Lập trình hướng đối tượng - Chương 3: Lập trình Hướng đối tượng với Java (tt)

pptx 132 trang vanle 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lập trình hướng đối tượng - Chương 3: Lập trình Hướng đối tượng với Java (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxlap_trinh_huong_doi_tuong_chuong_3_lap_trinh_huong_doi_tuong.pptx

Nội dung text: Lập trình hướng đối tượng - Chương 3: Lập trình Hướng đối tượng với Java (tt)

  1. Chương 3 Lập trình Hướng đối tượng với Java (tt) TRẦN MINH THÁI Email: minhthai@huflit.edu.vn Website: www.minhthai.edu.vn Cập nhật: 22 tháng 03 năm 2017
  2. Nội dung #2 1. Vấn đề tái sử dụng code 2. Kế thừa trong Java 3. Tính đa hình trong Java 4. Cài đặt interface trong Java 5. Lập trình tổng quát
  3. VẤN ĐỀ TÁI SỬ DỤNG CODE
  4. Tái sử dụng code #4 • Lập trình cấu trúc: chương trình con • OOP: nhiều loại đối tượng có thuộc tính, hành vi tương tự nhau → tái sử dụng các lớp đã viết • Trong một lớp vẫn tái sử dụng phương thức • Ưu điểm: • Giảm chi phí • Nâng cao khả năng bảo trì và khả năng mô hình hóa
  5. Các hình thức tái sử dụng code #5 1. Sao chép lớp cũ thành 1 lớp khác → Hạn chế: Dư thừa, khó quản lý khi có thay đổi 2. Kết hợp: Lớp mới là tập hợp/ sử dụng các lớp đã có 3. Kế thừa: Lớp mới phát triển thêm các thuộc tính hoặc phương thức từ lớp đã có
  6. KẾT HỢP AGGREGATION
  7. Kết hợp (Aggregation) #7 • Thể hiện mối quan hệ “has-a”: Lớp mới chứa các đối tượng của lớp cũ • Lớp mới: Lớp chứa/ Lớp toàn thể • Lớp cũ: Lớp thành phần • Ví dụ: • Lớp cũ: Điểm (Point) • Lớp mới: Tam giác (Triangle) có 3 điểm Lớp chứa tái sử dụng các thành viên của lớp thành phần thông qua đối tượng
  8. Sơ đồ lớp #8 Số lượng thành phần • 1 số nguyên dương (1, 2, 3 ) •Bất kỳ giá trị nào: * • Dải số (0 1, 1 n) •Không ghi: 1
  9. Ví dụ Lớp ToaDoDiem #9 package minhthai.oop.thietkelop; public class ToaDoDiem { private int x; private int y; public ToaDoDiem() { this.setX(0); this.setY(0); } public ToaDoDiem(int x, int y) { this.setX(x); this.setY(y); } public int getX() {return x;} public void setX(int x) {this.x = x;} public int getY() {return y;} public void setY(int y) {this.y = y;} public void hienThi() { System.out.printf("(%d, %d)\n", this.x, this.y); } }
  10. Ví dụ Lớp TamGiac #10 Nếu lớp thành phần khác package thì dùng lệnh import
  11. Ví dụ Lớp TamGiac #11
  12. Bài tập 1 #12 Xây dựng một trò chơi xúc xắc. Cách chơi như sau: • Mỗi hạt xúc xắc được gieo sẽ có giá trị ngẫu nhiên 1 6 • Hai người lần lượt gieo 1 hạt xúc xắc • Sau mỗi lượt gieo, số điểm của lượt đó được tích lũy vào số điểm của người chơi • Sau các lượt gieo theo quy định, người thắng cuộc là người có tổng số điểm lớn hơn Hãy xác định các lớp cần thiết và cài đặt
  13. Xác định lớp #13 • Xúc xắc (XucXac) • Fields: giá trị của mặt (giaTri) • Methods: sinh ngẫu nhiên giá trị mặt của xúc xắc (sinhGiaTri()) • Người chơi (NguoiChoi) • Fields: tên (ten), điểm (diem) • Methods: gieo xúc xắc (gieoXucXac())
  14. Xác định lớp #14 • Trận đấu (TranDau) • Fields: xúc xắc (xucXac), 2 người chơi (nguoiChoi), số vòng chơi (soVong), người thắng cuộc (nguoiThang) • Methods: bắt đầu (batDau()), kết thúc (ketThuc), hiển thị thông tin (hienThi()), thực hiện trận đấu (thucHienTranDau())
  15. Xác định lớp #15
  16. Lớp XucXac #16 public class XucXac { private int giaTri; public int getGiaTri() { return giaTri; } public void setGiaTri(int giaTri) { this.giaTri = giaTri; } public XucXac(){ giaTri=1; } public void sinhGiaTri(){ Random random = new Random(); this.giaTri=random.nextInt(5) + 1; } }
  17. Lớp NguoiChoi #17 public class NguoiChoi { private String ten; private int diem; public String getTen() { return ten; } public void setTen(String ten) { this.ten = ten; } public int getDiem() { return diem; } public void setDiem(int diem) { this.diem = diem; }
  18. Lớp NguoiChoi #18 public NguoiChoi(String ten){ this.ten=ten; this.diem=0; } public void gieoXucXac(XucXac xucXac){ Scanner sn = new Scanner(System.in); System.out.print(">>> Hay nhan Enter de gieo xuc xac "); sn.nextLine(); xucXac.sinhGiaTri(); this.diem+=xucXac.getGiaTri(); System.out.println(" Diem: " + this.diem); } }
  19. Lớp TranDau #19 public class TranDau { private XucXac xucXac; private NguoiChoi nguoiChoi1; private NguoiChoi nguoiChoi2; private NguoiChoi nguoiThang; private int soVong; public TranDau(String ten1, String ten2, int soVong){ this.nguoiChoi1 = new NguoiChoi(ten1); this.nguoiChoi2 = new NguoiChoi(ten2); this.xucXac = new XucXac(); this.soVong = soVong; }
  20. Lớp TranDau #20 public void batDau(){ System.out.println("Tran dau bat dau "); for(int i=1; i " + nguoiChoi1.getTen() + " gieo xuc xac"); nguoiChoi1.gieoXucXac(xucXac); System.out.println(">" + nguoiChoi2.getTen() + " gieo xuc xac"); nguoiChoi2.gieoXucXac(xucXac); } }
  21. Lớp TranDau #21 public void ketThuc(){ int diem1= nguoiChoi1.getDiem(); int diem2=nguoiChoi2.getDiem(); if(diem1>diem2) this.nguoiThang=this.nguoiChoi1; else if(diem2>diem1) this.nguoiThang=this.nguoiChoi2; }
  22. Lớp TranDau public void hienThi(){ #22 System.out.println("* Ket qua tran dau *"); System.out.printf("- Diem cua %s: %d", nguoiChoi1.getTen(), nguoiChoi1.getDiem()); System.out.printf("- Diem cua %s: %d", nguoiChoi2.getTen(), nguoiChoi2.getDiem()); if(nguoiThang!=null) System.out.printf("Nguoi thang cuoc: %s", nguoiThang.getTen()); else System.out.println("Tran dau hoa!!!"); } public void thucHienTranDau(){ batDau(); ketThuc(); hienThi(); } }
  23. public class XucXacTest { public static void main(String []args){ #23 String ten1, ten2; int soVong; Scanner sn = new Scanner(System.in); System.out.print("> Ten nguoi choi 1: "); ten1=sn.nextLine(); System.out.print("> Ten nguoi choi 2: "); ten2=sn.nextLine(); System.out.print("> So vong dau: "); soVong=sn.nextInt(); TranDau tranDau = new TranDau(ten1, ten2, soVong); tranDau.thucHienTranDau(); } }
  24. Bài tập 2 #24 Hãy viết lại các lớp trong Bài tập 1 để thoả yêu cầu sau: • Có thêm thuộc tính soBanThang ghi lại số bàn thắng • Cho biết số ván đấu (>2), nếu người chơi nào thắng quá bán đầu tiên thì sẽ thắng • VD: Giả sử 2 người chơi phải chơi 3 ván đấu. Nếu người chơi nào thắng trước 2 ván thì người chơi đó thắng cả trận đấu • Nếu hòa thì tính điểm để kết luận người thắng
  25. GOM NHÓM ĐỐI TƯỢNG
  26. Vấn đề gom nhóm đối tượng #26 • Nhóm các đối tượng có cùng tập thuộc tính/ hành vi lại với nhau thành một lớp • Nhóm các đối tượng có cùng một số thuộc tính/ hành vi VD: nhóm tất cả xe chạy bằng động cơ thành một nhóm, rồi phân thành các nhóm nhỏ hơn tuỳ theo loại xe (xe gắn máy, xe ô tô, xe tải, )
  27. Vấn đề gom nhóm đối tượng #27 • Mỗi nhóm con là một lớp các đối tượng tương tự có chung một số đặc điểm • Quan hệ giữa các nhóm con với nhóm lớn được gọi là quan hệ “is-a”
  28. Vấn đề gom nhóm đối tượng #28 • Ví dụ: o Một xe ô tô “is-a” xe động cơ o Một xe tải “is-a” xe động cơ o Một xe máy “is-a” xe động cơ
  29. Vấn đề gom nhóm đối tượng #29 • Mối liên kết giữa các lớp trong quan hệ “is-a” xuất phát từ thực tế: • Các lớp con có mọi thuộc tính/ hành vi của lớp cha • và cộng thêm các thuộc tính/ hành vi khác → Quan hệ “is-a” còn gọi là sự thừa kế
  30. THỪA KẾ INHERITANCE
  31. Mục tiêu của thừa kế #31 Tạo lớp mới bằng cách phát triển từ lớp đã có • Lớp mới kế thừa những thành viên đã có trong lớp cũ • Lớp cũ: Lớp cha (superclass), lớp cơ sở (baseclass) • Lớp mới: Lớp con (subclass), lớp dẫn xuất (derived class)
  32. Mục tiêu của thừa kế #32 Ví dụ: • Lớp cũ: Điểm (ToaDoDiem) • Kết hợp: Tam giác (TamGiac) có 3 điểm • Kế thừa: Tam giác vuông (TamGiacVuong)
  33. Sơ đồ thừa kế của lớp #33
  34. Lớp cơ sở #34 • Lớp cha – superclass (hoặc lớp cơ sở - base class) ▪ Lớp tổng quát hơn trong mối quan hệ “is-a” ▪ Các đối tượng thuộc lớp cha có cùng tập thuộc tính và hành vi
  35. Lớp dẫn xuất #35 • Lớp con – subclass (hoặc lớp dẫn xuất – derived class) ▪ Lớp cụ thể hơn trong một quan hệ “is-a” ▪ Các đối tượng thuộc lớp con có cùng tập thuộc tính và hành vi (do thừa kế từ lớp cha), kèm thêm tập thuộc tính và hành vi của riêng lớp con
  36. Lớp cơ sở - lớp dẫn xuất #36 Kế thừa phần lớn các thành viên dữ liệu và phương thức của lớp cơ sở (ngoại trừ constructor, destructor) Lớp dẫn xuất Có thể bổ sung thêm các thành viên dữ liệu mới và các phương thức mới Lớp cơ sở trực tiếp Class A Lớp cơ sở Class B Lớp cơ sở gián tiếp Class C
  37. Phân loại thừa kế #37 1. Thừa kế đơn (single inheritance): chỉ có một lớp cha 2. Đa thừa kế (multiple inheritance): có nhiều lớp cha
  38. Sơ đồ quan hệ đối tượng (Object Relationship Diagram – ORD) #38 • Sự khác nhau giữa lớp cơ sở và lớp dẫn xuất • Sự khác nhau giữa các lớp dẫn xuất
  39. Nguyên tắc biểu diễn sơ đồ thừa kế #39 Các quan hệ thừa kế luôn được biểu diễn với các lớp dẫn xuất đặt dưới lớp cơ sở để nhấn mạnh bản chất phả hệ của quan hệ
  40. Ưu điểm của thừa kế #40 1. Tiết kiệm thời gian và công sức 2. Tái sử dụng lại những lớp có sẵn 3. Giảm lượng code phải thiết kế, viết, kiểm tra 4. Tránh trùng lắp code 5. Rút ngắn thời gian giúp LTV tập trung vào mục tiêu 6. Giúp phân loại và thiết kế lớp dễ dàng, dễ quản lý
  41. Kết hợp vs Kế thừa #41 Thừa kế Kết hợp Tái sử dụng mã nguồn Tái sử dụng mã nguồn thông qua lớp thông qua đối tượng Quan hệ “is-a” Quan hệ “has-a” Ví dụ: Tam giác vuông là Ví dụ: Tam giác có 3 đỉnh một loại tam giác
  42. ĐỊNH NGHĨA LỚP THỪA KẾ
  43. Định nghĩa lớp kế thừa #43 • Cú pháp class SubClass extends SuperClass{ Định nghĩa SubClass } • Lớp con truy cập tới thành viên lớp cha qua từ khóa super • Mọi lớp trong Java đều kế thừa từ lớp tổng quát Object • Lớp Object cung cấp một số phương thức toString(), equals() • Java chỉ cho phép đơn kết thừa: một lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất 1 lớp khác
  44. Chỉ định truy cập của lớp cha #44 • public: cho phép lớp con kế thừa ở bất kỳ đâu • Không chỉ định: chỉ cho phép lớp con kế thừa khi cùng package với lớp cha
  45. Chỉ định truy cập thành viên #45 • public, protected: cho phép lớp con được kế thừa và truy cập thuộc tính/phương thức trên lớp cha (!!!đối với public không cần kế thừa cũng truy cập được) • Không chỉ định: chỉ cho phép lớp con ở cùng package được kế thừa và được truy cập tới thuộc tính/thành viên tương ứng của lớp cha • private: lớp con không được kế thừa thuộc tính/phương thức này, không được truy cập vào thuộc tính/thành viên tương ứng trên lớp cha
  46. Ví dụ chỉ định public cho class cha #46 package minhthai.oop.kethua.loppublic; public class LopCha { private int privateValue; protected int protectedValue; int noModifierValue; public int publicValue; private void privateMethod() { } protected void protectedMethod() { } void noModifierMethod() { } public void publicMethod() { } }
  47. Ví dụ class con cùng gói #47 package minhthai.oop.kethua.loppublic; public class LopCon extends LopCha { public void phuongThuc() { //Sử dụng thuộc tính của lớp cha super.privateValue = 0; //Lỗi super.protectedValue = 0; //OK super.noModifierValue = 0; //OK super.publicValue = 0; //OK //Gọi phương thức của lớp cha super.privateMethod(); //Lỗi super.protectedMethod(); //OK super.noModifierMethod(); //OK super.publicMethod(); //OK } }
  48. Ví dụ class con khác gói #48 package minhthai.oop.kethua.otherpack; import minhthai.oop.kethua.loppublic.*; public class LopCon extends LopCha { public void phuongThuc() { //Sử dụng thuộc tính của lớp cha super.privateValue = 0; //Lỗi super.protectedValue = 0; //OK super.noModifierValue = 0; //Lỗi super.publicValue = 0; //OK //Gọi phương thức của lớp cha super.privateMethod(); //Lỗi super.protectedMethod(); //OK super.noModifierMethod(); //Lỗi super.publicMethod(); //OK } }
  49. Ví dụ không chỉ định public class cha #49 • Cùng gói: tương tự chỉ định public • Khác gói: không cho kế thừa!!!
  50. KHỞI TẠO ĐỐI TƯỢNG TRONG THỪA KẾ
  51. Khởi tạo đối tượng trong thừa kế #51 • Lớp con không thừa kế constructor của lớp cha • Các constructor của lớp con tự động gọi default constructor của lớp cha (nếu có) • Nếu lớp cha không có default constructor thì phải gọi phương thức khác default constructor của lớp cha • Cú pháp: super(parameterList)
  52. Thứ tự khởi tạo và huỷ trong thừa kế #52 A B C !!! Lớp cha phải được gọi khởi tạo trước lớp con Nếu không Error: call to super must be first statement in constructor
  53. Ví dụ khởi tạo đối tượng trong thừa kế #53
  54. Ví dụ khởi tạo đối tượng trong thừa kế #54
  55. Ví dụ khởi tạo đối tượng trong thừa kế #55
  56. Ví dụ khởi tạo đối tượng trong thừa kế #56
  57. Đối tượng cha và con #57 • Khi tạo đối tượng con thì đối tượng cha cũng được tạo ra độc lập • Đối tượng con tham chiếu tới đối tượng cha qua super (tham chiếu này là private) • Trong lớp con, nếu truy cập tới thành viên của lớp cha thì được thông qua super (tường minh, hoặc không tường minh): đối tượng con được xem như đối tượng thuộc lớp cha (upcasting)
  58. Upcasting và Downcasting #58 • Upcasting: đối tượng lớp con được nhìn nhận như đối tượng lớp cha: Thực hiện tự động • Downcasting: đối tượng lớp cha được nhìn nhận như đối tượng lớp con: Phải ép kiểu
  59. Ví dụ #59
  60. Toán tử instanceof #60 • Kiểm tra một đối tượng có phải đang là thể hiện của lớp hoặc giao diện nào đó không: true hoặc false • Cú pháp: objectName instanceof ClassName objectName instanceof InterfaceName
  61. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ LỚP THỪA KẾ
  62. Các bước thiết kế lớp thừa kế #62 B1: Xác định các lớp đối tượng trong bài toán yêu cầu B2: Liệt kê các thành phần thuộc tính và phương thức cho từng lớp B3: Xác định những thuộc tính và phương thức chung giữa các lớp và tạo thành lớp cơ sở cho những lớp này B4: Vẽ sơ đồ lớp
  63. Nhận biết kế thừa? #63 class AB class A class B class A class B
  64. Ví dụ #64 Cần quản lý thông tin của giảng viên và sinh viên trong một trường Đại học (tạo đối tượng thông qua constructor) • Đối với sinh viên gồm các thông tin và hành vi: • Họ tên • Tuổi • Số tín chỉ đã tích luỹ • Cập nhật số tín chỉ • Hiển thị thông tin
  65. Ví dụ (tt) #65 • Đối với giảng viên gồm các thông tin và hành vi: • Họ tên • Tuổi • Học hàm (nếu có) và học vị • Hệ số lương • Mức lương cơ bản • Hiển thị thông tin
  66. Phân tích và thiết kế lớp #66 B1: Xác định lớp đối tượng 1. Lớp Sinh viên (SinhVien) 2. Lớp Giảng viên (GiangVien)
  67. Phân tích và thiết kế lớp B2: Liệt kê các thuộc tính & phương thức #67 Lớp SinhVien • Fields: hoTen (họ tên), tuoi (tuổi), soTinChi (số tín chỉ đã tích lũy) • Methods: capNhatTinChi (Cập nhật số tín chỉ), hienThiSV (hiển thị thông tin sinh viên) Lớp GiangVien • Fields: hoTen (họ tên), tuoi (tuổi), hocVi (học hàm và học vị), heSoLuong (hệ số lương), luongCB (lương cơ bản) • Methods: hienThiGV (hiển thị thông tin giảng viên)
  68. Phân tích và thiết kế lớp B3: Xác định những thông tin chung #68 Lớp SinhVien • Fields: hoTen (họ tên), tuoi (tuổi), soTinChi (số tín chỉ đã tích lũy) • Methods: capNhatTinChi (Cập nhật số tín chỉ), hienThiSV (hiển thị thông tin sinh viên) Lớp GiangVien • Fields: hoTen (họ tên), tuoi (tuổi), hocVi (học hàm và học vị), heSoLuong (hệ số lương), luongCB (lương cơ bản) • Methods: hienThiGV (hiển thị thông tin giảng viên)
  69. Phân tích và thiết kế lớp B3: tách thành lớp cơ sở #69 Tách những thông tin chung thành 1 lớp mới: Lớp con người (ConNguoi) gồm các thông tin và hành vi chung Lớp ConNguoi • Fields: hoTen (họ tên), tuoi (tuổi) • Methods: hienThi (hiển thị thông tin: hoTen và tuoi)
  70. Phân tích và thiết kế lớp B4: Sơ đồ lớp #70
  71. public class ConNguoi { private String hoTen; private int tuoi; public String getHoTen() { return hoTen; } public void setHoTen(String hoTen) { this.hoTen = hoTen; } public int getTuoi() { return tuoi; } public void setTuoi(int tuoi) { this.tuoi = tuoi; }
  72. public ConNguoi(){ this.setHoTen(""); this.setTuoi(0); } public ConNguoi(String hoTen, int tuoi) { this.setHoTen(hoTen); this.setTuoi(tuoi); } public void hienThi() { System.out.println("- Ho ten: " + this.getHoTen()); System.out.println("- Tuoi: " + this.getTuoi()); } }
  73. public class GiangVien extends ConNguoi { private String hocVi; private double heSoLuong; private int luongCB; public GiangVien(String hoTen, int tuoi, String hocVi, double heSoLuong, int luongCB) { super(hoTen, tuoi); this.setHocVi(hocVi); this.setHeSoLuong(heSoLuong); this.setHeSoLuong(luongCoBan); } public GiangVien() { this.setHocVi(""); this.setHeSoLuong(0); this.setLuongCoBan(0); }
  74. public String getHocVi() { return hocVi; } public void setHocVi(String hocVi) { this.hocVi = hocVi; } public double getHeSoLuong() { return heSoLuong; } public void setHeSoLuong(double heSoLuong) { this.heSoLuong = heSoLuong; }
  75. public int getLuongCoBan() { return luongCoBan; } public void setLuongCoBan(int luongCoBan) { this.luongCoBan = luongCoBan; } public void hienThiGV() { super.hienThi(); System.out.println("- Hoc vi: " + this.getHocVi()); System.out.println("- He so luong: " + this.getHeSoLuong()); System.out.println("- Luong co ban: " + this.getLuongCoBan()); } }
  76. public class SinhVien extends ConNguoi { private int soTinChi; public int getSoTinChi() { return soTinChi; } public void setSoTinChi(int soTinChi) { this.soTinChi = soTinChi; } public SinhVien() { this.setSoTinChi(0); } public SinhVien(String hoTen, int tuoi) { super(hoTen, tuoi); this.setSoTinChi(0); }
  77. public void capNhatTinChi(int soLuong) { this.setSoTinChi(this.getSoTinChi() + soLuong); } public void hienThiSV() { super.hienThi(); System.out.println("- So tin chi tich luy: " + this.getSoTinChi()); } }
  78. public class SinhVienTest { public static void main(String []args) { System.out.println("*Tao sinh vien An:"); SinhVien sinhVien = new SinhVien("An", 17); System.out.println("*Thong tin cua An:"); sinhVien.hienThiSV(); System.out.println("*An hoc xong mon OOP"); System.out.println("*Cap nhat tin chi cho An:"); sinhVien.capNhatTinChi(4); System.out.println("*Thong tin cua An:"); sinhVien.hienThiSV(); } }
  79. Che thuộc tính #79 Trong lớp con khai báo một thuộc tính có tên giống lớp cha thì trong lớp con thuộc tính của lớp cha bị che đi • Để truy cập tới thuộc tính trên lớp cha dùng super • Để phân biệt trong lớp con, dùng this
  80. Ví dụ #80
  81. Ví dụ #81
  82. Phương thức cùng tên #82 • Nạp chồng phương thức (Overloading): giữ tên và giá trị trả về, thay đổi đối số • Ghi đè phương thức (Overriding): giữ nguyên tên, giá trị trả về và đối số
  83. Phương thức thức cùng tên #83 • Liên kết tĩnh: Khối mã lệnh của phương thức được xác định khi dịch • Liên kết động: Khối mã lệnh của hàm được xác định khi chương trình thực thi • Liên kết lời gọi hàm: xác định địa chỉ trên bộ nhớ của khối mã lệnh thực hiện phương thức khi có lời gọi !!!Nạp chồng phương thức: thực hiện liên kết động
  84. Định nghĩa lại phương thức lớp cơ sở #84 • Lớp con có thể định nghĩa lại các phương thức kế thừa từ lớp cha dùng kỹ thuật overriding !!!Phương thức ở lớp cha và lớp con phải cùng nguyên mẫu Phân biệt Overriding với Overloading phương thức
  85. public class LopCha { private int money; public LopCha() { this.money = 1000; } public void rutTien(int soTien) { this.money -= soTien; System.out.println("Tien cua cha: " + this.money); } } public class LopCon extends LopCha { private int money; public LopCon() { this.money = 500; } public void hienThi(){ System.out.println("Tien cua con: " + this.money); } }
  86. public class NonOverrideTest { public static void main(String []args){ LopCon lopCon = new LopCon(); lopCon.rutTien(200); lopCon.hienThi(); } }
  87. public class LopCha { private int money; public LopCha() { this.money = 1000; } public void rutTien(int soTien) { this.money -= soTien; System.out.println("Tien cua cha: " + this.money); } } public class LopCon extends LopCha { private int money; public LopCon() { this.money = 500; } public void rutTien(int soTien) { this.money -= soTien; System.out.println("Tien cua con: " +this.money); } }
  88. public class OverrideTest { public static void main(String []args){ LopCon lopCon = new LopCon(); lopCon.rutTien(200); } }
  89. Cấm overriding phương thức #89 • Đảm bảo tính đúng đắn: overrideing phương thức có thể gây ra sự sai lạc về ý nghĩa • Tính hiệu quả: giảm thời gian xử lý lời gọi phương thức → định nghĩa phương thức với từ khóa final
  90. Ví dụ #90 Lỗi
  91. Overriding equals() #91 • Không thể dùng toán tử so sánh == để so sánh 2 đối tượng • Mọi lớp được kế thừa phương thức equals từ lớp Object → định nghĩa lại cho phù hợp • Hai đối tượng bằng nhau khi thỏa mãn 2 điều kiện: • Cùng thuộc một lớp • Giá trị của mọi thuộc tính là như nhau !!!2 giá trị tham chiếu bằng nhau → đối tượng bằng nhau
  92. Overriding equals() cho lớp ConNguoi #92
  93. Overriding equals() cho lớp ConNguoi #93 Dung toan tu == >>> nguoi1 != nguoi2 Dung phuong thuc equals >>> nguoi1 == nguoi2
  94. TÍNH ĐA HÌNH TRONG JAVA
  95. Tính đa hình trong Java #95 Khái niệm Trừu tượng hoá Hiện thực đa hình trong Java
  96. Khái niệm Đa hình #96 Đa hình (polymorphism) ▪ poly = many ▪ morphism = forms Đa hình là hiện tượng các đối tượng thuộc các lớp khác nhau có khả năng hiểu cùng một thông điệp theo các cách khác nhau hoặc nhiều kiểu tồn tại của một đối tượng
  97. Khái niệm Đa hình #97 LandRover LandRover dùng 2.0 L object engine để move Ford Ford dùng V engine để Move move object Honda dùng i-vtec để Honda move object
  98. Khái niệm Đa hình #98 • Đa hình phương thức: Cùng một phương thức có thể được thực hiện khác nhau trên các loại đối tượng khác nhau • Đa hình đối tượng: nhìn nhận đối tượng theo nhiều kiểu khác nhau
  99. Khái niệm Đa hình #99 Đa hình phương thức Các lớp dẫn xuất cài đặt cùng một phương thức của lớp cơ sở, nhưng mỗi lớp dẫn xuất có cách cài đặt khác nhau → overriding phương thức
  100. Khái niệm Đa hình #100 Phân biệt Overloading vs Overriding? Overloading (nạp chồng) phương thức: giữ tên và giá trị trả về, chỉ thay đổi đối số Overriding (ghi đè) phương thức: giữ nguyên tên, giá trị trả về và đối số (không thay đổi nguyên mẫu phương thức)
  101. Khái niệm Đa hình #101 Muốn đa hình phương thức cho các đối tượng trong các lớp? 1. Các lớp phải có mối quan hệ thừa kế 2. Các phương thức đa hình phải cùng chung mẫu trong lớp cơ sở và lớp dẫn xuất (overriding)
  102. PHƯƠNG THỨC TRỪU TƯỢNG ABSTRACT METHOD
  103. Vấn đề overriding phương thức #103 Kế thừa giúp khái quát hóa thông tin cụ thể của lớp đối tượng thành các thông tin chung (trừu tượng hóa đối tượng)
  104. Vấn đề overriding phương thức #104 Mức độ trừu tượng hóa càng cao → phương thức chung cho các đối tượng sẽ ở mức tổng quát nhất Phương thức ở mức tổng quát nhất có thể không có cách hiện thực cụ thể → phương thức rỗng Ví dụ: Lớp Hình chữ nhật, Hình tam giác, Hình tròn có thể trừu tượng thành Lớp Hình học nói chung → Muốn tính diện tích cho một Hình học?
  105. Vấn đề overriding phương thức #105 Phương thức không cài đặt được gọi là phương thức trừu tượng (abstract) Cú pháp public abstract dataType methodName(listParameter);
  106. LỚP TRỪU TƯỢNG ABSTRACT CLASS
  107. Lớp trừu tượng #107 • Khi lớp cơ sở có tồn tại phương thức abstract thì lớp đó được gọi là lớp trừu tượng (abstract class) • Bổ sung từ khoá abstract phía trước class public abstract class ClassName{ Khai báo thuộc tính; public abstract dataType methodName(listParameter); Định nghĩa các phương thức khác; }
  108. Đặc điểm lớp trừu tượng #108 • Phương thức trừu tượng không được phép định nghĩa tại lớp cha (kết thúc khai báo bằng dấu ;) • Lớp con kế thừa từ lớp trừu tượng phải định nghĩa nội dung của phương thức trừu tượng • Chỉ định truy cập không được chặt hơn lớp cha • Không được tạo đối tượng từ lớp trừu tượng • Lớp trừu tượng vẫn có constructor
  109. Ví dụ #109 Hãy sử dụng kỹ thuật kế thừa và đa hình để viết chương trình cho phép tạo đối tượng hình tròn và hình chữ nhật. Sau đó tính và in thông tin diện tích của mỗi hình 1. Hình tròn gồm các thông tin: Tọa độ tâm và bán kính 2. Hình chữ nhật gồm các thông tin: Tọa độ góc trên bên trái, chiều ngang và chiều đứng
  110. Ví dụ #110 Xác định lớp và thông tin của lớp • Lớp hình tròn (HinhTron): 1. Fields: Toạ độ tâm (x, y), bán kính (banKinh) 2. Methods: Tính diện tính (tinhDienTich) • Lớp hình chữ nhật (HinhChuNhat): 1. Fields: Toạ độ góc (x, y), kích thước (chieuNgang, chieuDung) 2. Methods: Tính diện tích (tinhDienTich)
  111. Ví dụ #111 Xác định các điểm chung của các lớp • Lớp hình tròn (HinhTron): 1. Fields: Toạ độ tâm (x, y), bán kính (banKinh) 2. Methods: Tính diện tính (tinhDienTich) • Lớp hình chữ nhật (HinhChuNhat): 1. Fields: Toạ độ góc (x, y), kích thước (chieuNgang, chieuDung) 2. Methods: Tính diện tích (tinhDienTich)
  112. Ví dụ #112 • Cần đa hình phương thức tinhDienTich() • Tuy nhiên công thức tính diện tích chung cho cả hình tròn và hình chữ nhật: rỗng → phương thức trừu tượng public abstract double tinhDienTich(); → Lớp HinhHoc phải là trừu tượng public abstract class HinhHoc
  113. Ví dụ #113
  114. Lớp HinhHoc #114
  115. Lớp HinhTron #115
  116. Lớp HinhChuNhat #116
  117. Lớp HinhHocTest #117
  118. GIAO DIỆN INTERFACE
  119. Giao diện #119 • Sử dụng trong trường hợp đa kế thừa (kế thừa từ nhiều lớp) • Giao diện chỉ quy định các phương thức phải có, nhưng không định nghĩa cụ thể →Tách rời đặc tả mức trừu tượng và triển khai cụ thể →Đảm bảo tính cộng tác trong phát triển phần mềm →Các giao diện có thể kế thừa nhau
  120. Giao diện #120 • Cú pháp Modifier interface InterfaceName { Khai báo các hằng số Khai báo các phương thức }
  121. Triển khai giao diện #121 Modifier class ClassName implements Interface1, Interface2 { 1. Định nghĩa lớp 2. Định nghĩa tất cả các phương thức của Interface1 và Interface2 }
  122. Kế thừa và triển khai giao diện #122 Modifier class SubClass extends SuperClass implements Interface1, Interface2 { Định nghĩa SubClass kế thừa từ SuperClass Định nghĩa tất cả phương thức của Interface1 và Interface2 }
  123. Giao diện vs Trừu tượng #123 Giao diện Trừu tượng Chỉ được phép có thành viên Có thể có thuộc tính hằng Ngoài phương thức trừu Mọi phương thức là trừu tượng tượng, có thể có phương với chỉ định truy cập public thức riêng Không có phương thức khởi Có phương thức khởi tạo tạo Một lớp có thể triển khai nhiều Một lớp chỉ có thể kế thừa giao diện từ một lớp trừu tượng Không tái sử dụng mã nguồn Có tái sử dụng mã nguồn
  124. Ví dụ #124
  125. Giao diện HinhHoc #125
  126. Lớp HinhTron #126
  127. Lớp HinhChuNhat #127
  128. Lập trình tổng quát #128 • Xây dựng chương trình có thể làm việc với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau trên cùng thao tác xữ lý
  129. Cách thức lập trình tổng quát #129
  130. Cách thức lập trình tổng quát #130
  131. Bài tập #131 Thiết kế chương trình quản lý danh sách các hình vẽ, gồm các loại hình vẽ sau: • Hình chữ nhật: tọa độ tâm, chiều rộng và chiều dài. • Hình tròn: tọa độ tâm, bán kính. • Hình tam giác: tọa độ tâm, chiều dài 3 cạnh. Chức năng: nhập, xuất danh sách các hình, cho biết số lượng và hình có diện tích lớn nhất của từng loại. Yêu cầu: vẽ sơ đồ lớp, định nghĩa tất cả lớp với những phương thức cần thiết.
  132. Q&A #132