Giáo trình Điều dưỡng Nội khoa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điều dưỡng Nội khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_trinh_dieu_duong_noi_khoa.pdf
Nội dung text: Giáo trình Điều dưỡng Nội khoa
- LỜI NÓI ĐẦU Công tác điều dưỡng có một vị trí rất quan trọng trong quá trình khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Ở các nước đang phát triển nhắc đến điều dưỡng là nhắc đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt nhất được mọi người tin cậy. Ở nước ta hiện nay nghề điều dưỡng đang được tạo nhiều cơ hội để hòa nhập vào với yêu cầu chung. Nghề điều dưỡng ngoài chuyên môn giúp mọi người phục hồi và gìn giữ sức khỏe tốt, giúp họ tự chăm sóc cho mình hoặc người thân, điều chỉnh sự mất mát hoặc sự hạn chế về sức khỏe...còn phải kể đến tinh thần trách nhiệm, lòng thương người, kỹ năng giao tiếp, sự chịu đựng, tính kiên nhẫn.... Trong khám chữa bệnh, khi phối hợp với các thầy thuốc, người điều dưỡng ngoài năng lực chuyên môn giỏi, thành thạo các kỹ năng chuyên nghiệp cần phải có tinh thần thái độ tốt thì công tác khám chữa bệnh mới đạt kết quả cao. Ngoài mục đích cung cấp các kiến thức chuyên môn, Ban Biên soạn còn muốn trang bị cho học sinh, sinh viên kiến thức về “Y đức” trong nghề điều dưỡng, cho thấy làm tốt công tác điều dưỡng là phản ánh được giá trị cao quý của nghề nghiệp. Các giáo viên giảng dậy của nhà trường đã biên soạn Bài giảng “Điều dưỡng Nội khoa” với nội dung thiết thực, dễ hiểu để sinh viên cập nhật những kiến thức cần thiết sử dụng trong hoạt động chuyên môn trong các cơ sở y tế trong tương lai. Ban Biên soạn rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để cuốn sách hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Xin chân thành cảm ơn. Ban Biên soạn 1
- MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Phần 1. NỘI KHOA 7 Bài 1. Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn 7 Bài 2. Chăm sóc người bệnh suy tim 13 Bài 3. Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp 21 Bài 4. Chăm sóc người bệnh đau thắt ngực 29 Bài 5. Chăm sóc người bệnh viêm phổi 39 Bài 6. Chăm sóc người bệnh hen phế quản 47 Bài 7. Chăm sóc người bệnh loét dạ dày – tá tràng 59 Bài 8. Chăm sóc người bệnh apsxe gan 69 Bài 9. Chăm sóc người bệnh xơ gan 77 Bài 10. Chăm sóc người bệnh nhiễm giun, sán 87 Bài 11. Chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết 93 niệu Bài 12. Chăm sóc người bệnh viêm cầu thận mãn 99 Bài 13. Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 107 Bài 14. Chăm sóc người bệnh thiếu máu 117 Bài 15. Phòng chống bệnh bướu cổ 125 Bài 16. Chăm sóc người bệnh basedow 131 Bài 17. Chăm sóc người bệnh đái tháo đường 139 Bài 18. Chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 149 Bài 19. Chăm sóc người bệnh tâm phế mạn 163 Bài 20. Chăm sóc người bệnh xuất huyết đường tiêu hóa 175 Phần II. BỆNH TÂM THẦN 187 Bài 1. Đại cương về tâm thần học 187 Bài 2. Phụ giúp thầy thuốc khám và làm liệu pháp 203 chữa bệnh tâm thần Bài 3. Theo dõi - chăm sóc cấp cứu người bệnh tâm 211 thần Bài 4. Vệ sinh và phòng bệnh tâm thần 217 Bài 5. Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt 221 Bài 6. Chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng 229 Phần III. ĐIỀU DƯỠNG TRUYỀN NHIỄM 233 Bài 1. Dịch tả và chăm sóc 233 2
- Bài 2. Lỵ trực khuẩn và chăm sóc 243 Bài 3. Chăm sóc người bệnh lỵ Amip 253 Bài 4. Chăm sóc bệnh nhân viêm não Nhật Bản B 257 Bài 5. Chăm sóc bệnh nhân viêm não màng mủ 263 Bài 6. Viêm gan virus và chăm sóc 269 Bài 7. Chăm sóc người bệnh thủy đậu 279 Bài 8. Chăm sóc bệnh nhân quai bị 285 Bài 9. Chăm sóc bệnh nhân sởi 293 Bài 10. Nhiễm HIV/AIDS và chăm sóc người bệnh AIDS 301 Bài 11. Chăm sóc bệnh nhân dại 315 Bài 12. Bệnh cúm và chăm sóc người bệnh cúm 323 Bài 13. Sốt xuất huyết dengue và chăm sóc 333 Tài liệu tham khảo 343 3
- PHẦN I. NỘI KHOA BÀI 1 TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY TUẦN HOÀN MỤC TIÊU 1. Mô tả được các triệu chứng cơ năng của bộ máy tuần hoàn. 2. Thăm khám được một số triệu chứng thực thể của bộ máy tuần hoàn. 3. Xác định được vị trí các ổ van tim trên thành ngực. 1. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG (triệu chứng chủ quan, triệu chứng chức năng) Đó là những triệu chứng do chính bản thân người bệnh cảm nhận được, tự viết và tự kể lại. 1.1. Khó thở - Đây là triệu chứng cơ năng quan trọng trong các bệnh tim mạch. Khó thở là dấu hiệu thường gặp, bao giờ cũng có và có sớm, là triệu chứng chủ yếu trong các giai đoạn của suy tim. Khó thở có nhiều mức độ và hình thái khác nhau. - Có 3 hình thái khó thở: + Khó thở khi gắng sức: Người bệnh không cảm thấy khó chịu, chỉ khi gắng sức mới thấy khó thở. + Khó thở thường xuyên: Người bệnh luôn cảm thấy khó thở, khi nằm càng khó thở hơn, người bệnh phải ngồi dậy để dễ thở hơn. Ở tư thế nghỉ ngơi người bệnh cũng khó thở, khi vận động khó thở càng tăng hơn. + Khó thở xuất hiện từng cơn: Cơn hen tim: Người bệnh như ngẹt thở, thở nhanh và nông, tim đập nhanh. Khám người bệnh không có dấu hiệu hen phế quản mà có dấu hiệu suy tim trái. Phù phổi cấp: Khó thở dữ dội, đột ngột, đau tức ngực, người bệnh phải ngồi dậy để thở và khạc ra rất nhiều bọt màu hồng. Khám người bệnh thấy có dấu hiệu suy tim trái. 1.2. Đánh trống ngực Trống ngực là cảm giác tim đập mạnh. Người bệnh cảm thấy tim đập rộn ràng, lúc đều lúc không do thay đổi nhịp tim nhanh, chậm, ngoại tâm thu . Làm cho người bệnh nghẹt thở và sợ hãi, lo lắng. Cảm giác đánh trống ngực hết khi nhịp tim trở lại bình thường. Đánh trống ngực gặp trong các bệnh tim (hẹp hở van tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, cường giáp ). 1.3. Đau vùng trước tim 4
