Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020

pdf 47 trang vanle 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_hop_tac_quoc_te_ve_bao_ve_moi_truong_den_2010_v.pdf

Nội dung text: Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020

  1. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
  2. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 HÀ NỘI, THÁNG 3/2008 1
  3. Mục lục Bảng các từ viết tắt 3 LỜI NÓI ĐẦU 5 I. Quan điểm xây dựng Chương trình 5 II. Mục tiêu của Chương trình 6 III. Nội dung của Chương trình 6 III.1. Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong những năm qua 6 III.1.1. Tình hình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Việt Nam trong thời gian qua 7 III.1.2. Đánh giá các thành tựu đạt được của các hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường ở Việt Nam trong những năm qua 10 III.1.3. Đánh giá những hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong những năm qua 11 III.2. Định hướng Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020 13 III.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong thời gian tới 13 III.2.2. Định hướng các dự án ưu tiên trong Chương trình hợp tác quốc tế về BVMT 16 III. 3. Các giải pháp triển khai chương trình 22 1. Các giải pháp về chính sách và thể chế: 22 2. Các giải pháp về tổ chức: 23 3. Các giải pháp về tăng cường năng lực thu hút và sử dụng ODA: 23 4. Các giải pháp về công khai, minh bạch 23 5. Các giải pháp về thông tin, giới thiệu Chương trình 24 6. Các giải pháp về tăng cường quan hệ đối tác với các nhà tài trợ: 24 IV. Tổ chức thực hiện kế hoạch 24 1. Lồng ghép nội dung của chương trình vào kế hoạch phát triển của ngành tài nguyên môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020 25 2. Phối hợp với các nhà tài trợ: 25 3. Theo dõi, báo cáo và cập nhật kết quả triển khai Chương trình: 25 2
  4. Bảng các từ viết tắt ACIAR Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc AECI Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha ADB Ngân hàng phát triển châu Á AFD Cơ quan phát triển Pháp AusAID Cơ quan phát triển quốc tế Úc BMZ Bộ hợp tác kinh tế và phát triển, Đức BVMT Bảo vệ môi trường CIDA Cơ quan phát triển quốc tế Canađa DANIDA Tổ chức hỗ trợ phát triển Đan Mạch DEFRA Bọ môi trường, nông nghiệp và nông thôn, Anh DGDC Cơ quan phát triển hợp tác Bỉ DRC Hội chữ thập đỏ Đan Mạch EC Ủy ban châu Âu FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực GEF Quỹ môi trường toàn cầu GovNED Chính phủ Hà Lan GTZ Tổ chức Hợp tác kỹ thuật của Đức HTQT Hợp tác quốc tế IFAD Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KFW Chương trình hỗ trợ tài chính của Đức NDF Quỹ Phát triển Bắc Âu NORAD Cơ quan hợp tác phát triển Na Uy ODA Viện trợ phát triển chính thức OECF Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại, Nhật Bản OFDA Văn phòng hỗ trợ thiên tai nước ngoài, Hoa Kỳ SDC Cơ quan hợp tác và phát triển Thuỵ Sỹ SIDA Tổ chức hỗ trợ phát triển của Thuỵ Điển TNMT Tài nguyên và môi trường UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNEP Chương trình môi trường của Liên hợp quốc UNFPA Quỹ Dân số của Liên hợp quốc UNIDO Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc 3
  5. USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ WB Ngân hàng thế giới WFP Chương trình lương thực thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới WWF Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế 4
  6. LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, môi trường nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn cả về mặt khách quan và chủ quan. Nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết trong khi dự báo mức độ ô nhiễm tiếp tục gia tăng. Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế và thực tế diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, nếu GDP tăng gấp đôi thì mức độ ô nhiễm môi trường tăng từ 3 đến 4 lần. Việt Nam hiện nay là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nếu trong giai đoạn tới không có các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường thì chắc chắn mức độ ô nhiễm sẽ ngày một nghiêm trọng. Rõ ràng ô nhiễm môi trường sẽ tiếp tục trầm trọng thêm trước sức ép của phát triển kinh tế, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay là hầu hết các công trình hạ tầng bảo vệ môi trường không đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thực tiễn, một số công trình đang xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi đó chúng ta lại đang thiếu nguồn vốn và cơ chế để thu hút đầu tư, nâng cấp cải tạo. Một trong những thách thức lớn cho công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam trong những năm tới nữa là thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, tiềm lực khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường chưa hoàn thiện. Nếu Việt Nam không lựa chọn được hướng đi phù hợp và tranh thủ được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường thì sự trả giá về môi trường trong những năm tới sẽ là rất lớn. Vì vậy, để đảm bảo hài hòa giữa các yêu cầu về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững, bên cạnh nỗ lực của chính phủ cần phải huy động được các nguồn lực tổng hợp trong nước, sự tài trợ của các tổ chức quốc tế song phương và đa phương cho các hoạt động bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần xác định các ưu tiên quốc gia về bảo vệ môi trường trong giai đoạn kế hoạch, kết hợp với các ưu tiên tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường của các nhà tài trợ cho Việt Nam. Chương trình này cần chỉ ra cụ thể các chương trình, mục tiêu và lộ trình triển khai để các nhà tài trợ xem xét và lựa chọn các chương trình ưu tiên phù hợp với tiêu chí tài trợ trong từng giai đoạn. I. Quan điểm xây dựng Chương trình Quan điểm xây dựng Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020 như sau: - Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường nhằm góp phần cụ thể hoá các 5
  7. chương trình ưu tiên trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia vào trong thực tiễn trên cơ sở những thay đổi về căn bản cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương; - Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường cần quán triệt sâu sắc tinh thần của Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, tăng cường năng lực quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý môi trường các cấp nhằm đáp ứng được tình hình đổi mới hiện nay của đất nước. - Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường để huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường cho một số khu vực đang là điểm nóng về môi trường; nâng cao nhận thức môi trường của các cấp, các ngành và người dân nhằm huy động sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường. - Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng một cuộc sống trong lành. II. Mục tiêu của Chương trình Mục tiêu của Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến 2020 là xác định các chương trình ưu tiên quốc gia về môi trường cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để hoàn thiện luật pháp, thể chế và các chính sách nhằm tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý môi trường từ cấp trung ương đến địa phương. Trên cơ sở các dự án đề xuất trong kế hoạch cua Chương trình để tìm kiếm các nhà tài trợ tiềm năng triển khai các chương trình hợp tác quốc tế nhằm từng bước cải thiện công tác quản lý môi trường đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện tốt những mục tiêu của “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020” và “Định hướng phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21), đồng thời thực hiện các nghĩa vụ theo các Công ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết. III. Nội dung của Chương trình III.1. Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong những năm qua 6
