nước trùng lặp, chồng chéo, cồng kềnh và kém hiệu lực. Nhận định điều này Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 và Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 nhấn mạnh: ”ưu tiên xây dựng các luật về điều chỉnh công cuộc cải cách bộ máy nhà nước ”. 2. Pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Một trong những chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa là chức năng kinh tế. Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế có phạm vi rộng và phức tạp bao gồm nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề mà nhà nước cần phải xác lập và giải quyết như: hoạch định các chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch, quy định chế độ tài chính giá cả 95
- Toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý từ hoạch định chính sách, đề ra kế hoạch cho tới tổ chức thực hiện trên thực tế, kiểm tra, giám sát, tổng kết và đánh giá kết quả đều đòi hỏi sự hoạt động tích cực của nhà nước để tạo ra một cơ chế đồng bộ, thúc đẩy quá trình phát triển đúng hướng của nền kinh tế và mang lại hiệu quả cao. Do chức năng tổ chức và quản lý kinh tế có tính chất phức tạp và phạm vi rộng, nhà nước không thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà chỉ thực hiện việc quản lý hành chính- kinh tế. Quá trình này chỉ được thực hiện trên cơ sở pháp luật. Thực tiễn Việt Nam trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế những năm qua đã khẳng định vai trò của pháp luật trong lĩnh vực này. Tình trạng thiếu hệ thống quy phạm pháp luật kinh tế đồng bộ, phản ánh các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường đã làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Nhận định vai trò của pháp luật đối với chức năng quản lý kinh tế của nhà nước Đảng ta đã chỉ rõ: “hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ cần thiết cho các hoạt động kinh tế”1. 3. Pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội. Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Việc tăng cường hiệu lực và phát huy vai trò của nhà nước trong quản lý mọi mặtcủa đời sống xã hội luôn gắn liền với quá trình thực hiện và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằg xã hội. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện trước hết ở sự củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Để củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cần thiết phải xác định rõ cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi thiết chế trong hệ thống chính trị; xác định đúng đắn mối quan hệ qua lại của tất cả các bộ phận của toàn hệ thống, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ của hệ thống chính trị. Pháp luật xã hội chủ nghĩa với bản chất dân chủ, thể hiện ý chí và những lợi ích cơ bản của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động sẽ tạo điều kiện để phát huy dân chủ, củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị. Những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương mở rộng và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên do chưa có hệ thống pháp luật đồng bộ để tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nên việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị còn có những hạn chế nhất định, vì vậy Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, đặc biệt là Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 3 (khoá 8) đã nhấn mạnh: “mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ; dân chủ phải được thể chế hoá thành pháp luật, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật; khắc phục tình trạng vô kỷ luật, dân chủ cực đoan” 1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện trong việc xác lập và điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Những quyền tự do dân chủ của công dân phải được 1 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, tr 100-101 1 Nghị quyết hội nghị lần 3, Ban chấp hành TƯ Đảng khoá 8, NXB Chính trị Quốc gía, Hà nội 1997, Tr43 96
- quy định cụ thể trong pháp luật. Nhà nước phải bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền đó trong khuôn khổ luật định. Đồng thời pháp luật cũng phải quy định những nghĩa vụ tương ứng mà công dân phải thực hiện để bảo đảm trật tự kỷ cương xã hội. 4. Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa với những đặc thù riêng có của mình là phương tiện quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Điều này được thể hiện: bên cạnh hệ thống quy phạm pháp luật được đặt ra để điều chỉnh quan hệ xã hội, hướng các hành vi xử sự của chủ thể, thiết lập nên một trật tự pháp luật, pháp luật còn chứa đựng các quy phạm pháp luật cấm mọi hành vi gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, xâm hại tới lợi ích của xã hội, của nhà nước, của tập thể và của công dân. Những biện pháp cưỡng chế mà pháp luật đặt ra để áp dụng đối với những trường hợp có vi phạm pháp luật thể hiện sức mạnh của quyền lực nhà nước, quyền lực nhân dân một cách công khai, Vì vậy, trong lĩnh vực này pháp luật là công cụ sắc bén nhất thể hiện sức mạnh của nhà nước trong việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 5. Pháp luật có vai trò giáo dục mạnh mẽ. Pháp luật là công cụ, phương tiện quan trọng để giáo dục mọi đối tượng trong xã hội. Những quy phạm pháp luật được đặt ra luôn xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, là khuôn mẫu cho hành vi xử sự của mỗi chủ thể khi gặp những tình huống đã dự kiến. Sự tồn tại của hệ thống quy phạm pháp luật tự bản thân nó đã có ý nghĩa giáo dục, nó tác động tới sự nhận thức và tư tưởng của mỗi thành viên trong xã hội, giáo dục ý thức cho mọi người thói quen sống và làm việc theo pháp luật. 6. Pháp luật xã hội chủ nghĩa góp phần tạo dựng những quan hệ mới. Bên cạnh chức năng phản ánh, mô hình hoá các nhu cầu khách quan của xã hội, pháp luật xã hội chủ nghĩa còn có khả năng “định hướng” cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, góp phần tạo dựng những quan hệ mới. Mặc dù quan hệ xã hội luôn luôn vận động và phát triển, tuy nhiên sự vận động của các quan hệ xã hội tuân theo một quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được. Dựa trên những kết quả và dự báo khoa học, người ta có thể dự kiến được những thay đổi của các quan hệ xã hội điển hình cần tới sự điều chỉnh bằng pháp luật, từ đó pháp luật được đặt ra để tạo cơ sở cho việc xác lập những quan hệ mới, đồng thời thiết kế những mô hình tổ chức tương ứng, chủ động và kịp thời tác động, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của xã hội. 7. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển. Sự hợp tác quốc tế chỉ có thể phát triển trong môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định và có đủ độ tin cậy lẫn nhau. Pháp luật là phương tiện quan trọng trong việc tạo lập môi trường ổn định đó. Bởi vì, nhờ những thuộc tính riêng của mình, pháp luật có khả năng thiết lập một trật tự mà ở đó mọi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ phải tôn trọng những cam kết và phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra. 3. HỆ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3.1. Khái niệm chung 97
- Nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa là những tư tưởng chủ đạo, cơ bản, cấu thành một bộ phận quan trọng nhất của pháp luật, phản ánh quy luật và cấu trúc của hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa và liên hệ mật thiết với bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa. Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp luật: xác lập quy phạm pháp luật, xuất hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật và quá trình áp dụng pháp luật. Đồng thời pháp luật xã hội chủ nghĩa còn có ý nghĩa như là tiêu chuẩn cơ bản nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa, xác định tính hợp pháp và hợp lý trong cách xử sự của các chủ thể pháp luật, tác động mạnh mẽ tới ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, văn hoá pháp lý và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Theo cách phân loại chung có thể chia nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa thành hai loại chính: Các nguyên tắc chung mang tính chính trị- xã hội của pháp luật và các nguyên tắc pháp lý đặc thù. Các nguyên tắc chung của pháp luật luôn phản ánh một cách trực tiếp chế độ xã hội hiện hữu, các nguyên tắc pháp lý đặc thù thể hiện rõ bản chất và các đặc trưng của pháp luật xã hội chủ nghĩa. 3.2. Hệ nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa a. Các nguyên tắc chung *Nhóm các nguyên tắc kinh tế cơ bản bao gồm: - Xác lập, củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuật xã hội chủ nghĩa, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân lao động. - Xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, bảo đảm cho cơ chế quản lý kinh tế hoạt động có hiệu quả, giải phóng sức lao động và mọi nguồn lực, tăng năng suất lao động. - Tự do lao động là quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân. - Bảo đảm lợi ích của người lao động trên cơ sở điều hoà lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể và lưọi ích quốc gia. - Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật, bảo đảm sự điều tiết có kế hoạch của nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, bảo đảm chế độ hạch toán, kiểm tra, thanh tra, giám sát, chống tham ô, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong lĩnh vực kinh tế. *Nhóm các nguyên tắc chính trị cơ bản bao gồm: - Nguyên tắc bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. - Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. - Nguyên tắc bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Xác lập, củng cố và không ngừng mở rộng các quyền tự do, chính trị, quyền bình đẳng của các dân tộc và công dân. - Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa pháp luật với đường lối, chính sách của Đảng. *Nhóm các nguyên tắc xã hội cơ bản bao gồm: - Nguyên tắc bảo đảm về mặt pháp lý, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của mỗi công dân. - Nguyên tắc bảo đảm công bằng xã hội. 98
- - Nguyên tắc bảo đảm an toàn xã hội cho công dân, tôn trọng quyền con người, tôn trọng những giá trị nhân phẩm, đạo đức của mỗi con người. - Nguyên tắc bảo đảm những điều kiện để không nhừng nâng cao trình độ nhận thức, trình đội văn hoá và giáo dục của nhân dân. *Nhóm nguyên tắc đạo đức bao gồm: - Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa. - Tôn trọng tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng. - Bảo đảm sự thống nhất hài hoà giữa quyền và nghĩa vụ, giữa nhà nước, xã hội và công dân. - Giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ những thành quả của dân tộc, của chủ ngiã xã hội đã đạt được, ý thức trách nhiệm đối với nhà nước và xã hộicủa mỗi người, xây dựng và hoàn thiện đạo đức của con người ttong chủ nghĩa xã hội. *Nhóm nguyên tắc tư tưởng - văn hoá bao gồm - Tôn trọng những di sản văn hoá- tư tưởng của dân tộc và thời đại. - Thể hiện rõ trong pháp luật và chỉ đạo thực hiện trong thực tế những quan điểm về chủ nghĩa xã hội. - Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. - Chống mọi quan điểm cực đoan, giáo điều, xa rời thực tiễn, những quan điểm sai trái chống chủ nghĩa xã hội. b. Các nguyên tắc pháp lý cơ bản đặc thù - Nguyên tắc phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân trong pháp luật. - Bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, phù hợp của hệ thống pháp luật, phát huy cao độ hiệu lực của hệ thống pháp luật. - Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trên đây là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên điều đó chưa phải đã là đầy đủ. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa sẽ phát triển thêm đa dạng và phong phú, đặc biệt là các nguyên tắc pháp lý cơ bản đặc thù. Vì vậy, khi xem xét hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật chúng ta cần phải xem xét nó trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, có như vậy mới có thể tiếp cận các nguyên tắc đó một cách hợp lý và khoa học. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân tích bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa. 2. Hãy phân tích vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội. 3. Hãy trình bày hệ thống các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa. 99
