Luận án Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa

doc 209 trang vanle 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_phat_trien_kinh_te_du_lich_gan_voi_tang_cuong_quoc_p.doc

Nội dung text: Luận án Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận án là trung thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NguyÔn Anh TuÊn
  2. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA 29 1.1. Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa 29 1.2. Tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 44 1.3. Gắn phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 53 1.4. Khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở một số nước và địa phương trong nước 75 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2006 - 2014 94 2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 94 2.2. Những thành tựu, hạn chế cơ bản và nguyên nhân trong phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 103 2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 142 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA THỜI GIAN TỚI 146 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 146 3.2. Giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 152 KẾT LUẬN 182 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 184 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 185 PHỤ LỤC 194
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 An ninh du lịch ANDL 2 An ninh chính trị ANCT 3 An ninh trật tự ANTT 4 An ninh quốc gia ANQG 5 An ninh nhân dân ANND 6 Bộ đội biên phòng BĐBP 7 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 8 Cơ sở vật chất kỹ thuật CSVCKT 9 Chủ nghĩa xã hội CNXH 10 Dân quân tự vệ DQTV 11 Dự bị động viên DBĐV 12 Điều tra cơ bản ĐTCB 13 Hội nhập kinh tế quốc tế HNKTQT 14 Hội đồng nhân dân HĐND 15 Kinh doanh du lịch KDDL 16 Kinh tế - xã hội KT - XH 17 Kinh tế du lịch KTDL 18 Kết cấu hạ tầng KCHT 19 Khoa học - công nghệ KHCN 20 Khu vực phòng thủ KVPT 21 Lưu trú du lịch LTDL 22 Nguồn nhân lực NNL 23 Quốc phòng, an ninh QP, AN 24 Quốc phòng toàn dân QPTD 25 Trật tự an toàn xã hội TTATXH 26 Ủy ban nhân dân UBND 27 Xã hội chủ nghĩa XHCN
  4. 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa” được tác giả ấp ủ trong suốt quá trình học tập, công tác và tham gia giảng dạy. Đây là một công trình khoa học độc lập, không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố. Tác giả nhận thấy rằng, vấn đề gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa là một nội dung bổ ích, có thể bổ sung cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tác giả. Vì vậy, tác giả đã xin ý kiến chuyên gia, trao đổi với các thầy hướng dẫn và quyết định chọn làm vấn đề nghiên cứu trong luận án của mình. Đề tài mà tác giả trình bày có kết cấu gồm phần mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; 3 chương, 9 tiết; phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Với dung lượng 3 chương (9 tiết), công trình nghiên cứu bảo đảm triển khai được những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm vừa đẩy mạnh KTDL phát triển, vừa tăng cường được sức mạnh QP, AN của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. Những vấn đề được luận giải trong đề tài, một mặt, là sự kế thừa có chọn lọc một số quan điểm của các học giả trong các công trình nghiên cứu trước đó; mặt khác, chính là sự nỗ lực nghiên cứu của tác giả dưới sự định hướng của các thầy hướng dẫn. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Hiện nay trên thế giới, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân ở nhiều nước và đang có xu hướng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Đặc biệt những thập kỷ gần đây, khi làn sóng toàn cầu hóa kinh tế tăng lên mạnh mẽ thì du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của các nước đang phát triển. Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình CNH, HĐH, hạn chế thất nghiệp v.v. Với tư cách là một ngành
  5. 6 kinh tế tổng hợp, KTDL đã trở thành yếu tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là động lực đẩy nhanh tiến trình giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia, dân tộc. Do đó, từ các nước có nền kinh tế phát triển đến các nước đang phát triển đều chú trọng đầu tư cho phát triển KTDL. Kết hợp kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng ta. Nhất quán chủ trương kết hợp kinh tế với QP, AN trong tình hình mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) do Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua đã tiếp tục khẳng định: “Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn” [25, tr.82]. Chủ trương kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP, AN của Đảng ta trong tình hình mới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt sâu sắc và triệt để thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành và địa phương. Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Khánh Hòa có vị trí chiến lược tổng hợp cả về kinh tế và QP, AN, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không hết sức thuận lợi cho phát triển KTDL. Trong những năm qua, KTDL của Khánh Hòa có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH và tăng cường QP, AN ở địa phương. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đặc biệt là cơ cấu vùng lãnh thổ du lịch (không gian du lịch) của Khánh Hòa ngày càng được mở rộng, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đến đầu tư ở địa phương, tạo ra sự đan cài về lợi ích kinh tế, từ đó góp phần tăng cường QP, AN trên địa bàn Tỉnh. Các dự án đầu tư về KCHT, CSVCKT du lịch đều có tính lưỡng dụng, vừa tạo nền móng cho phát triển KTDL, vừa phục vụ tốt cho nhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng nhu cầu tác chiến của các lực lượng vũ trang. Các cấp chính quyền đã
  6. 7 thực hiện tốt kế hoạch bố trí lại dân cư, đưa dân ra các đảo nhằm vừa phát triển KTDL, vừa nâng cao khả năng phòng thủ tại chỗ, xây dựng tiềm lực và thế trận QPTD gắn với thế trận ANND vững mạnh v.v. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa còn bộc lộ một số hạn chế, như: phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch có thời điểm còn chưa gắn với xây dựng tiềm lực và thế trận QP, AN ở địa phương; công tác đầu tư xây dựng KCHT, CSVCKT du lịch có nơi chưa theo hướng lưỡng dụng, gây khó khăn cho nhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng yêu cầu tác chiến khi có tình huống chiến tranh xảy ra; công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL chưa theo kịp yêu cầu phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở địa phương; việc phối hợp triển khai Đề án ANDL giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ; chất lượng khảo sát, quy hoạch ở một số tuyến, điểm du lịch còn hạn chế dẫn đến tình trạng các sản phẩm du lịch này manh mún, môi trường ANTT phức tạp, các lực lượng gặp khó khăn và bị động khi triển khai công tác đảm bảo ANTT; nhiều đối tượng nước ngoài lợi dụng danh nghĩa du lịch để thực hiện các hoạt động thu thập tình báo, móc nối gây cơ sở, hoạt động tôn giáo trái pháp luật; tình trạng người nước ngoài du lịch tại Khánh Hòa hoạt động sai mục đích nhập cảnh, vi phạm quy chế quản lý tạm trú và các vi phạm pháp luật khác diễn ra khá phổ biến v.v. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những phân tích, đánh giá về gắn phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm vừa thúc đẩy KTDL phát triển, vừa tăng cường QP, AN ở địa phương là một nhiệm vụ cấp thiết cần được giải quyết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ tình hình trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận án tiến sĩ.
  7. 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong thời gian tới. * Nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. - Khảo sát kinh nghiệm phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở một số nước và địa phương trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Khánh Hòa. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua. - Xác định những mâu thuẫn đặt ra từ thực tiễn phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. - Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc gắn sự phát triển KTDL với hoạt động tăng cường QP, AN. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận án nghiên cứu việc gắn sự phát triển KTDL với hoạt động tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tập trung nghiên cứu trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn Tỉnh và cơ quan Công an, Quân sự địa phương. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Về thời gian: Việc phân tích thực trạng được giới hạn trong thời gian từ năm 2006 đến 2014.
  8. 9 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận, thực tiễn: Luận án dựa trên những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với QP, AN; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về phát triển KTDL và mục tiêu, nhiệm vụ QP, AN của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận án còn dựa vào thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; kế thừa số liệu và kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học có liên quan đã được công bố. * Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học của kinh tế chính trị để phân tích sự gắn kết giữa phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa; đồng thời, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thực hiện khảo sát thực tế, so sánh, xin ý kiến chuyên gia, tọa đàm trao đổi với các lực lượng có liên quan để đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. 6. Những đóng góp mới của luận án - Phân tích làm rõ khái niệm, nội dung phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa và đưa ra tiêu chí đánh giá sự phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. - Khái quát các mâu thuẫn từ thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. - Đề xuất 3 phương hướng và 6 nhóm giải pháp cơ bản nhằm vừa đẩy mạnh KTDL phát triển, vừa góp phần tăng cường QP, AN ở địa phương trong thời gian tới.
  9. 10 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; chỉ ra các mâu thuẫn cần giải quyết nhằm vừa thúc đẩy KTDL phát triển, vừa góp phần tăng cường QP, AN ở địa phương trên cơ sở tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay; đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm vừa đẩy mạnh KTDL phát triển, vừa tăng cường được sức mạnh QP, AN của Tỉnh trong thời gian tới. * Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo để giảng dạy các môn Kinh tế chính trị, Kinh tế quân sự tại các Nhà trường, Học viện trong Quân đội. Đồng thời, luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. 8. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, 3 chương, 9 tiết, kết luận, danh mục các công trình đã được công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  10. 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Các công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế du lịch, phát triển kinh tế du lịch đã được công bố ở nước ta * Các công trình nước ngoài Robert Lanquar, Robert Hollier: Marketing du lịch [43]. Cuốn sách giới thiệu về những mốc lịch sử của marketing du lịch, các định nghĩa và quan niệm về marketing du lịch; phân tích cung, cầu du lịch và các nhu cầu khác của thị trường du lịch. Về lịch sử ra đời của marketing du lịch, tác giả cho rằng: marketing du lịch ra đời từ sự phát triển của nền văn minh công nghiệp. Đồng thời, tác giả đã đưa ra khuyến nghị cho các nước cần phát triển chiến lược marketing du lịch với những mục tiêu, như: phát triển mạng lưới sắp đặt việc chuyên chở du lịch bảo đảm hiệu quả; cải thiện các trang thiết bị công cộng của các điểm du lịch; tăng cường phụ cấp cho một số dịch vụ tại chỗ trong trường hợp thời tiết xấu; áp dụng chính sách giá mềm dẻo đối với các mùa; cung du lịch phải hướng vào từng nhóm khách du lịch v.v. Robert Lanquar: Kinh tế du lịch [44]. Cuốn sách đã giới thiệu các mốc lịch sử của ngành công nghiệp du lịch, đi sâu phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế, những công cụ và phương tiện phân tích về kinh tế học du lịch, KDDL, qua đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận KTDL theo hướng hệ thống hiện đại. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình: Kinh tế du lịch và du lịch học [54]. Đây là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về hoạt động du lịch từ thực tiễn của Trung Quốc, nêu lên nhiều vấn đề tương đối phù hợp với điều kiện hoạt động du lịch ở Việt Nam. Từ thực tiễn của Trung Quốc, có thể rút ra những bài học để đưa du lịch Việt Nam phát triển theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị đối với những nhà nghiên cứu, những người hoạt động trong ngành du lịch hoặc các sinh viên đang theo học chuyên ngành du lịch.
