Bài giảng Thanh toán quốc tế trong du lịch

ppt 235 trang vanle 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán quốc tế trong du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_thanh_toan_quoc_te_trong_du_lich.ppt

Nội dung text: Bài giảng Thanh toán quốc tế trong du lịch

  1. Bài giảng THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH (NGHIỆP VỤ THANH TOÁN)
  2. Giáo trình chính: Giáo trình thanh toán quốc tế trong du lịch, TS. Trần Thị Minh Hòa, NXB ĐH KTQD, 2006 Tham khảo: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Đinh Xuân Trình,NXB Giáo dục URC 522, ICC UCP 500, ICC UCP 600, ICC
  3. CHƯƠNG I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1 Khái niệm về ngoại hối 1.2 Khái niệm về tỷ giá hối đoái 1.3 Cơ sở chính để xác định tỷ giá hối đoái 1.4 Phương pháp yết tỉ giá 1.5 Tỷ giá chéo và cách tính 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái 1.7 Vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái 1.8 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến du lịch
  4. 1.1 Khái niệm về ngoại hối Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện thanh toán có giá trị được dùng trong trao đổi thanh toán giữa các quốc gia với nhau.
  5. Theo văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối của VN hiện nay, ngoại hối bao gồm: • Ngoại tệ • Các phương tiện thanh toán quốc tế được ghi bằng ngoại tệ • Các chứng khoán có giá được ghi bằng ngoại tệ • Vàng • Đồng tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng làm công cụ thanh toán quốc tế
  6. 1.2 Khái niệm về tỷ giá hối đoái + Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia. Ví dụ: 1 USD= 116 JPY Ở VN: tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đồng Việt Nam VD: 1USD = 16.195 VND 1GBP = 32.160 VND 1EUR = 20.050 VND
  7. + Tỷ giá hối đoái biểu thị mối quan hệ so sánh trên thị trường giữa giá trị của 2 loại tiền tệ của 2 quốc gia với nhau. VD: Tỷ giá USD/VND = 16.150/16.195 Giá trị của 1 USD so với giá trị của 1 VND được 16.160 lần và 16.195 lần
  8. 1.3 Cơ sở chính để xác định tỷ giá hối đoái + Trong chế độ bản vị vàng (Cơ chế tỷ giá cố định tự động) + Trong chế độ tỷ giá cố định trên cơ sở ngang giá USD (chế độ bản vị USD) + Trong chế độ tỷ giá thả nổi (ngang giá sức mua - PPP)
  9. + Trong chế độ bản vị vàng (Cơ chế tỷ giá cố định tự động) Chế độ bản vị vàng xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào năm 1870 và đến cuối thế kỷ 19 được áp dụng trên toàn châu Âu và Bắc Mỹ. Chế độ bản vị vàng có hai đặc điểm: • Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng và dựa vào hàm lượng vàng • Vàng được tự do xuất nhập khẩu giữa các nước Tỷ giá giữa các đồng tiền được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của chúng với nhau được gọi là ngang giá vàng (gold parity ) và chỉ biến động xung quanh ngang giá vàng trong một biên độ nhất định được giới hạn bởi các điểm vàng (gold points) VD: 1 USD = 0,888671 gr vàng 1 GBP = 2,13281 gr vàng ➔ tỷ giá hối đoái GBP/USD = 2,13281: 0,888671 = 2,4
  10. + Trong chế độ tỷ giá cố định trên cơ sở ngang giá USD (chế độ bản vị USD) Chế độ này được hình thành dựa trên hiệp định Bretton Woods vào năm 1944, nội dung cơ bản: • USD được đưa lên vị trí hàng đầu trong hệ thống tiền tệ thế giới, ngang với vàng • Áp dụng tỷ giá cố định trên cơ sở ngang giá USD: mỗi nước xác định tỷ giá chính thức đồng tiền của mình với USD (dựa trên ngang giá vàng), trên cơ sở đó xác định tỷ giá giữa các đồng tiền với nhau VD: 1 USD = 4 DM = 360 JPY → 1 DM = 90 JPY • Biên độ biến động của các tỷ giá chỉ ở mức +/- 1% so với tỷ giá chính thức. Ngân hàng TW các nước có nghĩa vụ can thiệp vào thị trường để duy trì tỷ giá ở mức biến động cho phép. • Mỹ cam kết đổi USD ra vàng cho các nước theo hàm lượng vàng 1 USD = 0,888671 gr tức là 35 USD/oz • Việc thay đổi tỷ giá chính thức chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của quỹ tiền tệ quốc tế IMF
  11. +Trong chế độ tỷ giá cố định trên cơ sở ngang giá USD (chế độ bản vị USD) → trong chế độ này cơ sở chính để xác định tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ với nhau là việc so sánh hàm lượng USD của hai tiền tệ đó với nhau
  12. + Trong chế độ tỷ giá thả nổi • Tỷ giá của các đồng tiền tự do biến động dưới các tác động của quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường
  13. + Trong chế độ tỷ giá thả nổi Có hai cơ chế tỷ giá thả nổi (floating rate) • Thả nổi hoàn toàn (Clean floating): được áp dụng cho các nước có nền kinh tế đủ mạnh cho phép thị trường và các lực lượng thị trường quyết định tỷ giá • Thả nổi có quản lý (Managed floating): Nhà nước can thiệp thường xuyên vào thị trường để điều chỉnh tỷ giá nhất là khi thị trường có biến động về cung cầu.
  14. + Trong chế độ tỷ giá thả nổi Trong hệ thống tỷ giá hiện đại này, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được xác định ngang giá sức mua của tiền tệ (Purchasing Power Parity) VD: Một máy tính ở Mỹ có giá là 500 USD, tại VN có giá là 8.000.000 VND Ngang giá sức mua giữa USD và VND là : USD/VND = 8.000.000:500 = 16.000 →Tỷ giá hối đoái USD/VND = 16.000
  15. 1.4 Phương pháp yết tỉ giá • Danh mục các mã chữ chính của ISO về đồng tiền của các quốc gia trên thế giới • Phương pháp yết tỉ giá (quotation)
  16. 1.4.1 Danh mục các mã chữ chính của ISO về đồng tiền của các quốc gia trên thế giới • Quy tắc: 3 chữ cái trong đó : 2 chữ cái đầu chỉ tên nước 1 chữ cái sau chỉ tên tiền VD: USD, VND, JPY, GBP, CNY • Ngoại lệ: EUR, SDR
  17. 1.4.2 Phương pháp yết tỉ giá (quotation) • Tỷ giá hối đoái là đại lượng được xác định cụ thể theo không gian và thời gian.
  18. • Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, tỉ giá hối đoái thường được yết: Vd1:Ngày 2/9/2007 tại thị trường Singapore USD/SGD = 1,7585/1,7595 Vd2: Ngày 2/9/2007 tại thị trường New York, Mỹ EUR/USD = 1,2745/1,2775 Trong đó: • Đồng tiền đứng trước (USD trong vd 1, EUR trong vd 2) gọi là đồng tiền yết giá (quoted currency) và 1 đơn vị tiền tệ • Đồng tiền đứng sau (SGD trong vd 1, USD trong vd 2) gọi là đồng tiền định giá (quoting currency) được dùng để biểu hiện thị giá của đồng tiền yết giá → đóng vai trò tiền tệ
  19. Vd1:Ngày 2/9/2007 tại thị trường Singapore USD/SGD = 1,7585/1,7595 Vd2: Ngày 2/9/2007 tại thị trường New York,Mỹ EUR/USD = 1,2745/1,2775 Đứng dưới góc độ ngân hàng: • Tỷ giá đứng trước (1,7585 ở vd1 và 1,2745 ở vd2) là tỷ giá mua vào (BID RATE) • Tỷ giá đứng sau (1,7595 ở vd1 và 1,2775 ở vd2) là tỷ giá bán ra (ASK RATE) A/B = BID RATE/ASK RATE
  20. 1.4.2 Phương pháp yết tỉ giá (quotation) Cách đọc tỷ giá • Trong giao dịch ngoại hối người ta thường lấy tên các nước mà ở đó là thị trường tiền tệ lớn trên thế giới như London-Anh, Tokyo-Nhật, New York- Mỹ VD: thay vì đọc “tỷ giá USD/GBP” người ta đọc “tỷ giá USD-London”
  21. 1.4.2 Phương pháp yết tỉ giá (quotation) • Thông thường trong giao dịch mua bán ngoại hối, người ta chỉ đọc 4 chữ số sau phần lẻ thập phân: hai số thập phân đầu tiên được gọi là số (figure); hai chữ số thập phân sau gọi là điểm (point) Vd: 1,7585 : bảy mươi lăm số, tám mươi lăm điểm
  22. • Chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua thường ở phần điểm nên có thể yết : 1,7585/95
  23. 1.4.2 Phương pháp yết tỉ giá (quotation) Có 2 phương pháp yết: • Yết giá trực tiếp – Direct (certain) quotation • Yết giá gián tiếp – Indirect (incertain) quotation
  24. 1.4.2.1 Trên thị trường ngoại hối quốc gia (trong tỉ giá có nội tệ) + Yết giá trực tiếp: là yết giá của một hoặc một số đơn vị ngoại tệ Ngoại tệ = x đơn vị nội tệ VD: Ngoại tệ Tỷ giá mua Tỷ giá bán USD 16050 16095
  25. • Tỷ giá các loại ngoại tệ áp dụng tại SGD NHNT-TW ngày 26/2/2008 • ©2005-2008 - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank. Mã NT Mua Nhượng Bán AUD 14,461.03 14,548.32 14,817.32 EUR 23,165.91 23,235.62 23,665.25 GBP 30,568.17 30,783.66 31,415.63 JPY 143.37 144.82 148.09 USD 15,937.00 15,937.00 15,939.00
  26. 1.4.2.1 Trên thị trường ngoại hối quốc gia (trong tỉ giá có nội tệ) + Yết giá gián tiếp : là nội tệ được yết giá bằng một số lượng ngoại tệ Chỉ áp dụng ở rất ít các quốc gia như Mỹ, Anh, Euro VD: Tại London tỷ giá sẽ được yết như sau USD= 1,7300/24 Tức là 1 bảng Anh bằng 1,7300/24 USD
  27. 1.4.2.2Trên thị trường ngoại hối quốc tế VD: Tại Tokyo ngày 2/9/2007 : USD/GBP = 0,5770/80 • Trong tỷ giá này đồng tiền yết giá là đồng tiền được yết giá trực tiếp; đồng tiện định giá là đồng tiền được yết giá gián tiếp. • SDR, EUR, USD, GBP luôn được yết giá trực tiếp trên các thị trường ngoại hối
  28. 1.5 Tỷ giá chéo và cách tính 1.5.1 Tỷ giá chéo: Tỷ giá chéo là tỷ giá của 2 đồng tiền bất kỳ được xác định thông qua đồng tiền thứ 3. VD: Có tỷ giá giữa đồng USD và đồng VND, tỷ giá giữa đồng GBP và VND → xác định tỷ giá giữa đồng USD và GBP-tỷ giá chéo
  29. 1.5.2 Quy tắc tính tỷ giá chéo Giả định có 3 đồng tiền A,B,C • Tỷ giá bán của ngân hàng là ASKn, tỷ giá mua của ngân hàng là BIDn • Tỷ giá bán của khách hàng là ASKk, tỷ giá mua của khách hàng là BIDk
  30. Quy tắc 1: Có tỷ giá A/B = eb A/C = ec ➔Tỷ giá chéo B/C = ec:eb VD: USD/JPY = 114,20/114,80 USD/VND = 16.050/16.090 ➔ JPY/VND = ? +Xác định tỷ giá ASKk JPY/VND (khách hàng bán JPY lấy VND) • Khách hàng bán JPY mua USD, tỷ giá áp dụng là BIDk USD/JPY = ASKn USD/JPY =114,80 • Khách hàng bán USD lấy VND, tỷ giá áp dụng là ASKk USD/VND = BIDn USD/VND = 16.050 → ASKk JPY/VND = BIDn JPY/VND = 16.050/114,80 = 139,8
  31. Quy tắc 1: Có tỷ giá A/B = eb A/C = ec ➔Tỷ giá chéo B/C = ec:eb A/B = eb / eb’ A/C = ec / ec’ C/B = eb:ec’ / eb’:ec • TCQK35A 12/3/2008
  32. Quy tắc 2: Có tỷ giá A/C = ea B/C = eb Tỷ giá chéo A/B = ea:eb VD: EUR/VND = 20.050/20.090 USD/VND = 16.060/16.090 →EUR/USD = ? + Xác định tỷ giá bán EUR lấy USD của khách hàng (ASKk EUR/USD ) Bán EUR lấy VND, tỷ giá áp dụng ASKk EUR/VND = BIDn EUR/VND = 20.050 Bán VND lấy USD, tỷ giá áp dụng BIDk USD/VND = ASKn USD/VND = 16.090 ➔ ASKk EUR/USD = BIDn EUR/USD = 20.050 : 16.090 = 1,2461
  33. Quy tắc 2: Có tỷ giá A/C = ea B/C = eb Tỷ giá chéo A/B = ea:eb A/C = ea / ea’ B/C = eb / eb’ A/B = ea:eb’ / ea’:eb
  34. Quy tắc 3: Có tỷ giá: A/B = ea B/C = ec Tỷ giá chéo: A/C = ea x ec C/A = 1 : (ea x ec) VD: GBP/USD = 1,8234/50 USD/ VND = 16.050/16.090 ➔ GBP/VND = ? + Xác định tỷ giá bán GBP lấy VND của khách hàng (ASKk GBP/VND) Bán GBP lấy USD, tỷ giá áp dụng là ASKk GBP/USD = BIDn GBP/USD = 1,8234 Bán USD lấy VND, tỷ giá áp dụng là ASKk USD/VND = BIDn USD/VND = 16.050 ➔ ASKk GBP/VND = BIDn GBP/VND = 1,8234 x 16.050 = 29.265,57
  35. Quy tắc 3: Có tỷ giá: A/B = ea B/C = ec Tỷ giá chéo: A/C = ea x ec C/A = 1 : (ea x ec) A/B = ea / ea’ B/C = ec / ec’ A/C = ea x ec / ea’ x ec’ C/A =1: (ea’ x ec’) / 1: (ea x ec)
  36. 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái • Tốc độ lạm phát trên thị trường của hai quốc gia hữu quan • Mối quan hệ giữa cung và cầu về ngoại hối trên thị trường • Các nhân tố khác
  37. 1.6.1 Tốc độ lạm phát trên thị trường của hai quốc gia hữu quan • Trong điều kiện hiện nay, tại hầu hết các quốc gia, tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở ngang giá sức mua.
  38. 1.6.1 Tốc độ lạm phát trên thị trường của hai quốc gia hữu quan • Giả sử tại Mỹ và Úc có điều kiện kinh tế giống nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do. Một hàng hóa A vào tháng 1 năm 2005 có giá bình quân ở Mỹ 1USD, ở Úc là 1,75 AUD ➔ Ngang giá sức mua của hai đồng tiền USD và AUD USD/AUD = 1,75:1 = 1,75 ➔Tỷ giá hối đoái USD/AUD = 1,75 • Nếu mức lạm phát năm 2005 ở Mỹ là 5% và ở Úc là 8%, nếu không tính đến các nhân tố khác, vào tháng 1/2006 giá hàng hóa A tại Mỹ là 1x(1+0,05), tại Úc là 1,75x(1+0.08). Khi đó ngang giá sức mua của đồng USD và AUD là 1,75(1+0.08) : 1x(1+0.05) ➔ Tỷ giá hối đoái USD/AUD = 1,75 x (1.08:1.05) > 1.75 Như vậy tỷ giá hối đoái USD/AUD có xu hướng tăng
  39. 1.6.1 Tốc độ lạm phát trên thị trường của hai quốc gia hữu quan * KL: Nếu mức giá cả của một nước tăng lên tương đối so với nước khác (chỉ số lạm phát cao hơn) thì đồng tiền nước đó giảm giá so với ngoại tệ và ngược lại.
  40. 1.6.2 Mối quan hệ giữa cung và cầu về ngoại hối trên thị trường Trên các thị trường ngoại hối, cung cầu ngoại hối là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nhạy bén tới sự biến động của tỷ giá + Cung ngoại hối (supply of currencies): những khoản tiền nhận được từ bên ngoài do xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhận đầu tư, đi vay, kiều hối + Cầu ngoại hối (Demand for currencies): những khoản tiền phải chi trả cho bên ngoài như thanh toán nhập khẩu, đầu tư ra bên ngoài, cho vay
  41. 1.6.2 Mối quan hệ giữa cung và cầu về ngoại hối trên thị trường Khi cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối → tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm (đồng tiền nội tệ tăng giá)và ngược lại Bất cứ một nhân tố nào làm ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối cũng dẫn đến sự thay đổi tỷ giá: Cán cân thanh toán quốc tế, mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia
  42. 1.6.3 Các nhân tố khác Trên thực tế, tỷ giá còn chịu tác động của nhiều yếu tố có thể lường trước hoặc không lường trước được: bạo loạn, cú sốc kinh tế chính trị, tin đồn, các yếu tố mang tính chất tâm lý
  43. 1.7 Vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái Vì tỷ giá hối đoái có quan hệ chặt chẽ tới ngoại thương cũng như các biến động kinh tế vĩ mô, cho nên tất cả các nhà nước đều phải can thiệp vào tỷ giá thông qua ngân hàng trung ương khi cần thiết Các biện pháp chủ yếu mà các quốc gia có thể áp dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái bao gồm: • Các biện pháp hành chính • Chính sách hối đoái • Chính sách chiết khấu • Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ
  44. 1.7.1 Các biện pháp hành chính Nhà nước ban hành các chính, chế độ, quy định áp dụng đối với hoạt động mua bán ngoại hối và các đối tượng tham gia mua bán. VD: quy định về số ngoại tệ tối đa mà một tổ chức, cá nhân có thể mang ra khỏi lãnh thổ quốc gia
  45. 1.7.1 Các biện pháp hành chính + Tác động tích cực: có hiệu lực tức thời, nhanh chóng lập lại trật tự trên thị trường ngoại hối + Tác động tiêu cực: Đối nội: trong nền kinh tế quốc dân sẽ xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như buôn lậu, móc ngoặc, hối lộ Đối ngoại: đi ngược lại thỏa thuận quốc tế, đi ngược lại vởi xu thế phát triển, có thể gặp phải biện pháp trả đũa, quan hệ quốc tế căng thẳng => Các biện pháp này chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết.
  46. 1.7.2 Chính sách hối đoái Chính sách hối đoái còn gọi là chính sách thị trường mở (open market policy) Nhà nước thông qua ngân hàng trung ương trực tiếp mua bán ngoại hối trên thị trường để tác động vào cung cầu thị trường qua đó điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Chính sách hối đoái trên thực tế cũng chỉ có tác dụng rất hạn chế vì muốn thực hiện hiệu quả chính sách này, nhà nước phải có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào. Để có nguồn ngoại hối dự trữ nhà nước có thể lập quỹ bình ổn hối đoái ( đọc thêm SGK - 23) ?
  47. 1.7.3 Chính sách chiết khấu Là việc nhà nước điều chỉnh lãi suất chiết khấu của ngân hàng TW từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ làm thay đổi cung cầu ngoại hối và tỷ giá hối đoái. Khi ngân hàng TW tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất của các ngân hàng thương mại sẽ tăng, khi đó luồng vốn ngắn hạn trên thế giới có thể đổ vào quốc gia đó tăng làm cầu tiện tệ trong nước và cung ngoại hối tăng → tỷ giá hối đoái có xu hướng hạ xuống (đồng tiền trong nước tăng giá tương đối). Và ngược lại.
  48. 1.7.3 Chính sách chiết khấu Tác dụng của chính sách chiết khấu Không phải lãi suất là yếu tố duy nhất quyết định sự vận động của luồng vốn giữa các nước tức là nó không phải là nhân tố duy nhất tác động tới cung cầu ngoại hối. Các yếu tố khác: - Lạm phát - Tình hình chính trị - Tăng trưởng kinh tế VD:VND, CHF Chính sách chiết khấu thường được những nước có đồng tiền tự do chuyển đổi (như Mỹ) sử dụng thường xuyên
  49. 1.7.4 Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ + Phá giá tiền tệ (Devaluation) + Nâng giá tiền tệ (Revaluation)
  50. + Phá giá tiền tệ (Devaluation) Phá giá tiền tệ là sự hạ thấp sức mua của tiền tệ của một nước so với ngoại tệ, tức là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ
  51. + Phá giá tiền tệ (Devaluation) Mục đích: • Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện tình trạng cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế • Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài • Khuyến khich luồng vốn vào, hạn chế vốn ra
  52. + Nâng giá tiền tệ (Revaluation) Nâng giá tiền tệ là sự nâng cao sức mua của tiền tệ của một nước so với ngoại tệ, tức là hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. Khi nâng giá tiền tệ, ảnh hưởng của nó sẽ hoàn toàn trái ngược với phá giá tiền tệ
  53. + Nâng giá tiền tệ (Revaluation) Việc nâng giá tiền tệ chỉ xảy ra khi: • Đồng tiền nước đó bị định giá quá thấp so với giá trị thực • Dưới sức ép của các nước bạn hàng lớn • Sử dụng trong trường hợp 1 nước muốn tăng NK để cân bằng cán cân thương mại, hạn chế lạm phát, hạn chế việc tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế • Thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài • Ngăn ngừa các đồng tiền mất giá chạy vào nước mình
  54. 1.8 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến du lịch + Khi tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng, tức là đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ → luồng khách du lịch từ nước ngoài vào trong nước tăng → nganh kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành và kinh doanh du lịch nói chung trong nước có lợi → Luồng khách đi du lịch từ trong nước ra nước ngoài giảm → ngành kinh doanh lữ hành gửi khách ra nước ngoài bị ảnh hưởng VD: Thái Lan trong khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1998
  55. 1.8 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến du lịch + Khi tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm thì ảnh hưởng theo chiều hướng ngược lại
  56. CHƯƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ TRONG CÁC HỢP ĐỒNG DU LỊCH QUỐC TẾ 2.1 Khái quát về hợp đồng du lịch quốc tế 2.2. Các điều kiện tài chính – tiền tệ trong các hợp đồng du lịch quốc tế
  57. 2.1 Khái quát về hợp đồng du lịch quốc tế 2.1.1 Định nghĩa • Hợp đồng du lịch quốc tế là một thỏa hiệp ký kết giao kèo giữa những đối tác (Bình đẳng về pháp luật) của các quốc gia khác nhau về việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các mối quan hệ quốc tế trong việc trao đổi khách du lịch hoặc cung ứng những dịch vụ du lịch với một khối lượng nhất định, ở những điều kiện tài chính – tiền tệ nhất định và với một thời hạn nhất định • Về bản chất là một dạng đặc biệt của hợp đồng kinh tế quốc tế
  58. Những hợp đồng du lịch quốc tế có thể ký kết giữa những đối tác theo 3 trường hợp sau: • TH1: Công ty lữ hành VN xây dựng chương trình du lịch, ký hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành gửi khách ở nước ngoài Nhà cung Công ty lữ Ký Doanh nghiệp ứng du lịch hành VN hợp lữ hành ở Bán Khách đồng VN nước ngoài du lịch
  59. TH2: Công ty lữ hành nước ngoài xây dựng chương trình du lịch ký hợp đồng với các nhà cung ứng du lịch Việt Nam (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, ) Nhà cung Công ty lữ Khách du ứng du lịch hành nước lịch VN Bán Ký hợp đồng ngoài du lịch Ký kết hợp đồng du lịch Thực hiện chương trình Doanh nghiệp lữ du lịch hành nhận khách tại VN
  60. - TH3: Công ty lữ hành nước ngoài xây dựng chương trình du lịch ký hợp đồng với các doanh nghiệp lữ hành nhận khách tại VN Công ty lữ hành Công ty lữ Các nhà nước ngoài xây hành VN cung ứng dựng chương trình Ký kết nhận khách Ký kết hợp du lịch VN du lịch hợp đồng đồng du lịch du lịch trong nước Bán Khách du lịch Thực hiện phần chương trình du lịch tại VN thông qua những hợp đồng đã ký
  61. 2.1.3 Nội dung của hợp đồng du lịch quốc tế Nội dung của hợp đồng du lịch quốc tế gồm nhiều điều khoản khác nhau, thông thường bao gồm: + Đối tượng của hợp đồng + Giá cả + Những điều kiện về bảo hiểm y tế + Những điều kiện về khiếu nại và giải quyết những khiếu nại + Những điều kiện về xử phạt khi không thực hiện các cam kết
  62. 2.2. Các điều kiện tài chính – tiền tệ trong các hợp đồng du lịch quốc tế Trong hợp đồng du lịch quốc tế, các điều kiện tài chính tiền tệ bao gồm 2 nhóm như sau 2.2.1 Nhóm các điều kiện về tài chính 2.2.2 Nhóm các điều kiện về tiền tệ
  63. 2.2.1 Nhóm các điều kiện về tài chính 2.2.1.1 Điều kiện về địa điểm thanh toán Khi thỏa thuận hợp đồng, bên nào cũng muốn thanh toán tại nước mình, vì thanh toán tại quốc gia mình có những thuận lợi sau: + Không bị đọng vốn do có thể đến ngày trả tiền mới chi tiền ra hoặc thu tiền về nhanh chóng nên luân chuyển vốn nhanh + Ngân hàng nước mình thu được phí nghiệp vụ + Có thể nâng cao địa vị thị trường tiền tệ của nước mình trên thế giới Trong thực tế việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng giữa hai bên quyết định
  64. 2.2.1.2 Điều kiện về thời gian thanh toán Điều kiện về thời gian thanh toán có thể quy định theo những cách sau: + Trả tiền trước khi thực hiện gửi khách sang và sau khi ký hợp đồng một phần hay toàn bộ số tiền theo hợp đồng. Thời gian có thể được tính theo 2 cách sau: N ngày sau khi ký hợp đồng N ngày sau khi hợp đồng có hiệu lực
