Giáo trình Tâm lý học pháp lý

doc 210 trang Đức Chiến 03/01/2024 1560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý học pháp lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_tam_ly_hoc_phap_ly.doc

Nội dung text: Giáo trình Tâm lý học pháp lý

  1. 1 G.Sikhanxev.Matxcơva.1998 TÂM LÝ HỌC PHÁP LÝ PHẦN I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, HỆ THỐNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ LỊCH SỬ CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁP LÝ CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, HỆ THỐNG TÂM LÝ HỌC PHÁP LÝ Sự phát triển của khoa học được đánh dấu một mặt bởi việc phân hóa các tri thức khoa học, còn mặt khác là tích hợp, xâm nhập lẫn nhau một số lĩnh vực này vào những lĩnh vực khác. Quá trình này dẫn đến sự tạo thành những lĩnh vực tri thức khoa học mới gắn liền những ngành khoa học đã từng tách rời với nhau. Dưới góc độ trên, việc hình thành ngành khoa học như tâm lý học pháp lý với tư cách là khâu nối kết giữa tâm lý học và khoa học luật, là một hiện tượng tất yếu. Tâm lý học pháp lý – ngành khoa học ứng dụng, bao hàm trong mình tâm lý học cũng như luật học. Lĩnh vực tâm lý của những người gắn liền với tố tụng và hoạt động pháp luật có hàng loạt những đặc điểm có tính chất được quy định bởi việc thực hiện tập hợp những chức năng xã hội và pháp luật đa dạng. Tâm lý học pháp lý có nhiệm vụ nghiên cứu đặc điểm hoạt động tâm lý của những người tham gia các quan hệ pháp luật. Như vậy, đối tượng tâm lý học pháp lý đó là nghiên cứu các hiện tượng, cơ chế, quy luật tâm lý biểu hiện trong lĩnh vực thực hành của luật pháp. Tâm lý học pháp lý với tư cách là khoa học có những nhiệm vụ nhất định, và có thể chia làm hai loại: chung và cụ thể. Nhiệm vụ chung của tâm lý học pháp lý là sự kết hợp khoa học các tri thức tâm lý học và luật học, phát hiện bản chất tâm lý của những phạm trù cơ bản của luật pháp. Có thể coi những nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học pháp lý là nghiên cứu các hướng dẫn thực hiện hiệu quả nhất hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó gồm có: - Nghiên cứu các cơ sở (điều kiện) tâm lý của các chuẩn mực pháp luật. - Nghiên cứu tâm lý nhân cách tội phạm, vạch ra những động cơ của hành động phạm tội, đặc điểm động cơ hành động các dạng phạm tội khác nhau. - Nghiên cứu cơ sở tâm lý xã hội của việc phòng ngừa tội phạm. - Nghiên cứu các quy luật tâm lý của các dạng hoạt động bảo vệ pháp luật khác nhau (của điều tra viên, công tố viên, luật sư, thẩm phán). - Nghiên cứu các quy luật tâm lý hoạt động của các cơ sở cải tạo với mục đích soạn ra hệ thống các biện pháp cải tạo và giáo dục phạm nhân. - Đưa ra các hướng dẫn về việc hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, về việc định hướng nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp, tham vấn nghề nghiệp những người có nguyện vọng làm việc trong các cơ quan này. Tâm lý học pháp lý có hệ thống các phạm trù, khái niệm và cấu trúc xác định của mình. Có thể chia ra những lĩnh vực sau: 1
  2. 2 - Lĩnh vực phương pháp luận bao gồm những gì liên quan đến đối tượng, nhiệm vụ, hệ thống, phương pháp và lịch sử phát triển của tâm lý học pháp lý. - Tâm lý pháp luật – lĩnh vực của pháp lý nghiên cứu về những khía cạnh tâm lý của việc thực thi pháp luật, những quy luật tâm lý của sự xã hội hóa pháp luật nhân cách, cũng như về những khiếm khuyết tâm lý dẫn đến phá vỡ xã hội hóa cá nhân. - Tâm lý học tội phạm – lĩnh vực nghiên cứu những đặc điểm tâm lý nhân cách tội phạm, động cơ hành vi phạm tội nói chung, cũng như những dạng hành vi phạm tội riêng (tội phạm bạo hành, tội phạm vụ lợi, tội phạm trẻ vị thành niên), cũng như tâm lý học tội phạm băng nhóm. - Tâm lý học điều tra – trinh sát - lĩnh vực tâm lý học pháp lý nghiên cứu những khía cạnh tâm lý của việc phát hiện và điều tra vụ án. - Tâm lý học tư pháp – lĩnh vực nghiên cứu các khía cạnh tâm lý của xét xử tư pháp, các vấn đề của giám định tâm lý – pháp lý. - Tâm lý học hoạt động cải tạo – lĩnh vực tâm lý học pháp lý nghiên cứu những khía cạnh tâm lý của tính hiệu quả trừng phạt hình sự, những vấn đề tâm lý thi hành trừng phạt, tâm lý phạm nhân, và cơ sở tâm lý của việc tái xã hội hóa và tái thích ứng hóa sau khi đã chịu hình phạt. CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁP LÝ Trong tâm lý học pháp lý tồn tại hệ thống các phương pháp nghiên cứu tâm lý cá nhân, cũng như nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xuất hiện trong quá trình hoạt động áp dụng luật pháp. Phương pháp quan sát. Phương pháp quan sát trong tâm lý học được hiểu là quá trình tri giác có tổ chức đặc biệt, có chủ định, có mục đích của nhà nghiên cứu khi nhận thức về các biểu hiện đa dạng của tâm lý trong cuộc sống, trong quá trình điều tra, xử án và trong những lĩnh vực khác của hoạt động áp dụng pháp luật. Phương pháp quan sát loại trừ việc sử dụng những thủ pháp nào đó có thể đem lại sự thay đổi và phá vỡ tiến trình tự nhiên của các hiện tượng được nghiên cứu. Nhờ đó mà phương pháp này cho phép nhận thức hiện tượng được nghiên cứu trong toàn bộ tính toàn vẹn và chân thực của các đặc điểm về chất của nó. Đối tượng của quan sát trong tâm lý học không phải là những xúc cảm tâm lý trực tiếp, mà là những biểu hiện của chúng ở các hành vi và hành động của con người, trong lời nói và hoạt động của họ. Để có được những kết quả khách quan, nhất thiết (tất yếu) phải tuân thủ một loạt những điều kiện đặc biệt như: - Các hiện tượng nghiên cứu cần phải được quan sát trong những điều kiện bình thường, không có sự thay đổi tiến trình tự nhiên của chúng. Bản thân việc nghiên cứu không được phá vỡ hiện tượng nghiên cứu. - Quan sát phải tiến hành trong điều kiện đặc trưng nhất đối với hiện tượng được nghiên cứu. - Việc thu thập thông tin bằng quan sát được tiến hành theo kế hoạch được vạch ra trước (chương trình) tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu. 2
  3. 3 - Quan sát được tiến hành không chỉ một lần mà phải được chính một người thực hiện một cách hệ thống đối với một kiểu hiện tượng ở nhiều người và trong các tình huống khác nhau đặc trưng nhất cho hiện tượng này. Để ghi nhận kết quả quan sát, có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật: ghi lại lời nói của người được quan sát lên máy, sử dụng máy chụp hình và quay phim. Trong điều kiện điều tra và xử án, các phương tiện kỹ thuật có thể được áp dụng một khi tuân thủ trong khuôn khổ của luật tố tụng. Quan sát thường là: Trực tiếp và gián tiếp, có mặt người quan sát và không có mặt người quan sát. Khi quan sát trực tiếp, việc nghiên cứu được tiến hành bởi người sẽ có những kết luận về kết quả nghiên cứu. Cán bộ điều tra và các thẩm phán khi tiến hành các hành động điều tra và xét xử và các giáo dục viên của trại cải tạo thường sử dụng kiểu quan sát này. Quan sát gián tiếp thường gặp ở những trường hợp khi mà thông tin về hiện tượng quan sát được người khác thu thập. Dạng quan sát này có đặc điểm : kết quả của nó luôn được củng cố trong các tài liệu của vụ án – trong biên bản thẩm vấn người khác, trong các kết luận của giám định (giám định pháp –tâm lý, pháp - y), Quan sát không có mặt của người quan sát – trường hợp khi người quan sát là người cách xa, không tham dự vào giao tiếp hoặc hoạt động chung đối với người hoặc nhóm bị quan sát. Quan sát có mặt người quan sát có đặc điểm là người nghiên cứu tham gia vào tình huống xã hội với tư cách là một thành viên trong đó (đồng thời không bộc lộ ý đồ quan sát của mình – động cơ hành động của mình). Ưu điểm của phương pháp này – liên hệ trực tiếp với khách thể nghiên cứu, có khả năng ghi nhận được các sự kiện mà trong quan sát thông thường có thể người nghiên cứu không phát hiện được. Tất cả các phương pháp nêu trên đều là phương pháp nghiên cứu khách quan. Ngoài ra, trong các nghiên cứu tâm lý còn áp dụng phương pháp tự quan sát (nội suy). Nó thể hiện ở việc quan sát những thể hiện bên ngoài của hoạt động của mình, của những sự kiện có ý nghĩa tâm lý quan trọng trong cuộc sống của bản thân, cũng như quan sát đời sống và trạng thái tâm lý nội tâm. Giá trị khoa học của tự quan sát phụ thuộc vào mức độ khách quan của nó, mức độ tương ứng với các sự kiện thực tế. Người nghiên cứu có thể dựa vào bản thân tự mình phán đoán, ví dụ như : khi bổ sung kết quả nghiên cứu bằng những thông số khách quan thì có thể phán đoán về ảnh hưởng của những yếu tố này hay yếu tố khác đến những người tham dự hoạt động điều tra và xét xử. Phương pháp trao đổi. Mục tiêu của nghiên cứu tâm lý là nhận thức làm sao sâu sắc nhất về cá nhân, về thế giới nội tâm, quan điểm, xu hướng, hứng thú, thái độ của họ đối với các hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội. Trong những trường hợp này thì phương pháp quan sát tỏ ra không hiệu quả và phương pháp trao đổi là một trong những phương pháp có hiệu quả hơn. Thực chất của phương pháp này là việc trao đổi tự nhiên của nhà nghiên cứu với con người về các vấn đề mà mình quan tâm (không nên nhầm lẫn giữa trao đổi với phỏng vấn). Tài liệu thu thập được thường dưới dạng ngôn từ; nhà nghiên cứu phán đoán về hiện tượng mình quan tâm thông qua các phản ứng ngôn ngữ của người trò chuyện. Hiệu quả của trò chuyện phụ thuộc vào: 3
  4. 4 - Khả năng của nhà nghiên cứu thiết lập quan hệ cá nhân với người trò chuyện. - Có kế hoạch trò chuyện được chuẩn bị chu đáo . - Kỹ năng của nhà nghiên cứu đưa ra các câu hỏi gián tiếp chứ không phải những câu hỏi trực tiếp. Ý nghĩa của cuộc trao đổi phụ thuộc vào tính khách quan của những thông tin nhận được, vì vậy cần phải chú ý nhận được tối đa các thông tin thực sự, câu hỏi này cần phải được kiểm nghiệm bằng những câu hỏi khác; ngoài ra cũng nên sử dụng máy ghi âm để không chỉ ghi nhận nội dung mà còn ngữ điệu của người nói. Lặp lại cuộc nói chuyện cũng với những người ấy , song có sự thay đổi ít nhiều về nội dung nhằm tránh sự sáo rỗng, rập khuôn – đó cũng là một trong những điều kiện tạo cho phương pháp này có hiệu quả. Phương pháp trao đổi phần nhiều có nét giống thẩm vấn, bởi vậy cần lưu ý tới một số yêu cầu sau như : cơ sở hiệu quả thành công của phương pháp trao đổi đó là việc tạo ra hoàn cảnh không gò bó cho phép khả năng kết hợp một cách tự nhiên giữa việc tự do kể chuyện kết hợp trả lời những câu hỏi làm rõ, bổ sung và kiểm tra lại những gì trình bày. Đôi lúc nhằm tạo hiệu quả cho cuộc trao đổi, người ta tiến hành chúng trong điều kiện quen thuộc với con người được trao đổi. Bởi vậy, nếu như trao đổi có mục đích là làm quen với cá nhân con người thì có thể tiến hành ở nơi người ấy công tác, nghỉ ngơi và sống. Phương pháp bảng phỏng vấn. Đây là phương pháp hỏi ý kiến nhiều người theo một hình thức định sẵn. Phương pháp này được thực hiện một cách ẩn danh do đó cho phép thu được những thông tin khách quan về các quá trình và hiện tượng. Những tư liệu này sẽ được xử lý và phân tích thông qua phương pháp thống kê. Trong lĩnh vực tâm lý học pháp lý, phương pháp bảng phỏng vấn được ứng dụng tương đối rộng rãi – từ quá trình điều tra – xét xử cho đến lĩnh vực cải tạo và thực thi pháp luật. Bên cạnh phương pháp bảng phỏng vấn còn áp dụng phỏng vấn tự động qua điện thoại. Ưu điểm chủ yếu của nó là hoàn toàn ẩn danh. Nhờ vậy mà mọi người có thể dễ dàng trả lời một loạt những câu hỏi “tế nhị” hơn là làm bảng câu hỏi. Một dạng khác của bảng phỏng vấn đó là phương pháp phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn người ta phát biểu những suy nghĩ của mình đối với các hiện tượng, sự kiện. Phỏng vấn cần được thực hiện theo một chương trình xác định rõ ràng. Nhờ đó mà có thể nhận được những thông tin về các đặc điểm hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Phỏng vấn cán bộ điều tra, trinh sát cho phép biết về trình độ chuyên nghiệp, các khó khăn mà họ thường gặp, về ý kiến của họ về tình trạng tội phạm và các giải pháp giảm thiểu tình trạng đó Khi phỏng vấn các thẩm phán có thể nhận được các thông tin về cách thức hình thành các quan điểm riêng, tiêu chuẩn đánh giá chứng cứ, về các biện pháp xây dựng mối liên hệ tâm lý với bị cáo, về những ưu khuyết điểm của thủ tục xét xử. Tổng hợp kết quả phỏng vấn sẽ cung cấp tài liệu minh họa tương đối đầy đủ dành cho các kết luận lý thuyết và khuyến cáo cho việc thực hiện có hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật. Để xác định những đặc điểm tâm lý của cá nhân thì phương pháp nghiên cứu tiểu sử có một ý nghĩa đặc biệt. Bản chất của phương pháp này là việc thu thập và phân tích các tư liệu có tính tiểu sử, qua đó soi rõ các đặc điểm con người và sự phát triển của họ. Ở đây gồm có: - xác định những thông tin tiểu sử cụ thể, phân tích các nhật ký, thu thập và đối chiếu hồi ức của những người khác 4
