Du lịch dịch vụ - Bài 2: Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Du lịch dịch vụ - Bài 2: Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- du_lich_dich_vu_bai_2_dieu_kien_anh_huong_den_su_phat_trien.pdf
Nội dung text: Du lịch dịch vụ - Bài 2: Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
- Bài 2: Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Sau khi kết thúc chương này, học sinh có thể: - Liệt kê được các điều kiện ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch. - Giải thích được sự tác động của từng điều kiện. Các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó, tức là phải có lực đẩy, có tiềm năng. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau. Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền . Tuy có sự phân chia thành các nhóm tài nguyên song các điều kiện đều giữ một vai trò, ý nghĩa nhất định và tác động qua lại đến nhau tác động qua lại đến nhau trong sự phát triển du lịch. 2.1 Điều kiện chung 2.1.1 An ninh chính trị, an toàn xã hội Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan. Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ Phạm Trọng Lê Nghĩa 50
- hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên. Ở Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch bị phá hoại, nếu tồn tại thì chỉ còn một phần và chúng ta đang ra sức kiến tạo lại tức là chúng ta quá lạm dụng “bê tông hoá”, “nhựa hoá”, dù biết rằng nó đã mất đi phàn nào đó giá trị nguyên bản. Năm 2000, tại hòn đảo Bali (Inđônêxia) - nơi hấp dẫn khách du lịch của nhiều nước trên thế giới bị đánh bom khủng bố để lại nổi kinh hoàng cho khách du lịch. Năm 2003 bệnh SAT ở Trung Quốc, dịch Cúm gà ở Việt Nam gây nên những tổn thất lớn cho du lịch Trung Quốc và Việt Nam và gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thế giới. Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Nhật Bản là đất nước giàu và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất, gây khó khă cho phát triển du lịch, có chăng chỉ phát triển du lich bị động. Vào những ngày cuới năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từ trước tới nay xảy ra ở Đông Nam Á, Nam Á đã gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. Điều đáng nói là sóng thần đã làm cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch bi huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét. Từ những ví dụ trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch . 2.1.2 Kinh tế Một trong mhững yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch. Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch. Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị phòng khách, các loại khăn trải bàn, ga giường . Ngành công nghiệp chế biến gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú. Phạm Trọng Lê Nghĩa 51
- Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông vận tải. Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả. Chúng ta có thể khẳng định ngày nay với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật nhiều thành tựu được áp dụng vào sản xuất. Điều đó đồng nghĩa vói điều kiện kinh tế của con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành thứ yếu. Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất hiện. Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của họ.Các nhà nghiên cứu kinh tế Du lịch đã đưa ra nhận định là ở các nước kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân trên mỗi người tăng lên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5%. Xu hướng ngày nay là hầu hết các du khách ở các nước phát triển đều thích tham quan ở các nước đang phát triển .Điều này rất dễ hiểu vì chi phí ở các nước đang phát triển thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân hạng trung lưu và nghèo ở các nước phát triển. Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp. Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch. Khi khách tới Vũng Tàu không có nghĩa là chỉ tới để nghỉ dưỡng và tắm biển, bên cạnh hoạt động đó du khach còn có cơ hội và mong muốn thưởng thức hải sản. Vậy ngành kinh tế biển (đánh bắt cá) đóng vai trò cung cấp nguồn lợi thủy sản cho các nhà hàng tại Vũng Tàu phuc vụ nhu cầu ăn uống và mua về là quà của du khách. Ngành kinh doanh khách sạn cũng thế, nếu như không có ngành xây dựng, ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất đồ dùng thì hoạt động kinh doanh của nó liệu có tồn tại không? Từ những ví dụ trên chúng ta khẳng định điều kiện kinh tế Phạm Trọng Lê Nghĩa 52
- là một trong những nhân tố tiên quyết quyết định sự thành bại tong kinh doanh khách sạn. Ngành du lịch chỉ phát triển khi có khách du lịch. Nhân tố hình thành nên khách du lịch bao gồm thời gian rỗi, đông cơ – nhu cầu đi du lich, khả năng tài chính. Chúng ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóng vai trò rất quan trong trong việc thúc đẩy bước chân của du khach tham gia cuộc hành trình. Nếu như sau thế chiến II, mục tiêu của con người là kiến thiết lại nền kinh tế đã bị kiệt quệ với nhu cầu chính là cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Do đời sống còn thiếu thốn nên nhu cầu du lịch xuất hiện. Trong những năm gần đây, có sư bùng nổ về du lịch thế giới, người ta ước tính rằng ó khoảng 3 tỷ lượt du lich nội địa và 750 triêu lượt khách du lịch quốc tề. Điều này co nghĩa là khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao, các nhu cầu hàng ngày được đáp ứng thì con người xuất hiện những nhu cầu cao hơn trong đó có nhu cầu du lịch. Như vậu điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để ngành du lịch khai thác kinh doanh các nguồn khách khác nhau. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giữa kinh tế và du lịch luôn có mối quan hệ nghịch thuận tức là hoăc là kìm hãm, hoăc là thúc đẩy nhau phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Mỹ lan sang hầu hết các quốc gia trên thế giới đã kiến cho nhiều ngành kinh tế rơi vào hoàn cảnh “đêm tối không có đường ra”, trong đó có ngành du lịch. Cuôc khủng hoảng kinh tê khiến không ít doanh nghiệp du lịch phá sản, nhiều điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở lưu trú vắng khách. Nguồn thu từ du lịch thấp. Hậu quả là lương người lao động thấp, chán nản, bỏ việc, mức sống của con người giảm. Vì thế nhu cầu du lịch của con người chạy về theo hướng số không. Ngày nay, xu thế thế giới là toàn cầu hóa. Từng dòng tư bản và trí thức có sự luân chuyển giữa các quốc gia với nhau. Trước xu thế đó, các công ty lớn thường có kế hoạch khai phá thị trường của mình. Hoạt động kinh tế, trao đổi thương mại giữa các quốc gia phát triển mạnh. Qua sư giao lưu, tìm hiểu kinh tế với các đối tác nước ngoài cũng như qua các hôi nghị kinh tế lớn, ngành du lich co cơ hội quảng bá điểm mạnh của mình ra thế giới. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể thao lớn ngày càng có yếu tố “thương mai hóa” và kéo đó là truyền hình vào cuộc. Tất nhiên sự vào cuộc của truyền hình là đòn bẩy kính thích ngành du lịch của nhiều quốc gia hồi sinh. Điều đó để chúng ta tự hỏi tại sao các nước luông muốn tranh chấp để đươc đăng cai các sự kiện lớn như Worldcup, Olimlpic, hoa hậu . Phạm Trọng Lê Nghĩa 53
- Đất nước Việt Nam ngày càng hội nhập. Bằng chứng là chúng ta được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2008-2009 và chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên HĐBA LHQ nhiệm kỳ 01/07/2008 đến 31/07/2008, được gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO (11/1/2007) đã tạo chỉ số uy tín rất cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ có chỉ số uy tín cao nên chúng ta rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và có khả năng “hút” các sự kiện thể thao lớn trong khu vực, châu lục cũng như trên thế giới. Và nếu như các sự kiện thể thao lớn được tổ chức thì cơ hội phát triển du lịch đạt hiểu quả cao. Thông qua du lịch, chúng ta có cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước trên mọi lĩnh vực và lấy đó làm “thế” để thu hút các sự kiện thể thao khác. Trong nước, đời sống của người dân ngày càng cao, cố lượng khách du lịch nội địa cua Việt Nam gần đạt ngưỡng 20 triệu, ngày lễ, ngày tết nhu cầu đi du lịch rất cao, có lúc quá tải. Điều đó khiến chúng ta có thể khẳng định là do đời sống kinh tế của người dân ngày càng cao, mức lương và thưởng hấp dẫn. Trên bình diện cả nước, nền kinh tế ngày càng phát triển “thay da đổi thịt”, nhiều công trình cao cấp, nhiều khách sạn, resort liên kết với nước ngoài được đầu tư xây dựng. Đó là cơ sở để chúng ta có cơ sở và đảm bảo khả năng khai thác và đón tiếp nguồn khách quốc tế tới tham quan. Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế. Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững. 2.1.3 Văn hóa Trình độ văn hoá cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích(nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình: Thông tin Tiếp xúc Nhận thức Đánh giá. Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch .Trong các nước mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao. Bên cạnh độ, trình độ của người dân Phạm Trọng Lê Nghĩa 54
- nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý. Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến phát triển du lịch: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lich. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể”. Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững. 2.1.4 Đường lối phat triển du lịch Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch .Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế. Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp. Những biện pháp để thúc đẩy du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước đề ra ở Đại Hội VIII: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, du lịch môi trường sinh thái .Xây dựng các chương trình và điểm hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau .Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch.” Nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của thủ tục visa trên lượng du khách, chính phủ Việt Nam đã sóm có sáng kiến về visa như từ tháng 1/2004 bãi bỏ thị nhập cảnh cho du khách Nhật đến Việt Nam từ 15 ngày trở xuống.Tháng 7/2004, sáng kiến này cũng được áp dụng với du khách Hàn Quốc. Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Inđonesa, Philippines, Singapore và Lào cũng có các thỏa hiệp visa với Viêt Nam. Phạm Trọng Lê Nghĩa 55
- Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Việt Nam là chính sách dài hạn của Tổng cuc Du lịch Viêt Nam. Từ năm 1995, chính phủ đã chuẩn bị kế hoạch lớn thời kì 1995 – 2010 nhằm phát triển du lịch, biến du lịch thành cánh tay đắc lực mang lại ngoại tệ và công ăn việc làm cho người dân đồng thời giới thiệu phong cảnh, văn hoá và con người Việt Nam với du khách nước ngoài. Năm 2000 kế hoạch được bổ sung và chỉnh sửa. Theo kế hoạch, kỹ nghệ du lịch Việt Nam sẽ thu hút đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng và phục vụ du khách đi kèm với việc phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc Việt Nam. Thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những văn bản chỉ đạo hoạt động du lịch khoa học, thực tiễn và có hiệu quả từ Đại hội VIII đến nay. Pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành ngày 20/2/1999 đã đi vào cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch việt Nam ngày một đi lên. 2.2 Điều kiện riêng 2.2.1 Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và ohục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo Buchvakop - Nhà địa lý học người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”. Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn . Di sản thế giới: Đây được coi là tiềm năng lớn nhất và quan trong nhất, để phát triển du lịch. Di sản văn hoá được hiểu là toàn bộ các tạo phẩm chứa đựng những giá trị tích cục mà loài người đã đạt được trong xã hội thực tiễn do thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Di sản văn hoá được chia ra làm hai loại: Di sản văn hoá vật thể: - Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. - Toàn bộ các sản phẩm vật chất hiện hữu dược hình thành do bàng tay sáng tạo của con người, bao gồm: Hệ thống di tích lịch sử văn hoá, thể thống danh lam thắng cảnh, thể thống di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Phạm Trọng Lê Nghĩa 56
- Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu dữ bằng trí nhớ, chữ viết truyền miệng, truyền nghề, trình diễn, lễ hội truyền thống, ý thức về y dược học, trang phục truyền thống . Trên thế giới, khá nhiều quốc gia có số di sản tương đối lớn được thế giới công nhận như Pháp (18 di sản), ẤnĐộ (18), Trung Quốc (14), Tây Ban Nha (16), Anh (14), Canada (10), Nhật Bản (5).v.v Tính đến nay, Việt Nam có 6 di sản thế giới (trong đó di sản văn hoá chiếm 4, đó là: Kinh Thành Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn). Nếu nhìn từ gốc độ kinh tế (nói chung) và du lịch (nói riêng) thì di sản văn hóa là một tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. 2.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sảnphẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh ). Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnhthổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách. Địa hình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ các nền văn minh của loài người. Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề. Địa hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông, và các loại hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch sinh thái .v.v . Địa hình Karst được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan. Ở Việt Nam, động Phong Nha (Bố Trạch - Quảng Bình) được coi là hang nước đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó chúng ta còn phải kể tới như động Tiên Cung , Đầu Gỗ (Hạ Long), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây) .v.v đang rất thu hút khách du lịch. Địa hình bờ bãi biển là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển (kho nước lớn của nhân loại). Do quá trình bồi tụ sông ngòi, các đợt biểu tiến và lùi, thủy triều .v.v đã tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển . Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch, nó tác động tới du lịch ở hai phương diện : - Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch . Phạm Trọng Lê Nghĩa 57
- - Một trong những nhân tó chính tạo nên tính mùa vụ du lịch . + Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh . + Du lịch mùa đông: Du lịch thể thao . + Du lịch mùa hè: Du lịch biển, nói chung là phong phú. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa . Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến (2 lần mặt trờiđi qua thiên đỉnh) nên lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn . Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C - 270C, tổng lượng nhiệt hoạt động lên tới 8.0000C, tổng số giờ nắng 1.400 giờ. Điều đó cho thấy các bãi biển luôn chan hòa ánh nắng và thu hút một lượng khách trong nước và quốc tế đến đến nghỉ dưỡng, chủ yếu là vào mùa hè. Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam cũng có sự phân hóa phúc tạp về mặt không gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian. Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun . Nhằm mục đích phục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầ, sự thích ứng của cá nhân, độ tuổi và quốc gia. Ở Việt Nam hiện có hơn 2.000km đường bờ biển, do quá trình chia cắt kiến tạo, do ảnh hưởng của chế độ thủy triều và sóng mà dọc đất nước đã hình thành nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn ( Thanh Hóa) , Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) .v.v. . . thích hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng và loại hình du lịch thể thao như lướt sóng, khám phá đại dương ở Nha Trang (Khánh Hòa). Bên cạnh đó, nước ta còn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đồng đều trên lãnh thổ. Dọc bờ biển khoảng 20km gặp một của sông, có khoảng 2.360 con sông có chiều dài trên 10 km trở lên. Điều này thuận lợi cho việc phát triển du lịch đi thuyền thưởng ngoạn cảnh vật ở hai bên bờ sông kết hợp với thưởng thức ẩm thực và liên hoan văn nghệ. Chúng ta có thể kể tới như đi thuyền trên sông Hồng, sông Hương, sông Cữu Long.v.v Bờ biển rộng kết hợp với mạng lưới sông ngòi dày đặc là nguồn cung cấp những sinh vật có giá trị phục vụ văn hóa ẩm thực và xuất khẩu du lịch tại chổ . Trong tài nguyên nước, cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh trên thế giới, những nước giàu nguồn nước khoáng nổi tiếng cũng là những nước phát triển du lịch chữa bệnh như Liên Xô ( cũ), Bungary, Ý, CHLB Đức, CH Séc v.v Ở Việt Nam Phạm Trọng Lê Nghĩa 58
- tiêu biểu có nguồn nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định), Quang hanh (Quảng Ninh), Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) v.v Hệ động thực vật: Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn khách du lịch. Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Bên cạnh đó là việc phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch thể thao săn bắn (phụ thuộc vào quy định từng vùng). Nước ta có giới sinh vật phong phú về thành phần loài. Nguyên nhân là do vị trí địa lý, nó như làmột nơi gặp gỡ của các luồng di cư động và thực vật. Hiện nay chúng ta có các vườn quốc gia phục vụ phát triển du lịch như: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng), Ba Bể (Bắc Kạn), Bạch Mã (Huế), Yondon (Đắc Lắc), Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), hệ sinh thái Đầm Dơi (Cà Mau ), khu bảo tồn Tràm Chim (Đồng Tháp). 2 1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Tiềm năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn, là đầu mối giao thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân dân không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách đến). Ngày nay, việc phát huy các thế mạnh về tiền năng du lịch nhân văn để phát triển du lịch được Nhà nước quan tâm, ngay Điều 1 pháp lệnh du lịch Việt Nam chỉ rõ: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngàng kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hoá sấu sắc ” . Việc phát triển du lịch nhân văn (Du lịch văn hoá) là cách để giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài sản công của quốc gia, quản bá về hình ảnh của đất nước ra thề giới. Di tích lịch sử văn hoá: là tài sản văn hoá quý giá của mỗ địa phương, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là những tàn tích, dấu vết còn sót lại của quá khứ, là tài sản của các thế hệ trước để lại cho các thế hệ kế tiếp. Ở Việt Nam, theo pháp lệnh bảo vệ và sự dụng di Phạm Trọng Lê Nghĩa 59
- tích lịch sử văn háo và danh lam thắng cảnh công bố ngày 04/04/1984 thì di tích lịch sử văn hoá được quy định chư sau: “Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẫm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có gía trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến sự kiện lịch sử, quá trính phát triển văn háo xã hội” Các bảo tàng: là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức, chấn hưng tinh hoa truyền thống. Cùng với việc bảo vệ các di tích lịch sử – Văn hoá, việc xây dựng các bảo tàng luôn đặt trong quốc sách về kinh tế, văn hoá, xã hội mỗi quốc gia. Mục 3, Luật di sản văn hoá : “Bảo tàng là nơi bào quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục tham quan quan”. Chính các bảo tàng cũng là nơi thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Tính đến năm 2001, cả nước có ta có 117 bảo tàng và cơ quan làm công tác bảo tàng. Chúng ta có thể kể ra một số bảo tàng tiêu biểu như: Bảo tàng Hồ Chi Minh, Bảo tàng lịch sự Việt Nam, Bảo tàng quân đội, Bảo tàng văn hoá các dân tộc, Bảo tàng Hải dương học.v.v trên thế giới có các bảo tàng nổi tiếng như bảo tàng Hoàng Gia (Anh), Bảo tàng Luvơrơ (Pháp), Bảo tàng Ecgionutát (Nga), Bảo tàng Cố cung (Trung Quốc) với khối lượng khổng lồ hiện vật lịch sự, những tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo, tài năng và trí tuệ bất tận của con người lúc nào cũng đón tiếp với số lượng lớn khách du lịch. Lễ hội: Bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội. Các lễ hội có sứa hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sự văn hoá. Lễ hội có hai phần: phần nghĩ lễ và phần hôị: - Lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang ý nghĩa biểu trưng nhằm đánh dâú hoặc kỷ niệm về một nhân vật hay một sự kiện lịch sử hay một huyền thoại với mục đích tôn vinh và phàn ánh ước nguyện mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ đối tượng thờcúng. - Hội là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giãi trí hiện đại mang sắc thái dân gian phản ánh trình độ phát triển xã hội thời thời đó, phản ánh đời sống kinh tế, trình độ dân trí và tâm tư tình cảm của người dân địa phương. Phạm Trọng Lê Nghĩa 60
- Nhà nghiên cứu M.Bachie cho rằng: “Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng dân cư, tuy nhiên bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội nếu như nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của các bieu tưởng, vượt lên trên thế của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới và cuộc sống thứ thoát li tạm thời, thực tại, hữu hiệu, đạt tới hiện thực, lý tưởng mà ở đó mọi thứ phát triển đẹp đẽ, lung linh siêu việt và cao cả” GS.Phan Đăng Nhật cho rằng: “Lễ hội là kho tàng lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Lễ hội còn là bảo tàng sống về các mặt sinhhoạt văn hoá tinh thần của người Việt. Chúng đã sống, đang sống và với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất.” Các yếu tố của lễ hội ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch: - Yếu tố thời gian: Các lễ hội nhìn chung thường diễn ra vào mùa xuân, thời điểm bắt đầu mỗi năm mới con ngườicó thời gian rảnh rỗi nên họ đi lễ ngaòi cầu lộc, cầu may còn là cách để nạp một nguồn năng lượng mới để “ Chiến đấu với đời” - Quy mô lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và khả năng thu hút khách. Ở Việt Nam, các lễ hội có quy mô lớn như: Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội yên Tử, lễ hội chùa Hương thu hút một lượng khách rất lớn. - Lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hoá. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. Tiềm năng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. Và con người khi đi du lịch chính là đi tìm “những xúc cảm mới lạ” mà quê mình không có. Cảm xúc khác lạ đấy chính là những tập tục là về cư trú, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, trang phục dân tộc.v.v Việt Nam với 54 dân tộc anh em vẫn còn giữ riêng bản sắc của mỗi vùng. Chẳng hạn như du khách tới Tây Nguyên, về việc thưởng ngoạn thắng cảnh văn hoá của Người Tây Nguyên còn có thể tham quan, tìm hiểu đời sống cảu các dân tộc như Eđê, Mơnông, tham gia lễ hội Đâm Trâu, tham quan nhà Rông, uống rượu cần, múa Cồng Chiêng cùng bà con các dân tộc. Càng gần gũi với đồng bào miền cao này, người ta càng cảm thấy ngạc nhiên và rạt rào tình Phạm Trọng Lê Nghĩa 61