  11. 12 Francesco Frangialli, Klaus Toepfer: Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững [29]. Cuốn sách được thực hiện bởi hai tổ chức UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc) và UNWTO (Tổ chức Du lịch Quốc tế), nhằm tập hợp mọi khía cạnh của phát triển du lịch bền vững vào trong ấn phẩm này. Cuốn cẩm nang đã đưa ra quan niệm về phát triển bền vững trong du lịch; các cách tiếp cận hiệu quả để xây dựng chiến lược và chính sách nhằm tăng cường sự bền vững trong phát triển du lịch; các công cụ để thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững v.v. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động du lịch, KDDL, thị trường du lịch và những kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước. Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị về kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, tiếp cận khách hàng và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, phát triển thị trường du lịch v.v. Đề tài mà nghiên cứu sinh lựa chọn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu nêu trên. * Các công trình trong nước Ở nước ta, KTDL là một ngành mới thuộc khu vực dịch vụ nên đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KTDL, phát triển KTDL đã được công bố. Đó là các công trình chủ yếu sau: Đề án: Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên [79]. Nội dung đề án đã nêu lên đặc điểm chung của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên; chỉ rõ vai trò và vị trí của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; đưa ra các cơ sở khoa học để đề xuất chủ trương và giải pháp, như: tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; thực trạng phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; những cơ hội và thách thức của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên. Từ đó, đề án đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển mạnh du lịch Miền Trung - Tây Nguyên.
  12. 13 Đề tài cấp Bộ (2007): Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế [88]. Các tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch, định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế; phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực, như: Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Trung Quốc, Inđônêxia. Các tác giả cũng đã phân tích tính đặc thù và thế mạnh của sản phẩm du lịch Việt Nam, đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam; so sánh, xác định sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Đề tài cấp Bộ (2008): Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ [51]. Đề tài tập trung vào những vấn đề, như: Đánh giá vị trí và vai trò của du lịch đảo ven bờ trong chiến lược phát triển KT - XH, QP, AN ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong phát triển du lịch EWEC (Hợp tác phát triển KTDL Hành lang kinh tế Đông - Tây); phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch và các nguồn nhân lực có liên quan đến phát triển du lịch tại các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ; đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ; xác định những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch đảo ven bờ ở khu vực ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ; đề xuất các giải pháp đảm bảo sự phát triển du lịch đảo ven bờ bền vững. Hoàng Thị Ngọc Lan: Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây [42]. Luận án đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường du lịch; phát triển thị trường du lịch; kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch ở nước ngoài và một số tỉnh trong nước. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường du lịch ở Hà Tây, tác giả đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch tỉnh Hà Tây.
  13. 14 Trần Xuân Ảnh: Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế [1]. Tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch trong HNKTQT; phân tích thực trạng thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập; nêu rõ xu hướng phát triển của thị trường du lịch quốc tế và quốc gia, từ đó đề xuất phương hướng trọng tâm phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh trong HNKTQT; đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới, bao gồm: Nhóm các giải pháp tạo lập nguồn cung hàng hóa du lịch; nhóm các giải pháp kích cầu; nhóm giải pháp điều tiết giá cả; nhóm giải pháp tạo lập môi trường du lịch trong HNKTQT. Hoàng Thị Lan Hương: Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam [37]. Nội dung của Luận án hướng vào làm rõ cơ sở lý luận về kinh doanh LTDL, phát triển bền vững kinh doanh LTDL; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển kinh doanh LTDL bền vững. Tác giả nghiên cứu, phân tích mô hình phát triển kinh doanh LTDL bền vững của một số nước ASEAN, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho lĩnh vực kinh doanh LTDL của Việt Nam nói chung và Vùng Bắc Bộ nói riêng; phân tích tiềm năng, thế mạnh và thực trạng phát triển kinh doanh LTDL ở Vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam; đánh giá một cách khái quát sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh LTDL và thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch, kinh doanh LTDL trong những năm qua tại Vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp mang tính đột phá cho các cơ sở kinh doanh LTDL và các chủ thể quản lý nhà nước tại Vùng du lịch Bắc Bộ; đưa ra một số kiến nghị nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững kinh doanh LTDL Vùng du lịch Bắc Bộ trong thời gian tới. Nguyễn Trùng Khánh: Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam [41]. Tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện
  14. 15 HNKTQT; chỉ ra các điều kiện phát triển dịch vụ lữ hành du lịch; kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong HNKTQT của một số nước Đông Á; đưa ra 7 bài học thành công về chiến lược phát triển marketing, cung cấp dịch vụ, xây dựng KCHT du lịch, đảm bảo an ninh, phát triển NNL du lịch và bảo vệ môi trường. Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành du lịch. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho Việt Nam trong điều kiện HNKTQT hiện nay. Những công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sâu phân tích lý luận chung về KTDL, nêu bật vai trò của KTDL trong quá trình phát triển KT - XH ở nước ta; phân tích các chặng đường phát triển của KTDL, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch Việt Nam. Có đề tài bàn về thị trường du lịch, đề cập đến các vấn đề về hàng hóa du lịch, cung - cầu về du lịch, giá cả và cơ chế vận hành thị trường du lịch trên phạm vi cả nước và ở một số vùng, địa phương trong nước. Các công trình, bài viết đã chỉ ra những thách thức mà ngành du lịch phải đối mặt trước xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào các quan hệ du lịch quốc tế. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát triển KTDL ở tỉnh Khánh Hòa dưới góc độ kinh tế chính trị. 2. Các công trình khoa học nghiên cứu về quốc phòng, an ninh đã được công bố ở nước ta * Các công trình nghiên cứu nước ngoài Công trình nghiên cứu: Tư duy quân sự nước ngoài [80]. Đây là một công trình nghiên cứu tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu quân sự và các tướng lĩnh của quân đội nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp Trong công trình này, các tác giả tập trung phân tích, làm rõ quá trình đổi mới tư duy quân sự của các quốc gia, dân tộc hiện nay theo hướng điều chỉnh những quan điểm về chiến tranh, về học thuyết quân sự, định ra những chiến lược phục vụ cho mục tiêu trước mắt và lâu dài. Các tác giả khẳng định, quốc gia nào muốn
  15. 16 giành phần thắng trong thế kỷ XXI thì phải xây dựng chiến lược phát triển quốc phòng. Trong đó, phải xây dựng quân đội tinh nhuệ; phát triển công nghiệp quốc phòng; kiện toàn và hoàn thiện lực lượng động viên chiến tranh. Công trình nghiên cứu: Bản phác thảo về chiến lược quân sự mới của Mỹ, B. James và D. Goure [38]. Các tác giả tập trung phân tích, luận giải quá trình đổi mới về chiến lược quân sự của Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI. Các tác giả cho rằng, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chiến lược quân sự quốc gia của Mỹ đề ra trước đây không còn phù hợp. Do vậy, nước Mỹ cần phải xây dựng “Chiến lược quân sự quốc gia mới”; trong đó, trọng tâm là chiến lược “kế hoạch hóa quân đội” và “đẩy mạnh cuộc cách mạng quân sự trong quân đội”. Công trình nghiên cứu: Chiến lược phòng thủ tích cực của Trung Quốc [5]; Chính sách quốc phòng của Trung Quốc [39]; Chiến lược an ninh quốc gia Trung Quốc đầu thế kỷ XXI [2]. Các tác giả đã phân tích, làm rõ quá trình đổi mới chiến lược quân sự bảo vệ Tổ quốc XHCN ở Trung Quốc; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương thức tiến hành bảo vệ Tổ quốc XHCN. Các tác giả cho rằng, để giữ vững ANQG và đối phó hiệu quả với những cuộc chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao thì các nước cần tập trung xây dựng “Chiến lược phòng thủ”, “Chiến lược phát triển quốc phòng”, hoặc “Chiến lược an ninh quốc gia”. Muốn vậy, phải ra sức hiện đại hóa vũ khí, trang bị và xây dựng các lực lượng vũ trang, nhất là xây dựng quân đội tinh nhuệ; phát triển khoa học kỹ thuật quân sự và nghệ thuật quân sự; phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại; kiện toàn và hoàn thiện lực lượng DBĐV, chuẩn bị cơ sở vật chất và tinh thần cho chiến tranh v.v. Các công trình nghiên cứu trên tuy không liên quan trực tiếp đến luận án, nhưng đó là những vấn đề cơ bản để tác giả luận án kế thừa và làm sâu sắc thêm quan niệm của mình về tăng cường QP, AN, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới.