  5. 5 Phương pháp nghiên cứu tiểu sử là phương pháp được các nhà nghiên cứu tội phạm học các nước thường sử dụng. Với mục đích nghiên cứu cá nhân tội phạm, người ta đã soạn các bảng câu hỏi tiểu sử khác nhau; và cho tới giờ những bảng câu hỏi này vẫn còn ý nghĩa ứng dụng thiết thực. Ví dụ như bảng câu hỏi do giáo sư Italia – Ottolengi đưa ra có những phần đặc biệt thú vị đối với các nhà tâm lý học pháp lý: “thông tin về gia đình của đối tượng, những yếu tố di truyền, điều kiện sống và giáo dục, thói quen (hút thuốc, nghiện rượu, ma túy), những trò giải trí ưa thích (cờ bạc ), thông tin về những hành vi thường có trong gia đình, ở nơi làm việc, khi phục vụ quân đội, khi đi ra nước ngoài, về thái độ đối với cảnh sát và giới tội phạm, về những quan hệ bà con thân thuộc”. Những câu hỏi như vậy cho phép nghiên cứu cá nhân tội phạm đầy đủ hơn và có phương pháp hơn. Trong thực tiễn điều tra –xét xử và cải tạo, một số khía cạnh riêng lẻ của phương pháp nghiên cứu tiểu sử này là phương tiện quan trọng thu nhận thông tin được dùng vào mục đích chiến thuật. Về bản chất phương pháp tổng hợp các nhận xét độc lập gần với phương pháp nghiên cứu tiểu sử, mục tiêu của nó là thu thập các thông tin về cá nhân nhằm nhận được các nguồn độc lập khác nhau. Phương pháp này cung cấp tư liệu phong phú cho phép xây dựng quan nỉệm đầy đủ hơn về cá nhân nhờ phân tích các ý kiến do những người có những quan hệ khác nhau với đối tượng đưa ra. Các tài liệu chính thức quan trọng có những thông tin được sử dụng để tổng hợp các đặc điểm độc lập là: - Nhận xét của đơn vị công tác, học tập, nơi sống; - Hồ sơ lưu vụ án hình sự, nếu như đối tượng là người đã có tiền án. Trong trường hợp này việc phân tích biên bản phiên họp xét xử có thể đem lại nhiều thông tin bổ ích. Ở đây đã thể hiện rõ nét nhất những đặc điểm tâm lý của cá nhân (cách tự bào chữa, thái độ đối với những kẻ tòng phạm ). Từ những tài liệu này có thể có những thông tin về hành vi của đối tượng trong thời gian ở trại cải tạo, về thái độ đối với những người thân quen - Hồ sơ tiểu sử bệnh án. - Biên bản giám định pháp y và tâm thần, nếu như đối tượng đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phương pháp thực nghiệm – là phương pháp chủ đạo trong tâm lý học. Nó có khuynh hướng nghiên cứu các hiện tượng tâm lý ở những điều kiện được chuẩn bị đặc biệt trước và về mặt bản chất được chia thành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm chủ yếu được áp dụng trong các nghiên cứu khoa học, cũng như trong khi tiến hành giám định pháp y. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là những khó khăn của việc sử dụng thiết bị kỹ thuật của phòng thí nghiệm trong điều kiện hoạt động thực tiễn của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như sự khác biệt của diễn biến các quá trình tâm lý trong điều kiện phòng thí nghiệm với diễn biến của chúng trong điều kiện bình thường. Những nhược điểm trên được khắc phục khi sử dụng phương pháp thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên. Trong thực nghiệm ở điều kiện tự nhiên, các thành viên của thực nghiệm sẽ tiếp nhận những gì xảy ra như những gì như thực tế, mặc dù hiện tượng được nghiên cứu được nhà 5
  6. 6 nghiên cứu chuẩn bị trong các điều kiện được ấn định trước cũng như diễn biến của thực nghiệm sẽ được ghi nhận một cách khách quan. Một trong những dạng của phương pháp thực nghiệm được sử dụng trong tâm lý học pháp lý đó là – thực nghiệm kết hợp giảng dạy. Nó được sử dụng trong khi nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong quá trình học tập và đào tạo ngành nghề, trong việc áp dụng những phương pháp học tập tích cực (qua đó hình thành những phẩm chất quan trọng của chuyên gia pháp luật tương lai). Phương pháp này có thể áp dụng trong hoạt động của các cơ sở cải tạo phạm nhân. Nhờ phương pháp này mà có thể phát triển ở phạm nhân kỹ năng lao động, những quan điểm và thái độ mới đối với xã hội, hình thành hành vi có thể chấp nhận được về mặt xã hội. Có một kiểu khác nữa của phương pháp thực nghiệm đó là thực nghiệm liên tưởng; do F.Galton và K. Iung đề ra. Thực chất của phương pháp này là việc đưa ra từng từ (có vẻ ngẫu nhiên) và đề nghị người được thí nghiệm trả lời bằng bất kỳ từ nào xuất hiện trong đầu của mình. Trong khi tiến hành thí nghiệm người ta sẽ ghi nhận chi tiết thời gian phản ứng , có nghĩa là khoảng thời gian giữa câu hỏi và câu trả lời. Mội biến thể khác của phương pháp thí nghiệm được áp dụng trong một lĩnh vực hẹp đó là phương pháp trắc nghiệm. Phương pháp này đã được sử dụng để giải quyết một loạt vấn đề: kiểm tra mức độ phát triển trí tuệ, xác định độ chuyên nghiệp ngành nghề, phát hiện các tham số của nhân cách. Trong tâm lý học hiện đại có những loại trắc nghiệm thông dựng như: trắc nghiệm đánh giá, trắc nghiệm xúc cảm, trắc nghiệm nhân cách. Trong tâm lý học pháp lý thường áp dụng trắc nghiệm xúc cảm. Chúng dùng để xác định tâm thế cá nhân bởi vì chúng “khiêu khích” con người bộc lộ bản thân. Phổ biến nhất là trắc nghiệm Rorsakh ( sử dụng các vết mực đen để người ta liên tưởng), trắc nghiệm tổng giác chủ đề (TAT) của Merreia, trắc nghiệm Rozensveig (trạng thái cùng quẫn), các trắc nghiệm có sử dụng những hình ảnh.v.v. Có trắc nghiệm nghiên cứu ý thức pháp luật – trắc nghiệm Mira – Lopes về sự không chung thủy vợ chồng: Đề nghị người được nghiên cứu đặt mình vào trường hợp bị phản bội và chọn một trong những giải pháp như: giết tình địch, giết người có lỗi, bỏ đi, ly dị . Trắc nghiệm nhân cách được xây dựng theo nguyên tắc con người tự đánh giá bản thân mình. Nổi tiếng nhất đó là trắc nghiệm “MMPI”, có 384 câu, qua đó người ta có thể hình dung được diện mạo tâm lý của nhân cách. Tương tự như vậy còn có trắc nghiệm Tailor và Aizenk xác định độ lo lắng và khép kín cũng như cân bằng xúc cảm của nhân cách. Trắc nghiệm thường được sử dụng trong giám định pháp – tâm lý và nghiên cứu nhân cách tội phạm. Phương pháp phân tích và đánh giá kết quả hoạt động của con người. Sản phẩm hoạt động con người là những tư liệu khách quan cho phép phát hiện nhiều đặc điểm của tâm lý con người. Việc phân tích sản phẩm hoạt động cũng cho phép nhận xét về những đặc điểm của kỹ năng, phương thức hành động, các nét của nhân cách thể hiện trong thái độ đối với lao động Trong tâm lý học pháp lý, việc nghiên cứu các quá trình và kết quả hoạt động áp dụng pháp luật có một vai trò quan trọng. Để làm rõ vai trò của nhân tố cá nhân con người, trình độ chuyên nghiệp thì nhất thiết phải tổng hợp được kinh nghiệm hàng đầu tiên tiến cũng như những thất bại, sai lầm trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhằm mục đích này thì việc nghiên cứu tài liệu trao đổi kinh nghiệm, các công bố của những chuyên gia hàng đầu về luật học mà ở đó đã mở ra những bí mật nhà nghề và có những lời khuyên bổ ích trong 6
  7. 7 việc khắc phục sự biến dạng, méo mó nghề nghiệp và cũng như những hiện tượng tiêu cực khác. Biến thể đặc biệt của phương pháp này là phương pháp nghiên cứu kết quả hoạt động phạm tội, phương thức thực hiện hành vi phạm tội. Các nhà tội phạm học đều biết rằng những kẻ tội phạm – từng có tiền án, thường “chuyên môn hóa” ở một lĩnh vực phạm tội nào đó nhất định và thường thực hiện bằng một phương thức nhất định. Phương thức khi được lặp đi lặp lại thì tạo ra cái gọi là “chữ ký tội phạm”. Đôi khi thì “danh thiếp” của tội phạm có thể là việc xâm hại đến một số đối tượng nhất định ví dụ như, chỉ ăn trộm tranh cổ quý (vàng bạc, đá quý, vật dụng điện tử, xe máy). Tri thức về phương thức gây án áp dụng để khám phá vụ án đã được các nhà tội phạm học áp dụng từ hồi cuối thế kỷ XIX, khi đó đã đưa ra một dạng đăng ký mã số đặc biệt về tội phạm – theo phương thức gây án - M08. Nghiên cứu phương thức, vị trí và thời gian gây án đôi khi cho phép xác định được một số đặc điểm cá nhân tội phạm ( tính tàn nhẫn, có tính toán, hời hợt ). Việc cắt thân thể của người bị hại, hoặc là đốt phi tang có thể nói lên tính lạnh lùng hoặc đần độn xúc cảm của tội phạm (đôi khi đó là dấu hiệu của sự lệch lạc, biến dạng tâm thần). Ngoài ra theo phương thức gây án có thể xác định còn có thể xác định về kỹ năng nghề nghiệp, mức độ phát triển trí tuệ, năng lực của bị cáo. Ví dụ, không phải ai cũng có thể chế tạo được dấu giả hoặc tiền giả và việc mở một két sắt có cấu tạo phức tạp đòi hỏi phải có tri thức nhất định và tài năng. Phân tích phương thức gây án có thể thấy được trạng thái xúc cảm của tội phạm. Việc gây ra vô số thương tích trên thân thể nạn nhân có thể nói lên việc tội phạm đang ở trạng thái kích động xúc cảm mạnh. Phương pháp phân tích tâm lý về các tài liệu. Tài liệu, theo nghĩa rộng là những gì được ghi chép, vẽ hoặc thể hiện bằng cách nào đó, có thể chứa đựng những thông tin có liên quan tới tâm lý học pháp lý. Phân tích tài liệu – phương pháp cho phép tiếp cận những thông tin trên. Có những tài liệu có ý nghĩa pháp lý và cũng có những tài liệu không có liên quan tới luật pháp. Ở đây chúng ta chỉ bàn tới những tài liệu luật pháp. Trong quá trình nghiên cứu các chuẩn mực pháp luật điều chỉnh hoạt động tố tụng, việc phân tích tâm lý giúp hiểu rõ các yêu cầu đưa ra đối với công tác của cán bộ điều tra, thẩm phán, giúp phát hiện sự phản ánh quy luật tâm lý trong những chuẩn mực này, mà những quy luật này cần phải được lưu ý trong hoạt động điều tra, ví dụ trong việc nhận dạng, thẩm vấn trẻ vị thành niên.v.v. Phân tích thực tiễn xét xử đem lại nội dung phong phú về mặt tâm lý, bởi vì trước hết nó là sự nghiên cứu các tình huống xét xử phức tạp tức là những tình huống đã có liên quan đến việc tuyên án. Nếu như một luật gia chủ yếu lưu ý tới tính đúng đắn hay không của việc áp dụng các chuẩn mực pháp luật trong khi tuyên án thì nhà tâm lý qua phân tích của mình sẽ cố gắng thấy được hoàn cảnh cuộc sống mà trong đó có sự kết hợp các hiện tượng tâm lý xã hội, liên nhân cách và tâm lý cá nhân – và đó là những gì sẽ ảnh hưởng đến quyết định xét xử. Trong những quyết định xét xử, nhà tâm lý sẽ lưu ý tới những sự kiện của cuộc sống, đó chính là những gì nói lên trạng thái đạo đức – pháp luật của xã hội. Bởi vậy có thể nói rằng tại sao các vụ án ly hôn thường rất nghèo nàn về mặt pháp lý nhưng lại là tư liệu quý đối với các nghiên cứu xã hội học, tâm lý học xã hội và tâm lý học về đời sống gia đình. Điều này cũng như vậy khi nói về những quyết định của tòa về trách nhiệm của cha mẹ đối với những gì mà con cái của họ đã vi phạm (pháp luật), khi mà những khuyết tật của xã hội hóa pháp luật trong gia đình đã bộc lộ rõ ràng. 7
  8. 8 Khách thể của phân tích tâm lý có thể là các thẩm phán – những người đưa ra quyết định phán xét. Về mặt tâm lý, đáng chú ý là những vấn đề như : động cơ của những quyết định đưa ra, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành quan điểm cá nhân của thẩm phán đối với vụ án Ngoài việc phân tích định tính tài liệu pháp lý – phân tích ý nghĩa, mặt nội dung của những tài liệu này, thì còn có phương pháp phân tích về lượng, hình thức –phân tách và xử lý các đơn vị thông tin. Phổ biến nhất đó là phương pháp phân tích – định lượng. Thực chất phương pháp này là việc tách trong nội dung tài liệu (văn bản) các đơn vị nghĩa (từ hoặc dấu hiệu), qua đó có thể ghi nhận và chuyển thành các chỉ số bằng lượng thông qua các đơn vị tính toán. Đơn vị tính toán được sử dụng là tần số xuất hiện dấu hiệu trong văn bản, khối lượng của văn bản chứa đựng đơn vị nghĩa (trong dòng, đoạn văn). Phân tích tài liệu cũng cho phép khả năng nhận được thông tin về con người. Đó có thể là những bức thư, nhật ký, báo cáo Khi đánh giá về cá nhân theo các tài liệu, cần chú ý không chỉ tính tới nội dung mà cả hình thức thể hiện ý nghĩ, tình cảm, trạng thái của con người. Trong nghiên cứu nhân cách, tâm lý - thư học có một vị trí đặc biệt, khoa học này đề ra mục tiêu xác định các tính chất của nhân cách dựa trên các đặc điểm của nét chữ cá nhân. Qua thư từ có thể giới tính, trình độ học vấn, trạng thái xúc cảm, khuyết tật ngôn ngữ và tâm lý, một số đặc điểm khí chất. Mọi nghiên cứu cá nhân đều kết thúc bằng việc tổng hợp tất cả các tài liệu thu được từ đó tạo thành bức tranh mô tả tâm lý của nhân cách. Việc tạo mô tả tâm lý góp phần định hướng giữa các tư liệu thu được, đồng thời hỗ trợ việc phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong những tài liệu đó, cho phép xác định những nguyên nhân tâm lý – xã hội của hành động phạm tội (nếu như đối tượng nghiên cứu là bị cáo). Trong khuôn khổ tâm lý học tư pháp và tâm lý học tội phạm, đối với nhân cách người bị tình nghi, bị can, phạm nhân v.v.có thể xác định các vấn đề sau cần được nghiên cứu: - Xã hội – nhân khẩu: Ngày, tháng năm và nơi sinh, dân tộc, trình độ học vấn, chuyên môn, nơi công tác, tính chất công việc, chức vụ, hoàn cảnh đời sống vật chất của gia đình, nhà cửa, của quan hệ trong gia đình, khuynh hướng của các thành viên gia đình (đam mê rượu chè, ma túy, thực hiên những hành vi chống đối pháp luật, bại hoại trong quan hệ giới ). - Tiền sự ( nếu như người được nghiên cứu là bị cáo): khi nào và đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức độ chịu hình phạt, nơi được cải tạo. - Sức khỏe: tình trạng sức khỏe thể chất và tâm lý của cá nhân và của các thành viên gia đình. - Hình dạng bên ngoài: khuôn mặt (mô tả bằng lời và lưu ý về đặc điểm khuôn mặt); chiều cao ( thấp, trung bình, cao và cao không bình thường); cân nặng và thân hình (rất gầy, gầy, cân đối, béo); giọng nói (nói to, trung bình, nhỏ, dễ nghe – khó nghe, đặc điểm : nói ngọng, nói giọng mũi, nói lắp ); điệu bộ (tạo ấn tượng dễ chịu, tạo ấn tượng khó chịu); quần áo (chỉnh tề, không chỉnh tề, chú ý đến vẻ ngoài của mình, ăn mặc lố lăng); hình xăm (vị trí có hình xăm, nội dung của hình xăm). - Thân thế ( đường đời): cha mẹ ( năm và nơi sinh, dân tộc, chỗ ở, vị trí xã hội, học vấn, sở thích của họ .v.v.); tuổi thơ (là thứ mấy trong các anh chị em, anh và chị; quan hệ với anh chị; những sự kiện ấn tượng nhất ở tuổi thơ, có đi vườn trẻ không, quan hệ với bạn cùng trang lứa v.v.); trường học (trường nào, những môn học yêu thích, quan 8