  65. + Trả tiền ngay sau khi ký hợp đồng: Trên thực tế thường ít xảy ra vì trong du lịch thường xuyền có sự biến đổi khối lượng khách du lịch cũng như số lượng dịch vụ du lịch + Trả tiền sau: sau khi phục vụ xong đoàn về mới thanh toán. Trong thực tế cách làm này cũng ít gặp vì bên nhận khách có thể gặp nhiều rủi ro. Trong thực tế hay sử dụng nhất là trả tiền ứng trước một khoản cho hợp đồng sau đó thì quyết toán vào cuối kỳ du lịch
  66. 2.2.1.3 Điều kiện về phương thức thanh toán Trong hợp đồng du lịch quốc tế, hai bên có thể sử dụng một trong những phương thức thanh toán sau: + Phương thức chuyển tiền + Phương thức nhờ thu + Phương thức ghi sổ + Phương thức tín dụng chứng từ Nghiên cứu kỹ hơn ở chương 3
  67. 2.2.1.4 Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro về tài chính * Những rủi ro về tài chính thường gặp trong một hợp đồng du lịch quốc tế do bên nhận khách gây ra và các biện pháp ngăn ngừa. Bên doanh nghiệp nhận khách có thể gây ra những rủi ro như sau: • Không cung cấp đủ những dịch vụ cho khách du lịch theo như số lượng đã ký kết trong hợp đồng • Không đảm bảo chất lượng của các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng
  68. Để tránh những rủi ro như trên hai bên đối tác thường thỏa thuận về việc quyết toán giá trị của hợp đồng phụ thuộc vào mức độ hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ du lịch và hàng hóa du lịch được cung cấp. Mức độ hài lòng của khách du lịch được xác định thông qua Phiếu trưng cầu (Evaluation form), khi mức độ hài lòng của khách du lịch thấp, bên gửi khách có thể trừ đi một số % giá trị của hợp đồng khi quyết toán nốt giá trị của hợp đồng
  69. • Bảng 2.1: Phương pháp xác định mức độ hài lòng của khách du lịch về các dịch vụ được cung ứng Mức độ hài lòng của Tỷ lệ % khách du lịch trả khách du lịch lời thỏa mãn hoặc rất thỏa mãn Kém < 66% Trung bình 66% 69% Tương đối tốt 70% - 79% Tốt 80% - 84% Rất tốt 85% - 100%
  70. * Những rủi ro về tài chính thường gặp trong một hợp đồng du lịch quốc tế do bên gửi khách gây ra và các biện pháp ngăn ngừa - Rủi ro do không trả tiền, không chấp nhận thanh toán hay chậm trễ trong thanh toán - Rủi ro do việc thông báo chậm hoặc hoàn toàn không thông báo về việc giảm số lượng khách hay hủy đoàn
  71. * Những rủi ro về tài chính thường gặp trong một hợp đồng du lịch quốc tế do bên gửi khách gây ra và các biện pháp ngăn ngừa Xảy ra trong trường hợp: doanh nghiệp gửi khách và nhận khách chưa là đối tác làm ăn lâu dài, doanh nghiệp gửi khách có quy mô nhỏ lẻ, manh mún trong điều kiện luật pháp chưa phát triển hoàn hảo
  72. * Những rủi ro về tài chính thường gặp trong một hợp đồng du lịch quốc tế do bên gửi khách gây ra và các biện pháp ngăn ngừa Biện pháp đối phó: - Sử dụng đảm bảo của ngân hàng và của các tổ chức đứng ra làm trung gian - Tránh tình trạng khiếu nại của khách về chất lượng và số lượng dịch vụ - Trong hợp đồng phải quy định rõ ràng về các trường hợp xảy ra và mức độ phạt
  73. 2.2.2 Nhóm các điều kiện về tiền tệ 2.2.2.1 Điều kiện về đồng tiền tính giá Đồng tiền tính giá là đông tiền mà thông qua nó biểu thị giá trong hợp đồng. Đồng tiền tính giá có thể: • Là tiền của nước mà một trong hai bên đối tác có quốc tịch • Là tiền nước thứ 3 • Là đồng tiền chung (EUR)
  74. 2.2.2.1 Điều kiện về đồng tiền tính giá Lựa chọn đồng tiền nào là do thỏa thuận giữa các bên, nhưng nhìn chung thường là đồng tiền có giá trị tương đối ổn định vì giá cả của dịch vụ du lịch thường dao động, nếu như giá trị của đồng tiền định giá cũng dao động thì rủi ro cho các bên là rất lớn. Đối với các doanh nghiệp VN thường sử dụng những ngoại tệ mạnh USD, EUR, GBP, JPY làm đồng tiền tính giá.
  75. 2.2.2.2 Điều kiện về đồng tiền thanh toán Đồng tiền thanh toán là đồng tiền dùng để thanh toán cho hợp đồng. Đồng tiền thanh toán có thể: • Là tiền của nước mà một trong hai bên đối tác có quốc tịch • Là tiền nước thứ 3 Trong thực tế đồng tiền thanh toán rất hay trùng với đồng tiền định giá.
  76. 2.2.2.2 Điều kiện về đồng tiền thanh toán Khi xác định đồng tiền thanh toán thường phụ thuộc vào các yếu tố sau: + So sánh lực lượng giữa bên mua và bán + Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế + tập quán sử dụng đồng tiền trên thế giới + Đồng tiền thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh tế thế giới
  77. 2.2.2.2 Điều kiện về đồng tiền thanh toán Khi thỏa thuận hợp đồng, bên nào cũng muốn dùng đồng tiền của nước mình để thanh toán vì: + Có thể nâng cao vị thế của đồng tiền nước mình trên thị trường quốc tế + Không phải dùng đến ngoại tệ để chi trả + Có thể tránh được những biến động về giá trị của những đồng tiền nước ngoài + Có thể tạo điều kiện tăng thêm xuất khẩu hàng của nước mình Ở VN, khi ký kết hợp đồng du lịch quốc tế thường sử dụng đồng tiền thanh toán là các ngoại tệ mạnh. Trong nhiều trường hợp đồng tiền thanh toán là của nước gửi khách đặc biệt là đối với Trung Quốc
  78. 2.2.2.3 Điều kiện về biện pháp ngăn ngừa rủi ro về tiền tệ * Các rủi ro tiền tệ có thể xảy ra: - Giá trị của đồng tiền thanh toán thay đổi do những biến động của quốc gia có đồng tiền đó hoặc do sự biến động về giá cả trên thị trường thế giới - Sự thay đổi định chế của các đồng tiền - Thực hiện các hạn chế về ngoại hối
  79. 2.2.2.3 Điều kiện về biện pháp ngăn ngừa rủi ro về tiền tệ * Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tiền tệ (điều kiện đảm bảo hối đoái) + Đảm bảo bằng vàng: Nguyên tắc: Quy tổng giá trị hợp đồng ký kết ra một số lượng vàng nhất định theo giá trị hiện tại giữa vàng và đồng tiền thanh toán. Khi đến thời điển thanh toán, tổng giá trị phải thanh toán sẽ quy từ lượng vàng tương đương đã xác định ra lượng tiền thực phải thanh toán theo giá trị giữa vàng và đồng tiền thanh toán tại thời điểm thanh toán.
  80. 2.2.2.3 Điều kiện về biện pháp ngăn ngừa rủi ro về tiền tệ + Đảm bảo bằng ngoại hối (ngoại tệ mạnh) Quy Tắc: tính lại tổng giá trị thanh toán tương ứng với những thay đổi về tỷ giá hối đoái của đồng tiền thanh toán tại thời điểm thanh toán so với ngoại tệ khác là ngoại tệ được lấy làm đồng tiền đảm bảo. Việc tính lại đó được xác định theo chiều hướng có thể loại bỏ rủi ro về ngoại tệ. Thông thường các đối tác thỏa thuận lấy tỷ giá trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp vào ngày hôm trước khi thanh toán.
  81. • Một hợp đồng du lịch quốc tế có quy định: Giá tour 500 USD/ khách. Thanh toán bằng VND, tỷ giá quy đổi giữa đồng VND và USD là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá USD/VND khi ký hợp đồng và khi thanh toán Khi thực hiện hợp đồng doanh nghiệp gửi khách gửi 150 khách. Hỏi doanh nghiệp gửi khách phải thanh toán bao nhiêu VND? Biết tỷ giá hối đoái khi ký hợp đồng là USD/VND = 16200, tỷ giá khi thanh toán là 15900.
  82. 2.2.2.3 Điều kiện về biện pháp ngăn ngừa rủi ro về tiền tệ • + Đảm bảo theo rổ tiền tệ • Quy tắc: Các bên đối tác quy định số lượng ngoại tệ được chọn đưa vào rổ tiền tệ và lấy tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ đó so với đông tiền được đảm bảo vào lúc ký kết và lúc thanh toán để điều chỉnh tổng giá trị của hợp đồng đó.
  83. Đảm bảo theo rổ có thể được tính theo 2 cách Cách 1: Tính tỷ lệ biến động theo % của tỷ giá của từng đồng tiền trong rổ tiền tệ so với đồng tiền được đảm bảo tính tại thời điểm thanh toán với thời điểm ký hợp đồng Tính tỷ lệ biến động bình quân của tỷ giá cả rổ tiền tệ so với đồng tiền đảm bảo tính tại thời điểm thanh toán so với thời điểm ký hợp đồng. Điều chỉnh giá trị hợp đồng phải thanh toán theo tỷ lệ biến động trên, nếu biến động có xu hướng giảm thì giá phải tăng và ngược lại
  84. Cách 2: Tính bình quân của tỷ giá hối đoái cả rổ tiền tệ vào lúc ký hợp đồng và lúc thanh toán Tính tỷ lệ biến động của hai tỷ giá bình quân trên. Điều chỉnh giá trị hợp đồng phải thanh toán theo tỷ lệ biến động trên, nếu biến động có xu hướng giảm thì giá phải tăng và ngược lại.
  85. 2.2.3 Các nhân tố tác động đến các điều kiện tài chính-tiền tệ trong một hợp đồng du lịch quốc tế - Tình hình chung của thị trường du lịch - Sự bền vững của các mối quan hệ giữa các đối tác - Những thay đổi về điều kiện tài chính- tiền tệ của các nước đối tác - Sự trực thuộc của các đối tác vào các hệ thống kinh tế thế giới - Hợp đồng du lịch được ký cho bao nhiêu khách - Chất lượng của các dịch vụ cung ứng
  86. Một hợp đồng du lịch có giá trị thanh toán 25000USD được đảm bảo theo rổ tiền tệ EUR, AUD, GBP. Tính số tiền phải thanh toán theo 2 cách tính Tên ngoại tệ Tỷ giá ngày Tỷ giá ngày ký hợp đồng phải thanh toán EUR 0,8815 0.8289 AUD 1,3240 1,3100 GBP 0,5985 0,5495
  87. Chương 3: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG KINH DOANH DU LỊCH • 3.1 Những đặc điểm của du lịch ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế trong du lịch • 3.2 Các phương thức thanh toán quốc tế và sự vận dụng trong kinh doanh du lịch
  88. 3.1 Những đặc điểm của du lịch ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế trong du lịch - Khách du lịch thường đi du lịch theo hai hình thức: có thông qua tổ chức và không thông qua tổ chức (đi tự do) Đối với trường hợp khách đi qua tổ chức (sử dụng những dịch vụ trung gian), hoạt động thanh toán quốc tế thường diễn ra giữa các doanh nghiệp lữ hành gửi khách và doanh nghiệp lữ hành nhận khách hoặc đối với nhà cung cấp du lịch tại điểm du lịch.Khách du lịch Quy trình cung ứng và nhận dịch vụ trong du lịch Khách du lịch + Các nhà cung ứng dịch vụ du Nhận dịch vụ lịch tại điểm du lịch + Các doanh nghiệp lữ hành nhận khách Ký hợp đồng Thanh toán Thanh toán Bán dịch vụ Các doanh nghiệp lữ hành gửi khách
  89. Đối với trường hợp khách đi du lịch không thông qua tổ chức (cá nhân hoặc đoàn khách): đi đến đâu họ tự tìm dịch vụ và thanh toán trực tiếp đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch. Các công cụ thanh toán thường được khách du lịch sử dụng thường là: Tiền mặt, séc, séc du lịch, thẻ tín dụng. Để đảm bảo an toàn và tiện lợi, khách du lịch ngày càng có xu hướng sử dụng phổ biến thẻ thanh toán (thẻ tín dụng) và séc du lịch.
