Giáo trình Hành nghề luật sư

pdf 41 trang Đức Chiến 05/01/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hành nghề luật sư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hanh_nghe_luat_su.pdf
  • pdfgtkl0019_p2_2617_522036.pdf

Nội dung text: Giáo trình Hành nghề luật sư

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên Bùi Thị Phương Quỳnh GIÁO TRÌNH HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 1
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ 4 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH LUẬT SƯ BÀO CHỮA. 4 2. QUI TẮC ỨNG XỬ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ 7 3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ TRANH TỤNG CỦA LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM 8 4. CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG CỦA LUẬT SƯ. 10 CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 19 1. LUẬT SƯ VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 19 2. LỰA CHỌN VÀ THAY ĐỔI LUẬT SƯ 21 3 . NHỮNG TRƯỜNG HỢP LUẬT SƯ KHÔNG ĐƯỢC THAM GIA TỐ TỤNG VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI BÀO CHỮA 22 4. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU CỦA TỐ TỤNG HÌNH SỰ 23 5. QUYỀN TỐ TỤNG CỦA LUẬT SƯ KHI BÀO CHỮA CHO BỊ CAN, BỊ CÁO 32 CHƯƠNG III: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÀ CÔNG TY LUẬT 42 1. CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ 42 2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ 43 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT 44 3.1. Biên chế 44 3.2. Điều kiện vật chất 45 3.3. Bộ máy 47 4. HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT HỢP DANH 48 4.1. Đào tạo nguồn nhân lực 48 4.2. Lĩnh vực hoạt động 49 5. QUẢN LÝ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT HỢP DANH 51 5.1. Lĩnh vực quản lý 51 5.2. Quyền quản lý và trách nhiệm 52 5.3. Quản lý phát triển 52 5.4. Nguyên tắc quản lý Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh 53 D. NỘI DUNG TỰ HỌC 54 2
  3. E. CÂU HỎI ÔN TẬP, CÂU HỎI THẢO LUẬN: 54 CHƯƠNG IV: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI TIẾP XÚC VỚI KHÁCH HÀNG 55 1. Khách hàng trong vụ án hình sự 55 2. Bản chất mối quan hệ của luật sư với khách hàng trong vụ án hình sự 55 3. Các giai đoạn tiếp xúc và làm việc với khách hàng khi tiếp nhận bào chữa 56 CHƯƠNG V: KỸ NĂNG XÂY DỰNG BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO NGƯỜI BỊ HẠI 57 1. CHUẨN BỊ LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO BỊ HẠI 57 1.1. Tổng hợp các tài liệu đã thu thập được 57 1.2. Chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc bảo vệ 58 1.3. Xác định phương hướng viết bản bảo vệ 58 1.4. Trao đổi với thân chủ 59 2. CƠ CẤU BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO BỊ HẠI 59 2.1. Phần mở đầu 59 2.2. Phần nội dung 60 2.3. Phần kết luận 64 CHƯƠNG VI: KỸ NĂNG BÀO CHỮA TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM 66 1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA CON NGƯỜI 66 1.1. Khách thể của tội phạm 66 1.2. Mặt khách quan của tội phạm 66 1.3. Chủ thể của tội phạm 66 1.4. Mặt chủ quan của tội phạm 66 2. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO VIỆC BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA 67 2.1. Nghiên cứu hồ sơ 67 2.2. Gặp và trao đổi với thân chủ và những người khác liên quan 67 3. THAM GIA PHIÊN TÒA 69 CHƯƠNG VII: KỸ NĂNG BÀO CHỮA TRONG VỤ ÁN THAM NHŨNG 70 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG 71 2. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO VIỆC BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA 71 2.1. Nghiên cứu hồ sơ 71 2.3. Xây dựng bản luận cứ bào chữa 72 3. THAM GIA PHIÊN TÒA 72 D. NỘI DUNG TỰ HỌC 73 E. CÂU HỎI ÔN TẬP, CÂU HỎI THẢO LUẬN 73 3
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH LUẬT SƯ BÀO CHỮA Trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới, luật sư là một chế định quan trọng và được xem như một nghề nghiệp đặc biệt. Hoạt động tranh tụng, nghề luật có lịch sử xuất hiện gắn với thiết chế Tòa án gắn với việc tổ chức, hoàn thiện bộ máy nhà nước và thừa nhận quyền được bào chữa, đảm bảo tự do, nhân quyền của các đương sự. Ở Việt Nam, pháp luật thành văn thiết lập chế định luật sư và các quy định pháp luật đảm bảo vai trò tranh tụng của luật sư chỉ được hình thành sau khi thực dân Pháp xâm lược. Từ năm 1945 trở về trước, pháp luật về luật sư là một bộ phận gắn liền với hệ thống pháp luật của chủ nghĩa thực dân và đế quốc xâm lược. Về bản chất, đó là hình thức, công cụ phục vụ cho bộ máy nhà nước thực dân và bán nước. Sau khi nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân được thiết lập, đánh dấu bởi thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, tư tưởng nhân quyền, đảm bảo quyền tự do các nhân trong đó có quyền tự do cơ bản là quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã được thực hiện trên thực tế. Chỉ 38 ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ sự cần thiết phải thay thế tổ chức luật sư cũ do Pháp bắt đầu thiết lập từ năm 1864 ở nước ta và sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu mới của Cách mạng. Ngày 10/10/1945, Người ký Sắc lệnh số 46/SL quy định cho duy trì các tổ chức đoàn thể luật sư, trong đó nêu rõ: “Cách tổ chức đoàn thể luật sư trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tạm giữ như cũ. Sắc lệnh ngày 25/5/1930 quy định tổ chức ấy vẫn tạm thi hành 4
  5. với các điều sửa đổi sau này ( ) các luật sư có quyền bào chữa ở trước tất cả các tòa án ( )” (Điều 1 và Điều 2). Trong Sắc lệnh này, các tiêu chuẩn để được làm luật sư cũng được quy định cụ thể: có quốc tịch Việt Nam bất luận nam, nữ; có bằng cử nhân luật; đã làm luật sư tập sự trong ba năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở một văn phòng luật sư thực thụ trong nước Việt Nam; những người đã làm luật sư tập sự ở Pháp có thể xin tính thời hạn tập sự ở Pháp nhưng chỉ được trừ nhiều nhất là 12 tháng; có hạnh kiểm tốt; được bằng chứng rằng đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm luật sư tập sự Điều đó cho thấy sự đánh giá cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền bào chữa, nghề luật sư và vận dụng nó thích nghi, phù hợp trong điều kiện cụ thể của Cách mạng Việt Nam. Quyền bào chữa đã chính thức trở thành một nguyên tắc hiến định trong lĩnh vực tư pháp. Nguyên tắc ấy đã khẳng định vị trí, vai trò của người luật sư trong xã hội dân chủ pháp quyền với tính cách là người bảo vệ, trợ giúp pháp lý cho nhân dân, đồng thời thể chế hóa quyền bào chữa và nhờ người khác - Luật sư bào chữa cho mình. Sắc lệnh 46/SL ngày 10/10/1945 đã trở thành một cột mốc quan trọng trong việc hình thành khái niệm quyền bào chữa và nghề luật sư trong chế độ Cách mạng. Hơn một năm sau, Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước ta, do chính Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo thực hiện, Điều 67 đã quy định: “Các phiên tòa đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Một điều trùng hợp ý nghĩa là hơn hai năm sau, trong Bản tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền ngày 10/12/1948 của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, ý tưởng này cũng đã được khẳng định: “Mỗi bị cáo dù đã bị buộc tội đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo luật pháp tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi bảo đảm biện hộ cần thiết” (khoản 1, Điều 11). Về sau, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua ngày 16/12/1966 (Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982) cũng khẳng định quyền bào chữa của con người và vai trò của luật sư 5
  6. trong xã hội tiến bộ. Cụ thể là trong quá trình xét xử về một tội phạm hình sự, mỗi người đều có quyền đòi hỏi đủ thời gian phù hợp, điều kiện thuận tiện để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn, trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí cho người đó một sự giúp đỡ về pháp lý mà người đó không phải trả tiền nếu họ không có đủ điều kiện trả (khoản 3, Điều 14, Công ước). Đến năm 1990, Hội nghị Liên Hiệp quốc lần thứ 8 về phòng chống tội phạm tổ chức ở Havana (Cu Ba) đã thông qua “Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư” - (Basic principles on the role of lawyers) đặt trách nhiệm cho các Chính phủ và Hiệp hội chuyên môn của luật sư ở các nước là phải thúc đẩy những chương trình nhằm thông báo cho công chúng biết rõ vai trò quan trọng của luật sư trong việc bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân. Cùng với sự phát triền và hoàn thiện dần của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, quyền bào chữa của công dân và vai trò của luật sư ngày càng được nâng cao. Quyền bào chữa và nghề luật sư được xác định ngày càng cụ thể trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Hiến pháp nước ta năm 1980, Điều 133 quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”. Điều 132 Hiến pháp năm 1992 cũng nêu rõ: “Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”. Nhà nước ta lần lượt thể chế hóa, nâng cao vai trò của luật sư qua các văn bản quy phạm pháp luật từ thấp đến cao: Pháp lệnh Tổ chức luật sư ngày 18/12/1987 và Quy chế Đoàn Luật sư ban hành kèm theo Nghị định số 15/HĐBT ngày 12/2/1989 của Hội đồng Bộ trưởng đánh dấu sự đổi mới về tư duy pháp lý đối với nghề luật sư theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Để tiếp tục hoàn thiện chế định luật sư, mười hai năm sau một pháp lệnh mới về luật sư được ban hành, Pháp lệnh luật sư năm 2001 đưa chế định luật sư nước ta tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở cho việc hội nhập thế giới trong quá 6