  9. 9 hệ với bạn cùng tuổi và với các giáo viên, có giáo viên nào được kính yêu không, những vi phạm nội quy học tập, thành tích trong trường, các bạn trong trường, vị trí giữa các bạn, có biệt hiệu không, đã từng bị đưa vào danh sách trẻ vị thành niên chưa ngoan để theo dõi trong hồ sơ của cảnh sát chưa); trường đại học (nguyên nhân thi vào trường, thành tích học tập, kiến thức chuyên môn, kỹ năng); hoạt động lao động và phục vụ trong quân đội (tính chất công việc, thái độ đối với lao động và nhiệm vụ trong quân đội, vị trí trong đồng nghiệp, đồng đội, mức độ thõa mãn trong công việc, ảnh hưởng của hoạt động lao động và chiến đấu đến nhân cách); cuộc sống gia đình (con cái, hiện nay đang sống với những ai). - Lối sống: gia đình (quan hệ giữa vợ chồng, thái độ đối với con cái, cha mẹ ); nghề nghiệp và chuyên môn (động cơ chọn nghề và công việc, mức độ thỏa mãn công việc, thăng tiến trong công tác, vị trí xã hội trong công tác, có chỗ làm việc ổn định, thường xuyên hoặc không thường xuyên thay đổi chỗ làm việc); tham gia làm việc nhà (vườn, trồng rau, hoa ); có lối sống nhàn rỗi; tính tích cực trong việc tham gia hoạt động chính trị, xã hội (tích cực, không tích cực ); nghỉ ngơi (thể thao, xem phim, rạp hát, cờ bạc, uống rượu, bia với bạn bè, thích nghỉ ngơi ở nhà với vợ con ); điều kiện vật chất của gia đình (có nhà riêng, biệt thự, vườn, ô tô, xe máy, đồ đạc trong nhà, ngân sách gia đình, có thu nhập riêng ). - Hành vi: hành vi đạo đức – pháp luật (chấp hành các chuẩn mực, có xu hướng vi phạm, thái độ đối với phụ nữ, thái độ công bằng trong khi tranh cãi, không khoan nhượng đối với các hiện tượng vi phạm các chuẩn mực pháp luật); hành vi trong các tình huống căng thẳng ( bình tĩnh, lạnh lùng, lo lắng, mất bình tĩnh, hành vi tỉnh táo, mất tỉnh táo); hành vi trong tình trạng cùng quẫn (bực bội, hung hãn, nhẫn nhịn, trầm uất, tự trách mình ); hành vi trong trạng thái say rượu (bình tĩnh, ôn hòa, hung hãn, ham đánh nhau, mất tự chủ .v.v.); những tính chất của hành vi ý chí (kiên quyết, tích cực, dũng cảm, thụ động, hèn nhát ). - Khuynh hướng nhân cách: các nhu cầu chủ đạo (nhu cầu sinh lý, an toàn, quan hệ xã hội, vị thế xã hội, nhu cầu được tôn trọng nhân cách, nhu cầu tự thể hiện ); định hướng giá trị (định hướng thỏa mãn chỉ những nhu cầu của bản thân hoặc của các thành viên trong gia đình, định hướng giúp đỡ người khác, định hướng theo các chuẩn mực trong xã hội, tôn trọng trật tự xã hội); của cải vật chất (tiền bạc, đồ đạc, những sở hữu khác); thế giới quan (quan điểm, niềm tin, lý tưởng, các nguyên tắc sống.v.v.) sở thích, hứng thú (sở thích, đam mê, độ rộng hẹp của hứng thú, mức độ ổn định của hứng thú). - Năng lực: năng lực trí tuệ - năng lực chung ( trình độ văn hóa, độ uyên bác, thông thái, phẩm chất của trí tuệ - khả năng tư duy phân tích, tổng hợp, linh hoạt, nhanh nhẹn, chậm ỳ Tính chất của trí nhớ - chính xác, ghi nhớ nhanh, dễ dàng, nhớ lâu. Tính chất của tưởng tượng - xu hướng mơ mộng, tính hiện thực của tưởng tượng, tính nghèo nàn ). Năng lực chuyên biệt (năng lực tổ chức, âm nhạc, nghệ thuât, kỹ thuật, giao tiếp – khả năng làm quen, gần gũi và ảnh hưởng đến mọi người ) - Khí chất: tính quảng giao (quảng giao, không quảng giao, khép kín); khuynh hướng làm thủ lĩnh (không có khuynh hướng); khả năng làm việc ( có khả năng làm việc lâu, không mệt, chịu đựng tốt với nhiễu, đòi hỏi phải nghỉ ngơi, chóng mệt); xúc cảm ( sức mạnh và độ sâu của xúc cảm, khuynh hướng, có khuynh hướng “ù lì” trạng thái 9
  10. 10 xúc cảm, xu hướng bùng nổ xúc cảm, tính ổn định xúc cảm, tâm trạng thường có – lạc quan, ủ dột, âu sầu, độc ác , khả năng kiềm chế biểu hiện xúc cảm ) - Tính cách: thái độ đối với mọi người (kính trọng, thiện chí, thô bạo, tục tằn, khả năng đồng cảm, tàn nhẫn, thành thực, giả dối, hung hãn, hống hách, nhẫn nhục, thích có uy, độc lập, có khuynh hướng thỏa hiệp, tính xung đột, gây gổ, thích hòa bình ); thái độ đối với bản thân (tự đánh giá – coi mình giỏi hơn mọi người, dở hơn ), mức độ phấn đấu, kỳ vọng (cao, trung bình, thấp), lòng tự ái (ích kỷ, khiêm tốn, hiếu thắng lành mạnh, tự ái ), thái độ đối với lao động (yêu lao động, có kỷ luật, tận tâm, lười biếng, vô trách nhiệm ), thái độ đối với đồ vật ( tiết kiệm, hoang phí, keo kiệt, thích gom góp, hám lợi, gọn gàng, bừa bãi ) CHƯƠNG III. TÓM TẮT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ HỌC PHÁP LÝ §1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁP LÝ Ở CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY Ở các nước Tây Âu sự phát triển của tâm lý học pháp lý đã được khởi đầu như là sự phát triển của tâm lý học hình sự và tâm lý học tư pháp. Ở Đức vào cuối thế kỷ XVIII đã có những công trình đầu tiên về việc sử dụng các kiến thức tâm lý trong tố tụng hình sự. Năm 1792 đã xuất hiện các công trình của các nhà khoa học Đức – K. Ekartxgauzen “Bàn về tính tất yếu của nhận thức tâm lý trong xét xử tội phạm” và I.Saumann “Những suy nghĩ về tâm lý học hình sự” – qua đó đã thể hiện dự định xem xét dưới góc độ tâm lý học về các khái niệm pháp luật – hình sự cũng như về nhân cách tội phạm. Năm 1808 I.Gofbauer đã cho ra cuốn sách nhan đề: “ Tâm lý học trong các ứng dụng chủ yếu của nó đối với đời sống tư pháp” và năm 1835 I.Fredreikh – “Hướng dẫn hệ thống về tâm lý tư pháp” – trong những tác phẩm này đã xem xét những khía cạnh tâm lý học của nhân cách tôi phạm, của xét xử hình sự, đã dự kiến áp dụng những tri thức tâm lý sẵn có vào quá trình điều tra tội phạm. Từ giữa thế kỷ XIX dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của tâm lý học đại cương và nhất là tâm lý học thực nghiệm, tâm lý học hình sự đã phát triển ngày càng tăng. Các công trình của nhà tâm thần học Italia C.Lambrozo có một vai trò đặc biệt trong sự phát triển này, ông là người lập nên hướng nghiên cứu tâm sinh học trong việc nghiên cứu nhân cách tội phạm. Trong lý thuyết của mình về “tội phạm bẩm sinh” – (đó là những kẻ do đã thừa hưởng những phẩm chất xấu xa của cha ông, cho nên không thể nào sửa chữa được) – ông đã cho rằng hành vi phạm tội là một dạng của tâm bệnh học. Cách lý giải này về hành vi phạm tội đã dẫn đến việc trong nhiều năm, tâm lý học hình sự gắn liền với tâm thần học tư pháp và là tên gọi khác của tâm thần học tư pháp. Vào đầu thế kỷ XX, đối tượng của tâm lý hình sự đã có sự thành hình cuối cùng, điều này được thể hiện trong công trình của G. Gross “Tâm lý học hình sự”(năm 1905), cũng như của P.Kaufman “Tâm lý học phạm tội” (năm 1912) và I.Bulfen “Tâm lý học tội phạm”(1926). Hướng phát triển thứ hai của tâm lý học tư pháp đó là nghiên cứu vấn đề lời khai của nhân chứng, hướng này đã được nghiên cứu thực nghiệm vào cuối thế kỷ XIX. Những nghiên cứu này đã được tiến hành ở Đức (Ster, Lipman, List), Ở Pháp (Bine, Klapared). Kết 10
  11. 11 quả có thể những nghiên cứu này được thường xuyên công bố trong tạp chí “ Các báo cáo về tâm lý lời khai” (Laixich, 1903 -1906). Hướng thứ ba của sự phát triển tâm lý học tư pháp đó là nghiên cứu các phương pháp chẩn đoán tâm lý – các phương pháp tâm lý xác định sự phạm tội của bị can và bị cáo. Ví dụ như dùng phương pháp thực nghiệm liên tưởng với tư cách là phương pháp chẩn đoán: người được thí nghiệm cần phải trả lời ngay ( nói ngay từ đầu tiên xuất hiện trong đầu) sau khi nghe thấy một từ nào đó. Nhìn bên ngoài, cảm tưởng rằng đơn giản. Trong trường hợp bình thường thì người được thí nghiệm sẽ dễ dàng trả lời đối với những từ đầu tiên, song tình huống trở nên phức tạp hơn khi người đó phải trả lời đối với những từ gợi nhớ cảm xúc mạnh. Tội ác, đặc biệt là tội đặc biệt nghiêm trọng ở những người lần đầu gây án, luôn gắn liền với xúc cảm mạnh. Do đó, nếu như người được thí nghiệm – bị tình nghi thực hiện hành động phạm tội, khi nghe từ có quan hệ với tội lỗi của mình thì thường có phản ứng xúc cảm, kết quả là quá trình liên tưởng của họ bị ức chế mạnh hoặc trở nên khó khăn hơn. Điều này thể hiện bằng thời gian trả lời trở nên lâu hơn hoặc người đó sẽ phản ứng bằng những từ không bình thường không có quan hệ gì đối với từ “kích thích”. Tương tự như vậy, các nhà tâm lý cùng với các chuyên gia tư pháp đã tạo ra một dạng hỏi cung mới, trong đó đối với bị cáo ( phủ nhận việc phạm tội) bằng cách lập một bảng các từ trong đó có những từ buộc phải liên tưởng tới những tình tiết phạm tội. Phương pháp thực nghiệm liên tưởng đã được phổ biến rộng rãi vào hồi đầu thế kỷ XX và là “tiền thân” của máy “xác định nói dối”, thiết bị được áp dụng tương đối rộng rãi trong thực tiễn điều tra và tư pháp ở các nước phương Tây và đặc biệt là ở Mỹ. Những kết quả thu được từ các nghiên cứu thí nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học của lời khai nhân chứng đã là nền tảng của việc ứng dụng tâm lý học giám định trong quá trình tư pháp – đó là hướng phát triển thứ tư của tâm lý học tư pháp ở các nước phương Tây. Trong khuôn khổ của hướng nghiên cứu này đã có những công trình như: “Tâm lý học nhân chứng trẻ tuổi trong những vụ án quan hệ giới” L. Stern (1926), “Nhà tâm lý giám định trong các vụ án hình sự và dân sự” K. Marbe (1926). Bản thân một vài nhà tâm lý tư pháp hồi đó cũng làm giám định viên tại tòa như: Stern, Marbe, Klapared. Hướng phát triển thứ năm của tâm lý học tư pháp đó là việc tách tâm lý học lao động khỏi tâm lý ứng dụng, nhằm mục tiêu nghiên cứu hoạt động điều tra – tư pháp với tư cách là một nghề nghiệp, xây dựng phác đồ nghề nghiệp của cán bộ điều tra, thẩm phán và trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị trong việc tuyển chọn và đào tạo cán bộ tư pháp, trong việc tổ chức lao động của họ một cách khoa học. Nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này là công trình của G.Miuxterberg “Cơ sở của tâm lý kỹ thuật” (1914), trong đó có một phần đặc biệt viết về việc ứng dụng tâm lý học trong pháp luật. Vào những năm 50 -60 thế kỷ XX, các vấn đề của tâm lý học pháp lý lại được mọi người quan tâm. Trong thời gian này đã xuất hiện những công trình nghiên cứu lớn như “Tâm lý học và tội phạm” R. Luvaj (1956), “Tâm lý pháp luật và tâm lý học hình sự” G.Tokh (1961), “Tâm lý học hình sự” O.Abrakhamxon (1961), “Tâm lý dành cho cho cán bộ của các cơ quan điều tra, tư pháp và cải tạo” G.Duđiz (1955). Sự phát triển của tâm lý học pháp lý ở Nga Ở nước Nga Tâm lý học với tư cách là khoa học đã có vào thế kỷ XVIII. Nhưng nó không có ảnh hưởng tới hoạt động tư pháp bởi vì quá trình tra khảo thời đó không cần áp dụng 11
  12. 12 những tri thức tâm lý học. Hoạt động tư pháp chủ yếu đã dựa trên quá trình trao đổi thư tín mật, với ý muốn chủ quan tìm cách có được lời thú tội bằng mọi giá, kể cả nhờ các biện pháp tra tấn dã man và tinh vi nhất. Cùng với các tra tấn thể xác, người ta cũng đã áp dụng những tác động tâm lý (dựa trên kinh nghiệm thông thường) đối với con người. Đã có những thử nghiệm thông qua việc tạo ra các điều kiện và tình huống đặc biệt, bắt con người phải bộc lộ tình cảm và thái độ thật sự của mình đối với sự kiện là đối tượng đang điều tra. L.E.Vlađimirpv đã viết: “Người ta đã tạo ra những tình huống đặc biệt kinh khủng – họ đưa bị can hoặc bị cáo tới căn phòng mờ tối, ở đó có xác của nạn nhân, điều tra viên đứng cạnh bên cạnh xác chết đó và bảo bị cáo hãy nói sự thật, điều tra viên hy vọng rằng bị cáo bị chấn động mạnh sẽ bộc lộ bản thân ”. Trong khi tiến hành điều tra kiểu này, người ta đặc biệt chú ý tới hành vi của bị cáo, động tác chân tay, ngữ điệu, nét mặt cuối buổi điều tra sẽ có biên bản về “độ kiềm chế và cử chỉ của bị cáo” trong khi thẩm vấn. Bên cạnh việc sử dụng tâm lý – kinh nghiệm, vào thế kỷ XVIII đã có một số công trình đề cập tới những khuyến nghị về chiến thuật tiến hành điều tra. Có thể tìm thấy những lời khuyên thú vị trong tác phẩm của I.I. Poxoskov (1652 – 1726) “Cuốn sách về sự nghèo đói và giàu có”, trong đó có các khuyến nghị tâm lý đối với thẩm vấn bị cáo và nhân chứng. Tác giả đã tổng kết việc sử dụng các thủ thuật tiến hành thẩm vấn nhân chứng khai man, trình bày chi tiết cách chi tiết hóa lời khai của nhân chứng giả như thế nào, để có tài liệu cần thiết vạch trần lời khai man. M.M. Serbatôv (1733 -1790), nhà sử học, triết học, tác giả của “Lịch sử nước Nga từ thời xa xôi”, đã nói về sự cần thiết của việc xây dựng luật pháp có tính đến tâm lý dân tộc. Ông cũng là một trong những người đầu tiên nêu vấn đề trả tự do trước thời hạn cho tù nhân, đã đánh giá cao vai trò của lao động trong việc cải tạo tội phạm. Vào đầu thế kỷ XX đã có những dự định luận chứng các vấn đề của luật hình sự bằng kiến thức tâm lý học. Từ năm 1806 đến 1812 tại đại học tổng hợp Mátxcơva đã có chương trình giảng dạy môn “Tâm lý hình sự”. Những cuộc cải cách pháp luật vào những năm 60 của thế kỷ XIX, sự hình thành khoa học tâm lý đã tạo ra tiền đề khách quan của việc sử dụng tri thức tâm lý vào quá trình xét xử tư pháp. Sau một thời gian dài đen tối của sự chuyên quyền luật pháp, không hề có tính công khai và tranh tụng của các bên, và từ khi có cải cách pháp luật, trong quá trình xét xử, những nguyên tắc sau đã được khẳng định: tính độc lập của tòa án và tòa án chỉ tuân thủ pháp luật, nguyên tắc không bãi miễn, nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc bảo đảm sự công bằng cho các bên ( bên nguyên cáo và bên bị cáo). Quá trình điều tra được tách khỏi công tác truy lùng của cảnh sát và viện kiểm soát, cơ quan tòa tuyên thệ đã được thành lập, cũng như lĩnh vực luật sư cũng đã tách khỏi nhà nước. Đồng thời đã xuất hiện những vấn đề như: đặc điểm tri giác và đánh giá của thẩm phán và chủ tọa phiên tòa về các chứng cứ cũng như việc các chủ tọa bị tác động tâm lý từ phía các luật sư và công tố viên trong thời gian tranh tụng. Trong các phát biểu tại phiên tòa, nhằm xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, nhân cách bị can, bị cáo đã được phân tích sâu sắc về mặt tâm lý, đồng thời các động cơ hành động của họ cũng đã được vạch ra. 12
  13. 13 Đã xuất hiện các công trình chuyên sâu về việc ứng dụng tri thức tâm lý trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Ví dụ như giáo trình của B.L.Xpaxôviz “Luật hình sự” (1863) đã sử dụng một khối lượng lớn những kết quả nghiên cứu tâm lý. Vào năm 1874 ở Kazan đã ra đời chuyên khảo đầu tiên về tâm lý học pháp lý – “ Ký sự tâm lý học pháp lý” A.A.Freze, tác giả đã xem xét hàng loạt các khái niệm tư pháp – hình sự từ góc độ tâm lý học. Nói chung vào cuối thế kỷ XIX, sự phát triển tâm lý học pháp lý chủ yếu theo các hướng sau: Hướng thứ nhất – triển khai các nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học hình sự theo quan điểm về tội phạm của Lambrozo. Vào cuối thế kỷ XIX, trong các công trình của các nhà bác học Nga, nhân cách tội phạm được xem như là một dạng bệnh thái tâm lý – là trạng thái gần giống với bệnh thần kinh. Ví dụ một số tác phẩm có tên gọi như: “Tâm bệnh học tư pháp” V.P.Xerbxki (1900), “Tâm bệnh học tư pháp” P.I.Kovalevxki (1900). Sau này khuynh hướng sinh học hóa và tâm bệnh hóa trong việc nghiên cứu nhân cách tội phạm đã được V.M.Bekhcherev, X.P.Poznhixev, M.N.Gernhet khắc phục.Vào năm 1907, theo theo sáng kiến của V.M.Bekhcherev ở Sant – Peterburg đã thành lập viện khoa học – giảng dạy tâm thần kinh, trong chương trình giảng dạy đã có môn “Tâm bệnh học tư pháp”. V.M.Bekhcherev đã tham gia tích cực vào việc vạch ra các vấn đề tâm lý học – tư pháp, chủ yếu là trong lĩnh vực tâm lý học hình sự. Trong tác phẩm “Bàn về tâm lý học thực nghiệm trong việc nghiên cứu tội phạm” (1902), ông đã phân loại các nhóm tội phạm theo tiêu chuẩn tâm lý: 1) phạm tội do đam mê (mãnh liệt và xung động); 2) tội phạm có hạn chế về mặt nhạy cảm, về lĩnh vực đạo đức, đã gây tội ác một cách lạnh lùng và có chủ ý; 3) tội phạm có hạn chế về mặt trí tuệ; 4) tội phạm có ý chí kém (lười biếng, nghiện ngập.v.v.). Năm 1912, V.M.Bekhcherev đã công bố một công trình lớn về phương pháp nghiên cứu tâm lý tội phạm “ Phương pháp tâm lý học – khách quan trong việc áp dụng nghiên cứu vấn đề tội phạm”. Ngoài V.M.Bekhcherev ra còn có X.V. Poznhiev và M.N.Gernhet cũng nghiên cứu tâm lý tội phạm. Trong các cuốn sách “Cơ sở chủ yếu của khoa học pháp luật hình sự”(1912) và “Đại cương của công tác ở nhà tù”(1915), X.V.Poznhiev đã phân tích sâu sắc đặc trưng tâm lý của tội phạm. Sau này ông đã tổng kết các nghiên cứu của mình thành tác phẩm chủ yếu của mình “Tâm lý học hình sự. Các dạng tội phạm” (1926). M.N.Gernhet đã có một thời gian dài nghiên cứu tâm lý học phạm nhân. Năm 1925 ông đã công bố cuốn sách “Trong tù. Tóm lược tâm lý học nhà tù”. Trong cuốn sách của mình, ông đã tổng kết một khối lượng lớn các tài liệu do quan sát được về hành vi của các phạm nhân, đã có sự phân tích sâu sắc về tâm lý phạm nhân. Hướng thứ hai của sự phát triển tâm lý học tư pháp ở Nga – nghiên cứu tâm lý các lời khai của nhân chứng. Đó là các công trìng của I.N.Khonchev “Sự giả dối viển vông”(1903), G.Portugalov “Bàn về lời khai của nhân chứng và điều tra tư pháp”(1904), E.M.Kulisev “Tâm lý học lời khai của nhân chứng và điều tra tư pháp”A.I. Elixtratov và A.V.Zavadxki “ Bàn về tính xác thực của lời khai nhân chứng” (1904), Ia.A. Kantoroviz “Tâm lý học lời khai nhân chứng” (1925), M.M. Grodzdinxki “ Sự đồng loại của các sai lầm trong lời khai nhân chứng”(1927). Tiến hành các giám định tâm lý là hướng phát triển thứ ba của tâm lý học tư pháp. Sự quan tâm của các nhà luật học Nga đối với các chủ thể tham gia tố tụng đã dẫn tới việc xuất hiện giám định tâm lý trong thực tiễn tư pháp . Lần đầu tiên có sự đòi hỏi phải sử dụng những tri thức tâm lý học trong thực tiễn xét sử đó là vào năm 1883,( trường hợp này gắn liền với việc điều tra vụ án hiếp dâm). 13
  14. 14 Trong sự phát triển của tâm lý học pháp lý, A.F.Koni là người đã có những đóng góp to lớn. Ông là người rất am hiểu về tâm lý và đã sử dụng một cách suất xắc những kiến thức tâm lý học trong những lời phát biểu của mình tại phiên tòa. Trong các cuốn sách của mình “Nhân chứng tại phiên tòa” (1909), “Trí nhớ và chú ý”(1922) và trong bài giảng của chương trình “Về các loại tội phạm”, ông đã tập trung đề cập tới tâm lý hoạt động tư pháp, tâm lý nhân chứng, người bị hại và những lời khai của họ. Những năm đầu tiên sau cách mạng tháng Mười, sự quan tâm đối với tâm lý học pháp lý đã được gia tăng, những vấn đề như cơ sở tâm lý của vấn đề phạm tội, các khía cạnh tâm lý của việc ngăn ngừa phạm tội đã được đầu tư nghiên cứu. Năm 1925 , lần đầu tiên trên thế giới đã tổ chức Viện Quốc gia nghiên cứu tội phạm và tình trạng phạm tội. Trong vòng 5 năm đầu tiên của Viện đã công bố gần 300 công trình nghiên cứu trong đó có những vấn đề liên quan đến tâm lý học tư pháp. Các phòng thí nghiệm và văn phòng đặc biệt nghiên cứu tội phạm và tình trạng phạm tội đã được tổ chức tạo các thành phố như: Matxcơva, Leningrat, Xaratov, Minxc, Kharcop, Bacu và các thành phố khác. Những vấn đề đồng thời được tiến hành nghiên cứu bao gồm: tâm lý lời khai nhân chứng, tâm lý giám định, và đặc biệt là nghiên cứu thực nghiệm tâm lý lời khai nhân chứng. Song lĩnh vực nghiên cứu không chỉ gói gọn trong những gì đã nêu trên. Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc nâng cao hiệu quả lao động đã dẫn tới việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học lao động. Những nghiên cứu tâm lý về các ngành nghề khác nhau đã có mục đích nhằm xác định mức độ thích hợp về mặt tâm lý và hướng nghiệp trong khi chọn nghề. Những công trình dạng này cũng đã được tiến hành nghiên cứu đặc điểm tâm lý hoạt động cán bộ điều tra, xây dựng phác đồ nghề nghiệp điều tra viên. Như vậy, hướng thứ tư trong tâm lý tư pháp – tâm lý học hoạt động điều tra đã được phát triển mạnh mẽ vào những năm 1960 – 1979. Từ những cuối những năm 20 đầu những năm 30, chủ nghĩa duy ý chí đã kìm hãm và hạn chế các nghiên cứu tâm lý học tư pháp. Chỉ từ những năm 60, người ta mới lại bàn về các vấn đề có tính cấp bách của tâm lý học pháp lý. Các nghiên cứu tâm lý ứng dụng nhằm bảo đảm hoạt động thực hành pháp luật đã dần dần được triển khai. Trong 40 năm gần đây, các nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý pháp lý đã mở rộng phạm vi phát triển. Đó không chỉ là nghiên cứu tâm lý về nghề nghiệp điều tra viên, thẩm phán, tâm lý hoạt động trinh sát – truy lùng tội phạm, nghiên cứu về các vấn đề của công tác giám định tâm lý tư pháp mà còn có những nghiên cứu chuyên sâu về nhân cách tội phạm, động cơ phạm tội, các khía cạnh tâm lý của việc phòng ngừa phạm tội, tâm lý hoạt động của các cơ sở cải tạo lao động PHẦN II. TÂM LÝ PHÁP LUẬT Tâm lý pháp luật - bộ phận của tâm lý học pháp lý, nghiên cứu các khía cạnh tâm lý của những quan hệ pháp luật trong hệ thống “con người và pháp luật”. Những vấn đề cơ bản của tâm lý pháp luật là “ tâm lý học xã hội hóa nhân cách, các khiếm khuyết của xã hội hóa pháp luật, cơ sở tâm lý của việc tạo ra hiệu quả thực hiện các chuẩn mực pháp luật. 14
  15. 15 CHƯƠNG I. XÃ HỘI HÓA PHÁP LUẬT Cuộc sống của con người trong xã hội tuân thủ tổ hơp những điều luật thành văn cũng như bất thành văn. Việc tiếp thụ những điều luật, những tri thức và yêu cầu pháp luật (quy định mức độ hành động có tính cần thiết và khả năng), việc nắm bắt dần dần những kỹ năng cần thiết về mặt xã hội, việc ý thức được quyền của mình và phương thức thực hiện chúng, sự hiểu biết những mối liên hệ qua lại phức tạp giữa những người khác nhau và giữa những thiết chế xã hội - tất cả các điều này được gọi là quá trình xã hội hóa pháp luật. Con người khi sinh ra chưa phải đã là một công dân, con người trở thành công dân là kết quả của quá trình tương tác dài lâu với môi trường xung quanh. Quá trình xã hội hóa pháp luật bao hàm: thứ nhất là sự lĩnh hội các tiêu chuẩn đánh giá các tình huống có giá trị về mặt pháp lý; thứ hai là sự nghiên cứu các điều luật và các qui định với tư cách là tự nó, không có tính tương đối đối với bản thân; thứ ba là việc học tập cách sử dụng những qui định này. Con người cần phải hiểu rằng trong xã hội các điều luật cụ thể luôn được thực hiện, ngoài ra con người còn cần phải đưa luật pháp vào trong quan hệ đối với bản thân; có nghĩa là ý thức rằng luật pháp bao hàm những gì cho phép và không cho phép đối với con người, con người có thể chịu những sự trừng phạt nào do đã vị phạm luật pháp, các biên pháp nào bảo vệ các quyền hợp pháp của mình Tồn tại ba con đường lĩnh hội văn hóa pháp luật trong quá trình xã hội hóa : - Phương thức có tính đối tượng, khi con người trong quá trình hoạt động này hay hoạt động khác tương tác với những người khác, đồng thời tiếp thu lối hành động, chuẩn mực hành vi tương ứng - Phương pháp truyền thống khi con người quan sát hành vi của người khác trong các tình huống khác nhu đồng thời tiếp thụ được phương thức hành động tương ứng - Phương thức lý tính khi con người nhận biết được các giá trị pháp luật và chuẩn mực hành vi pháp luật thông qua sự trao đổi với người khác, từ sách vở và các kênh truyền thông đại chúng. Cần phải nhận thấy rằng quá trình tiếp thụ các chuẩn mực pháp luật được diễn ra một cách nhất quán theo quá trình sống, các giai đoạn của sự xã hội hóa cá nhân. Ở giai đoạn tuổi thơ trẻ đã tiếp nhận những yếu tố ban đầu của văn hóa pháp luật. Trẻ tham dự vào hoạt động tương tự pháp luật, học được các kỹ năng và tiếp thụ được các chuẩn mực hành động có tính chuẩn mực giá trị, nhận được các quan niệm pháp luật ban đầu từ những câu chuyện cổ tích khi có được khái niệm về các chức năng của pháp luật và các đại diện của nó trong khi chơi các trò chơi phân vai và từ đó trẻ hình thành một bức tranh về đời sống pháp luật của mình mặc dù là có tính thô sơ và theo kiểu trẻ con. Cùng với sự phát triển của lứa tuổi, theo mức độ mở rộng phạm vi giao tiếp, sự phức tạp hóa hoạt động đã xuất hiện quá trình ngày càng làm giàu và phát triển ở lĩnh vực ý thức này. Mục đích rõ nét nhất của xã hội hóa pháp luật - bảo đảm hành động hợp pháp, điều này đòi hỏi hình thành ở cá nhân ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật gắn liền với quá trình xã hội hóa từ hai phía: Thứ nhất: kinh nghiệm sống và thực tiễn của con người tạo ra tâm thế, thái độ, định hướng giá trị của họ trong lĩnh vực pháp luật. Nội dung của ý thức pháp luật của con người (mức độ 15
  16. 16 nắm vững các thông tin pháp luật, sự đánh giá về hiện thực pháp luật, động cơ hành động hợp pháp) phụ thuộc vào các liên hệ xã hội của người ấy, vào mức độ tham dự vào văn hóa pháp luật của xã hội, cũng như vào mức độ say mê gia nhập vào các nhóm phi xã hội, mà những nhóm này có ảnh hưởng đến việc tiếp thụ các thông tin pháp luật. Thứ hai là: Ý thức pháp luật không chỉ phản ánh kinh nghiệm pháp luật của con người, mà còn hình thành động cơ hành động của họ. Khi được hình thành dưới tác động của các ảnh hưởng bên ngoài, ý thức pháp luật ( theo cơ chế phản hồi) hướng hoạt động thực tiễn của con người, định hướng họ tìm kiếm cách giải quyết tối ưu những tình huống pháp luật mà họ đang rơi vào; điều này có nghĩa là ý thức pháp luật thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi. Ý thức pháp luật với tư cách là một trong các yếu tố của ý thức cá nhân bao gồm ba thành tố: - Trí tuệ (nhận thức) - Đánh giá (xúc cảm) - Hành động (xúc cảm –ý chí) Yếu tố nhận thức có đặc trưng là tổng số các tri thức và kỹ năng pháp luật. Còn xúc cảm – đánh giá là những phán đoán và thái độ đối với các chuẩn mực pháp luật (tích cực, trung dung, tiêu cực). Yếu tố hành vi đòi hỏi sự tồn tại của tâm thế (sự chuẩn bị sẵn sàng) đối với hành động hợp pháp, thói quen thực hiện vô điều kiện các chuẩn mực pháp luật và thái độ không chấp nhận đối với sự vi phạm chúng. Trong quá trình xã hội hóa pháp luật, dưới ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và các đặc điểm cá nhân khác nhau, ở con người có thể hình thành ý thức pháp luật ở mức độ nhận thức (với tư cách là tổng số các tri thức). Điều này không phải lúc nào cũng bảo đảm có hành động hợp pháp bởi vì con người có thể biết rõ rằng không được vi phạm pháp luật song vẫn vi phạm. Nếu như ở con người, ý thức pháp luật hình thành ở mức độ đánh giá (con người không chỉ hiểu biết mà còn có đánh giá tích cực về luật pháp) thì điều này không phải lúc nào cũng bảo đảm hành vi hợp pháp bởi vì con người có thể rơi vào tình huống bị lôi kéo vi phạm luật pháp, có thể là vì để đạt được lợi ích nào đó hoặc là do chịu sức ép của các thành viên nhóm phi xã hội. Để trở thành yếu tố thúc đẩy và điều chỉnh thật sự hành vi hợp pháp, các tri thức pháp luật cần phải được chuyển thành các tâm thế giá trị, phải có màu sắc xúc cảm và trở thành quan điểm cá nhân, và được củng cố vào các hình thức hành vi có tính thói quen. Cơ sở của ý thức pháp luật nói riêng và của ý thức nói chung được hình thành vào những năm của trẻ thơ ở trường học. yếu tố quan trọng nhất của xã hội hóa luật pháp đó là gia đình và trường học. Cơ chế tâm lý chủ yếu của sự hình thành ý thức pháp luật của trẻ em và vị thành niên –được gọi là nhân cách hóa . Đối với trẻ định hướng giá trị về mặt pháp luật - đạo đức được xây dựng thông qua việc pháp luật được nhân cách hóa trong hình ảnh của bố mẹ. Chính thông qua bố mẹ mà trẻ biết cách xử sự ở những tình huống khác nhau, trẻ sao chép từ bố mẹ các mô hình hành vi xã hội. Mức độ và chiều sâu của việc tiếp thu các hình ảnh, hành vi, tâm thế đạo đức – pháp luật từ bố mẹ phần lớn phụ thuộc vào thái độ của trẻ đối với những người cụ thể trong gia đình. Khi có thái độ xúc cảm tích cực đối với cha mẹ và sau này đối với các giáo viên trong trường trẻ 16