  8. III.1.1. Tình hình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Việt Nam trong thời gian qua Các khoản viện trợ quốc tế cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong hai thập kỷ qua đã góp phần đáng kể và việc ban hành các chính sách và cải cách thể chế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể là các dự án quốc tế tài trợ cho Việt Nam trong các hoạt động hỗ trợ hoàn thiện khung pháp lý về quản lý môi trường, cải cách về thể chế, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý môi trường và tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững ở Việt Nam trong những thập niên tới. Theo thống kê của UNDP, trong tổng số tiền viện trợ dành cho phát triển giai đoạn 1999-2003 của 29 nhà tài trợ lớn cho Việt Nam có tới gần 70% số các nhà tài trợ dành cho môi trường từ 10-40% trong tổng số tiền tài trợ của mình. Để phục vụ cho mục đích theo dõi và quản lý, các dự án môi trường được phân loại theo các lĩnh vực cụ thể. Theo cách phân loại được UNDP và Bộ TN&MT áp dụng, các dự án về môi trường được phân loại theo 5 lĩnh vực như sau: 1 Quản lý tài nguyên thiên nhiên 2 Quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp 3 Thông tin, giáo dục và đào tạo về môi trường 4 Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu 5 Chính sách và quy hoạch môi trường Sử dụng hệ thống phân loại trên, có thể sắp xếp các dự án môi trường theo các nhóm và trên cơ sở đó đánh giá được sự ưu tiên về tài trợ theo từng nhóm cụ thể. Theo các ưu tiên về tài trợ, mỗi nhà tài trợ thường quan tâm đặc biệt đến một hay một vài lĩnh vực nhất định. Việc xác định các lĩnh vực ưu tiên của các nhà tài trợ này là rất quan trọng trong việc định hướng nhu cầu hợp tác quốc tế để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong việc xây dựng các dự án hợp tác quốc tế về môi trường. Từ những số liệu ghi nhận được trong những năm qua, có thể tóm tắt các ưu tiên của một số nhà tài trợ cho 05 lĩnh vực môi trường trên như sau: 7
  9. Bảng 1 TT Lĩnh vực môi trường Các nhà tài trợ quan tâm 1 Quản lý tài nguyên thiên nhiên ADB, WB, EC, Hà Lan, Thuỵ Điển 2 Quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp WB, ADB, DGDC 3 Thông tin, giáo dục và đào tạo về môi UNDP, EC, WB trường 4 Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu ADB, Úc, OFDA, UNDP 5 Chính sách và quy hoạch môi trường WB, UNDP, Thuỵ Sỹ, Đan Mạch, Úc Đánh giá một cách cụ thể hơn các mục tiêu tài trợ của các nhà tài trợ trong những năm qua, có thể rút ra một số nhận xét về các dự án tài trợ cho lĩnh vực môi trường như sau: 1 Về lĩnh vực “Phát triển thể chế”: đây là nội dung thuần tuý mang tính hỗ trợ cho quốc gia để xây dựng và hoàn thiện thể chế, lợi ích mang lại từ những trợ giúp này thiên về xu hướng lâu dài, các nhà tài trợ đa phương dường như chiếm ưu thế hơn, trong đó quan trọng nhất là UNDP, WB và Đan Mạch (DANIDA). 2 Lĩnh vực “Thông tin, Nghiên cứu, Giáo dục & Đào tạo về môi trường” lại nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà tài trợ song phương vì đây là lĩnh vực được nhận ODA với mức ưu đãi cao nhất. Ngoài ra các dự án tài trợ từ các nhà tài trợ song phương cũng chiếm phần đa số trong những nội dung thuộc Lĩnh vực 1 (như: Quản lý lâm nghiệp, Bảo vệ và bảo tồn biển, dải ven biển, và Phục hồi và cải tạo môi trường). 3 Các tổ chức phi chính phủ thường ít tham gia vào các nội dung như: Sử dụng hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo, Quản lý tài nguyên nước (thuộc Lĩnh vực 1), Quy hoạch, Phát triển đô thị và công nghiệp (Lĩnh vực 2), Chính sách và Quy hoạch môi trường (Lĩnh vực 5). Trong các nội dung này, các nhà tài trợ đa phương thường thể hiện vai trò tài trợ chính. Trong những năm qua, do tốc độ đô thị hóa nhanh tại nhiều khu vực ở Việt Nam, đặc biệt là các đô thị lớn đã nảy sinh rất nhiều các vấn đề ô nhiễm môi trường, do đó một số nội dung được các nhà tài trợ ưu tiên, cụ thể là: 8
  10. 1 Số dự án về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường tăng đáng kể dẫn đến sự gia tăng đầu tư trong lĩnh vực “Quy hoạch đô thị” (lĩnh vực 2.1). 2 Vấn đề “tăng cường thể chế” (lĩnh vực 5.2) cũng được đặc biệt chú trọng trong giai đoạn này. Kết quả đã góp phần vào sự hình thành và ra đời của nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về tài nguyên và môi trường trong giai đoạn 1999-2003 nhằm khắc phục các bất cập về khung pháp lý và thể chế trong quản lý môi trường. Có hai loại viện trợ cho các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường là viện trợ không hoàn lại và viện trợ hoàn lại. Viện trợ không hoàn lại thường tập trung vào những dự án nhỏ, mang tính xã hội cao. Do vậy, tuy số các dự án sử dụng viện trợ loại này nhiều, nhưng tổng viện trợ loại này chỉ chiếm khoảng dưới 30% tổng kinh phí tài trợ. Các loại hình viện trợ thông qua vốn vay tuy có số lượng các dự án ít hơn nhưng chiếm tới trên 70% tổng số kinh phí viện trợ của cả hai loại. Số liệu tổng quan các dự án ODA môi trường cho Việt Nam đã được tập hợp và xử lý theo 2 tiêu chí là phân ngành theo mục tiêu dự án và phân vùng theo lãnh thổ thực hiện dự án. Kết quả phân tích đã cho thấy cam kết ODA môi trường tăng liên tục trong giai đoạn từ 1993 đến 2005. Tổng các cam kết ODA môi trường trong giai đoạn 1995 – 2005 đạt mức gần 3 tỷ đôla Mỹ (kể cả các dự án về phát triển tài nguyên nước). Bảng 2: Tài trợ ODA cho lĩnh vực môi trường thời kỳ 1995-2005, triệu US$ TT Chỉ tiêu Trước 1995 1996-2000 2001-2005 1 Tổng số dự án 32 195 341 2 Tổng ODA, tr. USD 68,5 1.047,4 2.925,6 3 Chia theo lĩnh vực 3.1 Tài nguyên thiên nhiên 14,2 44,2 339,6 3.2 Năng lực quản lý 7,2 79,8 458,4 3.3 Bảo tồn thiên nhiên 1,0 252,0 405,0 3.4 Phát triển hạ tầng và ngành 21,1 414,8 779,9 3.5 Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm 25,8 289,2 1043,7 (theo Báo cáo đề tài “Tổng kết các dự án quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường” của Cục Bảo vệ Môi trường năm 2006) Từ 1996 đến nay tổng các cam kết ODA môi trường đã tăng đáng kể, đạt 4,18 triệu USD. Trong những năm 1985-1995 viện trợ ODA cho môi trường chỉ chiếm 9,4% tổng ODA được giải ngân, đã tăng lên 11,6% trong 9
  11. giai đoạn 1996-2000. Một xu thế nhận thấy trong giai đoạn vừa qua là khi số lượng các chương trình, dự án viện trợ cho môi trường có xu hướng giảm dần thì các nhà tài trợ lớn lại có xu hướng tăng vốn ODA cho môi trường lên và những hỗ trợ cam kết dài hạn từ những nhà tài trợ lớn này đang trở nên hết sức quan trọng đối với ngành môi trường của Việt Nam trong thời gian tới. Các dự án đã triển khai trong những năm qua có thể thấy hầu hết tập trung vào những lĩnh vực chính như quản lý lâm nghiệp; quản lý vùng đầu nguồn; phát triển nông thôn; sử dụng bền vững và quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; quy hoạch đô thị (bao gồm cả cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường); phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu; tăng cường thể chế, quản lý và quy hoạch môi trường. Ngoài các lĩnh vực được quan tâm nhiều như nêu trên, những lĩnh vực mà các nhà tài trợ quan tâm ít hơn trong những năm qua đó là bảo tồn rừng ngập mặn và các vùng đất ngập nước; bảo tồn các hệ sinh thái biển và vùng ven biển; phát triển và khai thác thuỷ sản bền vững; quản lý tài nguyên nước; nâng cao nhận thức môi trường; thu thập thông tin dữ liệu về môi trường; giáo dục và đào tạo về môi trường; xây dựng và thực thi chính sách về môi trường. Qua cách phân tích trên có thể thấy rằng, còn có các lĩnh vực môi trường mà Việt Nam quan tâm ưu tiên nhưng trong những năm qua chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía các nhà tài trợ quốc tế. Một trong những nguyên nhân là có thể chúng ta chưa xây dựng được các đề xuất phù hợp với ưu tiên của các nhà tài trợ III.1.2. Đánh giá các thành tựu đạt được của các hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường ở Việt Nam trong những năm qua Trong thời gian qua, hợp tác quốc tế về môi trường cơ bản đã duy trì được mối quan hệ với các đối tác sẵn có. Các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương đã được đẩy mạnh, đồng thời tích cực tham gia các Công ước quốc tế liên quan trong lĩnh vực môi trường. Trong những năm qua, môi trường là lĩnh vực được ưu tiên cao trong hợp tác quốc tế và đạt được hiệu quả đáng kể trong việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, góp phần giúp Việt Nam tham gia các diễn đàn trong khu vực và thế giới. Việt Nam trong những năm qua đã có quan hệ hợp tác với các đối tác quan trọng như Canada, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Hà Lan, Thụy Sỹ, ADB, UNDP, WB, WWF, v.v Trong những năm tới mối quan hệ này sẽ tiếp tục được duy trì và tăng 10
