Du lịch và khách sạn - Chương 3: Khách sạn

ppt 18 trang vanle 2290
Bạn đang xem tài liệu "Du lịch và khách sạn - Chương 3: Khách sạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptdu_lich_va_khach_san_chuong_3_khach_san.ppt

Nội dung text: Du lịch và khách sạn - Chương 3: Khách sạn

  1. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 3: KHÁCH SẠN 3.1. Giới thiệu chung: Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch[1]. Các tiện nghi cơ bản trong một phòng ở khách sạn là một giường, một nhà vệ sinh, một bàn nhỏ. Còn trong các khách sạn sang trọng hơn thì có thể có vài phòng với phòng ngủ và phòng khách riêng và thêm các tiện nghi khác như máy điều hòa nhiệt độ, điện thoại, ti vi, mini bar với các loại đồ uống, cà phê, trà và các dụng cụ nấu nước nóng
  2. Sammy Da Lat Hotel
  3. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 3: KHÁCH SẠN 3.1. Giới thiệu chung: 3.2. Phân loại và xếp hạng khách sạn: 3.2.1. Phân loại: (TT88/2008/ TT-BVHTTDL) a) Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch; b) Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch; c) Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước; d) Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
  4. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 3: KHÁCH SẠN 3.1. Giới thiệu chung: 3.2. Phân loại và xếp hạng khách sạn: 3.2.1. Phân loại: (TT88/2008/ TT-BVHTTDL) 3.2.2. Xếp hạng: Tại Việt Nam, khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391: 2009: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các tiêu chí[2]: 1. Vị trí, kiến trúc 2. Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ 3. Dịch vụ và mức độ phục vụ 4. Nhân viên phục vụ 5. Vệ sinh
  5. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 3: KHÁCH SẠN 3.1. Giới thiệu chung: 3.2. Phân loại và xếp hạng khách sạn: 3.2.1. Phân loại: (TT88/2008/ TT-BVHTTDL) 3.2.2. Xếp hạng: 3.3. Cơ cấu tổ chức trong một khách sạn: 3.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu trong một KS: Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận nhân lực Lễ tân Sales& Tài chính Buồng phòng F&B marketing
  6. Khách sạn Fortuna Tại số 6B Láng Hạ, quận ba Đình, thành phố Hà Nội
  7. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 3: KHÁCH SẠN 3.1. Giới thiệu chung: 3.2. Phân loại và xếp hạng khách sạn: 3.2.1. Phân loại: (TT88/2008/ TT-BVHTTDL) 3.2.2. Xếp hạng: 3.3. Cơ cấu tổ chức trong một khách sạn: 3.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu trong một KS: 3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận trong KS: -Tổng giám đốc: quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn, đề ra và thực hiện các chính sách và chiến lược của khách sạn. Chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động của khách sạn, phối hợp công việc của các bộ phận.
  8. - Phó tổng giám đốc: có trách nhiệm xử lý hàng ngày các hoạt động của khách sạn, xử lý các tình huống khẩn cấp và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề phúc lợi và an toàn nhân viên của khách sạn và của khách, chịu trách nhiệm với giám đốc về nhiệm vụ của mình. - Bộ phận nhân sự: có trách nhiệm trong việc tuyển dụng nhân viên (bao gồm cả việc tuyển dụng và chọn lựa nhân sự trong và ngoài), cũng như các chương trình đào tạo, định hướng, mối quan hệ giữa nhân viên, tiền lương, quan hệ lao động và phát triển nguồn nhân lực.
  9. - Bộ phận buồng: Bộ phận phục vụ buồng chịu trách nhiệm làm vệ sinh hàng ngày hoặc theo định kỳ buồng của khách lưu trú. Do vậy, bộ phận này chịu trách nhiệm làm sạch các loại đồ vải (ga trải giường, gối, chăn, nệm, rèm cửa), lau chùi đồ đạc trong phòng, làm vệ sinh thảm, trang trí phòng theo mô hình của khách sạn hoặc theo yêu cầu của khách, chuẩn bị giường ngủ, chăn màn và cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách. Ngoài ra, bộ phận buồng còn làm vệ sinh tại các khu vực công cộng như: hành lang, tiền sảnh . Trong mọi công việc của mình, mục đích của bộ phận buồng là luôn duy trì các tiêu chuẩn phù hợp cùng với phương thức phục vụ buồng hoàn hảo, điều này phản ánh qua sự hài lòng của khách. Vai trò của bộ phận buồng vì vậy rất quan trọng có thể sánh ngang với bộ phận nhà bếp và nhà hàng. Xét về số lượng nhân viên, bộ phận phục vụ buồng là một trong những phòng ban lớn nhất của khách sạn.