- CHƯƠNG 15 HÌNH THỨC VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. Khái niệm hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa Pháp luật có những hình thức biểu hiện ra bên ngoài đặc thù của mình, đó là những nguồn của pháp luật. Hình thức pháp luật nói chung được hiểu là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình thành pháp luật. Trong lịch sử có 3 hình thức được giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của mình thành pháp luật là: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có bản chất khác hẳn với bản chất của các kiểu pháp luật trước đó, vì vậy, nó cũng đòi hỏi phải có những hình thức thể hiện phù hợp với bản chất đó. Tập quán pháp về nguyên tắc không phù hợp với pháp luật xã hội chủ nghĩa vì nó ít biến đổi và mang tính cục bộ. Đối với những tập quán và truyền thống tốt đẹp nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn thừa nhận nhưng sự thừa nhận đó được thể hiện bằng cách thể chế hoá chúng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Việt Nam chúng ta, về cơ bản cũng không thừa nhận tập quán pháp. Trong giai đoạn trước, tập quán pháp hoàn toàn không được sử dụng. Tuy nhiên, do sự đa dạng của các quan hệ xã hội, vì vậy những tập quán có nội dụng phù hợp với những nguyên tắc đạo đức tiến bộ và không trái với pháp luật được thừa nhận để bổ sung cho pháp luật. Chẳng hạn Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”. Cũng trên tinh thần đó, Điều 6 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ghi nhận: “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những quy định tại luật này thì được tôn trọng và phát huy”. Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử cấp trên khi giải quyết các vụ việc cụ thể, làm cơ sở để áp dụng đối với các trường hợp tương tự. Hình thức này xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp, vì vậy, nếu không có một cơ chế minh bạch để kiểm soát nó dễ tạo ra sự tuỳ tiện, lạm quyền từ phía các nàh chức trách và các cơ quan chức năng, ảnh hưởng tới tính thống nhất của pháp luật, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật. Do đó tiền lệ pháp cũng không được coi là một hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa chưa thể hoàn chỉnh trong một thời gian ngắn. Đứng trước những yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết ngay một số vụ việc cần thiết, trong nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn còn sử dụng hình thức này với những dạng mới, ví dụ: Tổng kết quá trình giải quyết một số vụ việc cụ thể, điển hình để đề ra đường lối hướng dẫn giải quyết các vụ việc tương tự khi còn thiếu pháp luật. 100
- Văn bản quy phạm pháp luật, hình thức pháp luật tiến bộ nhất, là hình thức cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. Từ định nghĩa trên rút ra những nhận xét sau: - Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nghĩa là chỉ có những văn bản nào được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo luật định) ban hành mới có thể là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung (các quy phạm pháp luật). Điều này để phân biệt với những văn bản mặc dù có ý nghĩa pháp lý nhưng không chứa đựng các quy tắc xử sự chung thì cùng không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Lời kêu gọi, lời hiệu triệu, thông báo, tuyên bố của nhà nước xã hội chủ nghĩa mặc dù có ý nghĩa pháp lý nhưng không phải là văn bản quy phạm pháp luật. - Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống, trong mọi trường hợp. Khi có sự kiện pháp lý xảy ra văn bản quy phạm pháp luật lại được áp dụng. - Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật. 1.2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam theo Hiến Pháp 1992 và Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 bao gồm: - Văn bản do Quốc Hội ban hành: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. - Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết. - Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc Hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được chia ra thành 2 loại là các văn bản luật và văn bản dưới luật. 1.2.1. Các văn bản luật Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước ban hành. Trình tự, thủ tục và hình thức của văn bản luật được quy định tại các Điều: 84, 88 và 147 của Hiến pháp năm 1992 Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các văn bản này có giá trị pháp lý cao nhất. Mọi văn bản khác (văn bản dưới luật) khi ban hành đều phải dựa trên cơ sở của văn bản luật và không được ttrái với các quy định trong văn bản đó. Văn bản Luật có các hình thức là Hiến pháp và luật. - Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp và các Đạo luật về bổ sung hay sửa đổi Hiến pháp). Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: Hình thức và bản chất của Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp là luật cơ bản 101
- của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp. Luật (bộ luật, luật), nghị quyết của Quốc hội có chứa đựng các quy phạm pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành để cụ thể hoá Hiến pháp, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước. Các luật và nghị quyết của Quốc hội có giá trị pháp lý cao (chỉ sau Hiến pháp), vì vậy khi xây dựng các văn bản dưới luật phải dựa trên cơ sở các quy định thể hiện trong văn bản luật, không được trái với các quy định đó. 1.2.2. Các văn bản dưới luật Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định. Những văn bản này có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản luật, vì vậy khi ban hành phải chú ý sao cho những quy định của chúng phải phù hợp với những quy định của Hiến pháp và luật. Giá trị pháp lý của từng loại văn bản dưới luật cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào thẩm quyền của các cơ quan ban hành chúng. Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiện nay ở nước ta có những loại văn bản dưới luật sau: - Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Thẩm quyền ban hành Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ quốc hội được quy định trong Điều 91 và Điều 93 của Hiến pháp năm 1992. - Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác. - Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, Luật quy định. - Nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. - Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước - Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. - Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp. - Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp. 1.3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 1.3.1. Hiệu lực về thời gian 102
- Hiệu lực về thời gian của văn bản quy Phạm pháp luật được xác định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó. Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định rất khác nhau, thông thường được thể hiện dưới 2 hình thức: Ghi rõ trong văn bản thời điểm phát sinh hiệu lực và không ghi rõ thời điểm đó. Những văn bản quy phạm pháp luật mà trong đó không ghi rõ thời điểm phát sinh hiệu lực cần chú ý tới đặc điểm riêng của từng loại văn bản. Đối với văn bản Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Uy ban thường vụ Quốc hội thời điểm phát sinh hiệu lực được tính từ khi chúng được công bố chính thức bởi lệnh công bố của Chủ tich nước, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lức khác. Còn đối với các văn bản dưới luật thì việc xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của chúng phải được xem xét cụ thể hơn, cụ thể: “Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác” (Khoản 2, Điều 75, LBHVBQPPL); “Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó” ( Khoản 3, Điều 75). Tuy nhiên, cũng tại quy định này cho phép đối với các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn. Văn bản quy phạm pháp luật có thể bị ngưng hiệu lực khi nó bị đình chỉ thi hành cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản bị ngưng hiệu lực sau thời gian bị đình chỉ thi hành có thể sẽ tiếp tục có hiệu lực hoặc sẽ hết hiệu lực khi nó bị huỷ bỏ (Điều 77). Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cũng được xác định theo các cách sau: Nếu trong văn bản đã ghi rõ thời hạn hiệu lực, thì đến thời điểm đã được xác định đó, văn bản sẽ chấm dứt hiệu lực của mình; Đối với các văn bản không có điều khoản xác định rõ điều đó thì nó chỉ bị chấm dứt hiệu lực toàn bộ hay một phần khi có một văn bản mới thay thế nó, hoặc có một số quy phạm mới được ban hành để thay thế một bộ phận quy phạm của nó; Bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp đối với văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hay một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới. Theo nguyên tắc chung, văn bản quy phạm pháp luật không có hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước). Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết có thể áp dụng hiệu lực hồi tố đối với một số quy phạm pháp luật chứ không đặt thành quy định chung với toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định tại Điều 76, Luật BHVBQPPL không được quy định hiệu lực hồi tố đối với các trường hợp: a. Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý. b. Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn hoặc hình phạt nặng hơn . 103
- 1.3.2.Hiệu lực về không gian: Giới hạn tác động về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định bằng lãnh thổ quốc gia hay địa phương hoặc theo một vùng nhất định. Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo hai cách cơ bản: Ghi rõ trong văn bản và không ghi rõ trong văn bản. Những văn bản không chỉ ra hiệu lực về thời gian thì phải dựa vào thẩm quyền và nội dung các quy phạm trong văn bản để xác định hiệu lực. Ví dụ, văn bản do Quốc hội hay Chính phủ ban hành có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc, trừ một số văn bản cụ thể cần xem xét nội dung để xác định hiệu lực của chúng. Các văn bản do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền của các cơ quan đó. 1.3.3.Hiệu lực về đối tượng áp dụng: Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: cá nhân, các tổ chức và những mối quan hệ mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực. Các văn bản quy phạm pháp luật thường xác định rõ đối tượng tác động, song trong một số trường hợp nhất định đối tượng tác động không được ghi rõ trong văn bản, vì vậy cần liên hệ với hiệu lực về thời gian, không gian để xem xét, đồng thời lưu ý những quy định của các văn bản có liên quan khác. 2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.1. Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện quyền quản lý xã hội đều ban hành một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật làm chuẩn mực chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống quốc gia. Toàn bộ các quy phạm trong các văn bản đó không tồn tại một cách rời rạc mà có quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất- một hệ thống. Với tư cách là một hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia được xắp xếp theo một trật tự rất chặt chẽ do những yếu tố khách quan quyết định. Tính thống nhất của các quy phạm pháp luật quy định hệ thống pháp luật có các đặc điểm: - Các quan hệ xã hội diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh luôn có tính thống nhất, hài hoà. Bởi lẽ, bản thân đời sống xã hội có tính thống nhất, có sự gắn bó, quan hệ tương tác giữa các lĩnh vực hoạt động. Tính chất đó sẽ quy định sự điều chỉnh pháp luật phải bảo đảm tính thống nhất, khách quan. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật phụ thuộc vào sự phân cấp giữa các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước các cấp ban hành, văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, các văn bản khác được ban hành trên cơ sở luật và để thi hành luật. - Hệ thống pháp luật với tư cách là một hệ thống được chia ra thành những bộ phận cấu thành là các ngành luật, chế định pháp luật. Đặc điểm này là tất yếu bởi vì: tổng thể các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực như thế lại có những nhóm quan hệ xã hội có tính độc lập tương đối với nhau. Chính sự hình thành những lĩnh vực và nhóm quan hệ xã hội đã quy định sự phân chia hệ thống pháp luật ra các bộ phận cấu thành. 104
