Giáo trình Tài chính ngân hàng

pdf 194 trang vanle 3670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_ngan_hang.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính ngân hàng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA ^ ] Giáo trình tài chính ngân hàng .
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1 1.1. Kế toán quá trình mua hàng 1 1.1.1. Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại 1 1.1.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ mua hàng 1 1.1.1.2. Các phương thức mua hàng trong doanh nghiệp thương mại 1 1.1.1.3. Phạm vi và thời điểm ghi chép hàng mua 3 1.1.1.4. Phương pháp xác định giá mua hàng hoá 4 1.1.1.5. Các phương thức thanh toán tiền mua hàng 6 1.1.1.6. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ mua hàng 7 1.1.2. Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong nước 7 1.1.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng 7 1.1.2.2. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước 8 1.1.3. Kế toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu 27 1.1.3.1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.1.3.2. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 37 1.2. Kế toán quá trình bán hàng 38 1.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 38 1.2.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ bán hàng 38 1.2.1.2. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 38 1.2.1.3. Phạm vi và thời điểm xác định hàng bán 40 1.2.1.4. Giá bán hàng hoá 41 1.2.1.5. Các phương thức thu tiền hàng 42 1.2.1.6. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng 42 1.2.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong nước 43 1.2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng 43 1.2.2.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong nước ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thương xuyên 43 1.2.2.3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong nước ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 66 1.2.3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu 66 1.2.3.1. Kế toán nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.2.3.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 72 1.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động tiêu thụ 73
  3. 1.3.1. Kế toán chi phí của hoạt động tiêu thụ 73 1.3.1.1. Đặc điểm chi phí của hoạt động tiêu thụ 73 1.3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí trong các doanh nghiệp thương mại 74 1.3.1.3. Kế toán chi phí bán hàng 74 1.3.1.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 80 1.3.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động tiêu thụ 84 1.3.2.1. Khái niệm và nội dung kết quả hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại 1.3.2.2. Phương pháp hạch toán 84 CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 96 2.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 96 2.1.1. Đặc điểm sản xuất xây lắp 96 2.1.1.1. Đặc điểm tổ chức thi công sản phẩm xây lắp: 96 2.1.1.2. Đặc điểm ngành xây dựng chi phối đến việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 97 2.1.2. Đặc điểm chi phí sản xuất xây lắp 98 2.1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí 98 2.1.2.2. Nội dung các khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp 99 2.1.3. Đặc điểm giá thành sản phẩm xây lắp 101 2.1.3.1. Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp 101 2.1.3.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành trong sản xuất xây lắp 102 2.1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 103 2.1.3.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp 103 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 104 2.2.1.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 104 2.2.1.2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp 105 2.2.1.3. Đối với chi phí sử dụng máy thi công 106 2.2.1.4. Đối với chi phí sản xuất chung 109 2.2.2. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp 111 2.2.2.1. Thiệt hại phá đi làm lại 111 2.2.2.2. Thiệt hại ngừng sản xuất 112 2.2.3. Kế toán sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp 113 2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 114 2.2.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất 114 2.2.4.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 116 2.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động xây lắp 119
  4. 2.3.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 119 2.3.1.1. Đặc điểm doanh thu tiêu thụ trong doanh nghiệp xây lắp 119 2.3.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng 121 2.3.1.3. Phương pháp hạch toán 122 2.3.2. Kế toán xác định kết quả trong doanh nghiệp xây lắp 123 2.3.2.1. Đặc điểm kế toán xác định kết quả trong doanh nghiệp xây lắp 123 2.3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng 123 2.3.2.3. Phương pháp hạch toán 123 CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 128 3.1. Đặc điểm sản xuất và quản lý của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp 128 3.1.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp 128 3.1.1.1. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong sản xuất của doanh nghiệp sản 128 3.1.1.2. Sản phẩm nông nghiệp có khả năng tái sản xuất tự nhiên 128 3.1.1.3. Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống 129 3.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp 129 3.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp 130 3.2.1. Một số vấn đề chung 130 3.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một số hoạt động sản xuất phụ 131 3.2.2.1. Đối với hoạt động sản xuất, chế biến phân hữu cơ 131 3.2.2.2. Đối với công việc cày kéo 131 3.2.2.3. Đối với hoạt động vận tài 132 3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của ngành trồng trọt 132 3.2.3.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của ngành trồng trọt 132 3.2.3.2. Nội dung các khoản mục chi phí sản xuất cấu thành giá thành sản phẩm ngành trồng trọt 133 3.2.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây ngắn ngày 133 3.2.3.4. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây trồng 1 lần thu hoạch nhiều lần 136 3.2.3.5. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây lâu năm 137 3.2.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của ngành chăn nuôi 139 3.2.4.1. Đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi 139 3.2.4.2. Nội dung các khoản mục chi phí sản xuất cấu thành giá thành sản phẩm chăn nuôi
  5. 3.2.4.3. Kế toán chăn nuôi súc vật sinh sản 139 3.2.4.4. Kế toán chăn nuôi SV lấy sữa 141 4.2.4.5. Kế toán chăn nuôi súc vật lấy thịt 142 3.2.4.6. Kế toán chăn nuôi gia cầm 143 3.2.4.7. Kế toán chăn nuôi ong 145 3.2.4.8. Kế toán chăn nuôi cá 146 3.2.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của ngành chế biến 147 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN 153 4.1. Tổng quan về công ty cổ phần 153 4.1.1. Đặc điểm kinh tế - pháp lý của công ty cổ phần 153 4.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán công ty 154 4.1.2.1. Vai trò 154 4.1.2.2. Nhiệm vụ 155 4.2. Kế toán một số nghiệp vụ cơ bản trong công ty cổ phần 155 4.2.1. Kế toán góp vốn thành lập công ty 155 4.2.1.1. Các quy định chung về thành lập công ty 155 4.2.1.2. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ góp vốn thành lập công ty 157 4.2.2. Kế toán tăng, giảm vốn điều lệ 160 4.2.2.1. Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần 160 4.2.2.2. Kế toán một số trường hợp tăng vốn điều lệ 162 4.2.2.3. Kế toán một số trường hợp giảm vốn điều lệ 164 4.2.3. Kế toán phát hành và chuyển đổi trái phiếu 168 4.2.3.1. Kế toán phát hành trái phiếu 168 4.2.3.2. Kế toán chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu 174 4.2.4. Kế toán chi trả cổ tức cho các cổ đông 174 4.2.4.1. Một số quy định về chi trả cổ tức trong công ty cổ phần 174 4.2.4.2. Phương pháp tính lãi trên cổ phiếu 175 4.2.4.3. Kế toán chi trả cổ tức bằng tiền 176 4.2.4.4. Kế toán chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 177 4.2.4.5. Kế toán chi trả cổ tức bằng tài sản 177 4.2.5. Kế toán tổ chức lại và giải thể công ty 178 4.2.5.1. Kế toán chia công ty 178 4.2.5.2. Kế toán tách công ty 180 4.2.5.3. Kế toán sáp nhập công ty 182 4.2.5.4. Kế toán giải thể công ty 183
  6. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI GIẢNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 Biên soạn: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN HUẾ, 2006
  7. CHƯƠNG 1 KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Mục tiêu của chương: Học xong chương này sinh viên phải nắm được các kiến thức cơ bản sau: - Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại. - Điểm khác nhau giữa tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. - Nắm rõ phương pháp hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại theo chế độ kế toán hiện hành, bao gồm cả hoạt động mua hàng trong nước và mua hàng nhập khẩu. - Nắm rõ phương pháp hạch toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại theo chế độ kế toán hiện hành, bao gồm cả hoạt động bán hàng trong nước và bán hàng xuất khẩu. - Nắm rõ phương pháp hạch toán phân bổ và kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại, trong đó đặc biệt chú trọng về phương pháp hạch toán phân bổ chi phí thu mua hàng hoá và chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá. Số tiết: 30 tiết Nội dung của chương: 1.1. Kế toán quá trình mua hàng 1.1.1. Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại 1.1.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ mua hàng Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua bán. Trong đó, mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán về trị giá hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá - Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm: mua hàng trong nước (hay mua hàng nội địa) và mua hàng nhập khẩu (mua hàng của các quốc gia khác). 1.1.1.2. Các phương thức mua hàng trong doanh nghiệp thương mại Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp thương mại mà có thể có các phương thức mua hàng khác nhau. Cụ thể: a. Đối với các doanh nghiệp thương mại nội địa, việc mua hàng có thể được thực hiện theo hai phương thức: phương thức mua hàng trực tiếp và phương thức chuyển hàng. + Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ mang giấy uỷ nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán để nhận hàng theo 1
  8. quy định trong hợp đồng hay để mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất, tại thị trường và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá về doanh nghiệp. + Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, chuyển hàng tới cho bên mua, giao hàng tại kho của bên mua hay tại địa điểm do bên mua quy định trước. b. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hoá, việc mua hàng nhập khẩu cũng có thể được tiến hành theo hai phương thức: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. + Nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động nhập khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài; trực tiếp nhận hàng và thanh toán tiền hàng. + Nhập khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động nhập khẩu (có đăng ký kinh doanh xuất - nhập khẩu, có giấy phép xuất - nhập khẩu) không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất - nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt động nhập khẩu cho mình. Như vậy, đối với phương thức nhập khẩu uỷ thác, sẽ có hai bên tham gia trong hoạt động nhập khẩu, gồm: bên giao uỷ thác nhập khẩu (bên uỷ thác) và bên nhận uỷ thác nhập khẩu (bên nhận uỷ thác). Đồng thời, để thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá uỷ thác, phải thực hiện hai hợp đồng: - Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được ký kết giữa bên giao uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác nhập khẩu, trong đó có quy định các điều khoản có liên quan đến nghĩa vụ của mỗi bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước. - Hợp đồng mua - bán ngoại thương được thực hiện giữa bên nhận uỷ thác nhập khẩu và bên nước ngoài, trong đó có điều khoản quy định về nhập khẩu hàng hoá. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước, luật kinh doanh quốc tế và luật của nước xuất khẩu. Theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, trách nhiệm của các bên được quy định như sau: Bên giao uỷ thác nhập khẩu (bên uỷ thác) có trách nhiệm: + Căn cứ vào hợp đồng uỷ thác nhập khẩu để chuyển vốn cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu. + Quản lý số tiền giao cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu để nhập khẩu hàng hoá và nộp các khoản thuế liên quan đến hàng nhập khẩu. + Tổ chức nhận và quản lý số hàng nhập khẩu do bên nhận uỷ thác chuyển giao. + Thanh toán hoa hồng uỷ thác nhập khẩu căn cứ vào tỷ lệ % hoa hồng đã quy định trong điều khoản hợp đồng cùng các chi phí khác (nếu có) cho bên nhận uỷ thác. Bên nhận nhập khẩu uỷ thác (bên nhận uỷ thác) có trách nhiệm: + Đứng ra ký kết hợp đồng mua - bán ngoại thương + Nhận tiền của bên giao nhập khẩu để thanh toán với người xuất khẩu hàng hoá và nộp hộ các khoản thuế liên quan đến hàng nhập khẩu. + Đứng ra nhập khẩu hàng hoá, thanh toán và tham gia các khiếu nại, tranh chấp nếu xảy ra. + Phải trả tiền chi phí nếu trong điều khoản hợp đồng quy định do người nhận uỷ thác nhập khẩu phải chịu. + Chịu trách nhiệm kê khai và nộp hộ thuế nhập khẩu hàng hoá, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu với cơ quan hải quan. 2
  9. + Được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ % quy định trong điều khoản hợp đồng uỷ thác. 1.1.1.3. Phạm vi và thời điểm ghi chép hàng mua a. Phạm vi của chỉ tiêu hàng mua Trong các doanh nghiệp thương mại nói chung, hàng hoá được coi là hàng mua khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau: - Phải thông qua một phương thức mua - bán - thanh toán tiền hàng nhất định. - Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền hay một loại hàng hoá khác. - Hàng mua vào nhằm mục đích để bán hoặc qua gia công, chế biến để bán. Ngoài ra, các trường hợp ngoại lệ sau cũng được coi là hàng mua: - Hàng mua về vừa để bán, vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp mà chưa phân biệt rõ giữa các mục đích thì vẫn coi là hàng mua. - Hàng hoá hao hụt trong quá trình mua theo hợp đồng bên mua chịu. Còn những trường hợp sau đây không được coi là hàng mua: - Hàng nhận biếu tặng - Hàng mẫu nhận được - Hàng dôi thừa tự nhiên - Hàng mua về dùng trong nội bộ hoặc dùng cho xây dựng cơ bản - Hàng nhập từ khâu gia công, sản xuất phụ thuộc - Hàng nhận bán hộ, bảo quản hộ Cụ thể, đối với những doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu, những hàng hoá sau được xác định là hàng nhập khẩu: - Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương. - Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó nước ta mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng tại các khu chế xuất (phần chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước) bán tại thị trường Việt Nam, thu ngoại tệ. Những hàng hoá sau đây không được xác định là hàng nhập khẩu: - Hàng tạm xuất, nay nhập về - Hàng viện trợ nhận đạo - Hàng đưa qua nước thứ ba (quá cảnh) b. Thời điểm ghi chép hàng mua - Thời điểm chung để xác định và ghi nhận việc mua hàng đã hoàn thành: là thời điểm doanh nghiệp nhận được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền tệ (đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp hoặc chấp nhận thanh toán). - Thời điểm cụ thể: Tuỳ thuộc vào từng phương thức mua hàng mà thời điểm xác định hàng mua có khác nhau. Cụ thể: 3
  10. Đối với những doanh nghiệp thương mại nội địa: + Nếu mua hàng theo phương thức mua trực tiếp, thời điểm xác định hàng mua là khi đã hoàn thành thủ tục chứng từ giao nhận hàng, doanh nghiệp đã thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán cho người bán. + Nếu mua hàng theo phương thức chuyển hàng, thời điểm xác định hàng mua là khi doanh nghiệp đã nhận được hàng (do bên bán chuyển đến), đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán với người bán. Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu: Thời điểm mua hàng còn phụ thuộc vào thời điểm giao hàng và chuyên chở. Chẳng hạn, nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF: + Vận chuyển bằng đường biển: Thời điểm ghi (xác định) hàng nhập khẩu tính từ ngày hải quan cảng ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu. + Vận chuyển bằng đường hàng không: Thời điểm ghi (xác định) hàng nhập khẩu tính từ ngày hàng hoá được chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của hải quan sân bay. Việc xác định đúng phạm vi và thời điểm xác định hàng mua có ý nghĩa rất lớn đốí với doanh nghiệp, nó đảm bảo cho việc ghi chép chỉ tiêu hàng mua một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, giúp cho lãnh đạo có cơ sở để chỉ đạo nghiệp vụ mua hàng; đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hoá đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ hàng mua đang đi đường, tránh những tổn thất về hàng hoá trong quá trình vận chuyển. 1.1.1.4. Phương pháp xác định giá mua hàng hoá Theo quy định, khi phản ánh trên các sổ sách kế toán, hàng hoá được phản ánh theo giá thực tế nhằm bảo đảm nguyên tắc giá phí. Giá thực tế của hàng hoá mua vào được xác định theo công thức sau: Trong đó: - Giá mua của hàng hoá là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán theo hợp đồng hay hoá đơn. Tuỳ thuộc vào phương thức tính thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp đang áp dụng, giá mua hàng hoá được quy định khác nhau. Cụ thể: + Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, giá mua của hàng hoá là giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng đầu vào. + Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng và đối với những hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì giá mua của hàng hoá bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào. Riêng đối với hoạt động nhập khẩu, do đồng tiền sử dụng trong thanh toán với nhà cung cấp (nhà xuất khẩu) là đồng ngoại tệ nên khi ghi sổ phải quy đổi ra đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo tỷ giá mua Ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. 4
  11. Và thuế GTGT của hàng nhập khẩu được tính theo công thức sau: - Các khoản thuế không được hoàn lại ở đây bao gồm: thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của hàng mua. Cụ thể: + Căn cứ vào số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số thuế nhập khẩu phải nộp theo công thức sau: Trong đó, trị giá tính thuế nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Và tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tài thời điểm tính thuế. + Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì trị giá của hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả số thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo công thức sau: Riêng đối với bia hộp nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB được trừ giá trị vỏ hộp theo mức ấn định 3.800 đồng/1lít bia hộp. - Khoản giảm giá hàng mua là số tiền mà người bán giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu - Khoản chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn. - Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí hao hụt tự nhiên trong khâu mua Đối với hàng hoá nhập khẩu, chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng còn bao gồm: các khoản lệ phí thanh toán, lệ phí chuyển ngân, lệ phí sửa đổi L/C (nếu thanh toán bằng thư tín dụng) hay hoa hồng trả cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu uỷ thác). Ngoài ra, trong trường hợp hàng mua vào trước khi bán ra cần phải sơ chế, phơi đảo, phân loại, chọn lọc, đóng gói thì toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình đó cũng được hạch toán vào giá thực tế của hàng mua. 5
  12. Như vậy, về thực chất, giá thực tế của hàng mua chỉ bao gồm 2 bộ phận: giá mua hàng hoá và chi phí thu mua hàng hoá. - Giá mua hàng hoá: Gồm giá mua phải trả theo hoá đơn hay hợp đồng (có hoặc không có thuế giá trị gia tăng đầu vào) cộng (+) với số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cùng các khoản chi phí hoàn thiện, sơ chế trừ (-) khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại được hưởng. - Chi phí thu mua hàng hoá: Gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc thu mua hàng hoá như: vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức, công tác phí của bộ phận thu mua 1.1.1.5. Các phương thức thanh toán tiền mua hàng a. Các phương thức thanh toán tiền mua hàng trong nước Thông thường, việc thanh toán tiền mua hàng trong nước được thực hiện theo hai phương thức: - Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng mua, doanh nghiệp thương mại thanh toán ngay tiền cho người bán, có thể bằng tiền mặt, bằng tiền cán bộ tạm ứng, bằng chuyển khoản, có thể thanh toán bằng hàng (hàng đổi hàng) - Phương thức thanh toán chậm trả: Doanh nghiệp đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho người bán. Việc thanh toán chậm trả có thể thực hiện theo điều kiện tín dụng ưu đãi theo thoả thuận. Chẳng hạn, điều kiện "1/10, n/20" có nghĩa là trong 10 ngày đầu kể từ ngày chấp nhận nợ, nếu người mua thanh toán công nợ sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 1%. Từ ngày thứ 11 đến hết ngày thứ 20, người mua phải thanh toán toàn bộ công nợ là "n". Nếu hết 20 ngày mà người mua chưa thanh toán nợ thì họ sẽ phải chịu lãi suất tín dụng. b. Các phương thức thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu Trong nhập khẩu hàng hoá, người ta thường dùng một trong các phương thức thanh toán quốc tế sau để thanh toán tiền hàng: + Phương thức chuyển tiền (Remittance) Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. + Phương thức ghi sổ (Open account) Phương thức ghi sổ là một phương thức thanh toán mà trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ (tháng, quý, nửa năm) người mua trả tiền cho người bán. + Phương thức nhờ thu (Collection of payment) Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Trong phương thức thanh toán nhờ thu bao gồm: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. 6
  13. Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. Nhờ thu kèm chứng từ ( documentary collection) là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. + Phương thức tín dụng chứng từ (documentary credit) Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. 1.1.1.6. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ mua hàng Để thực hiện tốt chức năng của mình, kế toán nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại cần thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình mua hàng về số lượng, kết cấu, chủng loại, quy cách, chất lượng, giá cả hàng mua và thời điểm mua hàng. - Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng theo từng nguồn hàng, từng người cung cấp và theo từng hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, tình hình thanh toán với nhà cung cấp. - Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình mua hàng và thanh toán tiền hàng cho chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý, làm căn cứ cho việc đề xuất những quyết định trong chỉ đạo, tiền hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2. Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong nước 1.1.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng Các hoá đơn, chứng từ được sử dụng để hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước bao gồm: - Hoá đơn giá trị gia tăng (do bên bán lập): Trường hợp doanh nghiệp mua hàng của những doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ được người bán cung cấp hoá đơn giá trị gia tăng (liên 2). Trên hoá đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ: + Giá hàng hoá, dịch vụ (chưa thuế) + Các khoản phụ thu và phí tính thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ (nếu có) + Thuế suất giá trị gia tăng và số thế giá trị gia tăng + Tổng giá thanh toán - Hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (do bên bán lập): Trường hợp doanh nghiệp mua hàng của những doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp sẽ được bên bán cung cấp hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (liên 2). 7