  90. 3.1 Những đặc điểm của du lịch ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế trong du lịch - Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, tức là quá trình tạo ra sản phẩm đồng thời với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp khó có thể thông qua ngân hàng để khống chế được các doanh nghiệp gửi khách về việc chấp nhận thanh toán mới nhận được dịch vụ → việc thanh toán phụ thuộc rất lớn vào thiện chí của bên gửi khách. Khả năng rủi về không được thanh toán hoặc thanh toán chậm đối với bên nhận khách là rất lớn.
  91. 3.1 Những đặc điểm của du lịch ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế trong du lịch - So sánh tương quan thì bên gửi khách thường có ưu thế hơn bên nhận khách. Vì vậy bên nhận khách khó yêu cầu bên gửi khách áp dụng phương thức thanh toán có lợi cho bên gửi khách. Tùy thuộc vào mức độ tin cây của các bên đối tác và khả năng thuyết phục của bên nhận khách thì bên nhận khách phải lựa chọn phương thức thanh toán nào có lợi cho mình hơn.
  92. 3.1 Những đặc điểm của du lịch ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế trong du lịch - Trong du lịch quốc tế, số lượng đối tác du lịch của một doanh nghiệp du lịch thường khá nhiều và số lần giao dịch trong một chu kỳ kinh doanh là rất lớn, nhưng giá trị của mỗi lần giao dịch thường không lớn. Vì vậy, mức độ rủi ro của các doanh nghiệp nhận khách thường cao hơn. Khi bị đối tác không thanh toán, các doanh nghiệp nhận khách thường đành chịu mất vì với giá trị giao dịch không lớn, nếu truy đòi đến cùng thì các khoản lệ phí cũng chiếm gần hết khoản thanh toán.
  93. 3.2 Các phương thức thanh toán quốc tế và sự vận dụng trong kinh doanh du lịch 3.2.1 Bản chất của phương thức thanh toán quốc tế Phương thức thanh toán quốc tế xác định quy trình kỹ thuật về vấn đề thực hiện việc thanh toán của người mua cho người bán với tư cách là các đối tác trong lĩnh vực thương mại quốc tế, là nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
  94. 3.2.2 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 3.2.2.1 Định nghĩa Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người cần chuyển tiền - Remitter) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi – beneficiary) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
  95. 3.2.2.2 Các bên tham gia Thông thường tham gia vào nghiệp vụ chuyển tiền có 4 bên - Người cần chuyển tiền (remitter, payer): là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài - Người hưởng lợi (beneficiary, payee): là người được nhận tiền chuyển - Ngân hàng chuyển tiền (remitting bank): Là ngân hàng ở nước người chuyển tiền - Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền: ngân hàng ở nước người hưởng lợi (beneficiary’s bank, corresponding bank)
  96. 3.2.2.3 Quy trình thanh toán Quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền Ngân hàng Ngân hàng đại lý chuyển tiền 3 Chuyển tiền tới ngân hàng đại lý Yêu cầu Chuyển tiền tới 2 chuyển 4 tiền người hưởng lợi Người chuyển Phát sinh nhu cầu chuyển tiền Người hưởng lợi tiền 1 (1) Người cần chuyển tiền cần chuyển một khoản tiền cho người hưởng lợi vì một lý do nào đó: mua hàng, sử dụng dịch vụ, đầu tư (2) Người cần chuyển tiền viết đơn yêu cầu chuyển tiền: Nếu không có tài khoản tại ngân hàng chuyển tiền thì phải đem tiền mặt đến Nếu có tài khoản mở tại ngân hàng thì họ phải lập ủy nhiệm chi hay lệnh chuyển tiền (payment order) (3) Ngân hàng chuyển tiền chuyển tiền tới ngân hàng đại lý ở nước ngoài Trên thực tế ngân hàng chuyển tiền chỉ yêu cầu ngân hàng đại lý trả tiền cho người hưởng lợi và ghi có cho tài khoản của ngân hàng đại lý ở ngân hàng mình. (4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người được hưởng lợi
  97. 3.2.2.4 Các yêu cầu khi chuyển tiền Khi người mua hay người cần chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền thì người đó cần phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu do ngân hàng quy định: lệnh chuyển tiền hay ủy nhiệm chi (payment order). Ở một số ngân hàng có thể dùng tiêu đề: giấy chuyển tiền ra nước ngoài (Application of foreign remittance) Nội dung của yêu cầu chuyển tiền: - Tên và địa chỉ của các bên có liên quan - Số tiền chuyển (bằng chữ và bằng số) - Lí do chuyển - Hình thức chuyển - Các yêu cầu khác - Ký tên, đóng dấu
  98. * Hình thức chuyển: + Bằng điện – Telegraphic Transfer Remittance (TT/TTR) Ưu: Thời gian chuyển rất nhanh Nhược: Ngoài phí trả cho ngân hàng, phải trả thêm tiền điện phí + Bằng thư – Mail Transfer Remittance (M/T / MTR) Ưu: Tiết kiệm chi phí điện tín Nhược: Lâu chuyển Muốn chuyển theo hình thức nào, người yêu cầu chuyển tiền chỉ việc đánh dấu vào mẫu của ngân hàng. Hiện nay, khi thanh toan chuyển tiền, các bên thường chọn cách chuyển tiền bằng điên, việc chuyển tiền bằng thư hầu như không còn được áp dụng nữa.
  99. 3.2.2.5 Trường hợp áp dụng phương thức chuyển tiền + Trả tiền nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ + Thanh toán cho các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ + Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư hoặc chi tiêu phi thương mại + Chuyển kiều hối Điều kiện tiên quyết khi áp dụng phương thức chuyển tiền: 2 bên có sự tin cậy tuyệt đối, có quá trình làm ăn lâu dài Các ngân hàng thương mại khuyên chỉ nên áp dụng phương thức chuyển tiền cho những hợp đồng có giá trị nhỏ, và thời hạn hợp đồng ngắn
  100. 3.2.2.6 Áp dụng phương thức chuyển tiền trong kinh doanh du lịch • Trong hợp đồng du lịch quốc tế thường quy định về việc thanh toán đặt cọc. Phương thức chuyển tiền là thích hợp nhất trong thanh toán giữa các đối tác. • Phụ thuộc vào hợp đồng đã ký kết, các doanh nghiệp lữ hành gửi khách sẽ chuyển khoản thanh toán cho các cơ sở nhận khách theo các phương pháp khác nhau:
  101. Các trường hợp cụ thể + Chuyển khoản đặt cọc được thực hiện vào trước ngày đoàn khởi hành, vào ngày đoàn khởi hành, hoặc sau khi đoàn khởi hành được một số ngày. Sauk hi đoàn về chuyển khoản quyết toán + Chuyển khoản đặt cọc theo định kỳ theo định kỳ chuyển khoản quyết toán + Chuyển khoản một lượng tiền nhất định để đảm bảo trang trải chi phí cho cả mùa du lịch + Chuyển khoản trước toàn bộ giá trị theo hợp đồng
  102. Ở Việt Nam, việc thanh toán thường theo trình tự sau: - Chậm nhất 14 ngày tính đến ngày đoàn đến. bên gửi khách thông báo chính xác số lượng khách sẽ đi cho bên nhận khách. Bên nhận khách gửi giấp báo giá cụ thể, số tiền phải thanh toán cho bên gửi khách - Chậm nhất 7 ngày tính đến ngày đoàn đến, bên nhận khách phải nhận được thanh toán đặt cọc của bên gửi khách Một ngày trước khi đoàn về hay một số ngày sau khi đoàn về, bên gửi khách chuyển tiền thanh toán nốt số còn lại
  103. 3.2.3 Phương thức ghi sổ (Open account) 3.2.3.1 Định nghĩa Phương thức ghi sổ là một phương thức thanh toán mà người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu.
  104. 3.2.3.2 Quy trình thanh toán Quy trình thanh toán của phương thức ghi sổ Ngân hàng Ngân hàng bên bán 4 bên mua 4 4 Người bán 1 Người mua 2 1 3 1. Hai bên đối tác ký hợp đồng kinh tế 2. Người bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cùng với chứng từ hàng hóa dịch vụ 3. Người bán báo nợ trực tiếp 4. Người mua dung phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ thanh toán
  105. 3.2.3.3 Ðặc điểm và trường hợp áp dụng * Đặc điểm - Ðây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các Ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản đa song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản chỉ là để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên.
  106. * Trường hợp áp dụng - Thường dùng cho thanh toán nội địa - Hai bên phải thực sự tin cậy lẫn nhau - Dùng cho phương thức mua bán hàng đổi hàng, nhiều lần, thường xuyên trong một thời kỳ - Phương thức này chỉ có lợi cho người nhập khẩu - Dùng cho thanh toán tiền gửi bán hàng ở nước ngoài - Dùng trong thanh toán tiền phi mậu dịch: tiền cước phí vận tải, bảo hiểm
  107. * Chú ý khi áp dụng - Căn cứ ghi nợ của người xuất khẩu thường là hoá đơn thương mại - Căn cứ nhận nợ của người nhập khẩu , hoặc là dựa vào trị giá hoá đơn giao hàng, hoặc là dựa vào kết quả nhận hàng ở nơi nhận hàng - Phương thức chuyển tiền hoặc là bằng thư, hoặc là bằng điện cần phải được thoả thuận thống nhất giữa hai bên - Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán tiền ngay
  108. 3.2.3.4 Áp dụng phương thức thanh toán ghi sổ trong du lịch • Các doanh nghiệp lữ hành khi áp dụng phương thức thanh toán ghi sổ sẽ tiết kiệm được chi phí chuyển tiền. Nhưng do tính chất trung gian trong hoạt động du lịch và số lượng đối tác lớn nên phương thức này ít được áp dụng. Thường chỉ áp dụng thanh toán phạt do khiếu nại. • Ở Việt Nam, phương thức này chưa được áp dụng để thanh toán
  109. 3.2.4 Phương thức nhờ thu (Collection of payment) 3.2.4.1 Định nghĩa Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.
  110. 3.2.4 Phương thức nhờ thu (Collection of payment) 3.2.4.2 Các bên tham gia - Người bán tức là người hưởng lợi (principal) - Ngân hàng bên bán tức là ngân hàng được bên bán ủy thác (Remitting bank ) - Ngân hàng đại lý của bên bán, là ngân hàng ở nước người mua, thực hiện chức năng thu hộ (Collecting bank) - Người mua tức là người có nghĩa vụ trả tiền (Drawee)
  111. 3.2.4.3 Các loại nhờ thu a) Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection) Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở nước người mua căn cứ vào hối phiếu do người bán lập ra, còn chứng từ về hàng hóa thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
  112. Quy trình thanh (1) Người bán và người mua ký hợp đồng kinh tế quốc tế toán: (2) Người bán giao hàng và các chứng từ có liên quan cho người mua (3) Người bán lập hối phiếu (Bill of Exchange) đòi tiền người mua và ủy Quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu phiếu trơn thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu (Collection instruction) Ngân hàng 24 Ngân hàng đại (4) Ngân hàng phục vụ bên bán gửi chỉ phục vụ bên lý thị nhờ thu và hối phiếu cho ngân bán (Remitting (Collecting hàng đại lý của mình ở nước người bank) 7 bank) mua nhờ thu tiền (5) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền cho hối phiếu (6) Người mua trả tiền hay chấp nhận 8 5 6 trả tiền cho hối phiếu 3 (7) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho ngân hàng bên bán nếu người mua trả ngay. Trong trường hợp người mua chấp nhận trả tiền cho hối phiếu thì ngân hàng đại lý Người bán 1 Người mua giữ hối phiếu lại hoặc gửi hối phiếu (Principal) (Drawee) đã được chấp nhận trả tiền cho ngân 2 hàng phục vụ bên bán (8) Ngân hàng phục vụ bên bán trả tiền cho bên bán hoặc gửi hối phiếu đã được người mua ký chấp nhận trả tiền cho bên bán.