  7. trình toàn cầu hóa. Sau 5 năm thi hành Pháp lệnh Luật sư 2001, Luật Luật sư năm 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) thay thế Pháp lệnh Luật sư năm 2001 cụ thể và chi tiết hóa các quy định trước đây về địa vị pháp lý và xác lập rõ nét hơn vai trò luật sư. Các Bộ luật Tố tụng Hình sự và Bộ Luật Tố tụng dân sự của nhà nước ta cũng từng bước tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm đầy đủ quyền bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân trước pháp luật và không ngừng nâng cao vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng. 2. QUI TẮC ỨNG XỬ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ Đạo đức là phép tắc đối xử trong xã hội, là phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và tập thể, ai cũng phải biết và tuân thủ, giữ dìn. - Luật sư là nghề đang được xã hội quan tâm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Khi nói đến đạo đức nghề nghiệp của luật sư, trước hết phải đề cập tới sứ mệnh mà người luật sư phải gánh vác, sau đó đến phẩm chất, thanh danh của luật sư, kỹ năng hành nghề và cuối cùng là những chuẩn mực ứng xử của luật sư trong khi hành nghề. - Đạo đức nghề nghiệp của luật sư bao gồm: những qui định chung về đạo đức của bản thân luật sư trong các mỗi quan hẹ với khách hàng, cơ quan nhà nước và đồng nghiệp trong hành nghề. - Những qui tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của luật sư: + Độc lập, trung thực, khách quan: Luật sư độc lập trung thực, khách quan và tận tụy trong hành nghề; không vì bất cứ lợi ích vật chất, tinh thần hoặc áp lực nào khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp. + Văn hóa ứng xử trong hành nghề và lối sống: Luật sư ứng xử đứng mực, có văn hóa trong hành nghề và trong lối sống để luôn tạo được sự tin cậy và tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư. + Nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý: Nghĩa vụ cao cả của luật sư là tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng 7
  8. chính sách. Luật sư tận tâm, tích cực thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý như đối với các vụ việc có thù lao. - Người luật sư có đạo đức là người thực hiện trọn vẹn các qui tắc chung nói trên. Các qui tắc này luôn bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau và tạo thành bộ qui tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư. 3. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ TRANH TỤNG CỦA LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM Do chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa nên hệ thống tranh tụng Việt Nam mang đặc điểm của mô hình tố tụng thẩm vấn (tố tụng xét hỏi), trong đó ghi nhận vai trò trung tâm của thẩm phán, yếu tố tra tấn trong việc điều tra, xác minh chứng cứ không phải là trung tâm. Trong hệ thống này, cơ quan công tố và luật sư có địa vị bất bình đẳng, quyền hạn của công tố lớn hơn quyền của luật sự. Luật sư đứng trước tòa để trình bày chứ không phải để tranh tụng nên họ đóng vai trò là người bổ trợ cho quá trình tố tụng do tòa án điều khiển. Hoạt động tranh tụng của luật sư được hiểu là tổng hợp các hoạt động và kỹ năng nghề nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau diễn ra tại phiên tòa dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa nhằm mục đích thuyết phục Hội đồng xét xử nghe theo ý kiến của mình. Vai trò của luật sư tranh tụng là cách thức tác động và ý nghĩa xã hội của luật sư trong quá trình thực hiện hoạt động tranh tụng nhằm đảm bảo các mục đích bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, bảo vệ pháp chế, pháp luật, bảo vệ công lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và giám sát hoạt động tư pháp. Hoạt động tranh tụng của luật sư diễn ra theo các giai đoạn gồm: chuẩn bị tranh tụng gắn với các thủ tục bắt đầu phiên tòa; kiểm tra chứng cứ, tài liệu về vụ án khi tham gia quá trình xét hỏi tại phiên tòa; tranh luận giữa các bên; công bố kết quả tranh tụng. 8
  9. Trong hoạt động tranh tụng, luật sư có các vai trò cơ bản sau như: vai trò bào chữa, bảo vệ thân chủ; vai trò bảo vệ công lý, công bằng xã hội; vai trò bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế và hoàn thiện hệ thống pháp luật; vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật; vai trò giám sát hoạt động tư pháp. Vai trò bào chữa, bảo vệ thân chủ là một trong những vai trò tranh tụng cơ bản của luật sư, được pháp luật quy định ngày càng chặt chẽ và được thực hiện ngày càng nhiều trong thực tế các phiên tòa xét xử hiện nay. Xét mặt lý luận và thực tiễn, vai trò này hướng tới mục đích bảo vệ quyền của bị can, bị cáo và các đương sự trước Tòa nói riêng, quyền cơ bản của con người nó chung - yêu cầu cấp thiết, quan trọng khi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và luật sư là một trong những thiết chế đảm bảo của nhà nước về mặt xã hội. Khi tham gia tranh tụng, luật sư triển khai các kỹ năng, nghiệp vụ của mình, đưa ra các lập luận nhằm mục đích gỡ tội cho các thân chủ. Trường hợp không có chứng cứ gỡ tội mà tồn tại các chứng cứ không có lợi cho thân chủ của mình, luật sư vẫn phải tranh tụng nhằm mục đích bào chữa, hạn chế tối đa sự trừng phạt của Nhà nước đối với bị can, bị cáo Vai trò bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự được hình thành trên cơ sở nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ để tìm hiểu được sự thật khách quan của vụ án. Luật sư tự xây dựng bản luận cứ với các lý lẽ kèm theo các chứng cứ thu thập được và các tình tiết có lợi nhất cho thân chủ với mục đích thuyết phục Hội đồng xét xử chấp nhận, việc này quyết định lớn đến kết quả bào chữa. Tuy nhiên, việc triển khai các kỹ năng xét hỏi và kỹ năng tranh luận tại phiên tòa mới thể hiện rõ nét vai trò bảo vệ thân chủ của luật sư trên cơ sở xác định rõ về tư cách tham gia tố tụng, các quy định của pháp luật liên quan đến vụ án, theo dõi và ghi chép về diễn biến phiên tòa, đặc biệt là sự ứng phó với các tình huống gặp phải trong quá trình xét xử để điều chỉnh nội dung tranh luận nhằm bảo vệ các luận cứ mà mình đưa ra một cách chặt chẽ, lôgic, mang tính thuyết phục cao. 9
  10. Việc luật sư triển khai các kỹ năng tranh tụng, bố trí thời gian hợp lý, xác định và áp dụng chính xác, linh hoạt các quy định của pháp luật, loại tội, đối tượng để đưa ra lập luận sẽ quyết định lớn đến kết quả bào chữa. Nếu bị cáo phạm vào tội phạm về an ninh quốc gia, luật sư cần chỉ rõ các nguyên nhân, điều kiện phạm tội, hoàn cảnh sa ngã, động cơ, mục đích để tranh luận; hay nếu thân chủ là người chưa thành niên thì cần chú trọng tới nguyên nhân, điều kiện phạm tội, đặc điểm về nhận thức để bào chữa 4. CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG CỦA LUẬT SƯ Hiện nay, trong khoa học pháp lý nói chung, vẫn tồn tại rất nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau về khái niệm luật sư, vị trí và vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự. Ở Việt Nam, nghề luật sư được hiểu đồng nhất với các tên gọi luật gia, luật sư, người bào chữa, bào chữa viên nhân dân, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người đại diện theo ủy quyền. Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Luật sư là người có chức trách, dùng pháp luật bào chữa cho bị can trước tòa án” Tại điểm a, khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã quy định luật sư là một trong những người có tư cách thực hiện việc bào chữa cho bị can, bị cáo tại phiên tòa (bên cạnh đó còn có người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân cũng được tham gia bào chữa). Quy định này thừa nhận tư cách pháp lý trong việc tham gia tố tụng nói chung và tố tụng hình sự nói riêng của luật sư. Theo đó, sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ tương ứng trong suốt quá trình luật sư tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật luật sư năm 2006 đã có các quy định chi tiết xác định rõ về khái niệm, tiêu chuẩn, nguyên tắc hành nghề đối với luật sư. 10
  11. “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)” (Điều 2). Điều kiện, tiêu chuẩn của Luật sư được quy định tại Điều 10, Luật Luật sư 2006 là: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, bằng cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể hành nghề luật sư”. “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.” (Điều 11). Từ những quy định nêu trên, có thể hiểu một cách khái quát: Luật sư là những người hoạt động và hành nghề luật dưới hình thức tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của quy định hành nghề luật sư và các quy định pháp luật khác có liên quan để cung ứng dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. Luật này cũng quy định 5 nguyên tắc hành nghề đối với luật sư tại Điều 5 gồm: “1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật 2. Tuân theo quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp luật sư. 3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan. 4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. 5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.” Luật sư giữ một vị trí pháp lý hết sức quan trọng trong hoạt động tố tụng. Tại Việt Nam, địa vị pháp lý tố tụng của luật sư được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luật Luật sư năm 2006 và các văn bản pháp luật có liên quan. 11