- - Sự hình thành các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật được quy định bởi thực tế khách quan. Không thể đặt ra, xắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật một cách chủ quan, không tính đến hoặc không nghiên cứu đầy đủ các quan hệ xã hội đã quy định sự phân chia hệ thống pháp luật ra các bộ phận cấu thành. Từ sự phân tích trên có thể đi đến định nghĩa: Hệ thống pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật được quy định một cách khách quan bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, biểu hiện ở sự phân chia hệ thống ấy thành các bộ phận cấu thành khác nhau, phù hợp với những đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, nhưng các bộ phận khác nhau ấy có mối quan hệ qua lại chặt chẽ và thống nhất với nhau. 2.2. Cấu thành của hệ thống pháp luật Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật. Hệ thống cấu trúc có 3 thành tố cơ bản ở 3 cấp độ khác nhau là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. 2.2.1. Quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất (tế bào) trong hệ thống cấu trúc pháp luật, mỗi quy phạm pháp luật vừa có tính khái quát lại vừa có tính cụ thể. Quy phạm pháp luật có tính khái quát vì nó là quy tắc xử sự chung, áp dụng trên một diện rộng và trong một thời gian dài. Đồng thời nó vừa mang tính cụ thể, vì đó là hình mẫu, là chuẩn mực để điều chỉnh quan hệ xã hội trong trường hợp cụ thể đã được dự liệu bằng phương pháp trừu tượng hoá. 2.2.2. Chế định pháp luật Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Việc xác định đúng tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội, từ đó đề ra các quy phạm pháp luật tương ứng có ý nghĩa quan trọng. Đó là cơ sở để tạo ra cơ cấu nội tại hợp lý của một ngành luật. Không thể xây dựng được một văn bản quy phạm pháp luật tốt cũng như một ngành luật hoàn chỉnh nếu không xác định rõ giới hạn và nội dung của các chế định pháp luật. Chế định pháp luật mang tính chất nhóm, mỗi chế định có đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, chúng không tồn tại biệt lập. Khi xem xét chế định pháp luật vấn đề mang tính nguyên tắc là phải đặt chúng trong mối quan hệ qua lại trong một chỉnh thể thống nhất của hệ thống pháp luật nói chung và của một ngành luật nói riêng, không thể áp đặt một cách chủ quan, tuỳ tiện. Mỗi chế định pháp luật dù mang trong mình những đặc điểm riêng nhưng bao giờ cũng theo quy luật vận động khách quan, chịu sự ảnh hưởng và tác động của các chế định khác trong hệ thống pháp luật. 2.2.3. Ngành luật Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Trong toàn bộ những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh có những quan hệ xã hội mang những tính chất và nội dung tương đồng nhau như những quan hệ xã hội liên 105
- quan đến kết hôn, ly hôn, những quan hệ xác định hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, những quan hệ mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước đó là những lĩnh vực quan hệ xã hội có tính đặc thù mà mỗi lĩnh vực đó được điều chỉnh bởi tổng thể quy phạm pháp luật có mối liên kết chặt chẽ với nhau được gọi là ngành luật. Tóm lại, hệ thống pháp luật là một cơ cấu thống nhất gồm các bộ phận cấu thành: ngành luật, chế định pháp luật. Phần tử cấu tạo nên các bộ phận trên của hệ thống pháp luật là quy phạm pháp luật. 1.3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay bao gồm các ngành luật cơ bản sau: 1.3.1. Luật Hiến pháp Luật Hiến pháp gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về quốc tịch Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật, bởi vì nó là ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất của quốc gia và tất cả các ngành luật khác đều được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của luật Hiến pháp. 1.3.2. Luật hành chính Luật hành chính gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành của nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội Luật hành chính quy định những vấn đề cơ bản sau: - Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, tức là các ngyên tắc thực hiện quyền hành pháp trong quyền lực nhà nước; - Tổ chức hệ thống quản lý hành chính nhà nước; - Hoạt động quản lý hành chính nhà nước - Kiểm soát (giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, tài phán) đối với hành chính nhà nước. Luật hành chính sử dụng phương pháp mệnh lệnh thể hiện tính quyền lực phục tùng trong quan hệ quản lý nhà nước là chủ yếu. Đồng thời, nó còn dùng phương pháp hợp đồng hành chính để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực dịch vụ công và phối hợp thực hiện quyền hành pháp. 1.3.3. Luật hình sự Luật hình sự là tổng thể những quy phạm pháp luật quy định hành vi nào là tội phạm, mục đích của hình phạt và những điều kiện áp dụng hình phạt, hình thức và mức độ hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội. 1.3.4. Luật tố tụng hình sự Luật tố tụng hình sự gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong việc điều tra, xét xử và kiểm sát việc điều tra, xét xử những vụ án hình sự. Luật tố tụng hình sự cũng quy định những nguyên tắc, thủ tục và điều kiện để tiến hành điều tra, kiểm sát và xét xử các vụ án hình sự, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự. 1.3.5. Luật Dân sự 106
- Luật dân sự gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản dưới hình thức hàng hoá- tiền tệ và các quan hệ nhân thân. 1.3.6. Luật hôn nhân và gia đình Luật hôn nhân và gia đình bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ như: điều kiện kết hôn, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái nhằm mục đích bảo vệ chế độ hôn nhân tự do, tiến bộ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, bảo vệ lợi ích của phụ nữ và trẻ em, chăm sóc và giáo dục con cái. 1.3.7. Luật tố tụng dân sự Luật tố tụng dân sự là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa cơ quan xét xử, Viện kiểm sát nhân dân, các bên đương sự và những người tham gia tố tụng dân sự khác trong quá trình Toà án thụ lý và giải quyết những vụ án dân sự. Các quy phạm của luật tố tụng dân sự quy định thâme quyền xét xử, trình tự, thủ tục xét xử và những vấn đề khác nhằm giải quyết đúng đắn các vụ án dân sự. 1.3.8. Luật tài chính Luật tài chính gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nước, trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải dưới hình thức giá trị. 1.3.9. Luật ngân hàng Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. 1.3.10. Luật đất đai Luật đất đai là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý và sử dụng đất, trong đó đất đai là tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung. 1.3.11. Luật thương mại Luật kinh tế là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 1.3.12. Luật lao động Luật lao động là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động với người sử dụng lao động (cá nhân, tổ chức) và những quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp tới quan hệ lao động. 1.3.13. Luật môi trường Luật môi trường là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng, khai thác, quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài những ngành luật thuộc hệ thống pháp luật quốc gia còn tồn tại bộ phận pháp luật quốc tế có vị trí hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự pháp luật. Luật quốc tế bao gồm công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. 107
- - Công pháp quốc tế là tổng hợp những nguyên tắc, những chế định, những quy phạm được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng trên cơ sở thoả thuận tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ nhiều mặt giữa chúng. - Tư pháp quốc tế bao gồm những nguyên tắc và những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ dân sự, hôn nhân - gia đình, lao động và tố tụng dân sự nảy sinh giữa các công dân, các tổ chức của các nước khác nhau. 1.4. Xây dựng pháp luật và hệ thống hoá pháp luật 1.4.1. Xây dựng pháp luật Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của nhà nước. Việc tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật phản ánh được những nhu cầu phát triển khách quan của xã hội là vấn đề có ý nghiã quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của quản lý nhà nước. Đó là hoạt động soạn thảo và ban hành các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhà chức trách), các tổ chức xã hội được trao quyền. Để có được những văn bản quy phạm pháp luật tốt có chất lượng cần: - Nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện, sâu sắc, các quy luật, các hiện tượng xã hội, kinh tế, chính trị, tư tưởng của thực tiễn khách quan để từ đó rút ra những giá trị chuẩn mực từ trong nhu cầu của xã hội. - Nghiên cứu động thái các hành vi pháp luật trong đó có cả hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp để từ đó có thể dự kiến được diễn biến các hành vi đó trongtương lai. - Phân tích và đánh giá đúng hiệu lực và hiệu quả của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng các quy phạm và chế định hiện hành. - Trên cơ sở những việc làm kể trên tiến hành kế hoạch hoá hoạt động xây dựng pháp luật. Xây dựng pháp luật được coi là một quá trình vì nó bao gồm hàng loạt các động tác, thủ tục cần thiết diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định để tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật mới. Quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các giai đoạn: Giai đoạn 1: Đề xuất yêu cầu ban hành một văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi một văn bản pháp luật hiện hành và thông qua quyết định về soạn thảo dự án liên quan đến yêu cầu đã đề xuất. Trong quyết định soạn thảo dự án pháp luật, luật xác định rõ cơ quan có trách nhiệm soạn thảo văn bản đó. Giai đoạn 2: Soạn thảo dự án văn bản pháp luật. Việc soạn thảo dự án luật bao gồm soạn thảo văn bản, thảo luận sơ bộ và lấy ý kiến các cơ quan và cá nhân cần thiết về văn bản đó. Sau đó trình dự án đã soạn thảo và những luận chứng cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Giai đoạn 3: Thảo luận và thông qua dự án văn bản pháp luật. Giai đoạn 4: Công bố văn bản pháp luật. Hoạt động xây dựng pháp luật là một hình thức hoạt động cơ bản của nhà nước. Hoạt động xây dựng pháp luật phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, bao gồm: - Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Hoạt động xây dựng pháp luật là kênh quan 108
- trọng nhất mà thông qua đó chủ trương và chính sách của Đảng được Nhà nước đưa vào cuộc sống. - Nguyên tắc khách quan: Hoạt động xây dựng pháp luật chỉ mang tính khách quan khi văn bản quy phạm pháp luật đã thông qua, phản ánh được các nhu cầu và điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội. - Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này thể hiện ở sự tham gia của nhân dân lao động và các tổ chức xã hội vào hạot động xây dựng pháp luật. Phải đề cao vai trò của các tầng lớp nhân dân lao động và tổ chức của họ trong hoạt động xây dựng pháp luật và giải quyết những vấn đề của hoạt động đó. - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan xây dựng pháp luật chỉ được ban hành những văn bản đúng thẩm quyền của mình. Khi thực hiện hoạt động xây dựng pháp luật phải tuân thủ nghiêm chỉnh thủ tục do pháp luật quy định. Các văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản dưới luật phải phù hợp với Hiến pháp và các văn bản luật. 1.4.2. Hệ thống hoá pháp luật Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm hoàn thiện pháp luật, đưa chúng vào một hệ thống nhất định. Công tác hệ thống hoá pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có sự nhìn nhận tổng quát đối với pháp luật hiện hành, phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật để từ đó có biện pháp khắc phục, hoàn thiện. Công tác hệ thống hoá pháp luật hướng tới các mục đích: - Tạo ra một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân đối, hoàn chỉnh, thống nhất trong đó các đạo luật đóng vai trò chủ đạo. - Khắc phục tình trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật. - Làm cho nội dung pháp luật phù hợp với những yêu cầu của đời sống, có hình thức rõ ràng, dễ hiểu, tiện lợi cho việc sử dụng. Khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa phân biệt 2 hình thức hệ thống hoá pháp luật, đó là tập hợp hoá và pháp điển hoá. Tập hợp hoá là xắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật, các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tự nhất định (theo cơ quan ban hành, theo thời gian ban hành, theo cấp độ hiệu lực pháp lý ). Hình thức hệ thống hoá này không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm đã hết hiệu lực hoặc rõ ràng là mâu thuẫn với văn bản cấp trên. Pháp điển hoá là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó không những tập hợp các văn bản đã có theo một ttrình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn mà còn chế định thêm những quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống được phát hiện trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi những quy phạm hiện hành, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng Kết quả của công việc pháp điển hoá là một văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời. Đó là một bộ luật tương ứng với một ngành luật nhất định hay là một bản điều lệ tập hợp các quy phạm cho một lĩnh vực nhất định, trong đó các quy phạm pháp luật được xắp xếp lô 109
- gíc, chặt chẽ và nhất quán. Như vậy, khái niệm pháp điển hoá rất gần với khái niệm sáng tạo pháp luật. Công tác hệ thống hoá pháp luật không chỉ đơn thuần dựa trên những kiến thức pháp lý mà phải sử dụng cả những tri thức kinh tế, xã hội học, tâm lý học Văn bản quy phạm pháp luật đã hệ thống hoá cần phản ánh được các nhu cầu xã hội, có cơ sở và bao quát được những quan hệ xã hội cần điều chỉnh, không mâu thuẫn với những văn bản quy phạm pháp luật khác. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa? 2. Phân tích hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. 3. Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa? 3. Trình bày các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 4. Phân tích các nguyên tắc xây dựng pháp luật. 5. Tầm quan trọng của công tác hệ thống hoá pháp luật? 110
- CHƯƠNG 16 Ý THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. 1.Khái niệm ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa Y thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là một hình thái ý thức xã hội được phát sinh và hình thành cùng với ý thức chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cũng như bất kỳ hình thái ý thức xã hội nào khác, ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa do tồn tại xã hội quyết định. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội. Trong xã hội nói chung trong xã hội xã hội chủ nghĩa nói riêng có nhiều học thuyết, tư tưởng và quan điểm khác nhau về pháp luật. Sở dĩ như vậy vì điều kiện sinh hoạt về vật chất và tinh thần của mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội không hoàn toàn giống nhau dẫn đến sự nhận thức pháp luật cũng có những khác biệt nhất định. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì không thể có ý thức pháp luật thống nhất.Ý thức pháp luật của các giai cấp đối kháng luôn luôn mâu thuẫn với nhau, trong đó chỉ có ý thức pháp luật thống trị mới đưrợc thể hiện đầy đủ trong pháp luật; ý thức pháp luật thống trị trong xã hội là ý thức pháp luật của giai cấp nắm quyền. Trong chủ nghĩa xã hội, ý thức pháp luật thống trị là ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa mang tính chính trị sâu sắc. Nội dung của ý thức pháp luật luôn phản ánh những nhu cầu về chính trị, thể hiện mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với các quy định của pháp luật do nhà nước ban hành có liên quan trực tiếp đến dời sống chính trị, xã hội. Chẳng hạn những quy định về hình thức nhà nước, chế độ bầu cử, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Ý thức pháp luật cũng thể hiện những nhu cầu về kinh tế, đạo đức, văn hoá của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa không chỉ mang tính giai cấp mà đồng thời còn bao gồm cả những yếu tố tâm lý xã hội như cảm giác, tình cảm, quan niệm thể hiện những mối quan hệ cụ thể của con người đối với các quy phạm pháp luật, đối với quyền và nghĩa vụ. Ý thức pháp luật có 2 đặc trưng cơ bản. Thứ nhất, ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội vì vậy nó luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Mặt khác, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thể hiện: - Ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Thực tế cho thấy tồn tại xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức nói chung trong đó có ý thức pháp luật vẫn còn tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài. Những tàn dư của tư tưởng quá khứ được giữ lại, 111
- nhất là trong lĩnh vực tâm lý pháp luật, nơi thói quen và truyền thống còn đóng vai trò to lớn. Ví dụ những biểu hiện của tâm lý pháp luật phong kiến như sự thờ ơ, phủ nhận đối với pháp luật hiện vẫn tồn tại trong xã hội nước ta hiện nay. - Mặt khác, tư tưởng pháp luật đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học lại có thể vượt lên trên sự phát triển của tồn tại xã hội. Hệ tư tưởng pháp luật mới có thể sinh ra trong lòng xã hội cũ. - Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của một thời đại nào đó, song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định của ý thức pháp luật thời đại trước đó. Những yếu tố được kế thừa có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ. - Ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, với ý thức chính trị, đạo đức và các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý như nhà nước và pháp luật. Thứ hai, ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp. Thế giới quan pháp lý của một giai cấp nhất định được quy định bởi vị trí của giai cấp đó trong xã hội. Mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật nhưng tồn tại một số hệ thống ý thức pháp luật. Về nguyên tắc chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh đầy đủ vào trong pháp luật.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác là thống nhất với nhau, do đó ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính thống nhất cao. Sự thống nhất đó thể hiện ở những tư tưởng, quan điểm về bản chất, chức năng, vai trò và những giá trị xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa, về sự đánh giá hành vi và về tình cảm, thái độ đối với pháp luật xã hội chủ nghĩa. 1.2. Chức năng của ý thức pháp luật Ý thức pháp luật có 3 chức năng: chức năng nhận thức, chức năng mô hình hoá pháp lý, chức năng điều chỉnh. Để hình thành các tư tưởng, quan điểm, quan niệm, niềm tin vào các quy phạm pháp luật hiện hành, cần phải phân tích hiện thực khách quan và nhận thức hiện thực đó. Như vậy, ý thức pháp luật thực hiện chức năng nhận thức. Thông qua quá trình nhận thức đó mà hình thành nên các mô hình hành vi nhất định (các quy tắc xử sự), nhờ có ý thức pháp luật mà đánh giá mô hình nào là cần thiết và tất yếu để hướngcác quan hệ xã hội phát triển có kết quả. Đây chính là chức năng mô hình hoá pháp lý của ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật định hướng cho hành vi của con người phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành, hoặc làm cho hành vi của con người trở nên sai lạc không phù hợp với các yêu cầu đó. Như vậy, ý thức pháp luật có chức năng điều chỉnh. Các chức năng của ý thức pháp luật liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại trong một hệ thống thống nhất. Chính vì vậy, khi xem xét các chức năng của ý thức pháp luật phải xem xét trong một chỉnh thể thống nhất, qua lại, tác động lẫn nhau chứ không thể xem xét các chức năng một cách biệt lập. 2. CẤU TRÚC VÀ PHÂN LOẠI Ý THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ý thức pháp luật nói chung và ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng có cấu trúc khá phức tạp. Có nhiều cách tiếp cận để xác định cấu trúc và phân loại ý thức pháp luật, song nhìn chung phần lớn các học giả tán đồng quan điểm dưới đây: 112
