Giáo dục học - Phần III: Minh họa một số mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt

pdf 71 trang vanle 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục học - Phần III: Minh họa một số mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_duc_hoc_phan_iii_minh_hoa_mot_so_mau_ke_hoach_giao_duc.pdf

Nội dung text: Giáo dục học - Phần III: Minh họa một số mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt

  1. PHẦN III MINH HOẠ MỘT SỐ MẪU KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CỦA HỌC SINH CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT 1. Trường hợp 1. Học sinh khuyết tật trí tuệ A. Những thông tin chung về trẻ - Họ và tên: Bùi Thi Nh.­ - Hội chứng Đao. Con thứ hai trong gia đình. - Sinh ngày tháng năm 2001. - Đang đi học lớp 2 trư­ờng tiểu học Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình. - Họ và tên bố: Bùi Văn Y. Tuổi: 34. Nghề nghiệp: Nông nghiệp. - Họ và tên mẹ: Bùi Thị H. Tuổi: 33. Nghề nghiệp: Nông nghiệp. - Địa chỉ gia đình: Xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình. - Họ và tên giáo viên chủ nhiệm: Đinh Thị T. B. Tóm tắt đặc điểm khả năng và nhu cầu của trẻ Nội dung tìm hiểu Khả năng của trẻ Khó khăn của trẻ 1. Thể chất: Bình thường - Vận động Bình thường - Sức khoẻ Trung bình - Các giác quan Bình thường - KN tự phục vụ Tự phục vụ bản thân: ăn uống, mặc quần áo, quét nhà, dọn mâm bát 2. Ngôn ngữ-giao tiếp - Vốn từ Ít - Phát âm Khó khăn 48
  2. - Ngôn ngữ nói Nói được các từ, Chậm, nói ngọng, nói khó Nói theo được câu ngắn: “bé Hà có vở ô li” - Khả năng đọc Đọc theo được một số từ, Chậm, không đọc được to và câu: dì Na, đi đò rõ ràng - Khả năng viết Viết được các con số: 1, 2, Ch­ưa tự viết được âm, từ, 3, 4, và một số âm: o, ơ, p, câu và các số 5, 6, 7, 8, 9 ­nh, h, n Nhìn và chép lại được các số: 5, 6, 7, 8, 9 và một số âm: o, ơ, p, nh, h, n - Hành vi, thái độ Mạnh dạn 3. Khả năng nhận thức - Khả năng hiểu Chậm hiểu - Khả năng nghe, nhìn Tốt - Khả năng nhớ Nhớ được vị trí các đồ vật Khó khăn trong ghi nhớ trong gia đình Nhanh quên Kể được tên những việc đã làm ở nhà - Khả năng tư­ duy Đếm được từ 1 đến 19 trên Ch­ưa ghép được hình đồ vật thật Ch­ưa phân biệt được phải/ Phân biệt được to/nhỏ, trái và thời gian nặng/nhẹ, trên/dư­ ­ới, trước/ Chư­a nhận biết được màu sau, trong/ngoài sắc Nhận biết được hình tròn - Khả năng học Có khả năng chú ý Kém Ch­ưa thực hiện được các phép tính Ch­ưa biết đọc - Khả năng thực hiện Khó khăn, hay quên nhiệm vụ Chậm - Khả năng hoà nhập - Quan hệ với bạn bè Không thích quan hệ với bạn bè - Quan hệ trong tập thể Không thích tham gia các hoạt động tập thể 49
  3. - Khả năng hoà nhập Ít hoà nhập cộng đồng 4. Môi trư­ờng giáo dục Tốt Có sự quan tâm của gia Chư­a có sự giúp đỡ của bạn đình và nhà trường­ nhưng bè và xã hội chư­a đầy đủ. C. Kết luận qua phiếu khảo sát trẻ 1. Những điểm tích cực của trẻ - Thể chất phát triển bình thường; - Làm được các công việc đơn giản trong gia đình; - Có khả năng tự phục vụ bản thân: ăn uống, mặc quần áo, quét nhà, dọn mâm bát; - Đếm xuôi được từ 1 đến 19; - Đọc được một số từ: dì Na, đi đò - Viết được các số: 1, 2, 3, 4 và chép lại được một số âm: o, ơ, p, nh, h, n; - Nhận biết được kích thước,­ độ lớn, không gian, trọng lượng;­ - Nhớ được những việc đã làm và vị trí các đồ vật trong gia đình; - Mạnh dạn trong giao tiếp. 2. Những mặt hạn chế/khó khăn của trẻ - Vốn từ ít; - Nói khó, nói ngọng; - Trí nhớ không bền vững; - Chư­a nhận biết được màu sắc; - Ch­ưa thực hiện được các phép tính đơn giản; - Ch­ưa biết đọc và viết; - Ch­ưa phân biệt được thời gian: sáng/trưa,­ chiều/tối, ngày/đêm; - Không thích giao tiếp với bạn bè; 50
  4. - Không thích đi học; - Không thích tham gia các hoạt động tập thể; - Bạn bè và cộng đồng còn chưa­ quan tâm giúp đỡ. 3. Nguyện vọng và nhu cầu cấp thiết của trẻ - Phát triển vốn từ của trẻ; - Sửa tật phát âm; - Học đọc, viết và tính toán đơn giản; - Tham gia nhiều các hoạt động tập thể; - Giao tiếp nhiều với mọi người,­ bạn bè; - Nhà trư­ờng và cộng đồng cần quan tâm giúp đỡ trẻ nhiều hơn. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN NĂM HỌC 2009-2010 A. Mục tiêu học kỳ I Về kiến thức các môn học Môn tiếng Việt: - Đọc, viết toàn bộ các âm và chữ cái trong tiếng Việt; - Đọc, viết được tiếng, từ có âm và chữ cái trong tiếng Việt. Môn toán: - Đọc, viết thành thạo các số trong phạm vi 10; - Thực hiện được phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10; - Nhận biết được hình tam giác, hình vuông, hình khối. Môn TNXH: - Nhận biết được các nội dung chính theo từng chủ đề kì học; - Quan hệ tốt đối với giáo viên và bạn bè trong trường­ học. Về kỹ năng xã hội: - Thực hiện đúng nội qui của trường,­ lớp học; 51
  5. - Làm được một số công việc đơn giản trong gia đình; - Biết giữ gìn, bảo vệ tài sản cá nhân và tập thể; - Hoà nhập được với bạn bè. B. Mục tiêu năm học Kiến thức các môn học Môn tiếng Việt: - Phát triển vốn từ; - Đọc, viết, hiểu được từ, câu ngắn; - Biết nhìn viết và nghe-viết được từ, câu văn ngắn Môn toán: - Đọc, viết được các số trong phạm vi 20; - Thực hiện được phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 20; - Nhận biết và phân biệt được các hình tam giác, hình vuông, hình khối. Môn tự nhiên xã hội: - Nhận biết được một số hiện t­ượng trong tự nhiên: m­ưa, gió, sấm chớp; - Nhận biết được một số màu sắc cơ bản: vàng, đỏ, xanh, đen, trắng. - Có mối quan hệ và hoạt động tốt trong trường­ học; Kỹ năng xã hội: - Biết giữ gìn đồ dùng và làm được một số công việc đơn giản trong gia đình; - Biết giao tiếp, ứng xử trong gia đình và nơi công cộng; - Hiểu và thực hiện tốt các qui định của trường,­ lớp học; - Biết giữ gìn đồ dùng học tập, đồ chơi của cá nhân và của lớp học; - Biết hỏi thăm đường,­ biết tuân thủ luật lệ giao thông; - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, xưng­ hô đúng tình huống; - Tham gia hoạt động vui chơi và hoà nhập với bạn bè. 52
  6. D. Kế hoạch giáo dục từng tháng Tháng Nội dung giáo dục Biện pháp/Người­ thực hiện Kết quả mong đợi Kiến thức các môn học 9 Tiếng Việt: G V & t r ẻ , - Đọc, viết 10 âm đầu - Sử dụng bộ phụ huynh - HS đọc, viết trong SGK và dấu ĐDDH TV1 và nhóm được đúng theo thanh bạn yêu cầu - Đọc, viết một số - Thực hành, luyện tiếng ứng dụng tập Toán: - Đọc, viết các số Sử dụng bộ ĐDDH G V & t r ẻ , - Đọc, viết được trong phạm vi 10 Toán 1 phụ huynh đúng theo yêu - Đếm, so sánh các - Thực hành, luyện và nhóm cầu số, thứ tự các số tập bạn TN - XH: GV&trẻ - Gọi tên các đồ dùng - Sử dụng ĐD học - Gọi đúng tên, học tập, cách sử tập của HS và lớp bước đầu biết dụng và giữ gìn học cách sử dụng Kỹ năng xã hội: GV&trẻ - Làm quen với giáo - Giáo viên và trẻ G V & t r ẻ , - Biết tên giáo viên, các bạn trong giới thiệu và làm phụ huynh viên phụ trách lớp quen và nhóm lớp, tên một số bạn bạn - Làm quen với nề - H­ướng dẫn, giảng - Đi học đầy đủ nếp lớp học giải, thực hành và đúng giờ - Xây dựng vòng bạn - Lựa chọn một số - Hình thành được bè bạn giúp đỡ trẻ và vòng bạn bè lập kế hoạch hoạt động của nhóm 10 Kiến thức các môn học Môn tiếng Việt: - Đọc, viết 10 âm - Tiến hành như ­T9 GV, trẻ & - Đọc, viết được tiếp theo trong nhóm bạn, SGK tiếng Việt phụ huynh - Đọc, viết một số - Lư­u ý cách phát tiếng ứng dụng âm Môn Toán: 53
  7. - Thực hiện phép tính - Cách tiến hành nh­ư G V & t r ẻ , - Thực hiện được cộng, trừ trong phạm vi T9 phụ huynh phép cộng trừ trong 2, 3, 4 và nhóm phạm vi 4 - Nhận biết một số bạn - Nhận biết được hình: tam giác, hình vuông TNXH: - Nhận biết mối quan - Cho HS liên hệ ngay GV, trẻ & - Nhận biết được hệ của bản thân trong với thực tế hiện tại nhóm bạn trường học: GV - HS, HS - HS Kỹ năng xã hội - Tiếp tục thực hiện nề - H­ướng dẫn thực GV, trẻ & - Thực hiện đầy đủ nếp lớp học hành nhóm bạn, nề nếp cha mẹ - Củng cố vòng bạn bè - Củng cố, giúp đỡ trẻ - Biết tên bạn trong nhóm - Giữ gìn và bảo vệ đồ - Giải thích - Biết giữ gìn và bảo dùng cá nhân và tập thể vệ tài sản cá nhân và của công E. Kí cam kết thực hiện - Đại diện chính quyền địa phương (đã kí), - Hiệu trưởng (đã kí), - Giáo viên (đã kí), - Phụ huynh (đã kí), - Người tình nguyện (đã kí). G. Đánh giá Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (Ký) Xác nhận của các cấp có thẩm quyền Xác nhận của CQ địa phương Xác nhận của nhà trường (ký đóng dấu) (ký đóng dấu) 54
  8. F. Bàn giao - Bàn giao chuyển tiếp giữa các lớp học. Có kĩ nhận của người ban giao và người tiếp nhận. 2. Trường hợp 2: Học sinh có khó khăn về đọc, viết A. Những thông tin chung về trẻ - Họ và tên: Đinh Mạnh H., Nam. - Dạng khuyết tật: Khó khăn về đọc, viết. - Con thứ nhất trong gia đình có hai con. - Sinh ngày 20 tháng 10 năm 2002. - Học lớp 4A trư­ờng Tiểu Học Hùng Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình. - Họ và tên bố: Đinh Mạnh C. Tuổi: 39. Nghề nghiệp: Giáo viên Trung học cơ sở. - Họ và tên mẹ: Bùi Thị X. Tuổi: 31. Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng. - Địa chỉ gia đình: Xóm 7, Xã Hùng Sơn, Thị Trấn Lương Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hoà Bình. - Họ và tên giáo viên chủ nhiệm: Nguyễn Văn Định. B. Tóm tắt đặc điểm khả năng và nhu cầu của trẻ Nội dung tìm hiểu Khả năng của trẻ Khó khăn của trẻ 1. Thể chất - Vận động - Bình thường - Sức khoẻ - Bình thường - Các giác quan - Bình thường 2. Kỹ năng sống - Kỹ năng tự - Kỹ năng tự phục vụ tốt : Quần áo gọn - Không chủ phục. gàng, ăn uống sạch sẽ, đi vệ sinh đúng động tham gia - Kỹ năng vui cách . các trò chơi tập chơi. - Kỹ năng vui chơi tốt: tuân thủ luật chơi, thể. Thích chơi nhường nhịn bạn bè, có khả năng hợp tác. một mình. - Ngôn ngữ-giao - Bình thường tiếp : 55
  9. + Kỹ năng diễn đạt - Diễn đạt trôi chảy các thông tin trong giao tiếp. - Ít nói. ngôn ngữ nói. - Giọng nói to, rõ, dễ nghe. - Không chủ - Tốc độ vừa phải. động nói. - Sử dụng câu đủ thành phần + Kỹ năng tiếp nhận - Hiểu những thông tin cần thiết trong môi - Không chủ (hiểu) ngôn ngữ trường lớp học, gia đình, cộng đồng. động. nói). + Thái độ giao tiếp. Tôn trọng người giao tiếp với mình. Hành vi - Chưa chủ động giao tiếp tốt. trong giao tiếp. 3. Khả năng nhận thức - Khả năng hiểu - Hiểu được các chỉ dẫn, lời giải thích trong các môi trường khác nhau. - Khả năng ghi - Nhớ tốt các thông tin phục vụ sinh hoạt nhớ. hàng ngày. - Khả năng tư­ - Phân tích, so sánh sự khác biệt giữa các duy nhóm đồ vật tốt. - Có khả năng tổng hợp thông tin nghe được. - Chỉ số thông minh (đo ở bệnh viên Nhi Trung ương là 110 - trên trung bình). - Khả năng chú ý - Học sinh có thể tập trung chú ý trong cả tiết học (35 phút). - Khả năng đọc - Học sinh đọc được 29 chữ cái. - Không thích - Học sinh đọc được các từ đơn và từ ghép môn tiếng nhưng nhiều chữ còn phải đánh vần như việt. những từ có vần: ương, uyên, uôn . Học - Sợ khi bị cô sinh thường nhìn nhầm dấu huyền và dấu sắc. giáo gọi lên Nhầm từ có chứa phụ âm b và d, p và q đọc bài. - Đau đầu khi - Học sinh đọc với tốc độ chậm, hay đảo từ, đọc lâu. có lúc bỏ sót cả dòng. - Tốc độ đọc - Vì đặc điểm đọc như vậy nên khi làm bài chậm. thi điểm đọc hiểu của cháu rất kém ( 2 – 4 - Mắc nhiều điểm). Nhưng trong các tiết tập đọc ở lớp lỗi sai khi cháu được nghe các bạn khác đọc nhiều đọc. lần thì cháu hiểu và nhớ đầy đủ các nội - Khi bị điềm dụng của bài đọc. kém thường - Đọc tốt hơn những bài đã học. rất buồn và - Những bài đã được học thuộc lòng đọc rất không muốn tốt. chia sẻ. 56
  10. - Khả năng viết - Nhìn chép và nghe viết đều được nhưng - Viết với tốc hay sai lỗi chính tả: nhầm lẫn giữa dấu độ chậm, huyền và dấu sắc, các chữ có hình dạng sai nhiều lỗi gần giống nhau, không thẳng hàng (lệch chính tả. dòng), kích thước chữ không đều (chữ to, - Khó khăn chữ nhỏ ). trong việc - Điểm viết chính tả thường rất thấp (2 – 4 viết bài tập điểm). Nhưng những bài đọc HS đã được làm văn học thuộc lòng ( khoảng 6, 7 điểm). hoàn chỉnh. - Có thể làm cấu trúc các bài tập làm văn bằng lời tốt. - Kỹ năng tính - Học sinh nhận thức tốt. Tính nhẩm tốt. - Thỉnh thoảng toán Đạt chuẩn chương trình toán lớp 4. nhầm lẫn số 6 - Nếu được sử dụng sơ đồ hoặc toán tắt học và số 9. sinh có thể giải toán có lời văn với tốc độ - Toán có lời nhanh. văn làm hơi chậm vì đọc đề bài chậm. - Khả năng thực - Cố gắng thực hiện các nhiệm vụ được giao. hiện nhiệm vụ - Tập trung khi thực hiện nhiệm vụ. 4. Khả năng hoà nhập - Quan hệ với Hay đi với một bạn trong lớp. Ít chia sẻ thông bạn bè tin với người bạn hay đi cùng. Không thích quan hệ với bạn bè - Quan hệ trong - Thiếu kỹ năng thiết lập và duy trì với mối Không tích cực tập thể quan hệ với mọi người xung quanah. tham gia các hoạt động tập thể: chơi trò chơi, hợp tác nhóm - Khả năng hoà Ít hoà nhập nhập 5. Môi trường­ giáo Gia đình quan tâm, tạo mọi điều kiện cho HS dục học tập. Bố, mẹ thường xuyên hướng dẫn HS học ở nhà. 57
