Bài giảng môn Kinh tế môi trường - Chương 4: Định giá môi trường

pptx 52 trang Đức Chiến 04/01/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Kinh tế môi trường - Chương 4: Định giá môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_kinh_te_moi_truong_chuong_4_dinh_gia_moi_truon.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Kinh tế môi trường - Chương 4: Định giá môi trường

  1. Chương 4 ĐỊNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
  2. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.1 Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án 4.2 Ảnh hưởng môi trường và các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng của môi trường 4.3 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 4.4 Các phương pháp định giá môi trường 4.5 Một số vấn đề trong định giá môi trường
  3. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường Tại sao chất lượng MT là hàng hoá? Hàng hoá là sản phẩm do lao động của con người tạo ra, thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người và được sản xuất ra để trao đổi mua bán. Chất lượng MT là hàng hoá vì chúng có đủ các tính chất của hàng hoá. ❖ Chất lượng MT thoả mãn các nhu cầu của con người trong đó quan trọng nhất là nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại ❖ Chất lượng MT ngày nay có được một phần là do lao động sản xuất của con người tạo ra. ❖ Khi xác đinh được các chi phí của quá trình tái sản xuất chất lượng MT thì chất lượng MT có thể thành sản phẩm để trao đổi mua bán.
  4. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường Chất lượng MT là hàng hoá đặc biệt? Việc hình thành do cả tự nhiên và con người, - Giá trị sử dụng (công dụng) luôn cần thiết đối với con người, - Con người cũng có thể chịu đựng khi “công dụng” đó bị giảm (ô nhiễm) - Giá cả luôn thấp hơn giá trị, - Xuất hiện hiện tượng tiêu dùng không trả tiền. Đây là thất bại thị trường đối với hàng hoá môi trường
  5. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.1. Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án 4.1.1 Khái niệm và cơ sở của định giá môi trường a. Khái niêm định giá môi trường sản xuất/ Ngoại ứng Nội hóa chi phi ngoại tác tiêu dùng Định giá Môi trường (ĐGMT) “Định giá môi trường (định giá ảnh hưởng môi trường) là xác định giá trị tiền tệ của những cải thiện (lợi ích) hoặc thiệt hại (chi phí) về môi trường do hoạt động sản xuất hay tiêu dùng gây nên”.
  6. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.1. Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án 4.1.1 Khái niệm và cơ sở của định giá môi trường b. Cơ sở của định giá môi trường cung cấp tài nguyên ba chức năng hấp thụ cơ bản của giá cả trên thị trường ? chất thải môi trường không gian sống và tạo cảnh quan chúng được sử dụng như một loại hàng hóa tự do
  7. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.1. Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án 4.1.2 Phân tích kinh tế dự án Phân tích và đánh giả hiệu quả Hiệu quả tài chính Ảnh hưởng môi trường NPV IRR BCR đánh giá tác động đánh giá tác động môi trường (EIA) xã hội (SIA)
  8. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.1. Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án 4.1.3 Sự cần thiết phải định giá môi trường ✓ lượng hoá thành tiền các tác động môi trường ✓ định giá kinh tế các lợi ích và chi phí sẽ giúp giảm đi những quyết định thuần túy định tính. ✓ cung cấp dấu hiệu hoạt động kinh tế đúng hơn ✓ hạch toán tài khoản tài nguyên quốc gia đầy đủ hơn thông qua việc lượng hoá các dịch vụ mà môi trường cung cấp cho con người ✓ nếu không định giá được các ảnh hưởng môi trường của dự án thì việc phân tích kinh tế dự án sẽ không đầy đủ
  9. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.1. Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án 4.1.3 Sự cần thiết phải định giá môi trường Tóm lại, việc định giá ảnh hưởng môi trường của dự án cho phép: + Cung cấp cái nhìn nhận đầy đủ và toàn diện về lợi ích và chi phí của dự án; + Tạo cơ sở để nâng cao chất lượng dự án; + Tạo cơ sở để lựa chọn dự án một cách đúng đắn cả về khía cạnh kinh tế lẫn xã hội;
  10. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.2. Ảnh hưởng môi trường và các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng của môi trường 4.2.1 Ảnh hưởng môi trường Quyết định sản xuất, tiêu dùng hay các dự án đầu tư môi trường ➢ Ảnh hưởng có lợi và ảnh hưởng có hại. ➢ Ảnh hưởng tại chỗ và ảnh hưởng bên ngoài địa bàn mà dự án thực hiện. ➢ Ảnh hưởng kinh tế - xã hội, ví dụ: làm mất đất canh tác, ảnh hưởng trực tiếp thu nhập người dân, tuy nhiên có thể tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động tại đó. ➢ Ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn. ➢ Ảnh hưởng nội tại (thường dễ xác định) và ảnh hưởng ngoại vi (thường phức tạp do vậy khó định giá).