  14. - Hoá đơn đặc thù: là hoá đơn sử dụng cho một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt theo quy định của Nhà nước (ví dụ: Hoá đơn tiền điện, Hoá đơn tiền nước, tem bưu điện, vé cước vận tải ) * Lưu ý: Giá hàng hoá, dịch vụ ghi trên hoá đơn đặc thù là giá đã có thuế GTGT. Do đó, nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì kế toán phải tính ra giá mua chưa thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng mua theo công thức: - Hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản (do cán bộ ngiệp vụ lập): Trường hợp doanh nghiệp mua các mặt hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản ở thị trường tự do hay mua trực tiếp tại các hộ sản xuất, cán bộ thu mua phải lập Hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản theo mẫu số 06/TMH- 3LL ban hành theo thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn. - Phiếu nhập kho: Phản ánh số lượng và trị giá hàng hoá thực tế nhập kho. - Biên bản kiểm nhận hàng hoá: Được lập và sử dụng trong trường hợp phát sinh hàng thừa, thiếu trong quá trình mua hàng hay một số trường hợp khác xét thấy cần thiết phải lập Biên bản kiểm nhận hàng hoá thu mua. - Phiếu chi, Giấy báo nợ, Phiếu thanh toán tạm ứng : Phản ánh việc thanh toán tiền mua hàng. - Các chứng từ kế toán bắt buộc phải lập kịp thời, đúng mẫu quy định và đầy đủ các yếu tố nhằm bảo đảm tính pháp lý khi ghi sổ kế toán. Việc luân chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo ghi chép kịp thời, đầy đủ. 1.1.2.2. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước a. Theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá theo từng loại vào các tài khoản phản ánh hàng tồn kho tương ứng trên sổ kế toán. Hạch toán hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng hoá thu mua một cách kịp thời, cập nhật. Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng hàng hoá thu mua, nhập, xuất và tồn kho theo từng loại. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá có giá trị đơn vị thấp, thường xuyên xuất bán với quy mô nhỏ mà áp dụng phương pháp này sẽ tốn rất nhiều công sức. Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng, kế toán sử dụng các tài khoản sau: + Tài khoản156 "Hàng hoá" 8
  15. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động theo giá thực tế của các loại hàng hoá của doanh nghiệp, bao gồm hàng hoá tại các kho hàng, quầy hàng. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản156 "Hàng hoá" như sau: Bên Nợ: - Trị giá mua vào của hàng hoá nhập kho theo hoá đơn mua hàng (kể cả thuế nhập khẩu, thuế hàng hoá phải nộp - nếu có) - Chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh - Trị giá hàng hoá thuê ngoài gia công, chế biến hoàn thành, nhập kho (gồm giá mua vào và chi phí gia công) - Trị giá hàng hoá bị người mua trả lại đã nhập kho - Trị giá hàng hoá phát hiện thừa qua kiểm kê tại kho Bên Có: - Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ - Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng - Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu, hư hỏng, mất phẩm chất tại kho, tại quầy Số dư Nợ: - Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho - Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán Tài khoản 156 "Hàng hoá" có hai tài khoản cấp 2: - TK1561 "Giá mua hàng hoá": Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng hoá tại kho, tại quầy. - TK1562 "Chi phí thu mua hàng hoá": Phản ánh chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh + Tài khoản 151 "Hàng mua đang đi trên đường" Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hoá, vật tư mua vào đã xác định là hàng mua nhưng chưa được nhập kho. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 151 "Hàng mua đang đi trên đường" như sau: Bên Nợ: Phản ánh trị giá của hàng hoá, vật tư đang đi trên đường. Bên Có: Phản ánh trị giá hàng hoá, vật tư đang đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển bán thẳng đã bàn giao trong kỳ. Số dư Nợ: Trị giá hàng hoá, vật tư đang đi đường cuối kỳ. *) Một số lưu ý khi hạch toán đối với tài khoản 151 "Hàng mua đang đi trên đường": - Hàng hoá, vật tư được coi là hàng mua đang đi trên đường được hạch toán vào tài khoản 151 bao gồm: + Hàng hoá, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán, nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển. + Hàng hoá, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp, nhưng đang chờ kiểm nhận để nhập kho. 9
  16. - Hàng ngày, khi nhận được hoá đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán sẽ chưa ghi sổ mà tiền hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hoá đơn vào tập hồ sơ riêng - Hàng mua đang đi đường. Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán sẽ căn cứ vào Phiếu nhập kho để ghi sổ trực tiếp vào các tài khoản có liên quan: TK153"Công cụ, dụng cụ", TK156"Hàng hoá" Nếu cuối tháng, hàng vẫn chưa về thì lúc này kế toán mới căn cứ theo hoá đơn để ghi vào TK151 "Hàng mua đang đi trên đường" - Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi hàng mua đang đi đường theo từng chủng loại hàng hoá, vật tư, công cụ, từng lô hàng, từng hợp đồng. + Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" (chi tiết tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ) Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, đã hoàn lại và còn được khấu trừ, còn được hoàn lại của hàng mua. *) Lưu ý: Đối với doanh nghiệp thương mại tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi sử dụng tài khoản 133 (1331 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ) để hạch toán cần tôn trọng một số quy định sau: - Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp và các cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. - Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133. Và đến cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào còn lại không được khấu trừ sẽ được tính vào trị giá vốn hàng bán ra trong kỳ. Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau. - Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế giá trị gia tăng đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra của tháng đó, số thuế giá trị gia tăng đầu vào còn lại sẽ được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định. Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước, kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như 111, 112, 141, 331 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ mua hàng cơ bản Mua hàng nhập kho đủ - Khi hàng về nhập kho, căn cứ vào Phiếu nhập kho, kế toán ghi: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK156(1561): Giá mua của hàng hoá (chưa có thuế GTGT) 10
  17. Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá Có TK111, 112, 141, 311, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT: Nợ TK156(1561): Giá mua hàng hoá (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 141, 311, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá mua vào - Trường hợp hàng mua có bao bì đi kèm tính tiền riêng, khi nhập kho bao bì, kế toán ghi: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK153(1532): Giá mua bao bì đi kèm (không gồm thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ của bao bì Có TK111, 112, 141, 311, 331 : Tổng giá thanh toán của bao bì đi kèm + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT: Nợ TK153(1532): Giá mua bao bì đi kèm (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 141, 311, 331 : Tổng giá thanh toán của bao bì đi kèm Trong trường hợp bao bì đi kèm hàng hoá phải trả lại cho người bán thì trị giá bao bì sẽ không được theo dõi ở tài khoản 153(1532), mà chỉ theo dõi tạm thời trên tài khoản 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công: Khi nhập hàng, bên cạnh bút toán ghi tăng trị giá hàng hoá nhập kho, kế toán còn theo dõi trị giá bao bì đi kèm: Nợ TK002: Trị giá bao bì kèm theo tương ứng với số hàng hoá đã nhập Khi trả lại bao bì cho người bán, kế toán sẽ ghi: Có TK002: Trị giá bao bì đi kèm đã hoàn trả cho người bán Tuy nhiên, đối với trường hợp này, thông thường người mua phải có ký cược trước một khoản tiền cho số bao bì đi kèm theo yêu cầu của người bán. Khi đem tiền đi ký cược, kế toán định khoản: Nợ TK144: Số tiền ký cược bao bì Có TK111, 112, 311 : Số tiền đã đem đi ký cược Và khi nhận lại số tiền ký cược này, kế toán sẽ ghi: Nợ TK111, 112 Có TK144 - Khi mua hàng có phát sinh các chi phí như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi : + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK156(1562): Chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK111, 112, 311, 331, 334, 338 : Tổng giá thanh toán của các khoản chi phí thu mua phát sinh + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK156(1562): Chi phí thu mua hàng hoá (gồm cả thuế GTGT) 11
  18. Có TK111, 112, 311, 331, 334, 338 : Tổng giá thanh toán của các khoản chi phí thu mua phát sinh Mua hàng phát sinh hàng mua đang đi đường Trường hợp mua hàng, đã nhận được hoá đơn, nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào bộ chứng từ mua hàng sẽ ghi nhận trị giá hàng đang đi đường như sau: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK151: Giá mua của hàng đang đi đường (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ Có TK111, 112, 113, 311, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua đang đi đường + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT: Nợ TK151: Giá mua của hàng đang đi đường (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 113, 311, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua đang đi đường *) Lưu ý: Trị giá bao bì đi kèm hàng hoá đang đi đường cũng được theo dõi trên tài khoản 151. Khi hàng mua đang đi đường đã về nhập kho hay chuyển bán thẳng, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá hàng mua đi đường kỳ trước nhập kho Nợ TK157: Trị giá hàng mua đi đường kỳ trước gửi bán kỳ này Nợ TK632: Trị giá hàng mua đi đường kỳ trước bàn giao trực tiếp cho khách hàng kỳ này Có TK151: Giá trị hàng mua đi đường kỳ trước đã kiểm nhận trong kỳ này Nếu có bao bì đi kèm hàng hoá tính tiền riêng, kế toán phản ánh trị giá bao bì đã nhận như sau: Nợ TK153(1532): Trị giá bao bì đi kèm hàng hóa đã nhập kho Nợ TK138(1388): Trị giá bao bì đi kèm tương ứng với số hàng hoá gửi bán thẳng chưa được chấp nhận thanh toán Nợ TK131: Trị giá bao bì đi kèm với số hàng hoá đã giao bán trực tiếp Có TK151: Trị giá bao bì tương ừng với số hàng mua đi đường kỳ trước đã kiểm nhận kỳ này Mua hàng có giá tạm tính Trường hợp hàng mua đã nhập kho nhưng cuối tháng chưa có hoá đơn, kế toán sẽ tiền hành ghi sổ theo giá tạm tính. Trong trường hợp này, do không có hoá đơn nên chưa được khấu trừ thuế. Cụ thể, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá hàng hoá nhập kho theo giá tạm tính Có TK331: Khoản phải trả cho người bán tương ứng Khi có hoá đơn, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế (giá ghi trên hoá đơn) theo số chênh lệch giữa giá hoá đơn với giá tạm tính. Cụ thể: 12
  19. + Nếu giá hoá đơn > giá tạm tính, kế toán sẽ ghi bút toán bổ sung: Nợ TK156(1561): Phần chênh lệch giữa giá tạm tính giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho) Có TK331: (Phần chênh lệch giữa giá tạm tính > giá thanh toán thực tế phải trả cho người bán) Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì đồng thời với bút toán điều chỉnh giá tạm tính ở trên, kế toán sẽ tiến hành ghi nhận thuế GTGT đầu vào của hàng hoá theo hoá đơn: Nợ TK133(1331): Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá Có TK331: Số tiền phải trả cho người bán tương ứng Còn đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT thì khi điều chỉnh giá tạm tính, kế toán đã ghi nhận theo tổng giá thanh toán của hàng hoá (gồm cả thuế GTGT). Mua hàng phát sinh thiếu Trường hợp mua hàng khi nhập kho phát hiện thiếu hàng, kế toán sẽ chỉ ghi tăng hàng hoá theo trị giá hàng thực nhận nhập kho. Còn số hàng thiếu, kế toán sẽ xử lý như sau: - Nếu hàng thiếu xác định ngay được nguyên nhân thì căn cứ vào Phiếu nhập kho và Biên bản xử lý hàng thiếu, kế toán sẽ phản ánh ngay: + Nếu hàng thiếu do hao hụt tự nhiên trong định mức, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá thực tế của hàng nhập kho (không có thuế GTGT) Nợ TK156(1562): Trị giá hàng hoá hao hụt tự nhiên (không có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hoá đơnĩ Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) + Nếu hàng thiếu do nguyên nhân khách quan bất khả kháng và theo hợp đồng doanh nghiệp phải chịu, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá thực tế của hàng nhập kho (không có thuế GTGT) Nợ TK811: Trị giá hàng thiếu do nguyên nhân khách quan (không có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hoá đơn) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) + Nếu hàng thiếu do bên bán gửi thiếu, đơn vị đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá thực tế của hàng nhập kho (không có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng thực nhập Nợ TK331: Trị giá hàng thiếu do bên bán gửi thiếu (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) 13
