Hướng dẫn bài tập thực Địa 3 môn: Sức khỏe môi trường, Thống kê và Xã hội học sức khỏe
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn bài tập thực Địa 3 môn: Sức khỏe môi trường, Thống kê và Xã hội học sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_bai_tap_thuc_dia_3_mon_suc_khoe_moi_truong_thong_k.ppt
Nội dung text: Hướng dẫn bài tập thực Địa 3 môn: Sức khỏe môi trường, Thống kê và Xã hội học sức khỏe
- Hướng dẫn bài tập thực địa 3 môn: Sức khỏe môi trường, Thống kê và Xã hội học sức khỏe Ths. Trần Thị Tuyết Hạnh Email: tth2@hsph.edu.vn 04-62662322
- Mục tiêu chung ▪ Áp dụng được các kiến thức và kỹ năng đã học được trong 3 môn học Sức khỏe môi trường, Thống kê, Xã hội học sức khoẻ để xác định một vấn đề sức khoẻ môi trường (SKMT), phân tích các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến vấn đề và xây dựng kế hoạch can thiệp cho vấn đề SKMT đó.
- Mục tiêu cụ thể 1. Áp dụng phương pháp xác định vấn đề SKMT ưu tiên (sử dụng lý thuyết Quản lý y tế) để xác định một vấn đề SKMT cần can thiệp tại thực địa. 2. Thu thập và sử dụng số liệu có liên quan để phân tích vấn đề SKMT đã được xác định. 3. Sử dụng mô hình Các yếu tố xã hội quyết định sức khoẻ của John Germov để phân tích nguyên nhân xã hội của vấn đề SKMT đó. 4. Xây dựng kế hoạch can thiệp để giải quyết vấn đề SKMT đã được xác định
- Hướng dẫn làm bài ▪ Bài tập được làm cá nhân hoặc theo nhóm. Khuyến khích làm bài tập cá nhân. ▪ Học viên tham khảo các vấn đề sức khỏe môi trường theo danh sách của phụ lục 2 (trang 10). ▪ Dựa trên danh sách này, học viên sẽ xác định ít nhất 03 vấn đề SKMT nổi cộm ▪ Sử dụng lý thuyết Quản lý Y để chấm điểm các vấn đề SKMT đó và lựa chọn ra một vấn đề SKMT ưu tiên cần can thiệp.
- Hướng dẫn làm bài (tiếp) ▪ Các vấn đề lựa chọn ở bài tập cá nhân không được phép trùng nhau đối với các học viên công tác trong cùng địa bàn (xã/phường/các khoa trong cùng một bệnh viện ). ▪ Nếu vấn đề sức khỏe trùng nhau thì phải làm theo nhóm. Mỗi nhóm tối đa 3 người. ▪ Bài tập thực địa của học viên được chấm theo hình thức chấm quyển. ▪ Tổng thời gian ở thực địa là 2,5 tháng (10 tuần).
- Hướng dẫn làm bài (tiếp) Thời gian hoàn Nội dung Thời gian gửi báo thành cáo tiến độ về trường Tuần thứ 1-tuần Xác định vấn đề Hết tuần thứ 2 thứ 2 Tuần thứ 3-tuần Thu thập số liệu và phân Hết tuần thứ 6 thứ 6 tích vấn đề, xây dựng kế hoạch can thiệp. Tuần thứ 7-tuần Hoàn thiện báo cáo Hết tuần thứ 10 thứ 10
- Hướng dẫn làm bài (tiếp) ▪ Hết tuần thứ 2, học viên gửi tên vấn đề SKMT mà họ can thiệp về trường. Nếu học viên không gửi báo cáo tiến độ sau tuần thứ 2 sẽ bị trừ 0,5 điểm trong tổng điểm báo cáo. ▪ Hết tuần thứ 6, học viên gửi báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động nêu trên. Hết tuần thứ 6 học viên không gửi báo cáo sẽ bị trừ 1 điểm trong tổng điểm báo cáo.
- Hướng dẫn làm bài (tiếp) ▪ Hết tuần thứ 10, học viên nộp báo cáo theo đúng lịch quy định của Phòng Đào tạo Đại học. Thời gian nộp báo cáo chỉ trong 01 ngày. Học viên không nộp báo cáo đúng ngày sẽ bị trừ 1 điểm trong tổng điểm. ▪ Địa điểm nộp báo cáo: Bộ môn Sức khỏe Môi trường, Phòng 3.4 nhà A, Trường Đại học Y tế công cộng, 138 Giảng Võ, Hà Nội ▪ Cử nhân Phùng Xuân Sơn, Bộ môn SKMT. Email: pxs@hsph.edu.vn, ĐT: 04-62662322, DD: 01669590305
- Hướng dẫn làm bài (tiếp) ▪ Học viên làm thực địa tại bệnh viện, cơ quan, xí nghiệp → xem trang 2 đến trang 4 ▪ Học viên làm tại TTYTDP, TYT xã → xem trang 5 đến trang 7 ▪ Mẫu báo cáo → trang 8 ▪ Phụ lục 1: Khung chấm điểm báo cáo →trang 9 ▪ Phụ lục 2: Các vấn đề SKMT thường gặp ở VN → trang 10 ▪ Địa chỉ liên hệ của 3 bộ môn: trang 10 ▪ Nộp bài, liên hệ: Cử nhân Phùng Xuân Sơn, Bộ môn SKMT. Email: pxs@hsph.edu.vn, ĐT: 04-62662322, DD: 01669590305
- Giải đáp thắc mắc