  11. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.2. Ảnh hưởng môi trường và các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng của môi trường 4.2.2 Các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng môi trường
  12. Hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng đến môi trường - Thi công - Hoạt động Áp lực môi trường: những thay đổi hóa học hoặc vật lý của môi trường Hạn chế, ngăn ngừa áp lực môi trường Trung gian môi trường: không khí, đất, nước - Biến đổi hóa học - Hứng chịu Đối tượng chịu áp lực môi trường: người, động vật, thực vật và các vật thể khác - Liều lượng–phản ứng - Định lượng Ảnh hưởng/tác động: sức khỏe, phúc lợi, môi trường, trái đất - Định giá ảnh hưởng - Chuyển giao kết quả Định giá: Xác định giá trị tiền tệ của các ảnh hưởng
  13. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.2. Ảnh hưởng môi trường và các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng của môi trường 4.2.2 Các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng môi trường (tt) cần phải xác định và tiến hành sàng lọc các ảnh hưởng môi trường xác định đâu là ảnh hưởng quan trọng nhất Đánh giá (lượng hóa) qua giá trị tiền tệ Các giá trị phi thị trường được định giá như thế nào?
  14. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 4.3.1 Các lợi ích thị trường và phi thị trường của tài nguyên môi trường (tt) Tham quan thiên Lợi ích phi thị trường nhiên hoang dã Tồn tại Giá trị khu rừng mâu thuẫn ? Khai thác gỗ Lợi ích thị trường (thương mại)
  15. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 4.3.1 Các lợi ích thị trường và phi thị trường của tài nguyên môi trường (tt) Lợi ích thị trường ➢ Sản lượng đánh bắt cá ➢ Thu hút loại hình du lịch ➢ Chi phí y tế Xác định giá trị bằng tiền Hoạt động nạo vét sông ? Lợi ích phi thị trường ➢ Hoạt động vui chơi giải trí ➢ Chủng loại sinh vật đa dang ➢ Số người bệnh chết
  16. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 4.3.1 Các lợi ích thị trường và phi thị trường của tài nguyên môi trường (tt) ❖ Các khó khăn khi đánh giá lợi ích hàng hóa chất lượng môi trường ✓ tài nguyên môi trường là loại hàng hoá phi thị trường ✓ tài nguyên môi trường thường đem lại cả lợi ích thị trường lẫn lợi ích phi thị trường ✓ Nhu cầu của cá nhân đối với các tài nguyên môi trường nhìn chung là không thể kiểm soát
  17. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 4.3.2 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Hàng hóa và các dịch vụ môi trường thông thường không có giá thị trường và do đó khó xác định được giá trị đích thực và tầm quan trọng của chúng Tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value) TEV Giá trị Giá trị phi sử dụng sử dụng Giá trị sử Giá trị dụng sử dụng Giá trị Giá trị Giá trị trực tiếp gián tiếp lựa chọn kế thừa tồn tại
  18. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 4.3.2 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường (tt) a. Giá trị sử dụng Là giá trị được hình thành từ việc thực sự sử dụng môi trường Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp (Direct-Use Value) (Indirect-Use Value) Ví dụ: rừng đầu nguồn được trồng và bảo vệ có thể mang lại các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp ? Giá trị sử Giá trị sử dụng trực dụng gián tiếp ? tiếp ?
  19. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 4.3.2 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường (tt) b. Giá trị phi sử dụng Là những giá trị có được không liên quan đến việc sử dụng thực tế (gián tiếp hay trực tiếp) hàng hóa-dịch vụ môi trường phản ánh sự lựa chọn của con người có tính đến sự quan tâm, đồng cảm và ghi nhận đối với phúc lợi của các sinh vật khác ngoài con người. Giá trị tồn tại (Existence Value)
  20. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 4.3.2 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường (tt) b. Giá trị phi sử dụng Là những giá trị có được không liên quan đến việc sử dụng thực tế (gián tiếp hay trực tiếp) hàng hóa- dịch vụ môi trường Giá trị lựa chọn (Option Value) thể hiện bằng việc lựa chọn của cá nhân trong các cách sử dụng môi trường trong tương lai Giá trị kế thừa (Bequest Value) là mức giá sẵn lòng trả để bảo vệ môi trường vì lợi ích của các thế hế sau
  21. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 4.3.2 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường (tt) TEV Giá trị Giá trị phi sử dụng sử dụng Giá trị sử Giá trị dụng sử dụng Giá trị Giá trị Giá trị trực tiếp gián tiếp lựa chọn kế thừa tồn tại Ví dụ : TEV của một khu rừng ?
  22. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường Tổng giá trị kinh tế (TEV) Giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng Định giá trực tiếp Định giá gián tiếp Sử dụng thị Sử dụng thị trường thông Mô hình Định giá trường thay thế thường lựa chọn ngẫu (CM) nhiên (CVM) PP Chi PP đánh PP PP chi phí du giá thay phí hành hưởng đổi bệnh (TCM) thụ năng tật (HPM) suất Phương pháp chuyển đổi lợi ích (Benefit Transfer)
  23. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường Xác định vấn đề Chọn phương pháp đánh giá Xác định đám đông và mẫu Thiết kế bảng phỏng vấn Phỏng vấn thử Phỏng vấn Phân tích kinh Kiểm tra tính Tổng hợp và thật tế lượng chính xác báo cáo
  24. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.1 Phương pháp định giá trực tiếp a. Định giá ngẫu nhiên (CVM – Contingent Valuation Method) Hành vi của Bảng câu Tạo dựng một thị con người Mô hình hóa hỏi trường giả định Thị trường thực tế WTP WTA Đặc điểm của phướng pháp CVM - Quan tâm điều kiện giả định, mô hình/kịch bản đưa ra. - Thường giải quyết với hàng hoá công cộng - CVM có thể áp dụng cho cả giá trị sử dụng + giá trị không sử dụng - Giá trị thể hiện của những người được phỏng vấn phụ thuộc vào các yếu tố mô tả hàng hoá, cách thức nó được cung cấp, phương thức trả
  25. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.1 Phương pháp định giá trực tiếp a. Định giá ngẫu nhiên (CVM – Contingent Valuation Method) Câu hỏi ❖ Các bước thực hiện phương pháp CVM đấu giá Tạo lập thị trường giả định Bước 1 –Chuẩn bị Xác định cách thức đặt câu hỏi Câu hỏi đóng Bước 2 – Điều tra Mẫu điều tra phải đại lấy mẫu diện cho tổng thể Câu hỏi mở Bước 3: Tổng hợp WTP và Phân tích Bước 4: Kiểm tra, đánh giá Bước 5: Suy luận và Đề nghị
  26. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.1 Phương pháp định giá trực tiếp a. Định giá ngẫu nhiên (CVM – Contingent Valuation Method) ❖ Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp CVM Thuận lợi Khó Khăn ▪ Đánh giá được giá trị sử • Phương pháp này rất tốn kém thời gian và dụng và phi sử dụng. chi phí. ▪ Các câu trả lời đối với • Kết quả khảo sát còn phụ thuộc vào chất phương pháp CVM trực tiếp lượng bảng câu hỏi và kỹ năng điều tra. đo lường các giá trị bằng tiền. • Người trả lời có thể không tin vào tính chính xác của thị trường giả định • WTP có thể không bằng với khoản giá trị thực tế trả
  27. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.1 Phương pháp định giá trực tiếp b. Mô hình lựa chọn (CM – Choice Modelling) thiết lập một hay nhiều kịch bản/mô hình – mỗi kịch bản/mô hình có nhiều thuộc tính khác nhau, và lợi ích của môi trường lúc này được đo lường bằng mức sẵn lòng trả của cá nhân cho từng từng kịch bản đó. Ví dụ: Các lợi ích Một khu rừng có các thuộc tính nào? Môi trường mang lại ? Một dòng sông có thể có các thuộc tính ?
  28. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.1 Phương pháp định giá trực tiếp b. Mô hình lựa chọn (CM – Choice Modelling) Quy trình tiến hành CM Ví dụ: Để tiến hành đánh giá giá trị của dịch vụ cải thiện chất lượng nước Các thuộc tính có thể có của hoạt động cải thiện chất lượng nước: 1. Chất lượng nước 2. Áp lực nước 3.Tổng chi phí hóa đơn nước để xác định mức sẵn lòng trả cho một vấn đề nghiên cứu: • người ta đưa ra các thuộc tính khác nhau của vấn đề đang nghiên cứu • mỗi thuộc tính sẽ được chia thành nhiều mức, => tiến hành hỏi ý kiến cá nhân để biết được sự lựa chọn của họ
  29. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.1 Phương pháp định giá trực tiếp b. Mô hình lựa chọn (CM – Choice Modelling) Quy trình tiến hành CM Ví dụ: Để tiến hành đánh giá giá trị của dịch vụ cải thiện chất lượng nước Lựa chọn A – Sử dụng dịch Lựa chọn B – Giữ nguyên Thuộc tính vụ cải thiện chất lượng hiện trạng nước Cần phải đun sôi và lọc Có thể uống nước trực tiếp từ 1. Chất lượng nước nước trước khi uống – chất vòi – chất lượng cao lượng thấp 2. Áp lực nước Áp lực nước mạnh Áp lực nước yếu 3. Tổng chi phí hóa đơn 250.000 VND 100.000 VND nước (hộ gia đình/tháng)
  30. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.1 Phương pháp định giá trực tiếp b. Mô hình lựa chọn (CM – Choice Modelling) Phương pháp CM ≠ CVM ? - Cách thức đặt câu hỏi ? - Thông tin thu thập từ CM so với CVM? - Có thể kết hợp CM và CVM ?
  31. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế Ví dụ: Có hai ngôi nhà có vật liệu và kiến trúc tương tự nhau là (A) và (B). A Giá nhà giao B dịch mua/bán => giá trị của hàng hoá “chất lượng môi trường” được thể hiện qua thị trường nào?
  32. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp Phương pháp đánh giá gián tiếp dựa trên sự lựa chọn của cá nhân. Số liệu liên quan chứa đựng những thông tin về sự lựa chọn cá nhân dựa vào tầm quan trọng của môi trường Giá trị của hàng hóa chất lượng môi trường được tìm ra từ những giá trị của những thị trường liên quan như thị trường bất động sản, chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí,
  33. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế a. Phương pháp chi phí du hành (– Travel Cost Method) Chất lượng môi trường Nhu cầu giải trí TCM chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó chính là phản ánh giá sẵn lòng trả cho hoạt động giải trí nơi đó. Đánh giá giá trị giải trí của một sự thay đổi lượng khách du tài sản MT/ thiệt hại ONMT lịch đến với địa điểm giải trí Để đánh giá lợi ích của việc cải thiện môi trường, chúng ta có thể đánh giá thông qua giá trị giải trí của hàng hoá dịch vụ môi trường mang lại
  34. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế a. Phương pháp chi phí du hành (– Travel Cost Method) Chi phí du lịch của du khách i đến địa điểm giải trí j (TCij) được xác định như sau : TCij = TC (DCij, Tij, Fi) với i=1 n, j = 1 m Giả sử Vi là số lần tham quan của du khách i đến địa điểm j. Khi đó Vi là biến phụ thuộc vào chi phí của chuyến đi (TCij). Hàm biểu thị số lượt tham quan của du khách như sau : Vi = a+b.TCij + c. INCi + d. EDUi + e. AGEi + f. SEXi
  35. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế a. Phương pháp chi phí du hành (– Travel Cost Method) Vi = a+b.TCij + c. INCi + d. EDUi + e. AGEi + f. SEXi - Vi : số lần viếng thăm địa điểm du lịch j của du khách i ; - TCij : chi phí một lần viếng thăm địa điểm j ; - INC, EDU,AGE,SEX tương ứng là thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi và giới tính của du khách i. - a,b,c ,d , e và f lần lượt là các hệ số cần được ước lượng.
  36. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế a. Phương pháp chi phí du hành (– Travel Cost Method) V = (TC , Y, EDU ,AGE S ) Chi phí i i i i i, i du hành Khi nhu cầu giải trí là: (TC) Tổng giá trị giải trí Số lần đến của một cá nhân trong một khoảng (TWTP) thời gian nhất định → phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM). Số người đến từ một vùng trong một khoảng thời gian nhất định → phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM). 0 Nhu cầu giải trí (V)
  37. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế a. Phương pháp chi phí du hành (– Travel Cost Method) ITCM ZTCM Đơn vị quan các cá nhân đến thăm địa điểm Dân cư các vùng (diện tích xung sát du lịch quanh điểm du lịch được chia thành các vùng) Cơ sở tính Số lần đến thăm địa điểm du lịch tỷ số lần viếng thăm của vùng tới điểm du lịch Đối tượng áp Khu du lịch khách đến nhiều lần Số lần đến địa điểm du lịch hàng dụng trong năm năm không cao Tổng giá trị Tổng giá trị kinh tế của khách du Tổng giá trị kinh tế của khách du lịch kinh tế lịch chính là tổng hợp các chính là tổng hợp các đường cầu đường cầu cá nhân vùng Ví dụ: Công viên/vườn bách thảo/vườn Rừng Quốc gia Bạch Mã, Cúc thú Phương, Thung lũng tình yêu Đà Lạt
  38. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế a. Phương pháp chi phí du hành (– Travel Cost Method) ❖ Các bước thực hiện phương pháp TCM Bước 1 : Xác định vị trí mà chúng ta muốn đánh giá, sau đó chọn một số lượng người thường xuyên lui tới đó Bước 2 : Thiết lập bảng câu hỏi và tuỳ theo phương pháp tiếp cận (ITCM hay ZTCM) Bước 3 : Tiến hành phân nhóm các đối tượng được phỏng vấn dựa trên cơ sở khoảng cách quảng đường mà họ đi tới địa điểm du lịch Bước 4 : ước tính chi phí và số lần đi tới vị trí đánh giá của từng nhóm Bước 5 : Xem xét mối quan hệ giữa chi phí đi lại và số lần đi - thể hiện nhu cầu giải trí
  39. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường Giá trị của thung lũng Tình Yêu
  40. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường Giá trị của thung lũng Tình Yêu
  41. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường Giá trị của thung lũng Tình Yêu
  42. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường Giá trị của thung lũng Tình Yêu Travel Cost (TC)
  43. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường Giá trị của thung lũng Tình Yêu Visitattion Travel Rate (VR) Cost (TC) VR i = α+ βTCi VR = 17,712 – 0,0213 TC
  44. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường Giá trị của thung lũng Tình Yêu VR = 17,712 – 0,0213 TC TEV = Tổng giá trị giải trí của khu du lịch
  45. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế a. Phương pháp chi phí du hành (– Travel Cost Method) ❖ Các giả thiết để áp dụng phương pháp TCM - Chi phí đi lại cùng với giá vé vào cổng có cùng ảnh hưởng như nhau tới hành vi, nghĩa là nhận thức và phản ứng của mỗi cá nhân với sự thay đổi trong chi phí đi lại và giá vé là tương tự nhau. -Các lần viếng thăm có thời gian lưu lại như nhau, có như vậy ta mới đánh giá được lợi ích của điểm giải trí thông qua số lần viếng thăm. - Không có tiện ích hoặc bất tiện nào khác trong khoảng thời gian di chuyển tới điểm giải trí để bảo đảm chi phí đi lại không bị tính vượt mức.
  46. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế a. Phương pháp chi phí du hành (– Travel Cost Method) ❖ Các giả thiết để áp dụng phương pháp TCM - Chi phí đi lại cùng với giá vé vào cổng có cùng ảnh hưởng như nhau tới hành vi, nghĩa là nhận thức và phản ứng của mỗi cá nhân với sự thay đổi trong chi phí đi lại và giá vé là tương tự nhau. -Các lần viếng thăm có thời gian lưu lại như nhau, có như vậy ta mới đánh giá được lợi ích của điểm giải trí thông qua số lần viếng thăm. - Không có tiện ích hoặc bất tiện nào khác trong khoảng thời gian di chuyển tới điểm giải trí để bảo đảm chi phí đi lại không bị tính vượt mức.
  47. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế a. Phương pháp chi phí du hành (– Travel Cost Method) ❖ Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm Hạn chế Dễ chấp nhận về mặt lý thuyết và thực Khách du lịch thay vì thường xuyên đến tiễn họ quyết định mua luôn nhà ở gần vị trí đó Cách nhìn tương đối dễ hiểu và dễ tiếp Các đối tượng được phỏng vấn không cận phải bỏ chi phí nhưng vẫn đánh giá cao chất lượng môi trường ở đó kết quả mang lại sự phục vụ cho công trả lời không chính xác theo mẫu tác chính sách
  48. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.1 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế b. Phương pháp định giá hưởng thụ Phương pháp đánh giá hưởng thụ sử dụng khi đánh giá giá trị của chất lượng môi trường thông qua một thị trường thay thế mà trong đó chất lượng môi trường là một thuộc tính của sản phẩm khi ta chọn đánh giá. Ví dụ: giá của chất lượng của môi trường yên tĩnh ? một loại nhà gần một loại nhà gần - Sân bay Công viên - Đường tàu
  49. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.2 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thông thường a. Phương pháp thay đổi năng suất (Changes In Productivity): Phương pháp này xác định giá trị của các tác động (hay các ảnh hưởng) môi trường bằng cách đo lường thay đổi trong sản lượng sản xuất do những thay đổi môi trường gây nên. Ví dụ: Việc cải thiện chất lượng nước tưới dẫn đến năng suất cây trồng tăng lên, từ đó sản lượng tăng lên. Hạn chế của phương pháp này thay đổi năng suất đó là: Năng suất các loại cây trồng, gia súc bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố khác.
  50. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.4. Các phương pháp định giá môi trường 4.4.2 Phương pháp định giá gián tiếp 4.4.2.2 Định giá gián tiếp sử dụng thị trường thông thường b. Phương pháp chi phí bệnh tật Xác định giá trị tác động hay ảnh hưởng môi trường bằng cách đo lường các thay đổi về tình trạng bệnh tật (tình trạng sức khoẻ) do tác động môi trường gây nên. Ví dụ: số bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp tăng lên do ô nhiễm không khí tăng
  51. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.5. Một số vấn đề trong định giá môi trường a. Bỏ sót Các thông tin về ảnh hưởng môi trường của các dự án thường được cung cấp bởi bộ phận Đánh giá tác động môi trường (EIA). b. Thiên lệch + Thiên lệch do điều kiện thực tế + Thiên lệch do mẫu nghiên cứu + Thiên lệch do phương pháp định giá + Thiên lệch do việc lựa chọn phạm vi bị ảnh hưởng + Thiên lệch do dùng tiền làm đơn vị quy đổi giá trị + Thiên lệch do tỷ suất chiết khấu
  52. CHƯƠNG 4 – Định Giá Môi Trường 4.5. Một số vấn đề trong định giá môi trường c. Hiện tại hoá chi phí và lợi ích môi trường Các chi phí và thiệt hại môi trường thường không như các khoản mục chi phí khác. Thậm chí sau khi dự án kết thúc nhiều năm thì thiệt hại môi trường mới bộc lộ ra bên ngoài. => xác định khoảng thời gian hợp lý d. Tính không chắc chắn Chúng ta giả định rằng mỗi lợi ích và chi phí có thể được ước lượng với sự chắc chắn nhất định và do vậy đều xác định được một giá trị về lợi ích xã hội ròng cho mỗi phương án. Thực tế, các lợi ích và chi phí có thể khác với những kết quả ước lượng này