  20. Nếu phát sinh thiếu cả bao bì đi kèm hàng hoá, tính tiền riêng thì kế toán sẽ phản ánh trị giá bao bì thiếu như sau: Nợ TK153(1532): Trị giá thực tế của bao bì nhập kho (không có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của bao bì thực nhập Nợ TK331: Trị giá bao bì thiếu do bên bán gửi thiếu (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của bao bì (theo hoá đơn) Còn nếu trường hợp hàng thiếu do bên bán gửi thiếu nhưng doanh nghiệp chưa thanh toán hoặc chưa chấp nhận thanh toán tiền hàng thì sẽ không phản ánh. + Nếu hàng thiếu do lỗi của cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp thì sẽ xử lý bắt bồi thường, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá thực tế của hàng nhập kho (không có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng thực nhập Nợ TK138(1388), 111: Tổng số tiền cá nhân phải bồi thường (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) Nếu phát sinh thiếu cả bao bì đi kèm, kế toán sẽ phản ánh như sau: Nợ TK153(1532): Trị giá thực tế của bao bì nhập kho (không có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của bao bì thực nhập Nợ TK138(1388), 111: Tổng số tiền bao bì cá nhân phải bồi thường (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của bao bì (theo hoá đơn) * Lưu ý: Trong trường hợp này, nếu buộc cá nhân phải bồi thường theo giá phạt lớn hơn (>) giá mua của hàng hoá thì phần chênh lệch sẽ ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp (TK711). - Nếu hàng thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân đang chờ xử lý, kế toán sẽ theo dõi trị giá hàng thiếu trên tài khoản 138(1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý). Khi nhập kho hàng hoá, kế toán sẽ ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá thực tế của hàng nhập kho (không có thuế GTGT) Nợ TK138(1381): Trị giá hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào (theo hoá đơn) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) Nếu phát sinh thiếu cả bao bì đi kèm hàng hoá tính giá riêng thì trị giá bao bì phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân cũng được theo dõi trên TK138(1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý). Khi nhận được quyết định xử lý số hàng thiếu, tuỳ theo từng tình huống xử lý cụ thể, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ như sau: + Nếu hàng thiếu do hao hụt tự nhiên trong định mức, kế toán ghi: Nợ TK156(1562): Trị giá hàng hoá hao hụt tự nhiên trong định mức Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý + Nếu hàng thiếu do nguyên nhân khách quan bất khả kháng và theo hợp đồng doanh nghiệp phải chịu, kế toán ghi: Nợ TK811: Trị giá hàng thiếu do nguyên nhân khách quan Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý 14
  21. + Nếu hàng thiếu được xác định do bên bán gửi thiếu và bên bán đã giao bổ sung đủ số hàng còn thiếu. Khi nhập kho hàng hoá và bao bì đi kèm, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá số hàng người bán giao bổ sung đã nhập kho Nợ TK153(1532): Trị giá số bao bì người bán giao bổ sung đã nhập kho Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý + Nếu hàng thiếu do bên bán gửi thiếu, nhưng bên bán không còn hàng để gửi bổ sung, kế toán sẽ ghi: Nợ TK111, 112, 331 : Số tiền được hoàn trả tương ứng với số hàng thiếu Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý (chưa có thuế GTGT) Có TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào giảm tương ứng + Nếu hàng thiếu do cá nhân làm mất phải bồi thường, kế toán ghi: Nợ TK138(1388), 111: Trị giá hàng thiếu cá nhân phải bồi thường Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý (chưa có thuế GTGT) Có TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào giảm tương ứng + Nếu hàng thiếu không xác định được nguyên nhân thì trị giá hàng thiếu sẽ được ghi tăng chi phí khác của doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK811: Trị giá hàng thiếu không xác định được nguyên nhân Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý (chưa có thuế GTGT) Có TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào tương ứng với số hàng thiếu (nếu không được khấu trừ) Mua hàng phát sinh thừa Trường hợp mua hàng khi nhập kho phát hiện thừa hàng thì tuỳ từng nguyên nhân cụ thể, kế toán sẽ tiến hành xử lý khác nhau: - Nếu hàng thừa xác định ngay được nguyên nhân thì kế toán sẽ tiền hành xử lý ngay, cụ thể: + Nếu hàng thừa được xác định là do dôi thừa tự nhiên, căn cứ vào Phiếu nhập kho và Biên bản xử lý hàng thừa, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá hàng thực nhập kho (không có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hoá đơn) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) Có TK711: Trị giá hàng thừa được xử lý ghi tăng thu nhập + Nếu hàng thừa do bên bán gửi thừa và doanh nghiệp đồng ý mua tiếp số hàng thừa này, khi nhận đầy đủ chứng từ, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá hàng thực tế nhập kho (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá Còn nếu doanh nghiệp quyết định trả lại số hàng thừa này và bên bán đang nhờ doanh nghiệp giữ hộ thì doanh nghiệp chỉ nhập kho số hàng hoá theo hoá đơn, còn trị giá hàng thừa sẽ được theo dõi trên TK002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. Kế toán ghi: 15
  22. Nợ TK002: Trị giá hàng thừa giữ hộ người bán Đến khi xuất trả hàng cho người bán, kế toán sẽ ghi: Có TK002 - Nếu hàng thừa chưa rõ nguyên nhân và doanh nghiệp quyết định nhập kho toàn bộ số hàng, kế toán sẽ phản ánh như sau: Nợ TK156(1561): Trị giá thực tế của hàng nhập kho (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá (theo hoá đơn) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) Có TK338(3381): Trị giá hàng thừa chờ xử lý Khi xác định được nguyên nhân và xử lý số hàng thừa, căn cứ vào từng quyết định xử lý cụ thể, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ theo một trong các định khoản sau: + Nếu hàng thừa do dôi thừa tự nhiên hay hàng thừa không xác định được nguyên nhân, sẽ xử lý ghi tăng thu nhập khác: Nợ TK338(3381): Trị giá hàng thừa đã xử lý Có TK711: Trị giá hàng thừa được xử lý ghi tăng thu nhập + Nếu hàng thừa do bên bán gửi thừa và doanh nghiệp trả lại cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK338(3381): Trị giá hàng thừa đã xử lý Có TK156(1561): Trị giá hàng thừa xuất kho trả lại cho người bán Nếu bên bán đang nhờ doanh nghiệp giữ hộ thì kế toán sẽ đồng thời ghi nhận bút toán: Nợ TK002: Trị giá hàng thừa giữ hộ người bán. Đến khi xuất trả hàng cho người bán, kế toán sẽ ghi: Có TK002. + Nếu hàng thừa do bên bán gửi thừa và doanh nghiệp đồng ý mua tiếp số hàng thừa này, kế toán ghi: Nợ TK338(3381): Trị giá hàng thừa doanh nghiệp đã mua lại (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào tương ứng Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của số hàng thừa doanh nghiệp đã mua lại *) Lưu ý: Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp chỉ nhập kho số hàng hoá theo hoá đơn, kế toán sẽ ghi nhận số thực nhập theo hoá đơn; số hàng thừa coi như doanh nghiệp giữ hộ cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK002: Trị giá hàng thừa chờ xử lý (không bao gồm thuế GTGT) Khi xử lý số hàng thừa này, kế toán sẽ ghi: Có TK002: Trị giá hàng thừa đã xử lý (không bao gồm thuế GTGT) Đồng thời, căn cứ vào cách xử lý cụ thể, kế toán sẽ phản ánh thêm một số bút toán tương tự như trường hợp hàng thừa xác định ngay nguyên nhân đã trình bày ở trên. Trường hợp hàng mua có bao bì đi kèm tính tiền riêng thì số bao bì thừa cũng sẽ được xử lý tương tự hàng hoá. Mua hàng cần phải gia công, chế biến lại Trường hợp hàng mua cần phải gia công, chế biến lại trước khi xuất bán để tăng giá trị hoặc khả năng tiêu thụ của hàng hoá, kế toán phải tổ chức theo dõi các khoản chi phí phát sinh 16
  23. trong quá trình gia công hàng hoá, từ khi đem hàng đi gia công đến khi gia công xong nhập kho hoặc chuyển bán thẳng, sử dụng TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cụ thể: - Khi hàng mua về được chuyển thẳng đi gia công, chế biến lại, kế toán phản ánh như sau: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK154: Trị giá hàng mua chuyển ngay đi gia công, chế biến lại (không gồm thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng mua Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT: Nợ TK154: Trị giá hàng mua chuyển ngay đi gia công, chế biến lại (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua - Nếu xuất kho hàng hoá đem đi gia công, kế toán ghi: Nợ TK154: Trị giá hàng hoá đem đi gia công, chế biến lại Có TK156(1561): Trị giá hàng hoá xuất kho - Nếu trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hoá có phát sinh chi phí như: chi phí vận chyển, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí tiền công , căn cứ vào các chừng từ liên quan, kế toán sẽ phản ánh như sau: Nợ TK154: Chi phí phát sinh trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hoá Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK111, 112, 331, 334 : Tổng số tiền đã thanh toán hoặc phải thanh toán tương ứng - Khi hàng gia công, chế biến xong được đem về nhập kho, được gửi bán hoặc chuyển bán thẳng, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ như sau: Nợ TK156(1561): Trị giá hàng hoá nhập kho sau khi gia công, chế biến lại Nợ TK157: Trị giá hàng hoá gửi bán thẳng sau khi gia công, chế biến lại Nợ TK632: Trị giá hàng hoá chuyển thẳng cho khách hàng sau khi gia công, chế biến lại Có TK154: Trị giá hàng hoá gia công, chế biến đã hoàn thành *) Lưu ý: Trường hợp hàng hoá sau khi gia công, chế biến lại được phân chia thành nhiều phẩm cấp khác nhau, kế toán cần phải xác định giá thực tế của từng loại để phục vụ cho hạch toán chi tiết hàng hoá và làm cơ sở cho việc định giá bán của từng loại phẩm cấp hàng hoá. Cụ thể, để xác định giá nhập kho thực tế của từng loại hàng sau khi gia công, chế biến lại, kế toán dùng phương trình kinh tế sau: 17
  24. Tiêu thức phân bổ ở đây có thể là doanh thu ước tính, chi phí mua theo giá kế hoạch hoặc chi phí mua theo giá thị trường Mua hàng không nhập kho - Trường hợp hàng mua được gửi bán thẳng không qua kho: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK157: Trị giá hàng mua gửi bán thẳng không qua kho (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng mua Có TK111, 112, 311, 331 : Tổng giá thanh toán của số hàng mua gửi bán thẳng không qua kho + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK157: Trị giá hàng mua gửi bán thẳng không qua kho (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 311, 331 : Tổng giá thanh toán của số hàng mua gửi bán thẳng không qua kho Nếu có bao bì đi kèm tính giá riêng, kế toán ghi: Nợ TK138(1388): Trị giá bao bì kèm theo số hàng mua gửi bán thẳng chưa được chấp nhận thanh toán Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của bao bì Có TK111, 112, 331 : Tổng số tiền bao bì đã thanh toán hoặc còn phải thanh toán cho người bán - Trường hợp hàng mua được bàn giao tay ba thì đồng thời với việc ghi nhận doanh thu (phản ánh số tiền thu từ người mua hàng), kế toán còn tiền hành kết chuyển trị giá vốn của hàng bán (đúng bằng trị giá thực tế của số hàng mua được bàn giao tay ba): Nợ TK632: Trị giá hàng mua giao bán trực tiếp cho khách hàng (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng mua Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của số hàng mua giao bán trực tiếp Nếu có bao bì đi kèm tính giá riêng, kế toán ghi: Nợ TK111, 112, 131 : Trị giá bao bì đi kèm đã thu hoặc phải thu ở khách hàng Có TK111, 112, 331 : Trị giá bao bì đi kèm đã trả hoặc phải trả cho người bán Đồng thời phản ánh thuế GTGT đầu vào và đầu ra của bao bì: Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của bao bì Có TK3331(33311): Thuế GTGT đầu ra của bao bì Mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại Trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại do mua hàng với số lượng lớn, kế toán phản ánh khoản chiết khấu thương mại được hưởng như sau: - Nếu chiết khấu thương mại được phản ánh trên hoá đơn của nhà cung cấp thì khoản chiết khấu doanh nghiệp được hưởng sẽ không được phản ánh vào bên Có của các tài khoản 1561, 157, 632, mà được khấu trừ ngay khi xác định trị giá hàng nhập kho, hàng gửi bán hay chuyển bán thẳng. 18