  16. 17 * Các công trình nghiên cứu trong nước Những năm qua, ở trong nước đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề QP, AN bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đáng chú ý có các công trình nghiên cứu: Công trình nghiên cứu: Mấy vấn đề cơ bản về tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới [36]. Công trình đã phân tích, làm rõ quan niệm về sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; chỉ ra những nhân tố hợp thành sức mạnh quốc phòng, bao gồm: tiềm lực chính trị tinh thần; tiềm lực, thực lực quân sự; nguồn lực khối đại đoàn kết dân tộc; nguồn lực KT - XH, KH - CN, văn hóa, an ninh và đối ngoại. Công trình nghiên cứu còn tập trung đánh giá thực trạng sức mạnh quốc phòng và những vấn đề đang đặt ra hiện nay; làm rõ thành tựu và chỉ ra những tồn tại, yếu kém của quá trình tăng cường sức mạnh quốc phòng trong công cuộc đổi mới đất nước. Công trình nghiên cứu: Tăng cường sức mạnh quốc phòng dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng [90]; Về nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [108]; Nền quốc phòng toàn dân trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hiện nay [106]; Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn [107]; Góp phần tìm hiểu đường lối quân sự của Đảng [92]; Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới [52]; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới [85]; Quốc phòng - an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [86]; Sự phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [87]. Các công trình này tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề QP, AN trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong đó, các tác giả tập trung làm rõ quá trình phát triển tư duy của Đảng về vấn đề QP, AN; về bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền QPTD; khái quát và làm sáng tỏ các quan niệm, quan điểm
  17. 18 của Đảng về vấn đề QP, AN; về bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền QPTD trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu còn làm rõ sự tác động của tình hình thế giới, khu vực sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN và WTO; sự tác động của tình hình trong nước; sự thay đổi trong phương châm, chiến lược, âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn đặt ra cần phải giải quyết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Công trình nghiên cứu: Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986-2005) [27]. Công trình đã tiến hành tổng kết quốc phòng Việt Nam qua 20 năm đổi mới đất nước. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả khái quát về tình hình thế giới, khu vực và trong nước tác động đến quốc phòng Việt Nam; đánh giá về thành tựu lý luận - thực tiễn trong lĩnh vực quốc phòng và những vấn đề đang đặt ra qua 20 năm đổi mới. Thành tựu đó được thể hiện trên các phương diện: tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới; đổi mới về xây dựng nền QPTD; đổi mới về xây dựng lực lượng quốc phòng; phát triển lý luận về xây dựng thế trận QPTD; đổi mới cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành nhiệm vụ quốc phòng. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất phương hướng tiếp tục đổi mới, phát triển lý luận về quốc phòng trong những năm tới. Sự đổi mới ấy trên nhiều phương diện: đổi mới tư duy về quốc phòng theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đổi mới về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; đổi mới về tổ chức xây dựng thế trận QPTD và đổi mới về hệ thống tổ chức đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng và lực lượng vũ trang nhân dân. Nguyễn Tế Nhị, Nguyễn Thế Vỵ, Tùng Như: Cẩm nang công tác quốc phòng - an ninh dành cho cán bộ lãnh đạo các cấp [60]. Cuốn sách tổng hợp, chọn lọc những bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và lãnh đạo về công tác QP, AN ở các
  18. 19 ngành, cơ quan, đơn vị. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần: Tư duy mới về QP, AN trong tiến trình đổi mới đất nước; QP, AN từ lý luận đến thực tiễn; một số văn bản của Nhà nước về QP, AN. Công trình nghiên cứu: Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Bộ quốc phòng (1991-2011) [26]. Công trình đã tiến hành tổng kết quá trình quán triệt, tổ chức thực hiện Cương lĩnh về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc XHCN từ năm 1991 đến năm 2011. Trong đó, các tác giả tập trung đánh giá và tổng kết những nội dung về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; về xây dựng nền QPTD; về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân; về mối quan hệ kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - an ninh - đối ngoại. Công trình nghiên cứu còn đánh giá khái quát những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện Cương lĩnh năm 1991 về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Những nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu ở trong nước nêu trên được tác giả luận án kế thừa và làm sâu sắc hơn quan niệm về tăng cường QP, AN và những nội dung tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay. 3. Các công trình khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế nói chung, phát triển kinh tế du lịch nói riêng với tăng cường quốc phòng, an ninh Trần Trung Tín: Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay [76]. Luận án đề cập tương đối có hệ thống và toàn diện về mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và quốc phòng trong giai đoạn hiện nay ở nước ta; chỉ rõ sự cần thiết, mục đích, nội dung của sự kết hợp. Trên cơ sở phân tích thực trạng kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, đề tài đã chỉ ra nội dung đổi mới sự kết hợp trên cả góc độ hoạch định, thực thi chính sách và phương thức hoạt động KT - XH, quân sự - quốc phòng; đưa ra một số yêu cầu, giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong quá trình thực hiện cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  19. 20 Nguyễn Văn Rinh: Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế trong tiến trình CNH - HĐH đất nước [65]. Tác giả xác định quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng và phát triển KT - XH, củng cố QP, AN trên các địa bàn chiến lược. Những nhiệm vụ đó là sự cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng về việc kết hợp kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế trong chiến lược phát triển KT - XH ở nước ta. Cuốn sách gồm những luận điểm mang tính định hướng cho mỗi cán bộ, chiến sỹ tiếp tục quán triệt và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, quân đội và nhân dân giao phó. Nguyễn Xuân Hiến: An ninh trong lĩnh vực du lịch của người nước ngoài và những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh của cơ quan an ninh Việt Nam [34]. Tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm người nước ngoài du lịch tại Việt Nam; chỉ rõ An ninh trong lĩnh vực du lịch của người nước ngoài tại Việt Nam; phân tích sâu sắc thực trạng hoạt động xâm phạm ANQG của người nước ngoài du lịch tại Việt Nam và công tác đấu tranh của Cơ quan An ninh Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh của Cơ quan An ninh Việt Nam. Bùi Ngọc Quỵnh: Tác động của hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN đối với sự nghiệp quốc phòng ở nước ta hiện nay [64]. Luận án đã khái quát toàn bộ tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN, chỉ rõ những tác động hai chiều của quá trình này đến sự nghiệp quốc phòng; đánh giá thực trạng và những yêu cầu, giải pháp đặt ra nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của sự tác động đó đến sự nghiệp quốc phòng hiện nay. Đồng thời, luận án còn đề cập đến vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập Việt Nam - ASEAN nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng. Nguyễn Văn Ngừng: Tác động của kinh tế thị trường đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam [58]. Tác giả nêu ra những nhận thức chung về kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
  20. 21 Nam; tác động của kinh tế thị trường đối với QP, AN, từ đó nêu ra phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường kết hợp với tăng cường tiềm lực QP, AN ở nước ta hiện nay. Trần Văn Lý: Vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong quá trình chủ động HNKTQT hiện nay [53]. Tác giả đi sâu phân tích những nội dung, yêu cầu HNKTQT của nước ta hiện nay; chỉ ra vai trò của Quân đội đối với quá trình HNKTQT xuất phát từ bản chất, truyền thống, chức năng của một đội quân cách mạng kiểu mới; đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp quân đội cho phù hợp với điều kiện mới. Nguyễn Đình Sơn: Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh [71]. Tác giả luận án đã đưa ra quan niệm của mình về KTDL, phát triển KTDL; luận giải sâu sắc về tác động của phát triển KTDL tới QP, AN; đề cập đến một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển KTDL kết hợp với QP, AN và rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam; phân tích sâu sắc thực trạng phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới QP, AN; chỉ rõ những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong quá trình phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ kết hợp với tăng cường QP, AN. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra phương hướng, mục tiêu và giải pháp cơ bản để phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ kết hợp với tăng cường, củng cố QP, AN. Nguyễn Thị Minh Loan: Tác động của hoạt động du lịch đối với vấn đề giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp [49]. Tác giả đã phân tích làm rõ về hoạt động du lịch và mối quan hệ giữa hoạt động du lịch với yêu cầu giữ gìn TTATXH; phân tích sâu sắc đặc điểm và thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Ninh; làm rõ tác động của hoạt động du lịch đến nhiệm vụ giữ gìn TTATXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó, tác giả dự báo tác động của hoạt động du lịch đối với TTATXH ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp
  21. 22 góp phần ngăn chặn tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với TTATXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nguyễn Văn Tự: Khánh Hòa gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới [84]. Tác giả đã phân tích, làm rõ nét nổi bật của Khánh Hòa trong quá trình kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường QP, AN; chỉ rõ thực chất của sự kết hợp và làm rõ thực trạng phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra phương hướng nhằm đẩy mạnh phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong thời gian tới, như: Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc; xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh; xây dựng lực lượng vũ trang Tỉnh vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có chất lượng tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu cao; gắn thế trận QPTD với thế trận ANND, xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh toàn diện; đẩy mạnh kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa. Quốc Toản, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng: Kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới [78]. Trong bài viết, các tác giả đã giới thiệu về vùng biển Việt Nam và làm rõ quan điểm của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế biển, QP, AN trên biển và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP, AN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo và nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP, AN trên biển; đổi mới cơ chế lãnh đạo, quản lý việc kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP, AN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tăng cường xây dựng lực lượng đủ sức bảo vệ biển, đảo trong mọi tình huống; xây
  22. 23 dựng thế trận QP, AN hoàn chỉnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo; mở rộng hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia ở khu vực Biển Đông, góp phần giữ gìn hòa bình, thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Nguyễn Văn Dung: Tác động của phát triển kinh tế thủy sản ở Khánh Hòa đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay [20]. Tác giả đã luận giải sâu sắc về tác động của phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng KVPT tỉnh Khánh Hòa; đề cập đến kinh nghiệm của nước ngoài và một số địa phương ở Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế thủy sản với củng cố quốc phòng, xây dựng KVPT Tỉnh. Trên cơ sở đi sâu phân tích thực trạng tác động của phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng KVPT tỉnh Khánh Hòa, tác giả luận án đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực trong phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng KVPT tỉnh Khánh Hòa hiện nay. Nguyễn Hữu Tập: Phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay [72]. Tác giả luận án đã luận giải khá sâu sắc về vấn đề phát triển kinh tế nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và HNKTQT; tác động của phát triển kinh tế nông thôn đến xây dựng thế trận QPTD; phân tích sâu sắc thực trạng phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận QPTD ở nước ta hiện nay; chỉ rõ những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn và phát huy tác động tích cực của nó đến xây dựng thế trận QPTD ở nước ta trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn kết hợp với xây dựng thế trận QPTD ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn Văn Ngừng: Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam [59]. Tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thế giới và xu hướng vận
  23. 24 động trong thời gian tới, từ đó đánh giá những tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam và những ảnh hưởng đối với vấn đề ANTT ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH dưới tác động của toàn cầu hóa. Trần Hữu Sâm: Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quản lý bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia [66]. Các tác giả đã luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kết hợp kinh tế với QP, AN, đối ngoại trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; chỉ rõ thực trạng kết hợp; phân tích sâu sắc yêu cầu, nội dung, phương thức kết hợp; đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp kinh tế với QP, AN, đối ngoại trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia thời kỳ mới. Đặng Bình Dương: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về An ninh Quốc gia đối với người nước ngoài du lịch tại địa bàn Khánh Hòa [22]. Các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về ANQG đối với người nước ngoài du lịch tại Khánh Hòa; hoạt động của lực lượng An ninh Công an tỉnh Khánh Hòa trong quản lý nhà nước về ANQG đối với người nước ngoài du lịch trên địa bàn Tỉnh; dự báo và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ANQG đối với người nước ngoài du lịch tại tỉnh Khánh Hòa. Nguyễn Đức Độ: Một số vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới [28]. Cuốn sách đã luận giải một số vấn đề chung về kết hợp kinh tế với quốc phòng, lược sử nhận thức kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta trong thời kỳ phong kiến và từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phân tích các nhân tố tác động, mục tiêu, nội dung và định hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng trên một số lĩnh vực và ngành kinh tế chủ yếu ở nước ta trong tình hình mới.