  10. - Bộ phận kinh doanh ăn uống: “chức năng chính của bộ phận này là kinh doanh thức ăn đồ uống tại nhà hàng cho khách”. Khách sạn Ngọc Lan Đà Lạt
  11. - Bộ phận kỹ thuật: thực hiện chức năng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, cung cấp các điều kiện kỹ thuật cần thiết để khách sạn hoạt động bình thường và đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn. Công việc chính là lập kế hoạch quản lý vận hành, bảo dưỡng, sủa chữa, đổi mới các trang thiết bị điện dân dụng, điện tử, cấp thoát nước, cơ khí, các phương tiện và đồ dùng, dụng cụ gia dụng của toàn bộ khách sạn.
  12. - Bộ phận tài chính – kế toán: tổ chức thực hiện chiến lược tài chính. Kiểm soát các chi phí hoạt động của khách san, kế toán giá thành, kế toán vấn đề thu – chi, kiểm tra các hóa đơn chi tiêu và mua hàng của khách. - Bộ phận lễ tân: Bộ phận lễ tân là bộ phận đầu tiên và cũng là bộ phận cuối cùng tiếp xúc với khách, được coi là bộ mặt của khách sạn đại diện cho khách sạn chào đón khách, đáp ứng mọi nhu cầu của khách khi lưu lại và tiễn khách khi ra về. Hoạt động lễ tân giữ vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng ban đầu của khách về khách sạn. Thông qua lễ tân mà khách có thể đánh giá được chất lượng của khách sạn có tốt hay không. Đồng thời cũng thông qua hoạt động lễ tân khách sạn biết được nhu cầu của khách và kích thích nhu cầu của khách để khách sạn đi đến một chiến lược kinh doanh thành công.
  13. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 3: KHÁCH SẠN 3.1. Giới thiệu chung: 3.2. Phân loại và xếp hạng khách sạn: 3.2.1. Phân loại: (TT88/2008/ TT-BVHTTDL) 3.2.2. Xếp hạng: 3.3. Cơ cấu tổ chức trong một khách sạn: 3.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu trong một KS: 3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận trong KS: 3.3.3.Mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn: Nhân sự: Bộ phận nhân sự không phụ thuộc khách hàng, không dính dáng gì đến kinh doanh nhưng nó đóng một vai trò quan trọng để khách sạn hoạt động có hiệu quả. Bộ phận nhân sự được chia thành ba bộ phận chức năng nhỏ hơn: khâu tuyển mộ nhân viên, khâu đào tạo và khâu quản lý phúc lợi. Hiệu quả của bộ phận nhân sự tùy thuộc phần lớn vào khả năng của Giám đốc các bộ phận khác.
  14. Bộ phận kế toán: Ở một số khách sạn, bộ phận kế toán thực hiện hai chức năng “Cố vấn” và “Điều hành” trực tiếp. Vai trò truyền thống của bộ phận kế toán ghi chép lại các giao dịch về tài chính, chuẩn bị và diễn giải các bản báo cáo định kỳ về các kết quả hoạt động đạt được. Nhiệm vụ thường xuyên bao gồm việc chuẩn bảng lương, kế toán thu và kế toán chi. Chức năng này là nhiệm vụ của người trưởng phụ tá kiểm soát tài chánh. Ngoài ra bộ phận kế toán còn có chức năng liên quan đến các lĩnh vực khác của khách sạn: Đó là kế toán giá thành và kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt động trong khách sạn.
  15. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 3: KHÁCH SẠN 3.1. Giới thiệu chung: 3.2. Phân loại và xếp hạng khách sạn: 3.2.1. Phân loại: (TT88/2008/ TT-BVHTTDL) 3.2.2. Xếp hạng: 3.3. Cơ cấu tổ chức trong một khách sạn: 3.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu trong một KS: 3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận trong KS: 3.3.3.Mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn: 3.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức hoạt động KS:
  16. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN