Bài giảng nhập môn logic học

doc 147 trang vanle 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng nhập môn logic học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_nhap_mon_logic_hoc.doc

Nội dung text: Bài giảng nhập môn logic học

  1. BÀI GIẢNG NHẬP MÔN LOG IC H ỌC Biên soạn: CN. PHẠM THÀNH HƯNG
  2. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học Phần 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA LOGIC HỌC Mục đích yêu cầu: Trong phần này sinh viên cần nắm vững những nội dung chính sau đây: 1. Đối tượng, nhiệm vụ của Logic học. 2. Mối quan hệ giữa Logic học hình thức và Logic học biện chứng. 3. Thực chất của logic học duy tâm. 4. Quá trình phát triển của khoa học về Logic học. 5. Vai trò ý nghĩa của Logic học đối với nhận thức và các khoa học chuyên ngành. Nội dung chính: 1. Định nghĩa khoa học Logic. 1.1. Đối tượng, mục đích và phương pháp của khoa học Logic. 1.1.1. Thuật ngữ Logic. 1.1.2. Tư duy với tư cách là đối tượng nghiên cứu của khoa học Logic. 1.1.3. Logic học với tư cách là khoa học nghiên cứu về tư duy. 1.2. Quan hệ giữa khoa học Logic với các khoa học khác. 2. Lược sử phát triển Logic học. 2.1. Logic hình thức của Arixtốt. 2.2. Logic học thời kỳ Phục hưng thế kỷ 16. 2.3. Logic toán và Logic biện chứng thế kỷ 18 - 19. 3. Vai trò, ý nghĩa của Logic học. 3.1. Thực tiễn và Logic học. 3.2. Logic học với việc nghiên cứu khoa học. 3
  3. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học 1.1. ĐỊNH NGHĨA KHOA HỌC LOGIC 1.1.1. Đối tượng, mục đích và phương pháp của khoa học Logic. 1.1.1.1. Thuật ngữ Logic Từ nguyên: Trong tiếng Hy Lạp có thuật ngữ Lôgickê với ý nghĩa là một khoa học về tư duy. Thuật ngữ này lại bắt nguồn từ một tiếng Hy Lạp khác là Logos - có ý nghĩa là “từ”; “lý lẽ”; “trí tuệ”; “tính qui luật-trật tự”. Thuật ngữ Lôgickê sau này đi vào tiếng Latinh thành Logica và trở thành nguồn gốc của hàng loạt các từ cùng nghĩa trong các ngôn ngữ châu Âu như: ЛОΖИКА - Nga, Logic - Anh, Logique - Pháp. Từ Logic của tiếng Việt bắt nguồn từ Logicque- một từ tiếng Pháp gốc Latinh xuất hiện vào thế kỷ 13. Thuật ngữ Logic học ở miền Bắc trước năm 1960 và miền Nam trước năm 1975 còn được gọi là “luận lý học”. - Ý nghĩa: Trải qua một quá trình phát triển với các ý nghĩa sử dụng khác nhau, đến nay từ logic được sử dụng với 3 ý nghĩa sau đây: Thứ nhất là dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu có tính qui luật giữa các sự vật, hiện tượng và các quá trình của thế giới khách quan. Với ý nghĩa này gọi là logic khách quan. Ví dụ trong đời sống hàng ngày ta thường nói “Logic của sự kiện”, “Logic của sự phát triển”, qui luật vòng đời sinh - lão - bệnh - tử, quan hệ tỷ lệ thuận khối lượng của vật vận động với lực quán tính của nó. Thứ hai là dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu có tính qui luật giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận. Với ý nghĩa này gọi là Logic chủ quan. Ví dụ: “Lời nói có (không có) logic” Thứ ba là dùng để chỉ một môn khoa học nghiên cứu về các hình thức và qui luật của tư duy đúng đắn. Người ta cũng thường nói “Logic là khoa học về tư duy và những suy luận đúng đắn”. Sở dĩ có ý nghĩa thứ ba này là do thực tế cái “Logic chủ quan” có thể phản ánh đúng đắn hoặc không đúng đắn (phù hợp hoặc không phù hợp) cái “Logic khách quan - nghĩa là tư tưởng phản ánh có thể phản ánh chân thực hoặc xuyên tạc (Với mức độ ít hay nhiều) hiện thực khách quan. 1.1.1.2. Tư duy với tư cách là đối tượng nghiên cứu của khoa học Logic Nhận thức là một quá trình trải qua hai giai đoạn : Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Ở giai đoạn cảm tính, con người sử dụng các giác quan và các trung khu thần kinh tương ứng của vỏ bán cầu đại não để phản ánh các đối tượng của hiện thực, tạo ra những hình ảnh cảm quan trực tiếp về đối tượng được phản ánh. Những hình ảnh như vậy gọi là hệ thống ánh phản trực giác (tức là 4
  4. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học những ánh phản được tạo thành một cách trực tiếp thông qua các giác quan cảm nhận về đối tượng). Nó tồn tại dưới dạng các cảm giác, tri giác, biểu tượng. Cảm giác: Là ánh phản về từng mặt, từng thuộc tính, từng tính chất riêng lẻ nào đó của đối tượng, được tạo thành khi đối tượng cùng thuộc tính ấy tác động trực tiếp lên giác quan. Tri giác: Là ánh phản tương đối hoàn chỉnh về đối tượng như một chỉnh thể, được tạo ra khi đối tượng tác động trực tiếp lên giác quan. Tri giác nảy sinh trên cơ sở các cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác. Biểu tượng: Là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ khi sự vật không còn ở trước mặt. Trong trí nhớ, biểu tượng chỉ giữ lại những nét nổi bật nhất của sự vật do cảm giác và tri giác đem lại trước đó. Biểu tượng thường hiện ra khi có những tác nhân kích thích đến trí nhớ con người. Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởng tượng - chuỗi hình ảnh hiện ra trong trí nhớ. Hệ thống ánh phản trực giác có chức năng nhận thức nhất định, song còn hạn chế, vì các ánh phản trực giác mới cho con người biết được về đối tượng cùng tính chất nào đó của nó mà ta có thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan, cũng do vậy ánh phản trực giác mang tính chất đơn nhất và trực tiếp, hơn nữa chúng chưa được cố định lại bởi hệ thống ký tín hiệu - ngôn ngữ. Tóm lại, hệ thống ánh phản trực giác mới chỉ có thể là những hiểu biết riêng của mỗi cá nhân dưới dạng tiền kinh nghiệm, mà chưa thể “trao đổi - giao tiếp” với cộng đồng. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực tiễn, nhận thức không thể dừng lại ở giai đoạn trực quan sinh động, mà tiếp tục phát triển lên giai đoạn cao hơn - giai đoạn nhận thức lý tính. Kết quả của giai đoạn nhận thức lý tính là ánh phản lý tính, ánh phản lý tính khác về chất với ánh phản trực giác, nó không còn là hiểu biết dưới dạng hình ảnh cảm quan về đối tượng trong trí nhớ, mà trên cơ sở liên kết các ánh phản trực giác đạt tới sự nhận biết ra “cái chung” về đối tượng, và được cố định lại bởi hệ thống ký tín hiệu - ngôn ngữ. Hệ thống ánh phản lý tính sẽ tồn tại khi hệ thần kinh trung ương trong con người hoạt động; được tạo lập thông qua hoạt động thực tiễn; được định hình và thể hiện ra bằng phương tiện ký tín hiệu, phản ánh về cái chung của sự vật hiện tượng, có khả năng sản sinh ra tri thức mới. Hệ thống ánh phản như vậy ta gọi là tư duy trừu tượng (gọi đơn giản là tư duy hay tư tưởng). Qua đó ta thấy: + Tư duy là kết quả của một giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đó là giai đoạn nhận thức lý tính. + Tư duy là ánh phản có tính chất gián tiếp, vì nó được hình thành thông qua các ánh phản trực giác. Do đó, sự phản ánh của tư duy về đối tượng cũng có tính chất gián tiếp. + Tư duy là ánh phản có tính chất trừu tượng, vì trên cơ sở những tài liệu cảm tính cung cấp, nó sàng lọc, loại bỏ đi một số những đặc điểm, những thuộc tính nào đó của đối tượng, và chỉ giữ lại một số đặc điểm, thuộc tính nhất định có tính khái quát, đặc trưng nhất, cơ bản nhất đủ để phân biệt đối tượng với các đối tượng cùng lớp hay không cùng lớp. 5
  5. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học Tư duy với tư cách là ánh phản của thế giới khách quan, nó cũng có nội dung và hình thức tồn tại. Nội dung của tư duy chính là những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng được phản ánh. Hình thức của tư duy là những kết cấu hay cấu trúc của tư duy đã định hình với một nội dung xác định, phản ánh về đối tượng ở một phẩm chất nhất định. Hình thức hay cấu trúc của tư duy bao gồm: Khái niệm, phán đoán, và suy luận. Khái niệm là thành tố căn bản của tư duy. Khi tư duy phản ánh đối tượng đạt tới trình độ khái niệm, là đạt tới mức độ nắm bắt được bản chất của đối tượng đó.Vì vậy, khái niệm có vai trò quan trọng trong Logic học, thậm chí người ta có thể gọi “Logic học là khoa học về những khái niệm”. Phán đoán là hình thức của tư duy đã định hình, được xác định về tính chân thực hay giả dối của sự phản ánh. Sự tồn tại của phán đoán là do sự liên kết giữa các khái niệm để khẳng định hay phủ định một cái gì đó thuộc về đối tượng đã được phản ánh trong tư duy của con người. Suy luận là các hình thức thao tác của tư duy, mà nhờ đó từ những tư tưởng hay những tri thức đã biết người ta có thể tìm ra những tư tưởng hay tri thức mới về đối tượng. 1.1.1.3. Logic học với tư cách là khoa học nghiên cứu về tư duy Logic học nghiên cứu về tư duy, có nghĩa là nghiên cứu về quá trình suy nghĩ của con người, nghiên cứu các bộ phận hợp thành của quá trình đó và các mối liên hệ ổn định, tất yếu được thiết lập giữa các bộ phận đó, sao cho sự suy nghĩ của chúng ta đạt được hiệu quả chân thực và đúng đắn. Nghiên cứu về tư duy, Logic học có thể xem xét tư duy như một hệ thống ánh phản có quá trình phát sinh, hình thành phát triển. Tức là nghiên cứu tính biện chứng của các hình thức của tư duy, và các qui luật chi phối sự liên kết các hình thức ấy, chỉ ra bản chất vận động của tư duy một cách sâu sắc trong quá trình phản ánh đối tượng tồn tại ở trạng thái hiện thực - tức là tồn tại trong trạng thái chuyển hoá về chất của chúng - sự vật vừa là nó, lại vừa không là nó. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu như vậy thuộc chuyên ngành Logic biện chứng. Mặt khác, Logic học lại có thể nghiên cứu tư duy với tư cách một hệ thống ánh phản đã được định hình, mà không tính tới quá trình sinh thành hay phát triển của nó. Tức là chỉ nghiên cứu tính hình thức của tư duy, và phương thức liên kết các hình thức của tư duy trong sự phản ánh đối tượng tồn tại ở những phẩm chất xác định về chất, chứ không tính tới quá trình chuyển hoá về chất của đối tượng. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu đó thuộc chuyên ngành Logic hình thức. Logic hình thức và Logic biện chứng tuy có phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu khác nhau, thậm chí đối lập nhau, nhưng Logic hình thức và Logic biện chứng lại có quan hệ hữu cơ với nhau, gắn bó thống nhất với nhau như hai bộ phận, hai trình độ, hai cấp độ của khoa học Logic nghiên cứu về tư duy trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Trong mối quan hệ đó, Logic hình thức là bộ phận sơ đẳng, có tính cơ sở nhưng tất yếu của Logic biện chứng, tương tự mối quan hệ giữa toán sơ cấp và toán cao cấp; số học và đại số. Tính khách quan của mối 6
  6. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học quan hệ giữa Logic hình thức và Logic biện chứng là do tính khách quan của bản thân đối tượng nhận thức - hiện thực khách quan qui định. Một mặt chúng ta thấy rằng, các sự vật chỉ tồn tại trong sự chuyển hoá về chất của chúng, đó là biện chứng của sự vật, tính biện chứng đó được phản ánh vào tư duy hình thành tư duy biện chứng - đối tượng nghiên cứu của Logic biện chứng. Mặt khác ta lại thấy là, sự chuyển hoá về chất của sự vật trước hết phải được xác định là chuyển hoá của “một cái gì đó xác định, nghĩa là chuyển hoá từ “cái gì tới” cũng xác định về chất và chuyển hoá ‘tới cái gì” cũng xác định về chất. Chính “Cái xác định về chất” là hình thức của sự vật, tính hình thức đó của sự vật được phản ánh vào trong tư duy tạo nên tư duy hình thức - đối tượng nghiên cứu của Logic hình thức. Sự vật không có hình thức thì cũng không có biện chứng, hình thức là một bộ phận cấu thành, một mắt khâu của biện chứng. Bởi vậy, Logic biện chứng cao hơn Logic hình thức, nhưng không loại trừ Logic hình thức, những qui tắc, qui luật của Lôgích hình thức là nhưng qui tắc cơ bản mà mọi tư duy đúng đắn phải tuân theo, là điều kiện cần thiết để tư duy có thể phản ánh chân thực hiện thực khách quan như nó vốn có. Trong quá trình nhận thức, không thể vi phạm các qui luật của Logic hình thức, sự vi phạm đó dẫn đến những mâu thuẫn logic làm cho tư duy rối loạn. Mâu thuẫn logic (mâu thuẫn trong tư duy) là do sai lầm chủ quan của con người trong quá trình nhận thức, không phải là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực khách quan. Để nhận thức được mâu thuẫn trong hiện thực khách quan thì trước hết cần tuân theo qui luật của Logic hình thức, loại bỏ mâu thuẫn logic, trên cơ sở đó rồi mới có thể vận dụng phương pháp tư duy biện chứng để nhận thức được cái biện chứng khách quan, phát hiện mâu thuẫn trong hiện thực. Những nội dung nghiên cứu ở các bài sau trong tài liệu hướng dẫn học tập “Nhập môn Logic học” chính là nội dung của Logic hình thức - Bộ phận sơ cấp của khoa học Logic, nhưng là cần thiết để rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng. 1.1.2. Mối quan hệ giữa Logic học với các khoa học khác nghiên cứu về tư duy. Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của Logic học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác. Như mục 1.1.1.2. đã trình bày quan niệm thế nào là tư duy, ta thấy tư duy được hình thành trong quá trình phản ánh hiện thực có liên quan tới nhiều yếu tố, có thể hình dung mối quan hệ giữa các yếu tố đó qua sơ đồ bộ 5 sau đây: 1. Để chỉ hiện thực khách quan - đối tượng nhận thức của con người 2. Để chỉ hoạt động thực tiễn, sự tác động qua lại giữa khách thể nhận thức và chủ thể nhận thức. Thực tiễn đóng vai trò là phương thức hình thành tư duy. 3. Để chỉ chủ thể nhận thức, có hệ thần kinh trung ương, bộ não với tư cách là cơ quan phản ánh, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và tồn tại của tư duy. 4. Để chỉ hệ thống tín hiệu - ngôn ngữ, hiện thực trực tiếp của tư duy. 5. Để chỉ hệ thống ánh phản lý tính - tư duy (khái niệm : “thể thao”). 7
  7. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học “THỂ THAO” 5 3 THỂ THAO thể thao 1 SPORT 2 sport 4 Logic học: Là một “Khoa học về tư duy”, nhưng là khoa học nghiên cứu tư duy với tư cách là một hệ thống ánh phản về thế giới hiện thực (yếu tố số 5), và các ánh phản ấy được xem xét dưới góc độ tính chân thực hay giả dối sự phản ánh. Ta có thể nói rằng: Vấn đề cơ bản của khoa học Logic là vấn đề tính chân lý của tư tưởng, tính hợp logic của ánh phản trong sự phản ánh hiện thực, nói cách khác chính là vấn đề phù hợp giữa Logic chủ quan với Logic khách quan. Nhiệm vụ mà khoa học Logic phải trả lời khi nghiên về tư duy: Tư duy được cấu tạo từ những yếu tố gì? Bản thân tư duy, và các yếu tố cấu thành nó được hình thành, tồn tại, biến đổi và phát triển ra sao? Các yếu tố cấu thành tư duy có liên hệ gì qua lại với nhau? Chúng chịu sự chi phối của những qui luật nào? Chúng hoạt động như thế nào để phản ánh thế giới hiện thực? .v.v Triết học: Nghiên cứu tư duy (yếu tố số 5) trong mối quan hệ với thế giới khách quan (yếu tố số 1) và hoạt thực tiễn (yếu tố số 2) dưới góc độ của triết học giải quyết vấn đề cơ bản: Tư duy và tồn tại cái nào có trước và quyết định? Thực tiễn có vai trò gì đối với quá trình nhận thức nói chung và tư duy nói riêng trong sự phản ánh chân thực, đúng đắn hiện thực khách quan. Sinh lý học thần kinh cấp cao: Nghiên cứu tư duy trong mối quan hệ với hoạt động sinh lý của vỏ não người, hoạt động của các trung khu thần kinh (yếu tố số 3). Tức là nghiên cứu những quá trình sinh hoá, vị trí trung khu thần kinh tương ứng với quá trình hoạt động khác nhau của tư duy. 8
  8. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học Tâm lý học: Nghiên cứu tư duy trong mối quan hệ với những biểu hiện về đời sống tâm lý, trạng thái tâm sinh lý của chủ thể nhận thức (yếu tố số 3) trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi chủ thể. Ngôn ngữ học: Nghiên cứu tư duy trong mối quan hệ với quá trình hình thành của ngôn ngữ (yếu tố 4) để cố định và biểu đạt tư duy. Với tư cách là phương tiện vật chất để định hình tư duy. Với tư cách là khoa học nghiên cứu “Hiện thực trực tiếp của tư duy” thì ngôn ngữ học có mối quan hệ mật thiết với khoa học Logic, có thể biểu đạt mối quan hệ đó qua sơ đồ sau: nội dung, cái quyết định tư duy ngôn Hình thức, vỏ vật chất ngữ cơ sở cơ sở Nội dung, cái quyết định khái khái từ từ niệm niệm Hình thức, vỏ vật chất câu phán Nội dung, cái quyết định đoán Hình thức, vỏ vật chất Đối tượng của logic học Đối tượng của ngôn ngữ học 1.2. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN LOGIC HỌC 1.2.1. Logic học Arixtôt Nhân loại bắt đầu suy nghĩ theo những qui luật của Logic từ rất lâu trước khi những qui luật này được khoa học khám phá ra nó. Nhưng đó chỉ là cái logic tự phát, kinh nghiệm. Nói cách khác, tư duy hay suy nghĩ của con người khi đó chưa trở thành đối tượng của sự nhận thức khoa học. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khi mà hoạt động của đời sống xã hội đã được mở rộng, nhận thức khoa học đã hình thành, quá trình tranh luận, thảo luận thời kỳ dân chủ thành Aten đòi hỏi không thể hạn chế ở kinh nghiệm tự phát, mà phải nghiên cứu những nguyên lý của tư duy chính xác, của những chứng minh, lập luận với cấu tạo của khái niệm, phán đoán một cách đúng đắn. Logic hình thức ra đời trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử đó, và công lao sáng lập khoa học Logic thuộc về Arixtôt. Trên cơ sở tổng kết những hạt nhân của các trường phái học thuật trước đó, Arixtôt đã xây dựng hệ thống các nguyên lý, qui luật, phương pháp và phát triển tiếp tục cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Các tác phẩm thuộc phạm vi Logic học được tập hợp lại thành bộ sách “Organon” - “bộ công cụ”, với 6 tác phẩm: 9
  9. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học 1- Phạm trù, thực chất là học thuyết về khái niệm, hình thức cơ bản của tư duy; 2 - Lý giải, trình bày học thuyết về phán đoán, hình thức cơ bản của tư duy; 3 - Phân tích (I), học thuyết về tam đoạn luận, hình thức cơ bản của suy luận diễn dịch; 4 - Phân tích (II), học thuyết về chứng minh, hình thức cơ bản của luận chứng; 5 - Thuật tranh biện, học thuyết về phép biện chứng với ý nghĩa là nghệ thuật tranh luận; 6 - Bác bỏ nguỵ biện, phê phán những khuynh hướng lạm dụng phép biện chứng. Theo Arixtôt, cơ sở của tư duy đúng đắn (nghĩa là tư duy đạt tới chân lý khách quan), trước hết phải tuân theo các qui luật cơ bản: Qui luật đồng nhất; Qui luật cấm mâu thuẫn; Qui luật loại trừ cái thứ ba. Thành tích suất sắc của Arixtôt là xây dựng học thuyết về tam đoạn luận, hình thức cơ bản nhất của suy lý diễn dịch, với những cấu hình, cách thức và qui tắc của nó, mà Logic học hình thức sau này chỉ còn là sự hoàn thiện để vận dụng. Arixtôt đã bao quát được toàn bộ phạm vi, thực chất đối tượng của Logic học, đặt nền tảng cho khoa học Logic phát triển trong nhiều thế kỷ về sau. Tuy nhiên, trong Logic học của Arixtôt có nhiều nhân tố biện chứng liên hợp với siêu hình học. Ông chống lại học thuyết về tính mâu thuẫn của sự vật do Hêraclít nêu ra, do đó, Logic học của Arixtốt đã bị các nhà triết học kinh viện thời trung cổ lợi dụng như một công cụ chứng minh cho quan điểm thần học, Organon đã biến thành Canon (luật lệ). 1.2.2. Logic thời Phục Hưng thế kỷ 16 Kể từ thời Phục Hưng văn hoá của châu Âu, những mặt tích cực, khách quan khoa học trong Logic học của Arixtôt đã được phục sinh và phát triển để chống lại thần học, chống lại chủ nghĩa kinh viện, góp phần phát triển khoa học thực nghiệm. Quá trình phục sinh và phát triển đó được bắt đầu từ Phơrăngxi Bêcơn (1561-1626) và Rơnê Đềcáctơ (1569-1662). Họ đều ra sức phát triển và khắc phục tính hạn chế của Logic học của Arixtôt (Logic qui nạp và diễn dịch đều là Logic chứng minh), nhưng lại đối lập nhau về lập trường phương pháp luận.Với Ph.Bêcơn, Ông phát triển Logic qui nạp làm cơ sở cho phương pháp thực nghiệm khoa học, tạo ra năng lực phát minh khoa học bằng con đường qui nạp - giả thuyết. Ngược lại với Bêcơn, R.Đềcáctơ lại hoàn thiện và phát triển Logic diễn dịch làm cơ sở cho phương pháp lý thuyết khoa học, tạo ra năng lực phát minh khoa học nhờ lược đồ giả thuyết - diễn dịch. Thực chất, hai con đường của Ph.Bêcơn và R.Đềcáctơ là bổ sung cho nhau, chứ không mâu thuẫn loại trừ nhau. Bởi vì, nếu như qui nạp giúp ta từ hiểu biết cái riêng đến hiểu biết cái chung, thì ngược lại diễn dịch lại cho ta năng lực đi từ hiểu biết chung đến hiểu biêt riêng. Sự đối lập giữa hai đường lối trên là do hai ông đã quá đề cao vai trò của Logic qui nạp hoặc Logic diễn dịch trong ý tưởng xây dựng “Logic phát minh” khoa học. Thực ra, không bao giờ có cái gọi là Logic phát minh, nhưng cũng không thể có những phát minh khoa học bất chấp mọi logic. 10
  10. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học 1.2.3. Logic toán và Logic biện chứng hiện đại * Xu hướng hình thức hoá và toán hoá logic: Logic diễn dịch nói riêng và Logic hình thức nói chung có một bước phát triển mới từ sau công trình của G. Labnít (1646 –1716). Ông đã hoàn thiện hệ thống qui luật cơ bản của Logic hình thức với sự bổ xung qui luật thứ tư - Lý do đầy đủ. Đặc biệt là Ông chủ trương xây dựng ngôn ngữ hình thức hoá để chính xác hoá các phát biểu và quá trình lập luận, thực chất là muốn ký hiệu hoá và toán học hoá các mô hình lập luận logic. Trên cơ sở những ý tưởng ký hiệu hoá và toán học hoá logic được đặt ra từ Labnít, thành tựu toán học hoá Logic hình thức thực sự bắt đầu từ công trình của G. Bun (1815 - 1864), đó là công trình xây dựng “Phép tính logic” mà Ông gọi là “Đại số logic”. Đơn giản nhất là “Phép tính logic mệnh đề”. Các quan hệ logic như đồng nhất, hội, tuyển, kéo theo được mô hình hoá tương đương với các phép tính đại số như đẳng thức, phép nhân, phép cộng nhờ các thao tác logic chuyển hoá thành các phép toán logic. Ngành Logic toán, ra đời phát triển gắn với nhiều nhà Logic lớn như E.Sơrôđerơ, G.Phrêghe, D.Moócgan, D.Hinbe, B.Ratxen Bộ môn Logic toán học được xây dựng trên cơ sở logic mệnh đề và Logic vị từ. Phép tính mệnh đề thực chất là logic phán đoán; còn logic vị từ thực chất là logic khái niệm. Thành tựu rực rỡ nhất là hệ toán logic suy diễn; Còn hệ toán logic qui nạp thì thành tựu có khiêm tốn hơn, do mức độ hình thức hoá và toán học hoá bị hạn chế hơn. Logic toán là một thành tựu to lớn trong sự phát triển của khoa học Logic. Nó khắc phục tính không chính xác, không rõ ràng trong ngôn ngữ, đặc biệt nó không thoả mãn với hệ logic lưỡng trị ( Đúng - Sai), mà vươn tới hệ đa trị “hơn hay kém”- “gần đúng hay gần sai” Nhờ đó mà những suy lý logic được mở rộng hơn và đầy đủ hơn về những kết luận logic. Cũng chính nhờ có quá trình hình thức toán hoá logic mà Logic hình thức phát triển ngày một lại xích gần Logic biện chứng. * Logic biện chứng Khởi đầu cho trào lưu xây dựng Logic biện chứng như một bộ môn độc lập là Cantơ (1724 - 1804), ông là người đầu tiên phê phán một cách mạnh mẽ sự hạn chế về nguyên tắc của Logic hình thức - mà theo ông là Logic kinh nghiệm; Và ông đặt vấn đề xây dựng, khắc phục hạn chế đó bằng một logic khác mà ông gọi là “Logic tiên nghiệm”. Thực chất “Logic tiên nghiệm” của Cantơ là Logic biện chứng, vì nó dựa trên cơ sở của nguyên lý mâu thuẫn, mà theo cách diễn đạt của Cantơ, đó là những nghịch lý (ăngtinômi), hay vấn đề tương quan và tương tác giữa chính đề và phản đề, như hai mặt mâu thuẫn nan giải. Đến Hêghen (1770 - 1831), công trình nền tảng về Logic biện chứng mới thực sự được phát hiện. Trong “Khoa học logic” của ông, ta tìm thấy hệ thống nguyên lý, qui luật, phạm trù. Hệ thống lược đồ thao tác Logic biện chứng khác hẳn với Logic hình thức. Ta có thể so sánh hai bộ môn Logic hình thức và Logic biện chứng về các nguyên lý, qui luật cơ bản mà chúng nghiên cứu qua bảng sau. 11
  11. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học Cơ sở logic học Logic hình thức Logic biện chứng 1.Nguyên lý logic 1.1. Cô lập 1.1. Liên hệ 1.2. Bất biến 1.2. Biến hoá 2. Qui luật 2.1. Đồng nhất 2.1. Lượng đổi dẫn tới chất đổi và ngược lại. logic cơ bản 2.2. Phi mâu thuẫn 2.2. Mâu thuẫn biện chứng. 2.3. Bài trung 2.3. Phủ định biện chứng Trên cơ sở những nguyên lý và qui luật cơ bản của Logic biện chứng, Hêghen đã xây dựng các học thuyết về biện chứng của khái niệm, phán đoán và lập luận. Với Hêghen, tư duy biện chứng ăn nhập với biện chứng của tư duy và biện chứng của thực tại. Tất cả sự vận động theo lược đồ logic nhất quán được gọi là tam đoạn thức. Dưới dạng không đầy đủ, tam đoạn thức biện chứng có ba thành phần đó là chính đề, phản đề, hợp đề. Dưới dạng đầy đủ, tam đoạn thức có ba thành phần, nguyên đề, phân đề, hợp đề, trong đó phân đề (phân đôi mâu thuẫn) gồm có: chính đề và phản đề. Sơ đồ: Chính đề Nguyên đề Hợp đề Phản đề Có thể nói, lược đồ tam đoạn thức biện chứng cùng với hệ thống nguyên lý và qui luật cơ bản do Hêghen phát hiện đã làm cơ sở cho bộ môn Logic biện chứng. Tuy nhiên Logic học của Cantơ và Heghen là Logic học duy tâm, bởi lẽ họ cho rằng: Logic của tư duy, của khái niệm hoặc vốn sẵn có của bản thân con người, độc lập với kinh nghiệm và thế giới bên ngoài (Cantơ), hoặc của “ý niệm tuyệt đối” tồn tại như một thực thể độc lập, và là nguồn gốc là cơ sở của sự phát triển của thế giới vật chất (Heghen). Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã có công khắc phục những hạn chế lịch sử của Logic biện chứng duy tâm, C.Mác và P. Ănghen đã cải tạo, hoàn thiện phát triển Logic biện chứng với tư cách khoa học hiện đại về logic, vừa đóng vai trò phương pháp luận, vừa thực hiện chức năng phương pháp (công cụ) hữu hiệu của tư duy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Logic biện chứng Mác xít là thành tựu hiện đại của Logic biện chứng, nó được nhiều nhà khoa học Xô Viết tiếp thu phát triển như B.M.Kêđrốp, P.V.Kốpnin, M.Rôdentan 1.3. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA LOGIC HỌC 1.3.1. Thực tiễn và Logic học Thực tiễn là phương thức tồn tại của con người, là hoạt động mang tính loài đặc trưng của con người. Nhờ có thực tiễn mà con người phát triển vượt khỏi thế giới động vật, nhờ thực tiễn mà tư duy xuất hiện và ngày càng phát triển. Những qui luật logic hình thành trong đầu óc con 12
  12. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học người chính là phản ánh qui luật của thế giới khách quan bộc lộ ra trong quá trình thực tiễn, Lê Nin viết: “Hoạt động thực tiễn của con người đã làm cho ý thức của con người lÆp đi lÆp lại hàng nghìn triệu lần những cách logic khác nhau càng làm cho những cách này có thể có được ý nghĩa công lý”. Những hình thức và qui luật của tư duy phản ánh thế giới khách quan phải được thực tiễn kiểm tra tính chính xác của nó. Ngay từ khi Logic học chưa ra đời, con người ta vẫn phải suy nghĩ và quá trình suy nghĩ đó muốn hay không cũng đã phải tuân thủ các qui luật, qui tắc logic. Trường hợp này cũng giống như việc: Chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp nhưng không có nghĩa là chúng ta biết về ngữ pháp. Có thể so sánh mối quan hệ giữa tư duy trong quá trình suy nghĩ và qui luật logic với mối quan hệ giữa việc sử dụng ngôn ngữ và ngữ pháp. Vì vậy, những người có kinh nghiệm thực tiễn, có vốn sống phong phú, bản thân họ mặc dù không biết gì về Logic học, mà vẫn có thể tư duy một cách logic. Những người học logic nhưng không gắn liền với đời sống thực tiễn thì những kiến thức logic đó cũng không dễ dàng trở thành công cụ của người đó được. Tóm lại, thực tiễn làm nảy sinh khoa học logic, và Logic học với tư cách là khoa học nghiên cứu tư duy lại tạo điều kiện chủ động cho tư duy phát triển để phản ánh hiện thực ngày một tốt hơn. 1.3.2. Logic học với việc nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc thù của con người, vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Bởi vậy, nắm vững kiến thức logic, vận dụng thành thạo các qui luật logic chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu khoa học. Vì nghiên cứu khoa học trước tiên là hoạt động của tư duy. Học tập Logic học là cần thiết, nó giúp tư duy con người chủ động - tự giác và thông minh hơn, góp phần thể hiện tính chính xác, tính triệt để, tính có căn cứ, và chứng minh được các lập luận, nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các tư tưởng. Việc nghiên cứu Logic học giúp con người tìm kiếm con đường ngắn nhất, đúng đắn và hiệu quả nhất, tránh được những sai lầm logic. Tóm lại, việc nắm vững các qui luật logic cùng các hình thức tư duy logic có một vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động thực tiễn để nhận thức chân lý và cải tạo thế giới. 13
  13. Phần 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Logic học CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Đối tượng của Logic học là gì? Làm rõ sự khác nhau giữa Logic học với các khoa học khác cùng nghiên cứu tư duy? Câu 2: Hãy lựa chọn, đánh giá các câu sau: a. Đối tượng của Logic học là tư duy. b. Đối tượng của Logic học là cơ cấu logic của tư duy. c. Đối tượng của Logic học là các hình thức và qui luật của tư duy. Câu 3: Logic học hình thức và Logic học biện chứng khác nhau như thế nào? Câu 4: Hãy lựa chọn, đánh giá các câu sau: a. Logic hình thức nghiên cứu tư duy định hình ở một phẩm chất xác định. b. Logic biện chứng nghiên cứu tư duy đang vận động. c. Tư duy hình thức là đối tượng của Logic hình thức. d. Tư duy biện chứng là đối tượng của Logic biện chứng. Câu 5: Hãy phân biệt tư duy hình thức và tư duy biện chứng. Hai phương thức tư duy này có đối lập nhau tuyệt đối hay không? Câu 6: Logic học có quan hệ như thế nào với ngôn ngữ? Câu 7: Sai lầm của Logic học duy tâm là gì? Câu 8: Logic học có quá trình lịch sử phát triển như thế nào? Câu 9: Ý nghĩa của Logic học đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn. 14
  14. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức Phần 2 CÁC QUI LUẬT LOGIC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY HÌNH THỨC Mục đích yêu cầu: - Cần nắm vững nội dung, đặc trưng phản ánh và yêu cầu của các qui luật cơ bản của Logic hình thức: + Luật đồng nhất + Luật cấm mâu thuẫn + Luật loại trừ cái thứ ba + Luật lý do đầy đủ - Biết phát hiện các lỗi logic mắc phải trong quá trình lập luận, diễn đạt mà vi phạm qui luật đồng nhất, cấm mâu thuẫn, loại trừ cái thứ ba, lý do đầy đủ. Nội dung chính: 1. Quan niệm chung về qui luật của tư duy 1.1.Qui luật và qui luật logic của tư duy. 1.2. Đặc điểm chung của các qui luật logic của tư duy hình thức 2. Các qui luật của tư duy hình thức 2.1. Qui luật đồng nhất 2.1.1. Đặc trưng phản ánh của qui luật đồng nhất 2.1.2. Nội dung qui luật đồng nhất 2.1.3. Yêu cầu của qui luật đồng nhất 2.1.4. Ý nghĩa của qui luật đồng nhất 2.2. Qui luật cấm mâu thuẫn 2.2.1.Đặc trưng phản ánh của qui luật mâu thuẫn 2.2.2. Nội dung của qui luật mâu thuẫn 2.2.3. Yêu cầu của qui luật mâu thuẫn 15
  15. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức 2.2.4. Ý nghĩa của qui luật của qui luật mâu thuẫn 2.3. Qui luật loại trừ cái thứ ba 2.3.1. Đặc trưng phản ánh của qui luật loại trừ cái thứ ba 2.3.2. Nội dung của qui luật loại trừ cái thứ ba 2.3.3. Yêu cầu của qui luật loại trừ cái thứ ba 2.3.4. Ý nghĩa của qui luật loại trừ cái thứ ba 2.4. Qui luật lý do đầy đủ 2.4.1. Đặc trưng phản ánh của qui luật lý do đầy đủ 2.4.2. Nội dung của qui luật lý do đầy đủ 2.4.3. Yêu cầu của qui luật lý do đầy đủ 2.4.4. Ý nghĩa của qui luật lý do đầy đủ 2.1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ QUI LUẬT CỦA TƯ DUY 2.1.1. Qui luật và qui luật logic của tư duy Qui luật là những mối liên hệ có tính tất yếu, cơ bản, phổ biến, lặp đi lặp lại giữa các sự vật hiện tượng. Trong lĩnh vực nhận thức, quá trình tư duy diễn ra cũng hết sức tinh vi, phức tạp, song nó cũng phải tuân theo những qui luật nhất định để phản ánh hiện thực khách quan. Qui luật logic là qui luật chi phối sự vận động của quá trình tư duy, tức là những mối liên hệ tất yếu, phổ biến giữa các yếu tố cấu thành tư duy, chi phối quá trình suy nghĩ của con người trong khi phản ánh giới hiện thực. Qui luật logic nào chi phối toàn bộ quá trình tư duy được gọi là qui luật logic cơ bản, còn qui luật logic nào chỉ chi phối một lĩnh vực, một bộ phận của quá trình tư duy dược gọi là các qui luật logic không cơ bản. Như mục 1.1.1.3 phần một đã nói, Logic học có hai chuyên ngành, đó là Logic biện chứng và Logic hình thức. Logic hình thức khi xem xét tư duy, nó không xem xét, không để ý đến các khía cạnh như đối tượng phản ánh, nội dung phản ánh của nó, cũng như hình thức ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng, mà chỉ tập trung sự chú ý đến “Cấu tạo logic” của tư tưởng. Tức là chú ý tới phương thức liên kết, phương thức tổ chức các bộ phận cấu thành nội dung tư tưởng đã định hình trong tư duy để tạo nên một ánh phản xác định về đối tượng ở một phẩm chất nhất định, mà ta có thể đánh giá được là ánh phản đó là chân thực hay giả dối. Cơ cấu logic hay cấu tạo logic của tư tưởng không phải là cái mà con người quy ước hay bịa đặt ra một cách tuỳ tiện, mà nó là ảnh, là hình thức của ánh phản, phản ánh những quan hệ xác định trong hiện thực đã được con người nhận thức thông qua thực tiễn. Cơ cấu logic ấy, vì vậy, không tách rời hay đứng trên nội dung phản ánh của tư tưởng, mà nó là một bộ phận hữu cơ làm nên tư tưởng. Do đó, cấu tạo logic cũng góp phần qui định tính chân thực hay giả dối của nội dung tư tuởng trong việc phản ánh đối tượng. 16
  16. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức Nhiệm vụ của Logic hình thức là nghiên cứu, tìm ra các cơ cấu logic khác nhau của tư tưởng, vạch ra các nguyên tắc, các qui luật cho sự kết hợp các hình thức của tư tưởng (trong tính độc lập tương đối của nó với nội dung phản ánh) để chúng đạt tới sự phản ánh chân thực hiện thực khách quan. Trong Logic hình thức, có bốn qui luật cơ bản đó là luật đồng nhất, luật cấm mâu thuẫn, luật lý do đầy đủ. Ngoài ra Logic hình thức còn có rất nhiều các qui luật logic không cơ bản khác , đó là các qui tắc, các công thức chi phối một bộ phận này hay một bộ phận khác của các hình thức cơ bản của tư duy. 2.1.2. Đặc điểm chung của các qui luật logic của tư duy hình thức Những qui luật của tư duy mà Logic hình thức nghiên cứu không phải là toàn bộ những qui luật mà tư duy trong quá trình nhận thức phải tuân theo, mà chỉ là những qui luật của tư duy hình thức (tư duy đã được định hình về đối tượng ở phẩm chất xác định trong một thời gian, một điều kiện và một mối quan hệ nhất định). Những qui luật này phản ánh những mối liên hệ cơ bản, tất yếu, giữa các đơn vị cấu thành của tư tưởng mà nó phát sinh trong quá trình thực hiện các thao tác tư duy. Đặc trưng chung nhất, cơ bản nhất của các qui luật của tư duy hình thức là nó gắn với các hình thức của các thao tác tư duy khác nhau như: Suy luận, định nghĩa, phân loại, chứng minh, bắt bẻ, giả thuyết. Qui luật của tư duy hình thức biểu thị những thuộc tính chung nhất của tư duy đúng đắn như: Tính xác định, tính liên tục, tính không mâu thuẫn, tính có căn cứ của tư duy trong sự phản ánh hiện thực. Các qui luật của Logic hình thức còn mang một đặc trưng khách quan là tồn tại độc lập với ý thức con người, nhưng lại được hình thành trong ý thức con người. Chúng không do ai tạo ra, mà là kết quả hoạt động thực tiễn của con người phát hiện, sử dụng nhằm mục đích nâng cao trình độ tư duy, loại trừ các sai lầm logic. Tính khách quan của qui luật lôgích hình thức còn thể hiện ở chỗ là nó không lệ thuộc vào tính giai cấp, tính dân tộc, vì kết cấu tư duy của mọi người là như nhau. Các qui luật logic hình thức còn mang đặc trưng tiên đề, tức là tính chân thực của chúng không cần phải chứng minh, tính chân thực đó đã đưîc thực tiễn kiểm nghiệm lặp đi lặp lại hàng triệu triệu lần, như Lênin đã viết trong Bút ký triết học, trang 211 “Hoạt động thực tiễn của con người đã làm cho ý thức của con người lÆp đi lÆp lại hàng nghìn triệu lần những cách logic khác nhau càng làm cho các cách này có thể có được ý nghĩa công lý”. Vì vậy muốn đạt tới chân lý con người nhất thiết phải tuân theo các qui luật của Logic hình thức trong qua trình tư duy. Con người không thể nhận thức được đối tượng, nếu chỉ xem xét đối tượng trong quá trình vận động biến đổi không ngừng của chúng, mà bỏ qua sự nhận thức mặt ổn định tương đối của chúng. Nghĩa là, nếu ta bỏ qua sự nhận thức đối tượng trong sự thống nhất giữa lượng và chất của nó trong không gian, thời gian xác định, khi nó còn là nó, phân biệt được với các đối tượng khác, thì thực chất, ta cũng không thể nhận thức đúng đắn được hiện thực khách quan như nó vốn có. 17
  17. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức 2.2. CÁC QUI LUẬT CỦA TƯ DUY HÌNH THỨC 2.2.1. Qui luật đồng nhất 2.2.1.1. Đặc trưng phản ánh của qui luật Qui luật đồng nhất phản ánh quan hệ đồng nhất trừu tượng của sự vật hiện tượng trong thế giới hiện thực với chính bản thân nó ở một phẩm chất nhất định trong điều kiện xác định được xem xét. Đây chính là nguyên tắc có tính chất cơ sở để xây dựng toàn bộ khoa học Logic hình thức. Tính đồng nhất trừu tượng của mỗi một sự vật hiện tượng, là điều kiện trước tiên, để định hình tư duy với tư cách là ảnh tinh thần về đối tượng phản ánh. Trong hiện thực, mỗi sự vật hiện tượng đều luôn vận động, biến đổi, nó vừa là nó đồng thời lại đang là cái khác với nó. Nhờ có thao tác đồng nhất trừu tượng trong đầu óc con người mà người ta mới định hình được những hiểu biết về đối tượng và phân biệt nó với những cái không phải là nó. 2.2.1.2. Nội dung của qui luật Qui luật đồng nhất phát biểu như sau: “Một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư duy phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định, thì phải đồng nhất với chính bản thân nó (tức chính sự vật đó) hoặc với chính tư tưởng ấy về mặt giá trị logic”. Nói cách khác: Mỗi tư tưởng (khái niệm, phán đoán) khi đã định hình về đối tượng ở một phẩm chất xác định thì phải tường minh, và giữ nguyên nghĩa trong suốt quá trình tư duy (lập luận) để rút ra kết luận. Qui luật đồng nhất có thể được biểu diễn bằng công thức: a ≡ a Đọc là: “A đồng nhất với A về giá trị logic” hoặc “Nếu A chân thực thì A là chân thực”. 2.2.1.3. Yêu cầu của qui luật - Không được đánh tráo đối tượng (nội dung) của tư tưởng - nghĩa là một khi tư tưởng đã định hình phản ánh đối tượng ở một phẩm chất nào đó thì trong suốt quá trình tư duy nó chỉ được phản ánh đối tượng ở phẩm chất đó mà thôi, không được thêm bớt phẩm chất (xuyên tạc nội dung), tức là không được phản ánh sang đối tượng ở một phẩm chất khác với phẩm chất ban đầu được xét. Đơn giản là, trong quá trình tư duy, lập luận không được thay đổi nội dung tư tưởng (cùng các điều kiện tạo thành nội dung đó) đã được các xác định từ đầu, không được thay đổi đối tượng của tư tưởng này bằng đối tượng tư tưởng khác. Vi phạm yêu cầu này tức là tư duy vi phạm qui luật đồng nhất. Ví dụ: Chuyện Trạng Quỳnh, khi thấy sứ thần Lào dâng chúa Trịnh một mâm Đào trường thọ, bèn chạy tới lấy một quả ăn ngay. Chúa cho là Quỳnh phạm tội khi quân, sai chém. Trạng nói rằng: “Chém tôi thì cũng được, nhưng trước tiên phải chém thằng dâng đào trước đã. Nó bảo là đào trường thọ, sao tôi vừa ăn vào đã chết! Vậy thì phải là đào đoản thọ mới phải”. Chúa bật cười rồi tha tội. Trong câu chuyện trên Trạng đã cố tình vi phạm qui luật đồng nhất để thoát chết, bằng cách đánh tráo nội dung của khái niệm cái chết là “do phạm tội” bằng nội dung cái chết “theo qui luật sinh học”. 18
  18. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức - Không được đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng - Nghĩa là những tư tưởng khác nhau không được đồng nhất với nhau hoặc ngược lại từ tư tưởng đồng nhất không được rút ra hai tư tưởng khác nhau. Đơn giản là trong biểu đạt không được ý nọ lời kia, nếu khi chọn từ, chọn câu để diễn đạt mà lại không trình bày đúng ý tưởng đúng đối tượng phải trình bày, tức là đã vi phạm luật đồng nhất. Ví dụ: trong một buổi dạ hội khiêu vũ, Putskin mời một tiểu thư xinh đẹp cùng khiêu vũ. Nàng tiểu thư khi thấy Putskin đen và nhỏ bé, bèn từ chối một cách kênh kiệu “Tôi không thể khiêu vũ cùng một đứa bé”. Putskin muốn sửa tính kiêu ngạo của nàng tiểu thư, bèn nói to “Xin lỗi! Tôi không biết là tiểu thư đang mang thai”. Mọi người thấy vậy cùng cười ồ lên, rốt cuộc nàng tiểu thư xấu hổ đỏ mặt. Ta thấy, Putskin đã cố tình đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt của cô gái - “đứa bé” bằng “thai nhi”. - Ý nghĩ, tư duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩ, tư duy nguyên mẫu - nghĩa là khi nhắc lại, tái tạo lại một tư tưởng nào đó của mình hay của người khác, thì phải nhắc lại hay tái tạo lại chính xác tư tưởng đó, không được làm sai lạc nội dung của ý nghĩ, tư tưởng nguyên mẫu. nếu nhắc lại hay tái tạo lại sai ý nghĩ, tư tưởng đã định hình ban đầu là vi phạm yêu cầu thứ ba của qui luật, trường hợp này ta gọi là tam sao thất bản. Ví dụ: Cô giáo hỏi học sinh tiểu học: Hai lần chín là bao nhiêu? Học sinh trả lời - Thưa cô, hai lần chín là nhừ ạ. Cô giáo !!! 2.2.1.4. Ý nghĩa của qui luật đồng nhất Qui luật đồng nhất biểu thị một tính chất rất cơ bản của tư duy, đó là tính xác định. Nếu không có tính chất xác định đó thì ta không thể hiểu đúng và dẫn tới hiểu lầm nhau theo kiểu ông nói gà bà nói vịt. Tính xác định này phản ánh tính ổn định tương đối về chất của đối tượng trong hiện thực. Tuân thủ các yêu cầu của qui luật đồng nhất giúp chúng ta nắm chắc nội dung tư tưởng của vấn đề đã đặt ra từ trước và trong quá trình lập luận chúng ta bị không lạc vấn đề, cũng như tư duy không bị rối loạn. Qui luật đồng nhất giúp ta khắc phục tính mơ hồ về nội dung vấn đề, tính không cụ thể của phạm vi vấn đề được đề cập, đặc biệt chống lối nói nước đôi hoặc nguỵ biện. * Chú ý: - Những từ đồng âm khác nghĩa và đồng nghĩa khác âm dễ vi phạm yêu cầu qui luật - Dễ phạm sai lầm khi hiểu biết của ta về đối tượng không đầy đủ nên trong ngôn ngữ diễn đạt lại dùng theo nghĩa khác (mở rộng khái niệm). - Trong tranh luận khoa học trước những vấn đề phức tạp, không đủ năng lực giữ vững đối tượng (lạc đề, vượt quá phạm vi vấn đề đặt ra) - Dễ phạm sai lầm trong suy luận suy diễn nếu hiểu biết của ta không đầy đủ và diễn đạt không chính xác sẽ gấp bốn thuật ngữ trong tam đoạn luận. 19
  19. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức 2.2.2. Qui luật cấm mâu thuẫn 2.2.2.1. Đặc trưng phản ánh của qui luật Qui luật cấm mâu thuẫn phản ánh sự khác biệt của đối tượng đang được xét với các đối tượng khác, đồng thời cũng phản ánh sự khác biệt của đối tượng đang được xét ở một phẩm chất đã được xác định với các phẩm chất khác của chính đối tượng đó. Như vậy, qui luật cấm mâu thuẫn cũng khẳng định lại đặc trưng đồng nhất trừu tượng của mỗi sự vật, hiện tượng với chính nó, nhưng dưới dạng phủ định. Nghĩa là, mỗi sự vật hiện tượng, hoặc thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng, trong cùng một không gian, thời gian, cùng một quan hệ xác định thì không thể đồng thời vừa tồn tại vừa không tồn tại, vừa có lại vừa không. 2.2.2.2. Nội dung qui luật Qui luật cấm mâu thuẫn được phát biểu như sau: “Một ý nghĩ, một tư tưởng khi đã được định hình trong tư duy, phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định thì không thể đồng thời mang hai giá trị logic trái ngược nhau”. Qui luật này có thể phát biểu tóm tắt là: “Hai ý nghĩ, hai tưởng mâu thuẫn nhau thì không thể cùng chân thực”. Nói dễ hiểu, thì trong quá trình lập luận về đối tượng hay “vấn đề” nào đó ta không được vừa khẳng định, vừa phủ định một cái gì đó thuộc về đối tượng ở cùng một quan hệ, một điều kiện xem xét. Công thức diễn đạt qui luật: ┐( a∧ ┐a) Đọc là: (Không thể có chuyện vừa “a” vừa “không a”) Hoặc là: (Không thể có chuyện vừa là “a” vừa là “không a” mà lại cùng chân thực) 2.2.2.3. Yêu cầu của qui luật - Không được dung chứa mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy khi phản ánh về đối tượng ở một phẩm chất xác định (về cùng một đối tượng, ở cùng một thời gian và trong cùng một mối quan hệ). Tức là về cùng một đối tượng, ta không thể đồng thời vừa khẳng định điều gì đó song lại phủ định ngay chính điều ấy. Nếu các tư tưởng, ý nghĩ mà mâu thuẫn phủ định nhau tức là vi phạm yêu cầu của qui luật, ta thường gọi là lỗi “Tiền hậu bất nhất”. Ví dụ: Nghe cha mẹ hỏi “Con ngủ chưa”?. Bé trả lời: “Con ngủ rồi ” - Không được dung chứa mâu thuẫn logic gián tiếp trong tư duy. Có hai trường hợp xảy ra: + Về một đối tượng nào đó, ta không được vừa khẳng định một điều gì đó về đối tượng, rồi sau đó lại phủ định những hệ quả được rút ra từ điều ta vừa khẳng định. Ví dụ: Câu chuyện người bán Mâu và Thuẫn ở nước Sở. Người đó rao rằng: “Mua đi, mua đi Mâu của tôi rất tốt, nó đâm thủng bất cứ vật gì”. Lúc sau người đó lại rao: “Mua đi, mua đi Thuẫn của của tôi rất tốt, không cái gì có thể đâm chém được nó”. Vậy nếu có ai hỏi người đó là: 20
  20. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức “Ông hãy lấy cái Mâu của ông để đâm cái thuẫn của ông đi, nếu đúng như lời rao thì tôi mới mua” - Liệu người bán Mâu và Thuẫn có thể đáp ứng yêu cầu đó không? + Về cùng một đối tượng, ta không được khẳng định cho chúng hai thuộc tính mà trong thực tế hai thuộc tính đó lại loại trừ nhau lẫn nhau. Ví dụ trong “Ngụ ngôn LaFonten”có chuyện: “Một khách bộ hành xin ngủ qua đêm nhà của Quỷ. Vợ chồng Quỷ rất mừng tưởng gặp dịp may. Gia đình Quỷ sửa soạn ăn tối. Quỷ mời khách cùng ăn. Ngồi vào bàn, anh ta đưa hai bàn tay lên miệng thổi. - Ông làm gì vậy? Quỷ cái hỏi. - Trời lạnh cóng tay, ta thổi cho nó ấm lên. Quỷ vợ múc cho khách một đĩa xúp, hơi bốc lên nghi ngút. Khách lại ghé miệng vào đĩa mà thổi. Quỷ cái lại hỏi: - Ông làm gì vậy ?. - Khách trả lời: “Ta thổi cho nó nguội đi!”. Nghe vậy Quỷ chồng hốt hoảng: - Ới ông ơi! Xin ông đi đâu thì đi. Ngay bọn Quỷ chúng tôi cũng không thể làm một cái thổi vừa làm cho nóng lên lại vừa làm cho lạnh đi!”. Ta thấy, trong câu chuyện trên Quỷ đã lầm khi cho rằng con người làm được hai việc mâu thuẫn nhau, vì nó đã đồng nhất hai cái thổi ở hai thời điểm khác nhau trong hai quan hệ khác nhau (thổi - bàn tay lạnh / thổi - đĩa xúp nóng). 2.2.2.4. Ý nghĩa qui luật Không có mâu thuẫn logic trong tư duy là điều kiện cần thiết của nhận thức chân lý. Qui luật cấm mâu thuẫn biểu thị tính chất cơ bản của tư duy đó là tính liên tục và không mâu thuẫn, tôn trọng các yêu cầu của qui luật là điều kiện cần thiết để tránh mâu thuẫn trong tư duy khi phản ánh về đối tượng ở cùng một phẩm chất, trong cùng một thời gian, một điều kiện và một mối quan hệ. 2.2.3. Qui luật loại trừ cái thứ ba 2.2.3.1. Đặc trưng phản ánh của qui luật Qui luật loại trừ cái thứ ba phản ánh tính xác định về mặt giá trị logic của tư tưởng đã được nêu lên. Nói cách khác, khi tư duy của chúng ta đã định hình để phản ánh về một đối tượng ở một phẩm chất xác định nào đó thì tư duy chúng ta chỉ có thể là phản ánh một cách chân thực hoặc là phản ánh một cách giả dối, chứ không thể vừa chân thực vừa giả dối. 2.2.3.2. Nội dung qui luật Qui luật loại trừ cái thứ ba phát biểu như sau: “Một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư duy, phản ánh về một đối tượng ở một phẩm chất xác định thì phải mang một giá trị logic xác định, hoặc chân thực hoặc giả dối, không có trường hợp thứ ba.” Nói cách khác, có hai phán đoán phủ định nhau, theo cùng một quan hệ, trong cùng một thời gian, thì phải có một phán đoán 21
  21. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức đúng và phán đoán ngược lại là giả dối, chúng ta dứt khoát phải thừa nhận điều đó chứ không thể khác. Công thức của qui luật: a ∨ ┐a Đọc là: “Tư tưởng “a” chân thực hoặc giả dối chứ không có khả năng thứ ba 2.2.3.3. Yêu cầu của qui luật - Phải định hình tư duy khi phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định nào đó, tức là phải công nhận là chân thực một trong hai tư tưởng mâu thuẫn với nhau khi cùng phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định, trong cùng một quan hệ nhất định. Ví dụ: Chuyện dân gian Trung Quốc kể rằng chúa sơn lâm hỏi đại phu Gấu: “Phòng của ta hôm nay có mùi gì?”. Gấu thưa: “Phòng bệ hạ hôm nay có mùi thối”. Gấu bị phạt vì tội khi quân. Hỏi đến Cáo, Cáo thấy Gấu bị phạt, nên nói: “Phòng bệ hạ hôm nay thơm như hoa Nhài”. Cáo bị phạt vì tội nói dối. Hỏi đến Thỏ, Thỏ thấy cả Gấu và Cáo đều bị phạt, nên khôn ngoan trả lời: “Thưa bệ hạ hôm nay thần bị ngạt mũi nên không thấy mùi gì.”. Ở đây, ta thấy: Thỏ đã khôn ngoan sử dụng chính việc vi phạm luật chơi của chúa sơn lâm để tránh né phải “trả lời”. - Phải định hình nội dung của các danh từ logic được sử dụng để diễn đạt tư tưởng. Ví dụ: Một nhà thông thái muốn kén rể thông minh cho con gái, bèn treo bảng kén rể. Anh hào các nơi kéo về, nhà thông thái cho bày ra hai đĩa thức ăn, và bảo: “Các anh hãy thử ăn đi. Ăn còn thì ta đánh đòn cho chết; mà ăn hết thì ta cho đánh chết bằng đòn. Ai ăn mà vẫn không thể bị đòn thì ta sẽ kén làm rể”. Mọi người lúng túng, rồi bỏ đi. Mãi sau mới có một chàng trai xin được thử. Anh ta ăn một đĩa hết sạch, còn đĩa kia anh ta không động tới, kết quả anh ta được chọn làm rể. Trong câu chuyện trên, nhà thông thái khôn ngoan đã sử dụng tính không xác định của phạm vi khái niệm “ăn còn” và “ăn hết” đối với thức ăn đem ra (hai đĩa) để thử trí thông minh của các chàng trai. 2.2.3.4. Ý nghĩa của qui luật Qui luật loại trừ cái thứ ba giúp ta quyết đoán tìm ra kết luận chính xác trước một vấn đề đặt ra. Nó không cho phép người ta mơ hồ giữa cái khẳng định và cái phủ định, nó thể hiện tính Đảng trong tư tưởng. Người vi phạm qui luật này trong nhiều trường hợp không phải là có biết hay không biết qui luật logic mà vấn đề ở chỗ tư tưởng không dám quyết đoán, không dám công nhận giữa cái đúng 22
  22. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức và cái sai, hoặc ít ra là không dám công khai tuyên bố quan điểm của mình trước một vấn đề cần lựa chọn. 2.2.4. Qui luật lý do đầy đủ 2.2.4.1. Đặc trưng phản ánh của qui luật Qui luật lý do đầy đủ phản ánh một thực tế là sự xuất hiện, biến đổi của sự vật hiện tượng của thế giới bao giờ cũng có nguyên nhân, có căn cứ. Đó là kết quả của sự liên hệ tác động giữa các yếu tố vốn có trong lòng sự vật hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng. Bởi vậy, tư tưởng một khi khẳng định hay phủ định một thuộc tính, một quan hệ hay bản thân đối tượng nào đó, thì phải có đầy đủ những căn cứ logic - nghĩa là phải chứng minh được tính chân thực của chính sự khẳng định hay phủ định ấy. 2.2.4.2. Nội dung qui luật lý do đầy đủ Qui luật lý do đầy đủ phát biểu: “Một ý nghĩ, một tư tưởng khi đã được định hình trong tư duy phản ánh về đối tượng ở một phẩm chất xác định thì chỉ được công nhận là chân thực khi có đầy đủ căn cứ để xác định hay chứng minh cho tính chân thực đó”. Nghĩa là mỗi tư tưởng hay luận điểm nào đó chỉ được coi là hoàn toàn đúng, đáng tin cậy phải là tư tưởng hay luận điểm đã được chứng minh, tức là phải chỉ ra được lý do, sở cứ của sự đúng đắn, tin cậy đó. Trong khoa học và trong hoạt động hàng ngày ta không thể công nhận hay bác bỏ một cách vô căn cứ, vô điều kiện một cái gì, khi nó chưa có đủ những bằng cứ. Những căn cứ, cơ sở, lý do có thể là những sự kiện thực tế, có thể là những điều đã được khoa học chứng minh và thực tiễn kiểm nghiệm, song cũng có thể là bằng con đường logic tức là so sánh với các luận điểm đã được chứng minh để lập luận về tính chân thực của chúng. 2.2.4.3. Yêu cầu của qui luật lý do đầy đủ - Khi một tư tưởng, một ý nghĩ đã được định hình trong tư duy thì cũng phải xác định được giá trị logic của chúng - Phải tìm được đầy đủ căn cứ làm chỗ dựa cho giá trị logic của tư tưởng, của ý nghĩ được nêu trên. Có hai loại căn cứ: + Lý do suy ra trực tiếp từ nguyên nhân (lý do ngoài logic), tức là lý do của một hiện tượng nào đấy chính là nguyên nhân của hiện tượng đấy. Ở đây, lý do và nguyên nhân đồng nhất với nhau. + Lý do logic: Dựa vào những luận điểm, định lý, qui tắc, công thức đã được chứng minh là tin cậy làm lý do, làm tiền đề chứng minh cho một tư tưởng hay luận điểm nào đó là chân thực. 2.2.4.4. Ý nghĩa của qui luật lý do đầy đủ “Nói phải có sách, mách phải có chứng”, không nên vội vã đưa ra nhận xét, kết luận về một điều gì đấy khi chưa đủ bằng chứng xác đáng để giải thích, chứng minh cho tính chân thực hay giả dối của nó. Không nên vội tin hay bác bỏ ngay những điều mà tư duy ta còn mơ hồ chưa xác định được giá trị logic của nó. Qui luật lý do đầy đủ giúp ta suy nghĩ, hành động một cách thận trọng chắc chắn, không tiếp thu bằng niềm tin mù quáng. Trong lập luận giúp tăng tính thuyết phục. 23
  23. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày nội dung, yêu cầu của qui luật đồng nhất? Câu 2: Tìm các ví dụ về việc tư duy vi phạm qui luật đồng nhất?. Câu 3: Trình bày nội dung yêu cầu qui luật cấm mâu thuẫn? Câu 4: Mâu thuẫn logic của tư duy có phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực không? Câu 5: Trình bày nội dung và yêu cầu của qui luật loại trừ cái thứ ba? Câu 6: Trình bày nội dung yêu cầu của qui luật lý do đầy đủ? Câu 7: ThÇy giáo viết lên bảng: “Trên bảng có ba câu sai”: - Napôlêon là tổng thống đầu tiên của nước Mỹ - Nhật Bản là nước không có biển bao quanh - Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Sau đó thÇy hỏi: “Các em xem có đúng không?” Học sinh A trả lời: Thưa thÇy, hai câu đầu sai, còn câu thứ ba đúng ạ. Học sinh B trả lời: Thưa thÇy cả ba câu trên bảng đều đúng cả. Hãy cho biết trong câu chuyện trên thì: Ai đúng? Ai sai? vì sao? Câu 8: Để phản bác các nhà thần học Vatican về luận điểm “thượng đế là vạn năng”, nhà triết học Paolôni đã đặt câu hỏi yêu cầu các nhà thần học trả lời: “Nếu thượng đế là vạn năng, vậy thì thượng đế có thể sáng tạo được một hòn đá nặng mà thượng đế không nâng lên được không”. Câu hỏi này, đã hàng ngàn năm nay mà các nhà thần học không thể trả lời nổi. Hỏi vì sao? Câu 9: Hãy vạch ra các lỗi logic mắc phải trong câu chuyện sau đây: Có người là Êvát xin đến học phép nguỵ biện ở Prôtago. ThÇy và trò cùng thoả ước với nhau rằng trò sẽ trả học phí làm hai lần, và lần thứ hai sẽ trả sau khi trò Êvát ra toà lần đầu tiên và được kiện. Học xong, Êvát không ra toà lần nào cả. Vì vậy Prôtago quyết định khởi kiện Êvát. Ông nói với Êvát rằng: - Dù toà án có qui định anh không phải trả tiền cho tôi hay phải trả tiền cho tôi, thì anh vẫn phải trả tiền cho tôi. Này nhé, nếu anh được kiện thì theo qui định giữa chúng ta, anh sẽ phải trả tiền cho tôi; còn như anh thua kiện thì theo qui định của toà, anh vẫn phải trả tiền tôi. 24
  24. Phần 2: Các qui luật logic cơ bản của tư duy hình thức Êvát, anh học trò đã học được phép nguỵ biện, đáp: - Thưa thày, trong cả hai trường hợp tôi đều không phải trả tiền thÇy. Vì rằng nếu toà bắt trả, nghĩa là tôi thua kiện lần đầu, thì theo qui định với thÇy, tôi sẽ không phải trả; còn như tôi được kiện, nghĩa là theo qui định của toà, tôi sẽ không phải trả. Câu 10: Phân tích tìm các lỗi logic trong câu chuyện sau: Sư cụ lén ăn thịt cầy trong lều sau chùa. Chú tiểu đang dọn vườn gần đó ngửi thấy mùi bèn hỏi: “Bạch sư cụ, sư cụ xơi gì đấy ạ ?” - Ta đang ăn đậu phụ- sư cụ đáp. Vừa lúc đó có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ sai chú tiểu ra xem có chuyện gì và báo lại. Một lúc sau tiểu về báo: “Bạch cụ, ở ngoài cổng chùa đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa ạ”. 25
  25. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy Phần 3 CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY Mục đích yêu cầu Sinh viên cần nắm chắc và biết vận dụng kiến thức sau: 1. Khái niệm, đặc trưng, cấu trúc của khái niệm, quan hệ giữa các khái niệm 2. Các thao tác logic xử lý khái niệm (mở rộng thu hẹp khái niệm, định nghĩa khái niệm và phân chia khái niệm). 3. Phán đoán, sự khác nhau giữa phán đoán và khái niệm. 4. Phân loại phán đoán và vai trò của từng loại phán đoán đối với tư duy khoa học. 5. Các thao tác xử lý logic đối với phán đoán Nội dung chính 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm là gì 1.1.1. Định nghĩa về khái niệm 1.1.2. Đặc trưng của khái niệm 1.2. Khái niệm và từ ngữ 1.3. Cấu trúc của khái niệm 1.3.1. Nội hàm của khái niệm 1.3.2. Ngoại diên của khái niệm 1.3.3. Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm 1.4. Phân loại khái niệm 1.4.1. Phân loại theo nội hàm khái niệm 1.4.2. Phân loại khái niệm theo ngoại diên 1.5. Quan hệ giữa các khái niệm 1.5.1. Quan hệ tương thích 1.5.2. Quan hệ không tương thích 1.6. Phép thu hẹp và mở rộng khái niệm 26
  26. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy 1.7. Phép định nghĩa đối với khái niệm 1.7.1. Thực chất của phép định nghĩa khái niệm 1.7.2. Các qui tắc của phép định nghĩa 1.7.3. Các kiểu hay các hình thức định nghĩa 1.8. Phép phân chia khái niệm 1.8.1. Thế nào là phép phân chia khái niệm 1.8.2. Qui tắc phân chia khái niệm 1.8.3. Các kiểu phân chia khái niệm 2. Phán đoán 2.1. Đặc điểm chung của phán đoán 2.1.1. Định nghĩa phán đoán 2.1.2. Phán đoán, từ và câu 2.1.3. Đặc điểm và cấu tạo của phán đoán 2.2. Phán đoán đơn 2.2.1. Các bộ phận cấu thành của phán đoán đơn 2.2.2. Chất và lượng của phán đoán đơn 2.2.3. Phân chia phán đoán đơn theo chất và lượng. 2.2.4. Tính chu diên của các thuật ngữ logic của phán đoán. 2.2.5. Quan hệ giữa các phán đoán đơn cơ bản trong hình vuông logic. 2.3. Phán đoán phức hợp và Phán đoán đa phức hợp 2.3.1. Cấu tạo của phán đoán phức hợp 2.3.2. Liên từ logic và các phán đoán phức hợp cơ bản 2.3.3. Phán đoán đa phức hợp 2.3.4. Tính đẳng trị của phán đoán 2.4. Tình thái của phán đoán. 3.1. KHÁI NIỆM 3.1.1. Khái niệm là gì? 3.1.1.1. Định nghĩa về khái niệm Trước thế giới vô vàn sự vật hiện tượng, con người nhận thấy có những sự vật hiện tượng khác nhau và có những sự vật hiện tượng giống nhau. Có lớp sự vật hiện tượng giống nhau về một số đặc điểm nào đấy - chúng cùng có một số thuộc tính - mà những sự vật hiện tượng khác không có. Qua kinh nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần con người khái quát những kinh nghiệm đó, và 27
  27. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy trong đầu hình thành nên khái niệm về mỗi một hay lớp sự vật hiện tượng đó. Như vậy, khái niệm về đối tượng nào đó là hiểu biết tương đối toàn diện và hệ thống về bản chất của đối tượng ấy, được hình thành thông qua quá trình hoạt động thực tiễn. Mỗi đối tượng có vô số các thuộc tính. Thuộc tính của đối tượng là cái vốn có của đối tượng. Tất cả các thuộc tính, các quan hệ, đặc điểm, trạng thái đặc trưng cho đối tượng giúp ta dùng để so sánh nó với các đối tượng khác để rồi nhận thức được nó và tách nó ra khỏi tập hợp các đối tượng khác. Các thuộc tính, quan hệ, đặc trưng đó tạo thành các dấu hiệu về đối tượng trong tư duy. Ví dụ các vật thể sống được nhận biết thông qua các dấu hiệu như sinh trưởng, trao đổi chất, cảm ứng, kích thích Mỗi dấu hiệu khác biệt về đối tượng có một ý nghĩa quan trọng khác nhau đối với nhận thức và khoa học khác nhau. Cho nên, tuỳ theo những vấn đề khoa học khác nhau mà các dấu hiệu khác biệt được phản ánh trong khái niệm tương ứng sẽ nổi lên hàng đầu và có ý nghĩa quan trọng đối với khoa học đó. 0 Ví dụ: Nước có rất nhiều thuộc tính, nhưng dấu hiệu “Sôi ở 100 C”; “Chất đàn hồi” có ý nghĩa quan trọng đối với khoa học vật lý. Dấu hiệu “hợp chất mà các phân tử được tạo bởi hai nguyên tử Hyđrô và một nguyên tử Ôxy”, “không hoà tan chất béo” lại có ý nghĩa đối với hoá học. Trong công tác cứu hoả thì dấu hiệu “không duy trì sự cháy” mới là quan trọng hơn các dấu hiệu nói trên. Logic hình thức định nghĩa khái niệm như sau: Khái niệm là một hình thức (đơn vị) tồn tại cơ bản của tư duy, là tập hợp những dấu hiệu cơ bản, khác biệt phản ánh đối tượng tồn tại ở một phẩm chất xác định. Thuật ngữ dấu hiệu ở đây chỉ kết quả của sự phản ánh thuộc tính của sự vật. Dấu hiệu là ánh phản còn thuộc tính là đối tượng phản ánh. Thuật ngữ dấu hiệu cơ bản là chỉ những ánh phản ghi nhận những thuộc tính có tính bản chất của đối tượng. Thuật ngữ khác biệt là chỉ thuộc tính có tính bản chất nhất. Bản thân các khái niệm khoa học cùng các dấu hiệu trong khái niệm về đối tượng cũng được hoàn thiện dần cùng sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Chẳng hạn khái niệm “Nguyên tử”: Nếu đầu thế kỷ 19 người ta mới chỉ biết là “thành phần nhỏ bé nhất không thể phân chia được” thì đến đầu thế kỷ 20 người ta lại biết rằng “nguyên tử bao gồm hạt điện tích dương - Prôton và hạt điện tích âm - Êlectron”, đến nay ta lại biết trong Prôton lại gồm các Nơtron và các hạt không tích điện khác. 3.1.1.2. Đặc trưng của khái niệm Khái niệm là một đơn vị tồn tại và hoạt động cơ bản của tư duy. Nó có những đặc trưng cơ bản sau đây: Một là: Nội dung hiểu biết trong khái niệm phải là tương đối toàn diện về đối tượng, tức là nó phản ánh được nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau về đối tượng. Những hiểu biết này khắc phục được tính phiến diện, một chiều khi phản ánh về đối tượng, tránh được kiểu “thày bói xem voi”. Hai là: Sự hiểu biết trong khái niệm phải hiểu biết có hệ thống về đối tượng, những hiểu biết này phải được tổ chức lại, liên kết lại thành một chỉnh thể, có liên hệ chặt chẽ chi phối nhau cả về mặt nội dung phản ánh lẫn mặt cơ cấu logic của nội dung phản ánh ấy. 28
  28. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy Ba là: Những hiểu biết trong khái niệm phải là những hiểu biết về cái chung, cái tất yếu, cái cơ bản của đối tượng, khái niệm không dung chứa những hiểu biết có tính ngẫu nhiên, có tính bề ngoài và không tất yếu về đối tượng. Bốn là: Khái niệm phải được cấu thành từ những hiểu biết chắc chắn của ta về đối tượng, tức là những hiểu biết đã được sàng lọc, có tính ổn định, lý giải được nội dung phản ánh và chứng minh được tính chân thực hay giả dối của nội dung đó. Năm là: Những hiểu biết do khái niệm mang lại phải chỉ đạo được hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ với đối tượng mà khái niệm đó phản ánh. 3.1.2. Khái niệm và từ ngữ Là một hình thức tồn tại của tư duy, khái niệm không thể được định hình, tồn tại nếu thiếu phương tiện ngôn ngữ: Từ, cụm từ, hệ thống câu. Hệ thống câu (tiếng nói hay văn bản) chỉ là phương tiện vật chất được con người sử dụng để định hình và thể hiện khái niệm, thể hiện các dấu hiệu hợp thành nội dung của khái niệm, như vậy ngôn ngữ chỉ thuần tuý mang tính chất ký tín hiệu đơn thuần (tên gọi). Vì là ký tín hiệu nên nó có thể thay đổi tuỳ theo ý muốn của người sử dụng nó, “khái niệm”là khách quan, là cái ánh phản của hiện thực, còn “tên gọi’ là cái mà người ta giao ước với nhau từ lâu đời trở thành thói quen. Ví dụ cùng một vật dùng để ăn cơm, miền Bắc gọi là cái bát còn miền Trung gọi là cái đọi, miền Nam gọi là cái chén, hoặc như cùng một khái niệm nhưng mối nước, mỗi dân tộc sử dụng ngôn ngữ khác nhau yêu - Love - любитъ Tên gọi, ký tín hiệu trước tiên biểu hiện dưới hình thức âm thanh, sau đó là chữ viết, đây là hai phương tiện cơ bản để vật chất hoá tư tưởng, khái niệm. Khi xem xét một khái niệm, nếu ta không quan tâm đến nội hàm của nó dễ dẫn đến sai lầm, đồng nhất tên gọi với khái niệm. Thực ra giữa tên gọi - ký tín hiệu ngôn ngữ với khái niệm không hoàn toàn đồng nhất nhau mà nó biểu hiện khá phong phú. Ví dụ trong cùng một hệ thống ngôn ngữ: - Có thể một khái niệm được thể hiện bằng một từ hay một cụm từ tương ứng, và ngược lại một từ hay một cụm từ chỉ được sử dụng để diễn đạt một khái niệm. ví dụ: “Khoa học”, “Giá trị”, Toán học”, “Kinh tế” - Có thể một khái niệm được thể hiện bằng nhiều từ hay nhiều cụm từ khác nhau. Đây là hiện tượng những từ đồng nghĩa khác âm Ví dụ 1: “Tổ quốc”, “Giang sơn”, “Đất nước”, “Non sông” Ví dụ 2: “Chết”, “Tạ thế”, “Qui tiên”, “Ngoẻo củ tỏi” Trường hợp này về mặt logíc là tương đương hay cùng một khái niệm với nội hàm là “không sống nữa”, thì về mặt ngôn ngữ chúng lại mang sắc thái biểu cảm khác nhau thể hiện tình cảm khác nhau và đưa lại hiệu quả tâm lý khác nhau. - Có thể một từ hay một cụm từ lại diễn đạt nhiều khái niệm khác nhau. Đây là hiện tượng khác nghĩa đồng âm. 29
  29. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy Ví dụ: người Nam bộ có lối nói “hôm qua qua nói qua qua, mà qua lại không qua”- Qua có thể diễn đạt là “tôi”, có thể diễn đạt là “sang”, hoặc câu đối giữa viên quan võ và quan thái giám: “Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa, vũ gặp mưa vũ ướt cả lông. Thị vào hầu thị đứng thị trông, thị cũng muốn thị không có ấy.” Tóm lại khái niệm được dùng làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, hiểu khái niệm là phải nắm bắt được nội hàm của nó, không được nhầm lẫn giữa ngôn ngữ - tên gọi với khái niệm, khi sử dụng thuật ngữ để biểu đạt tư tưởng yêu cầu phải dùng đúng ý nghĩa của thuật ngữ. 3.1.3. Cấu trúc của khái niệm 3.1.3.1. Nội hàm của khái niệm Nội hàm của khái niệm là nội dung hiểu biết về đối tượng hàm chứa trong khái niệm, là tập hợp những dấu hiệu cơ bản khác biệt liên kết lại phản ánh bản chất của đối tượng, nhờ đó ta xác định được đối tượng đó là gì, và phân biệt được đối tượng với các sự vật hiện tượng khác. Ví dụ: Nội hàm của khái niệm “phân tử” là những dấu hiệu: “Hạt nhỏ nhất của chất bảo tồn các tính chất vật lý và hoá học của chất này”, “do các nguyên tử tạo thành ” Nội hàm của khái niệm “nước”là tập hợp các dấu hiệu: “Sôi ở 1000c ”; “chất đàn hồi”; “không duy trì sự cháy”; “không hoà tan chất béo”; “phân tử gồm .” Nội hàm của khái niệm cũng chính là khái niệm, nhưng là khái niệm được xét từ góc độ phân xẻ nội tại của những tri thức tạo nên khái niệm, tức là ta muốn nói tới khái niệm đó được tạo nên từ những tri thức gì? Đem lại cho ta những hiểu biết gì về đối tượng?. Quá trình hình thành khái niệm cũng chính là quá trình hình thành nên nội hàm khái niệm. Không thể có khái niệm mà không có nội hàm. Nhưng về một đối tượng xác định nào đó thì không nhất thiết chỉ có một khái niệm duy nhất hình thành trong tư duy để phản ánh về nó. Tuỳ góc độ xuất phát của thực tiễn và nhận thức mà khía cạnh này hay khía cạnh kia của đối tượng được nổi lên như là cái đặc trưng cho bản chất của đối tượng và tạo nên những nội hàm khác nhau, phản ánh những khía cạnh khác nhau về cùng một đối tượng - nghĩa là trong tư duy có thể hình thành nhiều khái niệm khác nhau về cùng một đối tượng. Các khái niệm khác nhau đó về cùng một đối tượng không loại trừ lẫn nhau, không đứng cô lập nhau mà chúng gắn bó liên kết với nhau tạo nên một nội hàm duy nhất của một khái niệm duy nhất. Sự phân tầng nội hàm khái niệm hay khái niệm là tuỳ thuộc ở góc độ xem xét, và mức độ cần thiết nhận thức về đối tượng ở những hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: Một con người cụ thể (X) nào đó, khi ta xem xét anh ta ở góc độ công việc, ta có khái niệm “Anh (X) là một người lao động giỏi”; khi xem xét trong quan hệ với gia đình, ta có khái niệm “Anh (X) là người cha, chồng tốt”; khi xem xét dưới góc độ thực hiện pháp luật, ta có “Anh (X) là một công dân gương mẫu” Tập hợp các khái niệm trên ta có một khái niệm khái quát hơn (hiểu biết đầy đủ hơn) về anh (X): “Anh (X) là một con người tốt trên mọi phương diện” Nội hàm của khái niệm không có sẵn trong tư duy, tuỳ thuộc ở mức độ phát triển của đối tượng, mức độ phát triển của thực tiễn, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào trình độ, năng lực nhận thức 30
  30. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy của chủ thể mà nội hàm của khái niệm phong phú hay nghèo nàn, nông cạn hay sâu sắc, xa hay gần với chân lý khách quan 3.1.3.2. Ngoại diên của khái niệm Ngoại diên của khái niệm là tập hợp của những đối tượng mà khái niệm phản ánh, là lớp các đối tượng có các dấu hiệu được phản ánh trong nội hàm khái niệm. ngoại diên của khái niệm trả lời câu hỏi: Khái niệm phản ánh bao nhiêu đối tượng? Chúng ta cần lưu ý phân biệt ngoại diên với đối tượng, đây là sự phân biệt giữa tập hợp và phần tử. Mỗi đối tượng là một phần tử hợp thành ngoại diên, còn ngoại diên là lớp, là tập hợp của các phần tử ấy. Trong ngoại diên của khái niệm có tất cả những đối tượng riêng biệt mà đối với chúng, ta có thể khẳng định được nội hàm của khái niệm này thuộc về chúng. Ví dụ: Trong khái niệm “sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”, ngoại diên của nó bao gồm tất cả các người đang học đại học và cao đẳng tại Học viện Công nghệ Bưu chính. Ta có thể xác định “Anh Nguyễn Văn A” là sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, sự xác định đó là chân thực nếu anh “Nguyễn Văn A” cũng mang dấu hiệu “người đang học đại học và cao đẳng”; “là đối tượng quản lý đào tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”, vì nội hàm của khái niệm “sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” chính là những dấu hiệu đó. 3.1.3.3. Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm Giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối tương quan xác định, đó là mối tương quan giữa chất và lượng của khái niệm. Nghĩa là với một nội hàm xác định sẽ có một ngoại diên tương ứng và ngược lại. Đó là mối tương quan tỷ lệ nghịch. Nếu nội hàm càng sâu, càng phong phú (càng nhiều dấu hiệu) thì ngoại diên của khái niệm càng nhỏ, càng hẹp (càng ít đối tượng). Hoặc ngược lại, ngoại diên của khái niệm càng lớn thì nội hàm của nó lại càng ít dấu hiệu. Ví dụ: Cơ quan thông báo “ngày mai, mọi người đi lao động công ích”. Xét trong thông báo này, khái niệm “mọi người” có nội hàm cạn quá, chỉ nói chung là mọi người, nên ngoại diên của nó rất rộng, bao trùm toàn bộ cán bộ công nhân viên trong cơ quan. Còn nếu như thông báo nói sâu “mọi người dưới 30 tuổi, mạnh khoẻ thì phải đi lao động công ích” thì số lượng người phải đi lao động công ích sẽ teo lại, vì đã cho phép người trên 30 tuổi và đau ốm được miễn 3.1.4. Phân loại khái niệm 3.1.4.1. Phân loại theo nội hàm khái niệm a. Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng. Khái niệm cụ thể là những khái niệm phản ánh đối tượng tồn tại với tính một chỉnh thể. Ví dụ: Cái cây, mặt trăng, toà nhà (cái riêng) Khái niệm trừu tượng là những khái niệm phản ánh thuộc tính, quan hệ của các sự vật hiện tượng. Ví dụ: Âm - Dương, xấu - tốt, dịu dàng, lịch thiệp 31
  31. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy b. Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định Khái niệm khẳng định là khái niệm mà nội hàm của nó được xác định một cách tường minh. Ví dụ: cao, thấp, tốt, xấu, đen, trắng Khái niệm phủ định là những khái niệm mà nội hàm của nó được xác định dưới dạng không tường minh. Ví dụ: Không cao (có thể là thấp,có thể là trung bình), không trắng ( có thể là đen, đỏ, xanh, vàng nhưng không là trắng). c. Khái niệm tương quan và khái niệm không tương quan Khái niệm tương quan là khái niệm mà khi nói tới nó (xác định nội hàm) người ta buộc phải hình dung nó đứng trong một quan hệ xác định nào đó. Ví dụ: Trong ca dao tục ngữ Việt nam có câu “sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”. Khái niệm không tương quan là khái niệm mà khi xác định nội hàm của nó ta không cần hình dung nó đứng trong một quan hệ xác định nào với các đối tượng khác. Ví dụ: Nhà, tường, trời, tàu hoả 3.1.4.2. Phân loại khái niệm theo ngoại diên Khái niệm chung là khái niệm để chỉ một lớp đối tượng. Nghĩa là khái niệm mà ngoại diên của nó bao giờ cũng có số lượng phần tử lớn hơn một. Ví dụ: Sinh viên, cây, con sông Khái niệm riêng là khái niệm để chỉ một đối tượng duy nhất. Nghĩa là ngoại diên của khái niệm đó chỉ bao chứa một phần tử. Ví dụ: Hà Nội, tác giả truyện Kiều, sự kiện Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa xuân 1975 Khái niệm tập hợp là khái niệm trong đó nhóm các sự vật đồng nhất được xem như một chỉnh thể duy nhất. Ví dụ: Chòm sao đại hùng tinh (gồm 7 ngôi sao không thể thiếu ngôi sao nào), khí Ôxy, khí Hyđrrô, đội bóng, bàn cờ Các khái niệm mà ngoại diên có số lượng phần tử 1 gọi là khái niệm thực. Khái niệm mà trong thực tế ta không thấy có đối tượng nào mang đầy đủ dấu hiệu được xác định trong nội hàm, hay ngoại diên của nó ═ 0, ta gọi là khái niệm hư (khái niệm trống, khái niệm rỗng). Ví dụ: Thiên đường, địa ngục, nàng tiên cá, động cơ vĩnh cửu. 3.1.5. Quan hệ giữa các khái niệm Việc làm sáng tỏ quan hệ giữa các khái niệm có ý nghĩa to lớn đối với việc chính xác hoá nội hàm của khái niệm. Trong quá trình tư duy, ta thường gặp phải các vấn đề hay câu hỏi: “Lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ” và “lao động có kỷ luật, “người có văn hoá” với “người có học vấn” có tương đương nhau không? Hay khi ta nói: “Anh X không tích cực” thì có thể hiểu là “anh X tiêu cực” được không? Khi giải quyết những vấn đề trên, cũng tức là đồng thời chúng ta xác lập quan hệ giữa các khái niệm cả về nội hàm và ngoại diên của chúng. Nhưng vì nội hàm có tương quan xác định với ngoại diên của khái niệm, nên ta có thể xem xét quan hệ giữa các khái niệm chủ yếu là quan hệ về mặt ngoại diên. 32
  32. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy 3.1.5.1. Quan hệ tương thích (tương quan, hợp) Quan hệ tương thích là quan hệ giữa các khái niệm mà giữa chúng có ít nhất một bộ phận ngoại diên trùng nhau, tức là có đối tượng vừa nằm trong ngoại diên khái niệm này lại vừa nằm trong ngoại diên của khái niệm kia. Có 3 trường xảy ra: a. Quan hệ đồng nhất: Những khái niệm có quan hệ đồng nhất là những khái niệm có cùng chung lớp đối tượng, tức là chúng có ngoại diên trùng nhau. Ví dụ: “Nguyễn Du” và “tác giả của truyện Kiều” hai khái niệm này chỉ cùng một đối tượng, ngoại diên hoàn toàn trùng nhau. Nếu ta ký hiệu ngoại diên của khái niệm “Nguyễn Du” bằng chữ A, ngoại diên của khái niệm “tác giả của truyện Kiều” bằng chữ B, và dùng sơ đồ Ven để thể hiện ngoại diên, thì quan hệ giữa các khái niệm nói trên về mặt ngoại diên biểu diễn bằng sơ đồ: A ≡ B, nghĩa là: ∀ A∈ B & ∀ B∈ A A.B Ký hiệu: A.B hay B.A Đọc là: Nếu A đồng nhất B, thì nghĩa là mọi đối tượng của A đều thuộc B và mọi đối tượng của B cũng thuộc A Ví dụ: “A” - “Thủ đô Việt Nam” A.B - “ Thủ đô Việt Nam là Hà Nội” “B” - “ Hà Nội” B.A - “ Hà nội là thủ đô Việt Nam” b. Quan hệ bao hàm (lệ thuộc, thứ bậc): Những khái niệm có quan hệ lệ thuộc là những khái niệm mà ngoại diên của khái niệm này nằm gọn trong ngoại diên của khái niệm kia. Trong những khái niệm đó, khái niệm nào có ngoại diện lớn hơn được gọi là “khái niệm chi phối” (hay “bậc trên”, “giống”; “loại”). Khái niệm nào có ngoại diên nhỏ hơn được gọi là “khái niệm phụ thuộc” (hay “bậc dưới”, “loài”, “chủng”). B ⊃ A, nghĩa là: ∀ A∈ B; ∃ B∈ A; A B ∃ B∉ A - (A.B ; ∃ B.A ; ∃ B.⎤A) Đọc là: Nếu B bao hàm A, thì nghĩa là mọi đối tượng của A đều thuộc B; Có đối tượng của B thuộc A; Có đối tượng của B không thuộc A Ví dụ: “A” - “sinh viên” “B” - “công dân” A.B - “mọi sinh viên đều là công dân” ∃ B.A - “có công dân là sinh viên” ∃ B.⎤A - “có công dân không phải là sinh viên” Trong một dãy liên tiếp các khái niệm lệ thuộc nhau của một khoa học cụ thể, thì khái niệm nào có ngoại diên rộng nhất thì gọi là phạm trù, còn khái nào có ngoại diên nhỏ nhất thì gọi khái niệm đơn nhất 33
  33. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy c) Quan hệ giao nhau: Những khái niệm có quan hệ giao nhau là những khái niệm mà ngoại diên của chúng chỉ có một bộ phận trùng nhau. A ∩ B, nghĩa là: ∃ A ∈ B & ∃ B∈ A; ∃ A∉ B; ∃ B∉ A A B ( ∃ A.B hay ∃ B.A; ∃ B.⎤A ; ∃ A.⎤B) Đọc là: Nếu A giao nhau với B, nghĩa là có đối tượng của A thuộc B đồng thời có đối tượng của B thuộc A; Nhưng, cũng có đối tượng của A không thuộc B, cũng như có đối tượng của B không thuộc A Ví dụ: “A” - “sinh viên” “B” - “đảng viên” ∃ A.B - “có sinh viên là đảng viên” ∃ B.A - “có đảng viên là sinh viên” ∃ B A - “có đảng viên không phải là sinh viên” ∃ A B - “có sinh viên không phải là đảng viên” 3.1.5.2. Quan hệ không tương thích (không tương quan, không hợp). Quan hệ không tương thích là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng không có bộ phận nào trùng nhau, tức là ngoại diên của chúng hoàn toàn tách biệt nhau (hay tách rời nhau). có 3 trường hợp xảy ra: a. Quan hệ tách rời ngang hàng (quan hệ đồng vị): Là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại diên của chúng hoàn toàn tách biệt khỏi nhau, nhưng ngoại diên của chúng lại cùng nằm trong ngoại diên của một khái niệm giống (loại) của chúng. Ví dụ: khái niệm giai cấp công nhân và khái niệm giai cấp nông dân, chúng là hai khái niệm ngang hàng (loài, chủng) và cùng bị bao hàm bởi một khái niệm giống (loại) là giai cấp những người lao động. Lần lượt ký hiệu các khái niệm trên là C; B; A ta có sơ đồ biểu diễn quan hệ giữa chúng bằng sơ đồ Ven như sau: { B // C } ⊂ A, nghĩa là: { ∀ B∉ C & ∀ C∉ B} ⊂ A B A C Đọc là: Nếu B và C có quan hệ tách rời ngang hàng, thì mọi đối tượng của B không thuộc C đồng thời mọi đối tượng của C cũng không thuộc B, nhưng chúng cùng là tập hợp những đối tượng thuộc A. b. Quan hệ đối chọi (quan hệ đối lập): Là quan hệ giữa hai khái niệm mà nội hàm của khái niệm này loại trừ nội hàm của khái niệm kia, và chúng đều khái niệm khẳng định. Nhưng cả ngoại diên của chúng cùng nằm trong 34
  34. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy ngoại diên của một khái niệm chung, và ngoại diên của chúng không lấp đầy ngoại diên khái niệm chung. C A B Ví dụ: “đen” và “trắng”, có nội hàm đối chọi nhau, đều thuộc khái niệm “màu sắc”, song ngoại diên của chúng không lấp đầy khái niệm màu (còn màu xanh, màu đỏ, màu tím ). Lần lượt ký hiệu là C, B, A ta có sơ đồ Ven như hình bên:. c. Quan hệ mâu thuẫn (quan hệ phủ định, quan hệ bù nhau): Là quan hệ giữa hai khái niệm có nội hàm loại trừ nhau, trong đó có một khái niệm là khẳng định và nội hàm của nó thể hiện tường minh, khái niệm kia là khái niệm phủ định và nội hàm của nó chưa được thể hiện dưới dạng tường minh. Nhưng ngoại diên của những khái niệm này gộp lại bao giờ cũng lấp đầy ngoại diên khái niệm giống của chúng. Ví dụ: “Vô sản” và “phi vô sản”, trong đó khái niệm phi vô sản có nội hàm không xác định (nông dân, tư sản, tiểu tư sản đều là phi vô sản), nhưng chúng đều nằm trong khái niệm giống là khái niệm “giai cấp”. Lần lượt ký hiệu C, B, A ta có sơ đồ Ven hình bên:. A C B Chú ý: - Quan hệ mâu thuẫn là trường hợp đặc biệt của quan hệ đối chọi, và quan hệ đối chọi là trường hợp đặc biệt của quan hệ tách rời ngang hàng. - Trong quan hệ đối chọi, tổng ngoại diên của hai khái niệm có quan hệ đối chọi không lấp đầy ngoại khái niệm giống của chúng. - Trong quan hệ mâu thuẫn thì tổng ngoại diên của hai khái niệm có quan hệ mâu thuẫn, bao giờ cũng lấp đầy ngoại diên khái niệm giống của chúng. 3.1.6. Phép mở rộng và thu hẹp khái niệm Trong quá trình tư duy, quá trình suy nghĩ chúng ta thường phải chuyển từ khái niệm có ngoại diên sang một khái niệm có ngoại diên khác đó chính là một quá trình thao tác thu hẹp khái niệm hoặc mở rộng khái niệm. Ví dụ: Muốn cụ thể hoá sự hiểu biết của mình về “nguyên lý hoạt động của tổng đài” thì quá trình tư tưởng được phát triển như sau: Đi từ hiểu biết về “nguyên lý hoạt động của tổng đài”, đến hiểu biết về “nguyên lý hoạt động của tổng đài số” rồi đến hiểu biết về “nguyên lý hoạt động của tổng đài E10”. Đó là quá trình 35
  35. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy giới hạn khái niệm quá trình này được thực hiện bằng cách: Bắt đầu từ khái niệm xuất phát có nội hàm và ngoại diên xác định, rồi thêm vào nội hàm khái niệm ban đầu những dấu hiệu mới (thuộc tính mới), như vậy ta sẽ có tương ứng một ngoại diên mới hẹp hơn ngoại diên của khái niệm xuất phát. Quá trình suy nghĩ này là quá trình thao tác thu hẹp khái niệm. Trong quá trình thu hẹp khái niệm chúng ta đã chuyển từ khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại diên hẹp hơn. Việc mở rộng khái niệm là một thao tác logic chuyển từ khái niệm có ngoại diên hẹp sang những khái niệm có ngoại diên rộng bằng cách tước bỏ đi những dấu hiệu chỉ thuộc về những đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm được mở rộng. Cũng như việc thu hẹp khái niệm, mở rộng khái niệm không phải là vô tận. Nếu giới hạn thu hẹp của khái niệm là khái niệm đơn nhất, thì giới hạn cuối cùng của việc mở rộng khái niệm được gọi là phạm trù, như phạm trù “vật chất”, “thuộc tính”, “quan hệ” v.v Xử lý, mở rộng và thu hẹp khái niệm về ngoại diên có quan hệ với nhau, đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái cá biệt. Vạch rõ mối quan hệ giữa khái niệm phổ biến và ít phổ biến hơn là nhằm nghiên cứu sâu những đối tượng cá biệt. Vì mỗi sự vật khách quan đều có những thuộc tính chung với sự vật khác cùng loại, nhưng đồng thời cũng có thuộc tính riêng của nó. Thực chất của việc mở rộng và thu hẹp khái niệm là những thao tác logic của tư duy được thực hiện dựa trên việc xử lý ngoại diên của khái niệm. Cơ sở của thao tác logic này chính là mối quan hệ giữa ngoại diên và nội hàm của khái niệm có mối tương quan xác định và tỷ lệ nghịch, nội hàm càng nhiều dấu hiệu thì ngoại diên càng hẹp, nội hàm càng ít dấu hiệu thì ngoại diên càng rộng. - Mở rộng khái niệm là một thao tác logic xuất phát từ một khái niệm nào đó, đi tới một khái niệm khác có ngoại diên rộng hơn, bao chứa ngoại diên của khái niệm xuất phát như một bộ phận của mình bằng cách tước bỏ bớt những dấu hiệu nào đó mà dấu hiệu này chỉ thuộc về những đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm xuất phát. Mở rộng khái niệm chính là thao tác đi từ khái niệm chủng tới khái niệm loại. Giới hạn cuối cùng của việc mở rộng khái niệm là khi mở rộng đến phạm trù. - Thu hẹp khái niệm là thao tác ngược lại với thao tác mở rộng khái niệm. Giới hạn cuối cùng của thao tác thu hẹp khái niệm là thu hẹp đến khái niệm đơn nhất. 3.1.7. Phép định nghĩa đối với khái niệm 3.1.7.1. Thực chất của phép định nghĩa khái niệm Định nghĩa khái niệm là một thao tác logic cơ bản của tư duy nhằm vào nội hàm của khái niệm để định ra được phần cơ bản nhất trong nội hàm ấy, sao cho từ đó có thể suy ra được các phần khác còn lại trong nội hàm của khái niệm này và căn cứ vào đó có thể phân biệt được đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm ấy với những đối tượng khác. Như vậy, khi định nghĩa chúng ta phải giải quyết hai nhiệm vụ: Một là: Phải định hình được nội hàm của khái niệm- tức là vạch được phần cơ bản nhất của nội hàm (dấu hiệu cơ bản nhất, khác biệt nhất). 36
  36. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy Hai là: Phải loại biệt được ngoại diên - tức là dựa vào dấu hiệu nội hàm đã nêu để tách các đối tượng cần định nghĩa từ những đối tượng tiếp cận với chúng (những đối tượng khác chủng nhưng cùng loại, hay khác loài nhưng cùng giống). Dưới đây là ví dụ về định nghĩa hình vuông: Trong thực tế ta không thể lẫn lộn hình vuông với các hình hình học khác như hình tròn, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành v.v Vì thế, khi định nghĩa một sự vật bất kỳ nào đó, ta chỉ cần nêu ra thuộc tính bản chất khác biệt nhất, nhờ đó phân biệt sự vật cần định nghĩa với các sự vật tiếp cận với nó - tức các sự vật cùng lớp gần nhất. Hình vuông có những thuộc tính: là một hình hình học phẳng, là một hình có bốn góc, là một hình có bốn cạnh, có các cạnh bằng nhau và các góc vuông, có các đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau, chia nhau thành các phần bằng nhau tại giao điểm, có những cặp cạnh song song từng đôi một. Một số thuộc tính kể trên, không những chỉ có hình vuông mà còn ở những hình hình học khác, như là một hình hình học phẳng, là một hình có bốn góc, là một hình có bốn cạnh v.v Còn một số thuộc tính chỉ có ở hình vuông, không có ở bất kỳ một hình tứ giác phẳng nào, như có các cạnh bằng nhau các góc bằng nhau, có những đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau, và chia đôi mỗi đường tại giao điểm của chúng v.v Từ những thuộc tín khác biệt trên ta có thể định nghĩa hình vuông: 1. “Hình vuông là một hình bình hành trong đó các cạnh bằng nhau và 4 góc vuông”. 2. “Hình vuông là một tứ giác có các đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau và chia đôi mỗi đường tại giao điểm của chúng”. Trong định nghĩa (1) ta phân biệt hình vuông với các hình bình hành khác nhờ một thuộc tính chỉ có ở hình vuông mà không có ở các loại hình bình hành khác. Trong định nghĩa (2) ta phân biệt hình vuông với tất cả các hình tứ giác khác nhờ những thuộc tính chỉ có ở hình vuông mà không có ở các loại hình tứ giác khác. Như vậy, nhiệm vụ của định nghĩa khoa học về sự vật không chỉ là phân biệt sự vật này với nhưng sự vật khác tiếp cận với chúng, mà trong định nghĩa còn phải vạch ra cái bản chất của sự vật cần định nghĩa. Nếu một sự vật có nhiều thuộc tính có thể phân biệt nó với những vật tiếp cận, thì trong định nghĩa cần phải nêu ra những thuộc tính bản chất khác biệt nhất. Ví dụ, ta có định nghĩa: “Người là một loài động vật có khả năng chế tạo công cụ lao động”. Trong định nghĩa này ta đã dựa vào dấu hiệu bản chất nhất của con người với tư cách là một thực thể xã hội để phân biệt với các đối tượng khác cùng lớp động vật, là thuộc tính “có khả năng chế tạo công cụ lao động”. Chính lao động và khả năng chế tạo công cụ lao động giữ vai trò quyết định làm cho con người thoát khỏi thế giới động vật, làm cho con người có những phẩm chất, thuộc tính chỉ có ở con người. Đối tượng của định nghĩa không chỉ là những sự vật hiện tượng của thế giới vật chất mà cũng có những khái niệm là những hình thức của tư duy, hoặc những từ thể hiện ý nghĩ và biểu thị các sự vật của thế giới vật chất, hoặc là những câu những chữ cái. 37
  37. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy Ví dụ: “Khái niệm cái riêng - là một khái niệm mà ngoại diên chỉ gồm một sự vật, một hiện tượng một quá trình riêng lẻ”. Ở đây đối tượng được định nghĩa không phải là một sự vật, hiện tượng vật chất, mà là một loại khái niệm mà chúng ta phải phân biệt với những loại khái niệm khác. Còn trong định nghĩa “Chữ cái là một ký hiệu viết dùng để biểu thị từng âm riêng biệt của lời nói”. Ở đây đối tượng định nghĩa là những âm thanh khi giao tiếp. Cấu tạo của phép định nghĩa bao gồm hai bộ phận: Khái niệm cần định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa. Khái niệm cần định nghĩa (hay khái niệm được định nghĩa - ký hiệu Dfd) - trả lời câu hỏi “Định nghĩa cái gì?”. Khái niệm dùng để định nghĩa (ký hiệu Dfn) - trả lời câu hỏi “Lấy cái gì để định nghĩa ?” Công thức của phép định nghĩa: Dfn 3.1.7.2. Các qui tắc của phép định nghĩa Dfd ≡ Muốn thực hiện tốt hai nhiệm vụ của phép định nghĩa khái niệm, chúng ta phải tuân thủ các qui tắc sau đây: Qui tắc 1: Định nghĩa phải cân đối - tức là ngoại diên của khái niệm dùng định nghĩa phải có quan hệ đồng nhất với ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa. Nếu một định nghĩa mà ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa không đồng nhất sẽ vi phạm qui tắc, lỗi logic này gọi là định nghĩa không cân đối. Ta xét các ví dụ sau: 1. “Hyđrô là nguyên tố hoá học có nguyên tử lượng bằng một” 2. “Thấu kính hội tụ là dụng cụ quang học được giới hạn bởi hai mặt lõm" 3. “Hình bình hành là hình có các cặp cạnh đối song song với nhau” 4. “Thấu kính là dụng cụ quang học được giới hạn bởi hai mặt lồi” Xét các định nghĩa trên, ta thấy rằng: Định nghĩa (1) là định nghĩa đúng, vì ngoại diên của khái niệm “nguyên tố hoá học có nguyên tử lượng bằng một” bằng ngoại diên của khái niệm “Hyđrô”. Định nghĩa (2) là định nghĩa sai, vì ngoại diên của hai khái niệm tách rời nhau - dụng cụ quang học được giới hạn bởi hai mặt cong lõm chính là thấu kính phân kỳ. Định nghĩa (3) là định nghĩa sai - quá rộng, vì ngoại diên của khái niệm hình có các cặp cạnh đối song song với nhau chứa nhiều đối tượng hơn khái niệm hình bình hành. Trong thực tế, hình lục giác; bát giác cũng mang dấu hiệu “Hình hình học”, cặp đối song song với nhau. Định nghĩa (4) là định nghĩa sai - quá hẹp, vì ngoại diên của khái niệm dụng cụ quang học được giới hạn bởi hai mặt lồi chỉ chứa một đối tượng là thấu kính hội tụ, còn ngoại diên khái niệm thấu kính có đối tượng lớn hơn một. Ngoài ba trường hợp định nghĩa không đúng qui tắc nói trên, ta còn gặp những định nghĩa mắc lỗi logic - vừa rộng vừa hẹp. Ví dụ: “mẹ là người phụ nữ đã kết hôn”, trong định nghĩa này, ngoại diên của khái niệm “mẹ” bao gồm cả phụ nữ đã kết hôn và phụ nữ chưa kết hôn (sớm con 38
  38. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy muộn chồng), còn ngoại diên của khái niệm phụ nữ đã kết hôn bao gồm cả phụ nữ đã có con và phụ nữ chưa có con. Qui tắc 2: Phép định nghĩa phải được phát biểu rõ ràng, tường minh, không được dùng hình tượng, ví von. Ví dụ: “Vợ là một ngân hàng dễ gửi khó rút”, hay “tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại”, “trẻ em là tương lai của đất nước” Những câu này không hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất của định nghĩa - là định hình nội hàm khái niệm cần định nghĩa “vợ”, “tuổi trẻ ”, “trẻ em”. Qui tắc 3: Định không được vòng quanh - Tức là không được định nghĩa bằng chính khái niệm đó (hay chỉ là cách nói khác của khái niệm đó. Lỗi định nghĩa vòng quanh thể hiện: Khái niệm A∈ khái niệm B∈ khái niệm C∈ khái niệm A. Ví dụ: “Logic học là khoa học về tư duy đúng đắn”. “Người duy vật là người có niềm tin duy vật”. “Chích choè là chị của sáo nâu, sáo nâu là cậu bồ nông, bồ nông là ông chích choè”. Qui tắc 4: Tuỳ theo khả năng, nhưng không nên định nghĩa bằng hình thức phủ định. Vì nó không vạch ra được phần cơ bản của nội hàm khái niệm. Tuy nhiên trong những trường hợp nhất định của các khoa học cụ thể vẫn có thể phải dùng hình thức phủ định khi định nghĩa. Ví dụ: “Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng nhưng không cắt nhau khi ta kéo dài chúng về cả hai phía”; “Nước là một loại chất lỏng không màu, không vị, không mùi, và trong suốt”. 3.1.7.3. Các kiểu hay các hình thức định nghĩa a. Định nghĩa thông qua loại (giống) và khác biệt về chủng (loài) Đây là kiểu định nghĩa thông dụng nhất đối với các khoa học. Trong định nghĩa kiểu này, khái niệm dùng để định nghĩa sẽ bao gồm hai phần: Một phần nêu khái niệm loại gần nhất (gồm các đối tượng tiếp cận với đối tượng mà định nghĩa hướng tới phản ánh) của khái niệm cần định nghĩa, phần hai nêu dấu hiệu khác biệt của khái niệm cần được định nghĩa như là một chủng trong loại đã nêu với các chủng khác cùng chứa trong loại ấy. Công thức: a A( a ) - “a”-k/n cần định nghĩa - “A”- k/n loại gần nhất của “a” - “a1”- k/n chủng thuộc A; dấu hiệu khác biệt của “a” Khái niệm cần định nghĩa = khái niệm loại gần nhất + Dấu hiệu khác biệt 39
  39. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy Để thực hiện phép định nghĩa theo kiểu thông qua loại và khác biệt về chủng ta có ba bước tiến hành như sau: Bước một: Xác định khái niệm loại gần nhất của khái niệm cần định nghĩa. Ví dụ: Khái niệm cần định nghĩa là khái niệm “người” thì khái niệm loại gần nhất là khái niệm “động vật” (gồm nhiều chủng: có vú; bò sát; lông vũ ). Bước hai: Phân tích nội hàm của khái niệm loại và khái niệm chủng cần định nghĩa. Ví dụ: Phân tích nội hàm khái niệm động vật, nội hàm khái niệm người để tìm ra dấu hiệu khác biệt của chủng “người” với các chủng khác của lớp động vật. Nội hàm của khái niệm động vật bao gồm rất nhiều các dấu hiệu phản ánh các thuộc tính cơ bản và không cơ bản của các đối tượng trong tập hợp động vật như: Sinh sản, vận động, trao đổi chất, sử dụng công cụ Để tìm ra dấu hiệu khác biệt chỉ có ở chủng “Người” mà không có ở các chủng khác trong lớp động vật như “Có khả năng chế tạo công cụ lao động”. Bước ba 3: Áp dụng công thức Người = động vật + có khả năng chế tạo công cụ lao động. Ta phát biểu định nghĩa: “Người là một loài (chủng) động vật có khả năng chế tạo công cụ lao động.” b. Định nghĩa qua quan hệ (hay còn gọi là định nghĩa ẩn, định nghĩa không tường minh) Đây là kiểu thường dùng để định nghĩa các phạm trù, theo kiểu này trong khái niệm dùng để định nghĩa người ta thường nêu quan hệ đặc trưng của các đối tượng trong ngoại diên của khái niệm được định nghĩa với những đối tượng khác mà người ta dùng để so sánh. Để phân biệt sự vật này với sự vật khác, người ta không chỉ ra thuộc tính khác biệt vốn có của nó mà bằng cách nêu ra các quan hệ bản chất giữa sự vật cần định nghĩa với các sự vật khác. Qua việc phân tích mối quan hệ đó để biến từ không tường minh thành tường minh. Ví dụ: - Định nghĩa vật chất của Lê Nin - Số “không” là một số khi cộng với một số a sẽ cho a. Lưu ý: Trong Toán học, định nghĩa bằng tiên đề; định nghĩa ngữ cảnh; định nghĩa đệ quy đều là các dạng của kiểu định nghĩa qua quan hệ và là những hình thức định nghĩa không tường minh. Ví dụ: Khái niệm “nằm trong”trên một đường thẳng được định nghĩa qua 3 tiên đề sau: 1. Nếu trên một đường thẳng, C nằm trong A và B thì nó cũng nằm trong B và A. 2. Trong 3 điểm A, B, C trên một đường thẳng có một và chỉ một điểm nằm trong 2 điểm kia. 3. Trên một đường thẳng, một trong 3 điểm sẽ nằm trong 2 điểm kia nếu và chỉ nếu 2 điểm đó nằm ở hai phần khác nhau mà điểm này đã phân chia đường thẳng đó. c. Định nghĩa phát sinh (định nghĩa xây dựng; định nghĩa kiến thiết) Là kiểu định nghĩa trong đó ở khái niệm dùng để định nghĩa người ta nêu lên phương thức hình thành, phương thức phát sinh ra đối tượng của khái niệm cần định nghĩa. 40
  40. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy Ví dụ: Đường tròn là đường cong khép kín do điểm B của đoạn thẳng AB chuyển động xung quanh một điểm cố định A tạo thành. 3.1.8. Phép phân chia khái niệm 3.1.8.1. Thế nào là phép phân chia khái niệm Ý nghĩa của việc phân chia khái niệm là để mở rộng và củng cố sự hiểu biết của chúng ta về một đối tượng, mà ta cần nghiên cứu. Ví dụ: để mở rộng hiểu biết của ta về khái niệm “tính chất lực lượng sản xuất” người ta chia ngoại diên của khái niệm “tính chất lực lượng sản xuất” thành hai lớp: Tính chất cá thể và tính chất xã hội. Hai lớp thu được này lấp đầy ngoại diên của khái niệm “tính chất lực lượng sản xuất”. Những lớp thu được lại có thể phân thành những lớp con nhỏ hơn nữa. Cách thức phân chia như thế gọi là phân chia liên tiếp. Thực chất của quá trình phân chia đó là phân chia đó là phân chia ngoại diên của khái niệm, nhưng trong lôgíc học người ta thường gọi thao tác này một cách đơn giản là phân chia khái niệm. Muốn phân chia được khái niệm một cách chính xác đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu, điều có ý nghĩa quyết định là phải vạch ra được thuộc tính của đối tượng làm cơ sở cho sự phân chia ngoại diên của khái niệm cần phân chia thành những bộ phận lấp đầy ngoại diên của nó. Chẳng hạn, trong ví dụ trên, phân chia ngoại diên của khái niệm “tính chất lực lượng sản xuất” người ta lấy công cụ lao động làm cơ sở chủ yếu cho sự phân chia. Nếu công cụ lao động thích hợp với từng cá nhân có thể sử dụng nó để sản xuất ra những sản phẩm hoàn chỉnh thì lực lượng sản xuất có tính chất cá thể, nếu công cụ lao động là máy cơ khí, sản xuất được tiến hành trong hệ thống dây chuyền, sản phẩm tạo ra không phải là kết quả lao động của từng người, mà là kết quả lao động của nhiều người thì lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội. Như vậy, phép phân chia khái niệm là một thao tác logic của tư duy nhằm vào ngoại diên của khái niệm để vạch ra ngoại diên của các khái niệm chủng khác nhau của nó. Phép phân chia gồm ba bộ phận: - Khái niệm có ngoại diên bị phân chia gọi là khái niệm bị phân chia. - Những lớp thu được sau khi phân chia ngoại diên của khái niệm xuất phát (khái niệm bị phân chia) được gọi là các thành phần phân chia (khái niệm phân chia) - Thuộc tính dựa trên đó để phân chia một khái niệm thành những lớp con được gọi là cơ sở của sự phân chia. Cần chú ý: Không được nhầm lẫn thao tác phân chia khái niệm với thao tác phân chia một chỉnh thể thành nhiều bộ phận nhỏ giản đơn - tức phân chia đối tượng. Người ta phân biệt thao tác phân chia khái niệm với sự phận chia một chỉnh thể thành các bộ phận là ở chỗ: Phân chia khái niệm một cách đúng đắn thì nội hàm của khái niệm bị phân chia bao giờ cũng có thể lấy làm thuộc tính về chủng đối với mỗi sự vật nằm trong ngoại diên của các thành phần phân chia. Nhờ đó người ta thu được những phán đoán chân thực. 41
  41. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy Ví dụ: “thực thể hữu sinh” được phân chia thành “động vật” và “thực vật”. Ta thu được những phán đoán chân thực: “Thực vật là những thực thể hữu sinh” và “động vật là những thực thể hữu sinh”. Nói đơn giản là các khái niệm thành phần sau phân chia phải bảo toàn nội hàm của khái niệm bị phân chia. Nếu phân chia đơn giản một sự vật (chỉnh thể) thành các bộ phận của nó thì không thể có kết quả thao tác như đã nói ở trên được. Ví dụ: Khái niệm “người”. Nếu khẳng định nội hàm của “người” (khái niệm bị phân chia) là “có tư duy” có thể lấy làm thuộc tính của các bộ phận của người thì ta sẽ thu được những câu vô nghĩa: Tứ chi có tư duy, mình có tư duy Lưu ý: Một phép phân chia chỉ thực hiện được đối với những khái niệm chung, không thực hiện được đối với khái niệm đơn nhất. 3.1.8.2. Qui tắc phân chia khái niệm: Muốn phân chia khái niệm được chính xác, tránh được những sai sót thì phải tuân theo những qui tắc sau đây: Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối. Nghĩa là ngoại diên của khái niệm bị phân chia phải bằng tổng các ngoại diên của các thành phần phân chia. Ví dụ: “Học lực” của sinh viên phân chia thành các loại học lực (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém). Ở đây tổng ngoại diện của các thành phần phân chia “giỏi, khá, trung bình, yếu, kém” đã lấp đầy ngoại diên của khái niệm “học lực” sự phân chia như vậy được gọi là phân chia cân đối. Nếu không tuân theo qui tắc trên người ta có thể phạm sai lầm: Phân chia thừa thành phần hoặc phân chia thiếu thành phần. Ví dụ: Phân chia sinh viên theo học lực mà chỉ gồm có sinh viên khá giỏi và sinh viên yếu kém là phân chia thiếu thành phần. Quy tắc 2: Sự phân chia phải tiến hành theo cùng một cơ sở. Ví dụ về sự phân chia khái niệm không theo cùng một cơ sở. “Các hiệp định kinh tế giữa các quốc gia là những hiệp định bình đẳng và bất bình đẳng, thành văn và không thành văn”. Trong Ví dụ này, ban đầu chia theo thuộc tính (tính chất) “bình đẳng và bất bình đẳng” , sau đó là “thành văn và không thành văn”. “Định mức lao động là sự quy định mức hao phí lao động để thực hiện một công việc nhất định, là hình thức kích thích tăng năng suất lao động”. Trong ví dụ này, sự phân chia khái niệm cũng không cùng một cơ sở. Vì ban đầu chia theo thuộc tính “qui định mức hao phí lao động ” rồi sau đó lại chia theo “hình thức kích thích ”. Đôi khi sai lầm này xuất hiện là do khái niệm cơ sở không được xác định, không chính xác.Vì thế, muốn phân chia khái niệm một cách đúng đắn thì trong bất kỳ sự phân chia nào cũng cần phải chính xác hoá cơ sở của sự phân chia. 42
  42. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy Quy tắc 3: Các thành phần phân chia phải loại trừ lẫn nhau. Các thành phần phân chia phải loại trừ lẫn nhau có nghĩa là ngoại diên của các thành phần phân chia không thể là những khái niệm giao nhau hoặc có quan hệ với nhau như chủng đối với loại. Ví dụ về sự phân chia khái niệm trong đó các thành phần không loại trừ nhau: “Lao động thường là lao động trí óc, lao động chân tay và lao động nghiên cứu khoa học”. Khái niệm “lao động nghiên cứu khoa học” nằm trong khái niệm “lao động trí óc”, chúng có quan hệ với nhau như chủng đối với loại. Do đó, trong sự phân chia này các thành phần của nó không loại trừ nhau. Qui tắc 4: Sự phân chia phải liên tục, không được vượt cấp Phân chia phải liên tục có nghĩa là khi phân chia phải chuyển sang chủng thấp hơn và gần nhất, không được nhảy vọt trong phân chia. Ta biết tốc độ vũ trụ gồm có V = 7,9 km/s; V2 = 11,2 km/s; V3= 14,6 km/s. Nếu phân chia mà ta bỏ qua hay bỏ sót V2 là vượt cấp, tức là không liên tục 3.1.8.3. Các kiểu phân chia khái niệm - Phân chia đơn giản: Là kiểu phân chia ngoại diên của khái niệm theo từng dấu hiệu bản chất của mỗi nhóm con. - Phân đôi khái niệm (nhị phân): là kiểu phân chia ngoại diên của khái niệm thành hai nhóm mâu thuẫn nhau - một nhóm có dấu hiệu “a”, một nhóm có dấu hiệu “┐a” Ví dụ: Ta phân đôi động vật có xương sống thành lớp có vú và không có vú. Ở lớp động vật có vú đều có thuộc tính “có tuyến sữa”, còn lớp động vật không có vú thì không một động vật nào có thuộc tính này. Người ta lại phân chia lớp động vật không có vú theo một thuộc tính khác (cơ sở khác, chẳng hạn “thở bằng mang”) thành những lớp loại trừ nhau: Cá và không phải cá. Cứ tiếp tục phân chia như vậy, người ta đã phân chia tất cả các động vật có xương sống thành những lớp có vú, chim, bò sát, lưỡng cư, và cá. - Phân loại khái niệm: Là sự sắp xếp các khái niệm thành từng nhóm, sao cho mỗi nhóm giữ một vị trí xác định theo một trật tự, thứ bậc nhất định, với những dấu hiệu có tính ổn định tương đối phân biệt với các nhóm khác. Thực chất, đây là phân chia liên tiếp khái niệm loại thành các khái niệm chủng. Sự phân loại được sử dụng phổ biến trong các khoa học và trong cuộc sống hàng ngày. Trong Logic học, người ta nói đến hai cách thức phân loại: + Phân loại tự nhiên là sự sắp xếp các sự vật thành các nhóm dựa trên cơ sở những thuộc tính bản chất của chúng (như bảng tuần hoàn Men đê lê ép) Sự phân loại tự nhiên được áp dụng một cách phổ biến trong khoa học, và được coi là cách thức phân loại tốt nhất. Bởi vì bằng cách phân loại này, khi biết một sự vật nào đó đã được phân loại thuộc vào nhóm nào, ta sẽ rút ra được một loạt các thuộc tính của nó. Ví dụ: Nếu biết “nhôm” thuộc nhóm kim loại, ta có thể khẳng định “nhôm” có một loạt thuộc tính: “Dẫn điện, dẫn nhiệt, dát mỏng, ánh kim ”. Sự phân loại tự nhiên đối với các sự vật, trong nhiều trường hợp, còn tạo khả năng vạch ra qui luật xuất hiện những thuộc tính của những sự vật đó, giúp ta nghiên cứu sâu hơn nữa sự vật đã được phân loại. 43
  43. Phần 3: Các hình thức cơ bản của tư duy Ví dụ: Menđêlêép đã tiến hành phân loại tự nhiên các nguyên tố hoá học. Ông sắp xếp tất cả các nguyên tố hoá học theo nguyên tử lượng của chúng và phát hiện ra tính trùng lắp nhất định về các tính chất hoá học của chúng. Từ đó, ông đã nêu ra định luật: “Các tính chất của các nguyên tố phụ thuộc một cách có chu kỳ vào nguyên tử lượng của chúng”. Khi biết một nguyên tố nào đó thuộc vào nhóm nào và dẫy nào của “hệ thống tuần hoàn của các nguyên tố” thì ta có thể rút ra những tính chất của nguyên tố này. Tuy nhiên, trong hiện thực có nhưng sự vật trong trạng thái chuyển tiếp ở ranh giới giữa các nhóm phân loại khác nhau. Vì cùng một sự vật có thuộc tính này có thể đưa vào nhóm này, thuộc tính khác lại có thể đưa vào nhóm khác (chẳng hạn có những động vật - lưỡng thê, tồn tại trong ranh giới giữa môi trường trên cạn và môi trường dưới nước). Khi gặp trường hợp này, cần phải tìm trong các sự vật ấy những thuộc tính bản chất nhất, có tính chất quyết định để sắp xếp chúng vào một nhóm vào đó trong hệ thống được phân loại, hoặc tách chúng ra thành một nhóm đặc biệt và là một thành phần độc lập của sự phân chia. Ví dụ: Phân chia động vật theo môi trường sống có động vật lưỡng thê. + Phân loại hỗ trợ là sư phân loại được tiến hành nhằm mục đích tìm kiếm một cách dễ dàng, nhanh nhất một sự vật nào đó trong số những sự vật khác đã được phân chia. Trong sự phân loại này, người ta không thể rút ra được các thuộc tính của sự vật. Ví dụ: sắp xếp các nước có nền kinh tế phát triển theo vần của chữ cái thì Autralia đúng ở hàng đầu theo vần chữ cái, song điều đó không nói lên đặc điểm kinh tế, xã hội của nước này. 3.2. PHÁN ĐOÁN 3.2.1. Đặc điểm chung của phán đoán 3.2.1.1. Định nghĩa phán đoán Theo nghĩa thông thường, nói đến phán đoán là nói đến sự phỏng đoán, ước đoán, dự đoán. Vì vậy tư duy trong trường hợp này là tư duy đang trong quá trình vận động, chưa được định hình. Do đó, nó chưa được xác định cả về đối tượng ở phẩm chất nhất định cũng như chưa phản ánh một cách chắc chắn là chân thực hay giả dối, tức là ta chưa xác định được về mặt giá trị logic của nó. Trong Logic học, thuật ngữ phán đoán dùng để chỉ một hình thức tư duy đã định hình, có tính xác định trên 4 mặt sau: - Đối tượng phản ánh- phản ánh cái gì? - Giá trị logic- phản ánh chân thực hay giả dối? - Có cấu trúc logic của tư tưởng - Có ngôn ngữ diễn đạt. Như vậy, ta có thể định nghĩa: Phán đoán là một hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng đã được định hình, phản ánh về một đối tượng xác định với một giá trị logic xác định, một cấu trúc logic xác định và được diễn đạt bằng ngôn ngữ phù hợp. 44