  25. - Nếu chiết khấu thương mại không được phản ánh trên hoá đơn của nhà cung cấp thì khoản chiết khấu doanh nghiệp được hưởng được coi như một khoản giảm giá và được phản ánh vào bên Có của các tài khoản 1561 (nếu hàng mua đã nhập kho) hay 157, 632 (nếu hàng mua đã được gửi bán thẳng hoặc chuyển bán trực tiếp cho khách hàng không qua kho). Cụ thể: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK331, 111, 112: Tổng số tiền thanh toán được giảm hoặc được hoàn lại tương ứng với khoản chiết khấu thương mại được hưởng Có TK156(1561), 157, 632: Khoản chiết khấu thương mại được hưởng ghi giảm trị giá thực tế của hàng mua (không gồm thuế GTGT) Có TK133(1331): Giá trị thuế GTGT đầu vào giảm tương ứng + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tương không chịu thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK331, 111, 112: Tổng số tiền thanh toán được giảm hoặc được hoàn lại tương ứng với khoản chiết khấu thương mại được hưởng Có TK156(1561), 157, 632: Khoản chiết khấu thương mại được hưởng ghi giảm trị giá thực tế của hàng mua (gồm cả thuế GTGT) Mua hàng có phát sinh trả lại hàng hoặc được giảm giá Trường hợp hàng mua kém phẩm chất, sai quy cách, không đảm bảo như hợp đồng, doanh nghiệp xuất trả lại cho người bán hoặc được người bán chấp nhận giảm giá, kế toán sẽ phản ánh như sau: - Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh như sau: Nợ TK331, 111, 112, 138(1388) : Tổng giá thanh toán của hàng mua trả lại hoặc khoản giảm giá hàng mua được hưởng Có TK156(1561), 157: Giá mua của hàng trả lại hay khoản giảm giá hàng mua được hưởng (chưa kể thuế GTGT) Có TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào giảm tương ứng với số hàng mua trả lại hoặc khoản giảm giá hàng mua được hưởng - Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK331, 111, 112, 138(1388) : Tổng giá thanh toán của hàng mua trả lại hoặc khoản giảm giá hàng mua được hưởng Có TK156(1561), 157: Giá mua của hàng trả lại hay khoản giảm giá hàng mua được hưởng (gồm cả thuế GTGT) Trường hợp hàng hoá có bao bì đi kèm tính giá riêng: - Khi trả lại hàng, nếu doanh nghiệp trả lại bao bì tương ứng, kế toán ghi: Nợ TK331, 111, 112, 138(138): Số tiền thanh toán bao bì đi kèm được bên bán chấp nhận hoàn lại Có TK153(1532): Trị giá bao bì đi kèm xuất trả lại cho người bán Có TK138(1388): Trị giá bao bì đi kèm chuyển trả lại cho người bán (trường hợp hàng gửi bán thẳng không qua kho) 19
  26. Có TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào giảm tương ứng - Khi giảm giá hàng mua sẽ không giảm giá bao bì đi kèm Mua hàng có phát sinh chiết khấu thanh toán: Nếu doanh nghiệp thanh toán công nợ trong thời hạn được hưởng chiết khấu thì số chiết khấu thanh toán được hưởng sẽ được trừ vào số tiền phải trả và ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính, kế toán ghi: Nợ TK331: Tổng số tiền hàng nợ người bán doanh nghiệp thực phải trả Có TK515: Số chiết khấu thanh toán được hưởng (= lượng công nợ mua hàng thực phải trả x tỷ lệ % chiết khấu) Có TK111, 112, 113, 311 : Tổng số tiền doanh nghiệp đã thực xuất trả cho người bán Trường hợp sau khi doanh nghiệp đã thanh toán xong tiền hàng mới được hưởng chiết khấu thanh toán thì số chiết khấu thanh toán được hưởng sẽ được ghi nhận như sau: Nợ TK111, 112, 138(1388): Số tiền chiết khấu thu từ người bán hoặc được người bán chấp nhận Có TK515: Số chiết khấu thanh toán được hưởng ghi tăng doanh thu Trường hợp doanh nghiệp đặt trước tiền mua hàng - Nếu doanh nghiệp đặt trước tiền mua hàng cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK331: Số tiền mua hàng đã đặt trước cho người bán Có TK111, 112, 311 : Số tiền xuất đặt trước tương ứng Khi người bán chuyển hàng đến cho doanh nghiệp, hàng được nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Giá mua của hàng hoá thực nhập Nợ TK153(1532): Trị giá bao bì đi kèm thực nhập Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá Có TK331: Tổng giá thanh toán của hàng hoá và bao bì đi kèm đã nhận trong kỳ b. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Như vậy, theo phương pháp kiểm kê định kỳ, khi nhập hàng bắt buộcphải ghi chi tiết, kịp thời; còn khi xuất ra để bán, sử dụng thì không cần ghi theo thời điểm xuất nhưng đến cuối tháng bắt buộc phải kiểm kê thực tế hàng tồn kho để tính giá trị hàng xuất. Tài khoản kế toán sử dụng 20
  27. Áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ và cuối kỳ kế toán để kết chuyển số dư đầu kỳ và theo dõi số dư cuối kỳ. Kế toán phản ánh tính hình nhập hàng, việc được giảm giá hàng mua, được hưởng chiết khấu mua hàng, và hàng xuất trả lại vào tài khoản 6112. Cụ thể, kết cấu và nội dung phản ánh của các tài khoản được sử dụng ở phương pháp này như sau: + Tài khoản 611 "Mua hàng" (tiểu khoản 6112 - Mua hàng hoá): Tài khoản này để phản ánh trị giá hàng hoá mua vào và tăng thêm do các nguyên nhân khác trong kỳ. Tài khoản 6112 "Mua hàng hoá" có nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: - Trị giá hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ đầu kỳ (tồn kho, tồn quầy, gửi bán, ký gửi, đại lý, hàng mua đang đi đường) - Trị giá hàng hoá thu mua và tăng khác trong kỳ Bên Có: - Trị giá hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ (tồn kho, tồn quầy, gửi bán, ký gửi, đại lý, hàng mua đang đi đường) - Trị giá hàng mua trả lại hay giảm giá hàng mua được hưởng trong kỳ - Trị giá hàng hoá xuất trong kỳ Tài khoản 611(6112) cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng chủng loại hàng hoá, từng lô hàng tại từng kho, từng quầy tuỳ theo trình độ cán bộ kế toán và yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý. + Tài khoản 156"Hàng hoá": Phản ánh giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy, với nội dung phản ánh cụ thể như sau: Bên Nợ: Phản ánh giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy đầu kỳ Số dư Nợ: Phản ánh giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy cuối kỳ Tài khoản 156 có thể mở chi tiết theo từng chủng loại hàng hoá, từng lô hàng hoá tại từng kho, từng quầy. + Tài khoản 151 "Hàng mua đang đi trên đường": Phản ánh giá thực tế của hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua đang đi trên đường tại thời điểm kiểm kê. Cụ thể nội dung phản ánh của tài khoản 151 theo phương pháp này như sau: Bên Nợ: Phản ánh giá thực tế hàng mua đang đi đường cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế hàng mua đang đi đường đầu kỳ Số dư Nợ: Phản ánh giá thực tế hàng mua đang đi đường cuối kỳ Tài khoản 151 có thể mở chi tiết theo từng chủng loại hàng hoá, từng lô hàng hoá, từng hoá đơn mua hàng Ngoài các tài khoản nói trên, trong quá trình hạch toán mua hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán cũng sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như 111, 112, 113(1131), 331, 138, 338 tương tự như phương pháp kê khai thương xuyên. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ mua hàng cơ bản 21
  28. Đầu kỳ kinh doanh, kế toán tiến hành kết chuyển trị giá hàng hoá còn lại, chưa tiêu thụ: Nợ TK611(6112): Trị giá thực tế của hàng hoá chưa tiêu thụ đầu kỳ Có TK156: Trị giá hàng hoá tồn kho, tồn quầy đầu kỳ Có TK157: Trị giá vốn hàng đang gửi bán, ký gửi, đại lý đầu kỳ Có TK151: Trị giá hàng mua đang đi đường đầu kỳ Có TK153(1532): Trị giá bao bì đi kèm tính giá riêng tương ứng với số hàng hoá chưa tiêu thụ đầu kỳ Trong kỳ, căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tình hình nhập, xuất, tăng, giảm hàng hoá, kế toán ghi các bút toán sau: - Phản ánh giá thực tế của hàng hoá mua vào nhập kho trong kỳ: + Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK611(6112): Giá mua của hàng hoá nhập kho (chưa kể thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá Có TK111, 112, 331, 311: Tổng giá thanh toán của hàng hoá + Đối với các doanh nghiệp tính thế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT: Nợ TK611(6112): Giá mua của hàng hoá nhập kho (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 331, 311: Tổng giá thanh toán của hàng hoá - Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trính mua hàng: Nợ TK611(6112): Chi phí thu mua hàng hoá Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK111, 112, 311, 331, 334, 338 : Tổng chi phí thu mua thực tế phát sinh đơn vị đã thanh toán hoặc phải thanh toán - Trường hợp mua hàng nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng sẽ ghi: + Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK611(6112): Giá mua của hàng đang đi đường (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK111, 112, 113, 311, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua đang đi đường + Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT: Nợ TK611(6112): Giá mua của hàng đang đi đường (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 113, 311, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua đang đi đường Khi hàng về nhập kho, kế toán sẽ không phản ánh mà đợi đến cuối kỳ sau khi kiểm kê thực tế trị giá hàng mua đang đi đường mới tiến hành ghi sổ. - Trường hợp hàng mua đã nhập kho nhưng cuối tháng doanh nghiệp vẫn chưa nhận được hoá đơn, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ theo giá tạm tính: 22
  29. Nợ TK611(6112): Trị giá hàng hoá nhập kho theo giá tạm tính Có TK331: Số tiền mua hàng theo giá tạm tính Khi nhận được hoá đơn mua hàng, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế: + Nếu giá hoá đơn > giá tạm tính, ghi bút toán bổ sung: Nợ TK611(6112): Phần chênh lệch giữa giá tạm tính giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho) Có TK331: (Số nợ phải trả người bán giảm tương ứng) Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ đồng thời ghi nhận thuế GTGT đầu vào của hàng hoá: Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ của số hàng hoá đã nhập kho Có TK331: Số tiền mua hàng phải thanh toán tương ứng - Trường hợp mua hàng khi nhập kho phát hiện thiếu hàng thì tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể để xử lý số hàng thiếu như sau: + Nếu xác định được ngay nguyên nhân thì sẽ xử lý ngay: • Nếu hàng thiếu do hao hụt tự nhiên (hao hụt trong định mức), ghi: Nợ TK611(6112) "Hàng nhập kho": Trị giá hàng thực nhập kho (chưa có thuế GTGT) Nợ TK611(6112) "Chi phí thu mua": Trị giá hàng hoá hao hụt tự nhiên (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hoá đơn) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) • Nếu hàng thiếu do nguyên nhân khách quan, ghi: Nợ TK611(6112): Trị giá hàng thực nhập kho (chưa có thuế GTGT) Nợ TK811: Trị giá hàng thiếu do nguyên nhân khách quan (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hoá đơn) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) • Nếu hàng thiếu do bên bán gửi thiếu: Nợ TK611(6112): Trị giá hàng thực nhập kho (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ của hàng thực nhập Nợ TK331: Trị giá hàng gửi thiếu được trừ vào nợ phải trả người bán (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) • Nếu hàng thiếu do lỗi của cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp thì sẽ xử lý bắt bồi thường: Nợ TK611(6112): Trị giá hàng thực nhập kho (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ của hàng thực nhập 23