- 2.1. Cấu trúc của ý thức pháp luật Căn cứ vào nội dung, tính chất của các bộ phận hợp thành, ý thức pháp luật được cấu thành từ hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm và học thuyết của pháp luật. Hệ tư tưởng mang tính tự giác, tính hệ thống, tính khoa học. Tư tưởng pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta được hình thành trên cơ sở học thuyết Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật. Tâm lý pháp luật là sự phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý cụ thể khác. Nếu yếu tố tư tưởng của ý thức pháp luật bao gồm các yếu tố thuộc phạm vi ý thức hệ, thì yếu tố tâm lý pháp luật thuộc lĩnh vực tình cảm pháp luật. Ở đây đối tượng mang tâm lý pháp luật là con người với tư cách là một cá nhân, một thành viên tập thể, thành viên cộng đồng dân tộc, một công dân của một quốc gia. Trong tâm lý pháp luật, thói quen pháp luật là yếu tố quan trọng. Nhờ có thói quen pháp luật mà con người hành động một cách rất rõ ràng, dứt khoát. So với tư tưởng pháp luật, tâm lý pháp luật là bộ phận bền vững hơn, bảo thủ hơn. Tâm lý pháp luật gắn bó chặt chẽ với những truyền thống, tập quán, thói quen của con người. Nó được hình thành chậm chạp và ít thay đổi. Tuy nhiên giữa hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật có mối quan hệ qua lại với nhau: Hệ tư tưởng pháp luật tác động mạnh mẽ tới tâm lý pháp luật, đồng thời tâm lý pháp luật là tiền đề cho sự hình thành và phát triển các tư tưởng, quan điểm pháp luật. 2.2. Phân loại ý thức pháp luật a. Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức, ý thức pháp luật được chia thành ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật có tính lý luận và ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp. - Ý thức pháp luật thông thường được hình thành một cách tự phát dưới tác động trực tiếp của điều kiện và kinh nghiệm cuộc sống cá nhân. - Ý thức pháp luật mamg tính lý luận thể hiện dưới dạng quan điểm, khái niệm, học thuyết về pháp luật. Ý thức pháp luật mang tính lý luận hình thành trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp sâu sắc các kiến thức pháp luật. Ý thức pháp luật mang tính lý luận là cơ sở để hoạt động sáng tạo pháp luật. - Ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp là ý thức pháp luật của các luật gia, của các nhà chức trách mà trong hoạt động của mình thường xuyên vận dụng sáng tạo pháp luật. So với ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật mang tính lý luận, ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp đặc trưng bởi sự kêt hợp hài hoà giữa yếu tố tư tưởng và yếu tố tâm lý. Ý thức pháp luật nghề nghiệp không chỉ đặc trưng bởi trình độ hiểu biết cao về pháp luật, mà còn đặc trưng bởi khả năng thực tế cao như thành thói quen trong sự vận dụng và áp dụng pháp luật trong thực tế. b. Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật ta có: ý thức pháp luật xã hội, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật của cá nhân. - Ý thức pháp luật xã hội là ý thức pháp luật của bộ phận tiến tiến đại diện cho xã hội, nó chứa đựng những tư tưởng, quan điểm khoa học về những vấn đề cơ bản nhất của 113
- pháp luật. Vì nó tiến bộ và có cơ sở khoa học nên ý thức pháp luật xã hội được chính thức hoá trong toàn xã hội. - Ý thức pháp luật nhóm chỉ phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình cảm của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật. Ý thức pháp luật nhóm có phạm vi tác động nhỏ hơn so với ý thức pháp luật xã hội. - Ý thức pháp luật của cá nhân phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp luật và đối với pháp luật. Trình độ ý thức pháp luật của cá nhân thường thấp hơn ý thức pháp luật xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra là không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của cá nhân lên ngang tầm ý thức pháp luật xã hội. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Giữa ý thức pháp luật và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Những nguyên lý và cơ sở để xây dựng và thực hiện pháp luật đồng thời cũng là những nguyên lý và cơ sở để hình thành và phát triển ý thức pháp luật. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật xã hội chủ nghĩa được biểu hiện ở những điểm sau: 1. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề tư tưỏng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Pháp luật xã hội chủ nghĩa là sự biểu hiện ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Những thay đổi khách quan trong đời sống xã hội trước hết được phản ánh trong ý thức pháp luật sau đó mới được thể hiện thành các quy phạm pháp luật tương ứng. Không có ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa phù hợp với bản chất và những điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội thì cũng không thể xây dựng được hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp. 2. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội Pháp luật xã hội chủ nghĩa được ban hành nhằm để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo hướng phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhưng mục đích điều chỉnh của pháp luật được thực hiện thông qua hành vi xử sự của con người và các tổ chức xã hội, trong đó việc xử sự tự giác của công dân theo yêu cầu của pháp luật là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm cho pháp luật phát huy được hiệu lực. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện sự nhận thức của công dân và thái độ của họ đối với quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu ý thức pháp luật càng được nâng cao thì tinh thần tôn trọng pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật càng được bảo đảm. 3. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật Ý thức pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc áp dụng pháp luật. Để áp dụng đúng đắn một quy phạm pháp luật đòi hỏi phải có sự hiểu biết chính xác nội dung và yêu cầu của quy phạm đó, phải giải thích và làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm đó. Muốn thực hiện điều này đòi hỏi ý thức pháp luật của những người áp dụng pháp luật phải đã phát triển đầy đủ, họ phải có một nền tảng văn háo pháp lý vững chắc. 114