  12. Trong tố tụng hình sự, địa vị pháp lý của luật sư được xác định khi họ tham gia tố tụng với vai trò là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 58, 59 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003). Điều 27 Luật này quy định về hoạt động tố tụng của luật sư: “1. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng và Luật này. 2. Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư) khi xuất trình đủ giấy tờ thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư hoặc của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề đối với trường hợp luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư; b) Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng và giấy giới thiệu của Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; Thẻ luật sư và giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; c) Thẻ luật sư và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư hoặc của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề đối với luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc Thẻ luật sư và văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân để tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. 3. Thời hạn cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư không quá ba ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 12
  13. 4. Giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp bị thu hồi, luật sư bị thay đổi hoặc không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. 5. Khi cần liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức để thực hiện quyền, nghĩa vụ và các hoạt động có liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư.” Địa vị pháp luật tố tụng của luật sư có hiệu lực khi luật sư được cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng. Giấy chứng nhận đó có giá trị trong các giai đoạn tố tụng từ điều tra, khởi tố đến xét xử và thi hành án. Thẻ luật sư và giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư là căn cứ pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan có liên quan, các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo đảm cho luật sư hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình tham gia tố tụng. Nếu giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư bị thu hồi, luật sư bị thay đổi hoặc không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm tố tụng của luật sư sẽ bị mất, địa vị pháp lý của luật sư trong hoạt động cụ thể đó cũng không còn nữa. Quyền của Luật sư trong tố tụng hình sự bao gồm: Với tư cách của người bảo vệ quyền lợi của đương sự - người bào chữa, luật sư có các quyền lợi được pháp luật quy định tương ứng với địa vị pháp lý họ đảm nhiệm. Bên cạnh các quyền chung được quy định tại khoản 1 Điều 21, Luật Luật sư năm 2006 như: Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghê luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này; Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;Hành nghề luật sư ở nước ngoài; Các quyền khác theo quy định của Luật này, luật sư còn có những quyền riêng, cụ thể khi tham gia tố tụng. Trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, theo quy định tại Điều 36 thì người bào chữa (Luật sư) có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can (giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự). Trường hợp cần phải giữ bí mật 13
  14. điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Họ có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác. Người bào chữa có các quyền: đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch quy định; quyền đưa ra những chứng cứ và yêu cầu; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; được đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những điều cần thiết sau khi kết thúc điều tra; tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa; khiếu nại các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án và quyết định của tòa nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Trên cơ sở kế thừa các quy định đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã có nhiều quy định mới, mở rộng quyền của người bào chữa nói chung, luật sư nói riêng trong quá trình họ tham gia tố tụng hình sự. Luật sư “có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác”. Sự có mặt của Luật sư không chỉ giúp bị can vững tin, an tâm hơn, tranh tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi quá mà khai bừa vì luật sư sẽ giải thích cho họ hiểu rõ về tính chất của hành vi họ đã thực hiện đã vi phạm quy định nào của luật, bị xử lý thế nào về trách nhiệm hình sư và bồi thường dân sự (nếu có), những tình tiết nào có thể áp dụng để giảm nhẹ hình phạt Hơn thế, đây còn là hình thức thực hiện việc giám sát quá trình điều tra của Cơ quan điều tra, tránh tình trạng vi phạm về thẩm quyền, thời hạn, nguyên tắc, việc mớm cung, ép cung, dùng nhục hình để buộc người bị tạm giữ phải khai. Việc “xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa” của luật sư nhằm kiểm tra tính chính xác của các thông tin được khai thác trong quá trình điều tra nhằm đảm bảo tính khách quan, sự thật, bảo vệ quyền lợi chính đáng 14
  15. cho thân chủ của mình; giám sát quá trình làm việc của các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo tinh thần trách nhiệm, sự thận trọng, nghiêm túc của người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, tránh những sai phạm, tình trạng bị cáo phản cung trước tòa, gây ảnh hưởng và làm mất niềm tin của quần chúng vào cơ quan tiến hành tố tụng. Giai đoạn điều tra mang ý nghĩa quan trọng, là giai đoạn thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, kết quả điều tra là cơ sở để Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước tòa hoặc quyết định đình chỉ vụ án và đây cũng là cơ sở để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội. Do vậy, đi kèm với quyền trên, luật sư có quyền “đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can”, tránh tình trạng luật sư bị cơ quan điều tra gây khó dễ, không được thông báo về lịch hỏi cung, hoặc hoãn bất thường, nhiều lần, làm mất thời gian và gây trở ngại cho quá trình thu thập chứng cứ của họ. So với bị can, bị cáo, luật sư là người nắm rõ các quy định pháp luật, hiểu rõ về bản chất, nội dung và thủ tục tố tụng nên họ sẽ biết được việc “đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch” được thực hiện khi nào. Điều này không chỉ có tác dụng hỗ trợ cho bị can, bị cao thực hiện các quyền của họ mà còn đảm bảo sự vô tư, khách quan của những người tham gia tố tụng, để họ đưa ra những phán quyết chính xác, công bằng. Với quyền này, luật sư sẽ có điều kiện thuận lợi để thực hiện trọn vẹn vai trò của mình khi tham gia giải quyết vụ án. Luật sư được “thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác”; không chỉ “đọc, ghi chép” mà còn được “sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật”. Đó không chỉ là quyền mà còn được xem như là biện pháp để luật sư tiến hành quá trình 15
  16. điều tra, trách nhiệm của họ đối với bị can, bị cáo khi họ nhận bào chữa tuy trình tự, thủ tục của quá trình chứng minh, thu thập chứng cứ của luật sư không bị pháp luật điều chỉnh như đối với cơ quan tiến hành tố tụng - cơ quan có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Bên cạnh đó, luật sư có thể đề xuất các yêu cầu điều tra lại, điều tra bổ sung, hỏi thêm người làm chứng, giám định, giám định lại, đối chất, tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn nếu có căn cứ pháp lý để không chỉ đảm bảo cho việc xác minh sự thật khách quan, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ mình mà còn giúp kiểm sát viên nhìn nhận rõ và sâu sắc hơn về vấn đề để tiến hành truy tố đúng người, đúng tội. Việc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa được nêu rõ tại Điều 19, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Theo đó, cùng với kiếm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, luật sư có “quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.” Điểm e, khoản 2 Điều 57 có đề cập quyền được “gặp người bị tạm giữ, gặp bị can, bị cáo đang tạm giam” nhằm làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án, đặc điểm nhân thân, hoàn cảnh gia đình người phạm tội trên cơ sở đó đưa ra những lập luận bào chữa phù hợp. Các quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa và không chỉ khiếu nại quyết định mà còn khiếu nại cả hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì luật sư còn có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là cơ sở để luật sư thực hành vai trò bào chữa của mình, tham gia vào quá trình làm sáng tỏ những vấn đề của vụ án đề Hội đồng xét xử căn cứ vào, đưa ra những phán quyết sáng suốt. Tương ứng với quyền, luật sư phải thực hiện các nghĩa vụ khi hành nghề gồm: “Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư; Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; Tham gia tố 16