  30. Nợ TK138(1388), 111: Tổng số tiền hàng cá nhân phải bồi thường tương ứng với số hàng thiếu (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) + Nếu hàng thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, đang chờ xử lý, căn cứ vào Phiếu nhập kho và Biên bản kiểm nhận, kế toán ghi: Nợ TK611(6112): Trị giá hàng thực nhập kho (chưa có thuế GTGT) Nợ TK138(1381): Trị giá hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hoá đơn) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) Khi nhận được quyết định xử lý số hàng thiếu, tuỳ thuộc vào từng tính huống xử lý cụ thể, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ như sau: • Nếu hàng thiếu do hao hụt trong định mức hoặc do nguyên nhân khách quan: Nợ TK611(6112)"Chi phí thu mua": Trị giá hàng hao hụt tự nhiên Nợ TK811: Trị giá hàng thiếu do nguyên nhân khách quan Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý • Nếu hàng thiếu do bên bán gửi thiếu và bên bán đã giao bổ sung đủ: Nợ TK611(6112): Trị giá hàng thiếu bên bán đã giao bổ sung đủ Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý • Nếu hàng thiếu do bên bán gửi thiếu nhưng bên bán không giao bổ sung thì sẽ ghi giảm cho số tiền hàng phải trả: Nợ TK331: Số nợ phải trả giảm tương ứng với số hàng thiếu Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý (chưa có thuế GTGT) Có TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào giảm tương ứng • Nếu hàng thiếu do cá nhân làm mất phải bồi thường: Nợ TK138(1388), 111: Trị giá hàng thiếu cá nhân phải bồi thường Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý (chưa có thuế GTGT) Có TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào giảm tương ứng với số hàng thiếu • Nếu hàng thiếu không xác định được nguyên nhân: Nợ TK811: Trị giá hàng thiếu không xác định được nguyên nhân Có TK138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý (chưa có thuế GTGT) Có TK133(1331): Thuế GTGT tương ứng với số hàng thiếu (nếu không được khấu trừ) - Trường hợp hàng mua khi nhập kho phát hiện thừa: + Nếu hàng thừa xác định ngay được nguyên nhân thì căn cứ vào nguyên nhân cụ thể, kế toán sẽ tiến hành xử lý ngay. Cụ thể: • Nếu hàng thừa được xác định ngay là do dôi thừa tự nhiên thì số hàng thừa sẽ được xử lý ghi tăng thu nhập khác, kế toán ghi: Nợ TK611(6112): Trị giá hàng thực tế nhập kho (không gồm thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hoá đơn) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) 24
  31. Có TK711: Trị giá hàng thừa do dôi thừa tự nhiên • Nếu hàng thừa do bên bán giao thừa và doanh nghiệp đồng ý mua tiếp số hàng thừa này, kế toán ghi: Nợ TK611(6112): Trị giá hàng thực nhập (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào tương ứng Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của số hàng thực nhận Còn nếu doanh nghiệp quyết định trả lại số hàng thừa này và bên bán đang nhờ doanh nghiệp giữ hộ thì trị giá hàng thừa sẽ được theo dõi trên TK002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. + Nếu hàng thừa chưa rõ nguyên nhân và doanh nghiệp quyết định nhập kho toàn bộ số hàng, kế toán sẽ phản ánh như sau: Nợ TK611(6112): Trị giá hàng thực tế nhập kho (không gồm thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá tính theo hoá đơn Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn) Có TK338(3381): Trị giá hàng thừa chờ xử lý Khi có quyết định xử lý hàng thừa, tuỳ theo từng tình huống xử lý cụ thể, kế toàn tiến hành ghi sổ theo một trong các bút toán sau: • Nếu hàng thừa do dôi thừa tự nhiên hay hàng thừa không xác định được nguyên nhân sẽ xử lý ghi tăng thu nhập bất thường: Nợ TK338(3381): Trị giá hàng thừa đã xử lý Có TK711: Trị giá hàng thừa ghi tăng thu nhập bất thường • Nếu hàng thừa trả lại cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK338(3381): Trị giá hàng thừa đã xử lý Có TK611(6112): Trị giá hàng thừa xuất trả lại cho người bán Nếu bên bán đang nhờ doanh nghiệp giữ hộ số hàng này thì kế toán sẽ đồng thời ghi: Nợ TK002 - Trị giá hàng thừa giữ hộ người bán. Đến khi xuất trả cho người bán, kế toán sẽ ghi Có TK002. • Nếu doanh nghiệp đồng ý mua tiếp số hàng thừa: Nợ TK338(3381): Trị giá hàng thừa doanh nghiệp đã mua lại (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng Có các TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của số hàng thừa doanh nghiệp đã mua lại Nếu doanh nghiệp chỉ nhập kho số hàng hoá theo hoá đơn, kế toán sẽ chỉ ghi tăng hàng hoá theo số thực nhập. Số hàng thừa còn lại coi như doanh nghiệp giữ hộ cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK002: Trị giá hàng thừa chờ xử lý (không bao gồm thuế GTGT) Khi xử lý số hàng thừa đó, kế toán ghi: Có TK002: Trị giá hàng thừa đã xử lý (không bao gồm thuế GTGT) - Trường hợp hàng mua được gửi bán thẳng không qua kho + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK611(6112): Trị giá hàng mua gửi bán thẳng không qua kho (chưa có thuế GTGT) 25
  32. Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng mua Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK611(6112): Trị giá hàng mua gửi bán thẳng không qua kho (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua - Trường hợp hàng mua được chuyển bán thẳng cho khách hàng (giao tay ba) thì cũng như phương pháp kê khai thường xuyên, đồng thời với việc ghi nhận doanh thu, kế toán cũng phải phản ánh ngay trị giá vốn của hàng chuyển giao: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK632: Trị giá hàng mua giao bán trực tiếp cho khách hàng (chưa có thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ của hàng mua Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT: Nợ TK632: Trị giá hàng mua giao bán trực tiếp cho khách hàng (gồm cảï thuế GTGT) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua - Trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại do mua hàng với số lượng lớn: + Nếu chiết khấu thương mại được phản ánh trên hoá đơn thì sẽ được ghi nhận ngay khi nhập hàng. + Nếu chiết khấu thương mại không được phản ánh trên hoá đơn thì khi được hưởng chiết khấu, kế toán ghi: Nợ TK111, 112, 331 : Khoản chiết khấu thương mại đã được thanh toán hoặc được chấp nhận giảm nợ Có TK611(6112): Chiết khấu thương mại được hưởng ghi giảm trị giá hàng mua Có TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào giảm tương ứng - Trường hợp hàng mua kém phẩm chất, sai quy cách, không đảm bảo như hợp đồng, doanh nghiệp xuất trả lại cho người bán hoặc được giảm giá khi mua hàng, kế toán ghi: Nợ TK111, 112, 138(1388), 331 : Tổng giá thanh toán của hàng mua trả lại hoặc khoản giảm giá hàng mua được hưởng Có TK611(6112): Trị giá hàng mua trả lại hay trị giá hàng mua giảm tương ứng với khoản giảm giá được hưởng Có TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào giảm tương ứng - Khi thanh toán tiền mua hàng thì phương pháp hạch toán về cơ bản giống như phương pháp kê khai thương xuyên: + Nếu không được hưởng chiết khấu thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK331: Số tiền mua hàng đã thanh toán cho người bán Có TK111, 112, 113, 311 : Số tiền xuất trả cho người bán tương ứng 26
  33. + Nếu doanh nghiệp thanh toán công nợ trong thời hạn được hưởng chiết khấu thì số chiết khấu thanh toán được hưởng sẽ được trừ vào số tiền phải trả và ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính, kế toán ghi: Nợ TK331: Tổng số tiền hàng nợ người bán doanh nghiệp thực phải trả Có TK515: Số chiết khấu thanh toán được hưởng (= lượng công nợ mua hàng thực phải trả x tỷ lệ % chiết khấu) Có TK111, 112, 113, 311 : Tổng số tiền doanh nghiệp đã thực xuất trả cho người bán Trường hợp sau khi doanh nghiệp đã thanh toán xong tiền hàng mới được hưởng chiết khấu thanh toán thì số chiết khấu thanh toán được hưởng sẽ được ghi nhận như sau: Nợ TK111, 112, 138(1388): Số tiền chiết khấu thu từ người bán hoặc được người bán chấp nhận Có TK515: Số chiết khấu thanh toán được hưởng + Nếu thanh toán bằng hàng (hàng đổi hàng) thì theo phương pháp KKĐK kế toán chỉ ghi nhận ngay doanh thu của hàng xuất đem đi trao đổi: Nợ TK331: Tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi Có TK511(5111): Doanh thu của số hàng đem đi trao đổi (chưa kể thuế GTGT đầu ra) Có TK3331(33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp tương ứng Còn nghiệp vụ ghi nhận trị giá vốn của hàng xuất đem đi trao đổi sẽ được ghi nhận vào cuối kỳ hạch toán sau khi kiểm kê thực tế hàng tồn kho. + Nếu doanh nghiệp đặt trước tiền mua hàng, kế toán ghi: Nợ TK331: Số tiền mua hàng đã đặt trước cho người bán Có TK111, 112, 311, : Số tiền xuất đặt trước cho người bán Khi người bán chuyển hàng đến cho doanh nghiệp, hàng được nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK611(6112): Trị giá mua của số hàng thực nhập Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK331: Tổng giá thanh toán của hàng hoá Cuối kỳ kinh doanh, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán xác định trị giá hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ: Nợ TK156: Trị giá hàng hoá tồn kho, tồn quầy cuối kỳ Nợ TK157: Trị giá vốn hàng đang gửi bán, ký gửi, đại lý được xác định chưa tiêu thụ cuối kỳ Nợ TK151: Trị giá hàng mua đang đi đường chưa về nhập kho vào cuối kỳ Có TK611(6112): Trị giá hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ vào cuối kỳ Từ đó, xác định trị giá vốn hàng xuất bán và xuất gửi bán trong kỳ: Nợ TK632: Trị giá vốn hàng xuất trong kỳ Có TK611(6112): Trị giá hàng xuất trong kỳ *) Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp thương mại có hoạt động kinh doanh phức tạp, có gia công, chế biến, xuất nhập kho liên tục thì phương pháp kiểm kê định kỳ khó kiểm soát hàng tồn kho, dễ sai lầm trong tính toán hàng xuất kho vào cuối kỳ nên thường ít được sử dụng. 27
  34. 1.1.3. Kế toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu 1.1.3.1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu theo phương pháp kê khai thường xuyên a. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp Chứng từ kế toán sử dụng Để phục vụ cho quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Bộ chứng từ thanh toán, gồm: + Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá (Contract) + Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) + Vận tải đơn (Bill of lading - B/L) hoặc (Bill of air - B/A) + Đơn bảo hiểm (Insurance policy) + Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality) do Vinacontrol cấp + Bảng kê đóng gói bao bì (Packing List) + Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Original) + Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản, thực phẩm + Hối phiếu Hoặc các tài liệu khác kèm theo như: Biên bản quyết toán với tàu, Biên bản hư hỏng, tổn thất - Ngoài bộ chứng từ thanh toán, còn có các chứng từ khác như: + Thông báo thuế của Hải quan + Biên lai thu thuế + Tờ khai hải quan + Phiếu nhập kho + Các chứng từ thanh toán + Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trực tiếp trong các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: - Các tài khoản 156, 151, 133(1331) để phản ánh trị giá hàng nhập khẩu. Các tài khoản này có nội dung phản ánh giống ở các doanh nghiệp thương mại nội địa đã trình bày ở phần trước. - Ngoài ra, để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trực tiếp, kế toán còn sử dụng các tài khoản: 333(3333), 144, 007, 413 với nội dung phản ánh cụ thể của các tài khoản này như sau: + Tài khoản 3333 "Thuế xuất, nhập khẩu": Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình xác định và nộp thuế xuất, nhập khẩu. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3333 như sau: 28
  35. Bên Nợ: Phản ánh số thuế xuất, nhập khẩu đã nộp vào Ngân sách Nhà nước. Bên Có: Phản ánh số thuế xuất, nhập khẩu phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Số dư Có: Phản ánh số thuế xuất, nhập khẩu còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Số dư Nợ (nếu có): Phản ánh số thuế xuất, nhập khẩu đã nộp thừa vào Ngân sách Nhà nước. + Tài khoản 144"Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn": Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình và sự biến động của các loại tài sản đem thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Trong kế toán hoạt động nhập khẩu, tài khoản 144 được sử dụng để phản ánh số tiền đem ký quỹ khi mở L/C. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 144 trong trường hợp này như sau: Bên Nợ: Phản ánh số tiền ký quỹ khi mở L/C theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân. Bên Có: Phản ánh số tiền ký quỹ khi mở L/C đã dùng để thanh toán theo tỷ giá đang ghi sổ. Số dư Nợ: Phản ánh số tiền ký quỹ hiện còn. Do trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá, đồng tiền được sử dụng trong thanh toán là đồng ngoại tệ, trong khi đồng tiền để ghi sổ là đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó, phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Đồng thời, doanh nghiệp phải phản ánh chi tiết số phát sinh liên quan đến ngoại tệ trên TK007 "Ngoại tệ các loại" theo từng loại nguyên tệ, với kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 007 như sau: Bên Nợ: Phản ánh số ngoại tệ thu vào theo nguyên tệ. Bên Có: Phản ánh số ngoại tệ chi ra theo nguyên tệ. Số dư Nợ: Phản ánh số ngoại tệ hiện còn theo nguyên tệ. * Lưu ý về nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong các doanh nghiệp thương mại (theo chuẩn mực kế toán số 10): - Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì một mặt phải theo dõi chi tiết theo từng nguyên tệ, mặt khác phải quy đổi ra tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Cụ thể: + Đối với các tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí, hàng tồn kho, TSCĐ và bên Nợ của các tài khoản vốn bằng tiền thì phản ánh theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân do liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. + Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền được ghi theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán (được tính theo 1 trong 4 phương pháp: tỷ giá đích danh, tỷ giá bình quân, tỷ giá nhập trước - xuất trước, tỷ giá nhập sau - xuất trước). + Đối với bên Nợ của các tài khoản nợ phải thu hoặc bên Có của các tài khoản nợ phải trả được ghi theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân do liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. + Đối với bên Có của các tài khoản nợ phải thu hoặc bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả được ghi theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán. 29