- cảm quý mến. Đời sống của đồng bào giản đơn nhưng tâm tình khá sâu sắc. Tưởng nghĩ của đồng bào và văn hoá truyền thống phong phú, vừa thực tế, vừa mơ mộng . Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi quốc gia có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng cho mình. Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ẩm thực là một dòng chảy không ngừng, không nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi của kinh nghiệm ăn và sống mới phát triển thành nghệ thuật. Chủ quan, cảm tính là yếu tố không thể không tránh khỏi. Nhưng như mọi hiện diện của đời sống, ẩm thực cũng là một ấn tượng, một thói quen, một ký ức hay một kỷ niệm.” Nếu như người nước ta chú trọng đến đồ ăn và cách chế biến thức ăn thì đối với người Pháp, thức ăn chỉ là yếu tố tạo nên chất lượng vật chất, còn chất lượng thực sự của bữa ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một cách trang trí bàn ăn độc đáo, một bức tranh trên tường phù hợp, bộ khăn trải bàn mang từ miền đất xa xôi đi cùng với bộ đồ ăn lạ mắt . Tất cả đều mang theo mình một câu chuyện, ẩn chứa một sự tò mò thú vị cho khách. Với người Pháp, việc mời một người khách tới là “chịu trách nhiệm về hạnh phúc của họ trong một thời gian dưới mái nhà của mình”. Một bữa ăn truyền thống của người Pháp được sắp đặt như một bản giao hưởng hay vở kịch có 5 màn gồm: món nguội nhấm nháp, món nhẹ đầu bữa, món chính thường là thịt và cá, tiếp đến là pho mát và sau cùng là món tráng miệng. Theo triết lý của người Pháp: “bữa ăn là duy nhất mà ta không cảm thấy tẻ nhạt nhạt ngay từ lúc đầu” Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên phổ biến. Đó là cách để lấy tiền của du khách một cách lịch sử nhất. Việc xây dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức thành 2 lọai: Chương trình du lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp. Đến Việt Nam, du khách có thể thưởng thức các hương vị ẩm thực khác nhau của mỗi vùng, mỗi miền. Du khách có thể thưởng thức món phở với loại nước dùng bác học, chả cá Lã vọng (Hà Nội); thưởng thức cơm vua ở cố đô Huế; Bò tái cầu mống ở Quảng Nam; Giang nam dã hạc (miền Nam) Tất cả đều tạo hướng đi mới cho ngành du lịch trong việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách du lịch. Vai trò của tài nguyên đối với phát triển du lịch: 1. Quyết định phương hướng phát triển du lịch: Phạm Trọng Lê Nghĩa 62
- - Khuyến khích kinh doanh. - Thu hút đầu tư kinh doanh. - Thu hút du khách đến tham quan. - Phối hợp hoạt động giữa các ngành. - Đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngưòi lao động. 2. Xây dựng sản phẩm du lịch: - Các loại hình du lịch. - Quy mô dịch vụ du lịch. - Chất lượng dịch vụ du lịch. - Đối tượng tiêu dùng sản phẩm. 3. Quyết định xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật. - Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. - Xây dựng hạ tầng xã hội. - Xây dựng cơ sở lưu trú. - Xây dựng các loại hình vui chơi giải trí. 2.2.2 Nhân lực du lịch Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho bản thân con người và cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiểu quả cao là điều kiện quyết định cho sự phát triển đất nước. Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995). Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó. Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động. Sự phân loại nguồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế tri thức phân loại lao động theo tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động sẽ phù hợp hơn. Lực lượng lao động được chia ra lao động thông tin và lao đọng phi thông tin. Lao động thông tin lại được chia ra 2 loại: lao động tri thức và lao động dữ liệu. Lao động dữ liệu (thư ký, kỹ thuật viên ) làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hoá, trong khi đó lao động tri thức phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin. Lao động quản lý nằm giữa hai loại hình này. Lao động phi thông tin Phạm Trọng Lê Nghĩa 63
- được chia 'ra lao động sản xuất hàng hoá và lao động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ. Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động ra 5 loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi loại lao động này có những đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm. Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động trí thức, quản lý và phần nào của lao động dữ liệu ở nước ta, tỷ lệ lao động phi thông tin còn rất cao trong cơ cấu lực lượng lao động, do đó hàng hoá có tỷ lệ trí tuệ thấp. Muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần tăng nhanh tỷ lệ trí tuệ trong hàng hoá trong thời gian tới. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin “nguồn gốc quan trọng nhất” quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động. Theo Các Mác: Lao động là một quá trình diễn biến tự nhiên giữa người và tự nhiên, một quá trình trong đó bản thân con người đóng góp vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa con người với tự nhiên. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Thông qua lao động cải tạo thế giới khách quan, tìm hiểu được quy luật vận động của thế giới khách quan, hình thành dần dần những tri thức về tự nhiên và xã hội. Lao động gồm hai loại: Lao động chân tay và lao động trí óc . Vậy chúng ta có thể hiểu: Lao động du lịch là bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội. Tư liệu lao động: Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau thành một lực lượng sản xuất. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động”. Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, “là sức mạnh tri thức của con người đã được vật thể hóa”, nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất. Chính sự cải tiến và hoàn thiện Phạm Trọng Lê Nghĩa 64
- kgông ngừng công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử . Đối tượng lao động: Đối tượng lao động là toàn bộ thế giới khách quan xung quanh mà con người cùng tư liệu sản xuất tác động tạo nên của cải vật chất xã hội. Đối tượng lao động rất đa dạng, là mục tiêu khám phá và cải tạo của con người. Một nhà kinh doanh đã nói:“ Thế giới quanh ta thật là rộng lớn, cần phải nghiên cứu chúng” . Trong phạm vi ngành du lịch, ngoài yếu tố con người, chúng ta có thể hiểu đối tượng lao động du lịch là hệ thống tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) và cơ sở vật chất kỹ thuật mang ý nghĩa kép, nó vừa là đối tượng lao động du lịch, vừa cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng tạo nên tư liệu lao động để khai thác đối tượng lao động du lịch tài nguyên (tự nhiên và nhân văn). Đặc điểm lao động trong ngành du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất, trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn . Lao động trong du lịch có tính chuyên môn hóa cao . Thời gian lao động không cao nhưng thường chịu áp lực tâm lý lớn. Cường độ lao động không cao nhưng thường chịu áp lực tâm lý lớn. Yêu cầu lao động trong du lịch: Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp: Nghề du lịch là nghề hấp dẫn mọi người, được hưởng thụ những lợi ích kinh tế đăc biệt. Tuy vậy, lao động du lịch là lao động tương đối “nặng”, đặc biệt là nghề HDV. Trên đường hành trình, người HDV phải đối mặt với nhiều căng thẳng, phải có trách nhiệm với cuộc sống nhiều người hay nói một cách hình ảnh là nghề “làm dâu trăm họ”. Do tính chất phức tạp của công việc và sự chịu đựng căng thẳng về tâm lý nên khả năng chán việc rất cao. Điều này đòi hỏi lao động trong ngành du lịch phải có lòng yêu nghề, sự trung thực và tính kiên nhẫn. Trình độ chuyên môn: Có nghiệp vụ, có kiến thức chuyên môn thành thạo và các kiến thức về văn hóa xã hội, kinh tế. Phải có kiến thức về giao tiếp ứng xử quốc tế, nắm vững tâm lí khách du lịch các nước để có cách phục vụ thích hợp. Đối với HDV thì trình độ chuyên môn chính là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong công việc. Có như vậy mới tạo được bản lĩnh nghề Phạm Trọng Lê Nghĩa 65
- nghiệp khi đứng trước khách du lịch, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của khách đưa ra cung như mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc hành trình. Trình độ ngoại ngữ: Là một trong những kiến thức cơ bản của lao động du lịch. Nếu thiếu ngoại ngữ thì không thể giao tiếp được với khách du lịch ngoài nước và khó lòng mà hiểu biết được nhu cầu, sở thích của họ. Và khách rất vui mừng khi chúng ta nói chuyện, giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ của chính nước họ, họ có cảm giác một không khí thân thiện như ở chính ngôi nhà của mình. Nước ta đang trong trong quá trình hội nhập, là một trong những nước có tài nguyên phong phú để phát triển du lịch và là điểm đến an toàn đối với khách du lịch. Viêc đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế vừa quảng bá hình ảnh đất nước, vừa đem lại nhiều lợi ích kinh tế nên yêu cầu đặt ra là phải đào tạo, hoàn thiện chuyên môn của đội ngũ lao động du lịch, trong đó phải kể tới vấn đề ngoại ngữ. Có như vậy chúng ta mới có thể chủ động đón và phục vụ khách. Tóm lại, lao động du lịch phải có 3 nhiệm vụ cơ bản sau: Thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng du khách. Mang lại hiểu quả kinh tế một cách tối ưu. Góp phần bảo vệ được môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. LAO ĐỘNG DU LỊCH CẦN TÂM NIỆM 7 ĐIỀU SAU: 1. Xác định khách hàng là người quan trọng nhất của của bất cứ ngành kinh doanh nào. 2. Khách không lệ thuộc vào chúng ta mà chúng ta lệ thuộc vào khách. 3. Khách không phải là ngưòi đến gây phiền hà cho chúng ta mà là đối tượng để ta phục vụ. 4. Khách là một bộ phận quan trọng của công việc kinh doanh. 5. Khách là người đến với chúng ta với những ước muốn và nhu cầu, ta phải đáp ứng những ước muốn và nhu cầu đó của khách. 6. Không nên nghĩ khách là người nhiều tiền mà phải quan niệm khách là người có đức tính và tình cảm như chúng ta. 7. Khách là người nuôi sống và trả lương cho chung ta. Phạm Trọng Lê Nghĩa 66