- Có khi đau âm ỉ, có khi đau nhói ở vùng mỏm tim, có khi sờ vào cũng thấy đau. Đau có khi chỉ khu trú ở vùng ngực trái, có khi lan lên vai xuống cánh tay, cẳng tay và các ngón tay. Đau vùng trước tim khi gặp trong cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch vành, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim . 1.4. Ho và khạc ra máu Do ứ máu ở phổi nên khi người bệnh gắng sức phổi bị xung huyết làm cho ho ra máu. Đặc điểm là lượng máu ho ra ít một và khi người bệnh nghỉ ngơi thì bớt đi. Ho ra máu gặp trong hẹp van 2 lá, phù phổi cấp.... 1.5. Phù Phù tim là một dấu hiệu xuất hiện chậm biểu hiện khả năng bù của tim đã giảm và đã có ứ máu ngoại biên. Phù tim thường bắt đầu ở vùng thấp trước (phù hai mắt cá chân, mu bàn chân). Lúc đầu phù tim thường về buổi chiều rõ hơn, nằm nghỉ ngơi thì giảm hoặc hết phù nhưng dấu hiệu suy tim vẫn còn (gan to, tĩnh mạch cổ nổi). Trong suy tim nặng thì phù toàn thân hoặc kèm ứ đọng dịch trong các khoang màng bụng, màng phổi.... 1.6. Dấu hiệu xanh tím Phản ánh tình trạng thiếu oxy. Màu sắc da và niêm mạc người bệnh có thể xanh tím lúc đầu ở môi, móng tay, móng chân sau khi làm việc nặng, về sau dấu hiệu xanh tím có thể xuất hiện ở toàn thân. Một số bệnh tim bẩm sinh cũng gây dấu hiệu xanh tím như bệnh Fallot 4.... 1.7. Ngất Là tình trạng mất tri giác và cảm giác trong thời gian ngắn, đồng thời giảm rõ rệt hoạt động tuần hoàn và hô hấp trong thời gian đó. Ngất thường xảy ra đột ngột, trước đó người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, toát mồ hôi rồi ngã xuống, không còn biết gì nữa. Khám thấy người bệnh mặt tái nhợt, chân tay bất động, thở yếu hoặc ngừng thở, tiếng tim nhẹ hoặc ngừng đập, mạch sờ không thấy. Nếu không cứu chữa kịp thời có thể tử vong. 1.8. Các triệu chứng khác 1.8.1. Mệt Mệt không phải là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh tim mạch. Do giảm cung lượng tim làm giảm sút trương lực cơ gây mệt. 1.8.2. Đái ít Do ứ trệ tuần hoàn, xảy ra ở người bệnh suy tim. 1.8.3. Tê ngón 5
- Do rối loạn chức năng trong bệnh của động mạch làm co thắt mạch máu ở các ngón. Nếu người bệnh đi xa sẽ cảm thấy cảm giác chuột rút ở bắp chân, đau bắp chân, phải xoa bóp cho đỡ đau. 2. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ 2.1. Nhìn - Thể trạng chung: gầy, béo, cân nặng? - Màu sắc da, niêm mạc: hồng, tím tái? - Phù hay không phù: vị trí, mức độ, tính chất phù? - Tĩnh mạch cổ (cảnh): nổi to hay không? - Động mạch cảnh: đập mạnh hay yếu? - Các chi và các móng tay: ngón tay dùi trống, tím tái? - Mỏm tim: nằm ở vị trí nào trên thành ngực? - Lồng ngực: cân đối hay biến dạng? 2.2. Sờ: tìm rung miu Rung miu là biểu hiện ra ngoài của các tiếng thổi hoặc các tiếng rung của tim lan truyền ra ngoài thành ngực. - Rung miu tâm thu: gặp trong hở van hai lá. - Rung miu tâm trương: gặp trong hẹp van hai lá. - Rung miu liên tục: gặp trong còn ống động mạch. 2.3. Gõ: Xác định vùng đục của tim - Vùng đục tuyệt đối: Là vùng mà tim trực tiếp áp vào thành ngực. - Vùng đục tương đối: Là vùng mà tim áp vào thành ngực và vùng tim bị màng phổi che lấp một phần thành ngực. 2.4. Nghe 2.4.1. Nghe tim ở cả 3 tư thế Người bệnh nằm ngửa, nằm nghiêng trái, ngồi hoặc đứng. 2.4.2. Nghe ở các ổ van tim - Có bốn ổ van tim chính: + Ổ van 2 lá: Vị trí ở mỏm tim, ở kẽ liên sườn 4 - 5 trên đường giữa xương đòn trái. + Ổ van 3 lá: Vị trí ở kẽ liên sườn 6 cạnh xương ức trái. + Ổ van động mạch chủ: Vị trí ở kẽ liên sườn thứ 2 bên phải, cách bờ xương ức 1,5cm. + Ổ van động mạch phổi: Vị trí ở kẽ liên sườn thứ hai bên trái, cách bờ xương ức 1,5cm. 6