  11. C. Kết luận qua phiếu khảo sát trẻ 1. Những điểm tích cực của trẻ - Kỹ năng sống tốt (kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vui chơi, kỹ năng hợp tác ). - Trí tuệ phát triển tốt. - Học toán, và các môn học đạt chuẩn chương trình lớp 4. - Luôn cố gắng trong học tập. 2. Những mặt hạn chế/khó khăn của trẻ - Khó đọc: đọc chậm, sai nhiều lối dẫn đến khả năng hiểu văn bản vừa học kém. - Viết chậm, sai nhiều lỗi chính tả. - Gặp khó khăn trong việc cấu trúc bài tập làm văn. - Khó khăn với đọc đề giải toán có lời văn. - Không thích giao tiếp với bạn bè. - Ngại tham gia các hoạt động tập thể. 3. Nguyện vọng và nhu cầu cấp thiết của trẻ - Nâng cao tốc độ đọc thành tiếng. - Giảm số lỗi sai khi đọc. - Hoàn thành bài tập làm văn. - Tham gia nhiều các hoạt động tập thể. - Giao tiếp nhiều với mọi người,­ bạn bè. - Hòa nhập hơn với các bạn trong lớp. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN NĂM HỌC 2011 - 2012 I. Mục tiêu học kỳ I 1. Về kiến thức các môn học: 58
  12. Môn tiếng Việt: - Đọc trôi chảy những bài đọc trong chương trình. - Hiểu, phát biểu đúng nội dung văn bản vừa đọc. - Viết đúng 70% bài chính tả (bài đọc trong sách giáo khoa). - Nghe viết đúng chính tả những bài mới 50%. - Viết đúng những thông tin về bản thân mình. - Không sợ môn tập đọc. Môn toán: - Giải toán có lời văn với tốc độ phù hợp. - Giảm số lỗi nhầm lẫn giữa các số gần giống nhau. - Yêu thích học môn toán 2. Kỹ năng sống: - Tự tin hơn trong học tập - Mạnh dạn hơn trong giao tiếp hơn với bạn bè. - Tham gia hoạt động vui chơi và hoà nhập với bạn bè. - Bước đầu có kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ với bạn bè. II. Mục tiêu học kỳ II 1. Về kiến thức các môn học: Môn tiếng Việt: - Đọc trôi chảy những bài đọc trong chương trình và đọc đúng 70% các chữ trong các bài đọc mới. - Có kỹ năng xác định, phát hiện đúng nội dung văn bản vừa đọc. - Viết đúng 80% bài chính tả (bài đọc trong sách giáo khoa). - Có kỹ năng phát hiện và sửa lỗi sai khi đọc, viết. - Nghe viết đúng chính tả những bài mới 60%. - Có thói quen viết nhật ký. - Thích đọc các dạng bài đọc khác nhau. 59
  13. Môn toán: - Giải toán có lời văn với tốc độ phù hợp. - Giảm số lỗi nhầm lẫn giữa các số gần giống nhau. - Yêu thích môn toán 2. Kỹ năng sống: - Chủ động giao tiếp hơn với bạn bè. - Tích cực tham gia hoạt động vui chơi và hoà nhập với bạn bè. - Có kỹ năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với bạn bè. D. Kế hoạch giáo dục từng tháng Tháng Nội dung giáo dục Phương pháp/phương tiện giáo dục/ Kết quả Ng­ười thực hiện mong đợi Kiến thức các môn học 1) Môn Tiếng Việt - Đọc đúng các - Hình thành thói quen sử dụng - C h a - Đọc đúng bài đọc trong bút chỉ cho học sinh. mẹ 50% cá từ sách giáo khoa. - Cha/mẹ: hướng dẫn HS đọc trong bài trước ở nhà, phát hiện, đánh đọc. dấu và sửa các lỗi sai. - Tạo thẻ chữ, thẻ từ để giúp học - Tốc độ đọc 9 sinh đọc chính xác hơn. nhanh hơn. - Đọc với tốc độ - GV: tạo cơ hội cho học sinh nhanh hơn. đọc những đoạn phù hợp to - GV trước lớp. - Phát hiện lỗi sai, đánh dấu, - GV, chỉnh sửa cho học sinh (chọn bàn cùng thời điểm thích hợp). nhóm. - Tổ chức trò chơi tiếng việt nhằm giúp trẻ năng cao tốc độ đọc. - Cung cấp thêm tranh ảnh những từ chứa vần trẻ hay đọc sai. - Học thuộc lòng những bài đọc trong sách giáo khoa. 60
  14. - Viết đúng 50% - HS viết lại những bài đọc đã Cha mẹ bài chính tả (bài học thuộc lòng trong SGK. đọc trong sách - Đánh dấu những lỗi sai. giáo khoa). - Cùng học sinh phân tích “âm - Nghe viết đúng vị” và giải nghĩa những từ HS chính tả những viết sai. bài mới 40%. - Yêu cầu HS viết lại từ đó nhiều - Viết đúng lần. những thông GV - Yêu cầu học sinh viết cả câu tin về bản thân có từ đó 2 – 3 lần. mình. - Khuyến khích học sinh và các - Không sợ môn bạn cùng lớp tự lập thời gian Bạn ngồi Tiếng Việt. biểu ở nhà. cạnh. 2) Toán - Giải toán có lời - Đánh dấu, cho học sinh đọc - Đọc, GV văn với tốc độ lại nhiều lần những từ khó hay viết phù hợp. nhầm lẫn trong đề tài toán. được - Giảm số lỗi - Cung cấp thêm sơ đồ, tóm tắt nhầm lẫn giữa cho HS. Cha mẹ các số gần - Sử dụng nhiều hình thức và Bạn ngồi giống nhau. dấu hiệu để học sinh phân biệt cạnh. - Thích học môn đúng các số gần giống nhau. toán Kỹ năng sống: GV&trẻ - Tự tin hơn trong - Dành cho học sinh những nhiệm GV - Có tham học tập vụ vừa sức để học sinh có cơ hội gia phát thành công. biểu ý kiến - Khen thưởng động viên học sinh khi được gọi kịp thời. - Phát hiện điểm mạnh của học sinh và tạo cơ hội cho học sinh thể hiện trước các bạn. GV - Cha mẹ thường xuyên trao đổi với Cha mẹ GV. 61
  15. - Mạnh dạn hơn - Khuyến khích trẻ chơi với các bạn. GV - Biết tên tất trong giao tiếp - Khuyến khích các bạn chơi với trẻ. cả các bạn trong tổ. - Lắng nghe khi trẻ trình bày ý kiến. - Tham ra các - Giao nhiệm vụ để trẻ có cơ hội làm trò chơi với việc chung với các bạn khác. một nhóm - Khuyến khích trẻ chơi với các bạn bạn trong giờ hàng xóm. ra chơi. - Tạo cơ hội cho trẻ giúp đỡ các em - Nói chuyện Cha mẹ bé tuổi hơn: với các bạn ngồi cùng bàn. 10 Về văn hoá Môn tiếng Việt: GV& trẻ - Đọc đúng các - Khuyến khích học sinh dùng GV Đọc đúng bài đọc trong bút chỉ đúng cách khi đọc. 55% các từ sách giáo khoa. - Cha/mẹ: hướng dẫn HS đọc trong bài trước ở nhà, phát hiện, đánh đọc. dấu và sửa các lỗi sai. - Tạo thẻ chữ, thẻ từ để giúp học - Tốc độ đọc Cha mẹ sinh đọc chính xác hơn. nhanh hơn - Đọc với tốc độ tháng 9 một nhanh hơn. - GV: tạo cơ hội cho học sinh đọc cả bài phù hợp to trước lớp. chút. - Quy ước ký hiệu HS đã đọc sai (giữa cô – HS) học sinh tự điều chỉnh. Bạn bè - Tổ chức trò chơi tiếng việt nhằm giúp trẻ năng cao tốc độ đọc. - Cung cấp thêm tranh ảnh những từ chứa vần trẻ hay đọc sai. - Học thuộc lòng những bài đọc trong sách giáo khoa. - Sắp xếp 15phút/ngày để dạy trẻ phân tích âm vị (những chữ trẻ thường đọc sai). 62
  16. Viết - Viết đúng chính - HS viết lại những bài đọc đã - Viết tả (bài đọc học thuộc lòng trong SGK. đúng trong sách giáo - Đánh dấu những lỗi sai. 55% khoa). - Cùng học sinh phân tích “âm - Nghe - Nghe viết đúng vị” và giải nghĩa những từ HS viết chính tả những viết sai 15phút/ngày đúng bài mới. 45%. - Yêu cầu HS viết lại từ đó nhiều - Có thói quen lần. - Viết viết những hàng - Yêu cầu học sinh viết cả câu thông tin về ngày có từ đó 2 – 3 lần. bản thân hàng - Hình thành cho HS thói quen ngày bằng các viết nhật ký. - Chủ động câu ngắn. hoàn thành - Đọc và sửa lỗi sai cho học sinh - Cố gắng hơn các bài tập hàng ngày. trong môn về nhà của Tiếng Việt. môn tiếng việt. Môn Toán: GV& trẻ - Giải toán có lời - Thống kê những từ khóa của Giải với tốc văn với tốc độ đề bài toán có lời văn trong độ tương phù hợp. chương trình lớp 4. Giải nghĩa tương với các từ đó, và cho học sinh đọc các bạn học viết nhiều lần. trung bình - Khuyến khích học sinh đọc của lớp. trước đề bài toán có lời văn, tự Số lần sai là - Giảm số lỗi đánh dấu vào các từ khó và nói 3/10. nhầm lẫn giữa ra ý tưởng giải bài toán đó. các số gần - Cung cấp thêm sơ đồ, tóm tắt giống nhau. cho HS. - Sử dụng nhiều hình thức và dấu hiệu để học sinh phân biệt đúng các số gần giống nhau. 63
  17. Kỹ năng sống - Tự tin trong - Dành cho học sinh những nhiệm - Hăng hái học tập vụ vừa sức để học sinh có cơ hội phát biểu GV thành công. Bạn bè. - Khen thưởng động viên học sinh kịp thời. - Phát hiện điểm mạnh của học sinh và tạo cơ hội cho học sinh có cơ hội để giúp đỡ các bạn. - Nhiệt tình - Giao cho học sinh một vị trí trong hoàn thành lớp như: tổ phó, hay sao đỏ để nhiệm vụ học sinh thấy minh được nhìn nhận được giao đúng. - Cha mẹ thường xuyên trao đổi với GV. - Mạnh dạn hơn - Tổ chức bình bầu đánh giá đôi - Biết tên tất trong giao tiếp bạn cùng tiết xuất sắc của lớp. cả các bạn - Tổ chức học nhóm thường trong lớp. xuyên ở lớp. Tạo cơ hội cho - Chơi thêm học sinh được giữa vai trò là với các bạn báo cáo viên. trong tổ. - Khuyến khích trẻ chơi và giúp - Bước đầu đỡ các em bé hàng xóm. chia sẻ sở thích với các bạn E. Kí cam kết thực hiện - Đại diện chính quyền địa phương (đã kí), - Hiệu trưởng (đã kí), - Giáo viên (đã kí), - Phụ huynh (đã kí), - Người tình nguyện (đã kí). 64
  18. F. Đánh giá Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (Ký) Xác nhận của các cấp có thẩm quyền Xác nhận của CQ địa phương Xác nhận của nhà trường (ký đóng dấu) (ký đóng dấu) G. Bàn giao - Bàn giao chuyển tiếp giữa các lớp học. Có kĩ nhận của người ban giao và người tiếp nhận. 3. Trường hợp 3: Học sinh khiếm thị A. Những thông tin chung về trẻ Họ tên trẻ: Đỗ Thị Thu Tr. (Nữ) Khó khăn chính: Khiếm thị (Mù hoàn toàn) Nơi cư trú: Khu 6, xã ND - Thanh Ba - Phú Thọ Năm sinh: 2001 Học tại: Trường tiểu học ND, xã ND, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ Họ tên bố: Đỗ Văn H. Nghề nghiệp: Làm ruộng Họ tên mẹ: Nguyễn Thị T. Nghề nghiệp: Làm ruộng. Em trai: Đỗ Minh C. GV chủ nhiệm: Đỗ Thị Gi. 65
  19. Đỗ Thị Thu Tr. sinh ngày 8/9/2001 trong một gia đình nghèo tại khu 6, xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Là con đầu trong gia đình có hai chị em, em trai ít hơn Thu Tr. 3 tuổi, tên là Đỗ Minh C. Hai chị em Thu Tr. và C rất thương yêu nhau. Em C. biết chị bị khiếm khuyết nên dù còn nhỏ tuổi nhưng luôn quan tâm đến chị, dành thời gian ở bên chị và giúp đỡ chị. Nhà Thu Tr. ở gần nhà ông, bà nội. Tuy nhiên, ông bà, nội của Thu Tr. vẫn còn tham gia lao động sản xuất nên cũng ít có điều kiện quan tâm và hỗ trợ chăm sóc Thu Tr. B. Tóm tắt đặc điểm khả năng và nhu cầu của Thu Tr. a) Đánh giá về các mặt phát triển của Thu Tr. - Sự phát triển về thể chất: Điểm đặc trưng của trẻ khiếm thị là ít vận động, nên hệ cơ bắp thường kém phát triển. Gia đình Thu Tr. lại nghèo, chế độ dinh dưỡng kém nên sự phát triển thể chất của Thu Tr. càng kém hơn so với các bạn cùng tuổi. Vào thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu (tháng 1/2007) Thu Tr. đã 6 năm 6 tháng tuổi, nhưng chiều cao và cân nặng Thu Tr. chỉ đạt mức phát triển của trẻ 5 tuổi. - Về khả năng định hướng và vận động: Trong khoảng không gian gia đình và lớp học Thu Tr. luôn xác định đúng được cửa ra vào, vị trí bàn học của Thu Tr. ở nhà cũng như ở lớp. Thu Tr. xác định được vị trí của cơ thể trong không gian trung bình, như : lớp học và nhà ở, xác định được không gian hai chiều: trên - dưới, trước – sau, phải - trái Khả năng vận động tinh của Thu Tr. thì còn nhiều hạn chế, em gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu các chi tiết nhỏ, và ”dõi” theo các đường nét phức tạp. - Sự phát triển nhận thức: Ngoài tật thị giác, Thu Tr. không có tật nào kèm theo. Các giác quan còn lại của Thu Tr. đều phát triển bình thường. Thu Tr. rất ham hiểu biết và cũng rất tò mò, em liên tục hỏi: ”Cái gì đây? Như thế nào? Tại sao?” với bất kỳ ai và bất kỳ khi nào. Ban đầu, nhiều người cho rằng Thu Tr. có vấn đề về tăng động và hành vi bất thường. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi đó chỉ là biểu hiện của tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ em nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng do trường quan sát bị thu hẹp và khả năng tự quan sát, tự phân tích, tổng hợp các sự vật của môi trường xung quanh bị hạn chế. Khả năng ghi nhớ và hoạt động tư duy của Thu Tr. cũng phát triển tương đối bình thường, đúng với đặc điểm của HSM, Thu Tr. ghi nhớ thông tin qua con đường tiếp nhận bằng xúc giác và thính giác có xu thế nổi trội. 66
  20. - Sự phát triển hành vi - giao tiếp: + Vốn từ của Thu Tr. rất nghèo nàn, em chỉ dùng được những từ thông dụng, chỉ gọi đúng tên được các đồ vật quen thuộc mà em được trực tiếp tiếp xúc. Đặc biệt thiếu các từ chỉ màu sắc, hình khối, các từ trừu tượng, từ chỉ mối quan hệ giữa các hiện tượng và khái niệm. + Nhiều từ em dùng nhưng không hiểu nghĩa, dùng sai tên chỉ đồ vật và sử dụng các từ chỉ hiện tượng không đúng với bản chất. + Cách hành văn lủng củng, hay sử dụng các câu cụt, thiếu các từ chỉ mức độ và so sánh + Hành vi giao tiếp không phù hợp. Em thường có hành vi cúi gằm mặt hoặc lắc lư đầu khi nói chuyện, hai tay dụi mắt, không hướng mặt về phía người nói chuyện, thường di chân trên mặt đất, nếu hai tay không dụi mắt thì lại khùa khoạng xung quanh. Đánh giá về khả năng học hoà nhập và các kỹ năng học tập - Về thực hiện các nội quy học tập: Thu Tr. rất thích đi học. Đến lớp Thu Tr. luôn hoà nhập với bạn bè, em có thể nói chuyện và chọc ghẹo bất cứ bạn nào, kể cả các bạn khác lớp. Tuy nhiên, do tính quá hiếu động và thói quen tự do từ nhỏ nên em luôn ngọ nguậy và không thể ngồi được cả tiết học. Thời gian đầu lớp 1, em chỉ có thể tập trung chú ý để ngồi học tập trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút, sau đó bắt đầu nghịch sách, bút, đôi khi chui xuống gầm bàn, ra khỏi chỗ ngồi, thậm chi còn đi sang lớp bên cạnh để chọc các bạn. - Về khả năng học tập: Mặc dù khả năng tập trung chú ý học tập chưa cao, nhưng khả năng nhận thức của em vẫn tương đối bình thường, nên em có thể hoàn thành một số môn học như Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức và Toán. - Về các kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết và tính toán: + Nhìn chung với các kỹ năng nghe, nói và tính toán Thu Tr. đều có thể đạt được mức phát triển gần ngang bằng với các bạn sáng mắt trong lớp. Thu Tr. nghe và hiểu nội dung bài học, có thể nhắc lại câu trả lời của bạn và của GV. Tuy nhiên, với các tình huống Thu Tr. phải trả lời hoặc nói theo cách hiểu và bằng ngôn ngữ của mình kém. Cụ thể như: nói nhát gừng, dùng từ thiếu chính xác, câu cụt và cách hành văn lủng củng. Về kỹ năng tính toán, Thu Tr. chưa thể tính nháp được trên giấy hoặc bàn tính, nhưng tính nhẩm hoặc dùng que tính thì Thu Tr. học rất nhanh và hoàn toàn đạt được mức độ phát triển ngang bằng các bạn sáng mắt. 67
  21. + Về các kỹ năng đọc, viết: Thu Tr. bị mù hoàn toàn, nên phải dùng ký hiệu Braille. Về kỹ năng viết: Thu Tr. thuộc ký hiệu các chữ cái theo Chương trình GD cấp Tiểu học, dấu thanh và về cơ bản nắm được nguyên tắc ngữ âm, quy tắc, kỹ thuật viết. Thu Tr. do thể trạng yếu nên viết một cách hết sức khó khăn. Em xác định được vị trí các chấm trong ô Braille nhưng không đủ sức để tạo thành các chấm nổi. Về kỹ năng đọc: Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn với Thu Tr. nói riêng và tất cả HSM nói chung. (Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng đánh giá.) Bảng 1: Đánh giá các mặt phát triển của Đỗ Thu Tr. (thời điểm đầu học kỳ II năm lớp 1) TT Các mặt phát triển Tuổi phát triển 1 Sự phát triển thể chất (cân nặng, chiều cao) ≈ 60 tháng Sự phát triển của các giác quan: Thị giác Mù hoàn toàn Thính giác Tốt Xúc giác Tốt Khứu và vị giác Bình thường 2 Định hướng không gian : - Không gian 2 chiều Bình thường - Không gian 3 chiều ≈ 48 tháng tuổi 3 Sự phát triển vận động – di chuyển - Vân động thô Bình thường - Vận động tinh Kém - Di chuyển trong môi trường quen thuộc và hẹp Trung bình - Di chuyển trong môi trường rộng và không quen Kém 4 Sự phát triển nhận thức Bình thường 5 Ngôn ngữ - giao tiếp ≈ 48 tháng 68
  22. Bảng 2. Đánh giá khả năng đọc, viết chữ Braille của Đỗ Thu Tr. (thời điểm đầu học kỳ II năm lớp 1) TT Nội dung Mức độ đạt được Mức độ cần đạt 1 Đọc 9 chữ 30 chữ 2 Viết 14 chữ 30 chữ Đánh giá chung - Thể chất: Thể lực yếu - Vận động: Vận động thô bình thường, vận động tinh kém, đặc biệt các vận động cần có sự điều tiết của mắt và trong khoảng không gian hẹp. - Kỹ năng định hướng - di chuyển: Có khả năng định hướng không gian hai chiều, còn khả năng định hướng không gian ba chiều kém, đặc biệt trong môi trường không gian nhỏ (ô chữ Braille) và không gian lớn, không quen thuộc. Có khả năng di chuyển đúng mục đích trong không gian gia đình, lớp học, nhưng ở những môi trường rộng lớn hơn và không quen thuộc thì rất kém. - Kỹ năng giao tiếp: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của Thu Tr. phát triển bình thường, thích nói chuyện, thích khám phá, biết đặt câu hỏi và biết lắng nghe. Tuy nhiên, hành vi giao tiếp và sử dụng vốn từ trong giao tiếp thì chưa đạt yêu cầu. - Học tập: Bước đầu Thu Tr. đã được một số kỹ năng học tập, biết nội quy học tập (nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện) biết chú ý nghe giảng, hoàn thành nhiệm vụ học tập của một số môn. Trong 5 nhóm kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc viết và tính toán) thì Thu Tr. đặc biệt yếu ở hai nhóm kỹ năng viết và đọc. a) Tiến trình xây dựng bản Kế hoạch giáo dục cá nhân cho Thu Tr. • Họp chuẩn bị xây dựng bản KHGDCN Sau khi có kết quả đánh giá ban đầu của Thu Tr., chúng tôi họp nhóm chủ chốt những người tham gia hỗ trợ và trực tiếp GD Thu Tr. Thanh phần tham gia cuộc họp, gồm: Phó chủ tịch xã ND – Phụ trách chương trình GD của xã, Hiệu trưởng trường tiểu học, Phó hiệu trưởng 69
  23. phụ trách chuyên môn, GV chủ chốt phụ trách GDHN trẻ khuyết tật của trường, GV chủ nhiệm, cán bộ phụ trách chuyên ngành GD trẻ khiếm thị của Trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN trẻ khuyết tật huyện Thanh Ba, đại diện hội phụ nữ xã, Thu Tr., phụ huynh của Thu Tr. Cuộc họp đã lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của Thu Tr. và gia đình Thu Tr., lắng nghe các kết quả đánh giá ban đầu của nhóm chủ chốt (gồm: GV chủ nhiệm, GV chủ chốt phụ trách GDHN, cán bộ Trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN). Tham gia đánh giá Thu Tr. Tại cuộc họp, tất cả các thành viên tham gia đều thống nhất ý kiến phải xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể nhằm giúp đỡ Thu Tr. đạt kết quả học tập tốt và hoà nhập cộng đồng. Tất cả các thành viên đều cam kết thực hiện các hoạt động được phân công với quyết tâm cao nhất và giao cho nhóm chủ chốt xây dựng bản KHGDCN cụ thể cho Thu Tr. • Xây dựng Bản KHGDCN của Thu Tr. A. Những thông tin chung (như trên đã mô tả) B. Tóm tắt đặc điểm KN và NC của Thu Tr. (như trên đã mô tả) C. Mục tiêu GD 1. Mục tiêu chung: Vận dụng các biện pháp sư phạm đặc thù nhằm giúp Thu Tr. đạt kết quả học tập ngang bằng các bạn trong lớp hoà nhập và giúp Thu Tr. hoà nhập cộng đồng. 2. Mục tiêu cụ thể - Tăng cường chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể lực giúp Thu Tr. đạt được thang phát triển chung về chiều cao và cân nặng của HS tiểu học vào cuối năm lớp 3. - Tăng cường phát triển và luyện kỹ năng định hướng, di chuyển và vận động, cụ thể như: di chuyển tự do trong môi trường gia đình và lớp học vào cuối năm lớp 1, đi lại độc lập trong khuôn viên trường và gia đình vào cuối năm lớp 2, tự đi đến trường và về nhà với sự giúp đỡ của bạn bè vào cuối năm lớp 3 - Giao tiếp: Hết năm học lớp 2, Thu Tr. có hành vi giao tiếp phù hợp, như: biết hướng mặt đến người tham gia giao tiếp, biết xác định được đối tượng giao tiếp, biết chủ động tham gia vào các chủ đề giao tiếp, giảm thiểu dần đến hết hành vi dụi mắt, cúi gằm mặt và di chân trên 70
  24. mặt đất khi tham gia giao tiếp. - Tăng cường và phát triển các kỹ năng tự phục vụ. - Hoàn thành Chương trình GD phổ thông cấp Tiểu học sau 5 năm với kết quả học tập đạt gần tương đương các bạn cùng lớp, cụ thể như sau: + Các môn Đạo đức, Kỹ thuật, Mỹ thuật, Âm nhạc, Lịch sử đạt mức độ tương đương các bạn sáng. + Các môn Toán, Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, Địa lý đạt mức độ gần tương đương + Môn tiếng Việt, tuỳ vào từng phân môn sẽ đạt từ 75 đến 85% “Mức độ cần đạt”. D. Kế hoạch thực hiện 1. Các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể lực cho Thu Tr. Trường hợp cụ thể của gia đình Thu Tr. Chính quyền địa phương, Hội phụ nữ và quỹ xoá đói giảm nghèo đã cam kết thực hiện các hoạt động sau; - Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho gia đình Thu Tr. tham gia chương trình chuyển đổi vật nuôi và cây trồng. Trong chưong trình này, các hộ gia đình tham gia được cấp phát hoặc miễn giảm đáng kể tiền cây và con giống, được tham gia các khoá tập huấn miễn phí về kỹ thuật nuôi, trồng và được bao tiêu sản phẩm đầu ra. - Quỹ xoá đói giảm nghèo cho phép gia đình Thu Tr. được vay vốn tín chấp phát triển kinh tế hộ gia đình. - Hội phụ nữ xã, thường xuyên thăm hỏi, động viên, chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất và trong cuộc sống Kết quả của các hoạt động này là thu nhập của gia đình HSM từng bước tăng lên, kinh tế gia đình dần ổn định và gia đình trẻ có các điều kiện để quan tâm đến trẻ hơn cũng như các điều kiện để tăng cường, bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Nhờ đó, thể chất của HSM cũng được phát triển nhanh hơn tiến dần đến thang phát triển thể chất của trẻ em ở độ tuổi tiểu học. Các hoạt động rèn luyện thể lực cho HSM được thực hiện ở trong nhà trường và tại gia đình có sự kết hợp chặt chẽ giữa GV chủ nhiệm và phụ huynh của Thu Tr. 71
  25. Kế hoạch thực hiện TT/thời gian Nội dung Người thực Phương pháp/ điều Kết quả mong hoạt động hiện kiện đợi 1. Các hoạt Rèn luyện HSM, GV, Tạo cơ hội cho HSM Thu Tr. bắt kịp và động tại lớp, thể lực: thể nhóm “vòng tham gia tất cả các thực hiện đúng trường học. dục chính bạn bè ”, Đội hoạt động vui chơi các bài tập thể (triển khai khoá, thể dục thiếu niên và rèn luyện thể lực. chất; tích cực trong cả năm giữa giờ học, Nhóm “vòng bạn chủ động tham học) giờ chơi, các bè“ được hướng dẫn gia các hoạt động trò chơi vận các kỹ năng tổ chức vui chơi tập thể, động, các hoạt động vui chơi và các trò chơi vận hoạt động phương pháp khuyến động, như: mèo của Đội khích mọi người đuổi chuột, bịt thiếu niên cùng tham gia. mắt bắt dê, các bài múa hát tập thể giữa giờ, các buổi sinh hoạt Sao 2. Các hoạt - Các bài tập Trẻ, phụ - Phụ huynh hướng - Thói quen tập động rèn thể dục buổi huynh, người dẫn và kiên trì động thể dục buổi sáng luyện thể lực sáng, buổi thân và bạn viên trẻ thực hiện các và buổi tối. tại gia đình. tối. cùng trang bài tập thể dục buổi - Tích cực và chủ - Các trò lứa trong cộng sáng, tối. động tham gia chơi vận đồng dân cư - Các bạn cùng các hoạt động vui động với bạn trang lứa tạo cơ hội, chơi, các trò chơi cùng trang khuyến khích và chủ vận động với các lứa trong động hướng dẫn Thu bạn trong cộng cộng đồng Tr. tham gia các hoạt đồng dân cư dân cư. động vui chơi trong cộng đồng dân cư Các hoạt động tăng cường và rèn luyện kỹ năng định hướng di chuyển và vận động Thu Tr. bị mù hoàn toàn ngay từ khi mới sinh, nên thị giác hoàn toàn 72
  26. không giúp gì cho Thu Tr. trong các hoạt động định hướng, di chuyển và vận động. Vì vậy, cảm giác không gian, xúc giác và thính giác sẽ đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động trên. Kế hoạch thực hiện TT/thời gian Nội dung hoạt động Người thực Phương pháp/ Kết quả mong hiện điều kiện đợi 1. Rèn luyện - Xác định không gian - Thu Tr. và Chủ yếu sử dụng - Xác định thành kỹ năng định hai chiều: trên - dưới, nhóm bạn biện pháp trò thục không gian hướng không phải - trái chơi và phương hai và ba chiều gian hai và ba - Xác định không gian pháp cùng tham của chính HSM. chiều. (Thời ba chiều: trong nhà, gia. - Di chuyển tự gian thực hiện ngoài sân, ngoài ngõ Điều kiện thực do và chính xác, hết học kỳ II - Thu Tr. và - Xác định không, hiện là “vòng ít va vấp trong lớp 1). các thành trong lớp, trong bạn bè” tích cực khuôn viên gia viên trong gia trường và ngoài cổng và có phương đình và lớp học; đình trường, như: cửa ra pháp hướng dẫn trong khuôn - Thu Tr. vào, cửa sổ, chỗ ngồi, cũng như tạo viên nhà trường nhóm bạn và bục bảng, sân trường, điều kiện cho với sự giúp đỡ GV cổng trường Thu Tr. tham gia của nhóm bạn. 73
  27. TT/thời gian Nội dung hoạt động Người thực Phương pháp/ Kết quả mong hiện điều kiện đợi 2. Xác định - Dùng xúc giác xác Thu Tr., phụ - Hướng dẫn - Xác định chính các điểm mốc định các điểm mốc huynh, “vòng cách xác định xác các điểm bằng xúc giác cố định và bán cố bè bạn” và GV. các điểm mốc mốc cố định định trong khuôn viên cố định bằng bằng một lần gia đình, lớp học, và xúc giác (đồ vật chạm tay. khuôn viên trường. trong gia đình, - Không va vấp cửa ra vào, cửa vào các vật mốc sổ, bục bảng ) cố định - Không di chuyển các đồ vật khỏi nơi cố định mà không thông báo với trẻ. - Đảm bảo an toàn khi trẻ tham gia các hoạt động. 3. Xác định - Xác định điểm mốc Thu Tr., phụ - Rèn luyện - Phân biệt được các điểm mốc qua âm thanh tự nhiên huynh, “vòng khả năng phân chính xác các bằng thính của môi trường xung bè bạn” và GV biệt các loại âm loại âm thanh, giác. quanh. thanh, nguồn nguồn gốc âm - Xác định điểm mốc gốc âm thanh thanh, trạng thái qua hướng dẫn bằng và trạng thái âm âm thanh lời của người xung thanh Xác định được quanh - Tham gia các vị trí cơ thể trò chơi rèn trong không luyện thính giác gian qua các âm thanh của môi trường xung quanh. 74
  28. TT/thời gian Nội dung hoạt động Người thực Phương pháp/ Kết quả mong hiện điều kiện đợi 4. Các bài rèn - Các bài tập tự đi Thu Tr., phụ Thu Tr. tích cực - Di chuyển tự luyện kỹ năng - Các bài tập đi có huynh và chủ động tham do, đúng mục di chuyển hướng dẫn (không có “vòng bè bạn” gia các bài tập và đích trong môi bài tập đi gậy vì Thu tự tin khi tham trường vừa và Tr. không dùng gậy) gia hoạt động quen thuộc. “vòng bè bạn” - Di chuyển tích cực và biết nhanh, đúng phương pháp mục đích trong hướng dẫn động môi trường lạ có viên Thu Tr. hướng dẫn. tham gia. Các hoạt động thực hiện mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp Các nhu cầu phát triển nhằm hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của Thu Tr. là: - Mở rộng vốn từ và tích cực hoá vốn từ, tăng cường sử dụng các từ chỉ hình ảnh, màu sắc, sử dụng từ đúng với nghĩa của từ, phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. - Giảm thiểu các hành vi giao tiếp không phù hợp, như: cúi gằm mặt, đầu lắc lư, không hướng về phía người giao tiếp, di chân trên mặt đất, tay quờ quạng. - Xác định đối tượng giao tiếp, điều chỉnh âm lượng, và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng, không gian và ngữ cảnh giao tiếp. Kế hoạch thực hiện các hoạt động trên cũng được xây dựng chi tiết theo bảng như các hoạt động của mục tiêu trước đó. Nội dung các hoạt động được lên kế hoạch chi tiết theo mục tiêu và được ấn định thời gian thực hiện cụ thể, hoạt động nào được thực hiện trong giờ học, hoạt động nào ngoài giờ học và hoạt động nào ở trong nhà trường và ngoài nhà trường. - Người tham gia thực hiện tập trung vào bốn đối tượng, đó là Thu Tr., GV chủ nhiệm, phụ huynh và “vòng bè bạn”, trong đó “vòng bè bạn” đóng vai trò tích cực nhất trong việc thực hiện các mục tiêu trên. 75