  17. tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu; Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí; Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.” (Điều 21, Luật luật sư 2006). Trong tố tụng, vấn đề này được nêu ở khoản 3, Điều 36, Bộ luật Tố tụng hình sự 1988: sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Người bào chữa không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận, nếu không có lý do chính đáng. Người bào chữa không được tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ. Đến Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, có sáu nghĩa vụ được đưa ra: “a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này; b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng; d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.” 17
  18. Ngoài ra, Luật này còn quy định: “Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữ, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Điều này cho thấy khi tiến hành hoạt động tranh tụng, luật sư có trách nhiệm rất lớn không chỉ đối với thân chủ của họ, bản thân họ mà còn gắn với nhà nước. Do đó, xã hội không chỉ đòi hỏi trí truệ của người luật sư mà còn đề cao đạo đức nghề nghiệp của họ. Việc thực hiện nghĩa vụ của luật sư ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của bị can, bị cáo, góp phần giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, đúng pháp luật. Cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới, Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2003 cũng quy định: “Một người có thể bào chữa cho nhiều người bị tam giam, tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tam giữ, bị can, bị cáo.” (khoản 3, Điều 56). Quy định này thể hiện quyền tự do hành nghề của luật sư, tạo điều kiện để người bị tạm giam, tạm giữ thực hiện và tôn trọng quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của họ. Khi hoạt động của luật sư không có sự mâu thuẫn về lợi ích thì quá trình giải quyết vụ án mới khách quan và toàn diện được. 18
  19. CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1. LUẬT SƯ VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Theo quy định tại Điều 56 BLTTHS thì người bào chữa có thể là: Luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Trong số những người tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa nói trên, có thể khẳng định luật sư là người tham gia có hiệu quả nhất vì: Thứ nhất: Luật sư là người có trình độ, kiến thức pháp luật; Thứ hai: Luật sư là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bào chữa; Thứ ba: Luật sư là người được đào tạo không chỉ đơn thuần là kiến thức pháp luật mà họ còn được đào tạo về nghiệp vụ, tức kỹ năng hành nghề. Do vậy, họ là người giúp đỡ bị can, bị cáo về mặt pháp lý có hiệu quả nhất. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và các đương sự khác bằng những phương tiện và phương pháp hợp pháp thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự. Bào chữa là một trong những chức năng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Không phải người bị tạm giữ, bị 19
  20. can, bị cáo nào cũng có khả năng tự bào chữa một cách có hiệu quả. Do vậy, pháp luật tạo điều kiện để họ thực hiện quyền bào chữa của mình bằng việc có thể nhờ người khác trong đó có luật sư bào chữa. Quyền nhờ người khác bào chữa là một trong những hình thức thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo thông qua sự giúp đỡ của những người được pháp luật quy định nhằm giúp bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình. “Luật sư là người đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật và tham gia hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật”. Như vậy, luật sư là người bào chữa chuyên nghiệp. Người có đủ các điều kiện sau đây thì có thể gia nhập Đoàn luật sư: - Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; - Có trình độ đại học luật; - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài được Việt Nam công nhận, trừ trường hợp được miễn; - Có phẩm chất đạo đức tốt; - Không là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Luật sư và người bào chữa không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong thực tế không ít người đã cho rằng đã là người bào chữa thì phải là luật sư và luật sư luôn luôn là người bào chữa. Theo quy định của pháp luật thì luật sư chỉ trở thành người bào chữa khi họ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Người bào chữa có thể là luật sư nhưng cũng có thể không phải là luật sư. Trong TTHS, nếu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì họ tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Trong số những người tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa theo quy định của BLTTHS thì, dù họ là luật sư, bào chữa viên nhân dân hay người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều phải được cơ 20
  21. quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chấp nhận. Tùy theo từng giai đoạn tố tụng, trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do (khoản 4 Điều 56 BLTTHS). Tuy nhiên, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy, phần lớn các vụ án có người bào chữa tham gia đều là luật sư. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ luật sư là người có trình độ chuyên môn, lại được đào tạo về nghiệp vụ và hoạt động của luật sư cũng được quy định một cách cụ thể trong các văn bản pháp luật. Hiện nay, ở nước ta, số lượng luật sư chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Tính đến tháng 6 năm 2003 cả nước có 2400 luật sư (kể cả luật sư tập sự) với 61 Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố. Trong năm 2002, Trường đào tạo các chức danh tư pháp đã mở khóa đào tạo nguồn luật sư khóa 1 với tổng số 600 người và năm 2003 Trường đã đào tạo được gần 2000 học viên luật sư tạo nguồn luật sư cho cả nước. Tính đến cuối năm 2009, cả nước có hơn 5.500 luật sư, tức là cứ trên 16.000 dân mới có 1 luật sư. Đề cương Chiến lược phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 do Bộ Tư pháp đưa ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu có 17.000 luật sư, bằng ba lần hiện nay. 2. LỰA CHỌN VÀ THAY ĐỔI LUẬT SƯ Theo quy định của BLTTHS thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Như vậy, luật sư chỉ có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo trong hai trường hợp sau đây: Thứ nhất: Khi được bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ mời; Thứ hai: Khi được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS. Cụ thể là: “Đối với các trường hợp sau nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan 21
  22. điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình: - Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại BLHS; - Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Tuy nhiên, trong những trường hợp trên, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Như vậy, việc bắt buộc phải tham gia của người bào chữa ở đây là bắt buộc đối với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án chứ không phải bắt buộc đối với bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ. Do đó họ vẫn có quyền từ chối sự tham gia của người bào chữa. Trong trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng phải lập biên bản về việc từ chối người bào chữa có chữ ký của bị can, bị cáo. 3. NHỮNG TRƯỜNG HỢP LUẬT SƯ KHÔNG ĐƯỢC THAM GIA TỐ TỤNG VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI BÀO CHỮA Để việc bào chữa được khách quan, có hiệu quả, khoản 2 Điều 56 BLTTHS nước ta quy định những người sau đây không được bào chữa: - Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; - Người tham gia tố tụng trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. Trong những trường hợp do pháp luật quy định, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa 22
  23. thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải đảm bảo sự tham gia của người bào chữa cho họ theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS. Trong thực tiễn hiện nay, có quan điểm cho rằng quy định trên của BLTTHS không hợp lý và cần quy định: Một người bào chữa chỉ được bào chữa cho một bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Chúng tôi không thể đồng ý với quan điểm này, vì nó hạn chế hiệu quả của việc bào chữa ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, pháp luật cũng nên giới hạn số lượng người bào chữa cho một bị can, bị cáo trong vụ án hình sự để tránh tình trạng quá nhiều người bào chữa cùng bào chữa cho một bị can, bị cáo làm cho việc bào chữa không được tập trung, tràn lan không cần thiết hoặc bào chữa lặp lại, mất thời gian của HĐXX. Về vấn đề này, theo LTTHS của Cộng hòa liên bang Đức thì bị can có quyền nhờ nhiều người bào chữa cho mình nhưng không được quá 3 người. Nếu bị can đồng thời mời nhiều người bào chữa hơn số người mà pháp luật cho phép (quá 3 người) thì Tòa án (từ chối) không chấp nhận tất cả những người đó. Từ sự phân tích trên có thể thấy, để trở thành người bào chữa trong TTHS cần có hai điều kiện, đó là điều kiện về chủ thể và điều kiện về hình thức. Về chủ thể, họ phải là một trong những người được quy định tại khoản 1 Điều 56 BLTTHS. Về hình thức, họ phải được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay người đại diện hợp pháp của họ mời hoặc cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn luật sư cử; đồng thời họ phải được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong vụ án theo quy định tại khoản 4 Điều 56 BLTTHS. 4. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU CỦA TỐ TỤNG HÌNH SỰ Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của nghề luật sư trong những thế kỷ đã qua chúng ta thấy luật sư là những người luôn được ngưỡng mộ và kính trọng. Trong xã hội, khi mà tính thiêng liêng vô điều kiện của pháp luật đã được thừa nhận thì vai trò của luật sư càng trở nên quan trọng. Đặc biệt khi mà Pháp lệnh luật sư, rồi đến Luật luật sư 2006 được ban hành với những tiêu chuẩn, điều kiện hết sức chặt chẽ đã đưa vai trò, vị trí của 23
