Hỏi - đáp một số vấn đề về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong bộ luật hình sự hiện hành (Phần 2)

pdf 162 trang Đức Chiến 05/01/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hỏi - đáp một số vấn đề về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong bộ luật hình sự hiện hành (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoi_dap_mot_so_van_de_ve_cac_toi_xam_pham_trat_tu_quan_ly_ha.pdf

Nội dung text: Hỏi - đáp một số vấn đề về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong bộ luật hình sự hiện hành (Phần 2)

  1. Câu hỏi 10: Cán bộ, công chức có những quyển và nghĩa vụ gì? ĐưỢc tạo điều kiện để thực thi công vụ như thế nào? Công tác quản lý cán bộ, công chức được tiến hành ra sao? Trả lời: Quốíc hội đã ban hànhLuật cán hộ, công chức (Luật sô" 22/2008/QH12, ngày 13-11-2008) và các cđ quan có thẩm quyền đã ban hành văn bản hưống dẫn thi hành.Luật cán bộ, công chức đã quy định những nội dung về cán bộ, công chức; về bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; vê nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức; về điều kiện bảo đảm thi hành công vụ. I - QUY ĐỊNH CHUNG 1. Khái niệm cán bộ, công chức 1- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nưốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phô" trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phô" thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chê" và hưởng lương từ ngân sách nhà nưốc. 2- Công chức là công dân Việt Nam, đưỢc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nưốc, tổ chức 152
  2. chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vỊ thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 3- Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, đưỢc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam đưỢc tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 2. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức Đó là việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức đưỢc quy định tạiLuật cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan. Nhà nưốc tạo các điều kiện bảo đảm để cán bộ, công chức thi hành công vụ (xem nội dung ở phần sau). Các nguyên tắc trong việc thi hành công vụ: 153
  3. 1- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 2- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hỢp pháp của tổ chức, công dân. 3- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyển và có sự kiểm tra, giám sát. 4- Bảo đảm tính hệ thông, thống nhâ't, liên tục, thông suốt và hiệu quả. 5- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hỌp chặt chẽ. 3. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức 1- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nưốc. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nưốc và xã hội. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, công chức và quản lý đội ngũ đó, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm .chất vào hoạt động trong các cd quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. 2- Kết hỢp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. 3- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chê độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng. 4- Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ. 5- Thực hiện bình đẳng giối. Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối vối người có tài năng. 154
  4. II - NGHĨA VỤ VÀ QUYỂN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1. Nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân 1- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nưốc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. 2- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. 3- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. 4- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lốì, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 2. Nghĩa vụ trong thi hành công vụ 1- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đưỢc giao. 2- Có ý thức tô chức, kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyển khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật Nhà nước. 3- Chủ động và phối hỢp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nưốc được giao. 5- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản vối người ra quyết định; trường hỢp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải 155
  5. có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thòi báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trưốc pháp luật vể quyết định của mình. 6- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 3. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu Ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ quy định trên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: 1- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ đưỢc giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 2- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức. 3- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chôhg lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vỊ; xử lý kịp thòi, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gầy phiền hà cho công dân. 5- Giải quyết kịp thòi, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức. 156
  6. 4. Quyền của cán bộ, công chức đưỢc bảo đảm các điểu kiện thi hành công vụ 1- ĐưỢc giao quyền tương xứng với nhiệm vụ. 2- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật. 3- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 4- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 5- ĐưỢc pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ. 5. Quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương, về nghỉ ngơi và các quyền khác 1- ĐưỢc Nhà nưốc bảo đảm tiền lương tương xứng vối nhiệm vụ, quyển hạn đưỢc giao, phù hỢp vối điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giối, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểusô", vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưỏng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. 2- ĐưỢc hưởng tiền làm thêm giò, tiền làm đêm, công tác phí và các chê độ khác theo quy định của pháp luật. 3- Cán bộ, công chức đưỢc nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hỢp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán 157
  7. thêm một khoản tiền bằng tiền lưong cho những ngày không nghỉ. 4- Cán bộ, công chức đưỢc bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; đưỢc hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyển khác theo quy định của pháp luật. 6. Đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức a) Phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức: Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ. b) Văn hóa giao tiếp ở công sở: 1- Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. 2- Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. 3- Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. c) Văn hóa giao tiếp với nhân dân: 1- Cán bộ, công chức phải gần gũi nhân dân; có tác 158
  8. phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. 2- Cán bộ, công chức không đưỢc hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ. 7. Những việc cán bộ, công chức không đưỢc làm a) Những việc không được làm liên quan đến đạo đức công vụ: 1- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thái nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công. 2- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật. 3- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi. 4- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưối mọi hình thức. b) Những việc không được làm liên quan đến bí mật Nhà nước: 1- Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước dưói mọi hình thức. 2- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật Nhà nước thì trong thòi hạn ít nhất là năm năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trưốc đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. 159
  9. 3- Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thòi hạn mà cán bộ, công chức không đưỢc làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định về những việc cán bộ, công chức không đưỢc làm liên quan đến bí mật Nhà nước. c) Những việc khác không được làm: Ngoài những việc không được làm quy định trên đây, cán bộ, công chức còn không đưỢc làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. 8. Những điều đảng viên không đưỢc làm Tại Quyết định số 47-QĐ/TW ngày 1-11-2011, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quy định rõ những điều đảng viên không đưỢc làm, nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên đang làm việc trong hệ thông chính trị, nhà nưốc, Mặt trận và đoàn thể các cấp, trong các đơn vị sự nghiệp công lập đương nhiên phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định này. Theo quyết định, đảng viên khôngđược làm 19 điểu dưới đây: 1- Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, 160
  10. quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép. 2- Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nưốc hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm sai trái vối đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3- Viết bài, chọ đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết vể tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật. 4- Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ, gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh yiệc phản ánh, góp ý kiến với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác. Đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, người góp ý. 5- Tô" cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tô" cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tô" cáo. Cô ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tô cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết. 161
  11. 6- Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự. 7- Đảng viên (kể cả cấp ủy viên và đảng viên là cán bộ diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nưốc, Mặt trận Tổ quổc, các tổ chức chính trị - xã hội (theo quy định phải do tổ chức đảng giới thiệu) khi chưa đưỢc tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép. 8- Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ. Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vỊ, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác. Có hành vi để bô", mẹ, vỢ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định. Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chốhg tham nhũng. 9- Làm trái quy định trong những việc: quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Đảng và Nhà nưốc; huy động vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trỢ, cứu nạn; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; các quy định trong hoạt động tố tụng. 10- Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản 162
  12. thân người khác đưỢc bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định. Lợi dụng chức vụ được giao để chiếm dụng, vay, mượn tiên, tài sản của đốì tượng trực tiếp quản lý trái quy định. Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác. 11- Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái quy định. Tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố, mẹ,vỢ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi. 12- Đưa, nhận, môi giới .hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giói hưởng thù lao dưối mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giối đưa, nhận hoa hồng trái quy định. 13- Báo cáo, lập hồ sờ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia hoạt động rửa tiền. 14- Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để lợi dụng người có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sại, có lợi riêng cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham gia. 15- Dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp khách, tặng quà, xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức hoặc trái quy định. Chiếm giữ, cho thuê, chomưỢn tài sản, cho vay quỹ 163
  13. của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trái quy định. 16- Tự mình hoặc có hành vi để bố, mẹ, vỢ (chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trỢ của tổ chức trong nưóc hoặc tổ chức, cá nhân nưốc ngoài khi chưa đưỢc phép của cơ quan có thẩm quyền. 17- Tổchức, tham gia đánh bạc dưối mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma túy; uống rưỢu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dần số và kế hoạch hóa gia đình, sông chung vối người khác như vỢ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định. 18- Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thò tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hỢp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyển cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi. 19- Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mối, lên câ'p, lên chức, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi. Đảng viên vi phạm quy định này phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 164
  14. III - CÁC ĐIỂU KIỆN BẢO ĐẢM VIỆC THI HÀNH CÔNG v ụ 1. Công sở 1- Công sở là trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nưốc, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc. 2- Nhà nưốc đầu tư xây dựng công sở cho cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nưốc, tổ chức chính trị - xã hội. 3- Quy mô, vị trí xây dựng, tiêu chí thiết kế công sở do cơ quan có thẩm quyền quy định, phù hỢp vối chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyển phê duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng. 2. Nhà ở công vụ 1- Nhà ở công vụ do Nhà nưốc đầu tư xây dựng để cán bộ, công chức đưỢc điều động, luân chuyển, biệt phái thuê trong thòi gian đảm nhiệm công tác. Khi hết thời hạn điểu động, luân chuyển, biệt phái, cán bộ, công chức trả lại nhà ở công vụ chocơ quan, tổ chức đơn vị quản lý nhà ở công vụ. 2- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà ở công vụ phải bảo đảm việc quản lý, sử dụng nhà ở công vụ đúng mục đích, đối tượng. 3. Trang thiết bị làm việc trong công sở 1- Nhà nưốc bảo đảm trang thiết bị làm việc trong 165
  15. công sở để phục vụ việc thi hành công vụ; chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả thi hành công vụ. 2- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc mua sắm trang thiết bị làm việc theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. 3- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong công sở, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. 4. Phương tiện đi lại để thi hành công vụ Nhà nước bô" trí phương tiện đi lại cho cán bộ, công chức để thi hành công vụ theo quy định của pháp luật vê quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; trường hỢp không bô" trí được thì cán bộ, công chức đưỢc thanh toán chi phí đi lại theo quy định của Chính phủ. IV - CÒNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1. Nội dung quản lý cán bộ, công chức 1- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật vê cán bộ, công chức. 2- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức. 3- Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức. 4- Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vỊ trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế. 5- Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức. 166
  16. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, ủy ban Thường vụ Quốic hội, Chính phủ quy định cụ thể nội dung quản lý cán bộ, công chức theo quy định trên đây. 2. Thẩm quyển quyết định biên chế cán bộ, công chức 1- Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức đưỢc thực hiện theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2- Úy ban Thường vụ Quốc hội quyết định biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nưốc, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. 3- Chủ tịch nưốc quyết định biên chế công chức của Văn phòng Chủ tịch nưốc. 4- Chính phủ quyết định biên chế công chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nưốc. 5- Căn cứ vào quyết định chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, úy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của ủy ban nhân dân các cấp. 6- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định biên chế công chức trong cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội. 3. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức 1- Việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo 167
  17. quy định củaLuật cán hộ, công chức, các quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 2- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nưốc về công chức. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nuốc vể công chức. Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nưốc về công chức theo phân công, phân cấp của Chính phủ. ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nưóc về công chức theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tô chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc quản lý công chức theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền và theo quy định của Chính phủ. 4. Chế độ báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức 1- Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác quản lý cán bộ, công chức. 2- Việc chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về công tác quản lý cán bộ, công chức được quy định như sau; + Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. 168
  18. + Tòa án nhân dân tốì cao, Viện Kiểm sát nhân dân tốì cao, Kiểm toán Nhà nưốc, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. + Cơ quan có thẩm quyển của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội báo cáo về công tác quản lý công chức thuộc quyền quản lý. Các báo cáo quy định trên đây được gửi đến Chínhphủ trưốc ngày 30 tháng 9 hằng năm để tổnghỢp, chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội. 3- Việc chuẩn bị báo cáo công tác quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. 4- Nội dung báo cáo là các nội dung về quản lý cán bộ, công chức. 5. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức 1- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. Hồ sơ cán bộ, công chức phải có đầy đủ tài liệu theo quy định, bảo đảm chính xác diễn biến, quá trình công tác của cán bộ, công chức. 2- Cơ quan có thẩm quyển của Đảng Cộng sản Việt Nam hưống dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. 3- Bộ Nội vụ hưống dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trừ trường hỢp thuộc phạm vi hưống dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Đảng. 169
  19. Câu hỏi 11: Viên chức hoạt động ở những tổ chức nào, có quyển và nghĩa vụ gì, được tuyển dụng, sử dụng và quản lý ra sao? Trả lời: Ngày 15-11-2010, Quốc hội đã thông quaLuật viên chức (sô 58/2010/QH12) và sau đó một sô" cơ quan có thẩm quyền đã ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. I - VIÊN CHỨC VÀ ĐƠN VỊ sự NGHIỆP CÔNG LẬP 1. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức a) Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí làm việc; làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chê độ hỢp đồng làm việc; hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Trong viên chức, có viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điểu hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và đưỢc hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. h) Hoạt động nghề nghiệp và các nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp: 170
  20. Viên chức thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu vê trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Mỗi viên chức có vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp. VỊ trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. c) Viên chức làm việc theo nguyên tắc: 1- Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 2- Tận tụy phục vụ nhân dân. 3- Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghê nghiệp và quy tắc ứng xử. 4- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tô chức có thẩm quyền và của nhân dân. d) Nguyên tắc quản lý viên chức: 1- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thông nhất quản lý của Nhà nước. 2- Bảo đảm quyển chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập. 3- Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trêncơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vỊ trí việc làm và càn cứ vào hỢp đồng làm việc. 171
  21. 4- Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nưốc đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu sô", người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách Uu đãi khác của Nhà nuốc đối với viên chức. 2. Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập 1- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyển của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nuớc, gồm các đơn vị đưỢc lập ra ở nhiều lĩnh vực hoạt động như khoa học, công nghệ, giáo dục, môi trường, y tế, báo chí, xuất bản, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, dịch vụ việc làm 2- Đơn vỊ sự nghiệp công lập gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập đưỢc giao quyền tự chủ hoàn toàn vể thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vỊ sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ). Đơn vị sự nghiệp công lập chưa đưỢc giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vỊ .sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ). 3- Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, 172
  22. tô chức bộ máy, nhân sự và phạm vi hoạt động của đơn vỊ sự nghiệp công lập. 4- Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đốì vối mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vỊ sự nghiệp công lập, mốì quan hệ giữa Hội đồng quản lý vối người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Chính sách của Nhà nước vể xây dựng, phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức 1- Nhà nưốc tập trung xây dựng hệ thôhg các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giối, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu sô", vùng có điều kiện kinh tê - xã hội đặc biệt khó khăn. 2- Chính phủ phối hỢp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thông các đơn vị sự nghiệp công lập theo hưống xác định lĩnh vực hạn chê và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vỊ sự nghiệp công lập chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận. 173
  23. 3- Tiếp tục đổi mối cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ vối chức năng điều hành của đơn vị sự nghiệp công lập. 4- Nhà nuớc có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. II - QUYỂN VÀ NGHĨA v ụ CỦA VIÊN CHỨC 1. Quyền của viên chức a) Quyền về hoạt động nghề nghiệp: 1- Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp. 2- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 3- Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc. 4- ĐưỢc cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao. 5- Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao. 6- ĐưỢc quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái vối quy định của pháp luật. 7- ĐưỢc hưỏng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. 174
  24. b) Quyền về tiền lương và các chê độ liên quan: 1- ĐưỢc trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hỢp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. 2- Được hưởng tiền làm thêm giò, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chê của đơn vị sự nghiệp công lập. 3- Được hưởng tiền thưởng, đưỢc xét nâng lương theo quy định của pháp luậtvà quy chê của đơn vỊ sự nghiệp công lập. c) Quyền về nghỉ ngơi: 1- Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hếtsố ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. 2- Viên chức làm việc ở miền núi, biên giối, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hỢp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp sô" ngày nghỉ phép của hai năm để nghỉ một lần; nếu gộp sô" ngày nghỉ phép của ba năm để nghỉ một lần thì phải đưỢc sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị ■ sự nghiệp công lập. 3- Đốì vối lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. 175
  25. 4- Được nghỉ không hưởng lương trong trường hỢp có lý do chính đáng và đưỢc sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. d) Quyền được hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định: 1- Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thòi gian làm việc quy định trong hỢp đồng làm việc, trừ trường hỢp pháp luật có quy định khác. 2- Được ký hỢp đồng vụ việc vối cơ quan, tô chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm, nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. 3- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điểu hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hỢp danh, hỢp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hỢp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. đ) Các quyền khác: Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế - xã hội; đưỢc hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập, hoạt động nghề nghiệp ỏ trong nưốc và nưốc ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hỢp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đưỢc giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật. 2. Nghĩa vụ của viên chức a) Nghĩa vụ chung: 176
  26. 1- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. 2- Có nếp sông lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 3- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập. 4- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản đưỢc giao. 5- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức. h) Nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp: 1- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu vể thòi gian và chất lượng. 2- PhôihỢp tốt vối đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. 3- Chấp hành sự phần công công tác của người có thẩm quyền. 4- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. 5- Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau: + Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân; + Có tinh thần hỢp tác, tác phong khiêm tô"n; + Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đốì vối nhân dân; + Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp; 6- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 177
  27. 7- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. c) Nghĩa vụ của viên chức quản lý: Viên chức quản lý ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ chung, nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp, còn có nghĩa vụ: 1- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vỊ theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao; 2- Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vỊ được giao quản lý, phụ trách; 3- Chịu trách nhiệm hoặc liên đói chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, phụ trách; 4- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị đưỢc giao quản lý, phụ trách. 5- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chông lãng phí trong đơn vị đưỢc giao quản lý, phụ trách. 3. Những việc viên chức không đưỢc làm 1- Trôn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụđược giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công. 2- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái vối quy định của pháp luật. 3- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưối mọi hình thức. 178
  28. 4- Lợi dụng hoạt động nghê' nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đôi với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội. 5- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 6- Những việc khác viên chức khôngđưỢc làm theo quy định củaLuật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan. III - TUYỂN DỤNG, sử DựNG, QUẢN LÝ VIÊN CHỨC 1. Tuyển dụng a) Điều kiện đăng ký tuyển dụng: Không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, người có đủ các điều kiện sau đây được đàng ký dự tuyển viên chức; 1- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam. 2- Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đốì với mộtsố lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thòi, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. 3- Có đơn đăng ký dự tuyển. 4- Có lý lịch rõ ràng. 5- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹnăng phù hỢp vốivỊ trí việc làm. 6- Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. 7- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí 179
  29. việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không đưỢc trái với quy định của pháp luật. 8- Những người khôngđưỢc đăng ký dự tuyển: + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chê năng lực hành vi dân sự; + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định vê hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập và phải tuân theo các nguyên tắc: 1- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật. 2- Bảo đảm tính cạnh tranh. 3- Tuyển chọn đúng ngườ' dáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. 4- Để cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. 5- ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số. h) Thực hiện tuyển dụng thông qua thi tuyển hoặc xét tuyên: 1- Đối vối đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 180
  30. Đối với đơn vỊ sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyển quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng. 2- Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hỢp đồng làm việc với người trúng tuyển viên chức. 2. HỢp đổng làm việc a) Có hai loại hỢp đồng: 1- HỢp đồng làm việc xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thòi hạn, thòi điểm chấm dứt hiệu lực của hỢp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thòi hạn áp dụng đối với người trúng tuyển viên chức. 2- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, trong đó hai bên không xác định thời hạn, thòi điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. HỢp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đôi với trường hỢp đã thực hiện xong hỢp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hỢp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức. b) Nội dungvà hình thức của hỢp đồng: Nội dung hỢp đồng: 1- Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập. 2- Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng. Trường hỢp người được tuyển dụng là người dưối 18 tuổi 181
  31. thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng. 3- Công việc hoặc nhiệm vụ, vỊ trí việc làm và địa điểm làm việc. 4- Quyển và nghĩa vụ của các bên. 5- Loại hỢp đồng, thòi hạn và điều kiện châ^m dứt của hỢp đồng làm việc. 6- Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có). 7- Thòi gian làm việc, thòi gian nghỉ ngơi. 8- Chế độ tập sự (nếu có). 9- Điều kiện làm việc và các vấn để liên quan đến bảo hộ lao động. 10- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 11- Hiệu lực của hỢp đồng làm việc. 12- Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng không trái vối quy định của Luật viên chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan. HỢp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức. Đốì với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do câ'p trên của người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hỢp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó. 182
  32. c) Các chế độ liên quan đối với viên chức: * Tập sự: 1- Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chê độ tập sự, trừ trường hỢp đã có thòi gian từ đủ 12 tháng trỏ lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hđp vói yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng. 2- Thòi gian tập sự từ ba tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hỢp đồng làm việc. * Thay đổi nội dung, tạm hoãn hoặc chấm dứt hỢp đồng: 1- Trong quá trình thực hiện hỢp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hỢp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hỢp đồng làm việc. Trong thòi gian tiến hành thỏa thuận, các bên vẫn phải tuân theo hỢp đồng làm việc đã ký kết. Trường hỢp không thỏa thuận đưỢc thì các bên tiếp tục thực hiện hỢp đồng làm việc đã ký kết hoặc thỏa thuận chấm dứt hđp đồng làm việc. 2- Đối với hỢp đồng làm việc xác định thòi hạn, trưóc khi hết hạn hỢp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu của đơn vị, trên cơ sở đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt hỢp đồng làm việc đối vối viên chức. 3- Việc tạm hoãn thực hiện hỢp đồng làm việc, chấm dứt hỢp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. 4- Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, 183
  33. đơn vị khác thì chấm dứt hỢp đồng làm việc và đưỢc giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. 5- Khi viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ đưỢc pháp luật quy định là công chức tại đơn vỊ sự nghiệp công lập hoặc có quyết định nghỉ hưu thì hỢp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt. * Đơn phương chấm dứt hỢp đồng: Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hỢp đồng trong các trường hỢp sau: 1- Viên chức có hai năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ Irhông hoàn thành nhiệm vụ. 2- Viên chức bị buộc thôi việc. 3. Viên chức làm việc theo hỢp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hỢp đồng làm việc xác định thòi hạn bị ô"m đau đã điều trị sáu tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hỢp đồng làm việc. 4- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn. 5- Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Khi đơn phương chấm dứt hỢp đồng làm việc, trừ trường hỢp bị buộc thôi việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cáo cho viên chức biết trưốc ít nhất 45 ngày đốì với hỢp đồng làm việc không xác định thời 184
  34. hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hỢp đồng làm việc xác định thòi hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vỊ sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hỢp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vỊ sự nghiệp công lập. Không được đơn phương chấm dứt hỢp đồng làm việc với viên chức trong các trường hỢp sau: 1- Viên chức ô"m đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hỢp viên chức làm việc theo hỢp đồng làm việc không xác định thòi hạn bị ô'm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hỢp đồng làm việc xác định thòi hạn bị ốm đau đã điều trị sáu tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. 2- Viên chức đang nghỉ hằng năm, nghỉ vê việc riêng và những trường hỢp nghỉ khác đưỢc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép. 3- Viên chức nữ đang trong thòi gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưối 36 tháng tuổi, trừ trường hỢp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động. * Quyền đơn phương chấm dứt hỢp đồng của viên chức: Viên chức làm việc theo hỢp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hỢp đồng nhưng phải thông báo bằng vàn bản cho người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập biết trưốc ít nhất 45 ngày; trường hỢp viên chức ô"m đau hoặc bị tai nạn đã điều trị sáu tháng liên tục thì phải báo trưốc ít nhất ba ngày. 185
  35. Viên chức làm việc theo hỢp đồng có thòi hạn đưỢc quyền đơn phương chấm dứt hỢp đồng trong các trường hỢp sau: 1- Không đưỢc bô" trí theo đúng vị trí làm việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hỢp đồng làm việc. 2- Không được trả lương đầy đủ hoặc không trả lương đúng thòi hạn theohỢp đồng làm việc. 3- Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động. 4- Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiệnhỢp đồng. 5- Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh. 6- Viên chức ô"m đau hoặc bị tai nạn đã điều trị ba tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Viên chức phải thông báo bằng văn bản việc đơn phương chấm dứt hỢp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trưóc ít nhất ba ngày đối với các trường hỢp quy định trên đây; ít nhất 30 ngày đốì vối trường hỢp bản thân hoặc gia đình thậtsự gặp khó khăn không thể tiếp tục làm việc. 3. BỔ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, vỊ trí việc làm a) Nguyên tắc bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp: 1- Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng vói vị trí việc làm đó. 2- Người đưỢc bổ nhiệm chức danh nghê nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó. 186
  36. 3- Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đốì vâi viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. 4- Viên chức đưỢc đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đđn vỊ sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. b) Thay đổi vị trí việc làm: 1- Khi đơn vỊ sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể đưỢc chuyển sang vị trí việc làm mối nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vỊ trí việc làm đó. 2- Việc lựa chọn viên chức vào vỊ trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. 3- Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hỢp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định. 4. Đào tạo, bồi dưỡng viên chức a) Chế độ đào tạo, bồi dưỡng: 1- Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghê nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghê nghiệp. 2- Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp. 187
  37. 3- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm: đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; bồi dưỡng nhằm bô sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp. 4- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thòi gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực đưỢc giao quản lý. h) Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức: 1- Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức. 2- Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng. 3- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm. c) Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức: 1- Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 2- Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng đưỢc hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vỊ sự nghiệp công lập; thòi gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thòi gian công tác liên tục, được xét nâng lương. 3- Viên chức đưỢc đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hỢp đồng làm việc hoặc tự ý 188
  38. bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ. 5. Biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức a) Biệt phái viên chức: 1- Biệt phái viên chức là viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức. 2- Thòi hạn cử biệt phái không quá ba năm, trừ mộtsố ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. 3- Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. 4- Trong thòi gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiên lương và các quyền lợi khác của viên chức. 5- Viên chức đưỢc cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểusô", vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trỢ theo quy định của Chính phủ. 6- Hết thòi hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bô" trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hỢp vối chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. 189
  39. 7- Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. b) Bô nhiệm viên chức quản lý: 1- Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. 2- Căn cứ vào điểu kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức giữ chức vụ quản lý đưỢc bổ nhiệm có thòi hạn không quá năm năm. Trong thời gian giữ chức vụ quản lý, viên chức được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; được tham gia hoạt động nghề nghiệp theo chức danh nghê nghiệp đã đưỢc bổ nhiệm. 3- Khi viên chức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quản lý, phải xem xét bô nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Trường hỢp không được bổ nhiệm lại, cấp có thẩm quyền bô nhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vỊ trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hỢp vối chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. 4- Viên chức quản lý đưỢc bô” trí sang vỊ trí việc làm khác hoặc đưỢc bổ nhiệm chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hỢp được giao kiêm nhiệm. 5- Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý. c) Xin thôi chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức giữ chức vụ quản lý: 190
  40. 1- Viên chức giữ chức vụ quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ hoặc được miễn nhiệm trong các trường hỢp sau: không đủ sức khỏe; không đủ năng lực, uy tín theo yêu cầu nhiệm vụ; hoặc vì lý do khác. 2- Viên chức giữ chức vụ quản lý xin thôi giữ chức vụ nhưng chưa được người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 3- Viên chức giữ chức vụ quản lý sau khi đưỢc thôi giữ chức vụ hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền bô trí vào vỊ trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. 4- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật. 6. Đánh giá viên chức Đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối vói viên chức. a) Căn cứ đánh giá viên chức: 1- Các cam kết trong hỢp đồng làm việc đã ký kết. 2- Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức. b) Đánh giá viên chức theo các nội dung sau: 1- Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hỢp đồng làm việc đã ký kết. 191
  41. 2- Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp. 3- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hỢp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức. 4- Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức. Đánh giá viên chức quản lý theo các nội dung trên đây và các nội dung sau: 1. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tô chức thực hiện nhiệm vụ; 2. Kết quả hoạt động của đơn vịđược giao quản lý, phụ trách. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hằng năm; khi kết thúc thòi gian tập sự; trước khi ký tiếp hỢp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. c) Đánh giá phân loại viên chức hằng năm: Hằng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá để phân loại viên chức; 1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ; 3. Hoàn thành nhiệm vụ; 4. Không hoàn thành nhiệm vụ. d) Trách nhiệm đánh giá: 1- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. 2- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc đánh giá hoặc phân 192
  42. công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá. 3- Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức giữ chức vụ quản lý trong đơn vỊ sự nghiệp công lập. đ) Thông báo kết quả đánh giá, phân loại: 1- Nội dung đánh giá viên chức phải đưỢc thông báo cho viên chức. 2- Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị sự nghiệp công lập. 3- Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được quyền khiếu nại lên câp có thẩm quyền. 7. Chế độ thôi việc, hưu trí a) Chế độ thôi việc: 1- Khi chấm dứt hỢp đồng làm việc, viên chức được hưởng trỢ cấp thôi việc, trỢ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2- Viên chức không đưỢc hưởng trỢ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hỢp sau: BỊ buộc thôi việc; đơn phương chấm dứt hỢp đồng làm việc mà không thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị; chấm dứt hỢp đồng làm việc khi được bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật quy định là công chức tại đơn vỊ sự nghiệp công lập hoặc có quyết định nghỉ hưu. 193
  43. b) Chế độ hưu trí: 1- Viên chức đưỢc hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2- Trước sáu tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải thông báo bằng văn bản về thòi điểm nghỉ hưu; trưốc ba tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức ra quyết định nghỉ hưu. 3- Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hỢp đồng vụ việc với người hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưỏng chế độ hưu trí có nguyện vọng; trong thời gian hỢp đồng, ngoài khoản thù lao theo hỢp đồng, người đó đưỢc hưởng một số chê độ, chính sách cụ thể về cơ chế quản lý, bảo đảm điều kiện cho hoạt động chuyên môn do Chính phủ quy định. 8. Quản lý viên chức a) Quản lý nhà nước về viên chức: 1- Chinh phủ thốhg nhất quản lý nhà nước về viên chức. 2- Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trưốc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nưốc về viên chức và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: + Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về viên chức. + Chủ trì phối hỢp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức trình cấp có thẩm quyền quyết định. + Chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong 194
  44. việc ban hành hệ thông danh mục, tiêu chuẩn và mã sô" chức danh nghề nghiệp. + Quản lý công tác thống kê vể viên chức; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ viên chức; phát triển và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về viên chức. + Thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nưóc về viên chức. + Hằng năm, báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức. 3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về viên chức. 4- ủy ban nhân dân tỉnh, thành phô" trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệni vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về viên chức. h) Nội dung quản lý viên chức: 1- Xây dựng vị trí việc làm. 2- Tuyển dụng viên chức. 3- Ký hỢp đồng làm việc. 4- Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp. 5- Thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, chấm dứt hỢp đồng làm việc, giải quyết chế độthôi việc. 6- Bô nhiệm, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý; sắp xếp, bô" trí và sử dụng viên chức theo nhu cầu công việc. 7- Thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức. 8- Thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chê" độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức. . 9- Lập, quản lý hồ sơ viên chức; thực hiện chê độ báo cáo về quản lý viên chức thuộc phạm vi quản lý. Đơn vỊ sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực 195
  45. hiện các nội dung quản lý theo quy định trên đây. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên về tình hình quản lý, sử dụng viên chức tại đơn vỊ. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý viên chức hoặc phân cấp thực hiện các nội dung quản lý quy định trên đây cho đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý. c) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến quản lý viên chức: Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của viên chức đốì với các quyết định của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyển hên quan đến quản lý viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật. d) Kiểm tra, thanh tra: 1- Cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý. 2- Bộ Nội vụ thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo quy định củaLuật viên chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực đưỢc giao quản lý. 9. Sự chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, côn g chức 1- Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải 196
  46. thực hiện theo quy định của pháp luật vể cán bộ, công chức. Trường hỢp viên chức đã có thòi gian làm việc tại đơn vỊ sự nghiệp công lập từ đủ năm năm trở lên thì đưỢc xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển. 2- Viên chức đưỢc tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng. 3- Viên chức đưỢc bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiền lương đưỢc hưởng theo cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, đưỢc thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định củaLuật viên chức và các quy địhh khác của pháp luật có liên quan. 4- Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định củaLuật viên chức. 5- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì đưỢc chuyển làm viên chức và bô" trí công tác phù hỢp với chuyên môn, nghiệp vụ. 6- Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác. 197
  47. Câu hỏi 12: Đối với viên chức vi pham pháp luật nói chung và vi pham Luật viên chức, cơ quan có thẩm quyển hoặc đơn vị sự nghiệp công lập xử lý kỷ luật như th ế nào? Trả lời: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì đưỢc khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Viên chức đưỢc khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt đưỢc xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, cách chức (đối vóii viên; chức giữ chức vụ quản lý), buộc thôi việc và thực hiện trách nhiệm bồi thường, hoàn trả, theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 6-4-2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. I - XỬ LÝ KỶ LUẬT 1. Nguyên tắc xử lý kỷ luật 1- Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật. 198
  48. 2- Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thòi gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hỢp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. 3- Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tô" xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. 4- Thòi gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối vối viên chức trong các trường hỢp chưa xem xét xử lý kỷ luật không tính vào thòi hạn xử lý kỷ luật. 5- Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật. 6- Cấm mọi hành vi vi phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật. * Các trường hỢp xử lý kỷ luật: 1- Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tạiLuật viên chức. 2- Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hỢp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập. 3- Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. 199
  49. 4- Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chông tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chông lãng phí; bình đẳng giối; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. * Các trường hỢp chưa xem xét xử lý kỷ luật: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chưa xem xét xử lý kỷ luật đốì với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hỢp sau: 1- Đang trong thòi gian nghỉ hằng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêngđưỢc người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập cho phép. 2- Đang trong thòi gian điều trị, chữa bệnh có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. 3- Viên chức nữ đang trong thòi gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 4- Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điểu tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật. * Các trường hỢp được miễn xử lý kỷ luật: 1- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật. 2- Được câ'p có thẩm quyền xác nhận có hành vi vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thực hiện công việc, nhiệm vụ. 2. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật a) Thời hiệu xử lý kỷ luật: 1- Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm 200
  50. viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. 2- Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của viên chức, người đửng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cố thẩm quyển xử lý kỷ luật phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thòi điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, thòi điểm phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật. b) Thời hạn xử lý kỷ luật: 1- Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là hai tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyển ra quyết định xử lý kỷ luật. 2- Trường hỢp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thòi hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá bốh tháng. 3. Các hình thức kỷ luật a) Khiển trách viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật: 1- Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vỊ sự nghiệp công lập đã đưỢc người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản. 2- Không tuần thủ quy trình, quy định chuyên môn, 201
  51. nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp,đã đưỢc người'CÓ thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản. 3- Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hỢp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng. 4- Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đốì với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đưỢc giao. 5- Gây mất đoàn kết trong đdn vỊ. 6- Tự ý nghỉ việc, tổng sô" từ ba đến dưới năm ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ ba đến dưới năm ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng. 7- Sử dụng tài sản của đơn vỊ sự nghiệp công lập và của nhân dân trái vối quy định của pháp luật. 8- Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chông tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chông lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giối; phòng, chông tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. b) Cảnh cáo viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật: 1- Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng. 202
  52. 2- Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyển hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hỢp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vỊ. 3- Sử dụng giấy tò không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp. 4- Tự ý nghỉ việc, tổng số từ năm đến dưới bảy ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ năm đến dưới bảy ngày làm việc liên tiếp mà không có lý do chính đáng. 5- Phân biệt đốì xử dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưối mọi hình thức. 6- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nưốc hoặc gây phương hại đốì vói thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội. 7- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 8- Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về đơn vỊ sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác. 9- Viên chức giữ chức vụ quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm quản lý, để viên chức thuộc quyển quản lý, phụ trách vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 10- Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không 203
  53. giam giữ đốì vối viên chức không giữ chức vụ quản lý, trừ trường hỢp bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị tòa án kết án về hành vi tham nhũng. 11- Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chốhg tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật. c) Cách chức viên chức giữ chức vụ quản lý có một trong những hành vi vi phạm pháp luật: 1- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. 2- Sử dụng giấy tò không hỢp pháp để được bổ nhiệm chức vụ. 3- Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ. 4- Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. d) Buộc thôi việc đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật: 1- BỊ phạt tù mà không đưỢc hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án vể hành vi tham nhũng. 2- Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, 204
  54. nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 3- Sử dụng giấy tò không hỢp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập. 4- Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. 5- Tự ý nghỉ việc, tổng số từ bảy ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng đưỢc tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch. 6- Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. 4. Thẩm quyền và thủ tục xem xét xử lý kỷ luật a) Thẩm quyền xử lý kỷ luật: 1- Đốì với viên chức giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vỊ có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. 2- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. 3- Đối vổi viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức đưỢc cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ 205
  55. luật và gửi hồ sơ xử lý kỷ luật về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền. 4- Đối với viên chức đã chuyển công tác mói phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức trước đó tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức. Nếu đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hỢp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật. b) Tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật: 1- Người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập quản lý viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật, trừ trường hỢp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không đưỢc hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau: + Trường hỢp đơn vỊ sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vỊ cấu thành thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm vối thành phần dự họp là toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành mà viên chức đang công tác. Biên bản cuộc họp kiểm điểm ở đơn vỊ cấu thành được gửi tối người đứng đầu 206
  56. đơn vỊ sự nghiệp công lập quản lý viên chức. Cuộc họp kiểm điểm của đơn vịSự nghiệp công lập quản lý viên chức có hành vi vi phạm pháp luật được tổ chức vói thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo chính quyền, cấp ủy và công đoàn của đơn vị. + Trường hỢp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, thành phần dự họp kiểm điểm viên chức vi phạm là toàn thể viên chức của đơn vị. 2- Đối với viên chức giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vỊ có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức có trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp. 3- Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trường hỢp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm vẫn được tiến hành. 4- Nội dung các cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm pháp luật phải được lập thành biên bản, trong đó phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật. Trong thòi hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản này được gửi tối chủ tịch hội đồng kỷ luật để tổ chức xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. c) Hội đồng kỷ luật: Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức vi phạm pháp luật. 207
  57. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc: Chỉ họp hội đồng khi có đủ các thành viên tham dự; kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật bằng việc bỏ phiếu kín; cuộc họp hội đồng phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức họp hội đồng kỷ luật: Chậm nhất là ba ngày trước khi họp, phải gửi giấy triệu tập họp tối viên chức vi phạm pháp luật; nếu viên chức đó vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trưòng hỢp gửi giấy mòi đến lần thứ ba mà viên chức đó vẫn vắng mặt thì hội đồng vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật. Hội đồng có thể mòi đại diện tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nơi đơn vị có viên chức vi phạm pháp luật dự họp; người đưỢc mời dự họp có quyền tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không có quyền biểu quyết, ủy viên kiêm thư ký hội đồng chuẩn bị tài liệu, hồ sơ xử lý kỷ luật (bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp kiểm điểm và các tài liệu liên quan), ghi biên bản cuộc họp. Trinh tự cuộc họp hội đồng kỷ luật: 1- Chủ tịch hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giói thiệu các thành viên tham dự. 2- ủy viên kiêm thư ký hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan. 3- Viên chức vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm, 208
  58. nếu viên chức đó vắng mặt thì thư ký hội đồng đọc thay, nếu viên chức đó không làm bản tự kiểm điểm thì hội đồng kỷ luật tiến hành các công việc còn lại của cuộc họp. 4- ủy viên kiêm thư ký hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm. 5- Các thành viên hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến. 6- Viên chức vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu viên chức đó không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp. 7- Hội đồng kỷ luật hỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật. 8- Chủ tịch hội đồng kỷ luật công bô" kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp. 9- Chủ tịch và ủy viên kiêm thư ký hội đồng kỷ luật ký biên bản cuộc họp. Trưồng hỢp đơn vị có từ hai viên chức trở lên có hành vi vi phạm pháp luật, hội đồng kỷ luậtxem xét xử lý kỷ luật đối với từng viên chức. Trình tự ra quyết định kỷ luật: 1- Trong thòi hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật. 2- Trong thòi hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đưỢc văn bản kiến nghị của hội đồng, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức 209
  59. không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 3- Trường hỢp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật nhưng không quá bốn tháng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 4- Trường hỢp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không đưỢc hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thòi hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối vối viên chức vi phạm pháp luật. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành: Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật. Trường hỢp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thòi gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thòi điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên chức. Viên chức bị xử lý kỷ luật có quyển khiếu nại đối vối quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại. 210
  60. 5. Một số quy định liên quan đến việc xử lý kỷ luật viên chức a) Các quy định liên quan khi xem xét xử lý kỷ luật: 1- Trường hỢp viên chức đang làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí mà bị phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian thi hành nhiệm vụ thì đơn vị sự nghiệp công lập dừng việc giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí cho đến thòi điểm có quyết định kỷ luật hoặc có kết luận viên chức không vi phạm pháp luật của người có thẩm quyển xử lý kỷ luật. 2- Trường hỢp hội đồng kỷ luật đã có văn bản kiến nghị về việc xử lý kỷ luật nhưng chưa ra quyết định kỷ luật mà phát hiện thêm các tình tiết liên quan đến vi phạm kỷ luật hoặc phát hiện viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật có hành vi vi phạm pháp luật khác thì hội đồng kỷ luật xem xét kiến nghị lại hình thức kỷ luật. h) Các quy định liên quan việc thi hành quyết định kỷ luật: 1- Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc: Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không đưỢc hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Đơn vỊ sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có nhu cầu. 211
  61. 2- Quyết định xử lý kỷ luật đổi với viên chức đã đưỢc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm công bố công khai tại đơn vị nơi viên chức đang công tác. 3- Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, sau đó đưỢc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bô" trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bô" trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý phù hỢp. 4- Trường hỢp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tô" cáo kết luận xử lý kỷ luật viên chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyển xử lý kỷ luật thì người có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật; đồng thòi đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật viên chức theo đúng quy định. c) Chê độ, chính sách đôi với viên chức đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc tạm đình chỉ công tác: 1- Trong thời gian tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật thì viên chức được hưởng 50% mức 212
  62. lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. 2- Trường hỢp viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì đưỢc truy lĩnh 50% còn lại của mức lương hiện hưởng, cộng vối phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam. 3- Trường hỢp viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương hiện hưởng, cộng vớiphụ cấp chức vụ,phụ cấp thâm niên vượt khung,phụ cấp thâm niên nghề trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam. II - TRÁCH NHIỆM BỔI THƯỜNG, HỐÀN TRẢ 1. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả a) Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả: 1- Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây hại tài sản của đơn vỊ sự nghiệp công lập thì phải bồi thường theo quy định. 2- Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì đơn vỊ sự nghiệp công lập phải bồi thường thiệt hại do viên chức thuộc quyền quản lý gây ra theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hỢp đồng. Viên chức có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường thì viên chức đó có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vỊ sự nghiệp công lập. 213
  63. b) Nguyên tắc xử lý: 1- Phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, hoàn trả cho đơn vị, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai. 2- Viên chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quyết định của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu viên chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì bị trừ 20% (hai mươi phần trăm) tiền lương hằng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyển. 3- Trường hỢp viên chức gây thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu hay thôi việc thì phải hoàn thành việc bồi thường, hoàn trả trước khi thuyên chuyển, nghỉ hưu hay thôi việc; nếu không đủ khả năng bồi thường, hoàn trả thì đơn vỊ sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm phối hỢp vối cơ quan, tổ chức, đơn vỊ mới hoặc chính quyền địa phương nơi viên chức cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyển. Nêu đơn vị sư nghiệp công lập quản lý viên chức gây ra thiệt hại bị giải thể, sáp nhập thì cơ quan, tổ chức, đơn vị kế thừa đơn vị bị giải thể, sáp nhập có trách nhiệm tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền. Trường hỢp viên chức gây ra thiệt hại bị phạt tù mà không được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm thu tiền bồi thường, hoàn trả theo quyết định của bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án. 214
  64. 4- Trường hỢp có từ hai viên chức trở lên cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc gây thiệt hại đến tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì các viên chức đó đều phải liên đối chịu trách nhiệm bồi thường, hoàn trả trên cơ sở mức độ thiệt hại tài sản thực tế và mức độ lỗi của mỗi người. 5- Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của viên chức thì viên chức phải bồi thường, hoàn trả toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của viên chức thì căn cứ vào từng trường hỢp cụ thể, người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập quyết định mức và phương thức bồi thường, hoàn trả. 6- Trường hỢp viên chức ngay sau khi gây ra thiệt hại có đơn xin tự nguyện bồi thường, hoàn trả thiệt hại và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản về mức, phương thức và thòi hạn bồi thường, hoàn trả thì không phải thành lập hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường hoặc hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả. 7- Trường hỢp thiệt hại xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì viên chức có liên quan không phải bồi thường, hoàn trả. 2. Trình tự thủ tục xem xét xử lý trách nhiệm bồi thường a) Xác định giá trị tài sản bị thiệt hại: 1- Khi phát hiện viên chức có hành vi làm mất, hư hỏng 215
  65. trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vỊ sự nghiệp công lập thì đơn vỊ sự nghiệp công lập quản lý viên chức phải tổ chức xác minh, sơ bộ đánh giá thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với viên chức. 2- Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị trường tại thòi điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại), trừ đi giá trị còn lại của tài sản (nếu có) tại thòi điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại. 3- Đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức yêu cầu viên chức gây ra thiệt hại viết bản tường trình về vụ việc, đề xuất hưóng giải quyết; đồng thời, chuẩn bị thành lập hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường. b) Hội đồng xử lý trách nhiệm hồi thường: 1- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức phải thành lập hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường để xem xét giải quyết việc bồi thường trong thòi hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện viên chức gây thiệt hại tài sản của đơn vị. Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập. 2- Trường hỢp viên chức quản lý gây ra thiệt hại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị câ'p trên trực tiếp quyết định thành lập hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường. Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vỊ cấp trên trực tiếp của viên chức gây ra thiệt hại. 216
  66. 3- Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con đưỢc pháp luật thừa nhận và vỢ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến viên chức đã gây thiệt hại tham gia hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường. c) Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường có các nhiệm vụ: 1- Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại. 2- Xác định trách nhiệm của viên chức gây ra thiệt hại và viên chức có liên quan. 3- Kiến nghị với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền về mức và phương thức bồi thường. 4. Trường hỢp hội đồng phát hiện hành vi của viên chức gây ra thiệt hại vật chất có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì hội đồng kiến nghị vói người có thẩm quyền chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật. d) Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường hoạt động theo các nguyên tắc: 1- Hội đồng họp khi có đủ ba thành viên trở lên tham dự, trong đó có chủ tịch hội đồng và thư ký hội đồng. 2- Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên hội đồng phải công bằng, khách quan, dân chủ và tuần theo các quy định của pháp luật. 3- Kiến nghị của hội đồng về mức và phương thức bồi thường đưỢc thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa sô. 217
  67. 4- Cuộc họp hội đồng phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị mức và phương thức bồi thường. 5- Các cuộc họp của hội đồng phải có sự tham gia của viên chức gây ra thiệt hại. Trường hỢp viên chức gây ra thiệt hại vắng mặt sau hai lần đưỢc triệu tập mà không có lý do chính đáng thì đến lần thứ ba, sau khi hội đồng triệu tập, nếu viên chức đó tiếp tục vắng mặt thì hội đồng vẫn họp và viên chức gây ra thiệt hại phải thi hành quyết định bồi thường thiệt hại. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. d) Hồ sơ xử lý trách nhiệm hồi thường: 1- Khi xem xét, giải quyết việc bồi thường phải căn cứ vào hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường của vụ việc, bao gồm; biên bản về vụ việc (hoặc văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền); các bản tường trình của viên chức gây thiệt hại và viên chức có liên quan; hồ sơ kinh tế - kỹ thuật (nếu có) của trang bị, thiết bị hoặc tài sản bị mất, hư hỏng hoặc thiệt hại; biên bản đánh giá sơ bộ giá trị tài sản thiệt hại; các văn bản khác có liên quan (nếu có). 2- Hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường phải được gửi các thành viên hội đồng để nghiên cứu trước khi họp hội đồng năm ngày làm việc. e) Trinh tự họp hội đồng để xử lý trách nhiệm bồi thường: 1- Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường họp xem xét giải quyết việc bồi thường theo trình tự sau: - Chủ tịch hội đồng công bô' thành phần tham gia; 218
  68. - ủy viên kiêm thư ký hội đồng báo cáo về hành vi gây thiệt hại của viên chức và mức bồi thưòng thiệt hại; - Hội đồng nghe giải trình của viên chức phải bồi thường và nghe ý kiến của các thành viên hội đồng; - Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín vể mức và phương thức bồi thường; - Chủ tịch hội đồng công bô' kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp; - Chủ tịch hội đồng và ủy viên kiêm thư ký hội đồng ký biên bản cuộc họp. 2- Trong thòi hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hội đồng bỏ phiếu thông qua mức và phương thức bồi thường; chủ tịch hội đồng phải lập hồ sơ cuộc họp và gửi tới người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 3- Trường hỢp không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại do hội đồng bỏ phiếu thông qua thì viên chức gây ra thiệt hại và viên chức có liên quan có thể yêu cầu hội đồng thuê chuyên gia, tổ chức thẩm định. Chi phí thuê chuyên gia, tổ chức thẩm định do viên chức có yêu cầu trả. 3. Trinh tự thủ tục xử lý trách nhiệm hoàn trả a) Xác định trách nhiệm hoàn trả: 1- Khi viên chức có hành vi gây thiệt hại cho người khác trong khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường thì người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập quản lý viên chức yêu cầu viên chức gây ra thiệt hại viết bản tường trình về vụ việc, đề xuất hướng giải quyết. 219
  69. 2- Trách nhiệm hoàn trả của viên chức được xác định trên cơ sở sô" tiền mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường cho người bị thiệt hại do viên chức gây ra trong khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật. b) Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả: 1- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức phải thành lập hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả để xem xét giải quyết việc hoàn trả trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường. 2- Trường hỢp viên chức giữ chức vụ quản lý gây ra thiệt hại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định thành lập hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả và chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của viên chức gây ra thiệt hại. 3- Không đưỢc cử tham gia hội đồng người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con đưỢc pháp luật thừa nhận và vỢ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến viên chức gây ra thiệt hại. c) Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả có các nhiệm vụ: 1- Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại. 2- Xác định trách nhiệm của viên chức gây ra thiệt hại. 3- Kiến nghị với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền vể mức và phương thức hoàn trả. 220
  70. d) Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả hoạt động theo các nguyên tắc: 1- Hội đồng chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên hội đồng. 2- Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên hội đồng phải công bằng, khách quan, dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật. 3- Kiến nghị của hội đồng về mức và phương thức hoàn trả được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa sô". 4- Cuộc họp của hội đồng phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị mức và phương thức hoàn trả. 5- Các cuộc họp của hội đồng phải có sự tham gia của viên chức gây ra thiệt hại. Trường hỢp viên chức gây ra thiệt hại vắng mặt sau hai lần được hội đồng triệu tập mà không có lý do chính đáng thì đến lần thứ ba, sau khi hội đồng triệu tập, nếu viên chức đó tiếp tục vắng mặt thì hội đồng vẫn họp và viên chức gây ra thiệt hại phải thi hành quyết định. 6- Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. đ) Hồ sơ xử lý trách nhiệm hoàn trả: 1- Khi xem xét, xử lý trách nhiệm hoàn trả của viên chức phải căn cứ vào hồ sơ xử lý trách nhiệm hoàn trả, gồm: biên bản về vụ việc hoặc văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyển; tường trình của viên chức gây thiệt hại; văn bản, giấy tờ xác nhận số tiền đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường; các văn bản khác có liên quan (nếu có). 221
  71. 2- Hồ sơ xử lý trách nhiệm hoàn trả phải được gửi tới các thành viên hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả trưốc khi họp hội đồng năm ngày làm việc để nghiên cứu. e) Trình tự họp hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả: 1- Chủ tịch hội đồng công bố thành phần dự họp. 2- ủy viên kiêm thư ký hội đồng báo cáo về hành vi gây thiệt hại của viên chức, số tiền đơn vị sự nghiệp đã bồi thường và mức hoàn trả. 3- Hội đồng nghe giải trình của viên chức và nghe ý kiến cụá các thành viên hội đồng. 4- Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức và phương thức hoàn trả. 5- Chủ tịch hội đồng công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp. 6- Chủ tịch và ủy viên kiêm thư ký hội đồng ký biên bản cuộc họp. Trong thòi hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hội đồng bỏ phiếu thông qua mức và phương thức hoàn trả, chủ tịch hội đồng lập hồ sơ cuộc họp và gửi tối người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 4. Thực hiện quyết định bồi thường, hoàn trả aj Quyết định hồi thường, hoàn trả: 1- Căn cứ kiến nghị của hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả, trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đưỢc kiến nghị, người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn 222
  72. vị cấp trên trực tiếp ra quyết định yêu cầu viên chức bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả; trong đó ghi rõ mức, phương thức và thòi hạn bồi thường, hoàn trả. 2- Nếu ý kiên của người đứng đầu đơn vỊ sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vỊ cấp trên trực tiếp khác với kiến nghị của hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả thì người đứng đầu dơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó. b) Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền, tài sản bồi thường, hoàn trả: 1- Viên chức gây ra thiệt hại và các bộ phận chức năng của đơn vỊ sự nghiệp công lập có tài sản bị thiệt hại phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi thường, hoàn trả ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả. 2- Đơn vị sự nghiệp công lập phải thu và nộp vào tài khoản của đơn vỊ tại Kho bạc Nhà nưốc số tiền bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả theo quy định của pháp luật. 3- Số tiền hoặc tài sản bồi thường, hoàn trả của viên chức cho đơn vỊ sự nghiệp công lập phải được theo dõi, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. c) Quyền khiếu nại của viên chức: Viên chức bị xử lý trách nhiệm bồi thường hoặc hoàn trả có quyền khiếu nại về quyết định bồi thường, hoàn trả ci\a người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại. 223
  73. d) Xử lý viên chức cô ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả: Viên chức không thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi thường, hoàn trả ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại hoặc quyết định hoàn trả, đã đưỢc đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm thông báo đến lần thứ ba về việc bồi thường, hoàn trả mà cô" ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. 224
  74. Câu hỏi 13: Chế độ trách nhiệm, nêu gương đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được quy định như thế nào? Trả lời: Tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27-10-2007, Chính phủ đã quy định rõ chế độ trách nhiệm đốì với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. I - ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG a) Người đứng đầu các đơn vị, tổ chức, cơ quan của Nhà nước sau đây phải thực hiện chê độ trách nhiệm khi thi hành nhiệm vụ, công vụ: 1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tổ chức hành chính trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 2- Hội đồng nhân dẩn và ủy ban nhân dân các cấp; các ban, các cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. 3- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương vể phòng, chốhg tham nhũng; Kiểm toán Nhà nước; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Tòa án quân sự, Viện kiểm sát quân sự các cấp. 4- Các tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. 225
  75. 5- Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các công ty của Nhà nước (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước). b) Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vỊ của Nhà nước trên đây cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nưốc trong lĩnh vực đưỢc phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành bằng văn bản ủy quyền hoặc bằng quyết định phân công phụ trách lĩnh vực của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cơ quan chủ quản cấp trên. "Cấp phó của người đứng đầu" là người được phân công giúp người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý, phụ trách một sô" lĩnh vực nhất định trong cơ quan, đơn vỊ hoặc một sô" cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc. c) Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các tổ chức cấu thành cơ quan, tổ chức, đơn vỊ của Nhà nước quy định trên đây cũng phải thực hiện chê" độ trách nhiệm trong quá trình đề xuất, tham mưu, trình, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến chê" độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nưốc. d) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị; các viên chức nhà nưóc đưỢc bổ nhiệm giữ chức tổng giám đốc, phó tổng giám đô"c, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nưốc. đ) Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nưốc nêu trên cũng phải thực hiện chê" độ trách nhiệm như người đứng đầu theo quy định trên. 226
  76. II - CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VÓI NGƯỜI ĐỨNG ĐẨU 1. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về mười nội dung 1- Chịu trách nhiệm vể toàn bộ hoạt động của cơ quan, tô chức, đơn vị đưỢc giao lãnh đạo, quản lý. 2- Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nưốc và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điểu hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thòi hạn đưỢc giao; quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó. 3- Ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hỢp pháp của ván bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành và nội quy, quy chế, điều lệ, quy định áp dụng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý). 4- Căn cứ các quy định về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyển hạnđược giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền thực hiện 227