  29. - Về biện pháp thực hiện tập trung chủ yếu vào hai nhóm hoạt động: các hoạt động rèn luyện giao tiếp trong giờ học và các hoạt động vui chơi ngoài giờ lên lớp. + Các hoạt động trong giờ học như: mở rộng vốn từ theo các chủ đề bài học, rèn luyện kỹ năng nói, trình bày và hành vi giao tiếp có văn hoá. + Các hoạt động vui chơi tập thể, hoặc theo nhóm đóng vai trò tích cực nhất trong quá trình hoạt động nhằm đạt mục tiêu này. Các hoạt động chủ đạo đó là các trò chơi phát triển giao tiếp như: thi nói (kể tên) theo chủ đề, các trò chơi kể truyện, đóng vai theo các nhân vật lịch sử và các nhân vật trong văn học - Kết quả mong đợi của các mục tiêu trên là những gì cần đạt được thể hiện bằng hành vi giao tiếp của Thu Tr. như: vốn từ được tăng cường và tích cực hoá, các hành vi giao tiếp phù hợp với đối tượng giao tiếp, không gian giao tiếp và ngữ cảnh giao tiếp. Các hoạt động thực hiện mục tiêu phát triển và rèn luyện kỹ tự phục vụ Các hoạt động nhằm mục tiêu phát triển và rèn kuyện kỹ năng tự phục vụ là một trong những nhóm kỹ năng quan trọng nhất trong GD HSM. Nó là cơ sở để HSM trở nên độc lập và tự tin vào bản thân mình, giúp trẻ lĩnh hội những kỹ năng nghề nghiệp cũng như hòa nhập cộng đồng. - Nội dung chủ yếu của hoạt động này là: Dạy trẻ các kỹ năng: + Vệ sinh cá nhân + Lựa chọn và thay trang phục + Tham gia các hoạt động lao động giản đơn như: Dọn và vệ sinh nhà ở, trực nhật lớp - Người hỗ trợ trẻ thực hiện các nhiệm vụ trên chủ yếu là phụ huynh và GV. - Các biện pháp hướng dẫn là: “Cầm tay chỉ việc” và theo phương pháp “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ”. Các nhiệm vụ càng được chia nhỏ thành các công đoạn càng tốt. Trong quá trình hướng dẫn phụ huynh có thể sử dụng phương pháp “Hướng dẫn ngược” nghĩa là dạy trẻ ngược từ công đoạn cuối cùng của nhiệm vụ về công đoạn đầu. 76
  30. - Kết quả mong đợi là trẻ có thể độc lập trong các hoạt động tự phục vụ, chủ động và thực hiện có hiệu quả các hoạt động vệ sinh ở lớp cũng như ở nhà. b) Vận dụng các bước dạy Thu Tr. đọc, viết chữ nổi Braille Kết quả đánh giá ban đầu về khả năng đọc, viết của Thu Tr. là rất kém, nếu xét kết quả viết Thu Tr. đạt xấp xỉ 50% so với “Mức độ cần đạt”, nhưng đọc thì Thu Tr. chỉ có thể đọc được từng ký tự riêng lẻ nên không thể so sánh với chuẩn đánh giá tối thiểu. Đó cũng chính là lý do cần thiết và cấp bách phải vận dụng các phương pháp hướng dẫn đặc thù nhằm nâng cao tốc độ đọc và viết của Thu Tr. Sau khi đánh giá lại một lần nữa kinh nghiệm và kỹ năng Braille đã có của Thu Tr. chúng tôi quyết định em phải sử dụng các bài tập để rèn luyện kỹ năng đọc, viết từ giai đoạn luyện tập với loại thanh Braille thứ ba (loại nhỏ và gần nhất với ô chữ Braile nguyên bản). Hoạt động 1. Phóng to bảng chữ cái, bảng ký hiệu các dấu trong văn bản, bản ký hiệu số tự nhiên và treo ở trên lớp. Với biện pháp trên chỉ sau một thời gian ngắn, hầu như toàn bộ HS trong lớp cũng thuộc ký hiệu chữ nổi, các em đã sử dụng bảng ký hiệu Braille như một trò chơi đố chữ giúp Thu Tr. ghi nhớ và rèn luyện kỹ năng một cách thường xuyên; bảng ký hiệu cũng hỗ trợ GV luyện tập và nhớ lại những ký hiệu mà GV bị quên do ít được dùng đến. Hoạt động 2. Cùng với GV chủ nhiệm hướng dẫn cho mẹ Thu Tr. học đọc, viết chữ Braille. Ở nhà Thu Tr. chúng tôi cũng treo bảng chữ cái và ký hiệu Braille. Như vậy, mẹ và em của Thu Tr. cũng biết chữ Braille, có thể cùng em học, đọc chính tả cho viết và giám sát, soát lỗi cho Thu Tr. khi em rèn luyện các kỹ năng đọc, viết chữ Braille. Hoạt động 3. GV thống nhất với phụ huynh về thời lượng và số lượng bài tập đọc và tập viết Thu Tr. phải thực hiện hàng ngày. Phụ huynh chịu trách nhiệm đọc cho Thu Tr. viết, hỗ trợ và đánh giá sự tiến bộ của Thu Tr. Với những hoạt động cụ thể và đồng bộ trên, chỉ sau một thời gian ngắn Thu Tr. đã có những tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt em còn rất vui và hứng thú khi tham gia các trò chơi đố chữ Braille với các bạn sáng, vì trong trò chơi này em thường là người chiến thắng, qua đó giúp em tự tin hơn và hoà nhập với lớp học một cách tốt hơn. 77
  31. Kết quả cụ thể của các biện pháp xin được trình bày trong phần đánh giá kết quả và bình luận. Đánh giá kết quả hực hiện Để đánh giá kết quả việc vận dụng các biện pháp đặc thù trong công tác GD em Thu Tr. nói chung và dạy học kỹ năng đọc, viết chữ Braille nói riêng, căn cứ vào các mục tiêu đã được xây dựng trong bản KHGDCN cũng như các thông tin trong bản KHGDCN được GV chủ nhiệm lớp ghi chép thường xuyên, lấy dó làm cơ sở để đánh giá mức độ tiến bộ của các em. a) Đánh giá chung về các mục tiêu GD trong bản KHGDCN • Mục tiêu phát triển và rèn luyện thể lực cho Thu Tr. GV, phụ huynh và “vòng bè bạn” đã thực hiện rất tốt và có hiệu quả kế hoạch hoạt động đã được xây dựng trong bản KHGDCN, bản thân Thu Tr. cũng rất tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động do gia đình, nhà trường và “vòng bè bạn” tổ chức. Kết quả là Thu Tr. đã phát triển thể lực rất tốt, Thu Tr. trở lên nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn và về cân nặng, chiều cao Thu Tr. đã đuổi kịp các bạn trong lớp trước thời hạn mà mục tiêu đã đề ra. • Mục tiêu phát triển và rèn luyện kỹ năng định hướng, di chuyển và vận động Như phần mô tả đã trình bày, Thu Tr. rất hiếu động và hoạt bát, cho nên khi Thu Tr. được tham gia vào các hoạt động vui chơi và các bài luyện tập kỹ năng, em đã thực hiện rất tốt và đạt tất cả các mục tiêu đã đề ra. • Mục tiêu phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp Trong mục tiêu phát riển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, về cơ bản, Thu Tr. và những thành viên có trách nhiệm đã thực hiện được mục tiêu đề ra, đặc biệt phạm vi đối tượng giao tiếp của em được mở rộng đáng kể, em có thể trò chuyện cởi mở với bất cứ ai tham gia giao tiếp. Tuy nhiên, em vẫn còn một số những hạn chế như: vẫn dùng tay dụi mắt khi tham gia giao tiếp; khi giao tiếp với người lạ em hay hỏi “Ai đây?”, đôi khi em còn dùng tay sờ vào mặt người tham gia giao tiếp (hành vi đặc trưng của HSM, nhưng không phù hợp). 78
  32. • Mục tiêu rèn luyện kỹ năng tự phục vụ Trong 5 nhóm mục tiêu chính của bản KHGDCN thì mục tiêu này Thu Tr. thực hiện kém hiệu quả nhất. Sau các đợt đánh giá, nhóm chủ chốt đã góp ý với gia đình một cách rất nghiêm túc, phân tích cho mẹ em hiểu những việc cần phải thực hiện nhằm giúp em độc lập hơn trong cuộc sống sau này và mẹ em đã nhận thức được vấn đề. Kết quả càng ngày Thu Tr. càng có nhiều tiến bộ hơn. • Mục tiêu thực hiện các môn học của chương trình GD tiểu học Trong quá trình thực hiện chương trình GD các môn học, GV đã thực hiện rất tốt sự hướng dẫn của nhóm chủ chốt, nên kết quả học tập của Thu Tr. nói riêng và toàn lớp nói chung (trừ hai môn Toán và Tiếng Việt có ảnh hưởng nhiều của khả năng Braille) là rất tốt. Cá nhân Thu Tr. đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập của mình. Đối với GV nghiệp vụ sư phạm cũng được nâng cao, điều đó được thể hiện là GV đã đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp huyện vào năm thứ hai và danh hiệu GV dạy giỏi cấp tỉnh vào năm thứ ba. • Mục tiêu rèn luyện kỹ năng đọc, viết chữ Braille Phân tích kết quả đánh giá cho thấy, ở thời điểm đầu học kỳ II của năm lớp 1, kỹ năng đọc của Thu Tr. chỉ tương đương 53% so với HSM học ở trường chuyên biệt Về kỹ năng viết thì có tốt hơn là 73%. Phân tích kết quả của ba lần đánh giá tiếp theo khi vận dụng các biện pháp đặc thù cho thấy: - Sau một năm Thu Tr. đã gần bắt kịp các bạn HSM của hai đơn vị bạn. - Sau hai năm Thu Tr. đã bắt đầu vượt lên và sánh ngang các bạn HSM giỏi nhất của các đơn vị bạn - Sau ba năm Thu Tr. đã vượt lên và tiến dần hơn tới Chuẩn tối thiểu. Qua kết quả trên chúng ta có thể kết luận, nếu Thu Tr. được can thiệp sớm, được tiếp cận ngay từ đầu các biện pháp trên thì em có thể hoàn thành chương trình GD tiểu học một cách xuất sắc, và các kỹ năng đọc, viết của em tiến dần tới “Mức yêu cầu cần đạt” dành cho mọi HS cấp Tiểu học. 79
  33. E. Kí cam kết thực hiện - Đại diện chính quyền địa phương (đã kí), - Hiệu trưởng (đã kí), - Giáo viên (đã kí), - Phụ huynh (đã kí), - Người tình nguyện (đã kí). F. Đánh giá Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (Ký) Xác nhận của các cấp có thẩm quyền Xác nhận của CQ địa phương Xác nhận của nhà trường (ký đóng dấu) (ký đóng dấu) G. Bàn giao - Bàn giao chuyển tiếp giữa các lớp học. Có kĩ nhận của người ban giao và người tiếp nhận. 4. Trường hợp 4: Học sinh khiếm thính A. Những thông tin chung Họ và tên trẻ: Nguyễn Thế H. Sinh ngày: 27/10/2005 Nam/nữ: Nam Dạng khuyết tật: khiếm thính Học sinh lớp: MGL Trư­ờng: Mầm non Đông Thọ Họ và tên giáo viên dạy: Nguyễn Thị H Họ tên bố: Nguyễn Thế L. Nghề nghiệp: Lái xe Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Y. Nghề nghiệp: Y tá Địa chỉ gia đình: P323 – N3DD2 – Mai Xuân Dương – P. Đông Thọ - Tp. Thanh Hóa B. Tóm tắt đặc điểm khả năng và nhu cầu của HS 80
  34. Nội dung tìm hiểu Khả năng của trẻ Nhu cầu/khó khăn Thể chất Chiều cao, cân nặng Phù hợp với độ tuổi Sự phát triển của cơ thể Bình thường - Khả năng nghe Có phản ứng với âm thanh,lời nói Đeo MTT được 1 năm Khả năng ngôn ngữ-giao tiếp - Vốn từ Nói được 1 số từ Học nói - Phát âm Phát âm được Luyện nói - Ngôn ngữ nói Nói được một số từ đơn (mẹ, bà, ông, ) • Khả năng viết Có kỹ năng cầm bút. • Khả năng/thái độ Giao tiếp được với người thân Thái độ tự tin, vui vẻ giao tiếp trong gia đình và cô Khả năng nhận thức • Khả năng hiểu Nhận biết được người thân, một Vốn hiểu biết hạn chế số đồ vật, con vật, bộ phân trên cơ so với độ tuổi thể người, màu sắc, • Khả năng chú ý Khả năng chú ý tương đối tốt Đôi khi hiếu động • Khả năng tư­ duy Khả năng tư duy tương đối tốt Nhanh nhưng cẩu • Khả năng học Có khả năng chú ý, ghi nhớ, tư Ngôn ngữ biểu đạt duy hạn chế • Khả năng thực hiện Thực hiện tốt yêu cầu đơn giản Nghe - hiểu hạn chế nhiệm vụ Khả năng tự phục vụ Tự phục vụ bản thân Biết tự đi vệ sinh, tự lấy nước, tự Chưa biết tự tắm mặc quần áo Việc gia đình Giúp bà gấp quần áo, lấy đồ dùng Thao tác chưa khéo khi bà yêu cầu léo Khả năng hoà nhập • Quan hệ với bạn bè Thích vui chơi với bạn cùng lứa Bạo dạn tham gia tuổi nhóm bạn • Quan hệ trong tập thể Tham gia, tương tác với bạn Hiếu động khó điều khiển khi tham gia các hoạt động tập thể • Khả năng hoà nhập Thích tham gia các hoạt động tập cộng đồng thể • Môi trư­ờng giáo dục Gia đình và nhà tr­ường tạo điều Gia đình giáo dục kiện tốt nhất cho trẻ đi học. Gia chưa đúng cách đình quá nuông chiều 81
  35. 1. Những điểm tích cực của trẻ Nhận thức: - Nhìn hình miệng lấy các số từ 1 đến 10 nhưng chưa chính xác. - Nhận biết và nói được tên các màu: đỏ, xanh, vàng, hồng. - Nhận biết và nói được tên các thành viên trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ; nhận biết và nói được tên các bộ phận cơ thể: mắt, mũi, mồm, tai; nhận biết và nói được tên các con vật: bò, mèo, lợn, gà, chó, cá, voi, hổ; nhận biết và nói được một số quả: cam, nho, táo, na, xoài, đu đủ; nhận biết và nói được một số phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe đạp. Ngôn ngữ - giao tiếp: - Nghe và phát hiện được âm thanh tiếng động và âm thanh lời nói - Bắt chước được tiếng kêu của con (gà, mèo, .) - Nói được các từ trong nội dung nhận thức, trả lời được một số câu hỏi dạng “Ai?, Mắt (mũi, ) đâu?. Kĩ năng xã hội: - Mạnh dạn, tự tin, hòa đồng, nhanh nhen nhưng hiếu động - Chưa chủ động chào người lớn. 2. Những mặt hạn chế/khó khăn của trẻ - Trẻ điếc sâu, khả năng phát âm hạn chế - Gia đình quá nuông chiều, chưa có kiến thức giáo dục trẻ 3. Nguyện vọng và nhu cầu cấp thiết của trẻ - Thích chơi đồ chơi, thích giao lưu với các bạn - Phát triển nhận thức và ngôn ngữ nói. - Được đi học lớp 1 hoà nhập 82
  36. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN NĂM HỌC 2009 - 2010 1. Mục tiêu năm học 2009 - 2010 Nhận thức: - Đếm, nhìn hình miệng lấy chính xác các số trong phạm vi 20, đếm và nói khái quát nhóm số lượng trong phạm vi 10 - Nhân biết và gọi tên các màu: cam, xanh da trời, đen, tím, trắng, nâu. - Nhận biết được một số hình cơ bản: Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật - So sánh hai đối tượng: to – nhỏ, dài – ngắn, trước - sau, bên phải – bên trái - Nhận biết và gọi được tên các loại đồ dùng trong gia đình (tủ lạnh, điều hòa, nồi cơm điện, ấm đun nước . ); nhận biết và gọi tên một số con vật (trong nhà: dê, trâu, bò ; dưới nước: tôm, cua, cá, cá vàng, cá voi, cá sấu ; trong rừng: khỉ, báo, sóc, sư tử, nhím, hươu, nai); nhận biết và gọi tên một số loại quả: dưa hấu, vải, thanh long, khế, nhãn, vải, dứa, mít ); nhận biết và gọi tên một số loại hoa (đào, mai, cúc, sen, ly, huệ, sen, ); nhận biết và gọi tên một số phương tiện giao thông (máy bay, tầu hỏa, ca nô, xích lô, tàu thủy, ); hiện tượng tự nhiên (trời lạnh, trời nóng, nắng, mưa, ông mặt trời, ) Ngôn ngữ/Giao tiếp; - Nghe: phân biệt cường độ âm thanh (to – nhỏ), trường độ âm thanh (dài – ngắn). Nhận biết và phân biệt thành thạo 6 âm Ling:/a/,/u/,/i/,/ m/,/S/,/s/; nghe – nhận biết được các từ ngữ trong phần nhận thức - Bắt chước tiếng (gà gáy, mèo kêu, chó sủa, còi tàu, còi ô tô) - Nói được các từ trong phần nhận thức (tư thế cấu âm đúng, phương thức cấu âm tương đối rõ). - Trả lời 1 số câu hỏi dạng: Ai?, cái gì?, Ở đâu? Màu gì? Con gì?. Nói câu 3 – 4 tiếng. Kĩ năng xã hội - Chủ động hỏi xin khi muốn cái gì đó (con xin cô, con xin bà). - Tham gia luân phiên và tương tác với các bạn. 83
  37. 2. Mục tiêu học kỳ 1 Nhận thức: - Đếm, nhìn hình miệng lấy chính xác các số trong phạm vi 10, đếm và nói khái quát nhóm số lượng trong phạm vi 5; - Nhân biết và gọi tên các màu: đen, trắng, cam; - Nhận biết và gọi được một số hình cơ bản: hình vuông, hình tròn; - So sánh kích thước to – nhỏ, dài – ngắn, cao - thấp của hai đối tượng; - Nhận biết và gọi được tên các loại đồ dùng trong gia đình (ti vi, đèn, ghế, tủ, . ); nhận biết và gọi tên một số con vật (trong nhà: gà trống, gà mái, thỏ; dưới nước: tôm, cua, ốc, ; trong rừng: khỉ, báo, sư tử ); nhận biết và gọi tên một số loại quả (dưa hấu, vải, ổi, thanh long, ); nhận biết và gọi tên một số loại hoa (đào, mai, hồng, cúc, ); nhận biết và gọi tên một số phương tiện giao thông (tàu hỏa, máy bay, xích lô, ); hiện tượng tự nhiên (trời lạnh, trời nóng, nắng, mưa, ); Ngôn ngữ/Giao tiếp; - Nghe: phân biệt trống – thanh la, đếm số lượng âm thanh - phát hiện; nhận diện và phân biệt được 6 âm Ling:/a/, /u/, /i/,/m/, /S/,/s/; nghe – nhận biết được các từ ngữ trong phần nhận thức; - Bắt chước tiếng kêu của các con vật (gà, chó, mèo, vịt); - Nói được các từ trong phần nhận thức (tư thế cấu âm đúng, phương thức cấu âm tương đối rõ; - Trả lời 1 số dạng câu hỏi: Ai? Bà đâu? Bố đâu?, Mẹ đâu? Hoàng đâu? Cô đâu?, cái gì?, con gì?); Kĩ năng xã hội - Chủ động chào hỏi mọi người khi gặp (người thân trong gia đình, cô giáo, bạn); - Biết xin người khác cho quà, đồ chơi; - Tham gia chơi và tương tác với các bạn; 84
  38. 3. Kế hoạch giáo dục Thời gian Nội dung Biện pháp/người thực hiện Kết quả mong đợi Nhận thức: - Nhận biết và đếm - Sử dụng đồ chơi, trẻ đếm 1 - 3 và đếm - Trẻ đếm 1-3 với các số trong phạm khái quát trong phạm vi 2. Trẻ chỉ và đồ vật tương ứng vi 3 nhóm đồ chơi và đếm theo yêu cầu - Nhận biết và gọi - Sử dụng các hình mẫu, vẽ lên giấy, cô - Trẻ chỉ đồ vật tên hình tròn nói – trẻ nghe, nhìn hình miệng và lấy hình h.tròn và nói theo yêu cầu “tròn” Tháng 9 - Ôn các màu đã - Sử dụng bút màu, lấy màu theo yêu cầu, -Chỉ và nói được học (vàng, đỏ, nêu tên màu của các loại hoa, quả. tên các màu xanh, hồng) - So sánh kích - Sử dụng các đồ vật (bóng, hình). Cô nói - Nhận biết chưa thước to – nhỏ mẫu cho trẻ phát âm theo, yêu cầu trẻ lấy chắc chắn đồ vật to/bé theo yêu cầu. - Trẻ nhận biết - Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Hoa gì?”, Cô nói, tốt, PA chưa rõ tên hoa: cúc, hồng trẻ nhắc lại; cô nói – trẻ lấy hoa theo yêu cầu và phát âm. - Nhận biết và gọi -Trẻ nhận biết - Sử dụng thẻ tranh, quả mẫu, hỏi “Quả tên các quả: dưa tốt, PA “hấu”, gì?”, trẻ nói - cô sửa lỗi phát âm/cô nói hấu, vải “ải” mẫu – trẻ nhắc lại; Lấy quả theo yêu cầu - Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Con gì?”, trẻ - Trẻ nhận biết tên các con vật: nói - cô sửa lỗi phát âm/cô nói mẫu – trẻ tốt, PA “tôm”. tôm, cua nhắc lại; cô nói - trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh “ua” theo yêu cầu - Nhận biết và gọi - QS hiện tượng hàng ngày/tranh, cô nói - Trẻ nhận biết tên các hiện tượng: tên hiện tượng, trẻ nhắc lại; trẻ mô tả hiện chưa chắc chắn nắng, mưa tượng nắng - mưa bằng hình vẽ. Ngôn ngữ - giao tiếp 85 - Sử dụng trống và thanh la. Trẻ nghe được - Trẻ phân biệt - Phát hiện, phân ÂT - chỉ và nói tên vật phát ra ÂT. tốt biệt dụng cụ phát - Cô phát âm 2 âm Ling /a/,/u/ trẻ nghe và ra ÂT nhắc lại âm nghe được. - Trẻ nghe - nhắc - Vẽ 2 đoạn thẳng có độ dài khác nhau. Cô lại âm a - Phát hiện và phân phát âm /a/ hoặc /u/ dài/ngắn, trẻ chỉ vào - Trẻ phân biệt độ biệt âm /a/, /u/ đoạn thẳng dài/ngắn dài ÂT - Phân biệt độ dài - Nghe cô gọi tên và trẻ đáp lại “dạ”. âm /a/,/u/ - Cô nói, trẻ nghe - nhìn hình miệng nhận biết và phân biệt các từ trong hợp nội - Trẻ nghe và dung nhận thức + Phản ứng với tên nhắc lại khoảng gọi - Kết hợp nghe và hình miệng trợ giúp trẻ 60% hiểu câu hỏi, trả lời câu hỏi. “cô Hằng”, - Nghe nhận biết - Trả lời được “Hoàng” và phát âm các từ câu hỏi trong phân nhận thức Trả lời 1 số dạng câu hỏi Ai đây? ,Hoàng đâu? Kĩ năng xã hội: - Nhắc trẻ chào khi gặp cô và người lớn, Cô nói mẫu – trẻ Chào khi gặp người cung cấp mẫu câu “con chào cô ạ”, “con nhắc lại cô, người lớn. chào bà ạ”. - Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-5 với trong phạm vi 5 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 5 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 3. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật + Nhận biết và tên được màu đen xung quanh (tóc, quần, ) các màu: đen - Trẻ nhận biết và Tháng 10 - Sử dụng 2 khối hình (cao – thấp), Cô nói nói tương đối rõ mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy khối hình cao/ (cao thấp) + So sánh kích thấp theo yêu cầu. thước: cao – thấp -Nhận biết được – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Con gì?”, Cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu - Trẻ nhận biết + Nhận biết và gọi cầu, nói tên và phân biệt các con vật. tốt, PA chưa rõ tên con gà trống, - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con gà mái gì?”, cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt - Trẻ nhận biết tốt, PA “ổi” + Nhận biết và gọi các con vật tên con khỉ - Sử dụng thẻ tranh, quả mẫu, hỏi “Quả gì?”, cô nói mẫu tên quả - trẻ nhắc lại, lấy - Trẻ nhận biết quả theo yêu cầu, phân biệt với các quả chưa chắc chắn khác - Nhận biết và gọi - Quan sát trực tiếp hiện tượng hàng ngày, tên quả ổi nói tên hiện tượng, mô tả hiện tượng nắng, mưa bằng hình vẽ. - Nhận biết, gọi tên và mô tả các hiện tượng: nắng, mưa Ngôn ngữ - giao tiếp - Sử dụng trống/thanh la phát ra âm thanh - Trẻ phân biệt + Phân biệt của to/nhỏ. Trẻ nghe được âm thanh đưa ra tốt cường độ của âm biểu hiện to/nhỏ thanh (to – nhỏ) - Cô phát âm lần lượt 2 âm Ling, trẻ nghe - Trẻ nghe - nhắc + Phát hiện và phân và nhắc lại lại âm a, u biệt 2 âm thanh - Trẻ phân biệt /a/, /u/ - Vẽ 2 hình tròn có kích thước khác nhau, cường độ dài ÂT - Phát âm /a/, /u/ Cô phát âm to/nhỏ, trẻ chỉ vào vòng tròn - Trẻ nghe và với độ to/nhỏ khác tương ứng to/nhỏ. bắt chước được nhau - Cô bắt chước tiếng gà gáy, chó sủa. Trẻ (o,0,0) + Nhận biết và nghe và bắt chước phát âm tiếng gà gáy - Trẻ nghe và bắt chước tiếng gà - Cô phát âm các từ trong phần nhận thức, nhắc lại khoảng trống gáy trẻ chỉ vào tranh tương ứng và nhắc lại từ 70% + Nghe – nhận biết nghe được. - Trả lời được và nhắc lại các từ - Cô hỏi, trẻ nghe kết hợp hình miệng trả câu hỏi trong phần nhận lời câu hỏi: cô Hằng, trẻ chỉ vào bản thân thức. và chỉ vào cô khi được hỏi. + Trả lời 1 số dạng câu hỏi Ai đây?, Hoàng đâu? Cô đâu? Con gì? Kĩ năng xã hội: - Phản ứng với tên - Nghe cô gọi tên và đáp lại “dạ”. gọi - Chào hỏi -Nhắc trẻ chào khi vào phòng làm việc của các cô, khi gặp cô.
  39. 3. Kế hoạch giáo dục Thời gian Nội dung Biện pháp/người thực hiện Kết quả mong đợi Nhận thức: - Nhận biết và đếm - Sử dụng đồ chơi, trẻ đếm 1 - 3 và đếm - Trẻ đếm 1-3 với các số trong phạm khái quát trong phạm vi 2. Trẻ chỉ và đồ vật tương ứng vi 3 nhóm đồ chơi và đếm theo yêu cầu - Sử dụng các hình mẫu, vẽ lên giấy, cô - Trẻ chỉ đồ vật - Nhận biết và gọi nói – trẻ nghe, nhìn hình miệng và lấy hình h.tròn và nói tên hình tròn theo yêu cầu “tròn” - Sử dụng bút màu, lấy màu theo yêu cầu, -Chỉ và nói được Tháng 9 nêu tên màu của các loại hoa, quả. - Ôn các màu đã tên các màu học (vàng, đỏ, - Sử dụng các đồ vật (bóng, hình). Cô nói - Nhận biết chưa xanh, hồng) mẫu cho trẻ phát âm theo, yêu cầu trẻ lấy chắc chắn đồ vật to/bé theo yêu cầu. - So sánh kích - Trẻ nhận biết thước to – nhỏ - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Hoa gì?”, Cô nói, tốt, PA chưa rõ trẻ nhắc lại; cô nói – trẻ lấy hoa theo yêu -Trẻ nhận biết cầu và phát âm. - Nhận biết và gọi tốt, PA “hấu”, - Sử dụng thẻ tranh, quả mẫu, hỏi “Quả tên hoa: cúc, hồng “ải” gì?”, trẻ nói - cô sửa lỗi phát âm/cô nói mẫu – trẻ nhắc lại; Lấy quả theo yêu cầu - Trẻ nhận biết - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Con gì?”, trẻ tốt, PA “tôm”. - Nhận biết và gọi nói - cô sửa lỗi phát âm/cô nói mẫu – trẻ “ua” tên các quả: dưa nhắc lại; cô nói - trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh hấu, vải theo yêu cầu - Trẻ nhận biết - QS hiện tượng hàng ngày/tranh, cô nói chưa chắc chắn - Nhận biết và gọi tên hiện tượng, trẻ nhắc lại; trẻ mô tả hiện tên các con vật: tượng nắng - mưa bằng hình vẽ. tôm, cua - Nhận biết và gọi tên các hiện tượng: nắng, mưa Ngôn ngữ - giao tiếp - Phát hiện, phân - Sử dụng trống và thanh la. Trẻ nghe được - Trẻ phân biệt biệt dụng cụ phát ÂT - chỉ và nói tên vật phát ra ÂT. tốt ra ÂT - Phát hiện và phân - Cô phát âm 2 âm Ling /a/,/u/ trẻ nghe và - Trẻ nghe - nhắc biệt âm /a/, /u/ nhắc lại âm nghe được. lại âm a - Phân biệt độ dài - Vẽ 2 đoạn thẳng có độ dài khác nhau. Cô - Trẻ phân biệt độ âm /a/,/u/ phát âm /a/ hoặc /u/ dài/ngắn, trẻ chỉ vào dài ÂT đoạn thẳng dài/ngắn + Phản ứng với tên - Nghe cô gọi tên và trẻ đáp lại “dạ”. gọi - Nghe nhận biết - Cô nói, trẻ nghe - nhìn hình miệng nhận - Trẻ nghe và và phát âm các từ biết và phân biệt các từ trong hợp nội nhắc lại khoảng trong phân nhận dung nhận thức 60% thức Trả lời 1 số dạng - Kết hợp nghe và hình miệng trợ giúp trẻ - Trả lời được câu hỏi Ai đây? hiểu câu hỏi, trả lời câu hỏi. “cô Hằng”, câu hỏi ,Hoàng đâu? “Hoàng” Kĩ năng xã hội: - Nhắc trẻ chào khi gặp cô và người lớn, Cô nói mẫu – trẻ Chào khi gặp người cung cấp mẫu câu “con chào cô ạ”, “con nhắc lại cô, người lớn. chào bà ạ”. - Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-5 với trong phạm vi 5 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 5 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 3. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. + Nhận biết và tên - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết các màu: đen và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật được màu đen xung quanh (tóc, quần, ) Tháng 10 + So sánh kích - Sử dụng 2 khối hình (cao – thấp), Cô nói - Trẻ nhận biết và thước: cao – thấp mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy khối hình cao/ nói tương đối rõ thấp theo yêu cầu. (cao thấp) + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Con gì?”, Cô nói -Nhận biết được tên con gà trống, mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu – nói chưa rõ gà mái cầu, nói tên và86 phân biệt các con vật. - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con - Trẻ nhận biết + Nhận biết và gọi gì?”, cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tốt, PA chưa rõ tên con khỉ tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt các con vật - Trẻ nhận biết - Sử dụng thẻ tranh, quả mẫu, hỏi “Quả tốt, PA “ổi” gì?”, cô nói mẫu tên quả - trẻ nhắc lại, lấy - Nhận biết và gọi quả theo yêu cầu, phân biệt với các quả tên quả ổi khác - Trẻ nhận biết chưa chắc chắn - Quan sát trực tiếp hiện tượng hàng ngày, nói tên hiện tượng, mô tả hiện tượng nắng, - Nhận biết, gọi tên mưa bằng hình vẽ. và mô tả các hiện tượng: nắng, mưa Ngôn ngữ - giao tiếp - Sử dụng trống/thanh la phát ra âm thanh - Trẻ phân biệt + Phân biệt của to/nhỏ. Trẻ nghe được âm thanh đưa ra tốt cường độ của âm biểu hiện to/nhỏ thanh (to – nhỏ) - Cô phát âm lần lượt 2 âm Ling, trẻ nghe - Trẻ nghe - nhắc + Phát hiện và phân và nhắc lại lại âm a, u biệt 2 âm thanh - Trẻ phân biệt /a/, /u/ - Vẽ 2 hình tròn có kích thước khác nhau, cường độ dài ÂT - Phát âm /a/, /u/ Cô phát âm to/nhỏ, trẻ chỉ vào vòng tròn - Trẻ nghe và với độ to/nhỏ khác tương ứng to/nhỏ. bắt chước được nhau - Cô bắt chước tiếng gà gáy, chó sủa. Trẻ (o,0,0) + Nhận biết và nghe và bắt chước phát âm tiếng gà gáy - Trẻ nghe và bắt chước tiếng gà - Cô phát âm các từ trong phần nhận thức, nhắc lại khoảng trống gáy trẻ chỉ vào tranh tương ứng và nhắc lại từ 70% + Nghe – nhận biết nghe được. - Trả lời được và nhắc lại các từ - Cô hỏi, trẻ nghe kết hợp hình miệng trả câu hỏi trong phần nhận lời câu hỏi: cô Hằng, trẻ chỉ vào bản thân thức. và chỉ vào cô khi được hỏi. + Trả lời 1 số dạng câu hỏi Ai đây?, Hoàng đâu? Cô đâu? Con gì? Kĩ năng xã hội: - Phản ứng với tên - Nghe cô gọi tên và đáp lại “dạ”. gọi - Chào hỏi -Nhắc trẻ chào khi vào phòng làm việc của các cô, khi gặp cô.
  40. 3. Kế hoạch giáo dục Thời gian Nội dung Biện pháp/người thực hiện Kết quả mong đợi Nhận thức: - Nhận biết và đếm - Sử dụng đồ chơi, trẻ đếm 1 - 3 và đếm - Trẻ đếm 1-3 với các số trong phạm khái quát trong phạm vi 2. Trẻ chỉ và đồ vật tương ứng vi 3 nhóm đồ chơi và đếm theo yêu cầu - Sử dụng các hình mẫu, vẽ lên giấy, cô - Trẻ chỉ đồ vật - Nhận biết và gọi nói – trẻ nghe, nhìn hình miệng và lấy hình h.tròn và nói tên hình tròn theo yêu cầu “tròn” - Sử dụng bút màu, lấy màu theo yêu cầu, -Chỉ và nói được Tháng 9 nêu tên màu của các loại hoa, quả. - Ôn các màu đã tên các màu học (vàng, đỏ, - Sử dụng các đồ vật (bóng, hình). Cô nói - Nhận biết chưa xanh, hồng) mẫu cho trẻ phát âm theo, yêu cầu trẻ lấy chắc chắn đồ vật to/bé theo yêu cầu. - So sánh kích - Trẻ nhận biết thước to – nhỏ - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Hoa gì?”, Cô nói, tốt, PA chưa rõ trẻ nhắc lại; cô nói – trẻ lấy hoa theo yêu -Trẻ nhận biết cầu và phát âm. - Nhận biết và gọi tốt, PA “hấu”, - Sử dụng thẻ tranh, quả mẫu, hỏi “Quả tên hoa: cúc, hồng “ải” gì?”, trẻ nói - cô sửa lỗi phát âm/cô nói mẫu – trẻ nhắc lại; Lấy quả theo yêu cầu - Trẻ nhận biết - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Con gì?”, trẻ tốt, PA “tôm”. - Nhận biết và gọi nói - cô sửa lỗi phát âm/cô nói mẫu – trẻ “ua” tên các quả: dưa nhắc lại; cô nói - trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh hấu, vải theo yêu cầu - Trẻ nhận biết - QS hiện tượng hàng ngày/tranh, cô nói chưa chắc chắn - Nhận biết và gọi tên hiện tượng, trẻ nhắc lại; trẻ mô tả hiện tên các con vật: tượng nắng - mưa bằng hình vẽ. tôm, cua - Nhận biết và gọi tên các hiện tượng: nắng, mưa Ngôn ngữ - giao tiếp - Sử dụng trống và thanh la. Trẻ nghe được - Trẻ phân biệt - Phát hiện, phân ÂT - chỉ và nói tên vật phát ra ÂT. tốt biệt dụng cụ phát - Cô phát âm 2 âm Ling /a/,/u/ trẻ nghe và ra ÂT nhắc lại âm nghe được. - Trẻ nghe - nhắc - Vẽ 2 đoạn thẳng có độ dài khác nhau. Cô lại âm a - Phát hiện và phân phát âm /a/ hoặc /u/ dài/ngắn, trẻ chỉ vào - Trẻ phân biệt độ biệt âm /a/, /u/ đoạn thẳng dài/ngắn dài ÂT - Phân biệt độ dài - Nghe cô gọi tên và trẻ đáp lại “dạ”. âm /a/,/u/ - Cô nói, trẻ nghe - nhìn hình miệng nhận biết và phân biệt các từ trong hợp nội - Trẻ nghe và dung nhận thức + Phản ứng với tên nhắc lại khoảng gọi - Kết hợp nghe và hình miệng trợ giúp trẻ 60% hiểu câu hỏi, trả lời câu hỏi. “cô Hằng”, - Nghe nhận biết - Trả lời được “Hoàng” và phát âm các từ câu hỏi trong phân nhận thức Trả lời 1 số dạng câu hỏi Ai đây? ,Hoàng đâu? Kĩ năng xã hội: - Nhắc trẻ chào khi gặp cô và người lớn, Cô nói mẫu – trẻ Chào khi gặp người cung cấp mẫu câu “con chào cô ạ”, “con nhắc lại cô, người lớn. chào bà ạ”. - Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-5 với trong phạm vi 5 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 5 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 3. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật + Nhận biết và tên được màu đen xung quanh (tóc, quần, ) các màu: đen - Trẻ nhận biết và Tháng 10 - thước: cao – thấp -Nhận biết được – nói chưa rõ + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Con gì?”, Cô nói - Trẻ nhận biết tên con gà trống, mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu tốt, PA chưa rõ gà mái cầu, nói tên và phân biệt các con vật. + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con - Trẻ nhận biết tên con khỉ gì?”, cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tốt, PA “ổi” tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt các con vật - Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, quả mẫu, hỏi “Quả - Trẻ nhận biết tên quả ổi gì?”, cô nói mẫu tên quả - trẻ nhắc lại, lấy chưa chắc chắn quả theo yêu cầu, phân biệt với các quả khác - Nhận biết, gọi tên - Quan sát trực tiếp hiện tượng hàng ngày, và mô tả các hiện nói tên hiện tượng, mô tả hiện tượng nắng, tượng: nắng, mưa mưa bằng hình vẽ. Ngôn ngữ - giao tiếp + Phân biệt của - Sử dụng trống/thanh la phát ra âm thanh - Trẻ phân biệt cường độ của âm to/nhỏ. Trẻ nghe được âm thanh đưa ra tốt thanh (to – nhỏ) biểu hiện to/nhỏ + Phát hiện và phân - Cô phát âm lần lượt 2 âm Ling, trẻ nghe - Trẻ nghe - nhắc biệt 2 âm thanh và nhắc lại lại âm a, u /a/, /u/ - Phát âm /a/, /u/ - Vẽ 2 hình tròn có kích thước khác nhau, - Trẻ phân biệt với độ to/nhỏ khác Cô phát âm to/nhỏ, trẻ chỉ vào vòng tròn cường độ dài ÂT nhau tương ứng to/nhỏ. + Nhận biết và - Cô bắt chước tiếng gà gáy, chó sủa. Trẻ - Trẻ nghe và bắt chước tiếng gà nghe và bắt chước phát âm tiếng gà gáy bắt chước được trống gáy (o,0,0) + Nghe – nhận biết - Cô phát âm các từ trong phần nhận thức, - Trẻ nghe và và nhắc lại các từ trẻ chỉ vào tranh tương ứng và nhắc lại từ nhắc lại khoảng trong phần nhận nghe được. 70% thức. + Trả lời 1 số dạng 87 câu hỏi Ai đây?, và chỉ vào cô khi được hỏi. - Trả lời được Hoàng đâu? Cô đâu? Con gì? Kĩ năng xã hội: - Phản ứng với tên - Nghe cô gọi tên và đáp lại “dạ”. gọi - Chào hỏi -Nhắc trẻ chào khi vào phòng làm việc của các cô, khi gặp cô.
  41. - Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-5 với trong phạm vi 5 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 5 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 3. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật + Nhận biết và tên được màu đen xung quanh (tóc, quần, ) các màu: đen - Trẻ nhận biết và Tháng 10 - Sử dụng 2 khối hình (cao – thấp), Cô nói nói tương đối rõ mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy khối hình cao/ (cao thấp) + So sánh kích thấp theo yêu cầu. thước: cao – thấp -Nhận biết được – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Con gì?”, Cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu - Trẻ nhận biết + Nhận biết và gọi cầu, nói tên và phân biệt các con vật. tốt, PA chưa rõ tên con gà trống, - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con gà mái gì?”, cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt - Trẻ nhận biết tốt, PA “ổi” + Nhận biết và gọi các con vật tên con khỉ - Sử dụng thẻ tranh, quả mẫu, hỏi “Quả gì?”, cô nói mẫu tên quả - trẻ nhắc lại, lấy - Trẻ nhận biết quả theo yêu cầu, phân biệt với các quả chưa chắc chắn khác - Nhận biết và gọi - Quan sát trực tiếp hiện tượng hàng ngày, tên quả ổi nói tên hiện tượng, mô tả hiện tượng nắng, mưa bằng hình vẽ. - Nhận biết, gọi tên và mô tả các hiện tượng: nắng, mưa Ngôn ngữ - giao tiếp - Sử dụng trống/thanh la phát ra âm thanh - Trẻ phân biệt + Phân biệt của to/nhỏ. Trẻ nghe được âm thanh đưa ra tốt cường độ của âm biểu hiện to/nhỏ thanh (to – nhỏ) - Cô phát âm lần lượt 2 âm Ling, trẻ nghe - Trẻ nghe - nhắc + Phát hiện và phân và nhắc lại lại âm a, u biệt 2 âm thanh - Trẻ phân biệt /a/, /u/ - Vẽ 2 hình tròn có kích thước khác nhau, cường độ dài ÂT - Phát âm /a/, /u/ Cô phát âm to/nhỏ, trẻ chỉ vào vòng tròn - Trẻ nghe và với độ to/nhỏ khác tương ứng to/nhỏ. bắt chước được nhau - Cô bắt chước tiếng gà gáy, chó sủa. Trẻ (o,0,0) + Nhận biết và nghe và bắt chước phát âm tiếng gà gáy - Trẻ nghe và bắt chước tiếng gà - Cô phát âm các từ trong phần nhận thức, nhắc lại khoảng trống gáy + Trả lời 1 số dạng - Cô hỏi, trẻ nghe kết hợp hình miệng trả - Trả lời được câu hỏi Ai đây?, lời câu hỏi: cô Hằng, trẻ chỉ vào bản thân câu hỏi Hoàng đâu? Cô và chỉ vào cô khi được hỏi. đâu? Con gì? Kĩ năng xã hội: - Phản ứng với tên - Nghe cô gọi tên và đáp lại “dạ”. - Trẻ nghe và trả gọi lời “dạ” - Chào hỏi - Nhắc trẻ chào khi vào phòng làm việc của các cô, khi gặp cô. Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-7 với trong phạm vi 7 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 7 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 4. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. + Nhận biết và gọi - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết tên các màu: trắng và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật được màu trắng xung quanh (dép, áo, quần, ) + So sánh kích - Sử dụng các khối hình, giấy màu. Nói - Trẻ nhận biết và thước: ôn to- nhỏ, mẫu cho trẻ nhắc lại, trẻ lấy khối hình, chưa nói rõ (dài dài – ngắn giấy màu dài/ngắn theo yêu cầu. –ngắn) + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con - Nhận biết được tên các con vật: báo gì”, Cô nói mẫu- trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh – nói chưa rõ theo yêu cầu + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Cái gì đây?”, cô - Trẻ nhận biết tên các đồ dùng nói mẫu - trẻ phát âm, lấy thẻ tranh theo tốt, PA chưa rõ trong gia đình: ti yêu cầu. vi, đèn + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, vật mẫu, hỏi “Xe gì - Trẻ nhận biết tên các phương đây?”, cô nói mẫu - trẻ nhắc lại, lấy thẻ tốt, PA chưa rõ tiện giao thông: tàu tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt hỏa, máy bay các phương tiện - Ngôn ngữ - giao tiếp 88 + Phát hiện số - Dùng trống, vô tay, trẻ nghe và đếm số - Trẻ phân biệt lượng âm thanh lượng âm thanh trong phạm vi 2 tốt + Nhận biết và - Cô phát âm, trẻ nghe và nhắc lại - Trẻ nghe - nhắc phân biệt /a/, /i/, /u/ lại âm a, u, I chưa rõ + Phân biệt âm - Trẻ phân biệt to - Cô phát âm các âm /a/, /i/, /u/ to – nhỏ, thanh to - bé, dài – - bé, dài – ngắn, dài – ngắn, chỉ vào biểu tượng tương ứng ngắn PA chưa rõ dài- Tháng 11 ngắn - Trẻ nghe và bắt - Cô làm tiếng chó sủa, trẻ nghe bắt chước chước được làm theo - Trẻ nghe và - Nghe và bắt nhắc lại khoảng chước tiếng chó sủa - Nghe, nhìn hình miệng – trẻ nhận biết, 70% phân biệt và phát âm các từ trong nội dung - Trả lời được - Nghe nhận biết nhận thức câu hỏi, câu hỏi và phát âm các từ - Nghe, nhìn hình miệng, trẻ nghe hiểu và màu gì phải gợi ý trong phần nhận trả lời câu hỏi. Nói mẫu câu để trẻ nhắc thức lại. - Trả lời 1 số dạng câu hỏi Con gì? Màu gì ? Kĩ năng xã hội: - Chào hỏi - Nhắc trẻ chào khi các cô. - Nhắc nhở trẻ - Cô đưa đồ chơi cho trẻ, yêu cầu trẻ nói từ thục hiện được nhưng chưa chủ - Biết xin khi cần « «xin cô » động cái gì đó Nhận thức: - Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu cho trẻ đếm tương - Trẻ đếm 1-10 trong phạm vi 10 ứng trong phạm vi 10 và đếm khái quát với đồ vật tương trong phạm vi 5. Cô nói mẫu cho trẻ thực ứng hiện theo. - Sử dụng bút màu, gọi tên màu và tô màu. - Phân biệt và gọi - Trẻ nhận biết Áp dụng hỏi màu các đồ vật (dép, áo, tên các màu: đen, và phân biệt màu quần, ) trắng, da cam đen, trắng, cam Tháng 12 - Trẻ nhận biết và - Đặt hai khối hình có độ dài khác nhau nói tương đối rõ - So sánh kích cạnh nhau. Cô chỉ vào từng khối hình nói (cao thấp) thước: to – bé, cao mẫu - trẻ nhắc lại, cô nói - trẻ lấy theo – thấp, dài – ngắn yêu cầu. Trẻ so sánh to – bé, cao – thấp, - Nhận biết được dài – ngắn – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, cô hỏi - Nhận biết và gọi “Con gì ?”, cô nói mẫu - trẻ nhắc lại, yêu - Trẻ nhận biết tên các con vật: khỉ, cầu trẻ lấy thẻ tranh và nói tên các con vật tốt, PA “ghế” báo, sư tử tương ứng chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, cô hỏi “Cái gì?”, cô + Nhận biết và gọi nói mẫu, trẻ phát âm; yêu cầu trẻ lấy tranh tên các đồ dùng và nói tên đồ vật tương ứng - Trẻ nhận biết trong gia đình: tốt, PA “xích” ghế, tủ chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, vật mẫu, cô hỏi “Xe gì?”, trẻ chỉ và nói tên các PTGT tương + Nhận biết và gọi ứng. Trẻ qua nghe và nhìn hình miệng tên PTGT: xích lô phân biệt máy bay, tầu hỏa, xích lô và phân biệt máy bay, tầu hỏa, xích lô Ngôn ngữ - giao tiếp - Sử dụng trống và thanh la. Trẻ nghe đưa - Trẻ phân biệt + Phân biệt âm ra biểu hiện về kích thước và số lượng tốt thanh to – nhỏ, tương ứng và nói tên các đại lượng tương dài – ngắn, đếm số ứng. lượng - Cô phát âm, trẻ nghe và nhắc lại âm nghe - Trẻ nghe - nhắc được lại âm a, u, m; + Nghe - Phân biệt âm i PA chưa rõ 4 âm linh/a/,/i/,/ - Trẻ phân biệt u/,/m/ - Cô phát âm lần lượt các âm to/nhỏ, trẻ khi PÂ cường độ nghe và đưa ra dấu hiệu to/nhỏ to/nhỏ - Trẻ nghe và bắt + Phát âm âm chước được /a/,/i/,/u/,/m với độ - Cô bắt chước tiếng mèo kêu, trẻ nghe và - Trẻ nghe và to/nhỏ khác nhau làm theo nhắc lại khoảng 80% + Bắt chước tiếng - Trả lời được - Cô nói từ, trẻ nghe, chỉ vào tranh tương mèo kêu câu hỏi ứng; Cô chỉ tranh trẻ nói từ + Nghe và nói các - Cô hỏi và chỉ vào đối tượng được hỏi, trẻ từ trong nội dung nghe – nhìn hình miệng trả lời câu hỏi; Cô nhận thức nói mẫu câu trả lời trẻ nhắc lại + Trả lời 1 số dạng câu hỏi Ai? Con gì? Xe gì? Màu gì ?, cái gì? Kĩ năng xã hội : + Chào hỏi - Nhắc trẻ chào khi trẻ gặp cô, người lớn -Trẻ biết chào khi - Cô đưa cho trẻ đồ chơi, chờ đợi trẻ phản gặp cô, biết xin khi cô cho cái + Xin khi cần cái hồi, nếu trẻ không trả lời được, cô đưa ra gì đố gì đó câu mẫu « con xin cô », trẻ nhắc lại. e. Kí cam kết thực hiện - Đại diện chính quyền địa phương (đã kí), - Hiệu trưởng (đã kí), - Giáo viên (đã kí), - Phụ huynh (đã kí), - Người tình nguyện (đã kí). a. Đánh giá Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (Ký) Xác nhận của các cấp có thẩm quyền Xác nhận của CQ địa phương Xác nhận của nhà trường (ký đóng dấu) (ký đóng dấu) f. Bàn giao - Bàn giao chuyển tiếp giữa các lớp học. Có kí nhận của người ban giao và người tiếp nhận.