  17. 17 sẽ lĩnh hội không những là nội dung cụ thể của quá trình giao tiếp mà còn tiếp thu được thái độ đối với các sự vật hiện tượng, tiếp thu được lối tư duy, thế giới quan thậm chí là cả thói quen, sở thích và thậm chí cả dáng điệu đi lại. Và như vậy lẽ tự nhiên là các giá trị về đạo đức – pháp luật mà chủ thể của nó là người này hay người khác trong bố mẹ hoặc thầy cô giáo đã được trẻ lĩnh hội. Tương tự như vậy thì các khái niệm cơ bản về đạo đức – pháp luật, quan niệm về cái ác, cái thiện, về sự công bằng đã được hình thành như vậy. Khi trẻ có thái độ tiêu cực đối với cha mẹ hoặc thầy cô giáo thì trẻ không những không chấp nhận được họ mà còn loại bỏ cả hệ thống các giá trị đạo đức – pháp luật của họ và xuất hiện quá trình định hướng lại tới những người khác có hệ thống giá trị đối lâp. Quá trình xã hội hóa pháp luật không chỉ là sự hình thành quan niệm về hành động cần phải làm. Ngoài việc này ở trẻ còn hình thành quan niệm về quyền của bản thân. Hơn nữa trong quá trình giao tiếp với cha mẹ, bạn cùng tuổi và những người lớn thì trẻ bắt đầu hướng tới các chuẩn mực đạo đức nhất định, tới cảm giác về sự công bằng – là những cái mà trẻ có cảm giác nhưng chưa thể hình thành trong bản thân một cách rõ ràng. Lĩnh lực các quan hệ pháp luật - đạo đức cùng với quan niệm về sự công bằng ở trẻ sẽ được biểu hiện ở dạng tập trung cao trong tình huống có sự xung đột giữa cái cần phải làm và cái muốn làm. Hành động của người lớn trong những trường hợp này có ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Đôi khi có một số giáo viên hoặc cha mẹ không cho rằng hoặc không muốn tháo gỡ những xung đột của trẻ; có thái độ không công bằng khi đối xử nghiêm khắc với trẻ này mà âu yếm thái quá với trẻ khác. Trong mắt trẻ điều đó giống như tình trạng không có pháp chế chuyên quyền và làm tổn thương cho trẻ. Khi tình huống cùng quẫn này thường xuyên lặp lại thì ở trẻ sẽ có sự tích tụ các cảm giác bực tức, điều này dẫn đến những xung đột mới và hệ quả của nó có thể là những lối thoát thông qua hành vi phạm pháp. Ở giai đoạn tuổi lớn hơn thì trẻ bắt đầu hiểu rằng quyền của mình được bảo vệ bởi luật pháp và truyền thống của xã hội mà người lớn (cha mẹ và thầy cô) bắt buộc phải tôn trọng không phụ thuộc vào họ thích hay không. Ở đây vai trò quan trọng là việc trẻ dần dần tham dự các thiết chế xã hội khác nhau mà trước tiên đó là trẻ đi đến trường học. Ví dụ nếu như trước khi đến trường việc mua bút chì hoặc tranh ảnh là do ý muốn của cha mẹ thì ở trường trẻ bắt đầu hiểu rằng tập và bút cha mẹ mua không phải vì cô giáo nói, mà đó là qui tắc chung của mọi người. Trẻ bắt đầu ý thức về quyền là một cái gì đó đặc trưng cho con người không phụ thuộc vào quan hệ của nó với cha mẹ, giáo viên hoặc là người lớn khác. Tốc độ xã hội hóa pháp luật của trẻ, hay nói cách khác là việc trẻ lĩnh hội các chuẩn mực và kỹ năng hành động tương ứng phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Trẻ có sự phát triển cao về trí tuệ sẽ lĩnh hội nhanh chóng hơn, và tất nhiên là trẻ phụ thuộc nhiều vào môi trường mà mình lớn lên, trình độ văn hóa, giáo dục của cha mẹ, ngoài ra hoạt động nghề nghiệp của cha mẹ cũng có vai trò quan trọng. Ví dụ trong gia đình, cha mẹ làm luật sư thì việc xã hội hóa pháp luật ở trẻ sẽ được nhanh hơn và thuận lợi hơn. Yếu tố quan trọng của xã hội hóa pháp luật còn là trường học. Trong trường, xã hội hóa pháp luật được thực hiện theo hai hướng: Thứ nhất, đó là xã hội hóa trực tiêp thông qua các bài học đặc biệt mà ở đó giáo viên kể về các nguyên tắc của tổ chức nhà nước, vai trò và chức năng của luật pháp trong đời sống xã hội, về quyền và nghĩa vụ công dân Thứ hai, đó là thông qua sự gặp gỡ của trẻ với đại diện cơ quan bảo vệ pháp luật; mà ở đó trẻ được giải thích về việc bắt buộc phải tuân thủ các chuẩn mực pháp luật, trẻ được nghe về 17
  18. 18 các ví dụ trong thực tiễn điều tra xét xử, về các hậu quả đáng tiếc do việc không chấp hành pháp luật . Cần phải chú ý rằng xã hội hóa pháp luật trực tiếp không chỉ dừng lại trong trường học mà còn được tiến hành ở các trường đại học. CHƯƠNG II. NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA XÃ HỘI HÓA PHÁP LUẬT Việc hình thành hành vi tuân thủ pháp luật của nhân cách trong quá trình xã hội hóa pháp luật là mục tiêu đáng được mong đợi, song trong quá trình xã hội hóa pháp luật có thể xuất hiện những lệch chuẩn xã hội tiêu cực từ những việc vi phạm nhỏ cho đến hành động gây ra tội ác. Những khiếm khuyết trong cấu trúc của giao tiếp, trong sự kiểm soát xã hội, trong việc thực hiện các chức năng xã hội cũng như sự biến dạng cấu trúc các nhu cầu của nhân cách là các yếu tố mầm mống tội phạm nguy hiểm nhất của quá trình xã hội hóa . Nguy hiểm nhất là những khiếm khuyết ở lứa tuổi thiếu nhi và vị thành niên, khi các cơ sở của nhân cách đang được hình thành. Mọi người đều biết rằng nhân tố quan trọng nhất của quá trình xã hội hóa pháp luật ở tuổi này chính là gia đình, trường học, bạn bè cùng trang lứa. Có một sơ đồ chung minh họa quá trình phi đạo đức hóa và sau đó dẫn đến việc tội phạm hóa (các khiếm khuyết của xã hội hóa ) trẻ em và vị thành niên: - Những xung đột với cha mẹ ( các khiếm khuyết trong xã hội hóa gia đình) - Những khó khăn và thất bại ở trường học (những khiếm khuyết của xã hội hóa trong trường học) - Những liên hệ và sự gần gũi với những bạn cùng lứa có những biểu hiện phi đạo đức (những khiếm khuyết của việc xã hội hóa trong các nhóm cùng trang lứa) Việc mất đi các ảnh hưởng tích cực của gia đình, những thất bại trong trường học và việc gần gũi với nhóm bạn cùng lứa tiêu cực có thể có trình tự khác nhau nhưng hầu như ở tất cả các trường hợp xảy ra trước những hành vi chống xã hội của trẻ vị thành niên đều có sự tương tác của ba yếu tố này. Gia đình, trường học và các nhóm bạn bè cùng trang lứa là môi trường tự nhiên cho tất cả các trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Đó là những yếu tố quan trọng nhất xã hội hóa nhân cách trẻ vị thành niên. Ở đây gia đình có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành con người bởi vì tác động của nó đối với nhân cách luôn có tính đa dạng và toàn diện. §1. TÍNH MẦM MỐNG TỘI PHẠM CỦA CÁC KHIẾM KHUYẾT XÃ HỘI HÓA LUẬT PHÁP TRONG GIA ĐÌNH Trong tất cả các khiếm khuyết của xã hội hóa pháp luật của cá nhân thì nguy hiểm nhất là những khiếm khuyết xã hội hóa trong gia đình. Việc xã hội hóa đúng đắn một cá nhân đòi hỏi có sự tiếp thụ các chuẩn mực pháp luật - đạo đức và các qui tắc của hành vi trong xã hội. Gia đình có ý nghĩa hàng đầu trong việc giáo dục trẻ tiếp thu các chuẩn mực này. Hành vi của bản thân bố mẹ là chuẩn mực, mẫu đối với trẻ, trẻ trước tiên là sao chép lại ở cha mẹ các mẫu của hành vi. Bởi vậy điều quan trọng là làm sao để các mẫu này luôn có tính đạo đức, có lợi về mặt xã hội. Các khiếm khuyết, những sự vi phạm trong quá trình tiếp thu các chuẩn mực pháp luật - đạo đức được công nhận trong xã hội do gia đình gây ra ở các trường hợp như: 18
  19. 19 - Cha mẹ bằng lời nói và cả việc làm khẳng định các mẫu mực hành vi phi đạo đức thậm chí là chống xã hội. Ở trường hợp này có thể xuất hiện việc trẻ hấp thụ trực tiếp các chuẩn mực hành vi phi xã hội. - Cha mẹ khẳng định bằng lời nói các chuẩn mực hành vi được mọi người thừa nhận nhưng lại hành động ngược lại. Trong trường hợp này trẻ sẽ học được thói đạo đức giả, và nói chung là các tâm thế phi xã hội - Cha mẹ, bằng lời nói và việc làm tuân thủ các chuẩn mực chung song lại không thỏa mãn các nhu cầu xúc cảm của trẻ. Việc thiếu vắng các quan hệ xúc cảm thân thiện, bền vững của cha mẹ với trẻ làm cho quá trình xã hội hóa bình thường trở nên khó khăn hơn - Cha mẹ áp dụng các phương pháp giáo dục không đúng đắn (các phương pháp dựa trên sự cưỡng bức, bạo hành, hạ thấp nhân phẩm của trẻ). Những gia đình có đặc trưng khiếm khuyết nghiêm trọng về mặt xã hội hóa pháp luật, từ đó gây cho trẻ thực hiện các hành động phạm pháp và phạm tội – được gọi là các gia đình không yên ổn. Có thể chia ra những dạng gia đình không yên ổn như sau: - Gia đình có mầm mống tội phạm. - Gia đình vô đạo đức, có đặc trưng là nghiện ngập và bại hoại đạo đức - Gia đình có vấn đề, với đặc trưng là thường xuyên có không khí xung đột - Gia đình yên ấm giả tạo, luôn áp dụng các biện pháp giáo dục không đúng đắn Gia đình có mầm mống tội phạm – là gia đình mà thành viên của nó có hành động phạm tội. Theo các nghiên cứu về tội phạm học, tiền án của một trong các thành viên của gia đình (thường là của cha hoặc của anh) tăng khả năng các thành viên khác thực hiện hành động phạm tội, đặc biệt là của trẻ vị thành niên tới 4 – 5 lần. Một phần tư số trẻ vị thành niên là đã có thời gian sống chung với anh (chị) đã ngồi tù. Hành vi phạm tội của những người lớn trong gia đình tỏ rõ cho trẻ mẫu hành vi chống xã hội, sản sinh và làm sâu sắc hơn các xung đột trong gia đình và gia tăng tiềm năng mầm mống tội phạm của gia đình. Các gia đình vô đạo đức có độ nguy hiểm về mặt mầm mống tội phạm cao. Ở những gia đình này các yếu tố tiêu cực khác nhau được tích tụ lại, ví dụ như các hành động phạm pháp do cha mẹ hoặc các thành viên khác thực hiện, nghiện ngập, xung đột có hệ thống chuyển thành những vụ cãi vã và ẩu đả, hành vi bại hoại đạo đức của cha mẹ nghiện ngập của cha mẹ làm cho gia đình bần cùng hóa, sinh hoạt khó khăn và biến dạng hoàn toàn các chuẩn mực hành vi. Trẻ trở thành bị bỏ rơi, chúng không còn có sự gắn bó và kính trọng đối với cha mẹ và ở chúng đã phát triển tính độc ác, buồn rầu. Mỗi yếu tố tiêu cực kể trên tự nó cũng có khả năng tạo nên tổn thất đáng kể cho sự hình thành nhân cách của trẻ. Và nếu hợp lại tất cả các yếu tố này thì sẽ loại trừ khả năng giáo dục đạo đức đối với trẻ vị thành niên trong gia đình như vậy. Trẻ vị thành niên phạm tội có bố mẹ nghiện ngập nhiều hơn là ở trẻ không phạm tội 6 – 7 lần. Gia đình vô đạo đức có đặc trưng là vi phạm một cách hệ thống các chuẩn mực đạo đức, có sự rối loạn bầu không khí trong gia đình, thường xuyên có sự cãi nhau thậm chí đánh nhau giữa cha mẹ trước mặt con cái, và điều này làm cho trẻ tổn thương tâm lý nặng nề. Những gia đình này làm cho trẻ tàn tật không chỉ về mặt đạo đức mà còn về mặt thể xác. Họ không thể 19
  20. 20 bảo đảm cho trẻ sự phát triển trí tuệ và tình cảm cần thiết, mà ngược lại họ đã tạo ra các nét bệnh thái nhân cách, họ không phát hiện kịp thời các kiểu bệnh khác nhau ở trẻ, mà còn làm cho trẻ bị thương sau những trận đòn và đuổi trẻ ra khỏi nhà. Trẻ bắt buộc phải lang thang ngoài đường phố, ở các bến xe hoặc hẻm phố. Trong trường chúng ít khi chuẩn bị bài, học kém hơn so với các bạn từ những gia đình yên ấm bởi vì trẻ không có những điều kiện bình thường để chuẩn bị bài tập ở nhà do những vụ ẩu đả giữa cha mẹ, do đó trẻ học hành kém rõ rệt. Không ít trường hợp trẻ bị gọi là ngu dốt và điều này tạo cho trẻ độ nhạy cảm cao và tổn thương về mặt tinh thần. Khi chịu đựng một cách đau khổ tình trạng của mình trẻ trở nên nhẫn tâm hơn, sẵn sàng gây gổ với giáo viên và bạn cùng lớp. Một khi đã rơi vào tình trạng bị cách li thậm chí bị khinh miệt, không tìm thấy sự đồng cảm và ủng hộ từ phía gia đình và nhà trường, trẻ bắt đầu tìm bạn bè ở hướng khác, trong vấn đề nhóm trẻ đường phố, nơi tập hợp những bạn như trẻ. Trong các gia đình mầm mống tội phạm và vô đạo đức, các khuyết tật của xã hội hóa pháp luật thể hiện tập trung nhất trong cơ cấu giao tiếp (giữa cha mẹ và con cái không có hoặc là thể hiện rất yếu các mối liên hệ xúc cảm), không có trên thực tế sự kiểm soát xã hội cần thiết, quá trình tiếp thụ các vai xã hội bị biến dạng và kết quả là dẫn tới việc hình thành ở trẻ cơ cấu biến thái của các nhu cầu, quá trình thô thiển hóa các nhu cầu. Kết quả là ở lứa tuổi này đã hình thành nhân cách phi xã hội, có những tâm thế, định hướng giá trị không thể chấp nhận được đối với xã hội. Việc hình thành nhân cách này thường được diễn ra dưới dạng phản kháng đối với cha mẹ, thầy cô, đối với nhà trường thậm chí đối với cả xã hội, khi mà theo cơ chế chuyển dịch xúc cảm, thái độ tiêu cực đối với cha mẹ và thầy cô được lan toả sang toàn bộ hệ thống pháp luật - đạo đức của xã hội. Sự phản kháng này đi cùng với nó là sự phủ nhận các chuẩn mực pháp luật - đạo đức sẽ dẫn trẻ đến việc lựa chọn không đúng các nhóm bạn bè. Nhân cách phi xã hội thường chỉ tiếp thu những gì tiêu cực từ thế giới xung quanh. Dường như tất cả những gì xấu xa nhất đều gắn liền với cá nhân này. Trẻ dạng này thường nhanh chóng bị kéo vào nhóm những trẻ lớn tuổi hơn có những hành vi phạm tội, nhanh chóng tiếp thu hệ thống giá trị, tiếng lóng, hình thức, hành động của chúng, đó là những kẻ phạm pháp tiềm ẩn. Chúng học đòi thói nghiện ngập bởi vì đó là thành tố không thể thiếu được (cùng với hút thuốc và hành vi côn đồ) của chuẩn mực đạo đức của loại nhóm này. Gia đình có vấn đề - là một trong những dạng gia đình không yên ổn. Gia đình này có đặc trưng là sự đua tranh giữa cha mẹ giành vị trí đứng đầu trong gia đình, không có sự cộng tác giữa cha mẹ và có sự tách rời giữa cha mẹ và con cái. Tình huống xung đột ngự trị trong gia đình tạo ra bầu không khí căng thẳng thường xuyên làm cho trẻ không chịu nổi và luôn muốn ở nhà ngày càng ít, tìm mọi cớ đi ra ngoài phố. Gia đình có vấn đề trong nhiều trường hợp tạo điều kiện hình thành mầm mống tội phạm cho trẻ vị thành niên bởi vì ở đó quá trình xã hội hóa xã hội đã bi phá huỷ, không có mối liên hệ xúc cảm giữa cha mẹ và con cái. Trong gia đình không đầy đủ, có thể xuất hiện những sự phức tạp nhất định trong quá trình xã hội hóa pháp luật đối với trẻ. Những khuyết tật trong cấu trúc gia đình hiện đại có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Trong một số gia đình, trẻ không biết mặt cha hoặc mẹ từ khi mới sinh ra.Trong trường hợp khác, chúng mất cha hoặc mẹ khi đã lớn khôn. Một trong các yếu tố tiêu cực của gia đình không đầy đủ đó là hiện tượng bất ổn về xúc cảm mà trẻ thường xuyên cảm thấy trong gia đình này. Sự bất ổn này có đặc trưng bởi tổ hợp những phản ứng và xúc 20
  21. 21 cảm tâm lý âm tính ở trẻ, đồng thời xuất hiện ở trẻ cảm giác mặc cảm thua thiệt, đố kỵ và thiếu thốn tình cảm. Tình huống này tạo cho trẻ sự quan tâm thái quá đối với những xúc cảm của mình, coi thường tình cảm của người lớn và có thái độ thù địch đối với cha hoặc mẹ - người đã bỏ gia đình. Trẻ trai thường cảm thấy bất ổn xúc cảm mạnh nhất khi thiếu cha. Trẻ cần cha nhất là trẻ mới lớn, với tư cách là mẫu mực để bắt chước, để hình thành phẩm chất đàn ông. Chính ở người cha trẻ có thể học được những phẩm chất như lòng dũng cảm, tính kiên quyết, lòng cao thượng, thái độ tôn trọng đối với phụ nữ .trong gia đình thiếu cha thường xuất hiện nguy cơ trẻ thể hiện kiểu cách và hành vi ra vẻ đàn ông một cách thái quá, từ đó dẫn đến tính cách như thô bạo, hung hãn, gây gổ Việc chia tay giữa cha mẹ sẽ làm cho trẻ rất đau đớn và điều này phản ánh trong quá trình giáo dục trẻ. Đối với trẻ mới lớn, luôn có thái độ nhạy cảm đối với thế giới xung quanh thì việc tan vỡ của hôn nhân cha mẹ sẽ tác động mạnh hơn so với lứa tuổi khác. Song cần phải để ý rằng bản thân sự kiện tan vỡ của gia đình chưa phải lúc nào cũng là điều có hại. Tất nhiên để có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ thì trẻ cần phải có cả cha và mẹ, song đó phải là cha mẹ tốt. Trẻ không cần cha mẹ tàn nhẫn, thô bạo, nghiện ngập, chuyên quyền gia trưởng. Bởi vậy không ít trường hợp việc từ bỏ khỏi một kẻ tàn nhẫn vô đạo đức sẽ làm cho trẻ giảm bớt sự căng thẳng và đem lại cho người ở với trẻ sự thanh bình và điều kiện bình thường để giáo dục trẻ. Ly hôn là hiện tượng xuất hiện báo trước tình trạng cuộc sống gia đình sẽ trở nên xấu đi, trẻ buộc phải sống trong một tâm lý không khí nặng nề. Trẻ trở thành nhân chứng của những vụ cãi cọ giữa cha mẹ, nhìn thấy những cảnh thô bạo, hạ nhục lẫn nhau. Khi sa đà vào những chuyện cãi cọ với nhau trên thực tế cha mẹ đã bỏ rơi trẻ. Với cảm giác bị xa lạ, trẻ cố gắng làm sao ra khỏi nhà càng nhiều càng tốt, lãng phí thời gian một cách vô ích, không mục đích. Tình huống mầm mống tội phạm nguy hiểm xuất hiện do “xã hội” ngoài đường phố nơi mà trẻ giao tiếp với những người như mình - đã nhận trách nhiệm giáo dục trẻ. Nói cách khác, sự bất hoà trong gia đình đã làm cho các trẻ gắn bó với nhau, từ đó có thể dẫn đến việc tạo ra các nhóm phi xã hội. Cũng như ở trong các gia đình có vấn đề, những khuyết tật của việc xã hội hóa pháp luật ở đây thể hiện trong sự thiếu vắng hoăc yếu kém việc kiểm soát xã hội cần thiết, trong việc suy giảm các mối liên hệ xúc cảm của trẻ và với cha mẹ. Gia đình yên ấm giả tạo hay nói cách khác gia đình đoàn kết giả tạo có tính chất chuyên chế gia trưởng, sự thống trị vô điều kiện của một người (cha hoặc mẹ ), bắt buộc các thành viên còn lại tuân thủ ý của mình, cách áp dụng trừng phạt về mặt thể xác là phương tiện giáo dục chủ yếu . Trong cuộc sống luôn khẳng định một điều là nếu như cha mẹ đối xử với trẻ một cách man rợ thì thông qua các biện pháp này họ khó có thể đạt được một cái gì đó tốt đẹp. Cách đối xử tàn nhẫn không bao giờ có thể dạy cho trẻ ý thức kỷ luật. Việc thường xuyên trừng phạt về mặt thể xác sẽ là ảnh hưởng có hại cho sự phát triển nhân cách của trẻ đặt biệt là ở trẻ tuổi thiếu niên. Về mặt tâm lý những tác hại biểu hiện như sau: - Cha hoặc mẹ (hay là cả hai), luôn trừng phạt trẻ về mặt thể xác có hệ thống - họ đối với trẻ đã trở thành phản lý tưởng. Trẻ không bao giờ tôn trọng những kiểu cha mẹ 21
  22. 22 này, không lấy họ làm tấm gương cho mình. Theo ý kiến của các nhà tâm lý, hậu quả của việc này là ở trẻ sự chậm hình thành cái Tôi “lý tưởng” - Việc thường xuyên trừng phạt về mặt thể xác tạo cho trẻ trạng thái cùng quẫn. Ở trẻ tâm trạng bực mình khó chịu và giận dữ thường trút sang các khách thể trong tầm của mình mà trước tiên là đối với các bạn bè cùng trang lứa. Kết quả là ở trẻ đã phát triển hành vi hung hãn trong tất cả các tình huống cùng quẫn - Việc thường xuyên trừng phạt về mặt thể xác làm tổn hại tự đánh giá cá nhân của trẻ, do đó ở trẻ xuất hiện trạng thái tự ý thức nhạy cảm một cách bệnh hoạn, lòng tự ái dễ bị tổn thương. A.X. Makarenko đã từng nói về hậu quả tiêu cực của việc thường xuyên trừng phạt về mặt thể xác, khi bàn về uy tín theo kiểu trấn áp: “Uy tín này chỉ dạy làm cho trẻ ngày càng cách xa người cha đáng sợ, nó tạo ra sự dối trá của trẻ thơ, sự hèn nhát của con người và đồng thời giáo dục cho trẻ tính tàn nhẫn.Từ những đứa trẻ khiếp nhược và mất ý chí chỉ tạo ra những người vô tích sự hoặc là độc đoán và cả đời luôn tìm cách trả thù tuổi thơ đã bị đè nén của mình”. Việc đánh đập trẻ có hệ thống trong tuổi thơ có thể dẫn đến việc làm mất đi tính tốt bụng, lòng vị tha, khả năng đồng cảm cũng như thông cảm với mọi người. Đối với cha mẹ thường trừng phạt trẻ thì trẻ sẽ có thái độ tiêu cực và sau đó có thể chuyển sang thái độ thù địch. Thực tiễn hoạt động tư pháp cho thấy ở trong những gia đình như vậy trẻ thường bỏ nhà, đi lang thang, trộm cắp và thực hiện những hành vi phạm tội khác. Trong những gia đình dạng này, sự khiếm khuyết về mặt pháp luật thể hiện ở việc sử dụng các biện pháp kiểm soát xã hội không nên có đối với trẻ, ở sự biệt lập, rời rạc về mặt tinh thần giữa cha mẹ và trẻ. §2. TÍNH MẦM MỐNG TỘI PHẠM CỦA CÁC KHIẾM KHUYẾT XÃ HỘI HÓA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG Giữa các khuyết tật trong hệ thống hoạt động trường học và tình trạng phạm tội của trẻ vị thành niên luôn có một mối liên hệ với nhau. Sau gia đình, trường học là yếu tố xã hội hóa đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục pháp luật - đạo đức của trẻ thiếu niên. Giữa giáo dục gia đình và nhà trường luôn có liên hệ trực tiếp với nhau. Với hoàn cảnh thuận lợi trong gia đình, với các mối liên hệ xúc cảm bền vững giữa cha mẹ và trẻ thì độ bền vững của trẻ đối với ảnh hưởng chống xã hội sẽ được gia tăng rõ rệt. Mặt khác, trường học có vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các sai lầm của việc giáo dục trong gia đình, ngăn chặn quá trình sa ngã nhân cách đã được khởi đầu ở gia đình của trẻ. Trong trường hợp có sự trùng lặp “hợp nhất” các khuyết điểm của việc giáo dục trong gia đình và nhà trường thì không ít trường hợp sẽ có hiện tượng tội phạm hóa nhân cách trẻ. Cần phải để ý rằng ở những trẻ có sự giáo dục gia đình tiêu cực thì vai trò xã hội của một người học sinh sẽ không có hoặc là thể hiện rất kém. Những trẻ này không tiếp thụ một cách đầy đủ vai trò của người học sinh, mặc dù vai trò này về mặt khách quan đối với trẻ là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa về mặt xã hội. Ở đây nói về những trẻ không được chăm sóc 22
  23. 23 giáo dục từ những năm đầu ở trường học. Từ những lớp tiểu học đã xuất hiện sự xung đột, sự cách biệt giữa hệ thống các yêu cầu bên ngoài gắn liền với quá trình học tập và những khả năng khách quan của trẻ để học tập tốt, sự cách biệt này có thể có tính bền vững và lâu dài. Và trẻ thường cảm nhận một cách sâu sắc sự xung đột này, ở trẻ xuất hiện trạng thái tâm lý tiêu cực và từ đó có thể dẫn tới những hình thức hành vi tiêu cực cho xã hội. Như thực tiễn tư pháp cho thấy chính từ những trẻ học kém sẽ nảy sinh ra những kẻ mới đầu là thực hiện những hành vi phạm pháp, sau đó là những hành động tội ác. Dạng chủ yếu của trẻ vị thành niên phạm pháp bao gồm trẻ thiếu giáo dục và trẻ khó dạy. Có thể mô tả đặc trưng chung của trẻ thiếu giáo dục là chúng thường xuyên làm hỏng quan hệ của các học sinh trong lớp, ảnh hưởng xấu đến những học sinh yếu và không kiên định, bản thân chúng học kém và cư xử càng kém, thường có hành vi côn đồ, bỏ trường lớp, ra đời thiếu kiến thức, thiếu hứng thú lành mạnh, thiếu mục tiêu tích cực, không muốn lao động, đôi khi còn có thái độ thù địch đối với thầy cô, trường lớp. Sớm muộn thì chúng cũng sẽ lang thang ngoài đường phố, tham gia vào nhóm phi xã hội mà ở đó những kẻ kinh nghiệm hơn, lớn tuổi hơn và mạnh hơn sẽ cầm đầu. Một khi đã đoạn tuyệt các mối liên hệ tích cực xã hội với nhà trường, thầy cô và bạn bè trong lớp, với thời gian rãnh rỗi của mình, những trẻ này đã hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma tuý. Chúng đi lang thang, dở thói côn đồ, sách nhiễu, tống tiền, ăn cắp vặt và cuối cùng phải vào trại giáo dưỡng. Giữa những trẻ khó dạy thường gặp những trẻ có những sự rối loạn thần kinh mà sẽ dẫn tới chậm phát triển về mặt trí tuệ, phần lớn những trẻ này xuất thân từ gia đình không yên ấm, chủ yếu là những gia đình có mầm mống tội phạm và vô đạo đức. Song cũng có những trẻ khó dạy xuất thân từ gia đình có giáo dục, được bảo đảm đầy đủ về mặt vật chất. Nói chung các giáo viên đối xử tiêu cực rõ rệt với trẻ khó dạy. Phần lớn mọi cố gắng của họ giải quyết vấn đề học tập và kỷ luật kém của những trẻ này đều được thực hiện thông qua các biện pháp được gọi là “kích thích tiêu cực” – những cuộc trao đổi có tính luân lý đạo đức, thi hành kỷ luật hoặc là phê bình trước cả lớp .Tất cả những điều này không những không đem lại điều tốt đẹp mà ngược lại làm cho trẻ bực tức hơn và có thái độ chống đối giáo viên, trường học và quá trình học tập nói chung. Các giáo viên thường dễ dàng dán nhãn hiệu “khó dạy” hoặc là “thiếu giáo dục” cho những học trò này nhằm bào chữa cho sự yếu kém cũng như bất lực của mình. Mọi người đều biết rằng giáo viên rất thích những học trò ngoan ngoãn, không gây cho họ cực khổ, biết nghe lời và có thái độ không thân thiện rõ rệt đối với các học sinh khó dạy, không đếm xỉa đến lòng tự ái của trẻ, sẵn sàng xung đột và tuyên bố chiến tranh với những học sinh này. Trong cuộc chiến tranh này, với những học sinh khó dạy, giáo viên thường dựa vào sự ủng hộ của lớp. Với mục tiêu như vậy, các nét tiêu cực của những học trò này được phơi bày và bị mọi người phê phán, và đồng thời với việc khen ngợi những học sinh học hành tốt và gương mẫu. Điều này không đạt được việc giáo dục lại trẻ khó dạy mà làm cho trẻ càng xa rời thêm tập thể lớp. Và tất cả những điều này đã làm xúc phạm danh dự của trẻ, tạo ra sự tổn thương về mặt tâm hồn, làm cho trẻ chống đối cả lớp nói chung và đặc biệt là những học sinh tốt và gương mẫu nói riêng. Do kết quả của việc học tập kém và thường xuyên vô kỷ luật của trẻ khó dạy cũng như do các quan hệ giữa trẻ và thầy cô trong lớp, cho nên trẻ ngày càng tách xa trường cũng như với các bạn bè cùng lớp, trẻ bị cách li và cảm thấy mình cô đơn và có cảm giác mặc cảm. 23
  24. 24 Do không thỏa mãn được các nhu cầu căn bản trong giao tiếp với các bạn cùng lớp, trong việc có được một vị trí cá nhân và xã hội nhất định trong lớp, tình trạng bị cách li đã tạo cho trẻ trạng thái cũng quẫn sâu sắc. Do không có khả năng đạt được các yêu cầu của việc học hành và phấn đấu tốt cho nên trẻ khó giáo dục cố gắng chiếm vị thế nhất định giữa các bạn bè bằng những hành vi tiêu cực ngược lại: công khai không nghe lời, cứng đầu, bướng bỉnh một cách không nguyên cớ, phô trương sự hung hãn, hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma tuý .Như vậy trường học đã không còn là môi trường chủ yếu để trẻ khó dạy thỏa mãn các nhu cầu giao tiếp và khẳng định vị trí của mình. Trẻ mất đi những quan hệ xã hội bền vững với tập thể lớp, chúng tìm sự ủng hộ, an ủi trong các nhóm phi xã hội đường phố, nơi mà chúng sinh hoạt khi thời gian rảnh rỗi. Khi nghỉ ngơi nhằm thỏa mãn các nhu cầu căn bản trong giao tiếp và vị thế, trẻ thường sử dụng các biện pháp thô thiển như hút thuốc, chơi bài Việc thô thiển hóa hoạt động giải trí tất yếu dẫn tới việc thô thiển hóa nhân cách, thể hiện ở việc thiếu vắng các nhu cầu tối thiểu văn hóa và thay bằng sự chủ đạo của các nhu cầu vật chất và sinh lý như là các loại nhu cầu đặc biệt (rượu bia, ma tuý ). Ở giai đoạn vô đạo đức hóa này trẻ khó dạy đã chuyển thành những kẻ vi phạm pháp luật và sau đó là những tên tội phạm. Như vậy khiếm khuyết xã hội hóa trong trường học có ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố của quá trình xã hội hóavà thể hiện trong các khiếm khuyết của việc thực hiện chức năng xã hội, trong sự xa cách mối liên hệ xúc cảm của học sinh (khó dạy hoặc thiếu giáo dục). Với các bạn cùng lớp và với các giáo viên, trong việc vượt khỏi các chuẩn mực kiểm soát xã hội và trong sự hình thành các hệ cơ cấu nhu cầu biến thái và thô thiển. §3. CÁC NHÓM KHÔNG CHÍNH THỨC TỰ PHÁT CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ KHIẾM KHUYẾT CỦA XÃ HỘI HÓA PHÁP LUẬT Các nhóm tự phát không chính thức của trẻ cùng lứa tuổi xuất hiện trên cơ sở hoạt động nhàn rỗi, có ảnh hưởng to lớn đến quá trình xã hội hóa nhân cách trẻ thiếu niên. Hoạt động nhàn rỗi của những trẻ đã từng phạm pháp vị thành niên khác với hoạt động của những trẻ có các đặc điểm xã hội - nhân khẩu tương tự, song không vị phạm pháp luật. Hoạt động nhàn rỗi của những kẻ phạm pháp có đặc trưng của mình: nó giữ vị trí chủ đạo so với các dạng hoạt động khác (học tập, thể thao, các dạng hoạt động ngoài trường bổ ích về mặt xã hội). Đối với những kẻ phạm pháp còn có đặc trưng là luôn có mối quan hệ với những kẻ có cùng quan điểm, định hướng và các thói quen hành động. Thông thường các mối quan hệ liên nhân cách này có tính khuynh hướng phản xã hội và trở thành mầm mống tội phạm. Chúng được hình thành và phát triển chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động nhàn rỗi của những trẻ vô đạo đức. Tất nhiên không nên cho rằng sự hình thành các nhóm bạn bè hoạt động nhàn rỗi là đáng chê trách và nguy hiểm về mặt xã hội. Các nhóm này hình thành một cách tự nhiên đối với nhóm lứa tuổi này, và nhu cầu giao tiếp của giới trẻ phần lớn được thỏa mãn chính ở những nhóm không chính thức tự phát. Điều này được lý giải do thiếu vắng sự quan tâm của những người thân đối với trẻ, bậc cha mẹ thường chỉ giao tiếp với trẻ trong khuôn khổ của việc chăm lo các nhu cầu tối thiểu của trẻ (ăn, mặc, tiền để chi tiêu ). Trẻ mong muốn ở bố mẹ không chỉ là người nuôi chúng mà còn là người bạn và là người cố vấn. Ngoài chuyện luôn 24
  25. 25 muốn tỏ ra độc lập, trẻ rất cần có kinh nghiệm sống, sự giúp đỡ và ủng hộ của những người lớn. Nhưng mối quan hệ hiện thực của trẻ với cha mẹ thường lại là những xung đột do không hiểu được nhau. Sự quan tâm không đầy đủ từ phía người lớn, đó không phải là nguyên nhân duy nhất thúc đẩy trẻ tìm kiếm người cùng lứa tuổi với mình. Có một động cơ không kém phần quan trọng - đó là sự mong muốn, khát vọng giao tiếp không chính thức, giao tiếp có ý nghĩa có tính xúc cảm. Mục tiêu cuối cùng của giao tiếp xúc cảm này là việc trẻ tiếp nhận thông tin về thái độ của trẻ cùng lứa đối với mình, có nghĩa là xác định vị trí cá nhân của mình và đó chính là tự thể hiện. Chất lượng giao tiếp và sự thỏa mãn nhu cầu giao tiếp ở trẻ có thể hoàn toàn khác nhau. Có ba mức độ giao tiếp: - Xác định hóa – đó là tri giác đơn giản thông tin ở mức độ sở thích giao tiếp và ở trẻ không có sự thay đổi đối với môi trường xung quanh và không có những phản ứng xúc cảm kèm theo. - Đồng nhất hóa – cá nhân người nghe có sự thay đổi nhất định, đồng nhất bản thân với phía bên kia, có nghĩa là nhận về mình vai trò của phía bên kia, người nghe tiếp thu một phần hệ thống thái độ của phía bên kia đối với những người khác, đối với các sự kiện và hiện tượng xảy ra xung quanh, tiếp thu hệ thống giá trị là mới đối với bản thân. - Đồng cảm – khi mà trẻ thiếu niên hoàn toàn hòa lẫn với người giao tiếp với mình, khi mà trẻ sống, hành động và xúc cảm chung. Rõ ràng là sự thể hiện xúc cảm của trẻ thiếu niên, mức độ thỏa mãn nhu cầu trong giao tiếp ở mỗi trường hợp là hoàn toàn khác nhau. Do có cảm giác cô đơn thường biểu hiện một cách rõ nét ở lứa tuổi thiếu niên nên trẻ luôn có khuynh hướng hướng tới trình độ giao tiếp đậm màu xúc cảm ( mức độ đồng cảm). Do không có sự thông hiểu sâu sắc lẫn nhau giữa trẻ thiếu niên và người lớn, đặc biệt là ở trẻ khó dạy, cho nên chúng có thể đạt được mức độ giao tiếp xúc cảm cao nhất trong nhóm cùng lứa – trong các nhóm nhàn rỗi không chính thức tự phát. Trong quá trình giao tiếp kiểu này, trẻ luôn cố gắng bộc lộ thế giới nội tâm, trạng thái và xúc cảm của mình. Trong khi xúc động trẻ hướng tới việc tự thể hiện và mong muốn người khác hiểu mình. Nếu như người khác không hiểu thế giới nội tâm của trẻ, có nghĩa là không đồng cảm hoặc là đồng cảm không phù hợp thì trong giao tiếp liên nhân cách xuất hiện sự không hoà hợp, sự cân bằng về mặt tinh thần bị phá vỡ và điều này dẫn tới tình huống xung đột, trạng thái cùng quẫn và cùng với nó là những cơn bộc phát xúc cảm hung hãn. Cần phải thấy rằng giao tiếp ở mức độ đồng cảm là sự khó khăn nhất định đối với trẻ thiếu niên bởi vì trẻ chưa có đầy đủ sự chuẩn bị tâm lý và kinh nghiệm tâm lý. Cơ chế chủ yếu của giao tiếp đồng cảm đó là phép qui chiếu và phản qui chiếu. Qui chiếu trong quan hệ liên nhân cách có nghĩa là qui các đặc điểm, tình cảm, động cơ của mình cho người khác. Còn phản qui chiếu là quá trình ngược lại, thông qua đó con người tạo ra bức tranh nội tâm về các đặc điểm cá nhân và trạng thái tâm lý của những người khác. 25
  26. 26 Mặc dù khó có thể đạt được giao tiếp xúc cảm thật sự sâu sắc với những người cùng lứa trong các nhóm không chính thức nhưng qua sự giao tiếp này trẻ có thể đạt được các nhu cầu sau: - Nhu cầu an toàn (được bảo vệ) - Nhu cầu giải toả sự căng thẳng tâm lý thần kinh - Nhu cầu thông cảm, đồng cảm - Nhu cầu bạn bè ( cảm giác sự cần thiết của mình đối với người khác) - Nhu cầu tự lập, không phụ thuộc vào người lớn. - Nhu cầu được đánh giá cao và tôn trọng của những người cùng lứa tuổi với mình ( nhu cầu có vị thế cá nhân) - Nhu cầu khẳng định bản thân, có sự nổi tiếng, được công nhận ( nhu cầu có vị thế xã hội) - Nhu cầu nhận được thông tin mới - Nhu cầu có được sự thoải mái về xúc cảm. Trẻ thiếu niên, thành viên của các nhóm nhàn rỗi thường hay đối lập bản thân đối với người lớn và thế giới xung quanh. Điều này được thể hiện ở một loạt các hành vi có tính chất phô trương. Trước tiên đó là những dấu hiệu (biểu tượng) sự đối lập, độc lập của chúng đối với người lớn như là các kiểu tóc tai, quần áo, từ ngữ (tiếng lóng). Trẻ thường dùng các từ có tính chất thô bạo, có tính giả định, thường là có ý ngược với nghĩa thông thường, một số từ có nguồn gốc từ thuật ngữ của giới tội phạm. Toàn bộ trò chơi ngôn ngữ này thực hiện chức năng tách “chúng mình” khỏi kẻ khác và đồng thời củng cố tính gắn bó nhóm. Song sự khác biệt giữa thế giới của người lớn và thiếu niên không chỉ dừng lại ở yếu tố thuần tuý bên ngoài kể trên. Hiện nay, do sự lan rộng có tính đại trà của các nhóm thiếu niên tự phát nhàn rỗi, cho nên đã xuất hiện khoảng cách nhất định giữa các giá trị mà nhóm này thừa nhận với các giá trị pháp luật - đạo đức chung của thế giới người lớn. Điều này không thể không tạo ra sự lo ngại bởi các nguyên nhân sau: Trong điều kiện xã hội tiêu cực, ở các nhóm này có thể xuất hiện và lan rộng những hiện tượng không bình thường như là say rượu, ma tuý, gái điếm và các hành vi phạm tội. Sự tha hóa gia tăng có thể đi cùng với sự yếu kém của sự kiểm soát xã hội, với sự phá huỷ các chức năng quan trọng nhất của quá trình xã hội hóa thế hệ đang lớn - sự yếu kém của việc kế thừa giữa các thế hệ bởi hệ thống truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm xã hội đã bị biến dạng. Các giá trị đạo đức pháp lý của người lớn như là lòng nhân hậu, sự tin tưởng lẫn nhau, thái độ sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác, sự trung thực, yêu lao động, đứng đắn, trách nhiệm xã hội, tôn trọng luật pháp . sẽ không được truyền lại cho thế hệ sau. Chúng cần phải được tiếp thụ qua quá trình xã hội hóa đạo đức – pháp luật, qua quá trình giao tiếp với người lớn có những phẩm chất này, với những người ý thức được giá trị của mình và cố gắng truyền lại cho lớp trẻ. Đây không phải là quá trình di truyền sinh học mà là quá trình xã hội không thể thiếu được sự tham gia tích cực của thế hệ cha anh. Nếu như trẻ thiếu niên có quan hệ với những bạn cùng lứa của mình và cho rằng nhóm của chúng là nhóm chuẩn giá trị, thì chúng sẽ không tiếp thụ các dạng hành vi được qui định bởi truyền thống văn hóa và xây dựng trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau, trên các nền tảng hành vi đạo đức pháp lý. Trong các điều kiện xã hội không thuận lợi, các nhóm nhàn rỗi của trẻ thiếu niên có thể chuyển dần thành các nhóm phi xã hội và sau đó là chống xã hội. Ở giai đoạn đầu của sự 26
  27. 27 phát triển theo hướng tiêu cực của nhóm, mối liên hệ của các trẻ có tính ngẫu nhiên, không sâu sắc, nhóm không có cấu trúc và không có kẻ cầm đầu. Trẻ khó dạy là các thành viên của nhóm này, chúng có đặc trưng chung là thái độ tiêu cực đối với học tập, vô kỷ luật, có những hành vi hư hỏng nhất thời (hút thuốc, chơi bài, uống rượu, ma tuý, ăn cắp vặt, đi lang thang.). Ở giai đoạn thứ hai, nếu như nhóm còn tồn tại, nó sẽ được ổn định dần, số lượng thành viên bị giảm bớt và sẽ xuất hiện nhân vật cầm đầu. Thái độ tiêu cực đối với học tập chuyển thành thái độ thù địch đối với các giáo viên, đối với những học trò giỏi và ngoan và đối với nhà trường nói chung. Các thành viên của nhóm này thường xuyên thực hiện không chỉ các hành vi vô đạo đức mà còn có những hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng như trộm cắp, côn đồ. Với sự biến dạng của mình, nhóm bắt đầu vận hành theo các chuẩn mực hẹp của mình nhằm duy trì hành vi phi xã hội. Thủ lĩnh của nhóm là những kẻ đã từng chịu hình phạt, bị bắt giam. Đã xuất hiện sự đoạn tuyệt quan hệ với nhà trường; hành vi hư hỏng chuyển hóa hành vi phạm tội (ăn cắp, ăn cướp, côn đồ, hung hãn .). Như vậy nhóm đã chuyển thành nhóm mầm mống tội phạm. Cơ chế ảnh hưởng có tính tha hóa của các nhóm mầm mống tội phạm đối với các thành viên của mình được thể hiện như sau: hình thức duy nhất của hoạt động nhàn rỗi trước hay sau thì cũng là việc dùng thì giờ một cách vô ích hoặc là say rượu, ma tuý, tiếp xúc với những phụ nữ có hành vi đồi bại, cướp bóc, hãm hiếp để có tiền tiêu xài. Tất cả những cái này sẽ dẫn tới sự suy đồi nhân cách. Nếu như trẻ thiếu niên bị vướng vào nhóm này lâu thì các hậu quả tiêu cực của các khiếm khuyết xã hội hóa pháp luật có thể trở thành không thể vãn hồi được. CHƯƠNG III. CÁC ĐIỀU KIỆN TÂM LÝ CỦA HIỆU LỰC CÁC CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tâm lý học pháp luật là nghiên cứu tính hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, điều này đòi hỏi phải xem xét cơ chế xã hội của hành vi pháp luật. Cơ chế xã hội của hành vi pháp luật được hiểu là cơ chế tương tác các yếu tố pháp luật và xã hội tham dự trong hoạt động của pháp luật ở tất cả các giai đoạn của hoạt động này. Ngoài ra cần phải xem xét hành vi xã hội như là một quá trình và là một hệ thống, phải vạch rõ mối liên hệ qua lại tồn tại giữa chúng, tính chất tương tác của chúng trong môi trường xã hội. Các nhà luật học đã có những kết luận khẳng định rằng: không thể nào có thể phát hiện và đánh giá chuẩn mực pháp luật mà thiếu xét tới các yếu tố xã hội, bởi vì chuẩn mực xã hội hoạt động trong mối liên hệ với toàn bộ sự đa dạng của quan hệ con người. Hoạt động của pháp luật – là quá trình vận động từ chuẩn mực tới kết quả xã hội. Thực thi pháp luật là một hiện tượng phức tạp, không đơn thuần chỉ là ban bố các văn bản vận dụng pháp luật. Chuẩn mực pháp luật và tình huống xã hội mà chuẩn mực đó có quan hệ trực tiếp, chính là các yếu tố khởi đầu của thực thi pháp luật. Tình huống xã hội tạo các điều kiện của việc thực thi có hiệu lực các chuẩn mực pháp luật hoặc có thể là cản trở việc thực thi đó. Nói chung có thể phân chia các điều kiện của hiệu lực chuẩn mực pháp luật thành những nhóm sau: 27
  28. 28 - Các điều kiện vĩ mô xã hội ( khả năng kinh tế - xã hội hiện thực của xã hội, hệ thống pháp luật, các thiết chế xã hội, văn hóa pháp luật, dư luận xã hội, uy thế của pháp luật .v.v. - Các điều kiện vi mô xã hội (các nhóm chính thức và không chính thức khác nhau, các tập thể lao động). - Các điều kiện có tính cá nhân của chủ thể thực thi pháp luật. Rõ ràng là một khi văn bản chuẩn mực đáp ứng được các nhu cầu khách quan của xã hội, đáp ứng lợi ích của người dân, thì văn bản đó sẽ có hiệu lực trong thực tế. Tính hiệu lực của pháp luật cũng phụ thuộc vào sự ổn định xã hội và chính trị của xã hội, vào sự đồng bộ phối hợp trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, vào văn hóa pháp luật cao của người dân nói chung. Tác động của dư luận xã hội cũng vô cùng to lớn, và các nhà làm luật cần phải tính tới khi soạn thảo văn bản pháp luật. Trong quá trình dự thảo văn bản pháp quy nhất thiết phải làm rõ mức độ đồng thuận với đại bộ phận các tầng lớp xã hội có lợi ích gắn liền. Yếu tố đồng thuận, sự tìm kiếm thống nhất trên cơ sở thỏa hiệp trong xã hội có ý nghĩa nguyên tắc trong việc thực thi pháp luật. Bởi vì luật pháp đó là chuẩn mực chung thể hiện lợi ích chung mà nhà lập pháp cần phải xác định rõ trong tiến trình nghiên cứu dư luận xã hội. Và nếu như nhà lập pháp không tính đến ý kiến của các công dân về văn bản pháp quy đưa ra, thì điều này có thể sẽ lại chuyển thành phí tổn xã hội. Tính thực thi của chuẩn mực pháp luật còn phụ thuộc vào uy thế của pháp luật trong xã hội. Cần phân biệt rõ giữa uy thế của pháp luật nói chung và uy thế của những lĩnh vực riêng lẻ của pháp luật cũng như phân biệt với niềm tin đối với pháp luật trên lý luận và thực tiễn. Thái độ tôn trọng pháp luật trong xã hội tạo khả năng biến các điều khoản pháp luật thành hiện thực không phải cần sử dụng các công cụ chế tài và kiểm soát, còn trong trường hợp ngược lại, sẽ đòi hỏi phải có bộ máy cưỡng chế và kiểm soát hoạt động có hiệu quả, làm cho chi phí hoạt động của bộ máy này trở nên nặng nề hơn Thái độ tôn trọng chung đối với pháp luật, sự đồng tình với các yêu cầu pháp luật, niềm tin cá nhân về sự cần thiết phải chấp hành các chuẩn mực pháp luật, thái độ tự giác đối những chuẩn mực này nói lên mức độ ý thức pháp luật cao của công dân. Cần phải chú ý một tình tiết quan trọng là: thái độ tôn trọng luật pháp bắt đầu từ “trên”, cụ thể là càng nhiều người có vị trí xã hội cao tôn trọng và chấp hành luật pháp thì những người này càng trở thành tiêu chuẩn có giá trị xã hội đối với các công dân. Tương tự như vậy người lãnh đạo đại diện cho các cơ quan quyền lực càng được tôn trọng bao nhiêu thì chính những cơ quan đại diện cho quyền lực đó cũng được tôn trọng bấy nhiêu. Hay nói cách khác lòng kính trọng đối với cấp lãnh đạo sẽ dẫn tới lòng kính trọng đối với pháp luật và thái độ tôn trọng pháp luật nói chung. Uy thế chung này của pháp luật có tiềm năng to lớn và có thể lan truyền ảnh hưởng của mình sang các lĩnh vực mà pháp luật còn chưa khẳng định được uy thế của mình, hoặc, đã đánh mất. Nhóm điều kiện thứ hai của hiệu lực chuẩn mực pháp luật đó là những điều kiện môi trường vi mô xã hội (có sự tham gia của các nhóm xã hội ) – nhóm điều kiện này thực hiện chức năng bảo đảm về mặt tâm lý – xã hội việc thực thi pháp luật. Tính thực thi chuẩn mực pháp luật được tăng cao một khi hoạt động của những chuẩn mực này được các chuẩn mực xã hội (tồn tại trong các nhóm xã hội khác nhau) bổ sung, củng cố 28
  29. 29 và phát triển. Một điều rõ ràng là: trong xã hội, ngoài các chuẩn mực pháp luật tham gia điều tiết văn hóa pháp luật chung, còn có các dạng văn hóa pháp luật riêng đặc trưng cho các nhóm xã hội. Những nhóm này có thể khác nhau ở cách hiểu và cách thừa hành pháp luật, nhưng nói chung là những người có thái độ chấp hành pháp luật. Nếu như các hệ thống chuẩn mực xã hội được nhóm xã hội tán đồng và chấp nhận, thì chứng tỏ nhóm có đặc trưng ý thức luật pháp cao. Và ở những trường hợp này để bảo đảm hành vi tương ứng các pháp quy cụ thể thì không cần phải hứa hẹn hoặc đe dọa ai cả. Những nhóm khác có thể không tán đồng với các pháp quy chính thức, có thể có những dự định vi phạm những pháp quy đó, song do trước nguy cơ của các chế tài nên họ không dám hành động. Nhóm thứ ba, nói chung là có thái độ chấp hành luật pháp, nhưng có một vài thành viên của nhóm lại có biểu hiện thường xuyên vi phạm nhỏ các quy tắc, thủ tục. Tương tự như trong lĩnh vực doanh nghiệp, khi vòng quay hàng hóa và tiền bạc diễn ra một cách nhanh chóng thì việc tuân thủ chặt chẽ các thủ tục hình thức sẽ làm chậm tiến độ hoạt động tài chính – hàng hóa. Điều này dẫn đến việc hình thành một loại “tiểu” văn hóa độc đáo hợp pháp hóa mọi kiểu sai lệch với chủ nghĩa hình thức trong khi tiến hành ký kết hoặc kéo dài các hợp đồng. Kết quả là một loạt các hợp đồng thương mại có yếu tố mạo hiểm đã được ký kết theo hình thức”luật bất thành văn” như giấy viết tay, lời hứa, cuộc trao đổi điện thoại. Nhóm thứ ba của các điều kiện thực thi hiệu lực các chuẩn mực pháp lý đó là những đặc điểm cá nhân khi ra quyết định hành động đúng đắn. Có thể nói đó là sự đảm bảo tâm lý của việc thực thi pháp luật. Quy định pháp luật trừu tượng bắt đầu vận hành khi mà những quy định này từ dạng tổng hợp phức tạp chuyển đến người nhận – từng công dân cụ thể. Hành động hợp pháp của các công dân được lý giải từ những yếu tố bên ngoài cũng như từ các nguyên nhân bên trong. Động cơ bên ngoài làm cho con người chấp hành luật pháp vì họ biết hậu quả xấu có thể xảy ra với họ một khi họ có những hành vi sai lệch với yêu cầu của các chuẩn mực. Với động cơ bên trong, con người tiếp nhận và thích ứng với chuẩn mực, xem chuẩn mực đó như là chuẩn mực hành động của mình. Theo phân loại của xã hội học pháp luật có hai loại nhóm hành vi của cá nhân: Nhóm thứ nhất bao gồm những người tuân thủ các chuẩn mực pháp luật – có những dạng hành vi khác nhau như: - Hành vi hợp pháp, có đặc trưng là có thái độ tôn trọng có tính nguyên tắc đối với các chuẩn mực pháp luật - Hành vi có tính công cụ (cơ hội) được đánh giá nói chung là tích cực, song xuất phát từ những động cơ chấp nhận chuẩn mực pháp luật vì có lợi cá nhân nào đó - Hành vi bắt buộc có đặc trưng là tương ứng với những chuẩn mực pháp luật, nhưng trong trường hợp này con người hành động không phải từ động cơ của cá nhân mà do sức ép của “tiểu” văn hóa nhóm hoặc do áp lực của hệ thống kiểm soát chính thức luôn theo dõi việc chấp hành pháp luật. Hành vi hợp pháp của cá nhân luôn có ý nghĩa về mặt xã hội, bởi vì nói chung nó củng cố các quan hệ xã hội, trật tự pháp luật và là tấm gương tốt cho mọi người. Hành vi hợp pháp thường có những động cơ như là ý thức về nghĩa vụ, bổn phận của mình, nhu cầu có tính đạo 29
  30. 30 đức - xã hội (quan tâm chăm sóc bạn bè, thông cảm, tương trợ lẫn nhau ). Nói chung các động cơ của hành vi hợp pháp của cá nhân thường rất đa dạng như: - Niềm tin vào giá trị xã hội của những hành vi của mình. - Nghĩa vụ đối với xã hội, trách nhiệm về mặt pháp luật. - Cảm giác trách nhiệm của nghề nghiệp. - Tính có lợi về mặt thực tiễn của hành vi đối với người khác. - Thói quen hành động, hành vi theo mẫu. - Thỏa hiệp, theo số đông. - Sợ trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm đạo đức - Có lợi cho cá nhân nhờ thực hiện những hành vi này - Do những lợi ích có tính ích kỉ - Các động cơ tiêu cực (trả trù, ghen tuông ) thông qua các phương tiện hợp pháp. Mức độ cao nhất của động cơ hành vi hợp pháp đó chính là niềm tin cá nhân về giá trị xã hội, tính có lợi đối với xã hội, đối với người thân và những người xung quanh của hành vi này. Cần phải đặc biệt chú ý tới hiện tượng tính tích cực xã hội - pháp luật của cá nhân, đó là hành vi hợp pháp nhưng nó có tính tích cực và tính hiệu quả hơn. Ví dụ như những hành động dũng cảm bắt giữ tội phạm; sử dụng các biện pháp tự vệ cần thiết để bảo vệ người bị hại; đưa ra những kiến nghị có lợi cho việc hoàn thiện pháp luật hoặc là hoàn thiện công tác của cơ quan bảo vệ pháp luật – là hành vi pháp luật tích cực về mặt xã hội. Như vậy hiệu quả nhất chính là những hành động chuẩn của những công dân có thái độ tôn trọng đối với pháp luật, đáp ứng nhu cầu của xã hội và được sự ủng hộ của các nhóm xã hội khác nhau . Bên cạnh việc đại đa số các thành viên và nhóm xã hội chấp nhận chuẩn mực pháp luật, và điều này bảo đảm hoạt động xã hội của pháp luật có tính hiệu quả, còn tồn tại hiện tượng chống đối pháp luật, do các chủ thể vừa được nêu trên thực hiện. Điều này được giải thích bởi: ở mức độ vĩ mô, ảnh hưởng có tính tiêu cực nhất đối với hiệu lực của pháp luật – đó là sự không ổn định về mặt kinh tế và chính trị trong xã hội. Có thể kể những nhân tố làm mất sự ổn định như chiến tranh về luật, hoặc là tình huống chống đối luật được nảy sinh bởi khủng hoảng trong chính trị kinh tế và pháp luật của đời sống xã hội. Tình trạng này có tác động huỷ hoại đối với đời sống chính trị, làm mất đi sự ổn định và vững chắc của chính quyền, làm biến dạng ý thức và hành động của con người và vô hiệu hóa tác động xã hội của các chuẩn mực pháp luật. Tình trạng chống đối pháp luật có đặc trưng là việc thụ động không chấp nhận các điều luật đưa ra cũng như là sự chống đối thể hiện rõ nét không chỉ ở những người thừa hành mà còn ở trong các cơ quan lập pháp cấp dưới. Yếu tố có tác động tiêu cực đến việc thi hành luật pháp đó là sự xung đột, sự khác biệt rõ nét giữa các yêu cầu của các qui định pháp luật đưa ra và sự mong đợi của dân chúng. Bởi vậy để thấm nhuần vào ý thức của dân chúng, pháp luật cần phải vượt qua rào cản chống đối của các dư luận xã hội biến dạng. Xung đột có đặc trưng là sự chống đối tích cực hoặc tiêu cực của các bên có lợi ích đối lập nhau đối với các giá trị chuẩn mực. Yếu tố pháp luật có thể thể hiện ở mức độ khác nhau trong những xung đột này. Xung đột pháp lý có thể chia ra thành xung đột toàn bộ và khu vực, nhóm và liên nhân cách, xung đột lợi ích và nhận thức Xung đột kéo dài và lan rộng có thể sinh tình trạng khủng hoảng hệ thống chính trị và pháp luật, từ đó có thể tạo ra sự biến 30
  31. 31 dạng trong hệ thống giá trị đạo đức – pháp luật, rối loạn chức năng của các thiết chế xã hội và pháp luật. Sự biến dạng thiết chế đầy dẫy các hậu quả tiêu cực về mặt xã hội và pháp luật. Thứ nhất, nó tạo ra sự căng thẳng xã hội bởi vì đã phá hủy niềm tin của mọi người. Thứ hai, sự thất vọng này dẫn tới việc thay đổi các cơ cấu chính thức bằng những quan hệ, mối liên hệ không chính thức, trong đó có cả những quan hệ có tính tội phạm. Thứ ba, rối loạn chức năng các thiết chế xã hội kéo dài có ảnh hưởng xấu tới bộ mặt đạo đức – pháp luật của xã hội. Thứ tư, việc mất đi hoặc yếu kém các chức năng kiểm tra xã hội của các thiết chế này sẽ dẫn tới việc lan rộng hiện tượng vi phạm chuẩn mực pháp luật không bị trừng trị, và sau đó là tình trạng vô trách nhiệm chung. Hành vi lệch chuẩn trở thành phổ biến, sự biến dạng các chuẩn mực xã hội và các thành tố khác của đời sống xã hội ngày càng trầm trọng. Những hậu quả tiêu cực tương tự cũng được tạo ra bởi việc rối loạn chức năng các thiết chế luật pháp. Thiết chế luật pháp là những mắt xích nối kết mạng lưới tạo ra kết cấu pháp luật, thành một thể thông nhất. Hoạt động pháp luật được thực hiện thông qua những thiết chế này. Hoạt động đúng đắn của các thiết chế sẽ đạt được những kết quả do những nhà lập pháp đề ra. Hoạt động không đúng của các thiết chế có đặc trưng như: kéo dài công việc, sai sót và nhầm lẫn trong các thủ tục, thiếu các điều kiện kỹ thuật cần thiết, khó khăn trong công tác giám định, thiên vị trong xét xử gắn liền với việc những người thừa hành tham nhũng. Tất cả những điều này sẽ dẫn tới việc hoạt động thực thi pháp luật không đạt kết quả hoặc không hiệu quả. Như vậy, những điều kiện vĩ mô xã hội tiêu cực làm cho người dân không tôn trọng luật pháp đó chính là: sự rối loạn chức năng của các thiết chế xã hội và pháp luật, chiến tranh về luật, sự phân hóa lớn giàu nghèo, đời sống vật chất khó khăn, tình trạng tội phạm hóa ở các khâu khác nhau của chính quyền, tham nhũng ở hệ thống bảo vệ pháp luật. Kết quả của hiện trạng này là tính hiệu lực của hoạt động thực thi pháp luật đã suy giảm mạnh. Ở mức độ các điều kiện vi mô xã hội, sự chống đối có tính tâm lý – xã hội đối với luật pháp được thực hiện thông qua các nhóm xã hội có cận văn hóa pháp luật đặc thù. Sự chống đối các chuẩn mực pháp luật này có thể tương đối tích cực, hoặc chỉ giới hạn trong một phạm vi hẹp của một số người. Tình huống này đã xảy ra khi áp dụng những đạo luật kiểu “chống mua bán rượu”, và đồng thời thực hiện một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn việc sản xuất và buôn bán bất hợp pháp rượu. Trong trường hợp này, chính quyền đã duy trì một cách cưỡng bức và tăng cường kiểm tra các chuẩn mực, song điều này chỉ thực hiện được đối với một số nhóm người nhất định. Tình huống công khai chống đối pháp luật thường được gặp khi có sự xung đột về lợi ích chính trị, khi nhóm xã hội có thế lực muốn nắm chính quyền – điều này buộc những nhóm này vi phạm trắng trợn luật pháp, và hành động ngoài vòng khuôn khổ luật pháp. Điều này thường đặc trưng đối với tội phạm có tổ chức, đối với những thủ lĩnh tội phạm chuyên nghiệp – những kẻ hành động theo chuẩn mực đạo đức tội phạm của mình có hệ thống giá trị đối lập với những gì xã hội thừa nhận. Ở các nhóm tội phạm khác, thái độ không tôn trọng đối với luật pháp có thể thể hiện không công khai và mạnh mẽ. Trong môi trường trẻ tội phạm vị thành niên, điều này thể hiện tương đối thụ động. Ngoài ra, thái độ không tôn trọng luật pháp thường gặp trong “cận” văn hóa của thanh niên và thiếu niên. 31