- Phát huy nội lực của học sinh, sinh viên ngành Du lịch. Cùng với chính sách mở cửa, luôn đề cao và phát huy vai trò của ngoại lực của Đảng và Nhà nước nên đã và đang có nhiều dự án phát triển trên mọi lĩnh vực từ bên ngoài đầu tư vào, trong đó có du lịch. Điền này khiến cho cơ hội việc làm của lao động Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng vốn được đánh giá là trẻ và dồi dào trở nên thuận lợi và có cơ hội hơn bao giờ hết. THẾ VÀ LỰC NGÀNH DU LỊCH Xét về THẾ ngành du lịch đã có sự thuận lợi rất lớn. Như đã nói ở trên, cùng với chính sách mở cửa và phát huy ngoại lực, nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch ở trong và ngoài nước đã và đang mở rộng cửa để đón nhận lao động du lịch Việt Nam. Trong nước, các dự án đầu tư “dồn dập” trong lĩnh vực du lịch không chỉ tập trung ở các thành phố mà còn hướng tới các vùng nông thôn, vùng núi, nơi có tài nguyên du lịch còn giữ nét nguyên sơ, hấp dẫn du khách. Các tập đoàn khách sạn lớn tại Macao, Đu Bai thông qua đối tác của mình tại Việt Nam hàng năm tuyển chọn hàng ngàn lao động sang làm việc với mức lương và điều kiện làm việc, ăn ở hấp dẫn. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với các cơ quan chức năng của ngành cũng như địa phương là làm sao để phát huy nguồn nhân lực chất lượng hội tụ tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu đặt ra của các công ty, tập đoàn nước ngoài. THẾ đã có những thuận lợi, vậy tại sao chúng ta không kích thích và phát huy LỰC. Lực để phát triển du lịch ở đây được hiểu ở đây được hiểu trên nhiều phương diện từ vấn đề tài nguyên, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch đến vấn đề nguồn nhân lực. Mặc dù ngành Du lịch đang phát triển theo xu hướng đi lên nhưng vẫn chưa có trường đại học chuyên ngành riêng cho mình mà chủ yếu là “gửi gắm” các khoa của các trường Đại học khác nhau. Mỗi trường đào tạo du lịch theo một lĩnh vực du lịch riêng với bản sắc riêng của mình. Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội và TPHCM đào các cử nhân kinh tế du lịch (quản trị kinh doanh du lịch khách sạn, nhà hàng); Viện Đại học Mở Hà Nội với thế mạnh về đào tạo cử nhân hướng dẫn du lịch; ĐH Văn hoá Hà Nội, ĐH Đà Lạt đào tạo cử nhân văn hóa du lịch .v.v Các trường đại học hàng năm cung cấp cho xã hội và ngành hàng ngàn “thầy” lao động. Còn “thợ” lao động thì sao? Ngành du lịch hiện nay có một hệ thống các trường cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề chuyên đào tạo và cung cấp lực lượng lớn lao động trực tiếp cho đất nước và ngành trải theo chiều dài đất nước với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ. Bên cạnh đó, ngành du lịch còn tiếp nhận số lượng lớn lao động có xuất phát điểm là các sinh viên ngành ngoại ngữ. Với nỗ lực đào tạo và đóng góp của mình, các trường thuộc các bậc khác nhau nói trên đã giúp cho đất nước, cho ngành lực lượng lao động đáng kể, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hòa nhập với xu thế phát triển chung của du lịch thế giới. HỌC SINH, SINH VIÊN CẦN PHÁT HUY NỘI LỰC Học sinh, sinh viên - những người đang ngồi trên ghế nhà trường cần phát huy nội lực của mình để chuẩn bị cho mình một tư thế, tâm thế tự tin, một hành trang tri thức để chiếm lĩnh cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao. Vậy nội lực của các bạn là gì? Yếu tố ảnh hưởng và quyết định tới nội lực của các bạn? Nội lực là khả năng, kỹ năng là thế mạnh, là “nguồn tài nguyên tri thức” của bản thân. Mỗi người bằng nhiều cách, hướng đi, phương pháp tạo cho mình một nội lực riêng. Đối với các học sinh, sinh viên ngành du lịch, để phát huy nội lực bản thân cần phải chú ý và trau dồi: Phạm Trọng Lê Nghĩa 67
- Thứ nhất: Trau dồi là lòng yêu nghề du lịch của mình. Khi đã yêu thì dĩ nhiên là chúng ta “say” với nó. “Say” nghề ở trên nhiều phương diện: tìm hiểu, học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia và người đi trước .v.v. Nếu chúng ta đang học ngành du lịch mà chỉ xem đó như là một cuộc “dạo chơi” và dễ kiếm tiền dễ dàng thì quả là sai lầm vì du lịch là ngành mang kiến thức tổng hợp, sâu rộng, việc học và hiểu không phải là ngày một, ngày hai mà là một quá trình. Phát triền du lịch mang tính liên vùng với nhiều loại hình khác nhau, trong đó có loại hình du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm là loại hình thường phát triển tại những vùng sâu, vùng xa mang bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương rất cao. Có rất nhiều dự án cần một lực lượng lao động với mức lương hấp dẫn để phát triển loại hình du lịch này nhưng rất ít học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp về những vùng đó để làm việc vì tâm lý thích ở thành phố, thích nơi nhộn nhịp, thậm chí chấp nhận tìm những việc làm trái nghề để được ở lại. Như vậy, bản thân những học sinh, sinh viên đó đã yêu nghề hay chưa? Nếu yêu nghề thì nơi làm việc không phải là tất cả, quan trọng là mình có đóng góp được gì cho cơ quan, cho xã hội. Trong một chuyến đi thực tế tại VQG Cúc Phương, tôi thấy có một nhóm các bạn sinh viên nước ngoài ở đó hàng tháng trời với mục đích là tìm hiểu và nghiên cứu hệ sinh thái. Họ chấp nhận mọi hoàn cảnh như trời lạnh, mưa nắng thất thường, vắt cắn .v.v. Tôi hỏi: “Tại sao sao các bạn chấp nhận làm công việc này dù điều kiện rất khó khăn?” Thì nhận ngay được câu trả lời “Chúng tối làm vì chúng tôi yêu công việc của chúng tôi”. Điều đó chứng tỏ rằng lòng yêu nghề khiến các bạn ham học để đi đến chân lý khoa học và giỏi nghiệp vụ của mình. Thứ hai: Rèn luyện tính chuyên nghiệp, chịu đựng được sức ép, áp lực trong môi trường làm việc. Điều đặc biệt là làm việc trong ngành du lịch mang sức ép tâm lý khá cao nên yêu cầu về tính chuyên nghiệp, tinh thần thái độ phục vụ chu đáo luôn đặt lên hàng đầu. Tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nước ngoài, tính chuyên nghiệp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như sự đúng giờ, trang phục, giao tiếp, quy trình làm việc, quy trình quản lý giữ gìn vệ sinh môi trường v.v. Đó cũng là những yếu tố tạo nên bản sắc văn hoá của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa, nhiều công ty, tập đoàn kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch thường đặt chất lượng và hiệu quả công việc của nhân viên lên hàng đầu. Tất nhiên sức ép công việc luôn gắn liền với quyền lợi, chế lương bổng cao, cơ hội được học tập và thể hiện bản thân, thể hiện cái “tôi tri thức” của mình. Nếu học sinh, sinh viên ra trường mà không “thích ứng” được sức ép, áp lực của công việc sẽ không thoát nổi nguy cơ bị “đào thải” luôn rình rập. Học sinh, sinh viên nên rèn luyện đức tính đó cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để khi ra đi làm mình sẽ tự tin hơn và tự đưa mình vào “quy luật và ngưỡng thích ứng” mà doanh nghiệp yêu cầu. Thứ ba: Nâng cao khả năng và trình độ ngoại ngữ của mình. Có thể khả năng tay nghề của học sinh, sinh viên chưa đáp ứng được nguyện vọng của các nhà đầu tư (các nhà đầu tư nước ngoài thường cho đào tạo lại, đào tạo nâng cao sau khi được tuyển chọn phù hợp với tiêu chuẩn làm việc của mình) nhưng việc đòi hỏi về ngoại ngữ và “thêm một ngoại ngữ là một lợi thế khi phỏng vấn, làm việc” là yêu cầu bắt buộc. Bởi có ngoại ngữ, người lao động mới đón nhận được sự truyền tải cũng như đào tạo của các công ty và sau này là tìm hiểu, phục vụ và đáp ứng nhu cầu của du khách đa dạng đến từ nhiều quốc gia, nền văn hóa khác nhau. Liên hệ với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch (Trường Cao đẳng Du lịch quốc tế), trình ngoại ngữ rất được chú trọng (tiếng Anh tối thiểu 550 điểm TOEFL) để đáp ứng ngay cho nhu cầu phát triển nhanh của ngành. Với đội ngũ lao động giỏi ngoại ngữ như vậy nên hàng năm đất nước Thái Lan đó nhận trên 10 triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và giải trí trong khi đó Việt Nam là (khoảng 4,5triệu lượt khách năm 2007). Và hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Thái Lan được quảng bá khắp thế giới. Ở Việt Nam chúng ta thì sao? Cùng với việc hỗ trợ của các dự án nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, trình độ nghiệp vụ du lịch của học sinh, sinh viên và những người đã đi là không ngừng được hoàn thiện và nâng cao nhưng khả năng ngoại ngữ còn gặp một số trở ngại với nguyên nhân Phạm Trọng Lê Nghĩa 68
- chính là ở bản thân. Một số học sinh, sinh viên sau cầm phiếu báo đậu đại học và nhập trường thường có tư tưởng tự thỏa mãn, không có ý chí cầu tiến trong học tập. Trong 4 năm học đại học, kết quả nhận được chỉ là tấm bằng thật nhưng chất lượng cần phải xem lại. Trong khoảng thời gian quý báu trên giảng đường không biết tận dụng để nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình để cuối cùng phải chứng kiến “cơ hội việc làm” trôi qua trong sự tiếc nuối. Thiết nghĩ rằng khi những học sinh, sinh viên ngành du lịch có được hướng đi và cách để phát huy thế mạnh nội lực của mình thì cơ hội kiếm được việc làm đúng ngành, đúng nghề với môi trường chuyên nghiệp, thu nhập cao. Trở ngại bao giờ cũng ở trong chính các bạn. Phạm Trọng Lê Nghĩa (Tạp chí Du lịch Việt Nam – Số 11/2008) Phạm Trọng Lê Nghĩa 69
- ĐI TÌM SỰ “GẶP GỠ” GIỮA CUNG VÀ CẦU LAO ĐỘNG DU LỊCH Bài toán về việc làm, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực là đề tài muôn thủa không chỉ có riêng ngành du lịch mà nó luôn tồn tại đối với bất kỳ ngành nghề khác. Tuy nhiên, do mỗi ngành do tính chất và đặc thù riêng nên “bài toán” này có những phương pháp “giải”, hướng đi khác nhau. Đi tìm sự “gặp gỡ” giữa cung và cầu lao động du lịch giúp ngành du lịch giải “bài toán” đồng thời tìm hướng đi, tìm ra giải pháp trong chính sách đào tạo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Hiện nay, trong lĩnh vực du lịch đã có Dự án về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Du lịch hợp tác với các nước đã và đang thực hiện được sự hưởng ứng nhiệt tình của các giáo viên, giảng viên chuyên ngành và những nhà làm du lịch. Nhiều phương pháp dạy học, làm việc mới, hiệu quả nhanh chóng thích ứng, phổ cập và đáp ứng nhu cầu của các trường, các doanh nghiệp du lịch và ngành nói chung. Tính đến năm 2008, cả nước có trên 01 triệu lao động du lịch (285.000 lao động trực tiếp và trên 750.000 lao động gián tiếp) nhưng so với tốc độ phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành nói riêng thì khả năng đáp ứng nhu cầu của nó còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết không chỉ về số lượng mà còn phải kể tới chất lượng. Thực tế hiện nay nước ta nhiều dự án phát triển du lịch tại nhiều địa phương khác nhau làm thay đổi và tạo nên vị thế mới cho ngành du lịch. Đi liền với nó là là sự đòi hỏi ngành hàng năm phải “sản xuất” ra một lượng lớn lao động du lịch trực tiếp và đội ngũ quản lý có chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thực tế. Nhiều trường, đặc biệt là trung cầp nghề, cao đẳng nghề luôn được sự quan tâm tìm đến và mong muốn hợp tác, thậm chí “đặt hàng” của các đơn vị sử dụng lao động trong và ngoài nước. Đó được xem là tín hiệu đáng mừng kích thích các trường phát huy thế mạnh, thực hiện chiến lược tạo nên những bứt phá trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng hiện nay cung du lịch chưa phát huy hết vai trò của mình nên “sản phẩm” cung cấp cho doanh nghiệp và cho ngành chưa được chất lượng như mong muốn. Nhiều doanh nghiệp, cơ quan quản lý du lịch sau khi tiếp nhận nguồn nhân lực mới ra trường phải tốn kém chi phí và thời gian để đào tạo lại. Một số khác ra trường không xin được hay không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng đành phải làm trái nghề hoặc chuyển sang học lại nghề khác. Đó là một sự lãng phí rất lớn không những về chất xám mà còn cả kinh phí nhà nước cấp cho đào tạo. Và cũng cần nói thêm rằng hiện nay phần lớn các khách sạn 5 sao tại Việt Nam do người nước ngoài quản lý đều hành. Phải chăng ngành du lịch chúng ta chưa đủ khả năng đào tạo những cán bộ quản lý xứng tầm với khách sạn 5 sao? Liệu lực lượng loa động du lịch mà các trường đào tạo ra hàng năm đã “sẵn sàng” làm việc được các khách sạn 5 sao chưa? Điều này xuất phát từ nhiều như nguyên nhân song chủ yếu là do phương pháp dạy học, nội dung giáo trình chưa bám sát thực tiễn, giữa doanh nghiệp và trường học chưa có sự quan hệ mật thiết trong phối hợp xây dựng chương trình đào tạo. Và cách giảng dạy thường mang ý kiến chủ quan một chiều do tiếng nói “góp ý” của doanh nghiệp chưa được khai thác và phát huy. Vẫn tồn tại tư tưởng xem giáo trình, sách tham khảo là “gậy chống” chắc chắn, là cái “kho nguyên liệu” được “bao cấp” nên cứ “hồn nhiên” cóp chép nguyên xi, mong áp đặt cho học sinh, sinh viên. Hệ quả của tâm lí đó là cho trò “ăn” nhiều nhưng kì thực là “no giả đói thật”. Còn học sinh, sinh viên ngành du lịch thì sao? Thầy chưa “chuyển” thì trách sao học sinh, sinh viên “vâng chịu”. Biểu hiện là: Ỷ lại thầy, ỷ lại sách; học thiếu chủ động, tích cực; chưa có thói quen tự học; tư duy làm việc độc lập hình thành chậm; chưa biết cách học mới, kỹ năng vận dụng ngôn ngữ, trình bày còn yếu .v.v Kết quả của nó là “đường” cung và cầu về lao động chạy “song song” mà không thể có sự “gặp gỡ”. Muốn hai “đường” này cắt nhau và “gặp gỡ” thì việc đầu tiên là phải xác định “nghiệm” chung. Phạm Trọng Lê Nghĩa 70
