Luận án Hoàn thiện các điều kiện để thực hiện chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam

doc 243 trang vanle 1910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hoàn thiện các điều kiện để thực hiện chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_hoan_thien_cac_dieu_kien_de_thuc_hien_chinh_sach_tie.doc

Nội dung text: Luận án Hoàn thiện các điều kiện để thực hiện chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG oOo NGUYỄN THỊ HIỀN HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO KHUÔN KHỔ LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG oOo NGUYỄN THỊ HIỀN HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO KHUÔN KHỔ LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Tô Kim Ngọc 2. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh HÀ NỘI – 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong chuyên đề có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm lời cam đoan trên. Người cam đoan NCS. Nguyễn Thị Hiền
  4. ii MỤC LỤC
  5. iii MỤC LỤC Toc435017654 MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN V Ề CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 8 1.1. Chính sách tiền tệ và khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu8 1.1.1. Những nội dung cơ bản về chính sách tiền tệ 8 1.1.2. Khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu 19 1.2. Điều kiện để áp dụng Chính sách lạm phát mục tiêu và chỉ tiêu đo lường.34 1.2.1. Mức độ độc lập về thể chế của Ngân hàng Trung ương 34 1.2.2. Năng lực của Ngân hàng Trung ương 38 1.2.3. Hệ thống thị trường tài chính lành mạnh 42 1.2.4. Cấu trúc kinh tế phù hợp 48 1.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc hoàn thiện các điều kiện áp dụng khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu và bài học cho Việt Nam 50 1.3.1. Đối với mức độ độc lập thể chế của Ngân hàng Trung ương 50 1.3.2. Đối với vấn đề năng lực Ngân hàng Trung ương 52 1.3.3. Đối với vấn đề sự lành mạnh của hệ thống tài chính 53 1.3.4. Đối với vấn đề về cơ cấu kinh tế 53 1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 57 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU 58 2.1. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt nam giai đoạn 2005 -2014 và khả năng áp dụng khuôn khổ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ theo lạm phát mục tiêu 58 2.1.1. Khái quát bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 58
  6. iv 2.1.2. Đặc điểm điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay59 2.1.3. Sự cần thiết đổi mới phương thức điều hành chính sách tiền tệ sang khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu 88 2.2. Đánh giá điều kiện và mức độ đáp ứng điều kiện trong việc áp dụng khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam 90 2.2.1. Về mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương 90 2.2.2. Về độ lành mạnh của hệ thống tài chính 95 2.2.3. Về năng lực của Ngân hàng Trung ương 105 2.2.4. Về cấu trúc kinh tế 113 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 118 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN CHO KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 119 3.1. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng hoạt động ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 119 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 119 3.1.2. Bối cảnh trong nước 125 3.2. Quan điểm, định hướng thực hiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ theo khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam 128 3.2.1. Quan điểm 128 3.2.2. Định hướng 129 3.3. Hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện cần thiết để thực hiện chính sách tiền tệ tho khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam 131 3.3.1. Giải pháp nâng cao tính độc lập, cam kết và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Nhà nước 131 3.3.2. Giải pháp để nâng cao năng lực của Ngân hàng Trung ương 141 3.3.3. Giải pháp xây dựng và tạo lập hệ thống tài chính ổn định và thị trường tài chính phát triển 147 3.3.4. Lộ trình hoàn thiện các điều kiện 166
  7. v KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 168 KẾT LUẬN 169 MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 17 1.1. Chính sách tiền tệ và khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu 17 1.1.1. Những nội dung cơ bản về chính sách tiền tệ 17 1.1.2. Khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu 30 1.2. Điều kiện để áp dụng Chính sách lạm phát mục tiêu và chỉ tiêu đo lường 47 1.2.1. Mức độ độc lập về thể chế của Ngân hàng Trung ương 48 1.2.2. Năng lực của Ngân hàng Trung ương 52 1.2.3. Hệ thống thị trường tài chính lành mạnh 57 1.2.4. Cấu trúc kinh tế phù hợp 65 1.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc hoàn thiện các điều kiện áp dụng khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu và bài học cho Việt Nam 70 1.3.1. Đối với mức độ độc lập thể chế của Ngân hàng Trung ương 70 1.3.2. Đối với vấn đề năng lực Ngân hàng Trung ương 73 1.3.3. Đối với vấn đề sự lành mạnh của hệ thống tài chính 73 1.3.4. Đối với vấn đề về cơ cấu kinh tế 73 1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 79 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU 81 2.1. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt nam giai đoạn 2005 - 2014 và khả năng áp dụng khuôn khổ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ theo lạm phát mục tiêu 81 2.1.1. Khái quát bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 81 2.1.2. Đặc điểm điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay 83 2.1.3. Sự cần thiết đổi mới phương thức điều hành chính sách tiền tệ sang khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu 117
  8. vi 2.2. Đánh giá điều kiện và mức độ đáp ứng điều kiện trong việc áp dụng khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam 119 2.2.1. Về mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương 120 2.2.2. Về độ lành mạnh của hệ thống tài chính 123 2.2.3. Về năng lực của Ngân hàng Trung ương 135 2.2.4. Về cấu trúc kinh tế 145 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 158 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN CHO KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 160 3.1. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng hoạt động ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 160 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 160 3.1.2. Bối cảnh trong nước 166 3.2. Quan điểm, định hướng thực hiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ theo khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam 174 3.2.1. Quan điểm 174 3.2.2. Định hướng 176 3.3. Hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện cần thiết để thực hiện chính sách tiền tệ tho khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam 178 3.3.1. Giải pháp nâng cao tính độc lập, cam kết và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Nhà nước .178 3.3.2. Giải pháp để nâng cao năng lực của Ngân hàng Trung ương 189 3.3.3. Giải pháp xây dựng và tạo lập hệ thống tài chính ổn định và thị trường tài chính phát triển .196 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện cấu trúc nền kinh tế phù hợp 210 3.3.5. Đề xuất lộ trình hoàn thiện các điều kiện 218 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 220 KẾT LUẬN 221
  9. viii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Tên tiếng Việt đầy đủ Tên tiếng anh đầy đủ LPMT Lạm phát mục tiêu Inflation targeting (IT) NHTW Ngân hàng Trung Ương ECB Ngân hàng trung ương châu Âu IMF Quỹ tiền tệ quốc tế Inflation targeting CSLPMT Chính sách lạm phát mục tiêu policy(ITP) CSTT Chính sách tiền tệ CSTK Chính sách tài khóa NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TTLNH Thị trường liên ngân hàng Flexible Price-level PTL Chính sách mục tiêu giá cả linh hoạt Targeting HĐTT Hội đồng Tiền tệ MTLP Mục tiêu lạm phát BSP Ngân hàng trung ương Philippin CBC Ngân hàng trung ương Chile RBA Ngân hàng trung ương Úc TTLNH Thị trường liên ngân hàng
  10. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ , BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa công cụ, mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, và mục tiêu cuối cùng của CSTT 9 Sơ đồ 1.2: Cơ chế truyền dẫn thông qua lãi suất 12 Sơ đồ 1.3: Cơ chế tác động gián tiếp qua kênh giá tài sản khác 15 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mô hình 4x2 phân tích về đặc điểm hệ thống tài chính 61 Bảng 1.2: Các chỉ số để phân tích độ lành mạnh tài khóa 64 Bảng 1.3: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đáp ứng của CSLPMT 68 Bảng 2.1: Mục tiêu điều hành CSTT của Việt Nam qua các năm (2011 – 2015) 83 Bảng 2.2: Mục tiêu và thực hiện CSTT 2005 - 2014 94 Bảng 2.3: Các bước điều chỉnh tỷ giá USD/VND qua hai giai đoạn 99 Bảng 2.4: Diễn biến cung tiền và tăng trưởng tín dụng 2004-2013 112 Bảng 2.5: Chỉ số về mức độ độc lập của NHTW 123 Bảng 2.6: Số lượng NHTM tại các nước 125 Bảng 2.7: Các chỉ số phản ánh độ sâu thị trường tài chính 2005-2013 130 Bảng 2.8: Thứ hạng phát triển thị trường tài chính Việt Nam và các chỉ tiêu cấu thành, 2009-2011 131 Bảng 2.9: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam 132 Bảng 2.10: Xếp hạng các chỉ số về phát triển thị trường tài chính trong tổng xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia 2014 – 2015 (xếp hạng/144 (điểm số/7)) 133 Bảng 2.11: Ngưỡng an toàn các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam năm 2010 134 Bảng 2.12: Kết quả huy động nợ công giai đoạn 2010-2015 135 Bảng 2.13: Tình hình xuất, nhập khẩu của Việt Nam 2005-2014 149 Bảng 2.14: Đánh giá mức độ sẵn sàng cho khuôn khổ CSTT theo LPMT 150 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu dự báo tại NHNN 191
  11. x Bảng 1.1: Mô hình 4x2 phân tích về đặc điểm hệ thống tài chính 45 Bảng 1.2: Các chỉ số để phân tích độ lành mạnh tài khóa 47 Bảng 2.1: Mục tiêu điều hành CSTT của Việt Nam qua các năm (2011 – 2015) 60 Bảng 2.2: Mục tiêu và thực hiện CSTT 2005 - 2014 69 Bảng 2.3: Diễn biến cung tiền và tăng trưởng tín dụng 2004-2013 84 Bảng 2.4: Chỉ số về mức độ độc lập của NHTW 93 Bảng 2.5: Số lượng NHTM tại các nước 96 Bảng 2.6: Các chỉ số phản ánh độ sâu thị trường tài chính 2005-2013 100 Bảng 2.7: Thứ hạng phát triển thị trường tài chính Việt Nam và các chỉ tiêu cấu thành, 2009-2011 101 Bảng 2.8: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam 102 Bảng 2.9: Xếp hạng các chỉ số về phát triển thị trường tài chính trong tổng xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia 2014 – 2015 (xếp hạng/144 (điểm số/7)) 103 Bảng 2.10: Ngưỡng an toàn các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam năm 2010 104 Bảng 2.11: Kết quả huy động nợ công giai đoạn 2010-2015 105 Bảng 2.12: Tình hình xuất, nhập khẩu của Việt Nam 2005-2013 116 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu dự báo tại NHNN 143
  12. xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2014 98 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2009 – 2014 (%) 98 Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá vàng và biến động tỷ giá trên thị trường tự do giai đoạn 2007 – 2014 99 Biểu đồ 2.4: Tốc độ huy động vốn ngoại tệ giai đoạn 2008-2014 100 Biểu đồ 2.5: Cán cân thanh toán tổng thể 100 Biểu đồ 2.6: Chênh lệch lãi suất huy động VND và USD 101 Biểu đồ 2.7: Tổng phương tiện thanh toán và lạm phát giai đoạn 2006-2014 105 Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng đóng góp các yếu tố vào tăng trưởng Việt Nam BQ giai đoạn 2006-2014 107 Biểu đồ 2.9: Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2006-2014 108 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo lĩnh vực giai đoạn 2011 - 2014 109 Biểu đồ 2.11: Lượng tiền cơ sở và mức tăng trưởng cung tiền từ 2006-2014 110 Biểu đồ 2.12: Diễn biến tỉ giá VND/USD 2005 -2014 148 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 72 Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2012 – 2013 73 Biểu đồ 2.3: Biến động tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi giai đoạn 2006 – 2013 74 Biểu đồ 2.4: Biến động tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 giai đoạn 2006 – 2013 74 Biểu đồ 2.5: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2013 (tỷ USD) 74 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thời hạn giao dịch USD trên TTLNH 75 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu thời hạn giao dịch VND trên TTLNH 76 Biểu đồ 2.8: Lãi suất LNH và doanh số giao dịch 76 Biểu đồ 2.9: Doanh số giao dịch thị trường LNH 76 Biểu đồ 2.10: Tổng phương tiện thanh toán và lạm phát giai đoạn 2006-2013 80 Biểu đồ 2.11: Tỷ trọng đóng góp các yếu tố vào tăng trưởng Việt Nam 2010 –2013 81
  13. xii Biểu đồ 2.12: Hệ số ICOR của Việt Nam từ năm 1995 – 2013 81 Biểu đồ 2.13: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo lĩnh vực giai đoạn 2012 - 2013 81 Biểu đồ 2.14: Lượng tiền cơ sở và mức tăng trưởng cung tiền từ 2006-2013 82 Biểu đồ 2.15: Diễn biến tỉ giá VND/USD 2000 -2010 116 Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa công cụ, mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, và mục tiêu cuối cùng của CSTT 19 Sơ đồ 1.2: Cơ chế truyền dẫn thông qua lãi suất 22 Sơ đồ 1.3: Cơ chế tác động gián tiếp qua kênh giá tài sản khác 26
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Thực trạng biến động kinh tế của Việt Nam trong vòng 20 năm qua cho thấy những bằng chứng tiêu biểu về tình trạng lạm phát cao cũng như những thành tựu đạt được trong quá trình nỗ lực chống lạm phát thông qua các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Nhìn lại giai đoạn lạm phát phi mã với ba chữ số những năm 1976 -1986; lạm phát hơn 50% giai đoạn 1989 - 1991 với sự tàn phá nặng nề đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy trì trệ, sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân khó khăn. Đứng trước hiện trạng trên, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các giải pháp kinh tế vĩ mô, đặc biệt chỉ đạo NHNN điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả để kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Với sự cố gắng đó, lạm phát đã được đẩy lùi, năm 1995 ở mức 12,9%, sau đó giảm xuống mức thấp nhất năm 2000 (-0,5%). Tuy nhiên năm 2004 đánh dấu sự trở lại lần thứ nhất của lạm phát cao sau khi đã ổn định trong một thời gian dài trước đó, tỷ lệ lạm phát trong năm này là 9,5%, vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch là 4- 5%. Lạm phát tiếp tục biến động và tăng lên 12,7% năm 2007; tăng cao giai đoạn sau khủng hoảng tài chính với mức tăng lên tới 19,9% trong năm 2008 và 18,13% năm 2011. Số liệu đánh giá kinh tế 6 tháng đầu năm 2011 của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho thấy Việt Nam có mức tăng CPI tháng 6/2011 lên tới 20,8% so với cùng kỳ năm 2010, cao nhất trong 14 nước Đông Á và gấp đôi so với nước đứng thứ 2 là Lào. Mặc dù từ năm 2012 đến nay cơ bản lạm phát đã được kiềm chế ở dưới mức một con số, tuy nhiên cho dù lạm phát ở mức thấp được duy trì lâu dài nhưng không có sự cam kết nào của NHNN về ổn định giá cả thì những kỳ vọng về tăng giá cả luôn là tiềm ẩn và có thể quay trở lại gây ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế của Việt Nam. Hơn thế nữa, quá trình điều hành chính sách của NHNN thời gian qua cũng gặp nhiểu sức ép do cùng lúc phải đạt được nhiều mục tiêu như kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, vừa ổn định lãi suất thị trường vừa ổn định tỷ giá, đảm bảo thanh toán, xử lý nợ xấu, hỗ trợ ngân sách nhà nước Chính việc thực hiện quá nhiều mục tiêu (mặc dù thời gian qua NHNN cũng đã có thứ tự ưu tiên giữa các
  15. 2 mục tiêu nhưng vẫn chịu nhiều sức ép và gặp khó khăn trong công tác xác định mục tiêu ưu tiên) và giữa các mục tiêu điều hành của chính sách tiền tệ (CSTT) cũng không được xác định một cách rõ ràng, chưa đảm bảo tính nhất quán giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, các mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng đã gây khó khăn và giảm tính hiệu quả trong điều hành CSTT thời gian qua, một số quyết định của NHNN còn mang nặng tính hành chính Vấn đề này đặt ra cho Việt Nam tìm kiếm một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ cho phép kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn, đảm bảo vừa kiềm chế được lạm phát vừa tiếp tục giữ vững tăng trưởng ở mức hợp lý. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy cơ chế điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở LPMT (CSLPMT) đã từng thành công ở một số nền kinh tế mới nổi với các điều kiện kinh tế vĩ mô có nhiều khó khăn. Một điều tất nhiên là sẽ không có một khuôn khổ CSTT chung nào cho tất cả các quốc gia, có thể ở quốc gia này là thành công nhưng khi áp dụng ở quốc gia khác lại là thất bại, nguyên lý về chính sách tiền tệ chỉ là duy nhất, sự thành công còn phụ thuộc ở “nghệ thuật điều hành” của NHTW. Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm của CSLPMT thì đây có thể là một lựa chọn hợp lý cho chính sách tiền tệ Việt Nam trong thời gian tới, theo đó duy trì mức lạm phát hợp lý và ổn định trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ “chủ động điều hành thực hiện CSLPMT”. Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2020 cũng đã xác định việc từng bước thiết lập các điều kiện tiến tới điều hành chính sách tiền tệ theo CSLPMT là một trong các giải pháp hàng đầu nhằm đổi mới căn bản khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN. Để có thể đưa những định hướng như vậy trở thành hiện thực, trước tiên cần có sự lý giải đầy đủ về mặt lý thuyết khoa học để làm cơ sở cho từng bước thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Do vậy, Nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề nghiên cứu “Hoàn thiện các điều kiện để áp dụng việc điều hành chính sách
  16. 3 tiền tệ theo khuôn khổ LPMT tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Tổng quan nghiên cứu Về các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về CSLPMT, trong đó nhiều công trình tập trung vào các nội dung cơ bản của khuôn khổ này bao gồm: (i) khái niệm, định nghĩa, và phân loại khuôn khổ CSLPMT; (ii) những điều kiện tiên quyết để áp dụng hiệu quả khuôn khổ CSLPMT; (iii) so sánh những lợi thế/bất lợi của việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT so với các mục tiêu truyền thống (tỷ giá hối đoái, cung tiền, v.v.); (iv) tác động của việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT đến các biến số vĩ mô chính; (v) hiệu lực và hiệu quả của khuôn khổ này trong việc ứng phó với các cú sốc bất thường (ví dụ: cú sốc giá hàng hóa, cú sốc khủng hoảng); (vi) kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trong việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT và bài học rút ra; và (vii) các nội dung liên quan khác. Lợi ích/bất lợi của khuôn khổ CSLPMT Trong giai đoạn hơn hai thập kỷ vừa qua, nhiều nước công nghiệp và các nền kinh tế thị trường mới nổi áp dụng khuôn khổ CSLPMT, dù có những biến đổi cho phù hợp với thực tiễn của mình. Các nghiên cứu đều chỉ ra lý do chung để các nước đưa ra áp dụng khuôn khổ CSLPMT là khó khăn trong việc sử dụng các neo danh nghĩa khác (mục tiêu tỷ giá và mục tiêu tiền tệ, trong khi các mục tiêu thực như tăng trưởng và thất nghiệp còn phụ thuộc nhiều chính sách khác). Quan trọng hơn, khuôn khổ này giúp neo kỳ vọng lạm phát của người dân và thị trường thông qua một mục tiêu đơn giản có thể quan sát được, qua đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh tế và các chính sách điều hành khác. Mishkin (2000, 2001) đã chỉ ra các lợi ích chính của khuôn khổ CS LPMT, như: (i) cho phép Ngân hàng Trung ương tập trung vào các vấn đề trong nước và phản ứng với các cú sốc tác động lên nền kinh tế; (ii) hiệu quả tương đối dù không cần có mối quan hệ ổn định giữa cung tiền và lạm phát; và (iii) niềm tin của công chúng và thị trường vào mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương theo đuổi, do đó tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của CSTT.
  17. 4 Tuy vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra những bất lợi chính của khuôn khổ CS LPMT, bao gồm: (i) việc đánh đổi mục tiêu tăng trưởng và việc làm để đạt được lạm phát ổn định; (ii) giảm trách nhiệm giải trình do lạm phát rất khó kiểm soát và độ trễ chính sách dài; (iii) khuôn khổ CS LPMT không giúp loại bỏ được tính lấn át của chính sách tài khóa; và (iv) khuôn khổ này đòi hỏi tính linh hoạt trong tỷ giá hối đoái, thế nhưng tỷ giá hối đoái linh hoạt có thể làm tăng bất ổn tài chính (ổn định lạm phát không nhất thiết đi kèm với môi trường vĩ mô/tài chính ổn định). Theo Debelle (1999), những chỉ trích cho rằng mục tiêu chỉ hướng về lạm phát của Ngân hàng Trung ương mà bỏ qua mục tiêu sản lượng và lao động là sai lầm. Trên thực tế, như ở Úc, khuôn khổ CS LPMT được thực hiện đủ linh hoạt để có thể đánh đổi ngắn hạn giữa sản lượng và lạm phát. Ổn định lạm phát trong trung hạn có thể vẫn được duy trì ngay cả khi cho phép những thay đổi lạm phát ngắn hạn. Chính ở đây, biến động về sản lượng sẽ thấp hơn nhiều. Freedman và Otker-Robe (2010) thì nhận định rằng khuôn khổ CS LPMT cùng với một cơ chế tỷ giá thả nổi sẽ góp phần củng cố nhận thức của các tác nhân kinh tế về rủi ro hai chiều trên thị trường ngoại hối. Theo đó, việc sử dụng và phát triển các công cụ tự phòng ngừa sẽ trở nên phổ biến hơn, giúp giảm sai lệch cơ cấu đồng tiền trên bảng tổng kết tài sản. Thị trường ngoại hối phát triển hơn cũng sẽ giúp các nền kinh tế mới nổi điều hành CS LPMT giải quyết các vấn đề tỷ giá. Kinh nghiệm vận dụng khuôn khổ CS LPMT trên thế giới Cho đến nay, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước trong việc đưa ra áp dụng và thực hiện CSTT theo LPMT. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào tình hình ứng dụng ở các nước đang phát triển và mới nổi. Những nghiên cứu này đã được tổng thuật trong báo cáo của Tô Ánh Dương và cộng sự (2012), bao gồm Freedman (về trường hợp Canada), Vavra (về Cộng hòa Séc), Schmidt –Hebbel (về Chile), Csermely và Orban (về Hungary), Sokoler (về Israel), Borowski và Rozkrut (về Ba Lan), Bucsa và Codirlasu (về Romania), về Kara (về Thổ Nhĩ Kỳ), v.v. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng hết sức quan tâm đến các vấn đề của khuôn
  18. 5 khổ CSTT theo LPMT. Một loạt các nghiên cứu của IMF, bao gồm Masson và cộng sự (1997), Schaechter và cộng sự (2000), Carare và cộng sự (2002), và Stone (2003), đã tập trung vào những khó khăn mà các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt nếu/khi vận dụng khuôn khổ CSTT nói trên. Để hạn chế được các khó khăn này, các nghiên cứu đã chỉ ra các điều kiện tiên quyết đối với các nước áp dụng. Tuy nhiên, nhóm điều kiện này là không đồng nhất giữa các nghiên cứu khác nhau, cho thấy sự thiếu đồng thuận giữa các tác giả về khả năng ứng dụng hiệu quả ở các nền kinh tế mới nổi. Schaechter và cộng sự (2000) đã nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng khuôn khổ CS LPMT của các nước công nghiệp và các nước thị trường mới nổi. Từ đó, các tác giả này đưa ra nhận định là những nền tảng để thực hiện khuôn khổ đầy đủ về LPMT là: vị thế tài chính vững mạnh và ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc; hệ thống tài chính phát triển tốt; mức độ độc lập của ngân hàng trung ương và biện pháp truyền thông nhằm đạt ổn định lạm phát; hiểu biết thấu đáo về cơ chế truyền tải của CSTT; phương pháp luận dự báo lạm phát hợp lý nhằm hỗ trợ xác định mục tiêu lạm phát; và tính minh bạch của CSTT nhằm thiết lập trách nhiệm giải trình và niềm tin của thị trường. Quan trọng hơn, những yếu tố này không cần phải được thiết lập tất cả trước khi các nước bắt đầu chuyển đổi sang khuôn khổ LPMT hoàn toàn. Mishkin (2004) đã phân tích những khía cạnh khuôn khổ CSLPMT mà các nước có nền kinh tế chuyển đổi và mới nổi (điển hình là Chile và Bra-xin) có thể thực hiện, những khó khăn đã/có thể gặp phải. Những khó khăn và khác biệt chính là: (i) thể chế tài khóa yếu kém; (ii) các định chế tài chính yếu kém; (iii) thể chế tiền tệ không đạt được độ tin cậy cần thiết; (iv) tình trạng Đô la hóa; và (v) mức độ tổn thương của các nước trước sự suy giảm đột ngột của dòng vốn vào. Các nền kinh tế chuyển đổi và mới nổi nên tập trung vào củng cố/phát triển những thể chế này để đảm bảo chiến lược CSLPMT được thực hiện hiệu quả, góp phần tạo các kết quả vĩ mô tốt hơn. Schaechter và cộng sự (2000) cũng phân tích sự khác biệt giữa các nước công nghiệp và các nước thị trường mới nổi (Bra-xin, Chile, Ba Lan, Séc, Israel, và Nam
  19. 6 Phi) trong việc chuẩn bị các nền tảng, các điều kiện để áp dụng khuôn khổ CS LPMT (và khuôn khổ toàn phần) trên các khía cạnh như: (i) khung thể chế; (ii) các vấn đề liên quan đến hoạt động điều hành CSTT; (iii) tổ chức của Ngân hàng Trung ương; và (iv) các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển đổi sang khuôn khổ toàn phần. • Khung thể chế: Các nước thị trường mới nổi thường hướng tới một khuôn khổ thể chế chính thức nhằm hỗ trợ cho việc điều hành theo LPMT. Khuôn khổ pháp lý của tất cả các nước áp dụng khuôn khổ này đều xác định ổn định giá cả hay ổn định tiền tệ là mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng Trung ương, và đảm bảo sự độc lập về công cụ của Ngân hàng Trung ương. Các nước thị trường mới nổi thường thay đổi khuôn khổ pháp lý của Ngân hàng Trung ương trước khi áp dụng LPMT, dù tất cả đều có tuyên bố rõ ràng về hạn chế tài trợ của Ngân hàng Trung ương cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ. • Các vấn đề liên quan đến hoạt động điều hành: Ngân hàng Trung ương tại các nền kinh tế thị trường mới nổi thường ít lệ thuộc vào các mô hình thống kê trong việc điều hành CSTT, chủ yếu do cơ sở dữ liệu thống kê còn kém phát triển. Do vậy, các nền kinh tế thị trường mới nổi cũng can thiệp thường xuyên hơn trên các thị trường ngoại hối (so với các nước công nghiệp). Các nước mới nổi dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc, đặc biệt là sự biến động của các luồng vốn, do còn thiếu kinh nghiệm và năng lực ứng phó với các cú sốc này. Việc thiết kế các mục tiêu lạm phát ở các nền kinh tế thị trường mới nổi thường đặc trưng bởi các phạm vi/tầm nhìn ngắn hơn và thường đưa ra dải mục tiêu định hướng hơn là một điểm mục tiêu duy nhất. • Tổ chức của Ngân hàng Trung ương: Đa số Ngân hàng Trung ương tại các thị trường mới nổi chú trọng đến các biện pháp về tổ chức, qua đó tăng cường năng lực của mình thực hiện đánh giá nhiều hơn, đẩy mạnh tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. • Vấn đề chuyển đổi sang khuôn khổ toàn phần: Trong quá trình chuyển đổi này, một số nền kinh tế mới nổi đối mặt với thách thức giảm phát trong mục tiêu lạm phát dài hạn. Kinh nghiệm của Chile, Israel, và Ba Lan cho thấy việc chuyển
  20. 7 dần từ một cơ chế tỷ giá hối đoái điều chỉnh dần sang một khuôn khổ LPMT là khả thi. Tuy nhiên, quá trình này cần sự hỗ trợ của các chính sách kinh tế và tài chính trong một khung khổ toàn diện hơn nhằm tránh gây áp lực cho Ngân hàng Trung ương thông qua các mục tiêu mâu thuẫn nhau. Batini, Kuttner và Laxton (2005), từ kinh nghiệm thực chứng, nhấn mạnh rằng việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT ban đầu đều ít có kết quả tích cực. Trên cơ sở đánh giá tình hình của 21 nền kinh tế áp dụng khuôn khổ này và khảo sát của Ngân hàng Trung ương tại 10 nước, nghiên cứu tổng hợp thành 4 nhóm điều kiện: (i) hạ tầng kỹ thuật; (ii) mức độ lành mạnh tài chính; (iii) Mức độ độc lập về thể chế; và (iv) cơ cấu kinh tế. Cụ thể: • Hạ tầng kỹ thuật: bao gồm sự sẵn có của số liệu/dữ liệu, khả năng dự báo mang tính hệ thống, và khả năng mô hình hóa các điều kiện dự báo. • Mức độ lành mạnh tài chính: bao gồm 6 chỉ số chuẩn theo hệ tài chính của Anh: tỷ lệ % của vốn pháp định so với tài sản rủi ro; mức vốn hóa thị trường chứng khoán; độ sâu của thị trường trái phiếu tư nhân; doanh thu của thị trường chứng khoán; sai lệch cơ cấu đồng tiền tại các ngân hàng nội địa; và thời hạn các trái phiếu chuyển đổi. • Mức độ độc lập về thể chế: bao gồm các chỉ số về trách nhiệm tài chính trong việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách của chính phủ; độc lập về công cụ hay độc lập hoàn toàn về hoạt động; tập trung vào lạm phát (dù có chỉ thị/tuyên bố về mặt pháp lý hay không); chức năng giám sát của Thống đốc; cán cân ngân sách thuận lợi; nợ công thấp; và một thước đo chung về mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương. • Cơ cấu kinh tế: bao gồm những điều kiện kinh tế thường tác động đến thành công của khuôn khổ CSTT theo LPMT, đó là: và sự truyền tải CSTT qua kênh tỷ giá thấp; độ nhạy cảm với giá hàng hóa thấp; mức độ Đôla hóa; và mức độ mở cửa thương mại. Theo Freedman và Otker-Robe (2010), ba điều kiện cốt lõi cho khuôn khổ này là: mục tiêu lạm phát là mục tiêu ưu tiên trong các mục tiêu của CSTT; không có áp chế tài khóa; độc lập về việc sử dụng các công cụ CSTT. Trong khi đó, các
  21. 8 điều kiện và các yếu tố căn bản khác có thể được thiết lập sau khi áp dụng khuôn khổ CSLPMT. Chẳng hạn, sau khi áp dụng chính thực, Ngân hàng trung ương cần xây dựng các mô hình chính thức để dự báo lạm phát, nghiên cứu thực chứng về cơ chế phát hành các báo cáo về CSTT hoặc các báo cáo về lạm phát, và củng cố hệ thống tài chính thông qua việc cải thiện quy chế và giám sát các định chế tài chính và khuyến khích sự phát triển các thị trường trái phiếu dài hạn bằng đồng bản tệ. Hơn nữa, do môi trường kinh tế và thể chế tại các nền kinh tế mới nổi không phải là lý tưởng ngay từ đầu, các nền kinh tế này đã hưởng lợi từ việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT trước và sau đó là cải thiện đáng kể môi trường hoạt động. Gómez, Uribe, và Vargas (2002) nghiên cứu về việc thực hiện LPMT tại Colombia. Colombia bắt đầu thực hiện LPMT vào năm 1991 và Hiến pháp cũng như Luật định thiết lập một khuôn khổ luật pháp phù hợp với mục tiêu ổn định giá cả. Nhờ đó, Ngân hàng Trung ương có mức độ độc lập đáng kể, với mục tiêu là ổn định giá cả. Ngân hàng Trung ương phải công bố mục tiêu lạm phát mỗi năm một lần và phải báo cáo Quốc hội hai lần/năm. Jonas và Mishkin (2003) tổng kết những kinh nghiệm LPMT tại Cộng hòa Séc, Ba Lan và Hungary. Từ nửa cuối thập kỳ 1990, một số quốc gia chuyển đổi đã từ bỏ cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và chuyển sang khuôn khổ CSLPMT. Các quốc gia này thường chệch khỏi mục tiêu lạm phát do phải chịu nhiều cú sốc hơn. Tuy nhiên, kết quả giảm dần lạm phát là rất khả quan, cho thấy CSLPMT đem lại nhiều lợi ích hơn là những bất cập. Theo Sherwin (2000), kinh nghiệm 10 năm trước đó với khuôn khổ CS LPMT ở các nước cho thấy khuôn khổ này đặc biệt thích hợp với những nền kinh tế nhỏ và mở, với cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. Điều này chủ yếu là do những đặc tính cơ bản, như công bố minh bạch về mục tiêu lạm phát, thừa nhận lạm phát thấp và ổn định là mục tiêu dài hạn quan trọng của CSTT, tính hợp lý cho những quyết định CSTT, và trách nhiệm giải trình cho việc đạt được mục tiêu của chính sách. Mollick và cộng sự (2008) xem xét tác động của việc vận dụng khuôn khổ CSLPMT vào tăng trưởng của các nền kinh tế công nghiệp và mới nổi trong giai
  22. 9 đoạn 1986-2004 với một mẫu khoảng 22 nước công nghiệp và 33 nước thị trường mới nổi. Với việc sử dụng công cụ kinh tế lượng để xem xét tác động này (tách ra những tác động của độ mở cửa nền kinh tế và dòng vốn vào ra), nghiên cứu này cho thấy chỉ CSLPMT toàn phần mới đóng góp vào tăng trưởng trong dài hạn. Habermeier và cộng sự (2009) chỉ ra rằng, một trong những thách thức gần đây đối với việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT là việc tăng mạnh giá lương thực và nhiên liệu trong giai đoạn giữa 2007- giữa 2008. Kết quả cho thấy các nước áp dụng khuôn khổ này cùng với cơ chế tỷ giá thả nổi có tỷ lệ lạm phát tăng ít hơn so với các nước không áp dụng. Không có nước nào áp dụng khuôn khổ này (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) phải điều chỉnh mục tiêu lạm phát đã công bố trước đó. Như vậy, các cú sốc này không gây ra đổ vỡ niềm tin vào các cam kết về ổn định giá cả và giảm những rủi ro về lạm phát kỳ vọng. Freedman và Otker – Robe (2010) mô tả kinh nghiệm của một số nước trong việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT. Nghiên cứu này cũng tập trung vào các nguyên nhân chính khiến các nước áp dụng khuôn khổ này; những kết quả chính khi xử lý các tình huống khác nhau; các nước chuyển đổi sang khuôn khổ toàn phần như thế nào và sự phối hợp chuẩn bị các chính sách kinh tế và cải cách; những lợi ích thu được và thách thức phải đối mặt trong quá trình thực hiện; bài học kinh nghiệm của các quốc gia. Tóm lại, các nghiên cứu nước ngoài đã phân tích khá đầy đủ cả về lý thuyết và thực tiễn về những vấn đề cơ bản nhất của khuôn khổ CSLPMT. Đây là những kiến thức và gợi ý quan trọng để Việt Nam có thể cân nhắc việc chuyển đổi sang khuôn khổ này, dù mới ở dạng sơ khai nhất. Các nghiên cứu trong nước Ngoại trừ nghiên cứu mới nhất của Tô Ánh Dương và cộng sự (2012), chưa có nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nào được thực hiện ở Việt Nam về khuôn khổ CSLPMT do đây là một chủ đề tương đối mới ở Việt Nam. Trong bối cảnh diễn biến lạm phát có nhiều diễn biến phức tạp trong mô hình phát triển ưu tiên nhiều vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu của Tô Ánh Dương và cộng sự (2012)
  23. 10 đã đưa ra những cân nhắc định tính ban đầu về khả năng áp dụng khuôn khổ này ở Việt Nam. Nghiên cứu này bắt đầu bằng việc tổng quan các mục tiêu chính của khung khổ CSTT được áp dụng trên thực tế ở nhiều nước. Sau đó, nghiên cứu đã tóm lược kinh nghiệm của các nước trong việc điều hành CSLPMT, trong những bối cảnh và với các dạng thức khác nhau. Từ đó, nghiên cứu đã chỉ ra khả năng áp dụng ở Việt Nam, và những điều kiện cùng lộ trình cần thiết để áp dụng khuôn khổ này. Mặc dù các điều kiện cần thiết còn chưa được đáp ứng đủ, song các tác giả cho rằng Việt Nam có thể áp dụng khuôn khổ CSLPMT một cách ngầm định ngay từ năm 2012. Mục tiêu lạm phát trong giai đoạn 5 năm đầu áp dụng là 6%, với biên độ cho phép là 2%. Tuy nhiên, dù được thực hiện khá công phu, nghiên cứu của Tô Ánh Dương và các cộng sự (2012) mới chỉ là khởi đầu. Nghiên cứu này còn vận dụng chủ yếu các phân tích và lập luận định tính, trong khi chưa đưa ra được cơ sở định lượng về những lợi ích có thể đạt được với khuôn khổ CSLPMT. Hơn nữa, bản thân đề xuất về lộ trình áp dụng vẫn thiếu những giải trình khoa học và định lượng về việc tại sao đề xuất này sẽ phù hợp (mang lại nhiều lợi ích) nhất. Bên cạnh nghiên cứu nói trên, trước đó còn có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2007 của NHNN - “Nghiên cứu việc điều hành chính sách tiền tệ bằng phương pháp lấy lạm phát làm mục tiêu và cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam” – KNH 2005.07 (TS. Nguyễn Văn Hà). Nghiên cứu được triển khai sau khi Thống đốc NHNN Việt Nam đã có đoàn khảo sát tại 3 nước Anh, Ba Lan, Hungary, thông qua báo cáo khảo sát đã cho phép khẳng định cơ chế điều hành CSLPMT có thể vận dụng vào Việt Nam. Đề tài cũng đã đưa ra các đánh giá về khả năng áp dụng, sự cần thiết áp dụng CSLPMT và đưa ra giải pháp chủ yếu, lộ trình áp dụng LPMT của Việt Nam. Ngoài ra còn có một số bài viết đã đề cập đến khuôn khổ CSLPMT, và phân tích sơ bộ các điều kiện để có thể đưa ra áp dụng cơ chế điều hành CSTT này tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “Khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu - Lý thuyết và thực tiễn” - Viện Chiến lược ngân hàng -Ngân hàng nhà nước Việt Nam -Tháng
  24. 11 12/2011. Đây là tập tài liệu với 15 bài viết của các tác giả, các nhà khoa học đến từ các Bộ, Ngành, các trường đại học, Viện nghiên cứu. Với việc khái quát hóa cơ sở lý luận của CSLPMT, phân tích các đặc điểm chính của CSLPMT, các điều kiện áp dụng CSLPMT, kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp, cách thức thì đây là tài liệu bổ ích cho tác giả để có thể có được những nét khái quát nhất trong việc nghiên cứu đề tài của mình. Ngoài ra, trước đó cũng có một số bài viết đề cập đến khuôn khổ chính sách tiền tệ CSLPMT, phân tích các điều kiện để có thể đưa ra áp dụng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ này tại Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Nghĩa [25], Đỗ Thị Đức Minh [26] đã đề cập đến tổng quan về khuôn khổ CSLPMT, phân tích các điều kiện để có thể đưa ra áp dụng cơ chế điều hành CSTT này tại Việt Nam. Đa số các tác giả này cho rằng hiện tại Việt Nam chưa áp dụng được cơ chế điều hành CSLPMT hoàn toàn, tuy nhiên, cần có các bước, có lộ trình để chuẩn bị các điều kiện cho việc áp dụng CSLPMT. Tô Kim Ngọc (2012) đã đưa ra các phiên bản của CSLPMT sau giải đoạn khủng hoảng; Phí Trọng Hiển (2005), Nguyễn Văn Tiến và Vũ Hoàn Phương (2005) nghiên cứu so sánh kinh nghiệm áp dụng CSLPMT của một số nước và đưa ra gợi ý cho Việt Nam. Bên cạnh đó, khá nhiều nghiên cứu đã tập trung vào chủ đề CSTT ở Việt Nam. Các nghiên cứu này chủ yếu đi sâu phân tích vào các khía cạnh liên quan đến CSTT như: mối liên hệ giữa CSTT và các chính sách kinh tế vĩ mô và đề xuất các giải pháp hoàn thiện CSTT (Dương Thu Hương 2005); mối liên hệ giữa các tài khoản vĩ mô và việc xây dựng và điều hành CSTT (Nguyễn Thị Kim Thanh 2004); điều hành CSTT trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vốn (Nguyễn Ngọc Bảo 2008). Trong khi đó, một số công trình nghiên cứu về việc sử dụng và hoàn thiện các công cụ CSTT, cơ chế truyền tải tác động của CSTT (Nguyễn Thị Kim Thanh 2005; Trần Thị Lộc 2002). Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2010) và các tác giả khác đã nghiên cứu về cầu tiền trong hoạch định CSTT ở Việt Nam. Trong khi đó, một số tác giả nghiên cứu về cung tiền, mối liên hệ giữa cán cân thanh toán và điều hành cung tiền tại Ngân hàng Nhà nước (Nguyễn Đồng Tiến 2001). Một số công trình
  25. 12 nghiên cứu đề cập tới vấn đề cải cách Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Trung ương để thực thi CSTT hiệu quả hơn (như Vũ Thế Vậc 2006, v.v.). Nhìn chung, các nghiên cứu về khả năng áp dụng khuôn khổ CSTT theo LPMT ở Việt Nam mới chỉ đưa ra được những nét tổng quan và khái quát nhất, các nghiên cứu này chưa giải trình cụ thể về lợi ích từ việc áp dụng các mục tiêu CSTT khác nhau, giúp Chính phủ có các lựa chọn để xem xét. Bản thân các nghiên cứu này còn cố gắn định vào việc áp dụng ở Việt Nam, trong khi chưa giải thích được thật thuyết phục là tại sao nên áp dụng khuôn khổ này. Nói chung, các nghiên cứu hầu như mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu khuôn khổ lý thuyết và phân tích kinh nghiệm quốc tế; có gợi ý các giải pháp và lộ trình cho Việt Nam nhưng mới chỉ đến giai đoạn 2015. Một số nghiên cứu cũng đưa ra các điều kiện/nhóm điều kiện để thực hiện LPMT tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và phân tích sơ khai trên phương diện lý thuyết. Việc nghiên cứu chi tiết, đánh giá, định vị được Việt Nam hiện nay đang ở đâu và đáp ứng được các điều kiện ở mức độ nào là chưa có. Nghiên cứu để luận giải sâu sắc khả năng áp dụng cũng như đưa ra được tổng thể các giải pháp hoàn thiện các điều kiện mà Việt nam còn thiếu để có thể áp dụng CSTT theo LPMT cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 là thực sự cần thiết, đặc biệt đối với NHNN – cơ quan chủ thể hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án được cụ thể hóa qua các câu hỏi nghiên cứu sau: Một là: Các điều kiện cơ bản nào cần được thực hiện để có thể thực thi CSLPMT? Hai là: Điều hành CSTT ở Việt Nam đã được tiến hành như thế nào? Kết quả ra sao, với những thành tựu và hạn chế như thế nào? Ba là: Việc áp dụng CSLPMT là có phù hợp đối với trường hợp của Việt Nam hay không? Bốn là: cần có những điều kiện gì để có thế áp dụng khuôn khổ CSTT này
  26. 13 cho Việt Nam hiện nay? Trong những điều kiện cần thiết để áp dụng khuôn khổ CSLPMT ở Việt Nam, có những điều kiện nào đã được thiết lập, những điều kiện nào chưa được thiết lập? Năm là: Giải pháp nào để có thể thiết lập đầy đủ các điều kiện để thực hiện CSLPMT ở Việt Nam? Thông qua 5 câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã xác định được mục tiêu nghiên cứu của Luận án như sau: - Hệ thống hóa cơ sở luận về chính sách tiền tệ (khái niệm, hệ thống mục tiêu, các kênh truyền tải CSTT, các khuôn khổ CSTT trong lịch sử ) và CSLPMT (khái niệm, đặc điểm, ưu điểm, hạn chế, các trụ cột cơ bản, các phiên bản của CSLPMT) - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đưa ra được các điều kiện/nhóm điều kiện và các chỉ tiêu đo lường áp dụng CSLPMT; - Xem xét, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để khái quát hóa được mức độ đáp ứng các điều kiện của các nước trên thế giới trong quá trình áp dụng CSLPMT để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc điều hành CSTT của Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2014 để rút ra được những ưu điểm, nhược điểm và các vấn đề đặt ra đối với CSTT Việt Nam từ nay đến 2020; - Đánh giá điều kiện và mức độ đáp ứng điều kiện của Việt Nam trong việc áp dụng CSLPMT; - Đề xuất hệ thống các giải pháp để hoàn thiện các điều kiện áp dụng CSLPMT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu + Khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam; + Các điều kiện/nhóm điều kiện áp dụng CSLPMT và hệ thống chỉ tiêu đo lường; + Khuôn khổ điều hành CSLPMT ở các nước trên thế giới và kinh nghiệm hoàn thiện các điều kiện để rút ra bài học Việt Nam; + Khả năng áp dụng khuôn khổ điều hành CSLPMT ở Việt Nam; + Hệ thống các cải cách cần thiết để hoàn thiện các điều kiện áp dụng hiệu
  27. 14 quả khuôn khổ điều hành CSLPMT ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Xoay quanh CSLPMT có rất nhiều vấn đề đã được nghiên cứu và bàn luận, song luận án chỉ tập trung đi sâu vào vấn đề về các điều kiện áp dụng khuôn khổ này, đặc biệt là đối với một nền kinh tế đang phát triển. Tương tự như vậy, phần phân tích về thực thi CSTT ở Việt Nam, luận án cũng tiến hành phân tích sâu và tập trung vào các nội dung có liên quan đến thiết lập các điều kiện để thực thi CSLPMT. Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2014 và khả năng áp dụng đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được các câu hỏi nghiên cứu như đã đặt ra ở trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Sử dụng các phương pháp truyền thống như thống kê mô tả, tổng hợp và so sánh để tóm tắt một cách có hệ thống các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho đến nay về tình hình và các vấn đề liên quan đến áp dụng khuôn khổ CSTT theo LPMT ở Việt Nam. Bối cảnh áp dụng ở các nước, nhất là các nền kinh tế mới nổi, sẽ được so sánh với Việt Nam để thấy mức độ phù hợp của khuôn khổ này (và các dạng thức áp dụng phù hợp) trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng sẽ tổng hợp kinh nghiệm của các nước trong việc hoàn thiện các điều kiện để thực hiện CSLPMT. Đây sẽ là cơ sở cho những đề xuất phù hợp với quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang ứng dụng khuôn khổ CSLPMT, nếu việc áp dụng khuôn khổ này được xác định là có lợi + Luận án cũng kết hợp tổng thuật các tài liệu nghiên cứu đã có từ trước đến nay và phân tích định tính dựa trên số liệu tài chính - tiền tệ về hiệu quả của CSTT trong thời gian qua, các vấn đề cụ thể khi điều hành với mục tiêu không nhất quán (và đôi khi hơi cứng nhắc). Sử dụng phương pháp thống kê và diễn dịch để thu thập số liệu, phân tích chi tiết diễn biến điều hành CSTT ở Việt Nam qua các giai đoạn; phương pháp quy nạp: trên cơ sở phân tích tình hình thực thi CSTT ở Việt Nam,
  28. 15 luận án đúc kết ra các kết quả và hạn chế chính trong điều hành CSTT ở Việt Nam hiện nay, sự cần thiết phải chuyển sang thực hiện CSLPMT và các điều kiện cần thiết thực thi CSLPMT. + Luận án sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan đến mức độ, khả năng đáp ứng, triển vọng ứng dụng khuôn khổ CSTT theo LPMT ở Việt Nam. Khuôn khổ này chưa được áp dụng ở Việt Nam, và các tác động có thể có chỉ là phỏng đoán. Tác giả đã sử dụng những đánh giá của các chuyên gia am hiểu sâu về tài chính - tiền tệ làm cơ sở quan trọng để định vị mức độ đáp ứng các điều kiện thực hiện CSLPMT của Việt nam hiện nay. 6. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu tổng thể trên phương diện lý thuyết về CSTT và CSLPMT, luận án đã luận giải đầy đủ và khoa học để khẳng định được 4 nhóm điều kiện và hệ thống các chỉ tiêu đo lường, đánh giá mà các nền kinh tế phải đáp ứng để có thể áp dụng CSLPMT bao gồm: (i) Mức độ độc lập về thể chế của NHTW; (ii) Năng lực của NHTW; (iii) Hệ thống thị trường tài chính lành mạnh; (iv) Cấu trúc kinh tế phù hợp. Đây là khung quan trọng tạo cơ sở khoa học, làm căn cứ để đánh giá NHTW các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã chuẩn bị và hoàn thiện các điều kiện để áp dụng CSLPMT. Thứ hai, thay vì việc lựa chọn cụ thể một vài nước trên thế giới để nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, luận án đã tiếp cận nghiên cứu, phân tích theo 4 điều kiện như khung lý thuyết đã lựa chọn đối với các nước đã và đang áp dụng CSLPMT để xem xét các quốc gia đã hoàn thiện các điều kiện như thế nào trong quá trình vận hành khuôn khổ này. Thông qua đó để rút ra được 6 bài học kinh nghiệm có giá trị vận dụng tại Việt Nam. Thứ ba, thông qua các chỉ tiêu đo lường, luận án đã định vị được mức độ đáp ứng các điều kiện để áp dụng CSLPMT tại Việt Nam hiện nay, cho thấy Việt Nam phải nỗ lực thì mới đáp ứng được các điều kiện áp dụng hiệu quả khuôn khổ CSLPMT, thể hiện trên cả 4 nhóm điều kiện. Luận án không chỉ so sánh Việt Nam trong các giai đoạn mà còn chỉ ra được Việt Nam đang ở đâu so với các quốc gia
  29. 16 trong khu vực. Đây là cơ sở quan trọng cho những đề xuất giải pháp hữu hiệu trong việc “bù đắp” các điều kiện còn thiếu để Việt Nam có thể hướng tới áp dụng CSLPMT trong giai đoạn tiếp theo. Thứ tư, luận án đã nghiên cứu, đề xuất được các dự báo nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng Việt Nam, hệ thống hóa được các quan điểm, định hướng thực hiện cơ chế điều hành LPMT trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt phân tích được các vấn đề mang tính thời sự như gia nhập TPP, AEC và những ảnh hưởng của nó tới hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều hành CSTT theo LPMT ở Việt Nam. Thứ năm, luận án đã đề xuất được 3 nhóm giải pháp và lộ trình hoàn thiện các điều kiện. Đây là các đề xuất đảm bảo đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn, có giá trị vận dụng đồng bộ tại cơ quan hoạch định chính sách là NHNN Việt Nam và các cơ quan quản lý khác để hoàn thiện các điều kiện cho khuôn khổ LPMT trong giai đoạn tới cho Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận án được kết cấu bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ và điều kiện cần thiết để áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay và điều kiện áp dụng khuôn khổ CSTT theo lạm phát mục tiêu Chương 3: Giải pháp và lộ trình hoàn thiện các điều kiện cho khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu ở Việt Nam trong giai đoạn tới
  30. 17 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 1.1. Chính sách tiền tệ và khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu 1.1.1. Những nội dung cơ bản về chính sách tiền tệ 1.1.1.1. Khái niệm của Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ (CSTT) là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô được Ngân hàng trung ương thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ của mình để tác động tới lượng tiền lưu thông (hoặc lãi suất) trong nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như bình ổn giá cả, tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm và các mục tiêu khác. Theo Yeyati và Sturzenegger “Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ, thường hướng tới một mức lãi suất mong muốn để đạt được mục đích ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế” [1]. Như vậy, về bản chất, CSTT là việc Ngân hàng trung ương (NHTW) chủ động sử dụng các công cụ để tác động đến các điều kiện (mức cung tiền hoặc lãi suất thị trường) nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong mỗi thời kỳ mà trọng tâm là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền quốc gia. Để đảm bảo điều hành CSTT đi đúng hướng và hiệu quả, NHTW thường xây dựng khung CSTT cho quốc gia về dài hạn. Mặc dù có sự khác nhau về việc xây dựng và điều hành CSTT ở các nước nhưng nhìn chung việc xây dựng khuôn khổ CSTT đều bao gồm các bước: lựa chọn hệ thống mục tiêu CSTT; xác định cơ chế truyền tải của CSTT; và lựa chọn các công cụ CSTT để điều hành. 1.1.1.2. Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ Hệ thống mục tiêu của CSTT bao gồm: Mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động. - Mục tiêu cuối cùng là các biến số cuối cùng mà các nhà hoạch định chính sách muốn đạt được khi điều chỉnh các công cụ CSTT. Mục tiêu cuối cùng của CSTT có thể là: lạm phát thấp và ổn định, tăng trưởng kinh tế, tạo
  31. 18 công ăn việc làm, ổn định thị trường tài chính, ổn định lãi suất, ổn định thị trường ngoại hối. - Mục tiêu trung gian bao gồm các chỉ tiêu được NHTW lựa chọn nhằm đạt được mục đích cuối cùng của CSTT. Việc lựa chọn chỉ tiêu nào làm mục tiêu trung gian thì phụ thuộc vào NHTW mỗi quốc gia, nhưng các chỉ tiêu đó đều phải thỏa mãn ba tiêu chuẩn sau: (i) Có thể đo lường được chính xác; (ii) NHTW có khả năng kiểm soát kịp thời; (iii) Có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng và mục tiêu hoạt động. Một số mục tiêu trung gian mà các quốc gia thường lựa chọn bao gồm: Cung tiền, lãi suất, và tỷ giá hối đoái. Một sự sai lệch của các biến số này khỏi giá trị kỳ vọng có thể đồng nghĩa với một sự sai lệch của mục tiêu cuối cùng khỏi giá trị mục tiêu và vì thế làm thay đổi kết quả thực thi CSTT. - Mục tiêu hoạt động của CSTT là các biến tiền tệ mà NHTW có thể tác động hoặc kiểm soát trực tiếp hơn so với mục tiêu trung gian qua đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Tương tự như mục tiêu trung gian, các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu làm mục tiêu hoạt động bao gồm các điều kiện: (i) Chỉ tiêu đó phải đo lường được nhằm tránh những suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu của CSTT; (ii) Phải có mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ của CSTT; (iii) Có mối quan hệ trực tiếp và ổn định với mục tiêu trung gian được lựa chọn. Các chỉ tiêu thường được NHTW lựa chọn làm mục tiêu hoạt động bao gồm: Các chỉ tiêu đo lường dự trữ của ngân hàng (như tổng dự trữ, dự trữ đi vay, hoặc dự trữ không vay); Các mức lãi suất ngắn hạn (như lãi suất qua đêm liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ tái cấp vốn, lãi suất đấu thầu trên nghiệp vụ thị trường mở); Chỉ số về điều kiện tiền tệ kết hợp các biến số lãi suất và tỷ giá.
  32. 19 Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa công cụ, mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, và mục tiêu cuối cùng của CSTT Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa công cụ, mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, và mục tiêu cuối cùng của CSTT Nguồn: Mishkin Frederic S (2013), The Economics of money, banking and financial markets- 10th ed[2] Lựa chọn mục tiêu CSTT được coi là vấn đề quan trọng và khó khăn nhất trong xây dựng và thực thi CSTT, nó quyết định tính hiệu quả hay không hiệu quả của CSTT. Vì vậy có thể nói rằng mục tiêu của CSTT quyết định cả một khuôn khổ (hay chiến lược ) CSTT. Việc lựa chọn các mục tiêu CSTT phù hợp được quyết định bởi tính cấp thiết của mục tiêu, mức độ đánh đổi giữa các mục tiêu và khả năng đạt được các mục tiêu. Lịch sử điều hành CSTT cho thấy NHTW có thể lựa chọn điều hành CSTT đa mục tiêu hoặc điều hành CSTT đơn mục tiêu. Điều hành CSTT đa mục tiêu người ta thường gọi là điều hành theo phong cách “truyền thống”. Các quốc gia có xu hướng lựa chọn CSTT theo đuổi nhiều mục tiêu như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là NHTW không thể đồng thời đạt được tất cả các mục tiêu này bởi có sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu trong ngắn hạn. Chính vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế từng giai đoạn cũng như tính cấp thiết của mục tiêu, mà NHTW sẽ cân nhắc thứ tự ưu tiên cho từng mục tiêu trong ngắn hạn. Ví dụ như, trong điều kiện thông thường, ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng trung ương các nước là ổn
  33. 20 định giá cả, kiềm chế lạm phát. Mặc dù vậy, trong điều kiện suy thoái kinh tế hoặc khủng hoảng, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng thì NHTW có thể can thiệp để chống suy thoái kinh tế và giảm tỉ lệ thất nghiệp, theo đó NHTW ưu tiên theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Thông thường trong ngắn hạn NHTW thường theo đuổi chính sách đa mục tiêu và có sự ưu tiên cho từng mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể. Các NHTW lựa chọn mục tiêu cuối cùng là mục tiêu duy nhất thì chắc chắn đó là mục tiêu ổn định giá cả vì ổn định giá cả là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách vững chắc[1]. NHTW không thể lựa chọn mục tiêu tăng trưởng cao là mục tiêu cuối cùng duy nhất vì bất kỳ sự tăng trưởng kinh tế cao nào cũng kéo theo tăng tổng phương tiện thanh toán vào nền kinh tế, và đây là mầm mống để lạm phát gia tăng. Tuy thế, NHTW cũng không thể loại bỏ mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì nếu không tăng trưởng kinh tế thì việc theo đuổi mục tiêu tỷ lệ việc làm cao của họ thực sự trở thành vô nghĩa. Nền kinh tế có thể toàn dụng nhân công khi tăng đầu tư, số lượng và quy mô doanh nghiệp phát triển. Nhưng giả định lựa chọn mục tiêu cuối cùng là kép, tức là vừa bảo đảm lạm phát thấp và vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao thì vấn đề lại trở nên phức tạp. Một nền kinh tế tăng trưởng cao sẽ khó có thể có lạm phát thấp. Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu lạm phát thấp và mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao quả thực là rào cản lớn cho NHTW chọn mục tiêu cuối cùng kép. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do áp lực nhiệm vụ chính trị nên NHTW có thể vừa theo đuổi mục tiêu cuối cùng kép là lạm phát thấp và tăng trưởng kinh tế cao. Vấn đề lạm phát thấp không có nghĩa là lạm phát ở mức quá thấp, vì nếu duy trì lạm phát ở mức quá thấp thì xuất hiện rủi ro thiểu phát, lúc đó sẽ làm tăng tỷ lệ không trả nợ, tổ chức cho vay phải đối mặt với rủi ro và do vậy người đi vay cũng gặp nhiều cản trở. Lạm phát thấp nhưng phải duy trì ổn định thì mới kích thích được đầu tư và duy trì được tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là lạm phát thấp nhưng phải là mức lạm phát thấp và ổn
  34. 21 định, còn tăng trưởng kinh tế cao cũng cần được hiểu không phải là tăng trưởng “nóng” mà đó là tăng trưởng cao và bền vững. Giả định nền kinh tế tăng trưởng thực cao hơn mức tăng trưởng ổn định thì đó là nền kinh tế phát triển quá nóng, tuy nền kinh tế có sự phồn thịnh cao nhưng không thể mãi duy trì vì theo sau sự phồn thịnh là sự suy thoái. CSTT đơn mục tiêu là CSTT chỉ theo đuổi một mục tiêu duy nhất và đó cũng là mục tiêu cuối cùng. Đương nhiên mục tiêu cuối cùng đó là mục tiêu lạm phát thấp vì một nền kinh tế không thể kiểm soát được lạm phát cũng đồng nghĩa với việc nó đang rơi vào bất ổn định về kinh tế và xã hội. So với điều hành CSTT đa mục tiêu thì việc điều hành CSTT đơn mục tiêu có những ưu điểm hơn do: (i) chỉ có một mục tiêu nên NHTW sẽ lựa chọn được những công cụ có trọng lượng và quyết định nhất để tác động và đạt được mục tiêu đó;(ii) thước đo hiệu quả của NHTW là rõ ràng và cụ thể; (iii) tạo điều kiện tốt hơn cho việc xây dựng và triển khai thực hiện chính sách của NHTW do đó dễ đạt được kỳ vọng hơn; (iv) do mục tiêu đơn nhất nên hiệu quả của mục tiêu này sẽ tạo nền tảng cho việc thực thi các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác [2] 1.1.1.3. Các kênh truyền tải chính sách tiền tệ Cơ chế truyền tải CSTT là thuật ngữ để mô tả các đường dẫn khác nhau thể hiện những thay đổi trong CSTT của NHTW. Có 4 kênh qua đó CSTT tác động tới các khu vực kinh tế bao gồm: kênh lãi suất, kênh tín dụng, kênh tỷ giá và kênh giá tài sản khác. a. Kênh lãi suất Khi NHTW điều chỉnh các công cụ của CSTT sẽ nhanh chóng làm thay đổi lượng tiền cơ sở, trong điều kiện cầu vốn khả dụng không đổi, lãi suất liên ngân hàng sẽ thay đổi để phản ứng với những điều chỉnh của NHTW. Những thay đổi này của các mức lãi suất liên ngân hàng qua đêm sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều của mặt bằng lãi suất thị trường (lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay) theo các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Điều này sẽ làm thay đổi các quyết định đầu tư cũng như các quyết định lựa chọn giữa tiết kiệm và tiêu dùng của các chủ thể
  35. 22 kinh tế, từ đó, tác động vào tổng cầu của nền kinh tế. Sơ đồ 1.2: Cơ chế truyền dẫn thông qua lãi suất Lãi suất tiền vay Lãi suất Lãi suất Nhu cầu đầu Chi phí biên và qua thị tư và nhu cầu chi phí bình quân đêm trường tiêu dùng Cấu trúc kỳ hạn Lãi suất tiền của lãi suất gửi Sơ đồ 1.2: Cơ chế truyền dẫn thông qua lãi suất Nguồn: Clarida, Richard; Galí, Jordi and Gertler, Mark (1999), The Science of Monetary Policy: A New Keynesian Perspective, Journal of Economic, December 1999 [4] Hiệu quả của cơ chế truyền dẫn được quyết định bởi: (i) Khả năng kiểm soát của NHTW đối với mức lãi suất thị trường liên ngân hàng; (ii) Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của các mức lãi suất thị trường. Tuy nhiên, các yếu tố này lại chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, đặc điểm hệ thống tài chính, mức độ phân đoạn của thị trường tài chính và ảnh hưởng của kỳ vọng thị trường đối với những thay đổi trong chính sách. Trong điều kiện thuận lợi, sự thay đổi mặt bằng lãi suất sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí biên và chi phí bình quân của nhu cầu đầu tư và tiêu dùng. Điều đó được lý giải khi lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay thay đổi sẽ làm giá quyền sử dụng vốn mới cũng như chi phí cơ hội của nhu cầu tiêu dùng mới thay đổi. Sự thay đổi về giá dẫn đến những thay đổi trong quyết định đầu tư và tiêu dùng thông qua hai kênh gọi là hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. Khi mặt bằng lãi suất tăng, các chủ thể có xu hướng giảm nhu cầu vay do chí phí vốn tăng, đồng thời nhu cầu tiêu dùng cũng giảm xuống do chi phí cơ hội của tiêu dùng tăng. Bên cạnh đó, khi lãi suất thị trường thay đổi, các hoạt động đảo nợ, trả nợ trước hạn, các hoạt động thỏa thuận lại giá cả của các hợp đồng tín dụng và các hợp đồng tiết kiệm sẽ tăng lên. Sự thay đổi nghĩa vụ nợ (đối với các hợp đồng tín dụng)
  36. 23 và mức sinh lời bình quân (đối với hợp đồng tiết kiệm) làm ảnh hưởng đến giá bình quân, từ đó tác động đến các quyết định đầu tư và tiêu dùng. Phân tích mức độ ảnh hưởng của hai hiệu ứng có ý nghĩa quan trọng vì chúng có liên quan đến sự khác biệt trong ảnh hưởng của mức lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Nếu sự thay đổi trong mức lãi suất thực ảnh hưởng đến chi phí biên của tiêu dùng và đầu tư thì sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa (do ảnh hưởng của lạm phát dự tính) lại làm thay đổi chi phí bình quân của các hợp đồng chuyển nhượng vốn đang tồn tại. Việc thanh toán các nghĩa vụ nợ với mức lãi suất cao hơn thực chất là trả trước một phần giá trị của khoản gốc. Điều này ảnh hưởng đến vị trí tài chính của bảng cân đối tài sản cũng như dòng lưu ngân của các chủ thể kinh tế, từ đó tác động lớn đến tổng cầu. b. Kênh tín dụng Theo Bernanke và Blinder (1998) tác động CSTT thông qua tín dụng được thể hiện qua kênh: cho vay và bảng cân đối kế toán. Khi thắt chặt CSTT, các ngân hàng không chỉ tăng lãi suất để hạn chế khối lượng tín dụng mà còn có thể thắt chặt các điều khoản tín dụng để ngăn chặn khách hàng đầu tư vào các dự án rủi ro dẫn đến làm giảm cung tín dụng. Bên cạnh đó, CSTT cũng tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của người đi vay, qua đó tác động đến cung tiền, lãi suất và cuối cùng tác động lên lạm phát. Một người đi vay có tình trạng tài chính không lành mạnh, giá trị tài sản ròng nhỏ đương nhiên sẽ phải chịu chi phí lớn hơn và các điều kiện tín dụng chặt chẽ hơn. Một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ sẽ tác động đến trạng thái tài chính của người vay và tác động đến các chi phí đầu tư, chi tiêu của họ. Như vậy, qua kênh tín dụng, CSTT thắt chặt sẽ tác động trực tiếp đến bảng tổng kết tài sản của người đi vay thông qua: (i) lãi suất tăng trực tiếp làm tăng chi phí trả lãi của người đi vay, làm giảm luồng tiền mặt ròng và suy yếu trạng thái tài chính của người vay; (ii) lãi suất tăng lên giá của các tài sản khác giảm xuống tương đối, trong đó có giá của các tài sản thế chấp của người vay; (iii) gián tiếp tác động đến bảng tổng kết tài sản của người vay thông qua việc làm suy giảm chi tiêu của người tiêu dùng và làm cho doanh thu của các doanh nghiệp giảm xuống [3] c. Kênh tỷ giá
  37. 24 Khả năng truyền tải tác động CSTT của tỷ giá được xem xét trên các góc độ sau: -Tỷ giá tác động đến chi tiêu dùng: Khi tỷ giá thả nổi, thắt chặt tiền tệ làm tăng lãi suất dẫn đến việc đồng nội tệ lên giá danh nghĩa. Sự lên giá này ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua: (i) nhu cầu xuất khẩu giảm, từ đó làm tổng cầu giảm do tương quan so sánh giá hàng hóa xuất khẩu tăng lên; (ii) sự thay đổi tỷ giá dẫn đến những biến động giá trị tài sản ròng của các chủ thể kinh tế khi họ nắm giữ các khoản mục bằng ngoại tệ trên bảng cân đối tài sản. Tùy thuộc vào trạng thái ngoại tệ, những biến động của tỷ giá sẽ cải thiện hoặc làm xấu đi tình trạng tài chính của các chủ thể và từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư và tiêu dùng. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, hiệu quả của chính sách tiền tệ qua tác động của tỷ giả bị ảnh hưởng bởi: phạm vi dao động của tỷ giá và mức độ thay thế giữa tài sản nội tệ và tài sản ngoại tệ. Nếu sự thay thế này là không hoàn hảo nghĩa là không có tình trạng đô la hóa hoặc mức độ này thấp, thì sự độc lập của mức lãi suất nội tệ so với mức lãi suất quốc tế sẽ cho phép CSTT ảnh hưởng đến tỷ giá thực và do đó, tác động vào mức xuất khẩu ròng của nền kinh tế. Ngược lại, đối với những quốc gia có mức độ đô la hóa cao, lãi suất nội tệ không thể độc lập thay đổi dưới tác động của CSTT mà còn chịu ảnh hưởng của lãi suất quốc tế, khi đó khả năng điều chỉnh gián tiếp thông qua cơ chế tỷ giá sẽ bị hạn chế rất nhiều. d. Kênh giá các tài sản khác Các tài sản khác ở đây được hiểu bao gồm trái phiếu, cổ phiếu và bất động sản. Khi lãi suất thị trường tiền tệ biến động sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường của cả tài sản tài chính và tài sản thực qua đó sẽ ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của các chủ sở hữu và cuối cùng quyết định hành vi chi tiêu của họ. Bằng sự di chuyển vốn giữa các thị trường, giá các tài sản tài chính và bất động sản sẽ tăng lên khi mức lãi suất thị trường giảm. Khi đó sẽ thúc đẩy nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của các chủ sở hữu. Tuy nhiên, ở đây phải tính đến cơ cấu của các chủ sở hữu (thu nhập và tỷ trọng các tài sản nhạy cảm với lãi suất trong danh mục của người đầu tư) để đánh giá mức độ tác động. Trong đó, khi giá trị tài sản tăng và thu nhập của chủ sở hữu càng cao thì mức tiêu dùng biên của họ càng thấp và nếu nhà đầu tư có tỷ trọng các tài sản nhạy cảm với lãi suất thấp thì cơ chế điều chỉnh
  38. 25 thông qua giá tài sản là không hiệu quả. Tác động này còn được thể hiện ở sự thay đổi của tỷ lệ giữa giá trị thị trường và giá thay thế tài sản của công ty tại thời điểm đó. Khi tăng lượng tiền cung ứng mà giá cố phiếu tăng thì giá thị trường của công ty có thể cao hơn giá thay thế tài sản của nó. Trong trường hợp này, mức giá vốn hiệu quả của công ty giảm dẫn đến việc tăng nhu cầu đầu tư mới. Khi đó, CSTT vẫn có thể tác động đến nhu cầu đầu tư của các chủ thể kinh tế ngay cả khi lãi suất tín dụng không có hoặc ít phản ứng với tác động của chính sách. Nhưng, cơ chế điều chỉnh này chỉ có hiệu lực khi thị trường thứ cấp cho tài sản tài chính đạt được độ sâu và mức độ hiệu quả nhất định. Sơ đồ 1.3: Cơ chế tác động gián tiếp qua kênh giá tài sản khác Lãi suất liên ngân hàng Lãi suất trung và dài hạn Giá tài sản Tỷ giá Giá bất động sản và chứng khoán Bảng cân đối tài sản của các chủ thể kinh tế Giá so sánh hàng xuất Thu nhập của người đầu tư khẩu Tình trạng tài chính Xuất khẩu Mức độ thông tin ròng không cân xứng NỀN KINH TẾ
  39. 26 Sơ đồ 1.3: Cơ chế tác động gián tiếp qua kênh giá tài sản khác Nguồn: Clarida, Richard; Galí, Jordi and Gertler, Mark (1999), The Science of Monetary Policy: A New Keynesian Perspective, Journal of Economic LCSLPMTerature, December 1999 1.1.1.4. Các khuôn khổ chính sách tiền tệ trong lịch sử Thông thường có hai cách phân loại dựa theo tiêu chí mục tiêu cuối cùng hoặc theo công cụ. Nếu dựa theo mục tiêu cuối cùng thì khuôn khổ CSTT được chia thành 3 loại như đã phân tích ở trên, bao gồm CSTT đa mục tiêu (theo đuổi cả ổn định tiền tệ và tăng trưởng); CSTT đơn mục tiêu (theo đuổi mục tiêu ổn định tiền tệ) và Chính sách mục tiêu lạm phát (cụ thể hóa ổn định tiền tệ ở chỉ số giá cả). Dựa theo công cụ thì khuôn khổ CSTT được chia thành 4 loại sau: a. CSTT tỉ giá mục tiêu (Exchange Rate Targeting) Đây là khuôn khổ CSTT được tồn tại trong lịch sử với thời gian khá dài. Đối với một quốc gia, đặc biệt một nước nhỏ, việc ấn định giá trị nội tệ vào một đồng tiền có mức lạm phát thấp là một trong những giải pháp để NHTW đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Đây là phương thức được sử dụng trong trường hợp các quốc gia không có khả năng tạo được lòng tin của công chúng vào khả năng ổn định giá cả hoặc nền kinh tế của nước đó được gắn chặt với nền kinh tế có đồng tiền được neo. Lợi thế của chính sách này là tính rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu nên nó trở nên phổ biến trong một thời gian dài ở các nước phát triển và đang phát triển. Nó có một số ưu điểm sau đây: (i) ấn định tỉ lệ lạm phát hàng hóa trao đổi (tradable goods) trên thị trường quốc tế và do đó, trực tiếp góp phần duy trì lạm phát trong tầm kiểm soát; (ii) neo các kì vọng lạm phát và cung cấp một quy tắc tự động trong hoạch định chính sách tiền tệ (khi nội tệ có khả năng giảm giá, chính sách tiền tệ sẽ thắt chặt và khi nội tệ có khả năng lên giá, chính sách tiền tệ sẽ nới lỏng); (iii) nó tránh được vấn đề không nhất quán về thời gian. Khuôn khổ tỉ giá mục tiêu đã giúp một số nước kiểm soát được lạm phát, tuy nhiên kinh nghiệm rút ra từ tỉ giá cố định cho thấy chính sách này chứa đựng nhiều hạn chế như:
  40. 27 (i) Khuôn khổ tỉ giá mục tiêu ngăn cản NHTW xây dựng một chính sách tiền tệ độc lập và từ bỏ vai trò kiểm soát CSTT trong nước. Các NHTW không thể phản ứng linh hoạt trước những cơn sốc xảy ra đối với nền kinh tế, trong khi những cơn sốc này có thể được hạn chế bằng một số biện pháp của chính sách tiền tệ. Trong khi đó, những nước có đồng tiền dùng làm neo không hề bị ảnh hưởng từ các cú sốc này (chẳng hạn Mỹ với đồng USD) sẽ trực tiếp truyền dẫn đến quốc gia thực hiện khuôn khổ tỉ giá mục tiêu (chẳng hạn Hồng Kông với đô la Hồng Kông). Do NHTW thiếu tính độc lập và chịu sức ép chính trị nên sẽ rất khó khăn để xây dựng một chính sách tiền tệ thực sự năng động ở nhiều nước đang phát triển; (ii) Do giá trị của đồng nội tệ không được đảm bảo nên khi áp dụng khuôn khổ tỉ giá mục tiêu có thể thúc đẩy xu hướng phát hành nợ bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp, ngân hàng, chính phủ. Điều này sẽ dễ làm cho hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển đổ vỡ. Khi có một sự giảm giá hay phá giá nội tệ ngoài dự kiến, các bảng cân đối tài sản của các công ty và ngân hàng bị xấu đi nghiêm trọng, bởi vì tại hầu hết các nước đang phát triển, tỉ lệ các khoản nợ bằng ngoại tệ cao hơn tài sản có ngoại tệ trên bảng cân đối tài sản và điều này sẽ làm tăng gánh nặng về nợ. Tình trạng xấu đi của các bảng cân đối tài sản gây nên rủi ro đạo đức và các vấn đề lựa chọn đối nghịch và cuối cùng dẫn đến sụt giảm tăng trưởng kinh tế; (iii) Do độ tín nhiệm của NHTW thấp nên nếu đồng nội tệ giảm giá mạnh sau một đợt tấn công tiền tệ sẽ dễ dẫn đến lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng tăng cao, mặc dù thời gian đầu, khuôn khổ tỉ giá mục tiêu có thể làm giảm lạm phát. Một sự gia tăng lạm phát kì vọng sẽ dẫn đến kết quả lãi suất tăng mạnh, điều này làm suy yếu các dòng tiền và các bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính; (iv) Khuôn khổ này có thể dẫn đến tình trạng cho vay quá mức do các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy độ rủi ro thấp nhờ cam kết ổn định giá trị đồng tiền. Khi cơ quan giám sát ngân hàng yếu kém và chính phủ có cơ chế bảo hiểm tiền gửi toàn bộ, dòng vốn vào qua mức có thể làm giảm chất lượng bảng cân đối tài sản của ngân hàng vì vấn đề rủi ro đạo đức, gây nên những tác động rất không mong muốn
  41. 28 đối với nền kinh tế; (v) Khuôn khổ này cũng dễ làm suy yếu trách nhiệm giải trình của các nhà hoạch định chính sách. Do ở các nước đang phát triển có thể cung cấp một tín hiệu cảnh báo sớm rằng chính sách tiền tệ là mở rộng quá mức và nỗi lo sợ đồng tiền mất giá có thể làm cho chính sách mở rộng qua mức phải được điều chỉnh. Khuôn khổ tỉ giá mục tiêu làm mất đi tín hiệu cảnh báo sớm này và do đó, tạo động lực để NHTW theo đuổi các chính sách mở rộng [4]. b. CSTT tiền tệ mục tiêu (Monetary Targeting) Phương pháp tiếp cận thứ hai được nhiều NHTW áp dụng trong những năm 1970, 1980 đó là lấy khối lượng tiền làm neo danh nghĩa - mục tiêu trung gian, để đạt mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả. Chính sách này có ưu điểm: (i) Chỉ tiêu khối lượng tiền tệ được công bố rõ ràng, minh bạch làm cho công chúng hiểu CSTT một cách đơn giản; chính sách này cung cấp nhiều thông tin hơn khuôn khổ tỉ giá mục tiêu, biết được CSTT đang ở đâu và tỷ lệ lạm phát dự kiến là bao nhiêu [1] (ii) NHTW có khả năng đối phó với những cú sốc đến nền kinh tế mà trong khuôn khổ tỉ giá mục tiêu, không thể thực hiện được như phân tích ở trên; (iii) NHTW có thể tập trung kiểm soát khối lượng tiền một cách nhanh chóng, trực tiếp và dễ dàng Nhờ những ưu điểm này mà trong những năm 70, sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đỗ, nhiều nước đã bắt đầu xây dựng chính sách tiền tệ bằng việc sử dụng các neo danh nghĩa tiền tệ. Mặc dù có được những ưu điểm trên đây nhưng neo CSTT vào mục tiêu tổng lượng tiền cũng có thể khôngthành công do phụ thuộc vào hai tiền đề: (i) khối lượng tiền được chọn làm mục tiêu phải được NHTW kiểm soát được. Nghĩa là, khối lượng tiền này phải chịu sự chi phối bởi các nghiệp vụ của NHTW. (ii) Phụ thuộc vào khả năng dự báo về mối quan hệ giữa khối lượng tiền và mục tiêu lạm phát. . Nếu không có mối quan hệ ổn định giữa thu nhập, giá cả và vòng quay của tiền tệ, các mục tiêu tiền tệ sẽ không thể gửi đi những tín hiệu rõ ràng về quan điểm của chính sách tiền tệ và việc đạt được các mục tiêu tiền tệ sẽ không có nhiều ý nghĩa so với việc đạt được mục tiêu cuối cùng của các NHTW. Những năm 1980, khi nhận thấy mối quan hệ giữa tổng khối lượng tiền và
  42. 29 lạm phát, thu nhập danh nghĩa bị phá vỡ, nhiều quốc gia như Mỹ, Anh đã chính thức từ bỏ khuôn khổ chính sách tiền tệ mục tiêu[6]. c. CSTT lãi suất mục tiêu CSTT lãi suất mục tiêu là khuôn khổ CSTT lấy lãi suất làm mục tiêu trung gian trong điều hành CSTT. Với mục đích kiểm soát kịp thời ảnh hưởng của CSTT đến mục tiêu cuối cùng để NHTW có điều chỉnh hợp lý thì mục tiêu trung gian thường được lựa chọn là khối lượng cung tiền hoặc lãi suất. Tuy nhiên, NHTW chỉ có thể lựa chọn một mục tiêu trung gian chứ không thể cùng một lúc lựa chọn nhiều mục tiêu làm mục tiêu trung gian cho CSTT. Việc lựa chọn mục tiêu nào làm mục tiêu trung gian phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế và năng lực kiểm soát của NHTW. Lãi suất là mục tiêu trung gian được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn. CSTT lãi suất mục tiêu cho thấy nhiều ưu điểm như: (i) giúp tăng cường sự ổn định cho thị trường lao động và giảm thiểu tổn thất của xã hội gây ra do lãi suất biến động; (ii) giúp nền kinh tế có khả năng phản ứng nhanh và hiệu quả hơn với những cú sốc phát sinh từ phía cung; (iii) giúp duy trì tiêu dùng cá nhân, tăng lao động và sản lượng trước các cú sốc từ phía cầu. d. Chính sách lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting) Trước những năm 90, trên thế giới hầu hết các nước đều chọn khối lượng tiền (M2, M3 ) hoặc tỉ giá, lãi suất làm mục tiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, vào đầu những năm 90, như là tất yếu của quá trình phát triển của lịch sử, với miêu tiêu tìm kiếm một neo tốt hơn cho CSTT, một số nước công nghiệp phát triển đã “phá lệ” truyền thống trong việc lựa chọn các mục tiêu trung gian tương tự, mà tập trung vào chỉ số lạm phát. Cách tiếp cận mới này tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát lạm phát và được gọi là CSLPMT (Inflation Targeting, CSLPMT). Đây là một cơ chế điều hành CSTT tương đối mới mà tiên phong áp dụng nó là NHTW New Zealand (Tháng 7/1989); NHTW Canada (Tháng 2/1991); Vương quốc Anh (Tháng 10/1992); Phần Lan (Tháng 2/1993), Thụy Điển (Tháng 1/1993), Úc (Tháng 4/1993) Cho đến nay đã có hơn 30 nước trên thế giới gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển ở khắp các châu lục áp dụng
  43. 30 cơ chế này. Chỉ tính trong năm 2010 có tới 10 nước công nghiệp và 15 nước đang phát triển và mới nổi điều chỉnh CSTT theo hướng mục tiêu lạm phát [5]. Với những ưu thế vượt trội (tác giả sẽ phân tích sâu ở phần II của Chương này) chính sách này đã cho thấy sự hợp lý và khả năng phát huy tác dụng dài hạn trong những điều kiện nhất định là rõ ràng. Như vậy với nhiều cơ chế điều hành CSTT khác nhau, NHTW sẽ có trọng trách lựa chọn được cho mình một khuôn khổ điều hành phù hợp, khó có thể nói rằng cơ chế điều hành này là tối ưu hơn cơ chế kia. Có thể cơ chế điều hành này mang lại thành công cho NHTW nước này nhưng lại là thất bại đối với NHTW của quốc gia khác và ngay cả trong một quốc gia cũng không thể tồn tại một cơ chế điều hành cố định phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Với những thay đổi không ngừng của môi trường, thể chế và nhiều áp lực từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế luôn là thách thức buộc NHTW các nước tìm kiếm một cơ chế điều hành CSTT phù hợp và hiệu quả. Thực tế cho thấy trong vòng 20 năm qua, ở các nước theo đuổi chính sách CSLPMT (LPMT) tỷ lệ lạm phát đã đạt được trong phạm vi mục tiêu hoặc thấp hơn khung mục tiêu và có kết quả hoạt động kinh tế vĩ mô tốt hơn so với trước khi áp dụng cơ chế này, đồng thời khả năng ứng phó với khủng hoảng của các nước áp dụng LPMT cũng tốt hơn so với các quốc gia không áp dụng LPMT. Phần tiếp theo của Luận án sẽ khái quát hóa những vấn đề cơ bản về LPMT và đi sâu phân tích những điều kiện để có thể áp dụng được khuôn khổ này. 1.1.2. Khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm khuổn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu Có nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm về LPMT, giữa các định nghĩa cũng có những điểm tương đồng và những điểm khác nhau. Dưới đây là một số quan niệm về LPMT. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) (2004) định nghĩa CSLPMT là “một chiến lược chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu duy trì ổn định giá cả bằng cách tập trung vào khoảng chênh giữa dự báo lạm phát được công bố với mức CSLPMT đã được công bố”. Quan điểm của ECB cho rằng trong cơ chế của LPMT, dự báo
  44. 31 lạm phát là trọng tâm của việc lập và công bố chính sách, đồng nghĩa với việc “Ngân hàng Trung ương thông báo các quyết định chính sách tiền tệ dưới hình thức điều chỉnh đối với độ lệch của dự báo lạm phát theo một thước đo cụ thể so với LPMT cụ thể trong một thời gian cụ thể”. Như vậy việc công bố chính sách LPMT cần đơn giản hóa và nếu chỉ tập trung hoàn toàn vào một con số dự báo lạm phát thì khả năng xác định được bản chất các mối đe dọa đối với sự ổn định của giá cả sẽ không có độ chính xác cao, do đó cần có phân tích sâu đối với thực trạng kinh tế chứ không chỉ dừng lại ở việc đưa ra duy nhất con số dự báo lạm phát. ECB tuyên bố họ thiên về sử dụng cách tiếp cận đa dạng hóa dựa trên nhiều phương pháp phân tích khác nhau. Svensson (2002) đưa ra định nghĩa LPMT trong bài báo “Lạm phát mục tiêu nên được mô hình hóa như là vai trò của quy tắc công cụ hay là quy tắc mục tiêu” như sau: (i) Đặc trưng đầu tiên trong các đặc trưng này là chỉ rõ lạm phát là một con số hoặc khoảng. Lạm phát đạt được là bằng với mục tiêu chính và không có neo danh nghĩa nào khác; (ii) Dự báo lạm phát của Ngân hàng Trung ương có một vai trò đặc biệt quan trọng, và do vậy cần có một tập hợp các công cụ để cho dự báo này phù hợp, nhưng các dự báo sản lượng và khoảng chênh sản lượng có thể cũng ảnh hưởng tới chính sách; (iii) Mức độ minh bạch và khả năng giải trình cao,Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm đạt được mục tiêu lạm phát và công bố các báo chính sách tiền tệ một cách chính thức để phản ánh các dự báo và giải thích chính sách. Bernanke và cộng sự (1999) có quan điểm về LPMT như sau: “LPMT là một hệ thống các chính sách tiền tệ được thể hiện bằng tuyên bố công khai về mục tiêu (hoặc nhiều mục tiêu) rõ ràng đối với tỷ lệ lạm phát trong một hoặc một số khoảng thời gian và chính thức thừa nhận lạm phát thấp và ổn định là mục tiêu dài hạn chính của chính sách tiền tệ. Những đặc trưng quan trọng khác của LPMT là những nỗ lực mạnh mẽ nhằm thông tin cho công chúng về các kế hoạch và mục tiêu của các nhà quản lý tiền tệ và cả về cơ chế tăng cường trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương để đạt được các mục tiêu này”. Các tác giả cho rằng LPMT cần được xem là một hệ thống các chính sách chứ không phải là một quy tắc vì “không có
  45. 32 một quy tắc tuyệt đối cho chính sách tiền tệ trong thực tế”. Định nghĩa này không nói rõ về vai trò dự báo lạm phát một cách chính thức trong CSLPMT. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra định nghĩa như sau:”Chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của chính sách tiền tệ”. Theo quan điểm của TS.Nguyễn Văn Hà [2] thì LPMT được miêu tả như một cơ chế điều hành CSTT dựa trên nền tảng sử dụng việc dự báo lạm phát làm mục tiêu trung gian. Theo đó NHTW căn cứ vào chỉ tiêu lạm phát dự báo năm kế hoạch cũng như độ lệch so với dự báo đó trong thực tế từ đó đưa ra những quyết định tiền tệ để thực hiện mục tiêu đó và đây là mục tiêu duy nhất của họ. TS. Tô Ánh Dương [7] lại cho rằng LPMT là khuôn khổ điều hành và đánh giá CSTT bao gồm 4 yếu tố chủ yếu sau: (i) ổn định giá cả hay lạm phát là mục tiêu chủ yếu hoặc duy nhất của CSTT. Các mục tiêu này phải chỉ ra rõ ràng cho công chúng thấy mục tiêu lạm phát được ưu tiên hơn so với các mục tiêu khác của CSTT; (ii) LPMT được xác định rõ ràng về mặt định lượng bằng một con số hoặc một khoảng giá trị xác định. NHTW cần thiết lập mô hình hay phương pháp dự báo lạm phát thông qua sử dụng một số các chỉ số chứa đựng các thông tin về lạm phát trong tương lai; (iii) lộ trình thực hiện – khoảng thời gian để có thể đạt được mục tiêu lạm phát; (iv) đánh giá việc thực hiện mục tiêu lạm phát của NHTW- đặc trưng phản ánh tính minh bạch hơn trong CSTT. Như vậy, mặc dù được phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau, các quan điểm về LPMT không có quá nhiều khác biệt giữa các định nghĩa. Tựu chung lại có thể hiểu LPMT dưới những nội dung chính như sau: - Thứ nhất, LPMT là một khuôn khổ CSTT đơn mục tiêu với mục tiêu duy
  46. 33 nhất là lạm phát thấp và ổn định. Nếu như việc thực hiện các khuôn khổ CSTT tỷ giá mục tiêu, tiền tệ mục tiêu và lãi suất mục tiêu như đã phân tích ở trên có thể cho phép NHTW lựa chọn các mục tiêu khác ngoài mục tiêu về ổn định giá, ví dụ như sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, thì LPMT luôn xoay CSTT về một mục tiêu cuối cùng và duy nhất là mức lạm phát thấp và ổn định, và không có neo danh nghĩa nào khác cũng như không có sự đánh đổi nào cả. Tuy nhiên, điều này chỉ cố định trong dài hạn, nghĩa là khoảng thời gian mà mục tiêu về lạm phát cần đạt được, còn trong ngắn hạn NHTW vẫn có thể phối hợp các mục tiêu khác, đảm bảo tính linh hoạt của CSTT. - Thứ hai, mục tiêu trung gian của CSLPMT là độ lệch dự báo lạm phát- khoảng chênh giữa dự báo lạm phát được công bố với mức CSLPMT được công bố. Do vậy, dự báo lạm phát đóng vai trò quan trọng khuôn khổ LPMT. - Thứ ba: nếu như các khuôn khổ CSTT trước đây như tỷ giá mục tiêu, lãi suất mục tiêu, tiền tệ mục tiêu, mỗi một khuôn khổ CSTT lại có xu hướng tập trung nhiều hơn vào một kênh truyền dẫn CSTT, thì LPMT sử dụng linh hoạt các kênh truyền dẫn CSTT mà không quá tập trung vào một kênh nào. Do vậy, CSLPMT còn có thể hiểu là một khuôn khổ CSTT giống như định nghĩa của Bernanke và cộng sự (1999). Như vậy, dựa trên các nội dung rút ra, Luận án đi đến định nghĩa về LPMT như sau: CSLPMT là khuôn khổ CSTT có cơ chế vận hành linh hoạt, minh bạch và trách nhiệm tạo sự hiểu biết của dân chúng, sử dụng lạm phát dự báo làm mục tiêu trung gian trong các quyết định chính sách về cung tiền, lãi suất, tỷ giá để đạt mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát ổn định ở mức hợp lý được xác định bằng con số cụ thể hoặc trong khoảng. Xét ở góc độ tổng thể, nội hàm cơ chế điều hành chính sách tiền tệ LPMT bao gồm các thành tố sau: (1) Về thông tin, đó là một bản báo cáo rộng rãi, công khai trước công chúng và thị trường về chỉ tiêu lạm phát dự kiến trong năm kế hoạch của cơ quan thẩm quyền. Thông thường, chỉ tiêu đó nằm trong một khoảng biên độ nhất định; (2) Về trách nhiệm, khi mục tiêu lạm phát được cơ quan thẩm quyền công
  47. 34 bố cũng đồng nghĩa với việc giao cho Ngân hàng Trung ương có trách nhiệm hàng đầu phải thực hiện mục tiêu đó và đó cũng là mục tiêu duy nhất của Ngân hàng Trung ương. Để thực hiện mục tiêu lạm phát, Ngân hàng Trung ương được quyền linh hoạt lựa chọn kế hoạch, công cụ và phải giải trình việc sử dụng nó với công chúng và thị trường; (3) Về kỹ thuật, khi đã quyết định sử dụng chỉ tiêu lạm phát để làm mục tiêu chính sách tiền tệ thì một đòi hỏi đặt ra là các nhà hoạch định chính sách tiền tệ phải lựa chọn được cách thức xác định chỉ tiêu lạm phát sao cho đảm bảo loại trừ ở mức độ tối đa các yếu tố lạm phát phi tiền tệ. Mặt khác, trên cơ sở có đủ thông số cần thiết xây dựng kế hoạch sử dụng công cụ tác động thực hiện mục tiêu lạm phát một cách tối ưu; (4) Ở góc độ đánh giá hiệu quả, mức độ đạt được của CSLPMT là bằng chứng rõ ràng và tin cậy nhất về uy tín đối với Ngân hàng Trung ương. 1.1.2.2. Những ưu điểm và nhược điểm của LPMT a. Những ưu điểm của LPMT - CSLPMT làm tăng sự tự chủ và linh hoạt của ngân hàng trung ương trong thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô Bernanke và Mishkin (1998) nhấn mạnh rằng CSLPMT là một khuôn khổ chứ không phải là một nguyên tắc cứng nhắc trong điều hành chính sách tiền tệ mà NHTW nhất nhất phải tuân theo. Khuôn khổ này cho phép NHTW được quyền tự chủ và linh hoạt trong hành động nhưng không vượt ra ngoài một phạm vi đã định hay còn gọi là sự tự chủ hạn chế (constrained discretion). Theo đó, một khuôn khổ CSLPMT kết hợp 2 yếu tố: thứ nhất là một mục tiêu cụ thể, chính xác cho lạm phát trong phạm vi thời gian trung hạn; và thứ hai là quyền chủ động phản ứng trước các cú sốc của nền kinh tế trong ngắn hạn. Sự tự chủ này dường như để bác lại ý kiến cho rằng, LPMT chỉ chú ý đến mục tiêu kiểm soát lạm phát mà bỏ qua những mục tiêu kinh tế vĩ mô khác như thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm. - Lạm phát mục tiêu phát huy được hiệu quả kiểm soát kỳ vọng lạm phát và do vậy tăng cường ổn định lạm phát
  48. 35 Kỳ vọng lạm phát ngày càng có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ. Khi kỳ vọng về lạm phát của người dân và doanh nghiệp tăng cao sẽ đẩy lương danh nghĩa tăng theo. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp thuê ít lao động hơn và kết quả làm cho tỷ lệ việc làm giảm xuống. Kỳ vọng về lạm phát tăng cao cũng khiến các doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình cao hơn nhằm bù đắp chi phí về lương. Điều này tất yếu dẫn đến cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm xuống. Kết quả cuối cùng là sản lượng của nền kinh tế suy giảm. Như vậy, tác động của các quyết định chính sách tiền tệ lên kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp trở thành một mối quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách. Lạm phát mục tiêu được xem như một cách thức hiệu quả để neo giữ các kỳ vọng lạm phát ở mức thấp, kể cả khi những biến động trong ngắn hạn của cầu khiến cho tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài mức kỳ vọng đó. Điều này được giải thích là do sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp vào chính sách giảm lạm phát mà chính phủ cam kết theo đuổi . Vì vậy có thể nói, việc áp dụng LPMT giúp NHTW điều chỉnh kỳ vọng lạm phát của dân chúng theo mục tiêu lạm phát. - Lạm phát mục tiêu làm giảm tác động của các cú sốc Trong thực tế, các quốc gia thường gặp phải những cú sốc xuất phát từ những nguyên nhân không lường trước. Những ví dụ minh họa cho trường hợp này là khủng hoảng dầu lửa những năm 1972-73 và sự tăng giá dầu những năm sau đó. Tác động của việc tăng giá dầu vào những năm 1980 được thấy làkhông lớn so với thời gian trước do chính sách tiền tệ CSLPMT đã neo tốt hơn kỳ vọng lạm phát, nhờ đó không tác động nhiều đến lạm phát cơ bản (Bernanke, 1998). Hay một ví dụ khác về cú sốc cung gây thiếu hụt hàng hóa trầm trọng. Nước Anh và Thụy Điển không sử dụng neo tỷ giá hối đoái sau khi rời bỏ Hệ thống tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) vào năm 1992 dẫn đến sự phá giá tiền tệ ở những nước này. Điều này lẽ ra sẽ kích thích lạm phát do các tác động trực tiếp khiến giá xuất khẩu và nhập khẩu cao hơn và kéo theo đó những tác động ở vòng xoáy thứ hai lên tiền lương và giá cả. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm ở những nước này cho thấy rằng việc thực thi LPMT đã giúp cắt đứt vòng xoáy tác động thứ hai vì tác dụng
  49. 36 neo kỳ vọng lạm phát đã giúp người dân có suy nghĩ rằng cú sốc phá giá chỉ có tính chất tạm thời (Mishkin, 2000) [19]. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 vừa qua, bằng chứng thực tế cũng cho thấy các nước theo đuổiCSLPMT có khả năng chống chọi với khủng hoảng tốt hơn những nước không áp dụng LPMT. - CSLPMT thúc đẩy tăng trưởng mà không làm tăng mức độ biến động của sản lượng Khi thực hiện khuôn khổ LPMT, mặc dù trong giai đoạn giảm lạm phát thường xuất hiện mức sản lượng thấp hơn bình thường, nhưng khi đã đạt được mức lạm phát thấp, sản lượng và việc làm sẽ quay về mức cao như cũ và sản lượng không biến động thêm nữa. Mishkin (2000) [5] kết luận là một khi đạt được mức lạm phát thấp,CSLPMT sẽ không tác động xấu đến nền kinh tế thực. Căn cứ vào sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sau khi lạm phát giảm đi ở nhiều quốc gia thực thi LPMT, có thể thấy rằng LPMT thúc đẩy phát triển kinh tế thực và giúp kiểm soát lạm phát. Bernanke (2000) nhấn mạnh rằng lợi ích quan trọng nhất mà LPMT mang lại là thúc đẩy sự ổn định giá cả và kỳ vọng lạm phát được neo tốt; đến lượt mình thì sự ổn định giá cả và kỳ vọng lạm phát được neo tốt lại thúc đẩy ổn định sản lượng và việc làm một cách hiệu quả hơn. Vì vậy, một chiến lược CSLPMT được thiết lập và thực thi tốt sẽ đem lại kết quả tốt cho tăng trưởng GDP, việc làm cũng như kiểm soát lạm phát [6]. b. Những điểm hạn chế của LPMT Những đặc điểm trên đây cũng là những ưu điểm của LPMT, tuy nhiên LPMT hoàn toàn không phải là “cây đũa thần”. Trong thực tế, có không ít các nghiên cứu phê phán khuôn khổ LPMT bởi những bất lợi mà khuôn khổ chính sách này đem lại, và họ cho rằng những ưu điểm của chính sách lại chính là nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm của nó trong quá trình hoạt động: (i) Theo nghiên cứu của Mishkin (1999) và Bernanke, et al. (1999) cho rằng CSLPMT là quá cứng nhắc và chưa hẳn là một khuôn khổ CSTT lý tưởng, việc tập
  50. 37 trung đạt được mục tiêu duy nhất là lạm phát trong khi bỏ quên các mục tiêu khác như tăng trưởng và việc làm có thể làm tăng tính bất ổn của nền kinh tế. CSLPMT bị chỉ trích do quá chú trọng đến lạm phát, nên có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và loại trừ các mục tiêu khác như ổn định sản lượng. Theo thông báo của các quốc gia thực hiện CSLPMT cho thấy NHTW vẫn quan tâm đến tăng trưởng sản lượng một cách tổng thể, vấn đề thiểu phát và các tác động không mong muốn của thiểu phát đến nền kinh tế. Một số nhà kinh tế cũng cho rằng tính cứng nhắc của LPMT có thể gây cản trở cho các nhà chức trách tiền tệ trong đối phó với các cú sốc tác động đến nền kinh tế. Tuy nhiên, có thể khẳng định CSLPMT không phải bao hàm các quy tắc đơn giản về xây dựng chính sách tiền tệ mà chính cơ chế này buộc các nhà hoạch định chính sách sử dụng toàn bộ thông tin hiện có để đạt được mục tiêu đề ra. (ii) LPMT có thể làm suy yếu trách nhiệm giải trình của NHTW do có độ trễ nhất định trong quá trình truyền tải tác động từ các công cụ CSTT đến kết quả lạm phát nên lạm phát rất khó để kiểm soát, và điều này đặc biệt nghiêm trọng tại các nền kinh tế mới nổi, nơi có tỷ lệ lạm phát từ những mức rất cao. Khác với tỷ giá và cung tiền, kiểm soát lạm phát là vấn đề không dễ và công cụ chính sách thường chỉ cho thấy khả năng tác động của nó với một độ trễ dài nhất định. NHTW sẽ gặp khó khăn trong việc giải thích lý do để tạo dựng niềm tin. Theo quan điểm của Masson và các cộng sự (1997), CSLPMT sẽ hiệu quả hơn nếu bắt đầu thực hiện sau khi thực hiện thành công các biện pháp giảm phát. (iii) LPMT cũng không thể ngăn cản được sự chi phối của chính sách tài khóa và sự linh hoạt của tỷ giá khi áp dụng LPMT cũng có thể dẫn đến những bất ổn về tài chính. Về dài hạn, thâm hụt ngân sách lớn sẽ dẫn đến việc tiền tệ hóa các khoản thâm hụt hay phá giá đồng tiền và gây ra lạm phát cao. Frankel (2012) cho rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng bị ảnh hưởng từ việc các NHTW đã quá chú trọng đến kiểm soát lạm phát hơn là quan tâm đến các dấu hiệu của bất ổn tài chính. Bên cạnh đó, một số quan điểm cũng lập luận rằng CSLPMT có thể khiến các nhà hoạch định chính sách theo đuổi chính sách mở rộng quá mức.
  51. 38 Tuy nhiên, như ưu điểm đã phân tích thì cơ chế này sẽ tăng trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của chính sách. Khi đó, trách nhiệm giải trình sẽ làm tăng chi phí của những sai lầm chính sách đối với các nhà hoạch định chính sách, tính minh bạch sẽ làm cho việc xây dựng chính sách mở rộng quá mức mà không có sự thông báo hoặc giải trình trở nên khó có thể diễn ra. Những ưu điểm của CSLPMT có thể trở thành yếu điểm của chính sách này nếu như NHTW các nước không chuẩn bị sẵn cho mình những nền tảng cần thiết và có lộ trình áp dụng đầy đủ một cách phù hợp, cũng như những nhược điểm vẫn có thời gian và cơ chế để hoàn thiện. Chính vì vậy, việc lựa chọn áp dụng CSLPMT thực sự có phải là một khuôn khổ thích hợp và hiệu quả không cần phải được nghiên cứu thấu đáo để có một câu trả lời thỏa đáng cho mỗi nước trong quá trình tìm kiếm một cơ chế điều hành mới, đặc biệt trong giai đoạn áp lực lạm phát gia tăng [7]. 1.1.2.3. Các trụ cột cơ bản của CSLPMT Các trụ cột cơ bản là những yếu tố tiên quyết trong một khuôn khổ LPMT, thể hiện đặc trưng của khuôn khổ CSTT này. Nhìn vào những yếu tố này ta có thể nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa LPMT và các khuôn khổ CSTT khác. Xác định được các trụ cột cơ bản của LPMT cũng là căn cứ để có thể phân tích được các điều kiện cần thiết để thực hiện khuôn khổ CSTT này. Bernanke (2003) đã chỉ ra trụ cột của LPMT bao gồm hai yếu tố: Một khuôn khổ để thực thi CSTT và một cơ chế truyền thông hiệu quả. Khuôn khổ CSTT ở đây phải đảm bảo quy định rõ ràng các nội dung như: làm thế nào để xác định được mục tiêu lạm phát; những cơ chế nào để cân bằng giữa các quy tắc cố định trong điều hành CSTT và sự biến động của những yếu tố thuộc về thị trường, chẳng hạn như nhu cầu vốn; trách nhiệm của NHTW đối với các vấn đề tăng trưởng và việc làm trong ngắn hạn Trụ cột thứ hai của LPMT là một chương trình truyền thông hiệu quả, trong đó NHTW phải có sự kết nối thường xuyên đối với các nhà làm chính sách, thị trường tài chính và công chúng. Một chương trình truyền thông như vậy phải khẳng định được quyết tâm mạnh mẽ của NHTW đối với việc đạt được mục tiêu lạm phát, cũng như đưa ra những dự báo của NHTW đối với nền kinh tế.
  52. 39 Bernanke cho rằng, CSTT sẽ có hiệu quả nhất khi công chúng tin tưởng vào cam kết của NHTW về ổn định giá [6]. Trong nghiên cứu của TS.Tô Ánh Dương, có 4 trụ cột cơ bản của CSTT LPMT được đưa ra bao gồm: Tính minh bạch, chiến lược truyền thông, Công bố thông tin, và trách nhiệm giải trình. Tính minh bạch của CSTT đòi hỏi NHTW phải minh bạch trong mục tiêu của chính sách và cơ chế truyền tải tiền tệ giữa hành động chính sách của NHTW và các biến mục tiêu, cũng như minh bạch trong việc đánh đánh giá triển vọng của hoạt động kinh tế và lạm phát. Trong chiến lược truyền thông, NHTW phải khẳng định được vai trò của mục tiêu lạm phát thấp và ổn định là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng cho nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh. Đồng thời NHTW cũng cần khẳng định CSTT là phương tiện cận thiết nhưng không đủ để đạt được các mục tiêu kinh tế. Công bố thông tin là hoạt động quan trọng để đạt được sự minh bạch trong điều hành chính sách. Đồng thời nhân tố chủ chốt thứ hai thúc đẩy xu hướng minh bạch là trách nhiệm giải trình lớn hơn đóng vai trò quan trọng hơn trong một khuôn khổ ủng hộ tính độc lập của NHTW[3]. Như vậy, quan điểm của tác giả Tô Ánh Dương chủ yếu xoay quanh tính minh bạch của khuôn khổ CSLPMT – cũng đồng quan điểm như những nghiên cứu của các tác giả quốc tế như Bernanke đã chỉ ra. Trách nhiệm giải trình của NHTW cũng được đề cập như là yếu tố quan trọng nhất trong cơ chế thực hiện CSTT dưới khuôn khổ LPMT, tuy nhiên các yếu tố khác thì không được đề cập đến như làm cách nào để xác định chính xác mục tiêu lạm phát, cách thức đưa ra dự báo lạm phát và xác định độ lệch dự báo lạm phát như một biến trung gian của khuôn khổ CSTT, các cơ chế truyền dẫn CSTT cũng như sự lựa chọn của NHTW khi có sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu. Dựa trên khái niệm về LPMT cũng như những điểm khác biệt rõ nét của khuôn khổ CSTT tiền tệ này so với các khuôn khổ CSTT trước đó, NCS cho rằng, các trụ cột cơ bản của LPMT bao gồm 3 yếu tố: xác định mục tiêu lạm phát và dự báo lạm phát là trụ cột để đưa ra định hướng đối với CSTT; cam kết và trách nhiệm giải trình của NHTƯ và hiểu biết của công chúng là những trụ cột để đảm bảo thực
  53. 40 thực thi CSTT. Cụ thể như sau: - Xác định mục tiêu lạm phát và dự báo lạm phát. Đây là trụ cột quan trọng bắt buộc phải có trong CSLPMT, kể cả các biến thể của nó. Cách thức xác định mục tiêu lạm phát như được đề cập trong nghiên cứu của Bernanke, phải được quy định một cách rõ ràng trong một khuôn khổ thực thi CSTT, đồng thời phải được công bố minh bạch cho công chúng biết bao gồm cả phương pháp xác định cũng như chỉ số mục tiêu lạm phát trong từng thời kỳ. Các quy định cũng cần nói rõ mục tiêu lạm phát có thể được đưa ra bởi ai (NHTW, hay Chính phủ, hay Quốc hội hay bất cứ một hội đồng nào khác)? Mục tiêu lạm phát được xác định như vậy phải đảm bảo cân bằng giữa các nguyên tắc cố định trong CSTT quốc gia, đồng thời có sự linh hoạt phù hợp với những diễn biến của các yếu tố trong nền kinh tế như nhu cầu của thị trường, tốc độ tăng trưởng NHTW cũng cần phải nghiên cứu để đưa ra các mức dự báo lạm phát làm cơ sở cho thị trường thấy được chiều hướng tiến triển cũng như hiệu lực của chính sách. Các dự báo như vậy phải đảm bảo được tính hợp lý (có phương pháp phù hợp và phương pháp này phải được công bố công khai). Cả mục tiêu lạm phát và mức dự báo lạm phát đều phải được công bố dưới hình thức một con số, hay một khoảng mục tiêu công khai ra công chúng và những chỉ số này có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện khuôn khổ CSTT LPMT. - Cam kết và trách nhiệm thực thi của NHTW. CSLPMT gắn với một cam kết mạnh mẽ của NHTW về việc đạt được các mục tiêu về lạm phát. Trong đó, NHTW cần khẳng định họ chỉ hướng tới một mục tiêu duy nhất là mức lạm phát thấp và ổn định, hay có bất kỳ một sự đánh đổi nào với các mục tiêu khác như tăng trưởng và việc làm hay không? NHTW có khả năng đến đâu, hay tính độc lập như thế nào trong sử dụng các công cụ của CSTT để thực thi mục tiêu lạm phát? Những cam kết như vậy cũng cần nói rõ cách thức mà NHTW có thể đối phó trước các cuộc khủng hoảng, họ có thể kiên định mục tiêu về lạm phát hay không và đạt được mục tiêu ấy bằng những cách thức như thế nào. Để nâng cao trách nhiệm thực thi của NHTW thì cơ chế giải trình cũng được đưa ra. Một số cơ chế cụ thể về trách
  54. 41 nhiệm giải trình trong khuôn khổ CSLPMT thường được sử dụng ở các nước như thư ngỏ và điều trần trước quốc hội. Thư ngỏ thường là thư của Thống đốc NHTW viết thay mặt Ủy ban CSTT gửi Chính phủ trong trường hợp mục tiêu lạm phát không đạt được, trong đó, NHTW phải giải thích tại sao lạm phát không đạt được mục tiêu và biện pháp nào cần phải được triển khai để đưa lạm phát về mục tiêu kỳ vọng. Thư ngỏ là một phần của quá trình giải trình và truyền thông chứ không phải là sự phê phán đối với NHTW. Cơ chế điều trần trước quốc hội được áp dụng tại hầu hết các nước công nghiệp, nhưng chỉ có khoảng ½ số nước mới nổi áp dụng cơ chế yêu cầu NHTW phải điều trần trước quốc hội về lạm phát. Một có chế giải trình khác nữa cũng có thể được áp dụng là Thống đốc NHTW hoặc Ủy ban CSTT chịu trách nhiệm giải trình trước Hội đồng NHTW và NHTW chịu trách nhiệm cuối cùng giải trình trước công chúng, chủ yếu thông qua các ấn phẩm và chiến lược truyền thông sâu rộng. - Hiểu biết của công chúng. Người dân cần hiểu rõ rằng CSTT không phải là một “cây đũa vạn năng”. Ổn định lạm phát là một nhân tố quan trọng để có thể đảm bảo cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, song một mình nó thì chưa đủ để đạt được các mục tiêu kinh tế. Những hiểu biết của người dân như vậy sẽ làm gia tăng lòng tin đối với chính sách tiền tệ, và khi đã tin thì họ sẽ dễ dàng hành động theo đúng định hướng chính sách. Điều này lại một lần nữa có tác động quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của các kênh truyền dẫn cũng như kết quả cuối cùng của CSTT. Như vậy có thể tóm tắt các trụ cột chính của khuôn khổ CSLMPT như hình dưới đây, và đây sẽ là cơ sở để phân tích những điều kiện tiên quyết để áp dụng CS LPMT.
  55. và dựbáolạm phát Mục tiêulạm phát NHTW chế của lập vềthể Mức độđộc Mục tiêu (con số), cách thức xác định mục tiêu tiêu tăng trưởng làm ảnhhưởngtớimục không và dài gian trong thời phát được lạm khổđiềuCSLPMT[3] bảncủakhuôn hành Cácphiên 1.1.2.4. Dự báo lạm phát và các biến kinh tế khác CSLPMT giúp cho NHTW ổn định cho giúp CSLPMT và nhữngưuđiểm của tích cực Tác động Công bố các mục tiêu CSLPMT KIỆNĐỂÁPDỤNG CÁC NHÓMĐIỀU Đánh đổi giữa mục tiêu lp và mục tiêu khác chính thống tài của hệ lành mạnh Mức độ TÍnh độc lập NHTW trong xác định mục tiêu NHTW Cam kết của và sử dụng công cụ CSTT LẠM PHÁTMỤCTIÊU Cách thức đối phó với các cuộc khủng hoảng 42 Trách nhiệm giải trình của NHTW của NHTW Năng lực Hiểu biết của công chúng về mục tiêu và phương thức diều hàn hCSTT Niềm tin đối với NHTW và hiệu quả CSTT công chúng Hiểu biếtcủa Các chương trình truyền thông tế Cơ cấu kinh Kỳ vọng lạm phát, Cách thức công chúng dự đoán và phản ứng trước những diễn biến của thị trường Phương thức điều chỉnh kỳ vọng lạm phát
  56. 43 đã được phân tích khá kỹ ở trên và việc sau hơn 20 năm LPMT được giới thiệu, chưa có quốc gia nào từ bỏ chính sách này sau khi đã áp dụng nó cũng là những bằng chứng thuyết phục cho tính ưu việt của chính sách này. Tuy nhiên, “tấm huân chương bao giờ cũng có hai mặt”, cũng như đã đề cập ở phần trên, CSLPMT truyền thống cũng có những khiếm khuyết và những hạn chế này đặc biệt được thể hiện rõ nét thông qua cuộc thử nghiệm thực tế khắc nghiệt của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 [5]. Ngoài việc LPMT chỉ nhằm mục tiêu ổn định lạm phát hoặc duy trì tỷ lệ lạm phát xoay quanh mức mục tiêu mà không tính đến các mục tiêu kinh tế khác dẫn tới mức tăng trưởng quá mức trong những điều kiện không thuận lợi, CSLPMT cũng có thể làm giảm hiệu lực của chính sách trước tình trạng không chắc chắn của mức giá cả dài hạn với việc đặt ra mức LPMT nhưng vẫn chấp nhập (hoặc không thể điều chỉnh) những biến động vượt khỏi khung mục tiêu. CSLPMT cũng không thể hiệu quả nếu việc kiềm chế lạm phát không tính đến ổn định giá cả, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 toàn cần đã chỉ ra những tác động của CSTT nới lỏng ảnh hưởng tới hệ thống tài chính là rõ ràng đồng thời các chỉ tiêu tài chính (financial factors) cũng ảnh hưởng tới tính hiệu lực của chính sách tiền tệ và làm sai lệch mục tiêu chính sách. Chính vì thế, để CS LPMT thực sự hiệu quả thì cần quan tâm tới các chỉ tiêu ổn định tài chính bên cạnh mục tiêu ổn định giá cả. Việc điều chỉnh nhằm hạn chế các khiếm khuyết đã dẫn tới các phiên bản khác nhau của chính sách LPMT, đặc biệt sau giai đoạn khủng hoảng tài chính. Một số mô hình CSLPMT đã xuất hiện sau giai đoạn khủng hoảng tài chính, điển hình như: Chính sách mục tiêu lạm phát linh hoạt (Flexible Inflation Targeting). Chính sách tiền tệ mục tiêu lạm phát linh hoạt (FIT) đã được đưa ra thay cho chính sách mục tiêu lạm phát thuần túy (Strick Inflation Targeting- SIT) trước đây. Theo đó, CSTT không chỉ tập trung vào mục tiêu duy nhất là ổn định tỷ lệ lạm phát mà nó còn tính đến cả các mục tiêu của nền kinh tế thực thông qua các chỉ tiêu đo lường mức độ sử dụng nguồn lực của nền kinh tế (chẳng hạn như chỉ tiêu độ lệch sản lượng- output gap- độ lệch giữa mức sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng).
  57. 44 Với mục tiêu như vậy, FIT đã tính đến cả sự đánh đổi giữa yêu cầu ổn định giá cả và mức độ đạt được của sản lượng trong ngắn hạn. PGS. TS Tô Kim Ngọc đã biểu thị mục tiêu của FIT dưới góc độ định lượng thông qua một hàm số bậc 2 với hai biến x,y: f(x)= ax2+ bxy+ cy2 + dx+ey+f . Trong đó, x thể hiện độ lệch giữa tỷ lệ lạm phát thực tế với mức lạm phát mục tiêu, y thể hiện độ lệch sản lượng, các chỉ số a,b,c,d,e,f là hệ số phản ánh mức độ quan tâm (hoặc mức độ quan trọng) của từng biến trong hàm số. Mức độ quan trọng này sẽ thay đổi cùng với các thời kỳ thực hiện chính sách, phản ánh mức độ linh hoạt của FIT trong quá trình tiến dần tới mức mục tiêu. Hiệu lực của chính sách thể hiện ở mức độ đạt được mục tiêu, và điều này phụ thuộc vào độ chính xác của dự báo vì thế FIT còn được gọi là mục tiêu dự báo- Forcast targeting) nhằm đạt được mức lạm phát xoay quanh mức mục tiêu và độ lệch sản lượng ở mức độ không gây áp lực cho nền kinh tế (mức độ sử dụng nguồn lực ở mức bình thường). Có thể thấy trong những trường hợp nền kinh tế gặp các biến động lớn ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn lực và ảnh hưởng lớn đến độ lệch sản lượng, thì việc điều chỉnh các hệ số cho phép CSTT linh hoạt điều chỉnh giúp nền kinh tế vượt qua các ngưỡng bất ổn Chính sách mục tiêu giá cả linh hoạt (Flexible Price-level Targeting- PLT)) Chính sách mục tiêu giá cả linh hoạt được NHTW Thụy Điển áp dụng đầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ XX. Đến nay, có một số bàn luận về việc điều chỉnh mục tiêu lạm phát thành mục tiêu ổn định giá linh hoạt (Theo Svesson (2010); David Vestin (2000, 2006))xuất phát từ lập luận cho rằng PLT (đảm bảo duy trì sự ổn định giá trong trung hạn một cách chắc chắn hơn và do đó đảm bảo một môi trường vĩ mô ổn định hơn cho các hoạt động kinh tế thực. Thay vì xác lập mức LPMT và cố gắng duy trì mức lạm phát thực tế xoay quanh mức LPMT, PLT đã đặt mục tiêu ổn định mức giá xoay quanh mức giá mục tiêu (tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ thay đổi mức giá của năm t so với năm t-1 trong khu mức giá chung đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) Mức giá mục tiêu này không cố định mà có thể được điều chỉnh theo một biên độ giao động được chấp nhận. Vậy PLT và LPMT truyền thống khác nhau ở điểm nào? LPMT trước đây