Kỹ thuật lập trình - Hàm nâng cao (phần 1)

ppt 26 trang vanle 2090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỹ thuật lập trình - Hàm nâng cao (phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptky_thuat_lap_trinh_ham_nang_cao_phan_1.ppt

Nội dung text: Kỹ thuật lập trình - Hàm nâng cao (phần 1)

  1. Bộ môn Công nghệ phần mềm Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên KỸ THUẬT LẬP TRÌNH ThS. Đặng Bình Phương dbphuong@fit.hcmus.edu.vn HÀM NÂNG CAO (PHẦN 1) 1
  2. & VC BB Nội dung 1 Các tham số của hàm main 2 Hàm có đối số mặc định 3 Hàm trả về tham chiếu 4 Hàm nội tuyến (inline) 2 Hàm nâng cao (phần 1)
  3. & VC BB Các đối số của chương trình vCác đối số của chương trình § Hàm main là hàm nên cũng có tham số. § Chương trình tự động thực hiện hàm main mà không cần lời gọi hàm. Làm sao truyền đối số? Khi thực thi tập tin chương trình (.exe), ta truyền kèm đối số. Tất nhiên, hàm main cũng phải định nghĩa các tham số để có thể nhận các đối số này. 3 Hàm nâng cao (phần 1)
  4. & VC BB Các tham số của hàm main vCác tham số của hàm main void main(int argc, char *argv[]) { } § Trong đó • argc là số lượng đối số (tính luôn tên tập tin chương trình) • argv là mảng chứa các đối số (dạng chuỗi) 4 Hàm nâng cao (phần 1)
  5. & VC BB Các tham số của hàm main vVí dụ § Viết chương trình có tên Cong, nhận 2 đối số x và y và xuất ra giá trị x + y. argv = {“Cong.EXE”, “29122912”, “17061706”}; argc = 3 5 Hàm nâng cao (phần 1)
  6. & VC BB Các tham số của hàm main vVí dụ § Viết chương trình có tên Cong, nhận 2 đối số x và y và xuất ra giá trị x + y. #include #include // atoi void main(int argc, char *argv[]) { if (argc == 3) { int x = atoi(argv[1]); int y = atoi(argv[2]); printf(“%d + %d = %d”, x, y, x+y); } else printf(“Sai! VD: Cong 2912 1706”); } 6 Hàm nâng cao (phần 1)
  7. & VC BB Các tham số của hàm main vVí dụ § Viết chương trình có tên test nhận dữ liệu từ tập tin input.txt, xử lý và xuất kết quả ra tập tin output.txt. argv = {“test”, “input.txtinput.txt”, “output.txtoutput.txt”}; argc = 3 7 Hàm nâng cao (phần 1)
  8. & VC BB Các tham số của hàm main vVí dụ § Viết chương trình có tên test nhận dữ liệu từ tập tin input.txt, xử lý và xuất kết quả ra tập tin output.txt. #include void main(int argc, char *argv[]) { if (argc == 3) { // Nhập dữ liệu từ tập tin argv[1] // Xử lý // Xuất kết quả ra tập tin argv[2] } else printf(“Sai! VD: test in.txt out.txt”); } 8 Hàm nâng cao (phần 1)
  9. & VC BB Hàm có đối số mặc định vVí dụ § Viết hàm Tong để tính tổng 4 số x, y, z, t int Tong(int x, int y, int z, int t) { return x + y + z + t; } § Tính tổng 4 số 2912, 1706, 1506, 1904 Tong(2912, 1706, 1506, 1904); § Nếu chỉ muốn tính tổng 2 số 2912, 1706 Tong(2912, 1706, 0, 0); // z = 0, t = 0 9 Hàm nâng cao (phần 1)
  10. & VC BB Hàm có đối số mặc định vKhái niệm § Hàm có đối số mặc định là hàm có một hay nhiều tham số hình thức được gán giá trị. § Tham số này nhận giá trị mặc định đó nếu không có đối số truyền vào cho tham số đó. § Phải được dồn về tận cùng bên phải. vVí dụ int Tong(int x, int y, int z = 0, int t = 0) { return x + y + z + t; } 10 Hàm nâng cao (phần 1)
  11. & VC BB Hàm có đối số mặc định vLưu ý § Muốn truyền đối số khác thay cho đối số mặc định, phải truyền đối số thay cho các đối số mặc định trước nó. int Tong(int x, int y = 0, int z = 0); int Tong(1, 5); int Tong(1, 0, 5); 11 Hàm nâng cao (phần 1)
  12. & VC BB Hàm có đối số mặc định vVí dụ § In thông tin SV trong lớp gồm: họ tên, phái, lớp, năm sinh void XuatThongTin(char *hoten, char phai = 0, char *lop = “TH07”, int namsinh = 1989) { puts(hoten); printf(phai == 0? “Nam\n” : “Nu\n”); puts(lop); printf(“%d”, namsinh); } 12 Hàm nâng cao (phần 1)
  13. & VC BB Hàm có đối số mặc định vVí dụ § In thông tin SV trong lớp gồm: họ tên, phái, lớp, năm sinh void main() { XuatThongTin(“Nguyen Van A”); XuatThongTin(“Tran Thi B”, 1); XuatThongTin(“Hoang Van C”, 0, “TH00”); XuatThongTin(“Le D”, 1, “TH07”, 1988); } 13 Hàm nâng cao (phần 1)
  14. & VC BB Hàm có đối số mặc định vNhận xét § x = a thường xuyên xảy ra thì nên chuyển x thành tham số có đối số mặc định là a. Ví dụ, hầu hết phai = 0 (nam), lop = “TH07” và namsinh = 1989. § x = a và y = b thường xuyên xảy ra nhưng y = b thường xuyên hơn thì nên đặt tham số mặc định x trước y. Ví dụ, lop = “TH07” xảy ra nhiều hơn phai = 0 nên đặt lop sau phai. 14 Hàm nâng cao (phần 1)
  15. & VC BB Chỉ thị tiền xử lý #define vĐịnh nghĩa hằng ký hiệu § Chỉ thị #define § Mọi chỗ xuất hiện trong chương trình nguồn được thay thế bằng để tạo ra chương trình tiền xử lý. § Ví dụ • #define MAX 1000 • #define PI 3.14 • #define message “Hello World\n” 15 Hàm nâng cao (phần 1)
  16. & VC BB Chỉ thị tiền xử lý #define vĐịnh nghĩa các macro (lệnh gộp - lệnh tắt) § #define ( ) § Mọi chỗ xuất hiện của với lượng tham số đưa vào phù hợp sẽ được thay thế bởi (tham số được thay thế tương ứng) § Ví dụ • #define showmsg(msg) printf(msg) • showmsg(“Hello”);  printf(“Hello”); 16 Hàm nâng cao (phần 1)
  17. & VC BB Hàm nội tuyến (inline) vVí dụ § Xét 2 cách sau #define PI 3.14159 float addPi(float s) { return s + PI; } void main() { float s = 0; for (int i = 1; i<=100000; i++) s = s + PI; // Cách 1 (0.7s) s = addPi(s); // Cách 2 (1.4s) } 17 Hàm nâng cao (phần 1)
  18. & VC BB Hàm nội tuyến (inline) vNhận xét § Sử dụng hàm giúp chương trình dễ hiểu nhưng lại tốn chi phí cho lời gọi hàm. vKhắc phục § Sử dụng hàm nội tuyến (inline) bằng cách thêm từ khóa inline trước prototype của hàm. inline float addPi(float s) {return s + PI;} vKhái niệm § Sao chép thân hàm đến bất cứ nào nào hàm được gọi kết quả giống hệt cách 1. 18 Hàm nâng cao (phần 1)
  19. & VC BB Hàm nội tuyến (inline) vLưu ý § Giảm thời gian thực hiện hàm (gọi và kết thúc). § Giảm không gian bộ nhớ do các hàm con chiếm dụng khi hàm được gọi. § Không cho phép các hàm nội tuyến đệ quy. § Phần lớn không cho phép thực hiện nội tuyến các hàm sử dụng vòng lặp while. § Chỉ inline các hàm nhỏ, inline các hàm lớn sẽ gây phản tác dụng (bộ nhớ cho hàm inline chiếm giữ sẽ lâu giải phóng hơn). 19 Hàm nâng cao (phần 1)
  20. & VC BB Hàm trả về tham chiếu vVí dụ § Hàm chỉ trả về giá trị. Ví dụ, x = f(); § Vậy, g() = x hợp lệ hay không? § Hợp lệ khi g(x) trả về tham chiếu đến một biến (C++) vCú pháp & ([ ]) { return ; } 20 Hàm nâng cao (phần 1)
  21. & VC BB Hàm trả về tham chiếu vVí dụ #include int x; int &getx() { return x; } void main() { getx() = 5; //  x = 5 } 21 Hàm nâng cao (phần 1)
  22. & VC BB Hàm trả về tham chiếu vỨng dụng § Chỉ số của mảng trong C/C++ bắt từ 0 Không quen thuộc lắm. § Viết hàm để khi muốn truy cập đến phần tử thứ i của mảng a ta sử dụng V(i) thay vì a[i-1] int a[100]; int &V(int i) { return a[i-1]; } V(1) = 2912; //  a[0] = 2912; 22 Hàm nâng cao (phần 1)
  23. & VC BB Hàm trả về tham chiếu vChú ý § Trong trường hợp sau, biến x phải là biến toàn cục không nên sử dụng! int x; // biến toàn cục int &getx() { return x; } void main() { getx() = 2912; } 23 Hàm nâng cao (phần 1)
  24. & VC BB Hàm trả về tham chiếu vChú ý § Nếu không muốn sử dụng biến toàn cục, phải truyền x ở dạng tham chiếu. int &getx(int x) { // SAI! x là tham trị bản sao return x; } int &getx() { int x; // SAI! x là biến cục bộ return x; } int &getx(int &x) { // ĐÚNG! x là tham chiếu return x; 24 } Hàm nâng cao (phần 1)
  25. & VC BB Hàm trả về tham chiếu vVí dụ #include int &V(int a[], int i) { return a[i-1]; } void main() { int a[100]; for (int i = 1; i <= 100; i++) V(a, i) = 0; } 25 Hàm nâng cao (phần 1)
  26. & VC BB Bài tập vBài 1: Viết chương trình có tên TinhToan sao cho khi gõ: TinhToan 2912 – 1706 sẽ xuất ra màn hình 1206 (có thể thay bằng +, *, /) vBài 2: Viết chương trình quản lý thông tin sinh viên (sử dụng hàm có đối số mặc định), bao gồm nhập, sắp xếp tăng dần theo tên và xuất danh sách sinh viên. vBài 3: Chuyển các hàm nhỏ hàm nội tuyến. vBài 4: Nhập mảng, sắp xếp mảng tăng dần và xuất mảng sử dụng hàm trả về tham chiếu. 26 Hàm nâng cao (phần 1)