- - Ngoài ra còn ổ Erb – Botkin: Vị trí ở kẽ liên sườn thứ ba bên trái, cách bờ xương ức 3cm. 2.4.3. Tiếng tim bình thường - Mỗi chu chuyển tim có hai tiếng: T1 và T2. + Tiếng thứ nhất gọi là T1 (pùm): trầm dài, nghe đồng thời với lúc mạch nảy sau đó là khoảng im lặng ngắn. + Tiếng thứ hai gọi là T2 (tắc): thanh ngắn, nghe đồng thời với lúc mạch chìm sau đó là khoảng im lặng dài. T1 nghe rõ ở mỏm tim, T2 nghe rõ ở đáy tim. Khi nghe tim cần chú ý đến cường độ và nhịp điệu của tim. Trong sinh lý bình thường: tiếng tim nghe rõ, cường độ tim đập mạnh khi gắng sức, khi hồi hộp xúc động nhịp tim vẫn đều đặn. Khi nghỉ ngơi, tiếng tim trở lại bình thường. 2.4.4. Các dấu hiệu bệnh lý - Tiếng T1 và T2 thay đổi về cường độ và nhịp điệu: yếu, mạnh, nhanh chậm,, không đều . - Xuất hiện các tiếng bất thường: + Tiếng thổi tâm thu. + Tiếng rung tâm trương. + Tiếng thổi tâm trương. + Tiếng thổi liên tục. + Tiếng ngựa phi. + Tiếng cọ màng ngoài tim. 7
- BÀI 2 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY TIM MỤC TIÊU 1. Nêu được định nghĩa suy tim và kể được một số nguyên nhân gây suy tim. 2. Mô tả được triệu chứng của các loại suy tim 3. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim. I. ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN VÀ SINH BỆNH HỌC 1.1. Định nghĩa Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm máu đến các cơ quan để đáp ứng nhu cầu oxy và dinh dưỡng của tổ chức. 1.2. Nguyên nhân 1.2.1. Bệnh của hệ tuần hoàn - Bệnh của tim: cơ tim, van tim, màng ngoài tim, tim bẩm sinh. - Bệnh của mạch máu: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, dị dạng mạch. 1.2.2. Bệnh phổi mạn tính và các biến dạng lồng ngực Viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, lao xơ phổi, bụi phổi, gù vẹo cột sống. 1.2.3. Các bệnh toàn thân Basedow, thiếu máu, thiếu vitamin B1. 1.3. Sinh bệnh học Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy tim nhưng hậu quả cuối cùng là sự suy giảm cung lượng tim. Cung lượng tim là số lượng máu mà tim bơm ra trong 1 phút. Cung lượng tim là tích của tần số tim (số lần co bóp của tim trong 1 phút) và thể tích tống máu (lượng máu được bơm ra trong mỗi lần bóp của tim). Do cung lượng tim giảm dẫn đến ứ trệ tuần hoàn và gây ra các triệu chứng như khó thở, ho khạc ra máu, phù, đái ít.... II. TRIỆU CHỨNG 2.1. Suy tim trái Do ứ trệ tuần hoàn ở phổi gây ra các triệu chứng: - Ho. - Khó thở: Thường khó thở từng cơn xảy ra sau gắng sức gọi là cơn hen tim. Trường hợp nặng gây cơn phù phổi cấp. - Khạc đờm máu hồng (đờm có máu). - Mạch nhanh, nhịp tim nhanh. 8
- 2.2. Suy tim phải Do ứ trệ tuần hoàn ở ngoại biên gây ra các triệu chứng: - Khó thở: từ từ ngày càng nặng dần. - Tím tái. - Gan to. - Tĩnh mạch cổ nổi. - Phù, tràn dịch đa màng (màng bụng, màng phổi ). - Mạch nhanh, nhịp tim nhanh. 2.3. Suy tim toàn bộ Các triệu chứng phối hợp của suy tim phải và suy tim trái. Người bệnh luôn trong tình trạng khó thở, tím tái, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp rất dễ tử vong đột ngột do ngừng tim. III. ĐIỀU TRỊ 3.1. Nguyên tắc chung 3.1.1. Nghỉ ngơi Nhằm giảm công việc cho tim. 3.1.2. Tăng cường sự co bóp cho tim Bằng các thuốc tim mạch. 3.1.3. Hạn chế ứ trệ tuần hoàn Bằng các thuốc lợi tiểu, hạn chế uống nước và ăn ít muối. 3.1.4. Tìm và điều trị nguyên nhân Thiếu máu, Basedow, vitamin B1, hẹp hở van tim, tăng huyết áp. 3.2. Điều trị cụ thể 3.2.1. Chế độ nghỉ ngơi Không để người bệnh gắng sức như leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón, stress Khi bệnh nặng: để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. 3.2.2. Chế độ ăn uống Hạn chế uống nước và ăn ít muối. 3.2.3. Thuốc - Tăng co bóp cơ tim: Digitalis (Digoxin). - Thuốc lợi tiểu: Lasix, Hypothiazid, râu ngô, bông mã đề. Chú ý: khi dùng thuốc lợi tiểu phải cho người bệnh uống kali vì mất kali gây biến chứng nguy hiểm. IV. CHĂM SÓC 4.1. Nhận định 9
- 4.1.1. Hỏi bệnh - Phát hiện các triệu chứng cơ năng: Khó thở, ho, khạc ra đờm máu, trạng thái tinh thần, ăn uống, đại tiểu tiện . - Tiền sử bệnh: Thời gian mắc bệnh, tiền sử dùng thuốc và những đáp ứng của cơ thể khi dùng thuốc. 4.1.2. Thăm khám - Quan sát: + Màu da, sắc mặt, móng chân móng tay. + Kiểu thở, nhịp thở. + Xem người bệnh có phù không: nhìn mi mắt, mắt cá chân. - Khám: + Đếm mạch, nghe nhịp tim, tiếng tim. - Đo nhiệt độ, huyết áp. 4.1.3. Thu thập các giấy tờ liên quan, tham khảo hồ sơ bệnh án. - Sổ y bạ hoặc đơn thuốc cũ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, kết quả điện tim, kết quả Xquang, y lệnh điều trị . 4.2. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc 4.2.1. Chế độ nghỉ ngơi - Suy tim nặng: nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi nhưng không được để thõng hai chân. - Cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức, nhất là trong giai đoạn bệnh nặng lên: leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón, thể dục thể thao nặng. 4.2.2. Chế độ ăn uống - Giảm muối: + Suy tim nặng, phù nhiều cần ăn nhạt hoàn toàn, chỉ được dùng 0,5g muối/ngày. + Các trường hợp khác ăn tương đối, dùng rất hạn chế muối 1 – 2g/ngày. - Chế độ calo vừa phải: 1500 – 2000 calo/ngày. - Giảm và bỏ các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá.... nhất là suy tim nặng. - Ăn nhiều hoa quả để tăng vitamin và kali như chuối tiêu, cam, hồng, chanh, nho... - Uống nước hạn chế: tổng lượng nước đưa vào cơ thể do uống (hoặc truyền) bằng tổng số lượng nước tiểu trong 24 giờ cộng với từ 300ml đến 500ml. - Tránh táo bón: ăn nhiều rau xanh, hoa quả. 4.2.3. Thực hiện y lệnh - Thực hiện y lệnh thuốc: + Dùng thuốc đúng chỉ định: Thực hiện tốt 3 kiểm tra, 5 đối chiếu. 10