  113. a) Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection) +Áp dụng Phương thức nhờ thu phiếu trơn có độ rủi ro cao nên chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau: - Người bán và người mua có độ tin cậy lẫn nhau cao - Trong giao dịch giữa công ty con, chi nhánh với công ty mẹ - Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa - Thanh toán về các dịch vụ du lịch
  114. 3.2.4.3 Các loại nhờ thu • b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) • Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào các chứng từ gửi hàng kèm theo. Người mua sau khi thanh toán tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì mới được nhận chứng từ đi nhận hàng.
  115. Quy trình thanh toán Quy trình thanh toán cũng giống như nhờ thu phiếu Quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu có kèm trơn nhưng khác ở một số chứng từ Ngân hàng 24 Ngân hàng đại khâu sau: phục vụ bên 1 lý bán (Remitting 7 (Collecting (2)Người bán gửi hàng bank) 4 bank) không kèm chứng từ gửi 8 5 6 hàng cho người mua 3 (3)Người bán lập một bộ Người bán 1 Người mua chứng từ nhờ ngân hàng (Principal) (Drawee) 2 thu hộ và các chứng từ 1 gửi hàng kèm theo (6) Người mua phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì mới được giao chứng từ đi nhận hàng
  116. b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) + Áp dụng So với phương thức nhờ thu phiếu trơn, phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người bán hơn, nhưng người bán vẫn có thể gặp phải rủi ro tiềm ẩn: - Người bán thông qua ngân hàng chỉ mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của người mua, chứ không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. - Việc trả tiền của người mua có thể chậm Vì vậy phương thức này cũng chỉ nên áp dụng trong trường hợp các đối tác quen thuộc và có độ tin cậy cao.
  117. 3.2.4.4 Một số vấn đề cần lưu ý trong phương thức thanh toán nhờ thu - Chỉ thị nhờ thu do người bán lập phải đảm bảo những nguyên tắc hợp lệ của văn bản viết, trong đó chứa đầy đủ, chính xác những thông tin liên quan Trong thực tế người bán sẽ phải điền đầy đủ vào mẫu chỉ thị nhờ thu có sẵn của ngân hàng - Các điều kiện trả tiền D/P (Delivery of Documentary against Payment): Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ: Trả tiền thì được nhận chứng từ. Người mua phải trả tiền cho hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ gửi hàng cho họ D/A (Delivery of Documentary against Acceptance): Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ: Chấp nhận trả tiền thì được nhận chứng từ. Người mua phải ký chấp nhận thanh toán vào hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ gửi hàng cho họ.
  118. 3.2.4.5 Áp dụng phương thức nhờ thu trong kinh doanh du lịch • Phương thức này thường được áp dụng trong việc thanh toán giữa khách du lịch tự do và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch. • Trong trường hợp các khách du lịch thanh toán cho cơ sở kinh doanh du lịch bằng các công cụ thanh toán không phải là tiền mặt (séc du lịch, thẻ tín dụng), sau khi nhận các công cụ thanh toán đó, doanh nghiệp du lịch phải gửi chúng đến ngân hàng nhờ thu hộ. Phương thức này có thể coi là nhờ thu phiếu trơn
  119. (1) Để có các công cụ thanh toán như séc du lịch, thẻ tín dụng khách du lịch phải mua hoặc đăng ký xin sử dụng đối với một ngân hàng Y nào đó (2) Để có thể nhận thanh toán các công Quy trình cụ thanh toán như séc du lịch, thẻ tín dung, doanh nghiệp A phải đăng ký thanh toán với một ngân hàng Z nào đó (là ngân hàng đại lý của một hoặc một số Quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu trong du lịch mạng thanh toán) (3) Khách du lịch nhận dịch vụ du lịch Ngân hàng đại 26 Ngân hàng đại và thanh toán bằng séc du lịch hoặc lý Y 1 lý Z thẻ tín dụng. Khi nhận các công cụ 5 này doanh nghiệp A phải kiểm tra thật kỹ tính hợp lệ của công cụ thanh toán (4) Sau khi nhận thanh toán, trong thời 7 2 4 hạn quy định (7 ngày) doanh nghiệp 1 A phải gửi séc du lịch, hóa đơn thanh toán với thẻ tín dụng đến ngân hàng Z để nhờ thu hộ theo nguyên tắc ký Khách du lịch Doanh nghiệp hậu chuyển nhượng X du lịch A 3 1 (5) Ngân hàng Z theo định kỳ sẽ gửi những chứng từ đó sang ngân hàng Y để đòi thu (6) Sau khi đã nhận được những chứng từ đòi thu gửi đến, nếu chúng hợp lệ thì ngân hàng Y sẽ thanh toán cho ngân hàng Z. Nếu chứng từ đòi thu không hợp lệ sẽ gửi trả cho ngân hàng Z (7) Trong trường hợp nhận được thanh toán, ngân hàng Z sẽ thanh toán cho doanh nghiệp A, nếu các chứng từ đòi thu bị trả lại, ngân hàng Z sẽ gửi trả cho doanh nghiệp A
  120. 3.2.5 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit) 3.2.5.1 Khái niệm: Là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
  121. 1. Hai bên ký hợp đồng3.2.5.2Trình kinh tế quốc tế tự tiến hành: 2. Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình Quy trình thanh toán của phương thức tín dụng chứng yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng từ 3. Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, Ngân hàng 3 Ngân hàng ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập mở L/C thông báo L/C một thư tín dụng và thông qua ngân 7 hàng đại lý của mình ỏ nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín 10 dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu 8 9 4. Khi nhận được thông báo này, ngân 2 6 4 hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, và khi nhận được bản gốc thư tín 1 dụng, thì chuyển ngay cho người Người nhập Người xuất xuất khẩu khẩu khẩu 5. Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư 5 tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng 8. Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ không quá 7 6. Sau khi giao hàng, người xuất khẩu ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ và lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu tín dụng xuất trình thông qua ngân bằng văn bản, yêu cầu người nhập khẩu trả lời hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán (nếu có trong vòng 2 ngày làm việc. thỏa thuận trước giữa hai ngân hàng 9. Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ và quyết định thì ngân hàng thông báo sẽ thanh chấp nhập hay từ chối thanh toán. toán ngay cho nhà xuất khẩu khi 10. Căn cứ vào ý kiến của người nhập khẩu, Ngân hàng người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ xin thanh toán). mở L/C quyết định nhận chứng từ và trả tiền hoặc 7. Ngân hàng thông báo L/C gửi bộ quyết định từ chối nhận chứng từ và từ chối trả chứng từ của người xuất khẩu sang tiền. Nếu quyết định từ chối nhận chứng từ thì ngân cho ngân hàng mở L/C hàng mở L/C phải chuyển trả chứng từ lại cho ngân hàng xuất trình.
  122. 3.2.5.3 Những nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại Bao gồm những điều khoản sau: • Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng, nhằm để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng. • Ðịa điểm mở: Là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Ðịa điểm này có ý nghĩa khi chọn luật áp dụng nếu xảy ra tranh chấp có xung đột về pháp luật. • Ngày mở: Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng không.
  123. 3.2.5.3 Những nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại • Tên địa chỉ của những người hưởng lợi và người mở L/C • Ngân hàng mở L/C: là ngân hàng thường được hai bên xuất khẩu và nhập khẩu thoả thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu ngân hàng phát hành L/C và tìm cách thông báo L/C đó cho người xuất khẩu . • Ngân hàng thông báo: thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu. Khi nhận đựoc điện thông báo L/C của ngân hàng mở L/C ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản. Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó, chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương.
  124. • Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng mở L/C và có thể là một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C uỷ nhiệm. Ngân hàng mở L/C có thể chỉ định ngân hàng trả tiền là chi nhánh của mình, nhưng với điều kiện ngân hàng chi nhánh đó ở nước khác (Ðiều 2 UCP 500) • Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nó. Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
  125. 3.2.5.3 Những nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại • Số tiền của thư tín dụng: Số tiền của L/C vừa ghi bằng số, vừa ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được. Những từ “khoảng chừng, độ khoảng” hoặc những từ ngữ tương tự được dùng đê chỉ biên độ số tiền của L/C cho phép xê dịch hơn kém không quá 10% của tổng số tiền đó. • Thời hạn hiệu lực: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với L/C .
  126. 3.2.5.3 Những nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại • Thời hạn trả tiền của L/C: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. éi?u này có thể nhận dạng ở hối phiếu của người xuất khẩu ký phát. Thời hạn về giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định như đã phân tích ở trên, thời hạn giao hàng có thể có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
  127. 3.2.5.3 Những nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại • Những nội dung về hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi vào thư tín dụng. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá như điều kiện có sở giao hàng, nơi gửi nơi giao hàng cũng được ghi vào thư tín dụng. • Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là môt bằng chứng của người xuất khẩu chứng mình rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng. • Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.
  128. 3.2.5.3 Những nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại • Chữ ký của ngân hàng mở L/C : L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật. L/C mở bằng thư phải được ký bằng chữ ký đã được lưu ký tại ngân hàng đại lý. L/C mở bằng điện phải có sự đồng ý của ngân hàng mở L/C).
  129. 3.2.5.4 Các loại thư tín dụng thương mại • Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (Irrevocable L/C): là loại L/C sau khi mở ra và người xuất khẩu thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung trong thời hạn hiệu lực của nó. Một L/C không ghi IRRECOCABLE thì vẫn được coi là không huỷ bỏ được.
  130. 3.2.5.4 Các loại thư tín dụng thương mại • Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng không còn quyền đòi lại tiền dù trong bất kỳ trường hợp nào.
  131. 3.2.5.4 Các loại thư tín dụng thương mại • Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirm irrevocable L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ được một ngân hàng xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C.
  132. 3.2.5.4 Các loại thư tín dụng thương mại • Thư tín dụng chuyển nhượng (transferable L/C) : là L/C không thể huỷ bỏ, trong đó quy định người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác.
  133. • Thư tín dụng tuần hoàn (revolving L/C): là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy cho đến khi nào tổng giá trị L/C được thực hiện. L/C có thể tuần hòan theo 3 cách : . Tự động (automatic) : Sau khi xử dụng xong L/C lại tự động có giá trị như cũ, không cần thông báo của NH mở. Trong L/C ghi " we open irrevocable L/C revolving monthly.The full amount again becomes available under the same terms and conditions, on the first day of each calendar month, . Bán tự động (part automatic) : Sauk hi sử dụng L/C, trong một thời hạn nhất định, nếu không có thông báo gì từ phía ngân hàng mở L/C thì một L/C mới với các điều kiện tương tự lại tiếp tục có hiệu lực. Trong L/C ghi " this will be operative for the second & third shipment unless otherwise notice by us. . Hạn chế (restrictive) phải có thông báo của ngân hàng mở về hiệu lực của một L/C mới được tái lập thì L/C đó mới có giá trị. L/C ghi " reinstatement by us by way of amendment. L/c có thể tuần hòan theo số tiền hoặc thời gian, khi tuần hòan theo thời gian , L/C phải ghi rõ ngày hết hiệu lực của mỗi lần tuần hòan.
  134. 3.2.5.4 Các loại thư tín dụng thương mại • Defered L/C -L/C trả chậm : L/C trong đó quy định việc trả tiền cho người bán sẽ được thực hiện sau 1 thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date) Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định.Khi bộ chứng từ được NH xác định là hợp lệ, NH sẽ chấp nhận thanh tóan và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả 1 lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận.
  135. 3.2.5.4 Các loại thư tín dụng thương mại • Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C): người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.
  136. 3.2.5.4 Các loại thư tín dụng thương mại • Thư tín dụng đối ứng: là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở. Loại L/C này được sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng, phương thức gia công.
  137. 3.2.5.4 Các loại thư tín dụng thương mại • Red clause L/C (anticipatory) - L/C có điều khỏan đỏ : Là lọai L/C có điều kiện cho phép người hưởng được nhận một khỏan tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hay hối phiếu kèm chứng từ chứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse ‘ receipt) biên lai của người giao nhận (forwarder ‘s receipt ) thông thường khi nhận khỏan tiền ứng trước này , người hưởng lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ xuất trình một bộ chứng từ theo quy định của L/C sau đó . Khỏan ứng trước sẽ được khấu trừ vào tiền thanh tóan bộ chứng từ.
  138. 3.2.5.4 Các loại thư tín dụng thương mại • Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C): Là một L/C không thể hủy ngang trong đó ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu có sự vi phạm hợp đồng hay thỏa thuận từ phía người xin mở L/C. Trong L/C dự phòng, ngân hàng mở ghi rõ L/C này chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C, ngược lại nếu không có sự vi phạm ấy, L/C dự phòng sẽ không được thực hiện. L/C dự phòng được sử dụng như một hình thức bảo lãnh trong một phạm vi rất rộng bao gồm các họat động thưong mại , tài chính.
  139. 3.2.5.5 Áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong du lịch • Ngân hàng sẽ trả tiền cho người thụ hưởng mà không cần yêu cầu người này phải trình những giấy tờ chứng minh mình đã giao hàng. Người thụ hưởng chỉ cần ký vào những chứng từ cần thiết hoặc trình những chứng từ chứng minh quyền được thanh toán của mình. • Các ngân hàng vận dụng phương thức tín dụng chứng từ phục vụ cho du lịch dưới hai hình thức sau: + Một ngân hàng gửi một mệnh lệnh cho ngân hàng khác, là đối tác của mình ở nước ngoài, yêu cầu ngân hàng này trả cho một người thụ hưởng một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định. + Một ngân hàng gửi một văn bản cho ngân hàng đối tác của mình ở nước ngoài hứa trả cho khoản tín dụng mà ngân hàng này đã cho một doanh nghiệp nào đó theo yêu cầu của mình vay
  140. Chương 4: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH • 4.1 Các phương tiện thanh toán thanh toán thông dụng trong lĩnh vực thương mại quốc tế • 4.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng trong du lịch
  141. 4.1.1 Hối phiếu (Bill of Exchange) • Để thống nhất việc lưu thông hối phiếu, các nước tư bản đã ban hành các luật hối phiếu như: • Luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA). Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 “Uniform Commercial Codes of 1962” (UCC). Công ước Giơ-ne-vơ (Geneva) đợc các nước ký kết năm 1930.Đó là luật thống nhất về hối phiếu “Uniform Law for Bills of exchange” (ULB). ULB mang tính chất khu vực thuộc Châu Âu. • Pháp tham gia công ước Geneva năm 1930, nhưng chính thức áp dụng luật ULB vào năm 1930. Việt Nam là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, nên cũng áp dụng luật này từ năm 1937 cho đến nay. Vì vậy ngày nay để giải thích về hối phiếu ở nước ta cũng chỉ nên dựa vào ULB hơn là các văn bản pháp lý khác. vì ULB được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
  142. 4.1.1.1 - Khái niệm: • Theo Pháp lệnh thương phiếu 1999 của Việt Nam thì “Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”. • Định nghĩa hối phiếu của luật các nước không như nhau. Nhìn chung có thể định nghĩa như sau: “Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người cầm phiếu.”
  143. 4.1.1.2 Đặc điểm của hối phiếu +Tính trừu tượng của hối phiếu: Ở trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán khi nào,
  144. +Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: Người trả tiền của hối phiếu phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối nó. VD: Một nhà nhập khẩu đặt mua hàng, sau khi ký hợp đồng thì nhà nhập khẩu này nhận được một hối phiếu đòi tiền hàng và nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận trả tiền vào tờ phiếu do nhà xuất khẩu gửi đến, hối phiếu đó đã được chuyển sang tay người thứ ba thì nhà nhập khẩu bắt buộc phải trả tiền cho người cầm phiếu này, ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng không giao hàng cho nhà nhập khẩu.
  145. + Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Sở dĩ có được đặc điểm này là nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu.
  146. • 4.1.1.3 Việc thành lập hối phiếu: Để hối phiếu hợp lệ, khi cần hối phiếu cần đảm bảo tuân thủ về mặt nội dung và hình thức
  147. + Hình thức của hối phiếu: - Hối phiếu phải làm thành văn bản, hối phiếu nói, điện tín, điện thoại đều không có giá trị pháp lý. Theo Pháp Lệnh Thương Phiếu Việt Nam, hình mẫu hối phiếu có thể do Ngân hàng nhà nước ban hành còn theo luật các nước thì do người phát hành tự định đoạt bởi vì hình mẫu hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu. Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu được viết tay hay in sẵn theo mẫu đều có giá trị như nhau. Thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẵn có những khoảng trống để cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết.
  148. - Ngôn ngữ tạp lập hối phiếu bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu, thông thường là bằng tiếng Anh. - Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ.
  149. - Hối phiếu được lập thành một hay nhiều bản, thông thường là hai bản, mỗi bản được đánh số thứ tự: bản thứ nhất ghi số “1”, bản thứ hai ghi số “2” và có giá trị ngang nhau, nhưng chỉ có một bản được thanh toán, trong thanh toán bản nào đến trước sẽ được thanh toán trước. Hối phiếu không có bản chính, bản phụ.
  150. BILL OF EXCHANGE No. HS-071016-2 2007.10.16 Vietnam AT SIGHT OF THIS ORIGINAL BILL OF EXCHANGE (DUPLICATE UNPAID) PAY TO THE ORDER OF WOORI BANK, HOCHIMINH CITY BRANCH USD 196,560.00 THE SUM OF SAY US DOLLARS ONE HUNDRED NINETY SIX THOUSAND FIVE HUNDRED AND SIXTY ONLY VALUE RECEIVED AND CHARGE THE SAME TO ACCOUNT OF NEXEN TIRE CORPORATION DATED ISSUED BY DRAWN UNDER LETTER OF CREDIT No. M4518708ES00203 2007.08.24 CITIBANK KOREA INC SEOUL TO CITIKRSXXXX CITIBANK KOREA INC SEOUL Authorized Signature And Seal
  151. + Nội dung hối phiếu: Theo luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau: - Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ hối phiếu (Bill of Exchange). Hoặc nếu không ghi tiêu đề thì trên tờ hối phiếu phải có chữ hối phiếu
  152. - Địa điểm ký phát hối phiếu: trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm ký phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát là địa điểm thành lập hối phiếu. Nếu trên hối phiếu thiếu cả địa chỉ ký phát thì hối phiếu vô giá trị
  153. - Địa điểm trả tiền: nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu. - Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện: Trên hối phiếu phải ghi rõ: trả theo lệnh của (pay to order of ). - Số tiền và loại tiền: số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ.
  154. Chú ý: * Nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ * Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trên L/C.
  155. - Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: + Trả tiền ngay: Hối phiếu ghi: trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này (At sight of first (second) Bill of Exchange). +Trả tiền sau: Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At 30 days after sight). Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: trả 30 ngày sau khi ký vận đơn (At 30 days after Bill of Lading date). Trả sau một số ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu: trả sau 30 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu (At 30days after Bill of Exchange date).
  156. - Người hưởng lợi hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Đối với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khác do người hưởng lợi chỉ định.
  157. - Người trả tiền hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu. -
  158. - Người ký phát hối phiếu: người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc bên phảii của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu, mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý. Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự ủy quyền. Người được ủy quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự ủy quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự ủy quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự ủy quyền về việc thành lập hối phiếu đó.
  159. 4.1.1.4 Quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan đến hối phiếu: • Người ký phát (thường là người xuất khẩu): - Có trách nhiệm ký phát cho đúng luật, ký tên vào mặt trước góc phải của tờ hối phiếu - Phải hoàn trả tiền lại cho những người hưởng lợi của tờ hối phiếu trong trường hợp hối phiếu được chuyển nhượng nhưng bị từ chối trả tiền; - Có quyền được hưỏng lợi số tiền ghi trên hối phiếu và quyển chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho người khác.
  160. • Người trả tiền hối phiếu (là người nhập khẩu hoặc là một người khác do người nhập khẩu chỉ định) Có trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nếu là hối phiếu có kỳ hạn thì phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu khi hối phiếu được xuất trình. Có quyền từ chối trả tiền khi chưa ký chấp nhận.
  161. • Người hưởng lợi hối phiếu : có quyền được nhận số tiền của hối phiếu • Người chuyển nhượng hối phiếu: là người đem quyền hưởng lợi của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục ký hậu.
  162. 4.1.1.5 Chấp nhận hối phiếu: - Hối phiếu sau khi ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người này ký chấp nhận trả tiền, đối với những hối phiếu có kỳ hạn. -
  163. - Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền để người này ký chấp nhận bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. - Thời hạn chấp nhận được xác định theo 2 trường hợp: + Trong trường hợp nếu hai bên quy định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn đó. VD: thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 45 ngày, hay là hết hạn 20 ngày kể từ sau ngày giao hàng thì thời hạn chấp nhận hối phiếu chỉ trong vòng 20 ngày đó, nếu quá 20 ngày đó, tức là L/C hết hiệu lực, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán tờ hối phiếu gửi đến (nếu là trả tiền ngay) hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu (nếu là trả tiền sau). + Nếu 2 bên không có quy định gì khác thì thời hạn chấp nhận hối phiếu được xác định theo ULB (12 tháng kể từ ngày ký phát hối phiếu)
  164. Có bốn cách ký chấp nhận: • Chấp nhận ngắn: người chấp nhận chỉ ghi tên đơn vị của mình và ký tên • Chấp nhận đầy đủ: Người chấp nhận ghi số tiền đã ghi trên hối phiếu, địa điểm thanh toán , ngày ký chấp nhận và ký tên • Chấp nhận một phần: Người chấp nhận ghi số tiền mình chấp nhận và ký tên. Thường xảy ra trong trường hợp giao thiếu hàng • Chấp nhận bảo lãnh: Người chấp nhận hối phiếu không trực tiếp ký chấp nhận mà nhờ người thứ ba có uy tín hơn chấp nhận bảo lãnh cho mình trên hối phiếu Sự chấp nhận được ghi vào mặt trước của tờ hối phiếu
  165. 4.1.1.6 Ký hậu hối phiếu: • Ký hậu là một thủ tục pháp lý dùng để chuyển nhượng hối phiếu. Người hưởng lợi muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác thì phải ký vào mặt sau của tờ hối phiếu rồi chuyển hối phiếu cho người đó. Người ký hâu không cần phải nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhựợng đó.
  166. Hành vi ký hậu có những ý nghĩa pháp lý như: • Thừa nhận sự chuyển quyền lợi hối phiếu cho người khác được qui định trong mặt sau của tờ hối phiếu. Sự ký hậu này mang tính chất trừu tượng, có nghĩa là người ký hậu không cần phải nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhượng đó, mà người được chuyển nhượng hiển nhiên trở thành người hưởng quyền lợi hối phiếu đó. • Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với những người hưởng lợi hối phiếu đó. Người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả tiền hối phiếu có mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối phiếu đó cho những người được chuyển nhượng nếu như người trả tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó.
  167. Các loại ký hậu: • Ký hậu để trắng (Blank endorsement): trong hình thức này, người chuyển nhượng chỉ đơn giản là ký tên vào mặt sau và không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu. Với cách ký hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối phiếu và việc chuyển nhượng kế tiếp của người cầm phiếu này không cần phải ký hậu nửa, chỉ cần trao tay là đủ. Người cầm phiếu có thể chuyển hình thức ký hậu để trắng này sang hình thức ký hậu khác bằng cách ghi thêm câu “trả theo lệnh ông (bà) ” nếu là ký hậu theo lệnh hoặc “chỉ trả cho ông (bà) ” nếu là ký hậu hạn chế,
  168. • Ký hậu theo lệnh (To order endorsement) hay còn gọi là ký hậu đặc biệt (Special endorsement): Với cách ký hậu này người chuyển nhượng chỉ định một cách suy đoán người hưởng lợi hối phiếu. Người ký hậu chỉ ghi câu “trả theo lệnh ông (bà) X” (Pay to order of Mr (Mrs) X) và ký tên. Như vậy, người hưởng lợi hối phiếu trong trường hợp này chưa quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý chí của ông (bà) X. Nếu ông (bà) X ra lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng lợi hối phiếu, nếu ông (bà) X im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu đương nhiên là ông X. Với cách ký hậu này, hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào người hưởng lợi cuối cùng không ký hậu chuyển nhượng nữa, nhưng phải trước khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Vì vậy ký hậu theo lệnh là loại ký hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế.
  169. • Ký hậu hạn chế (Restricitve emdorsement): là việc ký hậu chỉ định đích danh người hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi. Người ký hậu ghi câu “Chỉ trả cho ông (bà) X” và ký tên. Đối với loại ký hậu này, chỉ có ông (bà) X mới nhận được tiền của hối phiếu, do đó ông (bà) X không thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng thủ tục ký hậu nữa.
  170. • Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): là việc ký hậu mà người ký hậu ghi câu “Miễn truy đòi người ký hậu” với một trong ba loại ký hậu nêu trên. Ví dụ: “Trả tiền theo lệnh ông (bà) X, miễm truy đòi” và ký tên. Đối với loại ký hậu này, một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì ông (bà) X không được truy đòi lại tiền của người ký hậu trực tiếp của mình. Nếu hối phiếu có nhiều người ký hậu theo lệnh đều ghi chữ “Miễn truy đòi” vào chỗ ký hậu của mình, còn có một hay nhiều người không ghi chữ “Miễn truy đòi” đó, thì đương nhiên những người này không được hưởng quyền miễn truy đòi, khi hối phiếu bị từ chối thanh toán, họ phải đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi kế tiếp. Ký hậu miễn truy đòi cũng là một loại ký hậu được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế.
  171. • Ký hậu bảo lưu (Conditioanl endorsement): là việc ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho một người nếu người này thực hiện những quy định do người ký hậu đề ra.
  172. 4.1.1.7 Kháng nghị (Protest): Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà người trả tiền từ chối, hoặc thanh toán thiếu thì người hưởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị. - Bản kháng nghị phải do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn không quá hai ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu. - Sau khi lập xong bản kháng nghị, trong vòng 4 ngày làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc có thề đòi tiền bất cứ người nào đã ký hậu chuyển nhượng hối phiếu hoặc đòi người ký phát hối phiếu. - Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người được chuyển nhượng được miễn trách nhiêm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát hối phiếu và người chấp nhận vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị.
  173. 4.1.1.7 Kháng nghị (Protest): • VD: A là người ký phát hối phiếu, B,C,D là những người được chuyển nhượng tiếp theo, E là người được chuyển nhượng cuối cùng. Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D kèm theo một bản tính tiền gồm số tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và các chi phí khác. D hoàn trả tiền cho E và truy đòi ngược lại C, và cứ như vậy cho tới A. Cuối cùng A trực tiếp đòi tiền ở người mắc nợ.
  174. 4.1.1.8 Chiết khấu hối phiếu (Discount): - Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng. Trong đó người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu. - Nếu hai bên đồng ý, người hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng. Chênh lệch giữa số tiền ghi trên tờ hối phiếu với số tiền ngân hàng bỏ ra mua tờ hối phiếu đó gọi là lợi tức chiết khấu.
  175. 4.1.1.9 Các loại hối phiếu: • * Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm ba loại: - Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ. - Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định, thường là từ 5 đến 7 ngày: người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì tiến hành ký chấp nhận trả tiền, sau đó thì từ 5 đến 7 ngày thì trả tiền tờ hối phiếu đó. - Hối phiếu có kỳ hạn: sau một thời hạn nhất định ghi trên hối phiếu, người trả tiền phải trả hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày chấp nhận hối phiếu hoặc từ ngày quy định cụ thể.
  176. • *Căn cứ vào hối phiếu có kèm theo chứng từ hay không, có thể chia hối phiếu làm hai loại - Hối phiếu trơn: loại hối phiếu này được gửi đến đòi tiền người trả tiền không có kèm theo chứng từ hàng hóa. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, hoặc dùng để đòi tiền mua hàng của những thương nhân nhập khẩu đáng tin cậy.
  177. • - Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này được gửi đến cho người nhập khẩu có kèm theo chứng từ hàng hóa. Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại: + Loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay (Documents against Payment (D/P)). + Loại hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận (Documents against Acceptance (D/A)).
  178. • * Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, có thể chia hối phiếu làm hai loại: - Hối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi hối phiếu không kèm theo điều khoản “theo lệnh”. VD: Hối phiếu ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả cho ông (bà) X một số tiền là ”. Hối phiếu đích danh không chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu theo luật định.
  179. • - Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng hối phiếu. VD: Hối phiếu ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông (bà) X một số tiền là ”. Hối phiếu theo lệnh chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu theo luật định. Đây là loại hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
  180. • * Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại: - Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu trong nghiệp vụ về thanh toán hàng hóa xuất khẩu hoặc cung ứng lao vụ lẫn nhau. - Hối phiếu ngân hàng: là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu.
  181. 4.1.2 Séc (Cheque) 4.1.2.1 - Khái niệm • Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. • Theo Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 “ Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.”
  182. 4.1.2.2 Các đối tượng liên quan đến séc + Người phát hành séc: là người ra lệnh cho người trả tiền, nơi có tiền của anh ta, trả một số tiền nào đó theo chứng từ + Người trả tiền: thông thường người trả tiền là một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng + Người nhận tiền: có thể là người hưởng lợi séc, người được chuyển nhượng séc hoặc chính bất cứ ai cầm séc
  183. 4.1.2.3 Điều kiện để được sử dụng séc + Có tài khoản vãng lai tại ngân hàng + Trên tài khoản có đủ số dư có hoặc được cấp một khoản tín dụng + Có quyền sử dụng sổ séc thông qua một hợp đồng séc
  184. 4.1.2.4 Hình thức và nội dung của Séc: + Hình thức: Séc là những bản mẫu in sẵn của ngân hàng. Theo luật các công cụ chuyển nhượng 2005 của Việt Nam: “Điều 59. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc 1. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc do tổ chức cung ứng séc thiết kế và thực hiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Trung tâm thanh toán bù trừ séc quy định về kích thước séc, nội dung và vị trí các nội dung trên séc đối với séc thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc.”
  185. Khi phát hành, chủ tài khoản chỉ cần điền thêm những nội dung cần thiết theo nguyên tắc: • Sử dụng ngôn ngữ thống nhất trên séc • Dùng bút mực không phai • Không được tẩy xóa
  186. + Nội dung Theo Công ước Giơ-ne-vơ về séc năm 1931: • Tiêu đề Séc • Chỉ dẫn nhất định về việc trả một khoản tiền nhất định • Ngân hàng thanh toán (nơi người ký phát séc có tài khoản) • Nơi thanh toán (địa chỉ ngân hàng thanh toán, trương hợp thiếu chỉ dẫn được coi như tại trụ sở chính) • Ngày và nơi phát hành séc • Chữ ký của người phát hành séc (nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó nếu có)
  187. • Số séc, số tài khoản, số hiệu của ngân hàng • Số tiền: ghi rõ ràng bằng chữ và bằng số, có ký hiệu tiền tệ • Người nhận tiền: có thể là người thứ 3 hoặc chính người ký phát séc. Trường hợp không ghi tên người nhận tiền thì người cầm séc là người hưởng lợi.
  188. • Thời hạn hiệu lực của Séc: trên Séc không ghi rõ thời hạn hiệu lực nhưng thực chất thời hạn hiệu lực của séc được xác định tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc được lưu hành và luật pháp các nước quy định
  189. • Theo công ước Genève 1931 quy định thời hạn hiệu lực của séc là 8 ngày nếu lưu hành trong 1 nước, 20 ngày nếu lưu hành trong 1 Châu và 70 ngày nếu là lưu hành ở các nước không cùng một Châu. • Luật séc của Anh - Mỹ yêu cầu séc phải xuất trình để lãnh tiền trong "thời hạn hợp lý" do ngân hàng xác định. • Theo luật các công cụ chuyển nhượng 2005 của Việt Nam: “Điều 69. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc và địa điểm xuất trình 1. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là ba mươi ngày, kể từ ngày ký phát. 2. Người thụ hưởng được xuất trình yêu cầu thanh toán séc muộn hơn, nếu việc chậm xuất trình do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra. Thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán.”
  190. Theo luật các công cụ chuyển nhượng 2005 Điều 58. Các nội dung của séc 1. Mặt trước séc có các nội dung sau đây: a) Từ "Séc" được in phía trên séc; b) Số tiền xác định; c) Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát; d) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ; đ) Địa điểm thanh toán; e) Ngày ký phát; g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.
  191. 2. Séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát. 3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các ên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác. 4. Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ séc. 5. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc. 6. Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán.
  192. • Mẫu séc trắng thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ
  193. 4.1.2.5 Các điều kiện đặc biệt trong việc sử dụng phương tiện thanh toán séc + Đối với người sử dụng séc • Chỉ có ký phát hành những mẫu séc của các tổ chức tín dụng phát hành mới được chấp nhận thanh toán. • Các mẫu séc phải được bảo vệ cẩn thận. Nếu mất các bản mẫu séc hoặc giấy biên nhận phải thông báo ngay cho tổ chức tín dụng. Khi kết thúc hợp đồng séc, phải gửi trả những bản mẫu chưa sử dụng • Các bản mẫu séc phải được ghi rõ ràng, không tẩy xóa gạch. Giá trị séc phải được ghi bằng chữ và bằng số và thống nhất với nhau. • Nếu không muốn thanh toán séc sau khi đã phát hành, người phát hành séc cần thông báo cho ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán được ủy quyền việc không thanh toán séc cho một cơ quan bảo vệ tín dụng về kinh tế • Việc hủy bỏ chỉ được theo dõi khi việc hủy bỏ được thông báo kịp thời cho người giữ tài khoản, để cho việc theo dõi của họ có thể được thực hiện trong phạm vi và thời hạn quy định • Người chủ tài khoản chịu mọi hậu quả của các hành vi chống lại các điều kiện trên cũng như các rủi ro của việc mất, lạm dụng, giả mạo séc, mẫu séc và giấy biên nhận. Ngân hàng thanh toán chỉ chịu trách nhiệm đối với những sai lầm trong phạm vi có liên quan tới những nguyên nhân khác gây ra những tổn hại cho chủ tài khoản
  194. • + Đối với ngân hàng thanh toán séc: • Ngân hàng thanh toán séc được ủy quyền kiểm tra quyên của người xuất trình séc hoặc của giấy biên nhận • Ngân hàng thanh toán sẽ thanh toán các séc được xuất trình đúng thời hạn từ số dư của chủ tài khoản mà không cần phải hỏi trước chủ tài khoản • Ngân hàng thanh toán được ủy nhiệm thanh toán séc ngay cả trong trường hợp tài khoản của chủ tài khoản không có đủ số dư (chỉ thực hiện thanh toán một phần giá trị ghi trên séc) • Ngân hàng thanh toán phải theo dõi séc cấm chi trong phạm vi 6 tháng sau khi hết hạn xuất trình, tính từ ngày hủy. Sau đó ngân hàng thanh toán có thể thanh toán các séc xuất trình, chừng nào người phát hành không kéo dài việc cấm thanh toán bằng văn bản 6 tháng tiếp theo
  195. • + Đối với người nhận séc: • Khi nhận séc phải kiểm tra tính hợp lệ của séc: về hình thức, nội dung, chữ ký, thời hạn hiệu lực • Phải xuất trình để thanh toán trong thời hạn của séc. • Đối với séc bị từ chối thanh toán phải truy đòi séc
  196. 4.1.2.6 Các loại séc * Căn cứ vào người hưởng lợi: - Séc theo lệnh (to order cheque): là loại séc chi trả theo lệnh của người hưởng lợi được ghi rõ trên tờ séc. Loại séc này được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu - Séc để trống (séc vô danh – nameless cheque or cheque to bear): Là loại séc không ghi tên người hưởng lợi, trả cho bất cứ người nào cầm séc người cầm séc - Séc đích danh (named cheque): Là loại séc ghi đích danh tên người hưởng lợi, không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu
  197. * Căn cứ vào cách thanh toán: - Séc tiền mặt (cash cheque): Ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt - Séc chuyển khoản (transferable cheque): ngân hàng thanh toán ghi có vào tài khoản người hưởng lợi. Séc này thường là séc đích danh
  198. * Căn cứ vào người phát hành séc: - Séc cá nhân: séc do chủ tài khoản ký phát trực tiếp để trả. - Séc bảo chi hay còn gọi là séc xác nhận (confirmed – certified cheque): Là loại séc ngân hàng bảo đảm trả tiền. Mục đích của việc xác nhận này là đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc. Kể từ ngày xác nhận séc ngân hàng sẽ phong tỏa số tiền séc trên tài khoản của người ký phát hoặc chuyển số tiền sang một tài khoản khác gọi là tài khoản séc xác nhận cho đến khi hết thời hạn hiệu lực của tờ séc.
  199. * Một số loại đặc biệt khác: - Séc gạch chéo (crossed cheque): là loại séc mà trên mặt trước của tờ séc có hai đường gạch chéo song song, thường dùng để chuyển khoản. Có 2 loại séc gạch chéo: Séc gạch chéo thường – séc gạch chéo để trống (general crossed cheque): giữa hai gạch song song không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền Séc gạch chéo đặc biệt: ghi tên ngân hàng vào giữa gạch song song: chỉ có ngân hàng đó mới có quyền lĩnh hộ tiền - Séc du lịch
  200. • 4.1.2.7 Quy trình lưu thông séc (SGK)
  201. • 4.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng trong du lịch • 4.2.1 Séc du lịch (Traveller’s cheque)
  202. 4.2.1.1 Bản chất séc du lịch • Séc du lịch là loại séc đích danh, cho phép khách du lịch có thể thanh toán cho các dịch vụ hàng hóa dịch vụ mà không cần tiền mặt khi đi du lịch. Séc du lịch chỉ được đưa vào lưu thông khi ngân hàng thanh toán đã nhận được số tiền tương ứng của séc. Ưu điểm: - Có thể dùng thanh toán ở nhiều nơi - An toàn hơn mang tiền mặt để thanh toán - Khả năng được thay thế khi bị rơi hoặc đánh cắp
  203. • 4.2.1.2 Hình thức séc du lịch • Hình thức gần giống như tiền mặt
  204. 4.2.1.3 Nội dung của séc du lịch + Tiêu đề “Séc du lịch” (Traveller’s cheque, cheque de voyage) + Số séc + Tên và biểu tượng của tổ chức phát hành + Tên và biểu tượng của cơ sở thành viên phát hành + Giá trị và sức mua được in sẵn + Phần dành cho khách du lịch ký khi mua + Phần dành cho khách du lịch ký khi thanh toán + Thời hạn hiệu lực của séc (nếu có) + Khu vực các ngân hàng trả tiền (có thể có hoặc không)
  205. 4.2.1.4 Cơ chế sử dụng séc du lịch đối với khách du lịch * Khi cần thanh toán: + Phải ký hợp đồng mua séc du lịch + Phải trả bằng tiền mặt + Ký tên trên mỗi tờ séc du lịch
  206. * Khi thanh toán + Séc du lịch chỉ có thể thanh toán bởi người hưởng séc, không thể chuyển nhượng được + Có thể thanh toán trực tiếp cho các dịch vụ, hàng hóa tại các cơ sở du lịch có nhận thanh toán bằng séc du lịch hoặc có thể quy đổi ra tiền mặt tại các ngân hàng đại lý của các cơ sở phát hành séc du lịch + Phải ký được chữ ký thứ 2 trùng khớp với chữ ký thứ nhất (đã ký khi mua séc du lịch) trước mặt nhân viên thu ngân hoặc nhân viên ngân hàng thì séc mới có giá trị thanh toán + Về nguyên tắc khi thanh toán không mất phí, nhưng trên thực tế các cơ sở nhận thanh toán thương vẫn thu phí (0.5-2%)
  207. * Khi mất séc du lịch Chủ sở hữu phải thông báo ngay cho cơ sở phát hành séc du lịch hoặc đại lý của cơ sở phát hành séc du lịch để được đền bù (thường đến một giá trị nhất định), các giấy tờ phải được xuất trình là: - Giấy tờ tùy thân có dán ảnh (CMT, pasport) - Hợp đồng mua séc du lịch - Bản tường thuật về mất séc du lịch
  208. 4.2.1.5 Cơ chế thanh toán của các cơ sở nhận thanh toán séc du lịch - Các cơ sở muốn nhận thanh toán bằng séc du lịch cần đăng ký với một cơ sở là đại lý của các tổ chức phát hành để được cung cấp: mẫu séc du lịch, những chỉ dẫn thanh toán, danh sách những séc du lịch bị đình chỉ thanh toán - Khi nhận séc du lịch, nhân viên thu ngân tại các cơ sở du lịch hoặc nhân viên ngân hàng phải kiểm tra cẩn thận tính hợp lệ của tờ séc. Sau đó yêu cầu khách du lịch ký chữ ký thứ hai trước sự chứng kiến của mình và kiểm tra chữ ký. Có thể yêu cầu khách du lịch xuất trình chứng minh thư hay passport. - Trong thời hạn quy định sau khi nhận séc du lịch, người nhận séc du lịch đến ngân hàng (nơi đã đăng ký), ký hậu chuyển nhượng cho ngân hàng và ngân hàng sẽ chuyển tiếp séc du lịch chủ yếu theo hình thức nhờ thu
  209. 1. Một công ty lữ hành A thu được 450.000 CNY. Với số tiền này công ty A muốn dùng để thanh toán 500.000 JPY cho hoạt động gửi khách. Số tiền còn lại công ty chuyển thành EUR. Xác định số EUR mà công ty A sẽ có. Biết rằng các tỷ giá được công bố như sau: USD/CNY = 8,2745/80 USD/JPY = 118,20/119,60 EUR/USD = 1,3450/90
  210. 4.2.2 Thẻ thanh toán (Payment card)
  211. 4.2.2.1 Bản chất của thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Sử dụng: thẻ thanh toán chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng, không thích hợp cho việc mua bán hàng hóa giá trị lớn
  212. Hiện nay trên thế giới có nhiều mạng thẻ thanh toán khác nhau song nổi bật nhất là các mạng thẻ + VISA + MASTER CARD + AMERICAN EXPRESS (AMEX) + DINNER’S CLUB + JCB
  213. 4.2.2.2 Phân loại thẻ thanh toán + Thẻ tín dụng (Credit card): Là loại thẻ dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mà khi chủ thẻ sử dụng thẻ, ngân hàng chỉ ghi nợ vào tài khoản của khách hàng và gửi cho chủ thẻ một bảng kê hóa đơn để yêu cầu chủ thẻ tham chiếu thanh toán. Mỗi thẻ có hạn mức tín dụng riêng.
  214. + Thẻ ghi nợ (Debit card): Là loại thẻ được dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền nhưng khi chủ thẻ sử dụng thẻ thì ngay lập tức sẽ bị ghi nợ vào tài khoản. Chủ thẻ phải ký quỹ đầy đủ trước khi thanh toán và mỗi thẻ chỉ có một hạn mức thanh toán mà chủ thẻ không được vượt quá mức này
  215. 4.2.2.3 Hình thức của thẻ Làm bằng nhựa cứng, có kích thước tiêu chuẩn là 96mm x 54mm x 0,76mm
  216. 4.2.2.4 Nội dung của thẻ + Mặt trước: - Các huy hiệu của các tổ chức phát hành thẻ, tên của thẻ như: VISA. Master Card, AMEX, JCB
  217. - Biểu tượng của thẻ
  218. - Số thẻ: Được in nổi lên mặt thẻ: tùy theo từng loại thẻ thì số lượng các chữ số khác nhau và cấu trúc theo nhóm khác nhau CARD TYPE Prefix Length MASTERCARD 51-55 16 VISA 4 13, 16 34 AMEX 15 37 300-305 Diners Club/ 36 14 Carte Blanche 38 Discover 6011 16 2014 enRoute 15 2149 JCB 3 16 2131 JCB 15 1800
  219. - Ngày hiệu lực của thẻ được in nổi thông thường theo 2 cách Từ ngày . Đến ngày Đến ngày - Họ tên của chủ thẻ - Thông tin phụ khác tùy thuộc từng loại thẻ
  220. + Mặt sau: - Băng từ - Chữ ký của chủ thẻ - Số thẻ - Tên, địa chỉ phát hành thẻ
  221. 4.2.2.5 Những vấn đề cần lưu ý trong cơ chế lưu thông thẻ * Cơ chế sử dụng đối với chủ sở hữu thẻ - Điều kiện để được cấp thẻ: • Mở một tài khoản vãng lai • Có hồ sơ thanh toán tốt • Ký hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng với một cơ sở của mạng thanh toán - Chủ sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận thẻ, hoặc rút tiền tại những máy rút tiền tự động. - Khi thanh toán tiền hoặc rút tiền ngân hàng chỉ ghi nợ vào tài khoản của họ sau một thời gian nhất định. Cuối mỗi tháng ngân hàng gửi cho chủ thẻ một bảng kê hóa đơn để chủ thẻ tham chiếu và thanh toán.
  222. * Cơ chế thanh toán của cơ sở nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng + Để có thể nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng: • Đăng ký (Ký hợp đồng thanh toán) với một cơ sở thanh toán nào đó của mạng thanh toán. • Sau khi đăng ký ngân hàng phải cung cấp những công cụ và những thông tin cần thiết phục vụ cho việc thanh toán: • Thao tác cơ học – Thẻ mẫu, – Bản chỉ dẫn quy trình – Thông báo về hạn mức thanh toán – Tập hóa đơn tương ứng – Máy chà thẻ – Bảng cập nhật danh mục những thẻ bị đình chỉ thanh toán • Được lắp đặt máy xử lý cấp phép tự động có nối mạng trực tiếp với trung tâm xử lý thẻ của ngân hàng
  223. + Khi có khách hàng muốn thanh toán, cơ sở nhận thanh toán phải kiểm tra đầy đủ tính hiệu lực của thẻ, sau khi kiểm tra thật kỹ cơ sở thanh toán mới thực hiện các thao tác thanh toán cần thiết. • Thanh toán bằng máy chà thẻ (SGK) Chậm nhất 7 ngày sau khi thanh toán các cơ sở phải gửi 2 hóa đơn đến ngân hàng đăng ký để nhờ thu hộ • Thanh toán bằng máy đọc nối mạng (SGK)
  224. 4.2.3 Phiếu du lịch (Voucher) 4.2.3.1 Bản chất của phiếu du lịch Phiếu du lịch là chứng từ chứng minh việc đã thanh toán trước của khách du lịch cho một số dịch vụ du lịch hoặc tất cả dịch vụ hàng hóa có trong chương trình du lịch mà họ sẽ được sử dụng trong chuyến hành trình du lịch
  225. 4.2.3.3 Hình thức của phiếu du lịch Do các doanh nghiệp gửi khách tự phát hành theo mẫu in sẵn, khi sử dụng chỉ cần in những nội dung cần thiết
  226. 4.2.3.3 Nội dung của phiếu du lịch + Tiêu đề: Voucher, travel voucher, hotel service voucher + Tên địa chỉ, biểu tượng, số fax, số telephone + Tên, địa chỉ của cơ sở mà phiếu du lịch được ấn định tới + Họ tên của khách du lịch + Số lượng khách du lịch (hoặc trưởng đoàn) + Thời gian nhận cách dịch vụ + Liệt kê các chi tiết dịch vụ và hàng hóa mà khách du lịch sẽ được sử dụng trong chuyến hành trình + Hứa cam kết sẽ thanh toán của doanh nghiệp lữ hành gửi khách + Một số nội dung khác: số tiền đã thanh toán, số tài khoản của khách du lịch
  227. • Travel voucher
  228. 4.2.3.4 Các thể loại phiếu du lịch + Phiếu du lịch cá nhân + Phiếu du lịch cho đoàn + Phiếu du lịch cho chương trình du lịch trọn gói + Phiếu du lịch cho các dịch vụ cơ bản + Phiếu du lịch cho các dịch vụ bổ sung + Phiếu du lịch mở + Phiếu du lịch đóng
  229. 4.2.3.5 Một số lưu ý khi sử dụng phiếu du lịch + Khách du lịch sử dụng phiếu du lịch: Dùng phiếu du lịch nhận trực tiếp từ các nhà cung ứng du lịch Xuất trình phiếu du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành nhận khách để nhận được những chứng từ tương ứng như vé xem biểu diễn, phiếu ăn, vé xe + Các cơ sở du lịch chỉ nên phục vụ cho những phiếu du lịch được xuất trình khi trước đó đã nhận đượ những bản phiếu du lịch tương ứng hoặc những thong tin tương ứng về chúng.
  230. 4.2.3.6 Quy trình thanh toán Phiếu du lịch (SGK) 4.2.3.7 Phát hành và lưu thông phiếu du lịch tại Việt Nam • Nhiều công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam phát hành phiếu du lịch cho khách du lịch Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch (theo đoàn). • Nhiều công ty lữ hành quốc tế nhận khách và khách sạn của Việt Nam chấp nhận phiếu du lịch của công ty lữ hành gửi khách nước ngoài