  12. cường, góp phần vào hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và triển khai Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (tại Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003); xây dựng và ban hành Luật Bảo vệ môi trường 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Cụ thể kết quả thu hút các dự án hợp tác quốc tế về môi trường trong những năm gần đây như sau : Bảng 3: Kết quả thu hút các dự án hợp tác quốc tế về môi trường trong những năm gần đây Số Các nội dung ưu tiên Số dự án Tổng kinh Các nhà tài trợ chính TT của Việt Nam liên quan phí (triệu $) 1 Tăng cường xây dựng 32 108,5 WB, UNDP, BMZ, thể chế AusAID, GovNED, Sida, Danida, NORAD 2 Bảo vệ môi trường ở 26 263,9 ADB, WB, UNDP, các lưu vực sông, bảo JBIC, BMZ, GovNED, tồn thiên nhiên và đa Danida, WWF, ACIAR dạng sinh học 3 Bảo vệ môi trường ven 12 12,3 GovNED, WB, UNDP, biển, biển NORAD, EC, WWF, GTZ, ACIAR, USAID 4 Xã hội hoá việc bảo vệ 24 51,2 UNDP, DRC, NORAD, môi trường WB, GovNED, Danida, AusAID, EC, USAID, AECI, DEFRA 5 Sử dụng và khai thác 35 17,6 WB, UNDP, AusAID, hợp lý tài nguyên thiên GovNED, CIDA, WWF, nhiên, tận dụng chất Danida, NORAD, EC, thải trong sản xuất USAID, BMZ, DEFRA, GTZ, Sida 6 Thích ứng với biến đổi 9 182,8 WB, ADB, AusAID, khí hậu Danida, DRC, OFDA, EC, USAID, CIDA III.1.3. Đánh giá những hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong những năm qua So với tiềm năng hiện có, việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn ODA nói chung và vốn ODA cho các hoạt động bảo vệ môi trường trong thời gian 11
  13. qua đã bộc lộ một số hạn chế và bất cập như sau: 1 Các đơn vị được giao triển khai các dự án ODA chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của ODA cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Thường coi đây là nguồn vốn nước ngoài cho không, nếu là vốn vay thì Chính phủ có trách nhiệm trả nợ. Bởi vậy dẫn tới hiệu quả triển khai một số dự án ODA rất kém hiệu quả và không bền vững. 2 Việc cụ thể hoá các chủ trương, chính sách trong sử dụng các nguồn vốn ODA cho các hoạt động bảo vệ môi trường còn chậm và thiếu cụ thể, chưa đi sát với các điều kiện triển khai trong thực tiễn. Mặc dù đã có chủ trương, chính sách và định hướng về thu hút và sử dụng ODA ở tầm vĩ mô, song một số Bộ, ngành và địa phương còn chậm triển khai thành các chương trình, dự án cụ thể vào ngành và địa phương mình, nên chưa phát huy hết vai trò làm chủ trong hợp tác với nhà tài trợ. 3 Việc phối hợp vốn ODA với các nguồn vốn khác trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn lãnh thổ chưa tốt, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA. 4 Khuôn khổ pháp lý về quản lý và sử dụng ODA còn nhiều bất cập. Giữa các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA và các văn bản pháp quy chi phối nguồn vốn này còn thiếu sự đồng bộ. Quy trình và thủ tục thu hút và sử dụng ODA chưa rõ ràng và còn thiếu minh bạch. Đây cũng là những trở ngại cho việc thu hút các nguồn vốn ODA và triển khai trong thực tiễn. 5 Các quy trình thủ tục quản lý ODA của Việt Nam và nhà tài trợ chưa hài hoà, gây chậm trễ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư trong triển khai. 6 Năng lực đội ngũ cán bộ của tổ chức quản lý ODA còn nhiều yếu kém. Cơ cấu tổ chức và phân cấp trong công tác quản lý và sử dụng ODA chưa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới quản lý. Đồng thời năng lực cán bộ tham gia quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hợp tác quốc tế và ngoại ngữ. 7 Công tác theo dõi và đánh giá ODA còn hạn chế. Chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính chưa thực hiện nghiêm túc và thiếu các chế tài cần thiết. 12
  14. 8 Trong các dự án đề xuất còn có nhiều dự án có tính hiệu quả thấp và thiếu tính bền vững. Đây cũng là một trong những hạn chế của một số dự án ODA về môi trường trong những năm qua. 9 Các dự án đầu tư trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong những năm qua còn mất cân đối nhiều. Khoảng 80% viện trợ cho lĩnh vực tài nguyên trong khi chỉ có 20% tài trợ cho công tác bảo vệ môi trường. 10 Các dự án viện trợ cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong những năm qua có sự mất cân đối giữa cấp trung ương và địa phương. Thường tập trung nhiều ở cấp trung ương, trong khi đó tỷ lệ viện trợ cho cấp địa phương là thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy do năng lực quản lý và điều hành của địa phương kém cũng đã tạo nên sự mất cân đối này. III.2. Định hướng Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020 III.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong thời gian tới Từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan được ban hành đã có sự thay đổi cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý môi trường từ cấp trung ương đến địa phương . Việc thay đổi đã có các tác động tích cực cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường của Việt Nam. Tuy nhiên, với thực tế tình hình quản lý môi trường hiện tại, công tác quản lý môi trường của Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức. Có thể thấy những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý môi trường của Việt Nam trong những năm tới là như sau: a) Thuận lợi: - Bộ máy quản lý môi trường được củng cố và tăng cường từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Tiềm lực về thiết bị cho công tác quan trắc và giám sát môi trường đã được tăng cường đáng kể ở cả cấp quốc gia và một số địa phương trên cả nước; - Hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực môi trường đã từng bước được hoàn thiện để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường; - Nhận thức về môi trường của các cấp, các ngành và người dân đã được nâng cao đáng kể thông qua các chương trình dự án trong và ngoài nước về nâng cao nhận thức môi trường cộng đồng; 13
  15. - Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tốt để gia tăng các sức ép môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ. Buộc các doanh nghiệp phải cải thiện chất lượng môi trường trong sản xuất kinh doanh của mình để đáp ứng với các yêu cầu của nền kinh tế hội nhập. Mặt khác ở góc độ nhà nước cũng phải hoàn thiện về khung pháp lý và thể chế trong lĩnh vực môi trường để đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Hội nhập cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận các công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. - Sự nhiệt tình và thiện chí của các tổ chức quốc tế trong việc trợ giúp chính phủ và người dân Việt Nam nhằm cải thiện chất lượng môi trường. b) Khó khăn - Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng trong lĩnh vực quản lý môi trường từ cấp trung ương đến địa phương. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế trong mấy năm gần đây và xu thế phát triển trong những năm tiếp theo thì nguồn nhân lực cho quản lý môi trường vừa thiếu, lại vừa yếu, không đáp ứng các yêu cầu quản lý trong thực tiễn. Đặc biệt là ở cấp địa phương, đây là một bất cập rất lớn nếu chúng ta không sớm có các giải pháp khắc phục. Thực tế này đã được khẳng định thông qua hàng loạt các báo cáo đánh giá của các tổ chức liên quan về môi trường; - Mặc dù chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải thiện khung pháp lý và thể chế trong lĩnh vực môi trường, song hệ thống các văn bản pháp luật này vẫn chưa đồng bộ, còn chồng chéo và khó thực thi trong thực tiễn. Một thực tế đó là tốc độ phát triển của nền kinh tế quá nóng, trong khi đó lại thiếu các nguồn lực cho công tác quản lý môi trường. Đặc biệt công tác dự báo còn yếu dẫn đến các chính sách, các văn bản pháp luật ban hành mới rất nhanh bị lỗi thời và kém hiệu quả; - Nhận thức môi trường của người dân tuy đã được nâng lên song vẫn còn nhiều bất cập, do các đối tượng xác định để nâng cao nhận thức chưa đầy đủ. Đặc biệt trong những năm qua, chúng ta chưa chú trọng nâng cao nhận thức môi trường cho các cán bộ quản lý, lãnh đạo tại một số ngành và địa phương. Có thể nói hoạt động nâng cao nhận thức cho “quan trí” hầu như chưa trú trọng trong những năm qua. Đây là những đối tượng sẽ có tác động rất lớn đến môi trường. Đặc biệt là các cấp lãnh đạo tại các địa phương, những người chỉ đạo thực thi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên một vùng lãnh thổ rộng và phức tạp; - Các thách thức lớn nhất của Việt Nam về môi trường trong những năm tới đó là sự gia tăng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề khu vực nông 14
  16. thôn, khu công nghiệp và đô thị. Các vấn đề môi trường phải đối mặt đó là ô nhiễm nguồn nước, xử lý nước thải và chất thải rắn. Hiện nay ngành công nghiệp môi trường của Việt Nam còn quá non trẻ, chưa đủ tiềm lực để đảm nhận, giải quyết và khắc phục các vấn đề môi trường trong những năm tới; - Chúng ta đang thiếu các công cụ kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất. Đặc biệt các công cụ kinh tế và chính sách để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực tái chế, xử lý chất thải; - Chúng ta đang thiếu các định mức kinh tế kỹ thuật cho các hoạt động nghiên cứu, điều tra cơ bản. Đây là công việc gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động điều tra cơ bản, đánh giá chất lượng môi trường trong thực tiễn. Nhiều định mức đã ban hành cách đây rất lâu, không phù hợp và xa rời với thực tiễn cần phải xem xét, chỉnh sửa và ban hành. - Các tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam cũng đang thiếu, chưa đầy đủ đã gây khó khăn cho công tác quản lý và thực thi Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn; - Chúng ta đang thiếu các công cụ kinh tế hữu hiệu để huy động các nguồn lực của xã hội và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Thiên tai và các tai biến môi trường sẽ gia tăng mạnh trong những năm tới, đặc biệt là các tỉnh miền núi và duyên hải. Một trong các nguyên nhân cơ bản đó là tác động của biến đổi khí hậu, sự suy giảm nghiêm trọng rừng đầu nguồn tại nhiều tỉnh miền núi trên cả nước. Nếu không sớm có các mô hình để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn thì nguy cơ xẩy ra các thảm hoạ thiên nhiên trong những năm tới là không thể tránh khỏi. - Việt Nam chưa có các chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực trong xã hội như khối tư nhân, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ chức xã hội. Đặc biệt là sự huy động các tổ chức phi chính phủ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường là rất cần thiết và góp phần quan trọng vào chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Đây là lực lượng tri thức có thể góp phần đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước nếu như chúng ta có các chính sách phù hợp để huy động họ; - Việt Nam đang thiếu nhóm chuyên gia có trình độ để xây dựng các đề xuất dự án. Thực tế cho thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng để xin tài trợ các dự án cho bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong những năm qua chúng ta chỉ nhận được rất ít so với tiềm năng chúng ta có. Bởi vậy đây cũng là một trong những khiếm khuyết cơ bản trong những năm qua mà chúng ta chưa khắc 15
  17. phục được; - Sau năm 2010, Việt Nam sẽ bị đưa ra khỏi danh sách các quốc gia nghèo. Bởi vậy Việt Nam sẽ không còn nhận được các khoản viện trợ và các ưu đãi ODA như trước đây nữa. Nếu chúng ta không sớm khắc phục những bất cập trên đây thì sẽ là thách thức lớn cho công tác bảo vệ môi trường trong những năm tới. Bởi vậy, từ nay đến 2010 Việt Nam cần ưu tiên cho các hoạt động để khắc phục những khiếm khuyết này. Từ những đánh giá về các thuận lợi và khó khăn trong công tác hợp tác quốc tế về môi trường của Việt Nam trong thời gian qua và trong những năm tới như đã nêu ở trên, các chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020 sẽ được phân ra hai giai đoạn: - Các chương trình ưu tiên hợp tác quốc tế BVMT đến 2010 - Các chương trình ưu tiên hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường từ 2011 đến 2020 Các chương trình ưu tiên này sẽ được đề xuất trên cơ sở các đánh giá về ưu tiên của các nhà tài trợ về bảo vệ môi trường của Việt Nam cho từng giai đoạn tương ứng. Đồng thời căn cứ vào các ưu tiên trong quản lý môi trường của Việt Nam trong những năm tới đề có các chương trình đề xuất phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác sử dụng các nguồn vốn ODA về môi trường trong những năm qua. III.2.2. Định hướng các dự án ưu tiên trong Chương trình hợp tác quốc tế về BVMT III.2.2.1. Định hướng giai đoạn từ 2008 đến 2010 Trong giai đoạn này sẽ tập trung vào các lĩnh vực hợp tác về thể chế và tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý môi trường các cấp. Các chương trình hợp tác này nhằm đáp ứng các yêu cầu về đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý môi trường từ cấp trung ương đến địa phương. 1) Hoàn thiện khung pháp lý và thể chế cho công tác quản lý môi trường Đây là lĩnh vực rất quan trọng cần sự hợp tác quốc tế để cải thiện công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam. Việc hoàn thiện khung pháp lý và thể chế cho công tác quản lý môi trường là hết sức quan trọng. Đây là một trong các yếu tố tác động đến năng lực quản lý và thực thi Luật bảo vệ môi trường ở tất cả các cấp. Trong phần này sẽ tập trung ưu tiên vào: 16
  18. 1 Từ các kết quả rà soát việc thực hiện các cam kết trong các công ước quốc tế của Việt Nam, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật và các văn bản cần thiết để thực hiện các cam kết trong Công ước đã ký, góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một nước thành viên tham gia Công ước. 2 Hoàn chỉnh Luật đa dạng sinh học và các văn bản dưới luật liên quan; 3 Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cải thiện khung pháp lý để tăng cường sự tham gia của các tổ chức NGOs vào các hoạt động bảo vệ môi trường. 4 Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật cho công tác tham vấn cộng đồng đối với các dự án môi trường. 2) Xây dựng mới, chỉnh sửa các tiêu chuẩn môi trường liên quan nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường Các tiêu chuẩn chỉnh sửa, bổ sung: - Rà soát các tiêu chuẩn môi trường về không khí xung quanh, khu vực sản xuất để bổ sung các thông số ô nhiễm mới, chỉnh sửa các giới hạn của các thông số cũ cho phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam; - Rà soát các tiêu chuẩn môi trường về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước thải để bổ sung các thông số ô nhiễm mới, chỉnh sửa các giới hạn của các thông số cũ cho phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam; - Rà soát các tiêu chuẩn môi trường về chất lượng đất để bổ sung các thông số ô nhiễm mới, chỉnh sửa các giới hạn của các thông số cũ cho phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam; - Xây dựng và ban hành các định mức kinh tế và kỹ thuật cho các hoạt động nghiên cứu, điều tra, xử lý trong lĩnh vực môi trường Các tiêu chuẩn xây dựng và ban hành mới - Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn giới hạn các thông số ô nhiễm chỉ tiêu kim loại nặng và hoá chất trong đất; - Xây dựng và ban hành ngưỡng giới hạn cho phép tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh cho các vùng cụ thể trên cả nước: khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch và giải trí, vùng đệm giữa khu công nghiệp và khu dân cư. 17
  19. - Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cho các công trình xử lý môi trường: Các công trình xử lý chất thải nguy hại, các công trình xử lý khí thải. - Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật cho các hoạt động điều tra, kiểm kê, đánh giá chất lượng môi trường nước, không khí, đa dạng sinh học, chất thải rắn. Đặc biệt các thông số môi trường mới cần bổ sung như chỉ tiêu PCB, POPs. 3) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý môi trường. Việc thay đổi cơ cấu tổ chức của các các cơ quan quản lý môi trường như hiện nay và xu hướng trong những năm tới, đòi hỏi các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý môi trường cho các cấp, các ngành và các địa phương là rất cần thiết. Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo trong giai đoạn này cần tập trung vào: - Đào tạo nâng cao trình độ quản lý môi trường cho các cán bộ quản lý chủ chốt tại các cơ quan quản lý môi trường thuộc ngành tài nguyên và môi trường. Chương trình này cần tập trung đào tạo về kỹ năng quản lý môi trường. - Đào tạo đội ngũ chuyên gia chuyên sâu về các lĩnh vực thẩm định công nghệ môi trường, xử lý chất thải; - Đào tạo kỹ năng quản lý cho các cán bộ các khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia - Đào tạo kỹ năng xây dựng các đề xuất và triển khai các dự án tài trợ quốc tế về bảo vệ môi trường cho các tổ chức NGOs về môi trường và các địa phương. - Đào tạo kỹ năng quản lý dự án. - Đào tạo các kỹ năng trong công tác truyền thông môi trường cho các tổ chức NGOs, các tổ chức chính trị xã hội, báo, đài. 4) Xây dựng và ban hành các công cụ kinh tế nhằm thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp - Nghiên cứu và xây dựng định mức sử dụng nước cho sản xuất của một số ngành công nghiệp có sử dụng lượng lớn nước cho sản xuất như ngành công nghiệp giấy, chế biến thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp dệt, nhuộm, tẩy, 18
  20. - Xây dựng và ban hành mức phí về sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất của các ngành công nghiệp. - Nghiên cứu xây dựng các chính sách để huy động các nguồn lực tham gia vào các hoạt động đầu tư xử lý môi trường, tái chế chất thải. - Nghiên cứu xây dựng các loại phí bảo vệ môi trường (chất thải rắn, khí thải, thuế môi trường, cô ta ô nhiễm). Tập trung vào nước thải và khí thải. - Xây dựng các chính sách ưu đãi, công cụ kinh tế nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư và kinh doanh dịch vụ trong các lĩnh vực tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải tại nguồn. 5) Hoạt động xây dựng các đề xuất dự án môi trường Thực tế cho thấy các cơ quan tư vấn Việt Nam vẫn còn rất yếu trong kỹ năng xây dựng các đề xuất dự án. Chúng ta không thể có nguồn tài trợ nếu chúng ta không có các đề xuất dự án phù hợp. Bởi vậy, việc hợp tác quốc tế để xây dựng các đề xuất này là rất cần thiết trong giai đoạn này. Các đề xuất trong giai đoạn cần tập trung ưu tiên vào các khu vực sau: - Xây dựng đề xuất cải tạo môi trường và cảnh quan cho các lưu vực sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng (sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai); - Xây dựng đề xuất cải tạo môi trường cho các sông bị ô nhiễm nghiêm trọng trong các khu vực nội thị thuộc các thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh - Nghiên cứu thị trường và xây dựng các đề xuất dự án thí điểm về tái chế chất thải công nghiệp, sinh hoạt; - Nghiên cứu xây dựng các đề xuất dự án sử dụng các năng lượng tự nhiên (năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt) để phát điện nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Loại dự án này đang được ưu tiên tài trợ cao; - Xây dựng kế hoạch tổng thể bảo vệ môi trường Việt Nam, tập trung vào ba vùng kinh tế trọng điểm. III.2.2.2. Giai đoạn từ 2011 đến 2020 Trong giai đoạn này, Việt Nam sẽ bị loại ra khỏi danh sách các nước nghèo và sẽ không còn cơ hội để nhận được nhiều các ưu đãi về ODA cho các hoạt động bảo vệ môi trường như giai đoạn trước. Bởi vậy các chương trình ưu tiên hợp tác quốc tế về môi trường trong giai đoạn này cần tập trung để hỗ trợ cho các hoạt động chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm, hỗ trợ xây dựng 19
  21. các dự án đề xuất cho các lĩnh vực xử lý và khắc phục ô nhiễm. Đặc biệt các dự án này sẽ do khu vực tư nhân hoặc các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm để gắn trách nhiệm trong công tác hoàn trả nguồn vốn vay tín dụng cho các nhà tài trợ. Ngoài ra, các hoạt động hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ xử lý môi trường, phát triển ngành công nghiệp môi trường cũng rất quan trọng trong giai đoạn này. Đặc biệt trong giai đoạn này cần có sự hợp tác quốc tế để phát triển các mô hình cộng đồng bảo vệ môi trường tại các khu vực nông thôn, miền núi nhằm cải thiện chất lượng môi trường cho các khu vực này. Cụ thể các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ trong giai đoạn này như sau: 1) Hoạt động nâng cao nhận thức môi trường và truyền thông môi trường - Nâng cao nhận thức hiểu biết về Luật Bảo vệ môi trường, cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng ; - Tăng cường năng lực cho cơ quan truyền thông môi trường cấp quốc gia thông qua các hoạt động đào tạo tăng cường năng cho cán bộ truyền thông và hỗ trợ trang thiết bị truyền thông ; 2) Hoạt động xây dựng các đề xuất dự án môi trường Trong giai đoạn này, các đề xuất dự án cần tập trung vào các khu vực ưu tiên như sau: - Xây dựng các mô hình dự án trình diễn về tiêu thụ và sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, bền vững ; - Tăng cường năng lực quản lý môi môi trường trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm và khắc phục các sự cố môi trường. - Tăng cường sự tham gia của các tổ chức NGOs vào các hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam. - Bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm trong lĩnh vực vật nuôi nhằm đem lại các lợi ích kinh tế cộng đồng và giá trị đa dạng sinh học. - Bảo tồn và phát triển những nguồn gen quý hiếm trong lĩnh vực cây trồng nhằm đem lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng và giá trị đa dạng sinh học. 2) Hoạt động chuyển giao công nghệ xử lý môi trường Hiện tại các công nghệ tái chế chất thải ở Việt Nam còn rất lạc hậu, kém hiệu quả. Bởi vậy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm chuyển giao công nghệ hiện đại, thân htiện môi trường trong lĩnh vực này vào Việt Nam là 20
  22. rất cần thiết. Các công nghệ cần xem xét lựa chọn để chuyển giao như sau: - Công nghệ tái chế các chất thải dạng nhựa - Công nghệ tái chế các chất thải ngành công nghiệp điện tử. - Công nghệ tái chế các loại pin, ắc quy 3) Chương trình cảnh báo sớm về thiên tai Việt Nam vẫn còn thiếu các công cụ và nguồn lực trong công tác cảnh báo sớm về các thiên tai. Bởi vậy cần có các hoạt động hỗ trợ các tổ chức quốc tế trong công tác tăng cường năng lực cảnh báo sớm các thiên tai: - Tăng cường tiềm lực trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác cảnh báo sớm thiên tai cấp quốc gia; - Khảo sát lựa chọn một địa phương điển hình để thực hiện dự án trình diễn về cảnh báo sớm thiên tai. 4) Các yêu cầu bảo vệ môi trường khi quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng môi trường cho các khu đô thị và các khu thể thao, du lịch, giải trí Thực tế Việt nam đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường tại các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn. Do thiếu các kiến thức cũng như các công cụ để quản lý và thực thi các quy hoạch này. Bởi vậy, cần có sự hợp tác quốc tế nhằm cải thiện môi trường cho các khu vực này: - Xây dựng và ban hành các hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các quy hoạch hạ tầng môi trường tại các khu đô thị; - Xây dựng và ban hành các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với quy hoạch phát triển đô thị. - Thí điểm mô hình quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng môi trường cho một khu đô thị và rút kinh nghiệm nhân rộng cho các khu vực khác. -Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật đối với quy hoạch hệ thống hạ tầng môi trường khu thể thao, du lịch và giải trí 5) Đánh giá hiệu quả thực thi các luật, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường Dự kiến sau 05 năm thực thi các Luật, văn bản quy phạm pháp luật về môi trường sẽ phải tiến hành đánh giá tính hiệu quả của các văn bản này và các bất cập cần khắc phục. Bởi vậy đây là hoạt động cũng rất cần sự hợp tác của các tổ chức quốc tế có tính chuyên môn hoá cao, có kinh nghiệm để hỗ trợ thực hiện đánh giá và đưa ra các khuyến nghị. 21
  23. - Triến khai các chương trình đánh giá các luật và các văn bản pháp luật liên quan về môi trường và đề xuất các khuyến nghị - Sửa đổi hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật liên quan về bảo vệ môi trường trên cơ sở các kết quả phát hiện từ các hoạt động đánh giá. 6) Đào tạo, tăng cường năng lực quản lý môi trường - Đào tạo tăng cường năng lực cho các tổ chức NGOs để tham gia đảm nhận các dịch vụ như: đánh giá tác động môi trường; đánh giá môi trường chiến lược; thực hiện kiểm soát ô nhiễm; tham gia giám sát việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường; - Thí điểm hỗ trợ mô hình tăng cường năng lực cho 06 tổ chức NGOs tại 03 khu vực trên cả nước trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. 7) Thí điểm các mô hình thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Các tác động của biến đổi khí hậu trong những năm tới đã được các nhà khoa học cảnh báo. Bởi vậy, để tránh các hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường cần có các chương trình dự án trình diễn trong các mô hình hoạt động canh tác nông nghiệp, các quy hoạch sử dụng đất tại một số khu vực nhằm thích ứng với các tác động biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các rủi ro về môi trường. Các chương trình ưu tiên trong hoạt động này sẽ tập trung vào: - Nghiên cứu và triển khai 03 mô hình trình diễn tại 03 khu vực miền Trung, miền Bắc, miền Nam về thích ứng với biến đổi khí hậu trong các hoạt động canh tác nông nghiệp. - Thực hiện thí điểm 03 dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại 3 khu vực bị tác động của biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. III. 3. Các giải pháp triển khai chương trình Để các chương trình kế hoạch hợp tác quốc tế nêu trên có thể triển khai theo đúng lộ trình và đem lại hiệu quả, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau: 1. Các giải pháp về chính sách và thể chế: a) Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn để đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản và dễ thực hiện trong quản lý và sử dụng nguồn viện trợ ODA cho các hoạt động bảo vệ môi trường; b) Sửa đổi chính sách tài chính trong nước đối với ODA cho phù 22
  24. hợp với tình hình thực tiễn của đất nước; c) Xây dựng cơ chế theo dõi và đánh giá các dự án ODA về bảo vệ môi trường để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn vốn này. 2. Các giải pháp về tổ chức: a) Cục Bảo vệ môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành và các địa phương để làm việc với các nhà tài trợ tiềm năng nhằm hoàn thiện các đề xuất dự án ưu tiên theo lộ trình đề ra; b)Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA để có thể đảm nhận và triển khai hiệu quả nguồn vốn này; b) Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý và triển khai thực hiện các dự án ODA về bảo vệ môi trường; c) Tổ chức các cuộc họp thường niên giữa các nhà tài trợ và cơ quan quản lý môi trường cấp quốc gia để xác định các ưu tiên hàng năm. 3. Các giải pháp về tăng cường năng lực thu hút và sử dụng ODA: a) Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý nghiệp vụ thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ; b) Nâng cao năng lực xây dựng các đề xuất dự án ODA trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thông qua cơ chế, chính sách để huy động các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước tham gia xây dựng các đề xuất ưu tiên bảo vệ môi trường theo lộ trình đề ra trong Chương trình; c) Đào tạo tăng cường năng lực cho các cán bộ của Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn viên trợ. 4. Các giải pháp về công khai, minh bạch a) Xây dựng hệ thống các tiêu chí làm cơ sở lựa chọn các chương trình, dự án đề xuất theo Danh mục xin tài trợ theo lộ trình đề ra trong Chương trình; b) Có cơ chế, chính sách mở rộng diện thụ hưởng ODA đối với các đối tượng ngoài khu vực nhà nước để tham gia các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích bảo vệ môi trường trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan tới thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn 23
  25. ODA; c) Công khai hoá toàn bộ thông tin và tài liệu về Chương trình Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường tới các Bộ, ngành và các địa phương, các tổ chức NGOs để làm cơ sở tìm kiếm các đơn vị xây dựng các dự án đề xuất sử dụng nguồn vốn này phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. 5. Các giải pháp về thông tin, giới thiệu Chương trình a) Duy trì một trang Website nhằm cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho các hoạt động ưu tiên về bảo vệ môi trường trong Chương trình; b) Tăng cường giới thiệu các nội dung Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường nhằm tìm kiếm các nhà tài trợ, các nhà xây dựng đề xuất dự án để triển khai hiệu quả các nội dung đề xuất trong Chương trình; c) Có chế độ khen thưởng đối với những cá nhân và tập thể trong nước, tổ chức quốc tế trong việc tài trợ, xây dựng đề xuất, tham gia triển khai hiệu quả các chương trình ưu tiên trong kế hoạch góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. 6. Các giải pháp về tăng cường quan hệ đối tác với các nhà tài trợ: a) Tăng cường đối thoại giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo vệ môi trường với các nhà tài trợ thông qua Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ về môi trường cho Việt Nam thường niên và giữa kỳ; b) Nâng cao tính chủ động của Cục Bảo vệ môi trường và các địa phương, các tổ chức tư vấn trong việc vận động ODA và xây dựng các đề xuất dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường theo lộ trình đề ra trong Chương trình; c) Hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để thực hiện Tuyên bố Hà Nội. d) Thúc đẩy các nhà tài trợ cùng làm việc với nhau trên cơ sở lợi ích chung và hài hoà quy trình thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ; đ) Xây dựng và ban hành các quy định nhằm hài hoà quy trình thủ tục giữa Chính phủ và các nhà tài trợ trong các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá chương trình dự án ODA cho các hoạt động bảo vệ môi trường. IV. Tổ chức thực hiện kế hoạch 24
  26. 1. Lồng ghép nội dung của chương trình vào kế hoạch phát triển của ngành tài nguyên môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020 Các đơn vị trong ngành tài nguyên môi trường căn cứ các nội dung của Chương trình để xây dựng các chương trình, dự án ODA, lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị mình trong từng giai đoạn 2. Phối hợp với các nhà tài trợ: Cục BVMT, các đơn vị trong bộ và các địa phương trong phạm vi chức năng của mình giới thiệu với các nhà tài trợ về nội dung của Chương trình, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong nước và các nhà tài trợ trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các dự án theo lộ trình đề ra. 3. Theo dõi, báo cáo và cập nhật kết quả triển khai Chương trình: Cục BVMT chủ trì theo dõi tình hình thực hiện các nội dung của Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả triển khai thực hiện và đề xuất các giải pháp điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường trong thực tế của giai đoạn thực hiện Chương trình. 25
  27. Bảng 4 TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại I Các chương trình/dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường giai đoạn 2008 đến 2010 I.1 Hoàn thiện khung pháp lý và thể chế cho công tác quản lý môi trường 1 Hỗ trợ xây dựng và ban hành các Hoàn thiện hệ Sida, WB, văn bản hướng dẫn thi hành Luật thống văn bản x pháp luật bảo vệ 2008 - 2009 Cục BVMT Bảo vệ môi trường năm 2005 môi trường nhằm đáp ứng công tác quản lý nhà nước về môi trường 2 Xây dựng các hướng dẫn kỹ . WB, thuật và các văn bản quy phạm DANIDA, pháp luật để thực hiện các cam SIDA kết trong các Công ước Việt 2008 - 2009 Nam đã tham gia ký kết.
  28. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại Xây dựng các hướng dẫn kỹ Tăng cường việc WB, thuật và các văn bản quy phạm tuân thủ các cam DANIDA, pháp luật để thực hiện các cam kết của Việt Nam Sida 2.1 kết trong Công ước Stockholm. trong Công ước Stockholm đồng x 2009 - 2010 Cục BVMT thời nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi pháp luật bảo vệ môi trường 2.2 Xây dựng các hướng dẫn kỹ Tăng cường việc Hà Lan, thuật và các văn bản quy phạm tuân thủ các cam DANIDA, pháp luật để thực hiện các cam kết của Việt Nam Sida kết trong các Công ước Đa dạng trong Công ước sinh học, Công ước Ramsar Đ DSH và Công x 2009 - 2010 Cục BVMT ước Ramsar đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi pháp luật bảo vệ môi trường Xây dựng các hướng dẫn kỹ Tăng cường việc WB, thuật và các văn bản quy phạm tuân thủ các cam DANIDA, 2.3 pháp luật để thực hiện các cam kết của Việt Nam Sida kết trong các Công ước trong Công ước 27
  29. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại Rotterdam Rotterdam đồng x 2009 - 2010 Bộ NN&PTNT thời nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi pháp luật bảo vệ môi trường Xây dựng các hướng dẫn kỹ Tăng cường việc WB, 2.4 thuật và các văn bản quy phạm tuân thủ các cam DANIDA, pháp luật để thực hiện các cam kết của Việt Nam Sida kết trong các Công ước Basel trong Công ước Rotterdam đồng x 2009 - 2010 Cục BVMT thời nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi pháp luật bảo vệ môi trường 3 Hỗ trợ xây dựng Luật đa dạng Hoàn thiện hệ UNDP, sinh học và các văn bản dưới luật thống pháp luật DANIDA, Vụ Môi trường liên quan ; môi trường, góp x Sida ; phần bảo tồn đa 2008-2009 dạng sinh học Hỗ trợ xây dựng và ban hành các Tăng cường sự WB, văn bản quy phạm pháp luật tham gia của các UNDP, 4 tổ chức NGOs nhằm cải thiện khung pháp lý để vào các hoạt x 2009 - 2010 Cục BVMT 28
  30. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại tăng cường sự tham gia của các động bảo vệ môi tổ chức NGOs vào các hoạt động trường, góp phần bảo vệ môi trường. đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Hỗ trợ xây dựng và ban hành các Tăng cường hiệu WB, Ford hướng dẫn kỹ thuật cho công tác quả sự tham gia Foundation, 5 của cộng đồng DANIDA tham vấn cộng đồng đối với các vào các hoạt x dự án môi trường động bảo vệ môi 2009-2010 Cục BVMT trường và tham gia xây dựng các chính sách trong lĩnh vực môi trường I.2 Xây dựng mới, chỉnh sửa các tiêu chuẩn môi trường liên quan nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường A Các tiêu chuẩn chỉnh sửa, bổ sung: 29
  31. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại Hỗ trợ rà soát các tiêu chuẩn môi Nhằm cải thiện chất lượng môi trường về không khí xung quanh, trường trong khu Sida, Thụy khu vực sản xuất để bổ sung các 1 vực sản xuất và x Sỹ, thông số ô nhiễm mới, sửa đổi xung quanh, từng DANIDA 2009 -2010 Vụ Môi trường các giới hạn của các thông số cũ bước nâng cao cho phù hợp với lộ trình gia nhập chất lượng cuộc WTO của Việt Nam; sống cho người dân Hỗ trợ rà soát các tiêu chuẩn môi Nhằm ngăn ngừa JICA, Sida, 2 trường về chất lượng nước mặt, ô nhiễm và nâng Đức nước ngầm, nước thải và bổ sung cao chất lượng các thông số ô nhiễm mới, sửa các nguồn nước đổi các giới hạn của các thông số tiếp nhận; ngăn x 2009 -2010 Vụ Môi trường cũ cho phù hợp với lộ trình gia ngừa các rủi ro nhập WTO của Việt Nam; bệnh tật và cao chất lượng cuộc sống cho người dân Hỗ trợ rà soát các tiêu chuẩn môi Nhằm ngăn ngừa Sida, ADB, các nguy cơ ô DANIDA, trường về chất lượng đất để bổ 3 nhiễm môi EU sung các thông số ô nhiễm mới, trường đất và x 30
  32. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại sửa đổi các giới hạn của các nước ngầm, nâng 2009 -2010 Vụ Môi trường thông số cũ cho phù hợp với lộ cao chất lượng trình gia nhập WTO của Việt các nông sản Nam; phẩm . Hỗ trợ xây dựng và ban hành Nâng cao hiệu UNDP, 4 định mức kinh tế và kỹ thuật cho quả triển khai các WB, JICA, các hoạt động nghiên cứu, điều đề tài dự án trong NORAD, tra, thống kê , xử lý trong lĩnh thực tiễn; tạo x Nhật vực môi trường và tài nguyên điều kiện thuận 2009 -2010 Vụ kế hoạch tài chính; lợi cho công tác Cục BVMT thẩm định và phê duyệt các định mức kinh tế ,kỹ thuật các đề tài dự án B Các tiêu chuẩn ban hành mới Hỗ trợ xây dựng và ban hành tiêu Sida, 1 Làm cơ sở đề DANIDA, chuẩn giới hạn các thông số ô đánh giá mức độ x WB, 2009 -2010 nhiễm đối với chỉ tiêu kim loại ô nhiễm đất và có UNDP 31
  33. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại nặng và hoá chất trong đất; các biện pháp cải Vụ Môi trường tạo Hỗ trợ xây dựng và ban hành Làm cơ sở để SIDA, thẩm định các dự DANIDA, ngưỡng giới hạn cho phép tiêu 2 án phát triển các WB, 2009 -2010 chuẩn môi trường không khí khu công nghiệp; UNDP xung quanh cho các vùng cụ thể Ngăn ngừa các x Vụ Môi trường trên cả nước. nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động thu hút đàu tư và phát triển công nghiệp. 3 Hỗ trợ xây dựng và ban hành các Phục vụ cho công SIDA, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cho tác thẩm định x DANIDA, các công trình xử lý môi trường. chất lượng các WB, 2009 -2010 Vụ Môi trường công trình xử lý UNDP môi trường I.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý môi trường. 32
  34. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại Đào tạo nâng cao trình độ quản Nâng cao năng CIDA, lực quản lý môi SIDA, 2009 - 2010 Cục BVMT lý môi trường cho các cán bộ trường của các cơ DANIDA, quản lý chủ chốt tại các cơ quan 1 quan quản lý nhà x JICA, quản lý môi trường thuộc ngành nước về môi tài nguyên và môi trường. trường nhằm đáp Chương trình này cần tập trung ứng các yêu cầu đào tạo về kỹ năng quản lý môi quản lý môi trường. trường trong nền kinh tế hội nhập. Đào tạo đội ngũ chuyên gia Tăng cường hiệu SIDA, quả công tác DANIDA, chuyên sâu về các lĩnh vực thẩm 2 quản lý nhà nước GTZ định công nghệ môi trường, xử về chuyển giao x 2009-2010 Cục BVMT lý chất thải; công nghệ, ngăn ngừa nguy cơ nhập khẩu các công nghệ ô nhiễm vào Việt Nam Đào tạo kỹ năng xây dựng các đề Nâng cao năng WB, lực xây dựng các UNDP, xuất dự án cho các tổ chức 3 đề xuất dự án x 2009-2010 Cục BVMT NGOs về môi trường và các địa nhằm tranh thủ 33
  35. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại phương. các nguồn lực đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam 4 Đào tạo kỹ năng quản lý dự án. Nâng cao hiệu WB, quả quản lý dự x UNDP 2009-2010 Cục BVMT án, đáp ứng các yêu cầu của các nhà tài trợ Đào tạo các kỹ năng trong công Nâng cao chất DANIDA, tác truyền thông môi trường cho lượng truyền 5 UNDP, 2009 - 2010 các tổ chức NGOs, các tổ chức thông môi x CIDA, chính trị xã hội, báo, đài. trường, góp phần JICA, Cục BVMT nâng cao nhận JBIC. thức môi trường của cộng đồng Xây dựng và ban hành các công cụ kinh tế nhằm thúc đẩy áp I.4 dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp 34
  36. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại Hỗ trợ xây dựng định mức sử Tiết kiệm tài DANIDA, 1 nguyên nước, tiết dụng nước cho sản xuất của một SIDA, kiệm chi phí sản x số ngành công nghiệp có sử dụng JICA 2009-2010 xuất và giảm Vụ Môi trường lượng lớn nước cho sản xuất. thiểu ô nhiễm môi trường nước Hỗ trợ xây dựng và ban hành Khuyến khích các DANIDA, mức phí về sử dụng tài nguyên doanh nghiệp đổi SIDA, 2 nước cho sản xuất của các ngành mới công nghệ, x JICA 2009-2010 Vụ Môi trường công nghiệp. áp dụng sản xuất sạch hơn Hỗ trợ xây dựng các chính sách Tăng cường công WB, để huy động các nguồn lực tham tác xã hội hóa x UNDP, 3 gia vào các hoạt động đầu tư xử trong bảo vệ môi SIDA, EU 2009-2010 lý môi trường, tái chế chất thải. trường góp phần Vụ Môi trường cải thiện chất lượng môi trường và cuộc sống I.5 Hoạt động xây dựng các đề xuất dự án môi trường Cải thiện chất JICA, Xây dựng đề xuất cải tạo môi 35
  37. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại trường và cảnh quan cho các lưu lượng môi trường DANIDA, 1 lưu vực sông ADB ; vực sông đang bị ô nhiễm nhằm ngăn ngừa nghiêm trọng (sông Cầu, sông sự suy thoái các x 2009 -2010 Cục BVMT Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai); hệ sinh thái thủy vực; giảm thiểu các rủi ro về bệnh tật cho người dân khi sử dụng nguồn nước và các sản phẩm ở lưu vực này Cải tạo cảnh quan JICA, Xây dựng đề xuất cải tạo môi Cục BVMT ; DANIDA, 2 môi trường cho Sở TN&MT các thành trường cho các sông bị ô nhiễm đô thị và nâng x ADB ; 2009 - 2010 phố Hà Nội và Hồ Chí nghiêm trọng trong các khu vực cao chất lượng Minh nội thị thuộc các thành phố Hà cuộc sống cho người dân Nội và Hồ Chí Minh Giảm thiểu ô SDC, Nghiên cứu thị trường và xây 3 nhiễm môi x USAID, 2009 -2010 Cục BVMT dựng các đề xuất dự án thí điểm trường và nâng JICA, về tái chế chất thải công nghiệp, cao chất lượng NORAD , tăng trưởng của Hoa Kỳ, 36
  38. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại sinh hoạt; nền kinh tế SIDA 4 Giảm thiểu phát Hà Lan, Nghiên cứu xây dựng các đề xuất thải khí nhà kính, Đức, dự án sử dụng các năng lượng tự góp phần giảm nhiên (năng lượng gió, mặt trời, thiểu tác động 2009 -2010 Bộ Công Thương địa nhiệt) để phát điện nhằm biến đổi khí hậu x toàn cầu giảm phát thải khí nhà kính. Loại dự án này đang được ưu tiên tài trợ cao; 5 Làm cơ sở để kêu Xây dựng kế hoạch tổng thể bảo gọi các nhà tài trợ Hàn Quốc ; vệ môi trường Việt Nam, tập quốc tế vào khu SIDA ; trung vào ba vùng kinh tế trọng vực này nhằm DANIDA 2009 -2010 Cục BVMT ; Chi Cục điểm. từng bước cải x BVMT Miền Trung, Tây thiện chất lượng nguyên và Đông Nam Bộ môi trường tại ba vùng kinh tế trọng điểm của đất nước 37
  39. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại II Các chương trình/dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường giai đoạn từ 2011 đến 2020 II.1 Hỗ trợ xây dựng các đề xuất dự án môi trường Nâng cao nhận - Xây dựng các mô hình dự Nhật bản, thức môi trường Đức, Thụy 2011-2012 1 án trình diễn về tiêu thụ và và góp phần vào x Điển, EU Cục BVMT sản xuất các sản phẩm thân sự phát triển bền thiện môi trường, bền vững ; vững Nâng cao năng Tăng cường năng lực quản lý lực kiểm soát ô môi môi trường cho cơ quan nhiễm môi x bảo vệ môi trường cấp quốc trường cho cơ 2 gia và 03 địa phương lựa quan quản lý môi DANIDA, 2012 - 2017 Cục BVMT trường quốc gia chọn trong hoạt động kiểm và một số địa soát ô nhiễm và khắc phục phương; giảm 38
  40. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại các sự cố môi trường. thiểu tối đa ô nhiễm môi trường từ các sự cố môi trường Thực hiện mục x Tăng cường sự tham gia của tiêu xã hội hoá WB, 2012 - 2014 các tổ chức NGOs vào các công tác bảo vệ UNDP 3 hoạt động bảo vệ môi trường môi trường trong Cục BVMT của Việt Nam. thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Góp phần thực Bảo tồn và phát triển các hiện công ước Đ nguồn gen quý hiếm trong DSH; tạo cơ hội x WB, Cục BVMT; Bộ lĩnh vực vật nuôi nhằm đem nâng cao thu UNDP 2013 - 2018 NN&PTNT 4 lại các lợi ích kinh tế cho nhập cho cộng đồng(đặc biệt là cộng đồng và giá trị đa dạng nông dân) góp sinh hoc. phần xoá đói nghèo Góp phần thực Bảo tồn và phát triển những hiện công ước Đ WB, 2015 - 2020 nguồn gen quý hiếm trong DSH; tạo cơ hội UNDP Cục BVMT; Bộ 5 lĩnh vực cây trồng nhằm đem nâng cao thu x NN&PTNT 39
  41. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại lại các lợi ích kinh tế cho nhập cho cộng đồng(đặc biệt là cộng đồng và giá trị đa dạng nông dân) góp sinh học. phần xoá đói nghèo II.2 Hoạt động chuyển giao công nghệ xử lý môi trường Hỗ trợ chuyển giao công nghệ tái Giảm thiểu các Hàn Quốc, 1 chế các chất thải dạng nhựa tác động ô nhiễm x x Nhật Bản, 2011-2012 môi trường từ các Đức, EU Cục BVMT chất thải ngành nhựa Hỗ trợ chuyển giao công nghệ tái Giảm thiểu ô Hàn Quốc, 2 chế các chất thải ngành công nhiễm môi x x Nhật Bản, 2012 -2013 Cục BVMT nghiệp điện tử. trường từ các Đứcl, EU chất thải ngành điện tử 3 Hỗ trợ chuyển giao công nghệ tái Giảm thiêu các Hàn quốc; chế các loại Pin và ắc quy nguồn thải nguy x Nhật Bản; 2013 - 2015 Cục BVMT hại trong môi Đức trường 40
  42. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại II.3 Chương trình cảnh báo sớm về thiên tai Tăng cường tiềm lực trang thiết Ngăn ngừa các Hà Lan, 1 bị và đào tạo nguồn nhân lực cho rủi ro xẩy ra cho x x Hoa Kỳ cộng đồng từ các 20011 -2012 Viện KTTV & Môi công tác cảnh báo sớm thiên tai sự cố thiên tai trường cấp quốc gia; Thực hiện dự án trình diễn về Hà Lan, 2 cảnh báo sớm thiên tai cho một x x Hoa Kỳ 2011-2014 Viện KTTV & Môi địa phương lựa chọn. trường II.4 Các yêu cầu bảo vệ môi trường khi quy hoach và xây dựng hệ thống hạ tầng môi trường cho các khu đô thị, thể thao, du lịch và giải trí Hỗ trợ xây dựng và ban hành các Cải thiện từng 1 hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật bước chất lượng Pháp, Đức, môi trường các x x 2011-2012 Bộ Xây dựng; Cục đối với các quy hoạch hạ tầng khu đô thị, đưa BVMT môi trường tại các khu đô thị; công tác quản lý môi trường ở đô thị đi vào nề nếp 41
  43. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại Hỗ trợ xây dựng và ban hành các Nâng cao chất Pháp, Đức 2 yêu cầu bảo vệ môi trường đối lượng quy hoạch 2012-2014 phát triển các khu x Bộ Xây dựng; Cục với quy hoạch phát triển đô thị. đô thị đảm bảo BVMT tính bền vững. Hỗ trợ thí điểm triển khai mô Tăng cường năng SIDA, hình quy hoạch đồng bộ hệ thống lực cho cơ quan x x DANIDA 3 hạ tầng môi trường cho một khu quản lý địa 2013 -2014 đô thị và rút kinh nghiệm nhân phương và hoàn Bộ Xây dựng; Cục rộng cho các khu vực khác. thiện mô hình để BVMT nhân rộng ra các địa phương khác Xây dựng và ban hành hướng Tăng cường hiệu WB, 2015 - 2016 Cục BVMT, dẫn kỹ thuật đối với quy hoạch quả quản lý môi DANIDA, Các đơn vị phối hợp: Bộ 4 hệ thống hạ tầng môi trường khu trường tại các x SIDA VHTT, thế thao và thể thao, du lịch và giải trí khu du lịch, thể dulịch; , Bộ Xây dựng thao, vui chơi giải trí II.5 Đánh giá hiệu quả thực thi các luật, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường Hỗ trợ đánh giá các luật và các Từng bước hoàn WB, 1 văn bản pháp luật liên quan về thiện các văn bản UNDP, quy pham pháp JICA 42
  44. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại môi trường và đề xuất các luật về môi x 2012 -2013 Cục BVMT khuyến nghị. trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường Hỗ trợ sửa đổi và ban hành mới WB, 2 các văn bản pháp luật liên quan UNDP, 2014-2015 Vụ Môi trường; về bảo vệ môi trường nhằm phù x JICA, Cục BVMT; hợp với yêu cầu quản lý trong SIDA, Vụ Pháp chế, Bộ TNMT thực tiễn. DANIDA II.6 Đào tạo, tăng cường năng lực quản lý môi trường Hỗ trợ triển khai dự án đào tạo Tăng cường sự WB, tăng cường năng lực cho các tổ tham gia của các UNDP, Cục BVMT; 1 tổ chức NGOs GTZ, Vụ Thẩm định và đánh chức NGOs về đánh giá tác động vào các hoạt x x DANIDA giá môi trường môi trường; đánh giá môi trường động bảo vệ môi 2012 -2014 chiến lược; thực hiện kiểm soát ô trường góp phần nhiễm; tham gia giám sát việc vào sự phát triển tuân thủ pháp luật bảo vệ môi bền vững 43
  45. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại trường; Hỗ trợ thí điểm mô hình tăng Tăng cường năng WB, 2 cường năng lực cho 06 tổ chức lực cho NGOs và UNDP, NGOs tại 03 khu vực trên cả thực hiện chủ x x SIDA, 2012-2015 Cục BVMT nước trong việc tham gia các chương xã hội GTZ, hoạt động bảo vệ môi trường hóa công tác bảo DANIDA vệ môi trường II.7 Hỗ trợ triển khai thí điểm các mô hình thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Hỗ trợ nghiên cứu và triển khai Giảm thiểu các WB, 03 mô hình trình diễn tại 03 khu tác động biến đổi UNDP, EU, 1 khí hậu đến cộng SIDA, Cục BVMT vực miền Trung, miền Bắc, miền đồng và môi x x DANIDA 2013 -2017 Nam về thích ứng với biến đổi trường, góp phần khí hậu trong các hoạt động canh vào sự phát triển tác nông nghiệp. bền vững Hỗ trợ thí điểm triển khai 03 dự Ngăn ngừa các WB, án điều chỉnh quy hoạch sử dụng rủi ro về kinh tế, UNDP, 44
  46. TT Chương trình/dự án ưu tiên Mục tiêu Loại hình ODA Nhà tài trợ Thời gian dự kiến Cơ quan chủ trì xin tài trợ quan tâm ODA ODA không hoàn hoàn lại lại 2 đất nhằm giảm thiểu các tác động môi trường và x x SIDA, 2015-2020 của biến đổi khí hậu sức khỏe cộng DANIDA, Vụ Đăng ký và Thống kê đồng từ các tác EU đất đai động của biến đổi khí hậu trong tương lai 45