Giáo trình Thiết kế trang phục IV - Chương 1: Các nguyên tắc chọn lựa nguyên liệu và phương pháp chuyển đổi mẫu trang phục từ mẫu cơ bản

pdf 36 trang vanle 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế trang phục IV - Chương 1: Các nguyên tắc chọn lựa nguyên liệu và phương pháp chuyển đổi mẫu trang phục từ mẫu cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_trang_phuc_iv_chuong_1_cac_nguyen_tac_ch.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết kế trang phục IV - Chương 1: Các nguyên tắc chọn lựa nguyên liệu và phương pháp chuyển đổi mẫu trang phục từ mẫu cơ bản

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG Bộ môn: CÔNG NGHỆ MAY GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ TRANG PHỤC 5 Người soạn: ThS. TRẦN THANH HƯƠNG (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ) -TP. HỒ CHÍ MINH 2007-
  2. Truong DH SPKT TP. HCM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG Bộ môn: CÔNG NGHỆ MAY GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ TRANG PHỤC 5 Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM Người soạn: ThS. TRẦN THANH HƯƠNG (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ) -TP. HỒ CHÍ MINH 2007- Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  3. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM MÔN HỌC: THIẾT KẾ TRANG PHỤC 5 1. Tên học phần: Thiết kế trang phục 5 2. Mã số môn học: 1251175 3. Số đơn vị học trình : 4 4. Điều kiện tiên quyết: 5. Mô tả: môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức để thiết kế mẫu mới, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, phương pháp xây dựng tài liệu kỹ thuật và phương pháp xây dựng các loại mẫu dùng cho sản xuất may công nghiệp. 6. Mục tiêu và nội dung vắn tắt của học phần: môn học trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết và thực hành trong việc thiết kế mẫu mới, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế mẫu. Đặc biệt, giáo trình cung cấp cho người học phương pháp thiết kế mẫu cơ bản, mẫu hỗ trợ và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho ngành may. 7. Nội dung chi tiết họcBan phần:quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 1 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  4. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Chương 1: CÁC NGUYÊN TẮC CHỌN LỰA NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI MẪU TRANG PHỤC TỪ MẪU CƠ BẢN I. Các nguyên tắc lựa chọn nguyên phụ liệu may: Trước khi tiến hành thiết kế các sản phẩm may, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về nguyên phụ liệu và ảnh hưởng của chúng đến kết cấu và kiểu dáng của sản phẩm may. I.1.Tìm hiểu nguyên phụ liệu: I.1.1. Thành phần cấu tạo của nguyên phụ liệu: Để tiến hành thiết kế được sản phẩm may, chúng ta cần tìm hiểu về thành phần cấu tạo và tính chất lý hóa của các loại xơ sợi cấu tạo nên các nguyên phụ liệu may. Chúng có vai trò không nhỏ trong việc tạo hình dáng chuẩn cho sản phẩm. Việc tìm hiểu thành phần cấu tạo này giúp ta có tâm thế chuẩn bị và xử lý đạt hiệu quả cao đối với các nguyên phụ liệu cần dùng. Cụ thể, ta lưu ý một số vấn đề sau: - Nguồn gốc và đặc điểm của các loại xơ, sợi cấu tạo nên nguyên phụ liệu - Tính chất lý hóa của các loại vải, phụ liệu (độ co giãn, độ thẩm thấu, độ biến dạng, độ cứng, độ biến màu, ) - Mặt phải, mặt trái của vải. - Các nguyên tắc xử lý nguyên phụ liệu trước khi thiết kế. - Cách phối hợp nguyên phụ liệu trên từng sản phẩm. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM - Quá trình hoàn tất vải và phụ liệu, cách khắc phục những lỗi sản xuất nếu có (biên co, biên giãn, vải xéo canh, vải đổ sọc, vải biến dạng, vải loang màu, vải lỗi sợi, ) I.1.2. Việc phối màu trên sản phẩm: Các màu sắc sẽ kết hợp với nhau tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực trên sản phẩm may của bạn. Vì thế, cần lựa chọn màu sắc hợp lý trước khi tiến hành thiết kế sản phẩm. Chỉ có hiểu biết tốt các hiệu ứng màu sắc, mới có thể có những sản phẩm may đạt yêu cầu. Khi kết hợp màu sắc, cần lưu ý đến khả năng phản chiếu ánh sáng và hấp thụ ánh sáng của chúng. Vì vậy, nếu hiểu biết về quang phổ sẽ giúp bạn lựa chọn màu sắc nguyên phụ liệu phù hợp với yêu cầu của sản phẩm cả về độ sáng hay mờ, cường độ sáng mạnh hay nhẹ, sắc độ cao hay thấp, Tuy nhiên, thường chúng ta khó biết cách chọn các màu sắc sao cho đạt hiệu quả thiết kế cao nhất. Bởi vì, màu sắc trên sản phẩm không chỉ kết hợp giữa chúng với nhau mà còn phải phù hợp cả với người mặc về màu da, mái tóc, màu mắt, màu môi, Do đó, việc chọn lựa màu sắc trên trang phục phù hợp có vai trò rất quan trọng, nó giúp bạn tạo được dấu ấn riêng khi xuất hiện trước mọi người. Cách tốt nhất để đánh giá ảnh hưởng của màu sắc đến người mặc là hãy ướm thử loại vật liệu đó lên người và ngắm nhìn mình trong gương. Để chính xác hơn, nên thực hiện thao tác này dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, thì hiệu quả sẽ trung thực nhất. Màu sắc phù hợp không những làm da của bạn có vẻ đẹp hơn và dáng vóc của bạn cũng trở nên sang trọng hơn. - Các gam màu tối cho cảm giác thon thả hơn, màu sáng cho cảm giác đẫy đà hơn ở người mặc. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 2 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  5. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Các gam màu nóng tạo ấn tượng nổi bật hơn, màu lạnh sẽ làm giảm sự chú ý đối với người mặc khi xuất hiện ở đám đông. - Cường độ mỗi màu sắc trên 1 sản phẩm cũng có tác dụng làm tăng hay giảm sự chú ý của người đối diện đối với người mặc. - Màu sắc pha trộn hay được in trên một sản phẩm cũng có thể kết hợp với nhau tạo nên sự tươi vui trẻ trung hay ngược lại đối với người mặc. - Các màu trung tính như trắng, đen, có thể sử dụng để tạo các điểm nhấn hoặc làm giảm sắc độ trắng đen tạo cảm giác màu xám hay làm mềm kiểu dáng sản phẩm. - Màu trung hoà (là những màu gần nhau trong vòng hòa sắc) sẽ giúp sản phẩm mềm mại hơn. - Màu tương phản (là những màu nằm ở vị trí đối diện nhau trong vòng thuần sắc) sẽ làm tăng sắc độ màu trên sản phẩm. - Sự lặp lại của các họa tiết màu trên sản phẩm sẽ góp phần nhấn mạnh các đường trang trí hay hướng trang trí trên sản phẩm. - Màu sắc còn có tác động đến ảo giác về tỉ lệ vóc dáng của người mặc. - Người ta còn sử dụng màu sắc để tạo sự chú ý đối với các chi tiết thiết kế như: túi, cổ, manchette, trụ cổ, I.1.3. Ảnh hưởng của nguyên liệu đến sản phẩm: - Các mặt hàng có tuyết như: nhung, nỉ, dạ, len, băng lông, sẽ làm người mặc trở nên to lớn và nặng nề hơn. - Các mặt hàng caro sẽ có ảnh hưởng tới vóc dáng của người mặc, nhất là khoảng cách giữa các đường sọc dọc và độ tương phản của màu sắc giữa chúng. Một cách tổng quát, người mặc sẽ to lớn hơn khi sử dụng sản phẩm có chu kỳ dọc lớn và độ tương phản màu giữa các đường kẻ cao.Ban quyenĐể khắc © Truong phục DHđiều Su này, pham nên Ky chọnthuat loạiTP. HCMvải có đường kẻ dọc với khoảng cách nhỏ và màu sắc của chúng ít tương phản. - Các loại vải cứng được thiết kế trên sản phẩm không có cắt cúp sẽ giúp người mặc che được dáng người mảnh khảnh nhưng cần phải cộng đường may lớn hơn. Tương tự, các loại vải mềm và rũ sẽ làm lộ rõ dáng hình người mặc. Muốn không làm lộ khuyết điểm cơ thể, tốt nhất nên chọn vải vừa mềm vừa giòn. - Nên chọn may vải có họa tiết in nhỏ đối với người có dáng vóc lớn và họa tiết lớn đối với người có dáng vóc nhỏ. Tuy nhiên, cần thận trọng khi lựa chọn sắc độ của màu sắc vì chúng cũng sẽ cho cảm giác gia tăng hay giảm bớt hình dáng của người mặc sản phẩm. I.2. Nghiên cứu về độ co giãn của nguyên phụ liệu: I.2.1. Khái niệm: độ co giãn là tỉ lệ phần trăm hiệu số của sự thay đổi về thông số kích thước nguyên phụ liệu trước và sau khi gia công (giặt, ủi, may, ) I.2.2. Công thức tính: Nếu ta có R là độ co giãn (%), l0 là thông số kích thước ban đầu và l1 là thông số kích thước sau gia công. Ta sẽ có công thức tính độ co giãn như sau: lo l1 R (%) x 100 lo I.2.3.Các nguyên nhân tạo gây co giãn nguyên liệu và cách khắc phục: Thông thường, khi gia công một mã hàng, tỉ lệ co giãn đã được người ta tính toán sẵn và báo cáo số liệu cụ thể. Còn khi sản xuất chào hàng, ta dựa vào tính chất nguyên liệu là chính và ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 3 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  6. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM người sử dụng là người nước nào để tính toán cho phù hợp để chắc chắn rằng sản phẩm sau khi qua các quá trình may, ủi, giặt, vẫn đảm bảo thông số kích thước theo tiêu chuẩn kỹ thuât. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là có bao nhiêu nguyên nhân gây nên co giãn và làm thế nào để xử lý đối với mỗi trường hợp cụ thể. Nguyên liệu co giãn do tác nhân cơ học: - Do giặt: nếu sản phẩm trong quá trình gia công không cần giặt, ta cần thông báo cho người tiêu dùng biết để sử dụng sản phẩm được tốt. Việc thông báo được trình bày trong nhãn bảo quản sử dụng. Nếu sản phẩm cần giặt trong quá trình gia công (ví dụ cần Wash), người ta tiến hành thiết kế và may hoàn tất 1 sản phẩm, sau đó đưa sản phẩm đi wash, đo lại và tính toán độ co giãn ngang dọc cho phù hợp, cuối cùng gia giảm trong quá trình thiết kế sản phẩm. - Do vắt hoặc phơi sản phẩm sau giặt: cần cảnh báo cho người tiêu dùng thông qua nhãn hướng dẫn sử dụng bảo quản. - Do công nhân co kéo sản phẩm khi may: cần huấn luyện thao tác chuẩn không co kéo cho công nhân. Đồng thời, có chính sách chế tài khi công nhân làm sai Nguyên liệu co giãn do tác nhân hóa học: - Do hóa chất sử dụng khi tẩy: cần tìm loại hóa chất khác vẫn có tác dụng tẩy mà không làm biến dạng nguyên liệu. - Do hóa chất có trong bột giặt: cần cảnh báo cho người tiêu dùng thông qua nhãn hướng dẫn sử dụng bảo quản sản phẩm. Nguyên liệu co giãn do nhiệt độ và nước: - Do quá trình ủi (có hay không có hơi nước): ủi thử nghiệm trong cùng một điều kiện trên một tấm vải có chiều dài 1m và khổ vải biết trước. Đo lại để tính được độ co giãn ngang dọc rồi gia giảm trong quáBan trình quyen thiết © kế.Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM - Do quá trình giặt và phơi: cảnh báo với người tiêu dùng trong nhãn hướng dẫn sử dụng bảo quản. - Do phải gia công qua những thiết bị có thể sinh nhiệt do ma sát trong quá trình gia công: cần có kế hoạch làm mát thiết bị hay khống chế tốc độ làm việc tối đa của công nhân để tránh phát sinh co giãn nguyên liệu ngoài ý muốn. Nguyên liệu co giãn do dạng đường may: Với một số thiết bị và dạng đường may, nguyên liệu có thể co giãn khác nhau do yêu cầu của sản phẩm phải có nhiều đường may. Điều này đặc biệt ảnh hưởng nếu sản phẩm có những chi tiết đối xứng nhau nhưng gia công khác nhau. Vì thế, người ta tiến hành may nhiều đường may song song của một dạng đường may rồi đo lại để tính được độ co giãn phát sinh sau khi có thêm một đường may. Ghi độ co giãn này vào bảng hệ số và sử dụng cho những lần thiết kế tiếp theo để gia giảm cho phù hợp với từng chi tiêt. I. 3. Nghiên cứu về các nguyên tắc canh sọc nguyên liệu trên sản phẩm may: Trong quá trình nghiên cứu về canh sọc trên các chi tiết sản phẩm may, ta nhận thấy, thông thường, sản phẩm may được canh sọc ngang. Việc canh sọc dọc trên các chi tiết sản phẩm đối xứng nhau sẽ khó thực hiện hơn do tốn kém nguyên phụ liệu và hiệu quả thẩm mỹ mang lại cũng không lớn. Các chi tiết được canh sọc ngang có thể là 2 thân trước với nhau, 2 thân sau với nhau, 2 tay với nhau, đô và tay, túi và thân, I.3.1. Khái niệm về chu kỳ sọc: là khoảng cách ngắn nhất mà 2 đường kẻ sọc liên tiếp nhau được lặp lại. Đơn vị tính của chu kỳ sọc là cm. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 4 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  7. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM I.3.2. Các phương pháp canh sọc trên sản phẩm may: Có 3 phương pháp phổ biến như sau: Phương pháp canh sọc thông qua quá trình thiết kế mẫu: các chi tiết cần đâu sọc, trùng sọc sẽ được người thiết kế tính toán ngay trên mẫu mềm. Sau đó, khi tiến hành giác sơ đồ, người giác sơ đồ có thể đặt mẫu này bất kỳ chỗ nào (không phụ thuộc vào điểm đặt của chúng trên sơ đồ), miễn là bảo đảm đúng nhu cầu về hướng sợi, là các chi tiết cần đối xứng hay trùng sọc sẽ đối xứng hoặc trùng sọc với nhau. Phương pháp này được sử dụng rất hạn chế cho một số chi tiết đặc biệt do nó đòi hỏi khả năng tính toán cao và tỉ lệ phần trăm vô ích của nguyên liệu khá cao. Phương pháp canh sọc thông qua quá trình giác sơ đồ: các chi tiết cần canh sọc phải được đặt ở một số vị trí nhất định trên tờ giấy giác sơ đồ (nghĩa là phụ thuộc vào điểm đặt chúng) thì nhu cầu canh sọc mới được đảm bảo. Phương pháp canh sọc thông qua quá trình trải vải: thường áp dụng cho các loại vải sọc ngang ấn tượng. Hai lớp vải liên tiếp nhau được canh sọc ngang với nhau. Khi tiến hành giác sơ đồ, người ta chỉ giác ½ số chi tiết có trong 1 sản phẩm. Sau khi cắt bàn vải, các chi tiết thuộc 2 lá vải liên tiếp nhau sẽ được may thành 1 sản phẩm. I.4. Độ tương thích giữa nguyên phụ liệu khi thiết kế mẫu: Độ tương thích giữa vải và chỉ: chỉ và vải phải phù hợp với nhau về - Màu sắc. - Chi số - Thành phần xơ - Độ bền: độ bền của chỉ cần lớn hơn độ bền của vải. - Độ co giãn. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM Độ tương thích giữa vải và mex: - Màu sắc. - Thành phần cấu tạo. - Độ dày - Độ cứng - Độ co giãn Độ tương thích giữa vải và nút : - Màu sắc. - Độ tan chảy Độ tương thích giữa vải và dây kéo: - Màu sắc. - Độ bền. - Độ co giãn của vải đế dây kéo - Độ tan chảy của răng dây kéo. II. Các thành tố của bộ mẫu rập cơ bản: II.1. Khái niệm: Với sản phẩm ngành may, bộ mẫu rập cơ bản là bộ mẫu mà trong đó các chi tiết được thiết kế một cách đơn giản nhất và với số lượng chi tiết tối thiểu nhất (chúng là những chi tiết chính có trong sản phẩm) nhưng vẫn đảm bảo được thông số kích thước của trang phục. Các ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 5 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  8. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM bộ mẫu này thường là những bộ mẫu mềm thành phẩm để tiện cho việc xoay trở, cắt dán và chuyển đổi sau này. II.2. Bộ rập cơ bản: - Với áo: bộ rập mẫu cơ bản thường bao gồm 3 chi tiết: thân trước, thân sau và tay áo (ngắn hoặc dài) - Với váy ngắn: bộ Banrập quyenmẫu cơ © Truong bản bao DH gồm Su pham2 chi Kytiết: thuat thân TP.trước HCM và thân sau. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 6 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  9. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Với váy đầm, bộ rập mẫu cơ bản gồm thân trước, thân sau hoặc thân trước, decoup thân trước, thân sau, decoup thân sau. - Với quần âu: bộ rập mẫu cơ bản gồm 2 chi tiết: thân trước và thân sau. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 7 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  10. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM III. Phương pháp chuyển đổi mẫu trang phục từ mẫu cơ bản: Trong quá trình sáng tác mẫu, tùy theo kết cấu của sản phẩm, xu hướng thời trang hoặc do yêu cầu sử dụng hợp lý nguyên phụ liệu đang có, người ta có nhu cầu chuyển đổi mẫu để các mẫu mới phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng III.1. Phương pháp chuyển đổi mẫu : Để chuyển đổi mẫu, người ta cần tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: xác định chính xác các vị trí và các điểm cần dịch chuyển trên mẫu mới. Dựa trên các kiến thức đã có từ thiết kế rập cơ bản, ta xác định các vị trí điểm mới cần thay đổi. Nếu việc xác định này không chính xác thì bộ mẫu mới có được sau quá trình chuyển đổi cũng bị xem là không sử dụng được. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM Bước 2: điều chỉnh lại các số đo. Từ mẫu rập cơ bản đã có, ta tiến hành so sánh số đo ban đầu với các số đo muốn chỉnh sửa. Khi đó, ta có thể biết được thông số gia giảm cho mẫu mới là bao nhiêu. Ghi thông số này vào bảng điều chỉnh để làm cơ sở cho công tác thay đổi kiểu dáng thiết kế sau này. Bước 3: thực hiện chuyển đổi mẫu. Tùy theo yêu cầu thay đổi của từng chi tiết, tiến hành chọn vị trí chuyển đổi mẫu (đã có ở bước 1). Sau đó, tiến hành xả rập ra rồi cộng thêm thông sồ đã tính toán ở bước 2 nếu chi tiết cần gia thêm hoặc giảm bớt lượng tính toán nếu rập cần giảm đi. Lưu ý: bộ mẫu vừa được chuyển đổi phải có kiểu dáng của mẫu cơ bản ban đầu nhưng thông số kích thước đã được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu hơn. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 8 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  11. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM III.2. Một số gợi ý về chuyển đổi mẫu: Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM IV. Phương pháp thiết kế mẫu cơ bản: IV.1. Cách đo: (sử dụng manequin) - Ngực (1): ngang qua đầu ngực và vòng phía sau (toàn phần) - Eo (2): Vòng quanh eo (toàn phần) - Bụng (3): đo vòng quanh bụng, dưới eo 8 cm (toàn phần) - Mông (4): đo vòng quanh phần nở nhất của mông. Ghăm kim lấy dấu mông ở đường giữa của thân trước (điểm X) ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 9 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  12. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Chiều dài tâm (5): đo từ cổ đến eo (qua ngực) - Chiều dài đủ (6): điểm vai tại chân cổ đến eo, đo song song với chiều dài tâm - Độ nghiêng vai (7): đầu vai tới tâm eo. - Đo quai trước (8): đặtBan đầu quyen thước © Truong tại điểm DH vai/cổ Su pham và đo Ky xuống thuat TP.điểm HCM ghim bên dưới lỗ nách 2,5 cm. Thước có thể đi qua một vài điểm của vòng tròn lỗ nách. - Đo quai sau (8): lập lại quá trình đo quai cho vai sau. - Độ sâu ngực (9): từ đầu vai đến ngực - Bán kính ngực (9): từ đầu ngực đến dưới gò ngực (chân ngực) ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 10 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  13. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Khoảng cách giữa 2 đầu ngực (10) ½ khoảng cách đo từ tâm trước đến đầu ngực - Dài sườn (11): từ chỗ ghim bên dưới lỗ nách tại đường may bên sườn tới eo sườn - Cổ sau (12): ½ khoảng cách đo vòng cổ thân sau - Dài vai (13): ½ khoảng cách đo từ đầu vai đến cổ. - Ngang vai (14): ½ khoảng cách đo từ vai bên này sang vai bên kia - Ngang ngực (15): ¼ khoảng cách đo vòng ngực toàn phần - Ngang thân sau (16): đo từ tâm sau đến giữa nách tay sau - Vòng ngực (17): ¼ vòng chân ngực toàn phần. - Vòng cong thân sau (18): đo từ tâm sau đến dưới lỗ nách tay sau. - Vòng eo (19): ¼ eo toàn phần - Ví trí chiết ly (20): từ tâm hoặc eo tới vị trí dự kiến tạo chiết ly. - Vòng bụng (22): ¼ số đo bụng. - Vòng mông (23): ¼ số đo mông - Hạ đáy (24): đo từ eo đến hết đáy. - Chiều sâu mông (25): từ eo đến điểm X. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM - Độ sâu của sườn hông (26): đo từ eo đến hạ mông. - Từ eo đến mắt cá (27) - Từ eo đến sàn (28) - Từ eo đến giữa gối (27) - Dài đáy( 28): đo từ eo tâm trước vòng qua đáy về eo tâm sau. - Đùi trên (29): đo song song mặt đất sát phía trên đùi (toàn phần) - Đùi giữa (29) đo vòng đùi khoảng ½ cao đùi (toàn phần) - Đầu gối (30): đo vòng quanh vòng gối (toàn phần) - Bắp chân (31): đo vòng quanh bắp chân ở chỗ to nhất của bắp chân (toàn phần) - Mắt cá (32): đo vòng quanh mắt cá chân (toàn phần) ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 11 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  14. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM - Dài tay (33): đo từ đầu vai đến hết mu bàn tay (hoặc chọn tùy ý) - Hạ nách (34): từ đầu vai đến dưới lỗ nách. - Ngang nách (35): khoảng cách ½ ngang nách tay khi thiết kế. IV.2. Bảng số đo tiêu chuẩn trên cơ thể Phụ nữ Việt nam (trích đề tài Nghiên cứu khoa học ”Thống kê cỡ số và thiết kế cơ bản trang phục Nữ Việt Nam” của Kỹ sư Trần Thị Hường và PGS TS Nguyễn Văn Lân) – Lưu ý: mới thực hiện ở phía Nam Số đo cơ thể (thiếu nữ) Bảng đo cơ thể (đơn vị tính bằng cm) 4 6 8 10 12 1. Ngực 76 80 84 88 92 2. Eo 56 60 64 68 72 3. Bụng 74 78 82 86 90 4. Mông 84 88 92 94 98 THÂN TRÊN 5. Chiều dài tâm Trước 32 Sau 37,5 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 12 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  15. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Số đo cơ thể (thiếu nữ) Bảng đo cơ thể (đơn vị tính bằng cm) 4 6 8 10 12 6. Chiều dài đủ Trước 39,5 40 40,3 40,7 40,8 Sau 39 39,5 40 40,3 40,4 7. Đường nghiêng vai Trước 39 39,5 40 41,6 41,7 Sau 38 39 39,5 40 40,1 8. Quai Trước 23,5 24,5 25,5 26,5 27 Sau 24 25 26 27 27,5 9. Độ sâu của ngực 21 21 21,5 22 22,5 Bán kính 7 7 7,5 7,5 7,7 10. Khoảng cách giữa 2 7,7 8,0 8,3 8,6 8,9 đầu ngực 11. Chiều dài sườn 17,5 12. Cổ sau 7 7,2 7,4 7,6 7,8 13. Chiều dài vai 12 12,5 13 13,5 14 14. Ngang vai Trước 17 17,5 18 18,5 19 Sau 17,5 18 18,5 19 19,5 15. Ngang ngực 14,5 15 15,5 16 16,5 16. Ngang thân sauBan quyen © 16Truong DH 16,5Su pham Ky 17thuat TP. HCM 17,5 18 17. Vòng ngực 19,7 21 18. Vòng thân sau 17,6 19 19. Vòng eo Trước 14,5 15,5 16,5 17,6 18,5 Sau 13,5 14,5 15,5 16,4 17,4 20. Vị trí chiết ly 6,5 7 7 7,5 7,8 THÂN DƯỚI 22. Vòng bụng Trước 19 20 21 22 23 Sau 18 19 20 21 22 23. Vòng mông Trước 20,5 21,5 22 22,6 23 Sau 21,5 22,5 23 23,9 24,5 24. Hạ đáy 24,6 25 25,7 26,3 26,8 25. Chiều sâu mông Giữa trước 20,5 Giữa sau 20 Chiều sâu mông ở 21 sườn 26. Độ sâu của sườn hông 20,5 27. Từ eo đến mắt cá 92 Từ eo đến sàn 98 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 13 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  16. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Số đo cơ thể (thiếu nữ) Bảng đo cơ thể (đơn vị tính bằng cm) 4 6 8 10 12 Từ eo đến đầu gối 55 28. Dài đáy 61 61,5 63,5 65,4 66,6 29. Đùi trên 46 48 51 54,2 56 30. Đầu gối 30,5 32 33,5 35 36 31. Bắp chân 28,5 30 31,5 33 34 32. Mắt cá 20,5 21 21,6 22,3 23 33. Dài tay 55 34. Hạ nách 13,8 14,3 14,9 15,4 16,1 35. Ngang nách 30,5 31,5 32,5 33,4 34,5 IV.3. Thiết kế áo nữ cơ bản: IV.3.1. Thân trước: * Hình 1 AB: chiều dài đủ (6) AC: ngang vai (14). Kẻ vuông góc từ A. Từ C kẻ thẳng góc xuống phía nách khoảng 7,5 cm làm đường dẫn. BD: chiều dài tâm thân trước (5). Lấy dấu, từ D kẻ thẳng góc với AB chừng 10 cm làm đường dẫn. BE: vòng ngực (17) cộng thêm 1cm. Từ B, kẻ thẳng góc với AB, lấy dấu E. Từ E, kẻ thẳng góc với EB về phía nách làm đường dẫn. BF: vị trí đặt chiết lyBan (20). quyen Kẻ BF© Truong bằng DHcách Su hạ pham từ vị Ky trí thuat đặt chiết TP. HCM ly thẳng góc với BE xuống khoảng 5mm. BG: Độ nghiêng vai (7) cộng thẽm 3mm. G nằm trên đường dẫn kẻ từ C. GH: độ sâu ngực (9), lấy dấu điểm H. GI: dài vai (13) . Từ I kẻ thẳng góc với GI xuống, cắt đường dẫn từ D tại J. Đo AI để sử dụng vẽ thân sau HÌNH 1 HÌNH 2 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 14 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  17. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM * Hình 2: IK: Quai trước (8) cộng 1 cm. K nằm trên đường dẫn từ E. KL: dài sườn (11), lấy dấu L. LM: 2 cm, lấy dấu M. KM = KL, lấy dấu. Từ K kẻ thẳng góc một đoạn ngắn với KM. Vẽ MF. NO: khoảng cách 2 đầu ngực (10) cộng thêm 5mm (đường thẳng góc đi qua H) DP= 1/3 DN. Lấy dấu. PQ: ngang ngực (15) cộng 3mm. Từ Q kẻ thẳng góc với PQ làm đường dẫn. * Hình 3: eo và chiết ly. MR: vòng eo (19) cộng 1,5 cm độ cử động, trừ đi BF. Lấy dấu. Kẻ đường OF. Từ O, kẻ đường qua R dài bằng OF. Lấy dấu điểm S. Đánh cong eo từ M đến S, và từ F đến B. Để xác định đầu chiết ly, từ O đo xuống 1cm. Lấy dấu, vẽ chiết ly. IT: ½ IJ và cách IJ một đoạn thẳng góc 3mm. * Hình 4: vòng nách. Đánh cong đường nách qua G,Q và tiếp xúc với đường dẫn tại K * Hình 5: đường cổ. Đánh cong đường cổ qua I,T và kết thúc ở điểm D. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM HÌNH 4 HÌNH 3 HÌNH 5 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 15 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  18. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM IV.3.2. Thân sau: Hình 6: AB: chiều dài đủ (6) AC: ngang vai (14), từ A kẻ thẳng góc với AB. Từ C kẻ thẳng góc xuống 7,5 cm làm đường dẫn. BD. chiều dài tâm thân sau (5). Lấy dấu và kẻ đường thẳng góc chừng 7,5 cm làm đường dẫn. BE: vòng thân sau (18) cộng 2 cm. Từ E, kẻ đường thẳng góc lên làm đường dẫn. BF: vòng eo (19) cộng 4 cm cho chiết ly (cộng 2,5 cm cho lứa tuổi dưới 15) cộng 1 cm cử động. Lấy dấu. BG: đặt các chiết ly (20) GH: bề rộng chiết ly GI: ½ GH. Lấy dấu. AJ = AJ (của thân trước) cộng 6mm. Lấy dấu. BK: độ nghiêng vai (7) cộng 3mm. K nằm trên đường dẫn từ C. JL: dài vai (13) cộng 1cm (bề rộng chiết ly) JM= ½ JL. Lấy dấu. Từ J kẻ thẳng góc xuống cắt đường dẫn từ D tại U Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM HÌNH 6 HÌNH 7a HÌNH 7b Hình 7a, b: JN: Quai sau (8) cộng thêm 2cm. N nằm trên đường dẫn từ E. Lấy dấu. Từ N kẻ thẳng góc đến đường tâm thân sau. Lấy điểm O. OP = BI. Lấy dấu. Kẻ đường từ P đến I. Từ P kẻ đường qua G, H xuống 3mm. NQ: dài sườn (11). Nếu đường này chưa đến điểm F, thì kéo dài cho đến F. Tính lại dài sườn từ F. Lấy lại điểm N. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 16 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  19. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Hình 8: chiết ly, vòng nách và vòng cổ: Nối MP (đường nét đứt) Vẽ MR = 7,5 cm. MS= 5mm. Lấy dấu. MT = 5mm. Lấy dấu. Từ R, kẻ đường thẳng qua S dài thêm 3mm. Nối đến J. Từ R kẻ đường thẳng qua T bằng RS cộng thêm 3mm. Nối đến L OW= 1/3 của OD. Lấy dấu. WX= ngang thân sau (16) cộng 0,5 cm. Từ W kẻ đường thẳng góc với AB. Từ X kẻ thẳng góc xuống Hình 9 và hình 10: Vẽ vòng nách và vòng cổ như hình vẽ. Đo vòng cổ, nếu nó không vượt quá cổ sau (12) 3mm thì chấp nhận được. Điều chỉnh vai tại L Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM HÌNH 9 HÌNH 10 HÌNH 8 IV.3.3. Tay áo: Hình 11: AB: dài tay áo (33) AC: Hạ nách ( 34) CD= ½ CB – 2,5 cm. Kẻ vuông góc hai cạnh của A, B, C, D. CE = ½ của ngang nách (35). Để xác định ngang nách cho mẫu chuẩn, cộng vòng nách thân trước và thân sau lại với nhau, cộng thêm 3mm. Chia đôi. Dùng số đo này, đo từ A xuống để xác định F. CF = CE BG = CE – 5cm ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 17 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  20. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM BH = BG Nối GE và HF. Lấy mức khuỷu tay I và J Hình 12: Đỉnh tay áo EK = ¼ EC = FL AM = EK = AN Kẻ thẳng góc tại những điểm sau: K = 2,5 cm. Lấy điểm O M = 1cm. Lấy đểm P N = 1,5 cm. Lấy điểm Q L = 1,5 cm. Lấy điểm R Lấy điểm giữa OP, QR. Đánh dấu điểm S ở nách sau. Ở nách trước, từ điểm giữa đo vuông góc ra 3mm. Lấy điểm T. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM HÌNH 12 HÌNH 11 Hình 13: tạo dáng đỉnh tay với thước cong. Dùng thước cong, cạnh cong đi qua qua A, Q, T ( cạnh cong hướng ra ngoài) và qua T, R, F (cạnh cong hướng vào trong) cho nách tay trước . Lặp lại công việc cho đỉnh tay áo sau. Từ điểm giữa đo vuông góc ra 5mm. Lấy điểm S. Hình 14: nếp gấp khuỷu tay áo IU = ½ ID IV = 6mm Nối VE V W= 2,5 cm (bề rộng chiết ly) ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 18 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  21. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Nối UW = UV GX = 1,5 cm. Lấy dấu Từ W, kẻ đường qua X, lấy đoạn bằng VG. Lấy điểm Y. YZ = GH (đường kẻ tiếp xúc với đường dẫn ở cổ tay) Từ J vào 3mm. Nối đến Fvà Z. Đánh cong với thước cong. Bấm dấu vuông góc với nách trước và nách sau của tay áo. Tay áo sau: từ điểm S xuống 2,5 cm, bấm 2 dấu cách nhau 1cm. Tay áo trước : từ điểm T xuống 2 cm, bấm 1 dấu. Hình 15: thay đổi số đo cửa tay áo: Để tăng hay giảm cửa tay , thêm hoặc bớt từ điểm Y và Z tương đương nhau phù hợp với điểm W và J. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM HÌNH 13 HÌNH 14 HÌNH 15. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 19 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  22. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM V. Phương pháp chuyển đổi chiết ly: V.1. Khái niệm: - Chiết ly (pince) là một yếu tố kỹ thuật trong thiết kế một sản phẩm may. Nó cho phép tạo độ mo, độ ôm trên những phần khác nhau của sản phẩm phù hợp với dáng vóc cơ thể hoặc tạo độ xòe trên các chi tiết sản phẩm may. - Khi nói đến chiết ly, người ta thường nghĩ đến một phần vải được may dọc theo chân ly, khi mặc sẽ không có nhu cầu sử dụng vải giữa 2 đường chân ly này, vì thế nó còn được gọi là ly chết. Tuy nhiên, đôi khi người ta lại thiết kế một chiết ly mà vẫn có thể sử dụng được phần vải giữa 2 chân chiết ly. Để làm được điều này, người ta tiến hành may một phần chân chiết ly rồi ủi gập chiết ly về 1 phía. Kiểu ly này được gọi là ly sống. - Một chiết ly được kết cấu bởi: đường chân chiết ly, đường tâm chiết ly, tâm quay của chiết ly (điểm ngực), đỉnh của chiết ly và điểm chân chiết ly Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM - Khi thiết kế một chiết ly, tâm quay của chiết ly và đỉnh chiết ly có thể trùng nhau hay không trùng nhau (giảm đầu pince) - Điểm chân chiết ly phải nằm trên đường chu vi của chi tiết. Khoảng cách từ điểm chân chiết ly đến hai điểm nằm ở cuối đường chân chiết ly phải bằng nhau. - Các điểm ở chân chiết ly được ký hiệu bằng dấu bấm và đỉnh chiết ly được ký hiệu bởi các dấu dùi trên rập bán thành phẩm. - Có 2 kiểu chiết ly: chiết ly gập ( phần vải giữa 2 chân chiết ly được gập đôi vào để may) và chiết ly cắt (phấn vải giữa 2 chân chiết ly chỉ chừa thêm đường may rồi chập vào để may) ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 20 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  23. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM V.2. Nguyên tắc chuyển đổi chiết ly: Việc chuyển đổi chiết ly nhằm mục đích tạo sự phong phú trong sáng tác mẫu sản phẩm và tạo ra những mẫu mới từ mẫu có sẵn ban đầu. Tuy nhiên, trong thực tế, việc chuyển đổi chiết ly chỉ được thực hiện trên quần áo, váy nữ do tính đa dạng của loại sản phẩm này. Khi chuyển đổi chiết ly cầnBan tuân quyen theo © Truongcác nguyên DH Su tắc pham sau: Ky thuat TP. HCM - Một chiết ly ngực có thể dịch chuyển đến bất kỳ vị trí nào quanh chu vi chi tiết xung quanh tâm quay đã được xác định trước mà không ảnh hưởng đến kích thước sản phẩm và sự vừa vặn của quần áo. - Một chiết ly lưng, lai (quần, váy) chỉ có thể dịch chuyển đến các vị trí khác cũng nằm trên đường lưng. - Khi chuyển đổi chiết ly, cần tạo các đường xẻ trên rập. Đường xẻ là những đường cắt hướng về tâm quay của chiết ly. Nhưng khi cắt đường xẻ, ta không cắt hết đường đến tâm quay, mà để lại một phần nhỏ, gọi là bản lề để cho phần rập này vẫn có thể dính được vào rập mẫu trong quá trình thao tác. Đường xẻ chính là những đường cơ sở được tạo xung quanh chiết ly ban đầu để giúp tạo chiết ly mới từ mẫu cơ bản ban đầu. - Trong thiết kế áo nữ, người ta còn chuyển đổi chiết ly bằng cách chia một chiết ly ban đầu thành 2 chiết ly mới trên rập hoặc phối hợp 2 chiết ly để tạo thành 1 chiết ly. - Các đường xẻ chiết ly có thể thẳng, cong, vừa thẳng vừa cong, đối xứng hay không đối xứng trên sản phẩm tùy theo ý đồ và trình độ chuyên môn của nhà thiết kế. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 21 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  24. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM Các kiểu đường xẻ trên áo cơ bản V.3. Các dạng chuyển đổi chiết ly: có nhiều dạng - Chiết ly đơn: chỉ chuyển đổi 1 chiết ly từ vị trí này sang vị trí khác trên chi tiết rập - Chiết ly đôi: chuyển đổi 1 chiết ly có sẵn để tạo thành 1 chi tiết rập mới có 2 chiết ly. Kiểu thiết kế này thường được dùng trong xí nghiệp may nhiều hơn do vì kinh tế hơn, dễ lắp ráp hơn do độ thiên canh sợi ít hơn và sản phẩm vừa vặn hơn nhờ giảm được lượng vải thừa ở gò ngực. Với chi tiết có chiết ly đôi, giảm đầu chiết ly sẽ lớn hơn loại chiết ly đơn, thường từ 2,5-3cm. Đặc biệt, với chiết ly ở sườn áo, giảm đầu chiết ly có thể nhiều hơn, cách điểm tâm quay khoảng 3-5cm. - Chùm chiết ly: tiến hành chuyển đổi thiết kế cơ bản tạo nên chùm chiết ly ở nhiều vị trí khác nhau trên chi tiết sản phẩm. - Chiết ly kiểu: không tạo bởi phương pháp thiết kế đường xẻ thông thường mà thông qua quá trình tạo decoup để thiết lập các chiết ly. V.4. Phương pháp chuyển đổi chiết ly: Ở cấp độ đơn giản, giáo trình chỉ trình bày việc chuyển đổi chiết ly ở dạng ly đơn và ly đôi. Có 2 phương pháp chuyển đổi sau: - Phương pháp cắt trải : các chi tiết mẫu được cắt rời theo đường xẻ và thao tác ghép lại vị trí khác sẽ cho ra mẫu mới. - Phương pháp xoay chuyển: thao tác trên mẫu gốc thành một chi tiết mới bằng cách xoay, dịch chuyển và vẽ lại thay cho thao tác cắt ở trên. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 22 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  25. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM V.4.1. Chuyển đổi chiết ly đơn bằng phương pháp cắt trải: - Đặt rập mẫu cơ bản (đã có 1 chiết ly cắt) lên bàn. - Kẻ 1 đường xẻ theo 1 trong các kiểu kể trên. - Cắt theo đường xẻ (chừa lại 1 phần gần tâm quay của chiết ly). - Đóng chân chiết ly A và B. Dán băng keo trong cho cố định lại phần rập này. - Đặt rập lên giấy mỏng, vẽ lại hình dáng chi tiết - Xác định đỉnh chiết ly các tâm quay 1,5 cm. - Vẽ chiết ly. - Kiểm tra lại sự vừa vặn với thân sau (không thể hiện trên hình) - Thêm đường may. - Hoàn chỉnh mẫu Ví dụ 1: chuyển đổi chiết ly từ ly cắt cơ bản sang chiết ly nằm ở eo giữa thân trước. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 23 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  26. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Ví dụ 2: chuyển chiết ly từ ly cắt cơ bản sang vị trí mới nằm ở cổ giữa thân trước V.4.2. Chuyển đổi chiết ly đơn bằng phương pháp xoay chuyển: - Đặt mẫu cơ bản đã có chiết ly cắt lên giấy mỏng. - Vẽ lại mẫu trên giấy (không sang lại phần chu vi định chuyển chiết ly) - Găm kim qua tâm quay của chiết ly - Lấy dấu vị trí chiếtBan ly mớiquyen và © kẻTruong đường DH xẻ Su (kéo pham dài Ky ra) thuat TP. HCM - Xoay mẫu đến khi chân chiết ly A trùng với B. - Kẻ phần còn lại của mẫu. - Lấy mẫu rập ở trên ra, nối chân chiết ly đến tâm quay - Giảm đỉnh chiết ly 1,5 cm. - Vẽ hoàn chỉnh chiết ly mới Ví dụ 1: chuyển 1 chiết ly cắt cơ bản thành 1 chiết ly mới ở sườn áo ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 24 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  27. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Ví dụ 2: Chuyển 1 chiết ly cắt cơ bản thành 1 chiết ly mới ở giữa nách V.4.3. Chuyển đổi chiết ly đôi bằng phương pháp cắt trải: * Tạo mẫu rập có chiết ly đôi cơ bản: - Tạo mẫu rập thân trướcBan cóquyen chiết © Truongly cắt cơ DH bản. Su pham Ky thuat TP. HCM - Tạo đường xẻ ở vị trí ngang sườn - Lấy dấu chân chiết ly A, B và điểm eo phía bên sườn X - Cắt đường xẻ (chừa một phần cách tâm quay của chiết ly) - Đặt rập vừa cắt lên trên 1 tờ giấy mỏng. Sang dấu phần rập không cắt chiết ly - Kẻ đường vuông góc với nẹp áo trên rập đi qua lai áo. - Đóng chiết ly cho đến khi X nằm trên đường vuông góc vừa dựng (đường nét đứt là mẫu gốc). - Kẻ lại phần chiết ly. Lấy dấu tâm quay của chiết ly. - Giảm đầu chiết ly 2,5 cm với chiết ly thẳng ở eo và 3 cm đối với chiết ly sườn. - Hoàn tất phần chân chiết ly. - Kiểm tra sự vừa vặn của mẫu (so sánh với thân sau) - Thêm đường may như hình vẽ ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 25 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  28. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM Chuyển đổi ly đôi từ chi tiết có ly đôi cơ bản : - Tạo đường xẻ như đã biết - Cắt đường xẻ, chừa bản lề. - Đóng chân 1 chiết ly trong 2 chiết ly đã có. Dán băng keo - Sang rập trên giấy mỏng. - Giảm đầu chiết ly cho chiết ly mới - Hoàn tất chiết ly mới. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 26 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  29. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Ví dụ: chuyển đôi ly đôi từ mẫu có chiết ly đôi: thay thế ly sườn bằng ly vai V.4.4. Chuyển đổi ly đôi bằng phương pháp xoay chuyển: - Đặt rập mẫu chiết ly đôi cơ bản lên tờ giấy mỏng. Găm kim qua điểm ngực. - Tạo đường xẻ như đã biết. - Lấy đấu rập (không sangBan quyendấu phần © Truong sắp chuyểnDH Su pham đổi chiết Ky thuat ly). TP. HCM - Quay phần chuyển đổi chiết ly sao cho 2 chân của chiết ly muốn chuyển trên rập và dưới tờ giấy mỏng trùng nhau. - Sang dấu phần vừa chuyển đổi chiết ly. - Lấy mẫu rập ra, kẻ chiết ly đến tâm quay. - Giảm đầu chiết ly - Hoàn tất chiết ly. * Ví dụ: chuyển đổi vị trí của chiết ly sườn và chiết ly giữa cổ. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 27 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  30. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM VI. Phương pháp chuyển đổi các xếp ly: VI.1. Khái niệm về xếp ly: Xếp ly thực chất là một dạng xếp vải tương đương chiết ly. Tuy nhiên, nếu chiết ly cho phép may toàn bộ hay một phần đường chân ly thì xếp ly sẽ không cho phép may đường chân ly. Như vậy, xếp ly cho phép người thiết kế thêm vải vào sản phẩm và phân bố phần vải này dọc theo đường gập xếp ly. Người ta còn gọi một số xếp ly dạng tự do là xếp dún. VI.2. Các dạng xếp ly: VI.2.1. Ly lật (ly hướng): là loại xếp ly mà sau khi xếp, phần vải được cộng thêm sẽ nằm về một phía của đường chân xếp ly. Ta có 2 kiểu lật trái và lật phải. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM VI.2.2. Ly hộp: là loại xếp ly mà sau khi xếp, phần vải được cộng thêm sẽ nằm đều về cả 2 phía của đường chân xếp ly. Ta có 2 kiểu gập ngoài và gập trong ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 28 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  31. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM VI.3.Nguyên tắc tạo xếp ly: - Một xếp ly có thể được xếp theo kiểu song song (đường xếp ly song song với đường xẻ chiết ly), kiểu không song song (đường xếp ly không song song với xẻ xếp ly), hay nhọn (một đầu của đường xếp ly có độ rộng = 0) - Các đường xẻ xếp ly có thể song song nhau hoặc không song song nhau tùy theo ý đồ của nhà thiết kế và theo hướng của phần vải muốn thêm vào. Chúng có thể được tạo theo phương dọc, ngang hay chéo góc. Các đường xẻ phải kết thúc ở đầu ngực, đầu chiết ly hoặc nằm trên các đường chu vi của chi tiết. - Cần tính toán độ gia vải muốn có trước khi tạo các xếp ly để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của thiết kế. Việc này phụ thuộc không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật thiết kế mà còn phụ thuộc khá lớn vào tính chất vải. Đối với loại vải nhẹ và mật độ sợi thưa, cần thêm độ rộng xếp ly nhiều hơn với vải nặng, mật độ sợi dày. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM VI.4. Phương pháp chuyển đổi các xếp ly từ mẫu rập chiết ly cắt cơ bản: - Vẽ chi tiết rập giấy cơ bản (có chiết ly cắt). - Kẻ các đường xẻ cấn thiết (cần nắm vững nguyên tắc tạo xếp ly) - Cắt mẫu giấy theo các đường xẻ đã có (lưu ý chừa bản lề) - Đặt rập vừa cắt lên tờ giấy mỏng, kẻ lại mẫu (chưa kẻ phần chuyển đổi xếp ly). - Trải và mở rộng các phần vải muốn tạo xếp ly (lưu ý khoảng cách giữa các phần của rập – chính là độ rộng của xếp ly muốn thêm vào). - Đánh cong dọc các chân xếp ly đã mở và đường chu vi chi tiết có ảnh hưởng. - Kẻ hướng canh sợi dọc và hoàn tất rập mẫu để thử sự vừa vặn bằng cách so sánh rập vừa ra với các chi tiết phải ăn khớp với nó ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 29 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  32. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM VI.5. Các ví dụ: Ví dụ 1: tạo xếp ly từ 1 chiết ly Ví dụ 2: Tạo xếp ly từ đường cắt giả chiết ly trên ngực hoặc dưới ngực Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 30 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  33. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Ví dụ 3: tạo xếp ly xung quanh nẹp cổ Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM VII. Phương pháp tạo sóng vải: VII.1. Khái niệm: Sóng vải là một hay nhiều nếp gấp được đặt một nơi nào đó trên quần áo (thân áo trước, thân áo sau, thân váy, thân quần hay tay áo) nhằm tạo hiệu ứng ”bồng bềnh” trên chi tiết sản phẩm. Chúng còn có tác dụng trang trí và tạo sự thoải mái nơi người mặc do lượng vải thêm vào trên sản phẩm được thả một cách tự do có chủ đích. VII.2. Nguyên tắc tạo sóng vải: - Sóng vải có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào ý đồ của nhà thiết kế. - Việc tạo sóng chỉ đạt hiệu quả cao với các loại nguyên liệu mềm mại. - Các đường xẻ để tạo dợn sóng tốt nhất nên thiên 45 độ. Vì thế, các mẫu thiết kế tạo sóng vải sẽ đòi hỏi định mức nguyên liệu cao hơn. - Thiết kế tạo sóng chỉ phù hợp với các sản phẩm mặc ngoài, không phù hợp với sản phẩm mặc khoác vì loại này cần tính ổn định hình cao, đồng thời có nhiều lớp nên hiệu ứng tạo sóng kém. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 31 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  34. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Sóng vải có thể tạo thông qua thiết kế thông thường với các đường xẻ đặc biệt (thẳng hoặc cong) hoặc thông qua các xếp ly. VII.3. Phương pháp tạo sóng vải từ chi tiết có chiết ly cắt cơ bản: - Thiết kế chi tiết rập giấy cơ bản (có chiết ly cắt). Thiết kế các đường xẻ cho phù hợp với kiểu thiết kế - Đặt chi tiết lên giấy mỏng xếp đôi. Căn chỉnh sao cho đường xếp đôi giấy trùng với cạnh mà bạn muốn tạo hướng dợn sóng của vải. Sang rập ở những phần không tạo sóng, - Tính thêm phần giấy là phần gấp vào của phần vải muốn tạo dợn sóng - Cắt các đường xẻ trên rập mẫu ban đầu (chừa bản lề ) - Trải các phần rập đã cắt (khoảng cách giữa các phần tùy thuộc vào ý đồ của nhà thiết kế. - Sang rập ở phần tạo sóng và sửa lại những phần rập thừa. - Kẻ hướng sợi dọc và hoàn chỉnh rập. VII.4. Các ví dụ: Ví dụ 1: Thiết kế cổ áo dợn sóng trung bình từ rập áo cơ bản có chiết ly cắt Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 32 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  35. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM Ví dụ 2: Thiết kế cổ áo dợn sóng thấp từ rập áo cơ bản có chiết ly cắt Ví dụ 3: Thiết kế dợn sóng trên áo thông qua việc sử dụng các xếp ly Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM Dưới đây là phần trình bày cách thiết kế xếp ly dợn sóng ở vai: - Vẽ rập thân trước và kẻ đường xẻ thứ nhất vuông góc từ giữa thân trước đến điểm ngực - Điểm A nằm khoảng giữa cổ và ngang ngực - Điểm B nằm ở giữa vai - Nối AB có đường xẻ thứ hai. - Tạo thêm 2 đường xẻ nữa như hình vẽ. - Cách mép giấy trên 10 cm, kẻ đường vuông góc với mép gấp. - Cắt các đường xẻ đến gần vai. - Đặt phần AB lên đường vuông góc, với điểm A và đường giữa thân trước trùng với mép gấp. Trải các phần còn lại giữa các đường xẻ cho tương đối đều nhau. - Kẻ một đường song song và cách đường giữa thân 5cm (đường dẫn) - Tạo khoảng rộng xếp ly giữa các đường cắt. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 33 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  36. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Trải các phần lại sao cho mỗi phần vẫn nằm trên đường dẫn như ban đầu. Dán chắc các phần lại. - Kẻ đường chu vi chi tiết ở phần đầu xếp ly. - Lấy dấu đường giữa của các xếp ly. - Kẻ đường song song và nằm trên AB 2,5 cm để gấp nẹp cổ. Hoàn tất nẹp. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 34 Thu vien DH SPKT TP. HCM -