  24. 25 Cao Văn Sâm: Bảo vệ an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ trong tình hình hiện nay [67]. Tác giả đã phân tích sâu sắc về an ninh kinh tế biển và bảo vệ an ninh kinh tế biển; làm rõ cơ sở chính trị và pháp lý của công tác bảo vệ an ninh kinh tế biển; chỉ rõ tình hình phức tạp về an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ; phân tích sâu sắc thực trạng công tác bảo vệ an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở đó, tác giả đã dự báo tình hình liên quan đến công tác bảo vệ an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ trong thời gian tới. Mai Thanh Trà: Công tác đảm bảo an ninh du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên – Thực trạng và giải pháp [91]. Các tác giả đã phân tích sâu sắc lý luận về đảm bảo ANDL và đặc điểm, tình hình du lịch ở Phú Yên liên quan đến công tác đảm bảo ANDL; chỉ rõ thực trạng ANDL và công tác đảm bảo ANDL ở tỉnh Phú Yên từ năm 1996 đến nay; đưa ra dự báo tình hình tác động đến công tác bảo đảm ANDL ở tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ANDL trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Dưới góc độ các bài báo khoa học, có các bài tiêu biểu, như: Nguyễn Ngọc Hồi, “Gia nhập WTO - cơ hội và thách thức đối với nền QPTD nước ta” [32]; Diệp Kỉnh Tần, “Mấy vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với quốc phòng - an ninh” [73]; Nguyễn Văn Lân, “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh trên vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc” [45]; Mai Văn Phúc, “Tổng công ty hàng hải Việt Nam gắn phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh trên biển” [62]; Nguyễn Duy Hưng, “Quảng Ninh thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [35]; Hoàng Đức
  25. 26 Nguyên, “Huyện Trùng Khánh gắn phát triển kinh tế - xã hội với nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới” [56]; Hoàng Chí Thức, “Sơn La kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh và đối ngoại” [89]; Nguyễn Ngọc Hồi, “Một số vấn đề đặt ra đối với Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay” [33]; Châu Tiến Dũng, “Lực lượng vũ trang Quảng Bình tích cực xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc” [21] v.v. Nhìn chung, các bài báo nêu trên đều chưa đề cập đến vấn đề phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. 4. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 4.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố Thông qua tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, bước đầu tác giả luận án đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đó trên một số nội dung sau: Một là, các công trình, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động du lịch, KDDL và những kinh nghiệm phát triển KTDL ở một số nước; phân tích làm rõ về KTDL, phát triển KTDL, nêu bật vai trò của KTDL trong quá trình phát triển KT - XH. Các tác giả cũng đã phân tích các chặng đường phát triển của KTDL, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch ở Việt Nam; phân tích tính đặc thù và thế mạnh của sản phẩm du lịch Việt Nam; đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam; so sánh sản phẩm du lịch Việt Nam với sản phẩm du lịch của các nước trong khu vực và thế giới. Có đề tài bàn về thị trường du lịch, đề cập đến các vấn đề về hàng hóa du lịch, cung - cầu về du lịch, giá cả và cơ chế vận hành thị trường du lịch trên phạm vi cả nước và một số vùng, địa phương ở Việt Nam. Các công trình,
  26. 27 bài viết đã chỉ ra những thách thức mà ngành du lịch phải đối mặt trước xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào các quan hệ du lịch quốc tế. Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát triển KTDL ở Khánh Hòa dưới góc độ kinh tế chính trị. Hai là, các tác giả đã phân tích sâu sắc quá trình đổi mới tư duy quân sự của các quốc gia, dân tộc hiện nay theo hướng điều chỉnh quan điểm về chiến tranh, về học thuyết quân sự. Các tác giả khẳng định, quốc gia nào muốn giành phần thắng trong thế kỷ XXI thì phải xây dựng chiến lược phát triển quốc phòng. Trong đó, cần xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ; phát triển công nghiệp quốc phòng; kiện toàn và hoàn thiện lực lượng động viên chiến tranh v.v. Đồng thời, các tác giả cũng đã làm rõ một số nội dung cơ bản về tăng cường QP, AN bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; phân tích làm rõ sự phát triển nhận thức, tư duy mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; xây dựng nền QPTD, ANND; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; hệ thống tổ chức đảng lãnh đạo nhiệm vụ QP, AN v.v. Từ những nội dung cụ thể này, các tác giả tiến hành đánh giá thành tựu và hạn chế, chỉ rõ những vấn đề đặt ra cần bổ sung, phát triển; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường QP, AN ở Việt Nam trong tình hình mới. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích, luận giải sâu sắc tác động của tình hình thế giới, khu vực sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN và WTO; sự thay đổi về chiến lược, âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch; những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn cần giải quyết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ba là, các tác giả đã luận giải một số vấn đề chung về kết hợp kinh tế với QP, AN; lược sử nhận thức kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta trong thời kỳ phong kiến và từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phân tích các nhân tố tác động, mục tiêu và định hướng kết hợp kinh tế
  27. 28 với QP, AN trên một số lĩnh vực và ngành kinh tế chủ yếu ở nước ta. Các tác giả cũng đã chỉ rõ sự cần thiết, mục đích, nội dung của sự kết hợp; làm rõ sự tác động của toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tới QP, AN; đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng gắn với tăng cường QP, AN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Như đã phân tích ở trên, do không thuộc đối tượng hay phạm vi nghiên cứu nên các công trình liên quan đến đề tài luận án đã không đi sâu phân tích về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Trong khi đó, mối quan hệ giữa hai lĩnh vực này đang diễn ra trong thực tế và luôn vận động phát triển, đòi hỏi cần được nghiên cứu, luận giải cả trên góc độ lý luận và thực tiễn. Do vậy, tác giả xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết là: Thứ nhất, xây dựng khái niệm phát triển KTDL; phân tích làm rõ đặc điểm, nội dung phát triển KTDL ở tỉnh Khánh Hòa; đưa ra khái niệm và những nội dung tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Thứ hai, đưa ra khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; chỉ rõ sự cần thiết phải gắn kết và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Thứ ba, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về thực trạng và chỉ rõ những mâu thuẫn đặt ra từ thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Thứ tư, đưa ra phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa. Những vấn đề đặt ra trên đây sẽ được tác giả luận án đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ trong luận án của mình.
  28. 29 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA 1.1. Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa 1.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế du lịch Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Cùng với sự vận động, phát triển của các hoạt động du lịch là hoạt động KDDL. KTDL từng bước trở thành một bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động KT - XH, lấy sự phát triển các loại hình KDDL và biến tài nguyên du lịch của một vùng lãnh thổ, quốc gia thành những hàng hóa và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu cho du khách. Trên thế giới, du lịch ngày càng được xã hội hóa, số lượng người đi du lịch ngày càng đông, làm xuất hiện những nhu cầu cần phải giải quyết như bảo đảm ăn, nghỉ cho những người tạm thời sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Để đáp ứng những nhu cầu đó, hàng loạt các cơ sở chuyên phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, quán giải khát, dịch vụ mát xa cùng với các tổ chức du lịch và đội ngũ phục vụ du khách lần lượt ra đời; từng bước hình thành một ngành nghề mới là ngành KDDL và theo đó làm xuất hiện một thị trường mới là thị trường du lịch. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển là một quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong sự vật, do sự vận động chuyển hóa của các nhân tố trong bản thân sự vật quy định. Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống. Nó được biểu hiện cụ thể
  29. 30 ở tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (sự tăng lên của GDP hoặc GNP bình quân đầu người hàng năm); sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên còn tỷ trọng của nông nghiệp giảm xuống, nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng; chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện, tăng lên, tiến bộ và công bằng xã hội được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Từ những vấn đề trên có thể thấy, phát triển KTDL là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, do sự vận động, chuyển hóa của chính những nhân tố cấu thành KTDL. Biểu hiện trực tiếp để đánh giá sự phát triển của KTDL là sự tăng trưởng doanh thu các dịch vụ du lịch hàng năm. Sự tăng trưởng ấy phải bảo đảm tính ổn định, bền vững ở cả hiện tại và tương lai. Nghĩa là, sự tăng trưởng của KTDL phải dựa trên cơ sở đổi mới, ứng dụng các thành tựu KH - CN trong quá trình tạo ra các sản phẩm du lịch; dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành theo hướng hợp lý, hiệu quả và gắn với thị trường. Chỉ có dựa vào các yếu tố trên, mới cho phép nâng cao được năng suất lao động, sử dụng hợp lý các nguồn lực trong quá trình tạo ra các sản phẩm du lịch, mới tránh được sự suy thoái hoặc sự đình trệ trong tương lai. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và HNKTQT, phát triển KTDL bền vững đòi hỏi phải đảm bảo ba mục tiêu: bền vững về sinh thái; bền vững về lợi ích kinh tế và bền vững về lợi ích xã hội đối với cộng đồng. Cụ thể là, phát triển KTDL bền vững được xem xét ở góc độ giải quyết hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường QP, AN trong quá trình phát triển.
  30. 31 Từ những luận giải trên, dưới góc độ kinh tế chính trị, Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm phát triển KTDL như sau: Phát triển kinh tế du lịch là quá trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững các dịch vụ du lịch dựa trên cơ sở đổi mới, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, phương pháp sản xuất tiên tiến và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường, phân công lại lao động, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. 1.1.2. Đặc điểm và nội dung phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa 1.1.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.197 km2 (kể cả các đảo và quần đảo); phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng, phía Đông giáp với Biển Đông. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa với hơn 200 hòn đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Khánh Hòa có 2 thành phố, 6 huyện, 1 thị xã, với 137 xã, phường, thị trấn. Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của Tỉnh, là đô thị loại I, đồng thời cũng là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Vị trí địa lý của Khánh Hòa có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế, chính trị và QP, AN vì nằm giữa hai vùng trọng điểm phát triển kinh tế, gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa là cửa ngõ thông ra Biển Đông. Do đó, phát triển KTDL ở Khánh Hòa có những đặc điểm sau: Thứ nhất, phát triển các loại hình du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển, đảo là chủ yếu để khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương. Khánh Hòa có bờ biển dài khoảng 385km, với nhiều vịnh biển được xếp hạng đẹp nhất nước và nổi tiếng thế giới như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh. Đây là tài sản thiên nhiên vô cùng quý giá, có giá trị to lớn cả về kinh tế và QP, AN. Đặc biệt, thành phố Nha Trang được xác định là một trong mười trung tâm du lịch lớn của
  31. 32 nước ta, được mệnh danh là “Thành phố bên bờ biển xanh - Chiếc boong tàu đầy nắng - Lẵng hoa tươi rực rỡ đặt bên bờ biển Đông” Năm 2003, Vịnh Nha Trang đã được công nhận là một trong số 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có nền văn hóa biển độc đáo như tục thờ cá Ông và Lễ hội Cầu Ngư, các trò diễn xướng dân gian, văn hóa nghề Yến Sào v.v. Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Khánh Hòa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển - đảo, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch biển - đảo của địa phương. Những năm qua, du lịch biển - đảo của Khánh Hòa phát triển rất mạnh. Nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển đã được xây dựng như Vinpearl Land, Diamonbay, Ana Mandara đã tạo cho du lịch Khánh Hòa có “tiếng nói” trọng lượng trong bức tranh chung về du lịch Việt Nam. Các bãi biển thiên nhiên tươi đẹp ngày càng thu hút đông đảo du khách đến nghỉ dưỡng, khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư KDDL. Bằng chứng là ở Nha Trang - Khánh Hòa hiện nay, gần như có khá đầy đủ các thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới như Sheraton, Novotel, Marriot v.v. Tuy nhiên, du lịch biển - đảo của Khánh Hòa mới chỉ mạnh về nghỉ dưỡng và thưởng ngoạn phong cảnh biển - đảo, còn yếu tố văn hóa biển chưa được chú trọng khai thác. Do vậy, để phát triển KTDL bền vững, Khánh Hòa đang hướng tới xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của mọi du khách khi đến du lịch tại địa phương. Thứ hai, dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Hiện nay, cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa đã đạt được những chuyển biến vượt bậc và đang chuyển dịch theo hướng hiện đại. Năm 2010, tỷ trọng các ngành dịch vụ - du lịch trong cơ cấu GDP đạt 44,19%, công nghiệp - xây dựng 42,23%, nông - lâm - thủy sản 13,58%. Dịch vụ - du lịch đang phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh của mình, từng bước vươn lên dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế của địa phương, chiếm tỷ trọng ngày càng cao từ 40,5% năm 2005 lên 44,19% năm 2010 [97, tr.17].