  42. - Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-5 với trong phạm vi 5 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 5 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 3. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật + Nhận biết và tên được màu đen xung quanh (tóc, quần, ) các màu: đen - Trẻ nhận biết và Tháng 10 - Sử dụng 2 khối hình (cao – thấp), Cô nói nói tương đối rõ mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy khối hình cao/ (cao thấp) + So sánh kích thấp theo yêu cầu. thước: cao – thấp -Nhận biết được – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Con gì?”, Cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu - Trẻ nhận biết + Nhận biết và gọi cầu, nói tên và phân biệt các con vật. tốt, PA chưa rõ tên con gà trống, - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con gà mái gì?”, cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt - Trẻ nhận biết tốt, PA “ổi” + Nhận biết và gọi các con vật tên con khỉ - Sử dụng thẻ tranh, quả mẫu, hỏi “Quả gì?”, cô nói mẫu tên quả - trẻ nhắc lại, lấy - Trẻ nhận biết quả theo yêu cầu, phân biệt với các quả chưa chắc chắn khác - Nhận biết và gọi - Quan sát trực tiếp hiện tượng hàng ngày, tên quả ổi nói tên hiện tượng, mô tả hiện tượng nắng, mưa bằng hình vẽ. - Nhận biết, gọi tên và mô tả các hiện tượng: nắng, mưa Ngôn ngữ - giao tiếp - Sử dụng trống/thanh la phát ra âm thanh - Trẻ phân biệt + Phân biệt của to/nhỏ. Trẻ nghe được âm thanh đưa ra tốt cường độ của âm biểu hiện to/nhỏ thanh (to – nhỏ) - Cô phát âm lần lượt 2 âm Ling, trẻ nghe - Trẻ nghe - nhắc + Phát hiện và phân và nhắc lại lại âm a, u biệt 2 âm thanh - Trẻ phân biệt /a/, /u/ - Vẽ 2 hình tròn có kích thước khác nhau, cường độ dài ÂT - Phát âm /a/, /u/ Cô phát âm to/nhỏ, trẻ chỉ vào vòng tròn - Trẻ nghe và với độ to/nhỏ khác tương ứng to/nhỏ. bắt chước được nhau - Cô bắt chước tiếng gà gáy, chó sủa. Trẻ (o,0,0) + Nhận biết và nghe và bắt chước phát âm tiếng gà gáy - Trẻ nghe và bắt chước tiếng gà - Cô phát âm các từ trong phần nhận thức, nhắc lại khoảng trống gáy trẻ chỉ vào tranh tương ứng và nhắc lại từ 70% + Nghe – nhận biết nghe được. - Trả lời được và nhắc lại các từ - Cô hỏi, trẻ nghe kết hợp hình miệng trả câu hỏi trong phần nhận lời câu hỏi: cô Hằng, trẻ chỉ vào bản thân thức. và chỉ vào cô khi được hỏi. + Trả lời 1 số dạng câu hỏi Ai đây?, Hoàng đâu? Cô đâu? Con gì? Kĩ năng xã hội: - Phản ứng với tên - Nghe cô gọi tên và đáp lại “dạ”. gọi - Chào hỏi -Nhắc trẻ chào khi vào phòng làm việc của các cô, khi gặp cô. Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-7 với trong phạm vi 7 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 7 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 4. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật + Nhận biết và gọi được màu trắng xung quanh (dép, áo, quần, ) tên các màu: trắng - Trẻ nhận biết và - Sử dụng các khối hình, giấy màu. Nói chưa nói rõ (dài mẫu cho trẻ nhắc lại, trẻ lấy khối hình, –ngắn) + So sánh kích giấy màu dài/ngắn theo yêu cầu. thước: ôn to- nhỏ, -Nhận biết được dài – ngắn – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con - Trẻ nhận biết gì”, Cô nói mẫu- trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh tốt, PA chưa rõ theo yêu cầu - Trẻ nhận biết + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Cái gì đây?”, cô tốt, PA chưa rõ tên các con vật: báo nói mẫu - trẻ phát âm, lấy thẻ tranh theo yêu cầu. + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, vật mẫu, hỏi “Xe gì tên các đồ dùng đây?”, cô nói mẫu - trẻ nhắc lại, lấy thẻ trong gia đình: ti tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt vi, đèn các phương tiện + Nhận biết và gọi tên các phương tiện - Ngôn ngữ - giao tiếp + Phát hiện số - Dùng trống, vô tay, trẻ nghe và đếm số - Trẻ phân biệt lượng âm thanh lượng âm thanh trong phạm vi 2 tốt + Nhận biết và - Cô phát âm, trẻ nghe và nhắc lại - Trẻ nghe - nhắc phân biệt /a/, /i/, /u/ lại âm a, u, I chưa rõ + Phân biệt âm - Cô phát âm các âm /a/, /i/, /u/ to – nhỏ, - Trẻ phân biệt to thanh to - bé, dài – dài – ngắn, chỉ vào biểu tượng tương ứng - bé, dài – ngắn, ngắn PA chưa rõ dài- Tháng 11 ngắn - Nghe và bắt - Cô làm tiếng chó sủa, trẻ nghe bắt chước - Trẻ nghe và bắt chước tiếng chó sủa làm theo chước được - Nghe nhận biết - Nghe, nhìn hình miệng – trẻ nhận biết, - Trẻ nghe và và phát âm các từ phân biệt và phát âm các từ trong nội dung nhắc lại khoảng trong phần nhận nhận thức 70% thức - Trả lời 1 số dạng - Nghe, nhìn hình miệng, trẻ nghe hiểu và - Trả lời được câu hỏi Con gì? trả lời câu hỏi. Nói mẫu câu để trẻ nhắc câu hỏi, câu hỏi Màu gì ? lại. màu gì phải gợi ý Kĩ năng xã hội: - Chào hỏi - Nhắc trẻ chào khi các cô. - Nhắc nhở trẻ thục hiện được nhưng chưa chủ - Biết xin khi cần - Cô đưa đồ chơi cho trẻ, yêu cầu trẻ nói từ động cái gì đó « «xin cô » Nhận thức: - Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu cho trẻ đếm tương - Trẻ đếm 1-10 trong phạm vi 10 ứng trong phạm vi 10 và đếm khái quát với đồ vật tương trong phạm vi 5. Cô nói mẫu cho trẻ thực ứng hiện theo. Tháng 12 - Sử dụng bút màu, gọi tên màu và tô màu. - Phân biệt và gọi - Trẻ nhận biết Áp dụng hỏi màu các đồ vật (dép, áo, tên các màu: đen, 89 và phân biệt màu quần, ) trắng, da cam đen, trắng, cam - Trẻ nhận biết và - Đặt hai khối hình có độ dài khác nhau nói tương đối rõ - So sánh kích cạnh nhau. Cô chỉ vào từng khối hình nói (cao thấp) thước: to – bé, cao mẫu - trẻ nhắc lại, cô nói - trẻ lấy theo – thấp, dài – ngắn yêu cầu. Trẻ so sánh to – bé, cao – thấp, - Nhận biết được dài – ngắn – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, cô hỏi - Nhận biết và gọi “Con gì ?”, cô nói mẫu - trẻ nhắc lại, yêu - Trẻ nhận biết tên các con vật: khỉ, cầu trẻ lấy thẻ tranh và nói tên các con vật tốt, PA “ghế” báo, sư tử tương ứng chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, cô hỏi “Cái gì?”, cô + Nhận biết và gọi nói mẫu, trẻ phát âm; yêu cầu trẻ lấy tranh tên các đồ dùng và nói tên đồ vật tương ứng - Trẻ nhận biết trong gia đình: tốt, PA “xích” ghế, tủ chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, vật mẫu, cô hỏi “Xe gì?”, trẻ chỉ và nói tên các PTGT tương + Nhận biết và gọi ứng. Trẻ qua nghe và nhìn hình miệng tên PTGT: xích lô phân biệt máy bay, tầu hỏa, xích lô và phân biệt máy bay, tầu hỏa, xích lô Ngôn ngữ - giao tiếp - Sử dụng trống và thanh la. Trẻ nghe đưa - Trẻ phân biệt + Phân biệt âm ra biểu hiện về kích thước và số lượng tốt thanh to – nhỏ, tương ứng và nói tên các đại lượng tương dài – ngắn, đếm số ứng. lượng - Cô phát âm, trẻ nghe và nhắc lại âm nghe - Trẻ nghe - nhắc được lại âm a, u, m; + Nghe - Phân biệt âm i PA chưa rõ 4 âm linh/a/,/i/,/ - Trẻ phân biệt u/,/m/ - Cô phát âm lần lượt các âm to/nhỏ, trẻ khi PÂ cường độ nghe và đưa ra dấu hiệu to/nhỏ to/nhỏ - Trẻ nghe và bắt + Phát âm âm chước được /a/,/i/,/u/,/m với độ - Cô bắt chước tiếng mèo kêu, trẻ nghe và - Trẻ nghe và to/nhỏ khác nhau làm theo nhắc lại khoảng 80% + Bắt chước tiếng - Trả lời được - Cô nói từ, trẻ nghe, chỉ vào tranh tương mèo kêu câu hỏi ứng; Cô chỉ tranh trẻ nói từ + Nghe và nói các - Cô hỏi và chỉ vào đối tượng được hỏi, trẻ từ trong nội dung nghe – nhìn hình miệng trả lời câu hỏi; Cô nhận thức nói mẫu câu trả lời trẻ nhắc lại + Trả lời 1 số dạng câu hỏi Ai? Con gì? Xe gì? Màu gì ?, cái gì? Kĩ năng xã hội : + Chào hỏi - Nhắc trẻ chào khi trẻ gặp cô, người lớn -Trẻ biết chào khi - Cô đưa cho trẻ đồ chơi, chờ đợi trẻ phản gặp cô, biết xin khi cô cho cái + Xin khi cần cái hồi, nếu trẻ không trả lời được, cô đưa ra gì đố gì đó câu mẫu « con xin cô », trẻ nhắc lại. e. Kí cam kết thực hiện - Đại diện chính quyền địa phương (đã kí), - Hiệu trưởng (đã kí), - Giáo viên (đã kí), - Phụ huynh (đã kí), - Người tình nguyện (đã kí). a. Đánh giá Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (Ký) Xác nhận của các cấp có thẩm quyền Xác nhận của CQ địa phương Xác nhận của nhà trường (ký đóng dấu) (ký đóng dấu) f. Bàn giao - Bàn giao chuyển tiếp giữa các lớp học. Có kí nhận của người ban giao và người tiếp nhận.
  43. - Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-5 với trong phạm vi 5 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 5 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 3. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật + Nhận biết và tên được màu đen xung quanh (tóc, quần, ) các màu: đen - Trẻ nhận biết và Tháng 10 - Sử dụng 2 khối hình (cao – thấp), Cô nói nói tương đối rõ mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy khối hình cao/ (cao thấp) + So sánh kích thấp theo yêu cầu. thước: cao – thấp -Nhận biết được – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Con gì?”, Cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu - Trẻ nhận biết + Nhận biết và gọi cầu, nói tên và phân biệt các con vật. tốt, PA chưa rõ tên con gà trống, - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con gà mái gì?”, cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt - Trẻ nhận biết tốt, PA “ổi” + Nhận biết và gọi các con vật tên con khỉ - Sử dụng thẻ tranh, quả mẫu, hỏi “Quả gì?”, cô nói mẫu tên quả - trẻ nhắc lại, lấy - Trẻ nhận biết quả theo yêu cầu, phân biệt với các quả chưa chắc chắn khác - Nhận biết và gọi - Quan sát trực tiếp hiện tượng hàng ngày, tên quả ổi nói tên hiện tượng, mô tả hiện tượng nắng, mưa bằng hình vẽ. - Nhận biết, gọi tên và mô tả các hiện tượng: nắng, mưa Ngôn ngữ - giao tiếp - Sử dụng trống/thanh la phát ra âm thanh - Trẻ phân biệt + Phân biệt của to/nhỏ. Trẻ nghe được âm thanh đưa ra tốt cường độ của âm biểu hiện to/nhỏ thanh (to – nhỏ) - Cô phát âm lần lượt 2 âm Ling, trẻ nghe - Trẻ nghe - nhắc + Phát hiện và phân và nhắc lại lại âm a, u biệt 2 âm thanh - Trẻ phân biệt /a/, /u/ - Vẽ 2 hình tròn có kích thước khác nhau, cường độ dài ÂT - Phát âm /a/, /u/ Cô phát âm to/nhỏ, trẻ chỉ vào vòng tròn - Trẻ nghe và với độ to/nhỏ khác tương ứng to/nhỏ. bắt chước được nhau - Cô bắt chước tiếng gà gáy, chó sủa. Trẻ (o,0,0) + Nhận biết và nghe và bắt chước phát âm tiếng gà gáy - Trẻ nghe và bắt chước tiếng gà - Cô phát âm các từ trong phần nhận thức, nhắc lại khoảng trống gáy trẻ chỉ vào tranh tương ứng và nhắc lại từ 70% + Nghe – nhận biết nghe được. - Trả lời được và nhắc lại các từ - Cô hỏi, trẻ nghe kết hợp hình miệng trả câu hỏi trong phần nhận lời câu hỏi: cô Hằng, trẻ chỉ vào bản thân thức. và chỉ vào cô khi được hỏi. + Trả lời 1 số dạng câu hỏi Ai đây?, Hoàng đâu? Cô đâu? Con gì? Kĩ năng xã hội: - Phản ứng với tên - Nghe cô gọi tên và đáp lại “dạ”. gọi - Chào hỏi -Nhắc trẻ chào khi vào phòng làm việc của các cô, khi gặp cô. Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-7 với trong phạm vi 7 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 7 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 4. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật + Nhận biết và gọi được màu trắng xung quanh (dép, áo, quần, ) tên các màu: trắng - Trẻ nhận biết và - Sử dụng các khối hình, giấy màu. Nói chưa nói rõ (dài mẫu cho trẻ nhắc lại, trẻ lấy khối hình, –ngắn) + So sánh kích giấy màu dài/ngắn theo yêu cầu. thước: ôn to- nhỏ, -Nhận biết được dài – ngắn – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con - Trẻ nhận biết gì”, Cô nói mẫu- trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh tốt, PA chưa rõ theo yêu cầu - Trẻ nhận biết + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Cái gì đây?”, cô tốt, PA chưa rõ tên các con vật: báo nói mẫu - trẻ phát âm, lấy thẻ tranh theo yêu cầu. + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, vật mẫu, hỏi “Xe gì tên các đồ dùng đây?”, cô nói mẫu - trẻ nhắc lại, lấy thẻ trong gia đình: ti tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt vi, đèn các phương tiện + Nhận biết và gọi tên các phương tiện giao thông: tàu hỏa, máy bay - Ngôn ngữ - giao tiếp + Phát hiện số - Dùng trống, vô tay, trẻ nghe và đếm số - Trẻ phân biệt lượng âm thanh lượng âm thanh trong phạm vi 2 tốt + Nhận biết và - Cô phát âm, trẻ nghe và nhắc lại - Trẻ nghe - nhắc phân biệt /a/, /i/, /u/ lại âm a, u, I chưa rõ + Phân biệt âm - Trẻ phân biệt to - Cô phát âm các âm /a/, /i/, /u/ to – nhỏ, thanh to - bé, dài – - bé, dài – ngắn, dài – ngắn, chỉ vào biểu tượng tương ứng ngắn PA chưa rõ dài- Tháng 11 ngắn - Trẻ nghe và bắt - Cô làm tiếng chó sủa, trẻ nghe bắt chước chước được làm theo - Trẻ nghe và - Nghe và bắt nhắc lại khoảng chước tiếng chó sủa - Nghe, nhìn hình miệng – trẻ nhận biết, 70% phân biệt và phát âm các từ trong nội dung - Trả lời được - Nghe nhận biết nhận thức câu hỏi, câu hỏi và phát âm các từ - Nghe, nhìn hình miệng, trẻ nghe hiểu và màu gì phải gợi ý trong phần nhận trả lời câu hỏi. Nói mẫu câu để trẻ nhắc thức lại. - Trả lời 1 số dạng câu hỏi Con gì? Màu gì ? Kĩ năng xã hội: - Chào hỏi - Nhắc trẻ chào khi các cô. - Nhắc nhở trẻ - Cô đưa đồ chơi cho trẻ, yêu cầu trẻ nói từ thục hiện được nhưng chưa chủ - Biết xin khi cần « «xin cô » động cái gì đó Nhận thức: - Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu cho trẻ đếm tương - Trẻ đếm 1-10 trong phạm vi 10 ứng trong phạm vi 10 và đếm khái quát với đồ vật tương trong phạm vi 5. Cô nói mẫu cho trẻ thực ứng hiện theo. - Phân biệt và gọi - Sử dụng bút màu, gọi tên màu và tô màu. - Trẻ nhận biết tên các màu: đen, Áp dụng hỏi màu các đồ vật (dép, áo, và phân biệt màu trắng, da cam quần, ) đen, trắng, cam Tháng 12 - So sánh kích - Đặt hai khối hình có độ dài khác nhau - Trẻ nhận biết và thước: to – bé, cao cạnh nhau. Cô chỉ vào từng khối hình nói nói tương đối rõ – thấp, dài – ngắn mẫu - trẻ nhắc lại, cô nói - trẻ lấy theo (cao thấp) yêu cầu. Trẻ so sánh to – bé, cao – thấp, dài – ngắn - Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, cô hỏi - Nhận biết được tên các con vật: khỉ, “Con gì ?”, cô nói mẫu - trẻ nhắc lại, yêu – nói chưa rõ báo, sư tử cầu trẻ lấy thẻ tranh và nói tên các con vật tương ứng + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, cô hỏi “Cái gì?”, cô - Trẻ nhận biết tên các đồ dùng nói mẫu, trẻ phát âm; yêu cầu trẻ lấy tranh tốt, PA “ghế” trong gia đình: và nói tên đồ vật tương ứng chưa rõ ghế, tủ + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, vật mẫu, cô hỏi “Xe - Trẻ nhận biết tên PTGT: xích lô gì?”, trẻ chỉ và nói tên các PTGT tương tốt, PA “xích” và phân biệt máy ứng. Trẻ qua nghe và nhìn hình miệng chưa rõ bay, tầu hỏa, xích lô phân biệt máy bay, tầu hỏa, xích lô Ngôn ngữ - giao tiếp + Phân biệt âm - Sử dụng trống và thanh la. Trẻ nghe đưa - Trẻ phân biệt thanh to – nhỏ, ra biểu hiện về kích thước và số lượng tốt dài – ngắn, đếm số tương ứng và nói tên các đại lượng tương lượng ứng. + Nghe - Phân biệt - Cô phát âm, trẻ nghe và nhắc lại âm nghe - Trẻ nghe - nhắc 4 âm linh/a/,/i/,/ được lại âm a, u, m; u/,/m/ âm i PA chưa rõ - Trẻ phân biệt + Phát âm âm - Cô phát âm lần lượt các âm to/nhỏ, trẻ khi PÂ cường độ /a/,/i/,/u/,/m với độ nghe và đưa ra dấu hiệu to/nhỏ to/nhỏ to/nhỏ khác nhau + Bắt chước tiếng - Cô bắt chước tiếng mèo kêu, trẻ nghe và 90 mèo kêu làm theo - Trẻ nghe và nhắc lại khoảng + Nghe và nói các - Cô nói từ, trẻ nghe, chỉ vào tranh tương 80% từ trong nội dung ứng; Cô chỉ tranh trẻ nói từ nhận thức - Trả lời được câu hỏi + Trả lời 1 số dạng - Cô hỏi và chỉ vào đối tượng được hỏi, trẻ câu hỏi Ai? Con gì? nghe – nhìn hình miệng trả lời câu hỏi; Cô Xe gì? Màu gì ?, nói mẫu câu trả lời trẻ nhắc lại cái gì? Kĩ năng xã hội : + Chào hỏi - Nhắc trẻ chào khi trẻ gặp cô, người lớn -Trẻ biết chào khi - Cô đưa cho trẻ đồ chơi, chờ đợi trẻ phản gặp cô, biết xin khi cô cho cái + Xin khi cần cái hồi, nếu trẻ không trả lời được, cô đưa ra gì đố gì đó câu mẫu « con xin cô », trẻ nhắc lại. e. Kí cam kết thực hiện - Đại diện chính quyền địa phương (đã kí), - Hiệu trưởng (đã kí), - Giáo viên (đã kí), - Phụ huynh (đã kí), - Người tình nguyện (đã kí). a. Đánh giá Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (Ký) Xác nhận của các cấp có thẩm quyền Xác nhận của CQ địa phương Xác nhận của nhà trường (ký đóng dấu) (ký đóng dấu) f. Bàn giao - Bàn giao chuyển tiếp giữa các lớp học. Có kí nhận của người ban giao và người tiếp nhận.
  44. - Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-5 với trong phạm vi 5 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 5 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 3. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật + Nhận biết và tên được màu đen xung quanh (tóc, quần, ) các màu: đen - Trẻ nhận biết và Tháng 10 - Sử dụng 2 khối hình (cao – thấp), Cô nói nói tương đối rõ mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy khối hình cao/ (cao thấp) + So sánh kích thấp theo yêu cầu. thước: cao – thấp -Nhận biết được – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Con gì?”, Cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu - Trẻ nhận biết + Nhận biết và gọi cầu, nói tên và phân biệt các con vật. tốt, PA chưa rõ tên con gà trống, - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con gà mái gì?”, cô nói mẫu cho trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt - Trẻ nhận biết tốt, PA “ổi” + Nhận biết và gọi các con vật tên con khỉ - Sử dụng thẻ tranh, quả mẫu, hỏi “Quả gì?”, cô nói mẫu tên quả - trẻ nhắc lại, lấy - Trẻ nhận biết quả theo yêu cầu, phân biệt với các quả chưa chắc chắn khác - Nhận biết và gọi - Quan sát trực tiếp hiện tượng hàng ngày, tên quả ổi nói tên hiện tượng, mô tả hiện tượng nắng, mưa bằng hình vẽ. - Nhận biết, gọi tên và mô tả các hiện tượng: nắng, mưa Ngôn ngữ - giao tiếp - Sử dụng trống/thanh la phát ra âm thanh - Trẻ phân biệt + Phân biệt của to/nhỏ. Trẻ nghe được âm thanh đưa ra tốt cường độ của âm biểu hiện to/nhỏ thanh (to – nhỏ) - Cô phát âm lần lượt 2 âm Ling, trẻ nghe - Trẻ nghe - nhắc + Phát hiện và phân và nhắc lại lại âm a, u biệt 2 âm thanh - Trẻ phân biệt /a/, /u/ - Vẽ 2 hình tròn có kích thước khác nhau, cường độ dài ÂT - Phát âm /a/, /u/ Cô phát âm to/nhỏ, trẻ chỉ vào vòng tròn - Trẻ nghe và với độ to/nhỏ khác tương ứng to/nhỏ. bắt chước được nhau - Cô bắt chước tiếng gà gáy, chó sủa. Trẻ (o,0,0) + Nhận biết và nghe và bắt chước phát âm tiếng gà gáy - Trẻ nghe và bắt chước tiếng gà - Cô phát âm các từ trong phần nhận thức, nhắc lại khoảng trống gáy trẻ chỉ vào tranh tương ứng và nhắc lại từ 70% + Nghe – nhận biết nghe được. - Trả lời được và nhắc lại các từ - Cô hỏi, trẻ nghe kết hợp hình miệng trả câu hỏi trong phần nhận lời câu hỏi: cô Hằng, trẻ chỉ vào bản thân thức. và chỉ vào cô khi được hỏi. + Trả lời 1 số dạng câu hỏi Ai đây?, Hoàng đâu? Cô đâu? Con gì? Kĩ năng xã hội: - Phản ứng với tên - Nghe cô gọi tên và đáp lại “dạ”. gọi - Chào hỏi -Nhắc trẻ chào khi vào phòng làm việc của các cô, khi gặp cô. Nhận thức: + Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu (hình, bút sáp, lá, ) - Trẻ đếm 1-7 với trong phạm vi 7 cho trẻ đếm tương ứng trong phạm vi 7 và đồ vật tương ứng nói khái quát trong phạm vi 4. Nói mẫu cho trẻ thực hiện theo. - Sử dụng bút màu, lấy màu, gọi tên màu - Trẻ nhận biết và tô màu. Áp dụng hỏi màu các đồ vật + Nhận biết và gọi được màu trắng xung quanh (dép, áo, quần, ) tên các màu: trắng - Trẻ nhận biết và - Sử dụng các khối hình, giấy màu. Nói chưa nói rõ (dài mẫu cho trẻ nhắc lại, trẻ lấy khối hình, –ngắn) + So sánh kích giấy màu dài/ngắn theo yêu cầu. thước: ôn to- nhỏ, -Nhận biết được dài – ngắn – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, hỏi “Con - Trẻ nhận biết gì”, Cô nói mẫu- trẻ nhắc lại, lấy thẻ tranh tốt, PA chưa rõ theo yêu cầu - Trẻ nhận biết + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, hỏi “Cái gì đây?”, cô tốt, PA chưa rõ tên các con vật: báo nói mẫu - trẻ phát âm, lấy thẻ tranh theo yêu cầu. + Nhận biết và gọi - Sử dụng thẻ tranh, vật mẫu, hỏi “Xe gì tên các đồ dùng đây?”, cô nói mẫu - trẻ nhắc lại, lấy thẻ trong gia đình: ti tranh theo yêu cầu, nói tên và phân biệt vi, đèn các phương tiện + Nhận biết và gọi tên các phương tiện giao thông: tàu hỏa, máy bay - Ngôn ngữ - giao tiếp + Phát hiện số - Dùng trống, vô tay, trẻ nghe và đếm số - Trẻ phân biệt lượng âm thanh lượng âm thanh trong phạm vi 2 tốt + Nhận biết và - Cô phát âm, trẻ nghe và nhắc lại - Trẻ nghe - nhắc phân biệt /a/, /i/, /u/ lại âm a, u, I chưa rõ + Phân biệt âm - Trẻ phân biệt to - Cô phát âm các âm /a/, /i/, /u/ to – nhỏ, thanh to - bé, dài – - bé, dài – ngắn, dài – ngắn, chỉ vào biểu tượng tương ứng ngắn PA chưa rõ dài- Tháng 11 ngắn - Trẻ nghe và bắt - Cô làm tiếng chó sủa, trẻ nghe bắt chước chước được làm theo - Trẻ nghe và - Nghe và bắt nhắc lại khoảng chước tiếng chó sủa - Nghe, nhìn hình miệng – trẻ nhận biết, 70% phân biệt và phát âm các từ trong nội dung - Trả lời được - Nghe nhận biết nhận thức câu hỏi, câu hỏi và phát âm các từ - Nghe, nhìn hình miệng, trẻ nghe hiểu và màu gì phải gợi ý trong phần nhận trả lời câu hỏi. Nói mẫu câu để trẻ nhắc thức lại. - Trả lời 1 số dạng câu hỏi Con gì? Màu gì ? Kĩ năng xã hội: - Chào hỏi - Nhắc trẻ chào khi các cô. - Nhắc nhở trẻ - Cô đưa đồ chơi cho trẻ, yêu cầu trẻ nói từ thục hiện được nhưng chưa chủ - Biết xin khi cần « «xin cô » động cái gì đó Nhận thức: - Đếm số lượng - Sử dụng đồ vật mẫu cho trẻ đếm tương - Trẻ đếm 1-10 trong phạm vi 10 ứng trong phạm vi 10 và đếm khái quát với đồ vật tương trong phạm vi 5. Cô nói mẫu cho trẻ thực ứng hiện theo. - Sử dụng bút màu, gọi tên màu và tô màu. - Phân biệt và gọi - Trẻ nhận biết Áp dụng hỏi màu các đồ vật (dép, áo, tên các màu: đen, và phân biệt màu quần, ) trắng, da cam đen, trắng, cam Tháng 12 - Trẻ nhận biết và - Đặt hai khối hình có độ dài khác nhau nói tương đối rõ - So sánh kích cạnh nhau. Cô chỉ vào từng khối hình nói (cao thấp) thước: to – bé, cao mẫu - trẻ nhắc lại, cô nói - trẻ lấy theo – thấp, dài – ngắn yêu cầu. Trẻ so sánh to – bé, cao – thấp, - Nhận biết được dài – ngắn – nói chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, con vật mẫu, cô hỏi - Nhận biết và gọi “Con gì ?”, cô nói mẫu - trẻ nhắc lại, yêu - Trẻ nhận biết tên các con vật: khỉ, cầu trẻ lấy thẻ tranh và nói tên các con vật tốt, PA “ghế” báo, sư tử tương ứng chưa rõ - Sử dụng thẻ tranh, cô hỏi “Cái gì?”, cô + Nhận biết và gọi nói mẫu, trẻ phát âm; yêu cầu trẻ lấy tranh tên các đồ dùng và nói tên đồ vật tương ứng - chưa rõ ghế, tủ - Sử dụng thẻ tranh, vật mẫu, cô hỏi “Xe + Nhận biết và gọi gì?”, trẻ chỉ và nói tên các PTGT tương tên PTGT: xích lô ứng. Trẻ qua nghe và nhìn hình miệng và phân biệt máy phân biệt máy bay, tầu hỏa, xích lô bay, tầu hỏa, xích lô Ngôn ngữ - giao tiếp - Sử dụng trống và thanh la. Trẻ nghe đưa - Trẻ phân biệt + Phân biệt âm ra biểu hiện về kích thước và số lượng tốt thanh to – nhỏ, tương ứng và nói tên các đại lượng tương dài – ngắn, đếm số ứng. lượng - Cô phát âm, trẻ nghe và nhắc lại âm nghe - Trẻ nghe - nhắc được lại âm a, u, m; + Nghe - Phân biệt âm i PA chưa rõ 4 âm linh/a/,/i/,/ - Trẻ phân biệt u/,/m/ - Cô phát âm lần lượt các âm to/nhỏ, trẻ khi PÂ cường độ nghe và đưa ra dấu hiệu to/nhỏ to/nhỏ - + Bắt chước tiếng - Cô bắt chước tiếng mèo kêu, trẻ nghe và - Trẻ nghe và bắt mèo kêu làm theo chước được + Nghe và nói các - Cô nói từ, trẻ nghe, chỉ vào tranh tương - Trẻ nghe và từ trong nội dung ứng; Cô chỉ tranh trẻ nói từ nhắc lại khoảng nhận thức 80% + Trả lời 1 số dạng - Cô hỏi và chỉ vào đối tượng được hỏi, trẻ - Trả lời được câu hỏi Ai? Con gì? nghe – nhìn hình miệng trả lời câu hỏi; Cô câu hỏi Xe gì? Màu gì ?, nói mẫu câu trả lời trẻ nhắc lại cái gì? Kĩ năng xã hội : - Nhắc trẻ chào khi trẻ gặp cô, người lớn -Trẻ biết chào khi + Chào hỏi - Cô đưa cho trẻ đồ chơi, chờ đợi trẻ phản gặp cô, biết xin khi cô cho cái + Xin khi cần cái hồi, nếu trẻ không trả lời được, cô đưa ra gì đố gì đó câu mẫu « con xin cô », trẻ nhắc lại. E. Kí cam kết thực hiện - Đại diện chính quyền địa phương (đã kí), e. Kí cam kết thực hiện - Hiệu trưởng (đã kí), - Đại diện chính quyền địa phương (đã kí), - Giáo viên (đã kí), - Hiệu trưởng (đã kí), - Phụ huynh (đã kí), - Giáo viên (đã kí), - Người tình nguyện (đã kí). - Phụ huynh (đã kí), F. Đánh giá - Người tình nguyện (đã kí). Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (Ký) Xác nhận của các cấp có thẩm quyền a. Đánh giá Xác nhận của CQ địa phương Xác nhận của nhà trường Nhận (kýxét củađóng giáo dấu) viên chủ nhiệm (Ký) (ký đóng dấu) Xác nhận của các cấp có thẩm quyền G. BànXác giao nhận của CQ địa phương Xác nhận của nhà trường - Bàn giao chuyển(ký đóng tiếp dấu) giữa các lớp học. Có kí nhận của người ban giao (ký đóng dấu) và người tiếp nhận. f. Bàn giao - Bàn giao chuyển tiếp giữa các lớp học. Có kí nhận của người ban giao và người91 tiếp nhận.