  36. + Cuối năm tài chính, số dư của các tài khoản phản ánh các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào thời điểm lập Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính, sử dụng tài khoản 413"Chênh lệch tỷ giá hối đoái". Như vậy, đối với nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, tài khoản 413"Chênh lệch tỷ giá hối đoái" chỉ được sử dụng để đánh giá lại số dư của tài khoản 331"Phải trả cho người bán" cuối năm tài chính, trường hợp doanh nghiệp thương mại nhập khẩu hàng hoá chưa trả tiền. - Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ đối với các doanh nghiệp thương mại được ghi nhận ngay vào doanh thu hoặc chi phí tài chính của doanh nghiệp; còn khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính thì sau khi phản ánh trên tài khoản 413 cũng được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính của doanh nghiệp. Trình tự hạch toán - Nếu doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng thì sau khi ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài, doanh nghiệp phải chuyển tiền ký quỹ để mở L/C. Số tiền ký quỹ do ngân hàng quy ước tuỳ theo sự tín nhiệm của doanh nghiệp đối với ngân hàng, có thể từ 30% đến 100% trị giá lô hàng nhập khẩu. Khi nhận được giấy báo của ngân hàng thông báo về số tiền đã chuyển ký quỹ, kế toán ghi: Nợ TK144: Số tiền ký quỹ theo tỷ giá thực tế Có TK112(1122): Số ngoại tệ đã dùng ký quỹ tại ngân hàng theo tỷ giá ghi sổ Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh Đồng thời ghi: Có TK007: Số nguyên tệ đã sử dụng để ký quỹ Nếu đơn vị nhập khẩu không có ngoại tệ chuyển khoản, phải vay ngân hàng để ký quỹ, kế toán ghi: Nợ TK144: Số tiền ký quỹ theo tỷ giá thực tế Có TK311: Số ngoại tệ vay dùng để ký quỹ tại ngân hàng theo tỷ giá thực tế - Khi hàng hoá được xác định đã hoàn thành nhập khẩu, căn cứ vào tờ khai hàng nhập khẩu và các chứng từ ngân hàng có liên quan, kế toán sẽ phản ánh trị giá hàng nhập khẩu như sau: Nợ TK151: Trị giá của hàng nhập khẩu đang đi đường theo tỷ giá thực tế Có TK144: Số tiền ký quỹ đã thanh toán theo tỷ giá ghi sổ Có TK331: Số tiền hàng nhập khẩu còn nợ người bán theo tỷ giá thực tế Có TK1112, 1122 : Số ngoại tệ đã thanh toán trực tiếp cho người xuất khẩu theo tỷ giá ghi sổ Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh Khi sử dụng ngoại tệ để thanh toán bổ sung tiền hàng, kế toán sẽ đồng thời ghi bút toán: Có TK007: Số nguyên tệ đã sử dụng để thanh toán tiền hàng nhập khẩu - Đồng thời, căn cứ vào thông báo thuế của Hải quan, kế toán phản ánh các khoản thuế phải nộp của hàng nhập khẩu như sau: + Thuế nhập khẩu phải nộp: 30
  37. Nợ TK151: Thuế nhập khẩu phải nộp tính vào trị giá thực tế của hàng nhập khẩu Có TK333(3333 - Thuế nhập khẩu): Số thuế nhập khẩu phải nộp của hàng nhập khẩu + Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp: • Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK133(1331): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ Có TK333(33312): Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu • Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK151: Thuế GTGT phải nộp tính vào trị giá thực tế của hàng nhập khẩu Có TK333(33312): Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu + Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán phản ánh số thuế TTĐB phải nộp của hàng nhập khẩu như sau: Nợ TK151: Thuế TTĐB phải nộp tính vào trị giá thực tế của hàng nhập khẩu Có TK333(3332): Số thuế TTĐB phải nộp của hàng nhập khẩu - Khi nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK333 (3333, 33312, 3332): Số thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu đã nộp Có TK1111, 1121 : Số tiền đã chi nộp thuế - Khi chuyển hàng nhập khẩu về nhập kho, kế toán phải tiền hành kiểm nhận hàng theo thực tế và chỉ lập Phiếu nhập kho số hàng hoá thực nhận đủ tiêu chuẩn theo thoả thuận trong hợp đồng. Nếu có sự chênh lệch giữa số thực nhận và số ghi trên hoá đơn thương mại, trên vận đơn thì doanh nghiệp phải lập biên bản để thuận tiện cho việc xử lý về sau. Về phương diện kế toán, kế toán cũng sẽ sử dụng các tài khoản 138(1381) và 338(3381) để theo dõi trị giá hàng nhập khẩu thừa, thiếu đang chờ xử lý tương tự như nghiệp vụ mua hàng trong nước. Ví dụ: Trường hợp hàng nhập khẩu chuyển về nhập kho đủ, căn cứ vào Phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK156(1561): Trị giá hàng nhập kho Có TK151: Trị giá hàng nhập khẩu đã chuyển về nhập kho - Nếu hàng nhập khẩu được gửi thẳng đi bán, kế toán ghi: Nợ TK157: Trị giá hàng gửi bán Có TK151: Trị giá hàng nhập khẩu đã gửi bán ngay - Nếu hàng nhập khẩu được bán ngay tại bến cảng, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ thanh toán, kế toán ghi nhận doanh thu của hàng bán: Nợ TK1111, 1121, 131: Tổng giá thanh toán của hàng bán Có TK511(5111): Doanh thu bán hàng (không gồm thuế GTGT) Có TK333(33311): Thuế GTGT phải nộp của hàng bán Đồng thời, kế toán tiến hành phản ánh trị giá vốn của số hàng nhập khẩu đã bán ngay tại cảng theo bút toán: Nợ TK632: Trị giá vốn của hàng bán Có TK151: Trị giá hàng nhập khẩu đã bán ngay tại cảng 31
  38. - Nếu trong quá trình nhập khẩu hàng hoá có phát sinh chi phí mà theo hợp đồng doanh nghiệp phải chịu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán sẽ phản ánh như sau: + Nếu chi phí đã được chi bằng nội tệ, kế toán ghi: Nợ TK156(1562): Ghi tăng chi phí thu mua hàng nhập khẩu Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK1111, 1121: Tổng giá thanh toán + Nếu chi phí đã được chi bằng ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK156(1562): Ghi tăng chi phí thu mua hàng nhập khẩu theo tỷ giá thực tế Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK1112, 1122: Số ngoại tệ đã chi trả theo tỷ giá ghi sổ Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh Đồng thời, kế toán ghi: Có TK007: Số nguyên tệ đã chi b. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác Chứng từ kế toán sử dụng Theo chế độ hiện hành, bên uỷ thác nhập khẩu giao quyền nhập khẩu hàng hoá cho bên nhận uỷ thác trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá. Bên nhận uỷ thác nhập khẩu thực hiện dịch vụ nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, chịu trách nhiệm kê khai và nộp các loại thuế của hàng nhập khẩu và lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu như: Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ký với nước ngoài, Hoá đơn thương mại (Invoice) do người bán (nước ngoài) xuất, Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Biên lai thuế GTGT hàng nhập khẩu. Khi xuất trả hàng nhập khẩu cho chủ hàng, bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải lập Hoá đơn GTGT (ngoài hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác) trong đó ghi rõ tổng giá thanh toán phải thu ở bên uỷ thác, bao gồm giá mua (theo Hoá đơn thươngmại), số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu (theo thông báo thuế của cơ quan Hải quan). Hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu vào của bên giao uỷ thác. Trường hợp bên nhận uỷ thác chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập uỷ thác, bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, bên nhận uỷ thác mới lập Hoá đơn GTGT giao cho bên uỷ thác. Phương pháp hạch toán tại bên giao uỷ thác nhập khẩu + Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, kế toán tại đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu sử dụng các tài khoản cơ bản sau: - Tài khoản 331 (chi tiết từng đơn vị nhận uỷ thác) để theo dõi tình hình thanh toán với đơn vị nhận uỷ thác. - Các tài khoản 151, 156, 133(1331) để theo dõi trị giá thực tế và khoản thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu uỷ thác. 32
  39. - Đồng thời, để hạch toán ngoại tệ, bên giao uỷ thác cũng sử dụng các tài khoản: 1112, 1122, 007, 515, 635, 413 tương tự các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp. + Trình tự hạch toán - Khi trả trước một khoản tiền uỷ thác mua hàng theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Khoản ứng trước theo tỷ giá thực tế Có TK1112, 1122: Số tiền đã chuyển cho đơn vị nhận uỷ thác theo tỷ giá ghi sổ Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh Đồng thời ghi giảm số nguyên tệ đã chuyển giao: Có TK007: Số nguyên tệ đã xuất dùng - Khi nhận hàng uỷ thác nhập khẩu do bên nhận uỷ thác giao trả: + Nếu đơn vị nhận uỷ thác đã nộp hộ thuế GTGT của hàng nhập khẩu thì khi chuyển trả hàng, bên nhận uỷ thác sẽ lập hoá đơn GTGT, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, kế toán sẽ phản ánh các bút toán sau: • Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu: Nợ TK151: Trị giá hàng nhập khẩu theo tỷ giá thực tế (nếu bàn giao tại ga, bến cảng) Nợ TK156(1561): Trị giá hàng nhập khẩu theo tỷ giá thực tế (nếu bàn giao tại kho của doanh nghiệp) Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Khấu trừ số tiền hàng đã ứng trước theo tỷ giá ghi sổ Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh • Phản ánh các khoản thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác: Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK151, 156: Ghi tăng trị giá hàng nhập khẩu về khoản thuế nhập khẩu và thuế TTĐB phải nộp Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác phải trả cho bên nhận uỷ thác Còn nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK151, 156: Ghi tăng trị giá hàng nhập khẩu về các khoản thuế phải nộp Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác phải trả cho bên nhận uỷ thác + Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác chưa nộp hộ thuế GTGT thì khi xuất trả hàng hoá, đơn vị nhận uỷ thác chỉ lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Căn cứ vào chừng từ này và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã nhận như bút toán trên và xác định các khoản thuế phải nộp như sau: Nợ TK151, 156: Ghi tăng trị giá hàng nhập khẩu về các khoản thuế phải nộp Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác phải trả cho bên nhận uỷ thác 33