  32. 33 Bảng 1.1: Tỷ trọng dịch vụ - du lịch trong GDP ở Khánh Hòa Nhìn vào Bảng 1.1 có thể thấy, năm 2011, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng: dịch vụ - du lịch chiếm 45,09%, công nghiệp - xây dựng 42,22%, nông - lâm - thủy sản 12,69% [95, tr.1]. Năm 2012, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng 46,3%, dịch vụ - du lịch 41,6% và nông - lâm - thủy sản 12,1% (điều chỉnh hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu và hoạt động xây dựng nhà ở hộ gia đình được xếp vào ngành công nghiệp - xây dựng, thay vì được đưa vào khu vực kinh tế dịch vụ như trước đây) [98, tr.1]. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 8,3% so với năm 2012 (Nghị quyết HĐND tỉnh là 9%); trong đó, tốc độ tăng trưởng: công nghiệp - xây dựng tăng 5,15%, dịch vụ - du lịch tăng 13,26% và nông - lâm - thủy sản tăng 1,34%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: công nghiệp - xây dựng 41,5%, dịch vụ - du lịch 46,2% và nông - lâm - thủy sản 12,3% [99, tr.1].
  33. 34 Như vậy về cơ bản, Khánh Hòa đã đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, khu vực dịch vụ - du lịch đã vươn lên trở thành ngành kinh tế mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của địa phương. Thứ ba, Khánh Hòa là trung tâm du lịch của Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 5 tỉnh, thành (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), được thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng và tập trung nhiều bãi tắm đẹp của cả nước, như: Vân Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né được xác định là vùng du lịch với đặc trưng cơ bản về du lịch biển, đảo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hầu hết các bãi biển của Vùng đều có bãi cát trải dài, nước biển trong xanh và có cảnh quan đẹp. Đây là những điều kiện lý tưởng, thuận lợi để các địa phương trong Vùng phát triển du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí với các môn thể thao biển độc đáo, đa dạng thu hút du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, khu vực ven bờ có nhiều đảo, bán đảo xinh đẹp và nguyên sơ như đảo Hòn Tre, đảo Phú Quý cùng với quần đảo nổi tiếng là Trường Sa, đã hình thành một hệ thống tài nguyên biển quý giá, có hệ sinh thái đa dạng với các dải san hô trải dài hàng trăm ki-lô-mét ở khu vực ven bờ, tạo nên tiềm năng du lịch to lớn để phát triển các loại hình du lịch biển - đảo với các sản phẩm nghỉ dưỡng biển, thể thao trên biển, du lịch sinh thái biển, lặn biển Đây là các sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế Vùng, lấy phát triển du lịch biển - đảo gắn với QP, AN trên biển làm ngành kinh tế mũi nhọn của từng địa phương và cả Vùng. Bên cạnh đó, dọc phía tây của Vùng là dãy Trường Sơn hùng vĩ kết hợp với hệ thống các thác nước, suối, hang động, rừng nguyên sinh và
  34. 35 các khu bảo tồn thiên nhiên với rất nhiều loài động thực vật quý hiếm là điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Cụ thể, như: Khu bảo tồn An Toàn (Bình Định), Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (Bình Thuận) góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho các loại hình du lịch của toàn Vùng. Ngoài ra, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ còn kết nối với các tài nguyên rừng núi và văn hóa của Trường Sơn - Tây Nguyên như văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Măng Đen (Kon Tum), Biển Hồ (Gia Lai), Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã tạo nên sự cộng hưởng và sức hấp dẫn to lớn cho mọi sự khám phá, tận hưởng cuộc sống của du khách khi đến với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi giao thoa của các nền văn hóa Việt, Chăm, Ấn, Hoa, Nhật có nhiều tiềm năng du lịch nhân văn, mang đậm bản sắc dân tộc, với những giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu, như: Tháp Bà Ponagar, cụm Tháp Pô Klông Garai, Tháp Poshainư. Đồng thời, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cũng là nơi có vốn di sản văn hóa phi vật thể phong phú như các phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, nghề truyền thống rất được du khách quan tâm tìm hiểu. Các lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc trưng vùng miền và lễ hội hiện đại được tổ chức đa dạng, phong phú và đầy màu sắc, như: Festival võ cổ truyền (Bình Định), Lễ hội đâm trâu (Phú Yên), Festival biển (Nha Trang), Lễ hội rước đèn Trung Thu (Bình Thuận) v.v. Thêm vào đó, các cộng đồng dân cư thuộc nhiều dân tộc anh em cùng chung sống có nhiều phong tục tập quán, nếp sống, lễ hội cũng là một yếu tố hấp dẫn du khách đến với Vùng. Ngoài ra, với đặc điểm về vị trí địa lý của Vùng, các địa phương trong Vùng chịu ảnh hưởng rất đậm nét nền văn hóa biển. Nếp sống văn hóa biển từ xa xưa vẫn còn lưu giữ đến ngày nay, như: Lễ hội tế cá Ông hay Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức thường xuyên như một phần không thể tách rời trong cuộc sống của người dân nơi đây.
  35. 36 Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng nhiều lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, Khánh Hòa được xác định là trung tâm du lịch của Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Thứ tư, môi trường du lịch có tính nhạy cảm về QP, AN. Khánh Hòa có tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú cả về cảnh quan thiên nhiên biển - đảo, sông núi và các di sản văn hóa - lịch sử nhân văn. Đặc biệt, tiềm năng du lịch biển - đảo đang là thế mạnh nổi trội, tạo nên thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, với vị trí địa lý hết sức quan trọng về QP, AN đối với Quân khu 5 và cả nước, môi trường du lịch của Khánh Hòa có tính nhạy cảm về QP, AN. Điều này được thể hiện ở không gian du lịch của Khánh Hòa được phân bố rộng từ biển - đảo đến miền núi, xen kẽ với nhiều địa bàn trọng điểm về QP, AN như quần đảo Trường Sa, các khu quân sự tại bán đảo Cam Ranh, sân bay Nha Trang, vịnh Vân Phong, cùng nhiều cơ sở tôn giáo (Chùa Long Sơn, Nhà thờ Đá, Đại chủng viện Sao Biển ) và đi qua vùng đồng bào dân tộc thiểu số giáp ranh với các tỉnh Tây Nguyên (các tour du lịch đồng quê Ninh Hòa, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, thành cổ Diên Khánh ). Do môi trường du lịch ở Khánh Hòa có tính đặc thù như vậy, cho nên các đối tượng phản động núp dưới danh nghĩa du lịch đã triệt để khai thác nhằm đẩy mạnh các hoạt động tình báo, gián điệp, thâm nhập nội bộ, tuyên truyền chống phá ta. Điển hình như trường hợp đối tượng Mike Modro - chuyên gia lật đổ của CIA đã đến quan hệ với Tòa Giám mục và một số Linh mục để nắm tình hình Thiên chúa giáo; trường hợp 3 phóng viên Mỹ là Kath Leen Callo, Sensuna, Loweel; phóng viên Nhật Sim Bun với danh nghĩa du lịch đã vào Khánh Hòa để tiến hành phỏng vấn, tiếp xúc với người dân và một số chức sắc tôn giáo để thu thập thông tin về dân chủ, nhân quyền. Có đối tượng với danh nghĩa du lịch đã vào bán đảo Cam Ranh xin gặp Chỉ huy quân đội Nga để bàn hợp tác phát triển
  36. 37 kinh tế ở bán đảo Cam Ranh, nhưng thực chất thông qua đó để tiến hành chụp ảnh khu quân sự Cam Ranh. Hay trường hợp phóng viên tạp chí “Viễn Đông” quay phim phỏng vấn một số người đi khiếu kiện tranh chấp đất đai ở số nhà 49 Ngô Gia Tự, số 10 Võ Thị Sáu - Thành phố Nha Trang với ý đồ tuyên truyền, kích động giáo dân chống đối chính quyền. Có trường hợp, nhân viên Tổng lãnh sự quán Mỹ đến Khánh Hòa du lịch, nhưng thông qua đó để tiếp xúc với nhiều hộ dân thực hiện hoạt động xác minh lãnh sự mà không có sự đồng ý, giới thiệu của cơ quan chức năng tại địa phương. Bên cạnh đó, tại địa phương cũng xuất hiện tình trạng các đoàn của các tổ chức phi chính phủ (NGO), với số lượng thành viên đông (hơn 50 người) vào Khánh Hòa bằng thị thực du lịch, đi đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tiếp xúc thu thập thông tin, tình hình, số liệu dân tộc, tôn giáo như Project - Quỳnh Kiều, Amis Du Việt Nam - Pháp, CPI - Mỹ [22, tr.12]. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì các thế lực thù địch bên ngoài đã cấu kết với các phần tử chống đối trong nước hoạt động chống phá ta quyết liệt. Chúng cho rằng, đây là thời cơ thuận lợi để lật đổ chính quyền, lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Tại Khánh Hòa, nổi lên nhóm chống đối chính trị do Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cầm đầu móc nối với số đối tượng cực đoan, cơ hội chính trị trong nước và các tổ chức ngoại giao của các nước Đức, Mỹ, Thụy Điển thông qua mạng Internet và tổ chức hội thảo để vu cáo, xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền; yêu cầu lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta phải công khai, minh bạch các tài liệu liên quan đến cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990 về quan hệ Việt – Trung; gửi thư mời số đối tượng chống đối tổ chức buổi "Cafe nhân quyền lần 3" để bàn luận về "Công ước chống tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an". Lợi dụng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, nhóm này đã tích cực hoạt động lôi kéo người tham gia biểu tình, tuần hành "phản đối Trung Quốc" để gây rối về ANTT [9, tr.2].