- “NGHIỆM” CHUNG GIỮA CUNG VÀ CẦU LAO ĐỘNG DU LỊCH “Nghiệm” chung ở đây chính là tìm sự “gặp gỡ”, “đồng cảm” về số lượng, chất lượng nguồn lao động giữa các trường đào tạo ngành du lịch và các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp. Nhiệm vụ của các trường là luôn tạo thế trận “sẵn sàng” cung những lao động chất lượng đáp ứng cầu của doanh nghiệp du lịch. Ngược lại, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý du lịch “sẵn sàng” nhận từ nguồn cung những lao động du lịch đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, có khả năng “làm được việc”. Điều đó có nghĩa cả hai phía phải tìm ra “nghiệm” để “cân bằng phương trình” lao động du lịch, tránh tình trạng bài toán đó “vô nghiệm”. Nghiệm chung được thể hiện bởi các mặt sau: Một là, đó là sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề đào tạo. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác nhau. Khi cuộc sống con người được nâng cao, nhu cầu con người trở nên đa dạng. Vì vậy khi đi du lịch, mục đích của con người không đơn thuần là tham quan, giải trí, nghỉ duỡng mà còn xuất hiện nhiều nhu cầu mới đòi hỏi các nhà làm du lịch tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ và loại hình du lịch mới. Điều đó có nghĩa việc đào tạo và cơ cầu ngành nghề du lịch cũng phải đa dạng. Nói về sự đa dạng thì các trường từ đại học trung học đào tạo chuyên ngành du lịch nước ta gần như đáp ứng điều đó. Nếu như các trường trung học, cao đẳng, nghề chuyên đào tạo cung cấp phần lớn lưc lượng lao động và quản lý trực tiếp như đầu bếp, nhân viên phục vụ bàn, buồng, lễ tân, hướng dẫn viên thì các trường đại học hàng năm “xuất xưởng” hàng ngàn lao động du lịch làm công tác quản lý và sự nghiệp. Bên cạnh đó chúng ta hàng năn tiếp nhận một lượng lớn lao động du lịch đi học tập (theo diện Dự án hoặc tự túc) từ nước ngoài trở về với những ngành học mới làm cho bức tranh cơ cầu nghề du lịch thêm đa dạng hơn, góp phần vào sự nghiệp phát triển của lịch chung của đất nước. Hai là, đó là trình độ, chất lượng nguồn lao động du lịch. Trình độ, chất lượng lao động du lịch luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Điều mà các chủ thể mong muốn là lực lượng lao động đó sau khi ra trường có thể “thích ứng” nhanh với công việc cũng như môi trường làm việc. Để đạt được điều này cần có sự kết hợp chặt chẽ từ hai phía đó là sự đào tạo của trường và nội lực của bản thân. Nếu như đối với trường đó là sự đòi hỏi về phương pháp giảng dạy, nội dung đào tạo gắn liền với thực tế và cập nhật nhanh sự phát triển của ngành thì đối với học sinh, sinh viên là sự trau dồi đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, “bản lĩnh” nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và phán đoán tâm lý khách, trình độ ngoại ngữ . Có thể nhận thức rằng việc “định nghĩa” và đưa ra tiêu chuẩn lao động du lịch có chất lượng rất dễ nhưng việc đào tạo để đạt được điều đó không thể ngày một ngày hai và chủ quan duy ý chí. Nếu như học sinh, sinh viên ra trường và làm tốt công việc thì điều đó có nghĩa là giữa doanh nghiệp du lịch và nhà trường có sự gặp gỡ và có tiếng nói chung. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT Thứ nhất, cần đổi mới nhận thức, tư duy và phương pháp giảng dạy gắn với thực tiễn phát triển cũng như đặc trưng riêng của ngành du lịch. Muốn đổi mới nhận thức, tư duy, phương pháp thì trước tiên phải mạnh dạn giảm tải nội dung kiến thức, mục tiêu bài học phải gọn nhẹ, phù hợp với độ tuổi, thể chất, trì não, từng bậc học của học sinh, sinh viên (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học) để có giải pháp tương thích phù hợp. Quan trọng là nội dung đúng đúng trọng tâm, đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn. Phải trả lời được các câu hỏi: Đối tượng học là ai? Học chuyên ngành du lịch gì? Phương pháp dạy học như thế nao? Mục tiêu đào tạo như thế nào? .v.v để có thể “chế biến”, “sản xuất” ra những “sản phẩm bài giảng” độc đáo mang thương hiệu, phong cách riêng, bản sắc riêng của mình nhưng vẫn đáp ứng và đảm bảo yêu cầu về chất lượng của nhà trường và doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó phải tạo ra tính “xung đột” trong quá trình dạy học lý thuyết cũng như thực hành. Tính “xung đột” ở đây được hiểu là sự trao đổi, “chất vấn” giữa thầy và trò trong các vấn đề đặt ra từ môn học, từ thực tế hoạt động kinh doanh du lịch như nhà hàng, khách sạn, lữ hành để tìm chân lí. Cũng như một vở kịch, một bộ phim hay bao giờ cũng hàm Phạm Trọng Lê Nghĩa 71
- chứa tính “xung đột”. Giờ học có “xung đột” càng cao thì càng hấp dẫn. Người thầy đóng vai trò là đạo diễn; học sinh, sinh viên trong vai diễn viên và khán giả. Phim hay, kịch hay nếu làm khán giả hài lòng, ấn tượng và có ý nghĩa với cuộc sống. Giờ học được xem là thành công nếu học sinh, sinh viên hiểu bài, có mối liên hệ thực tiễn và có ý thức trau dồi kỹ năng nghề để sau này làm việc đạt hiểu quả cao. Nếu duy trì được tính “xung đột” này người thầy sẽ luôn chủ động trong mọi tình huống đưa ra còn học sinh, sinh viên ham học hơn. Những lần tranh luận trên lớp trò sẽ nhớ rất lâu, có sự tự tin, trong tư duy của mình đã có sự hình thành, sự lựa chọn kiến thức và áp dụng kiến thức với thực tế. Những điều này rất cần thiết cho công việc sau này. Thứ hai, thực hiện phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp” trong quá trình xây dựng chương đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên và giáo viên thực tập. Đây là một lợi thế không chỉ có lợi cho học sinh, sinh viên mà còn cả giáo viên, giảng viên chuyên ngành du lịch. Khi nhà trường và doanh nghiệp có tiếng nói chung, cùng có sự “đồng hành” thì việc “học đi đôi với hành” mới thể hiện hết giá trị vốn có của nó. Doanh nghiệp du lịch tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên vừa học tập, vừa thực tập. Như vậy, sau khi ra trường, số học sinh, sinh viên này có thể “làm được việc” ngay mà không còn bỡ ngỡ với kiến thức đã học ở trường. Điều quan trọng là trong quá trình học sinh, sinh viên học tập, doanh nghiệp có cơ hội tuyển chọn lao động đạt với yêu cầu của mình mà không phải tốn chi phí cũng như thời gian đào tạo lại. Vào dịp hè các trường nên có kế hoạch tạo điều kiện để giáo viên tới các doanh nghiệp như nhà hàng, khách sạn lớn có uy tín trong và ngoài nước để học hỏi, nâng cao tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ của mình. Chúng ta có thể thấy rằng chính các doanh nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc và phục vụ nhiều đối tượng khách từ các quốc gia, nghề nghiệp với những sở thích, thị hiếu, tính cách, truyền thống văn hóa và gặp nhiều tình huống xử lý khác nhau nên các giáo viên, giảng viên có thể tham khảo lấy kiến thức thực tế để xây dựng giáo trình, bài giảng, xác định mục tiêu giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Song song với việc phối hợp xây dựng mục tiêu đào tạo và nội dung các môn học, tạo đều kiện cho học sinh có cơ hội thực tập, hàng năm các trường nên phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức những buổi hội thảo trao đổi về nghề, về cơ hội việc làm. Tại những cuộc hội thảo này, học sinh, sinh viên có cơ hội được “trò chuyện” và có những định hướng trong học tập. Tuy là cuộc hội thảo nhưng đó cũng là cách học không chỉ cho trò mà còn cho thầy, thậm chí cả doanh gnhiệp du lịch. Thứ ba, hàng năm các trường cần phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, các nhà quản lý du lịch có những phân tích, đánh giá về chất lượng “sản phẩm” lao động của mình nhằm xác định mặt mạnh, yếu và điều chỉnh chiến lược đào tạo, nội dung giảng dạy phù hợp. Đây là việc làm cần thiết vì nhà trường có đào tạo ra hàng năm nhiều lao động tới đâu mà không nghiên cứu, điều tra tính hiệu quả của chất lượng thì coi như “muối bỏ bể”. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu và “lắng nghe” sự phản hồi của các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng nguồn lao động, các trường có cơ hội nhận thức, nhìn nhận lại “mình” trên nhiều phương diện từ nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, chiến lược phát triển. Việc đánh giá chất lượng nguồn lao động của mình, các trường có thể dựa vào những thông số như tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề, tác phong, kỹ năng giao tiếp, khả năng xử lý tình huống, trình độ ngoại ngữ .v.v. để cho điểm. Tổng điểm của lao động được tổng hợp, đánh giá phản ánh vị trí, mức độ, chất lượng đào tạo hiện tại của trường. Như vậy, các doanh nghiệp thông qua chính kiến của mình và tổng hợp sự phản hồi của khách là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn lao động du lịch của các trường. Qua bài viết này, tôi muốn trao đổi một cách hiểu, một hướng đi và trình bày để tham khảo, có thể áp dụng chứ tuyệt nhiên không xem đây là kiểu mẫu để áp đặt. Mong có sự trao đổi thêm của các nhà làm du lịch, các đồng nghiệp để sự nông cạn riêng của cá nhân đóng góp tiếng nói vào sự sâu rộng chung. Phạm Trọng Lê Nghĩa Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2009 Phạm Trọng Lê Nghĩa 72
- 2.2.3 Cơ sở hạ tầng – CSVCKTDL Như ta đã biết mỗi phương thức sản xuất nhất định đều có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội nhất định thường được hiểu là toàn bộ vật chất của lực lưoựng sản xuất cùng với kết cấu của xã hội đã đạt được trình độ xã hội tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội tồn tại trong phạm vi các quan hệ sản xuất nhất định nên nó mang dấu ấn và chịu sự tác động của các quan hệ sản xuất trong việc tổ chức quá trình công nghệ. Trong cơ cấu xã hội vì vậy khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với các hình thức xã hội của nó. Đặc trưng cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức trước thời công nghiệp tư bản còn thủ công lạc hậu. Còn cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại chỉ có thể là nền công nghiệp hiện đại cân đối phù hợp dự trên trình độ khoa học kỹ thuạat công nghệ ngày càng cao. Để có cơ sở vật chất và kỹ thuật như vậy các nước đang phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hoá. Nước ta thuộc vào nhóm đang phát triển, là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nông nghiệp lạc hậu còn chưa thoát khỏi xã hội truyền thống để sang "xã hội văn minh công nghiệp". Do đó khách quan phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nội dung, phương thức là con đường phát triển nhanh có hiệu quả. Đối với nước ta quá trình công nghiệp hoá còn gắn chặt với hiện đại hoá, nó làm cho xã hội chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị Hiện nay đất nước ta còn nghèo (thuộc nhóm thứ 3 thì việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá là con đường tất yếu. Từ Đại hội Đảng VI của Đảng xác định đây là thời kỳ phát triển mới - thời kỳ "Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" định hướng phát triển nhằm mục tiêu "xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Cùng với tài nguyên du lịch, lao động du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nguồn lực quan trọng để phát triển ngành du lịch, nó tạo nên thế đứng vững chắc, sự sẵn sàng đón khách của nước chủ nhà. Xét theo ngôn ngữ của Triết học, chúng ta có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với con người tạo thành một lực lượng sản xuất quan trọng của ngành du lịch. Phạm Trọng Lê Nghĩa 73
- Vậy chúng ta có thể hiểu: Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công trình điện nước; hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở thể thao, các cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa, các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác .v.v nhằm mục đích phục vụ phát triển ngành du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì nó có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật . Du lịch là một ngành sản xuất đa mặt hàng, đa sản phẩm, điều đó kéo theo sự đa dạng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật . Du khách thật sự ấn tượng, muốn khám phá một điểm du lịch, một vùng du lịch một khi hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại nơi đó (Cũng có nghĩa là một sản phẩm du lịch) được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này nói lên mối quan hệ khắng khít, chặc chẽ giữa tài nguyên du lịch tạo cho một chương trình du lịch ấn tượng, hoàn hảo. Cơ sở vật chất có tác động tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc bảo vệ, giữ gìn chúng. Điểm du lịch khu du lịch của một địa phương, một quốc gia chỉ thực sự thu hút khách khi có hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện. Đó là yếu tố quyết định thời gian lưu lại của du khách, và làm tăng thêm doanh thu cho cơ sở kinh doanh du lịch khi khách tiêu thụ các sản phẩ du lịch khác. Sự lưu lại của khách cũng đồng nghĩa với mức độ sử dụng, tác động vào tài nguyên du lịch tăng. Điều này đặt ra vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch để tạo nen tính liên tục trong quy trình phục vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật làm tăng lưu lượng khách, và tần suất hoạt động của các điểm du lịch, nghĩa là cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò như là động cơ, tạo nên cái “hích” kích thích sự đi du lịch của du khách, cũng như sự tiêu thụ sản phẩm du lịch. 2.2.4 Các sự kiện đặc biệt Sự kiện đặc biệt của mỗi vùng, mỗi quốc gia là cách quản bá rất hữu hiệu đối với phất triển du lịch. Và chính nhờ những sự kiện đó mà thu hút lượng khách du lịch lớn trong một thời gian ngắn. Không phải ngẩu nhiên mà hiện nay trên thế giới, hàng loại quốc gia đua nhau giành đăng cai tổ chức Thế Vận Hội Thể Thao Mùa Hè, Mùa Đông, World Cup, Euro, Asia.v.v Bên cạnh được Phạm Trọng Lê Nghĩa 74
- thừa hưởng nguồn cơ sở vật chất để lại là sự việc giới thiệu đất nước của mình với bạn bề thế giới, doanh thu trong các ngành lưu trú, ăn uống tăng mạnh và đem một nguồn lợi nhuận lớn cho quốc gia. Chúng ta làm một phép tính đơn giản như thế này: Một kỳ World có 32 quốc gia tham dự, trung bình mỗi quốc gia có 10.000 CĐV (Du khách), mỗi du khách trong thơì gian lưu lại sẽ tiêu trung bình 250 USD/ người. Thì doanh thu tổng cộng rất lớn. Đó là chưa kể những kỳ thế vận hội mùa hè có hàng triệu du khách đến tham quan. Ở Việt Nam, năm 2003 là một năm đáng nhớ với sự kiện Seagame. Du khách đến tham quan không khỏi ngạc nhiêntrước thái độ đón tiếp của nước ta. Bên cạnh việc đạt thành tích cao, Seagame đã gián tiếp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Ngày nay, hàng năm Tổng Cục Du Lịch phối hợp với UBND, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố tổ chức chương trình hành động Năm Du Lịch (Năm 2003 là năm du lịch Khánh Hoà, 2004 – Năm du lịch Điện Biên và 2005 là năm du lịch Nghệ An). Những sự kiện về thể thao và việc tở chức năm du lịch đã thu hút một lượng khách rất lớn cho ngành du lịch của địa phương, quốc gia đó thêm phát triển và quan trọng hơn cả là thực hiện chính sách quảng bá cho du lịch vùng, địa phương đó. Phạm Trọng Lê Nghĩa 75
- NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG DU LỊCH Chi phí thấp nhất, doanh thu và lợi nhận cao nhất, luôn chiếm ưu thế về cạnh tranh trên thị trường mà một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp nói chung trong đó có doanh nghiệp du lịch phấn đấu đạt tới. Để đạt được mục tiêu ở trên đề ra, các doanh nghiệp du lịch bên cạnh việc nghiên cứu, áp dụng chiến lược kinh doanh phù hợp; sử dụng các biện pháp như nhân sự, tổ chức quản lý, điều hành cần đặc biệt chú trọng khai thác và sử dụng hiệu quả công nghệ. Đó được xem là chìa khóa quyết định sự thành công và là một trong những biện pháp hàng đầu đối với kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày nay. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ DU LỊCH Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ nên công nghệ của nó cũng mang tính đặc thù riêng. Việc áp dụng công nghệ trong du lịch thường phải tuân theo một quy trình, vận dụng và lĩnh hội các “kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp” trong quảng bá, “sản xuất”, kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, vui chơi giải trí .). Lâu nay, nhiều người còn ngộ nhận về công nghệ du lịch, đôi lúc còn đồng nhất trang thiết bị trong kinh doanh phục vụ khách du lịch với công nghệ. Thậm chí có ý kiến cho rằng, muốn phát triển, thu hút khách và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch chỉ cần đi mua sắm và đổi mới trang thiết bị. Đây là quan điểm sai lầm vì trang thiết bị (website doanh nghiệp du lịch, trang thiết bị trong khách sạn, nhà hàng ) chỉ là một bộ phận của công nghệ du lịch bên cạnh các thành phần khác như yếu tố con người làm du lịch (H: human), thông tin trong du lịch và liên quan tới du lịch (I: imformation), kỹ năng tổ chức quản lý trong du lịch (O: orgnization). Như vậy muốn đổi mới, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thì những người làm du lịch phải chú trọng và đầu tư vào tất cả các yếu tố nói trên. Ví dụ như việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến với bè bạn thế giới để lôi cuốn sự chú ý và hành động (tới tham quan) thì phải cần đến phương tiện truyền tải là công nghệ thông tin. Nhưng công nghệ thông du lịch (trang thiết bị) chỉ đóng vai trò là công cụ, còn để các truyền tải đó hiệu quả chúng ta cần phải chú ý tới các yếu tố khác như con người (có kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, học vấn); thông tin (lịch sử, văn hóa, đối tượng được truyền tải); cách tổ chức, quản lý điều hành. Phát huy và nâng cao vai trò khai thác và sử dụng công nghệ du lịch không chỉ giúp cho bản thân ngành và nền kinh tế xã hội có những biến chuyển sâu sắc. Sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp Du lịch cũng chịu nhiều sức ép về cạnh tranh cũng như tìm “đối tác” xứng tầm với các doanh nghiệp ngoài nước. Để có chỗ đứng, các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải phải chú trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ và đó được xem là một trong những giải pháp tối ưu trong tình hình hiện này. Công nghệ du lịch còn giúp Việt Nam biết về thế giới và ngược lại thế giới biết về Việt Nam; giúp nước ta hòa nhập, đổi mới; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp chuyển sang dịch vụ; là công cụ phát triển hài hòa cân đối kinh tế, thu hẹp khoảng các giàu nghèo giữa các vùng, các địa phương trong nước được xem như là một “công cụ xóa đói giảm nghèo” Nhiều vùng sâu vùng xa với tiềm năng du lịch phong phú, đặc trưng, độc đáo nếu trước đây chưa được mọi người biết và để ý tới nhờ thông qua công nghệ nói chung, công nghệ du lịch nói riêng có thể “đổi đời” một cách nhanh chóng. Và một bộ phận lao động được giải quyết việc làm đồng thời giúp người dân với công việc thuần nông có thêm việc làm thông qua xuất hiện hoạt động tham quan du lịch tại địa phương mình. Tìm hiểu được bản chất, vai trò của công nghệ du lịch nhằm tìm giải pháp, thực hiện chiến lược phát triển, khai thác, sử dụng nó phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Có như vậy tiềm năng du lịch của Việt Nam sẽ được khai thác hợp lý, đạt hiệu Phạm Trọng Lê Nghĩa 76
- quả, góp phần thực hiện mục mục tiêu “phát triển du lịch bền vững” mà chúng ta đang thực hiện. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ DU LỊCH Thứ nhất, đối với các nhà làm quản lý trong lĩnh vực du lịch, các doanh nghiệp du lịch xác định đổi mới và nâng cao hiểu quả sử dụng cộng nghệ là mục tiêu chiến lược. Trước tiên cần phải nhận thức rõ vai trò, chức năng cũng như tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp của mình, cần phải trả lời được các câu hỏi như: Chú trọng mục tiêu nào? Khâu kinh doanh nào cần giải pháp công nghệ? Điểm nào hiện này đang thua các “đối thủ”? Vì sao lại thua? Khi đã xác định được mục tiêu và tầm quan trọng, trả lời được các câu hỏi nêu trên thì doanh nghiệp có lựa chọn và điều chỉnh công nghệ du lịch sao cho phù hợp. Giải pháp chiến lược đầu tư công nghệ du lịch chỉ thật sự hợp lý và hiệu quả khi đầu tư đúng trọng tâm, đúng mục tiêu đề ra và trúng đối tượng. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng hay các điểm du lịch “thuận buồm xuôi gió” không có nghĩa là không cần quan tâm và kiểm tra các yếu tố của công nghệ (trang thiết bị, con người, thông tin, tổ chức quản lí điều hành), ngược lại phải luôn kiểm tra để phát hiện những yếu tố chưa phù hợp nhằm duy trì sự ổn định, “bền vững” và tiếp tục phát triển. Nếu tình hình kinh doanh gặp những trở ngại như nguồn khách thấp, sản phẩm dịch vụ tiêu thụ chậm, doanh thu thấp thì không phải “vơ đũa cả nắm” điều chỉnh tất cả các yếu tố của công nghệ du lịch một lúc mà phải cần xem xét yếu tố nào là nguyên nhân gây trở ngại chính, phụ để khắc phục kịp thời. Có thể do trang thiết bị cũ kỹ không phù hợp, có thể do trình độ, kỹ năng của nhân viên, cũng có thể do cách tổ chức quản lí kém Thứ hai, tìm hiểu bạn hàng, nơi cung cấp; tránh tình mua bán, trạng chuyển giao công nghệ du lịch theo kiểu “mới mình, rác thải của bạn”. Một trong những đặc điểm cơ bản của sản phẩm dịch vụ du lịch là tính sản xuất gắn liền với lưu thông. Thực tế đã được kiểm nghiệm qua các sản phẩm dịch vụ trong nhà hàng, khách sạn. Khách du lịch, đối tượng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ với mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch nên trong quá trình phục vụ các khách sạn, nhà hàng lớn, nhân viên thường thực hiện với công nghệ chuẩn quốc tế. Chính vì lẽ đó, việc xác định “đối tác” để chuyển giao công nghệ du lịch là việc rất quan trọng. Chúng ta xem xét, tìm hiểu “đối tác” dựa trên nhiều yếu tố từ môi trường công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ, khả năng ứng dụng trong trong đơn vị mình, có phù hợp với bản sắc và “tính cách” của nước mình hay không? Một trong những tiêu chí đáng lưu ý là công nghệ du lịch đó có ảnh hưởng xấu tới môi trường hay không? Như vậy, khi xem xét và có quyết định chuyển giao đổi mới công nghệ cần phải huy động tất cả các yếu tố trong thành phần của nó từ hiệu quả, vai trò của trang thiết bị (T); kỹ năng , kỹ xảo, kiến thức vận dụng của con người (H); tư liệu, bảng mô tả kỹ thuật (I) và phương pháp tổ chức quản lý, điều hành (O). Nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì việc chọn lựa công nghệ du lịch gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại và có khi bị “hớ”. Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều nên việc đổi mới công nghệ trong du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách và sự phát của ngành là một đòi hỏi khách quan. Nên chăng chúng ta nên có sự tham khảo, tìm hiểu về công nghệ du lịch tại những nước có nền du lịch phát triển cao, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước đó. Và chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về kinh nghiệm công nghệ phát triển du lịch tại những quốc gia có lượng khách tới Việt Nam đông trong những năm gần đây như Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản để học học tập. Thiết nghĩ đó là cách tạo nên môi trường công nghệ du lịch rộng để chúng ta có nhiều sự chọn lựa và đưa ra được những giải pháp công nghệ du lịch tối ưu nhất. Phạm Trọng Lê Nghĩa 77