  40. Sau khi nộp xong thuế GTGT, đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu sẽ lập hoá đơn GTGT và chuyển đến cho đơn vị uỷ thác. Căn cứ vào đó, nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán sẽ tiền hành khấu trừ thuế GTGT của hàng nhập khẩu như sau: Nợ TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu Có TK151, 156, 157: Ghi giảm trị giá hàng nhập khẩu (nếu hàng chưa tiêu thụ) Có TK632: Ghi giảm trị giá vốn của hàng nhập khẩu đã xuất bán Nếu đơn vị nhận uỷ thác làm thủ tục kê khai thuế nhưng đơn vị uỷ thác tự nộp các khoản thuế vào NSNN thì khi nộp thuế vào Ngân sách, kế toán ghi: Nợ TK331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Ghi giảm công nợ phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác về số tiền thuế đã nộp Có TK111, 112: Số tiền đã chi nộp thuế • Phản ánh khoản hoa hồng uỷ thác nhập khẩu phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác, căn cứ vào hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác nhập khẩu do bên nhận uỷ thác chuyển đến: Nợ TK156(1562): Số hoa hồng uỷ thác nhập khẩu theo tỷ giá thực tế (chưa kể thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác nhập khẩu Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số hoa hồng uỷ thác nhập khẩu phải trả • Phản ánh số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác về các khoản chi phí đã chi hộ (chi giám định, bốc xếp, vận chuyển, bàn giao ): Nợ TK156(1562): Chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu uỷ thác (không gồm thuế GTGT) Nợ TK133(1331): Số thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác về các khoản chi hộ - Khi trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu về số tiền hàng còn lại, tiền thuế nhập khẩu, tiền thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu nhờ đơn vị nhận uỷ thác nộp hộ vào NSNN), hoa hồng uỷ thác nhập khẩu và các khoản chi hộ, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tiền hành phản ánh như sau: + Nếu công nợ phải trả bằng ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số công nợ ngoại tệ đã thanh toán theo tỷ giá ghi sổ Có TK111(1112), 112(1122): Số ngoại tệ đã chi trả theo tỷ giá ghi sổ Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh Đồng thời, kế toán ghi: Có TK007: Số nguyên tệ đã chi trả + Nếu công nợ phải trả bằng tiền Việt Nam, kế toán ghi: Nợ TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số công nợ tiền VND đã thanh toán Có TK111, 112, 311 : Số tiền VND đã chi trả Phương pháp hạch toán tại bên nhận uỷ thác nhập khẩu + Tài khoản kế toán sử dụng 34
  41. Đối với nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, bên nhận uỷ thác là bên có trách nhiệm thực hiện đúng theo cả 2 hợp đồng: - Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được ký kết với bên giao uỷ thác. Theo hợp đồng này, bên nhận uỷ thác có trách nhiệm nhận tiền của bên giao uỷ thác để trực tiếp nhập khẩu hàng hoá, sau đó chuyển giao hàng hoá cho bên giao uỷ thác và nhận tiền hoa hồng nhập khẩu uỷ thác. - Hợp đồng mua - bán ngoại thương được ký kết với bên xuất khẩu nước ngoài. Theo hợp đồng này, bên nhận uỷ thác nhập khẩu có trách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục nhập khẩu hàng hoá, kê khai thuế của số hàng nhập khẩu, quản lý số hàng nhập khẩu, đồng thời có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nhập khẩu với nhà xuất khẩu nước ngoài. Vì vậy, để phản ánh nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác sẽ sử dụng một số tài khoản cơ bản sau: - Tài khoản 131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác) để theo dõi tình hình thanh toán tiền hàng, tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác, tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu và các khoản chi hộ với bên giao uỷ thác. - Các tài khoản 151, 156 để theo dõi trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác. - Tài khoản 333(3333, 33312, 3332) để theo dõi các khoản thuế của hàng nhập khẩu đơn vị chịu trách nhiệm kê khai và nộp hộ cho bên giao uỷ thác nhập khẩu. - Tài khoản 331 (chi tiết đơn vịì xuất khẩu) để theo dõi tình hình thanh toán tiền hàng với đơn vị xuất khẩu nước ngoài. - Đồng thời, để hạch toán ngoại tệ, tại đơn vị nhận uỷ thác cũng sử dụng một số tài khoản như: 1112, 1122, 144, 007, 515, 635 + Trình tự hạch toán - Khi nhận tiền ứng trước về tiền hàng nhập khẩu của bên giao uỷ thác, kế toán ghi: Nợ TK1112, 1122 : Số ngoại tệ đã nhận theo tỷ giá thực tế Có TK131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Số tiền hàng bên giao uỷ thác đã ứng trước theo tỷ giá thực tế Đồng thời ghi tăng số nguyên tệ đã nhận: Nợ TK007: Số nguyên tệ đã nhận - Khi chuyển tiền ký quỹ để mở L/C (nếu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ), kế toán ghi: Nợ TK144: Số tiền đã ký quỹ theo tỷ giá thực tế Có TK1112, 1122 : Số ngoại tệ đã dùng để ký quỹ theo tỷ giá ghi sổ Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh Đồng thời, ghi giảm số nguyên tệ chuyển đi ký quỹ: Có TK007: Số nguyên tệ đã xuất dùng - Khi hàng nhập khẩu đã về đến cảng, đã hoàn thành các thủ tục nhập khẩu, kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác sẽ tiến hành theo dõi trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác, sử dụng tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường", kế toán ghi: Nợ TK151: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác theo tỷ giá thực tế Có TK144: Số tiền ký quỹ đã dùng để thanh toán theo tỷ giá ghi sổ 35
  42. Có TK331(chi tiết đơn vị xuất khẩu): Số tiền hàng còn nợ người xuất khẩu theo tỷ giá thực tế Có TK1112, 1122: Số ngoại tệ đã thanh toán trực tiếp theo tỷ giá ghi sổ Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh Trường hợp hàng nhập khẩu uỷ thác được bàn giao cho đơn vị giao uỷ thác ngay tại cảng, kế toán phản ánh như sau: Nợ TK131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Bù trừ số tiền hàng đã nhận trước theo tỷ giá ghi sổ Có TK144: Số tiền ký quỹ đã dùng để thanh toán theo tỷ giá ghi sổ Có TK331(chi tiết đơn vị xuất khẩu): Số tiền hàng còn nợ người xuất khẩu theo tỷ giá thực tế Có TK1112, 1122: Số ngoại tệ đã thanh toán trực tiếp theo tỷ giá ghi sổ Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh - Khi nhận được thông báo thuế của Hải quan, kế toán xác định các khoản thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác, kế toán ghi: Nợ TK151: Ghi tăng trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác về các khoản thuế phải nộp Có TK333(3333, 33312, 3332): Số thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác Trường hợp hàng nhập khẩu uỷ thác được bàn giao cho đơn vị giao uỷ thác ngay tại cảng, kế toán phản ánh các khoản thuế phải nộp của hàng nhập khẩu uỷ thác như sau: Nợ TK131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Số công nợ phải thu bên giao uỷ thác về các khoản thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác phải chi hộ Có TK333(3333, 33312, 3332): Số thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác - Khi nộp hộ thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu uỷ thác vào NSNN, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK333(3333, 33312, 3332): Số thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác đã nộp Có TK111, 112 : Số tiền đã chi nộp thuế Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác làm thủ tục kê khai thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác nhưng đơn vị giao uỷ thác tự nộp các khoản thuế này vào NSNN, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK333(3333, 33312, 3332): Số thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác đã nộp Có TK131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Ghi giảm số công nợ phải thu bên giao uỷ thác về số tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác - Khi chuyển giao hàng cho bên giao uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào hoá đơn GTGT xuất trả hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh các bút toán sau: + Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã bàn giao: Nợ TK131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Bù trừ số tiền hàng đã nhận trước theo tỷ giá ghi sổ Có TK151: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã chuyển giao (nếu không qua nhập kho) 36
  43. Có TK156: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã xuất kho chuyển giao Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh + Phản ánh công nợ phải thu bên giao uỷ thác về số tiền thuế phải nộp hộ của hàng nhập khẩu uỷ thác: Nợ TK131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Công nợ tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác phải thu Có TK151: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã chuyển giao (nếu không qua nhập kho) Có TK156: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã xuất kho chuyển giao Trường hợp xuất trả hàng cho bên giao uỷ thác nhập khẩu nhưng chưa nộp thuế GTGT, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác cũng ghi nhận các bút toán trên. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu phải lập hoá đơn GTGT gửi cho đơn vị giao uỷ thác. - Khi được bên giao uỷ thác thanh toán hoặc chấp nhận khoản hoa hồng nhập khẩu uỷ thác, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan khác, kế toán sẽ tiến hành ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ của đơn vị như sau: Nợ TK111, 112, 131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Số hoa hồng uỷ thác nhập khẩu đã được thanh toán hoặc được chấp nhận Có TK511(5113): Hoa hồng nhập khẩu uỷ thác được hưởng theo tỷ giá thực tế (chưa có thuế GTGT) Có TK333(33311): Thuế GTGT của số hoa hồng uỷ thác phải nộp - Đối với trường hợp phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu uỷ thác như: chi phí thuê khi bãi, chi phí giám định, bốc xếp, vận chuyển : + Nếu trong hợp đồng quy định bên uỷ thác chịu mà bên nhận uỷ thác đã chi hộ thì kế toán tại bên nhận uỷ thác sẽ phản ánh khoản chi phí chi hộ này như sau: Nợ TK131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Công nợ phải thu bên giao uỷ thác về chi phí đã chi hộ Có TK111, 112 : Số tiền đã thanh toán + Nếu trong hợp đồng quy định do bên nhận uỷ thác chịu, kế toán ghi: Nợ TK641: Ghi tăng chi phí bán hàng Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán - Khi đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu chuyển trả nốt số tiền hàng nhập khẩu, tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu uỷ thác (nếu đơn vị uỷ thác nhờ nộp hộ vào NSNN) và các khoản chi hộ cho hoạt động nhập khẩu uỷ thác, hoa hồng uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tiến hành phản ánh như sau: + Nếu công nợ phải thu bằng ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK111(1112), 112(1122): Số ngoại tệ đã nhận theo tỷ giá thực tế Có TK131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Số công nợ ngoại tệ đã thu theo tỷ giá ghi sổ Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh Đồng thời, ghi: Nợ TK007: Số nguyên tệ đã thu 37
  44. + Nếu công nợ phải thu bằng tiền Việt Nam, kế toán ghi: Nợ TK111, 112: Số tiền VND đã nhận Có TK131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Số công nợ VND đã thu 1.1.3.2. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu theo phương pháp kiểm kê định kỳ Trình tự hạch toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ cũng được tiến hành tương tự như đối với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đã trình bày ở trên. Chỉ khác là, kế toán sử dụng tài khoản 611(6112 - Mua hàng hoá) để phản ánh trị giá hàng hoá nhập khẩu trong kỳ, còn các tài khoản hàng tồn kho (tài khoản thuộc nhóm 15) chỉ được sử dụng để phản ánh trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ và cuối kỳ. 1.2. Kế toán quá trình bán hàng 1.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 1.2.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ bán hàng Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, là quá trình người bán chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người mua. Như vậy, thông qua nghiệp vụ bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện; vốn của doanh nghiệp thương mại được chuyển từ hình thái hiện vật (hàng hoá) sang hình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh. Và cũng như đối với hoạt động mua hàng, hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp thương mại cũng bao gồm: bán hàng trong nước (hay bán hàng nội địa) và bán hàng xuất khẩu (bán hàng cho các quốc gia khác). 1.2.1.2. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại a. Đối với các doanh nghiệp thương mại nội địa Việc bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại nội địa có thể thực hiện theo hai phương thức: bán buôn và bán lẻ, được chi tiết dưới nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, chuyển hàng ). Cụ thể: Bán buôn hàng hoá là hình thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng bán buôn thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào số lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức: - Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho: Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn hàng hoá qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức: + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại 38