  24. luật sư lên đúng tầm của nó trong xã hội. Tuy nhiên, số luật sư chuyên trách cho đến nay vẫn còn là một con số rất khiêm tốn, chiếm 59% và chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách chính quy mà chủ yếu là mới chỉ được bồi dưỡng qua các lớp ngắn hạn do các Đoàn luật sư tự tổ chức và hai khóa luật sư do Trường Đào tạo các chức danh tư pháp mở trong 2 năm 200 Khi tham gia tố tụng, luật sư không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người bị tam giữ, bị can, bị cáo mà họ còn có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Muốn bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo thì phải tôn trọng sự thật và tôn trọng pháp luật. Ngược lại, muốn góp phần vào việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thì phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo trên cơ sở của pháp luật. Trong TTHS, luật sư phải luôn luôn chú ý cả hai nhiệm vụ trên. Nếu chỉ chú ý đến nhiệm vụ bảo vệ bị can, bị cáo thôi thì dễ dẫn đến tình trạng ngụy biện. Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến việc bảo vệ pháp luật, pháp chế thì có thể biến mình thành người buộc tội người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Như vậy, vai trò đặc trưng của người bào chữa trong TTHS là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo với việc bảo vệ chân lý, tôn trọng pháp luật và pháp chế. Như vậy, khi xã hội thừa nhận tính tối cao của pháp luật thì luật sư càng có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ đơn giản là bảo vệ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà còn phụng sự mục đích cao cả của hoạt động TTHS, đóng vai trò bổ trợ tư pháp quan trọng. Platon, một nhà triết học Hy Lạp nổi tiếng đã nói: “Những kiến thức chuyên môn của bác sỹ giúp họ cứu chữa cho người bệnh nhưng cũng có thể đầu độc người bệnh”. Nghề luật sư cũng như bất kỳ một nghề chuyên môn nào khác cũng có mặt trái của nó. Do vậy, luật sư cũng phải biết sử dụng kiến thức chuyên môn của mình sao cho vừa bảo vệ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo lại vừa tôn trọng sự thật khách quan của vụ án. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo luôn phải được tôn trọng và bảo vệ. Xuất phát từ nguyên tắc suy đoán vô tội: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình 24
  25. phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” được quy định tại Điều 9 BLTTHS và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định ở Điều 11 BLTTHS: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”, sự tham gia của luật sư trong TTHS là cần thiết. Bằng hoạt động của mình, luật sư giúp bị can, bị cáo thực hiện tốt hơn nữa quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Quá trình điều tra vụ án hình sự có những đặc thù riêng so với những hoạt động tố tụng khác. Những đặc thù của giai đoạn này có ảnh hưởng, tác động nhất định đến hoạt động bào chữa. Cụ thể là, trong giai đoạn này, hoạt động bào chữa được bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can và kết thúc khi cơ quan này ra Quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 164 BLTTHS hoặc làm Bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố theo quy định tại Điều 162 và Điều 163 BLTTHS. So với các giai đoạn khác, hoạt động bào chữa trong giai đoạn này có những đặc điểm riêng, đó là không có sự cọ xát chứng cứ trực tiếp giữa bên buộc tội và bên gỡ tội như ở giai đoạn xét xử sơ thẩm và giai đoạn xét xử phúc thẩm. Những thông tin, tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác định sự thật của vụ án đối với luật sư không nhiều nhưng lại rất quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi cho bị can. Do vậy, luật sư phải biết tập trung thời gian, công sức và trí tuệ để nghiên cứu, đánh giá tính hợp pháp và tính có căn cứ của những quyết định, những biên bản về hoạt động điều tra trong giai đoạn này, kịp thời đưa ra những kiến nghị phù hợp như triệu tập thêm người làm chứng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn Luật sư có vai trò quan trọng trong giai đoạn điều tra. Thông qua việc thực hiện các quyền năng tố tụng của mình theo quy định của pháp luật luật sư góp phần tích cực vào việc giúp cơ quan điều tra thu thập chứng cứ của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, không chỉ làm rõ chứng cứ có tội, tình tiết tăng nặng mà đặc biệt còn làm rõ những chứng cứ vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can; hạn chế việc oan sai và vi phạm tố tụng trong 25
  26. quá trình điều tra, tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật. Giai đoạn xét xử khác với các giai đoạn điều tra ở chỗ, nó xác định một cách dứt điểm bị cáo có tội hay không có tội và mức hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Điều 9 BLTTHS đã xác định: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” được quy định tại Điều 9 BLTTHS và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định tại Điều 11 BLTTHS: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”, sự tham gia của luật sư trong TTHS là cần thiết. Bằng hoạt động của mình, luật sư giúp bị can, bị cáo thực hiện tốt hơn nữa quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết và xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vai trò của luật sư trong các giai đoạn khác nhau của TTHS nhìn chung có sự tương đồng. Điều đó được xác định bởi nhiệm vụ chung trong quá trình tiến hành giải quyết vụ án là không chỉ bảo vệ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà còn bảo vệ pháp luật, tức là bảo đảm việc giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, luật sư có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Những sai lầm dù là nhỏ nhất trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử, nếu không được phát hiện cũng có thể dẫn tới việc kết tội oan sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo. Do vậy, luật sư tham gia trong giai đoạn xét xử góp phần thiết thực vào việc giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo; giúp Tòa án ra một bản án có căn cứ, hợp pháp và có sức thuyết phục. Vai trò của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc tham gia phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, để tham gia phiên tòa có hiệu quả, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm luật sư cũng phải biết sử dụng những khả năng, quyền hạn của mình trong khuôn khổ của pháp luật để bảo vệ bị cáo. 26
  27. Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, luật sư phát hiện những tình tiết có lợi cho bị cáo; nếu phát hiện có căn cứ để thay đổi kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch thì luật sư đề nghị HĐXX xem xét và quyết định, nếu những người này tiến hành hoặc tham gia sẽ làm cho việc giải quyết vụ án không khách quan; trường hợp tại phiên tòa vắng mặt người làm chứng mà sự vắng mặt của họ không có lợi cho bị cáo mà mình bảo vệ thì luật sư đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa. Trong phần xét hỏi tại phiên tòa, luật sư theo dõi, phát hiện những điểm quan trọng có liên quan đến việc bảo vệ cho bị cáo, những tình tiết có mâu thuẫn với các chứng cứ khác trong vụ án hoặc những tình tiết không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án cần được làm rõ. Từ đó, luật sư đặt câu hỏi nhằm làm rõ những tình tiết có lợi cho bị cáo mà mình bảo vệ đồng thời đề nghị với HĐXX những vấn đề cần làm rõ khi xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với bị cáo. Luật sư cũng có thể đề nghị HĐXX hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ trong vụ án, trình bày nhận xét của mình về vật chứng của vụ án được đưa ra xem xét tại phiên tòa; nhận xét về kết luận giám định và hỏi những vấn đề chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn trong kết luận giám định Trong việc tranh luận tại phiên tòa, luật sư cũng có vai trò quan trọng, sau khi kiểm sát viên trình bày lời buộc tội, luật sư được trình bày quan điểm của mình để bảo vệ bị cáo. Có thể nói, quyền tranh luận tại phiên tòa là phương tiện để luật sư tiến hành phân tích, đưa ra luận cứ có sức thuyết phục để bảo vệ bị cáo. Tuy nhiên, để việc tham gia tranh luận có hiệu quả và vai trò luật sư thể hiện đúng nghĩa thì ngoài sự hiểu biết pháp luật một cách sâu sắc, luật sư còn phải có kỹ năng bào chữa thành thạo. Tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án cụ thể mà luật sư có thể đưa ra những tình tiết có lợi cho bị cáo, như những tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với bị cáo không được Viện kiểm sát xem xét đến. Thực tiễn bào chữa trong những năm qua cho thấy các tình tiết là luật sư đưa ra thường tập trung vào những tình tiết như: trình độ văn hóa thấp, phạm tội lần đầu, có thái độ khai báo thành khẩn Những tình tiết này có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét và quyết định hình phạt đối với bị cáo. Theo quy định của 27
  28. BLHS thì khi quyết định hình phạt, ngoài tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, Tòa án còn phải căn cứ vào nhân thân người phạm tội và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì, khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Đối với các vụ án đã xác định “đúng người, đúng tội” thì những tình tiết giảm nhẹ được coi là yếu tố duy nhất để bị cáo có thể được giảm nhẹ hình phạt “đúng pháp luật”. Trong thực tế không ít luật sư khi trình bày lời bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa chỉ nhắc lại những tình tiết giảm nhẹ do Viện kiểm sát đưa ra mà không hề phát hiện thêm được tình tiết nào khác, mặc dù, nếu nghiên cứu kỹ thì vẫn có thể tìm ra được những tình tiết có lợi khác để bảo vệ bị cáo. Trong TTHS, luật sư tham gia không phải để bảo vệ bị can, bị cáo bằng bất cứ biện pháp nào mà phải bảo vệ bị can, bị cáo trên cơ sở pháp luật và bằng những biện pháp mà pháp luật cho phép. Sau khi kiểm sát viên trình bày lời luận tội, luật sư được trình bày lời bào chữa để bảo vệ bị cáo. Lời bào chữa của luật sư tại phiên tòa giúp HĐXX đánh giá các tình tiết của vụ án một cách khách quan hơn, đồng thời giúp bị cáo không bị xử oan sai và nhận thức đúng đắn hơn nữa về pháp luật. Khi trình bày lời bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa, luật sư phải thận trọng trong việc phân tích và đánh giá chứng cứ để minh oan hoặc gỡ tội cho bị cáo. Các chứng cứ đưa ra bảo vệ bị cáo phải chính xác và có sức thuyết phục cao, thể hiện bản chất của sự việc tập trung vào những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ bị cáo, không trình bày dài dòng, tràn lan mà tập trung vào những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo có đúng không; có thể chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn hay khung hình phạt khác nhẹ hơn được không; đã có đủ chứng cứ buộc tội bị cáo tại phiên tòa chưa, nếu chưa đủ thì luật sư đề nghị làm rõ và nếu không thể làm rõ được thì luật sư có quyền phản bác. Khi trình bày lời bào chữa, luật sư phải đặc biệt chú ý những chứng cứ, những tình tiết có lợi cho bị cáo như những tình tiết giảm nhẹ TNHS cho bị cáo đặc biệt là cả những tình tiết không được quy định ở khoản 1 Điều 46 BLHS nhưng Tòa 28
  29. án có thể coi là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS. Lời bào chữa của luật sư tại phiên tòa không chỉ gỡ tội cho bị cáo mà còn giúp bị cáo cũng như nhân thân của họ khi tham gia phiên tòa yên tâm và tin tưởng vào sự công minh của pháp luật. Tuy nhiên, để việc bào chữa có hiệu quả cao thì ngoài những tình tiết giảm nhẹ như đã nêu trên, từ ngữ được sử dụng trong luận cứ bào chữa mà luật sư trình bày tại phiên tòa cũng cần phải được chọn lọc, làm cho người nghe dễ hiểu. Đồng thời khi trình bày lời bào chữa, luật sư cũng phải trình bày sao cho có sức hấp dẫn, cuốn hút được sự chú ý của HĐXX, đại diện Viện kiểm sát và những người tham dự phiên tòa để họ thấy được luận cứ bào chữa của luật sư là hợp tình, hợp lý và có sức thuyết phục. Khi tham gia đối đáp tại phiên tòa, luật sư phải tận dụng cơ hội để đề nghị HĐXX không chấp nhận những chứng cứ buộc tội bị cáo do Viện kiểm sát đưa ra không có cơ sở. Luật sư phải lắng nghe để có thể đáp lại những ý kiến mà mình không đồng ý một cách linh hoạt, kịp thời, chính xác trên cơ sở của pháp luật. Khi tuyên án, luật sư theo dõi và ghi lại những nhận định của HĐXX về tội danh và hình phạt, quyết định của bản án có liên quan đến bị cáo mà mình bảo vệ để có thể giúp bị cáo kháng cáo, nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm mà Tòa án đã tuyên đối với bị cáo. Sau khi tuyên án, luật sư cũng có thể xem biên bản của phiên tòa. Trường hợp biên bản phiên tòa có những điểm ghi không đúng, luật sư yêu cầu Tòa án sửa chữa cho phù hợp với diễn biến của phiên tòa. Sau khi tuyên án sơ thẩm, luật sư có thể giúp bị cáo làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại vụ án theo trình tự phúc thẩm. Trường hợp bị cáo mà mình bảo vệ là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần thì luật sư có quyền kháng cáo độc lập theo quy định tại Điều 231 BLTTHS. Trường hợp luật sư đã tham gia tố tụng bảo vệ bị cáo ở phiên tòa sơ thẩm thì luật sư sẽ được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị (nếu có) trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được kháng cáo, kháng nghị. Khi nhận được thông báo kháng cáo, kháng nghị, luật sư có quyền gửi văn 29
  30. bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Từ đó, luật sư chuẩn bị những chứng cứ để bảo vệ bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm, nếu bị cáo yêu cầu. Luật sư được triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm theo quy định tại Điều 245 BLTTHS. Trong thực tế, một số Tòa án cho rằng việc báo cho luật sư đên tham gia phiên tòa phúc thẩm là nhiệm vụ của bị cáo chứ không phải của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS. Do vậy, luật sư phải đến trụ sở của Tòa án để xem lịch phiên tòa hoặc chỉ được Tòa án thông báo tham gia phiên tòa thông qua bị cáo, người đã mời luật sư cho mình. Quan niệm này hoàn toàn không đúng với tinh thần của BLTTHS. Mặc dù trong giai đoạn xét xử phúc thẩm luật không quy định cụ thể, nhưng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo tinh thần của Điều 182 BLTTHS thì quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được Tòa án giao cho luật sư chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa. Như vậy, theo tinh thần chung, Tòa án có trách nhiệm triệu tập người bào chữa đến tham gia phiên tòa. Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi giấy triệu tập cho luật sư tham gia phiên tòa phúc thẩm. Mặt khác, để bảo đảm cho sự có mặt của họ tại phiên tòa và đề phòng trường hợp thất lạc giấy triệu tập, Tòa án có thể yêu cầu những người được họ bào chữa thông tin thêm cho họ về ngày mở phiên tòa. Đối với những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần; bị cáo phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, sự tham gia của luật sư cũng là bắt buộc như ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, trong thực tế, quy định này đôi khi vẫn chưa được Tòa án áp dụng một cách triệt để, dẫn đến tình trạng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa, luật sư có quyền bổ sung chứng cứ mới, chứng cứ cũ và mới đều phải được xem xét tại phiên tòa. Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới. Để việc tham gia phiên tòa phúc thẩm có hiệu quả, luật sư cần phải tận dụng mọi khả năng, tùy theo từng vụ án cụ thể, tiến hành thu thập thêm hoặc củng cố chứng cứ có lợi cho bị cáo mà mình bảo 30
  31. vệ như những chứng cứ có thể làm cho Tòa án cấp phúc thẩm giảm mức hình phạt, giảm mức bồi thường, áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn so với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu thấy bị cáo bị kháng cáo, hoặc kháng nghị chưa được thông báo kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 236 BLTTHS thì luật sư đề nghị HĐXX phúc thẩm hoãn phiên tòa khi cần thiết để chuẩn bị ý kiến, tài liệu, chứng cứ mới có liên quan đến việc xét xử vụ án khi bảo vệ bị cáo. Sau khi xét xử phúc thẩm, mặc dù bản án hoặc quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay, người bị kết án không có quyền kháng cáo nữa nhưng không phải vai trò của người bào chữa đã hết mà luật sư vẫn có thể giúp họ trong một số lĩnh vực nhất định và đôi khi cứu được cả sinh mạng của họ. Giám đốc thẩm, tái thẩm là một giai đoạn tố tụng đặc biệt, trong đó Tòa án xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó (tái thẩm). Như vậy, đối tượng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nên phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm không cần triệu tập những người tham gia tố tụng nói chung và luật sư nói riêng, trừ trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án có thể triệu tập luật sư đến để nghe họ trình bày ý kiến trước khi đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến. Nếu luật sư vắng mặt thì Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử nhiều năm qua cho thấy, hầu như Tòa án không triệu tập luật sư tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc này không có nghĩa là quyền bào chữa của bị can, bị cáo không được bảo đảm thực hiện như một số người thường nghĩ. Thực chất, trong giai đoạn này, bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần đảm bảo tính ổn định. Nếu cần phải sửa án thì Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại 31
  32. hoặc xét xử lại mà không có quyền sửa án trong bất kỳ trường hợp nào và như vậy, quyền bào chữa vẫn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. 5. QUYỀN TỐ TỤNG CỦA LUẬT SƯ KHI BÀO CHỮA CHO BỊ CAN, BỊ CÁO * Luật sư có quyền được tham gia tố tụng khi khởi tố bị can BLTTHS quy định luật sư có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can là một bước tiến mới, một biểu hiện dân chủ, tiến bộ trong pháp luật TTHS Việt Nam nhằm mở rộng hơn nữa biện pháp bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Trước khi có BLTTHS, luật sư chỉ được quyền tham gia tố tụng khi mà hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Tòa án (trừ trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xét thấy cần thiết). Theo quy định của BLTTHS thì khi có đủ căn cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can. Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết đối với bị can theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố được tiến hành một cách có hiệu quả. Luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can là cần thiết nhằm bảo đảm cho việc khởi tố bị can có căn cứ và hợp pháp đồng thời bảo đảm việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với bị can chỉ có thể được tiến hành khi có căn cứ pháp lý, tránh tình trạng bắt giam bị can trong trường hợp không cần thiết. Tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, luật sư có điều kiện nghiên cứu quyết định khởi tố bị can, từ đó có thể tiếp cận vụ án một cách toàn diện và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp cần phải nắm giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia (chương XI BLHS) thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để luật sư tham gia từ khi kết thúc điều tra. So với quy định của BLTTHS năm 1988 thì BLTTHS 2003 đã mở rộng hơn thời điểm tham gia tố tụng của luật sư. Cụ thể là trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 BLTTHS (bắt người trong trường hợp khẩn cấp) và Điều 82 BLTTHS (bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã) thì luật sư được tham gia từ khi có quyết định tạm giữ. 32
  33. Thời điểm tham gia tố tụng của luật sư được quy định trong luật tố tụng hình sự của các nước không giống nhau. Luật TTHS Trung Quốc quy định thời điểm tham gia tố tụng của luật sư muộn hơn so với Luật TTHS Việt Nam. Khoản 2 Điều 110 BLTTHS Trung Quốc quy định: “Chậm nhất là 7 ngày trước khi mở phiên tòa phải đưa bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân cho bị cáo và thông báo để bị cáo tìm người bào chữa hoặc chỉ định người bào chữa cho bị cáo khi cần thiết”. Ở Mỹ, quyền có luật sư bắt đầu được thực hiện từ khi những người bị tình nghi đã trở thành bị cáo, có nghĩa là bắt đầu các thủ tục xét xử. Ngược lại, BLTTHS Nhật Bản quy định thời điểm tham gia của người bào chữa sớm hơn so với Luật TTHS của nước ta. Điều 30 BLTTHS Nhật Bản quy định: “Bị cáo hoặc người bị tình nghi có thể lựa chọn luật sư bào chữa bất cứ lúc nào”. Tóm lại, luật sư tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ và từ khi khởi tố bị can góp phần hạn chế việc làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, bức cung , dùng nhục hình đối với bị can. Mặt khác, tạo điều kiện cho luật sư tìm hiểu, nắm bắt nội dung vụ án ngay từ đầu, thuận lợi trong việc phát hiện chứng cứ gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can; giúp cho công tác điều tra được tiến hành kịp thời, nhanh chóng. * Luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong các hoạt động điều tra khác. Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can, đó là quyền của luật sư để trực tiếp nghe người bị tạm giữ, bị can khai báo, mặt khác trong quá trình hỏi cung nếu luật sư phát hiện ra những tình tiết có lợi cho bị can và cần thiết cho việc bào chữa như để minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho bị can thì luật sư đề nghị với điều tra viên lưu ý tình tiết đó. Luật sư có mặt trong khi hỏi cung sẽ làm cho bị can yên tâm hơn và khai báo chính xác sự việc, đồng thời ngăn ngừa việc vi phạm pháp luật của điều tra viên trong trường hợp bị can bị mớm cung, bức cung hoặc dùng nhục hình. Nếu phát hiện điều tra viên có vi phạm pháp luật trong quá trình hỏi cung, luật sư có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền theo Điều 144 BLTTHS. 33
  34. Khi tham dự việc hỏi cung bị can, nếu được điều tra viên đồng ý luật sư có quyền hỏi bị can về những tình tiết có lợi cho bị can mà điều tra viên chưa đề cập tới hoặc đã đề cập nhưng chưa làm rõ. Quy định này giúp điều tra viên cũng như luật sư tiếp nhận cũng như làm sáng tỏ thêm một số tình tiết quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi cho bị can và từ đó đánh giá khách quan, công bằng hơn đối với vụ án. Đối với các hoạt động điều tra khác, luật sư chỉ được quyền tham gia khi được điều tra viên đồng ý, đó là các hoạt động điều tra được quy định tại các các điều từ chương X đến chương XII BLTTHS. Khi tham gia các hoạt động này luật sư có điều kiện thu nhập thêm một số tình tiết gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án trong quá trình điều tra. Ngoài ra, luật sư còn có quyền xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa. Để đảm bảo quyền có mặt của luật sư khi hỏi cung bị can, luật sư có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước thời gian, địa điểm hỏi cung bị can. Đây là quy định mới, tiến bộ không chỉ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa mà còn đề cao vai trò của luật sư khi tham gia hoạt động điều tra này. * Luật sư có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng (NTHTT), người giám định, người phiên dịch Trước đây, khi BLTTHS chưa có hiệu lực pháp luật, pháp luật chỉ có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, chứ không có quyền đề nghị thay đổi điều tra viên. BLTTHS ra đời, quyền bào chữa của bị can, bị cáo được mở rộng và bảo đảm thực hiện hơn nữa. Xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng quy định tại Điều 14 BLTTHS; từ việc luật sư được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ, tới khi khởi tố bị can như đã phân tích ở trên và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo BLTTHS quy định luật sư có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch là cần 34
  35. thiết để bảo vệ bị can và góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Khi có căn cứ thay đổi người tiến hành tố tụng quy định tại Điều 42 và căn cứ quy định tại các điều từ Điều 44 đến Điều 47 BLTTHS; căn cứ thay đổi người giám định quy định tại khoản 4 Điều 60 BLTTHS; căn cứ thay đổi người phiên dịch quy định tại khoản 3 Điều 61 BLTTHS thì luật sư đề nghị thay đổi những người nói trên. Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch là một trong những quy định thể hiện tính dân chủ trong TTHS Việt Nam. Trong quá trình bảo vệ bị can luật sư cần chú ý sử dụng để tránh việc oan sai hoặc xử lý vụ án không khách quan, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can. * Luật sư có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật Nhà nước, bí mật công tác. BLTTHS 1988 chỉ quy định quyền đưa ra chứng cứ của luật sư mà không quy định quyền thu thập chứng cứ của luật sư. Thực tiễn thực hiện quyền bào chữa trong những năm qua cho thấy, việc quy định quyền này cũng chỉ là hình thức. Thậm chí có trường hợp luật sư trực tiếp đến nhà người bị hại để lấy lời khai rồi ghi biên bản như một hoạt động điều tra rồi xuất trình trước cơ quan tiến hành tố tụng. Việc này có được chấp nhận hay không là một vấn đề cần được giải quyết. Theo khoản 1 Điều 65 BLTTHS thì chỉ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mới có quyền triệu tập những người biết về vụ án để nghe họ trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án. Do vậy, BLTTHS quy định quyền thu thập chứng cứ của luật sư trong phạm vi như trên là cần thiết và hợp lý. Kế thừa và phát triển những quy định của pháp luật TTHS trước đây, BLTTHS đã quy định luật sư có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Khi làm nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho bị can trong giai đoạn điều tra luật sư có thể phát hiện ra tài liệu, đồ vật mà Cơ quan điều tra chưa phát hiện được. Trong trường hợp này, luật sư có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra xem xét nhưng chỉ khi 35
  36. chứng cứ đó có lợi cho bị can và không làm xấu đi tình trạng của bị can như chứng cứ chứng minh sự vô tội của bị can nếu thực sự bị can không thực hiện hành vi phạm tội; chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can không đến mức nguy hiểm như tài liệu trong hồ sơ thể hiện; các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can mà Cơ quan điều tra chưa thể hiện trong hồ sơ. Trong quá trình điều tra, cùng với việc đưa ra chứng cứ, luật sư cũng có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục những thiếu sót trong hoạt động điều tra khi cần thiết như đề nghị triệu tập thêm người làm chứng, trưng cầu giám định Khi luật sư đưa ra những yêu cầu có liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình giải quyết những yêu cầu của luật sư và báo cho luật sư biết kết quả. Trường hợp Cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu đưa ra là không có căn cứ thì luật sư có quyền khiếu nại đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp. Khi hồ sơ chuyển sang Viện kiểm sát, luật sư có thể đưa ra những chứng cứ mà họ đã đưa ra ở giai đoạn điều tra nhưng không được Cơ quan điều tra chấp nhận hoặc đã chấp nhận nhưng chưa được xem xét, sử dụng. Luật sư cũng có thể đưa ra những chứng cứ mới, yêu cầu mới như yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng; yêu cầu trưng cầu giám định, giám định bổ sung Việc luật sư đưa ra những chứng cứ, những yêu cầu mới có lợi cho bị can không chỉ có tác dụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can mà còn giúp Viện kiểm sát xem xét, đánh giá chứng cứ của vụ án một cách khách quan, toàn diện hơn khi lập cáo trạng truy tố bị can trước Tòa án. Trong giai đoạn truy tố, khi đọc hồ sơ vụ án nếu thấy hồ sơ thiếu những chứng cứ quan trọng để xác định hành vi phạm tội mà Cơ quan điều tra vẫn đề nghị truy tố, có căn cứ để khởi tố bị can về một tội khác nhẹ hơn tội danh mà Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can; hoặc phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, luật sư yêu cầu Viện kiểm sát xem xét hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu thấy có một trong những căn cứ sau, thì luật sư đề nghị Viện kiểm sát xem xét và ra quyết định đình chỉ vụ án: 36
  37. - Không có sự việc phạm tội; - Hành vi không cấu thành tội phạm; - Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; - Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật; - Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; - Tội phạm đã được đại xá; - Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; - Bị can đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm; - Do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; - Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, bị can đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm; - Bị can là người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Khi thấy bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo; bị can trốn không biết bị can đang ở đâu thì luật sư yêu cầu Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu của luật sư có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can, đồng thời giúp Cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá khách quan hành vi mà bị can đã thực hiện để kết luận và giải quyết vụ án. * Luật sư có quyền gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam Bào chữa sẽ trở thành hình thức nếu luật sư không hiểu rõ thái độ tâm lý và tâm tư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Khi gặp người bị tạm giữ, bị can, 37
  38. bị cáo, luật sư giúp bị can nhận thức đúng đắn việc bào chữa là nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị can trên cơ sở pháp luật và tôn trọng sự thật khách quan của vụ án; giải thích những vấn đề pháp luật liên quan, cần thiết đến việc bảo vệ bị can mà bị can chưa hiểu hoặc không biết trình bày trước Cơ quan tiến hành tố tụng nhằm minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can; phân tích cho bị can thấy cần phải khai báo thành khẩn để luật sư có căn cứ rõ ràng, vững chắc bảo vệ bị can. Có thể nói “đây là dịp để người bào chữa thu thập thêm thông tin về vụ án, về bị can, bị cáo đồng thời thực hiện chức năng cố vấn pháp lý đối với bị can, bị cáo”. * Luật sư được đọc và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật Quyền đọc và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa giúp luật sư nắm vững các tình tiết của vụ án. Có đọc hồ sơ luật sư mới biết bị can phạm tội gì, theo điều khoản nào của BLHS; mới nắm được bị can bị buộc tội trên cơ sở nào và từ đó tìm ra các chứng cứ gỡ tội cho bị can. Thực tiễn cho thấy, nếu luật sư chỉ có mặt khi hỏi cung bị can hoặc tham dự các hoạt động điều tra khác thì không thể nắm được nội dung vụ án một cách đầy đủ. Do vậy, quyền được đọc hồ sơ vụ án tạo điều kiện cho luật sư nắm vững nội dung, diễn biến vụ án một cách toàn diện hơn từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Từ đó, luật sư có thể đánh giá đúng vai trò của các bị cáo trong vụ án để chuẩn bị bào chữa. Đọc hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra giúp luật sư hiểu rõ hơn diễn biến hành vi phạm tội trong Bản kết luận điều tra từ đó xác định các chứng cứ mà cơ quan điều tra sử dụng vào việc chứng minh tội phạm có đảm bảo không; ý kiến đề xuất giải quyết vụ án của Cơ quan điều tra có căn cứ không. Đồng thời, qua việc đọc hồ sơ, luật sư có thể tổng hợp các tài liệu để xác định: quá trình điều tra có vi phạm pháp luật không; có cần thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không; có đủ chứng cứ để kết tội không; bị can, bị cáo có phải là người thực hiện hành vi phạm tội đó không. Nếu xét thấy cần thiết, luật sư có thể trao đổi với Viện kiểm sát hoặc Tòa án để cung cấp thêm chứng cứ có lợi cho bị can, 38
  39. bị cáo (nếu có) và đề xuất với Viện kiểm sát, Tòa án xem xét khi tiến hành giải quyết vụ án. Trường hợp có nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo thì luật sư đề nghị cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định. Khi đọc hồ sơ vụ án, luật sư phát hiện những chứng cứ có lợi, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo; phát hiện những vi phạm tố tụng trong hồ sơ vụ án, từ đó đưa ra những chứng cứ mới, những yêu cầu đề nghị Tòa án xem xét, khắc phục. * Luật sư có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng Bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng là một vấn đề có tính nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 31 BLTTHS với nội dung: “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan đó. Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục”. Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trong vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra, truy tố, người bào chữa có quyền khiếu nại đối với những việc làm trái pháp luật của Cơ quan điều tra trong những trường hợp như: bắt bị can để tạm giam khi không có căn cứ hoặc không đúng thủ tục theo quy định của pháp luật; tạm giam bị can khi không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 88 BLTTHS; tạm giam bị can không có lệnh hoặc lệnh tạm giam không được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; khởi tố bị can khi không đủ căn cứ để xác định bị can là người đã thực hiện hành vi phạm tội Nếu thấy quyết định của Viện kiểm sát không có căn cứ và việc ra quyết định này không có lợi cho bị can mà luật sư bảo vệ; nếu thấy hoạt động của Kiểm sát viên là không đúng hoặc vi phạm pháp luật thì luật sư có quyền khiếu nại. Khiếu nại được gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên. Cơ quan có thẩm 39
  40. quyền có trách nhiệm phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn do pháp luật quy định. Nếu khiếu nại đúng thì cơ quan có thẩm quyền phải có những biện pháp khắc phục ngay những vi phạm pháp luật hay thiếu sót đã được khiếu nại. Nếu khiếu nại không đúng và bị bác bỏ thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do. * Luật sư có quyền tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa Xét hỏi và tranh luận là những hoạt động quan trọng trong trình tự xét xử vụ án tại phiên tòa. Thực chất của việc xét hỏi tại phiên tòa là hoạt động tiến hành điều tra công khai với sự có mặt của những người tham gia tố tụng được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa nhằm kiểm tra các chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án và thu thập thêm chứng cứ mới để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Do vậy, luật sư phải chú ý lắng nghe những câu hỏi và câu trả lời, so sánh và đối chiếu với các tình tiết của vụ án và phát hiện những tình tiết có lợi cho bị can, bị cáo và những lời khai không phù hợp với các tình tiết trong vụ án để kịp thời đưa ra những câu hỏi yêu cầu những người tham gia tố tụng làm rõ. Một trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp hiện nay là nâng cao hiệu quả của các cơ quan tư pháp mà chủ yếu là đổi mới hoạt động xét xử theo hướng tranh tụng. Vì thế, để phiên tòa thực sự được tiến hành theo hướng tăng cường yếu tố tranh tụng thì không chỉ phụ thuộc vào HĐXX và đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa mà còn phụ thuộc cả vào luật sư. Câu hỏi luật sư đưa ra phải: “sắc bén, ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề quan trọng của vụ án chưa được làm rõ sao cho sự trả lời của người được hỏi sẽ có lợi nhất cho bị can, bị cáo” mình bảo vệ. Tùy theo diễn biến xảy ra tại phiên tòa mà luật sư có thể sử dụng các quyền khác mà pháp luật cho phép nhằm bảo vệ bị cáo có hiệu quả như yêu cầu HĐXX công bố những tài liệu trong hồ sơ có lợi cho bị cáo mà mình bảo vệ trong những trường hợp sau: - Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa có mâu thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan điều tra; - Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa; - Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết. 40
  41. Sau khi kết thúc phần xét hỏi, luật sư được tham gia tranh luận tại phiên tòa. Trong công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết 08/NQTW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới thì vai trò của luật sư càng được tôn trọng và đề cao hơn nữa. Theo đó việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của luật sư để ra bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn luật định. Trong tranh luận tại phiên tòa, sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, luật sư được trình bày lời bào chữa để bảo vệ bị cáo. Luật sư “đề xuất với HĐXX cách thức giải quyết vụ án, áp dụng điều luật về tội danh và hình phạt nhằm làm giảm trách nhiệm hình sự cho bị cáo”. Luật sư được đáp lại ý kiến mà mình không đồng ý, đề nghị HĐXX bác bỏ những chứng cứ buộc tội bị cáo không có cơ sở. * Luật sư có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần Sau khi tuyên án sơ thẩm, đối với bị cáo mà mình bảo vệ là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần thì luật sư có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 231 BLTTHS. Trong những trường hợp này, bị can, bị cáo là người có năng lực hành vi hạn chế, họ không thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách có hiệu quả theo quy định của pháp luật. Do vậy, việc BLTTHS quy định quyền kháng cáo của luật sư là cần thiết. 41