  37. 38 Thời gian gần đây, số lượng người nước ngoài đến địa phương du lịch mang quốc tịch Mỹ luôn chiếm tỷ lệ vượt trội so với các quốc tịch khác, chiếm trên 13% tổng số người nước ngoài đến Khánh Hòa du lịch và con số này tăng theo từng năm. Xét về góc độ kinh tế, người nước ngoài mang quốc tịch Mỹ đến du lịch tại địa phương là nhóm khách hàng thuộc vào loại mạnh mà ngành du lịch cần khai thác. Song dưới góc độ ANQG, việc phân biệt đâu là đối tượng, đâu là “thượng đế” của ngành du lịch cũng là một thách thức không nhỏ đối với lực lượng An ninh địa phương. 1.1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa Do đặc điểm phát triển KTDL của Khánh Hòa đã được nêu trên, nên nội dung phát triển KTDL ở Khánh Hòa được thể hiện trên một số vấn đề sau: Thứ nhất, mở rộng thị trường khách du lịch, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch Khánh Hòa. Dựa trên những thay đổi của xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới và trong nước, thị trường khách du lịch của Khánh Hòa đến năm 2020 và những năm tiếp theo gồm hai nhóm chính: thị trường khách trọng điểm và thị trường khách tiềm năng. Thị trường khách quốc tế trọng điểm của Khánh Hòa bao gồm: Thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản là những thị trường trọng điểm truyền thống của Khánh Hòa; thị trường các nước ASEAN, Nga (và các nước SNG), Hàn Quốc là những thị trường trọng điểm đang phát triển theo xu thế hiện nay; thị trường Trung Quốc cũng là thị trường trọng điểm mà Khánh Hòa đang hướng tới trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, khu vực. Cơ hội khai thác các thị trường khách quốc tế trên càng lớn khi sân bay Cam Ranh đã được nâng cấp và mở các đường bay trực tiếp đến một số nước hoặc thông qua các tuyến bay trực tiếp với Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, với tài nguyên du lịch hấp dẫn, Khánh Hòa có nhiều cơ hội phát triển khách du lịch nội địa. Thị trường khách du lịch nội địa truyền thống bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Duyên hải
  38. 39 Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên, trong đó Khánh Hòa đặc biệt chú trọng phát triển thị trường khách nội địa từ các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, du lịch Khánh Hòa cũng xác định thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc cũng là một trong những thị trường trọng điểm mà Khánh Hòa hướng tới. Bên cạnh đó, thị trường khách tiềm năng là thị trường khách quốc tế lớn, nhưng số lượng khách đến Khánh Hòa trong giai đoạn trước mắt còn hạn chế và khả năng chi tiêu chưa cao do việc tiếp cận giao thông khó khăn, sự trao đổi thương mại và du lịch giữa Việt Nam với những nước này chưa phát triển, v.v. Các thị trường điển hình loại này là khối Bắc Âu, khối Benelux (Bỉ, Luxembour, Hà Lan), khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân, Canada. Song song với mở rộng thị trường khách du lịch, để phù hợp với thị hiếu của du khách, Khánh Hòa đang tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển - đảo chủ yếu nhằm phát huy hệ thống sản phẩm truyền thống và là thế mạnh nổi trội của địa phương, như: du lịch sinh thái núi; du lịch văn hóa; du lịch MICE; du lịch công vụ, thăm thân; du lịch biển - đảo Thứ hai, đổi mới, ứng dụng những thành tựu KH - CN, phương pháp sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo. Đổi mới, nâng cao trình độ kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu KH - CN hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình thúc đẩy tăng trưởng KTDL ở Khánh Hòa. Bởi lẽ, chỉ có trên cơ sở phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất bằng việc ứng dụng các thành tựu KH - CN hiện đại mới tạo ra năng suất lao động cao và tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, lôi cuốn du khách đến tham quan tại địa phương. Mặt khác, quá trình phát triển KTDL cũng đặt ra những yêu cầu cao đối với KH - CN, nhất là đối với các phương tiện giao thông vận tải, KCHT, CSVCKT du lịch là phải nhanh chóng, thuận lợi, an toàn,
  39. 40 thoải mái, chi phí thấp nhưng hiệu quả sử dụng cao. Bên cạnh đó, các loại hình du lịch biển - đảo đang là thế mạnh nổi trội của địa phương cũng đòi hỏi cần được ứng dụng những thành tựu KH - CN hiện đại. Một số công trình dịch vụ du lịch biển như nhà kính trong công viên biển (hồ cá Trí Nguyên - Nha Trang, khu du lịch Vinpearl ) đã được các doanh nghiệp du lịch thực hiện chuyển giao công nghệ vật liệu (kính chịu lực) từ các nước có du lịch biển phát triển như Nhật Bản, Úc. Ngoài ra, công nghệ vật liệu composite cũng đã được một số doanh nghiệp du lịch ở Nha Trang sử dụng để chế tạo các phương tiện vận chuyển khách và quan sát các rạn san hô qua đáy kính. Đặc biệt, ngày 21/9/2014, tại nhà máy đóng tàu Cam Ranh (thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Vinashin đã tổ chức kiểm tra, thử nghiệm tàu lặn cỡ nhỏ Hòa Bình. Con tàu này mới chỉ là thiết kế bước đầu, trong tương lai sẽ hiện đại và đa năng hơn. Hiện tại, có thể sử dụng nó trong những lĩnh vực tương đối đơn giản, như: du lịch, kiểm tra giàn khoan, thăm dò đáy biển v.v. Mặc dù đã có sự quan tâm nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thành tựu KH - CN trong phát triển KTDL. Song, các kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, ngành du lịch Khánh Hòa đang hướng tới tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH - CN hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KTDL bền vững ở địa phương. Thứ ba, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường. Cơ cấu KTDL có thể được xem xét từ ba góc độ, đó là cơ cấu ngành; cơ cấu vùng lãnh thổ du lịch và cơ cấu về thành phần kinh tế. Một cơ cấu KTDL hợp lý sẽ cho phép Khánh Hòa khai thác, sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch trên thị trường trong và ngoài nước. Từ nay đến năm 2020, du lịch Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành với việc phát triển các dịch vụ du lịch có giá trị gia tăng cao, dựa trên tài nguyên
  40. 41 du lịch biển, đảo là chủ yếu. Đồng thời, để góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, Khánh Hòa cũng đang phát triển mạnh các sản phẩm du lịch bổ trợ, như: sinh thái núi, du lịch văn hóa, du lịch MICE v.v. Qua phân tích, đánh giá, bổ sung tài nguyên du lịch, du lịch Khánh Hòa tiếp tục được tổ chức thành ba không gian với các đặc trưng khác nhau nhưng hỗ trợ nhau một cách hữu cơ, đan xen nhau. Một là, không gian du lịch biển - đảo. Giới hạn không gian này là dải ven biển từ Vạn Ninh đến Cam Ranh và các đảo ven bờ tỉnh Khánh Hòa. Sản phẩm du lịch chủ yếu trong không gian này là khai thác hệ thống tài nguyên biển, như: nghỉ dưỡng biển, tắm biển, tham quan, khám phá, du lịch tàu biển Ngoài ra, do đặc điểm thành phố Nha Trang nằm trong không gian này, nên Khánh Hòa cũng đang phát triển mạnh các loại hình dịch vụ du lịch cao cấp, du lịch hội nghị, hội thảo v.v. Hai là, không gian du lịch sinh thái núi ở phần lãnh thổ phía tây Khánh Hòa. Sản phẩm đặc trưng trong không gian này là khai thác hệ thống tài nguyên sinh thái núi, như: nghỉ dưỡng núi, tham quan, khám phá, du lịch thể thao leo núi Ba là, không gian du lịch văn hóa được tổ chức đan xen vào hai không gian du lịch nói trên, với vai trò hỗ trợ và làm phong phú thêm các loại hình du lịch của địa phương. Hiện nay, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư và mọi thành phần kinh tế ở Khánh Hòa đều được khuyến khích tham gia hoạt động KDDL nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của địa phương. Trong quá trình phát triển KTDL, Khánh Hòa luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật. Cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong ngành du lịch Khánh Hòa cũng đang được chuyển dịch theo hướng hiện đại. Theo tổng hợp điều tra của nhóm nghiên cứu trong “Chương trình
  41. 42 phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020”, từ năm 2006 đến năm 2010, số lượng người lao động làm việc trong ngành du lịch tăng hàng năm. Song, chất lượng người lao động trong ngành vẫn chưa tăng cao. Trong tổng số 14.168 người lao động (2010), thì số lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 32,7%, trong khi chỉ có 4.141 người lao động (chiếm 28,38%) có trình độ đào tạo bậc cao đẳng, đại học [96, tr.14]. Do đó trong thời gian tới, Khánh Hòa sẽ chú trọng đào tạo, phát triển NNL du lịch phù hợp với định hướng và quy mô phát triển; thực hiện nhiều hình thức đào tạo ở trong và ngoài nước; xây dựng chính sách thu hút nguồn lao động chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu về lực lượng cán bộ quản lý giỏi, nhân viên phục vụ có kỹ năng chuyên môn, tính chuyên nghiệp cao; liên kết đào tạo giữa nhà trường, doanh nghiệp và người học để bảo đảm chất lượng lao động theo sát yêu cầu của thị trường. Thứ tư, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những vấn đề về môi trường. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao như KTDL. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động KDDL. Hoạt động phát triển KTDL đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các điểm tham quan, tăng cường phát triển KCHT, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển KTDL đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển nhanh của hoạt động KDDL vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài, làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đây được