- Thứ ba, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, lao động du lịch trong việc” thích ứng” và ứng dụng công nghệ du lịch. Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam thật sự khởi sắc, thu được nhiều thành tựu đáng tự hào. Để có những thành công đó chúng ta phải kể tới sự đóng góp không nhỏ của hai dự án VIE (chính phủ Lucxembourg), dự án EU (Cộng đồng châu Âu – 2005) về đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Những người đã và đang làm du lịch, đội ngũ giáo viên, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên các Trường trung học, cao đẳng nghề du lịch có cơ hội được học hỏi và tiếp xúc với nhiều cái mới từ môi trường công nghệ dạy học tới công nghệ phục vụ trong khách sạn và kinh doanh lữ hành. Điều này giúp cho đội ngũ lao động du lịch Việt Nam “thích ứng linh hoạt” với công việc tại các khách sạn lớn, không còn bỡ ngỡ khi phục vụ khách. Tuy nhiên, đại bộ phận sinh viện các trường đại học với chuyên ngành như Quản trị Du lịch, Quản trị khách sạn – nhà hàng, Quản trị lữ hành, những nhà quản lý du lịch tương lai chưa có cơ hội tiếp thu các công nghệ trong du lịch. Có thể những sinh viên này rất giỏi về lí thuyết tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh trong du lịch nhưng đề cập tới những vấn đề liên quan tới trang thiết bị của ngành lại bế tắc vì nguyên tắc muốn quản lý tốt trước tiên phải hiều và biết về đối tượng mình quản lí. Xác định rõ nhu cầu, mục tiêu, hiểu rõ bản chất cũng như cách thức vận dụng công nghệ du lịch chính là một trong những chiến lược quan trọng nhằm phát triển ngành du lịch, giúp ngành du lịch Việt Nam hòa nhập nhanh chóng vào xu hướng phát triển nền kinh tế thế giới, nhất là thời điểm hậu gia nhập WTO. Nâng cao hiểu quả khai thác và sử dụng công nghệ trong du lịch, hơn lúc nào hết, là một nhu cầu và đòi hỏi chính đáng và cần thiết. Phạm Trọng Lê Nghĩa Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11/2008 Phạm Trọng Lê Nghĩa 78
- Bài 3: Các loại hình du lịch Sau khi kết thúc chương này, học sinh có thể: - Liệt kê được các loại hình du lịch - Nhận thức được tầm quan trọng của từng loại hình du lịch 3.1 Căn cứ theo môi trường tài nguyên 3.1.1 Du lịch văn hóa Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ "Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam", một quan chức của Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Tổng Cục Du lịch phát Phạm Trọng Lê Nghĩa 79
- biểu. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận) là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp. Festival Huế 2004 là lần thứ ba VN có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay. Ngoài ra, lễ hội dân gian này còn có sự tham gia của các nước Pháp, Trung Quốc Phạm Trọng Lê Nghĩa 80
- Du lịch văn hóa: Xu thế mới của Việt Nam? (VietNamNet) - Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội, và vì thế mà loại hình du lịch này trở thành nội dung chính của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á - Thái Bình Dương. Trên 150 đại diện của các nước ở khu vực châu Á, bao gồm Bộ trưởng và lãnh đạo các cơ quan du lịch quốc gia, sẽ tham gia Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á - Thái Bình Dương bắt đầu nhóm họp vào ngày 11/6 tại thành phố Huế, dưới sự chủ trì của Tổ chức Du lịch quốc tế và Tổng Cục Du lịch Việt Nam. Hội nghị được tổ chức hai năm một lần. Với chủ đề "Du lịch văn hóa và giảm đói nghèo", hội nghị năm nay sẽ là cơ hội để các nước chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về phát triển du lịch văn hóa và những ích lợi của hoạt động này đối với cộng đồng xã hội cũng như dân cư, nhất là giá trị của nó đối với việc xóa đói giảm nghèo ở những quốc gia đang phát triển. Du lịch văn hóa: sự lựa chọn của các nước đang phát triển Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ Việt Nam cũng sẽ theo xu hướng này? "Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam", một quan chức của Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Tổng Cục Du lịch phát biểu. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 Phạm Trọng Lê Nghĩa 81
- năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận) là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp. Festival Huế 2004 là lần thứ ba VN có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay. Ngoài ra, lễ hội dân gian này còn có sự tham gia của các nước Pháp, Trung Quốc Theo: Phạm Trọng Lê Nghĩa 82
- 3.1.2 Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Du lịch sinh thái (EcoTourism) Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm tại các điểm đi lại của các khu vực thiên nhiên, bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương. Loại h́nh du lịch này tuy ra đời khá muộn nhưng nó đă nhanh chóng trở thành một loại h́nh du lịch có triển vọng và đang phát triển với tốc độ khá nhanh, đặc biệt là trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia. Với ý nghĩa đó, đề tài đă nghiên cứu tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên nhằm gắn kết du lịch với bảo tồn và phát triển kinh tế cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái có nguồn gốc từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Thực ra loại h́nh du lịch này đă có từ rất lâu nhưng ít được con người chú ý. Kể từ khi loại hình du lịch máy bay ra đời, cùng với sự phát triển khá nhanh của ngành du lịch với mối quan tâm về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường, nhất là sau hội nghị thượng đỉnh về môi trường tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) năm 1972 và tại Rio Dejanero (Brazil) năm 1992 th́ du lịch sinh thái mới thực sự phát triển và được xem như là một công cụ hữu hiệu để thoả măn sự khát khao của con người về với thiên nhiên, gắn kết bảo vệ tài nguyên môi trường với phát triển du lịch bền vững. Du lịch sinh thái có những đóng góp rất lớn về mặt kinh tế - xă hội ở nhiều quốc gia. Chỉ tính riêng Kenya, năm 1994 du lịch sinh thái trở thành một ngành xuất khẩu lớn nhất nước đóng góp 35% thu nhập ngoại tệ và 11% tổng sản phẩm quốc gia. Ở Mỹ, các hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn mỗi năm đón khoảng 270 triệu lượt khách đem về hàng chục tỷ đô la. Một số nước như Mêxicô, Úc, Malaixia, Eucoado, Kenya, Brazil, Ethiophia du lịch sinh thái cũng đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc thu đổi ngoại tệ. Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể nhưng theo nghiên cứu sơ bộ của Fillion (1992), du lịch sinh thái đă đóng góp 223 tỷ đô la trong thu nhập của nhiều quốc gia. Phạm Trọng Lê Nghĩa 83
- Ngoài những lợi ích về mặt kinh tế, du lịch sinh thái đă mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển kinh tế cộng đồng. Ở Coastarica, Vênêxuêla một số chủ trang trại chăn nuôi đă bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng và biến những nơi này thành điểm du lịch sinh thái tự nhiên, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Ecuado sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapago để duy tŕ mạng lưới vườn quốc gia nhờ du lịch sinh thái mà người dân trong vùng đệm ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia phát triển các ngành nghề thủ công, tham gia hoạt động du lịch để đảm bảo thu nhập, hạn chế sự tác động vào rừng. Ở Việt Nam, ngành du lịch phát triển tương đối muộn. Hoạt động du lịch chỉ thực sự diễn ra sôi nổi từ sau năm 1990 gắn liền với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến 2002 lượng khách quốc tế tăng10,5 lần (từ 250.000 đến 2.620.000) khách nội địa tăng 13 lần (từ 1000.000 tăng lên 13.000.000). Thu nhập xă hội cũng tăng đáng kể, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng đến năm 2002 là 23.000 tỷ đồng, trong đó hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia và du lịch biển đóng góp một tỷ trọng lớn. Các số liệu thống kê ở một số vườn quốc gia như Cúc Phương, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Mă các khu bảo tồn thiên nhiên như Phong Nha- Kẻ bàng, Hồ kẻ gỗ bình quân mỗi năm tăng 50% khách nội địa và 30 % khách quốc tế. Trong giai đoạn từ 1995 – 1998 du lịch sinh thái đạt tăng trưởng 16,5%. Du lịch sinh thái ở Việt nam cũng đă có những đóng góp lớn cho sự phát triển cộng đồng, bảo vệ tài nguyên môi trường. Nhờ phát triển du lịch sinh thái mà đồng bào một số dân tộc, cư dân sinh sống trong vùng đệm các vườn quốc gia, khu bảo tồn có được việc làm, nâng cao mức sống, các lễ hội, tập tục, ngành nghề thủ công được bảo tồn và phát triển. Phạm Trọng Lê Nghĩa 84
- Việt Nam có hai khu du lịch sinh thái bền vững nhất thế giới Suối khoáng nước nóng Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cùng rừng ngập mặn Vàm Sát (Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) vừa được Tổ chức du lịch thế giới (WTO) công nhận là hai trong số 65 khu du lịch sinh thái bền vững nhất thế giới. Các khu du lịch này được lựa chọn từ 146 quốc gia. Tại Đông Nam á, ngoài Việt Nam, những quốc gia có khu du lịch sinh thái được chọn là Malaysia, Indonesia và Philippines. Việt Nam nằm trong danh sách 17 nước có 2 khu du lịch sinh thái được bình chọn. Khu du lịch suối khoáng nước nóng Bình Châu Khu du lịch suối khoáng nước nóng Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nằm giữa một vùng rừng nguyên sinh rộng hơn 7.000 ha. Năm 1928, Bác sĩ người Pháp tên là Salle trong chuyến khảo sát vùng Đông Nam Bộ đã phát hiện ra khu suối khoáng này với 70 điểm phun nước lộ thiên hình thành hệ thống suối, các hồ lớn nhỏ luôn toả nhiệt độ bốc hơn từ 37 độ đến 82 độ theo từng khu vực. Kết luận của các nhà khoa học sau nhiều lần phân tích mẫu nước ở đây cho thấy, những mạch nước nóng ở Bình Châu có giá trị điều dưỡng, chữa trị một số bệnh về hệ thần kinh, mạch máu, ngoài da, nhiễm độc và một số bệnh khác. Hàng loạt các khu vực dành cho nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng suối khoáng nước nóng đã hình thành như khu hồ ngâm suối Mơ, khu tắm bồn khoáng, khu điều dưỡng. Tất cả đều nằm ẩn mình, yên tĩnh trong rừng cây. Ngoài ra còn có những cụm công trình khép kín trong dịch vụ giải trí thể thao cuối tuần như sân tập golf, bóng chuyền, hồ bơi và cả khu vườn Trăng với sân khấu 1.000 chỗ ngồi. Đến với Bình Châu, du khách có thể thả bộ trên những cây cầu gỗ để thăm khu vực đầu nguồn suối mang tên Giếng trời, vào tắm tại những bồn tắm nước khoáng nóng có dung tích từ 3m3 đến 10m3 hoặc men theo những con đường mòn nhỏ, đi vào khu rừng nguyên sinh với 6 hệ sinh thái thuộc rừng bán nhiệt đới khô; đi thăm sông Hoả, suối Bang, bàu Nhám, hồ Linh; thăm những hệ động thực vật phong phú trong khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ; thăm Biển Hồ Cóc-nơi chúa Cóc mải ngồi nguyện cầu mưa mà hoá đá. Những người lãng mạn có thể ngủ trong những nhà gỗ, tre, nứa và tham gia những chuyến săn đêm trong khu vực thú rừng được thả nuôi. Rừng ngập mặn Vàm Sát thuộc khu sinh thái Cần Giờ Rừng ngập mặn Vàm Sát thuộc khu sinh thái Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích rộng khoảng 1.800ha. Nơi đây có một hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng, gồm các loài cây đặc trưng của vùng nước ngập mặn như đước, dừa nước, tràm, bần, sú, vẹt; 63 loài vi sinh vật, 140 loài động vật đáy như tôm, cua, sò ốc, 45 loài cá, 8 loài bò sát, 37 loài chim và một số loài thú như khỉ, hươu, nai, chồn. Nơi đây còn có một số loài vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ như cá sấu hoa cà, bồ nông chân xám, rái cá lông mượt. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, rừng ngập mặn Vàm Sát còn là chiến trường trên sông nước nổi tiếng, với những chiến công vang dội của lực lượng đặc công thủy đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Công ty du lịch sinh thái Cần Giờ đã hình thành một số loại hình dịch vụ để phục vụ khách tham quan như đi thuyền, lướt ván len lỏi giữa các kênh rạch, ngắm nhìn vẻ đẹp đặc trưng của rừng ngập mặn; tham quan các căn cứ rừng Sác; cắm trại và sinh hoạt dã ngoại trong rừng. Đặc biệt, du khách đến đây được thăm Đảo Khỉ, với hàng trăm con sống tự nhiên trong rừng nhưng rất gần gũi với con người. Thả bộ vào rừng trên những con đường đã trải sỏi đỏ, Phạm Trọng Lê Nghĩa 85
- qua những chiếc cầu gỗ bắc dọc ngang qua lạch nước, nghỉ chân ở những căn nhà chòi, du khách sẽ bắt gặp những đàn khỉ đuôi dài hàng chục con leo trèo trên cây. Chúng rất tự nhiên và sẵn sàng giành lấy những trái chuối hay mẩu khoai lang từ tay du khách. Phạm Trọng Lê Nghĩa 86
- 3.2 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ 3.2.1 Du lịch quốc tế Được hiểu là chuyến đi từ nước này sang nước khác. Ở loại hình du lịch này, khách du lịch phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Du lịch quốc tế chia làm hai loại: Du lịch quốc tế chủ động (Inbound Tourism): Nước chủ nhà chủ động đón khách từ các nước tới tham quan và làm tăng thu nhập ngoại tệ. Du lịch quốc tế bị động (Outbound Tourism): Là nước này gửi khách đi du lịch sang nước khác và phải mất một khoản ngoại tệ. Sự phát triển loại hình du lịch này là cơ sở cho các mối quan hệ hợp tác cùng có lợi về các mặt kinh tế, văn hoá xã hội gữa các quốc gia. Tuỳ theo điều kiện củ thể của từng giai đoạn, mỗi nước phải tự xem xét nên phát triển du lịch quốc tế chủ động hay du lịch quốc tế bị động. 3.2.2 Du lịch nội địa Chuyến đi của người du lịch từ chỗ vùng này sang chỗ khác nhưng trong phạm vi đất nước mình chi phí bằng tiền nước mình. Điểm xuất phát và điểm đến nằm trong lãnh thổ nước mình. Loại hình du lịch này phát triển ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Nguyên chủ yếu là do điều kiện kinh tế của người dân. 3.3 Căn cứ theo vị trí địa lí Một đặc điểm quan trọng của du lịch hiện đai và có ý nghĩa lớn đối với phân bố là tính chất giải trí đối lập nhau tức là người du lịch thường tìm tới môi trường đố lập với nơi họ thường sinh sống. Thí dụ, những người dân sống ở các thành phố thì thích các hình thức nghỉ ngơi, du lịch gắn với thiên nhiên, với vùng quê yên tĩnh; ngược lai, những người sống ở nông thôn thường bị hấp dẫn tại các thành phố lớn Đặc điểm này là một nhân tố quan trọng quyết định các loại hình xét theo vị trí địa lí sau: 3.3.1 Du lịch nông thôn Loại hình này mới phát triển trong những năm gần đây. Khách du lịch chủ yếu là những người sống ở thành phố chủ yếu là tìm tới chốn yên tĩnh để nghỉ ngơi hoặc tìm về kí ức của tuổi thơ, thưởng thức hương vị của đồng quê với những món ẩm thực ngon lạ. Ở Việt Nam, nếu phát triển được loại hình du lịch này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân. Phạm Trọng Lê Nghĩa 87
- Từ Hội An (Quảng Nam), du khách có thể đến Trà Quế bằng xe đạp, bằng du thuyền và làng rau Trà Quế với những loại rau thơm độc đáo được canh tác theo cộng nghệ trồng rau sạch đã thật sự cuốn hút du khách. Đến đây, du khách được hướng dẫn cách trồng rau, cách bón phân, cách tưới nước, đến cách chế biến và thưởng thức các món rau và những món ăn thuần tuý của địa phương như mỳ Quảng, cao lầu, cá hấp rau Đồng thời du khách được sống trong bầu không khí trong lành, thật sự thư giãn khi cảm nhận nét thanh bình của làng quê Việt Nam. Nông nghiệp cũng tìm được chỗ đứng trong du lịch nông thôn vì nó có nhiều cái có thể đóng góp: tính xác thực, các sản phẩm chất lượng cao, không gian rộng, di sản Nó tham gia vào việc đa dạng hóa du lịch. Nhưng các hoạt động đón tiếp đòi hỏi một mức chuyên nghiệp cao. Tính đa chức năng của nông nghiệp ngày nay được công nhận rộng rãi: như vậy, có nghĩa là ngoài việc sản xuất nông nghiệp còn có các nhiệm vụ khác: lãnh thổ, môi trường, xã hội Và trong trường hợp này việc đón tiếp ở nông trại dưới mọi hình thức, du lịch nông nghiệp minh họa tính đa chức năng ấy: một nền nông nghiệp mở cửa cho các thành phần xã hội khác thường khao khát không gian và phát minh, đồng thời hoạt động bảo tồn di sản và tham gia vào sinh hoạt kinh tế xã hội của nông thôn. Thông qua hoạt động sản xuất nông dân đóng góp vào tính thu hút của môi trường nông thôn: cảnh quan được gìn giữ. Đối với các người hoạt động đón tiếp ở nông trại, họ đã tham gia vào sự đa dạng hóa cung cấp du lịch. Những địa phương có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau: việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương. Phải có các làng - nghỉ ngơi, các nhà ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại-quán ăn, các khách sạn, các nơi cắm trại Các khung cảnh khác nhau của các địa phương tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn. Ở Pháp có nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như Mạng lưới “Nhà ở nước Pháp” (Gites de France), Mạng lưới “Đón tiếp nông dân” (Acceuil paysan), “Chào đón ở nông trại” (Bienvenue à la ferme) Các mạng lưới du lịch “Nhà ở nước Pháp”, “Đón tiếp nông dân”, “Chào đón ở nông trại” là mạng lưới khắp nước Pháp của các nhà nông dân được sửa chữa lại để đón khách du lịch. Đây không phải là các nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phòng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Các nhà phải giữ được phong cách địa phương. Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch. Các mạng Phạm Trọng Lê Nghĩa 88
- lưới này mở lớp huấn luyện về dịch vụ du lịch, kiểm tra và xếp hạng các nhà nông dân theo tiêu chuẩn du lịch từ 1 đến 5 sao và quy định giá thuê. Các mạng lưới này phát hành các sách hướng dẫn du lịch để thông tin cho khách hàng. Có nhiều loại cơ sở khác nhau. Khách hàng đến ở nhà nông dân, cùng sinh hoạt và làm việc với họ, tham gia các hoạt động văn hóa và đi thăm các thắng cảnh trong vùng. Có các loại hình sau đây: - Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền. - Nhà đón tiếp trẻ em: đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn sống ở nông thôn vài ngày để biết thế nào là nông thôn. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nông thôn và có người phụ trách. - Trại hè: là một miếng đất gần một di tích văn hóa, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời có thể tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về ở và du lịch quanh vùng. - Trạm dừng chân: là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đoàn du lịch có thể nghỉ chân, ăn uống. - Nhà nghỉ: có thể đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nông thôn trong vài ngày. - Nhà sàn vui chơi: tổ chức các nhóm 3 đến 25 nhà sàn có thể tiếp 6 người ăn, ngủ. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi săn, đi xe đạp, dạo chơi ở các di tích lịch sử, văn hóa hay có phong cảnh đẹp. Các vùng ở Pháp có các chương trình hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn. Các hộ nông dân muốn tổ chức các nhà khách trình các kế hoạch. Nếu kế hoạch được duyệt sẽ được ký hợp đồng và trợ cấp 30-40% chi phí để sửa chữa và trang bị nhà khách. Phạm Trọng Lê Nghĩa 89
- Du lịch làng nghề ở nông thôn Hiện nay, nước ta có gần 2.000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá Đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S, du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dầy đặc từ Bắc vào Nam. Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng bộ mặt nông thôn Việt Nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bến Tre Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có mật độ làng nghề truyền thống khá cao, chiếm 2/3 tổng số làng nghề cả nước với những mảnh đất nổi danh như: Lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ, đồ đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, cốm Vòng, đặc sản rắn Lệ Mật Vào miền Trung có điêu khắc Mỹ Xuyên, tranh làng Sình, nón Phú Cam, đá Non Nước, gốm Thanh Hà ở các tỉnh phía Nam, ven các con sông và ngoại vi thành phố cũng hình thành những làng nghề, khu dân cư với các nghề thủ công lâu đời như đá Bửu Long, gốm Tân Vạn, sơn mài Tương Bình Hiệp. Các tỉnh đồng bằng Nam Bộ có các làng nghề nhân giống, chiết cành, tạo dáng Bonsai nổi tiếng ở Sài Gòn, Bến Tre, An Giang Điều đó nói nên tiềm năng đa dạng, to lớn để phát triển du lịch làng nghề ở nước ta. Điểm chung của các làng nghề là thường nằm ở trung tâm hoặc gần các đô thị lớn, các trục giao thông đường bộ, đường sông, do đó rất thuận tiện cho việc xây dựng các tour, tuyến du lịch làng nghề. Hiện nay, các tỉnh thành như Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng đang triển khai mạnh mẽ loại hình du lịch này. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả còn chưa cao. Một số làng nghề như gốm Bát Tràng, Lụa Vạn Phúc, mộc Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, đá Non Nước đã thu hút khá nhiều du khách, nhưng vẫn chỉ ở mức độ tự phát. Nguyên nhân trước hết là thiếu sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong xây dựng, quy hoạch du lịch làng nghề. Sự biến động của thị trường, khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa khiến nhiều làng nghề chỉ còn hoạt động cầm chừng, không tạo được môi trường du lịch có sức hút mạnh. Bên cạnh đó, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường cảnh quan cũng cần được chú trọng. Thực tế hiện nay, du khách muốn đến tận làng nghề để tham quan, tìm hiểu về các vị tổ nghề hoặc danh nhân văn hóa. Và hơn thế, nhiều người muốn tận tay tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm ấy, thậm chí đó là một sản phẩm theo ý tưởng, mẫu thiết kế riêng của du khách. Đáp ứng được những nhu cầu đó, các làng nghề nước ta sẽ là điểm dừng chân thú vị và độc đáo của du khách trong nước lẫn quốc tế, bởi đó là sẽ là kỷ niệm thú vị với họ, tránh sự nhàm chán, đơn điệu cho du khách. Trong khai thác du lịch làng nghề, các đơn vị đưa khách đến cần thực hiện phân chia lợi nhuận thu được qua các hình thức đóng góp xây dựng đối với cộng đồng làng nghề và trả lương cho những nghệ nhân, thợ thủ công ở các cơ sở để họ yên tâm với nghề. Đồng thời, nên bố trí một hệ thống dịch vụ, bán sản phẩm, đồ lưu niệm cho du khách, giúp tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng. Du lịch làng nghề sẽ thực sự hấp dẫn, có hiệu quả khi ngành du lịch các địa phương quan tâm thực hiện những dự án đầu tư đúng mức, thiết thực, mang tính lâu dài. Bên cạnh đó là công tác quảng bá, thu hút khách và giúp các làng nghề tiêu thụ sản phẩm, duy trì sản xuất. Phạm Trọng Lê Nghĩa 90