  42. 43 xem là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng khách quốc tế quay lại du lịch ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch là yêu cầu cấp bách, đảm bảo cho sự phát triển KTDL bền vững ở Khánh Hòa. Thứ năm, thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương. Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân địa phương là một nội dung quan trọng và cũng là mục đích của sự phát triển KTDL bền vững ở Khánh Hòa. Phát triển KTDL góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo, vì nó là một trong số ít các ngành có lợi thế để phát triển ở những vùng khó khăn nhưng có nhiều tài nguyên du lịch. Nó có thể tạo cơ hội tốt cho việc xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biển - đảo, nơi mà người dân phải lao động với cường độ cao nhưng lại có thu nhập thấp. Tuy nhiên, quá trình phát triển KTDL cũng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng khi không có sự phân phối công bằng trong việc tạo ra nguồn thu nhập; các giá trị tài sản và giá cả sinh hoạt tăng lên nhanh chóng trong phạm vi địa phương, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng; giảm sức sản xuất lương thực của địa phương (do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, lao động và ngành nghề); ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng (ô nhiễm từ chất thải rắn và lỏng, các bệnh dịch đến từ nơi khác, bệnh xã hội ). Do vậy, chia sẻ lợi ích, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào các hoạt động KDDL, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển KTDL là điều hết sức cần thiết, bảo đảm cho mọi người đều có cơ hội tìm được việc làm, được hưởng thành quả lao động của mình và thành tựu phát triển KTDL ở địa phương, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
  43. 44 1.2. Tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 1.2.1. Khái niệm tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa Sau nhiều năm thực hiện chính sách bao vây, cấm vận, chống phá Việt Nam không đạt kết quả, các thế lực thù địch đang tăng cường thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”. Với chiến lược đó, họ vừa ve vãn lôi kéo, vừa gây sức ép nhằm tạo ra sự mơ hồ trong xác định đối tác và đối tượng, chuyển hóa tư tưởng, lối sống trong xã hội, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; làm chệch hướng XHCN trong quá trình phát triển; hỗ trợ, chỉ đạo các lực lượng phản động tiến hành các hoạt động chống phá, gây bạo loạn, lật đổ. Bên cạnh đó, sự tranh chấp chủ quyền biển - đảo, khai thác tài nguyên ở Biển Đông, đặc biệt là ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam với một số nước láng giềng sẽ diễn biến ngày càng phức tạp. Vì vậy, tăng cường QP, AN là hết sức cần thiết đối với nước ta hiện nay. Về quốc phòng, từ trước đến nay có nhiều quan niệm rộng, hẹp khác nhau. Trước đây, quốc phòng thường được quan niệm chủ yếu ở lĩnh vực hoạt động quân sự để phòng thủ đất nước. Ngày nay, quan niệm về quốc phòng rộng hơn, không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực hoạt động quân sự mà bao hàm cả hoạt động đối nội, đối ngoại. Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam (2009) định nghĩa: “Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Quốc phòng trở thành hoạt động của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Quốc phòng phải kết hợp chặt chẽ với an ninh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ”. Như vậy, sức mạnh quốc phòng
  44. 45 là sức mạnh toàn dân, toàn diện trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng. Mục tiêu xây dựng sức mạnh quốc phòng là nhằm đẩy lùi và ngăn chặn mọi âm mưu, hành động phá hoại, gây chiến của kẻ thù; sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô; giữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt. Hơn bao giờ hết, hiện nay quốc phòng phải được kết hợp chặt chẽ với an ninh, làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục do giáo sư Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1994 đã giải thích "an ninh là sự yên ổn của một chế độ, một thể chế chính trị, sự trật tự, không lộn xộn của một xã hội, tức là sự an toàn của một quốc gia" [81, tr.5]. Như vậy, an ninh được đề cập ở đây chính là sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững về mọi mặt của một quốc gia, nó bao gồm ANQG và TTATXH. ANQG chính là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, sự bất khả xâm phạm về độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. ANQG bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, đối ngoại trong đó, ANCT là cốt lõi, xuyên suốt. Theo Luật về ANQG của Việt Nam (năm 2004), bảo vệ ANQG là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động xâm phạm ANQG; là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và là sự nghiệp của toàn dân, trong đó Công an nhân dân và Quân đội nhân dân là những lực lượng nòng cốt. TTATXH là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn
  45. 46 mực đạo đức. Giữ gìn TTATXH là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về TTATXH. Đây là tổng thể các hoạt động phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng cháy chữa cháy, giáo dục cải tạo phạm nhân. Có thể nói, TTATXH có quan hệ trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt cộng đồng xã hội. Đó là một hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật của Nhà nước và các chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của dân tộc, nhờ đó mọi công dân sống và lao động có tổ chức, kỷ cương, mọi lợi ích chính đáng được đảm bảo không bị xâm hại. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc mà Đảng ta xác định tại Đại hội IX được Đại hội X, Đại hội XI và Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) tiếp tục khẳng định đã thể hiện sâu sắc quan niệm mới về nhiệm vụ QP, AN phù hợp với tình hình thực tế đặt ra. QP, AN trở thành những vấn đề không thể tách rời nhau, nhiệm vụ quốc phòng và nhiệm vụ an ninh luôn quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen và thâm nhập vào nhau và được đặt trong một nội dung thống nhất. Khái niệm quốc phòng và an ninh được Đảng ta nhìn nhận rộng hơn và toàn diện hơn. Sự tách rời giữa quốc phòng và an ninh chỉ mang tính tương đối, bởi cả hai đều nhằm mục tiêu phòng thủ quốc gia. Tuy nhiên, cũng không thể đồng nhất quốc phòng với an ninh, an ninh với quốc phòng mà căn cứ vào từng đối tượng, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tính chất nhiệm vụ để sử dụng lực lượng cho phù hợp. Chẳng hạn, khi có bạo loạn vũ trang, kẻ thù tấn công xâm phạm lãnh thổ thì quốc phòng phải trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là chính. Để bảo đảm ANQG, TTATXH và mọi hoạt động xã hội theo một khuôn khổ nề nếp, đúng pháp luật thì an ninh thực hiện nhiệm vụ là cơ bản. Muốn vậy, cả hai nhiệm vụ: quốc phòng và an ninh phải thường xuyên được tăng cường.
  46. 47 Từ sự phân tích trên, vận dụng vào địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa như sau: Tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa là tổng thể các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành để tạo nên sức mạnh tổng hợp, toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quốc phòng - an ninh là đặc trưng, xây dựng lực lượng và thế trận của nền quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với lực lượng và thế trận của nền an ninh nhân dân vững mạnh, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chủ động ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống chiến tranh, bảo đảm môi trường hòa bình cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Có thể hiểu khái niệm tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa trên một số vấn đề sau: Một là, chủ thể tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa là: Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh; cơ quan Quân sự, Công an địa phương; các sở, ban, ngành và nhân dân Khánh Hòa. Trên cơ sở nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QP, AN của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh; các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ tăng cường QP, AN theo lộ trình, kế hoạch đã xác định, bảo đảm phù hợp với địa bàn và kế hoạch tác chiến của Quân khu 5 và cả nước. Đồng thời, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan Quân sự, Công an địa phương chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành các nghị quyết phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP, AN, trong đó chú trọng những địa bàn chiến lược của địa phương (Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong, huyện đảo Trường Sa) Hai là, nội dung tổng quát tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa chính là xây dựng KVPT Tỉnh vững mạnh toàn diện. Đó là quá trình xây dựng tiềm
  47. 48 lực và thế trận của nền QPTD; kết hợp chặt chẽ với tiềm lực và thế trận của nền ANND trên địa bàn Tỉnh vững mạnh. Trước sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, quốc phòng và an ninh ở nước ta nói chung và ở Khánh Hòa nói riêng ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Thế trận QPTD và thế trận ANND vừa phải bảo đảm sử dụng có hiệu quả mọi lực lượng, cả vật chất và tinh thần, nhằm hoàn thành thắng lợi những yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa phải phù hợp với tính chất đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Lực lượng của nền QPTD cũng như lực lượng của nền ANND ở Khánh Hòa bao gồm toàn bộ lực lượng vật chất, tinh thần trên địa bàn Tỉnh, trong đó lực lượng Bộ đội và Công an Tỉnh đóng vai trò nòng cốt. Nền QPTD vững mạnh với lực lượng và thế trận vững chắc, đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, sẽ tạo điều kiện thuận lợi căn bản cho sự vững mạnh của nền ANND. Nền ANND vững chắc, đến lượt mình, lại là điều kiện để tăng cường sức mạnh quốc phòng, đẩy lùi và ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Vì thế, xây dựng lực lượng và thế trận của nền QPTD ở Khánh Hòa phải tính đến mối quan hệ với xây dựng lực lượng và thế trận của nền ANND và ngược lại. Đó là mối quan hệ thống nhất, biện chứng, phản ánh nội dung và yêu cầu cơ bản của việc xây dựng lực lượng và thế trận của cả hai lĩnh vực hoạt động này ở Khánh Hòa trong điều kiện mới. Ba là, mục đích tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa nhằm giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm ANQG, TTATXH, chủ động ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống chiến tranh, bảo đảm môi trường hòa bình cho sự phát triển KT - XH ở địa phương.
  48. 49 1.2.2. Nội dung tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Khánh Hòa có nhiều thuận lợi cơ bản, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Với vị trí địa lý hết sức quan trọng về QP, AN đối với Quân khu 5 và cả nước, Khánh Hòa luôn là một địa bàn nằm trong “tầm ngắm” của các thế lực thù địch, nhất là các cơ quan đặc biệt của nước ngoài muốn thu thập thông tin nhiều mặt, hoặc lấy đây làm điểm dừng chân để chỉ đạo, móc nối cơ sở trong nội địa nhằm thực hiện những âm mưu, hoạt động chống phá nước ta tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Do đó, nội dung tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa bao gồm những vấn đề sau: Thứ nhất, xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần. Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần là khơi dậy, quy tụ và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong thế trận QP, AN ở địa phương. Để tăng cường tiềm lực quan trọng này, cần thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục QP, AN cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng con người Khánh Hòa giàu lòng yêu nước XHCN, có ý thức làm chủ, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình; xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển - đảo, vùng đặc biệt khó khăn; huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng chính quyền địa phương chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho những gia đình có công với cách mạng. Đồng thời, chăm lo củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mà hạt nhân là sự liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức; thực hiện đoàn kết các giai tầng, các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Tỉnh. Gắn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân với mở rộng dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội nhằm phát huy vai trò chủ
  49. 50 động của các cấp, các ngành, khả năng sáng tạo to lớn của nhân dân để xây dựng và bảo vệ đất nước. Phát huy dân chủ đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây mất ANCT, TTATXH. Đồng thời, cần hết sức quan tâm hoàn thiện các chủ trương, chính sách, bảo đảm hợp lòng dân và sát với yêu cầu thực tiễn. Đây là những yếu tố cơ bản để củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, là cơ sở tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần của thế trận QP, AN ở Khánh Hòa trong tình hình mới. Thứ hai, xây dựng tiềm lực kinh tế, gắn phát triển kinh tế với QP, AN trong từng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT - XH ở địa phương. Hiện nay, tư duy của Đảng ta về kết hợp kinh tế với QP, AN không chỉ dừng lại ở những quan điểm, tư tưởng chung mà đã được cụ thể hóa trong hoạt động thực tiễn, trở thành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT - XH phù hợp với từng địa bàn lãnh thổ. Theo đó, việc đầu tư phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phải phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược ANQG, đặc biệt chú trọng ở các địa bàn kinh tế trọng điểm, đô thị lớn, vùng biển - đảo (Vịnh Cam Ranh, Vân Phong, Nha Trang và huyện đảo Trường Sa). Việc xây dựng KCHT phải tiến hành đồng bộ, tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống KCHT ở các khu đô thị lớn. Các công trình này không chỉ được chú trọng về hiệu quả kinh tế, mà còn phải đáp ứng yêu cầu về QP, AN trong xây dựng KVPT Tỉnh. Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa tập trung và phân tán trong quy hoạch phát triển KT - XH: hình thành các đô thị phân bố hợp lý ở các vùng; phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, tạo cơ sở, nền tảng cho việc bố trí phù hợp thế trận QP, AN. Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần lồng ghép các chương trình để xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở những khu vực nhạy cảm trên đất liền, biển - đảo, đặc biệt là huyện đảo Trường Sa, với mục tiêu tăng cường QP, AN là chủ yếu, tạo nên thế
  50. 51 trận QPTD và thế trận ANND vững chắc ở những địa bàn chiến lược. Chủ động, tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác kinh tế khu vực và liên khu vực, mở rộng đầu tư, thị trường xuất khẩu, lao động, du lịch, mời gọi các đối tác nước ngoài đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ, phát huy cao độ nội lực với hội nhập quốc tế, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Thứ ba, xây dựng các lực lượng vũ trang địa phương trong sạch, vững mạnh toàn diện, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trước hết, cần tập trung xây dựng các chi bộ, đảng bộ Quân sự, Công an, Biên phòng Tỉnh trong sạch, vững mạnh toàn diện, đủ sức lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QP, AN trên địa bàn Tỉnh. Đối với lực lượng Bộ đội, Công an thường trực, cần tập trung xây dựng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, chú trọng kiện toàn tổ chức, biên chế theo hướng: đủ, gọn, mạnh, hợp lý và sẵn sàng phát triển khi cần thiết. Công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị tư tưởng cần được duy trì nghiêm túc, sát với đối tượng, đặc điểm địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ. Lực lượng DBĐV cần được xây dựng phù hợp với đặc điểm địa phương, theo quy định của Pháp lệnh về lực lượng DBĐV; trong đó, chú trọng công tác tạo nguồn, đảm bảo chất lượng nguồn và nâng cao trình độ tác chiến phòng thủ cho các đơn vị DBĐV. Tiếp tục củng cố, xây dựng lực lượng DQTV theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng, tỷ lệ và cơ cấu thành phần hợp lý, bảo đảm chất lượng, nhất là chất lượng chính trị. Để các lực lượng vũ trang Khánh Hòa thực sự là lực lượng nòng cốt trong tăng cường quốc phòng, giữ vững ANQG, TTATXH trên địa bàn Tỉnh, cần chăm lo nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho mọi cán bộ, chiến sỹ; tăng cường CSVCKT, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại. Đồng thời, để các lực lượng vũ trang luôn là
  51. 52 công cụ sắc bén, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, cần thường xuyên giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với các lực lượng vũ trang; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về QP, AN, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về QP, AN trong điều kiện mới; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy, các quy chế phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP và Công an Tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANCT, TTATXH, tạo môi trường hòa bình cho phát triển KT - XH ở Khánh Hòa. Thứ tư, xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND vững chắc trong thế trận chung bảo vệ Tổ quốc. Đây là nội dung trực tiếp tạo nên sức mạnh của KVPT Tỉnh. Trước hết, cần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 56/CT-TM/2011 của Bộ Tổng Tham mưu về quy hoạch xây dựng thế trận quân sự KVPT. Trên cơ sở đó, Tỉnh cần chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Đề án quy hoạch xây dựng thế trận quân sự KVPT cho từng giai đoạn, phù hợp với địa bàn. Theo đó, cần ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thiết yếu, quan trọng, như: Sở chỉ huy các cấp, trận địa phòng không, công sự chiến đấu ở các đảo; công trình mang tính lưỡng dụng và một số công trình trong KVPT then chốt, căn cứ hậu cần - kỹ thuật v.v. Xúc tiến khảo sát các công trình ngầm, nhà cao tầng để lập quy hoạch sử dụng cho nhiệm vụ QP, AN; nghiên cứu quy hoạch các công trình ở đồng bằng, tuyến ven biển và trong đô thị, bảo đảm sự gắn kết giữa thế trận QP, AN trên biển với thế trận QP, AN trên bờ trong KVPT Tỉnh. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ QP, AN của nước ta trong tình hình mới, việc xây dựng thế trận QPTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cần phải gắn chặt chẽ với thế trận ANND, đáp ứng yêu cầu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển KT - XH ở địa phương. Thế trận QPTD kết hợp với thế trận ANND cần được triển khai rộng khắp, chặt chẽ và liên
  52. 53 hoàn trong thế trận chung bảo vệ Tổ quốc. Sự kết hợp đó phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả mọi lực lượng vật chất và tinh thần, cả con người và trang bị, nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đồng thời phải phù hợp với tính chất đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh và bố trí thế trận QP, AN phù hợp; xây dựng và hoàn thiện các phương án, kế hoạch tác chiến phòng thủ bảo vệ địa bàn Tỉnh; tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế phối hợp giữa các lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, TTATXH trong tình hình mới. 1.3. Gắn phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 1.3.1. Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 1.3.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, giữa kinh tế và quốc phòng tuy là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau theo những quy luật riêng, nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong mối quan hệ đó, kinh tế bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Phát triển kinh tế nhằm tạo ra CSVCKT, của cải cho xã hội, tạo lập nền tảng, tiền đề của tiềm lực và sức mạnh quốc phòng. Đề cập đến vấn đề này, V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Chúng ta chủ trương bảo vệ Tổ quốc nên chúng ta đòi hỏi phải có thái độ nghiêm túc đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà. Cuộc chiến tranh này cần được chuẩn bị từ trước, lâu dài, nghiêm túc bắt đầu từ kinh tế” [48, tr.480]. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm mọi biện pháp hòng xóa bỏ các nước XHCN. Do đó, muốn bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng thành công CNXH thì tất yếu phải chăm lo tăng cường quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, làm nòng cốt cho sự nghiệp quốc
  53. 54 phòng. Về vấn đề này, V.I. Lênin đã khẳng định: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự bảo vệ” [46, tr.12] và “Mỗi khi chúng ta bắt tay vào công cuộc xây dựng hòa bình thì chúng ta sẽ dồn sức mình để làm việc đó không ngừng. Đồng thời hãy đề phòng, hãy chăm lo đến khả năng quốc phòng của ta, như chăm lo con ngươi của mắt” [47, tr.67]. Đầu tư cho sự nghiệp quốc phòng tuy rất tốn kém, nhưng đó là sự cần thiết khách quan. Tăng cường quốc phòng vững mạnh có tác động trở lại đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Nó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, bảo vệ công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời, quốc phòng cũng đặt ra những nhu cầu bắt nguồn từ quy luật của đấu tranh vũ trang mà nền kinh tế phải vươn lên đáp ứng ngày càng tốt hơn. Kinh tế và quốc phòng là những hoạt động có mục đích, có ý thức xã hội sâu sắc. Tuy chúng thống nhất với nhau nhưng lại có sự chế ước lẫn nhau. Do đó, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là kết hợp một cách cân đối, hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích quốc phòng, là cách lựa chọn khôn ngoan, khoa học, tiết kiệm và hiệu quả nhất, vừa làm cho kinh tế phát triển mà quốc phòng cũng được củng cố, tăng cường. Cho nên, không được phép chỉ nhấn mạnh đến phát triển kinh tế mà coi nhẹ tăng cường quốc phòng hoặc ngược lại. Đảng ta đã xác định, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đây là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta; là sự kế thừa và phát triển quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước của dân tộc ta trong thời đại mới. Hai nhiệm vụ đó luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Kết hợp kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế là sự cụ thể hóa hai nhiệm vụ chiến lược nói trên. Kết hợp kinh tế với QP, AN đã trở thành quan điểm, chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được triển khai trên thực tế, góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.
  54. 55 Kết hợp kinh tế với QP, AN chính là hoạt động chủ động của Nhà nước trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan của hai lĩnh vực mà gắn kết chặt chẽ hoạt động của các ngành, các lĩnh vực kinh tế với QP, AN nhằm bổ sung, tạo điều kiện cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Kinh tế phát triển, QP, AN được tăng cường sẽ góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, làm cho độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị - xã hội và lợi ích dân tộc luôn ở trạng thái tự bảo vệ và được bảo vệ một cách vững chắc. Sự kết hợp đó là hoạt động của toàn xã hội, song vai trò quyết định thuộc về Nhà nước trong việc đề ra chiến lược và tổ chức thực hiện nhằm gắn kết hai lĩnh vực đó để đạt được mục tiêu của mình. Cụ thể hơn, kết hợp kinh tế với QP, AN là làm cho cả hai nhiệm vụ xây dựng kinh tế và tăng cường QP, AN được phát triển cân đối, nhịp nhàng, hợp lý. Nghĩa là, trong xây dựng kinh tế phải tìm ra những phương hướng, biện pháp, hình thức tổ chức có tác dụng thúc đẩy tăng cường QP, AN; trong tăng cường QP, AN phải chọn được những phương hướng, biện pháp phù hợp có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ. Thực chất mối quan hệ kết hợp kinh tế với QP, AN là mối kết gắn chặt chẽ, là quan hệ hữu cơ giữa hai nội dung trong một chỉnh thể thống nhất, tức là quan hệ hai chiều, hai việc lồng vào nhau, cái này là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của cái kia và ngược lại. Vận dụng sự phân tích nói trên vào lĩnh vực du lịch ở tỉnh Khánh Hòa, Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm: Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa là tổng thể các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trên cơ sở nhận thức, vận dụng các quy luật khách quan của hai lĩnh vực mà gắn chặt chẽ hoạt động kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh để hai nhiệm vụ này phát triển cân đối, nhịp nhàng, hợp lý, nhằm vừa thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, vừa góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương.